Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH môn LÃNH đạo đề tài sự LÃNH đạo HIỂU QUẢ QUA CÁCH TIẾP cận LÃNH đạo THEO đặc điểm LÃNH đạo THEO kỹ NĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.73 KB, 19 trang )

1

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH
MƠN LÃNH ĐẠO

ĐỀ TÀI: SỰ LÃNH ĐẠO HIỂU QUẢ QUA CÁCH TIẾP CẬN
LÃNH ĐẠO THEO
ĐẶC ĐIỂM & LÃNH ĐẠO THEO KỸ NĂNG.

Mã lớp học phần: 21C1MAN50201807
Giảng viên: Trần Hà Triều Bình
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Khánh
Lớp: AD007 – Khóa: K45
Mssv: 31191026457


MỤC LỤC
TÓM TẮT.........................................................................................................................
TỪ KHÓA........................................................................................................................
GIỚI THIỆU....................................................................................................................

1.Lý do thực hiện..........................................................................................

2.Vấn đề nghiên cứu.....................................................................................

3.Nội dung chính...........................................................................................
ĐÁNH GIÁ VỀ LÝ THUYẾT CỦA HAI CÁCH TIẾP CẬN LÃNH ĐẠO ................



1.Tiếp cận lãnh đạo theo đặc điểm.............................................................

1.1. Trí thơng minh.................................

1.2. Sự tự tin............................................

1.3. Sự quyết tâm.....................................

1.4. Tính chính trực................................

1.5. Khả năng ngoại giao tốt...................

1.6. Mơ hình năm yếu tố về nhân cách c

1.7. Trí tuệ cảm xúc.................................

1.8. Cách tiếp cận đặc điểm diễn ra như

2.Tiếp cận lãnh đạo theo kỹ năng...............................................................

2.1. Ba phương pháp kỹ năng................

2.1.1. Kỹ năng chuyên môn.......................................................................

2.1.2. Kỹ năng nhân sự..............................................................................

2.1.3. Kỹ năng tư duy................................................................................

2.2. Mơ hình kỹ năng..............................


2.2.1. Năng lực..........................................................................................

2.2.2. Thuộc tính cá nhân..........................................................................

2.2.3. Kết quả lãnh đạo.............................................................................

2.2.4. Kinh nghiệm làm việc......................................................................

2.2.5. Ảnh hưởng môi trường....................................................................

2.2.6. Cách tiếp cận kỹ năng hoạt động như thế nào................................

3.Liên hệ thực tiễn........................................................................................
THẢO LUẬN VÀ GỢI Ý VỀ CÁC CÁCH TIẾP CẬN..............................................

1.Cách tiếp cận đặc điểm.............................................................................

1.1. Ưu điểm............................................


1.2. Nhược điểm
14
2. Cách tiếp cận kỹ năng..........................................................................................14
2.1. Ưu điểm
14
2.2. Nhược điểm
14
KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA HƯỚNG LÝ THUYẾT MỚI.............................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................16



1

TĨM TẮT
Bài viết nói lên những đặc điểm và kỹ năng mà một nhà lãnh đạo cần có để có thể
tạo ra sự lãnh đạo hiểu quả thông qua hai cách tiếp cận lãnh đạo, đó là tiếp cận theo
đặc điểm và theo kỹ năng. Thông qua bài viết, ta sẽ thấy được những đặc điểm,
nhân cách, kỹ năng của một người lãnh đạo hiệu quả. Bài viết còn cho thấy những
ưu điểm và nhược điểm của hai cách tiếp cận này. Từ đó, các nhà lãnh đạo có thể
xem xét để tiếp thu hoặc loại bỏ những yếu tố khơng cần thiết đối với mỗi cá nhân
để có được sự lãnh đạo hiểu quả riêng cho mình. Qua một ví dụ cụ thể về tỷ phú
Phạm Nhật Vượng – chủ tịch tập đoàn Vingroup sẽ giúp ta hiểu rõ và biết cách ứng
dụng hai cách tiếp cận lãnh đạo vào tổ chức.
TỪ KHÓA
Lãnh đạo hiệu quả, Tiếp cận theo đặc điểm, Tiếp cận theo kỹ năng.


2

GIỚI THIỆU
1. Lý do thực hiện
Từ năm 1900 đến nay, lãnh đạo đươc định nghĩa với nhiều khái niệm khác
nhau. Hiện nay, chúng ta có một khái niệm chung cho lãnh đạo. ‘ Lãnh đạo là một q
trình theo đó một cá nhân tác động đến nhóm để đạt được mục tiêu chung’.
Với mỗi công ty, doanh nghiệp hay bất kỳ một nhóm, một tổ chức nào thì người
đứng đầu, người lãnh đạo ln đóng vai trị quan trọng nhất – là người truyền cảm
hứng, giữ linh hồn và dẫn dắt tổ chức đi lên. Kỹ năng lãnh đạo cũng là một nghệ thuật
mà không phải ai cũng hiểu một cách thấu đáo. Cùng với việc trong thời đại hội nhập
ngày nay, để lãnh đạo một tổ chức tồn tại lâu dài cũng là vấn đề khó khăn. Lãnh đạo là

một chức năng cơ bản của quản trị, tất cả các chức năng trong quản trị sẽ khơng hồn
thành tốt nếu các nhà quản trị không hiểu các yếu tố con người trong các hoạt động
của họ và không biết lãnh đạo con người để đạt được kết quả như mong muốn.
Để hoàn thành tốt các yếu tố trên, người lãnh đạo cần phải có những đặc điểm
và kỹ năng cần thiết để quản lý hiệu quả tổ chức. Đó là lí do để tơi thực hiện bài viết
này. Bài viết này nghiên cứu về các tác động của các tiếp cận lãnh đạo theo đặc điểm
và lãnh đạo theo kỹ năng. Qua đó, các nhà lãnh đạo sẽ hiểu rõ hơn về các đặc tính và
kỹ năng cần có để hiểu con người và giải quyết vấn đề của tổ chức. Điều này rất quan
trọng đối với một nhà lãnh đạo.
2. Vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, với sự phát triển và thay đổi liên tục của xã hội thì việc quản lí và
đưa một doanh nghiệp hay tổ chức phát triển bền vững là một vấn đề không hề đơn
giản. Các nhà lãnh đạo phải tìm hiểu và trao dồi các đặc điểm cá nhân và những kỹ
năng cần thiết về sự lãnh đạo hiệu quả. Đó là những vấn đề liên quan đến các tiếp cận
lãnh đạo theo đặc điểm và lãnh đạo theo kỹ năng.
3. Nội dung chính
Với các tiếp cận lãnh đạo theo đặc điểm, nội dung tập trung chủ yếu vào các
đặc điểm về: trí thơng minh, sự thơng minh, quyết tâm, chính trực và khả năng ngoại


3

giao tốt. Đó là những đặc điểm mà các cá nhân có thể hy vọng sở hữu hoặc muốn rèn
luyện nếu họ muốn những người khác coi là nhà lãnh đạo. Ngồi ra, các nhà lãnh đạo
cũng nên tìm hiểu về mơ hình năm yếu tố nhân cách của nhà lãnh đạo; trí tuệ cảm xúc
và các tiếp cận đặc điểm diễn ra như thế nào?
Với các tiếp cận lãnh đạo theo kỹ năng, các cá nhân cần phải tìm hiểu về mơ
hình ba phương pháp kỹ năng của Katz, đó là: kỹ năng chun mơn, kỹ năng nhân sự
và kỹ năng tư duy. Bên cạnh đó, mơ hình kỹ năng được phát minh bởi Munford và các
đồng nghiệp cũng là những kỹ năng mà các cá nhân cần học hỏi để trở thành nhà lãnh

đạo hiệu quả. Mơ hình này đánh giá mối quan hệ giữa kỹ năng là kiến thức của người
lãnh đạo với khả năng hoàn thành công việc của họ.
Thông qua cách tiếp cận lãnh đạo theo đặc điểm và kỹ năng, các nhà lãnh đạo
sẽ biết được mình có các đặc điểm nào và các kỹ năng nào mình đã có và các vấn đề
mà mình cần phải học hỏi và cải thiện. Tuy nhiên, các cách tiếp cận theo đặc điểm và
kỹ năng đều có ưu và nhược điểm. Do đó, các nhà lãnh đạo phải xem xét và lựa chọn
các yếu tố để có được sự lãnh đạo hiệu quả.
ĐÁNH GIÁ VỀ LÝ THUYẾT CỦA HAI CÁCH TIẾP CẬN LÃNH ĐẠO
1. Tiếp cận lãnh đạo theo đặc điểm.
Một danh sách mở rộng các đặc điểm mà các cá nhân có thể hy vọng sở hữu
hoặc muốn rèn luyện nếu họ muốn được những người khác coi là nhà lãnh đạo. Trọng
tâm của danh sách này bao gồm 5 yếu tố: trí thơng minh, sự tự tin, sự quyết tâm, tính
chính trực và khả năng ngoại giao tốt. Ngồi ra, mơ hình năm yếu tố về nhân cách của
một lãnh đạo và trí tuệ cảm xúc, các cá nhân cũng cần phải quan tâm và học hỏi để trở
thành nhà lãnh đạo hiệu quả.
1.1.

Trí thơng minh

Trí thơng minh hay cịn gọi là khả năng trí tuệ có liên quan tích cực đến khả
năng lãnh đạo. Dựa trên phân tích một loạt các nghiên cứu về trí thơng minh và các chỉ
số lãnh đạo khác nhau, Zaccaro et al. (2004) đã cho ta thấy rằng các nhà lãnh đạo có
xu hướng có trí thơng minh cao hơn những người không lãnh đạo. Khả năng giao tiếp
mạnh mẽ và khả năng nhận thức và lý luận sẽ khiến một người trở thành người lãnh


4

đạo tốt hơn. Mặc dù thông minh là tốt, nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trí thơng
minh của các nhà lãnh đạo không nên khác biệt quá nhiều đối với nhân viên. Nếu chỉ

số IQ của nhà lãnh đạo quá khác biệt với nhân viên cấp dưới, nó có thể gây tác động
ngược trở lại với khả năng lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo có năng lực cao hơn thì sẽ gặp
khó khăn giao tiếp với nhân viên vì ý tưởng và suy nghĩ của các nhà lãnh đạo quá tiên
tiến và nâng cao khiến các nhân viên của họ không hiểu rõ và không chấp nhận được.
1.2.

Sự tự tin

Sự tự tin là một đặc điểm mà các cá nhân cần phải có để trở thành nhà lãnh đạo.
Sự tự tin là khả năng chắc chắn về năng lực và kỹ năng của chính bản thân. Nó bao
gồm cảm giác tự trọng và tự đảm bảo và tin tưởng rằng một người sẽ tạo ra sự khác
biệt. Lãnh đạo liên quan đến việc ảnh hưởng đến người khác, và sự tự tin cho phép
người lãnh đạo cảm thấy yên tâm rằng những nỗ lực của họ để gây ảnh hưởng đến
người khác là phù hợp và đúng đắn
1.3.

Sự quyết tâm

Các nhà lãnh đạo cần thể hiện sự quyết tâm của mình. Quyết tâm là mong
muốn hồn thành cơng việc và bao gồm các đặc điểm như chủ động, kiên trì, uy thế và
cương quyết. Một người có tính quyết tâm ln sẵn sàng khẳng định mình, chủ động,
và có khả năng kiên trì khi đối mặt với những trở ngại. Và sự quyết tấm sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến những nhân viên. Họ cần có một người lãnh đạo đầy quyết tâm để duy trì
và thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức, vượt qua mọi trở ngại phía trước.
1.4.

Tính chính trực

Tính chính trực là một trong những đặc điểm lãnh đạo quan trọng. Tính chính
trực là chất lượng của trung thực và đáng tin cậy. Người chính trực là những người

tuân thủ một bộ nguyên tắc mạnh mẽ và chịu trách nhiệm về hành động của họ. Các
nhà lãnh đạo có tính chính trực sẽ truyền được cảm hứng cho nhân viên của họ niềm
tin vì nhân viên tin tưởng vào những gì họ nói và những gì họ làm. Nói chung, tính
chính trực sẽ làm cho một nhà lãnh đạo đáng tin cậy và đáng để cho chúng ta tin tưởng
Trong xã hội của chúng ta ngày nay, tính chính trực đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm trong mọi lĩnh vực không chỉ riêng kinh doanh như giáo dục, chính trị,..Do
đó, xã hội đang địi hỏi tính chính trực cao hơn ở các nhà lãnh đạo của nó.


5

1.5.

Khả năng ngoại giao tốt

Một đặc điểm quan trọng mà những nhà lãnh đạo cần có là khả năng ngoại giao
tốt. Khả năng ngoại giao là khuynh hướng của những nhà lãnh đạo tìm kiếm những
mối quan hệ xã hội thích hợp. Những nhà lãnh đạo có khả năng giao tiếp tốt thường
thân thiện, phóng khống, nhã nhặn, lịch thiệp và khéo léo.
Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng và có hiệu quả thì các cá nhân khơng
chỉ cần có năm đặc điểm quan trọng trên mà cịn cần có những đặc điểm lãnh đạo khác
như các đặc điểm của Stogdil (1940), Mann (1959), Stogdil (1974),...Tuy nhiên, hầu
hết các đánh giá về đặc điểm lãnh đạo đều là định tính.
1.6.

Mơ hình năm yếu tố về nhân cách của nhà lãnh đạo.

Trong 25 năm qua, các nhà nghiên cứu đã nhất trí cao về những yếu tố cơ bản
tạo nên cái mà chúng ta gọi là nhân cách (Goldberg, 1990; McCrae & Costa, 1987).
Những yếu tố này, thường được gọi là Big Five, bao gồm tâm lý bất ổn, hướng ngoại,

cởi mở, dễ chịu và tận tâm.
Tâm lý bất ổn: Xu hướng hay chán nản, lo lắng, cảm thấy khơng an tồn, dễ bị
tổn thương và hay hằn học
Hướng ngoại: Xu hướng những người có tính hồ đồng, quyết đốn và có
những hành động tích cực
Cởi mở: Xu hướng những người có hiểu biết rộng, sáng tạo, sâu sắc và ham học
hỏi
Dễ chịu: Xu hướng những người dễ chấp nhận, dễ thích nghi, dễ tin, biết chăm
sóc
Tận tâm: Xu hướng những người chu đáo, ngăn nắp, biết kiểm soát, đáng tin và
quả quyết
Trong đó, Hướng ngoại là yếu tố có liên hệ mạnh nhất đến lãnh đạo. Nó là đặc
điểm quan trọng nhất của người lãnh đạo. Sau đó, theo thứ tự là sự tận tâm, cởi mở và
tâm lý bất ổn. Yếu tố cuối cùng là tính dễ chịu được cho là chỉ có mối quan hệ nhỏ đến
lãnh đạo.
Để đánh giá mối liên hệ giữa Big Five và khả năng lãnh đạo, Judge, Bono, Ilies,
và Gerhardt (2002) đã tiến hành một phân tích tổng hợp chính của 78 nghiên cứu về


6

tính cách và lãnh đạo được cơng bố từ năm 1967 đến 1998. Do đó, mơ hình năm yếu
tố nhân cách của một nhà lãnh đạo mang tính định lượng.
1.7.

Trí tuệ cảm xúc

Một cách khác để đánh giá tác động của các đặc điểm đối với khả năng lãnh
đạo là thơng qua khái niệm trí tuệ cảm xúc, xuất hiện vào những năm 1990 như một
lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong tâm lý học. Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận

thức và biểu lộ cảm xúc, để thuận tiện cho việc suy nghĩ, thấu hiểu và suy luận với
cảm xúc và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả ở bên trong cá nhân mỗi người và
trong các mối quan hệ với người khác.
Trí tuệ cảm xúc có liên quan đến cảm xúc (xúc cảm) và suy nghĩ (trí năng) và
sự tác động qua lại giữa hai miền này. Trong khi trí thơng minh liên quan đến khả
năng của chúng ta để tìm hiểu thơng tin và áp dụng nó vào các nhiệm vụ cuộc sống,
thì trí tuệ cảm xúc quan tâm đến khả năng hiểu cảm xúc của chúng ta và áp dụng
chúng vào cuộc sống.
Thang đo MSCEIT đo lường trí tuệ cảm xúc như một tập hợp khả năng trí tuệ,
bao gồm khả năng nhận thức, dễ hiểu và quản lý cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc dường như là một cấu trúc quan trọng. Những người nhạy cảm
hơn với cảm xúc của họ và tác động cảm xúc của họ lên người khác sẽ là những nhà
lãnh đạo hiệu quả hơn.
1.8.

Cách tiếp cận đặc điểm diễn ra như thế nào?

Cách tiếp cận đặc điểm tập trung chủ yếu vào những nhà lãnh đạo mà không
tập trung vào những người đi theo và hoàn cảnh. Điều này làm cho phương pháp tiếp
cận đặc điểm về mặt lý thuyết trở nên đơn giản hơn so với các phương pháp khác. Về
bản chất, phương pháp tiếp cận theo đặc điểm quan tâm đến những đặc điểm mà nhà
lãnh đạo thể hiện và ai có những đặc điểm này.
Cách tiếp cận đặc điểm gợi ý rằng các tổ chức sẽ hoạt động tốt hơn nếu những
người ở vị trí quản lý có hồ sơ lãnh đạo được chỉ định. Để tìm được người phù hợp,
các tổ chức thường sử dụng các công cụ đánh giá đặc điểm.
Phương pháp tiếp cận đặc điểm cũng được sử dụng để nâng cao nhận thức và
phát triển cá nhân. Bằng cách phân tích những đặc điểm riêng của họ, các nhà quản lý


7


có thể biết được điểm mạnh và điểm yếu của họ, và có thể cảm nhận được cách những
người khác trong tổ chức nhìn nhận họ. Đánh giá đặc điểm có thể giúp người quản lý
xác định xem họ có đủ phẩm chất để thăng tiến hoặc chuyển sang các vị trí khác trong
cơng ty hay khơng.
Thơng qua phân tích đặc điểm của bản thân, quản lý có thể biết được điểm
mạnh và điểm yếu của họ và cảm nhận được những người khác trong tổ chức thấy họ
như thế nào.
Đánh giá đặc điểm đưa ra cho mỗi cá nhân một cái nhìn rõ ràng hơn về họ. Nên
làm thế nào để phù hợp với hệ thống cấp bậc của tổ chức? Nên thay đổi như thế nào
để phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của bản thân?
2. Tiếp cận lãnh đạo theo kỹ năng
Dựa trên nghiên cứu trong quản trị và những quan sát trực tiếp của Katz về các
giám đốc điều hành tại nơi làm việc, ông cho rằng quản trị hiệu quả (tức là lãnh đạo)
phụ thuộc vào ba kỹ năng cá nhân cơ bản: chuyên môn, nhân sự và tư duy. Katz lập
luận rằng những kỹ năng này hoàn toàn khác với những đặc điểm hoặc phẩm chất của
những nhà lãnh đạo. Kỹ năng là những gì nhà lãnh đạo có thể hoàn thành, trong khi
đặc điểm cho biết nhà lãnh đạo là ai (tức là các đặc điểm bẩm sinh của họ). Các kỹ
năng của nhà lãnh là khả năng sử dụng kiến thức và năng lực của một người để hồn
thành mục tiêu. Những kỹ năng lãnh đạo này có thể có sẵn hoặc các nhà lãnh đạo có
thể được đào tạo để phát triển chúng.
2.1.

Ba phương pháp kỹ năng

2.1.1. Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng chuyên môn là kiến thức về kĩ năng và sự thành thục về một công việc
nhất định. Nó bao gồm khả năng chun mơn, khả năng phân tích và khả năng vận
dụng cơng cụ và kĩ thuật.
Kỹ năng chuyên môn là quan trọng nhất ở cấp quản lý cấp dưới và cấp trung và

ít quan trọng hơn ở cấp quản lý cấp cao. Các cá nhân ở cấp cao phụ thuộc vào những
nhân viên có tay nghề cao để xử lý các vấn đề kỹ thuật trong hoạt động thực tế.
2.1.2. Kỹ năng nhân sự


8

Kỹ năng nhân sự là kiến thức và khả năng làm việc với mọi người. Đó là những
khả năng giúp một nhà lãnh đạo làm việc hiệu quả với những nhân viên, đồng nghiệp
và cấp trên để hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Kỹ năng nhân sự cho phép một nhà
lãnh đạo hỗ trợ các thành viên trong nhóm làm việc, hợp tác như một nhóm thật sự để
đạt được các mục tiêu chung.
Các nhà lãnh đạo có kỹ năng nhân sự sẽ điều chỉnh những ý tưởng của họ với ý
tưởng của những người khác. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo tạo ra một bầu khơng khí tin
cậy, nơi mà nhân viên có thể cảm thấy thoải mái và an tâm và là nơi họ có thể cảm
thấy được khuyến khích tham gia vào việc lập kế hoạch những điều sẽ ảnh hưởng đến
họ.
Kĩ năng này quan trọng với cả 3 cấp quản trị. Mặc dù các nhà quản lý ở cấp
thấp hơn có thể giao tiếp với số lượng nhân viên lớn hơn nhiều, nhưng kỹ năng nhân
sự cũng quan trọng như nhau ở cấp trung và cấp cao.
2.1.3. Kỹ năng tư duy
Kỹ năng tư duy là khả năng làm việc với các ý tưởng và khái niệm. Trong khi
kỹ năng chuyên môn là giải quyết với mọi thứ và kỹ năng nhân sự là giải quyết với
con người. Một nhà lãnh đạo có kỹ năng tư duy sẽ cảm thấy thoải mái khi nói về
những ý tưởng hình thành nên một tổ chức và những vấn đề phức tạp liên quan. Họ
giỏi trong việc diễn đạt các mục tiêu của công ty thành lời. Hơn nữa, họ có thể hiểu và
diễn đạt các nguyên tắc kinh tế ảnh hưởng đến công ty. Một nhà lãnh đạo có kỹ năng
tư duy làm việc dễ dàng với các khái niệm trừu tượng và giả định.
Kỹ năng tư duy có liên quan đến cơng việc trí óc để định hình ý nghĩa của các
vấn đề về tổ chức hoặc chính sách — hiểu được cơng ty đại diện cho điều gì và nó

đang ở đâu hoặc nên đi đến đâu.
Do đó, kỹ năng tư duy rất quan trọng đối với nhà quản trị cấp cao.
Tóm lại, cách tiếp cận ba kỹ năng bao gồm kỹ năng chuyên môn, nhân sự và kỹ
năng tư duy. Điều quan trọng đối với nhà lãnh đạo là phải có cả ba kỹ năng; tùy thuộc
vào vị trí của họ trong cấu trúc quản lý thì một số kỹ năng quan trọng hơn những kỹ
năng khác.
2.2.

Mơ hình kỹ năng


9

Mumford và những đồng nghiệp đã xác định ra một mơ hình kĩ năng lãnh đạo.
Mơ hình đánh giá mối quan hệ giữa kĩ năng là kiến thức của người lãnh đạo với khả
năng hồn thành cơng việc của họ
Mơ hình kỹ năng bao gồm năm yếu tố: năng lực, thuộc tính cá nhân, kết quả
lãnh đạo, kinh nghiệm làm việc, ảnh hưởng của môi trường.
2.2.1. Năng lực
Năng lực bao gồm kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phán đoán xã hội và kiến
thức. Đây là các yếu tố trọng tâm của mơ hình kỹ năng.
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng sáng tạo của một nhà lãnh đạo để giải
quyết các vấn đề tổ chức mới và bất thường. Các kỹ năng bao gồm khả năng xác định
các vấn đề quan trọng, thu thập thông tin về vấn đề, hình thành cách hiểu mới về vấn
đề và tạo ra các kế hoạch nguyên mẫu cho các giải pháp vấn đề. Kỹ năng giải quyết
vấn đề đòi hỏi các nhà lãnh đạo hiểu được năng lực lãnh đạo của chính họ khi họ áp
dụng các giải pháp khả thi cho những vấn đề tồn tại độc nhất trong tổ chức của họ
Kỹ năng đánh giá xã hội là khả năng hiểu người và hệ thống xã hội, liên quan
đến phản ứng với người khác với sự linh hoạt. Mumford và các đồng nghiệp đã mô tả
các kỹ năng phán đoán xã hội thành những nội dung sau: tiếp nhận quan điểm, nhận

thức xã hội, tính linh hoạt trong hành vi và hiệu suất xã hội.
Kiến thức liên quan chặt chẽ đến việc áp dụng và thực hiện các kỹ năng giải
quyết vấn đề trong các tổ chức. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực của một nhà lãnh
đạo trong việc xác định các vấn đề phức tạp của tổ chức và cố gắng giải quyết chúng
(Mumford, Zaccaro, Harding, et al., 2000). Kiến thức là sự tích lũy thông tin và cấu
trúc tinh thần được sử dụng để tổ chức thơng tin đó.
2.2.2. Thuộc tính cá nhân
Bốn thuộc tính cá nhân có ảnh hưởng đến kiến thức và kỹ năng lãnh đạo: khả
năng nhận thức chung, khả năng nhận thức kết tinh, động lực và nhân cách. Những
thuộc tính này đóng những vai trị quan trọng trong mơ hình kỹ năng. Giải quyết vấn
đề phức tạp là một q trình rất khó khăn và càng trở nên khó khăn hơn khi mọi người
tiến lên trong tổ chức. Các thuộc tính này hỗ trợ mọi người khi họ áp dụng năng lực
lãnh đạo của mình.


10

Khả năng nhận thức chung có thể được coi là trí thơng minh của một người. Nó
bao gồm xử lý tri giác, xử lý thông tin, kỹ năng lý luận chung, khả năng tư duy sáng
tạo và khác biệt, và kỹ năng bộ nhớ. Trong mơ hình kỹ năng, trí thơng minh được mơ
tả là có tác động tích cực đến việc nhà lãnh đạo có được kỹ năng giải quyết vấn đề
phức tạp và kiến thức của nhà lãnh đạo.
Khả năng nhận thức kết tinh là khả năng trí tuệ được học hoặc thu thập theo
thời gian. Nó là kho kiến thức mà chúng ta có được thơng qua trải nghiệm. Ở những
người trưởng thành, loại khả năng nhận thức này được phát triển liên tục và không
giảm theo độ tuổi. Nó bao gồm khả năng hiểu được thơng tin phức tạp; học các kỹ
năng và thông tin mới.
Động lực bao gồm ba khía cạnh cần thiết để phát triển các kỹ năng lãnh đạo.
Thứ nhất, các nhà lãnh đạo phải sẵn lòng giải quyết các vấn đề phức tạp về tổ chức.
Điều này rất quan trọng. Thứ hai, họ sẵn sàng thể hiện sự thống trị - để phát huy ảnh

hưởng của họ. Cuối cùng, nhà lãnh đạo phải cam kết với lợi ích xã hội của tổ chức. Nó
đề cập đến việc người lãnh đạo sẵn sàng nhận trách nhiệm cố gắng nâng cao giá trị và
lợi ích chung của con người của tổ chức.
Nhân cách là một thuộc tính này nhắc nhở chúng ta rằng tính cách có tác động
đến sự phát triển các kỹ năng lãnh đạo của chúng ta. Nghiên cứu cho thấy bất kỳ đặc
điểm tính cách nào giúp mọi người đối phó với các tình huống phức tạp của tổ chức có
lẽ đều liên quan đến hiệu quả hoạt động của nhà lãnh đạo (Mumford, Zaccaro,
Harding, et al., 2000).
2.2.3. Kết quả lãnh đạo
Kết quả lãnh đạo được thể hiện qua 2 yếu tố: khả năng giải quyết vấn đề hiệu
quả và hiệu quả làm việc. Kết quả lãnh đạo chịu ảnh hưởng lớn từ khả năng chính
người lãnh đạo. Khi các nhà lãnh đạo thể hiện những năng lực này, họ tăng cơ hội giải
quyết vấn đề và hiệu quả làm việc.
Giải quyết vấn đề hiệu quả là cốt lõi của cách tiếp cận theo kĩ năng, được đánh
giá dựa trên tính logic, tính độc đáo và mức độ hiệu quả của giải pháp và khả năng
sáng tạo.


11

Hiệu quả làm việc phản ánh khả năng lãnh đạo của người đứng đầu, đánh giá
mức độ mà một nhà lãnh đạo đã thực hiện thành công các nhiệm vụ được giao.
2.2.4. Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc có tác động đến các đặc điểm và năng lực của người
lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo có thể được phát triển kinh nghiệm thông qua các nhiệm
vụ được giao đầy thách thức, cố vấn, đào tạo thích hợp và kinh nghiệm trong việc giải
quyết các vấn đề mới và bất thường. Ngồi ra, kinh nghiệm nghề nghiệp có thể ảnh
hưởng tích cực đến các tính cách cá nhân của các nhà lãnh đạo.
Kinh nghiệm nghề nghiệp giúp các nhà lãnh đạo nâng cao kỹ năng và kiến thức
theo thời gian. Các nhà lãnh đạo học hỏi và phát triển các cấp độ cao hơn nếu các loại

vấn đề mà họ đối mặt ngày càng phức tạp và lâu dài hơn (Mumford, Zaccaro,
Connelly, et al., 2000).
Vì vậy, các kỹ năng và kiến thức của các nhà lãnh đạo được hình thành bởi kinh
nghiệm nghề nghiệp của họ khi họ giải quyết những vấn đề ngày càng phức tạp trong
tổ chức
2.2.5. Ảnh hưởng môi trường
Sự ảnh hưởng của môi trường thể hiện các yếu tố nằm ngồi năng lực, đặc tính,
kinh nghiệm của lãnh đạo. Những ảnh hưởng mơi trường này có thể là bên trong và
bên ngoài.
Ảnh hưởng bên trong là các ảnh hưởng đến hoạt động lãnh đạo có thể bao gồm
các yếu tố như công nghệ, cơ sở vật chất, chun mơn của cấp dưới.
Ảnh hưởng bên ngồi bao gồm các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội, cũng như
các thiên tai có thể mang đến những thách thức riêng cho các nhà lãnh đạo.
Điều đáng chú ý về các ảnh hưởng môi trường là thường không nằm trong tầm
kiểm soát của nhà lãnh đạo.
2.2.6. Cách tiếp cận kỹ năng hoạt động như thế nào
Mơ hình tiếp cận lãnh đạo theo góc nhìn kĩ năng, tức là hình thành nên một cấu
trúc để tìm hiểu bản chất của lãnh đạo hiệu quả là gì? Phương pháp tiếp cận kỹ năng
hoạt động bằng cách cung cấp một bản đồ về cách đạt được lãnh đạo hiệu quả trong
một tổ chức.


12

Mơ hình tiếp cận 3 kĩ năng Katz cho thấy tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo
nhất định sẽ thay đổi tùy thuộc và vào vị trí của nhà lãnh đạo. Đối với các nhà lãnh
đạo điều hành ở các cấp quản lý thấp hơn, các kỹ năng kỹ chuyên môn và nhân sự là
quan trọng nhất. Khi các nhà lãnh đạo chuyển sang vị trí quản lý cấp trung, điều quan
trọng là họ phải có đủ ba kỹ năng: chuyên môn, nhân sự và tư duy. Quản lý cấp cao thì
cần kỹ năng nhân sự và tư duy.

Mơ hình 4 kĩ năng đánh giá các kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
kinh doanh và các kỹ năng chiến lược. Các kỹ năng giao tiếp và nhận thức được yêu
cầu nhiều hơn kỹ năng kinh doanh và chiến lược đối với những người ở cấp quản lý
thấp hơn. Tuy nhiên, khi một người leo lên nấc thang sự nghiệp, việc thực hiện các
cấp độ cao hơn của cả bốn kỹ năng lãnh đạo này trở nên cần thiết.
Kết quả lãnh đạo là kết quả trực tiếp của năng lực lãnh đạo trong kỹ năng giải
quyết vấn đề, kỹ năng phán đoán xã hội và kiến thức.
3.

Liên hệ thực tiễn

Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, chủ tịch tập đoàn Vingroup.
Tập đoàn Vingroup, tiền thân là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại
Ucraina. Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh
vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và
Vincom. Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp nhập,
chính thức hoạt động dưới mơ hình Tập đồn với tên gọi Tập đồn Vingroup – Cơng ty
CP. Vingroup hoạt động trong 3 lĩnh vực chính: cơng nghệ, cơng nghiệp và thương mại
dịch vụ.
Ông Phạm Nhật Vượng đã đưa giá trị cốt lõi của Vingroup là: ‘ Tín – Tâm – Trí
– Tốc – Tinh – Nhân’. ‘Tín’ ở đây là uy tín, Vingroup ln cố gắng và nổ lực để đảm
bảo các cam kết của mình với khách hàng và đối tác. Đó là các cam kết về chất lượng
sản phẩm – dịch vụ và tiến độ thực hiện. ‘Tâm’ thể hiện Vingroup thượng tôn pháp
luật, đề cao và duy trì đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội ở tiêu chuẩn cao nhất. ‘Trí’
thể hiện Vingroup coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển để tạo ra các sản
phẩm khác biệt, hiệu quả và phụ hợp với khách hàng. ‘Tốc’, Vingroup lấy ‘tốc độ hiệu
quả trong từng hành động’ và lấy ‘ Quyết định nhanh – Đầu tư nhanh – Triển khai


13


nhanh – Bán hàng nhanh – Thay đổi và thích ứng nhanh…’, thể hiên Vingroup rất tự
tin trong vấn đề giải quyết các vấn đề kinh doanh của mình. ‘Tinh’, Vingroup muốn
tập hợp những con người tinh hoa để làm nên những sản phẩm tinh hoa. Các con
người này có đầy đủ cả Đức và Tài, liêm chính, trung thực, liêm chính. Cuối cùng,
‘Nhân’, Vingroup muốn xây dựng mối quan hệ khách hàng, đối tác,..bằng thiện chí,
tình thân ái, chân thành. Điều này yêu cầu ông Phạm Nhật Vượng phải có khả năng
ngoại giao tốt.
Ngồi ra, ta cịn thấy ơng Phạm Nhật Vượng cịn rất , kiên trì, quyết tâm và tự
tin trong cuộc xâm nhập vào thị trường xe ô tô và xe đạp điện với thương hiệu Vinfast.
Hiện tại, Vinfast đã thành công trên thị trường Việt Nam với các dòng sản phẩm nổi
bật như Vinfast Fadil, Vinfast Lux A2.0, Vinfast Lux SA2.0,...
Vingroup yêu cầu đối với các quản lý cấp cao là phải có các tiêu chuẩn khắt
khe, bắt buộc về khả năng tư duy logic, phán đốn nhanh, phân tích và giải quyết vấn
đề hiệu quả và phải có kinh nghiệm cơng tác. Ngồi ra, ơng Phạm Nhật Vượng còn
yêu cầu các ban lãnh đạo của họ phải có kỹ năng nhân sự, phải nhạy bén, có khả năng
quản trị doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa bài bản để dẫn dắt các cán bộ nhân viên
Vingroup ln có sự chủ động quyết liệt và sáng tạo trong lao động.
Ông Phạm Nhật Vượng đã học tại trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội vào
năm 1987, sau đó ơng nhận học bổng và du học tại trường Đại học Thăm dò địa chất
Liên Bang Nga. Ngay từ năm 3 ông đã bắt đầu kinh doanh. Sau khi ra trường ông đã
thành công phát triển về mỳ ăn liền ở Ukraina. Về Việt Nam, ông đã lấn sang các lĩnh
vực khác, đặc biệt là bất động sản. Hiện nay còn lấn sang lĩnh vực xe hơi. Cho thấy,
ơng đã trải qua nhiều lĩnh vực, và phải có kiến thức, kinh nghiệm khổng lồ và dày dặn
về các lĩnh vực, xã hội trong suốt quá trình hoạt động của mình để đến sự thành cơng
của Vingroup hơm nay, và trở thành người giàu nhất Việt Nam.
Từ doanh nhân Phạm Nhật Vượng – chủ tịch tập đoàn Vingroup cho thấy khi
áp dụng cách tiếp cận đặc điểm và cách tiếp cận kỹ năng rất hữu ích cho các doanh
nghiệp ở Việt Nam :
Cung cấp thông tin giá trị về người lãnh đạo, xác định được điểm mạnh và

điểm yếu cũng như khả năng của người lãnh đạo


14

Từ người lãnh đạo ta có thể dự đốn sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp trong tương lai
THẢO LUẬN VÀ GỢI Ý VỀ CÁC CÁCH TIẾP CẬN
1.
1.

Cách tiếp cận đặc điểm
1. Ưu điểm

Phương pháp tiếp cận đặc điểm là trực quan hấp dẫn. Phù hợp với quan niẹm về
đặc điểm của các nhà lãnh đạo: dẫn đầu, khác biệt.
Phương pháp tiếp cận đặc điểm là một thước đo đáng tin cậy. Nghiên cứu có
thế mạnh về chiều rộng lẫn chiều sâu
Phương pháp mang tính khái niệm hơn trong tự nhiên, làm nổi bật thành phần
lãnh đạo trong quá trình lãnh đạo. Cung cấp cho chúng ta một hiểu biết sâu sắc hơn về
việc nhà lãnh đạo và đặc điểm của nhà lãnh đạo liên quan đến quá trình lãnh đạo như
thế nào
Cách tiếp cận đặc điểm đã cho chúng ta một thước đo chuẩn về những đặc điểm
của một nhà lãnh đạo cần có. Giúp xác định điểm mạnh - điểm yếu của nhà lãnh đạo
và cách cải thiện hiệu quả lãnh đạo
1.2.

Nhược điểm

Đầu tiên và quan trọng nhất của sự thất bại của cách tiếp cận đặc điểm trong

phân định một danh sách chính xác các đặc điểm lãnh đạo.
Thứ 2 là cách tiếp cận đặc điểm đã khơng tính đến các tình huống. Khơng giải
thích được sự thành cơng của nhà lãnh đao trong nhiều tình huống khác nhau
Thứ ba là cách tiếp cận này đã dẫn đến việc xác định chủ quan cao về các đặc
điểm lãnh đạo quan trọng nhất.
Cuối cùng về cách tiếp cận đặc điểm là nó khơng phải là một cách tiếp cận hữu
ích cho việc đào tạo và phát triển cho lãnh đạo
2. Cách tiếp cận kỹ năng
2.1.

Ưu điểm


15

Cách tiếp cận kỹ năng đóng góp tích cực vào sự hiểu biết của chúng ta về lãnh
đạo.
Cách tiếp cận kỹ năng là trực giác hấp dẫn. Nó giống như chơi một môn thể
thao chẳng hạn như quần vợt hoặc gơn. Ngay cả khi khơng có khả năng thiên bẩm
trong những mơn thể thao này, mọi người có thể cải thiện trò chơi của họ bằng cách
luyện tập và hướng dẫn
Cung cấp một cái nhìn mở rộng về lãnh đạo kết hợp nhiều thành phần, bao gồm
kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phán đoán xã hội, kiến thức, thuộc tính cá nhân,
kinh nghiệm nghề nghiệp và ảnh hưởng môi trường
Cung cấp một cấu trúc rất phù hợp với chương trình giảng dạy của hầu hết các
chương trình giáo dục lãnh đạo
2.2.

Nhược điểm


Đầu tiên, mơ hình kỹ năng là tất yếu trong giá trị tiên đốn. Nó khơng giải thích
cụ thể sự thay đổi của các kỹ năng phán đoán xã hội và kỹ năng giải quyết vấn đề ảnh
hưởng như thế nào đến hiệu suất. Mơ hình gợi ý rằng những thành phần này có liên
quan với nhau, nhưng nó khơng mơ tả chính xác cách thức hoạt động của nó
Thứ hai, bề rộng của phương pháp tiếp cận kỹ năng dường như mở rộng ra
ngoài ranh giới của lãnh đạo
Cuối cùng, một thành phần chính trong mơ hình bao gồm các thuộc tính riêng
lẻ, giống như đặc điểm. Điều đó khiến mơ hình khơng cịn là một cách tiếp cận kỹ
năng hoàn toàn để lãnh đạo.
KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA HƯỚNG LÝ THUYẾT MỚI
Tóm lại, để có sự lãnh đạo hiệu quả thì các nhà lãnh đạo cần phải có các đặc
điểm cá nhân và các kỹ năng cần thiết. Đối với đặc điểm cá nhân, đó là những đặc tính
mà mình sở hữu hoặc có thể được học tập. Trí thơng minh, sự tự tin, sự quyết tâm, tính
trung thực, liêm chính và khả năng ngoại giao là những đặc điểm quan trọng nhất. Hơn
nữa, các nhà lãnh đạo cần sở hữu hoặc học hỏi các đặc điểm tính cách trong mơ hinhg
Big Five; bao gồm tâm lý bất ổn, hướng ngoại, cởi mở, dễ chịu và tận tâm. Các đặc


16

điểm này cũng ảnh hưởng đến sự lãnh đạo hiểu quả. Ngồi ra, trí tuệ cảm xúc là một
yếu tố quan trọng không kém. Những người nhạy cảm hơn với cảm xúc của họ và tác
động cảm xúc của họ lên người khác sẽ là những nhà lãnh đạo hiệu quả hơn.
Bên cạnh các đặc điểm cá nhân, các nhà lãnh đạo phải cần có các kỹ năng kèm
theo để tạo nên sự hiệu quả trong lãnh đạo. Các loại kỹ năng này có thể được học hỏi
và mài dũa theo thời gian, do đó, các nhà lãnh đạo cần phải tìm hiểu và cải thiện theo
thời gian. Điều quan trọng đối với nhà lãnh đạo là phải có cả ba kỹ năng: kỹ năng
chuyên môn, nhân sự và tư duy; tùy thuộc vào vị trí của họ trong cấu trúc quản lý thì
một số kỹ năng quan trọng hơn những kỹ năng khác. Kỹ năng chuyên môn là loại kỹ
năng cần thiết và quan trọng cho các nhà quản lý cấp thấp và cấp trung. Kỹ năng nhân

sự thì cần thiết cho cả ba cấp quản lý. Về kỹ năng tu duy, kỹ năng này yêu cầu cao đối
với các nhà quản lý cấp cao. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cần phải học hỏi và sở hữu mơ
hình kỹ năng bao gồm năm yếu tố: năng lực, thuộc tính cá nhân, kết quả lãnh đạo, kinh
nghiệm làm việc, ảnh hưởng của môi trường. Về năng lực, các nhà lãnh đạo cần phải
có kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá xã hội và kiến thức. Về thuộc tính cá
nhân, nhà lãnh đạo hiệu quả phải có khả năng nhận nhức, động lực.
Nói chung, cách tiếp cận lãnh đạo theo đặc điểm và kỹ năng sẽ giúp các nhà
lãnh đạo có được sự lãnh đạo hiệu quả. Ngồi hai cách tiếp cận này, các nhà lãnh đạo
có thể tìm hiểu và học hỏi về các cách tiếp cận khác như cách tiếp cạnh theo hành vi,
theo tình huống. Từ đó, các nhà lãnh đạo có thể biết được cách để tạo nên sự lãnh đạo
hiểu qua riêng cho mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Petter, G. (2016). Leadership Theory and Practice (7th ed). USA: SAGE
Publications. Vingoup (2019). Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi. Truy xuất từ :
/>Wikipedia (2021). Tiểu sử Phạm Nhật Vượng. Truy xuất từ:
/>%C6%B0%E1%BB%A3ng



×