Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến lợi nhuận và thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.98 KB, 12 trang )

Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến lợi nhuận và thu
nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Huỳnh Thị Hương Thảo - Đinh Diễm My - Thị Bơ Pha - Đồn Cơng Tín
Trường Đại học Cơng nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Ngày nhận: 30/08/2021

Ngày nhận bản sửa: 06/11/2021

Ngày duyệt đăng: 06/12/2021

Tóm tắt: Vốn chủ sở hữu là yếu tố tài chính quan trọng, vừa thể hiện quy mơ của

ngân hàng vừa phản ánh khả năng đảm bảo các khoản nợ của ngân hàng đối với
khách hàng. Bài viết sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của 33 ngân
hàng thương mại Việt Nam và Tổng cục Thống kê Việt Nam giai đoạn 2008- 2020
nhằm nghiên cứu tác động của vốn chủ sở hữu đến lợi nhuận và thu nhập ngoài lãi
của ngân hàng với các chỉ tiêu: lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân, lợi
nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình qn, thu nhập ngồi lãi bằng phương
The impacts of equity on profitability and non-interest income of Vietnamese commercial
banks

Abstract: Equity is an important financial factor, showing the size of banks and reflecting bank’s ability
to guarantee debts to customers. Large equity will create a lot of prestige for banks in the market,
facilitating expansion and development. The larger the equity, the higher the bank’s endurance,
especially in the difficult period of business operations, the greater the ability to generate profits
because it can diversify income from business operations. This article uses data from financial
statements of 31 Vietnamese commercial banks and the General Statistics Office of Vietnam for the
period 2008 - 2020 to study the impact of equity on bank’s profitability and non-interest income with
the following criteria: profit after tax on average total assets, profit after tax on average equity and
non-interest income through generalized method of moments model. The research results show that


equity has a positive impact on profit after tax on average total assets, but has negative impacts on
profit after tax on average equity and non-interest income. Since then, the study has proposed some
solutions on equity to increase profit and non-interest income of Vietnamese commercial banks.
Keywords: profit, commercial bank, non-interest income, equity.
Huynh Thi Huong Thao
Email:

Dinh Diem My
Email:
Thi Bo Pha
Email:

Doan Cong Tin
Email:

Organization of all: Ho Chi Minh City University of Food Industry

© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X

1

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 235- Tháng 12. 2021


Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến lợi nhuận và thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương
mại Việt Nam

pháp định lượng qua mơ hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, GMM. Kết quả

nghiên cứu cho thấy vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến lợi nhuận sau thuế
trên tổng tài sản bình quân, nhưng tác động ngược chiều đến lợi nhuận sau thuế
trên vốn chủ sở hữu bình qn và thu nhập ngồi lãi. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất
giải pháp về vốn chủ sở hữu để tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập ngồi lãi của các
ngân hàng thương mại Việt Nam.
Từ khóa: lợi nhuận, ngân hàng thương mại, thu nhập ngoài lãi, vốn chủ sở hữu
1. Giới thiệu
Các ngân hàng thương mại (NHTM) muốn
tiến hành kinh doanh thì trước hết phải
có đủ vốn chủ sở hữu (VCSH) hay tiềm
lực tài chính để duy trì hoạt động và phát
triển. VCSH được coi là tấm đệm chống
đỡ những rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt
động kinh doanh. Tại Việt Nam, Thông tư
22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 quy
định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn
trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài; tỷ lệ an toàn vốn
(Capital Adequacy Ratio- CAR) của ngân
hàng đạt từ 9% trở lên. Nếu tỷ lệ này không
đảm bảo, các NHTM sẽ không đủ khả năng
mở rộng hoạt động, tiềm ẩn nhiều rủi ro
trong quá trình kinh doanh. Nâng cao năng
lực tài chính sẽ giúp ngân hàng có mức vốn
đầy đủ, thực hiện tốt các biện pháp phòng
ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn vốn trong hoạt
động, hạn chế đến mức thấp nhất những
thiệt hại có thể xảy ra đối với ngân hàng.
Do tính chất ổn định của VCSH nên ngân
hàng có thể sử dụng chúng vào các mục

đích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất
kỹ thuật, đầu tư mua sắm tài sản cố định
phục vụ cho ngân hàng, có thể sử dụng để
cho vay, đầu tư góp vốn liên doanh, mua cổ
phần. Mặt khác, với chức năng bảo vệ, vốn
thuộc sở hữu của ngân hàng được coi như
là tài sản đảm bảo gây dựng lòng tin với
khách hàng, duy trì khả năng thanh tốn
cho khách hàng khi ngân hàng hoạt động
thua lỗ. Hơn nữa, VCSH là một căn cứ

2

quyết định đối với quy mô và khối lượng
vốn huy động cũng như hoạt động cho vay
và bảo lãnh của ngân hàng.
Quy mô và sự tăng trưởng VCSH của ngân
hàng sẽ quyết định năng lực phát triển cũng
như khả năng sinh lợi của NHTM. Hiện nay,
có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa
VCSH và lợi nhuận của NHTM thông qua
hai chỉ tiêu: lợi nhuận sau thuế trên tổng tài
sản (ROA- Return On Assets), lợi nhuận sau
thuế trên VCSH (ROE- Return On Equity).
Tuy nhiên, bên cạnh việc nghiên cứu tác
động của VCSH đến lợi nhuận theo hai chỉ
số tài chính: lợi nhuận sau thuế trên tổng tài
sản bình quân (ROAA- Return On Assets
Average) và lợi nhuận sau thuế trên VCSH
bình quân (ROEA- Return On Equity

Average), việc kết hợp nghiên cứu thêm
tác động của VCSH đến thu nhập ngoài lãi
(NII- Non-Interest Income) nhằm phản ánh
xu hướng hiện nay của các ngân hàng là đa
dạng hóa các hoạt động kinh doanh của các
NHTM Việt Nam giai đoạn 2008- 2020 là
có ý nghĩa trong việc xem xét tác động tổng
hợp của VCSH của NHTM Việt Nam đến
lợi nhuận và thu nhập ngồi lãi.
Vì vậy, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của
VCSH đến lợi nhuận và thu nhập ngoài
lãi của các NHTM Việt Nam có ý nghĩa
thiết thực nhằm gợi ý giải pháp về VCSH
để nâng cao lợi nhuận và thu nhập ngoài
lãi của các NHTM Việt Nam. Bài viết đã
vận dụng cơ sở lý thuyết tiền nhiệm để
đề xuất mô hình nghiên cứu, thu thập dữ
liệu bảng từ 33 NHTM Việt Nam và tốc

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021


HUỲNH THỊ HƯƠNG THẢO - ĐINH DIỄM MY - THỊ BƠ PHA - ĐỒN CƠNG TÍN

độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát của
Việt Nam giai đoạn từ 2008- 2020, sử dụng
các kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng bằng
phương pháp hồi quy Pooled OLS, FEM,
REM, GMM để biết tác động của VCSH
đến ROAA, ROEA, NII; từ đó bài viết đã

đề xuất một số hàm ý chính sách liên quan
đến kết quả nghiên cứu.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết
VCSH của NHTM là vốn thuộc quyền sở
hữu của NHTM, là những giá trị tiền tệ
mà ngân hàng tạo lập được. VCSH của
NHTM bao gồm hai bộ phận: vốn của chủ
sở hữu ban đầu và vốn của chủ sở hữu hình
thành trong quá trình hoạt động (Mishkin,
2010). VCSH ban đầu đối với các NHTM
chính là vốn do ngân sách Nhà nước cấp
khi mới thành lập (đối với các NHTM Nhà
nước), do cổ đơng góp thông qua việc mua
cổ phần (đối với các NHTM cổ phần) bao
gồm cổ phần thường và các cổ phần ưu đãi.
Mức vốn này phải đảm bảo bằng mức vốn
pháp định. Vốn của chủ sở hữu hình thành
trong quá trình hoạt động (VCSH bổ sung)
do cổ phần phát hành thêm hoặc do ngân
sách Nhà nước cấp bổ sung trong quá trình
hoạt động, do chuyển một phần lợi nhuận
tích lũy, các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều
lệ, quỹ đầu tư phát triển, phát hành giấy nợ
dài hạn... Trên bảng cân đối của NHTM,
VCSH bao gồm các khoản mục cơ bản: vốn
điều lệ, VCSH bổ sung, các quỹ dự trữ, các
tài sản nợ khác...
Có các cơng trình nghiên cứu về VCSH và

lợi nhuận của các NHTM Việt Nam được
một số tác giả trong nước tiếp cận ở các góc
độ, phạm vi, đối tượng nghiên cứu khác
nhau. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng
Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016) về

ảnh hưởng của VCSH đến khả năng sinh
lời và rủi ro tín dụng của các NHTM Việt
Nam, thông qua phương pháp GMM với
dữ liệu của 30 NHTM Việt Nam giai đoạn
2007- 2014 để kiểm định giả thuyết rủi ro
đạo đức và giả thuyết quản lý về mối quan
hệ giữa vốn ngân hàng, khả năng sinh lợi
và rủi ro tín dụng; kết quả nghiên cứu cho
thấy ảnh hưởng rõ ràng của VCSH có tác
động tích cực đến ROA nhưng có tác động
tiêu cực đến ROE; các biến kiểm sốt khác
như ROAt-1, ROEt-1, quy mơ tài sản, tỷ lệ dư
nợ trên vốn huy động, tốc độ tăng trưởng
kinh tế và tỷ lệ lạm phát đều tác động đến
ROA và ROE.
Nghiên cứu của Lê Đồng Duy Trung
(2020) sử dụng phương pháp GMM nghiên
cứu 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn
từ 2009 đến 2017 về các nhân tố tác động
tới khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam
đã tìm thấy VCSH có tác động tích cực đến
ROA nhưng có tác động tiêu cực đến ROE;
biến ROAt-1 và ROEt-1 có tác động thuận
chiểu tương ứng với ROA và ROE. Nghiên

cứu của tác giả cũng đề cập lý thuyết danh
mục đầu tư về tồn tại mối quan hệ đánh đổi
giữa rủi ro- lợi nhuận kỳ vọng và giả thuyết
SCP (Cấu trúc Hành vi Hiệu quả: Structure
Conduct Performance hypothesis) cho rằng
các doanh nghiệp có quy mơ hoặc thị phần
lớn nhất thị trường thường có sức mạnh
thị trường lớn hơn phần cịn lại, cho phép
doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh về giá,
điều này giúp đạt được hiệu quả cao hơn
các doanh nghiệp có quy mơ hoặc thị phần
nhỏ.
Nghiên cứu của Đoàn Việt Hùng (2020)
sử dụng phương pháp hồi quy GMM, dữ
liệu thu thập từ 27 NHTM Việt Nam trong
khoảng thời gian 2010- 2017 với 216 quan
sát cho thấy, biến VCSH và quy mơ tài
sản, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, NIIt-1 có tác
động cùng chiều đến NII; các biến kiểm
sốt khác như tỷ lệ lạm phát có tác động

Số 235- Tháng 12. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

3


Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến lợi nhuận và thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương
mại Việt Nam

ngược chiểu đến NII; biến tỷ lệ cho vay

và tốc độ phát triển kinh tế khơng có tác
động đến biến NII. Nguyễn Thị Tuyết Nga
(2021) nghiên cứu sự tác động của các yếu
tố đến ROE tại hệ thống NHTM Việt Nam
giai đoạn 2013- 2019, thông qua sử dụng
phương pháp Pooled OLS, kết quả cho thấy
tỷ lệ ROE chịu sự tác động ngược chiều
bởi yếu tố VCSH. Như vậy, những nghiên
cứu về VCSH tác động đến cả lợi nhuận và
thu nhập ngồi lãi theo ba chỉ số tài chính:
ROAA, ROEA và NII của các NHTM Việt
Nam giai đoạn 2008- 2020 chưa được tìm
thấy trong các cơng trình trước đây.
Nghiên cứu của Alper và Anbar (2011) về
các NHTM Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy biến quy
mơ ngân hàng có tác động thuận chiều đến
ROA và ROE, tỷ lệ cho vay trên tổng tài
sản có tương quan ngược chiều đến ROA.
Các yếu tố đặc trưng khác của ngân hàng
như VCSH, tốc độ tăng trưởng kinh tế,
tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng khơng quan
trọng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.
Nghiên cứu của Gul và cộng sự (2011) sử
dụng bộ dữ liệu của 15 NHTM lớn nhất tại
Pakistan giai đoạn từ 2005- 2009 thơng qua
mơ hình Pooed OLS, kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng những nhân tố như tổng tài
sản, quy mô tiền gửi, tỷ lệ cho vay trên tổng
tài sản, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng sẽ
tạo ra được nhiều lợi nhuận cho ngân hàng

hơn trong khi đó VCSH các tác động âm
đến ROE.
Ongore và Kusa (2013) nghiên cứu lợi
nhuận với các chỉ tiêu đại diện là ROA,
ROE của các NHTM tại Kenya trên dữ
liệu bảng của 37 ngân hàng trong giai đoạn
2001- 2010 bằng phương pháp hồi quy
Pooled OLS, kết quả cho thấy các biến có
tác động cùng chiều với ROA là VCSH;
các biến có tác động ngược chiều đến ROA
là: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ lạm
phát; biến tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi,
tốc độ tăng trưởng kinh tế khơng có ý nghĩa

4

thống kê; biến VCSH có tác động cùng
chiều đến ROA nhưng tác động ngược
chiều đến ROE. Nghiên cứu của TrujilloPonce (2013) về các yếu tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận của các NHTM tại Tây Ban Nha
giai đoạn 1999- 2009 thông qua phương
pháp GMM đã tìm thấy VCSH có tác động
tích cực đến ROA nhưng có tác động tiêu
cực đến ROE, biến độ trễ của lợi nhuận
ROAt-1 và ROEt-1 có tác động thuận chiểu
tương ứng với ROA và ROE.
Để đánh giá khả năng sinh lợi của NHTM,
hai chỉ tiêu tài chính thường được sử dụng
nhiều nhất là chỉ tiêu đo lường doanh
lợi ROA, ROE (Ongore và Kusa, 2013;

Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị
Diệu Thảo, 2016; Nisar và cộng sự, 2018,
Lê Đồng Duy Trung, 2020). Chỉ tiêu ROA=
Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản, phản ánh
hiệu quả trong việc sử dụng tài sản. Chỉ
tiêu ROE= Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ
sở hữu, thể hiện thu nhập mà các cổ đông
nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng
tức là chấp nhận rủi ro để hy vọng có được
thu nhập ở mức hợp lý. Tỷ số NII= (Thu
ngoài lãi- Chi ngoài lãi)/ Tổng tài sản, tỷ lệ
này càng cao càng có lợi cho ngân hàng vì
tỷ lệ thu ngồi lãi tạo ra trên tài sản có của
ngân hàng là cao. Phương pháp đo lường
khả năng sinh lợi này được sử dụng phổ
biến và dễ thực hiện, dữ liệu thời điểm cuối
năm và đầu năm được lựa chọn trong các
báo cáo tài chính của ngân hàng.
Xuất phát từ mơ hình nghiên cứu của các
tác giả trong nước và ngoài nước: Ongore
và Kusa (2013), Nguyễn Thị Hồng Vinh và
Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016), Đoàn Việt
Hùng (2020)… về các nhân tố tác động đến
lợi nhuận và thu nhập ngoài lãi của NHTM
đều đã sử dụng mơ hình hồi quy với biến
phụ thuộc là: ROA, ROE, NII và các biến
độc lập như: tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản,
quy mô tài sản, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài
sản, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay trên vốn


Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021


HUỲNH THỊ HƯƠNG THẢO - ĐINH DIỄM MY - THỊ BƠ PHA - ĐỒN CƠNG TÍN

huy động, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tốc độ
tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, mơ hình
nghiên cứu về tác động của VCSH đến lợi
nhuận và thu nhập ngoài lãi của NHTM
được xây dựng như sau:
Mơ hình 1: ROAAi,t = α + β1×VCSHi,t
+ γ1×QMTSi,t+ γ2×CVi,t + γ3×NXi,t +
γ4×CVHDi,t + γ5×HQQLi,t + γ6×TTKTi,t+
γ7×LPi,t + εi,t.
Mơ hình 2: ROEAi,t = α + β1×VCSHi,t
+ γ1×QMTSi,t+ γ2×CVi,t + γ3×NXi,t +
γ4×CVHDi,t + γ5×HQQLi,t + γ6×TTKTi,t+
γ7×LPi,t + εi,t.
Mơ hình 3: NIIi,t = α + β1×VCSHi,t
+ γ1×QMTSi,t + γ2×CVi,t + γ3×NXi,t +
γ4×CVHDi,t + γ5×HQQLi,t + γ6×TTKTi,t+
γ7×LPi,t + εi,t.

Trong đó: t và i lần lượt là năm t và ngân
hàng thứ i, α là hệ số chặn, β và γ là các
tham số ước lượng; ε là sai số ngẫu nhiên.
Biến phụ thuộc: ROAA, ROEA, NII là các
biến phản ánh lợi nhuận và thu nhập ngoài
lãi của ngân hàng i trong năm t (Ongore
và Kusa, 2013; Nguyễn Thị Hồng Vinh và

Lê Phan Thị Diệu Thảo, 2016; Đoàn Việt
Hùng, 2020).
Biến giải thích: biến VCSH phản ánh cơ
cấu vốn chủ sở hữu của ngân hàng i trong
năm t. Các biến kiểm soát tập hợp các nhân
tố nội tại của ngân hàng bao gồm biến
QMTS, biến CV, biến NX, biến CVHD,
biến HQQL và các biến phản ánh nhân tố
kinh tế vĩ mô bao gồm biến TTKT, biến
LP (Ongore và Kusa, 2013; Nguyễn Thị

Bảng 1. Mơ tả chi tiết các biến trong mơ hình nghiên cứu
Biến

Tên biến

Cơng thức tính

Nguồn tham khảo

Biến phụ thuộc: phản ánh lợi nhuận và thu nhập ngoài lãi của NHTM
ROAA

Tỷ lệ lợi nhuận
sau thuế trên
tổng tài sản
trung bình

(Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài Sufian và Chong (2008), Sufian (2011),
sản trung bình) x 100%

Ongore và Kusa (2013), Nguyễn Thị
Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo
(2016), Nisar và cộng sự (2018), Lê
Đồng Duy Trung (2020)

ROEA

Tỷ lệ lợi nhuận
sau thuế trên
VCSH trung
bình

(Lợi nhuận sau thuế/VCSH
trung bình) x 100%

Sufian (2011), Ongore và Kusa (2013),
Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị
Diệu Thảo (2016), Nisar và cộng sự
(2018), Lê Đồng Duy Trung (2020)

NII

Tỷ lệ thu nhập
ngồi lãi

[(Thu nhập ngồi lãi- Chi phí
ngồi lãi)/Tổng tài sản trung
bình] x 100%

DeYoung và Rice (2004), Đồn Việt

Hùng (2020)

Biến giải thích: biến phản ánh VCSH
VCSH

Tỷ lệ VCSH
trên tổng tài
sản

(VCSH/Tổng tài sản) x 100% Ongore và Kusa (2013), Nguyễn Thị
Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo
(2016), Đoàn Việt Hùng (2020)

Biến kiểm sốt: biến nội tại của ngân hàng
QMTS

Quy mơ tài sản Ln (Tổng tài sản)
của ngân hàng

Sufian và Chong (2008), Nguyễn
Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu
Thảo (2016), Đoàn Việt Hùng (2020),
Nguyễn Thị Tuyết Nga (2021)

CV

Tỷ lệ dư nợ cho (Dư nợ cho vay/Tổng tài sản) Sufian (2011), Alper và Anbar (2011),
vay trên tổng tài x 100%
Gul và cộng sự (2011), Đoàn Việt
sản

Hùng (2020)

Số 235- Tháng 12. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

5


Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến lợi nhuận và thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương
mại Việt Nam
Biến

Tên biến

Cơng thức tính

Nguồn tham khảo

NX

Tỷ lệ nợ xấu
(Nợ xấu/Dư nợ cho vay) x
trên tổng dư nợ 100%

Ongore và Kusa (2013), Trujillo-Ponce
(2013), Nisar và cộng sự (2018)

CVHD

Tỷ lệ dư nợ cho (Dư nợ cho vay/Vốn huy
vay trên vốn

động) x 100%
huy động

Ongore và Kusa (2013), Aremu và
cộng sự (2013), Nguyễn Thị Hồng
Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016)

HQQL

Hiệu quả quản


(Tổng chi phí/Tổng thu nhập) Ameur và Mhiri (2013), Aremu và cộng
x 100%
sự (2013), Đoàn Việt Hùng (2020),
Nguyễn Thị Tuyết Nga (2021)

Biến kiểm sốt: biến kinh tế vĩ mơ
TTKT

Tăng trưởng
kinh tế

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
hàng năm

Ongore và Kusa (2013), Nguyễn Thị
Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo
(2016), Lê Đồng Duy Trung (2020)


LP

Lạm phát

Tỷ lệ lạm phát hàng năm

Sufian và Chong (2008), Sufian (2011),
Ongore và Kusa (2013), Nguyễn Thị
Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo
(2016), Đoàn Việt Hùng (2020)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Tổng quan nghiên cứu

Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo,
2016; Nisar và cộng sự, 2018; Lê Đồng
Duy Trung, 2020; Đoàn Việt Hùng, 2020).
2.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Số liệu nghiên cứu được thu thập trên
báo cáo tài chính đã kiểm toán của 33
NHTM Việt Nam và Tổng cục Thống
kê Việt Nam giai đoạn 2008- 2020. 33
NHTM được đưa vào phân tích gồm 31
NHTM cổ phần: Á Châu (ACB), An Bình
(Anbinhbank), Bắc Á (BacAbank), Đầu tư
và Phát triển Việt Nam (BIDV), Bảo Việt
(Baovietbank), Xuất nhập khẩu Việt Nam
(Eximbank), Kiên Long (Kienlongbank),
Hàng hải Việt Nam (Maritimebank), Quân
đội (Militarybank), Nam Á (NamAbank),
Quốc dân (NCB), Phát triển Thành phố Hồ

Chí Minh (HDbank), Xăng dầu Petrolimex
(PGbank), Phương Đơng (OCB), Sài
Gịn Thương Tín (Sacombank), Sài Gịn
Hà Nội (SHB), Kỹ Thương Việt Nam
(Techcombank), Việt Nam Thịnh Vượng
(VPbank), Bản Việt (Vietcapitalbank),
Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Quốc

6

tế Việt Nam (VIB), Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank), Sài Gịn Cơng Thương
(Saigonbank), Đơng Nam Á (SeAbank),
Sài Gòn (SCB), Việt Á (VietAbank), Đại
Chúng Việt Nam (PVcombank), Bưu điện
Liên Việt (LienvietPostbank), Tiên Phong
(Tienphongbank), Việt Nam Thương Tín
(Vietbank), Đơng Á (DongAbank). Ngồi
ra là Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam (Agribank) và NHTM
trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại
Dương (Oceanbank). Số lượng các ngân
hàng nghiên cứu trong từng năm thay đổi
do một số NHTM mới thành lập, sáp nhập
hoặc không công bố báo cáo tài chính.
Để phân tích tác động của VCSH đến
ROAA, ROEA, NII của các NHTM, tác
giả sử dụng mô hình bình phương nhỏ nhất
thơng thường gộp (Pooled Ordinary Least
Squares- Pooled OLS), mơ hình tác động

cố định (Fixed Effect Model- FEM), mơ
hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect
Model- REM). Kiểm định được thực hiện
trong nghiên cứu là kiểm định F cho phép
lựa chọn giữa mơ hình theo FEM và Pooled
OLS, kiểm định Hausman cho phép lựa

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021


HUỲNH THỊ HƯƠNG THẢO - ĐINH DIỄM MY - THỊ BƠ PHA - ĐỒN CƠNG TÍN

chọn giữa mơ hình theo FEM và REM. Với
mơ hình FEM và REM được lựa chọn, tác
giả tiến hành kiểm định Modified Wald về
phương sai thay đổi, kiểm định Wooldridge
về hiện tượng tự tương quan. Nếu mơ hình
FEM hoặc REM tồn tại hiện tượng tự tương
quan hoặc phương sai thay đổi, mơ hình
ước lượng moment tổng quát (Generalized
Method of Moments- GMM) được sử dụng
nhằm tăng độ tin cậy ước lượng mơ hình
nghiên cứu, loại bỏ những sai số do thời
gian, đặc trưng của từng NHTM vì mơ hình
GMM có thể kiểm sốt được hiện tượng

nội sinh và các vấn đề khác như phương
sai thay đổi, tự tương quan trong dữ liệu
bảng (Arellano và Bond, 1991). Nghiên
cứu sử dụng kiểm định Sargan đối với tính

chất xác định quá mức (over identification)
cho phép kiểm tra sự phù hợp của các biến
công cụ và kiểm định Arellano-Bond xác
định liệu có sự tương quan giữa biến công
cụ và phần dư trong mô hình hay không.
Phần mềm được sử dụng để chạy hồi quy
là Stata 15.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Bảng 2. Kết quả mơ hình hồi quy GMM ảnh hưởng của VCSH đến ROAA, ROEA, NII của
các NHTMVN
Biến phụ thuộc

ROAA (Mơ hình 1)

ROEA (Mơ hình 2)

NII (Mơ hình 3)

ROAA(t-1)

0,128326***
(0,000)

-

-

ROEA(t-1)


0,0774741***
(0,000)

-

NII(t-1)

-

VCSH
QMTS
CV
NX
CVHD
HQQL
TTKT
LP
CONS
F-test
Hausman test
Breusch-Pagan
Lagrangian test

0,0259882***
(0,000)
0,1365688***
(0,000)
0,0026843**
(0,023)
0,0039963

(0,587)
0,0011806
(0,161)
-0,034054***
(0,000)
-0,0030375
(0,296)
-0,0080591***
(0,000)
0,2258049
(0,544)
F(32, 363) = 2,73
Prob > F = 0,0000
chi2(8) = 6,49
Prob > chi2 = 0,5921
chi2(1) = 29,08
Prob > chi2 = 0,0000

-0,2844931***
(0,000)
1,560447***
(0,000)
0,1173043***
(0,000)
0,1726577***
(0,000)
0,0050557
(0,595)
-0,3398935***
(0,000)

0,1469625***
(0,000)
0,0258232
(0,183)
3,420918
(0,421)
F(32,363) = 6,79
Prob> F = 0,0000
chi2(8) = 7,34
Prob > chi2 = 0,5008
chi2(1) = 208,54
Prob > chi2 = 0,0000

0,3711696***
(0,000)
-0,0170416**
(0,018)
-0,0380815
(0,321)
0,0100618***
(0,000)
0,037442***
(0,000)
-0,0073671***
(0,000)
-0,0079884***
(0,000)
-0,0120115**
(0,028)
-0,0177855***

(0,000)
1,998385***
(0,001)
F(32,363) = 2,60
Prob > F = 0,0000
chi2(8) = 7,51
Prob > chi2 = 0,4830
chi2(1) = 22,55
Prob > chi2 = 0,0000

Số 235- Tháng 12. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

7


Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến lợi nhuận và thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương
mại Việt Nam
Biến phụ thuộc

ROAA (Mơ hình 1)

ROEA (Mơ hình 2)

NII (Mơ hình 3)

Wooldridge test

F(1,32) = 7,057
Prob > F = 0,0122


F(1,32) = 43,402
Prob > F = 0,0000

F(1,32) = 14,572
Prob > F = 0,0006

Arellano-Bond test

Prob > z = 0,3873

Prob > z = 0,1108

Prob > z = 0,5272

chi2(65) = 23,42489
chi2(65) = 24,94262
chi2(65) = 26,69352
Sargan test
Prob > chi2 = 1,0000
Prob > chi2 = 1,0000
Prob > chi2 = 1,0000
(***), (**) và (*) thể hiện ở mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 15 với dữ liệu của 33 NHTM khảo sát

Qua kiểm định F-test (p-value = 0,0000) và
Hausman test (p-value > 5%) ở cả 03 mơ
hình thì mơ hình được lựa chọn là mơ hình
tác động ngẫu nhiên REM. Mơ hình 1 khi
kiểm định phương sai thay đổi có giá trị
p-value= 0,0000 và tự tương quan có giá

trị p-value= 0,0122; Mơ hình 2 khi kiểm
định phương sai thay đổi có giá trị p-value=
0,0000 và tự tương quan có giá trị p-value=
0,0000; Mơ hình 3 khi kiểm định phương
sai thay đổi có giá trị p-value= 0,0000 và
tự tương quan có giá trị p-value= 0,0006
cho thấy cả 03 mơ hình đều có hiện tượng
phương sai thay đổi và tự tương quan. Mơ
hình hồi quy GMM được lựa chọn đối với
các biến phụ thuộc nhằm khắc phục hiện
tượng nội sinh, phương sai thay đổi và tự
tương quan. Các kiểm định Arellano-Bond
test và Sargan test trong cả 03 mơ hình đều
có giá trị p-value> 5% nên thỏa mãn tính
chất xác định quá mức (over identification)
và không tồn tại hiện tượng tự tương quan
bậc hai, vậy mơ hình GMM với biến trễ của
biến phụ thuộc làm biến công cụ đã giải
quyết được hiện tượng nội sinh trong mơ
hình nên kết quả ước lượng sẽ hiệu quả.
Hệ số hồi quy của biến ROAA(t-1),
ROEA(t-1), NII(t-1) tác động cùng chiều lần
lượt với ROAA, ROEA, NII ở mức ý nghĩa
1% cho thấy khả năng sinh lợi năm nay có
phụ thuộc vào khả năng sinh lợi năm trước,
nếu khả năng sinh lợi năm trước tăng thì
khả năng sinh lợi năm nay tăng và ngược
lại, đồng thời cũng cho thấy phương pháp
hồi quy sử dụng là phù hợp. Kết quả này


8

hoàn toàn tương ứng với các nghiên cứu
trước của Trujillo-Ponce (2013), Nguyễn
Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo
(2016), Lê Đồng Duy Trung (2020).
Biến VCSH có mối tương quan dương với
ROAA trong mơ hình 1 cho thấy khi VCSH
tăng, NHTM có thêm nguồn vốn để mở
rộng hoạt động kinh doanh, từ đó gia tăng
ROAA. Kết quả này hồn tồn tương đồng
với kết quả nghiên cứu trước của Ongore và
Kusa (2013), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê
Phan Thị Diệu Thảo (2016), Lê Đồng Duy
Trung (2020) tìm thấy mối quan hệ cùng
chiều giữa VCSH và ROA của ngân hàng.
Tuy nhiên, biến VCSH có mối tương quan
âm với ROEA và NII ở mơ hình 2 và mơ
hình 3 cho thấy VCSH tăng sẽ giảm chỉ tiêu
ROEA và NII của NHTM, chứng tỏ các
NHTM Việt Nam chưa tận dụng hiệu quả
nguồn vốn tăng thêm để tạo ra lợi nhuận
mong muốn. Các nghiên cứu của Nguyễn
Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo
(2016), Lê Đồng Duy Trung (2020), Đoàn
Việt Hùng (2020) cũng cho thấy VCSH
có mối tương quan ngược chiều đến ROE
nhưng có tác động cùng chiều đến NII.
Biến QMTS có tác động cùng chiều với
khả năng sinh lợi ở mơ hình 1, mơ hình 2

và khơng có ý nghĩa thống kê ở mơ hình
3 khẳng định tầm quan trọng của quy mơ
ngân hàng trong đóng góp nâng cao ROAA,
ROEA. Kết quả này phù hợp với lý thuyết
SCP được đề cập trong nghiên cứu của Lê
Đồng Duy Trung (2020). Qua đó, các ngân
hàng có quy mơ tăng lên có nhiều điều kiện

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021


HUỲNH THỊ HƯƠNG THẢO - ĐINH DIỄM MY - THỊ BƠ PHA - ĐỒN CƠNG TÍN

để đa dạng hóa thu nhập của mình, qua đó
sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng khi phạm
vi hoạt động tín dụng được chia sẻ cho các
hoạt động khác làm gia tăng lợi nhuận ngân
hàng. Kết quả này hoàn toàn tương đồng
với kết quả nghiên cứu của Alper và Anbar
(2011), Gul và cộng sự (2011), Đồn Việt
Hùng (2020).
Biến CV có mối tương quan cùng chiều với
khả năng sinh lời ở 03 mơ hình với mức ý
nghĩa 5% và 1%, cho thấy tỷ số ROAA,
ROEA và NII chịu tác động bởi tỷ lệ cho
vay trên tổng tài sản, tỷ lệ này càng cao thì
khả năng sinh lời càng cao vì một trong
những cách thức làm tăng lợi nhuận của
ngân hàng là phải sử dụng tốt nguồn vốn
huy động bằng việc cho vay để tạo ra thu

nhập từ lãi. Kết quả này trùng với kết quả
của nhiều nghiên cứu khác về mối quan hệ
giữa ROA, ROE và CV như nghiên cứu của
Sufian (2011), Trujillo‐Ponce (2013), Nisar
và cộng sự (2018). Kết quả của nghiên cứu
Đoàn Việt Hùng (2020) cho thấy khơng có
sự tương quan giữa biến CV và NII.
Biến NX có tác động cùng chiều đến
ROAA ở Mơ hình 1 nhưng kết quả nghiên
cứu khơng có ý nghĩa thống kê. Mối tương
quan dương giữa biến NX và ROEA, NII
ở Mơ hình 2 và Mơ hình 3 minh chứng
về mối quan hệ giữa rủi ro- lợi nhuận kỳ
vọng theo lý thuyết danh mục đầu tư được
đề cập trong nghiên cứu của Lê Đồng Duy
Trung (2020). Ngân hàng tăng cho vay để
thu nhiều lợi nhuận, cho vay tăng thì nợ
xấu sẽ tăng theo nhưng tỷ lệ nợ xấu của các
NHTM Việt Nam ở mức kiểm soát được,
hầu hết dưới mức 3%. Theo báo cáo tài
chính của 33 NHTM Việt Nam trong mẫu
nghiên cứu, trong giai đoạn 2008- 2020,
tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong toàn hệ thống
NHTM Việt Nam là 3,78% vào năm 2012,
năm 2013 giảm còn 3,1%; năm 2014 tiếp
tục giảm cịn 2,6% và sau đó tỷ lệ này giảm
dần qua các năm, đến năm 2020 tỷ lệ nợ

xấu trung bình tồn hệ thống đạt 1,77%.
Biến CVHD có tác động ngược chiều đến

NII với mức ý nghĩa 1%. Tỷ lệ dư nợ cho
vay trên vốn huy động phản ánh khả năng
sử dụng nguồn vốn huy động của ngân
hàng trong việc tạo ra thu nhập thông qua
cho vay. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay
là các NHTM cần đa dạng hóa hoạt động
kinh doanh nên các ngân hàng cần sử dụng
nguồn vốn huy động để mở rộng thêm các
hoạt động kinh doanh khác ngoài lãi nhằm
tối đa lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu của
Ongore và Kusa (2013), Aremu và cộng
sự (2013), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê
Phan Thị Diệu Thảo (2016) cho thấy biến
CVHD có mối tương quan âm hoặc mối
tương quan khơng có ý nghĩa thống kê với
lợi nhuận.
Biến HQQL có tác động âm ở mức ý nghĩa
1% đến ROAA, ROEA và NII chứng tỏ tỷ
lệ HQQL càng cao thì khả năng sinh lời
càng thấp. Như vậy, HQQL của ngân hàng
được cải thiện thì khả năng sinh lời của
ngân hàng cũng gia tăng tức các ngân hàng
muốn gia tăng khả năng sinh lợi thì cần
kiểm sốt tốt chi phí hoạt động của mình,
đặc biệt là chi phí nhân viên để sử dụng
nguồn nhân lực có hiệu quả. Kết quả ước
lượng này trùng với kết quả nghiên cứu của
Ameur và Mhiri (2013), Trujillo-Ponce
(2013), Nguyễn Thị Tuyết Nga (2021).
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Đồn

Việt Hùng (2020) cho thấy có mối tương
quan thuận chiều giữa biến HQQL và NII.
Biến TTKT có ảnh hưởng cùng chiều đến
ROEA nhưng ngược chiều đến NII ở Mơ
hình 2 và Mơ hình 3 với mức ý nghĩa tương
ứng là 1% và 5%. Tăng trưởng kinh tế cao
hơn khuyến khích các ngân hàng cho vay
nhiều hơn, tăng thu nhập từ lãi cho các
ngân hàng. Tuy nhiên, nếu chất lượng tín
dụng có xu hướng xấu đi thì tỷ lệ vỡ nợ
tăng lên, do đó làm giảm lợi nhuận của
ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của Gul

Số 235- Tháng 12. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

9


Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến lợi nhuận và thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương
mại Việt Nam

và cộng sự (2011), Trujillo-Ponce (2013),
Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị
Diệu Thảo (2016) cũng cho thấy mối tương
quan dương giữa TTKT và ROE nhưng
mối tương quan giữa TTKT và NII khơng
có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu của
Đồn Việt Hùng (2020).
Biến LP có ảnh hưởng ngược chiều đến
ROAA trong mơ hình 1 và NII trong mơ

hình 3 với mức ý nghĩa thống kê 1%. Khi
nền kinh tế có lạm phát tăng cao sẽ làm
thay đổi mức giá chung làm cho tình hình
hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp
nhiều biến động, ảnh hưởng đến mức độ
ổn định ngân hàng. Một số nghiên cứu
thực nghiệm của Sufian và Chong (2008),
Ongore và Kusa (2013) cũng tìm thấy mối
quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và ROA
và nghiên cứu của Đoàn Việt Hùng (2020)
đưa ra kết luận lạm phát có tác động tích
cực đến NII của ngân hàng.
4. Kết luận và hàm ý chính sách
Theo quy định của Hiệp ước Basel III,
việc nâng cao năng lực tài chính là điều
kiện cần và đủ để ngân hàng nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo an
toàn hoạt động của ngân hàng nói riêng và
an tồn tồn hệ thống tài chính nói chung.
Kết quả nghiên cứu cho thấy VCSH có tác
động tích cực đến ROAA minh chứng cho
vấn đề này. Tuy nhiên, ở góc nhìn khác,
khơng phải VCSH càng lớn càng tốt vì nếu
quá lớn thì chỉ số hiệu quả trên vốn ROEA
sẽ giảm, theo đó lợi nhuận chia cho các cổ
đơng sẽ giảm, giá cổ phiếu có thể sẽ bị giảm.
Nếu ngân hàng đang hoạt động trong điều
kiện hiệu suất giảm theo quy mô, việc tăng
VCSH quá nhiều so với mở rộng quy mô tài
sản là không cần thiết. Nghiên cứu cũng tìm

ra mối quan hệ ngược chiều giữa VCSH và
ROEA, NII. Đây là kết quả của việc sử dụng
địn bẩy tài chính kém hiệu quả trong hoạt

10

động kinh doanh của ngân hàng.
Để quản trị VCSH, các ngân hàng cần xây
dựng chính sách hài hịa trong q trình
phân phối kết quả tài chính cho việc chi trả
cổ tức cổ đông và giữ lại phần lợi nhuận
phù hợp bổ sung vào VCSH để tăng quy
mơ vốn nhằm mục đích tái đầu tư. Ngân
hàng cần phân bổ vốn kinh doanh hợp lý,
xác định các địn bẩy tài chính để giảm lãng
phí vốn, đánh giá hợp lí về tỷ lệ an tồn
vốn và tài sản rủi ro qua đó hoạch định vốn
chính xác và khoa học, đồng thời đánh giá
chính xác về hiệu quả sử dụng vốn để đạt
mức lợi nhuận kỳ vọng cho các cổ đơng
ngân hàng và sự đóng góp của các ngân
hàng vào sự phát triển kinh tế xã hội.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy biến
QMTS, CV, NX có tương quan dương
nhưng biến HQQL, CVHD, LP lại có tương
quan âm đến lợi nhuận và thu nhập ngồi
lãi. Biến TTKT cũng có tác động khơng rõ
ràng vì có tương quan dương đến ROEA
nhưng tương quan âm đến NII. Trên cơ sở
đó, một số gợi ý được nêu ra nhằm nâng

cao lợi nhuận và thu nhập ngoài lãi của các
NHTM Việt Nam như sau:
- Mở rộng quy mô hoạt động: Biến QMTS
có tác động cùng chiều đến ROAA, ROEA
theo như kết quả nghiên cứu chứng tỏ ngân
hàng càng mở rộng quy mơ thì lợi nhuận
càng tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng
có thể tiếp tục huy động nhiều nguồn vốn
khác nhau nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh. Với quy mơ lớn, các ngân hàng có
tiềm lực mạnh hơn cả về tài chính và về
nhân lực nên ngân hàng cần đa dạng trong
việc cung cấp các sản phẩm tín dụng và phi
tín dụng, đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh
để nâng cao khả năng sinh lợi.
- Mở rộng hoạt động cho vay và quản lý nợ
xấu: Kết quả hồi quy tác động của yếu tố
CV có tác động cùng chiều đến biến ROAA,
ROEA và NII khẳng định ngân hàng cho
vay nhiều hơn sẽ là tín hiệu tốt cho ngân

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021


HUỲNH THỊ HƯƠNG THẢO - ĐINH DIỄM MY - THỊ BƠ PHA - ĐỒN CƠNG TÍN

hàng. Hoạt động cho vay mang lại thu nhập
cho ngân hàng nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro
tín dụng rất lớn. Do đó, ngân hàng cần xem
xét lại chất lượng tín dụng của các khoản

vay. Biến CVHD có tác động ngược chiều
đến NII hàm ý rằng các ngân hàng cũng
cần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh từ
nguồn vốn huy động được để tối đa hóa
lợi nhuận, tránh phụ thuộc quá nhiều vào
nguồn thu từ lãi.
- Nâng cao hiệu quả quản lý: Hiệu quả quản
lý được thể hiện qua tỷ lệ tổng chi phí so
với tổng thu nhập của ngân hàng, chỉ tiêu
này có tác động ngược chiều đến tất cả các
biến ROAA, ROEA, NII; điều này hàm ý
là ngân hàng cần có giải pháp để quản lý
tốt chi phí hoạt động. Khoản huy động vốn
từ tiền gửi khách hàng khơng phải lúc nào
cũng có chi phí thấp, do áp lực cạnh tranh
buộc các ngân hàng phải tăng chi phí cho
việc huy động vốn tiền gửi, giảm lãi suất
cho vay. Vì vậy, ngân hàng cần có chiến
lược huy động vốn phù hợp để tiết kiệm chi
phí và tăng hiệu quả kinh doanh.

- Về khả năng ứng phó với các biến động từ
nền kinh tế vĩ mơ: Kết quả nghiên cứu cho
thấy lạm phát tương quan ngược chiều với
ROAA và NII, do đó, hàm ý ở đây là công
tác quản trị ngân hàng cần nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc cải thiện chất lượng dự
báo lạm phát để giảm rủi ro trong hoạt động
ngân hàng, từ đó có những biện pháp chủ
động ứng phó những thay đổi nhằm bảo vệ

tài sản cho ngân hàng, hạn chế phát sinh
các chi phí ngồi mong muốn.
Trong nghiên cứu này, dữ liệu thu thập có
những hạn chế nhất định vì chưa tiếp cận
với các ngân hàng liên doanh và chi nhánh
ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam do
thiếu thơng tin. Đồng thời, các biến trong
nghiên cứu chưa phản ánh hết các yếu tố
ảnh hưởng đến lợi nhuận và thu nhập ngoài
lãi của NHTM Việt Nam. Để khắc phục
hạn chế này, hướng nghiên cứu tiếp theo là
bổ sung thêm mẫu nghiên cứu gồm cả ngân
hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, lựa
chọn thêm các biến phù hợp là biến kiểm
sốt của mơ hình. ■

Tài liệu tham khảo
Alper, D., Anbar A. (2011). “Bank specific and macroeconomic determinants of commercial bank profitability:
empirical evidence from Turkey”. Business and Economics Research Journal. 2(2), 139-152.
Ameur, I. G. B., Mhiri, S. M. (2013). “Explanatory factors of bank performance evidence from Tunisia”. International
Journal of Economics, Finance and Management. 2(1), 143-152.
Arellano, M., Bond, S. (1991). “Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to
employment equations”. The Review of Economic Studies. 58(2), 277-297.
Aremu, M. A., Ekpo, I. C., Mustapha, A. M. (2013). “Determinants of banks’ profitability in a developing economy:
evidence from Nigerian banking industry”. Institute of Interdisciplinary Business Research. 4(9), 155-181.
Ayaydin, H., Karakaya, A. (2014). “The effect of bank capital on profitability and risk in Turkish
banking”. International Journal of Business and Social Science. 5, 252-271.
Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của 33 NHTMVN: ACB, Anbinhbank, Agribank, BacAbank, BIDV, Baovietbank,
Eximbank, Kienlongbank, Maritimebank, Militarybank, NamAbank, NCB, HDbank, PGbank, OCB, Sacombank,
SHB, Techcombank, VPbank, Vietcapitalbank, Vietinbank, VIB, Vietcombank, Saigonbank, SeAbank, SCB,

VietAbank, PVcombank, LienvietPostbank, Tienphongbank, Vietbank, DongAbank, Oceanbank.
BIS (2010). Basel committee on banking supervision: Core principles for effective banking supervision.
DeYoung, R., Rice, T. (2004). “Noninterest income and financial performance at US commercial banks”. Financial
Review. 39(1), 101-127.
Đoàn Việt Hùng (2020). “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại Việt
Nam”. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Gul, S., Irshad, F., Zaman, K. (2011). “Factors affecting bank profitability in
Pakistan”. The Romanian Economic Journal. 39, 60-87.
Lê Đồng Duy Trung (2020). “Các nhân tố tác động tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại tại Việt Nam: Tiếp
cận theo mô hình thực nghiệm động”. Tạp chí Ngân hàng. 12, 20-25.

Số 235- Tháng 12. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

11


Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến lợi nhuận và thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương
mại Việt Nam
Mishkin, F. (2010). The economic of banking and financial markets. New York: US Pearson.
Ngân hàng Nhà Nước (2019). Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ
bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016). “Tác động của vốn ngân hàng đến khả năng sinh lời và rủi
ro tín dụng: Trường hợp các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Tạp chí Phát triển Kinh tế. 27(3), 25-44.
Nguyễn Thị Tuyết Nga (2021). “Hiệu quả sử dụng VCSH tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. Tạp
chí Tài chính. 5(1), 13-18.
Nisar, S., Peng, K., Wang. S., Ashraf, N. B. (2018). “Revenue diversification on bank
profitability and stability: Empirical evidence from South Asian Countries”. International Journal of Financial
Studies. 6(2), 1-25.
Ongore, V. O., Kusa, G. B. (2013). “Determinants of financial performance of commercial banks in Kenya”.
International Journal of Economics and Financial Issues. 3(1), 237-252.

Sufian, F., Chong, R. R. (2008). “Determinants of bank profitability in a developing economy: empirical evidences from
the Philippines”. Asian Academy of Management Journal of Accounting and Finance. 4(2), 91-112.
Sufian, F. (2011). “Profit of Korean banking sector: Panel evidence on bank specific and macroeconomic
determinants”. Journal of Economics and Management. 7, 43-72.
Trujillo‐Ponce, A. (2013). “What determines the profitability of banks? Evidence from Spain”. Accounting and
Finance. 53(2), 561-586.

12

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021



×