Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

BÀI TIỂU LUẬN môn học KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN đề TÀI NGHÈO đói TÁC ĐỘNG đến PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 35 trang )

lOMoARcPSD|9234052

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN
Mơn học: KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI: NGHÈO ĐÓI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: TS. LÊ KIÊN CƯỜNG
Sinh viên thực hiện: HỒ THỊ HỒNG PHÚC


lOMoARcPSD|9234052

Mã số sinh viên: 030135190446
Lớp: D0...

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


lOMoARcPSD|9234052

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên)

LỜI CAM ĐOAN
Em tên là: HỒ THỊ HỒNG PHÚC – MSSV :030135190446



Cam đoan bài tiểu luận cá nhân: “NGHÈO ĐÓI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ”
Giảng viên hướng dẫn: TS. LÊ KIÊN CƯỜNG
Bài tiểu luận này là sản phẩm của riêng em, các kết quả phân tích có tính chất
độc lập riêng, khơng sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được cơng bố tồn bộ nội
dung này ở bất kỳ đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong bài tiểu luận được chú
thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của em.


lOMoARcPSD|9234052

TP. Hồ Chí Minh, ngày ___ tháng ___ năm
___
Sinh viên thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên)

HỒ THỊ HỒNG PHÚC


lOMoARcPSD|9234052

MỤC LỤC


lOMoARcPSD|9234052

DANH MỤC BẢNG



lOMoARcPSD|9234052

LỜI MỞ ĐẦU
Nghèo đói là một vấn đề xã hội mang tính tồn cầu. Những năm gần đây, nhờ những
chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nuớc, nền kinh tế nước ta đã có những bước
chuyển mình rất quan trọng. Đặc biệt trong năm 2006 nước ta đã chisnh thức gia nhập
làm tành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO. Những nhân tố
đó làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã
được nâng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư đặc biệt là dân cư
vùng cao, vùng sâu, vùng xa.... đang chịu cảnh nghèo đói, chưa được đảm bảo những
điều kiện tối thiểu của cuộc sống như ăn, ở, đi, mặc ... chính vì vậy, sự phân hóa giàu
nghèo ở nước ta ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Nó khơng chỉ là mối quan tâm hàng đầu
của những nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, mà đối với nước ta khi nền kinh
tế đang có sự chuyển mình thì vấn đề phân hóa giàu nghèo càng được chú trọng hàng
đầu. Để có thể hồn thành mục tiêu quốc gia là xóa đói giảm nghèo thì trước tiên phải
rút ngắn sự phân hóa giàu nghèo.
Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về xóa đói giảm
nghèo, được các tổ chức quốc tế và các nước đánh giá cao về sự quyết tâm chống
nghèo đói của Chính Phủ Việt Nam, đã cho thấy tính ưu việt của chế độ ta là phấn đấu
vì mục tiêu con người mà Đảng ta đã xác định: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với
thực hiện công bằng xã hội.
Nước ta đã đạt được kết quả to lớn như vậy là do đã thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh trên từng địa bàn. Việt Nam đã tập
trung giải quyết ba vấn đề lớn đó là: trợ vốn cho xóa đói giảm nghèo; có phương hướng
trợ vốn và các chính sách ưu đãi cho người nghèo. Trải qua chặng đường dài, chương
trình xóa đói giảm nghèo đã thực sự trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi, rộng
khắp cả nước, tạo được những chuyển biến tích cực về nhiều mặt, đời sống nhân dân
ngày càng được cải thiện và từng bước nâng cao, điều đó đã rút ngắn khoản cách giàu
nghèo.



lOMoARcPSD|9234052

Tuy nhiên, tình trạng đói nghèo vẫn cịn tồn tại ở một số nơi, sự phân hóa giàu
nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa nông thôn và thành thị cũng diễn ra ngày càng
gay gắt. Vấn đề tìm ra những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo có ý nghĩa quan trọng
giúp chính quyền địa phương nhận thức rõ nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo thực chất là
một cuộc chiến chống đói nghèo đơ thị, rút ngắn dần khoảng cách giàu nghèo, một
trong những tiêu chí quan trọng thúc đảy nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển.


lOMoARcPSD|9234052

CHƯƠNG 1: ĐÓI NGHÈO VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐĨI NGHÈO
I.

Các khái niệm liên quan đến đói nghèo
1. Khái niệm:
1.1 Khái niệm về nghèo, đói

-

Nghèo là tình trạng một bộ phận cư dân chior có khả năng thỏa mãn một phần
các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mức sống tối
thiếu của cộng đồng xét trên mọi phương diện.

-

Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mước tối thiểu,

không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.

-

Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của Chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết
vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Đói nghèo là vấn đề ảnh
hưởng đếm sự phát triển bền vững, đồng thời là vấn đề xã hội nhạy cảm nhất.
Khơng thể lãng qn nhóm cộng đồng yếu thế, ít cơ hội theo kịp tiến trình phát
triển mà Chính phủ với việc cải cách, sửa đổi những khiếm khuyết của thể chế
kinh tế để nhóm nghèo đói tự vươn lên xóa đói giảm nghèo.
1.2 Cách xác định chuẩn nghèo đói của Việt Nam

Có 3 căn cứ quan trọng để xác định chuẩn nghèo đói:
-

Căn cứ vào nhu cầu toois thiểu, nhu cầu này được lượng hóa bằng mức chi tiêu
về lương thực, thực phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống với nhiệt lượng tiêu
dùng từ 2100-2300 Kcal/người/ngày.

-

Căn cứ vào mức thu nhập bình quân đàu người /tháng. Trong đó đặc biệt quan
tâm đến thu nhập bình qn đầu người/tháng của nhóm có thu nhập thấp (20% số
hộ)

-

Căn cứ vào nguồn lực thực tế của quốc gia, của từng địa phương đã được cụ thể
hóa bằng mục tiêu chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo và chương trình
của từng địa phương để thực hiện cơng tác xóa đói giảm nghèo.



lOMoARcPSD|9234052

Từ 3 căn cứ trên cho thấy:
+ Xác định chuẩn nghèo đói phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện kinh tế xã hội, phong
tục tập quán của từng quốc gia, từng địa phuơng, song trong đó có 1 phàn yếu tố chủ
quan của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách.
+ Chuẩn nghèo phục thuộc vào yếu tố khách quan trong đó có 1 phần yếu tố chủ
quan
2. Việt Nam là một nước nghèo.
Trong tất cả các mục tiêu thiên niên kỉ ( MDG) Việt Nam đạt được những thành tựu
đặc biệt trong mục tiêu 1, giảm nghèo. Việt Nam đã giảm được 75% tỉ lệ nghèo, từ
58,1% năm 1990 xuống cịn 14,5% năm 2008. Tỉ lệ thiếu đói giảm 2/3, từ 24,9% năm
1993 xuống còn 6,9 năm 2008. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.168
USD, Việt Nam trở thành nước có thu nhập thấp, tuy nhiên vẫn được đánh giá là một
nước nghèo. Theo kết quả của Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo trong cả nước
theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công
bố ngày 30/5/2011, cả nước có 3.055.566 hộ nghèo và 1.612.381 hộ cận nghèo.


lOMoARcPSD|9234052

Hình 1 Tỷ lệ nghèo qua các năm ( đơn vị %)

Chart Title
20
18
16
14

12
10
8
6
4
2
0
2006

2007

2008

2009

2010

Hình 1: Tỷ lệ nghèo qua các năm (đơn vị %)

Tỷ lệ hộ nghèo từ 18,1% (năm 2006) xuống còn 14,75% (năm 2007) và 12,1% (năm
2008), 11% (năm 2009), và 9,45% (năm 2010). Trong tổng số 63 tỉnh, thành phố, có 5
tỉnh, thành phố tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% là TP.HCM (0,01%); Bình Dương (0,05%);
Đồng Nai (1,45%); Bà Rịa - Vũng Tàu (4,35%); Hà Nội (4,97%). Đây cũng là những
địa phương đã ban hành chuẩn nghèo riêng, cao hơn chuẩn nghèo quốc gia . Điện Biên
là địa phương có tỷ lệ nghèo lớn nhất cả nước (trên 50%). Ngồi ra, cịn có 81 huyện
thuộc 25 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, trong đó bao gồm 54 huyện nghèo theo Nghị
quyết 30a của Chính phủ.
Kết quả cơng bố cũng cho thấy có 14 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo từ 5% đến dưới 10%; 18
tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 10% đến dưới 20%; 16 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 20% đến dưới
30%; 6 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 30% đến dưới 40%; 3 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ trên 40% đến



lOMoARcPSD|9234052

dưới 50%, là: Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang. Xét về tỷ trọng số người nghèo ở từng
vùng so với tổng số hộ nghèo trên cả nước, với 77.802 hộ nghèo, chiếm tỷ trọng
2,55%, khu vực Đông Nam bộ là khu vực có số lượng hộ nghèo thấp nhất. Khu vực
Đơng Bắc có số lượng hộ nghèo lớn nhất cả nước với 581.560 hộ, chiếm 19,03%.

Bảng 1 Tỷ lệ hộ nghèo chia theo khi vực( đơn vị %)
Năm
Năm 2002
Năm 2004
Năm 2010

Thành thị
10,6
8,6
6,9

Nơng thơn
26,9
21,2
17,4

Có thể thấy rằng tỷ lệ hộ nghèo giữa thành thị và nông thôn chênh lệch khá nhiều
cho thấy hiện tượng phân hóa giàu nghèo Hệ số Gini (mức độ bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư hay mức độ chênh lệch giàu nghèo) năm 2002
(0,420), 2006 (0,424) , 2010 (0,433) cho thấy ko mức độ chênh lệch giàu nghèo khơng
có nhiều khác biệt qua các năm. Xét về tỷ lệ nghèo theo vùng ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2 Tỷ lệ theo vùng( đơn vị %)
Vùng
Tây Bắc
Đông Bắ
Đồng bằng

2004
46,1
23,2
12,9

2006
39,4
22,2
10,1

2008
35,9
20,1 24,2
8,7

8,4

sông Hồng
Bắc Trung Bộ

29,4

26,6


23,1

24

21,3

17,2

14,7

16,9

29,2

24

21

22,2

Đông Nam Bộ

6,1

4,6

3,7

3,4


Đồng bằng

15,3

13

11,4

12,6

Duyên hải Nam
Trung Bộ
Tây Nguyên

sông Cửu Long

2010
39,4


lOMoARcPSD|9234052

Tỷ lệ nghèo cao ở những nơi có địa hình đồi núi hiểm trở, đất đai kém màu mỡ và
cách xa thành phố nà ngược lại những vùng miền có điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã
hội thuận lợi tỷ lệ nghèo thấp hơn. Ở Việt Nam, những người nghèo 7 nhất sống tại các
vùng núi, nơi các xã nghèo chiếm tỉ lệ lớn trên toàn quốc. Trong khi đó, một số lượng
lớn người nghèo lại sống bên cạnh những người khá giả tại hai vùng đồng bằng và ven
biển. Chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng
kể tuy nhiên nó không bền vững, bởi tỷ lệ tái nghèo cao, số hộ nghèo giảm song không
chắc chắn số người nghèo trong xã hội cũng giảm mà thậm chí cịn tăng do tác động

của lạm phát.
Chương trình 135: " Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng
đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa" - chương trình Xố đói
giảm nghèo đặc biệt của Chính phủ - do ủy ban Dân tộc và Miền núi là cơ quan thường
trực, theo các Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 và số
138/2000/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ, song thử
nhìn nhận tỷ lệ hộ nghèo qua các năm.
3. Đánh giá về mức độ nghèo đói
Chuẩn nghèo là công cụ để đo tỷ lệ nghèo trong xã hội – một chỉ số quan trọng phản
ánh mức sống của xã hội về mặt thu nhập cá nhân. Tỷ lệ nghèo là tỷ lệ số hộ có thu
nhập dưới hoặc bằng chuẩn nghèo đối với toàn bộ số hộ trong quốc gia. Các cải cách
kinh tế-xã hội như phúc lợi xã hội và bảo hiểm thất nghiệp được tiến hành dựa trên
những phản ánh của các chỉ số như chuẩn nghèo và tỷ lệ nghèo.
Một loạt các chỉ tiêu về nghèo đói và phát triển xã hội hiện đang được sử dụng ở
Việt Nam. Bộ Lao động Thương binh Xã hội dung phương pháp dựa trên thu nhập của
hộ. Các hộ được xếp vào dạng nghèo hoặc cận nghèo nếu thu nhập đầu người của họ
dưới mức được xác định, mức này cũng khác nhau tuỳ vào khu vực thạnh thị hay nông

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

thôn. Ban hành chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo áp dụng cho các giai đoạn khác nhau
như sau:
Giai đoạn 1993-1995:
- Hộ đói ở nơng thơn dưới 08kg gạo/người/tháng, ở đơ thị là 13kg gạo.
- Hộ nghèo ở nông thôn dưới 15kg gạo/người/tháng, ở đơ thị là 20kg.
Giai đoạn 1996-2000:
- Hộ đói mọi vùng là dưới 13kg gạo /người/ tháng, quy ra tiền là 45.000đồng; hộ

nghèo ở vùng núi, hải đảo dưới 15kg gạo, ứng với 55.000 đồng; dưới 20kg ứng với
70.000 đồng ở nông thôn đồng bằng, dưới 25kg gạo, ứng với 90.000đồng ở đô thị.
Giai đoạn 2000-2005:
- Nông thôn miền núi là dưới 80.000đồng/ người/ tháng; nông thôn đồng bằng và
trung du dưới 100.000đồng/ người/ tháng.
- Đô thị dưới 150.000đồng/ người/ tháng.
Giai đoạn 2006- 2010:
- Khu vực thành thị là 250.000đồng/ người/ tháng.
- Nông thôn là 230.000đồng/ người/ tháng, cả nước có 17,1% dân số nghèo.
Tháng 9/2011, Thủ tướng nước ta vừa ban hành Quyết định số 09/ 2011/ QĐ-TTg về
chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Quyết định có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/ 1/ 2011.
Theo quyết định, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình qn từ
400.000đồng/ tháng/ người (từ 4,8 triệu đồng/ người/ năm) trở xuống.
- Hộ nghèo ở thành thị có mức thu nhập bình qn từ 500.000 đồng/ người/ tháng
(từ 6 triệu đồng/ người/ năm) trở xuống.
-Hộ cận nghèo ở nơng thơn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000đồng đến
520.000đồng/ người / tháng.

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

-Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000đồng đến
650.000đồng/ người/ tháng.
Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện chính sách an sinh xã
hội và chính sách kinh tế- xã hội khác. "Chuẩn" nghèo được quy định của Chính phủ
VN dựa trên một số quy tắc về chuẩn nghèo của Liên Hợp Quốc (UN): Giai đoạn
2000-2006, hộ gia đình có thu nhập bình qn đầu người ở khu vực nông thôn miền

núi, hải đảo từ 80.000 ĐVN/người/tháng trở xuống là hộ nghèo, nông thôn đồng bằng
là 100.000 ĐVN/người/tháng, thành thị là 150.000 ĐVN/người/tháng.
Quyết định của Thủ tướng chính phủ Số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 "Về
việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010": Khu vực nơng thơn,
hộ gia đình có thu nhập bình qn từ 200.000 ĐVN/người/tháng (2.400.000
ĐVN/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Khu vực thành thị: từ 260.000 ĐVN/người/
tháng (dưới 3.120.000 ĐVN/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
4. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo
Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nói
chung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như
sau:
4.1 Nguyên nhân lịch sử, khách quan:
Việt Nam là một nước nông nghiệp còn khá lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến
tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn,
nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh,
thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời
gian dài.
Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách
tập thể hóa nơng nghiệp, cải tạo cơng thương nghiệp và chính sách giá - lương - tiền đã

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam, làm suy kiệt toàn bộ
nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nơng thơn cũng như thành thị, lạm phát tăng
cao có lúc lên đến 700% năm.
Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể
của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản

xuất.
Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản
xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương
nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa
số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao.
Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động,
khơng được đào tạo để chuyển sang khu vực cơng nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ
khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành
phố.
Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn
đầu tư thấp và thiếu hiệu quả vào các cơng trình thâm dụng vốn của Nhà nước.
4.2 Nguyên nhân chủ quan:
Sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt được một số thành tựu nhưng số
lượng người nghèo vẫn cịn đơng, có thể lên đến 26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên
nhân khác như sau:
Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn
nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển làm tỷ lệ nghèo tăng lên.
Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn cịn 74,1% dân sống ở nơng thơn
trong khi tỷ lệ đóng góp của nơng nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp. Hệ số
Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng cao trong khi thu nhập bình
qn trên đầu người cịn thấp.

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

Bảng 3 Số dân phân bố ở thành thị và nơng thơn( triệu người)
Năm
Nơng

thơn
Thành

2005
60,1

2007
60,4

2009
60,4

2011
60,1

2013
60,9

2015
60,6

22,3

23,7

25,6

27,7

28,9


31,1

thị
Từ những năm 2005 đến nay, nhìn chung số dân thàng thị có xu hướng ngày càng
gia tăng và biến dộng không ngừng từ 22,3 triệu người( năm 2005) đến 31,1 triệu
người( năm 2015)
Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất vẫn chưa có các thiết chế
phịng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao
động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến
động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu
vào, rủi ro về chính sách thay đổi khơng lường trước được, rủi ro do hệ thống hành
chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng.
Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do
nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ trong khi nguồn
vốn đầu tư trong nước cịn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn cịn ưu tiên cho
vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị
hủy hoại, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao
động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường cịn thấp, nơng dân khó tiếp cận tín
dụng ngân hàng nhà nước. Tuy vậy nhưng mật độ dân số nước ta lại rất cao so với các
nước khác và tăng dần qua các năm:

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

Hình 2 Biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960- 2002

Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu của tuổi thơ.

Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được thương yêu, chăm sóc và
bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ phát triển hết khả năng của mình. Khi
trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến lượt con cái các em có nguy cơ bị tước đoạt các
quyền đó vì các hiểm họa đối với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc
cao.Tuy tỷ lệ dân nông thôn ở nước ta rất cao nhưng nền kinh tế lại không phát triển
dẫn đến nghèo đói trên diện rộng đi đơi với một số vấn đề xã hội phát sinh.
Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nơng
nghiệp.
Hiệu năng quản lý chính phủ cịn thấp, chưa có các biện pháp giảm nghèo thiết thực,
hợp lí. Hình thức sản xuất các sản phẩm nơng nghiệp và công nghiệp chưa tiến bộ,
chưa khai thác tối ưu nguồn lực. Người lao động đa số khơng có chun mơn, hiểu biết
cũng dẫn đến năng suất lao động giảm, đồng thời cịn gây khó khăn trong q trình sản
xuất.

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

Đặc điểm cố hữu của khá nhiều người Việt: Lười nhác, bê tha, ăn xổi, trông chờ, tư
duy nông nghiệp lạc hậu, hạn hẹp, tầm nhìn ngắn, suy nghĩ phó thác, cầu may, tỵ nạnh,
thờ ơ, làm việc thiếu hiệu quả, năng suất lao động thấp, quản lý kém, không có tư duy
kinh doanh, bạc nhược, thiếu ý chí vươn lên, thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh làm giàu, ham
mê cờ bạc, rượu chè, say xỉn và các thú vui khác…

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052


CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NGHÈO ĐÓI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
1. Tăng trưởng kinh tế và Xố đói giảm nghèo
Trong khi tăng trưởng kinh tế không phải là điều kiện đủ để xố đói giảm nghèo, thì
điều kiện cần của xố đói giảm nghèo là hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nguồn việc làm chủ yếu được ghi nhận trong SNA ở Châu Á và Thái Bình Dương là
từ nông nghiệp. Và nơi định cư chủ yếu của người nghèo thuộc Châu Á và Thái Bình
Dương là tại các vùng nơng thơn. Tuy nhiên có thể cải thiện q trình sản xuất và năng
suất nơng nghiệp ở khu vực này. Có một thách thức hiển nhiên là: làm sao để đầu tư
một cách chiến lược vào một lĩnh vực nơi những công nhân hay sản phẩm đầu ra
không được tính đến tương xứng trong các hoạt động kinh tế và việc làm, hay nơi mà
nền sản xuất này không được công nhận một cách đầy đủ trong mối quan hệ phức tạp
của nó với các ngành khác. Về mặt này, không ngạc nhiên khi thấy thúc đẩy xuất khẩu
nơng nghiệp thường gây ra tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Châu Á và Thái Bình
Dương.
Các bằng chứng đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế xuất phát từ hoạt động nơng nghiệp
có tác động lớn hơn đối với xố đói giảm nghèo so với sự tăng trưởng kinh tế xuất phát
từ các hoạt động phi nông nghiệp. Vì vậy, có vẻ như điều kiện cần của xố đói giảm
nghèo ở một số nơi của Châu Á – Thái Bình Dương là hỗ trợ tăng trưởng nơng nghiệp.
Về phương diện này, cần phải tính đến các tác động của biến đổi khí hậu khi xem xét
các chiến lược khả thi nhằm thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế không thể được coi là trung lập về giới. Tác động của tăng trưởng
kinh tế và nông nghiệp lên sự vận động của nghèo đói xét theo khía cạnh giới phụ
thuộc vào cấu trúc hộ gia đình và sự tương tác trong nội bộ gia đình, việc phân chia tài
sản, phân công các công việc không được trả lương và phân chia thu nhập, tác động

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052


của tất cả các yếu tố trên đối với các cơ hội việc làm, cũng như cơ chế an sinh xã hội
trong gia đình, cộng đồng và chính phủ.
Một phần giải pháp xóa đói giảm nghèo nên được dành để xem xét các biện pháp đầu
tư ngân sách để giảm khối lượng công việc không được trả công, tạo điều kiện cho phụ
nữ tham gia nhiều hơn vào các công việc tự cung tự cấp có lương hay khơng lương,hay
làm việc trong lĩnh vực phi chính thức, hay làm việc trong ngành sản xuất và dịch vụ.
Tuy nhiên, nếu không có những thay đổi lớn trong tập qn văn hố và truyền thống
trọng nam, thì các khoản đầu tư này sẽ không đem lại bất kỳ thay đổi rõ rệt nào. Những
khoản đầu tư như vậy sẽ không hiệu quả nếu các vấn đề lớn trong chính sách khơng
được giải quyết.
Chính vì vậy, các can thiệp chính sách được xây dựng nhằm tăng cơ hội việc làm cho
phụ nữ trước hết cần nỗ lực để giảm hay phân bổ lại khối lượng việc làm khơng được
trả lương trong gia đình, cộng đồng và chính phủ. Và điều này cần được thực hiện cùng
với những thay đổi trong các điều khoản của luật, chính sách và các tập qn có tính
phân biệt đối xử tại mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, sự suy giảm trong khối lượng công việc không được trả công sẽ khơng có
lợi cho xã hội nếu nó gây ra sự suy giảm của toàn xã hội bởi vẫn cần phải cân nhắc
những lợi ích tích cực từ các cơng việc khơng được trả cơng này. Các chính sách nên
được xây dựng để đảm bảo rằng cắt giảm khối lượng công việc không được trả công sẽ
không gây ra suy giảm lợi ích từ những cơng việc này của tồn xã hội.
2. Đói nghèo và việc làm:
Sức lao động là một yếu tố sản xuất mà hầu hết các hộ gia đình nghèo đều sở hữu một
cách tương đối dồi dào, trừ khi bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS hay bị khuyết tật hoặc bị
bệnh nào đó. Tăng nguồn thu của lực lượng lao động này bằng cách tăng các cơ hội

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052


việc làm, di cư lao động và các điều kiện cơng việc sẽ giúp làm giảm tình trạng đói
nghèo trong thu nhập và tiêu dùng, đồng thời giải quyết được vấn đề thiếu thốn vật
chất – vấn đề cốt lõi trong việc tách biệt với xã hội và sự vận động của nghèo đói. Vì
vậy, ở đây có một mối liên hệ mật thiết giữa tình trạng việc làm và đói nghèo về thu
nhập và tiêu dùng.
Tuy nhiên, những thước đo đói nghèo trong thu nhập và tiêu dùng đã khơng tính tới
những dịch vụ thiết yếu được cung cấp thông qua các công việc không được trả lương
trong gia đình và cộng đồng. Những thước đo này thường chỉ tính tới một khoản phụ
cấp cho việc sản xuất tại nhà một số hàng hoá nhất định, đặc biệt là lương thực, mà
khơng tính tới những giá trị của những hàng hố và dịch vụ thiết yếu được những cơng
việc khơng được trả lương trong gia đình và cộng đồng cung cấp. Những thước đo này
cũng khơng tính tới những khía cạnh quan trọng chẳng hạn như các hợp tác xã ngư
nghiệp, lâm nghiệp hay nơng nghiệp tại Thái Bình Dương. Mơ hình ‘tăng trưởng’ cho
rằng tất các cộng đồng này đều sẽ giàu có hơn nếu đất đai được tư hữu hố.
Do vậy, nếu một chính sách được xây dựng nhằm tăng thời lượng dành cho các công
việc trong SNA (hiển nhiên là trái với các hoạt động sản xuất trong SNA), và giảm thời
lượng dành cho công việc khơng được trả cơng, thì tốt nhất là những thay đổi trongviệc
phân phối lao động này sẽ được được tính đến khi tính tốn về hiệu quả của việc tái
phân phối lao động trong nghèo đói nếu điều này vẫn đang được sử dụng để đo lường
tăng trưởng. Bởi vì giảm lượng cơng việc khơng được trả cơng có thể có lợi cho nền
kinh tế, nhưng khơng hẳn là cần thiết cho xã hội nếu sự cắt giảm này gây ra sự cắt giảm
các dịch vụ chăm sóc, an ninh lương thực, hay một mơi trường sạch hơn trong cộng
đồng.
Vì vậy, cần nhắc lại một lần nữa là các chính sách nên được xây dựng để đảm bảo rằng
việc cắt giảm khối lượng công việc không được trả lương sẽ không gây ra việc cắt
giảm các dịch vụ trong cộng đồng.

Downloaded by Heo Út ()



lOMoARcPSD|9234052

Trong nông nghiệp, việc làm thường được xác định dựa trên sự tiếp cận và kiểm soát
những tài sản mà phụ nữ thường không được sở hữu một cách chắc chắn, mặc dù
những mơ hình hợp tác xã trong rất nhiều xã hội khiến cho việc sở hữu trở nên dễ
dàng. Sự gia tăng sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp hay mua bán các sản phẩm nơng
nghiệp địi hỏi phụ nữ phải có kiểm quyền sốt nhiều hơn với đất cũng như các loại tài
sản khác ngoài đất để làm sản xuất.
3. Dịch bệnh Covid 19 tác động đến tình hình đói nghèo và phát triển kinh tế.
TCCS - Các tổ chức quốc tế cảnh báo đại dịch COVID-19 đang tàn phá các nền kinh
tế, khiến cuộc chiến chống đói nghèo khơng những Việt Nam mà các mước trên thế
giới bị thụt lùi một thập niên, thậm chí ở một số khu vực trên thế giới như châu Phi,
Mỹ Latinh và Trung Đơng, sự phát triển có thể bị tụt hậu 30 năm.

Người dân nhận lương thực cứu trợ tại Jonglei, Nam Sudan_Ảnh: AFP/TTXVN

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

3.1 Gia tăng tỷ lệ người nghèo trên thế giới
Tổ chức Oxfam dẫn nghiên cứu của Đại học King ở Thủ đô London (Anh) và Đại học
Quốc gia Australia ước tính, đại dịch COVID-19 sẽ khiến nửa tỷ người (khoảng 8%
dân số thế giới) lâm vào cảnh nghèo đói. Đây là nghiên cứu đánh giá tác động của đại
dịch COVID-19 đến tình trạng nghèo khổ tồn cầu trên cơ sở ngưỡng thu nhập 1,9
USD, 3,2 USD và 5,5 USD/ngày theo tính tốn của Ngân hàng Thế giới (WB). Theo
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hơn 2 tỷ người trên tồn cầu cần có thu nhập hằng
ngày để tồn tại.

Do tác động của đại dịch COVID-19, lần đầu tiên kể từ năm 1990, mức độ nghèo khổ
trên toàn cầu sẽ gia tăng khiến “một thập niên tiến bộ” sẽ bị đánh mất. Thậm chí, ở một
số nơi bị đại dịch tác động mạnh như khu vực Bắc Phi, Cận Sahara châu Phi và Trung
Đông, Mỹ Latinh, những tiến bộ đạt được trong 30 năm qua ở những nước này có thể
bị tiêu tan.
Theo kịch bản tồi tệ nhất, nếu mất 20% thu nhập, số người phải sống trong cảnh nghèo
cùng cực sẽ tăng từ 434 triệu người lên 922 triệu người trên thế giới. Kịch bản tương tự
cũng xảy ra khi số người sống dưới ngưỡng 5,5 USD/ngày sẽ tăng thêm 548 triệu
người, lên gần 4 tỷ người (1). Chương trình lương thực thế giới (WFP) cảnh báo, số
người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực có thể tăng gần gấp đơi trong
năm 2020, lên 265 triệu người do suy thối kinh tế vì đại dịch COVID-19. Theo dự báo
của WB, số người nghèo khổ ở Đơng Á và Thái Bình Dương có thể tăng lên khoảng 11
triệu người nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn. Những nỗ lực đẩy lùi tình trạng đói nghèo
của thế giới trong nhiều thập niên qua có nguy cơ mất trắng. Các nước đang trên đà
phát triển ở châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latinh đặc biệt bị tác động mạnh.
Trong số tầng lớp chịu nhiều rủi ro thì phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới do họ
thường làm trong các lĩnh vực kinh tế khơng chính thức, khơng có hoặc hầu như khơng
được bảo đảm quyền lợi lao động. Với cuộc sống bấp bênh ngày qua ngày, những

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

người nghèo thường khơng được nghỉ ngơi và khơng có đồ dự trữ. Theo con số thống
kê, có hơn 2 tỷ người làm việc trong thành phần phi chính thức không được tiếp cận
với bảo hiểm trợ cấp ốm đau.

Người dân thị trấn Alexandra (Nam Phi) xếp hàng nhận thực phẩm cứu trợ do ảnh
hưởng của đại dịch COVID-19_Ảnh: Reuters

Đối với nhiều quốc gia, nhất là các nước châu Phi, vào thời điểm trước khi dịch bệnh
COVID-19 trở thành một cuộc khủng hoảng y tế, các nước này đã phải gánh chịu cuộc
khủng hoảng kinh tế bởi giá nguyên nhiên liệu bị rớt thê thảm, khoảng hơn 80 tỷ USD
đầu tư bị rút khỏi thị trường, khiến một nửa tỷ dân rơi vào cảnh nghèo đói. Trong bối
cảnh đại dịch COVID-19 đang tấn công các nền kinh tế châu Phi, các lĩnh vực như
hàng không, du lịch và thương mại của các nước này được cho là chịu hậu quả trước
tiên. Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, đại dịch COVID19 sẽ khiến ngành hàng không châu Phi tổn thất khoảng 4,4 tỷ USD. Ủy ban Kinh tế

Downloaded by Heo Út ()


×