Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG đến SỰ đổi MỚI CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.37 KB, 23 trang )

lOMoARcPSD|9234052

TỔNG HỢP
Mục lục
Lời mở đầu
-

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, ngành sản xuất chế biến thực phẩm Việt Nam nói chung và chế
biến thủy sản nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có đóng góp lớn vào
sự tăng trưởng chung của ngành cơng nghiệp đất nước với tốc độ tăng chỉ số sản xuất
công nghiệp bình quân trong 5 năm 2016-2020 là 7%/năm. Bất chấp đại dịch Covid
-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng kim ngạch xuất
khẩu nơng, thủy, hải sản tính chung 5 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng 30,3% so với 5
tháng/2020. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến thủy sản cũng phải đối mặt với
nhiều khó khăn khi chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu bị đứt gãy, hàng hóa và dịng
vốn đều thiếu hụt hoặc dồn ứ tại kho,... đặc biệt là công nghệ chế biến còn lạc hậu, lỗi
thời dẫn đến chất lượng sản phẩm chế biến ra không đạt đủ tiêu chuẩn… Điều này đặt
ra vấn đề doanh nghiệp chế biến cần phải đổi mới để thích nghi với mơi trường biến
động nhanh và có tính cạnh tranh cao, để sản phẩm được thị trường trong và ngoài
nước chấp nhận, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh diễn ra hết sức phức tạp. Đã có rất
nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước đề cập đến vấn đề này. Nhìn chung, các nghiên
cứu trên đều cho thấy được một số nhân tố ảnh hưởng tới đổi mới cơng nghệ, vai trị,
tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nói chung và ở các
doanh nghiệp chế biến thủy hải sản nói riêng, đồng thời cũng đưa ra những biện pháp
phù hợp đối với việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên mỗi bài nghiên
cứu đều được giới hạn ở phạm vi nhất định, khi áp dụng ở mỗi khu vực, mỗi doanh
nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau sẽ có những điểm khác biệt nhất định. Nhận thấy tầm
quan trọng của vấn đề này, nhóm chúng em xin trình bày đề tài: “NHỮNG YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ


BIẾN THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM.”
Phần 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu


lOMoARcPSD|9234052

Liên quan đến đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nói riêng, cũng như các doanh
nghiệp chế biến, chế tạo nói chung đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu đến vấn đề này,
bao gồm những tài liệu trong và ngoài nước. Dưới đây là một số tài liệu có liên quan
tới đề tài nghiên cứu mà nhóm chúng em tìm hiểu được.
1.1.1. Các tài liệu nước ngồi
a. “Impact of technological innovation on the growth of internationalized small
enterprises: a case study based on tech-based internationalized seafood
processing small enterprises of puttalam district in sri lanka” của WMSN
Fernando, SWSB Dasanayaka trích Eurasian Journal of Business and
Management (2018)
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định tác động của Đổi mới Công nghệ
(Technologies Urship) đối với Tăng trưởng Doanh nghiệp, đặc biệt quan tâm đến các
SE Chế biến Thủy sản theo định hướng quốc tế dựa trên công nghệ ở huyện Puttalam
của nước Sri Lanka. Nghiên cứu này chủ yếu xem xét bốn loại Đổi mới Công nghệ
dựa trên Công nghệ Máy móc, Hoạt động Máy tính, Cơng nghệ Di động và Công nghệ
Phương tiện Truyền thông Khác. Từ mẫu 33 doanh nghiệp kinh doanh chế biến thủy
sản theo định hướng quốc tế dựa trên công nghệ trong tổng số 39 doanh nghiệp, dữ
liệu sơ cấp được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi, sau đó thực hiện Phân
tích hồi quy logistic có thứ tự và mơ tả.
Theo kết quả, sự phát triển của Cơng nghệ Máy móc, Vận hành Máy tính, Cơng
nghệ Di động và Phương tiện Truyền thông khác Đổi mới Công nghệ dựa trên Phương
tiện Truyền thông (Tư cách Doanh nhân) dẫn đầu cho Tăng trưởng Doanh nghiệp.
Mức độ hiện tại của các công nghệ Máy móc, Hoạt động Máy tính, Di động và Truyền

thơng khác, thì đóng góp tích cực cho hiệu suất Đổi mới Cơng nghệ càng cao. Ngồi
ra, Mức sử dụng Cơng nghệ Máy cao, do đó, Hiệu suất Đổi mới dựa trên Cơng nghệ
Tài chính khơng đủ, nhận thức kém về các điều kiện thị trường quốc tế, Thiếu kiến
thức và sự tin cậy cùng với cơ sở hạ tầng không đầy đủ được xác định là những
nguyên nhân chính khiến định hướng của các doanh nghiệp chế biến thủy sản theo
định hướng quốc tế thấp hơn. Để thúc đẩy các SE Chế biến Thủy sản theo định hướng
quốc tế dựa trên công nghệ ở quận Puttalam, việc cung cấp giáo dục công nghệ cho


lOMoARcPSD|9234052

các chủ sở hữu SE là điều cần thiết khi có u cầu về Cơng nghiệp Chế biến Thủy sản
theo định hướng quốc tế Thiết lập hỗ trợ tài chính và tín dụng tốt và một chính sách
quốc gia tồn diện cho quốc tế hoạt động của các nhà chế biến thủy sản dựa trên công
nghệ cũng rất cần thiết.
(nguồn: />b. “Determinants of product and process innovation in small food manufacturing
firms'' của Tessa Avermaetea, Jacques Viaenea & Eleanor J. Morgan with
Eamonn Pittsc Nick Crawfordb và Denise Mahon.
Bài báo xem xét các yếu tố quyết định của sản phẩm và quá trình đổi mới trong các
công ty sản xuất thực phẩm nhỏ. Thực phẩm nhỏ các công ty sản xuất thường được
coi là hoạt động trong một khu vực công nghệ trưởng thành và cơng nghệ thấp, nơi có
các hoạt động R&D hạn chế và việc cấp bằng sáng chế là rất hiếm.
Nghiên cứu này dựa trên một cuộc khảo sát sâu trong số 177 công ty nằm ở sáu
khu vực nông thơn ở EU. Bốn nhóm cơng ty được xác định: những người không đổi
mới, truyền thống, người theo dõi và nhà lãnh đạo. Nhiều hậu cần hồi quy được phát
triển để xác định các trình điều khiển của sản phẩm và đổi mới quy trình trong các
cơng ty. Kết quả làm nổi bật vai trò quan trọng của các kỹ năng của lực lượng lao
động, đầu tư của công ty về bí quyết và việc sử dụng các nguồn thơng tin bên ngoài.
1.1.2. Các tài liệu trong nước
a. Bài nghiên cứu “Các yếu tổ ảnh hưởng tới đổi mới công nghệ tại các doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Anh Vân và Nguyễn
Khắc Hiếu thuộc khoa kinh tế-Đại học SP kỹ thuật TP HCM được duyệt đăng
07/05/2020.
Bài viết nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới công nghệ tại các
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy
Logistic và dữ liệu thời điểm 2649 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có các yếu tố quy mơ doanh nghiệp, sự kiểm tra của các cơ quan


lOMoARcPSD|9234052

chức năng, chứng nhận chất lượng quốc tế xuất khẩu đổi mới sản phẩm và hỗ trợ kỹ
thuật từ chính phủ ảnh hưởng tích cực đến việc đổi mới cơng nghệ trong khi đó thì
yếu tố chi phí chính thức ảnh hưởng tiêu cực đến đổi mới công nghệ. Từ kết quả
nghiên cứu, một số kiến nghị được đưa ra nhằm gia tăng việc đổi mới công nghệ tại
các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
b. Bài nghiên cứu “Thực trạng các yếu tố quyết định đến đổi mới cơng nghệ của
các doanh nghiệp Việt Nam” của nhóm tác giả Mai Lê Thúy Vân, Nguyễn Đạt
Thịnh, Văn Đức Hòa, Lê Thị Việt Hịa, Hồng Thị Diệu Huyền, Lê Trần Thùy
Dương (năm 2018)
Bài nghiên cứu này nhằm mục đích phản ánh thực trạng đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ mơ tả các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đổi
mới công nghệ doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích định tính
cụ thể là thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 31% doanh nghiệp
thực hiện đổi mới sản phẩm và 46% doanh nghiệp thực hiện đổi mới quy trình. Ngồi
ra, chỉ có khoảng 25% doanh nghiệp có đào tạo cho nhân viên và khoảng 10% doanh
nghiệp có hợp tác với bên ngồi trong việc đổi mới cơng nghệ, mơi trường đổi mới và
các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cịn hạn chế. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất
các gợi ý chính sách:
1. Chú trọng gia tăng kinh phí dành cho đổi mới cơng nghệ doanh nghiệp

2. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và các đối tác, nhất là các trường đại
học trong việc đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác đổi mới cơng nghệ
3. Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới
cơng nghệ.
(Nguồn: />fbclid=IwAR1ILdscSw7kCJE6plsJ6pDVo3mlmoN4l_4v0peRme7X6G1lqhyNzrVKk
vU)
1.2. Các lý thuyết khoa học
1.2.1. Khái niệm liên quan tới đổi mới công nghệ


lOMoARcPSD|9234052

Theo OECD (2005), đổi mới công nghệ bao gồm các sản phẩm và quy trình mới và
những thay đổi cơng nghệ quan trọng của sản phẩm và quy trình. Một đổi mới đã
được thực hiện nếu nó đã được giới thiệu trên thị trường. Đổi mới công nghệ là không
thể tránh khỏi đối với các công ty muốn phát triển và duy trì tính cạnh tranh cạnh hoặc
đạt được mục tiêu thâm nhập vào thị trường mới (Souitaris, 2002). Đổi mới cơng nghệ
là việc thay thế một phần chính hay tồn bộ cơng nghệ đang sử dụng bằng một cơng
nghệ khác tiến tiến hơn, hiệu quả hơn. Đổi mới công nghệ có thể nhằm tăng năng suất,
chất lượng, hiệu quả của q trình sản xuất hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm,
dịch vụ mới phục vụ thị trường.
Theo Branscomb (2001), đổi mới công nghệ là việc thực hiện thành công (trong
thương mại hoặc quản lý) của một ý tưởng kỹ thuật mới. Những đổi mới được phân
biệt với các phát minh.
Đổi mới cơng nghệ đóng một vai trị ngày càng nổi bật trong sự tăng trưởng của
các nền kinh tế cơng nghiệp hàng đầu. Các mơ hình của q trình đổi mới cơng nghệ
đã phát triển theo thời gian và hiện có thể tính đến nhiều yếu tố bên ngồi cơng ty ảnh
hưởng đến khả năng đổi mới (Branscomb, 2001).
Theo Cancino, Paza, Ramaprasad, và Syn (2018), đổi mới cơng nghệ được coi là
phương tiện để tối ưu hóa việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực quan trọng trong các

hệ thống kinh tế xã hội-sinh học.
1.2.2. Các hình thức đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Năm 2005, OECD đưa ra định nghĩa về đổi mới sáng tạo trong Cẩm nang Oslo 2005,
gồm bốn loại hình đổi mới sáng tạo:
Một, Đổi mới sản phẩm (product innovation): Là việc giới thiệu một sản phẩm
mới hoặc được cải tiến đáng kể đối với các đặc tính hoặc mục đích sử dụng . Điều này
bao gồm những cải tiến trong các chi tiết kỹ thuật, các thành phần và nguyên liệu,
phần mềm tích hợp, tính thân thiện với người sử dụng hoặc các đặc tính chức năng
khác.


lOMoARcPSD|9234052

Hai, Đổi mới quy trình (process innovation): Là việc thực hiện phương pháp sản
xuất hoặc phương thức phân phối mới hoặc được cải tiến đáng kể. Điều này bao gồm
những thay đổi về kỹ thuật, thiết bị hoặc phần mềm.
Ba, Đổi mới tổ chức (organisational innovation): Bao gồm việc thực hiện một
phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu lại tổ
chức hoặc quan hệ với bên ngoài.
Bốn, Đổi mới marketing (marketing innovation): Là việc thực hiện một phương
pháp marketing mới liên quan đến sự thay đổi đáng kể trong thiết kế sản phẩm hoặc
bao bì, nơi bán sản phẩm, quảng bá sản phẩm hoặc giá cả của sản phẩm.
Các định nghĩa trong Cẩm nang Oslo 2005 được bổ sung, phát triển từ Cẩm nang
Oslo 1997. Trong đó, đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình trong Cẩm nang Oslo
2005 tương tự như định nghĩa trong Cẩm nang Oslo 1997, được gọi chung là đổi mới
công nghệ (technological product and process innovations – TPP innovations) .
Một doanh nghiệp được định nghĩa là đổi mới cơng nghệ nếu giới thiệu ít nhất một
sản phẩm hoặc quy trình mới, hoặc được cải tiến đáng kể. Một doanh nghiệp đổi mới
phi công nghệ được định nghĩa là đã giới thiệu một trong những thay đổi về chiến
lược marketing, thay đổi các kỹ thuật quản lý hoặc cơ cấu tổ chức.

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ trong doanh
nghiệp
Các yếu tố quyết định đến đổi mới công nghệ thường được phân loại thành hai nhóm
chính là nhóm các yếu tố bên trong và nhóm các yếu tố bên ngồi.
a. Các yếu tố bên trong
Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên quan điểm về nguồn
lực của doanh nghiệp (resource based view). Các yếu tố nội bộ này có vai trị quan
trọng trong các chiến lược của doanh nghiệp, trong đó có những quyết định như tham
gia vào việc đổi mới công nghệ. Các yếu tố bên trong quan trọng ảnh hưởng đến đổi
mới công nghệ bao gồm khả năng tài chính, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, nhận
thức của ban lãnh đại.


lOMoARcPSD|9234052

Khả năng tài chính
Khả năng tài chính là nhân tố quan trọng trong việc quyết định một doanh nghiệp
có nên đổi mới công nghệ hay không. Một doanh nghiệp muốn đổi mới cơng nghệ cần
xem xét khả năng thanh tốn các khoản chi phí chi cho đổi mới và các hoạt động khác
của doanh nghiệp. Dựa vào nguồn lực tài chính của mình mà doanh nghiệp có thể lựa
chọn hình thức đầu tư cho công nghệ một cách phù hợp.
Đổi mới công nghệ thường được xem là kết quả từ đầu tư vào R&D. Mức chi cho
R&D là phương pháp đo lường đổi mới được sử dụng rộng rãi nhất, ưu điểm của
phương pháp này là sự dễ dàng trong việc lượng hóa, tuy nhiên việc ghi chép các
khoản chi cho R&D có thể khơng rõ ràng trong một số doanh nghiệp nên một phương
pháp đo lường đơn giản hơn được sử dụng là câu hỏi dạng có hoặc khơng có R&D .
Tương tự như bất kỳ khoản đầu tư nào khác, các hoạt động chi tiêu cho R&D đòi hỏi
nguồn lực tài chính của doanh nghiệp phải đủ mạnh vì mức chi cho R&D thường tốn
kém, trong đó có việc chi trả cho nhân sự R&D đòi hỏi mức lương cao vì họ có trình
độ cao. Các nghiên cứu thực nghiệm thường đưa ra kết quả về sự ảnh hưởng mạnh mẽ

của đầu tư cho R&D đối với đổi mới công nghệ như các nghiên cứu của Cerulli and
Poti (2008), Mairesse and Mohnen (2005), Lee et al.
Trình độ chuyên mơn
Trình độ chun mơn là tác nhân thứ hai ảnh hưởng tới đổi mới công nghệ của một
doanh nghiệp.Năng lực công nghệ bao gồm các yếu tố như nhân lực, khả năng tiếp
thu, nắm vững công nghệ. Một doanh nghiệp có năng lực cơng nghệ cao là một doanh
nghiệp có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân giỏi, có thể khả năng nắm bắt và
làm chủ cơng nghệ mới đồng thời có thể cải tiến cơng nghệ nhập cho phù hợp với
doanh nghiệp của mình.
Cơ sở vật chất
Đối với mỗi doanh nghiệp, cơ sở vật chất luôn là yếu tố tiên quyết và quan trọng trong
quá trình tổ chức sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt là máy móc, thiết bị,
cơ sở hạ tầng là những yếu tố tham gia trực tiếp vào quy trình tạo ra sản phẩm của
doanh nghiệp. Chỉ khi nâng cao được chất lượng trang thiết bị, máy móc thì mới tạo ra


lOMoARcPSD|9234052

được sự hiệu quả, năng xuất trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
Muốn vậy, doanh nghiệp[ phải cải tiến, tích hợp cơng nghệ máy móc hiện đại vào sản
xuất hay đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.
Nhận thức của ban lãnh đạo
Quản lý cấp cao hay còn gọi là ban lãnh đạo đóng một vai trị thiết yếu trong việc tạo
ra các đổi mới sáng tạo bằng cách cung cấp mơi trường thích hợp và đưa ra các quyết
định nhằm nâng cao sự sáng tạo và vận dụng kiến thức thành công. Quản lý cấp cao
thường cho thấy nhận thức sâu sắc về nhu cầu của nhân viên và cung cấp động lực, đó
là một nguồn động viên họ đổi mới sáng tạo và giải quyết vấn đề. Quản lý cấp cao
giúp nhân viên giải quyết các nhu cầu của họ về trao quyền, nâng cao phẩm chất cá
nhân, đạt thành tích và nâng cao tính tự hiệu quả. Quản lý doanh nghiệp có tác động
rất lớn đến định hướng phát triển doanh nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư của doanh

nghiệp. Theo đó, tư duy của người quản lý, lãnh đạo có hướng đến đổi mới hay không
sẽ quyết định đến việc doanh nghiệp thực hiện đổi mới. Do đó, các yếu tố ảnh hưởng
tới khả năng chấp nhận rủi ro cũng như khả năng phán đốn của chủ doanh nghiệp
như độ tuổi, giới tính, trình độ nhận thức sẽ có ảnh hưởng đến quyết định đổi mới của
doanh nghiệp.
b. Các yếu tố bên ngoài
Các nhân tố bên ngồi ảnh hưởng tới q trình đổi mới cơng nghệ của doanh nghiệp
có thể đến từ sự gia tăng của mức độ cạnh tranh của thị trường, đến từ những quy
định, chính sách nhà nước.
Mức độ cạnh tranh
Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần đến những giải pháp công nghệ
để tăng năng suất và hoạt động hiệu quả ở tất cả các khâu. Trong mơi trường cạnh
tranh và tồn cầu hóa như hiện nay, những doanh nghiệp không kịp thời nắm bắt
công nghệ để đổi mới sáng tạo mà vẫn chọn phương thức kinh doanh truyền thống sẽ
có nguy cơ rời khỏi thị trường. Đặc biệt, trước những thay đổi nhanh chóng từ cuộc
Cách mạng cơng nghiệp 4.0, nếu doanh nghiệp khơng thích ứng nhanh và tận dụng lợi


lOMoARcPSD|9234052

tốt thế từ nền tảng công nghệ hiện đại để đổi mới, tối ưu hóa sản xuất sẽ phải đối mặt
với nguy cơ bị tụt hậu và khó có thể tồn tại.
Quy định, chính sách đổi mới của Nhà nước
Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng hành lang pháp lý, đưa ra các
chương trình hỗ trợ hoạt động đổi mới khoa học và công nghê ̣ của DN. Cụ thể, là đã
kết nối nhiều nguồn cung và cầu công nghệ, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của
DN. Trong quá trình đàm phán chuyển giao cơng nghệ, đã có nhiều hoạt động hỗ trợ
DN như: Tư vấn công nghệ, các vấn đề pháp lý, kết nối nguồn lực tài chính cho DN.
Nhiều cơng nghệ sau khi được chuyển giao đã phát huy hiệu quả, phục vụ hoạt động
sản xuất, kinh doanh của DN, tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của sản phẩm

hàng hóa. Chính những chính sách, quy định mới của nhà nước đã thúc đẩy sự đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra lời khuyến nghị cho các
doanh nghiệp tìm được những giải pháp đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả một
cách tối ưu nhất và các hàm ý phục vụ công tác đổi mới quy trình sản xuất, nâng cao
chất lượng sản phẩm nhằm tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể


Khảo sát thực trạng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại
Việt Nam.



Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
chế biến thủy sản tại Việt Nam.



Đánh giá mức độ và chiều tác động của từng nhân tố đến sự đổi mới công nghệ
của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam.



Đo lường yếu tố tác động mạnh nhất đến sự đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam từ đó đưa ra các hàm ý củng cố chất
lượng nguồn lực, nâng cao trình độ chun mơn, ứng dụng các thành tựu khoa học

của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam.


lOMoARcPSD|9234052

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
❖ Câu hỏi nghiên cứu tổng quát
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chế
biến thủy sản tại Việt Nam?
❖ Câu hỏi nghiên cứu cụ thể


Yếu tố mức độ cạnh tranh có ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam khơng?



Yếu tố tài chính có ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
chế biến thủy sản tại Việt Nam không?



Yếu tố cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến sự đổi mới cơng nghệ của các doanh
nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam khơng?



Yếu tố nhận thức của ban lãnh đạo có ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của
các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam khơng?




Yếu tố trình độ chun mơn có ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam khơng?



Yếu tố Nhà nước có ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
chế biến thủy sản tại Việt Nam khơng?

1.5. Mơ hình nghiên cứu


lOMoARcPSD|9234052

Hình 1: Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam

Trong đó:
⮚ Biến độc lập: mức độ cạnh tranh (H1), tài chính (H2), cơ sở vật chất (H3),
nhận thức của ban lãnh đạo (H4), trình độ chun mơn (H5), nhà nước (H6)
⮚ Biến phụ thuộc: Sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chế biến thủy
sản tại Việt Nam.
1.6. Giả thuyết nghiên cứu
● GT1 (H1): Yếu tố mức độ cạnh tranh có tác động cùng chiều đến sự đổi mới
công nghệ của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam.
● GT2 (H2): Yếu tố tài chính có tác động cùng chiều đến sự đổi mới công nghệ
của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam.
● GT3 (H3): Yếu tố cơ sở vật chất ảnh hưởng tích cực đến sự đổi mới công nghệ
của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam.



lOMoARcPSD|9234052

● GT4 (H4): Yếu tố nhận thức của ban lãnh đạo ảnh hưởng tích cực đến sự đổi
mới cơng nghệ của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam.
● GT5 (H5): Yếu tố trình độ chun mơn ảnh hưởng tích cực đến sự đổi mới
cơng nghệ của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam.
● GT6 (H6): Yếu tố nhà nước ảnh hưởng tích cực đến sự đổi mới công nghệ của
các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam.
1.7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
● Đối tượng nghiên cứu: Yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam
● Khách thể nghiên cứu: các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam
● Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam
1.8. Ý nghĩa nghiên cứu
● Việc xác định các yếu tố liên quan từ đó ta sẽ biết được mức độ ảnh hưởng đến
sự đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chế biến thủy sản.
● Đánh giá được các yếu tố có ảnh hưởng đến sự đổi mới cơng nghệ, lấy đó làm
cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của
doanh nghiệp.
● Qua góc nhìn đó nghiên cứu này sẽ giúp các doanh nghiệp tập trung phát triển
các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đổi mới công nghệ; đồng thời
sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tiêu cực, xem xét nên
ưu tiên khắc phục yếu nào nào đầu tiên và theo thứ tự để dễ đổi mới và hoàn
thiện hơn nữa.
● Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp doanh nghiệp thấy được mỗi yếu tố đều có một
mức độ ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đổi mới công nghệ, bên cạnh đó
cũng giúp các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới
công nghệ trong hoạt động sản xuất của mình.

Phần 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Lập kế hoạch nghiên cứu.


lOMoARcPSD|9234052

2.1.1. Quy trình làm bài nghiên cứu.
- Lập đề cương sơ bộ.
- Lập đề cương chi tiết, gồm có:
+ Tổng quan về đề tài thảo luận, gồm: xây dựng cơ sở lý thuyết, mục tiêu nghiên cứu,
mơ hình nghiên cứu, các giả thuyết…
+ Các phương pháp nghiên cứu (định lượng, định tính, hỗn hợp).
+ Xác định các biến số của đề tài để lập thang đo lường
+ Tiến hành lập bảng hỏi khảo sát, các thống kê mô tả, thu thập thông tin, số liệu.
2.1.2. Nhân sự và các các hỗ trợ khác cho nhân sự.
- Toàn bộ các thành viên trong nhóm đều được phân cơng tìm kiếm, hỗ trợ tìm kiếm
thơng tin.
- Các cơng cụ hỗ trợ cho việc tìm kiếm thơng tin như giáo trình, các đề tài nghiên
cứu khoa học, bài báo, mạng internet…
2.2 Thiết kế nghiên cứu.
2.2.1. Ý tưởng và vấn đề nghiên cứu.
❖ Ý tưởng nghiên cứu:
Tình hình cơng nghệ chế biến và bảo quản thuỷ sản tại các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay: tại các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, quy trình chế biến có thể khái quát
như sau: Nguyên liệu tươi sau khi được đưa vào kiểm tra và tiếp nhận sẽ được rửa
sạch, phân loại, xử lý và đưa vào sơ chế (nếu là tơm sẽ bóc vỏ, bóc đầu; nếu là cá sẽ
cắt đầu và lấy nội tạng, tách và lột da cả 2 miếng phi lê bằng tay hoặc máy). Thuỷ sản
sau khi được sơ chế sẽ được rửa sạch và đưa vào cấp đông, thành phẩm thuỷ sản được
chạy đông dưới dạng Block hoặc những miếng phi lê rời (hàng IQE).
− Trên 70% số lượng cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trình độ và năng lực

cơng nghệ sản xuất từ trung bình tiên tiến trở lên.
− Sự đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam: nhiều
doanh nghiệp chế biến thuỷ sản lớn đã áp dụng nhiều công nghệ hiện đại trong chế
biến: các công nghệ về sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của thủy sản,
như: xương, da, vây, vảy cá; công nghệ thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản
xuất surimi, chả cá; công nghệ bào chế dịch đạm thủy phân từ cá tạp; công nghệ sấy
lạnh, sấy chân không trong bảo quản thủy sản... đã nhận được sự quan tâm rất lớn của
các doanh nghiệp và bà con ngư dân.
− Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng cơng nghệ sinh học, sử dụng
tính đặc hiệu của enzyme, cơng nghệ vi sinh vật và tinh sạch trong việc thu nhận
collagen từ da cá tra, da cá ngừ làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp mỹ phẩm;
khử mùi tanh, tách chiết Glucosamine và chondroitin từ vỏ tôm cua hay sụn cá, các

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

acid amin thiết yếu, canxi hữu cơ từ xương cá hay các peptide sinh học từ bột đạm
cá…
− Tuy nhiên, tại Việt Nam, đầu tư cho công nghiệp chế biến chưa tương xứng với
tốc độ phát triển của ngành thủy sản. Hệ số đổi mới thiết bị trong những năm qua mới
chỉ ở mức 7%/năm (bằng 1/2 đến 1/3 mức của các nước khác). Cơng nghiệp chế biến
thuỷ sản cịn dùng nhiều lao động, mức độ cơ giới hoá thấp, năng suất lao động chưa
cao
2.2.2 Vấn đề nghiên cứu: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam.
Đổi mới cơng nghệ bao gồm hai hình thức là đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình
sản xuất. Một doanh nghiệp thực hiện một trong hai hình thức đổi mới này được xem
là có đổi mới cơng nghệ. Xét về hình thức đổi mới cơng nghệ, doanh nghiệp Việt Nam

nói chung và cả các doanh nghiệp chế biến thủy sản nói riêng có xu hướng “ưa
chuộng” đổi mới quy trình nhiều hơn so với đổi mới sản phẩm. Một yếu tố quyết định
đến đổi mới công nghệ.
2.2.3. Tiếp cận nghiên cứu.
❖ Phương pháp định tính.
+ Thu thập dữ liệu thứ cấp qua việc tham khảo lý thuyết, thu thập các tài liệu, các
cơng trình nghiên cứu có liên quan trong và ngồi nước, trao đổi thảo luận với nhóm.
+ Thu thập thông tin về những đổi mới về công nghệ mà nhiều doanh nghiệp đã đạt
được; những hạn chế về công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản thủy sản mà hầu
hết các doanh nghiệp còn chưa tháo gỡ được.
❖ Phương pháp định lượng.
+ Xây dựng thang đo lường các biến số dựa trên cơ sở lý thuyết bằng phương pháp
phỏng vấn với những câu hỏi mở và thu thập tài liệu thứ cấp.
+ Lập bảng hỏi khảo sát, tiến hành các thống kê mô tả, các thống kê chuyên sâu để
đánh giá kết quả nghiên cứu.
2.4. Công cụ thu thập thông tin
❖ Thu thập thông tin từ nguồn thứ cấp
Thu thập thông tin qua nguồn thứ cấp qua việc tham khảo lý thuyết, dữ liệu từ sách,
luận văn, các cơng trình nghiên cứu, các báo cáo thống kê, báo cáo nghiên cứu, các
tạp chí khoa học có liên quan đến đề tài thảo luận trong và ngoài nước qua các trang
mạng trên Internet:




❖ Thu thập thông tin từ nguồn sơ cấp

Downloaded by Heo Út ()



lOMoARcPSD|9234052

Nhóm sử dụng phương pháp điều tra qua “bảng hỏi”. Sử dụng Google form với các
câu hỏi khảo sát bắt buộc gồm phần câu hỏi về thông tin chung, đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố tác động đến sự đổi mới cơng nghệ.
2.5. Quy trình thu thập thơng tin
Quy trình thu thập thơng tin qua nguồn thứ cấp
- Xác định từ khóa (keyword) của đề tài nghiên cứu: “Đổi mới công nghệ”, “Ngành
chế biến thủy hải sản”.
- Chọn cơng cụ tìm kiếm: các trang web trên internet như: ,
, ,
- Tra từ khóa vào cơng cụ tìm kiếm để có được nhiều trang web có tư liệu liên quan.
- Lướt web và lấy ra những dữ liệu cần thiết.
- Bắt đầu quá trình tổng hợp, đánh giá, xử lý, sắp xếp có hệ thống các dữ liệu có được
để hình thành những thơng tin liên quan.
Quy trình thu thập thơng tin qua nguồn sơ cấp
- Xác định thông tin cần thu thập.
- Xác định nội dung từng phần-câu hỏi, sắp xếp câu hỏi theo các phần, và thiết kế
bảng hỏi.
- Phát phiếu điều tra đến các khách thể.
- Nhận thông tin điều tra từ Google form
- Phân tích, xử lý thơng tin từ kết quả đã thu được qua Google form qua sử dụng
Excel, bảng số liệu, sơ đồ,...
2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Với phương pháp điều tra qua “bảng hỏi”, nhóm sử dụng các phần mềm Excel SPSS,
Google Form để xử lý dữ liệu. Kết quả thu được là bảng, biểu đồ, số liệu đã tổng hợp,
phân tích thống kê, mơ tả, phân tích độ tin cậy.

Phần 3: THANG ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ
3.1. Thang đo biến độc lập

ST
T
1

BIẾN ĐỘC LẬP

MỤC HỎI

MỨC ĐỘ CẠNH

Cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực

TRANH

chế biến thủy sản đòi hỏi doanh nghiệp cần đổi
mới công nghệ.
Doanh nghiệp không cạnh tranh để đổi mới
công nghệ sẽ trở nên tụt hậu, lỗi thời.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế

Downloaded by Heo Út ()

MÃ HÓA

MĐCT1

MĐCT2
MĐCT3



lOMoARcPSD|9234052

biến thủy sản cạnh tranh mạnh mẽ để đổi mới
công nghệ
giỏi sáng tạo và phát triển các sản phẩm đa
dạng hơn
Doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ đối tác
2

TÀI CHÍNH

trong và ngồi nước.
Lợi nhuận của doanh nghiệp được dùng một
phần vào việc nghiên cứu và đổi mới công
nghệ.
Doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất cũng đầu tư
vào đổi mới cơng nghệ.
Doanh nghiệp cần có cơ sở vật chất tiên tiến để

3

áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới.
CƠ SỞ VẬT CHẤT
Hằng năm, doanh nghiệp chế biến cần trùng tu
cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất kém ảnh hưởng tới chất lượng
sản phẩm
Doanh nghiệp càng lớn thì nhận thức và tư duy
của ban lãnh đạo càng được thể hiện sâu sắc và


TC1
TC2

TC3

CSVC1
CSVC2
CSVC3
CSVC4

NTLĐ1

đem lại nhiều hiệu quả.
Lãnh đạo trẻ có khả năng nhanh nhạy với xu
4

NHẬN THỨC CỦA
BAN LÃNH ĐẠO

thế thị trường trong thời đại 4.0 hơn các lãnh
đạo lớn tuổi
Chỉ lãnh đạo đứng đầu doanh nghiệp có khả
năng quyết định có đổi mới cơng nghệ hay
khơng.
Lãnh đạo làm việc nhiều năm, dày dặn kinh

5

NTLĐ2


TRÌNH ĐỘ

nghiệm tạo độ tin cậy cao cho các đối tác.
Trình độ chun mơn cao giúp doanh nghiệp

CHUYÊN MÔN

hội nhập nhanh với những xu thế mới trên thị

NTLĐ3

NTLĐ4

TĐCM1

trường
Năng lực chun mơn của doanh nghiệp càng
cao thì đổi mới cơng nghệ diễn ra càng hiệu

TĐCM2

quả
Doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng

TĐCM3

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052


thấp khó áp dụng quy trình đổi mới cơng nghệ
Doanh nghiệp liên tục cập nhật, sử dụng thành
thạo nhiều ngôn ngữ để áp dụng các thành tựu
công nghệ của nước ngồi vào quy trình đổi

TĐCM4

mới cơng nghệ của doanh nghiệp
Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
chế biến thực phẩm vay vốn với lãi suất thấp để
gia tăng, duy trì ổn định sản xuất đặc biệt là
6

NHÀ NƯỚC

trong thời buổi dịch bệnh.
Nhà nước có chính sách khuyến khích các
doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ
Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản
phẩm sau quy trình đổi mới công nghệ.

NN1

NN2
NN3

3.2. Thang đo biến phụ thuộc
BIẾN PHỤ THUỘC


MỤC HỎI
Doanh nghiệp nên tiến hành đổi mới công nghệ
càng nhanh càng tốt.
Việc doanh nghiệp có những nhà máy lớn, cũ,

ĐỔI MỚI CƠNG NGHỆ
CỦA DOANH NGHIỆP
CHẾ BIẾN HẢI SẢN

có là trở ngại cho việc đổi mới công nghệ
Doanh nghiệp đảm bảo đổi mới quy trình đổi
mới cơng nghệ khơng ảnh hưởng xấu đến mơi

MÃ HĨA
ĐMCN1
ĐMCN2

ĐMCN3

trường
Doanh nghiệp chế biến hải sản ngày càng ứng
dụng nhiều thành tựu của công nghệ tin học vào
quy trình đổi mới cơng nghệ
Đổi mới cơng nghệ trong doanh nghiệp chế
biến thủy sản cần nhiều thời gian.

Phần 4. BẢNG HỎI KHẢO SÁT

Downloaded by Heo Út ()


ĐMCN4

ĐMCN5


lOMoARcPSD|9234052

KHẢO SÁT NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tham gia vào cuộc khảo sát " Nghiên cứu những yếu tố ảnh
hưởng đến sự đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam " của
nhóm nghiên cứu chúng tôi. Rất mong bạn sẽ bỏ chút thời gian tham gia đóng góp ý kiến
bằng việc trả lời trung thực và đầy đủ các thông tin dưới đây, những thơng tin này chỉ sử
dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Cảm ơn sự đóng
góp của bạn!

I.THƠNG TIN CHUNG CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI
Câu 1: Giới tính của bạn là gì? *
o Nam
o Nữ
Câu 2: Bạn đang làm việc tại bộ phận nào trong doanh nghiệp? *
o Hành chính – nhân sự
o Tài chính – kế tốn
o Bộ phận sản xuất
o Bộ phận chất lượng (QA/QC)
o Bộ phận kho
o Kỹ thuật cơ điện
o Bộ phận kế hoạch – kinh doanh
o Bộ phận mua hàng – cung ứng
o Bộ phận nghiên cứu và phát triển ( R&D )

Câu 3: Bạn đã gắn bó với doanh nghiệp được bao lâu?
Trả lời:____________________________________
II. PHẦN CÂU HỎI GẠN LỌC
Câu 4: Doanh nghiệp của bạn đã từng thực hiện đổi mới quy trình sản xuất hay
chưa ? *

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

o Đã thực hiện
o Đang thực hiện
o Chưa thực hiện
III. PHẦN ĐÁNH GIÁ
Câu 5: Quan điểm của anh / chị về các yếu tố tác động tới đổi mới công nghệ sản xuất
của doanh nghiệp chế biến thủy sản
Hãy khoanh tròn vào mức độ đồng ý với các phát biểu dưới đây?
Mức độ đồng ý
1 – Hồn tồn khơng đồng ý
2 – Không đồng ý
3 – Trung lập
4 – Đồng ý
5 – Hoàn toàn đồng ý
5 – Hoàn toàn đồng ý
STT
H1
1
2
3

H2
1
2
3

Yếu tố tác động
MỨC ĐỘ CẠNH TRANH
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế
biến thủy sản có liên quan đến yếu tố đổi
mới công nghệ
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
chế biến thủy sản cạnh tranh mạnh mẽ để
đổi mới công nghệ
Doanh nghiệp không cạnh tranh để đổi mới
công nghệ sẽ trở nên tụt hậu, lỗi thời
TÀI CHÍNH
Giỏi sáng tạo và phát triển các sản phẩm đa
dạng hơn
Doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ đối
tác trong và ngoài nước
Lợi nhuận của doanh nghiệp được dùng một
phần vào việc nghiên cứu và đổi mới công
nghệ.

Downloaded by Heo Út ()

Mức độ đồng ý
1
2
3


4

5


lOMoARcPSD|9234052

H3
1

CƠ SỞ VẬT CHẤT
Doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất cũng
đầu tư vào đổi mới công nghệ.

2

Doanh nghiệp cần có cơ sở vật chất tiên tiến
để áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới.
Hằng năm, doanh nghiệp chế biến cần trùng
tu cơ sở vật chất

3
4
H4
1

Cơ sở vật chất kém ảnh hưởng tới chất
lượng sản phẩm
NHẬN THỨC CỦA BAN LÃNH ĐẠO

Doanh nghiệp càng lớn thì nhận thức và tư
duy của ban lãnh đạo càng được thể hiện
sâu sắc và đem lại nhiều hiệu quả.

2

Lãnh đạo trẻ có khả năng nhanh nhạy với xu
thế thị trường trong thời đại 4.0 hơn các
lãnh đạo lớn tuổi

3

Chỉ lãnh đạo đứng đầu doanh nghiệp có khả
năng quyết định có đổi mới cơng nghệ hay
khơng.
Lãnh đạo làm việc nhiều năm, dày dặn kinh
nghiệm tạo độ tin cậy cao cho các đối tác.

4
H5
1
2
3
4

H6
1
2

TRÌNH ĐỘ CHUN MƠN

Trình độ chuyên môn cao giúp doanh
nghiệp hội nhập nhanh với những xu thế
mới trên thị trường
Năng lực chuyên môn của doanh nghiệp
càng cao thì đổi mới cơng nghệ diễn ra càng
hiệu quả
Doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất
lượng thấp khó áp dụng quy trình đổi mới
cơng nghệ
Doanh nghiệp liên tục cập nhật, sử dụng
thành thạo nhiều ngôn ngữ để áp dụng các
thành tựu cơng nghệ của nước ngồi vào
quy trình đổi mới công nghệ của doanh
nghiệp
NHÀ NƯỚC
Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp chế biến thực phẩm vay vốn với lãi
suất thấp để
Gia tăng, duy trì ổn định sản xuất đặc biệt là

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

trong thời buổi dịch bệnh.
3
4

Nhà nước có chính sách khuyến khích các

doanh nghiệp trong việc đổi mới cơng nghệ
Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản
phẩm sau quy trình đổi mới công nghệ.

Câu 6: Đổi mới công nghệ sản xuất là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh
nghiệp
o Đúng
o Sai
Câu 7: Biến đổi thị trường càng cao đổi mới công nghệ sản xuất càng cần thiết
o Đúng
o Sai
Câu 8: Theo anh /chị đâu là yếu tố quyết định đổi mới công nghệ sản xuất ?
Trả lời:_________
Câu 9:Doanh nghiệp anh chị đang làm việc đã áp dụng KHCN bao nhiêu phần trăm?
Trả lời:__________
Câu 10: Áp dụng không đúng cách khoa học công nghệ sẽ gây ra những hậu quả gì
cho quy trình sản xuất?
Trả lời:___________
IV. MỘT SỐ CÂU HỎI KHÁC
Câu 11: Cơng nghệ hiện đại có thay thế hồn tồn con người khơng ?
o Có
o Khơng

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

Câu 12: Đổi mới công nghệ sản xuất làm dẫn tới hiện tượng dư thừa lực lượng lao
động ?

o Đúng
o Sai
Câu 13: Đổi mới công nghệ sản xuất phải gắn liền với đảm bảo chất lượng sản
phẩm ?
o Đúng
o Sai
Câu 14 : Cần ưu tiên yếu tố nào khi đổi mới công nghệ sản xuất thủy sản ?
o Nâng cao năng suất của người lao động
o Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn
o Vốn đầu tư ít nhưng hiệu quả cao
o Tăng sản lượng
Câu 15: Cơ quan quản lý cần làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đổi mới công
nghệ sản xuất?
Trả lời:___________

KẾT LUẬN
Đổi mới công nghệ luôn được các doanh nghiệp chú trọng trong những năm gần đây,
nhất là đối với ngành hàng chế biến thủy sản- một ngành hàng sản xuất chủ yếu nhằm
mục đích xuất khẩu. Qua bài nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động đến đổi mới công
nghệ trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản ở Việt Nam, chúng ta thấy được các yếu tố
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và giữa các doanh nghiệp trong
nước với doanh nghiệp nước ngồi tạo động lực cũng như địi hỏi các doanh nghiệp
phải đổi mới nếu không muốn bị đào thải khỏi thị trường. Tuy nhiên muốn vậy doanh
nghiệp phải có tài chính vững chắc hoặc huy động được một nguồn vốn lớn để đảm
bảo được việc đổi mới cơng nghệ được diễn ra một cách hồn hảo nhất. Bên cạnh đó
ban lãnh đạo doanh nghiệp cần có một cái nhìn nhạy bén và đúng đắn nhất để nhìn ra
vấn đề, thách thức của doanh nghiệp mình và tìm ra thời điểm thích hợp nhất để thay

Downloaded by Heo Út ()



lOMoARcPSD|9234052

đổi. Nhà nước luôn nhận thức rõ những yếu thế của doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp nước ngoài nên ln tạo điều kiện về vốn và tìm nguồn đầu tư cả về tài
chính, nhân sự và kỹ thuật nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, bởi vậy doanh
nghiệp cần biết nắm bắt thời cơ đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất sản xuất,
cải thiện chất lượng sản phẩm và nhằm tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, tăng mức độ
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Tài liệu tham khảo

Downloaded by Heo Út ()



×