Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Trắc nghiệm có đáp án môn GDCD 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.58 KB, 33 trang )

Bài 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TƠN GIÁO
Câu 1. Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện
phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới
đây?
A. Bình đẳng giữa các dân tộc.
B. Bình đẳng giữa các địa phương.
C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.
D. Bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn
hóa?
A. Các dân tộc có nghĩa vụ phải sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình.
B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
C. Các dân tộc phải duy trì mọi phong tục, tập quán của dân tộc mình.
D. Các dân tộc khơng được duy trì những lễ hội riêng của dân tộc mình.
Câu 3. Một trong những nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc là?
A. Dân tộc ít người khơng nên duy trì văn hóa của dân tộc mình.
B. Mọi phong tục, tập quán của các dân tộc đều cần được duy trì.
C. Chỉ duy trì văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, khơng duy trì văn hóa riêng
của mỗi dân tộc.
D. Truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc đều được phát huy.
Câu 4. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết là thể hiện các dân tộc
đều bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa, giáo dục.
D. Tự do tín ngưỡng.
Câu 5. Các dân tộc có quyền khơi phục, phát huy những phong tục tập quán,
truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về
lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế.
B. Văn hóa.


C. Chính trị.
D. Xã hội.
Câu 6. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc khơng bao gồm lĩnh vực nào dưới
đây?
A. Chính trị.
B. Đầu tư.
C. Kinh tế.
D. Văn hóa, xã hội.
Câu 7. Một trong các nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc là, các dân tộc
sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
A. đều có đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước.
B. đều có đại biểu bằng nhau trong các cơ quan nhà nước.
C. đều có đại biểu trong tất cả các cơ quan nhà nước ở địa phương.


D. đều có người giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước.
Câu 8. Việc nhà nước ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học cho học sinh
người dân tộc thiểu số là thể hiện
A. các dân tộc bình đẳng về điều kiện học tập.
B. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn người dân tộc Kinh.
C. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập.
D. học sinh dân tộc được quyền học tập ở mọi cấp.
Câu 9. Ở nước ta bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi
của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện
A. Bình đẳng giữa các vùng miền.
B. Bình đẳng giữa nhân dân miền núi và miền xi.
C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.
D. Bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.
Câu 10. Việc Nhà nước quy định tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong
các cơ quan dân cử thể hiện quyền bình đẳng về

A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa.
D. giáo dục.
Câu 11. Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và
được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, là nội dung của bình đẳng
A. giữa các tơn giáo.
B. giữa các tín ngưỡng.
C. giữa các chức sắc tộc.
D. giữa các tín đồ.
Câu 12. Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân
tộc thiểu số vào các trường cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện bình đẳng
A. giữa miền ngược với miền xuôi.
B. giữa các dân tộc.
C. giữa các thành phần dân cư.
D. giữa các trường học.
Câu 13. Xã Q là một xã miền núi có đồng bảo thuộc các dân tộc khác nhau.
Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp đóng trên địa
bàn xã Q kinh doanh tốt, nhờ đó mà kinh tế phát triển. Đây là biểu hiện bình
đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bình đẳng về chủ trương
B. Bình đẳng về điều kiện kinh
doanh.
C. Bình đẳng về kinh tế.
D. Bình đẳng về cơ hội kinh
doanh.
Câu 14. Các dân tộc Việt Nam được tham gia quản lí nhà nước và xã hội là biểu
hiện quyền bình đẳng về
A. kinh tế.
B. văn hóa.

C. chính trị.
D. giáo dục.


Câu 15. Nhà nước đã ban hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối
với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc là thể hiện bình đẳng giữa
các dân tộc về
A. xã hội.
B. chính trị.
C. kinh tế.
D. văn hóa.
Câu 16. Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số
hay thiểu số, khơng phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong
các cơ quan Nhà nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. xã hội.
B. kinh tế.
C. chính trị.
D. văn hóa.
Câu 17. Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được
A. pháp luật bảo hộ.
B. Đảng quản lí.
C. tổ chức tơn giáo bí mật.
D. Mặt trận Tổ quốc giữ gìn.
Câu 18. Ngun tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân
tộc là
A. các bên cùng có lợi.
B. bình đẳng.
C. đồn kết.
D. tơn trọng lợi ích.
Câu 19. Các tơn giáo được Nhà nước cơng nhận đều bình đẳng trước pháp luật,

có quyền hoạt động tơn giáo theo
A. tín ngưỡng tôn giáo.
B. giáo luật.
C. quy định của pháp luật.
D. quan niệm tôn giáo.
Câu 20. Nhà nước luôn tạo điều kiện cho mọi công dân thuộc các dân tộc khác
nhau đều bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. giáo dục.
B. chính trị.
C. kinh tế.
D. văn hóa.
Câu 21. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tơn giáo có ý nghĩa là cơ sở
A. của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
B. để công dân thực hiện quyền tự do tôn giáo
C. để cơng dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng.
D. để phát huy quyền dân chủ của công dân.
Câu 22. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về giáo dục được hiểu là
các dân tộc đều
A. được nhà nước chú trọng phát triển giáo dục ở thành phố.
B. bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục.
C. được nhà nước quan tâm phát triển giáo dục mũi nhọn.
D. bình đẳng trong hưởng thụ một nền văn hóa.
Câu 23. Mục đích của Nhà nước trong thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân
tộc nhằm khắc phục
A. sự phân hóa giàu nghèo.
B. trình độ phát triển thấp.


C. sự tương đồng về trình độ phát triển.
D. sự chênh lệch về trình độ

phát triển.
Câu 24. Nhà nước ln có các chính sách học bổng và ưu tiên con em vùng
đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là thể
hiện các dân tộc bình đẳng về
A. điều kiện học tập.
B. hưởng thụ nền văn hóa.
C. cơ hội học tập.
D. tiếp cận nền giáo dục.
Câu 25. Nội dung bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc được thể hiện trong
chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước là khơng có sự phân biệt
giữa
A. các dân tộc đa số.
B. các chủng tộc.
C. các dân tộc thiểu số.
D. dân tộc đa số và thiểu số.
Câu 26. Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng của người Việt Nam?
A. Yểm bùa.
B. Thờ cúng tổ tiên.
C. Lên đồng.
D.
Xem bói.
Câu 27. Chị K là người dân tộc thiểu số, chị được tín nhiệm bầu vào Quốc hội
khóa XIII, điều này thể hiện các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. xã hội.
D. văn hóa.
Câu 28. Ở địa phương em, xuất hiện một số người lạ mặt cho tiền và vận động
mọi người tham gia một tôn giáo lạ. Trong trường hợp này, em sẽ xử sự như thế
nào cho đúng với quy định của pháp luật?

A. Nhận tiền và vận động mọi người cùng tham gia.
B. Không quan tâm.
C. Nhận tiền nhưng không tham gia.
D. Không nhận tiền và báo chính quyền địa phương.
Câu 29. Việc làm nào dưới đây không đúng với trách nhiệm của công dân có
tín ngưỡng, tơn giáo?
A. Tổ chức các hoạt động từ thiện tại địa phương.
B. Tham gia đầy đủ các hoạt động lễ hội của tơn giáo mình
C. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự.
D. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo để kích động chiến tranh.
Câu 30. Niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những
bản chất siêu nhiên gọi là
A. mê tín.
B. dị đoan.
C. tín ngưỡng.
D. sùng bái.
Câu 31. Nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ
sở của tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước công nhận gọi



A. cơ sở tơn giáo.
B. tổ chức tín ngưỡng.
C. hoạt động tơn giáo.
D. hoạt động tín ngưỡng.
Câu 32. Tơn giáo là một hình thức tín ngưỡng có
A. tổ chức.
B. nơi thờ tự.
C. giáo lý.
D. nhà thờ.

Câu 33. Mục tiêu cuối cùng của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân
tộc là
A. thực hiệ việc đoàn kết giữa các dân tộc.
B. thực hiện chính sách đại đồn kết tồn dân tộc.
C. đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
D. xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh”.
Câu 34. Dân tộc trong khái niệm Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là
A. các dân tộc ở các quốc gia khác nhau.
B. một bộ phận dân cư của quốc gia.
C. các dân tộc trong cùng môt khu vực.
D. các dân tộc trong cùng một nền văn hóa.
Câu 35. Bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam là một nguyên tắc quan trong
hàng đầu trong
A. hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc.
B. hợp tác giữa các vùng đặc quyền kinh tế.
C. nâng cao dân trí giữa các dân tộc.
D. gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 36. Các dân tộc thực hiện quyền bình đẳng trong chính trị bằng hình thức
A. dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
B. dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
C. dân chủ nghị trường và dân chủ đại diện.
D. dân chủ nghị trường và dân chủ gián tiếp.
Câu 37. Nhận xét nào dưới đây phù hợp với tình hình tơn giáo ở nước ta?
A. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo.
B. Việt Nam là một quốc gia chỉ có một tơn giáo.
C. Ở Việt Nam chỉ có Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Phật giáo.
D. Ở Việt Nam mọi người đều theo tôn giáo.
Câu 38. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tơn
giáo?

A. Các tơn giáo được Nhà nước cơng nhận đều bình đẳng trước pháp luật.
B. Hoạt động tôn giáo theo qui định của pháp luật được Nhà nước đảm bảo.
C. Các cở sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.


D. Các tôn giáo được tự do hoạt động không giới hạn.
Câu 39. Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà H phản ánh nhà ông P lôi kéo người
dân theo đạo Hội Thánh Đức Chúa Trời, phá bỏ bàn thờ tổ tiên, hàng sáng tụ tập
tại nhà ông P để nghe giảng kinh là trái trái pháp luật. Ông X cắt ngang lời bà
H: Đó là quyền tự do tơn giáo, việc của người ta bà nói làm gì. Bà V chen vào:
Xã ta đã nhiều tôn giáo rồi, cần gì phải thêm tơn giáo nào nữa. Những ai hiểu
sai về quyền bình đẳng giữa các tơn giáo?
A. Bà V và ơng X.
B. Bà H và bà V.
C. Ơng X.
D. Bà H.
Câu 1: Hiện nay có một số cá nhân giả danh nhà sư để đi khất thực, quyên góp
tiền ủng hộ của nhân dân để xây dựng chùa chiền. Đây là biểu hiện của việc
A. hoạt động tôn giáo.
B. hoạt động tín ngưỡng.
C. lợi dụng tơn giáo.
D. mê tín dị đoan.
Câu 2: Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc
vào học các trường Đại học, điều này thể hiện sự bình đẳng về
A. tự do tín ngưỡng.
B. chính trị.
C. kinh tế.
D. văn hóa, giáo dục.
Câu 3: Nhà nước ban hành các chương trình, chính sách phát triển kinh tế (134,
135) ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi thể hiện sự

bình đẳng về.
A. Văn hóa.
B. kinh tế.
C. chính trị.
D. xã hội.
Câu 4: Nhà nước luôn quan tâm hỗ trợ vốn đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. truyền thơng.
B. tín ngưỡng.
C. tơn giáo.
D. kinh tế.
Câu 5: Ðiều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân
tộc trên các lĩnh vực khác nhau là
A. bình đẳng giữa các dân tộc.
B. nhà nước phát triển kinh tế.
C. nâng cao trình độ dân trí.
D. đảm bảo an sinh xã hội.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân
tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về
A. thói quen vùng miền.
B. tập tục địa phương,
C. nghi lễ tơn giáo.
D. trình độ phát triển.
Câu 7: Ngun tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân
tộc ở nước ta là các dân tộc phải được đảm bảo quyền
A. bình đẳng.
B. tự do.
C. và nghĩa vụ.
D.
phát

triển.
Câu 8: Các dân tộc trong một quốc gia đều được Nhà nước và pháp luật tôn
trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là thể hiện quyền bình đẳng giữa các
A. tổ chức.
B. tơn giáo.
C. tín ngưỡng.
D. dân tộc.


Câu 9: Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết
của mình là thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực
A. văn hóa.
B. tín ngưỡng.
C. tơn giáo.
D. giáo dục.
Câu 10: Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện
để các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình
đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. chính trị.
D. giáo dục.
Câu 11: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn
hoá tốt đẹp, văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy là thể hiện bình đẳng
giữa các dân tộc về
A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. chính trị.
D.
phong

tục.
Câu 12: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan
quyền lực nhà nước thể hiện quyền bình đẳng
A. giữa các dân tộc.
B. giữa các công dân.
C. giữa các vùng, miền.
D. trong công việc chung của nhà
nước.
Câu 13: Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau khi đủ điều kiện mà
pháp luật quy định đều có quyền bầu cử và ứng cử, quyền này thể hiện quyền
bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa, giáo dục.
D. xã hội.
Câu 14: Những chính sách phát triển kinh tế- xã hội mà Nhà nước ban hành cho
vùng đồng bào dân tộc và miền núi, vùng sâu vùng xa. Điều này thể hiện quyền
bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa, giáo dục.
D. xã hội.
Câu 15: Huyện X tại tỉnh Y là vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, khó khăn sinh
sống đã được nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội. Chính
sách này thể hiện quyền bình đẳng nào sau đây?
A. Bình đẳng giữa các vùng miền.
B. Bình đẳng giữa các tơn giáo.
C. Bình đẳng giữa các dân tộc.
D. Bình đẳng giữa các cơng dân.
Câu 16: N là người dân tộc thiểu số được cộng 1.5 điểm ưu tiên trong xét tuyển

vào đại học. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa, giáo dục.
D. xã hội.
Câu 17: Tại trường Dân tộc nội trú tỉnh A, Ban giám hiệu nhà trường khuyến
khích học sinh hát những bài hát, điệu múa thuộc đặc trưng của dân tộc mình.
Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng về
A. chính trị.
B. văn hóa.
C. kinh tế.
D. giáo dục.
Câu 18: Ông A là người dân tộc thiểu số, ông B là người Kinh. Đến ngày bầu
cử đại biểu Quốc hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc
bình đẳng trong lĩnh vực nào?


A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Giáo dục.
Câu 19: Sau giờ học trên lớp, X (dân tộc Kinh) giảng bài cho Y (dân tộc Ê Đê).
Hành vi của X thể hiện
A. quyền tự do, dân chủ giữa các dân tộc .
B. quyền bình đẳng, đồn kết giữa các dân tộc.
C. sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.
D. sự tương thân tương ái giữa các dân tộc.
Câu 20: Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và
đại đoàn kết toàn dân tộc. Điều này nói lên điều gì của bình đẳng giữa các dân
tộc?

A. Ý nghĩa.
B. Nội dung.
C. Điều kiện.
D. Bài học.
Câu 21: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ giữa các
dân tộc. Mọi hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc đều bị xử lí
nghiêm minh. Điều này nhằm đảm bảo
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc
B. quyền bình đẳng giữa các tơn giáo
C. quyền bình đẳng giữa các quốc gia
D. quyền bình đẳng giữa các dân tộc thiểu số.
Câu 22: Hình thức tín ngưỡng có tổ chức với những quan niệm giáo lí thể hiện
sự tín ngưỡng và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy là
A. tơn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo.
D. hoạt động tôn giáo.
Câu 23: Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất được gọi chung là
A. Các cơ sở vui chơi.
B. Các cơ sở họp hành tôn giáo.
C. Các cơ sở truyền đạo.
D. Các cơ sở tôn giáo.
Câu 24: Việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của
tơn giáo là
A. tơn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tơn giáo.
D. hoạt động tơn giáo.
Câu 25: Quyền bình đẳng giữa các tơn giáo được hiểu là các tơn giáo ở Việt
Nam đều có quyền tự do hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của

A. giáo hội.
B. pháp luật.
C. đạo pháp.
D.
hội
thánh.
Câu 26: Các tôn giáo được Nhà nước cơng nhận đều bình đẳng trước pháp luật,
có quyền hoạt động tơn giáo theo
A. tín ngưỡng cá nhân.
B. quan niệm đạo đức.
C. quy định của pháp luật.
D. phong tục tập qn.
Câu 27: Hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo theo quy định của pháp luật được nhà
nước đảm bảo, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ là nội dung
quyền bình đẳng giữa các
A. tơn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tơn giáo.
D. hoạt động tôn giáo.


Câu 28: Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật,
có quyền hoạt động tơn giáo theo quy định của pháp luật nội dung quyền bình
đẳng giữa các
A. tơn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tơn giáo.
D. hoạt động tôn giáo.
Câu 29: Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tơn giáo, giữa cơng dân có hoặc
khơng có tơn giáo và giữa cơng dân của các tơn giáo khác nhau phải có thái độ

gì với nhau ?
A. Tơn trọng.
B. Độc lập.
C. Cơng kích.
D.
Ngang
hàng.
Câu 30: Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của cơng
dân có tín ngưỡng, tơn giáo đối với đạo pháp và đất nước ?
A. Buôn thần bán thánh.
B. Tốt đời đẹp đạo.
C. Kính chúa yêu nước.
D. Đạo pháp dân tộc.
Câu 31: Các cơ sở tôn giáo được pháp luật thừa nhận dù lớn hay nhỏ được nhà
nước đối xử
A. không bình đẳng.
B. có sự phân biệt.
C. bình đẳng như nhau.
D. tùy theo từng tơn giáo.
Câu 32: Ơng A khơng đồng ý cho M kết hơn với K vì do hai người khơng cùng
tơn giáo. Ơng A đã khơng thực hiện quyền bình đẳng giữa
A. các dân tộc.
B. các tơn giáo.
C. tín ngưỡng.
D. các vùng,
miền.
Câu 33: A và B chơi thân với nhau nhưng mẹ của A kịch liệt ngăn cản A vì B có
theo tơn giáo. Hành vi của mẹ A xâm phạm quyền bình đẳng giữa
A. các địa phương. B. các tơn giáo.
C. các giáo hội.

D. các gia
đình.
Câu 34: Ngày 27/ 7 hàng năm, nhà trường tổ chức cho học sinh đến viếng
nghĩa trang các anh hùng liệt sĩ ở địa phương. Hoạt động này thể hiện
A. hoạt động tín ngưỡng.
B. hoạt động mê tín dị đoan.
C. hoạt động tơn giáo.
D. hoạt động cơng ích.
Câu 35: Hằng ngày, gia đình bà A đều thắp nhang cho ơng bà tổ tiên. Việc làm
của gia đình bà A thể hiện điều gì?
A. Hoạt động tín ngưỡng.
B. Hoạt động mê tín dị đoan.
C. Hoạt động tơn giáo.
D. Hoạt động cơng ích.
Câu 36: Xã Q là một xã miền núi có đồng bảo thuộc các dân tộc khác nhau.
Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp đóng trên địa
bàn xã Q kinh doanh tốt, nhờ đó mà kinh tế phát triển. Đây là biểu hiện bình
đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây ?
A. Bình đẳng về chủ trương
B. Bình đẳng về điều kiện kinh tế.
C. Bình đẳng về cơ hội kinh doanh. D. Bình đẳng về điều kiện kinh doanh.
Câu 37: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền bình đẳng của
công dân


A. trước pháp luật. B. trong gia đình.
C. trong lao động. D. trước nhà
nước.
Câu 38: VTV5 là kênh truyền hình dân tộc thể hiện quyền bình đẳng giữa các
dân tộc ở lĩnh vực nào?

A. Quyền bình đẳng về kinh tế.
B. Quyền bình đẳng về chính trị.
C. Quyền bình đẳng về Văn hóa, Giáo dục.
D. Quyền bình đẳng về An ninh Quốc phòng.
Câu 39: VOV4 hệ phát thanh dân tộc thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc
ở lĩnh vực nào?
A. Quyền bình đẳng về kinh tế.
B. Quyền bình đẳng về chính trị.
C. Quyền bình đẳng về Văn hóa, Giáo dục.
D. Quyền bình đẳng về An ninh Quốc phịng.
Câu 40: Tơn giáo là một hình thức của
A. mê tín dị đoan. B. hủ tục.
C. tín ngưỡng.
D. bói tốn.
Câu 41: Đâu khơng phải là cơng trình tơn giáo?
A. Văn miếu Quốc Tử Giám.
B. Tòa thánh Tây Ninh.
C. Chùa Một Cột.
D. Nhà thờ Đức Bà.
Câu 42: Yếu tố quan trọng để phân biêt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê
tín dị đoan là gì?
A. Niềm tin.
B. Nguồn gốc.
C. Hậu quả xấu.
D. Nghi lễ.
Câu 43: Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?
A. Thắp hương cho tổ tiên.
B. Yểm bùa.
C. Khơng đi xa vào thứ 6 ngày 13.
D. Xem bói.

Câu 44: Các dân tộc được bình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục
của đất nước, được Nhà nước tạo mọi điều kiện để được bình đẳng về
A. phát triển chính trị.
B. phát triển văn hóa.
C. đời sống xã hội.
D. cơ hội học tập.
Câu 45: Nhà nước đảm bảo một tỉ lệ nhất định người dân tộc thiểu số là đại
biểu trong cơ quan đại biểu nhân dân là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc
trong lĩnh vực
A. xã hội.
B. chính trị.
C. kinh tế.
D. văn hóa.
Câu 46: Trường Đại học X quy định sinh viên là người dân tộc thiểu số không
được giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc của mình. Trường hợp này, Trường
Đại học X đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. tự do ngơn luận.
B. tự do giao tiếp.
C. văn hóa, giáo dục.
D. Giáo dục, chính trị.
Câu 47: A là người dân tộc Kinh, X là người dân tộc Tày. Cả 2 đều tốt nghiệp
trung học phổ thông cùng xin vào làm một công ty. Sau khi xem xét hồ sơ, cơng
ty quyết định chọn A và khơng chọn X vì lí do X là người dân tộc thiểu số.
Hành vi này của công ty đã vi phạm nội dung nào về bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.


B. Bình đẳng trong sử dụng lao động.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng trong giữa các dân tộc.

Câu 48: Trong buổi hội diễn văn nghệ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường
phổ thông dân tộc nội trú X, các học sinh đều được khuyến khích mặc trang
phục truyền thống, biểu diễn các bài hát và điệu múa đặc sắc của dân tộc mình.
Việc làm đó thể hiện:
A. thể hiện tình đồn kết giữa các dân tộc.
B. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực văn hóa.
C. phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc.
D. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục.
Câu 49: Chị N và anh M muốn kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là anh K
không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị N theo đạo Thiên Chúa, cịn anh M
lại theo đạo Phật. Hành vi của ông K là biểu hiện
A. sự lạm dụng quyền hạn.
B. sự phân biệt đối xử vì lý do tơn
giáo.
C. sự khơng thiện chí với tơn giáo khác. D. sự thiếu văn hóa.
Câu 50: Việc H’Hen Niê - một cô gái người dân tộc Ê đê đăng quang hoa hậu
hoàn vũ Việt Nam năm 2018, đã có một bộ phận giới trẻ tỏ ra bất mãn và cơng
kích vì H’Hen Niê là người dân tộc thiểu số. Điều này thể hiện
A. quyền dân chủ của công dân.
B. quyền tự do ngôn luận của công dân
C. sự bình đẳng trong thị hiếu và hưởng thụ văn hóa
D. sự phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số.
Câu 51: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện thông qua
quyền của cơng dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy
nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước không
phân biệt giữa các
A. thành phần.
B. tôn giáo.
C. giai cấp.
D. dân tộc.

Câu 52: Các dân tộc trong một quốc gia khơng phân biệt đa số hay thiểu số,
trình độ văn hố, khơng phân biệt chủng tộc, màu da… đều được NN và PL tôn
trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bình đẳng về văn hóa.
B. Bình đẳng về giáo dục.
C. Bình đẳng về ngơn ngữ.
D. Bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 53: Bố chị T không cho Chị T kết hơn với anh A vì anh A là người theo đạo
Thiên Chúa. Trong trường hợp này, bố chị T đã vi phạm nội dung quyền bình
đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Tơn giáo.
D. Văn hóa.
Câu 54: Ngày 15 tháng 11 năm 2005 UNESCO công nhận khơng gian văn hóa
Cồng Chiêng Tây Ngun là kiện tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại
thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở lĩnh vực nào?
A. Quyền bình đẳng về kinh tế.
B. Quyền bình đẳng về chính trị.


C. Quyền bình đẳng về Văn hóa, Giáo dục.
D. Quyền bình đẳng về An ninh Quốc phịng.
Câu 55: Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà H phản ánh nhà ông P lôi kéo người
dân theo đạo Hội thánh đức chúa trời, phá bỏ bàn thờ tổ tiên, hàng sáng tụ tập
tại nhà ông P để nghe giảng kinh là trái pháp luật. Ông X cắt ngang lời bà H: Đó
là quyền tự do tơn giáo, việc của người ta bà nói làm gì. Bà V chen vào: Xã ta
đã nhiều tơn giáo rồi, cần gì phải thêm tơn giáo nào nữa. Những ai hiểu sai về
quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Bà H.

B. Bà V, ông X.
C. Bà H, bà V.
D. Ông X.
Câu 56: Anh P và chị H thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau,
nhưng bố mẹ anh P là ông Q và bà G đã không đồng ý và ra sức ngăn cản vì lí
do chị H là người theo đạo. Cho nên chị H đã nhờ bố mẹ mình là ông U và bà T
can thiệp để hai người được kết hôn. Sau khi ông bà U thuyết phục không xong,
đã có những lời lẽ xúc phạm, lăng mạ đến ông bà Q. Những ai dưới đây vi phạm
quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tơn giáo?
A. Mình ơng Q.
B. Ông Q và bà G.
C. Ông U và bà T.
D. Bố mẹ P và bố mẹ H.
Câu 57: Sau khi yêu nhau 2 năm, Anh H và chị K báo với gia đình việc kết hơn
nhưng bố mẹ chị K chỉ đồng ý với điều kiện anh H phải theo đạo. Được sự đồng
ý của gia đình anh H, hai người vẫn quyết định đến ủy ban nhân dân để đăng kí
kết hơn. Lấy lí do hai người khơng cùng có đạo, anh D người có thẩm quyền ký
quyết định không chịu cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai người.Vậy trong
trường hợp đó, ai là người vi phạm quyền bình đẳng về tín ngưỡng tơn giáo?
A. Chị K và bố mẹ chị K.
B. Chị K và anh H.
C. Gia đình anh H và anh D.
D. Bố mẹ chị K và anh D.
Câu 58: Anh P và chị H yêu nhau, mẹ của anh P thì ủng hộ nhưng ơng Q là cha
của anh P lại nhất quyết không đồng ý vì lí do chị H là người khơng theo đạo
thiên chúa. Bà V là mẹ của chị H rất thương con nhưng cũng có quan điểm như
ơng Q. Vì rất yêu chị H nên anh P đã ép chị H phải theo đạo cùng mình để được
cha mẹ cho cưới. Chị H miễn cưỡng chấp nhận nhưng tâm sự với chị M là mình
chỉ theo giả tạo thơi. Chị M đồng ý và cho rằng đạo thiên chúa toàn dạy những
điều phi thực tế. Những ai dưới đây đã khơng tơn trọng quyền bình đẳng giữa

các tơn giáo?
A. Chị M, chị H và ơng Q.
B. Ơng Q, bà V, anh P, chị Hvà chị
M.
C. Bà V, ông Q và anh P.
D. Anh P, ông Q và chị M.

Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
Câu 1. Tự ý bắt và giam giữ người khơng có căn cứ là hành vi xâm phạm tới
quyền nào dưới đây của công dân?


A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
C. Quyền tự do cá nhân.
D. Quyền tự do thân thể.
Câu 2. Người phạm tội quả tang hoặc đang bi truy nã thì
A. chỉ cơng an mới có quyền bắt.
B. ai cũng có quyền bắt.
C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt.
D. phải chờ ý kiến của cấp trên rồi mới được bắt.
Câu 3. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để
cho rằng nguời đó
A. đang có ý dịnh phạm tội.
B. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
C. đang lên kế hoạch thực hiện tội phạm.
D. đang họp bàn thực hiện tội phạm.
Câu 4. Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khỏe của người khác?
A. Tự tiện bắt người.
B. Tự tiện giam giữ người.

C. Đe dọa đánh người.
D. Đánh người gây thương tích.
Câu 5. Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật?
A. Khi có nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.
B. Khi có nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm.
C. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
D. Khi công can cần thu thập chứng cứ từ người đó.
Câu 6. Đối với những người nào dưới đây thì ai cũng có quyền bắt người và
giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần
nhất?
A. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
B. Người đang bị nghi là phạm tội.
C. Người đang gây rối trật tự công cộng.
D. Người đang chuẩn bị vi phạm pháp luật.
Câu 7. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới
đây?
A. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm.
B. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm.
C. Cần khám để tìm hàng hóa bn lậu.
D. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người tội phạm đang lẩn tránh ở đó.
Câu 8. Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận ?


A. Mọi công dân.
B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
C. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên. D. Chỉ nhà báo.
Câu 9. Cơng dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách
A. phát biểu ở bất cứ nơi nào.
B. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook.
C. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.

D. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến cơ quan có thẩm quyền.
Câu 10. Việc kiểm sốt thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện
trong trường hợp
A. có ý kiến của lãnh đạo cơ quan.
B. có tin báo của nhân dân.
C. có nghi ngờ chứa thơng tin khơng lành mạnh.
D. có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 11. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của
cơng dân?
A. Khám nhà khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
B. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép.
C. Tự ý vào chỗ ở của hàng xóm để tìm đồ vật bị mất.
D. Vào nhà hàng xóm để giúp chữa cháy.
Câu 12. C và D cãi nhau, C dùng lời lẽ xúc phạm D trước các bạn trong lớp.
Hành vi của C đã xâm phạm
A. quyền được pháp luật bảo vệ về uy tín cá nhân.
B. quyền bất khả xâm phạm về bí mật đời tư.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. quyền được pháp luật bảo vệ về thanh danh.
Câu 13. A là sinh viên ở cùng với B. Trong lúc B khơng có nhà, A đã đọc thư bố
mẹ gửi cho B. Hành vi này của A đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của B ?
A. Quyền được đảm bảo thông tin cá nhân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. Quyền được đảm bảo an tồn và bí mật thư tín.
D. Quyền bí mật thơng tin.
Câu 14. Vì mâu thuẫn cá nhân, 3 học sinh của trường X đã cùng đánh hội đồng
bạn M sau giờ tan học. Hành vi của 3 bạn này đã xâm phạm
A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. quyền được đảm bảo an toàn cá nhân.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.


Câu 15. Khơng ai bị bắt, nếu khơng có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc
phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là quy định về
quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Quyền đảm bảo an toàn về thân thể.
Câu 16. Trong dịp đại biểu Hội đồng nhân dân xã Q tiếp xúc với cử tri, nhân
dân xã kiến nghị với cử tri về hoạt động sản xuất kinh doanh của xã. Đây là biểu
hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do tư tưởng.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bày tỏ ý kiến.
D. Quyền xây dựng chính quyền.
Câu 17. Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cơng dân
là nhằm mục đích nào duới đây?
A. Ngăn chặn hành vi bắt người theo nhu cầu.
B. Ngăn chặn mọi hành vi bắt giữ người tùy tiện.
C. Đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
D. Đảm bảo quyền tự do đi lại của công dân.
Câu 18. Việc công dân viết bài đăng báo, bày tỏ quan điểm của mình phê phán
cái xấu, đồng tình với cái tốt là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tham gia ý kiến.
B. Quyền tự do tư tưởng.
C. Quyền tự do ngơn luận.
D. Quyền tự do báo chí.
Câu 19. Ai trong những người dưới đây được kiểm soát thư, điện thoại, điện tín

của người khác?
A. Cha mẹ có quyền kiểm sốt thư, điện thoại của con.
B. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
C. Bạn bè thân có thể xem tin nhắn của nhau.
D. Anh, chị có quyền nghe điện thoại của em.
Câu 20. Công ty A chậm thanh tốn cho ơng K tiền th văn phịng, ơng K đã
khóa trái của văn phịng làm việc, nhốt 4 nhân viên của cơng ty đó trong 3 giờ.
Ơng K đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
B. Quyền được đảm bảo an toàn về sức khỏe.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 21. Nghi ngờ tên ăn trộm xe đạp chạy vào một gia đình trong ngõ, hai
người đàn ông chạy thẳng vào nhà mà không chờ chủ nhà đồng ý, đồng thời còn


yêu cầu cho khám nhà để tìm kẻ trộm. Hành vi của hai người đàn ông trên đã
xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được bảo vệ chỗ ở.
B. Quyền bí mật về chỗ ở.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền bất khả xâm phạm nhà
dân.
Câu 22. Không ai bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án
kết tội của
A. Công an.
B. Luật sư.
C. Kiểm sát viên.
D. Tòa án.
Câu 23. Hành vi đặt điều, tung tin xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của người

khác là vi phạm quyền
A. bình đẳng.
B. bí mật cá nhân.
C. bất khả xâm phạm về thân thể.
D. được bảo hộ về danh dự,
nhân phẩm.
Câu 24. Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp
và Luật qui định mối quan hệ cơ bản giữa
A. công dân với Nhà nước và pháp luật.
B. nhà nước với pháp
luật.
C. nhà nước với công dân.
D. công dân với pháp
luật.
Câu 25. Quyền bất khả xâm phạm được ghi nhận trong Hiến pháp thuộc nhóm
quyền nào?
A. Quyền tự do ý nghĩa nhất.
B. Quyền tự do quan trọng
nhất.
C. Quyền tự do cần thiết nhất.
D. Quyền tự do cơ bản nhất.
Câu 26. Cơ quan nào khơng có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
A. Ủy ban nhân dân.
B. Viện kiểm
sát.
C. Toà án nhân dân tối cao.
D. Tồ án hình
sự.
Câu 27. Ơng A nghi ngờ anh B là người lấy cắp sản phẩm cơng ty. Ơng A đã
ngay lập tức bắt giữ anh B nhiều giờ. Hành vi này đã xâm phạm đến quyền nào?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. Quyền được bảo đảm an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 28. Nhận định nào sau đây đúng: Khi có người …………….là người đã
thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được


A. xác nhận đúng
B. chứng kiến nói lại
C. nghe kể lại
D. chính mắt trơng thấy
Câu 29. Nhận định nào sai: Phạm tội quả tang là người
A. ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
B. bị nghi ngờ là đã thực hiện tội phạm.
C. ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt.
D. đang thực hiện tội phạm.
Câu 30. Cơ quan nào sau đây không tiếp nhận người bị bắt do phạm tội quả
tang hoặc đang bị truy nã?
A. Tổ dân phố
B. Viện kiểm sát
C. Uỷ ban nhân dân gần nhất
D. Công an
Câu 31. Hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu về người khác để hạ uy tín và
gây thiệt hại về danh dự cho người đó là vi phạm quyền tự do cơ bản nào của
công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
của công dân.
C. Quyền được bảo đảm an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 32. Cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở
của công dân là vi phạm quyền tự do cơ bản nào?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của cơng dân.
Câu 33. Cơ quan có thẩm quyền phải tuân thủ nguyên tắc nào khi khám xét chỗ
ở của công dân?
A. Khám xét theo qui định của Bộ luật Dân sự.
B. Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo trình tự thủ tục do pháp luật
qui định.
C. Trong mọi trường hợp chỉ được phép khám xét vào ban ngày.
D. Chỉ được phép khám xét vào ban đêm.
Câu 34. Tự tiện bóc mở thư của người khác là vi phạm quyền tự do cơ bản nào
của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền được bảo đảm an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.


D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
Câu 35. Tự tiện thu giữ, tiêu huỷ thư của người khác là vi phạm quyền tự do cơ
bản nào của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền được bảo đảm an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
Câu 36. Tự tiện mở, thu giữ, tiêu huỷ điện tín của người khác là vi phạm quyền
tự do cơ bản nào của công dân?

A. Quyền được bảo đảm an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của cơng dân.
Câu 37. Tự ý đọc tin nhắn trên điện thoại của người khác là vi phạm quyền tự
do cơ bản nào của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. Quyền được bảo đảm an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 38. Tự ý đọc thư điện tử được gửi đến địa chỉ mail của người khác trên
máy tính là vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được bảo đảm an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của cơng dân.
Câu 39. Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật bảo đảm cho công dân được
hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản là trách nhiệm của ai?
A. Nhà nước.
B. Công dân.
C. Nhân dân.
D. Lãnh đạo nhà nước.
Câu 40. Tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật để bảo vệ
các quyền tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm của
A. Công dân.
B. Nhân dân.
C. Lãnh đạo nhà nước.
D. Nhà nước.
Câu 41. Phải học tập tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản để phân biệt
hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật là trách nhiệm của

A. Công dân.
B. Nhà nước.
C. Nhân dân.
D.
Lãnh đạo nhà nước.


Câu 42. Do va chạm giao thông trên đường đi làm nên H đã bị M đuổi đánh.
Tình cờ biết được nơi ở của M, H rủ T mua vũ khí để trả thù M. Nhưng vì có
việc bận nên T khơng đến địa điểm đã hẹn. Một mình H vẫn đến nhà đánh M
gây thương tích nặng. Trong trường hợp trên, những ai vi phạm quyền được
pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của cơng dân?
A. T và M.
B. H, T và M.
C. H và M.
D.H và T.
Câu 43. H và K đang truy đuổi người cướp túi sách, khi vào trong hẻm thì mất
dấu vết, K nhìn quanh thấy có 1 ngơi nhà đang mở cổng nên K và người bị mất
cắp đã chạy thẳng vào ngơi nhà đó để khám xét cịn H chạy theo hướng khác để
truy tìm hung thủ. Trong trường hợp này ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm
về chỗ ở của công dân?
A. H và K
B. K và người bị mất cắp
C. H, K và người bị mất cắp
D. H và người bị mất cắp
Câu 44. Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường
bắt chị M nhốt tại nhà kho của mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm
đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh sự
trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường
hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Chị H và chống.
B. Chị H và K.
C. Chị M, H và và K.
D. K, chị H và chồng.
Câu 45. Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình ơng A, vì bị
ông A chống đối và xúc phạm nên cán bộ T đã đập vỡ bình gốm gia truyền rồi
tiếp tục lăng mạ và đánh ông A gãy tay. Cán bộ T không vi phạm quyền nào
dưới đây của công dân?
A, Được bảo hộ về danh dự, nhân phầm.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Được bảo hộ về sức khỏe.
D. Bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân.
Câu 46. Công nhân B đi làm muộn mười phút nên bị bảo vệ xí nghiệp X khơng
cho vào. Xin mãi khơng được, cơng nhân B đã có lời lẽ xúc phạm bảo vệ nên
hai bên to tiếng, sỉ nhục nhau. Quá tức giận, công nhân B phá cổng xông vào
đánh bảo vệ phải đi cấp cứu. Công nhân B và bảo vệ vi phạm quyền nào dưới
đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về tài sản.
B. Bất khả xâm phạm về đời tư.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.


Câu 47. Biết anh H đi công tác nên anh K rủ anh D cùng nhau mở trộm email
cá nhân của anh H để lấy thông tin khách hàng. Anh K lấy tài liệu chỉnh sửa và
nộp cho giám đốc S. Khi về, anh H phát hiện email của mình bị mở trộm, anh
đã làm đơn báo cơ quan chức năng. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được
bảo đảm an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cơng dân?
A. Anh K, anh D và giám đốc S.
B. Anh K và giám đốc S.

C. Anh K, Anh D.
D. Anh K.
Câu 48. Chị A đã xem tin nhắn của con và thấy con thường xuyên có nhắn tin
yêu đương với K một thanh niên hư hỏng trong cùng làng. Chị A đưa cho T là
chồng xem. Tức giận chồng chị đánh con gái, đập nát điện thoại. Đồng thời, T
còn thuê Y đánh K để cảnh cáo. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp
luật bảo đảm an tồn, bí mật, thư tín điện thoạỉ điện tín của cơng dân?
A.T và A.
B. T, A và Y.
C. K và Y.
D. T và
Y.
Câu 49. Trong đợt tiếp xúc với cử tri thành phố Z, ông E đã bày tỏ quan điểm
của mình về quy trình bổ nhiệm nhân sự. Ông E đã thực hiện quyền nào dưới
đây của công dân?
A. Quản lý nhà nước.
B. Độc lập phán quyết.
C. Tự do ngôn luận.
D. Xử lý thông tin.
Câu 1: Ai có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng
tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm
tội?
A. Giám đốc công ty.
B. Thủ trưởng cơ quan đơn vị.
C. Công an.
D. Viện Kiểm sát, Tòa án.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất
khả xâm phạm về than thể của cơng dân?
A. Bắt cóc con tin.
B. Đe dọa giết người.

C. Khống chế tội phạm.
D. Theo dõi nạn nhân.
Câu 3: Quyền nào dưới đây là quan trọng nhất đối với mỗi cơng dân?
A. Bí mật thư tín.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
D. Tự do ngôn luận.
Câu 4: Pháp luật quy định không ai bị bắt, nếu khơng có quyết định của Tồ án,
quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trýờng hợp
A. gây khó khăn cho việc điều tra.
B. cần ngăn chặn ngay người phạm tội bỏ trốn.
C. đã có chứng cứ rõ ràng, đầy đủ.
D. phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Câu 5: Ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nghi ngờ thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.


B. Đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm.
C. Đang chuẩn bị thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
D. Đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
Câu 6: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân quy định việc bắt và
giam, giữ người chỉ được thực hiện khi có quyết đinh hoặc phê chuẩn của
A. ủy ban nhân dân.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Tổng thanh tra.
D. Viện Kiểm sát.
Câu 7: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt
người?
A. Bị nghi ngờ phạm tội.
B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về thân thể của người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Khống chế con tin.
B. Theo dõi nghi phạm.
C. Giải cứu nạn nhân.
D. Điều tra tội phạm.
Câu 9: Hành vi bắt, giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào
dưới đây của công dân?
A. Tự do đi lại và lao động.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được đảm bảo về tính mạng.
D. Pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
Câu 10: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt
người đang thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Cướp giật tài sản.
B. Thu thập vật chứng.
C. Theo dõi nghi phạm.
D. Điều tra vụ án.
Câu 11: Bắt người khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện
tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc
A. bắt người phạm tội quả tang.
B. bắt người đang bị truy nã.
C. bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
D. bắt người trong trường hợp không khẩn cấp.
Câu 12: Bắt người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào sau đây của công
dân?
A. bất khả xâm phạm thân thể của cơng dân.
B. bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. bắt người hợp pháp của công dân.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 13: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt
người?
A. Bị nghi ngờ phạm tội.
B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
D. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.


Câu 14: Cho rằng đàn bò nhà anh S phá nát ruộng lúa nhà mình, nên bà V đã
chửi đổng khiến anh S tức giận dùng gậy đánh trọng thương bà V phải nhập
viện. Anh S đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Tự do ngơn luận và báo chí.
C. Bảo vệ các thành quả lao động.
D. Được bảo hộ tính mạng, sức
khỏe.
Câu 15: Pháp luật nghiêm cấm các hành vi tự ý bắt, giam, giữ người là đảm bảo
quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không đúng với quy định của pháp luật về
quyền bất khả xâm phạm về thân thể?
A. Bắt người đang thực hiện phạm tội.
B. Bắt người khi nghi ngờ người đó phạm tội.
C. Bắt người đang bị truy nã hoặc phạm tội quả tang.
D. Bắt người đã thực hiện tội phạm và đang bị đuổi bắt.

Câu 17: Bắt người trong trường hợp nào khi có người chính mắt trong thấy và
xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để
người đó khơng trốn được?
A. Trường hợp khẩn cấp.
B. Trường hợp quả tang.
C. Trường hợp truy nã.
D. Trường hợp có quyết định của
Tịa án.
Câu 18: Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về thân
thể của công dân?
A. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền bắt người đang bị truy nã.
B. Bất kì ai cũng có quyền bắt người đang bị truy nã
C. Những người chưa từng phạm tội mới được quyền bắt người đang bị truy nã.
D. Ngồi cơng an ra .khơng ai được quyền bắt người đang bị truy nã.
Câu 19: Bắt người trong trường hợp nào khi có dấu vết của tội phạm ở người
hoặc chổ ở của người bị tình nghi thực hiện phạm tội và xét thấy cần ngăn chặn
ngay việc người đó bỏ trốn?
A. Trường hợp khẩn cấp.
B. Trường hợp quả tang.
C. Trường hợp truy nã.
D. Trường hợp Tòa án, Viện Kiểm sát ra quyết định
Câu 20: Cho rằng ông A lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên bà C
bực tức xông vào nhà ông A chửi mắng và bị con ông A bắt, rồi nhốt trong nhà
kho hai ngày. Con ông A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được pháp luật bảo vệ tài sản
cá nhân.


C. Được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư.

D. Bất khả xâm phạm về danh
tính.
Câu 21: Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. tự do ngôn luận.
Câu 22: Việc làm nào sau đây xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người
khác?
A. Cha mẹ phê bình con khi mắc lỗi.
B. Trêu chọc bạn trong lớp.
C. Giáo viên phê bình học sinh trên lớp.
D. Trêu đùa người khác trên
facebook.
Câu 23: Hành vi nào sau đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân
phẩm và danh dự ?
A. Vu khống người khác.
B. Vào chỗ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý
C. Bóc mở thư của người.
D. Tung tin nói xấu người khác trên Face book.
Câu 24: Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hơi.
B. Quyền bầu cử ứng cử của công dân.
C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
Câu 25: Xúc phạm để hạ uy tín người khác là hành vi xâm phạm quyền được
pháp luật bảo hộ về
A. về nhân phẩm, danh dự của cơng dân.
B. tính mạng và sức khỏe của
cơng dân.

C. tinh thần của công dân.
D. thể chất của công dân.
Câu 26: Công dân không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự,
nhân phẩm khi tự ý thực hiện hành vi nào dưới đây ?
A. Phát tán thơng tin mật của cá nhân.
B. Bảo mật danh tính cá nhân .
C. Tiết lộ bí mật đời tư của người khác .
D. Ngụy tạo bằng chứng tố cáo người khác.
Câu 27: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. tự do về thân thể của công dân.
Câu 28: Đánh người gây thương tích bao nhiêu % trở lên thì bị truy cứu hình
sự?


A. 11%.
B. 12%.
C. 13%.
D. 14%.
Câu 29: Hành vi nào sau đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người
khác?
A. Tự vệ chính đáng khi bị người khác hành hung.
B. Khống chế và bắt giữ tên trộm ở nhà mình.
C. Hai võ sĩ đánh nhau trên võ đài.
D. Đánh người gây thương tích.
Câu 30: Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.

C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 31: Hai anh K và L đang cãi nhau về việc con chó của L làm hỏng vườn
hoa của K, cùng lúc đó em của K là G cũng có mặt liền xông vào đánh L làm L
bị thương phải nhập viện băng bó. Hành vi của G đã xâm phạm tới quyền gì của
cơng dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Tự do sáng tạo và phát triển.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 32: Hành vi đánh người, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác là xâm
phạm đến quyền tự do cơ bản nào của cơng dân?
A. Bảo đảm an tồn, bí mật đời tư.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Được chăm sóc, giáo dục tồn diện.
Câu 33: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó
được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có
A. hoạt động tơn giáo.
B. tranh chấp tài sản.
C. người lạ tạm trú.
D. tội phạm lẩn trốn.
Câu 34: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó
khơng được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó chỉ có
A. người đang bị truy nã.
B. phương tiện gây án.
C. bạo lực gia đình.
D. tội phạm đang lẩn trốn.
Câu 35: Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà
phải tuân theo

A. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
B. chỉ đạo của cơ quan điều tra.
C. yêu cầu của Viện Kiểm sát.
D. yêu cầu của
Câu 36: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý
vào nhà người khác để
A. thăm dò tin tức nội bộ.
B. tiếp thị sản phẩm đa cấp.


C. dập tắt vụ hỏa hoạn.
D. tìm đồ đạc bị mất ừộm.
Câu 37: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó
được tiến hành khi đủ căn cứ để khẳng định ở đó có
A. cơng cụ gây án.
B. hoạt động tín ngưỡng.
C. tổ chức sự kiện.
D. bạo lực gia đình.
Câu 38: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của
công dân?
A. Tự ý mở điện thoại của bạn.
B. Đe dọa đánh người.
C. Tự ý vào nhà người khác.
D. Tung ảnh nóng của bạn lên
facebook.
Câu 39: Nghi ngờ cháu M lấy điện thoại của mình, ơng P đã xơng vào nhà cháu
M trong lúc chỉ có mình M ở nhà để khám xét. Hành vi của ông P xâm phạm
đến quyền nào của công dân?
A. bất khả xâm phạm chỗ ở.
B. nhân thân và tài sản.

C. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
D. được đảm bảo bí mật đời tư.
Câu 40: Tự tiện khám chỗ ở của người khác là xâm phạm đến quyền cơ bản nào
của cơng dân
A. Bảo hộ về tính mạng sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Bảo hộ về danh dự nhân phẩm.
Câu 41: Chị I thuê căn phòng của bà B. Một lần chị khơng có nhà, bà B đã mở
khóa phịng để vào kiểm tra. Bà B có quyền tự ý vào phịng chị I khi chị khơng
có nhà hay khơng? Vì sao?
A. Bà B có quyền vào vì sau đó nói với chị .
B. Bà B có quyền vào vì đây là nhà của bà.
C. Bà B có quyền vào vì bà chỉ kiểm tra khơng lấy tài sản.
D. Bà B khơng có quyền vì đây là chỗ ở của người khác.
Câu 42: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được hiểu là
A. không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng
ý
B. khơng ai được tự ý thay đổi chỗ ở của người khác nếu không được người đó
đồng ý
C. mọi người đều có quyền vào chỗ ở của người khác khi thấy cần thiết
D. mọi người được tự do vào chỗ ở của người khác
Câu 43: Công dân tự ý khám xét chỗ ở của người khác là vi phạm quyền bất
khả xâm phạm về
A. chỗ ở.
B. danh tính.
C. bí mật đời tư.
D. thân thể.
Câu 44: Tài sản riêng hoặc tài sản thuộc quyền sử dụng của công dân, là nơi
thờ cúng tổ tiên, là nơi sum họp nghỉ ngơi của cơng dân là gì?

A. Chỗ ở của công dân.
B. Khách sạn công dân ở.
C. Chỗ làm của công dân.
D. Cơ sở tôn giáo.


×