Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tội cố ý gây THƯƠNG TÍCH HOẶC gây tổn hại CHO sức KHỎE NGƯỜI KHÁC TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN bị KÍCH ĐỘNG MẠNH từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 77 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

MAI SONG HÀO

TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE NGƯỜI KHÁC TRONG TRẠNG THÁI
TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LẠI VIẾT QUANG

HÀ NỘI, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc
sĩ Luật học “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí
Minh” là hồn tồn trung thực. Các thơng tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã
được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo TS. Lại Viết Quang.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./.
Tác giả luận văn

Mai Song Hào



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC
GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRONG
TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH ............................. 7
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý về tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh ............................................................................. 7
1.2. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
với một số tội phạm khác ........................................................................ 16
1.3. Lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh ........................................................................... 23
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI CỐ Ý
GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI SỨC KHỎE CỦA
NGƯỜI KHÁC TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH
ĐỘNG MẠNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................. 31
2.1. Thực tiễn định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 31
2.2. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh tại TP Hồ Chí Minh .......................................... 38
2.3. Những hạn chế, nguyên nhân vi phạm, thiếu sót trong áp dụng
quy định đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức


khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

tại thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 41
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH
TẠI TP HỒ CHÍ MINH .............................................................................. 55
3.1. Yêu cầu............................................................................................. 55
3.2. Các giải pháp đảm bảo áp dụng quy định về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ................................................... 58
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 76


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC
KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN
BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý về tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh
1.1.1. Khái niệm
Ở mỗi giai đoạn, thời kỳ lịch sử khác nhau, tội phạm trong xã hội ln
có sự biến đổi cả về nội dung và hình thức theo sự vận động và phát triển của
xã hội. Khái niệm tội phạm trong khoa học pháp lí hình sự là một trong những
chế định được quan tâm.
Theo pháp luật hình sự Việt Nam:“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS hoặc pháp
nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm độc lập, chủ

quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tê, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN mà theo Bộ luật này phải bị
xử lý hình sự” khoản 1, Điều 8 BLHS năm 2015 [12, tr.11].
Trên cơ sở khái niệm của tội phạm, các quy định của Điều 135 BLHS
năm 2015, có thể đưa ra khái niệm về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
như sau: “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi nguy hiểm cho
xã hội, được thực hiện một cách cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

7


sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được
quy định tại Điều 135 BLHS do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự và
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm quyền
được bảo hộ về sức khỏe của con người và theo quy định phải bị xử lý hình
sự” [40, tr. 67].
Từ khái niệm trên, hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là sự
tác động đến thân thể người khác một cách trái pháp luật. Hành vi do người
phạm tội thực hiện có thể gây ra những thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe
nhất định của con người.
Ngun nhân dẫn tới tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người
phạm tội đó là nạn nhân đã thực hiện những hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng tác động đến người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội
[40, tr.67, 68].

Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng là hành vi trái pháp luật nói chung
(khơng chỉ trái pháp luật hình sự) và phải ở mức độ nghiêm trọng xảy ra một
cách tức thời. Cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính
chất đè nén, áp bức nặng nề, đến một thời điểm nhất định mới bùng lên thì
vẫn được coi là tinh thần bị kích động mạnh. Vấn đề về người phạm tội trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó
cũng cần được xác định rõ [40, tr. 68]. Để đánh giá mức độ tinh thần bị kích
động mạnh hay khơng cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm, mức độ của hành vi
trái pháp luật của nạn nhân, đặc điểm tâm sinh lý của người phạm tội, điều
kiện môi trường xảy ra hành vi phạm tội, mối tương quan giữa nạn nhân và
người phạm tội...
Theo đó, hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp
người nào đó đang ở trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi
8


trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với họ hay người thân thích của
họ nên người đó đã có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác dẫn đến gây ra tỷ lệ thương tổn thương cơ thể từ 31 %
trở lên. Tỷ lệ tổn thương cơ thể đó là kết quả giám định được trong bản giám
định pháp y do Bộ Y tế quy định [40, tr.61].
Từ phân tích trên cho thấy, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Điều 135 BLHS là một trong những tội phạm cụ thể được BLHS quy định, do
vậy có những dấu hiệu chung của tội phạm, đồng thời cũng có những dấu hiệu
giống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
quy định tại Điều 134 BLHS.
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh
1.1.2.1. Các dấu hiệu định tội
Cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tập
hợp những dấu hiệu có tính chất đặc trưng riêng của một tội phạm cụ thể
được quy định trong BLHS. Đây là mơ hình pháp lý để định tội. Cũng như bất
kỳ một tội phạm cụ thể nào, cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh bao gồm 4 yếu tố, đó là khách thể, mặt khách quan, mặt chủ
quan và chủ thể của tội phạm. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là một
trường hợp cố ý thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có
tình tiết giảm nhẹ đặc biệt, vì thế tội phạm này cũng có đầy đủ những dấu
hiệu pháp lý, cụ thể:
- Khách thể của tội phạm
9


Hành vi của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đã xâm phạm sức
khỏe của người khác. Khách thể của tội phạm này trực tiếp xâm hại quyền
được bảo hộ sức khỏe con người.
- Mặt khách quan của tội phạm
+ Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Trong mặt khách quan của tội phạm, dấu hiệu hành vi khách quan của
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trong tình trạng tinh thần bị kích động
mạnh mà lý do dẫn đến trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người

phạm tội chính là nạn nhân trước đó có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Dấu hiệu
hành vi khách quan của tội phạm đó là hành vi gây thương tích và hành vi gây
tổn hại về sức khỏe, chúng giống nhau về phương thức thực hiện hành vi,
nhưng khác nhau ở hậu quả của hành vi, cụ thể đó là:
Đối với hành vi gây thương tích cho người khác được hiểu là hành vi
mà người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đã tác động
trái pháp luật lên thân thể người khác, làm cho người đó có những thương tích
nhất định về sức khỏe nhất định. Với hành vi tác động trái pháp luật lên thân
thể người khác, ví dụ như dùng chân, tay hoặc công cụ phương tiện hỗ trợ
như dao, súng, gậy, công cụ, phương tiện tự chế… gây ra những thương tích
với một tỷ lệ nhất định cho nạn nhân, làm cho nạn nhân mất đi một hay nhiều
bộ phận trên thân thể [14, tr. 232].
Còn đối với hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đó là
hành vi mà người phạm tội trong trạng thái bị kích động mạnh tác động trái
pháp luật lên thân thể người khác, làm cho sức khỏe của nạn nhân yếu đi, sức
khỏe khơng cịn giống như lúc đầu dù khơng để lại dấu vết trên thân thể nạn
10


nhân. Nếu trường hợp gây thiệt hại cho sức khỏe của chính bản thân mình để
trốn tránh nghĩa vụ phải làm thì tùy từng trường hợp cụ thể để có thể xem xét
TNHS theo tội danh tương ứng khác và sẽ không truy cứu TNHS theo tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh [15, tr. 32].
+ Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Hậu quả thương tích (hậu quả của hành vi gây thương tích) hoặc hậu
quả tổn hại về sức khỏe (hậu quả của hành vi gây tổn hại về sức khỏe của
người khác) chính là phản ánh dấu hiệu hậu quả của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị

kích động mạnh.
Theo quy định của pháp luật thì tỷ lệ tổn thương cơ thể là tỷ lệ thương
tích của nạn nhân do cơ quan có thẩm quyền giám định pháp y xác định, được
kết luận trong bản giám định đúng theo trình tự, thủ tục luật định. Cơ sở pháp
lý quy định tại Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Y tế.
Cần phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa hành vi gây thương tích cho
người khác với hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đó là: hành
vi gây thương tích cho người khác là hành vi gây ra phải để lại những thương
tích trên cơ thể của nạn nhân, còn hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác là hành vi thực hiện ảnh hưởng suy yếu đến sức khỏe của nạn nhân.
Người phạm tội thực hiện hành vi gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe
của người khác sẽ bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
khi họ thực hiện hành vi mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên theo quy
định Điều 135 BLHS.
- Chủ thể của tội phạm

11


Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở lên thực hiện và chủ thể phải trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh khi thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân, tức là chủ thể phải thỏa mãn điều kiện
chung của chủ thể tội phạm và kèm theo dấu hiệu trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh. Hiểu: “Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng
người phạm tội khơng hồn tồn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội
của mình” quy định tại Nghị quyết số 04/HĐTPTANDTC ngày 29/11/1986

của Hội đồng thẩm phám TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định
trong phần các tội phạm của BLHS. Người phạm tội trong tình trạng đầu óc
căng thẳng, ức chế thần kinh, họ ở trong cảm xúc tâm lý này sẽ không đủ tỉnh
táo để nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình.
Tuy nhiên, người phạm tội vẫn chưa bị mất hoàn toàn khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (chưa rơi vào tình trạng mất năng
lực trách nhiệm hình sự). Nguyên nhân gây ra trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh ở người phạm tội phải là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của
chính nạn nhân (Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng ở đây có thể cấu thành
tội phạm, có thể chưa hoặc không cấu thành tội phạm mà chỉ là những vi
phạm pháp luật khác như vi phạm Luật Lao động, Luật hơn nhân và gia đình,
Luật An tồn giao thơng,…). Để xác định tính chất nghiêm trọng của một
hành vi vi phạm pháp luật là vấn đề phức tạp địi hỏi phải xem xét một cách
khách quan, tồn diện sự việc xảy ra trên cơ sở đánh giá các tình tiết cụ thể
như hồn cảnh xảy ra, khơng gian, thời gian, cường độ, thủ đoạn, công cụ
phương tiện, thiệt hại gây ra…, đồng thời phải căn cứ vào đặc điểm của người
phạm tội như trình độ nhận thức, tính cách, trạng thái tâm lý vào thời điểm
xảy ra sự việc, bệnh tật ảnh hưởng đến thần kinh, hoàn cảnh sống của người
phạm tội, quan hệ của người phạm tội với nạn nhân… Hành vi trái pháp luật
12


của nạn nhân tác động vào người phạm tội hoặc người thân thích của người
phạm tội. Để nhận thức thống nhất vấn đề này cần có văn bản pháp luật
hướng dẫn rõ ràng. [14, tr.232, 233]
- Mặt chủ quan của tội phạm
+ Dấu hiệu lỗi của tội phạm
Người phạm tội có thể thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián
tiếp, nhưng chủ yếu là cố ý gián tiếp.
Cố ý trực tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho nạn nhân là nguy hiểm cho xã
hội và thấy trước hậu quả của hành vi của mình nhưng vẫn mong muốn gây ra
hậu quả thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe ở mức độ tổn thương cơ thể từ
31% trở lên cho nạn nhân.
Còn cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho nạn nhân là nguy hiểm cho
xã hội, thấy trước hậu quả thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe ở mức độ tổn
thương cơ thể từ 31% trở lên có thể xảy ra, tuy khơng mong muốn nhưng vẫn
có ý thức để mặc cho hậu quả thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe ở mức độ
tổn thương cơ thể từ 31% trở lên xảy ra với nạn nhân.
Chú ý, khi xác định lỗi của người phạm tội cần lưu ý mức độ lỗi của họ
là hạn chế, bởi họ thực hiện hành vi phạm tội trong tình trạng khả năng nhận
thức và điều khiển hành vi đều hạn chế, mặt khác tình trạng đó lại do hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng của chính nạn nhân gây ra [11, tr.68].
+ Các dấu hiệu động cơ phạm tội, mục đích phạm tội khơng phải là dấu
hiệu định tội.
1.1.2.2. Các dấu hiệu định khung hình phạt
Điều 135 BLHS năm 2015 quy định các khung hình phạt sau đây:
- Khung cơ bản quy định hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm thuộc trường hợp
13


quy định tại khoản 1 Điều 135 BLHS năm 2015, cụ thể: “Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
31% đến 60 % trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với
người thân thích của người phạm tội” [24, tr. 92].
Như vậy, đối với trường hợp phạm tội này sẽ phải chịu khung hình phạt
được quy định tại khoản 1 Điều 135 BLHS năm 2015. Theo quy định của

BLHS thì trường hợp phạm tội này là tội ít nghiêm trọng nhưng thương tích
người bị hại là thương tích nặng, nên khi xét xử loại tội này, Tịa án cần giải
thích để người bị hại và những người khác biết vì sao hình phạt cao nhất chỉ
là phạt tiền 50.000.000 đồng hoặc bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Khung tăng nặng quy định hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm thuộc
một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 135 BLHS năm 2015, cụ
thể: “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà
tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% trở lên” [24, tr.93].
Như vậy, đối với khoản 2 Điều 135 BLHS năm 2015 quy định về số
lượng người bị thương tích hoặc bị tổn hại cho sức khỏe phải đảm bảo trên 02
người, nhưng bắt buộc tỷ lệ tổn thương cơ thể của từng người cũng phải trên
31%, thuộc trường hợp này sẽ chịu khung phạt tương ứng theo quy định của
pháp luật.
Hai người trở lên bị tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% đều phải là
người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc
người thân thích của người phạm tội.
Nếu chỉ có một người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với
người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội, cịn những người
khác khơng có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội
hoặc người thân thích của người phạm tội, thì người phạm tội bị truy cứu về
14


hai tội: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh và tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho người khác” theo quy định tại Điều 134 BLHS.
Nếu có từ 02 người trở lên có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối
với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội, nhưng
chỉ có một người có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, còn những

người khác chỉ bị tổn thương cơ thể dưới 31% thì người phạm tội bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 135 BLHS. Tuy nhiên, thực tiễn xét
xử có trường hợp tuy chỉ có một người bị tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
nhưng lại có nhiều người khác bị tổn thương cơ thể dưới 31% và tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này trên 31% thậm chí trên cả 60%, nếu
chỉ truy cứu TNHS người phạm tội theo khoản 1 Điều 135 BLHS thì khơng
cơng bằng. Tuy chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về trường hợp
này, nhưng theo tác giả nếu chỉ có một người bị tổn thương cơ thể từ 31% đến
60%, nhưng cịn gây thương tích cho nhiều người khác mà tổng tỷ lệ tổn
thương cỏ thể của những người này từ 31% đến 60% thì cũng phải coi là
phạm tội đối với 02 người trở lên và người phạm tội phải bị truy cứu TNHS
theo khoản 2 Điều 135 BLHS, có như vậy mới thể hiện được nguyên tắc công
bằng khi xử lý tội phạm [9, tr.44].
- Khung tăng nặng quy định hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm thuộc
một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 135 BLHS năm 2015, cụ
thể: “Gây thương tích hoặc gây tổn hạn cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cho sức khỏe từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người” [24, tr.93].
Như vậy, đối với trường hợp phạm tội này là trường hợp gây hậu quả
cho nạn nhân có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc thực hiện với lỗi
vô ý dẫn đến hậu quả chết người. Rõ ràng, phải thỏa mãn dấu hiệu hành vi và
hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau, đó là giữa hành vi gây thương

15


tích phải có mỗi quan hệ nhân quả với hậu quả thương tích hoặc tổn hại về
sức khỏe với hậu quả chết người.
Người phạm tội có thể bị truy cứu TNHS theo 3 Điều 134 BLHS về tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu
không thuộc trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có những dấu hiệu pháp lý đặc
trưng của một tội phạm cụ thể như đã phân tích ở trên. Đây là những dấu hiệu
pháp lý làm căn cứ pháp lý để đối chiếu với những tình tiết thực tế của vụ án
khi định tội danh cũng như khi xác định khung hình phạt cần áp dụng và cũng
là căn cứ để phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác.
1.2. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với
một số tội phạm khác
1.2.1. Phân biệt với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác
- Thứ nhất, về trạng thái tinh thần của người phạm tội. Ở tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì trạng thái tinh
thần của người phạm tội khi thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác thì BLHS khơng phải là yếu tố để định
tội. Còn ở tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì “trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh” của người phạm tội khi thực hiện hành vi gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được BLHS quy định là dấu
hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
- Thứ hai, về đối tượng tác động của tội phạm. Điểm khác nhau giữa
đối tượng tác động của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác với đối tượng tác động của tội cố ý gây thương tích hoặc gây

16


tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh là một tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nhằm tác động

vào sức khỏe của bất kỳ người nào còn tội kia thì bắt buộc phải gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nhằm tác động vào sức khỏe của người có
hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân
thích của người phạm tội.
- Thứ ba, về mức độ hậu quả gây ra. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có
mức độ hậu quả khơng giống nhau. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác thì quy định mức độ hậu quả gây ra từ 11% trở lên,
còn mức độ hậu quả gây ra của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là từ 31% trở
lên.
- Thứ tư, về độ tuổi của chủ thể, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
thì tuổi bị xử lý hình sự về tội phạm này chỉ từ đủ 16 tuổi trở lên; trong khi đó
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tuổi
của người phạm tội bị xử lý hình sự phải từ đủ 14 tuổi trở lên.
- Ngoài ra, ở tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác thì mục đích phạm tội ln được xác định rõ ràng cịn ở tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh mục đích phạm tội thường khó xác định hơn.
1.2.2. Phân biệt với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh
Hai tội này thuộc hai nhóm tội khác nhau: Điều 125 BLHS là tội thuộc
nhóm tội xâm phạm tính mạng cịn Điều 135 BLHS là tội thuộc nhóm tội xâm

17


phạm sức khỏe của người khác. Do đó, hai tội này có sự khác nhau nhất định,

cụ thể là:
Về khách thể của tội phạm. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh xâm phạm vào quyền được bảo hộ về tính mạng con người;
cịn tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh xâm phạm vào quyền được bảo
hộ về sức khỏe con người.
Về hậu quả của tội phạm. Điểm khác nhau về dấu hiệu hậu quả đó là
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh gây thiệt hại về sức khỏe con người
(với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên); còn tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh gây thiệt hại về tính mạng con người.
Về dấu hiệu lỗi, mục đích của người phạm tội. Tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được thực hiện với lỗi cố ý nhằm mục
đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân, do vậy khi thực hiện hành vi người
phạm tội thấy trước được hậu quả chết người xảy ra; cịn tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh thực hiện với lỗi cố ý, nhằm mục đích gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân, trong ý thức chủ quan của người
phạm tội họ không mong muốn nạn nhân chết.
Để phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
(Điều 125 BLHS) với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà dẫn đến hậu
quả chết người (điểm b khoản 2 Điều 135 BLHS), cần phải phân biệt rõ hậu
quả chết người trong Điều 125 BLHS là dấu hiệu định tội còn hậu quả chết
người ở điểm b khoản 2 Điều 135 BLHS được xem xét là một tình tiết định
khung tăng nặng.

18



1.2.3. Phân biệt với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: “Phạm
tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của
nạn nhân gây ra” được quy định tại, điểm e, khoản 1 Điều 51 BLHS
Căn cứ vào quy định của Điều 135 BLHS và điểm e, khoản 1 Điều 51
BLHS thì cả hai trường hợp này người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm
tội đều ở trong tình trạng tinh thần bị kích động do hành vi trái pháp luật của
nạn nhân gây ra, nên khả năng kiểm soát, điều khiển hành vi hành vi của họ
đều bị hạn chế. Nhưng hai trường hợp này có những điểm khác nhau sau:
Thứ nhất, về nguyên nhân, mức độ tinh thần bị kích động. Đối với tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì mức độ tinh thần bị kích động đạt
đến ngưỡng coi là kích động mạnh do nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở
người phạm tội là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với
người người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội và đây là yếu
tố định tội. Còn ở trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 BLHS thì
tinh thần của người phạm tội tuy cũng bị kích động nhưng chỉ mức độ bình
thường và chỉ là nguyên nhân chỉ là hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây
ra, được xem xét là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, về mức độ của hành vi trái pháp luật là ngun nhân gây ra
tình trạng kích động ở người phạm tội. Nếu ở tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh (Điều 135 BLHS) hành vi trái pháp luật được quy định phải là
nghiêm trọng thì ở trường hợp phạm tội quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51
BLHS hành vi trái pháp luật có thể ở mức độ nghiêm trọng hoặc chưa ở mức
độ nghiêm trọng.
Thứ ba, về chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật. Ở quy định tại Điều
135 BLHS chủ thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm
hình sự, đồng thời chủ thể phải là người mà nạn nhân có hành vi trái pháp luật
19



nghiêm trọng đối với người đó hoặc với người thân thích của người đó (gọi
chung là người bị hại); cịn trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51
BLHS thì chủ thể là người có hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra có
thể đối với người phạm tội, người thân thích của người phạm tội hoặc cũng có
thể là người khác nhưng phải có mối quan hệ thân thiết đối với người phạm tội.
Người khác mà các nhà làm luật quy định ở đây là một người khơng phải là
người bị hại, nhưng có liên quan đến người bị hại, họ thường là người thân thích
hoặc có mối quan hệ gần gũi, thân thiết với người bị hại nên người phạm tội mới
xâm phạm đến người bị hại, nếu một người khơng có liên quan gì đến người bị
hại mà có hành vi trái pháp luật đối với người phạm tội thì hành vi của người
phạm tội không thuộc trường hợp được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Thứ năm, về đối tượng tác động của hành vi trái pháp luật. Ở Điều 135
BLHS chỉ quy định hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội
hoặc người thân thích của người phạm tội nhưng ở quy định tại điểm e khoản 1
Điều 51 BLHS thì khơng nhất thiết phải như thế hành vi trái pháp luật có thể đối
với người phạm tội, người thân thích của người phạm tội hoặc cũng có thể là
người khác nhưng phải có mối quan hệ thân thiết đối với người phạm tội.
1.2.4. Phân biệt với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do
vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Căn cứ vào quy định tại Điều 135 và 136, khoản 2 Điều 22 BLHS, khi
nghiên cứu các dấu hiệu của hai tội phạm này cho thấy, có thể phân biệt được
hai tội phạm này dựa vào các dấu hiệu sau:
Thứ nhất, về đối tượng tác động của tội phạm. Tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt q giới hạn phịng vệ
chính đáng hoặc do vượt q mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội có đối
tượng tác động là sự tác động gây thiệt hại nhằm vào chính người đang thực
hiện hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền là lợi ích
20



chính đáng của người phạm tội hoặc của người khác. Cịn tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh là sự tác động gây thiệt hại nhằm vào chính người đã thực hiện
hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích
của họ.
Thứ hai, về nguyên nhân phạm tội. Ở tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phịng vệ chính
đáng hoặc do vượt q mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì nguyên
nhân phạm tội là để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ
chức và Nhà nước. Cịn ở tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì ngun
nhân để bảo vệ cho lợi ích cho chính người phạm tội hoặc lợi ích cho người
thân của họ. Như vậy người phạm tội ở Điều 136 BLHS có thể bị kích động
hoặc khơng bị kích động nhưng người phạm tội ở Điều 135 BLHS thì bắt
buộc tinh thần phải bị kích động mạnh.
Thứ ba, về cường độ tấn công của nạn nhân. Ở Điều 136 BLHS, hành
vi nguy hiểm của nạn nhân xâm hại lợi ích của cá nhân, tổ chức và Nhà nước
là phải “ngay tức khắc”, sự gây thiệt hại và đe dọa gây thiệt hại phải là thực
sự, nhưng trong trường hợp ở Điều 135 BLHS thì hành vi trái pháp luật của
nạn nhân có thể là một hành vi cụ thể và tức thì dẫn tới tình trạng tinh thần bị
kích động mạnh cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật của nạn nhân là
chuỗi các hành vi khác nhau, diễn ra có tính lặp đi lặp lại… Hành vi trái pháp
luật nghiêm trọng của nạn nhân ở tội quy định tại Điều 135 BLHS có thể bằng
lời nói, có thể bằng hành động nhưng hành vi trái pháp luật ở tội quy định tại
Điều 136 BLHS chỉ có thể là hành động xâm hại đến lợi ích của Nhà nước,
của tổ chức, của người phạm tội hoặc của người khác.
Thứ tư, về trách nhiệm hình sự. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

21


hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, cần phải xem xét
trường hợp thực hiện khi phịng vệ của người phạm tội có vượt q mức cần
thiết không hoặc trường hợp khi bắt giữ người phạm tội có vượt quá mức cần
thiết chưa để làm cơ sở truy cứu TNHS. Còn tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh, chúng ta phải xem xét trạng thái tinh thần của người phạm tội có rơi vào
trạng thái “tinh thần bị kích động mạnh” để làm cơ sở truy cứu TNHS. Để đánh
giá mức độ tinh thần bị kích động mạnh hay khơng căn cứ vào tính chất, đặc
điểm, mức độ của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, đặc điểm tâm sinh lý của
người phạm tội, điều kiện môi trường xảy ra hành vi phạm tội, mối tương quan
giữa nạn nhân và người phạm tội,...[39, tr.69].
Thứ năm, về động cơ phạm tội. Ở tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh,
động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu định tội. Tuy nhiên, dấu hiệu này lại
là dấu hiệu định tội ở tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá
mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
Ngồi ra, cả hai tội đều có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng nhưng ở
trường hợp quy định tại Điều 136 BLHS thì hành vi trái pháp luật đang xảy ra
và chưa kết thúc. Còn ở trường hợp quy định tại Điều 135 BLHS thì hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đã kết thúc [16, tr.35].
Trong thực tiễn, việc phân biệt giữa hai tội này có ý nghĩa rất thiết thực
đối với việc định tội danh. Bởi hai tội phạm này có một số dấu hiệu giống
nhau đều có chủ thể thường, khách thể đều xâm phạm sức khỏe con người,
mặt chủ quan cùng là lỗi cố ý,… và đây đều là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt
của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.


22


1.3. Lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh
1.3.1. Khái quát quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
ở Việt Nam giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015
1.3.1.1. Giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Năm 1946 Nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời, chính quyền nhân
dân non trẻ được thành lập phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đảng và Nhà
nước ta trong giai đoạn này phải thực hiện song song việc xây dựng và củng
cố chính quyền với tích cực đấu tranh chống lại các thế lực thù địch. Đây
cũng là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của pháp luật hình sự
Việt Nam nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội. Để có cơ sở pháp lý
đấu tranh phịng, chống tội phạm, Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp
luật quy định tội phạm và hình phạt, trong đó có những văn bản pháp luật
hình sự quy định về các tội xâm phạm sức khỏe con người.
Nhà nước ta cùng với việc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật đồng
thời vẫn chấp nhận sử dụng luật lệ của chế độ cũ, như là Bộ hình luật Bắc Kỳ
1923, Bộ Hình luật Nam Kỳ 1912 và Bộ Hình luật Trung Kỳ 1933.
Với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 lừng lẫy năm châu trấn động địa
cầu, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta hoàn tồn thắng
lợi. Hồn cảnh lịch sử đất nước, tình hình hai miền Nam - Bắc đã có nhiều
chuyển biến những văn bản pháp luật khơng cịn phù hợp với thực tiễn cuộc
sống, khó áp dụng để điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh trong đời sống xã
hội. Năm 1955, ban hành Thông tư số 442/TTg ngày 19/01/1955 của Thủ
tướng Chính phủ về việc trừng trị một số tội trên cơ sở tổng kết luật lệ cũ và
án lệ. Điểm 3 của Thông tư số 442/TTg ngày 19/01/1955 quy định: “Đánh bị

thương phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm”; “Đánh bị thương có tổ chức hay
gây thành cố tật, hay gây chết người có thể phạt tù đến 20 năm” 32, tr. 326.

23


Với quy định này xác định đây là văn bản pháp luật đầu tiên mà pháp luật
Việt Nam trực tiếp quy định các vấn đề liên quan đến tội phạm xâm hại đến
sức khỏe con người, qua đó thể hiện Nhà nước đã có sự quan tâm đến vấn đề
bảo hộ sức khỏe của công dân. Tuy rằng, nội dung Thơng tư này có hướng
dẫn quy định về tội cố ý gây thương tích cịn giản đơn và chưa đề cập đến
trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Năm 1976, khi miền Nam hồn tồn giải phóng, để đáp ứng u cầu
đấu tranh phịng chống tội phạm trong tình hình mới, góp phần bảo đảm an
ninh trật tự, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
đã ban hành Sắc luật số 03/SL-76 ngày 15/3/1976 quy định tội phạm và hình
phạt đối với 7 nhóm tội phạm khác nhau (áp dụng cho cả nước và được sử
dụng đến khi BLHS năm 1985 ban hành và có hiệu lực), tại Điều 5 của Sắc
luật có quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người trong đó có các tội gây thương tích cho người khác nhưng cũng
chỉ dừng lại ở việc liệt kê tội danh. Một tháng sau khi ban hành Sắc luật, Bộ
tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/BTP-TT hướng dẫn thi hành Sắc luật số
03-SL/1976, ngày 15 tháng 04 năm 1976 để hướng dẫn cụ thể một số quy
định trong sắc luật. Theo đó, trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
được coi là phạm tội ít nghiêm trọng và là một trường hợp tình tiết giảm nhẹ
đặc biệt của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác [9, tr 18].
Trong giai đoạn này, các tội xâm phạm sức khỏe của người khác và tội

cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mới chỉ được quy định trong các văn
bản dưới luật bằng các hình thức Sắc luật, thơng tư… Mặc dù những văn bản
này cịn quy định mang tính chung chung, chưa cụ thể nhưng với tình hình đất

24


nước trong giai đoạn này, đây cũng được xem là bước tiến bộ nhất định về kỹ
thuật lập pháp hình sự của Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.
1.3.1.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự
năm 1999 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong vấn đề xây dựng hệ
thống pháp luật, năm 1985, BLHS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 9 chính thức thơng
qua, đây là lần đầu tiên pháp điển hóa về lĩnh vực pháp luật hình sự. BLHS
năm 1985, chính thức quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của con người tại Chương II của BLHS, có các điều quy
định về tội phạm cụ thể, quy định về hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Thời điểm này chưa quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là một
tội danh cụ thể. Trải qua 4 lần sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985. Lần thứ
nhất vào năm 1989 đã sửa đổi, bổ sung các tội xâm phạm sức khỏe của con
người. Với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác (Điều 109), Luật sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985 có bổ sung thêm
trường hợp phạm tội trong trạng tại thái tinh thần bị kích động mạnh và phạm
tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng vào khoản 4,
Điều 109 BLHS năm 1985 [1, tr.75].
Như vậy, BLHS năm 1985 ra đời, trải qua 4 lần sửa đổi, bổ sung (1989,

1991, 1992 và 1997) là bước ngoặt mới trong sự phát triển của pháp luật hình
sự Việt Nam, tạo ra cơng cụ pháp lý vững chắc, góp phần hiệu quả trong cơng
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta trong giai đoạn mới. Với quy
định tại vị trí Chương II của BLHS trong phần các tội phạm cụ thể chỉ sau
Chương I. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia thể hiện sự coi trọng của Nhà
nước trong việc bảo vệ quyền bảo hộ tính mạng, sức khỏe của cơng dân. Mặc
25


dù, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định như là một trường
hợp phạm tội có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt của tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nhưng với quy định này bước đầu
phần nào phản ánh điểm mới về chính sách hình sự của Nhà nước về các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.
Sau khi BLHS năm 1985 được ban hành, TANDTC đã có một số văn
bản hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật này, như: Nghị quyết số
04/NQTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS;
Công văn số 03/TATC ngày 22/10/1987 của TANDTC hướng dẫn về Điều
109/BLHS; Nghị quyết số 01/89-HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm
phán TANDTC hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của
BLHS… Các văn bản này có một vai trị rất quan trọng góp phần giúp các chủ
thể áp dụng pháp luật trong nhận thức và vận dụng các quy định của BLHS
năm 1985 được thuận lợi, dễ dàng.
Với sự thay đổi nhiều mặt trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội trong nước cũng như khu vực và quốc tế, nhiều quy định của BLHS
năm 1985 đã trở nên bất cập, có những hành vi được quy định là tội phạm
trong Bộ luật này khơng cịn phù hợp với thực tế. Trong xã hội xuất hiện
nhiều hành vi mới nguy hiểm cho xã hội cần phải được tội phạm hóa, một số

hành vi khơng cịn nguy hiểm đáng kể cho xã hội cần được phi tội phạm hóa.
Trước hồn cảnh trên cần phải ban hành một BLHS mới thay thế BLHS năm
1985 để pháp luật kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với các quan hệ xã hội mới
phát sinh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh với tội phạm.
BLHS năm 1999 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
Quốc hội khóa X thơng qua ngày 21/12/1999 có hiệu lực từ ngày 01/7/2000
thay thế BLHS năm 1985 (sau đây gọi là BLHS năm 1999). Có rất nhiều điều
26


luật được sử đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, trong đó tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh được tách ra từ khoản 4 Điều 109 của BLHS năm
1985 quy định thành một tội danh độc lập tại Điều 105 của BLHS năm 1999.
Điều 105 BLHS năm 1999 có những điểm mới so với quy định của
khoản 4 Điều 109 BLHS năm 1985. Đó là, ngồi việc tách trường hợp cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh thành một tội độc lập và quy định tại một
điều luật độc lập với những khung hình phạt riêng, BLHS năm 1999 cịn tiếp
tục phân hóa trách nhiệm hình sự các trường hợp “cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh”có các mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Nếu như BLHS
năm 1985 quy định chỉ có một khung hình phạt là bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm thì
BLHS năm 1999 quy định hai khung hình phạt là: khung cơ bản có hình phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến
hai năm còn khung tăng nặng đối với nhiều người, hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết
người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ một
năm đến năm năm. Ngoài ra, nếu khoản 4 Điều 109 BLHS năm 1985 chỉ quy

định “bị kích động mạnh vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân”, chứ chưa quy định “hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân
đối với người đó hoặc người thân thích của người đó” như khoản 1 Điều 105
BLHS năm 1999. Mặt khác, BLHS năm 1999 quy định rõ tỷ lệ thương tật là
từ 31 % trở lên thì người phạm tội cố ý thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mới bị truy
cứu TNHS còn khoản 4 Điều 109 BLHS năm 1985 chỉ quy định gây thương
tích nặng. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì

27


×