Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

TIỂU LUẬN KINH tế vĩ mô khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và những bài học kinh nghiệm rút ra từ nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.64 KB, 31 trang )

BỘ MƠN KINH TẾ VĨ MƠ
---0-0---

HỌ TÊN SINH VIÊN
Kiều Hồng Phi Hùng
MSV : 20063069

TIỂU LUẬN

KINH TẾ VĨ MÔ
Tiểu luận kết thúc môn học Kinh tế vĩ mô

Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Giang.


Mục lục
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 3
1.Lý do chọn đề tài...................................................................................................3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................4
3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4
NỘI DUNG...................................................................................................................5
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1929 – 1933..................................................................5
1. Nguyên nhân dẫn đến Đại khủng hoảng 1929 – 1933........................................5
1.1. Bối cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất.....................................5
1.2. Sự khủng hoảng của thị trường chứng khoán..............................................7
1.3. Cuộc khủng hoảng ngân hàng (the great coraction) – trách nhiệm của
Cục Dự trữ Liên Bang (FED)...............................................................................8
1.4. Chính sách tiền tệ và chế độ bản vị vàng......................................................9
1.5. Lý thuyết giảm phát nợ................................................................................10
2. Diễn biến và hậu quả của cuộc Đại khủng hoảng kinh tế................................11
2.1. Đại khủng hoảng tại Mỹ - Khởi đầu của sự sụp đổ...................................11


2.2. Đại khủng hoảng lan ra Châu Âu...............................................................14
2.3. Đại khủng hoảng tại Châu Á.......................................................................16
2.4. Hậu quả về mặt chính trị - xã hội mà Đại khủng hoảng 1929 – 1933 gây
ra..........................................................................................................................18
2.5. Các quốc gia vượt qua Đại khủng hoảng....................................................24
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1929 – 1933 TẠI VIỆT NAM...............................26
1. Cuộc khủng hoảng tại Pháp...........................................................................26
2. Những chính sách của Pháp tại Việt Nam.....................................................27
3.Việt Nam trong thời kì Đại khủng hoảng.......................................................28
3.1. Kinh tế Việt Nam trong thời kì Đại khủng hoảng......................................28
3.2. Tác động của Đại khủng hoảng đến tình hình chính trị xã hội tại Việt
Nam......................................................................................................................31
BÀI HỌC TỪ ĐẠI KHỦNG HOẢNG 1929 – 1933 ............................................33
LỜI KẾT.................................................................................................................... 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................37


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Lịch sử kinh tế thế giới đã trải qua nhiều thăng trầm, biến động với vô số các cuộc
khủng hoảng kinh tế diễn ra theo chu kì nhất định. Tuy nhiên, đại khủng hoảng 1929 –
1933 lại là cuộc khủng hoảng kinh tế đặc biệt, được biết đến như là cuộc khủng hoảng
trầm trọng nhất, kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc đại suy thối nổ ra tại
Mỹ và đã nhanh chóng lan sang các nước Châu Âu, Châu Á, gây ra những ảnh hưởng
to lớn cả về kinh tế, chính trị - xã hội cũng như các mối quan hệ quốc tế sau đó. Lịch
sử thế giới chưa bao giờ ngừng nhắc lại về nó như là một dấu gạch nối của thời kì giữa
hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc của nhân loại. Đại khủng hoảng 1929 – 1933
vừa là hệ quả của chiến tranh thế giới thứ nhất vừa là nguyên nhân của chiến tranh thế
giới thứ hai. Vậy điều gì đã gây ra cuộc đại khủng hoảng này, cuộc đại khủng hoảng
đã diễn ra như thế nào mà có thể gây ra những tổn hại khủng khiếp đến thế không chỉ

cho con người, kinh tế mà ngay cả hệ thống chính trị trên thế giới cũng có sự biến
chuyển ? Liệu ta có thể học hỏi được gì từ những sai lầm cũng như các giải pháp cho
tương lai ?
Việt Nam ta trở thành thuộc địa của Pháp trong khoảng thời gian Đại khủng hoảng
1929 – 1933 diễn ra, vì vậy cũng khơng nằm ngồi tầm ảnh hưởng của nó. Các lĩnh
vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam bị ảnh hưởng sâu sắc, nặng nề.
Dưới góc độ khoa học, việc tìm hiểu về Việt Nam trong thời kì đại suy thối bên cạnh
các quốc gia khác sẽ giúp ta có một nhận thức đúng đắn hơn về một giai đoạn ngắn
ngủi trong lịch sử Việt Nam nhưng vô cùng quan trọng. Đặc biệt, trong thời điểm hiện
nay, khi Việt Nam đang tích cực thực hiện công cuộc đổi mới, không ngừng tăng
cường đường lối mở cửa, hội nhập với thế giới bên ngồi thì việc nghiên cứu về tác
động của Đại khủng hoảng 1929 – 1933 đến Việt Nam cũng sẽ có những giá trị thực
tiễn nhất định, từ đó góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước


Với những lý do đó, tơi em xin chọn đề tài “Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và
những bài học kinh nghiệm rút ra từ nó” để tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2.1. Đối tượng : đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là cuộc Đại khủng hoảng năm
1929 – 1933 và những tác động cũng như bài học mà nó để lại cho thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng.
2.2. Phạm vi nghiên cứu: Bài tiểu luận sẽ nghiên cứu về 4 năm Đại khủng hoảng từ
1929 – 1933 và ảnh hưởng của nó đến các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội,
kinh tế, chính trị trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam.

3. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình tìm hiểu về Đại khủng hoảng 1929 – 1933, những phương pháp chủ
yếu được sử dụng là phương pháp lịch sử, phân tích, logic để tìm hiểu một cách có hệ
thống về các khía cạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhằm rút ra những bài học, kết

luận về Đại khủng hoảng.


NỘI DUNG
1. Nguyên nhân dẫn đến Đại khủng hoảng 1929 – 1933.
Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng tất yếu trong quá trình phát triển của chủ
nghĩa tư bản, là sự biểu hiện cao độ của mâu thuẫn giữa nền sản xuất phát triển tự do
và mục tiêu theo đuổi lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tư bản với khả năng tiêu dùng có
hạn của quần chúng lao động. Trong lịch sử kinh tế của nhân loại, các cuộc khủng
hoảng diễn ra theo chu kì, và các nhà tư bản đều khơng q bất ngờ khi nó xảy ra. Tuy
nhiên, lịch sử đã ghi nhận những cuộc khủng hoảng khơng hề theo một chu kì nhất
định và để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế. Đại khủng hoảng 1929 – 1933
là một trong số những cuộc khủng hoảng như thế. Đây là một trường hợp đặc biệt mà
theo Đại từ điển kinh tế thị trường, đây là cuộc “đại khủng hoảng, đại tiêu điều, một
cuộc khủng hoảng sản xuất thừa có tính chất thế giới nghiêm trọng nhất, sâu sắc nhất,
diện rộng nhất trong lịch sử tư bản chủ nghĩa”
1.1. Bối cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 diễn ra vào giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
và có mối quan hệ mật thiết với cả hai cuộc chiến tranh thế giới này. Tuy nhiên, khi
xét về nguồn gốc của cuộc Đại khủng hoảng 1929 – 1933 thì chúng ta cần phải hiểu
được bối cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Khi nhắc đến các cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh
thế giới thứ nhất thường bị che mờ bởi những hậu quả khủng khiếp mà chiến tranh thế
giới thứ hai đem lại, thế nhưng, Đại chiến thế giới lần một vẫn là một cuộc chiến tàn
khốc, có ảnh hưởng to lớn đến tồn bộ nhân loại, có vai trị như ngun nhân sâu sa
dẫn đến cuộc Đại suy thối. Trong khi cuộc chiến này chỉ có tác động nhỏ tới Mỹ thì
nó lại gây ra những biến đổi lớn về mọi mặt cho các quốc gia Châu Âu. Tất cả các
nước tham chiến dù trực tiếp hay chỉ tham gia một phần đều có những sự thay đổi nhất
định, bàn cờ chính trị trên thế giới có nhiều thay đổi do sự phân chia quyền lợi, thiết



lập trật tự thế giới mới, đây cũng là nguyên nhân sâu sa dẫn đến những mâu thuẫn giữa
các nước thắng trận - bại trận từ đó dẫn đến Đại khủng hoảng và chiến tranh thế giới
thứ hai.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận như Mỹ, Nhật hưởng nhiều lợi
thế, có điều kiện thuận lợi để vươn lên phát triển về kinh tế, mở đầu thời kì phát triển
kinh tế, vươn lên dẫn đầu thế giới tư bản, các nước bại trận hay các nước bị chịu tổn
thất nặng nề thì gặp khó khăn lớn khi sản xuất và thương mại bị đình đốn. Họ phải gấp
rút khơi phục nền kinh tế và trả chiến phí cho các nước thắng trận, tình hình chính trị,
xã hội cũng rơi vào bất ổn. Sau một khoảng thời gian dài khôi phục kinh tế, họ đã từng
bước bước vào thời kì ổn định trong những năm 1924 – 1929. Tại Hoa Kỳ, từ năm
1923 - 1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, sản lượng công nghiệp Đức
đạt mức 113% trước chiến tranh, vượt qua Anh, Pháp. Sản lượng công nghiệp của
Pháp năm 1930 vượt 140% so với năm 1913. Mặc dù quá trình phục hồi của nuớc Anh
diễn ra chậm chạp nhưng đến năm 1929, sản luợng công nghiệp cũng đạt mức năm
1913. Ở các nước tư bản khác, quá trình phục hồi và phát triển kinh tế cũng diễn ra
tương tự. Cho dù đến năm 1924, kinh tế của các nước đã phục hồi nhưng trên thực tế,
sự bất ổn trong nền kinh tế vẫn tiềm tàng thậm chí ngay cả những nước được hưởng
nhiều lợi thế như Mỹ.
Cuộc chiến đã làm nền kinh tế thế giới biến động với sự lạm phát trong thời chiến
tranh và sự giảm phát trong thời kì hậu chiến. Tại Mỹ, nhu cầu cho nông sản trong
chiến tranh tăng vọt, người dân vay nợ để mua đất và máy móc, thế nhưng đối với các
nước Châu Âu, đây lại là thời kì vơ cùng khó khăn cho nơng nghiệp. Tuy nhiên, khi
các quốc gia Châu Âu đã ổn định lại nền kinh tế thì nhu cầu này lại bị giảm sút mạnh
trong các năm 1920 và 1921. Vì vậy nền nơng nghiệp Mỹ ln trong tình trạng khủng
hoảng trầm trọng kéo dài suốt những năm thịnh vượng từ 1923 – 1929.
Nước Mỹ cũng vươn lên trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới. Vấn đề nợ và trả nợ chiến
tranh là một kích thích trực tiếp cho nền kinh tế quốc tế những năm 1920. Mỹ trở
thành ngân hàng thế giới, cam kết duy trì cân bằng thương mại, thúc đẩy xuất khẩu của
các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, vị thế này về mặt lâu dài lại không phù hợp với



vai trị quốc gia cho vay vì nếu các quốc gia khác có tiền để trả nợ cho Mỹ thì họ phải
bán nhiều hơn mua các hàng hóa của Mỹ.
Như vậy, có thể thấy, sau thế chiến thứ nhất, tình hình các nước trên thế giới có nhiều
biến động đặc biệt là kinh tế cả về mặt tiêu cực và tích cực. Sau thời kì khơi phục kinh
tế, cho dù các quốc gia dần trở lại vào quỹ đạo của mình thế nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều
nguy cơ, khó khăn lớn về kinh tế mà các quốc gia chưa thể giải quyết triệt để, chính sự
tích tụ của nó trở thành nguyên nhân sâu sa mà dẫn đến sự sụp đổ nền kinh tế trong
những năm sau thời kì thịnh vượng mà ở đây ngịi nổ chính là cuộc Đại khủng hoảng
1929 – 1933.
1.2. Sự khủng hoảng của thị trường chứng khoán.
Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa tư bản chính là sự chạy theo lợi nhuận bằng
mọi giá. Đây chính là một xu hướng mà được coi như dịch bệnh diễn ra vào giữa và
cuối thập kỉ 20 của thế kỉ 20. Nó nổ ra đầu tiên ở Florida - Mỹ với hiện tượng đầu cơ
bất động sản. Thị trường bất động sản Florida biến thành một hiện tượng bong bóng
kinh tế cổ điển khổng lồ trong đó giá trị mua bán đã vượt qua rất nhiều lần giá trị thực
tế. khiến nó trở nên mong manh, dễ vỡ. Những người mua có niềm tin rằng họ sẽ bán
được với giá cao hơn trong vài tuần hoặc một tháng sau đó và như một sự kiện có thể
dự đốn từ trước, bong bóng này đã vỡ vào năm 1926 và nạn đầu cơ tại Florida đã có
ảnh hưởng tới phố Wall, trở thành dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng đang nhen
nhóm tại đây.
Thị trường The Great Bull cuối những năm 1920 có khả năng kích thích tín dụng một
cách dễ dàng bằng hình thức kí quỹ. Trong một thị trường tăng nhanh như vậy, các
đòn bẩy tài chính đã tạo ra được một khoản lợi nhuận khổng lồ, dẫn đến nạn đầu cơ
vào thị trường chứng khoán bùng nổ. Vào cuối những năm 1928- 1929, khi cục Dự trữ
liên bang tìm cách giảm cơn sốt đầu cơ thì cơn sốt này đã ăn sâu vào cuộc sống người
dân Mỹ. Nhà sử học Maury Klein đã tổng hợp tình hình thời điểm này trong cuốn sách
Cuối cầu vồng (2001) như sau: “Nói một cách đơn giản, quá nhiều người nắm giữ cổ
phiếu bằng tiền vay mượn”. Bùng nổ về đầu cơ đã khiến hàng triệu người Mỹ đầu tư

rất nhiều vào thị trường chứng khoán, một số lượng lớn còn đi vay tiền để mua cổ
phần. Vào tháng 8 năm 1929, các nhà môi giới liên tục cho các nhà đầu tư nhỏ vay


hơn 2/3 giá trị bề mặt của các cổ phiếu mà họ đang mua. Hơn 8,5 tỉ đôla là các khoản
vay, và toàn bộ số tiền này và nhiều hơn nữa được lưu hành ở Mỹ. Giá cổ phiếu tăng
lên khiến nhiều người mua hơn, bởi vì người ta hy vọng giá cổ phiếu sẽ cao hơn nữa.
Chính sự đầu cơ này đã khiến cho nền kinh tế có dấu hiệu chững lại vào hè năm 1929,
tín hiệu khủng hoảng được gửi tới phố Wall, vào ngày 24 tháng 10, 1929 khi chỉ
số Dow Jones vừa mới vượt khỏi đỉnh vào ngày 3 tháng 9 là 381,17 điểm, thị trường
đột ngột chững lại, các lệnh bán ra ồ ạt (bán đổ bán tháo). Có 12 894 650 cổ phiếu
được bán ra trong một ngày, và đây là nguyên nhân làm cho giá cả cổ phiếu trên thị
trường đâm sầm xuống dốc, nhưng có vẻ như các nhà đầu tư đã bỏ qua nó cho dù cũng
đã có một vài nhà đầu tư lớn rút khỏi thị trường.
Sự đổ vỡ thị trường chứng khoán phố Wall hay còn được gọi là cuộc đại đổ vỡ là
điều không thể tránh khỏi và đã đặt dấu chấm hết cho thời kì phát triển thịnh vượng,
mở đầu cuộc Đại khủng hoảng trầm trọng trong lịch sử nhân loại. Cuộc khủng hoảng
trong thị trường chứng khoán đã kéo theo sự suy giảm của nền kinh tế, khiến cho sự
giàu có của phần lớn nhà đầu tư biến mất, cùng với đó là tâm lý bi quan về nền kinh tế
khiến họ cẩn trọng hơn khi đầu tư và chi tiêu. Chính nó đã dẫn tới sự xói mịn hơn nữa
trong những nhu cầu về kinh tế mà từ đó, Đại khủng hoảng nổ ra trên tồn nền kinh tế.
1.3. Cuộc khủng hoảng ngân hàng (the great coraction) – trách nhiệm của Cục
Dự trữ Liên Bang (FED).
Theo chủ nghĩa tiền tệ, 2 nhà kinh tế học người Mỹ là Milton Friedman và Anna J.
Schwartz đã đưa ra lời giải thích cho cuộc Đại khủng hoảng là do cuộc khủng hoảng
ngân hàng gây ra. Cuộc khủng hoảng ngân hàng này đã khiến 1/3 số ngân hàng biến
mất cùng với đó là tiền tệ thu hẹp 35% dẫn đến giảm phát 33% trong tồn bộ nền kinh
tế. Trong tình hình các ngân hàng đang dần sụp đổ, Cục Dự trữ Liên bang đã khơng có
bất kì động thái nào trong việc hỗ trợ các ngân hàng như hạ lãi suất, tăng cơ sở tiền tệ,
bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng,... họ đã thụ động theo dõi sự sụp đổ của hệ

thống ngân hàng mà nói cách khác chính là theo dõi sự chuyển biến từ một cuộc khủng
hoảng, suy thối bình thường thành một cuộc Đại khủng hoảng với quy mơ tồn quốc
gia. Friedman và Schwartz lập luận rằng sự đi xuống của nền kinh tế, bắt đầu bằng sự
sụp đổ của thị trường chứng khoán, sẽ chỉ là một cuộc suy thối bình thường nếu Cục


Dự trữ Liên bang có hành động tích cực. Cục Dự trữ Liên bang đã cho phép một số
ngân hàng lớn phá sản điển hình như Ngân hàng New York của Hòa Kỳ - điều mà đã
gây ra sự hoảng loạn to lớn tại các địa phương và sự rút tiền trên diện rộng. Friedman
và Schwartz cho rằng nếu Cục Dự trữ Liên bang cho vay khẩn cấp chỉ cần các ngân
hàng chủ chốt này hoặc đơn giản là mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở để
cung cấp thanh khoản và tăng lượng tiền sau khi các ngân hàng chủ chốt giảm giá thì
lượng cung tiền sẽ khơng giảm một cách nhanh chóng.
1.4. Chính sách tiền tệ và chế độ bản vị vàng.
Theo quan điểm của học thuyết tiền tệ, có thể thấy nguồn cung tiền là vơ cùng quan
trọng và có ảnh hưởng lớn đền nền kinh tế của một quốc gia. Nếu nguồn cung không
đầy đủ, giá cả sẽ bị giảm sút và dẫn đến giảm phát nghiêm trọng, mặt khác, nếu nguồn
cung tiền quá lớn, vượt ra ngoài phạm vi cần thiết, giá cả sẽ nhanh chóng trở nên lạm
phát. Vào cuối nhưng năm 1920 đến đầu 1930, ảnh hưởng của nguồn cung tiền có thể
được thấy rõ qua siêu lạm phát nổ ra tại Đức, tỉ giá đồng tiền Đức đã bị mất đi trong 2
năm từ 192 mark cho 1 đola lên đến 42 nghìn tỷ mark cho 11ddola. Với tỷ lệ lạm phát
lên đến hàng tỷ như vậy, đồng tiền Đức trở nên vơ giá trị. Nó đóng góp vào cuộc Đại
suy thoái diễn ra tại Đức và phá hủy nặng nề nền kinh tế khơng chỉ của Đức mà cịn
ảnh hưởng đến cẩ những quốc gia Châu Âu khác, nơi mà nền kinh tế sau chiến tranh
thế giới thứ nhất vẫn còn nhiều bất ổn.
Chế độ bản vị vàng đã được nghiên cứu một cách chặt chẽ bởi các nhà kinh tế trong
thập niên 90 của thế kỉ 20 với tư cách như là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới Đại khủng
hoảng. Chế độ bản vị vàng vào thời giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới là một chế độ tỉ
giá đối hoài cố định, đồng tiền của các quốc gia trên thê giới được giữ tỉ giá với một
mức vàng nhất định. Những người ủng hộ chế độ này cho rằng nó có thể ngăn chặn

được sự bành trướng của tín dụng và nợ nần bởi đồng tiền được đảm bảo bằng vàng sẽ
khơng cho phép các chính phủ tùy tiện in tiền giấy cho lưu thông và sẽ giúp ngăn lạm
phát, loại bỏ sự bất ổn trong hệ thống tiền tệ, đảm bảo sự tín nhiệm của tổ chức phát
hành tiền tệ và khuyến khích hoạt động cho vay. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất,
chế độ bản vị vàng bị hủy bỏ nhưng lại được khôi phục sau đó. Do sự gián đoạn của
chiến tranh, tỷ giá hối đoái đã được thả nổi từ năm 1919 tới đầu những năm 1920 và


dẫn tới tình trạng bảo hộ để chống lại, một số quốc gia đã cam kết quay lại thực hiện
tiêu chuẩn vàng với tỉ giá cố định nhanh nhất có thể. Nước Anh đã thực hiện vào năm
1925, Pháp tiếp theo năm 1928. Tới năm 1929, 45 quốc gia đã thực hiện tiêu chuẩn
vàng. Cho đến năm 1929, khi cuộc Đại khủng hoảng sắp nổ ra, hầu hết vàng trên thế
giới nằm trong tay Mỹ và Pháp. Những nỗ lực nhằm giữ đồng tiền bằng với thời kì
trước chiến tranh của các quốc gia khác dẫn đến những chính sách giảm phát, cố gắng
giảm hàng hóa trên thị trường thế giới nhằm thu hồi vàng để giữ giá trị đồng tiền của
họ. Nó khiến cho tình trạng giảm phát ngày càng trở nên trầm trọng và góp phần vào
Đại khủng hoảng. Ngoài ra, chế độ bản vị vàng cũng là 1 lý do cản trở Cục dự trữ Liên
bang đưa ra những chính sách giải quyết khủng hoảng của mình. Vào thời điểm đó,
Cục dự trữ Liên bang gần như đã đạt đến giới hạn tín dụng cho phép có thể được hỗ
trợ bằng vàng mà họ sở hữu. Khoản tín dụng này dưới dạng giấy báo yêu cầu của Cục
dự trữ Liên bang, trong thời kì khủng hoảng ngân hàng, một phần giấy báo yêu cầu đó
được dùng để đổi lấy vàng của Cục dự trữ Liên bang, mà với mỗi số vàng mất đi trong
kho đều đi kèm với việc giảm tín dụng nhiều hơn. Nó khiến cho khủng hoảng ngày
càng mất kiểm soát.
1.5. Lý thuyết giảm phát nợ.
Irving Fisher cho rằng yếu tố chính dẫn đến cuộc Đại khủng hoảng là một vòng luẩn
quẩn của giảm phát và tình trạng nợ nần chồng chất ngày càng tăng.
Trong cuộc khủng hoảng 1929, trước Đại khủng hoảng, yêu cầu kí quỹ là 10%, khi thị
trường giảm, các cơng ty môi giới không thể thu hồi các khoản vay. Các ngân hàng bắt
đầu khơng có khả năng thanh tốn khi con nợ vỡ nợ và người gửi cố rút tiền trên quy

mô lớn. Các khoản nợ tồn đọng trở nên nặng nề hơn, vì giá cả và thu nhập giảm từ 20
– 50%, nhưng các khoản nợ vẫn duy trì với con số cũ. Nó khiến hàng trăm ngân hàng
sụp đổ, còn các ngân hàng còn tồn đọng lại trở nên thận trọng hơn trong việc cho vay,
làm tăng áp lực giảm phát. Một vòng luẩn quẩn phát triển và vịng xốy đi xuống tăng
tốc. Việc thanh lý nợ khơng theo kịp tốc độ giảm mà nó gây ra. Hiệu ứng hàng loạt của
vụ giẫm đạp để thanh lý làm tăng số nợ lên cao mà giá trị tài sản nắm giữ lại giảm.
Như vậy, chính nỗ lực của cá nhân để giảm bớt gánh nặng nợ nần của họ đã làm nợ
ngày càng tăng. Quá trình này làm cho cuộc khủng hoảng suy thoái 1929 trầm trọng


hơn và trở thành Đại khủng hoảng. Lý thuyết giảm phát nợ của Fisher ban đầu khơng
có ảnh hưởng chủ đạo vì có lập luận phản bác rằng giảm phát nợ đại diện cho sự phân
bổ lại từ một nhóm (con nợ) sang nhóm khác (chủ nợ). Việc tái phân phối thuần túy sẽ
khơng có tác động kinh tế vĩ mô đáng kể. Thế nhưng theo Ben Bernanke, một sự sụt
giảm nhỏ trong mức giá chỉ đơn giản là tái phân bổ của cải từ con nợ sang chủ nợ mà
không gây thiệt hại cho nền kinh tế. Nhưng khi giảm phát trầm trọng, giá tài sản cùng
với việc con nợ phá sản dẫn đến giá trị danh nghĩa của tài sản trên bảng cân đối kế
toán của ngân hàng giảm, các ngân hàng sẽ thắt chặt các điều kiện tín dụng của họ, gây
nên khủng hoảng tín dụng, có ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế. Khủng hoảng tín dụng
làm giảm đầu tư và tiêu dùng, dẫn đến giảm tổng cầu và góp phần thêm vào vịng xốy
giảm phát.

2. Diễn biến và hậu quả của cuộc Đại khủng hoảng kinh tế.
2.1. Đại khủng hoảng tại Mỹ - Khởi đầu của sự sụp đổ.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hầu hết các quốc gia tham chiến đều gặp khó khăn
về kinh tế, trừ Anh và Mỹ thì hầu hết nền kinh tế các quốc gia đều lâm vào lạm phát,
tại Đức là siêu lạm phát, nền kinh tế Liên Xơ cũng gặp khó khăn và bị gián đoạn liên
tục. Sau các kế hoạch 5 năm tại Liên Xô cùng với đó là sự hỗ trợ kinh tế các nước
Châu Âu bởi các tổ chức kinh tế, nền kinh tế các quốc gia dần phục hồi và phát triển
trở lại nhưng sâu bên trong vẫn ẩn chứa nhiều mâu thuẫn chưa thể giải quyết không chỉ

về mặt kinh tế mà cịn về chính trị - xã hội. Một số nhà chính trị đã dự đốn và cảnh
báo về sự sụp đổ nhưng không ai lắng nghe.
Sự sụp đổ đã diễn ra đúng như dự đốn, nó khởi đầu ở Mỹ, đất nước có những năm
tháng thịnh vượng sau chiến tranh và hầu như không chịu tổn thất lớn từ cuộc chiến,
thế nhưng nó vẫn xảy ra và lưu giữ trong lịch sử là nơi khởi nguồn của Đại khủng
hoảng. Nó bắt đầu từ cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán tại phố Wall, vào 2
ngày mà lịch sử gọi là “ngày thứ năm đen tối” – ngày 24-10-1929 và “ngày thứ ba đen
tối” – ngày 29-10-1929. Vào ngày mùng 3 tháng 9 năm 1929, chỉ

số Dow Jones

(Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hay Dow Jones Index được cấu thành từ 30
cổ phiếu được yết trên NYSE (Sàn giao dịch chứng khoán New York) và NASDAQ


do cơng ty Dow Jones quản lý, vai trị như một thước đo cho tồn bộ thị trường tài
chính của Mỹ. Bởi vì nó bao gồm 3 chỉ số thuộc 3 nhóm ngành khác nhau đó là: Cơng
nghiệp , Vận tải DJTA và Dịch vụ DJUA) đạt đỉnh cao nhất 381,2. Vào cuối phiên thứ
5 ngày 24 tháng 10, thị trường giảm 21% so với mức cao nhất còn 299,5 điểm. Vào
hơm đó, thị trường giảm 33 điểm – mức giảm 9% tương đương lớn gấp 3 lần so với
mức trung bình hàng ngày trong 9 tháng đầu năm. Nó dẫn tới tình trạng hoảng loạn
bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Ngày 13 tháng 11 năm 1929, thị trường
giảm cịn 199 điểm. Theo một tính tốn, tính đến thời điểm năm 1932 – thời điểm cuộc
suy thoái chấm dứt, thì thị trường chứng khốn đã mất đi 90% giá trị của chúng.
Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán là khởi đầu cho sự sụp đổ kinh tế tại Mỹ vốn
đã không ổn định từ lâu. Sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán đã kéo theo sự đổ vỡ
trong niềm tin của người dân. Người giàu dùng ít đồ xa xỉ hơn, đầu tư ít hơn, tầng lớp
trung lưu và người nghèo cũng dừng việc mua hàng trả sau do sợ mất việc và khơng có
khả năng trả lãi. Kết quả, sản xuất công nghiệp giảm 9% từ khi thị trường chứng
khoán sụp đổ, người dân mất việc hàng loạt, nhiều người nợ nần, ô tô, radio mua trả

sau bị trả lại, kho hàng trở nên tồn ứ, và sự suy giảm cả 2 sản phẩm ô tô và radio kéo
theo một hiệu ứng dây chuyền khi khơng cịn ơ tơ thì khơng cịn ai mua xăng và lốp
xe, khơng cịn radio thì người Mỹ dùng ít điện hơn. Và đây chỉ là 2 trong số nhiều
phản ứng dây chuyền đã xảy ra tại nền kinh tế Mỹ.
Về mặt quốc tế, người giàu dừng việc cho nước ngoài vay tiền, Mỹ ban hành hàng
rào thuế quan Smooth – Hawley năm 1930, đây là 1 đạo luật thực thi các chính sách
thương mại bảo hộ, tăng thuế quan của Hoa Kỳ với hơn 20000 hàng hóa nhập khẩu và
các mức thuế theo đạo luật này là mức cao thứ 2 tại Hoa Kỳ trong 100 năm qua. Các
nhà kinh tế và sử gia kinh tế đều đồng thuận với nhau rằng "Đoạn văn của Taroot
Smley Hawley Tariff làm trầm trọng thêm cuộc Đại suy thoái". Mức thuế suất tại Hoa
Kỳ đã vượt quá 50% chỉ sau 4 năm khiến cho cuộc cạnh tranh thuế quan toàn cầu được
thúc đẩy. Đây được cho là nguyên nhân của việc mở rộng suy thoái ở Hoa Kỳ cũng
như việc khủng hoảng lan sang các nước Châu Âu. Với hàng rào thuế quan Smooth –
Hawley, xuất nhập khẩu của Mỹ suy giảm nhanh chóng, người nước ngồi khơng cịn
sử dụng hàng hóa của Mỹ, nhiều cửa hàng đóng cửa, cơng việc giảm sút, nạn thất


nghiệp gia tăng lên đến 5 triệu người vào năm 1930 và 13 triệu người năm 1932. Nước
Mỹ rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Nối tiếp sự khủng hoảng và sụp đổ của thị trường chứng khoán là sự sụp đổ của hệ
thống ngân hàng. Ngân hàng lớn đầu tiên sụp đổ sau khủng hoảng 1929 bắt đầu với 1
chi nhánh nhỏ được xây dựng năm 1921 ở góc Tây Nam thành phố Freeman và đại lộ
phía Nam ở nhánh Morrisania của Bronx. Đây chính là mốc đánh dấu sự khởi đầu của
sự sụp đổ của nghành tài chính nước Mỹ. Từ thời điểm này, các ngân hàng Mỹ nối tiếp
nhau đóng cửa như những quân domino, gây hoang mang cho người dân và đảo lộn
hồn tồn thị trường tài chính Hoa Kỳ. Các ngân hàng suy giảm mạnh trong những
năm khủng hoảng, từ tháng 1-1929 đến giai đoạn gần tháng 11-1929, số lượng ngân
hàng tạm thời hay vĩnh viễn đóng cửa vẫn cịn đang duy trì ở mức thấp nhưng từ tháng
11-1929 trở đi, tỷ lệ ngân hàng tạm thời hay vĩnh viễn đóng cửa nhảy lên cao chưa
từng thấy. Năm 1929, ở Mỹ có 659 ngân hàng giữ khoảng 200 triệu USD đóng cửa,

đến năm sau, con số này đã gấp đôi và năm sau nữa lại tiếp tục gấp đôi, người gửi tiền
mất tới 2,5 tỷ USD. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng khiến cho nguồn cung tiền
giảm sút nghiêm trọng, theo các tính tốn, tổng nguồn cung tiền đã giảm 1/3 từ năm
1930 đến năm 1933, đồng nghĩa với sự suy giảm buôn bán, trao đổi hay nói cách khác
chính sự gia tăng của lạm phát trên tồn bộ nền kinh tế.
Vào thời điểm đó, sự sụp đổ diễn ra trên một quy mô rộng lớn với một tốc độ chóng
mặt gây ra những tàn phá và hậu quả khủng khiếp cho nền kinh tế Hoa Kỳ. GDP của
Mỹ đã giảm 25% chỉ trong vòng 3 năm từ 1929-1933. GDP của Mỹ đã giảm tới mức
thấp nhất trong những năm 1932, 1933 và đến tận năm 1940 vẫn chưa thể khôi phục
lại. Năm 1929, người Mỹ đầu tư 16,2 tỷ USD thì đến năm 1932 chỉ còn 0,3 tỷ USD.
Chỉ số giá cả tiêu dùng giảm 25% trong 3 năm từ 1929 tới 1933, chỉ số tống giá cả là
32%. Thu nhập nông nghiệp giảm từ 12 tỷ USD xuống còn 5 tỷ USD trong vịng 4
năm. Theo như tính tốn vào thời điểm này, vào năm 1932, 25% lực lượng lao động
của Mỹ bị thất nghiệp (một số người cho rằng con số này thậm chí cịn cao hơn), 1/3
thì bị cắt giảm lương hoặc giờ làm, hoặc cả hai. Từ đó tới cuối thập kỷ, tỷ lệ thất
nghiệp gần 20% và không bao giờ giảm xuống dưới 15%.
Năm 1932 là năm đỉnh cao của khủng hoảng tại Hoa Kỳ. Tổng sản phẩm công nghiệp
chỉ đạt 53,8% năm 1929, sản xuất than bị đẩy lùi lại mức năm 1904, gang mức năm


1896 và thép mức năm 1901. Công nghiệp đúc thép chỉ sử dụng được 16% năng suất,
115000 xí nghiệp cơng thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân
hàng đóng cửa. Nơng nghiệp vốn đã đang trong khủng hoảng sau chiến tranh thế giới
thứ nhất thì ngày càng trầm trọng hơn, từ 1929-1933 có tới 75% dân trại bị phá sản,
diện tích gieo trồng miền Nam bị thu hẹp. Tình hình ngoại thương, nội thương giảm
sút nghiêm trọng, giá trị hàng xuất khẩu giảm từ 5 tỷ 241 triệu USD thành 2,4 tỷ USD,
nhập khẩu từ 4 tỷ 399 triệu còn 1 tỷ 322 triệu. Thu nhập quốc dân giảm một nửa, thất
nghiệp lên tới 12 triệu người năm 1932.
Chỉ trong vòng 3 năm từ 1929-1933, cuộc Đại khủng hoảng đã khiến cho Hoa Kỳ trở
nên chao đảo, toàn bộ nền kinh tế tiêu điều sơ xác, gây ra những ảnh hưởng lớn cho

toàn bộ xã hội và cũng chính là khởi nguồn cho Đại khủng hoảng trên toàn thế giới.
2.2. Đại khủng hoảng lan ra Châu Âu
Thế giới hiện đại chưa bao giờ trải qua một cuộc khủng hoảng nào trầm trọng như
khủng hoảng 1929 – 1933, trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phát triển và
sư lệ thuộc vào nhau giữa các cường quốc ngày càng to lớn thì cuộc khủng hoảng 1929
– 1933 lan truyền như một căn bệnh từ Hoa Kỳ sang các nước Châu Âu tạo thành một
cuộc Đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong hoàn cảnh sau chiến tranh thế giới thứ
nhất, kinh tế các nước dù đã có một khoảng thời gian phục hồi nhưng vẫn q mỏng
manh để có thể chịu được sự tấn cơng của một cuộc Đại khủng hoảng quy mô lớn.
Những vấn đề sau chiến tranh như thiệt hại về người và của, tổn thất kinh tế, giá hàng
hóa sản phẩm tại Châu Âu cao hơn Mỹ, những khoản nợ chiến tranh,,.. đều có những
ảnh hưởng nhất định đến các nước Châu Âu trong thời kì Đại suy thối. Đại suy thối
là từ ngữ được dùng ở cả 2 phía Đại Tây Dương để miêu tả cuộc suy thối chưa từng
có trong lịch sử kinh tế này .
Dù là quốc gia tồn tại ở chế độ nào cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng của
Đại khủng hoảng. Trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thì Ba Lan, Đức
và Áo là những quốc gia phải gánh chịu nạn thất nghiệp nặng nề với 1/5 dân số thất
nghiệp, sản lượng công nghiệp suy giảm 40% và thương nghiệp suy giảm trầm trọng.
Riêng tại Đức, hơn 70000 xí nghiệp bị vỡ nỡ, hàng chục nghìn cơ sở kinh tế buộc phải


chuyển nhượng và bị các nhà tư bản độc quyền, các chủ ngân hàng lớn thơn tính. Tổng
giá trị xuất khẩu của Đức năm 1932 chỉ vào khoảng 5,7 tỷ Mác so với 13,5 tỷ Mác
năm 1929.
Vào năm 1932, giá trị thương mại toàn Châu Âu đã suy giảm bằng 1/3 với năm 1929,
hệ thống ngân hàng và tiền tệ đứng trên bờ vực sụp đổ. Đại suy thoái đã kéo theo
nhiều hệ lụy cho xã hội đặc biệt là tình trạng thất nghiệp và nghèo đói ngày càng gia
tăng, nền chính trị các quốc gia ngày càng trở nên hỗn loạn, quan hệ giữa các quốc gia
trở nên phức tạp. Trong thời kì khó khăn như vậy, các quốc gia đều đặt lợi ích của
mình lên hàng đầu. Vì vậy, vào tháng 11 năm 1932, hầu hết các quốc gia đều nâng cao

hàng rào thuế quan, giảm hạn nghạch để giảm hàng hóa nhập khẩu vào nước mình để
đảm bảo nền nơng nghiệp và cơng nghiệp của nước mình không bị phá hủy. Thế giới
chia thành các khối kinh tế khác nhau cạnh tranh nhau, ảnh hưởng tới hòa bình thế
giới. Việc các nước giảm hàng hóa nhập khẩu và hàng rào thuế quan vơ hình chung đã
khiến cho thương mại quốc tế trở nên điêu đứng, đình trệ mà hậu quả là hàng hóa dư
thừa ngày càng chất đống do khơng có nên để tiêu thụ, thế giới ngày càng lâm vào
khủng hoảng trầm trọng khi hàng hóa thì trở nên thừa thãi mà người dân vẫn đói khổ.
Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán phố Wall vào ngày 24 tháng 10 năm 1929 đã
đánh dấu mốc quan trọng trong sự suy giảm kinh tế của các nước Châu Âu. Từ đầu
năm 1928, khu vực Trung và Đơng Âu đã bắt đầu có những dấu hiệu nhất định của sự
trượt dốc trong nông nghiệp, công nghiệp và nghành xây dựng, báo hiệu cho viễn cảnh
ảm đạm của nền kinh tế Châu Âu. Vào năm 1929, sự sụp đổ của thị trường chứng
khoán phố Wall đã tạo ra một làn sóng bán tống cổ phiếu của Mỹ lan truyền ra các
quốc gia khác và tạo ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có. Các ngân hàng tại Mỹ tin
rằng tình trạng của thị trường chứng khốn sẽ nhanh chóng ổn thỏa vì vậy trong những
năm 1929-1930, họ đã tuân theo những logic của chế độ bản vị vàng, tăng tỷ giá lãi
suất. Chính hành động này đã khiến dòng tiền chảy cho vay của Mỹ tới Đức và phần
cịn lại của Trung và Đơng Âu nhanh chóng cạn kiệt và hậu quả thật khôn lường bởi
sau thế chiến thứ nhất, sự phục hồi, phát triển kinh tế trở lại của các quốc gia Châu Ậu
phụ thuộc rất nhiều vào nguồn viện trợ từ các cường quốc lớn đặc biệt là Mỹ.
Tại Anh, cũng giống như Mỹ, Anh phải đối đầu với những khó khăn to lớn về kinh tế
trong thời kì khủng hoảng. Hầu hết các nghành kinh tế của Anh từ công nghiệp, ngoại


thương, tín dụng đến nơng nghiệp đều sa sút. Sản xuất gang năm 1931 giảm hơn một
nửa, sản lượng thép giảm gần một nửa, tổng sản lượng công nghiệp năm 1932 giảm
20%, ngoại thương giảm lên tới 60%. Tháng 9 năm 1931, tại Anh nổ ra cuộc khủng
hoảng ngân hàng. Sự sụp đổ niềm tin nghiêm trọng lan tỏa khắp Châu Âu vào mùa hè
năm 1931 ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế Anh: đồng bảng khó tiêu thị trên thị
trường ngoại tệ, tỉ lệ lãi suất tăng, vấn đề tài chính của tất cả các cơng ty, ngân hàng và

từng hộ gia đình bị nhân lên cao ở một mức đáng sợ.
Tại Áo, dưới tác động của cuộc Đại khủng hoảng, nền công nghiệp của Áo bị suy
giảm trầm trọng kéo theo đó là các ngân hàng. Suốt mùa hè năm 1931, các ngân hàng
tại Áo đã nỗ lực hết sức để bù đắp các khoản thất thoát cơng nghiệp nhưng nó đã thất
bại. Vào 8-5-1931, ngân hàng Creditanslalt – ngân hàng lớn nhất tại Áo lúc bấy giờ đã
thua lỗ 140 triệu schilling, nó tạo ra một làn sóng rút tiền trên quy mơ lớn và chỉ trong
12 ngày ngân hàng đã bị rút mất hơn 300 triệu schilling. Ngân hàng Creditanslalt sụp
đổ kéo theo đó là làn sóng bán đồng schilling khơng thể ngăn cản và chỉ tới tháng 10
năm 1931, “nguyên tắc tiêu chuẩn vàng” bị phá vỡ, thơng qua hình thức kiểm sốt
giao dịch để hạn chế số lượng vàng và ngoại tệ ra khỏi Áo, cuộc khủng hoảng mới có
thể

kết

thúc.

Tại Italia, năm 1932, sản lượng cơng nghiệp giảm xuống cịn 66,8% so với năm
1929, kim nghạch thương mại giảm 3 lần, khối lượng hàng hóa, đường sắt vận tải
giảm sút 44%, các nghành sản xuất chủ chốt phải gánh chịu thiệt hại nặng nề, sản xuất
gang, thép giảm 33%, các mặt hàng may mặc giảm 50%, nghành cơng nghiệp ơ tơ,
đóng tàu, khai mỏ cũng phải chịu hoàn cảnh tương tự.
2.3. Đại khủng hoảng tại Châu Á.
Tại Châu Á, Nhật Bản là nước tư bản duy nhất lớn mạnh và được hưởng nhiều lợi ích
cùng với Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thế nhưng, cho dù có cách nhau nửa
vịng trái đất nhưng những ảnh hưởng từ cuộc Đại khủng hoảng vẫn khiến cho nước
Nhật phải hứng chịu những tổn thất nặng nề. Nông nghiệp là nghành bị ảnh hưởng
nhiều nhất do bị lệ thuộc vào thị trường nước ngoài. Giá gạo năm 1930 so với 1929 chỉ
còn lại 1 nửa, xuất khẩu tơ sống giảm sút. Trong công nghiệp, tổng sản lượng năm
1930 so với 1929 giảm 32,4%, sản lượng gang, thép giảm 47%. Ngoại thương suy



giảm đáng kể cùng với đà suy giảm của thế giới, năm 1930 so với 1925 giảm 30%,
năm 1931 so với 1930 tiếp tục giảm 30%. Quá trình giảm sút kinh tế tại Nhật Bản đã
tạo điều kiện cho quá trình tích tụ và tập trung tư bản, hàng loạt các tập đồn độc
quyền dần hình thành dưới tên gọi Cacten
Tại Trung Quốc, nếu chỉ nhìn vào nền sản xuất cơng nghiệp nhỏ bé thời điểm đó thì
có thể kết luận rằng Trung Quốc không bị ảnh hưởng nhiều bởi Đại khủng hoảng. Tuy
nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bản thân Trung Quốc đã trải qua một cuộc
khủng hoảng, đồng bạc Trung Quốc rớt giá và các nhà đầu tư Trung Quốc khơng có
khả năng chi trả cho hàng nhập khẩu. Xuất khẩu suy giảm và các ngân hàng cũnh
khơng hề có khả năng giải quyết. Mất cân bằng thương mại khiến cho đồng bạc ngày
càng mất giá và Trung Quốc trở nên phụ thuộc hơn vào việc nhập khẩu bạc và giá bạc
trên thị trường thế giới. Khi suy thoái kinh tế nổ ra, người dân Trung Quốc phải gánh
chịu hậu quả của nạn thất nghiệp, nợ nần. Suy cho cùng, Trung Quốc là nước chịu ảnh
hưởng bởi cuộc khủng hoảng nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trong khu vực do cuộc
khủng hoảng về giá đồng và bạc. Sau khi Anh từ bỏ chế độ bản vị vàng, giá bạc tăng
lên và Hoa Kiều khơng cịn gửi bạc về nước nữa. Năm 1932, nhập khẩu bạc chững lại
và Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu bạc và tăng lên nhanh chóng nhưng chủ yếu là hàng
trốn thuế. Nó đã gây tổn hại lớn cho nền kinh tế Trung Quốc.
Hầu hết các quốc gia tại Châu Á và Châu Phi đều là thuộc địa và lệ thuộc của các
nước Đế quốc cũng phải hứng chịu những tổn thất nặng nề từ cuộc Đại khủng hoảng.
Khi cuộc khủng hoảng nổ ra, hầu hết các nước tư bản đều tìm mọi cách để trút mọi
gánh nặng lên các nước thuộc địa, phụ thuộc. Vì vậy, cuộc sống của nhân dân các
nước thuộc địa vốn đã khó khăn nay lại càng trở nên điêu đứng. Kinh tế ngày càng suy
tàn còn chính trị thì trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, Philippine là thuộc địa của Mỹ có
chính sách cai trị có phần lỏng tay hơn, chính quyền được chỉ định là người bản địa do
vậy người dân chống đối trực tiếp tầng lớp lãnh đạo bản địa, mối quan hệ đối với Mỹ
đã giúp Phillipine có một thị trường thuận lợi trong Đại khủng hoảng. Xuất khẩu
đường hàng năm tăng từ 0,7 triệu tấn (1929 – 1931) lên 1 triệu tấn (1932 – 1934). Ở
đây gần như khơng có khả năng xảy ra xung đột. Một quốc gia khác là Myanmar phải

đối mặt với một cuộc khủng khoảng xuất khẩu gạo khiến người dân rơi vào tình cảnh
điêu đứng và nhiều bạo loạn xã hội. Ở Việt Nam, các cuộc nổi dậy diễn ra nhiều do


việc đóng thuế. Đây khơng chỉ là phản ứng đối với việc tăng giá gạo mà còn do cuộc
khủng hoảng của nhiều yếu tố khác. Tình hình tại Việt Nam ngày càng trở nên tồi tệ
hơn khi Pháp quyết định thắt chặt các chính sách tiền tệ bản địa vào năm 1931 để đảm
bảo đầu tư của Pháp vào Việt Nam. Xã hội Việt Nam trở nên rối loạn và nhiều cuộc
nổi dậy đã nổ ra.

2.4. Hậu quả về mặt chính trị - xã hội mà Đại khủng hoảng 1929 – 1933 gây ra.
2.4.1. Tình hình chính trị quốc tế.
Với quy mô to lớn của Đại khủng hoảng và những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế
thế giới. Nền chính trị quốc tế cũng khơng thể tránh khỏi những tác động đáng kể của
nó. Đầu tiên phải kể đến sự hình thành của chế độ độc tài quân sự - có thể tìm thấy ở
Argentina và nhiều nước Trung Mỹ. Khi nền kinh tế suy giảm thì sự bất ổn xã hội
cũng gia tăng, chế độ độc tài quân sự hình được hình thành như một lời hứa hẹn sẽ đưa
nền kinh tế thốt khỏi khủng hoảng, duy trì trật tự xã hội.
Tiếp đến là sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt tại Đức, Italia và
Nhật Bản. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã tạo điều kiện cho các chủ nghĩa cực đoan này
lên nắm quyền. Tại Đức, Adolph Hitler và Đảng Quốc Xã của ông hứa sẽ khôi phục
nền kinh tế đất nước và xây dựng lại đội quân của mình. Trong khi đó tại Ý, chủ nghĩa
phát xít đã xuất hiện từ trước Đại suy thoái dưới thời lãnh đạo của nhà độc tài Ý
Benito Mussolini. Tại Nhật Bản, lực lượng quân phiệt chiếm quyền kiểm sốt của
chính phủ vào năm 1930.
Một trong những tác động nữa của Đại khủng hoảng đến nền chính trị thế giới đó là
chế độ cộng sản. Tại Liên Xơ, Đại suy thối đã giúp Joseph Stalin lên nắm quyền. Và
tác động cuối cùng của Đại suy thoái là sự ra đời của quỹ phúc lợi tại một số quốc gia
như Canada, Anh và Pháp. Dưới chủ nghĩa tư bản, các quỹ phúc lợi này đã giúp chính
phủ chống lại nguy cơ thất nghiệp, phá sản hay nghèo đói.

2.4.2. Chủ nghĩa phát xít Châu Âu.


Chủ nghĩa phát xít Châu Âu khơng hẳn là có nguồn gốc từ Đại suy thoái kinh tế, thế
nhưng Đại khủng hoảng lại là một tiền đề quan trọng cho sự thống trị của Chủ nghĩa
phát xít tại Đức và Italia. Thế giới bị phá hủy sau thế chiến thứ nhất đã khiến lòng tin
của người dân bị lung lay và đặt ra yêu cầu cần có một trật tự mới. Chủ nghĩa phát xít
nhấn mạnh đồn kết quốc gia và đặt ra vấn đề chống thù trong giặc ngoài, vì vậy, nó
dần thu hút được quần chúng nhân dân. Hơn nữa, các Đảng phái cũ đã mở đường cho
chủ nghĩa phát xít bằng việc đối xử đúng mực với hình thức này và biện minh giúp
chống đỡ những thành kiến về nó. Điều này đã xảy ra sớm tại Italia, khi Mussolini lên
nắm quyền trước khi xảy ra Đại suy thoái, và Đại suy thoái như một cơ hội để chủ
nghĩa phát xít củng cổ niềm tin trong quần chúng, Mussolini đồng thời cũng thách
thức Anh và Pháp chinh phục Abussina. Để chứng tỏ sự bất lực của các nước đồng
minh Châu Âu trong việc khắc phục Đại suy thối, Mussolini đã khuyến khích những
động thái nguy hiểm hơn của Hitler chống lại các quốc gia này. Chủ nghĩa phát xít
khơng hề có một chính sách kinh tế rõ ràng, lập trường chống cộng có lẽ là điểm duy
nhất xác định vị trí tư tưởng của các nhà phát xít trong lĩnh vực này.
Chủ nghĩa phát xít nặng tính sùng bái cá nhân với sự sùng bái người lãnh đạo và coi
nhẹ nền dân chủ, nó thậm chí cịn nguyên thủy và man rợ hơn chế độ quân chủ của
Đức và Ý thời kì chiến tranh. Thế nhưng, sự hiện đại của chủ nghĩa phát xít thể hiện ở
chỗ nó có thể tận dụng được các phương tiện truyền thông và sự hỗ trợ của khoa học
công nghệ. Trong ngắn hạn, chủ nghĩa phát xít có thể giải quyết được những vấn đề
của khủng hoảng kinh tế, nhưng đối Hitler, đây không phải một phương tiện để vượt
qua khủng hoảng mà là công cụ để đạt được mục tiêu bá chủ tồn cầu.
Dù cuộc Đại khủng hoảng khơng phải là nguồn gốc trực tiếp cho sự hình thành chủ
nghĩa phát xít thế nhưng nó là tiền đề cho sự gắn kết chặt chẽ giữa trục các quốc gia
Đức – Italia – Nhật. Với những tác động nghiêm trọng của Đại suy thối, nó khiến nhu
cầu thuộc địa tăng cao dẫn đến sự xâm chiếm thuộc đại ngày một mở rộng bởi các
nước theo chế độ phát xít. Đại suy thoái cũng làm trầm trọng các nền kinh tế lớn tại

Châu Âu như Anh và Pháp, gây mâu thuẫn với Mỹ mà hậu quả trực tiếp chính là sự
thờ ơ, khoan nhượng của các quốc gia này cho chủ nghĩa phát xít tiếp tục phát triển và
cố kết mạnh mẽ, trở thành nguyên nhân sâu sa cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.


2.4.3. Chủ nghĩa dân tộc thuần túy tại Mỹ Latinh.
Tại Mỹ Latinh, dưới những ảnh hưởng của Đại suy thoái, các quốc gia đều tìm kiếm
cho mình những chính sách kinh tế mới để giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và Châu Âu. Để
có được địn bẩy chính trị, các nhà lãnh đạo chủ nghĩa dân tộc thuần túy đã đưa ra cáo
buộc rằng các tầng lớp thấp trong xã hội chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ Đại suy
thoái.
Sự bắt đầu cuộc Đại suy thối ở Mỹ Latinh có liên quan trực tiếp đến sự sụp đổ của
thị trường chứng khốn phố Wall. Trong những năm 1929, có vẻ đa phần các hệ thống
chính trị tại Mỹ Latinh đều tương đối ổn định. Tuy nhiên, cú sốc Đại suy thoái đã
mang tới sự khủng hoảng cho tầng lớp thống trị các quốc gia Mỹ Latinh và dẫn tới một
thời kì bất ổn về chính trị và bạo lực diễn ra triền miên. Đặc biệt là vào đầu năm 1930,
khi chính sách hướng tới xuất khẩu truyền thống mang lại nhưng bất ổn trong xã hội.
Việc khai thác các nguồn lực tự nhiên mang lại nhiều nguồn lợi dồi dào cho các cơng
ty, tập đồn thống trị nền kinh tế các nước mà từ đó đem lại cho họ những ảnh hưởng
về chính trị nhất định. Việc các nước nâng cao hàng rào thuế quan và sự sụp đổ của
thương mại quốc tế đã làm cho những công ty này mất đi nguồn lợi kinh tế to lớn, gây
ra sự bất mãn lớn cho dân chúng do sự phụ thuộc vào những cơng ty và tập đồn này.
Các cuộc đình cơng, chống đối và nổi dậy đã nổ ra bởi các phe chính trị cánh tả nhưng
chưa đạt được thành cơng.
Sự xuất hiện của các phe cánh tả tuy nhiên còn hạn chế, và chỉ giới hạn tại thành phố
và các khu công nghiệp chứ chưa thể lan đến nông thôn. Hơn nữa, mối đe dọa mà cánh
tả mang lại đã khiến cho tầng lớp trung lưu và tầng lớp thống trị xích lại gần nhau hơn.
Đây là sự kết hợp của những yếu tố cơ bản, chủ yếu được giới quân sự nắm giữ trong
thời kỳ suy thoái, điều này giải thích tầm quan trọng của việc chính phủ đưa ra những
chính sách ổn định kinh tế hơn là thay đổi xã hội. Trong nhiều trường hợp,một chế độ

độc tài đã được hình thành, mang nặng tính qn sự như Augustin Justo ở Argentina,
Fulgencio Batista ở Cuba, Rafael Trujillo ở Cộng hòa Dominique, và Jorge Ubico ở
Guatemala nắm vai trò lãnh đạo trong chính phủ.
2.4.4. Trật tự Versaille – Washington bị phá vỡ.


Trật tự Versaille – Washington được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất với
một loạt các hiệp ước giữa các nước thắng trận và bại trận, bộ mặt địa chính trị thế giới
đã có một sự thay đổi lớn. Trật tự Versaille – Washington từ khi ra đời đã mang trong
mình nhiều mâu thuẫn khiến cho nó chỉ là tạm thời và luôn trong trạng thái bất ổn.
Những điều khoản, hiệp ước trong trật tự này đã gây ra tâm lý phục thù cho các nước
bại trận cùng với đó là sự cản trở các nước tham chiến khôi phục kinh tế sau chiến
tranh.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai được coi như là sự kết thúc cho trật tự thế giới này
và với tầm quan trọng là gạch nối của 2 cuộc chiến tranh thế giới, nó cũng không thể
tránh khỏi sự tác động từ cuộc Đại khủng hoảng. Cuộc Đại suy thoái đã làm gia tăng
mâu thuẫn giữa các quốc gia khi các quốc gia không cịn chia sẻ lợi ích chung, khơng
cịn là đồng minh chống lại kẻ thù chung nữa. Khi một nước nâng cao hàng rào thuế
quan, các nước khác lập tức có những động thái đáp trả và hệ thống Versaille –
Washington vốn đã hàm chứa nhiều mâu thuẫn nay lại chịu những ảnh hưởng của Đại
khủng hoảng như một giọt nước tràn ly khiến cho sự đối đầu giữa các quốc gia trở nên
gay gắt, trở thành tiền đề trực tiếp cho sự sụp đổ của toàn bộ trật tự Versaille –
Washington.
2.4.5. Sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai.
Đại suy thối khơng phải là ngun nhân gây ra chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng
xét về mối quan hệ, nó lại là nguyên nhân cho sự nổi lên của Hitler và chủ nghĩa phát
xít – nguồn gốc trực tiếp của chiến tranh thế giới thứ 2. Trên thực tế, tại Đức những
năm trong khủng hoảng kinh tế, người dân mất đi niềm tin với chính quyền và chủ
nghĩa phát xít mà Hitler đứng đầu xuất hiện như một vị cứu tinh cho hoàn cảnh cực
khổ của dân chúng. Hàng triệu người bầu cho Hitler đều là những người phải chịu ảnh

hưởng nặng nề từ Đại suy thoái và tin vào lời hứa rằng Hiitler sẽ đưa họ vượt qua thời
kì này. Mặc dù trong ngắn hạn, chủ nghĩa Đế quốc đã thực sự giúp cho nền kinh tế có
bước phục hồi, thế nhưng tham vọng của Hitler về việc thống trị thế giới đã một lần
nữa đưa nước Đức vào khó khăn với những khoản nợ lớn và lạm phát nghiêm trọng.
Từ năm 1929 đến năm 1933, lượng tiền trong lưu thông đã giảm từ 5,6 xuống 4,1 tỷ


Mark nhưng đã tăng 300 triệu Mark trung bình năm từ 1933 đến 1935; 500 triệu Mark
trung bình năm từ 1935 đến 1937. Trong vòng 8 năm lượng tiền đã tăng vọt. Sau đó
lượng tiền lưu thơng là 5,8 tỷ Mark và nhảy vọt lên 8,6 tỷ Mark năm 1938 và đạt 12,7
tỷ Mark năm 1939. Nợ quốc gia cũng tăng lên mức báo động ở mức 11,8 tỷ Mark năm
1933 và 19 tỷ Mark năm 1937 và tăng lên 47,9 tỷ Mark năm 1939. Sản xuất gang, thép
của Đức phát triển trong vòng 4 năm từ 1935 tới 1938, tổng lượng sản xuất thép của
Đức là 102 tỷ tấn trong khi Anh sản xuất 59 tỷ tấn và ở Pháp là 35 tỷ tấn. Về giá cả và
lương, ở Đức, Hitler kiểm sốt cơng đồn và chính phủ điều tiết giá cả và lương.
Trong khi đó ở Anh, giá cả và lương tăng ổn định cịn Pháp thì trải qua một thời gian
lạm phát tăng vọt sau thời gian giảm phát vào năm 1936. Nó cho thấy rằng đại suy
thối đã có ảnh hưởng nhẹ hơn ở Anh và Pháp so với Đức, do đó, Anh và Pháp khơng
phải chịu một sức ép lớn để tạo ra những thay đổi mạnh mẽ như ở Đức, sức ép đối với
việc tăng cường sức mạnh và tái vũ trang đó là một chế độ quản lý độc tài, không nhân
đạo.
Khoảng thời gian giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới là 31 năm và là khoảng thời gian
tồi tệ nhất trong lịch sử Châu Âu, các quốc gia khác nhau trải qua thời kì Đại suy thối
khác nhau, và khi khối dân chủ Anh – Pháp – Mỹ có thể tận dụng những nguồn lực có
sẵn để ổn định kinh tế, giữ vững hệ thống thuộc địa của mình thì khối phát xít Đức –
Italia – Nhật lại điêu đứng trước Đại suy thoái bởi sự thiếu hụt thuộc địa và sự suy
giảm của thương mại toàn cầu. Nền kinh tế của các quốc gia này đứng trước nguy cơ
sụp đổ nếu khơng có một giải pháp cấp thiết được đưa ra. Và chính trong khoảng thời
gian tuyệt vọng đó, gây chiến tranh, phân chia lại thế giới là cách mà khối phát xít đã
chọn. Nó trở thành khởi nguồn cho chiến tranh thế giới thứ hai – cuộc chiến tranh tàn

khốc nhất trong lịch sử nhân loại.
2.4.6. Hàng rào thương mại và sự suy sụp của thương mại quốc tế.
Dựa vào số liệu xuất nhập khẩu của 17 quốc gia trong thời kỳ giữa hai cuộc Đại
chiến, thương mại giữa các các quốc gia công nghiệp giảm khoảng 30% từ năm 1929
tới 1932, các yếu tố được xác định là dẫn tới sụt giảm thương mại này bao gồm sự sụt
giảm nguồn cầu, tăng thuế và hàng rào phi thuế quan. Vào mùa hè năm 1931, nền kinh


tế Châu Âu rạn nứt, sức ép kinh tế, chính trị, tài chính tồn cầu đã tạo ra một cuộc
khủng hoảng tài chính quét qua cả Châu Âu. Ở một số quốc gia như Đức và Áo, các
ngân hàng có mối quan hệ với sản xuất cơng nghiệp phải đóng cửa, một số ngân hàng
danh tiếng tại Châu Âu đối mặt với sự phá sản, chính phủ Đức và Áo buộc phải trực
tiếp điều hành hệ thống tài chính để ngăn chặn nó sụp đổ. Họ đã ngăn cản sự xuất khẩu
thêm vàng và ngoại tệ sang ngân hàng Thụy Sỹ và Anh. Hành động này đã trực tiếp vi
phạm quy luật của hệ thống bản vị vàng.
Bên cạnh khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ, vào năm 1931, tại Anh cũng nổ ra một
cuộc khủng hoảng ngân hàng. Khủng hoảng tài chính lên tới đỉnh điểm khi Anh từ
chối chế độ bản vị vàng vào tháng 9 năm 1931. Đây là dấu mốc quan trọng của cuộc
Đại suy thoái, đồng bảng Anh trở thành một đồng tiền trôi nổi và giá trị của nó giảm đi
30% kéo theo đó là giá trị hàng xuất khẩu của Anh cũng giảm theo. Tuy nhiên, chính
phủ lại thốt khỏi các u cầu chặt chẽ của chế độ bản vị vàng vì thế đủ thời gian cần
thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề chống lại khủng hoảng, tỷ lệ lãi suất
được cắt giảm, tạo điều kiện cho thương mại và chính phủ có thể vay mượn tiền, niềm
tin với tương lai nền kinh tế được khôi phục và tiêu dùng tăng lên
Vào tháng 4 năm 1933, Mỹ cũng quyết định từ bỏ chế độ bản vị vàng, việc này đã góp
phần giúp cho thị trường Mỹ phục hồi cùng với đó là sự ổn định trở lại của thị trường
thế giới. Chế độ bản vị vàng ra đời với mục đích đảm bảo sự ổn định với quy định chặt
chẽ về tỷ giá của các đồng tiền của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Thế nhưng, nó chỉ
có tác dụng trong một khoảng thời gian ngắn hạn, về lâu dài, nó làm gia tăng áp lực
lạm phát lên nền kinh tế của các quốc gia, làm tăng giá của hàng xuất khẩu và làm mất

lượng vàng dự trữ của một số quốc gia trong khi lại mang lợi ích cho các quốc gia
nhận được số vàng đó. Trên thế giới lúc đó, ngồi Pháp và Mỹ là hai nước có trữ
lượng vàng lớn nhất thế giới thì rất nhiều quốc gia khơng có đủ vàng và buộc phải
giảm phát nền kinh tế để hàng hóa xuất khẩu cạnh tranh hơn và giảm nhập khẩu để
giảm thâm hụt vàng. Nhưng cùng với đó là sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp, giảm kinh
doanh và thắt chặt nhu cầu của người dân về hàng hóa nhập khẩu.
Cuộc suy thối đã có ảnh hưởng to lớn đến thương mại quốc tế. Mỹ là nước có nguồn
cung đơla cho phần cịn lại của thế giới, cho các quốc gia khác vay và thanh toán các
sản phẩm nhập khẩu của Mỹ. Lượng cung tiền của Mỹ đã giảm mạnh từ 7,4 tỷ USD


năm 1929 xuống 2,4 tỷ USD năm 1932. Sự thiếu hụt tiền trở thành vấn đề nghiêm
trọng. Những quốc gia vay nợ đồng đôla khi bị thiếu hụt dự trữ sẽ cắt giảm nhập khẩu
và kéo theo xuất khẩu giảm.
Năm 1931, có 47 quốc gia theo chế độ bản vị vàng thì đến năm 1933 chỉ cịn một
nhóm nhỏ cịn duy trì hệ thống này. Nhóm nhỏ này nếu muốn duy trì sự cạnh tranh
phải sử dụng các biện pháp giảm phát, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với xã
hội. Đồng tiền các quốc gia này phải chịu những sức ép vô cùng lớn và hàng rào thuế
quan cũng không thể nào giúp họ. Đến tháng 9 năm 1935, hầu như khơng cịn chính
phủ nào theo chế độ bản vị vàng, nó đã giúp các quốc gia dễ dàng hơn trong việc kiểm
soát nền kinh tế, cùng với đó là sự ổn định trở lại của nền thương mại quốc tế sau thời
kì Đại khủng hoảng.
2.5. Các quốc gia vượt qua Đại khủng hoảng.
2.5.1. Mỹ với chính sách New Deal.
Vào đầu năm 1933, cuộc Đại suy thoái đạt đến cực điểm, thời điểm cầm quyền của
Herbert Hoover tại Mỹ được xem như là thiếu sáng tạo và không thể ngăn được cuộc
khủng hoảng thị trường chứng khoán phát triển thành Đại khủng hoảng suy thoái.
Herbert Hoover thiếu năng lực chính trị cùng với đó là sự hấp dẫn cơng chúng do đó
vào ngày 4 tháng 3 năm 1933, giữa sự cực điểm của Đại suy thoái và sự sụp đổ của
các ngân hàng, Franklin Roservelt tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ. Sự kiện

này đã đánh dấu sự bắt đầu của chiều hướng đi lên của nền kinh tế, là thời điểm bắt
đầu của sự kết thúc Đại khủng hoảng.
Như chúng ta đã biết, Đại khủng hoảng đã có những tác động mạnh mẽ đến nền kinh
tế - chính trị - xã hội của Hoa Kỳ. Các nghành kinh tế suy giảm, thương nghiệp đình
đốn, nạn thất nghiệp tăng cao, người dân mất niềm tin vào chính phủ, hàng nghìn
người mất việc, chết đói. Chỉ 8 tháng sau khi Herbert Hoover nhậm chức, ông đã phải
đối mặt với tình hình như thế. Ơng đã chiến đấu khơng mệt mỏi tuy nhiên lại thiếu đi
sự hiệu quả để vực dậy nền kinh tế quốc gia. Chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng
thống năm 1932, F.D.Roserevelt trở thành tổng thống trong hồn cảnh đặc biệt chưa
từng có – sự khủng hoảng trầm trọng của Hoa Kỳ cùng với đó là trách nhiệm và sứ


mệnh nặng nề - khôi phục lại Hoa Kỳ như xưa. Vốn đã nổi tiếng từ khi còn là thống
đốc bang New York, ơng cho rằng cuộc suy thối bắt nguồn từ những rạn nứt tiềm
tàng trong nền kinh tế Mỹ. Đáp ứng được những yêu cầu của người dân, ông đã đưa ra
chính sách kinh tế mới New Deal, sử dụng quyền lực của chính phủ Liên Bang để đưa
đất nước thốt khỏi khủng hoảng. Mục tiêu của chính sách kinh tế xã hội của
F.Roservelt nhằm vào 3 mục tiêu quan trọng là cứu trợ, khôi phục và cải tổ. Theo đó,
nhiều chính sách được ban hành nhằm vào việc giải quyết nạn thất nghiệp trên khắp
nước Mỹ, phục hồi nền tài chính quốc gia, khơi phục lại cơng nghiệp, nơng nghiệp và
thương nghiệp, tăng cường vai trị của nhà nước trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng,
tổ chức lại sản xuất,.... Việc thực hiện chính sách New Deal đã đem lại nhiều thành tựu
tích cực đối với Hoa Kỳ, GNP năm 1936 cao hơn 34% và GNP năm 1940 cao hơn
58% so với năm 1932. Kinh tế tăng trưởng 58% trong 8 năm hồ bình từ năm 1932
đến năm 1940 rồi tăng trưởng 56% trong 5 năm chiến tranh từ 1940 đến 1945. GDP từ
mức tăng -4% vào năm 1932 đã vọt lên 17% vào năm 1934. Trong những năm từ 1934
đến 1937, GDP ln tăng bình quân 9%/năm. Vào những năm 1941, 1942, 1943 mức
tăng lên đến hơn 17%/năm.
2.5.2. Chính sách của các quốc gia Châu Âu.
Mối quan hệ giữa các nước Châu Âu trở nên căng thẳng hơn khi Đại suy thoái ngày

càng trở nên trầm trọng. Hợp tác ngoại giao trở nên rất khó khăn thậm chí cả với Anh
và Pháp. Đáp ứng những yêu cầu khẩn thiết của người nông dân Pháp trong việc bảo
vệ họ khỏi hàng hóa nhập khẩu giá rẻ, năm 1932, Pháp đã tăng hạn nghạch ngặt nghèo
lên tới hơn 3000 sản phẩm nhập khẩu khác nhau, thuế nhập khẩu của Đức cũng tăng
lên 50% và đáng kể nhất là Anh với chính sách bảo hộ vào mùa thu năm 1931, chấm
dứt cam kết thương mại tư do kéo dài hơn 85 năm. Châu Âu bị chia thành các khối
kinh tế cạnh tranh.
Chế độ bản vị vàng dần bị các quốc gia xóa bỏ và đến năm 1933 chỉ cịn một số ít các
quốc gia cịn áp dụng. Việc thoát khỏi chế độ bản vị vàng đồng nghĩa với việc họ được
nới lỏng các điều kiện để tiến hành phục hồi kinh tế và Anh là quốc gia đầu tiên có
những dấu hiệu phục hồi tích cực nhờ vào các chính sách giảm lãi suất, tăng chi tiêu,...


×