Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thảo luận luật kinh tế tmu So sánh tổ hợp tác và hợp tác xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.72 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN LUẬT KINH TẾ 1

Nhóm: 4
Lớp học phần: 2172PLAW0321
Giảng viên hướng dẫn: Tạ Thị Thùy Trang

Hà Nội, tháng 11 năm 2021


I. LÝ THUYẾT
Đề 2: So sánh tổ hợp tác và hợp tác xã
Giống nhau:
- đều là các tổ chức kinh tế
- Đều có mục đích thu lợi nhuận.
- Quyền: Cả hợp tác xã và tổ hợp tác đều phải đảm bảo quyền lợi cho các thành viên
Tiến hành các hoạt động kinh doanh
Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên
- Nghĩa vụ: thực hiện các quy định trong luật cũng như điều lệ quy định
- Có tên riêng, biểu tượng
Khác nhau:
Các tiêu
chí so
sánh

Hợp tác xã

Ít nhất 07 thành viên đối với hợp


Số lượng
tác xã
thành
Ít nhất 4 hợp tác xã thành viên
viên
đối với liên hiệp hợp tác xã
- Cá nhân là cơng dân Việt Nam
Đối
hoặc Người nước ngồi;
tượng
- Tổ chức là pháp nhân Việt
được
Nam
đăng ký - Hộ gia đình
tham gia Đối với hợp tác xã tạo việc làm
thì thành viên chỉ là cá nhân
Người
đại diện
theo
pháp
luật
Cơ cấu
quản lý
tổ chức

Tổ hợp tác

Gồm từ 2 cá nhân, pháp nhân trở lên

- .Cá nhân là công dân Việt Nam,

-Tổ chức là pháp nhân Việt Nam,
thành lập và hoạt động theo quy định
của pháp luật Việt Nam, có năng lực
pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh
doanh của tổ hợp tác.

Chủ tịch hội đồng quản trị

Tổ trưởng tổ hợp tác.
Tổ trưởng tổ hợp tác có thể uỷ quyền
cho thành viên ban điều hành hoặc tổ
viên thực hiện một số công việc nhất
định của tổ theo quy định của pháp
luật về uỷ quyền.

Đại hội thành viên, hội đồng
quản trị, giám đốc (tổng giám
đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm
soát viên

Tổ trưởng tổ hợp tác, ban điều hành
trong trường hợp cần thiết


Tư cách
pháp
nhân

phân
chia lợi

nhuận



khơng

Lợi nhuận được phân chia chủ
yếu dựa theo cơng sức thành
viên đóng góp và mức độ sử
dụng sản phẩm, dịch vụ. Phần
còn lại mới được chia theo tỷ lệ
vốn góp.

Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp
đồng hợp tác, tổ trưởng tổ hợp tác
(hoặc người được các thành viên tổ
hợp tác ủy quyền) lập phương án
phân chia hoa lợi, lợi tức, xử lý lỗ
của tổ hợp tác và báo cáo thành viên
tại cuộc họp toàn thể thành viên.

Chịu trách nhiệm hữu hạn với
phần vốn góp

Tổ hợp tác chịu trách nhiệm bằng tài
sản chung của tổ. Nếu tài sản chung
không đủ để thực hiện nghĩa vụ
chung thì tổ viên phải chịu trách
nhiệm liên đới theo phần tương ứng
với phần đã đóng góp bằng tài sản

riêng của họ.
-Như vậy, trách nhiệm tài sản của tổ
hợp tác là trách nhiệm vô hạn.

Trách
nhiệm
tài sản

-Thành viên khơng được góp vốn
vượt q 20% vốn điều lệ
-Đối với liên hiệp hợp tác xã,
vốn góp của hợp tác xã thành
Thành viên thực hiện theo thỏa thuận và
viên góp theo quy định của điều lệ nhưng
vốn điều khơng quá 30% vốn điều lệ của
lệ
liên hiệp hợp tác xã.

Các thành viên tổ hợp tác có thể
đóng góp bằng tài sản, công sức vào
tổ hợp tác tùy theo thỏa thuận tại hợp
đồng hợp tác. Việc xác định giá trị
tài sản và cơng sức của thành viên tổ
hợp tác góp vào tổ hợp tác do các
thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận
hoặc do bên thứ ba xác định theo sự
ủy quyền của một trăm phần trăm
(100%) tổng số thành viên tổ hợp
tác.


Triệu
tập họp

Tổ hợp tác tự quyết định số lần họp
tổ hợp tác nhưng ít nhất phải tiến
hành cuộc họp thành viên một năm
một lần.

Đại hội thành viên thường niên
phải được họp trong thời hạn 03
tháng, kể từ ngày kết thúc năm
tài chính do hội đồng quản trị
triệu tập.
Đại hội thành viên bất thường do
hội đồng quản trị, ban kiểm sốt
hoặc kiểm sốt viên hoặc thành
viên đại diện của ít nhất một
phần ba tổng số thành viên, hợp
tác xã thành viên triệu tập theo
quy định tại các khoản 2, 3 và 4
Điều 31.


Biểu
quyết

1. Các nội dung sau đây được đại
hội thành viên thơng qua khi có
ít nhất 75% tổng số đại biểu có
mặt biểu quyết tán thành:

a) Sửa đổi, bổ sung điều lệ;

1. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp
tác phải được sự tán thành 100%
thành viên tổ hợp tác và thể hiện
bằng văn bản, trừ trường hợp hợp
đồng hợp tác có quy định khác.

b) Chia, tách, sáp nhập, hợp
2. Việc định đoạt tài sản chung của
nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, các thành viên tổ hợp tác là quyền sử
dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư
liên hiệp hợp tác xã;
c) Đầu tư hoặc bán tài sản có giá liệu sản xuất chính khác; tài sản có
giá trị lớn hơn năm mươi phần trăm
trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng
giá trị tài sản được ghi trong báo (50%) tổng số giá trị tài sản chung
của các thành viên tổ hợp tác phải
cáo tài chính gần nhất của hợp
được sự tán thành của một trăm phần
tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
trăm (100%) thành viên tổ hợp tác và
2. Các nội dung không kể trên
thể hiện bằng văn bản, trừ trường
được thơng qua khi có trên 50% hợp hợp đồng hợp tác có quy định
tổng số đại biểu biểu quyết tán
khác.
thành.
3. Các nội dung khác không quy định
3. Mỗi thành viên, hợp tác xã

ở trên được thơng qua khi có ít nhất
thành viên hoặc đại biểu thành
50% tổng số thành viên tổ hợp tác
viên tham dự đại hội thành viên tán thành, trừ trường hợp hợp đồng
có một phiếu biểu quyết. Phiếu
hợp tác quy định khác.
biểu quyết có giá trị ngang nhau,
khơng phụ thuộc vào số vốn góp
hay chức vụ của thành viên, hợp
tác xã thành viên hoặc đại biểu
thành viên.


II. TÌNH HUỐNG
Liên hiệp Hợp tác xã ABCDEF được thành lập vào tháng 8 năm 2017 với ngành
nghề sản xuất, kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ; bao gồm 06 Hợp tác xã thành viên là:
A, B, C, D, E, F.
Ngày 06/12/2017, do nhận thấy Hợp tác xã A không thực hiện nghĩa vụ góp vốn
như đã cam kết nên HTX B và HTX C đã yêu cầu Hội đồng quản trị Liên hiệp HTX
triệu tập đại hội thành viên bất thường để quyết định việc chấm dứt tư cách HTX thành
viên của HTX A. Tuy nhiên, cho rằng vấn đề này không thuộc thẩm quyền của Đại hội
thành viên Liên hiệp HTX nên Hội đồng quản trị liên hiệp HTX đã không triệu tập theo
yêu cầu .
Ngày 15/12/2017; Ban kiểm soát Liên hiệp HTX đã đứng ra triệu tập Đại hội
thành viên. Đại hội thành viên diễn ra với sự tham gia của 5 HTX thành viên là: B,D,C,E,
F. Đại hội thành viên đã thông qua quyết định chấm dứt tư cách HTX thành viên của
HTX A với sự biểu quyết tán thành của HTX C và D.
Liên hiệp Hợp tác xã ABCDEF sau đó liên tiếp gặp khó khăn trong kinh doanh.
Ngày 1/1/2018, sau 4 tháng từ ngày đến hạn trả nợ nhưng Liên hiệp HTX không trả
được các khoản nợ như sau:

-

Nợ ngân hàng X (tỉnh Hòa Bình) 1 tỷ (thế chấp ơ tơ 500 triệu)

-

Nợ cá nhân C (cư trú tại Hịa Bình) 2 tỷ

-

Nợ lương người lao động chi nhánh Hịa Bình 200 tr

Ngồi ra, liên hiệp hợp tác xã còn nợ 3,3 tỷ của các cá nhân, tổ chức khác nhưng
chưa đến hạn trả nợ. Phí phá sản 100 triệu. Thêm vào đó, 1 tháng sau khi mở thủ tục phá
sản Liên hiệp tặng bạn hàng là công ty H 100 triệu để mừng khai trương chi nhánh mới.
Tài sản còn của liên hiệp HTX thời điểm này là 500 triệu (chưa gồm TS thế chấp).
Câu 1: Quyết định chấm dứt tư cách HTX thành viên của HTX A đúng hay sai ?
Vì sao?
Câu 2: Chia và trả nợ cho các chủ nợ theo thủ tục pháp luật hiện hành.


Câu 1:
Để biết quyết định chấm dứt tư cách HTX thành viên của HTX A đúng hay sai,
ta căn cứ vào hai tiêu chí:


Thẩm quyền chấm dứt tư cách HTX thành viên của HTX A trong Liên hiệp HTX
ABCDEF.




Tính hợp pháp của cuộc họp Đại hội thành viên của Liên hiệp HTX ABCDEF.

Liên hiệp Hợp tác xã ABCDEF được thành lập vào tháng 8 năm 2017, chịu sự
điều chỉnh của luật HTX 2012 và luật Phá sản 2014 với ngành nghề sản xuất, kinh doanh
đồ thủ công mỹ nghệ; bao gồm 6 Hợp tác xã thành viên là: A, B, C, D, E, F.
Theo khoản 2, Điều 3, Luật Hợp tác xã 2012:
2. Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân,
do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên
cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác
xã.
Vậy Liên hiệp Hợp tác xã ABCDEF được thành lập là hợp pháp với sự tham gia
của 6 Hợp tác xã thành viên.
Thẩm quyền chấm dứt tư cách HTX thành viên thuộc về quyết định của Đại
hội thành viên
Theo Khoản 16 Điều 32 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về “ Quyền hạn và nghĩa
vụ của Đại hội thành viên”:
“Chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định tại điểm b Khoản 2
Điều 16 của Luật này”
Theo điểm g Khoản 1 Điều 16 Luật Hợp tác xã 2012: Tư cách thành viên, hợp
tác xã thành viên bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp
g) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên khơng góp vốn
hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;
Như vậy, việc HTX A không thực hiện nghĩa vụ góp vốn như đã cam kết thì thẩm
quyền chấm dứt tư cách HTX thành viên của HTX A là của Đại hội thành viên (thông
qua cuộc họp Đại hội thành viên).
Cuộc họp đại hội thành viên để chấm dứt tư cách thành viên của HTX A là
sai quy định
❖ Yêu cầu triệu tập cuộc họp



- Thời gian: Ngày 6/12/2017
- Nguyên nhân: do nhận thấy HTX A khơng thực hiện nghĩa vụ góp vốn như đã
cam kết nên HTX B và HTX C đã yêu cầu Hội đồng quản trị Liên hiệp HTX triệu tập
đại hội thành viên bất thường để quyết định chấm dứt tư cách HTX thành viên của HTX
A.
- Kết quả: cho rằng vấn đề này không thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên
Liên hiệp HTX nên Hội đồng quản trị Liên hiệp HTX đã không triệu tập theo yêu cầu.
Theo khoản 2, Điều 31 Luật Hợp tác xã 2012:
Về việc yêu cầu Hội đồng quản trị Liên hiệp Hợp tác xã triệu tập đại hội thành viên bất
thường:
a) Giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền của hội đồng quản trị;
b) Hội đồng quản trị không tổ chức được cuộc họp định kỳ sau hai lần triệu tập;
c) Theo đề nghị của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
d) Theo đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của ban kiểm sốt, kiểm sốt
viên hoặc đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên, hội
đồng quản trị phải triệu tập đại hội thành viên bất thường.
HTX B và HTX C chiếm 1/3 tổng 6 thành viên trong Liên hiệp HTX ABCDEF
nên yêu cầu triệu tập đại hội thành viên của HTX B và HTX C là hợp pháp.
- Người có quyền yêu cầu triệu tập:
Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về việc triệu tập Đại hội thành
viên thì Hội đồng quản trị có quyền triệu tập Đại hội thành viên bất thường.
Theo khoản 16, Điều 32 Luật Hợp tác xã 2012 về “quyền hạn và nhiệm vụ đại
hội thành viên”:
16. Chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định tại điểm b khoản
2 Điều 16 của Luật này.
Vì vậy, Hội đồng quản trị có quyền triệu tập Đại hội thành viên bất thường. Việc
Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên là sai quy định bởi việc triệu tập

Đại hội thành viên về việc chấm dứt tư cách thành viên Hợp tác xã thành viên thuộc
thẩm quyền của Đại hội thành viên.
❖ Triệu tập cuộc họp lần 2:.

Thời gian: ngày 15/12/2017


Thẩm quyền triệu tập cuộc họp: Ban kiểm soát Liên hiệp HTX đã đứng ra triệu
tập Đại hội thành viên
Theo khoản 3 Điều 31 Luật Hợp tác xã 2012:
3. Trường hợp quá thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của ban kiểm soát,
kiểm soát viên hoặc đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành
viên mà hội đồng quản trị không triệu tập đại hội thành viên bất thường hoặc quá 03
tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính mà hội đồng quản trị khơng triệu tập đại hội
thường niên thì ban kiểm sốt hoặc kiểm sốt viên có quyền triệu tập đại hội thành viên.
Trong tình huống này, từ ngày nhận được đề nghị của 2 hợp tác xã thành viên B
và C (một phần ba tổng số thành viên) 6/12/2017 đến ngày 15/12/2017 là 9 ngày, chưa
quá 15 ngày nên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên khơng có quyền triệu tập đại hội
thành viên.
Việc triệu tập Đại hội thành viên của Ban kiểm soát là sai quy định.
❖ Điều kiện tiến hành và thể thức:
Theo Khoản 6 Điều 31 Luật Hợp tác xã 2012 :
6. Đại hội thành viên được tiến hành khi có ít nhất 75% tổng số thành viên, hợp tác xã
thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự; trường hợp không đủ số lượng thành viên
thì phải hỗn đại hội thành viên.
Số lượng thành viên tham gia cuộc họp: Đại hội thành viên diễn ra với sự tham
gia của 5/6 HTX thành viên là B,C,D,E,F ( chiếm 83,33% >75% tổng số thành viên
Liên hiệp HTX ). Vậy nên đại hội thành viên được tiến hành.
❖ Biểu quyết


Đại hội thành viên diễn ra với sự tham gia của 5 HTX thành viên là B,D,C,E,F.
Đại hội thành viên thông qua quyết định chấm dứt tư cách thành viên HTX A với biểu
quyết tán thành của hợp tác xã C và D.
Theo Khoản 1,2 Điều 34 Luật Hợp tác xã 2012:
Điều 34. Biểu quyết trong đại hội thành viên
1. Các nội dung sau đây được đại hội thành viên thơng qua khi có ít nhất 75% tổng số
đại biểu có mặt biểu quyết tán thành:
a) Sửa đổi, bổ sung điều lệ;
b) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.


c) Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được
ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Điều 34 Luật Hợp tác xã 2012: “ Các nội dung không thuộc quy định tại khoản 1
Điều này được thông qua khi có trên 50% tổng số đại biểu biểu quyết tán thành”
Quyết định chấm dứt tư cách thành viên của HTX A được thơng qua khi có trên
50% tổng số đại biểu biểu quyết tán thành. Trong trường hợp này, chỉ có C và D biểu
quyết (chiếm 40% < 50% tổng số đại biểu biểu quyết) Như vậy, quyết định chấm dứt
HTX A với biểu quyết tán thành của hợp tác xã C và D là sai quy định
KẾT LUẬN: Cuộc họp Đại hội thành viên diễn ra sai quy định. Vậy quyết định
chấm dứt tư cách HTX thành viên của HTX A là sai.

Câu 2:
❖ Hoạt động hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
Theo điểm a khoản 1 Điều 48 Luật phá sản 2014, Hoạt động của doanh nghiệp,
hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản:
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện
các hoạt động sau:
a) Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
Như vậy việc Liên hiệp HTX tặng bạn hàng là công ty H 100 triệu để mừng khai

trương chi nhánh mới sau 1 tháng kể từ ngày mở thủ tục phá sản là trái pháp luật. Giao
dịch này là vô hiệu.
Tổng số tiền của Liên hiệp HTX ở thời điểm này là 600 triệu (đã bao gồm 100
triệu tiền tặng công ty H mừng khai trương chi nhánh mới)
❖ Xử lý khoản nợ có bảo đảm
Căn cứ theo điểm b, khoản 1, điều 53 luật phá sản 2014 và khoản 3 điều 53 luật
phá sản 2014:
Điều 53. Xử lý khoản nợ có bảo đảm
1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề
xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy
định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:
b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm
không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn


quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng
có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản,
Tịa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý
khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này
được thực hiện như sau:
a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm khơng đủ thanh tốn số nợ thì phần nợ cịn lại
sẽ được thanh tốn trong q trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu
giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Vì vậy, Phần nợ cịn lại cùa Liên hiệp hợp tác xã nợ ngân hàng X là:
1 tỷ - 500 triệu = 500 triệu.
❖ Phân chia tài sản

Căn cứ theo khoản 1 điều 54 Luật phá sản 2014:
Điều 54: Thứ tự phân chia tài sản:
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao
động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ khơng có bảo đảm phải trả cho chủ
nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài
sản bảo đảm khơng đủ thanh tốn nợ.
Trước tiên tài sản cịn lại là 600 triệu sẽ được phân chia cho khoản nợ phí phá sản
100 triệu; sau đó phân chia tiếp lương lao động chi nhánh Hồ Bình là 200 triệu.
Tổng số tiền còn lại của Liên hiệp HTX ABCDEF 600 – 100 – 200 = 300 triệu.
Theo khoản 3 Điều 54 luật phá sản 2014:


3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh tốn theo quy định tại khoản 1 Điều này thi từng
đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với
số nợ.
Do không đủ để chi trả cho các khoản nợ nên từng đối tượng cùng một thứ tự ưu
tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm với số nợ.
Ta sẽ phải chia như sau:
Đối tượng trả nợ

Ngân hàng X

Cá nhân C


Cá nhân, tổ chức
khác

Số nợ của HTX
(X)

500 triệu

2 tỷ

3,3 tỷ

Tổng số nợ của HTX
(Y)

500 triệu+ 2 tỷ + 3,3 tỷ = 5,8 tỷ

Tỉ lệ phần trăm
(X/Y)

8,6%

34,5%

56,9%

HTX phải trả

8,6% x 300 triệu
=25,8 triệu


34,5% x 300 triệu
= 103,5 triệu

56,9% x 300 triệu
=170,7 triệu



×