Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

TIỂU LUẬN thực trạng và giải pháp ngành công nghiệp phụ trợ ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.44 KB, 19 trang )

Mục Lục

Lời mở đầu..............................................................................................................2
“ Thực trạng và giải pháp ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam hiện nay”. .2
Phần I. Tổng quan về công nghiệp phụ trợ................................................................2
1.Khái niệm và phân loại :......................................................................................2
2. Vai trò :...............................................................................................................3
1. Vai trò chung và dặc điểm của ngành Cơng nghiệp phụ trợ...........................3
2. Vai trị của ngành Công nghiệp phụ trợ đối với phát triển kinh tế Việt Nam..5
II. Thực trạng ngành công nghiệp phụ trợ và ảnh hưởng của nó tới kinh tế Việt
Nam............................................................................................................................6
1.Các nhân tố ảnh hưởng đén công nghiệp phụ trợ:...............................................6
2. Thực trạng công nghiệp phụ trợ:.........................................................................8
2.1 Thực trạng nguồn nhân lực ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam...........8
2.2 Hạn chế của nguồn nhân lực trong ngành Công nghiệp phụ trợ....................8
2.3 Thực trạng công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam...............................................10
III. Tiềm năng và giải pháp để khắc phục những tồn tại, phát triển CNHT hiệu
quả............................................................................................................................15
1.Tiềm năng của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.........................................15
2. Danh mục các sản phẩm ưu tiên phát triển.......................................................16
3.Chính sách và giải pháp.....................................................................................17

1


Lời mở đầu
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, yêu
cầu phát triển nguồn nhân lực đứng trước nhiều thách thức mới khi một phần lao
động của con người đang được thay thế bằng các công nghệ mới. Theo xu hướng
chung của thế giới, Việt nam cũng đang từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới.
việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế là vấn đề quan trọng của cơng cuộc đổi mới.Trong


đó phải nhắc tới ngành cơng nghiệp nói chung và ngành cơng nghiệp phụ trợ nói
riêng đã góp phần vào tiến trình CNH-HĐH của việt nam, việc giao lưu với nhiều
nước sẽ mở rộng thị trường và tạo cơ hội cho ngành cơng nghiệp phụ trợ, thu hút
vốn đầu tư nước ngồi,tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến những kinh
nghiệm quý baú của các nước kinh tế phát triển và tạo được thuận lợi cho phát
triển kinh tế nước ta.
Mặc dù công nghiệp phụ trợ là ngành non trẻ của việt nam nhưng nó cũng là
ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thành cơng của cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa việt nam. Để biết rõ hơn về thực trạng của ngành công nghiệp
phụ trợ ở việt nam trong những năm gần đây bên cạnh những thành công không
thể tránh khỏi hạn chế và những giải pháp mà em đưa ra cùng với những kiến
nghị dành cho ngành cơng nghiệp phụ trợ sẽ được trình bày một cách chi tiết nhất
trong bài tiểu luận :
“ Thực trạng và giải pháp ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam hiện
nay”
Phần I. Tổng quan về công nghiệp phụ trợ
1.Khái niệm và phân loại :

2


- Công nghiệp phụ trợ (CNPT) là khái niệm chỉ tồn bộ những sản phẩm
cơng nghiệp có vai trị phụ trợ cho việc sản xuất các thành phần chính. Cụ thể,
những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, ngun liệu để sơn,
nhuộm… và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên
liệu sơ chế. Sản phẩm CNPT thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi
các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa. Theo GS. Kenichi Ohno, có thể phân chia lĩnh
vực CNPT thành 3 nhóm lớn như sau:
Nhóm thứ nhất, CNPT cung cấp máy móc cơng cụ và trang thiết bị cho nhiều
ngành công nghiệp, bao gồm công nghiệp lắp ráp, chế biến và cơng nghiệp hỗ trợ

khác.
Nhóm thứ hai, CNPT cho công nghiệp chế biến cung cấp nguyên phụ liệu cho
công nghiệp chế biến như dệt may, da giày… Các ngành CNPT này trước kia
khơng địi hỏi nhân lực có kỹ năng cao, tuy nhiên trong thời kỳ cách mạng 4.0 khi
quy mơ sản xuất, các thiết bị máy móc có sự thay đổi thì u cầu nhân lực sẽ ở tầm
cao hơn.
Nhóm thứ ba, CNPT cho ngành cơng nghiệp lắp ráp cung cấp linh kiện, phụ
tùng cho công nghiệp lắp ráp như ô tô, xe máy, điện tử…. Các ngành cơng nghiệp
hỗ trợ này địi hỏi lao động có kỹ năng cao hơn, sản phẩm chủ yếu là các linh kiện
kim loại, nhựa cao su, yêu cầu đáp ứng với các tiêu chuẩn chung và có ảnh hưởng
lớn đến chất lượng sản phẩm (Kennichi Ohno, 2007).
Như vậy, CNPT là ngành tạo ra sản phẩm sử dụng chung cho nhiều ngành sản
xuất khác nhau, bao hàm trong đó nhiều lĩnh vực, nhiều loại kỹ thuật – công nghệ,
gồm: Ngành sản xuất linh kiện nhựa; Ngành sản xuất linh kiện thủy tinh; Ngành
sản xuất linh kiện kim loại màu; Ngành sản xuất hóa chất; Các ngành sản xuất
ngun liệu thơ.
2. Vai trò :
1. Vai trò chung và dặc điểm của ngành Công nghiệp phụ trợ
3


Ngành CNPT ngồi có vai trị tạo nhiều cơng ăn việc làm, thu hút lao động dư
thừa, CNPT đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản
phẩm cơng nghiệp chính và đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa theo hướng vừa
rộng vừa sâu.
– CNPT có vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI vào lĩnh vực
cơng nghiệp, đồng thời kích thích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước.
– CNPT thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến
vào sản xuất. Dưới áp lực cạnh tranh, các công ty CNPT phải tỏ ra có tiềm năng
cung cấp linh kiện, phụ liệu với chất lượng và giá thành cạnh tranh được với hàng

nhập khẩu. Tiềm năng đó sẽ thành hiện thực nhờ chuyển giao công nghệ từ doanh
nghiệp FDI.
– CNPT góp phần tạo cơng ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa trên các địa
bàn sản xuất của doanh nghiệp và khu vực lân cận. Mở rộng khả năng thu hút đầu
tư  trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp.

Công nghiệp hỗ trợ không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những
công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập
khẩu. Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngồi nhưng
vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo hiểm sẽ làm tăng phí tổn đầu vào.
Đó là chưa nói đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu và gia
tăng nhập siêu, ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại quốc gia (thâm hụt
thương mại). Cơng ty đa quốc gia sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý dây chuyền
cung cấp nếu phải nhập khẩu phần lớn linh kiện bộ phận, và các sản phẩm CNPT
khác. Vì lý do này, CNPT khơng phát triển thì các ngành cơng nghiệp chính sẽ
thiếu sức cạnh tranh và phạm vi cũng giới hạn trong một số ít các ngành.
Đặc điểm : Các ngành công nghiệp phụ trợ này không đòi hỏi nhân lực có kĩ
năng cao, sản xuất ít loại nguyên liệu và không tác động lớn đến sản phẩm , cung
4


cấp máy móc công cụ và trang thiết bị cho nhiều ngành công nghiệp, bao gồm
công nghiệp lắp ráp, chế biến và công nghiệp hỗ trợ khác. Trong hoạch định chiến
lược và chính sách cơng nghiệp của một quốc gia, quan hệ giữa một ngành sản
xuất công nghiệp với các ngành phụ trợ của nó là vấn đề quan trọng. phát triển
hợp lý cơng nghiệp phụ trợ sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển công nghiệp
và kinh tế của quốc gia, lâu nay khi nói đến hạn chế trong thu hút đầu tư vào nước
ta người ta cho rằng lỗi là do cơ sở hạ tầng bất cập, thủ tục hành chính rườm rà…
tuy nhiên nhiều địa phương đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư nhung sức ra
vẫn còn yếu. đến nay, các nhà quản lý nhận ra rằng một trong những yếu tố cốt lõi

là do chính sách nội tại các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp
tham gia vào các hoat động phụ trợ.  
2. Vai trị của ngành Cơng nghiệp phụ trợ đối với phát triển kinh tế Việt
Nam
- Đóng góp vào giải quyết việc làm: Theo thống kê số liệu của Bộ Công
Thương, số DN đang hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ hiện chiếm gần
4,5% tổng số DN. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo việc làm cho hơn
550.000 lao động. Các ngành công nghiê ̣p dê ̣t – may, da – giày, cơ khí chế tạo,
điê ̣n tử – tin học, chế biến gỗ thu hút nhiều lao đơ ̣ng vào làm viê ̣c. Năm 2018 các
nhóm ngành này thu hút 864,7 ngàn người, chiếm 77,2% lao động tồn ngành cơng
nghiệp. Tốc độ tăng bình qn lao động làm việc ở các nhóm ngành này giai đoạn
2015 – 2018 đạt 19,25%/năm.
Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế: Ngành CNPT phát triển mạnh kéo theo chỉ
số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2017 tăng 9,4% so với năm 2016, năm
2018 tăng 10,6%  so với năm 2017, đạt mức tăng trưởng cao nhất kỳ từ năm 2012
trở lại đây, qua đó đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong đó,
các ngành cơng nghiệp, ngành chế biến, chế tạo năm 2017 tăng 14,5%, đóng góp

5


vào tăng trưởng chung tồn ngành cơng nghiệp với 10,2 điểm phần trăm, năm
2018 tăng 12,9%. Đóng góp 9,9 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu: Giai đoạn 2015 - 2018 cơ cấu kinh tế theo
giá trị sản xuất thực tế các ngành CNPT tăng từ 34,7% năm 2015 lên 51,3% năm
2018. Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu  kinh tế ngành chủ yếu tập trung chủ yếu
vào sản xuất linh kiện ô tô, điện tử, dệt may. Thực tế cho thấy, đóng góp của ngành
CNPT chưa tương xứng với tỷ lệ sử dụng lao động của ngành này. Năng suất lao
động nhóm ngành CNPT thấp hơn năng suất lao động bình qn tồn ngành công
nghiệp.

Theo khảo sát của Công ty Reed Tradex (Thái Lan), ngành công nghiệp hỗ trợ
của Việt Nam ngày càng phát triển và có vai trị quan trọng trong việc tham gia vào
chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị tồn cầu. Các cơng ty, tập đồn lớn của
nước ngồi đã thiết lập nhiều nhà máy chế tạo và lắp ráp tại Việt Nam. Điều đó
chứng tỏ họ kỳ vọng vào việc cắt giảm chi phí vận chuyển và rủi ro, vì thế nó sẽ
tạo cơ hội lớn cho các nhà cung cấp phụ tùng trong nước phát triển sản xuất. Việc
phát triển công nghiệp hỗ trợ được xem là một trong những chính sách ưu tiên
hàng đầu của Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, góp
phần đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên,
thực trạng ngành cơng nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn yếu và cần những chính sách
phù hợp để phát triển.
Tóm lại, trong tương lai đến năm 2020, ngành CNPT sẽ tăng trưởng nhanh,
thu hút một lực lượng lớn lao động vào làm việc và tạo ra giá trị sản xuất to lớn.
II. Thực trạng ngành cơng nghiệp phụ trợ và ảnh hưởng
của nó tới kinh tế Việt Nam
1.Các nhân tố ảnh hưởng đén công nghiệp phụ trợ:
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ, gồm
quy mô thị trường; minh bạch thông tin và nguồn nhân lực, cụ thể :
6


- Thị trường sản phẩm nguồn.Nhu cầu sản phẩm nguồn phải tạo ra thị trường
ổn định để phát triển hiệu quả các ngành phụ trợ. Nếu sản phẩm nguồn có quy mơ
nhỏ và chủng loại đa dạng thì số lượng sản xuất của các ngành phụ trợ sẽ nhỏ, giá
thành sản xuất cao. Nếu tiêu thụ sản phẩm nguồn nội địa không lớn các nhà sản
xuất nguồn sẽ không tham gia thị trường và ngành sản xuất sản phẩm phụ trợ gặp
khó khăn.
- Nguồn lực tài chính: Đầu tư vào các ngành sản xuất phụ trợ bất lợi hơn so
với đầu tư vào sản xuất nguồn (thường là lắp ráp): Suất đầu tư lớn; công nghệ phức
tạp; thời hạn đầu tư và hoàn vốn dài; độ rủi ro trong đầu tư cao. Nguồn lực tài

chính cho đầu tư phát triển cơng nghiệp và chính sách huy động nguồn lực đóng
vai trị quan trọng trong việc bảo đảm các ngành cơng nghiệp phụ trợ phát triển bền
vững.
- Tiến bộ khoa học và công nghệ: Do yêu cầu cải tiến liên tục để nâng cao
năng lực cạnh tranh, việc thiết kế và chế tạo mới sản phẩm nguồn yêu cầu công
nghiệp phụ trợ phải thường xuyên đổi mới, nghiên cứu và sản xuất phụ liệu, phụ
tùng hay chi tiết phù hợp.
- Bảo đảm yêu cầu nghiêm ngặt về (QCD) chất lượng, chi phí và thời hạn
cung ứng (các sản phẩm phụ trợ) nhằm đáp ứng những cam kết với khách hàng của
sản xuất nguồn. Nguồn linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước phong phú, chất
lượng cao sẽ tích cực hạ giá thành sản phẩm nguồn.
- Sự phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử hiện nay tạo điều
kiện cung và cầu (sản phẩm phụ trợ và sản phẩm nguồn) gần nhau hơn, giảm thời
gian giao dịch, mở rộng phạm vi quan hệ giữa hai khu vực.
- Quan hệ giữa sản phẩm phụ trợ và sản phẩm nguồn không chỉ giới hạn
trong phạm vi quốc gia, mà phải phát triển trong phạm vi khu vực và toàn cầu để
nâng cao hiệu quả. - Hoạch định chiến lược phát triển các ngành cơng nghiệp phụ
trợ là một phần của chính sách phát triển kinh tế quốc gia, thu hút đầu tư nước
7


ngồi và phân cơng lao động hiệu quả giữa sản xuất trong nước và các tập đoàn đa
quốc gia.
Ngoài ra, những chính sách của chính phủ như chính sách thuế (giảm
thuế và ưu đãi về thuế) và các chính sách hỗ trợ khác (hỗ trợ cơng nghệ, tài
chính, đào tạo...) là công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy công nghiệp phụ trợ
phát triển.
2. Thực trạng công nghiệp phụ trợ:
2.1 Thực trạng nguồn nhân lực ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
Về độ tuổi tham gia lao động: Với dân số ước tính khoảng 94 triệu người vào

năm 2018, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,12 triệu người, tăng
1,1% so với năm 2017 và tỉ lệ lao động nữ tăng 0,37%; khu vực thành thị tăng
1,25%.
Số liệu thống kê cho thấy, lực lượng lao động của Việt Nam dồi dào, phong
phú nhưng lại thiếu lực lượng kỹ sư có trình độ trung cấp, cao cấp. Số lượng kỹ sư
tốt nghiệp đại học được tuyển dụng có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu về quản lý
lại rất thiếu, đặc biệt là ở miền Bắc.
Về trình độ chun mơn kỹ thuật: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã
qua đào tạo có bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên năm 2918 là 15,01 triệu người,
tăng 267 nhìn người so với năm 2017. Trong đó, tăng mạnh nhất ở nhóm cao đẳng
(11, 37%), tiếp đó là đại học và trên đại học (2,2%) và nhóm sơ cấp nghề chỉ tăng
rất nhẹ (0,02%); giảm ở nhóm trung cấp (1,47 %).
Thực tế cho thấy, tỷ lệ nguồn nhân lực cho ngành CNPT ở Việt Nam rất thấp,
do ngành nghề trong các lĩnh vực chế tạo thường ít được xã hội coi trọng, với tâm
lý khó tìm việc và cơng việc vất vả. Chính vì vậy, việc giáo dục, đào tạo kỹ sư chế
tạo ở các trường đại học, cao đẳng cũng thường ít hơn các ngành khác.
2.2 Hạn chế của nguồn nhân lực trong ngành Công nghiệp phụ trợ

8


Theo đánh giá, hiện nay, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu đang là trở ngại lớn
của nhiều DN hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Nhiều DN công nghiệp
hỗ trợ vẫn than thở rằng, đang gặp khó khăn bởi nguồn lực lao động đa phần chưa
đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể:
Thứ nhất, thể chất của lực lượng lao động còn yếu: Về cơ bản  thể chất của
người  lao động của lao động Việt Nam đã được cải thiện nhưng còn thấp so với
các nước trong khu vực, thể hiện ở các khía cạnh tầm vóc, sức khỏe, sức bền, khả
năng chịu áp lực… đặc biệt thiếu khả năng ứng dụng và tính sáng tạo. Nguồn nhân
lực của Việt Nam thiếu sự tích lũy về trình độ cơng nghệ do sự chậm trễ trong

chuyển giao công nghệ, yêu cầu về hiệu suất cao và thiếu sự tin cậy và nhận thức
về chất lượng, chi phí, thời hạn giao hàng, dịch vụ và tốc độ.
Thứ hai, nhân lực phục vụ ngành CNPT chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số
lượng và chất lượng, chủ yếu là do suất đầu tư thấp, DN và nhà trường chưa hình
thành liên kết bền vững hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Ngược lại, chất lượng đào tạo
nhân lực thấp đã ảnh hưởng đến chất lượng của các nghiên cứu khoa học ứng
dụng, chất lượng kỹ sư, công nghệ viên, kỹ thuật viên và công nhân nói chung.
Thứ ba, về cơ bản đội ngũ lao động Việt Nam giỏi lý thuyết nhưng kém về
năng lực thực hành, ứng dụng cơng nghệ cao, q trình lao động, ngoại ngữ và hạn
chế trong việc thích nghi mơi trường có áp lực cạnh tranh cao.
Thứ tư, nhiều DN chưa gắn kế hoạch phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu
phát triển sản xuất nên có sự hụt hẫng về đội ngũ, không chủ động nguồn. Chất
lượng đào tạo thấp đã làm ảnh hưởng đến chất lượng các cơng trình nghiên cứu
khoa học ứng dụng, chất lượng kỹ sư, công nghệ viên, kỹ thuật viên và công nhân.
Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trên có nhiều nhưng tựu chung là do
quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành CNPT còn nhiều vấn đề bất
cập so với yêu cầu. Chưa có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong ngành

9


CNPT một cách toàn diện và dài hạn, mang tầm quốc gia để định hướng các cơ
quan, đoàn thể cùng phối hợp hành động.
Hệ thống giáo dục từ cấp phổ thông, đến đào tạo nghề, đại học, sau đại học là
lược lượng nịng cốt trong q trình đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực còn nhiều
bộc lộ, hạn chế, dù đã trải qua rất nhiều cải cách, đổi mới. Quá trình hợp tác và hội
nhập quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực ngành CNPT chưa theo kịp
q trình hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng sâu rộng của Việt Nam.
2.3 Thực trạng công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
Hiện nay, một số ngành cơng nghiệp có thế mạnh của Việt Nam như điện tử,

dệt may, da giày, lắp ráp ô tô, xe máy… hầu như chưa có cơng nghiệp hỗ trợ đi
kèm, nên phải phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, khiến sản xuất nhiều
khi cịn manh mún, bị động, chi phí sản xuất cao.
 Trong thời gian qua, nhà nước cũng đã có định hướng ưu đãi cho các doanh
nghiệp hỗ trợ tuy nhiên những ưu đãi này chưa rõ ràng và đang dưới hình thức cào
bằng. Đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi nhất lại không phải là doanh nghiệp nội
mà chiếm tới 70% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Trong giai đoạn đầu của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài với bối cảnh
Việt nam chưa gia nhập WTO, AFTA chính sách bảo hộ mậu dịch cịn lớn, khi đó
các doanh nghiệp nước ngồi với mục tiêu nhắm tới là mở rộng thị trường tại Việt
nam nên chỉ đầu tư vào lắp ráp sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước với số
vốn không lớn chỉ cần từ vài đến vài chục triệu USD và thời gian cũng không dài,
từ 10 đến 15 năm với hình thức liên doanh để hưởng các ưu đãi về bảo vệ sản xuất
của Việt Nam. Hệ quả  là hầu như khơng có doanh nghiệp có vốn nước ngồi nào
đầu tư thực sự cho công nghệ cao hoặc chuyển giao công nghệ nên chúng ta chỉ
thu được một số kinh nghiệm về tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng.
Tuy nhiên với tình hình hiện nay, sau khi Việt nam đã gia nhập WTO, AFTA.
những doanh nghiệp FDI còn trụ lại hoặc đầu tư mới, họ thực sự mong muốn tìm
10


cơ hội đầu tư lâu dài và hợp tác với Việt nam, nhưng lại gặp phải những trở lực rất
lớn đó là ngành cơng nghiệp phụ trợ của Việt nam quá yếu và mong manh dẫn đến
mặc dù các doanh nghiệp FDI này đầu tư vào Việt nam nhưng vẫn phải nhập khẩu
vật tư linh kiện từ nước ngoài đồng thời phải kéo theo những nhà lắp ráp, sản xuất
bán thành phẩm cho họ từ chính quốc sang điều này dẫn đến giá trị gia tăng do các
công ty Việt nam tạo ra khơng đáng là bao.
Với tình hình lạm phát hiện nay, chi phí về nhân cơng của Việt Nam dần dần
khơng rẻ, đó khơng cịn là lợi thế nổi trội của ta nữa. Ngoài ra, dựa vào kinh
nghiệm và quá trình vận hành trong suốt những năm qua, chúng tôi nhận thấy, kĩ

năng thực tế của ngay cả kĩ sư tốt nghiệp trong các trường học kĩ thuật tại Việt
Nam còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đến nay, đã có khoảng 500 doanh nghiệp
cung ứng sản phẩm cho ngành sản xuất ô tô, xe máy, điện tử. Hầu hết nguyên vật
liệu cho công nghiệp chế tạo phải nhập khẩu.
Thực tế, tỷ lệ cung ứng nguyên phụ liệu trong nước của một số ngành trọng
điểm như ôtô là 20-30%, da giày, dệt may là trên 10%.... Điều này dẫn đến hệ quả
là là giá trị gia tăng thấp, năng lực cạnh tranh của DN kém…
Nguyên phụ liệu trong nước chỉ co cụm ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi, cịn doanh nghiệp trong nước chưa thể đáp ứng được chất lượng cho
các đơn hàng xuất khẩu. Số doanh nghiệp Việt Nam làm CNHT rất ít. Các doanh
nghiệp cung cấp linh kiện, bán sản phẩm hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp
Nhật Bản, Hàn quốc đang đầu tư vào Việt Nam, tiếp theo là các doanh nghiệp Đài
Loan, cuối cùng mới là các doanh nghiệp Việt Nam với một tỉ trọng ít ỏi.
Vẫn đang cịn khoảng cách tiêu chuẩn chất lượng khá lớn giữa các nhà cung
cấp linh kiện trong và ngồi nước.
Quy định tại Thơng tư 14/2012/TT-NHNN về việc hỗ trợ lãi vay 15%/năm
đối với doanh nghiệp phát triển CNHT cho thấy, Nhà nước thực sự quan tâm và
muốn phát triển ngành công nghiệp này, song thực tế hiện nay, các doanh nghiệp
11


sản xuất hàng phụ trợ của Việt Nam còn quá yếu, do đó, rất khó để có thể tiếp cận
được nguồn vốn này.
Đáng chú ý là, đang có nghịch lý trong chính sách, gây cản trở việc phát triển
cơng nghiệp phụ trợ trong nước. Đó là, doanh nghiệp xuất khẩu mua nguyên phụ
liệu từ các nhà sản xuất trong nước phải đóng trước khoản thuế VAT 10%, sau đó
khi họ xuất khẩu thành phẩm thì mới được thực hiện khấu trừ. Trong khi đó, nếu
doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, mà nhập khẩu vật tư phụ liệu thì khơng phải
đóng trước thuế VAT và sẽ được Nhà nước cho thiếu trong vịng 90 ngày, sau đó
tính theo hình thức tạm nhập tái xuất, tức doanh nghiệp khơng phải đóng khoản

thuế này.
Công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
Ngành sản xuất lắp ráp ơ tơ được kỳ vọng với nhiều chính sách ưu đãi phát
triển nhưng đến nay tỉ lệ nội địa hóa vẫn cịn rất thấp, chỉ khoảng trên dưới 10%
đối với xe con, do dung lượng thị trường thấp nên không thu hút được doanh
nghiệp sản xuất phụ tùng tham gia chuỗi cung ứng.
Tổng công ty Máy động lực và máy nơng nghiệp (VEAM), với sự góp mặt
của các nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới, sau gần 2 thập niên hoạt động, đến nay
tỷ lệ nội địa hóa mới đạt từ 5- 20%. Số lượng các nhà cung cấp chỉ là con số lẻ so
với Thái Lan. Những phụ tùng và linh kiện đơn giản được nội địa hóa là săm, lốp,
dây điện, ghế ngồi, bàn đạp, chân ga, chân phanh và ăng ten cho radio trong xe.
Hầu hết các bộ phận đều phải nhập khẩu, từ động cơ đến các vật liệu, chi tiết đơn
giản khác như vải bạt, da, mút, ốc vít…
Cơng nghiệp ơ tơ được hoạch định và kỳ vọng rất lớn đến năm 2010 đạt tỷ lệ
nội địa hóa cao (40-60%), tự chủ cơng nghệ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong
nước (60-80%), hướng tới xuất khẩu ô tô và phụ tùng.
Tuy nhiên hầu hết các chỉ tiêu đều không đạt được, đặc biệt đối với dòng xe
con và xe chuyên dùng (tỷ lệ hiện tại dưới 25%). Các chi tiết linh kiện phụ tùng có
12


hàm lượng kỹ thuật cao như động cơ, hộp số đều chưa thể sản xuất trong nước.
Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường ô tô chưa được mở ra như mong đợi, sản
lượng thấp nên khó có thể đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ.
Công nghiệp ôtô Việt Nam sẽ đứng trước thử thách nghiệt ngã khi Việt Nam
thực hiện cam kết trong AFTA về lộ trình giảm thuế vào năm 2018. Nếu khơng có
các đột phá về chính sách thì rất dễ hình dung “hình hài” của ngành công nghiệp
ôtô như thế nào sau giai đoạn này.
Trong 11 tháng đầu năm 2012, nhập khẩu nhóm hàng phương tiện vận tải và
phụ tùng các loại lên tới 4,15 tỷ USD, tăng 32,3% so với cùng kỳ năm trước.

Công nghiệp hỗ trợ ngành xe máy
Việt Nam là quốc gia có lượng phương tiện giao thơng chiếm tới 90% là xe
máy. Dự báo đến năm 2015 lượng xe máy lưu hành trong cả nước sẽ khoảng 31
triệu xe và đến năm 2020 khoảng 33 triệu chiếc. Chính vì vậy, số lượng doanh
nghiệp tham gia vào thị trường sản xuất và lắp ráp xe máy cũng khá đông, khoảng
gần 60 doanh nghiệp, trong đó có những tập đồn lớn đến từ Nhật Bản, Italia, Đài
Loan. Theo Bộ Công thương, tới cuối năm 2012 này, tổng công suất sản xuất và
lắp ráp xe máy của Việt Nam sẽ đạt mức khoảng 5 triệu xe/năm.
Từ chỗ phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài, ngành công nghiệp hỗ trợ trong
lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe máy của Việt Nam đã có thể tự sản xuất được
khoảng 70% các loại linh kiện, phụ tùng, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản
phẩm xe máy sản xuất tại Việt Nam. Tuy vậy, giá thành các linh kiện, phụ kiện sản
xuất trong nước cịn cao, chất lượng khơng ổn định.
Nổi lên trong làng công nghiệp hỗ trợ xe máy là doanh nghiệp Mạnh Quang,
chun sản xuất nhơng, đĩa, xích, phụ tùng xe máy các loại, chiếm gần 20% thị
phần cung cấp sản phẩm cho các công ty sản xuất và lắp ráp xe máy trên toàn lãnh
thổ Việt Nam, trở thành đối tác lớn chuyên cung cấp phụ tùng xe máy cho các
hãng lớn như Honda, SYM, SuFat, Detech, Lifan...
13


Cơng nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo
Số liệu thống kê gần đây cho thấy, khoảng 80% giá trị kim ngạch nhập khẩu
của Việt Nam dành cho nguyên liệu đầu vào, thiết bị và máy móc phục vụ sản xuất
trong nước
Đặc biệt, ngành cơ khí chế tạo- xương sống cho một nền cơng nghiệp phát
triển- cũng chưa có sự chuyển biến tích cực nếu khơng muốn nói là đã quá tụt hậu
so với sự phát triển chung của thế giới. Các công nghệ tạo phôi, nhiệt luyện hay gia
công kim loại của ngành cơ khí đều quá lạc hậu, sản phẩm làm ra chưa đảm bảo
chất lượng theo yêu cầu thị trường.

Cơng nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo đơn
giản, lạc hậu, trình độ tụt hậu khoảng 2-3 thế hệ so với khu vực. Thiết bị phần lớn
là vạn năng, qua nhiều năm sử dụng đã lạc hậu về tính năng kỹ thuật, độ chính xác
kém, thiếu phụ tùng thay thế, thiếu chú ý bảo dưỡng định kỳ, thiếu vốn để đầu tư
thay thế, đổi mới, nâng cấp.
Cơ khí Việt Nam chưa có kinh nghiệm đúc chính xác cao, chưa đúc được
những mác thép có chất lượng và độ bền cao. Công nghệ chế tạo phôi bằng
phương pháp biến dạng dẻo kim loại ở trạng thái nóng (cán, rèn dập) cũng còn yếu
kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Ngành Công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực chế tạo máy Việt Nam đang có một
lỗ hổng rất lớn ở “chân móng”. Các sản phẩm thép xây dựng được đầu tư sản xuất
ồ ạt để đáp ứng một thị trường xây dựng đang phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó
ngành thép chế tạo chưa hề có mặt tại Việt Nam khi khơng nhìn ra được hiệu quả
đầu tư.
Lĩnh vực cơng nghiệp chế tạo giàn khoan dầu khí lại gặp nhiều vướng mắc
trong cơng tác nội địa hóa. Việc kết hợp trong cơng tác nội địa hóa cịn thiếu sự
liên kết giữa các doanh nghiệp cơ khí trong nước dẫn đến sự thiếu thông tin kịp
thời và cụ thể cho việc cung cấp các sản phẩm.
14


Các sản phẩm hiện có của các doanh nghiệp trong nước hầu như chưa phù
hợp với môi trường biển, dầu khí dễ cháy nổ, địi hỏi độ tin cậy cao và nghiêm ngặt
về các chỉ tiêu kỹ thuật theo các yêu cầu của cơ quan kiểm định, đăng kiểm quốc
tế.
Nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng vào Việt Nam trong 11
tháng đầu năm 2012 đạt14,68 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ 2011, trong khi
xuất khẩu chỉ đạt 5,09 tỷ USD, tăng 29,9% so với cùng kỳ.
III. Tiềm năng và giải pháp để khắc phục những tồn tại, phát triển
CNHT hiệu quả.

1.Tiềm năng của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát
triển những ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là các ngành có tiềm năng xuất
khẩu cũng như có chỗ đứng khi mức sống của người dân tăng lên như hóa dầu, chế
biến nông sản xuất khẩu, kinh tế biển, công nghệ thông tin, ôtô…
Và để phát triển công nghiệp phụ trợ, cần một lộ trình và cần phát triển 4 yếu
tố quan trọng là nguồn nhân lực, cơng nghệ, tài chính và hệ thống phân phối.
Cần tạo dựng khung khổ pháp lý hoàn chỉnh thuận lợi để phục vụ ngành cũng
như doanh nghiệp tham gia vào cơng nghiệp hỗ trợ. Cần có các văn bản quy định
về phẩm cấp kỹ thuật, đăng ký ngành nghề, thay đổi về hải quan, về chính sách
thuế... Cần xây dựng Luật phát triển công nghiệp cơ khí, cơng nghiệp điện tử… để
đưa ra các biện pháp tổng hợp, có hệ thống và quy trình cụ thể như phát triển kỹ
thuật, đào tạo nhân lực, hỗ trợ tài chính, bảo đảm vị trí, khai thác thị trường…
Chính phủ cần có các ưu đãi về tài chính, về đất đai hạ tầng, về đầu tư, về
nguồn nhân lực, rồi chính sách khuyến khích thành lập các DN sản xuất công
ngiệp hỗ trợ,  xây dựng các quỹ đặc thù riêng cho cơng nghiệp hỗ trợ, hình thành
tổ chức đầu mối để thực hiện sự quản lý Nhà nước dẫn dắt liên kết các DN làm

15


công nghiệp hỗ trợ, phân xử các tranh chấp hợp đồng cung ứng, xây dựng ban
hành cơ sở dữ liệu đầy đủ về công nghiệp hỗ trợ...
Nhân lực là vấn đề sống còn cho phát triển bất cứ một ngành nào, vì vậy để
phát triển cơng nghiệp phụ trợ, cần phải xây dựng được một đội ngũ kỹ sư lành
nghề, có khả năng sản xuất nguyên phụ liệu hoặc nghiên cứu công nghệ để đưa
công nghiệp phụ trợ phát triển. Nên áp dụng những biện pháp khuyến khích đào
tạo và học tập ngành công nghiệp phụ trợ như đưa ra những chính sách khen
thưởng, chứng chỉ cho các cá nhân có q trình học tập tốt, có tay nghề cao. Chứng
chỉ này sẽ giúp công nhân, kỹ sư được nâng lương hoặc nâng cao vị trí trong cơng

ty.
Về vốn, có thể sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi để xây dựng một quỹ tài chính
đảm bảo cho việc phát triển công nghiệp phụ trợ của những ngành đã được chỉ
định. Việc chỉ định các ngành cần phát triển là việc chỉ rõ các phạm vi ưu tiên để
có nguồn ngân sách cụ thể, minh bạch. Minh bạch được khâu này cũng sẽ giúp các
DN thu hút đầu tư. Cần thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước vào lĩnh vực này;
sự liên kết giữa các địa phương, khu vực.
Việc tăng nhu cầu nội địa là một trong những việc quan trọng nhất nhằm đẩy
mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, để đảm bảo có thể thu được lợi
nhuận cao nhất cũng như xây dựng được một thị trường nội địa phát triển thì cần
quan tâm đến hệ thống phân phối.
Về cơng nghệ, vai trị của Chính phủ trong việc vấn đề này là yếu tố quan
trọng.
2. Danh mục các sản phẩm ưu tiên phát triển
Tháng 11-2012, Thủ tướng quyết định ban hành danh mục sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ trong ngành ngành dệt may, da giầy, điện tử - tin học, sản xuất lắp
ráp ơtơ, cơ khí chế tạo và các sản phẩm hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao.

16


Trong ngành dệt may, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát
triển gồm xơ thiên nhiên như bông, đay, gai, tơ tằm và xơ tổng hợp. Vải, hóa chất,
chất trợ, thuốc nhuộm, phụ liệu ngành may như cúc, khóa kéo, băng chung cũng
được ưu tiên.
6 sản phẩm được ưu tiên phát triển của ngành da giầy như da thuộc, vải giả
da, đế giầy, hóa chất thuộc da, da muối và chỉ may giầy.
Các sản phẩm như linh kiện điện tử, quang điện tử cơ bản; linh kiện thạch
anh; vi mạch điện tử; pin dùng cho máy vi tính xách tay, điện thoại di động... cũng
thuộc diện được ưu tiên phát triển.

Ngành sản xuất lắp ráp ôtô được Thủ tướng ưu tiên phát triển các lĩnh vực
động cơ và chi tiết động cơ; hệ thống lái; hệ thống phanh; bánh xe; linh kiện nhựa
cho ôtô.
Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của ngành cơ khí chế tạo như khuôn mẫu,
đồ gá dụng cụ - dao cắt thép chế tạo... cũng thuộc danh mục được ưu tiên.
Các sản phẩm được ưu tiên phát triển sẽ được xem xét áp dụng cơ chế ưu đãi.
Chủ đầu tư xây dựng dự án theo quy định hiện hành, trong đó đề xuất cụ thể các cơ
chế ưu đãi thích hợp, trình Hội đồng thẩm định dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ
xem xét, báo cáo Thủ tướng quyết định.\
3.Chính sách và giải pháp
Để khắc phục những tồn tại, phát triển CNHT hiệu quả, thời gian tới, Việt
Nam cần triển khai một số giải pháp sau:
Thứ nhất, hồn thiện chính sách phát triển CNHT: Trước mắt, cần điều chỉnh,
sửa đổi những quy định còn vướng mắc trong Nghị định số 111/2015/NĐ-CP liên
quan đến phạm vi CNHT; làm rõ tiêu chí xác định đối tượng ưu đãi; rà soát, cập
nhật và điều chỉnh danh mục các sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển phù hợp với
nhu cầu thực tiễn. Đồng thời, nghiên cứu ban hành chính sách thúc đẩy một số
ngành cơng nghiệp ưu tiên phát triển như: Cơ khí, ơ tơ, dệt may, da – giày, điện tử;
17


nghiên cứu chiến lược hỗ trợ xuất khẩu đối với các sản phẩm công nghiệp trọng
điểm… nhằm tạo thị trường cho các ngành CNHT phát triển, bao gồm các chính
sách về thị trường, phịng vệ thương mại và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước
cho DN. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ khi Việt Nam
tiến hành hội nhập thông qua các Hiệp định thương mại tự do, Chính phủ cần xây
dựng và thực thi hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành CNHT phù
hợp để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước…
Thứ hai, bố trí đủ nguồn kinh phí sự nghiệp nhằm thực hiện Chương trình
phát triển CNHT được phê duyệt tại Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2018

của Thủ tướng Chính phủ để triển khai hiệu quả các nội dung hỗ trợ các DN
CNHT trong nước. Đồng thời, khuyến khích các địa phương xây dựng các chính
sách, chương trình phát triển CNHT riêng, đầu tư các nguồn lực trên địa bàn, gắn
với việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách CNHT đến các DN trên địa bàn để
DN tiếp cận đầy đủ các chính sách của Nhà nước.
Thứ ba, xây dựng các gói tín dụng ưu đãi cho phát triển các ngành cơng
nghiệp ưu tiên và CNHT có thời hạn đến năm 2025.
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thơng tin về chính sách
phát triển CNHT để thu hút đầu tư nguồn lực xã hội vào phát triển CNHT; Xây
dựng cơ sở dữ liệu về các DN CNHT Việt Nam và cụm liên kết nhằm thúc đẩy kết
nối giữa nhà cung cấp Việt Nam và các tập đoàn đa quốc gia có nhu cầu tìm kiếm
nhà cung cấp tại Việt Nam; Triển khai hiệu quả các chương trình kết nối kinh
doanh, liên kết giữa DN Việt Nam với các DN đa quốc gia, các công ty sản xuất,
lắp ráp trong nước và nước ngoài; Xúc tiến kết nối đầu tư tại thị trường các nước
mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do nhằm đa dạng hoá và mở
rộng thị trường xuất khẩu nhằm tạo cơ hội thị trường cho các sản phẩm CNHT…
Thứ năm, tăng cường tư vấn, tìm kiếm, giới thiệu và hỗ trợ chuyển giao các
công nghệ sản xuất hiện đại; hỗ trợ xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý, công
18


cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến cho các DN sản xuất sản phẩm CNHT
trong nước, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa,
hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN CNHT.
Tài liệu tham khảo :
Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 7/2019.

19




×