Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

CON NGƯỜI — hữu THỂ BIẾT TRUY vấn về CUỘC HIỆN hữu của MÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.02 KB, 13 trang )

10 LUẬN ĐỀ TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TRIẾT HỌC
KHĨA 2016 - 2019

CON NGƯỜI — HỮU THỂ BIẾT TRUY VẤN
VỀ CUỘC HIỆN HỮU CỦA MÌNH

Thủ Đức, 03 năm 2019


10 LUẬN ĐỀ TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TRIẾT HỌC
KHĨA 2016 - 2019

CON NGƯỜI — HỮU THỂ BIẾT TRUY VẤN
VỀ CUỘC HIỆN HỮU CỦA MÌNH


MỤC LỤC

DẪN NHẬP...............................................................................................................................1
I.

TƠI CĨ THỂ BIẾT GÌ?......................................................................................................2
1.

CON NGƯỜI CĨ TỰ DO HOÀN TOÀN — JEAN-PAUL SARTRE ?.......................2

2.

CHỨNG MINH THIÊN CHÚA HIỆN HỮU THEO WILLIAM PALEY.....................2

3.



SỰ DỮ LÀ SỰ THIẾU VẮNG SỰ THIỆN THEO THÁNH ÂU-TINH.......................3

II. TƠI NÊN LÀM GÌ?............................................................................................................4
4.

LƯƠNG TÂM NHƯ SỰ HƯỚNG DẪN CON NGƯỜI HÀNH ĐỘNG ĐẠO ĐỨC

TRONG “SYSTEM OF ETHIC” CỦA FICHTE...................................................................4
5.

CON NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI MÔI TRƯỜNG - MỘT NỀN ĐẠO ĐỨC

MỚI THEO HANS JONAS...................................................................................................5
6.

ĐƯỜNG LỐI HỌC Ở CHỖ LÀM SÁNG CÁI ĐỨC – KHỔNG TỬ...........................7

7.

HUẤN LUYỆN ĐỜI TU CÓ GÂY CẢN TRỞ ĐẾN PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

KHƠNG?................................................................................................................................7
III.

TƠI CĨ THỂ HY VỌNG GÌ?........................................................................................8

8.

HẠNH PHÚC LÀ CÙNG ĐÍCH TÌM KIẾM CỦA CON NGƯỜI — ARISTOTLE....8


9.

HẠNH PHÚC LÀ THỐT KHỎI KHỔ THEO PHẬT GIÁO......................................9

10.

CUỘC SỐNG CĨ Ý NGHĨA GÌ?.............................................................................10

Thủ Đức, 03 năm 2019


DẪN NHẬP
Trong thời gian được thụ huấn chương trình triết học, nó đã giúp tơi có cái
nhìn mở ra hơn với sự vật và thế giới qua những lối nẻo suy tư mới. Quả vậy,
thời gian này giúp tôi tiếp cận với những tư tưởng từ cổ đến kim, từ Tây sang
Đông, từ hữu thần sang vô thần v.v. Chúng là những tư tưởng rất phong phú và
đa dạng. Điều tôi nhận thấy là con người tư xa xưa đã luôn suy nghĩ và lý giải
về những vấn đề của cuộc sống từ việc đi tìm nền tảng cấu tạo cơ bản của vật
chất đến những suy tư siêu hình như Thượng Đế và linh hồn. Ẩn sâu trong đó là
những thôi thúc không ngừng nghỉ để tầm nguyên của con người xét như là một
hữu thể biết truy vấn về hiện hữu của mình.
Con người khi truy vấn về cuộc đời để xem liệu mình có được tự do tuyệt
đối trong cuộc đời (luận đề 1), rồi con người đi chứng minh liệu có tồn tại một
Thiên Chúa quyền năng sáng tạo mọi sự (luận đề 2), nếu có Thiên Chúa vậy thì
do đâu mà có sự dữ xuất hiện trên trần gian (luận đề 3).
Trong việc truy tầm kiến thức rút cuộc con người phải làm sao để làm sáng
cái “đức” của mình (luận đề 4). Khi mình có đức sáng trong những trường hợp
cần quyết định hành động thì con người dường như có tiêu chuẩn hướng dẫn
hành động của mình (luận đề 5); tiêu chuẩn đó khơng chỉ đối với con người với

nhau mà cịn với mơi trường mình sống (luận đề 6). Khi huấn luyện một con
người xét như một tu sĩ dù có cản trở phát triển nhân cách thì vẫn có thể chấp
nhận được nếu xét đến những giá trị Tin Mừng (luận đề 7).
Cuộc truy vấn hiện hữu của con người đi đến cùng đích là đi tìm đến hành
phúc (luận đề 8), hạnh phúc khơng gì khác hơn là thốt khỏi đau khổ theo như
triết lý Phật giáo (luận đề 9), và cuối cùng là xác định cho mình một ý nghĩa của
cuộc sống (luận đề 10).

1


I.

TƠI CĨ THỂ BIẾT GÌ?
1. CON NGƯỜI CĨ TỰ DO HOÀN TOÀN — JEAN-PAUL SARTRE ?
Trong tác phẩm “Being and Nothingness”, Jean-Paul Sartre đã trình bày về tự do của

con người theo nghĩa, con người hồn tồn tự do, khơng theo nghĩa “khả năng chọn lựa” cho
bằng “khả năng tự chủ”. Sở dĩ vậy vì con người có khả năng hư vơ hóa ý thức, nghĩa là, khả
năng rút mình ra khỏi những cái tất định (quá khứ) và phóng mình vào tiềm hữu khác (tương
lai). Như vậy, Sartre có lý khi cho rằng, xét về mặt hữu thể luận, con người hoàn toàn tự do.
Tuy nhiên, nếu xét về mặt thực tiễn, con người khơng có tự do tuyệt đối, điều này được
các học giả chỉ trích quan điểm của Sartre. Thứ nhất, Sartre quá tôn sùng tự do cá nhân của
chủ thể nên đánh mất tương quan với tha thể. Thứ hai, theo Neil Levy, chúng ta không có tự
do bên trong một dự phóng. Chúng ta có thể tự do chọn một dự phóng, nhưng chính dự
phóng đó tất định cách thực tại bày tỏ cho chúng ta. Cuối cùng, Merleau Ponty cho rằng thế
giới không chỉ là sản phẩm của ý thức của một cá nhân nhưng là sản phẩm của một tập thể.
Con người như một hiện hữu phải chấp nhận tự do giới hạn để hài hịa với thế giới mà nó như
là một hiện-hữu-trong.
Tài liệu tham khảo:

Neil Levy, Sartre, Oneworld, Oxford, 2002.
“Con người hoàn toàn tự do” nghị luận về quan điểm tự do tuyệt đối của Jean-Paul Sartre, Vũ
Chí Kiên, bài viết ra trường triết học.

2. CHỨNG MINH THIÊN CHÚA HIỆN HỮU THEO WILLIAM PALEY
Việc chứng minh Thiên Chúa hiện hữu vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi trong lịch sử
triết học. Qua sự tranh luận ta có thể thấy mỗi bên đều có những dẫn chứng và lý lẽ riêng để
thuyết phục cho ý kiến của mình. William Paley đưa ra luận chứng thiết kế luận (The design
argument), trong khi David Hume chỉ ra ba điểm để phản bác lại luận chứng trên. Người viết
thấy rằng, mỗi người phải tự chọn con đường của mình và phải sống với những lựa chọn đó.
Với Paley, ơng nêu quan điểm về một thiết kế thông minh của chiếc đồng hồ rồi suy ra
vũ trụ cũng được thiết kế bởi một trí tuệ siêu việt. Ông đi từ việc nêu dẫn chứng khi ta đi
trong hoang mạc và gặp một chiếc đồng hồ rồi suy đốn ngay phải có một người thợ làm ra

2


chiếc đồng hồ đó. Tương tự, tự nhiên này với một trật tự thật lạ lùng và hoàn hảo; ta nói rằng
vũ trụ phải do một trí tuệ siêu việt tạo ra, đó chính là Thiên Chúa.
Tuy nhiên, David Hume phản đối mạnh mẽ luận chứng thiết kế luận này với ba luận
điểm. Thứ nhất, sự liên kết trong vũ trụ là tất yếu không thể khác được, bất kỳ vũ trụ nào đều
có liên kết với nhau, khơng thể có vũ trụ mà khơng có liên kết, giống như khơng thể có con
chim mà khơng có cánh cũng như khơng thể có cá mà khơng sống trong nước. Thứ hai, sự so
sánh loại suy giữa vũ trụ cũng giống chiếc đồng hồ dường như kém thuyết phục, vì nó không
giống như một cỗ máy khổng lồ. Thứ ba, nếu chúng ta suy ra rằng thế giới này có một người
sáng tạo, chúng ta cũng khơng thể nói là đấng đó là một vị Thiên Chúa khơn ngoan, tốt lành
và quyền năng, vì thế giới là hữu hạn này thì chúng ta khơng thể nói rằng nó được sáng tạo từ
một đấng vơ hạn.
Tóm lại, việc chứng minh Thiên Chúa hiện hữu là việc rất khó theo luận lý thơng thường,
con người phải chọn cho mình một quan điểm để sống với quan điểm đó. Những người sống

với quan niệm khơng có Thiên Chúa, họ có thể sẽ làm sao để cuộc sống của mình ở đời này có
lợi nhất, sẽ khép kín và thu vén cho mình. Cịn những người sống với niềm tin có Chúa thì họ
sẽ sống với niềm tín thác và hành động một cách tốt đẹp theo chỉ dẫn của Ngài để mong Ngài
sẽ ban cho họ không chỉ hạnh phúc đời này mà cả hạnh phúc vĩnh cửu sau khi chết.
Tài liệu tham khảo:
John Hick, Triết học Tôn Giáo, Nguyễn Phước Thịnh dịch, Thư viện Đại Chủng Viện Sài
Gòn, Lưu hành nội bộ.
John H.Hick, Philosophy of Religion, (Prentice Hall, 1990), 24.
William S.Sahakan and Mabel L.Sahakan, Tư tưởng của các triết gia vĩ đại, trans. Lâm Thiện
Thanh, Lâm Duy Chân (NXB Tp.Hồ Chí Minh, 2001), 146.

3. SỰ DỮ LÀ SỰ THIẾU VẮNG SỰ THIỆN THEO THÁNH ÂU-TINH
Thánh Âu-tinh trong tác phẩm “Tự Thuật” đã giải thích cho thấy được nguồn gốc sự
dữ. Trên hết sự giải thích của thánh nhân cho rằng sự dữ chính là sự thiếu vắng sự thiện. Điều
này có thể được hiểu theo hai hướng. Đầu tiên, Thiên Chúa tạo dựng mọi sự đều tốt đẹp theo
sự thánh thiện của Ngài. Thứ hai, đau khổ và sự dữ thể hiện sự lệch lạc khi con người lìa xa
đường lối của Thiên Chúa. Vấn đề thứ nhất có thể thấy rằng, thánh Âu-tinh đã khước từ sự dữ
3


đến từ Thiên Chúa bởi Ngài là đấng tốt lành, sự dữ không thể từ nơi Ngài phát sinh ra. Vấn
đề thứ hai nói lên việc sử dụng tự do của con người. Con người vốn được trao ban ý chí tự
do, đây là quà tặng của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chính vì lẽ đó con người có quyền dùng tự do
để làm những việc tốt đẹp nhưng cũng có quyền làm những việc gây đau khổ, sự chết.
Sự dữ chính là một thực thể khơng có nơi vật chất, khơng có bản thể, tức sự dữ khơng
tất yếu phải là một phần thiết yếu của thế giới; và rằng sự dữ bắt nguồn từ tự do lệch lạc của
con người, tuy rằng tự do đó tự nó là tốt. Quả vậy, sự dữ bởi khơng có nơi vật chất nên nó
khơng có bản thể, tức nó khơng là một thực thể tất yếu trong thế giới. Hơn nữa, Thiên Chúa
ban cho con người ý chí tự do nhưng con người đã làm dụng tự do để chọn và làm điều trái
nghịch với sự thiện hay ý muốn tốt đẹp của Ngài.

Sự dữ theo thánh Âu-tinh chia làm hai tầng lớp chính. Thứ nhất đó là những giới hạn và
khiếm khuyết về thể lý: khó nhọc, đau thương, bệnh tật và sự chết. Thứ hai đó là sự tham gia
của ý chí tự do của con người khi gây ra những hậu quả đau thương về thể lý như ở trên.
Nhiều khi đau khổ sự dữ chưa chắc đã là xấu bởi nếu chúng ta biết rút ra điều tốt từ nó.
Khi đau khổ chúng ta thấy được sự bất tồn, giúp chúng ta rèn luyện được ý chí vững mạnh
và học tin tưởng phó thác vào Chúa hơn. Đau khổ cũng có thể giúp ta tránh được thói ích kỷ
kiêu căng tự mãn của bản thân.
Tài liệu tham khảo:
St.Augustinô, Tự Thuật, NXB Tôn Giáo, 2007.
Đặng Quốc Dũng, Luận văn tốt nghiệp triết 2007-2010.

II.

TƠI NÊN LÀM GÌ?

4. ĐƯỜNG LỐI HỌC Ở CHỖ LÀM SÁNG CÁI ĐỨC – KHỔNG TỬ
Trong phần mở đầu cuốn sách Đại Học, Khổng Tử cho rằng việc học của con người cốt
để làm sáng tỏ cái đức của mình để rồi yêu thương mọi người và đến cứu vớt mọi người. Thật
vậy, ông viết “Đại học chi đạo tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện” nghĩa là,
đường lối đại học ở chỗ làm sáng tỏ đức, ở chỗ yêu thương người, và lo cho sự tốt lành đến
tuyệt đỉnh mới thôi. Minh đức ở đây nghĩa là “đức sáng”, cái đức có ở tất cả mọi người, cái
đức này uyên nguyên “nhân chi sơ tính bản thiện” (người mới sinh tính vốn hiền lành). Tuy
nhiên, cái đức đó đã bị mai một, bị che mờ hay bị đen tối vì mơi trường sống hay do thời
4


gian. Khi làm sáng tỏ cái đức con người sẽ tìm được thiện tính và từ đây con người sẽ yêu
thương hết mọi người. “Thân dân” hay “tân dân” là thân thiện, gần gũi người với tất cả chân
tâm của mình. “Chỉ ư chí thiện” là dừng ở nơi chí thiện hay lo cho đến nơi chí thiện cịn
nhiều tranh luận. Tuy nhiên, người “chí thiện” là người hồn tồn gương mẫu về đức hạnh ở

các mặt, tâm tư tình cảm, tác phong, hành vi xử thế và về kiến thức phổ biến
Tài liệu tham khảo: Tính thiện trong tư tưởng Đông phương, Nguyễn Thu Phong,
NXB Văn Học, 1997.
5. LƯƠNG TÂM NHƯ SỰ HƯỚNG DẪN CON NGƯỜI HÀNH ĐỘNG ĐẠO ĐỨC
TRONG “SYSTEM OF ETHIC” CỦA FICHTE
Lương tâm, theo Fichte, là thẩm phán cao nhất và cuối cùng của tất cả các xác tín của
ta. Nó khơng bị điều chỉnh bởi bất kỳ một loại ý thức nào khác. 1 Nó là ý thức ngay lập tức về
bản chất thuần túy, nguyên bản của cái tôi. Lương tâm không bao giờ sai lầm và khơng thể
sai lầm, vì vậy nó chính là chuẩn mực hướng dẫn con người.
Lương tâm, là một điều kiện mà thiếu nó người ta sẽ khơng biết làm sao để có thể kết
nối những nguyên tắc đạo đức (the principle of morality) với những hành động thực tiễn
trong những điều kiện cụ thể của con người. Lương tâm, theo nghĩa khác, là cầu nối giữa
chúng ta và đạo đức thực sự (real ethics). Có sự khơng thống nhất giữa cách hiểu của nhiều
học giả về khái niệm lương-tâm theo Fichte. Một số cho rằng, lương-tâm đóng vai trị như
mệnh lệnh đệ nhất (first-order) để nói cho chúng ta biết nên làm gì và khơng nên làm gì. Tuy
nhiên, một số khác lại phủ nhận nó, họ cho rằng lương-tâm chỉ đóng vai trị như mệnh lệnh
đệ nhị (second-order) bằng cách kiểm tra niềm tin đạo đức của chúng ta trong bất kỳ trường
hợp nào.2
Fichte cậy dựa vào lương-tâm bởi ơng muốn tìm ra một tiêu chí tuyệt đối về đúng và sai
và không muốn cậy vào quyền lực bên ngồi nào. Hơn nữa, tiêu chí này phải thuộc quyền sử
dụng của tất cả mọi người, kẻ có học cũng như khơng có học.
Làm sao giải quyết trong trường hợp những lương tâm xung đột nhau? Nếu tôi thâ ̣t sự
tin rằng nghĩa vụ của tôi phải làm là X, trong khi mô ̣t người khác cho rằng nghĩa vụ của tôi
không phải là X.Để trả lời cho vấn nạn này, Fichte cho rằng, lương tâm không có trách nhiê ̣m
xác định nhiê ̣m vụ của chúng ta. Đó là lãnh vực của phán đoán trong khả năng nhận thức của
ý chí. Fichte nói “lương tâm khơng dễ bị lỗi nhưng tôi vẫn có thể dễ bị lầm lỗi về phán quyết
1

Johann Gottlieb Fichte, The System of Ethics, trans. Daniel Breazeale and Gunter Zöller, (New York: Cambridge
University, 2005), 165.

2
OWEN WARE, Fichte on Conscience, 2016 Philosophy and Phenomenological Research, LLC, Vol. XCV No. 2,
September 2017.

5


của mình đối với nghĩa vụ X.” Lương tâm và sự phán đoán phân biệt nhau. Tính khơng thể
sai lầm chỉ áp dụng cho những người đã được huấn luyê ̣n.
Tài Liệu Tham Khảo:
Fichte, Johann Gottlieb, The System of Ethics, Trans. and Ed. Daniel Breazeale and
Gunter Zöller, University of Kentucky, Cambridge University Press, 2005.
OWEN WARE, Fichte on Conscience, Philosophy and Phenomenological Research, LLC, Vol. XCV
No. 2, September 2017.

6. CON NGƯỜI CĨ TRÁCH NHIỆM VỚI MƠI TRƯỜNG - MỘT NỀN ĐẠO ĐỨC MỚI
THEO HANS JONAS
Nền đạo đức cũ hay đạo đức truyền thống chi phối mối tương quan giữa con người với
con người. Nó cung cấp cho chúng ta tiêu chuẩn “tốt” hay “xấu” để chúng ta quy chiếu.
Trong nền đạo đức này, thiên nhiên khơng có vai trị gì trong trách nhiệm của con người. Bây
giờ, con người với sức mạnh của khoa học công nghệ đã làm mất sự cân bằng trong thiên
nhiên. Trách nhiệm của chúng ta đã vượt qua mối tương quan giữa con người với nhau, con
người cũng phải có trách nhiệm đối với hệ sinh thái. Vậy nền đạo đức mới sẽ bao gồm cả
tương quan giữa con người với nhau và cách thế con người đối với tự nhiên và mơi trường
sống của mình.
Nền đạo đức truyền thống khơng phải khơng cịn có giá trị với chúng ta, nhưng mà
thiếu xót trong việc hướng đến trách nhiệm cho chính tương lai của sự sống. 3 Nghĩa là, nếu
sự sống khơng cịn thì làm gì cịn có đạo đức. Chúng ta cần một khái niệm mới về đạo đức để
bao gồm tất cả các sinh vật sống, hệ sinh thái và môi trường vật lý trong các cân nhắc đạo
đức của chúng ta. Nền đạo đức mới bao gồm hai vấn đề: thứ nhất, nền đạo đức này không

những hướng đến những mối tương quan của con người với nhau trong xã hội, nhưng còn là
tương quan trách nhiệm của con ngươi với các thành phần như tự nhiên. Thứ đến, nó phải tìm
cách lý giải cho những vấn đề của chúng ta liên quan đến thế hệ con cháu chúng ta, những
người trong tương lai sẽ chiếm giữ hành tinh này sau khi chúng ta qua đi.
Thực hiện đạo đức mới gồm hai hướng vĩ mô và vi mô. Trách nhiệm vĩ mô gồm các
chính phủ và siêu chính phủ đưa ra những nguyên tắc hành động chung, giáo dục cho mọi
người ý thức trách nhiệm của mình. Trách nhiệm vi mơ ở nơi cá nhân. Mỗi cá nhân ý thức
3

Hans Jonas's Ethics of Responsibility, 17.

6


thực hiện trách nhiệm đạo đức của mình khơng chỉ với bản thân hiện tại mà cả với thế hệ
con cháu.
Tài liệu tham khảo:


Hans Jonas, The Imperative of Responsibility: In Search of Ethics for the
Technological Age, (Chicago: 1984, University of Chicago Press).



Bernstein, Richard J. (1995): “Rethinking Responsibility”. The Hastings Center
Report, Vol. 25, No. 7, The Legacy of Hans Jonas (1995), pp. 13-20.



Heidegger, M. (1977) The turning. In The question concerning technology and other

essays. New York: Harper and Row.

7. HUẤN LUYỆN ĐỜI TU CĨ GÂY CẢN TRỞ ĐẾN PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
KHƠNG?
Huấn luyện đời tu dường như đi ngược lại với quá trình phát triển tự nhiên của con
người dẫn đến cản trở trong phát triển nhân cách. Thực vậy, huấn luyện đời tu là đưa những
giá trị của ơn gọi vào lối sống của một cá nhân, để giúp cá nhân đó mặc lấy lối sống theo như
giá trị Tin Mừng làm phong cách sống của mình. Trong khi phát triển nhân cách là quá trình
thỏa mãn những nhu cầu để nó lớn lên và thành tồn của tất cả các mặt đời sống con người,
bao gồm các yếu tố thể lý, tâm cảm, lý trí và tâm linh.
Sống theo giá trị Tin Mừng là sống theo ba lời khuyên phúc âm đó là khiết tịnh, khó
nghèo và vâng phục. Đức Khiết tịnh là một từ bỏ những hành vi nhằm thỏa mãn khối cảm
nhục dục sống tình u với Thiên Chúa bằng con tim không sẻ chia. Một lối sống khó nghèo
là phải từ bỏ quyền sở hữu của mình để biết tin tưởng phó thác hồn tồn vào bàn tay của
Thiên Chúa. Khó nghèo khơng chỉ là từ bỏ quyền sở hữu những của cải vật chất, nhưng còn
là một tinh thần biết cậy trông vào Chúa. Lời khấn vâng phục đó là từ bỏ hồn tồn phán
đốn của cá nhân mà vâng theo những mệnh lệnh của bên trên hay những người hữu trách.
Huấn luyện đời tu như vậy có thể thấy rằng nó đã đi ngược lại quá trình phát triển nhân
cách của một cá nhân. Trước hết, khi một người mong muốn đến với đời tu, người đó phải
xác định rằng họ phải từ bỏ những hành vi tính dục và những khối cảm của nó. Đó là một

7


nhu cầu rất tự nhiên, cơ bản của một con người. Ngồi ra, nó cịn liên quan đến việc truyền
sinh. Đây là một nhu cầu thể lý của con người nhưng nó lại khơng hợp với đời tu.
Hơn nữa, lời khấn khó nghèo là một sự từ bỏ những sở hữu cá nhân và những lợi lộc
vật chất. Sự từ bỏ đó, theo lý thuyết của Maslow, là sự đi ngược lại những nhu cầu được đảm
bảo của con người. Đó là nhu cầu an tồn về đời sống. Đó là những sở hữu về tài sản, công
việc bảo đảm, có gia đình n ổn v.v. Tuy nhiên, khi một người theo đời sống tu trì họ phải từ

bỏ tất cả những thứ đó để sống cho lý tưởng của đời tu. Trong khi lý tưởng của đời tu như
Chúa Giêsu nói đó là “con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng con người khơng có chỗ tựa
đầu” (Mt 8,20). Cuối cùng, đức vâng phục tác động đến việc khẳng định cái tôi cá nhân. Khi
cái tôi bị tác động nó sẽ khơng thể khẳng định được cá tính của mình. Như vậy, huấn luyện
đời tu chính là đi ngược lại với sự phát triển tự nhiên về mặt thể lý và tâm lý của con người,
do đó nó sẽ gây cản trở cho sự phát triển nhân cách của một cá nhân. Tuy nhiên, điều này vẫn
có thể chấp nhận được nếu xét đến những người sống theo những giá trị của Tin Mừng đòi
hỏi.
Tài liệu tham khảo: ThS. Nguyễn Thơ Sinh, Các Học Thuyết Tâm Lý Nhân Cách, (Hà
Nội: Nhà Xuất Bản Lao Động), 2008.

III.

TƠI CĨ THỂ HY VỌNG GÌ?
8. HẠNH PHÚC LÀ CÙNG ĐÍCH TÌM KIẾM CỦA CON NGƯỜI — ARISTOTLE
Aristotle coi đạo đức học là cuộc tìm kiếm hạnh phúc và hạnh phúc liên hệ mật thiết

với cái đích hay mục đích của một người. Để đạt được hạnh phúc, người ta phải hoàn thành
mục đích của mình bằng cách hồn thành các chức năng hoạt động của mình như một con
người (hành động theo lý trí). Các chức năng hoạt động của mình như một con người là luôn
nhắm tới một sự thiện nào đó. Aristole lý luận rằng sự thiện cao nhất của con người là mục
đích cuối cùng của mọi hoạt động của chúng ta, chính là hạnh phúc. Trong khi chúng ta có
thể khơng ý thức rằng mình đang ln ln tìm kiếm hạnh phúc, Aristotle cho rằng trong hực
tế mọi người đều cố gắng theo đuổi mục đích này, vì nó được xây dựng trong chính cấu trúc
bản tính con người chúng ta. Vì hạnh phúc là mục đích cuối cùng của chúng ta, và vì đạo đức
học quan tâm tới việc đạt mục đích cuối cùng của chúng ta, nên theo Aristotle đạo đức học là
khoa học để đạt hạnh phúc.
Tài liệu tham khảo:
8



Samuel Enoch Stumpf, “Lịch sử triết học và các luận đề”, trans. Lưu Văn Hy, Đỗ Văn
Thuấn, NXB Lao Động, Hà Nội, 2004.

9. HẠNH PHÚC LÀ THOÁT KHỎI KHỔ THEO PHẬT GIÁO
Phật giáo cho rằng con người có thể đạt được hạnh phúc nếu con người biết loại bỏ
được đau khổ. Quả vậy, việc loại bỏ được đau khổ nếu biết được nguồn gốc của khổ đau. Qua
chân lý Tứ-Diệu-Đế, đức Phật trình bày cho ta biết nguồn gốc của đau khổ và cách thức để
giải thoát khỏi đau khổ. Khổ Đế trình bày tám nguyên nhân gây ra đau khổ, gồm bốn nguyên
nhân thuộc về thân phận con người không ai tránh khỏi, và bốn nguyên nhân thuộc về tấm
thân ngũ uẩn. Tập Đế chính là nguồn gốc kết tập thành nỗi khổ với Ái Dục là gốc của mọi
đau khổ. Diệt Đế là chấm dứt nỗi khổ với Niết Bàn là mục tiêu và cứu cánh của Phật giáo.
Đạo Đế là phương thế để diệt khổ với Bát Chánh Đạo là con đường để tu tập. Chân lý TứDiệu-Đế là chân lý nền tảng của Phật giáo. Chân lý này được chứng ngộ từ sự thực hành lâu
dài và gian khổ của đức Phật. Nó chính là con đường đưa dẫn con người thoát khỏi đau khổ
và đạt tới hạnh phúc.
Có thể thấy rằng, từ việc nhận ra nguồn gốc của đau khổ chính là Ái Dục con người cần
loại bỏ để có thể đạt đến hạnh phúc. Ái dục chính là yêu tấm thân ngũ uẩn của mình. Vì có Ái
nên có Dục, tức là q u mình nên muốn mọi thứ thuộc về mình. Ái dục liên hệ mật thiết
đến tham, sân, si (ba thứ tam độc cần phải được loại trừ) tồn tại trong mỗi con người.
Ái dục là nguồn gốc kết tập mọi sự đau khổ của con người. Vì đau khổ thuộc về tâm,
nên muốn diệt trừ đau khổ con người cần phải diệt mọi ái dục trong tâm mình. Diệt Ái Dục
khơng phải là loại bỏ hết những thực tại bên ngoài, mà là loại bỏ hết mọi u ám vô minh trong
tâm, loại bỏ hết Vọng tâm để Chân tâm xuất hiện. Đây chính là hạnh phúc đích thực của con
người.
Tài liệu tham khảo:
Lý Minh Tuấn, Đông Phương Triết Học Cương Yếu.

9



10. CUỘC SỐNG CĨ Ý NGHĨA GÌ?
Cuộc đời con người có ý nghĩa hay khơng là một vấn đề mà nhiều triết gia tìm kiếm và
dường như khó có câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên, cũng có người chẳng quan tâm đến ý
nghĩa hay mục đích của đời mình. Trong thời kỳ đầu các triết gia đã tìm cách đưa ra câu trả
lời cho ý nghĩa cuộc đời như Aristotle cho rằng mục đích cuộc đời là hồn thành chức năng;
Thomas Aquinas cho mục đích cuộc đời là kết hợp với Thiên Chúa. David Swenson nói rằng
bản chất của đời sống và hạnh phúc phải được tìm thấy trong đạo đức mà thôi. Tuy nhiên
theo chiều ngược lại, A. J. Ayer nói sự hiện hữu của một tạo hóa khơng đứng vững vì nó
trống rỗng và ơng bác bỏ quan điểm ý nghĩa cuộc sống là do ý muốn của Thượng Đế. Ayer
kết luận khơng có ý nghĩa nào thấy rõ trong cuộc đời, chúng ta được tự do sống đời mình một
cách thỏa mãn theo hồn cảnh cho phép. Jean Paul Sartre cho rằng con người tự bản chất hiện
hữu là vơ lý, vì con người từ hư vơ mà đến vậy thì khơng có lý do nào đáng để con người
hiện hữu. Cuộc sống là dư thừa và đời sống tâm linh chẳng có nghĩa lý gì.
Với tơi, cuộc sống con người có ý nghĩa khơng phải do tự mọi người khám phá ra.
Những người đã tìm ra ý nghĩa cuộc đời thì sống tràn đầy niềm hy vọng và tích cực, trong khi
những người thấy cuộc đời khơng có ý nghĩa thấy đời là một nỗi bi quan, chán trường thậm
chí buồn nơn. Ta khó có thể đưa một người đang sống trong nỗi chán chường, dư thừa và
buồn nôn để vươn lên hy vọng. Sartre đã cảm nhận cuộc sống như vậy và ông đã tìm cách để
lý giải về điều đó. Cuộc sống có ý nghĩa hay khơng nhiều khi do con người có khám phá ra
những giá trị cao quý của mình. Thật vậy, Lev Tolstoy dù đứng trên đỉnh cao danh vọng và
tiền bạc cũng vẫn phải băn khoăn đi tìm ý nghĩa của đời mình và gặp được trong niềm tin tôn
giáo. Những người khác do không thấy được ý nghĩa cuộc đời nên chỉ tìm cách sống thỏa
mãn cuộc đời mình theo như hồn cảnh cho phép.
Tài liệu tham khảo:
Samuel Enoch Stumpf, “Lịch sử triết học và các luận đề”, trans. Lưu Văn Hy, Đỗ Văn
Thuấn, NXB Lao Động, Hà Nội, 2004.

10




×