Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

TIỂU LUẬN môn tâm lý học tư PHÁP đề tài đặc điểm tâm lý của PHẠM NHÂN và tập THỂ PHẠM NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH cải tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.63 KB, 32 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
.

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
MÔN: TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP
ĐỀ TÀI:

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA PHẠM NHÂN VÀ TẬP
THỂ PHẠM NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH CẢI TẠO
Nhóm thực hiện: Nhóm 7
Lớp: DHLKT14A
GVHD: PGS.TS Phan Thị Tố Oanh

Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021


BỘ CƠNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
.
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN
MÔN:TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP
ĐỀ TÀI:

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA PHẠM NHÂN VÀ TẬP
THỂ PHẠM NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH CẢI TẠO
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7


STT

HỌ VÀ TÊ

01

Nguyễn Thị Quỳn

02

Nguyễn Viết Dũn

03

Hoàng Thị Hồng

04

Lê Thị Huyền Lan

05

Nguyễn Chánh Li

06

Đỗ Nguyễn Duy P

07


Trương Thị Ngọc

Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành tri ân quý lãnh đạo Trường Đại học Công nghiệp
TP.HCM cùng quý thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em hoàn thành bài
tiểu luận một cách tốt đẹp. Đặc biệt chúng em xin cảm ơn cô Phan Thị Tố Oanh đã
tận tâm chỉ bảo hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu. Nhờ những lời
hướng dẫn tận tâm của cơ mà chúng em đã có thể hồn thành bài tiểu luận một
cách tốt nhất. Một lần nữa chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô!
Bài tiểu luận được chúng em thực hiện trong thời gian ngắn ngủi cùng với
vốn kiến thức còn hạn hẹp. Do vậy, khơng tránh khỏi những thiếu sót, chúng em
mong nhận được những ý kiến đóng góp của cơ và các bạn để chúng em được hoàn
thiện hơn và rút kinh nghiệm cho những bài tiếp theo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhâṇ xét cua giảng viên bô ̣môn:
...........................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................


Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................
1.

Tính cấp thiết của đề tài...

2.

Mục tiêu nghiên cứu.........

3.

Nhiệm vụ nghiên cứu.......

4.

Đối tượng nghiên cứu.....................

5.

Phạm vi nghiên cứu.........................

6.

Phương pháp nghiên cứu.................

PHẦN NỘI DUNG........................................................................................

1.1

Khái niệm chung..............

1.2

Cấu trúc tâm lý của hoạt đ

1.3

Đặc điểm tâm lý của phạm

1.3.1 Đặc điểm tâm lý của phạm nhân.....

1.3.2 Đặc điểm tâm lý của nhóm phạm n

1.4
Ý nghĩa, tầm quan trọng c
phạm nhân trong quá trình cải tạo........................................................................

1.4.1 Nâng cao hiệu quả cho công tác giá

1.4.2 Nâng cao công tác đào tạo cán bộ q

1.4.3. Góp phần trong cơng tác đấu tranh

1.5

Một số vấn đề tái hòa nhậ


PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................


4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay vấn đề nhân cách được nhiều khoa học quan tâm nghiên cứu.
Trong quá trình phát triển của các khoa học, đặc biệt là các khoa học xã hội, nghiên
cứu về con người nói chung và nhân cách, tâm lý nói riêng là một đòi hỏi tất yếu.
Ở Việt Nam, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đặc biệt coi
trọng nguồn lực con người. Muốn công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước thành
cơng thì phải đặt con người lên vị trí trung tâm, phải có con người đạo đức trí tuệ.
Xây dựng con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải gắn liền với xây dựng nhân
cách phát triển hài hoà. Trong khoa học tâm lý, nhân cách là vấn đề trung tâm và
hết sức rộng lớn, trong đó mỗi chuyên ngành lại đi sâu vào những lĩnh vực khác
nhau. Giống như các chuyên ngành khác, tâm lý học pháp lý cũng nghiên cứu nhân
cách nhưng đối tượng mà nó hướng tới là nhân cách của những người tham gia tố
tụng như: bị can, bị cáo, người phạm tội, luật sư, kiểm sát viên. Trong các nhóm xã
hội, phạm nhân là nhóm người đặc biệt. Họ là những người đã phạm lỗi lầm
nghiêm trọng trong quá khứ, bị đưa ra xéé́t xử, bị kết án tù và hiện đang phải chấp
hành hình phạt tù tại trại giam. Theo các nhà tâm lý học pháp lý, ở phạm nhân có
nhiều néé́t nhân cách tiêu cực, có nhiều biểu hiện lệch lạc trong lĩnh vực động cơ.
Ngoài ra, trong tâm lý học tội phạm từ lâu cũng đã tồn tại quan điểm cho rằng,
phạm nhân là những người có nhiều điểm tâm lý khơng phù hợp với u cầu, địi
hỏi của xã hội và đây chính là một trong những nguyên nhân đưa họ đến hành vi
phạm tội. Thời gian phạm nhân chấp hành hình phạt tại trại giam là thời gian diễn
ra nhiều diễn biến tâm lý phức tạp trong con người họ. Đây có lẽ là một trong

những lí do khiến khơng ít nhà tâm lý học chọn phạm nhân làm khách thể nghiên
cứu, thậm chí trong tâm lý học còn xuất hiện nhiều chuyên ngành nghiên cứu về
phạm nhân: tâm lý học tội phạm, tâm lý học cải tạo. Và hơm nay nhóm 7 xin được
tìm hiểu đề tài “đặc điểm tâm lý của phạm nhân và tập thể phạm nhân trong quá
trình cải tạo”.

5


2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ đặc điểm tính cách, tâm lý của phạm nhân, những điểm tích cực, tiêu
cực. Từ đó, đưa ra kiến nghị cho cơng tác giáo dục, cải tạo phạm nhân tại trại giam,
trại cải tạo.
3.

Nhiệm vụ nghiên cứu

-

Khái quát cơ sở lý luận chung về tâm lý học, tâm lý phạm nhân.

-

Khảo sát thực trạng và nghiên cứu phạm nhân ở một số khía cạnh: đặc

điểm nhân cách, nguyên nhân tâm lý – xã hội dẫn đến hành vi phạm tội, những
thay đổi tâm lý trong thời gian chấp hành hình phạt tù, cải tạo tại trại giam, trại
giáo dưỡng.
-


Đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả quá trình giáo dục và cải tạo

phạm nhân.
4. Đối tượng nghiên cứu
Phạm nhân và tập thể phạm nhân trong các nhà tù, trại giam, các trung tâm
cải tạo. Và tình hình chấp hành hình phạt ,đặc điểm tâm lý của họ.
5. Phạm vi nghiên cứu
-

Về không gian: đánh giá thực trạng giam giữ phạm nhân ở các trại giam

thuộc bộ công an và đời sống sinh hoạt tập thể hằng ngày của họ.
-

Về thời gian: khi tiến hành khảo sát bài tiểu luận chỉ tiến hành tại các trại

giam thuộc bộ công an trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp sử dụng văn bản, tài liệu lưu trữ.

-

Tổng hợp, thống kê và phân tích số liệu.

-

Phương pháp nghiên cứu hồ sơ phạm nhân.


-

Phương pháp phỏng vấn.

-

Phương pháp quan sát.
6


7


PHẦN NỘI DUNG
1.1 Khái niệm chung
Phạm nhân là người đã bị Tịa án tun là đã có tội phải chịu hình phạt và
bản án đã có hiệu lực pháp luật. Đây là những người có khiếm khuyết trong nhân
cách, có những đặc điểm tâm lý tiêu cực, những thói quen xấu và chúng chính là
nguyên nhân bên trong đưa họ đến lỗi lầm. Cũng chính vì những lệch lạc trong tâm
lý mà họ là những người không phù hợp với yêu cầu của xã hội, mâu thuẫn và đối
kháng với các chuẩn mực xã hội.
Tập thể phạm nhân bị tước quyền tự do và tập trung giam giữ để cải tạo hình
thành nên nhóm phạm nhân
Cải tạo là tên gọi hình thức giam giữ mà pháp luật thực hiện đối với một bộ
phận các nhân vật bị kết án vì cách hành vi vi phạm pháp luật, vướng vào tệ nạn xã
hội. Đây là một hình thức xử phạt hay răn đe bằng giam giữ kết hợp giáo dục và
lao động bắt buộc.
1.2 Cấu trúc tâm lý của hoạt động cải tạo
Cấu trúc tâm lý của giai đoạn cải tạo bao gồm các hoạt động cơ bản là: giáo
dục, thiết kế, nhận thức và các hoạt động bổ trợ là: giao tiếp, tổ chức và chứng

nhận.
a. Đặc điểm của hoạt động giáo dục
Mục đích của hoạt động giáo dục trong giai đoạn cải tạo là giáo dục, cảm
hóa phạm nhân, đảm bảo cho họ không tái phạm sau khi mãn hạn tù. Giáo dục
phạm nhân là mảng công tác bao gồm tổng thể các hoạt động từ tiếp nhận phạm
nhân vào trại giam đến tổ chức phân loại, thực hiện chế độ chính sách, giáo dục
chính trị, pháp luật, văn hóa, đạo đức, lối sống v.v... Đây được coi là nhiệm vụ khó
khăn, phức tạp nhất của các trại giam, bởi mục đích của nó là: Thay đổi nhận thức,
tư tưởng, tình cảm khơng đúng, hướng tới phục hồi và hoàn thiện nhân cách nhằm
triệt tiêu những lệch lạc đã hình thành trong tâm lý phạm nhân, hình thành những
phẩm chất tâm lý tích cực, phù hợp với yêu cầu xã hội Giáo dục một người bình
8


thường đã khó, giáo dục phạm nhân - những con người đã lầm lạc trong tính cách,
nhận thức - cịn khó khăn gấp bội phần.
Vị trí của hoạt động trong cấu trúc tâm lý của hoạt động cải tạo: Xuất phát từ
nhiệm vụ của hoạt động giáo dục trong giai đoạn cải tạo, cải tạo phạm nhân trong
hoạt động giáo dục chiếm vị trí chủ đạo, là hoạt động quan trọng nhất, thực hiện
chức năng cơ bản.
Chủ thể tiến hành hoạt động giáo dục là cán bộ, giám thị, quản giáo trại cải
tạo.
Đối tượng giáo dục trong giai đoạn cải tạo là phạm nhân.
Hoạt động giáo dục mang tính chất cưỡng chế. Nếu như trong giai đoạn điều
tra và giai đoạn xéé́t xử, hoạt động giáo dục chỉ mang tính chất thuyết phục, nghĩa là
bằng con đường phân tích, giải thích, cung cấp thơng tin, gợi những tình cảm tích
cực để giúp bị can, bị cáo nhận thức được lỗi lầm của mình, có thái độ đúng đắn
với bản thân, thì ở giai đoạn cải tạo, hoạt động giáo dục mang tính chất cưỡng chế
Điều kiện giáo dục phạm nhân là chế độ giam giữ, lao động, học tập và sinh
hoạt đặc biệt trong điều kiện của trại cải tạo. Xéé́t từ góc độ tâm lý thì đây khơng

phải là điều kiện lý tưởng cho việc cải tạo phạm nhân:
Song song với việc cải tạo phạm nhân, chúng ta còn phải trừng trị họ vì
những gì họ đã gây ra. Họ khao khát trở lại cuộc sống bình thường của một công
dân, được lao động và kiếm sống một cách lương thiện, được chăm sóc gia đình và
cống hiến cho xã hội. Nhưng họ sẽ bị tước đi quyền công dân, nhu cầu sinh hoạt
chỉ được thỏa mãn ở một mức độ khiêm tốn... Chính vì sự thiếu thốn nhu cầu vật
chất đã cản trở sự hình thành ở phạm nhân nhu cầu về các giá trị tinh thần. Trong
điều kiện tinh thần này câu nói của các cụ: “có thực mới vực được đạo” có lẽ phù
hợp ở một mức độ nhất định. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, sự trừng trị đối với
phạm nhân dẫn đến những mặc cảm trong tâm lý của họ: họ thấy không được xã
hội tơn trọng, bị mọi người kì thị vì từng phạm tội, những người xung quanh ln
có những ánh nhìn không thiện cảm dành cho họ, thái độ không tốt và ln tìm
cách xa lánh họ, bản thân họ lại luôn ở trong trạng thái tâm lý phức tạp do mặc
+

9


cảm về lỗi lầm trước đây hoặc là oán người, hận đời, đặc biệt là những người chịu
cảnh gia đình tan vỡ, bị người thân ruồng bỏ trong thời gian ở tù dẫn đến trạng thái
chán nản, buông xuôi. …. Ai cũng vậy đều có lịng tự trọng chính vì sự mặc cảm
này có thể làm cho phạm nhân khơng có được thái độ tích cực trong việc cải tạo,
dễ nảy sinh tâm lý buông xuôi, bỏ mặc.
Điều kiện sinh hoạt của phạm nhân trong trại cải tạo không phải là môi
trường lành mạnh cho việc giáo dục họ: Nhà giam được ví như là một “trận địa”
bởi đối tượng bị quản lý từng là những thành phần bất hảo trong xã hội. Thậm chí
có người mắc bệnh tâm thần, nhiễm HIV… Có khi phạm nhân họ giả vờ ngoan
ngỗn, chấp hành, nhưng thực chất là làm cán bộ trại giam mất cảnh giác để bỏ
trốn. Khơng ít người tỏ ra chán nản, quậy phá, đánh nhau. Trong số đó cịn có cả
người nhiễm HIV nữa. Chẳng phải phạm nhân nào khi được đưa vào trại giam

cũng chấp hành các quy định. Hằng ngày, mỗi phạm nhân giao tiếp và sinh hoạt
cùng với các phạm nhân khác-là những người có lệch lạc trong nhân cách, trong
chuẩn mực. Sống trong một mơi trường như vậy khó có thể nói rằng, phạm nhân
khơng bị “lây nhiễm” các thói hư, tật xấu từ những phạm nhân khác.
+

Phân tích những điều kiện của hoạt động giáo dục trong giai đoạn cải tạo
cho thấy chúng ta vẫn chưa có được những điều kiện và biện pháp phù hợp nhất để
cải tạo phạm nhân.
b. Đặc điểm của hoạt động thiết kế
Trong giai đoạn cải tạo, hoạt động thiết kế có những đặc điểm, đặc trưng sau
đây:
Chủ thể tiến hành: cán bộ giám thị, quản giáo trại cải tạo
Vị trí trong cấu trúc: hoạt động thiết kế chiếm vị trí quan trọng, là hoạt động
cơ bản trong cấu trúc. Bởi vì, các nội dung cơ bản của hoạt động thiết kế trong giai
đoạn cải tạo như dự đoán, lập kế hoạch giáo dục, đưa ra các quyết định đều nhằm
mục đích giáo dục, cải tạo phạm nhân. Giúp cho cán bộ giám thị, quản giáo trại
giam có thêm sự hiểu biết nhất định về phạm nhân và có thể lập ra kế hoạch và đưa
ra quyết định phù hợp nhất với phạm nhân, nhóm phạm nhân.
10


Nội dung của hoạt động thiết kế: hoạt động thiết kế ở giai đoạn này là hai
nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất: dự đoán và lập kế hoạch tiến hành các biện pháp giáo dục đối với
từng phạm nhân và nhóm phạm nhân
Việc dự đốn và lập kế hoạch giáo dục từng phạm nhân và nhóm phạm nhân
phải dựa trên cơ sở nhận thức các đặc điểm tâm lý của phạm nhân, những khiếm
khuyết trong nhân cách của họ, và làm rõ ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh sống
ở trại đối với phạm nhân. Chúng ta biết rằng mỗi con người là một chủ thể, ln có

những cái riêng của mình, khơng ai là giống ai. Mỗi con người là một cá thể có
những đặc điểm tâm lý, điều kiện hồn ảnh, gia đình khác nhau, khơng thể giống
nhau hồn tồn. Vì vậy, kế hoạch và biện pháp giáo dục cũng cần được phân hóa
phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Trong quá trình giam giữ-cải tạo quản giáo
cần có sổ theo dõi từng phạm nhân: trong sổ phản ánh những nhận xéé́t của người
quản giáo về tâm lý, thói quen, hành vi của phạm nhân đó, những kết luận về sự
cần thiết phải áp dụng hoặc thay đổi biện pháp giáo dục khác. Thông qua sổ theo
dõi, quản giáo trại giam có thể nhìn thấy sự thay đổi tốt lên hay xấu đi, sự thay đổi
của phạm nhân trong thời gian chấp hành hình phạt. Vì vậy, sổ theo dõi còn là
phương tiện giúp cho người quản giáo đánh giá, nhận xéé́t về từng phạm nhân một
cách đầy đủ, khách quan.
Thứ hai: Đưa ra quyết định cần thiết để đảm bảo hiệu quả cho quá trình giáo
dục phạm nhân.
Những quyết định được đưa ra đối với phạm nhân trong quá trình thi hành
án phạt tù tại trại giam khơng nằm ngồi mục đích giáo dục phạm nhân. Đối với
những phạm nhân, học tập hoặc lập cơng thì được biểu dương, tăng thêm số lần
gặp thân nhân, số lượng quà do thân nhân gửi đến, được thưởng tiền, hiện vật hoặc
giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật. Đối với những
phạm nhân vi phạm các quy định về giam giữ-cải tạo, tùy theo tính chất mức độ có
thể bị cảnh cáo, phạt giam tại buồng kỷ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình
sự.
11


Trung tá Lương Hải Quân, Đội trưởng Đội Quản lý tạm giữ, tạm giam cho
biết: Các trường hợp phạm nhân cải tạo tiến bộ được thăm thân nhân, giảm thời
hạn chấp hành hình phạt tù đã thấy được sự khoan hồng, nhân văn của pháp luật,
phấn khởi quyết định làm lại cuộc đời. Còn những phạm nhân chưa được đặc xá thì
cố gắng phấn đấu rèn luyện, cải tạo tiến bộ, để được hưởng đặc xá. Ðiều này cũng
khẳng định công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân có nhiều đổi mới, hiệu

quả.
Các hình thức biểu dương, khen thưởng, xử phạt nêu trên chỉ có tác dụng
khuyến khích phạm nhân tích cực cải tạo khi các quyết định khen thưởng hay xử
phạt rõ ràng, công minh, khách quan. Ngoài ra, tổ chức giáo dục, cải tạo phạm
nhân đang chấp hành án trong trại giam giúp cho phạm nhân có định hướng nghề
nghiệp, kỹ năng và thói quen lao động, giúp họ trước hết biết được nghề nghiệp,
đồng thời có định hướng nghề nghiệp và kỹ năng, kỹ thuật của một nghề nhất định,
để sau khi ra trại, có thể tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống bản thân và gia
đình, khơng tái vi phạm pháp luật. Là con đường để hồi phục và phát triển nhân
cách cho phạm nhân, giúp cho họ sau khi ra trại có thể hòa nhập cộng đồng. Trong
trường hợp các hành vi bị cảnh cáo, phạt giam, hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự
thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, nguy cơ mất an ninh, an tồn trại giam.
Khơng phát huy tác dụng tích cực của các quyết định cần thiết, thậm chí gây cản
trở đối với hoạt động giáo dục.
c. Đặc điểm của hoạt động nhận thức
Muốn giáo dục phạm nhân có hiệu quả cần phải hiểu bản chất, nhân cách
của họ, ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh sống ở trại giam đến quá trình giáo
dục...Vì vậy, hoạt động nhận thức trong hoạt động cải tạo là cơ sở của hoạt động
giáo dục.
Nội dung của hoạt động nhận thức trong giai đoạn cải tạo bao gồm:
Nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện phạm tội của từng phạm nhân. Trong
giai đoạn điều tra và giai đoạn xéé́t xử vấn đề này cũng đã được các cơ quan tiến
hành tố tụng nghiên cứu. Tuy nhiên, để giáo dục phạm nhân có hiệu quả cơ quan
thi hành án cần nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện phạm tội của phạm nhân một
12


cách cụ thể rõ ràng hơn. Cá nhân tuy chịu sự tác động của các nhân tố thuận lợi và
không thuận lợi nhưng tiếp thu và chịu sự tác động như thế nào là do từng cá nhân.
Chính vì vậy, tuy cùng sống trong một mơi trường nhưng có cá nhân dễ dàng chịu

sự tác động của môi trường xấu, tiêm nhiễm nhanh chóng những thói hư tật xấu
ngồi xã hội nhung ngược lại cũng có những cá nhân bản lĩnh vững vàng trước mọi
cám dỗ tiêu cực của đời sống hoặc cũng có cá nhân chịu sự tác động của mơi
trường sống ở mức độ hạn chế. Chính vì vậy, chúng ta có thể hiểu được vì sao
trong xã hội có những người phạm tội tồn tại bên cạnh những người khác khơng
phạm tội. Ví dụ như các nhân tố: mơi trường gia đình khơng hồn thiện, mơi
trường nơi cư trú có nhiều tệ nạn xã hội, mơi trường xã hội vĩ mơ như: chính sách,
pháp luật, phương tiện thơng tin đại chúng, phim ảnh, truyện, báo chí; tác động ảnh
hưởng của những hiện tượng tiêu cực trong xã hội mà người phạm tội chứng kiến
hoặc nghe kể, vấn đề thất nghiệp, bất bình đẳng trong xã hội...... Điều kiện này cho
phéé́p những người làm công tác giáo dục phạm nhân thấy được những đặc điểm
tiêu cực trong nhân cách của từng phạm nhân, nguyên nhân hình thành và phát
triển của chúng, từ đó dự kiến con đường và biện pháp giáo dục họ.
Nghiên cứu đặc điểm tâm lý, nhân cách của phạm nhân. Việc nghiên cứu đặc
điểm tâm lý, nhân cách của phạm nhân cần chỉ ra những yếu tố tiêu cực cần hạn
chế, loại bỏ. Thực tế cho thấy rằng, không phải người phạm tội nào cũng có
khuynh hướng chống đối xã hội: có những người do hồn cảnh đưa đẩy, do một
phút giây khơng kìm chế làm chủ được mình mà đã phạm lỗi lầm. Có người phạm
tội lại rất nặng tình với bố, mẹ, vợ, con. Ngay cả những kẻ côn đồ nhất, phạm
những tội đặc biệt nghiêm trọng thì trong tâm hồn của họ cũng khơng hồn tồn là
cái đen tối, xấu xa, mà vẫn có những cái mà người khác gọi là “tính người”, vẫn
cịn những điểm sáng chưa bị bóng đen bao phủ. Có những tử tù trước khi bị hành
quyết được gặp mặt vợ đã trăn trối trong nước mắt: “Anh có tội lớn q khơng
sống được nữa, em hãy tha lỗi cho anh và cố gắng nuôi dạy con nên người”.
Nếu được phát hiện, khơi dậy, những yếu tố tích cực, những điểm sáng còn
lại trong con người phạm nhân sẽ là cơ sở thuận lợi để “cải tổ” lại con người họ,
giúp họ nhận ra những sai lầm của bản thân, tích cực hồn hiện bản thân, đưa họ
13



trở về con đường hoàn lương, đưa họ trở thành người có ích cho xã hội, trở thành
người cơng dân tốt, người con tốt của gia đình, xã hội và quốc gia.
Khi tiến hành nghiên cứu đặc điểm tâm lý, nhân cách của phạm nhân cần
chú ý làm rõ hoàn cảnh gia đình, học vấn, địa vị xã hội của họ trước khi phạm tội.
Những yếu tố này không chỉ liên quan đến nguyên nhân đã đưa phạm nhân tới chỗ
lỗi lầm, mà còn liên quan đến hành vi, ứng xử, thái độ của họ trong thời gian chấp
hành án phạt tù. Nhà xã hội học Nga F.R.Xundurov trong nghiên cứu của mình về
những vi phạm của phạm nhân tại nơi giam giữ, cải tạo đã nhận thấy rằng, tỷ lệ vi
phạm ở phạm nhân đã lập gia đình thấp hơn nhiều so với tỷ lệ ở phạm nhân độc
thân. Từ đây, ơng đi đến kết luận về vai trị của gia đình như yếu tố kìm hãm phạm
nhân trước những hành vi vi phạm các quy định của chế độ giam giữ-cải tạo.
Nghiên cứu quá trình chuyển biến về tâm lý của phạm nhân trong thời gian
chấp hành án phạt tù. Việc nghiên cứu vấn đề này cho phéé́p giám thị, quản giáo trại
giam đánh giá được hiệu quả của các biện pháp giáo dục đã được áp dụng, từ đó
xác định kế hoạch và những biện pháp giáo dục cần thiết tiếp theo.
Một nội dung quan trọng nữa của hoạt động nhận thức trong giai đoạn cải
tạo là nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh sống, các quan hệ giao tiếp
ở trại đối với phạm nhân. Việc làm rõ ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh sống
của các quan hệ giao tiếp ở trại đến từng phạm nhân giúp cho việc xác định, điều
chỉnh các biện pháp giáo dục cần thiết đối với họ, phòng ngừa những tình huống
xấu có thể xảy ra
Để làm rõ các nội dung trên của hoạt động nhân thức trong giai đoạn cải tạo,
có thể sử dụng các biện pháp sau đây:
Thu thập nghiên cứu những thông tin về phạm nhân, về nguyên nhân, điều
kiện phạm tội của họ từ người thân, hồ sơ, tài liệu của các cơ quan tiến hành tố
tụng
Quan sát phạm nhân trong quá trình sống, lao động, học tập ở trại giam
Trò chuyện với phạm nhân. Cùng với quan sát phạm nhân, trò chuyện là một
phương pháp có hiệu quả và tiện lợi trong điều kiện của trại giam. Khi trò chuyện
14



với phạm nhân với mục đích tìm hiểu thơng tin về họ thì cần chú ý tạo cho họ cảm
giác tự nhiên, thoải mái, muốn nói về bản thân mình. Người quản giáo cần phải
biết rằng, trị chuyện cịn có tính trị liệu. Nó giúp phạm nhân giải tỏa căng thẳng,
lo lắng, hận thù, giúp họ lấy lại được sự cân bằng tâm lý.
Nghiên cứu kết quả lao động học tập của phạm nhân. Việc nghiên cứu tâm
lý nhân cách phạm nhân đòi hỏi giám thị, quản giáo trại giam phải có những tri
thức sâu rộng trong lĩnh vực tâm lý học và kỹ năng phân tích, đánh giá các kết quả
thu được để rút ra những kết luận đúng đắn.
1.3 Đặc điểm tâm lý của phạm nhân và nhóm phạm nhân
1.3.1 Đặc điểm tâm lý của phạm nhân
a. Phân loại phạm nhân
Tâm lý, ứng xử của phạm nhân trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại
giam phụ thuộc nhiều vào thái độ của họ đối với bản án và mức hình phạt mà họ
phải chấp hành. Căn cứ vào thái độ này có thể phân chia phạm nhân thành ba
nhóm:
Nhóm thứ nhất: bao gồm những phạm nhân nhận thức được lỗi lầm của
mình, có thái độ ăn năn hối cải và chấp nhận sự trừng trị của luật pháp theo quy
định hiện hành. Đây là những phạm nhân thích nghi nhanh với điều kiện, hồn
cảnh sống tại nơi giam giữ - cải tạo, tích cực lao động học tập, tuân thủ chấp hành
hình phạt, tuân theo lời quản giáo, quản lý trại giam và thực hiện đúng các quy
định của trại, mong muốn sửa chữa lỗi lầm của bản thân, trở thành người có ích
cho xã hội. Có việc làm lương thiện sau khi ra trại là ước mơ chính đáng của nhiều
phạm nhân. Bởi ngồi tay nghề được trang bị, họ đã thật sự nhận ra giá trị của
những đồng tiền lương thiện. Với hành trang đã và đang được hoàn thiện từng
ngày, nẻo về của những con người lầm lạc đó, tin rằng, sẽ trở nên rộng mở và bằng
phẳng.
Nhóm thứ 2: là những phạm nhân có thái độ tiêu cực đối với bản án và mức
hình phạt phải chấp hành. Những phạm nhân này cho rằng họ bị oan hoặc mức án

mà họ phải chấp hành là quá nghiêm khắc, không tương xứng với tính chất và mức
1
5


độ lỗi lầm của họ. Họ nghĩ rằng, tội của họ rất nhỏ và không thể bị kết án quá
nhiều như lời tuyên của Tòa án. Họ chưa nhận thức được dù phạm một tội nhỏ
nhưng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến người bị hại, gia đình bị hại, ảnh
hưởng đến xã hội. Do có thái độ như vậy cho nên trong quá trình chấp hành hình
phạt, đặc biệt ở thời gian đầu, những phạm nhân này thường bị ức chế, dễ có
những phản ứng chống đối quản giáo, những hành vi vi phạm các quy định của
trại.
Nhóm thứ 3: là những phạm nhân có định hướng phạm tội bền vững. Đây
thường là những người đã có tiền án, tiền sự, phạm tội nhiều lần. Đối với họ việc
bị phát hiện, bị khởi tố, bị đưa ra xéé́t xử và phải chịu hình phạt chỉ là những “rủi
ro”. Tại trại giam họ không quan tâm đến việc tự giáo dục, tự thay đổi bản thân. Họ
thường phân tích, đánh giá lại những sai lầm của bản thân trong quá trình phạm tội
nhằm rút ra kinh nghiệm cho hoạt động phạm tội trong tương lai. Đây chính là
nhóm phạm nhân khó giáo dục cải tạo nhất. Thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng
chống tội phạm ở nước ta cho thấy, phổ biến trong nhóm này chính là những người
phạm tội về ma túy, mại dâm và đây cũng chính là nhóm có tỷ lệ tái phạm cao sau
khi mãn hạn tù.
b. Các trạng thái tâm lý đặc trưng ở phạm nhân
Trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam, ở phạm nhân thường xuất
hiện một số trạng thái tâm lý đặc trưng sau đây:
Trạng thái tâm lý bị ức chế do nhiều nhu cầu không được thỏa mãn hoặc
thỏa mãn không đầy đủ. Trạng thái ức chế có thể làm tăng tính phản ứng, tính dễ bị
kích động của phạm nhân. Bởi vì họ sẽ bị tước đi quyền công dân, nhu cầu sinh
hoạt chỉ được thỏa mãn ở một mức độ khiêm tốn... Sự hạn chế các nhu cầu vật chất
thiết yếu, làm phạm nhân ln ln bị thúc đẩy phải thỏa mãn nó. Nói cách khác

họ chỉ nghĩ đến việc làm sao để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu vật chất cho bản thân,
chính vì sự ức chế về nhu cầu khơng được thỏa mãn hoặc thỏa mãn khơng đủ đã
làm tăng tính phản ứng, tính dễ bị kích động.
Trạng thái nơn nóng, trơng chờ những thay đổi nhất định.
16


Ví dụ: Phạm nhân hy vọng vụ án sẽ được xem xéé́t lại và sẽ có những thay
đổi tích cực đối với phạm nhân, hy vọng thời gian chấp hành hình phạt sẽ giảm
xuống, sẽ có thêm những yếu tố nhẹ hình phạt. Trơng chờ cũng là một trong những
nỗi chịu đựng của con người, bồn chồn, chờ đợi mong ngóng sự thay đổi tích cực.
Trong trường hợp kéé́o dài vơ vọng, nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến phạm nhân,
làm phạm nhân bị căng thẳng và trở nên tuyệt vọng.
Trạng thái bi quan tuyệt vọng. Trạng thái này thường biểu hiện ở sự chán
trường, thụ động, thờ ơ, bất cần của phạm nhân đối với các hoạt động tại trại giam
và gây khó khăn cho việc giáo dục phạm nhân. Các tác động giáo dục phạm nhân
trong trạng thái bi quan, tuyệt vọng của họ khó đạt kết quả mong muốn. Thái độ
sống tiêu cực ln nhìn nhận vấn đề một cách trầm trọng đến mức không thể giải
quyết được. Ở một số phạm nhân trạng thái này có thể đưa họ đến những hành
động liều lĩnh, cùng quẫn. Họ có thể làm ra những chuyện gây tổn thương cho cơ
thể của mình hay bạn chung trại, có những hành động khó có thể kiểm sốt, ảnh
hưởng đến hoạt động của phạm nhân trong quá trình chấp hành hình phạt trong trại
giam.
Trạng thái buồn, nhớ nhà, thèm khát cuộc sống tự do. Sự tương phản sâu sắc
giữa cuộc sống tự do trước đây và cuộc sống hiện tại ở trại giam ln gợi hình ảnh
về cuộc sống trước đây với gia đình, người thân, bạn bè. Một số phạm nhân thường
đắm mình trong nỗi nhớ về gia đình, bạn bè, dẫn đến thái độ thiếu tích cực, thờ ơ
không quan tâm đến các hoạt động ở trại. Nỗi buồn nhớ nhà, nhớ người thân, nhớ
cuộc sống tự do có thể giúp phạm nhân thấy được sự mất mát to lớn, cái giá mà họ
phải trả cho những lỗi lầm của mình. Họ khơng cảm nhận được sự quan tâm, ấm áp

mà gia đình mang lại. Họ phải thích nghi với cuộc sống trong trại giam, phải tuân
thủ các quy định nghiêm ngặc trong trại, khơng cịn có sự tự do, phải thực hiện lao
động. Họ phải mất thời gian để làm quen với những cá nhân trong trại giam, có khi
cịn bị bắt nạt, uy hiếp trong trại, khơng nhận được sự che chở bảo bọc của gia
đình. Làm phạm nhân ln có suy nghĩ nhớ nhà, khao khát đợc tự do và trở về bên
gia đình.

17


Các trạng thái tâm lý nêu trên có thể xuất hiện vào những khoảng thời gian
khác nhau của quá trình chấp hành án phạt tù, nhưng thường xuyên nhất vẫn là ở
thời kỳ đầu khi phạm nhân mới đến trại. Dưới tác động của các biện pháp giáo dục
ở trại, tâm lý của phạm nhân nói chung và trạng thái nêu trên nói riêng sẽ dần
chuyển biến theo hướng có lợi cho việc tiếp nhận các tác động giáo dục.
c. Các giai đoạn chuyển biến về tâm lý của phạm nhân
Về mặt nguyên tắc, dưới tác động của hệ thống các biện pháp giáo dục, ở
phạm nhân sẽ diễn ra q trình chuyển biến tâm lý theo hướng tích cực: những mặt
xấu, tiêu cực dần được hạn chế loại bỏ; những mặt tốt, tích cực được củng cố, phát
huy. Quá trình này bao gồm bốn giai đoạn
-Giai đoạn thích nghi với điều kiện sống ở nơi giam giữ - cải tạo
Đây là giai đoạn đầu của quá trình chấp hành án tù phạt. Ở giai đoạn này
phạm nhân cảm nhận một cách sâu sắc sự thay đổi trong lối sống, thói quen và sự
hạn chế các nhu cầu. Chế độ khẩu phần ăn, khu vực ở, và sinh hoạt sẽ bị thay đổi
so với ngoài xã hội. Phạm nhân sẽ phải tuân thủ theo quy định của trại giam. Phạm
nhân luôn cảm thấy bị ức chế, căng thẳng và họ trở nên dễ phản ứng, dễ bị kích
động do đó có thể xuất hiện những vi phạm quy định của trại. Khơng chấp nhận
cuộc sống tù túng nên họ tìm cách bỏ trốn hoặc chống đối. Một số khác lại sống
thu mình, mang tâm lý mặc cảm, đau đớn, dằn vặt. Các tác động ở giai đoạn này
chủ yếu nhằm giúp phạm nhân thích nghi với điều kiện sống ở trại.

-Giai đoạn xuất hiện sự quan tâm đối với các hoạt động ở trại
Cuối giai đoạn thích nghi, phạm nhân dần chấp nhận cuộc sống thực tại của
mình, chấp nhận điều kiện sống ở trại. Họ bắt đầu quan tâm đến những gì diễn ra
xung quanh, đến các cơng việc được giao. Nói cách khác, họ dần đi vào nề nếp
được thiết lập ở trại, tiếp nhận các hoạt động giáo dục với thái độ không thờ ơ. Ở
giai đoạn này, các tác động giáo dục bắt đầu đem lại những kết quả nhất định.
-Giai đoạn kết hợp các tác động giáo dục từ bên ngồi với q trình tự giáo
dục

18




giai đoạn này phạm nhân nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi bản

thân, thay đổi lối sống và cách suy nghĩ trước đây. Ngoài việc tự giác tham gia vào
hoạt động ở trại, phạm nhân cịn có những nỗ lực để tự giáo dục mình. Phạm nhân
có thể tìm thấy niềm vui trong cuộc sống và cơng việc ở trại. Vì vậy, các biện pháp
giáo dục ở giai đoạn này thường đạt hiệu quả cao.
-Giai đoạn trước khi mãn hạn tù.
Sự trông mong ngày mãn hạn tù làm cho những ngày tháng còn lại ở trại trở
nên nặng nề đối với phạm nhân. Bên cạnh đó phạm nhân còn băn khoăn, lo nghĩ về
cuộc sống tương lai, về thái độ của người thân, bạn bè và của cộng đồng nói chung
với họ. Vì vậy, ở giai đoạn này tâm lý của phạm nhân căng thẳng, tính phản ứng,
tính dễ bị kích động tăng lên. Từ đây có thể đưa đến những hành động, những việc
làm thiếu cân nhắc của phạm nhân.
Tóm lại, trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam, tâm lý của phạm
nhân có nhiều néé́t đặc trưng. Việc nắm vững các đặc điểm này và trên cơ sở đó tìm
hiểu mức độ biểu hiện của chúng ở từng phạm nhân cụ thể có ý nghĩa khá quan

trọng đối với công tác giáo dục phạm nhân của các cán bộ giáo dục, quản giáo trại
giam.
1.3.2 Đặc điểm tâm lý của nhóm phạm nhân
Cơng tác giáo dục phạm nhân chỉ có hiệu quả khi có sự kết hợp chặt chẽ
việc giáo dục từng phạm nhân với nhóm phạm nhân. Vì vậy, trong cơng tác giáo
dục phạm nhân tại trại giam khơng thể khơng tính đến các đặc điểm tâm lý của
nhóm phạm nhân. Nhóm phạm nhân có các đặc điểm cơ bản sau đây:
-Phạm nhân khơng thể tự mình lựa chọn hay thay đổi nhóm. Việc tổ chức
nhóm phạm nhân, chuyển phạm nhân từ bộ phận này sang bộ phận khác do ban
giám thị trại quyết định và phạm nhân buộc phải thực hiện các quyết định này. Tại
điểm b, khoản 2, Điều 17 Luật thi hành án hình sự 2019 có quy định giám thị trại
giam có quyền hạn này: “Ra quyết định phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân
theo loại”. Đây là quyền hạn của giám thị trại giam, phạm nhân phải tuân theo quy
định của trại giam.
19


-

Hoạt động của nhóm phạm nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định

của chế độ giam giữ. Theo thông tư số 17/2020/TT-BCA quy định thì phạm nhân
phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam
giữ, phải chấp hành nghiêm các quy định của trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.
-

Cải tạo, tuân thủ các quy định của trại và chịu sự kiểm tra, giám sát chặt

chẽ của ban giám thị trại. Tại khoản 1 Điều 32 của Luật thi hành án hình sự 2019
quy định chế độ lao động của phạm nhân có quy định: Phạm nhân lao động phải

dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Tránh sự lười biếng của
phạm nhân, hiệu quả lao động làm việc không cao, nhiều phạm nhân sẽ có thái độ
dửng dưng khi khơng có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nếu không tuân thủ các
quy định của trại thì sẽ khơng giữ được an ninh, trật tự vốn có của trại giam.
Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh
lao động cho phạm nhân
-

Các quyết định của nhóm phạm nhân khơng được ban giám thị trại phê

chuẩn thì khơng có hiệu lực. Giám thị trại giam điều hành, quyết định những vấn
đề thuộc hoạt động của trại giam trong khn khổ pháp luật và chịu trách nhiệm
tồn bộ hoạt động của trại giam theo đúng quy định của pháp luật về thi hành án
phạt tù vậy nên phải được ban giám thị phê chuẩn thì các quyết định của nhóm
phạm nhân mới có hiệu lực.
-

Nhóm phạm nhân khơng thể tự nhân danh mình trong các quan hệ với các

nhóm khác ở ngồi trại. Vì nhóm phạm nhân chỉ là một tập thể người, không phải
là một tổ chức, một pháp nhân, khơng có đăng ký và khơng được pháp luật pháp
luật công nhận địa vị pháp lý nên khơng thể nhân danh mình làm bất cứ việc gì
được.
-

Các thành viên của nhóm phạm nhân có những lệch lạc trong tâm lý và

chuẩn mực hành vi. Người phạm tội bị kết án, điều này đồng nghĩa với việc, họ
được xác định là người có lệch lạc trong chuẩn mực đạo đức và hành vi. Họ là
những người có hại cho xã hội. Muốn để xã hội chấp nhận họ như một thành viên

thì việc cải tạo lại họ là điều bắt buộc và được đảm bảo bằng các chế độ đặc biệt
của trại cải tạo. Trong quá trình chấp hành án phạt tù tại trại giam, phạm nhân bị
20


buộc phải lao động, học tập, phải thực hiện nhiều công việc khác nhau để thay đổi
bản thân. Tuy nhiên, tùy theo mức độ lệch lạc khác nhau trong nhân cách phạm
nhân khác nhau mà cán bộ quản giáo áp dụng các biện pháp có mức độ cưỡng chế
khác nhau. Ví dụ, đối với các phạm nhân có mức án hai hay ba năm tù thì mức độ
lệch lạc trong nhân cách của họ khơng nhiều hơn, có thể áp dụng các biện pháp
mang tính thuyết phục nhiều hơn. Cịn đối với các phạm nhân có mức án từ mười
hay mười lăm năm trở lên thì lệch lạc trong nhân cách họ quá lớn và cần phải áp
dụng các biện pháp mang tính cưỡng chế mạnh, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của
quá trình cải tạo.
-

Giữa các thành viên của nhóm phạm nhân tồn tại sự mâu thuẫn trong quan

hệ, sự xung đột trong giao tiếp. Xung đột có thể nảy sinh giữa các phạm nhân, giữa
nhóm phạm nhân này với nhóm phạm nhân khác, giữa phạm nhân với quản giáo...
-

Trong nhóm phạm nhân cải tạo có thể tồn tại những nhóm nhỏ. Trong điều

kiện của trại cải tạo, mối quan hệ giao tiếp của phạm nhân với xã hội tạm thời
chấm dứt. Để thoả mãn nhu cầu giao tiếp, phạm nhân thường gắn bó với nhau
thành những nhóm nhỏ. Song trong nhóm phạm nhân cịn phổ biến những nhóm
tiêu cực dưới sự “lãnh đạo” của những “đại ca”: một phạm nhân nào đó tìm cách
(thường là bằng sức mạnh) lôi kéé́o, khống chế các phạm nhân khác, buộc họ phải
phục tùng mình, phục vụ cho những ý đồ riêng của mình, ngấm ngầm chống đối

giám thị, quản giáo. Những nhóm phạm nhân như vậy khơng những gây chia rẽ
trong nhóm phạm nhân, mà cịn ảnh hưởng xấu đến việc giáo dục các phạm nhân
khác.
1.4 Ý nghĩa, tầm quan trọng của đặc điểm tâm lý phạm nhân và tập thể
phạm nhân trong quá trình cải tạo.
1.4.1 Nâng cao hiệu quả cho cơng tác giáo dục phạm nhân trong q
trình cải tạo
Trong quá trình cải tạo, mỗi phạm nhân là một đặc điểm tâm lý riêng. Theo
từng quá trình cải tạo, phạm nhân sẽ có những chuyển biến tâm lý dẫn đến những
hành vi thể hiện ra bên ngoài khách quan cho việc cải tạo của mình. Việc nắm bắt
được tâm lý của họ giúp cán bộ quản giáo có thể đưa ra được các biện pháp giáo
21


dục phù hợp, từ đó nâng cao hiệu quả cải tạo cho phạm nhân. Ví dụ như việc quản
giáo gặp trường hợp phạm nhân là người có thái độ tiêu cực đối với bản án và mức
hình phạt chấp hành. Những phạm nhân này cho rằng, họ bị oan hoặc mức hình
phạt mà họ phải chấp hành là quá nghiêm khắc, khơng tương xứng với tính chất và
mức độ lỗi lầm của họ. Những phạm nhân này thường có biểu hiện ức chế, dễ có
những phản ứng chống đối quản giáo. Trong trường hợp này, sau khi hiểu được
tâm lý của phạm nhân, cán bộ quản giáo áp dụng những biện giáo dục mềm mỏng
như: cho họ tìm hiểu về các quy định pháp luật và giải thích cho họ hiểu tại sao họ
phải chịu hình phạt như vậy, để phạm nhân tham gia các hoạt động tập thể sao
những giờ lao động làm xóa đi trạng thái tâm lý ức chế từ đó cho thấy việc cải tạo
khơng phải là hình phạt nặng nề như họ nghĩ. Khi phạm nhân đã có thể cởi bỏ
những trạng thái tâm lý tiêu cực ban đầu thì quá trình cải tạo tiếp theo sẽ đạt hiệu
quả tốt.
Đối với nhóm phạm nhân, từ những đặc điểm tâm lý của từng phạm nhân
mà ban giám thị trại ra quyết định xếp họ vào nhóm phù hợp. Việc được xếp vào
nhóm phạm nhân có tâm lý phù hợp sẽ giúp phạm nhân đó cảm thấy sẽ thích nghi

với hồn cảnh sống trong trại cải tạo. Tạo mơi trường đồng cảm, gắn bó như một
gia đình thu nhỏ cho nhóm phạm nhân cải tạo, họ sẽ cảm thấy yêu và quý trọng
cuộc sống này hơn. Con người luôn chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi tâm lý đám
đông, khi phạm nhân nhận thấy được các phạm nhân khác trong nhóm có những
chuyển biến tâm lý tốt lên họ cũng dễ bị ảnh hưởng theo. Qua đó thúc đẩy tinh thần
tích cực cải tạo cho nhóm phạm nhân, cùng bảo ban nhau thực hiện tốt các quy
định, cơng việc trong q trình cải tạo.
Việc nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của phạm nhân trong thời gian dài
cũng giúp củng cố, gia tăng các biện pháp giáo dục đối với phạm nhân. Hình thành
các biện pháp giáo dục theo một hệ thống khoa học. Tác động đến khơng chỉ một,
một nhóm phạm nhân mà cho tồn khu cải tạo. Khi đã hình thành các biện pháp
nghiên cứu theo một hệ thống khoa học thì việc áp dụng cho việc cải tạo của những
phạm nhân trong tương lai sẽ đơn giản và dễ dàng. Khi cán bộ quản giáo gặp phạm
nhân A có những đặc điểm tâm lý giống như phạm nhân B đã cải tạo
22


trước đó thì có thể áp dụng biện pháp tương tự để dễ dàng đưa ra biện pháp giáo
dục cho quá trình cải tạo của phạm nhân A. Điều này khơng những giúp cho q
trình cải tạo tốt của phạm nhân A mà còn giúp cho cán bộ quản giáo tiết kiệm được
thời gian cơng sức, từ đó có nhiều quỹ thời gian để thực hiện công tác cải tạo cho
nhiều phạm nhân khác hơn. Biện pháp tương tự cũng dễ dàng áp dụng đối với
nhóm phạm nhân. Việc phân nhóm phạm nhân theo đặc điểm tâm lý giống nhau
cho ta khả năng áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo chung cho nhóm đó. Họ sẽ
khơng có cảm giác bị phân biệt đối xử. Phạm nhân sẽ tự có trách nhiệm thực hiện
chung cho các biện pháp giáo dục với các phạm nhân khác. Hiệu quả các biện pháp
giáo dục, cải tạo cũng từ đó mà được nâng cao.
Tâm lý có sẽ là nguồn phát sinh của các hành vi, khi ta có tâm lý, suy nghĩ
tiêu cực thì hành động thể hiện ra bên ngoài cũng tiêu cực theo. Ví dụ như các
phạm nhân lần đầu tiên phải vơ trại cải tạo. Họ sẽ hình thành rất nhiều tâm lý tiêu

cực từ việc hạn chế đi lại đến việc phải thực hiện theo mệnh lệnh, nội quy cải tạo.
Phạm nhân sẽ mang trong mình tâm lý bực bội, ức chế, chống đối và hành vi thể ra
bên ngoài là la héé́t, đập phá, không thực hiện nội quy ở trại cải tạo. Điều này sẽ
không chỉ ảnh hưởng đến một phạm nhân mà còn ảnh hưởng đến nhiều phạm nhân
khác cùng chung phòng cải tạo. Họ cũng dễ bị kích động khó chịu theo tâm lý tiêu
cực của phạm nhân kia. Dẫn đến sự tăng áp lực quản lý của các bộ quản giáo, giảm
hiệu quả của các biện pháp giáo dục đã áp dụng. Vì vậy để khắc phục tình trạng
này chính là việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý của phạm nhân và nhóm phạm nhân.
Khi hiểu rõ tâm lý phạm nhân diễn biến như thế nào thì cán bộ quản giáo sẽ đưa ra
được các biện pháp kịp thời, ngăn chặn tình trạng ảnh hưởng đến phạm nhân khác.
Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của phạm nhân theo từ giai đoạn cải tạo cũng là
rất quan trọng. Khi ta nắm rõ sự chuyển biến tâm lý của phạm nhân qua từng giai
đoạn thì ta có thể biết được phạm nhân này đang trong quá trình cải tạo hay đang
chống đối. Các bộ quản giáo sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự chuyển biến tâm lý
trên của phạm nhân. Phạm nhân đó bị ảnh hưởng tâm lý bởi môi trường xung
quanh, hay các biện pháp giáo dục là chưa phù hợp. Ngược lại việc phạm nhân có

23


những diễn biến tâm lý tích cực cho thấy quá trình giáo dục cải đang đi đúng
đường và cần tiếp tục pháp huy trong những giai đoạn tiếp theo.
Việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý phạm nhân có vai trị gắn bó chặt chẽ với
các biện pháp giáo dục trong cải tạo phạm nhân. Nghiên cứu càng kỹ, hiểu rõ được
tâm lý phạm nhân thì các biện pháp giáo dục sẽ càng hiệu quả.
1.4.2 Nâng cao công tác đào tạo cán bộ quản giáo
Để trở thành một người cán bộ quản giáo bên cạnh phải đáp ứng các điều
kiện về mặt quy định của pháp luật, thì cán bộ quản giáo cũng cần có những phẩm
chất cần thiết. Trong đó việc cán bộ quản giáo là người phải am hiểu về tâm lý con
người, tâm lý phạm nhân là vô cùng quan trọng. Việc nghiên cứu về đặc điểm tâm

lý của phạm nhân và nhóm phạm nhân trong q trình cải tạo sẽ góp phần rất lớn
cho cơng tác đào tạo cán bộ quản giáo. Trong quá trình đào tạo, càng nghiên cứu
sâu, hiểu rõ tâm lý phạm nhân thì khi đi vào thực tiễn công việc sẽ rất dễ dàng và
hiệu quả cao. Việc giáo dục phạm nhân trước hết và căn bản là giáo dục tinh thần,
giáo dục nhân cách. Quá trình giáo dục phạm nhân là quá trình tác động vào nhận
thức, cảm tình, ý chí, tính cách, thói quen, lối sống, thế giới quan của họ để họ thay
đổi đúng. Do đó kỹ năng hiểu biết tâm lý con người, hiểu tâm lý phạm nhân là một
trong những kĩ năng mà một cán bộ quản giáo cần phải có. Vì khi khơng nắm bắt
được tâm lý phạm nhân cán bộ quản giáo sẽ đưa ra các biện pháp giáo dục cải tạo
không phù hợp. Dẫn đến việc cải tạo của phạm nhân sẽ không đạt được ý nghĩa
cuối cùng mà nó mang lại là biến một con người phạm tội trở thành con người
lương thiện có ích.
Việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý phạm nhân trong quá trình cải tạo theo một
hệ thống khoa học sẽ làm cơ sở đào tạo về mặt tâm lý cho cán bộ quản giáo. Từ
việc nắm rõ hệ thống tâm lý cán bộ quản giáo sẽ dễ dàng hình thành các biện pháp
giáo dục của mình sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh con người. Cán bộ quản
giáo sẽ khơng phải lúng túng khi gặp tình trạng một phạm nhân có tâm lý quá ức
chế, chống đối. Hệ thống đặc điểm tâm lý phạm nhân sẽ ngày càng được củng cố,
truyền lại những kiến thức kinh nghiệm quý giá cho hoạt động đào tạo cán bộ quản
giáo trong tương lai.
24


×