Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Phân tích vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của coca cola tại thị trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.79 KB, 33 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang đóng
một vai trị quan trọng trong hành trình tiến đến thành cơng. Tuy nhiên, vẫn có một số
doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được điều này và chưa có những hành vi đúng chuẩn mực.
Họ đã vi phạm đạo đức trong kinh doanh, điều này không những gây tác hại cho người
tiêu dùng, cho xã hội mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của doanh nghiệp và
lịng tin của khách hàng. Và hậu quả tất yếu đè nặng lên doanh nghiệp này là kinh doanh
thua lỗ và lâu dài ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia trên thị trường quốc tế. Không những
thế, vấn đề trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp cũng đang gây ra nhiều bức xúc.
Trong những năm gần đây, hàng loạt các vụ việc bê bối liên quan đến sản phẩm độc hại,
vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý rác thải sai quy định làm dấy lên nhiều bức xúc trong dư
luận, gây nên sự phẫn nộ cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Và hậu quả mà các
doanh nghiệp phải gánh chịu sau đó khơng chỉ là xử phạt theo quy định của pháp luật mà
còn là sự tẩy chay của người tiêu dùng. Như vậy, sự quan tâm của người tiêu dùng về đạo
đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội ngày càng tăng lên buộc các doanh nghiệp cũng
phải nghiêm túc hơn đến vấn đề này. Tuy nhiên, việc hiểu và thực hiện điều này của các
doanh nghiệp tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa đầy đủ. Nắm bắt được điều này, đề
tài: “ Phân tích vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Coca-cola tại thị
trường Việt Nam” đã được nảy ra nhằm nghiên cứu và đánh giá các hoạt động liên quan
đến đạo đức và trách nhiệm xã hội của Coca-cola. Mục đích chung là giúp độc giả có một
cái nhìn khách quan hơn về các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế tại thị trường Việt Nam
và ý thức hơn về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Từ
những phân tích trên, có thể thấy đượcc ý nghĩa của đề tài này đối với các doanh nghiệp.
Về ý nghĩa khoa học, đề tài đưa ra một cái nhìn rõ hơn về thực trạng vấn đề đạo đức và
trách nhiệm xã hội trong kinh doanh hiện nay. Không những vậy, nó cịn đóng góp, bổ
sung vào cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác. Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài góp
phần nhìn nhận mặt đúng sai vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội và từ đó
thiết kế các chiến lược cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả về vấn đề này. Nói
chung, đề tài đóng một vai trị quan trọng, giống như kim chỉ nam giúp các doanh nghiệp
1



khác rút ra những kinh nghiệm đắt giá và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện vấn
đề này, góp phần phát triển đất nước ngày một tươi đẹp hơn.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Đạo đức kinh doanh
1. Định nghĩa:
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh,
đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh
doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.
2. Chuẩn mực đánh giá đạo đức kinh doanh:( 8 chuẩn mực)
Hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với lợi ích kinh tế, nên đạo đức kinh doanh
cũng có những đặc trưng riêng biệt của nó. Chính vì vậy, khi đánh giá đạo đức kinh
doanh, người ta thường dựa vào các nguyên tắc và chuẩn mực về:
2.1. Liêm chính
Trong kinh doanh, sự liêm chính là tính cách cốt lõi của người giữ vai trị lãnh
đạo. Tạo niềm tin, lịng tín nhiệm của mợi người với bạn, giúp bạn nhìn nhận vấn đề một
cách khách quan từ bản thân cũng như người khác bởi sự trung thực và thẳng thắn với
chính bạn. Chính vì vậy người lãnh đạo liêm chính sẽ thành cơng và đưa doanh nghiệp
của mình tồn tại vững vàng phát triển xa hơn nữa.
2.2. Trung thực và tin cậy
Tính trung thực được thể hiện rõ qua việc: Khơng dùng các thủ đoạn gian dối, xảo
trá để kiếm lời; giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm,
trung thực trong chấp hành luật pháp của Nhà nước; không làm ăn phi pháp như trốn
thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những
dịch vụ có hại cho thuần phong mĩ tục; trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao
dịch, đàm phán, kí kết), và người tiêu dùng; không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng

2



cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá
theo lối ăn cướp; trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô,…
2.3. Tuân thủ pháp luật
Kinh doanh phải tuân thủ theo pháp luật, phải phù hợp cả với các quy định và các
văn bản dưới luật được nhà nước và xã hội quy định. Trong kinh doanh phải thực hiện
đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội. Đây là nguyên tắc bắt buộc đối với mỗi
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển một cách lâu dài. Chính tuân thủ nguyên tắc này
sẽ tránh cho doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh, như buôn lậu, làm hàng giả, phá
vỡ môi trường sinh thái và xã hội,…
2.4. Đảm bảo năng lực chuyên môn và trách nhiệm
Trong kinh doanh phải ln duy trì kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở mức cần
thiết để đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyên môn đạt chất lượng cho khách hàng hoặc chủ
doanh nghiệp. Luôn hành động thận trọng theo các quy định tại chuẩn mực nghề nghiệp
và kỹ thuật phù hợp khi cung cấp các hoạt động hoặc dịch vụ chun mơn.
2.5. Gắn lợi ích của doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội
Doanh nghiệp phải có ý thức và có trách nhiệm về sự bền vững, lành mạnh của
mơi trường tự nhiên – kinh tế - văn hóa – xã hội tại cộng đồng. Để thực hiện điều đó, đối
với môi trường tự nhiên doanh nghiệp phải ý thức được trách nhiệm của mình gắn liền
cơng việc sản xuất, kinh doanh và xử lý chất thải, với nghĩa vụ bảo vệ môi trường sinh
thái và tài nguyên thiên nhiên. Về mơi trường văn hóa – xã hội, doanh nghiệp cần phải
cân nhắc đến các lợi ích của người dân, cộng đồng. Phải thường xuyên làm công tác xã
hội, làm từ thiện.
2.6. Tơn trọng, đảm bảo cơng băng, bình đẳng, minh bạch
Là chủ doanh nghiệp phải có hành xử đối với những cộng sự, những người làm
trong đơn vị kinh doanh của mình một sự biết ơn, cơng bằng và sịng phẳng. Nói cách
khác là tạo ra tình người trong quan hệ với đồng nghiệp và người dưới quyền trong hoạt
động kinh doanh và trong cả việc phân chia lợi nhuận và trả lương. Đối với người lao
động phải phải đảm bảo quyền đãi ngộ bình đẳng và xứng đáng cho người lao động, tôn
trọng quyền riêng tư cá nhân cũng như đảm bảo điều kiện và môi trường làm việc phù

3


hợp nhất. Về phía khách hàng cũng phải chú trọng cung cấp thông tin trung thực về sản
phẩm, đảm bảo lợi ích bền vững cho khách hàng, bảo mật thơng tin cho khách hàng cũng
như về an toàn thực phẩm. Đối với cổ đơng cũng phải cơng bằng bình đẳng trong việc
thơng báo tình trạng tài chính hàng năm cho mọi cổ đông. Cuối cùng đối với đối thủ cạnh
tranh, cạnh tranh trong lành mạnh và tôn trọng đối thủ trong các hoàn cảnh khác nhau.
2.7. Minh bạch
Minh bạch là hướng đến sự bình đẳng trong việc tiếp cận những thông tin quan
trọng của tất cả những người liên quan đến kết quả cuối cùng. Minh bạch còn nhấn mạnh
đến cơ hội và sự bình đẳng khơng phân biệt trong việc tiếp cận thơng tin, tính tin cậy,
nhất qn, tính dự đoán trước và sự cởi mở của người/nơi cung cấp thông tin. Minh bạch
là một trụ cột để doanh nghiệp phát triển theo hướng linh hoạt, tiến đến hiệu suất cao.
Minh bạch không chỉ là việc đưa một số cơng cụ vào để kích thích sự trao đổi thơng tin
và rõ ràng quy trình, minh bạch cịn là hệ giá trị của doanh nghiệp, và cao hơn nữa là tư
duy và tố chất của mỗi cá nhân trong tổ chức. Sự minh bạch này được thể hiện qua sự
giao tiếp trong tổ chức, không chỉ là công ty đến nhân viên, mà cịn là từ nhân viên đến
cơng ty.
2.8. Giữ bí mật thương mại
Bí mật thương mại cân phải được bảo vệ vì nó là một tài sản đặc biệt mang lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Nếu bí mật thương mại bị tiết lộ sẽ dẫn đến hậu quả làm mất lợi
thế cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, những người lao động
trực tiếp liên quan đến bí mật thương mại (nhân viên kỹ thuật cao cấp, những người làm
việc trong bộ phân R&B) có nghĩa vụ bảo mật không được tiết lộ hay sử dụng thơng tin
tích lũy được trong q trình làm việc tại doanh nghiệp để tránh các hậu quả xấu cho
doanh nghiệp cũng như khách hàng.
3. Vấn đề đạo đạo đức trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
Vấn đề đạo đức (ethical issues) là những tình huống xảy ra theo đó đòi hỏi cá nhân
hay một tập thể phải xem xét, suy nghĩ, thảo luận để đưa ra quyết định lựa chọn những


4


hành động được đánh giá là đúng hay sai, có đạo đức hay khơng có đạo đức khi thực hiện
những mục tiêu về lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội.
Nhận diện vấn đề đạo đức nhằm giúp doanh nghiệp xác định được những hành
động cần thực hiện để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, cho người lao động, cho cộng
đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
4. Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với DN kinh doanh quốc tế
Việc thực thi và áp dụng đạo đức kinh doanh sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho
doanh nghiệp. Cụ thể như sau: góp phần tạo dựng bản sắc, văn hóa của doanh nghiệp;
giúp xây dựng niềm tin, thúc đẩy năng lực sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và lòng trung
thành của nhân viên; giúp mang lại niềm tin và sự hài lịng đối với đối tác, khách hàng;
góp phần tạo lợi thế cạnh tranh và mang lại kết quả kinh doanh tích cực cho doanh
nghiệp; giúp xây dựng niềm tin và sự cam kết, gắn bó của nhà đầu tư; góp phần xây dựng
một xã hội văn minh, phát triển và có uy tín trong mối quan hệ quốc tế
Bên cạnh đó, đạo đức trong kinh doanh cịn là yếu tố để gắn kết các nhân viên
trong doanh nghiệp với nhau, từ đó xây dựng hình ảnh một doanh nghiệp bền vững, thịnh
vượng và phát triển.
AI. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

1. Định nghĩa CSR.
CSR là viết tắt của cụm từ Corporate social responsibility được dịch là trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp, là cam kết của DN (doanh nghiệp) đối với đạo đức kinh
doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.
2. Vai trò của CSR.
Đối với doanh nghiệp: CSR đang ngày càng quan trọng đối với khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro, tiết kiệm chi phí, tiếp

cận nguồn vốn, tạo mối quan hệ khách hàng, quản lý nguồn nhân lực, tạo niềm tin cho
nhà đầu tư. Đây là cơ sở cho mơ hình kinh doanh bền vững. (EU, 2008)
Do CSR liên quan đến việc thiết lập mối quan hệ mật thiết với các đối tác của
doanh nghiệp như nhà cung cấp, khách hàng, người lao động, cộng đồng, … bằng cách
5


quan tâm đến những lợi ích của họ, doanh nghiệp có thể khiến các đối tác của mình hài
lịng và kết quả là doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ những mối quan hệ mật thiết này.
Trong một số trường hợp, CSR có thể đem lại hiệu suất lớn hơn, khuyến khích các
doanh nghiệp đảm bảo mơi trường làm việc tốt cho người lao động,… Điều này có thể
giúp các doanh nghiệp giữ chân được người lao động có kỹ năng, tăng hiệu suất lao động
và thậm chí thu hút thêm người lao động có trình độ.
Đối với xã hội: Ở cấp độ quốc gia, CSR có thể góp phần xố đói giảm nghèo
thơng qua những chương trình từ thiện do các doanh nghiệp thực hiện. Và một đóng góp
quan trọng nữa của CSR đối với xã hội là góp phần bảo vệ môi trường. Khi cạnh tranh
ngày càng khốc liệt, đòi hỏi yêu cầu từ khách hàng ngày càng cao và xã hội có cái nhìn
ngày càng khắt khe đối với doanh nghiệp thì các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững
phải luôn tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ mơi trường thiên nhiên, mơi trường lao
động, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, đào tạo và phát triển nhân
viên, góp phần phát triển cộng đồng,… (Nguyễn Đình Tài, 2010)
Thơng qua CSR, doanh nghiệp có thể đóng góp đáng kể vào mục tiêu chiến lược
phát triển bền vững của xã hội và xây dựng một nền kinh tế thị trường cạnh tranh cao.
3. Mơ hình CSR ( Mơ hình Kim tự tháp của Caroll (1991) )
Kim tự tháp CSR được giáo sư Archie Carroll công bô vào năm 1991 và trở thành
công cụ được sử dụng rộng rãi. Theo Carroll (1991), trách nhiệm xã hội bao gồm những
nghĩa vụ kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn.
Các tiêu chí đánh giá CSR theo mơ hình Kim tự tháp.
Kinh Tế: Đảm bảo doanh thu và tìm kiếm lợi nhuận là nghĩa vụ cơ bản của
Doanh nghiệp ở khía cạnh này. Do đó, để tồn tại và phát triển Doanh nghiệp phải duy trì

mối quan hệ với khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt,
đảm bảo an toàn cho khách hàng và người tiêu dùng.
Ngoài ra, để đo lường hoạt động CSR ở khía cạnh này, lý thuyết của Sweeney
(2009) còn đề cập đến vấn đề trả lương công bằng như là một sự bù đắp xứng đáng cho
sức lao động của họ để đổi lại lòng trung thành của nhân viên cho Doanh nghiệp và cùng
với Doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn.
6


Tiêu chí đo lường: Đảm bảo chất lượng trong sản xuất và cung ứng dịch vụ; Cung
cấp thông tin nhãn mác, sản phẩm rõ ràng, chính xác; Mức lương Doanh nghiệp trả cơng
bằng khơng có sự phân biệt đối xử; Mức lương của DN cao hơn mức lương trung bình
của khu vực kinh tế DN đang tham gia.
Pháp luật: Doanh nghiệp buộc phải hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật để
theo đuổi mục tiêu Kinh tế một cách cơng bằng và đáp ứng các địi hỏi của xã hội. Và để
đo lường hoạt động CSR ở khía cạnh này, tác giả sử dụng các tiêu chí sau:
Tuân thủ các quy định của pháp luật; Sử dụng lao động hợp pháp; Đóng thuế đầy đủ.
Đạo đức: Hiện nay, mơi trường bị ơ nhiễm, khí hậu thay đổi,… đang được quan
tâm trên tồn thế giới. Trong khi đó, chất lượng môi trường ngày càng xuống cấp đa phần
là bởi chất thải công nghiệp từ các hoạt động của Doanh nghiệp. Bảo vệ môi trường và
cải tạo môi trường bị ô nhiễm cũng tạo cho Doanh nghiệp môi trường hoạt động an tồn
và bền vững.
Để làm được điều đó, các Doanh nghiệp cần có kế hoạch trong vấn đề tái tạo tài
nguyên. Tiêu chí đo lường: Giảm thiểu và tái chế rác thải; Cải tạo môi trường ô nhiễm;
Tái tạo nguồn nguyên, nhiên vật liệu, sử dụng nguyên nhiên vật liệu thân thiện với môi
trường; Sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên.
Nhân Văn: Nghĩa vụ nhân văn thể hiện những mong muốn hiến dâng của doanh
nghiệp cho xã hội và cộng đồng như từ thiện, hỗ trợ các tổ chức giáo dục, hỗ trợ các dự
án nâng cao chất lượng sống cuả cộng đồng. Nếu mối quan hệ giữa Doanh nghiệp với
cộng đồng địa phương tồi tệ, sản phẩm của Doanh nghiệp sẽ khơng cịn được tin tưởng

hay bị tẩy chay. Nhưng ngược lại, nếu Doanh nghiệp có được sự ủng hộ và đồng thuận từ
phía cộng đồng và xã hội, Doanh nghiệp sẽ có những lợi thế về mặt hình ảnh và danh
tiếng Doanh nghiệp.
Tiêu chí đo lường: Qun góp làm từ thiện (Tài chính, thời gian, sức lao động,…);
Phát triển các chương trình giáo dục và hỗ trợ giáo dục
Môi trường: Là sự nỗ lực của công ty để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
bằng cách quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài nguyên, tìm cách tái tạo năng lượng và tài
nguyên đã sử dụng, xử lý chất thải.
7


B. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Coca-cola tại thị trường Việt Nam
I. Giới thiệu về cơng ty Coca-Cola Việt Nam.
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu ở Việt Nam.
2/1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài.
8/1995: Liên doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công ty Vinafimex được
thành lập có trụ sở tại miền Bắc.
9/1995: Liên doanh tiếp theo tại miền Nam - Công ty Nước giải khát Coca-Cola
Chương Dương ra đời nhờ sự liên kết giữa Coca-Cola và công ty Chương Dương của
Việt Nam. 1/1998: Liên doanh thứ 3 tại miền Trung - Coca-Cola Non Nước, là quyết
định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại Việt Nam, hợp tác với Công
ty Nước giải khát Đà Nẵng.
10/1998: Chính phủ Việt Nam cho phép các Cơng ty Liên doanh trở thành Cơng ty 100%
vốn đầu tư nước ngồi. Công ty Coca-Cola Chương Dương (miền Nam) là liên doanh
thuộc về quyền sở hữu hồn tồn của Coca-Cola Đơng Dương trước tiền.
3-8/1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội lần lượt chuyển sang hình thức tương tự.
6/2001: Dưới sự cho phép của chính phủ Việt Nam, ba cơng ty Nước giải khát Coca-Cola
tại 3 miền hợp nhất dưới sự quản lý của Công ty Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại quận
Thủ Đức, TP.HCM.

1/3/2004: Coca-Cola Việt Nam chuyển giao cho Sabco, một trong những tập đồn đóng
chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới.
Hiện tại, Coca-Cola Việt Nam có 3 nhà máy đóng chai trên tồn quốc tại Hà Nội, Đà
Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty Coca-Cola.
2. 1. Tầm nhìn,

“Phục vụ như là khn khổ cho các lộ trình của chúng tơi và định hướng trong mọi
khía cạnh của việc kinh doanh bằng việc mơ tả những gì chúng tôi cần phải thực hiện để
tiếp tục đạt được sự phát triển bền vững và chất lượng:
Con người: Trở thành môi trường làm việc tốt nhất, nơi con người có cảm hứng tốt nhất.
8


Hồ sơ: Mang đến cho thế giới một danh mục các thương hiệu đồ uống chất lượng có thể
đón đầu và thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của mọi người.
Đối tác: Xây dựng thành mạng lưới khách hàng và nhà cung cấp, cùng nhau tạo dựng
giá trị bền vững và lâu dài.
Hành tinh: Là cơng dân có trách nhiệm, tạo ra sự khác biệt bằng việc giúp đỡ trong xây
dựng và hỗ trợ cộng đồng mang tính bền vững.
Lợi nhuận: Tối đa hóa lợi nhuận lâu dài cho cổ động, đồng thời đặt tinh thần trách
nhiệm lên hàng đầu.
Năng suất: Là tổ chức hoạt động hiệu quả, gọn nhẹ, phát triển nhanh.
2.2. Sứ mệnh.
“ Đổi mới Thế giới và Làm nên Sự khác biệt”
2.3. Giá trị cốt lõi.
Lãnh đạo: Sự can đảm định hình nên một tương lai tươi sáng hơn.
Cộng tác: Trọng dụng nhân tài.
Liêm chính: Hãy thực tế
Trách nhiệm: Nếu điều gì xảy ra, trách nhiệm thuộc về tơi.

Đam mê: Trọn vẹn bằng khối óc và trái tim.
Sự đa dạng: Bao gồm các thương hiệu của chúng tơi.
Chất lượng: Những gì chúng tơi làm, chúng tơi sẽ làm thật tốt.
3. Các loại sản phẩm Coca-cola cung cấp.
Đối với thị trường trên thế giới và thị trường Việt Nam nói riêng, hoạt động sản
xuất và phân phối các loại sản phẩm của cơng ty Coca-Cola có một số sự khác biệt.

Tại thị trường Việt Nam công ty Coca-Cola Việt Nam cung cấp: Nước ngọt có ga
(Coca-Cola, Sprite, Fanta); nước trái cây và thức uống sữa trái cây (Minute Maid,
Nutriboost); nước lọc và trà (Dasani, Aquarius, Fuze Tea); nước thể thao và nước tăng
lực (Thunder, Coca-Cola Energy)
AI. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Coca-cola tại thị trường Việt

Nam.

9


1. Coca-cola thể hiện đạo đức kinh doanh của tại thị trường Việt Nam như thế nào?
1. 1. Tính trung thực, minh bach , tin cậy.

a. Cách Coca-Cola thực hiện

Coca Cola là một tập đoàn lớn và nổi tiếng trên thế giới, đã có mặt ở Việt Nam
gần 20 năm nay. Đến với thị trường Việt Nam, mọi hoạt động quản trị và xây dựng văn
hóa nội bộ doanh nghiệp của Coca Cola đều phát triển dựa trên nền tảng văn hóa của Việt
Nam. Coca-cola đề ra những giá trị nhằm tơn vinh tính trung thực: tạo mơi trường làm
việc trung thực, cởi mở, thẳng thắn.
Để đáp ứng những tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, an toàn và quy định của
từng quốc gia mà Coca-Cola đang hoạt động, thương hiệu nước giải khát này đã đầu tư

hơn 300 triệu USD cho mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống dây chuyền sản xuất
tiên tiến khi có mặt tại Việt Nam. Hiện 3 nhà máy tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng của CocaCola Cola đã được cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện ATTP, Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất thực phẩm bổ sung, được xác nhận phù hợp các chứng chỉ về hệ thống quản lý
chất lượng (ISO 9001:2008), hệ thống bảo đảm ATTP (FSSC 22000), hệ thống tiêu chuẩn
bảo vệ môi trường (ISO 14000) và An toàn sức khỏe nghề nghiệp (OSHA 18000). Ngồi ra,
Coca-Cola cịn đạt chứng nhận LEED (Leadership in Energy and Environmental Design Dẫn đầu về thiết kế năng lượng và môi trường). Đây là giải thưởng uy tín dành cho những
thiết kế và nhà máy tận dụng tốt các nguồn tài nguyên ở địa phương, sử dụng hiệu quả nguồn
nước, năng lượng và thải khí CO2 ở mức tối thiểu.

Tất cả sản phẩm của Coca-Cola, từ nước giải khát có ga, nước đóng chai đến nước
giải khát có bổ sung vi chất dinh dưỡng như Nutriboost, Teppy, Aquarius, Dasani có bổ
sung khống chất, Coca-Cola đều có giấy tiếp nhận công bố đạt tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm của Bộ Y tế. Không chỉ vậy, kết quả kiểm nghiệm của các sản phẩm đều cho
thấy chỉ tiêu chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn đã được công bố. Do đó, người tiêu dùng
có thể an tâm sử dụng. Mỗi sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều đảm bảo được 2 tiêu
chí: chất lượng và an tồn.

10


Bên cạnh những nỗ lực đầu tư phát triển, Coca-Cola cũng khơng ngừng chủ động
rà sốt và cải thiện để đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn ở mức tối đa. Do đó, khi kết
quả kiểm nghiệm một sản phẩm Samurai chai thủy tinh tại TP HCM gần đây cho thấy
hàm lượng vitamin B9 (một dạng vitamin bổ sung dưỡng chất) thấp hơn tiêu chuẩn
công bố, công ty đã chủ động thu hồi và xử lý theo quy định hiện hành. ẩm phổ biến
như rau xanh, phô mai, cam, các loại đậu…
Ơng Nguyễn Khoa Mỹ, Giám đốc Truyền thơng và Đối ngoại Coca-Cola cho biết:
Coca-Cola Việt Nam luôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế nhằm đảm bảo tuân thủ các quy
định hiện hành. Những hướng dẫn quan trọng của Bộ Y tế đã giúp hãng hoàn thiện hơn
các hệ thống và quy trình của mình.

Có thể thấy, nỗ lực này cùng nhiều hoạt động khác nhằm hoàn thiện thủ tục hành
chính, minh bạch với thơng tin, đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm là một bước đi hiệu
quả của Coca-Cola để giữ vững niềm tin của người tiêu dùng.
Sản phẩm Coca-cola có khá nhiều cơng dụng.Coca-Cola có thể phân giải một
lượng lớn thức ăn mà chủng ta khơng thể tiêu hóa ngay trong dạ dày theo một nghiên cứu
từ theo trường Đại học Athens (Hy Lạp). Ngoài ra, Coca-Cola cịn có thể chữa lành vết
muỗi cắn cũng như vết đốt từ nọc.
Bên cạnh đó, ta cũng có thể thấy được các chương trình quảng bá sản phẩm của cocacola Việt Nam không quá trú trọng vào việc thổi phồng chất lượng của sản phẩm hay tạo cho
người tiêu dùng những “ảo tưởng về sản phẩm mà công ty ln cố gắng gắn những chuong
trình này với những giá trị thiết thực vì vậy ln gây được tiếng vang và tạo chú ý lớn từ
phía khách hàng. Cơng ty cũng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi phù hợp với nguyện
vọng và đápp ứng mong đợi của khách hàng, điều này giúp gây dựng được lòng tin nơi
khách hàng. Công ty Coca-Cola Việt Nam từng khởi động chương trình khuyến mãi trên
tồn quốc dành cho giới trẻ năng động: “Bật nắp đơi - Trúng đời” nhằm mục đích thu hút
khách hàng là giới trẻ. Chiến dịch "Happiness Factory: Truyền cảm hứng lạc quan đến người
dùng", dành gần một sản phẩm mẫu dùng thử cho người dùng

11


tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Hay như chiến dịch "Hát
cùng Coca-Cola", "Có món nào Coca-Cola cũng ngon", "Đua tài ẩm thực" và nhiều
chương trình khác tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Hiểu được tâm lý
của người sử dụng, Coca-Cola không quên hoạt động khuyến mãi là một trong những
cơng cụ tốt nhất để quảng bá hình ảnh của sản phẩm. Việc sử dụng các hình thức khuyến
mãi không chỉ giúp cho doanh số của công ty tăng lên, mà nó có thể hiện giá trị mà cơng
ty mang lại cho các khách hàng của mình.
b. Hạn chế
Mặc dù vậy, công ty cũng vướng phải một số tranh cãi về vấn đề quảng cáo ( ví
dụ: Mở lon Việt Nam) những nhìn chung cơng ty ln cố gắng nỗ lực để phù hợp với

phong tục tập quán của Việt Nam.
Uống Coca Cola sẽ giúp tiêu hóa nhanh và sẽ cảm thấy đói, thèm ăn, từ đó ăn
nhiều hơn dẫn đến tăng cân, béo phì. Bên cạnh đó cịn làm hình thành sỏi thận và làm
cho một số bệnh thận nghiêm trọng hơn, có khả năng gây nghiện, rối loạn giấc ngủ, rối
loạn tâm lý,... vì trong mỗi lon Coca Cola đều có chứa một lượng 30 - 55 mg caffeine
giống như một tách cà phê mạnh.
1.2. Tôn trọng con người: Tơn trọng, đảm bảo cơng bằng, bình đăng đối với
khách hàng , đối với những người cộng sự và dưới quyền .
a. Đối với nhân viên
Coca cola cam kết duy trì chế độ lao động được thừa nhận theo tiêu chuẩn quốc tế và
quyền con người. Coca-cola nhấn mạnh nghiêm cấm doanh nghiệp sử dụng lao động trẻ em,
lên án hành vi lao động bị cưỡng ép trong hoạt động kinh doanh và trong những nhà cung
cấp. Cơng ty cịn hướng đến xây dựng một chế độ dành riêng cho nhân viên ở tất cả các cấp.
Công ty có những ủy ban an tồn nhà quản lý và công nhân trong tất cả các khu sản xuất bán
hàng và trung tâm phân phối, cũng như có những chính sách về chương trình sức khỏe và an
tồn cho nhân viên. Bên cạnh đó, Coca-cola có những hoạt động nhân sự nội bộ với nhiều
hoạt động bổ ích cho nhân viên, đại diện một cách hiệu quả cho

12


quyền lợi của người lao động. Mức lương và chính sách của Coca-cola đối với nhân
viên tương đối cao so với mặt bằng chung. Có thể nói, cách quản lý của Coca-cola rất
ưu việt, nhằm tạo cho nhân viên một tinh thần làm việc tốt cũng như cố gắng nỗ lực cao
nhất để hoàn thành mục tiêu đề ra. Và cũng cho thấy Coca-cola rất chú trong vấn đề
quản lý con người từng bước xây dựng đội ngũ điều hành cho công ty kinh doanh.
b. Đối với khách hàng, đối tác , đối thủ cạnh tranh
Coca-cola luôn chú trọng đến tâm lý khách hàng, không ngừng nỗ lực thay đổi
chiến lược kinh doanh để tập trung thu hút khách hàng. Luôn tôn trọng đối tác và đối thủ
cạnh tranh, không ngừng học, tiếp thu và cố gắng thay đổi để bắt kịp xu thế thị trường.

Đối xử một cách công bằng giữa các bên không phân biệt phong tự tập quan, tơn giáo,
màu da,…
1.3. Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng
hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội
a. Cách Coca-Cola thực hiện :
Gắn lợi ích doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng:
Dưới sự dẫn dắt của Coca-Cola sabaco, Coca-Cola Việt Nam hoạt động với mục
tiêu hướng tới khách hàng trong nước, do đó mọi hoạt động của Coca-Cola Việt Nam đều
phát triển dựa trên nền tảng văn hóa của Việt Nam. Công ty chủ trương theo tôn chỉ:''
Vượt xa so với kỳ vọng của khách hàng''. Mong muốn đáp ứng cho người tiêu dùng các
sản phẩm các dịch vụ với chất lượng tốt nhất. Mang đến cho các đối tác mức lợi nhuận
đảm bảo trong dự án kinh doanh của họ.
Với Coca-cola, bất kỳ ý tưởng gì được thực hiện, được nêu ra ln ln phải có sự
gắn kết với nhau và thống nhất với: Mục tiêu chung của doanh nghiệp - Thương hiệu Lợi ích của khách hàng.
Trong chiến lược kinh doanh dài hạn, cùng với mục tiêu trở thành tập đồn chun
về nước giải khát, Coca-Cola ln đặt sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu, từ đó

13


tạo ra những sản phẩm chất lượng nhằm đáp ứng được sự thay đổi về khẩu vị và nhu cầu
của họ.
Cụ thể, Coca-Cola đã nghiên cứu và cân nhắc giảm lượng đường hợp lý trên danh
mục các sản phẩm hiện có. Theo thống kê, đến nay có hơn 1.100 sản phẩm của CocaCola sản xuất được giảm đường hoặc không đường. Đáng chú ý, trong năm 2017, CocaCola đã giảm đường cho hơn 500 sản phẩm của mình. Song song đó, Coca-Cola đã và
đang thực hiện việc thiết kế mẫu mã bao bì nhỏ gọn, hướng đến việc tạo thuận lợi cho
người dùng trong việc kiểm soát lượng đường dung nạp vào cơ thể. Cùng với việc điều
chỉnh thông tin trên nhãn mác một cách rõ ràng, dễ hiểu, Coca-Cola đang từng bước biến
những sản phẩm của mình thân thiện hơn với người tiêu dùng trên thị trường Việt Nam
nói riêng và trên tồn thế giới nói chung.
Tất cả sản phẩm của Coca-Cola, từ nước giải khát có ga, nước đóng chai đến nước

giải khát có bổ sung vi chất dinh dưỡng như Nutriboost, Teppy, Aquarius, Dasani có bổ
sung khống chất, Coca-Cola đều có giấy tiếp nhận cơng bố đạt tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm của Bộ Y tế. Không chỉ vậy, kết quả kiểm nghiệm của các sản phẩm đều cho
thấy chỉ tiêu chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn đã được cơng bố. Do đó, người tiêu dùng
có thể an tâm sử dụng. Mỗi sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều đảm bảo được 2 tiêu
chí: chất lượng và an tồn.
Tuy nhiên, Coca-cola cũng đã vướng khơng ít lùm xùm với khách hàng. Tiêu biểu
như các vụ việc sau:


Dừng lưu thông 13 sản phẩm bổ sung liên quan tới giấy phép
Ngày 1/7/2016, Bộ Y tế yêu cầu 6 tỉnh, thành phố giám sát việc tạm dừng lưu

thông 13 loại nước uống bổ sung của Coca-Cola Việt Nam.
Theo ông Đặng Văn Chính, Chánh thanh tra Bộ Y tế, lý do 13 sản phẩm của CocaCola bị dừng lưu thơng do chưa có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm cho việc sản xuất thực phẩm bổ sung.
Đó là các loại sản phẩm nước uống sữa trái cây Minute Maid Nutriboost loại
hương cam, hương dâu, hương xoài; nước tăng lực nhãn hiệu Samurai hương dâu (dạng
chai thủy tinh, chai PET); nước tăng lực nhãn hiệu Samurai (dạng chai thủy tinh, chai
14


PET); nước cam có tép Minute Maid TEPPY và loại chai thủy tinh; nước uống vận động
Aquarius (chai PET, lon nhơm); nước uống bổ sung khống Dasani; nước cam Minute
Maid Splash Smooth.


Nghi ngờ chất lượng Coca Cola
Nhiều sản phẩm của công ty Coca-Cola đang lưu hành tại thị trường Việt Nam


xuất hiện dòng chữ "Dành riêng cho thị trường Việt Nam. Không được xuất khẩu" khiến
người tiêu dùng băn khoăn, lo lắng, nghi ngờ tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm bán
trong nước.
Gắn lợi ích doanh nghiệp với lợi ích của xã hội
EKOCENTER là sáng kiến phát triển bền vững tồn cầu của Coca-Cola, dựa trên
việc cung cấp 4 ích lợi chính cho cộng đồng địa phương: nước uống sạch; trao quyền cho
phụ nữ; phát triển đời sống văn hóa, tinh thần; và giải pháp về rác thải nhằm bảo vệ môi
trường.
Trong thời gian gần đây, Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam vừa
cơng bố sáng kiến vì môi trường mới nhất – thay thế chai nhựa xanh đặc trưng bằng chai
nhựa PET trong suốt cho sản phẩm Sprite. Điều này nhằm góp phần thúc đẩy q trình
tái chế chai nhựa tại Việt Nam. Việc thay thế chai nhựa màu xanh lá đặc trưng của Sprite
sẽ giúp quy trình tái chế chai PET trở nên dễ dàng hơn.
Bên cạnh việc chuyển sang chai nhựa trong suốt, dễ tái chế đối với sản phẩm
Sprite, Coca-Cola cũng liên tục triển khai những sáng kiến thúc đẩy quá trình thu gom và
tái chế bao bì nhựa tại Việt Nam. Năm 2019, Coca-Cola đã chính thức bỏ màng co nhựa
trên sản phẩm nước đóng chai Dasani. Năm 2020, Coca-Cola là cơng ty nước giải khát
đầu tiên giới thiệu bao bì được làm từ 100% nhựa tái chế (rPET), áp dụng cho sản phẩm
nước đóng chai Dasani (dung tích 500 ml) tại thị trường Việt Nam.
Ngồi những vấn đề tích cực trên, coca- cola Việt Nam cũng vướng khơng ít sóng
gió khi bị tố gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như văn hóa, xã hội. Cụ thể như sau:


Những sóng gió với slogan “Mở lon Việt Nam”

15


Quảng cáo này không đảm bảo thông tin rõ ràng của nội dung với sản phẩm, hàng hóa
được quảng cáo, vi phạm các quy định tại Khoản 3, Điều 8 và Khoản 1, Điều 19 Luật

Quảng cáo. Việc gắn chữ 'lon' mà khơng có danh từ, trạng từ ở phía sau như ở Việt Nam',
'tại Việt Nam'… là phản cảm và thiếu thẩm mỹ vì tên gọi Việt Nam khơng thể tùy tiện sử
dụng với mục đích quảng cáo, gắn với các slogan một cách thiếu trang trọng như vậy


Liên tục bị "tố" xả nước thải có mùi hơi, gây tiếng ồn
Năm 2015, người dân sinh sống ngay gần nhà máy Coca Cola Việt Nam (Thường

Tín, Hà Nội) liên tục phản ánh tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường từ nhà máy. Mặc dù cơ
quan có thẩm quyền đã vào cuộc điều tra và đưa ra kết luận và đại diện Coca- cola Việt
Nam cũng đã đưa ra phản hồi chính thức. Tuy nhiên, những vụ việc trên vẫn ảnh hưởng
khơng nhỏ đến doanh nghiệp.
1.4. Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
a. Cách Coca-Cola thực hiện


Về bí mật thương mại
Tại Coca-cola, giữ bí mật là phương châm sống trong văn hóa doanh nghiệp. Quy trình
đê bảo vệ cơng thức của Coca-cola (cịn được biêt đên với cái tên “Hàng hố 7X”) theo
lời của một Phó Chủ tịch câp cao và Cô vân trưởng cho Coca-Cola tại một

phiên tịa, như sau:
Các tài liệu dạng giây mơ tả cơng thức bí mật được giữ trong kho bảo đảm tại
Ngân hàng Tín thác ở Atlanta, và kho này chỉ có thê được mở khi có một Nghị quyêt của
Ban Giám đơc Cơng ty. Chính sách của Cơng ty là vào bât cứ thời điêm nào cũng chỉ có
hai người trong Công ty biêt được công thức này, và chỉ những người đó mới có thê giám
sát việc chuân bị Hàng hóa 7X trên thực tê.


Về thơng tin khách hàng và nhân viên

Quan điểm của Coca-cola Việt Nam: Nền tảng cho bất kỳ của mối quan hệ tốt đẹp

nào chính là sự tin tưởng. Khi các khách hàng và người tiêu dùng làm việc với chúng ta,
họ tin tưởng giao phó thơng tin cá nhân của họ hoặc thơng tin cá nhân của bên thứ ba cho
chúng ta. Các nhân viên của chúng ta cũng làm tương tự khi gia nhập Cơng Ty. Chúng ta
nhìn nhận nghiêm túc trách nhiệm và nghĩa vụ đối với khách hàng, người tiêu dùng và
16


nhân viên trong việc chỉ thu thập, sử dụng và xử lý thơng tin cá nhân cho các mục đích
cơng việc hợp lệ và bảo vệ thơng tin đó tránh nguy cơ bị mất, sử dụng sai mục đích hoặc
tiết lộ.
Cách mà Coca-cola Việt Nam thực hiện: Việc giữ kín thông tin cá nhân là vô cùng
quan trọng đối với con người, hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của công ty. Công ty
hiểu trách nhiệm này và tuân thủ các điều luật yêu cầu phải bảo vệ thông tin cá nhân có
thể nhận dạng một cá nhân hay liên quan đến một cá nhân có thể nhận dạng được, hay
cịn gọi là thơng tin cá nhân (PI). Một số thơng tin cá nhân có thể nhạy cảm và địi hỏi
mức độ bảo vệ và trách nhiệm giữ gìn cao hơn theo luật hiện hành. Thông tin cá nhân bao
gồm thông tin về bất kỳ ai, chẳng hạn như: địa chỉ email (kể cả địa chỉ email công việc),
số điện thoại, số ID nhân viên, địa chỉ IP, thông tin về thẻ tín dụng, thơng tin tài chính,…
1.6. Vấn đề đạo đức kinh doanh tại công ty Coca-Cola Việt Nam ( gian lận trốn thuế)
Tại thị trường Việt Nam, Coca-Cola thành lập 3 liên doanh tại 3 miền Việt Nam:
Miền Bắc là liên doanh giữa Coca-Cola Đông Dương và Công ty Nông nghiệp và thực
phẩm Vinafimex (tháng 8/1995); Miền Nam là Coca-Cola Chương Dương; Miền Trung
là Coca-Cbla Non Nước (tháng 1/1998). Tuy nhiên, các liên doanh đều khơng có lãi,
khiến các đối tác Việt Nam với năng lực tài chính yếu hơn khơng thể trụ vững. Sau đó,
chính phủ cho phép các công ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước
ngồi. Chính sách này giúp Coca Cola mua lại phần vốn góp của các đối tác Việt Nam,
sở hữu toàn bộ 3 liên doanh, để rồi năm 2001 chính thức trở thành cơng ty 100% vốn
nước ngoài, với số vốn đầu tư 350 triệu USD . Khi đó, tổng cơng suất 3 nhà máy của

Coca Cola khoảng 400 triệu lít/năm. Sau khi trở thành cơng ty 100% vốn nước ngồi,
Coca-Cola vẫn "bền bì" bảo lỗ trong suốt một thời gian dài. Tính đến năm 2012, lỗ luỹ
kế được công ty xác nhận là 3.768 tỷ đồng, vượt quá vốn chủ sở hữu 2.950 tỷ đồng. Khi
Cục thuế Tp.Hồ Chí Minh cho biết kết quả kinh doanh của Coca Cola Việt Nam, cộng
đồng đã không khỏi bất ngờ bởi những con số lỗ triền miên sau nhiều năm hoạt động của
doanh nghiệp này. Những nghi vấn về Coca Cola là hồn tồn có cơ sở, khi thị trường
nước giải khát tại Việt Nam rất rộng lớn và đang mở rộng nhanh chóng trong vài năm
gần đây.
17


Hình 1: Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận của Coca-Cola giao đoạn 2004-2010

Dựa vào hình trên cho thấy, doanh thu của Coca Cola thì từ năm 2004 tới năm
2010 ngày càng tăng lên ở Việt Nam. Nhưng lợi nhuận đi kèm từ năm 2004 tới 2010
càng ngày càng lỗ. Cu thể tổng lợi nhuận trong giai đoạn này Coca-Cola đã lỗ 1036 tỷ
đồng. này khiến ai xem con số thống kê như trên của cục thuế đều không khỏi ngạc nhiên
tới bất ngời vì càng ngày càng mở rộng thị trường, khu vực sản xuất mà công ty Coca
Cola vân báo lỗ trong suốt 20 năm qua. Gần 20 năm đầu tư và đến giờ chưa có lãi, nhưng
cuối năm 2012, Chủ tịch Tập đoàn Coca Cola - Muhtar Kent đã tuyên bố sẽ đầu tư thêm
300 triệu USD vào Việt Nam. Tuyên bố này cùng lời khẳng định của ơng Irial Finan Phó chủ tịch Tập đồn Coca Cola rằng: "Mặc dù công việc kinh doanh của Coca Cola
đang phát triển, tuy nhiên nguồn doanh thu lớn của Coca Cola hiện tại vẫn chưa thể bù
đắp nối chi phí để có lãi..." cho thấy những mâu thuẫn trong việc kinh doanh của Coca
Cola. Điệp khúc thua lỗ - mở rộng khiến nhiều người đặt ra nghi vấn Coca Cola chuyển
giá, lách thuê. Người ta ước tính rằng tổng thuế trốn của Coca Cola trong 10 năm qua có
thể đạt hàng nghìn tỷ đồng, bởi vì Coca Cola đang giữ thị phần nước uống lớn nhất tại
Việt Nam với khối lượng rất lớn các sản phẩm tiêu thụ mỗi năm. Được biết, hãng nước
ngọt Coca Cola từng bị nhiều quốc gia lên án vì hành vi chuyển giá, trốn thuế như
18



Mexico, Tây Ban Nha,... Thế nhưng, điều đặc biệt là sau khi dư luận xôn xao về việc
Coca Cola báo lỗ hổng, cùng nghi vấn chuyển giá, thì doanh nghiệp này liên kết bất
ngờ ... Số liệu từ Cục thuế TPHCM cho biết, năm 2013 và 2014 Coca Cola báo lãi lần
lượt 150 tỷ đồng và 357 tỷ đồng, giúp xoa dịu câu chuyện không nộp thuế của Coca
Cola. Coca-Cola Việt Nam bị cơ quan thuế phạt, truy thu thuế hơn 821 tỉ đồng. Đây là
đợt thanh tra kéo dài 9 năm từ năm 2007 – 2015 với nhiều sắc thuế khác nhau. Tuy CocaCola đã nộp số gốc là 471 tỷ đồng nhưng thời điểm đó doanh nghiệp này vẫn chưa nộp
các khoản chậm nộp, tiền phạt chậm nộp. Công ty Coca-Cola Việt Nam cũng từng bị Cục
Thuế TP.HCM xếp vào vị trí số 1 trong danh sách doanh nghiệp nghi vấn có dấu hiệu
chuyển giá do liên tục kê khai lỗ trong nhiều năm. Việc chuyển giá, kê khai lỗ là hành
động gian dối, thiếu đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp chỉ biết hưởng thụ mà không
muốn cống hiến cho đúng trách nhiệm. Điều này càng không xứng tầm với danh xưng
“ơng lớn” vốn nổi tiếng tồn cầu của Coca-Cola. Trốn thuế không chỉ là hành vi vi phạm
pháp luật mà còn thể hiện sự cạn kiệt về đạo đức kinh doanh, sự thiếu trách nhiệm với
cộng đồng. Một doanh nghiêp hưởng đủ ưu đãi mà vẫn tìm cách chuyển giá để trốn thuế
như Coca-Cola Việt Nam thì càng đáng lên án.
Qua vấn đề đạo đức kinh doanh đã phân tích ở trên, nhóm nhận thấy rõ ràng Coca
Cola đã chủ động thực hiện vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh này nhằm mục đích trốn
thuê, nhằm gia tăng lợi nhuận cũng như lợi ích của doanh nghiệp từ việc vi phạm. Để thực
hiện được, công ty đã chủ động sử dụng các tiêu thức như chuyển giá, lách thuế,.

Tuy nhiên, việc chứng minh Coca Cola vi phạm pháp luật là rất khó, bởi khơng có
cơ sở so sánh, đối chiếu giá nguyên liệu với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề,
nguyên liệu là do công ty mẹ của Coca-Cola Việt Nam độc quyền cung cấp. Giá mà
Coca-Cola Việt Nam hạch toán vào giá thành chiếm trên 60% giá bản sản phẩm. Cũng
không thể lấy chi phí nguyên phụ liệu của doanh nghiệp Viet Nam cùng ngành nghề để
so sánh vì đây là doanh nghiệp đặc thù. Vậy nên việc nghi ngờ Coca Cola có hành vi
“chuyển giá” để trốn thuế chỉ trong mức nghi ngờ của chính phủ và các cơ quan nhà
nước và dựa vào thống kê của chi Cục thuế.
19



Tuy đang dính nghi án “ trốn thuế “ vẫn khơng thế phủ định những lợi ích mà
Coca-Cola mang đến cho Việt Nam. Chẳng hạn, con số lợi nhuận 357 tỉ đồng năm 2014
của Coca Cola được Tổng thuế công bố lớn hơn khá nhiều so với con số ban đầu mà
công ty này đưa ra. Áp lực lớn từ chính quyền và dư luận trong năm ngối đã khiến các
cơng ty đa quốc gia này phải có những bước nhún nhường. Bên cạnh đó, các nhà làm luật
chắc hẳn cũng sẽ không muốn một hành động trừng phạt mạnh tay với các doanh nghiệp
đa quốc gia, dù khơng đóng thuế, nhưng doanh nghiệp này vẫn đang tạo hàng trăm nghìn
việc làm cho lao động tại Việt Nam, và đóng góp 1 phần khơng nhỏ vào GDP của đất
nước
Nhóm hy vọng Coca Cola sẽ nhớ và thực hiện đúng lời tự vấn chính mình: “Tại
sao phải đổ hết tắt cả cơng sức bao nhiêu năm chỉ vì một thời gian ngắn làm những
điều sai trái nhằm thu lợi bất chính. Mọi thứ sẽ bị phá huỷ khi chúng tôi kinh doanh
không nghiêm túc và tuân thủ pháp luật”.
2. Coca-cola thực hiện trách nhiệm xã hội của tại thị trường Việt Nam như thế nào?
2.1. Nghĩa vụ kinh tế
a. Mục tiêu của hoạt động CSR.
Nghĩa vụ kinh tế là nghĩa vụ đầu tiên và cơ bản nhất của doanh nghiệp bởi doanh
nghiệp được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, mục tiêu của
Coca-Cola trong hoạt động CSR ở nghĩa vụ Kinh tế là đảm bảo doanh thu và lợi nhuận
thông qua việc cung cấp cho khách hàng 100% sản phẩm có chất lượng, an tồn, mang
đến lợi ích vượt trội hơn cho khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, đồng thời ra sản phẩm
mới đều đặn 2 năm 1 lần để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, để giúp cho
Coca-Cola có những bước phát triển tốt và chiến lược đúng đắn, việc duy trì và củng cố
lực lượng lao động tài năng cũng là mục tiêu của Coca-Cola ở nghĩa vụ Kinh tế. Để làm
được điều đó, Coca-Cola thực hiện: Ln nằm trong top 100 Doanh nghiệp có mơi
trường làm việc tốt nhất Việt Nam do Nielsen và công ty nhân sự Alphabet thực hiện.
b. Các hình thức thực hiện CSR


20


Coca-Cola Việt Nam luôn chú trọng đến việc Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
(R&D) nhằm tạo ra những sản phẩm mới, đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo yêu cầu của Coca-Cola toàn cầu, mỗi 2 năm, Coca-Cola Việt Nam phải ra mắt được
ít nhất một sản phẩm mới. Trong 7-8 năm trở lại đây, khi thị trường nước giải khát có gas
mất thị phần vào tay những loại nước giải khát không gas như Trà xanh, trà thảo
mộc,...Coca-Cola buộc phải cho ra mắt những dòng sản phẩm mới như nước trái cây pha
sữa, nước uống thể thao isotonic, nước cam có tép để duy trì doanh thu và giữ thị phần.
Ngoài ra, cũng như các Doanh nghiệp sản xuất khác, việc đảm bảo chế độ kiểm
tra chất lượng sản phẩm (QC) là điều tối cần thiết nhằm đảm bảo những sản phẩm được
sản xuất ra và đưa vào tiêu dùng được an toàn, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Chính
vì vậy, Coca-Cola Việt Nam đã đầu tư hệ thống kiểm tra sản phẩm hiện đại tại các phịng
thí nghiệm (phịng lab) của cơng ty và thuê thêm tổ chức kiểm định 32 độc lập kiểm định
sản phẩm theo mẫu ngẫu nhiên để đảm bảo việc kiểm tra sản phẩm được chặt chẽ hơn.
Ngồi ra, khơng chỉ kiểm tra dị vật bằng mắt thường do các nhân viên kiểm mẫu kiểm
tra, tất cả các nhà máy của Coca-Cola Việt Nam đều được trang bị máy soi chiếu Sensor
nhằm kiểm tra dị vật trong thành phần và băng chuyền. Để đảm bảo nguồn cung ứng sản
phẩm an tồn, khơng có chất độc hại, tất cả các sản phẩm của Coca-Cola đều ghi chú
lượng sử dụng phù hợp theo tiêu chuẩn dinh dưỡng Việt Nam. Việc thực thi những biện
pháp cần thiết để đảm bảo đưa ra những sản phẩm an tồn và có lợi cho sức khỏe người
sử dụng không chỉ giúp công ty phát triển doanh thu& lợi nhuận mà cịn tránh được
những chi phí & rủi ro khi xảy ra sự cố về chất lượng sản phẩm.
Việc duy trì hoạt động tại cả 3 nhà máy và hệ thống phân phối tạo việc làm trực
tiếp cho 900 lao động và gián tiếp cho hơn 20.000 lao động.
Bảng chi phí các hoạt động CSR của Coca-Cola ở nghĩa vụ Kinh tế

21



Hàng năm, Coca-Cola Việt Nam chi khoảng 235 nghìn USD cho các dự án Nghiên cứu
thị trường bao gồm các dự án nhằm tìm hiểu về thói quen và hành vi tiêu dùng, thử sản
phẩm, và chi phí mua các số liệu bán hàng của các tiệm bán lẻ (Retail Audit, Nielsen)
hay số liệu về tiêu dùng (Consumer panel, Kantar). Về mặt phát triển sản phẩm, Bộ
phận R&D Châu Á Thái Bình Dương với trụ sở ở Thượng Hải – Trung Quốc sẽ chịu chi
phí này.
Chi phí của hệ thống kiểm định và kiểm tra chất lượng sản phẩm chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong cơ cấu chi phí ở Nghĩa vụ Kinh tế (69%) tương đương 2 triệu USD/ năm
bao gồm máy móc chuyên dụng, khấu hao, nhân lực và kiểm tra tại phòng lab của khu
vực Châu Á tại Thượng Hải kết hợp với kiểm tra từ tổ chức giám định bên ngoài. Điều
này cho thấy Coca-Cola Việt Nam rất chú trọng đến vấn đề chất lượng sản phẩm . Mỗi
sản phẩm sản xuất ra để đến được tay người tiêu dùng phải qua nhiều khâu kiểm định và
đánh giá để đảm bảo sản phẩm an toàn, chất lượng và giữ được hương vị thơm ngon đúng
chuẩn.
c. Điểm hạn chế:
Nhưng điểm chưa tốt của Coca-Cola ở đây là chưa giới thiệu được quy trình sản
xuất hiện đại mà Coca-Cola đầu tư rất nhiều chi phí cho người tiêu dùng biết. Vì các

22


chuyên gia cho rằng, việc tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất hiện đại càng làm gia
tăng và củng cố niềm tin tuyệt đối của người tiêu dùng cho nhãn hiệu và sản phẩm.
Các sản phẩm của Coca-Cola như nước trái cây Minute maid, nước trái cây pha
sữa Nutriboost hay nước uống thể thao Aquarius không thật sự thành cơng và khơng
được người tiêu dùng u thích.
Điểm thứ ba ở lĩnh vực Kinh tế là vấn đề trả lương cơng bằng & an tồn lao
động. Cụ thể Cơng ty Coca-Cola Việt Nam đã từng bị kiện và phải bồi thường hơn 300
triệu đồng cho nhân viên, vì buộc người này nghỉ việc trái pháp luật. Theo đơn kiện của

nguyên đơn, ngày 6/5/2011, Công ty Coca-Cola Việt Nam đã ký hợp đồng lao động
không xác định thời hạn với bà Xuân, chức danh "Thư ký bộ phận sản xuất". Căn cứ hồ
sơ và quá trình xét xử, TAND quận Thủ Đức buộc Cơng ty Coca-Cola Việt Nam phải thanh
tốn cho bà Xuân tổng cộng 300 triệu đồng, gồm: tiền lương trong thời gian thất
nghiệp, tiền lương do vi phạm thời hạn báo trước, tiền trợ cấp mất việc làm…
2.2. Nghĩa vụ Pháp lý
a. Mục tiêu của hoạt động CSR.
Mục tiêu của Coca-Cola ở nghĩa vụ Pháp lý là đảm bảo cho Doanh nghiệp tuân
thủ đầy đủ các quy định của Pháp luật, cập nhật đầy đủ các quy định mới nhằm giúp
cho Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trôi chảy, không vướng phải các vi phạm pháp
luật và nắm vững luật pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của Coca-Cola trong các giao
dịch với đối tác và nhà cung cấp.
Ngoài ra mục tiêu CSR ở nghĩa vụ Pháp lý cịn giúp cơng ty quản lý những rủi
ro có thể gặp phải về mặt pháp luật, giúp cho tập đoàn giữ vững những cam kết tuân
thủ luật pháp trên tất cả các quốc gia hoạt động.
b. Các hình thức thực hiện CSR
Một lẽ dĩ nhiên, để có thể tồn tại và hoạt động tại Việt Nam trong suốt hơn 20
năm qua, Coca-Cola Việt Nam cam kết mọi hoạt động kinh doanh đều tuân thủ luật
pháp Việt Nam bao gồm Luật Doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật lao động… Với tư
cách là người sử dụng lao động, Coca-Cola thực hiện đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm

23


cho người lao động. Những chi phí này chiếm một phần không nhỏ trong ngân sách
của công ty nhưng đảm bảo sự đóng góp xứng đáng của cơng ty vào quỹ an sinh xã hội
chung.
Tuy nhiên Coca- cola cũng không tránh khỏi những vi phạm đối với trách nhiệm
Pháp luật. Ví dụ như:
Sản phẩm Fanta hương cam, chai thủy tinh và Sprite chai thủy tinh ghi nhãn nội

dung chưa đạt quy định.
Sản phẩm nước tăng lực thuộc nhóm thực phẩm bổ sung là: Samurai vị dạng
chai thủy tinh, Samurai chai nhựa hương dâu và dạng thủy tinh dán nhãn nhưng không
đúng với hồ sơ đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng tại Cục ATVSTP- Bộ Y tế.
Sản phẩm thực phẩm bổ sung: nước cam ép Minute Maid Teppy chai thủy tinh
có nội dung, hình thức trên nhãn khơng phù hợp với hồ sơ đã công bố.
Sản xuất thực phẩm bổ sung khơng có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.
Các sản phẩm Coca- cola thật giả trên thị trường rất khó lường.
c. Chi phí thực hiện CSR
Chi phí tn thủ gồm các chi phí hành chính, giấy tờ, mua sắm thiết bị. Đó cũng
có thể là các chi phí khó nhận thấy như: chi phí liên quan đến việc nắm bắt các quy
định mới (thuê kế toán, dịch vụ pháp lý, nghiên cứu, phần mềm); thuê nhân viên mới,
tập huấn nhân viên cũ để đáp ứng yêu cầu của quy định mới; chi phí theo dõi việc thực
thi quy định mới;…Ngồi ra, tại Coca-Cola Việt Nam, chi phí Luật pháp cũng có thể là
chi phí th tư vấn luật pháp từ bên ngồi. Nhưng những khoản chi phí này khơng cố
định và phát sinh bất thường khi Nhà nước có những quy định mới hoặc cơng ty có
những vấn đề liên quan đến Pháp luật.
2.3. Nghĩa vụ đạo đức

24


a. Mục tiêu của hoạt động CSR
Hạn chế tối đa lượng nước thải và xử lý đúng theo quy định của Pháp luật trước
khi thải ra môi trường; cải tạo những khu vực bị ô nhiễm ở các khu vực sản xuất tại các
nhà máy Coca-Cola; hoàn trả 100% lượng nước sạch cho môi trường vào năm 2020; tái
tạo nguồn tài ngun nơng nghiệp thơng qua các chương trình xây dựng nhà cung cấp
bền vững.
Công ty không chỉ tuân thủ theo những quy định ràng buộc của pháp luật mà sẽ

hướng đến việc tuân thủ theo những chuẩn mực đạo đức cao hơn với những yêu cầu
nghiêm khắc hơn về mặt khí thải, nước thải và mơi trường.
b. Các hình thức thực hiện CSR
Coca-Cola tồn cầu nói chung và Coca-Cola Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn
đề bảo vệ mơi trường. Những hoạt động chính và thường niên của Coca-Cola bao gồm:
Chương trình “Nước sạch cho cộng đồng”, Chương trình tái chế chai lọ “Hãy gìn giữ một
Việt Nam xinh đẹp”, Chương trình “Phát triển Nơng nghiệp bền vững”.


Chương trình “Nước sạch cho cộng đồng”:
Những nhà lãnh đạo của Coca-Cola thể hiện quan điểm: Tài nguyên quý giá và

quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự sống của hệ sinh thái chính là
Nước. Trong khi đó, để có thể sản xuất được sản phẩm của mình, hàng năm cơng ty
Coca-Cola tiêu thụ hàng tỷ lít nước sạch. Nhận thức được trách nhiệm của mình với cộng
đồng, Coca-Cola toàn cầu và Coca-Cola Việt Nam cam kết đến năm 2020, Coca- Cola sẽ
hoàn trả 100% lượng nước sạch cho mơi trường. Điều này có nghĩa là bao nhiêu lít nước
được Coca-Cola sử dụng cho q trình sản xuất, sẽ được hồn trả lại 100%.
Chương trình Nước sạch cho Cộng đồng tại Việt Nam bao gồm nhiều hoạt động
như: sử dụng ít nước hơn trong q trình sản xuất; hỗ trợ các nhà máy xử lý nước thải để
xử lý nguồn nước sản xuất trước khi đẩy nguồn nước trở lại các lưu vực sông và thành
phố (Khu vực nhà máy Quận Thủ Đức TP. HCM, Đà Nẵng và Hà Tây); trồng mới và bảo
vệ các rừng đầu nguồn; giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân đặc biệt là khu vực
nông thôn về vấn đề sử dụng tiết kiệm nguồn nước; nâng cao khả năng được tiếp cận với

25


×