Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

KẾ HOẠCH áp DỤNG VIỆC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀO CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TP HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.65 KB, 20 trang )

lOMoARcPSD|11424851

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-----oOo-----

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI

KẾ HOẠCH ÁP DỤNG VIỆC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
VÀO CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI QUẬN BÌNH
THẠNH, TP HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện:
1. Trần Thị Minh Tú
2. Nguyễn Ngọc Thiên Kim
3. Nguyễn Trương Tú Anh
4. Nguyễn Yến Nhi
5. Nguyễn Thanh Xuân
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Xuân Sang

Mã lớp: TRIE201
TP HCM, tháng 10/2021

1


lOMoARcPSD|11424851

1. Tính cấp thiết của vấn đề:
Giáo dục giới tính là một loại hình giáo dục đặc biệt, hướng đến việc truyền


đạt kiến thức, thông tin cho con người về các vấn đề tâm sinh lý. Trong kỉ nguyên
hội nhập, Việt Nam mở cửa và chào đón thêm nhiều luồng văn hóa mới. Việc phát
triển giáo dục giới tính với quy mơ chính quy và mở rộng ra tồn các cấp, các trường
chính là việc cấp thiết để xây dựng nhân cách hoàn thiện của con người, tiếp nhận
kiến thức mới.
Giáo dục giới tính dù đã được đưa vào chương trình chính quy của cấp THCS
thế nhưng đây vẫn là vấn đề khá “ nhạy cảm” đối với phụ huynh có con em đi học
cũng như thầy cơ-người dạy cho học sinh. Theo thống kê Việt Nam hiện nay (2012)
chưa có nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của giáo dục giới tính, tỷ lệ giáo dục
giới tính trong trường học tại Việt Nam là rất thấp (chỉ khoảng 0,3% trường Trung
học phổ thơng có đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh). Bên cạnh đó
việc thiếu hiểu biết trong vấn đề này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khi
mà công nghệ phát triển, mạng xã hội đăng tải nhiều nguồn thông tin khác nhau, nếu
khơng có kiến thức, khơng biết cách chọn lọc nguồn thơng tin chính xác, chúng ta
sẽ có hiểu biết sai lệch cũng như tiếp thu các kiến thức khơng chính quy, dẫn đến
những hậu quả khơng thể cứu vãn được.
Theo khảo sát (2021), tỷ lệ nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam
cao nhất trong các nước Đơng Nam Á. Ngồi ra, Việt Nam cũng là 1 trong 5 quốc
gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ước
tính số ca nạo phá thai trung bình 1 ngày khoảng 40 - 50 ca, 1 năm khoảng 5.000 ca,
trong đó có khoảng 18-20% ở tuổi vị thành niên. Theo số liệu ghi nhận tại Bệnh viện
Phụ sản Trung ương, mỗi năm có khoảng 900 ca trẻ vị thành niên tới bệnh viện để
nạo phá thai. Có những em đã phải trở thành bà mẹ "bất đắc dĩ" khi mới 10 tuổi và
có những em 15 tuổi đã nạo phá thai 2 lần. Cá biệt, có những trường hợp phát hiện
có thai thì đã q to (trên 7 tháng) mới đến xin phá thai nhưng lúc đấy đã khơng thể
bỏ thai được nữa... Cịn theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, cứ 100 trường hợp trẻ sinh ra sống lại có 73
trường hợp phá thai, trong đó 2,4% là vị thành niên. Nhưng đây cũng chỉ là bề nổi
của tảng băng chìm vì theo ghi nhận, tại các cơ sở cơng lập và các phịng khám tư
có đăng ký nạo phá thai, tỷ lệ các ca nạo phá thai được ghi nhận trong năm 2017 lên

đến gần 30.000 ca. Theo các chuyên gia y tế - dân số, với con số mang thai vị thành
niên và phá thai được nêu trên đây không chỉ là một gánh nặng, thách thức lớn cho
công tác dân số và phát triển nước ta, mà đáng lưu tâm hơn là nó để lại những hậu
quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Hiện nay ở Việt Nam chưa có chương trình giáo dục giới tính và tình dục cho
trẻ em theo từng độ tuổi khác nhau. Sự thiếu vắng chương trình đào tạo làm cho các
2


lOMoARcPSD|11424851

bậc cha mẹ lúng túng khi phải trao đổi với con cái về lĩnh vực này. Đây cũng là
nguyên nhân nhiều bậc cha mẹ lảng tránh rồi mặc kệ cho trẻ tự mình tìm hiểu kiến
thức giới tính. Tình trạng yêu sớm khi chưa hiểu biết về mối quan hệ tình dục nên
dễ phạm phải sai lầm trong tình yêu. Nhiều trẻ em ở lứa tuổi 14-15, còn cắp sách
đến trường, chưa có kinh nghiệm về cuộc sống gia đình nhưng đã phải làm cha làm
mẹ do thiếu hiểu biết về tình dục và hạnh phúc. Đây là vấn đề nổi cộm và người ta
thấy rằng nguyên nhân là do nền kinh tế thị trường, sự du nhập của nền văn hoá
ngoại lai, chạy theo lối sống ăn chơi, suy đồi đạo đức. Người ta đổ lỗi cho nền kinh
tế thị trường nhưng xét về mặt nào đó thì gia đình cũng có lỗi trong nội dung giáo
dục này. Bên cạnh các phương pháp giáo dục giới tính trực tiếp qua trò chuyện, các
bậc cha mẹ còn sử dụng các phương pháp gián tiếp. 22% số người được hỏi, trong
đó có 20,5% bố và 24,2% mẹ cho rằng chỉ cần giáo dục giới tính, tình dục và sức
khỏe sinh sản cho rằng mua sách báo cho chúng tự học, không cần trao đổi hay nói
chuyện trực tiếp với chúng về các vấn đề trên.
Trong khi đó, vấn đề giáo dục giới tính nói riêng và giáo dục sức khỏe sinh sản
vị thành niên nói chung hầu như chưa được các bậc cha mẹ quan tâm đúng mức.
Khơng ít các bậc cha mẹ cho rằng giáo dục giới tính tình dục là vẽ đường cho hươu
chạy, còn các nhà giáo dục lại cho rằng giới tính hiện nay chưa có một chương trình
chính thức và chưa được các bậc cha mẹ quan tâm đúng mức. Về sự quan tâm của

gia đình với vấn đề bạn bè của con hiện nay cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Đối
với cha mẹ, con cái dù đã lớn nhưng trong ánh mắt họ thì lúc nào con cũng còn bé
bỏng. Ở nhà trường của ta, việc dạy sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính cho học
sinh, sinh viên vẫn chưa được chú trọng đúng mức, chỉ lồng ghép vào các môn học
(Giáo dục cơng dân, Sinh học). Sách giáo khoa thì thiếu hấp dẫn, nhiều chữ với vài
hình vẽ về giải phẫu. Một số trường cũng mời chuyên gia về nói chuyện về giới tính
cho học sinh, sinh viên, nhưng cũng chỉ là “cưỡi ngựa, xem hoa”, càng gợi trí tị mị
nguy hại vì thiếu hiểu biết đầy đủ. Kết quả là nhiều trẻ vị thành niên vẫn không thực
sự hiểu về nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục, tai biến sau nạo phá thai, cách
phòng tránh thai hoặc thế nào là quan hệ tình dục an tồn…
Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên thanh niên, nếu không được cung cấp
kiến thức đầy đủ về lứa tuổi này sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức,
lối sống, việc học hành, có khả năng ảnh hưởng đến cả tương lai sự nghiệp của các
em, đến chất lượng dân số của toàn xã hội. Tuy nhiên, trẻ em ngày nay, nhất là trẻ
vị thành niên có điều kiện tiếp xúc rất sớm với thông tin trên các phương tiện truyền
thơng đại chúng và nhiều nguồn thơng tin khác. Vì thế, dù người lớn có muốn hay
khơng muốn thì các em cũng đã được cung cấp một số kiến thức nhất định về giới
tính và sức khỏe sinh sản, tuy nhiên kiến thức này có thể chưa đầy đủ, chưa đúng
đắn vì cịn tùy thuộc vào chất lượng nguồn thơng tin mà các em tiếp cận được.
Trong thời gian gần đây, việc học online khơng cịn gì là q xa lạ đối với người
người nhà nhà. Và bên cạnh đó cũng có những câu chuyện đáng để ta phải suy ngẫm
3


lOMoARcPSD|11424851

rất nhiều. Vào ngày 28/06/2021 câu chuyện xảy ra trong một lớp học tại trường Đại
học Cơng nghiệp TPHCM, có một nam sinh viên đang quan hệ tình dục khi đang
học và đáng buồn hơn nữa là nam thanh niên này đang bật camera. Điều này có nghĩa
là ai trong lớp cũng phải chứng kiến điều này. Một câu chuyện khác vào ngày

05/11/2021, trong một lớp học của trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, một em học
sinh lớp 9 đã có những lời lẽ rất khó nghe về vấn đề giới tính với cơ giáo. Đó đúng
là một hồi chng cảnh tỉnh cho chúng ta.
Chính vì thế, việc nghiên cứu, áp dụng giáo dục giới tính khi cịn sớm là việc
làm vơ cùng cấp thiết. Do đó nhóm chúng tơi quyết định chọn đề tài “ Đưa việc giáo
dục giới tính vào bậc trung học “. Đề tài này nghiên cứu về các vấn đề liên quan
đến việc giáo dục giới tính, phân tích rủi ro khi có nhận thức lệch lạc về tâm sinh lý
và đưa ra giải pháp thiết thực để giải quyết các vấn đề đối với tình trạng “trưởng
thành” quá nhanh ở trẻ vị thành niên.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục tiêu nhận thức: Nghiên cứu khoa học giúp phát triển sâu và rộng hơn về
nhận thức của con người có liên quan tới thế giới, giúp phát hiện ra các quy luật liên
quan tới thế giới và phát triển kho tàng tri thức của nhân loại.
Nhìn nhận được tính cấp thiết của đề tài, bài nghiên cứu đặt mục tiêu tìm hiểu về:
- Giúp nâng cao hiểu biết của học sinh về vấn đề giáo dục giới tính, từ đó giảm đi tỉ
lệ nạo phá thai hay những trường hợp làm cha mẹ từ quá sớm khi chưa có nền tảng
vững vàng.
- Giúp trẻ hiểu hơn về giáo dục giới tính để có thể phịng tránh các nguy cơ gây hại
cũng như giúp giảm % số trẻ bị xâm hại mỗi năm ở Việt Nam.
- Cải thiện tư duy cũng như sự thấu hiểu con mình của các bậc phụ huynh từ đó tìm
ra hướng khắc phục cũng như giúp con mình phục hồi tâm lý sau các sự việc ngồi
mong muốn.
- Góp phần nâng cao cái nhìn của xã hội đối với vấn đề giáo dục giới tính ở trẻ em,
khơng chỉ các bé gái mà còn đối với các bé trai.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khảo sát, phỏng vấn về mức độ nhận biết của các sinh viên về vấn đề giáo
dục giới tính từ đó đưa ra giải pháp về việc áp dụng giáo dục giới tính vào cấp
Trung học cơ sở
Tạo bảng hỏi để thu thập các dữ liệu cũng như ý kiến của những người xung
quanh về việc giáo dục giới tính cho trẻ em như thế nào, thời điểm nào thì thích

hợp để tiến hành giáo dục và mức độ tiếp nhận giáo dục của các em ở những độ
tuổi khảo sát.
4


lOMoARcPSD|11424851

Phân tích và đánh giá theo 2 hướng chủ quan và khách quan để tìm ra giải
pháp phù hợp.
Khảo sát, phỏng vấn để tổng hợp thái độ của học sinh, sinh viên khi nhắc đến
vấn đề giáo dục giới tính.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: các học sinh, sinh viên có độ tuổi từ 10 - 18 tại quận Bình Thạnh,
thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vị : học sinh, sinh viên theo học tại 5 trường sau trong địa bàn quận Bình
Thạnh , thành phố Hồ Chí Minh
+ Trường TH Ngơ Thời Nhiệm
+ Trường THCS Điện Biên
+ Trường THPT Gia Định
+ Trường Đại học Hutech
+ Trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: nghiên cứu và phân tích các số liệu có sẵn
liên quan đến đề tài từ các tài liệu được đăng trên báo chí
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp cả hai dạng câu hỏi đóng và câu hỏi
mở. Câu hỏi mở dùng để hỏi về cảm nhận của trẻ vị thành niên về vấn đề giới tính.
Câu hỏi đóng dùng câu hỏi chọn 1 trong nhiều đáp án, câu hỏi dạng bậc thang về
mức độ,tần suất...
+ Xử lý các dữ liệu thu thập được thông qua phần mềm SPSS.

- Phương pháp nghiên cứu định tính: phỏng vấn bằng câu hỏi gợi ý trong bảng hỏi
để phân tích, lý giải các số liệu thu thập được từ đó nêu ra kết luận về mối quan tâm
của trẻ vị thành niên đối với các vấn đề như giới tính, tình dục và việc được giáo dục
giới tính.
5


lOMoARcPSD|11424851

- Phương pháp quan sát khoa học: quan sát và nhìn nhận lại tình hình thực hiện việc
giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học: dựa trên cơ sở những kiến thức về tâm lý
học, xã hội học để tiếp xúc và trao đổi với trẻ vị thành niên về các vấn đề trên theo
cách gần gũi để trẻ thoải mái bày tỏ.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như: tổng hợp dữ liệu,
phân tích tổng hợp kinh nghiệm,….
6. Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề “Áp dụng giáo dục giới tính vào bậc
tiểu học”
Theo IU.I.Kusniruk và A.P.Serbakov: “Chính việc thiếu kiến thức về những
vấn đề này (giới tính) cũng giống như mọi tình trạng dốt nát khác, lại là điều nguy
hiểm và có phương hại đến tâm lý đạo đức con người”[142,31]. Thời gian gần đây,
nghiên cứu giáo dục giới tính được xã hội quan tâm và ngày càng được đánh giá một
cách toàn diện và đúng đắn hơn.
Theo A.G.Khrivcova, D.V.Kolexev: “Giáo dục giới tính là một quá trình
hướng vào việc vạch ra những nét, những phẩm chất, những đặc trưng cũng như
khuynh hướng phát triển của nhân cách, xác định thái độ xã hội cần thiết của con
người đối với người khác”
Trong Bách khoa toàn thư y học phương tây (1984) A.V.Petrovxki đã đưa ra
định nghĩa về giáo dục giới tính là: “Hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm
nhằm giáo dục cho thiếu nhi, thiếu niên và thanh niên có thái độ đúng đắn với các

vấn đề giới tính”.
GS. Trần Trọng Thủy, GS. Đặng Xn Hồi cho rằng giáo dục giới tính có
phạm vi và tác động rất lớn đến tâm lý, đạo đức con người: “là hình thành tiêu chuẩn
đạo đức của hành vi có liên quan đến lĩnh vực thầm kín của đời sống con người, hình
thành những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, thanh nam và
thanh nữ. Giáo dục những sự kiềm chế có đạo đức, sự thuần khiết và tươi mát trong
tình cảm của các em”.
Theo A.X. Makarenko: “Khi giáo dục cho đứa trẻ tính ngay thẳng, khả năng
làm việc, tính chân thực, tôn trọng người khác, tôn trọng những cảm xúc và hứng
thú của họ là chúng ta đã đồng thời giáo dục về quan hệ giới tính”.
Nhiều tác giả, nhà nghiên cứu giáo dục, các chuyên gia đứng đầu ngành trong
và ngoài nước đã thực hiện nhiều nghiên cứu về chủ đề giáo dục giới tính trong
trường học, vai trị của nhà giáo dục trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục như :
6


lOMoARcPSD|11424851

- Tác giả J. P. MASOLOVA (Tiệp Khắc) đã xem xét các vấn đề về giới rằng: ''Nhiều
người trong chúng ta biết rằng không nên để con cái phải tự lần mị tìm hiểu lấy
chuyện tình dục, song lại khơng biết hướng dẫn, tác động, khơng biết khi nào cần
nói và nói như thế nào. Thế hệ trẻ ngày nay khác rất xa thế hệ chúng ta. Vì vậy phải
dẫn dắt họ theo kiểu khác.”, “Mục đích của tồn bộ chương trình giáo dục tình dục
từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành không chỉ là trang bị kiến thức, xây dựng ý thức
tình dục mà điều quan trọng là xây dựng những quan niệm đúng đắn về vai trò, trách
nhiệm của người đàn ông và phụ nữ trong cuộc sống vợ chồng, trong gia đình và
trong xã hội''.- Theo sách ''Giới tính tuổi hoa'' tr. 38,48.
- Tác giả Nguyễn Quang Dương nhận định:'' Trở ngại lớn trong việc giáo dục giới
tính trẻ vị thành niên là do thầy cơ và cha mẹ thường chỉ chú trọng việc giáo dục
bằng sức ép từ trên dội xuống và tác động một chiều, khơng cởi mở, thiếu lắng nghe.

Điều đó càng tạo thêm hố sâu, khoảng cách giữa thầy cô, cha mẹ và con cái, làm
giảm thiểu (có khi phản tác dụng) về hiệu quả giáo dục... Chính vì vậy, mà việc liên
kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong vấn đề này là vơ cùng quan trọng.”Tạp chí phát triển giáo dục số 165, tr. 56,57.
- Tác giả Võ Hưng, tại hội thảo khoa học ''Đề xuất và thử nghiệm giải pháp đưa giáo
dục giới tính vào trường trung học tại Tp. HCM''cho rằng:''Các bậc cha mẹ cần hiểu
rõ mục đích giáo dục giới tính là giúp con em biết tự tin, tự trọng và tự bảo vệ để
sau này trở thành người có trách nhiệm với xã hội, biết tôn trọng nhau trong quan hệ
nam nữ, tạo điều kiện để xây dựng cuộc sống hạnh phúc''.- Báo Giáo dục và Thời
đại số 37/2004, tr.41.
- Theo tiến sĩ Gilbert Tordjman – Tổng thư ký hiệp hội giới tính học thế giới, giáo
dục giới tính càng sớm càng tốt. Ơng cho rằng: “Trong mọi phương diện của giáo
dục, chúng ta phát triển tri thức của trẻ em một cách tuần tự như đặt từ viên gạch
nền đến viên gạch mái. Trong tình dục cũng vậy, trẻ em cần biết tuần tự từ chuyện
chửa, chuyện mang thai tới sự sinh đẻ, từ tình cảm giới tính cho tới giao hợp. Tất cả
những chuyện đó đều cần biết như những hoạt động tự nhiên, tích cực của con người.
Chúng ta cần dẫn dắt những vấn đề ấy tuần tự theo lứa tuổi và có thể cho chúng nghe
lại một cách thoải mái khi có dịp”.
- Theo dự án VIE/97/P12 nghiên cứu về giáo dục SKSS-VTN: ''Vị thành niên và
thanh niên là một giai đoạn trong cuộc đời con người. Lớp thanh niên này được
thông tin giáo dục về SKSS -VTN sẽ trưởng thành lên người lớn. Lại có một lớp
VTN mới cần được thông tri giáo dục về SKSS - VTN. Và vì vậy, nhu cầu về thơng
tin giáo dục SKSS-VTN cho vị thành niên là một nhu cầu thường xuyên, liên tục''
tr.192.

7


lOMoARcPSD|11424851

- Dự án VIE / 88 / P10 đã kiểm tra kiến thức y tế liên quan đến giới, đặc biệt là giáo

dục về sức khỏe sinh sản ở thanh niên.
- Một dự án nghiên cứu quy mô lớn về đời sống gia đình và giáo dục giới tính cho
học sinh (gọi tắt là Giáo dục đời sống gia đình) được biết đến với tên gọi VIE / 88 /
P09 (viết tắt là “Giáo dục đời sống gia đình”) từ năm 1988. Dự án P09 đã được Hội
đồng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
thông qua với nguồn vốn của UNFPA và UNESCO khu vực. Dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của GS Trần Trọng Thủy và GS Đặng Xuân Hoài, đề tài được thực hiện rất công
phu và khoa học, nghiên cứu sâu rộng về nhiều chủ đề như: quan niệm về tình bạn,
tình u, hơn nhân, nhận thức tình dục và giáo dục giới tính. của Giáo viên, Học
sinh, Phụ huynh học sinh ... trên nhiều miền đất nước để chuẩn bị triển khai giáo dục
giới tính cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 THPT.
Ngoài ra, trong đề tài nghiên cứu “Giáo dục trẻ em trong các gia đình ở đơ thị
hiện nay”, chúng tơi đã điều tra 287 người trong các gia đình phỏng vấn sâu 10
trường hợp, cho thấy: có 61,6% gia đình bố mẹ thấy cần thiết phải trao đổi với con
về vấn đề giới tính. Xét tương quan nam nữ có 56,6% ơng bố và 64,3% bà mẹ cho
rằng cần thiết phải trao đổi về vấn đề này. Như vậy có khoảng hơn một nửa bố mẹ
nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục giới tính thơng qua hình thức trao đổi
trực tiếp. Đây là cơ sở cho sự thông cảm giữa cha mẹ và con cái, từ đó họ là nơi tin
cậy mà con cái có thể trao đổi. Số liệu điều tra xét tương quan giới cho thấy, mức độ
nhận thức của bố và mẹ là tương đồng. Tuy tỷ lệ người mẹ trao đổi với con có cao
hơn nhưng khơng nhiều. Cịn gần một nửa bố mẹ khơng nhìn thấy sự cần thiết phải
trao đổi với con về giới và giới tính; điều này cho thấy hiện nay quan niệm giáo dục
giới tính trong gia đình cịn nhiều hạn hẹp.
*Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về việc giáo dục giới tính:
Liên xơ và các nước Đơng Âu:
Lênin cho rằng cùng với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề quan hệ giới
tính, vấn đề hơn nhân gia đình được coi là vấn đề cấp bách. Các nhà khoa học, đặc
biệt là các nhà khoa học về y học, giáo dục học, tâm lý học đã đưa ra nhiều quan
điểm khoa học về việc giáo dục giới tính cho con người và coi đó là nội dung quan
trọng cần phải giáo dục cho học sinh. Bên cạnh đó họ cũng đưa ra nhiều phương

hướng quan trọng trong việc giáo dục giới tính ở Liên Xơ. A.X Macarenco khẳng
định vai trò cần thiết và quan trọng của giáo dục giới tính đồng thời đưa ra những
nguyên tắc, nội dung, phương hướng giáo dục giới tính cho học sinh. Giáo dục giới
tính được xem là một mặt của giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh, tuy nhiên
giáo dục giới tính cũng chưa được chấp nhận rộng rãi. Vào những năm 30 của thế kỉ
XX, giáo dục giới tính được nghiên cứu tồn diện hơn về nội dung, phương pháp và
8


lOMoARcPSD|11424851

việc tổ chức thực hiện. Đặc biệt đến năm 1981, hội đồng bộ trưởng Liên Xô (cũ) ra
chỉ thị cho tất cả trường THCS trong cả nước thực hiện chương trình giáo dục giới
tính được biên soạn rất cụ thể cho các cấp. Hơn nữa, nội dung chương trình giáo dục
ở hai lớp cuối cấp II (lớp 8 và lớp 9) có thêm một mơn học là đạo đức học và tâm lý
học trong đời sống gia đình với những nội dung cũng khá phong phú và bổ ích. Việc
thực hiện nội dung đề ra vẫn chưa thống nhất. Đến năm 1960, giáo dục giới tích mới
được khẳng định và nghiên cứu rộng rãi
Châu Âu:
Chương trình giáo dục giới tính cho học sinh đã được Thuỵ Điển triển khai từ
năm 1942. Một trong số đó là “Giáo dục phịng tránh thai” - chương trình giáo dục
giới tính đầu tiên được cơng nhận tại một trường học. “Giáo dục phịng tránh thai”
được đưa vào giảng dạy cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên nhằm trang bị cho các em những
kiến thức cơ bản về mang thai và sinh con. Khi lên bậc trung học, các học sinh sẽ
được học về đặc tính sinh lý của nam và nữ. Năm 1966, Thụy Điển đã chính thức
đưa “Giáo dục phịng tránh thai” và nhiều hoạt động khác về giáo dục giới tính lên
truyền hình, phá vỡ sự ngại ngùng cho phụ huynh khi trò chuyện với con em về vấn
đề này. “Giáo dục phòng tránh thai” cung cấp đầy đủ kiến thức về phòng tránh thai
cho các em ngay từ khi còn nhỏ. Từ đó, các em sẽ biết cách tự bảo vệ mình để khơng
bị lạm dụng về tình dục cũng như mang thai ngồi ý muốn.

Cịn ở Pháp, năm 1973, Fontanet với tư cách là Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã đưa
ra khuyến nghị về thơng tin giới tính vào giáo dục trong trường học, bao gồm cả sinh
sản. Các khuyến nghị hỗ trợ chính thức hơn đã khơng được đưa ra cho đến năm 1985
khi giáo dục đời sống được đưa vào chương trình giảng dạy tiểu học. Các trường
học dự kiến sẽ cung cấp từ 30 đến 40 giờ giáo dục giới tính và phát bao cao su cho
học sinh lớp 8 và 9 (từ 15–16 tuổi). Vào tháng 1 năm 2000, chính phủ Pháp đã phát
động một chiến dịch thông tin về các biện pháp tránh thai trên các đài truyền hình
và đài phát thanh và phân phát năm triệu tờ rơi về các biện pháp tránh thai cho học
sinh trung học.
Khoảng những năm 1970, 1980 việc giáo dục giới tính có nên được đưa vào
trường học bắt đầu được thực sự quan tâm và từ đó 4 khuynh hướng về giáo dục
giới tính được đề xuất:
+ Bắt buộc thực hiện trong tất cả các trường phổ thông như: Thuỵ Điển, Đan Mạch,

+ Hoan nghênh và bước đầu cơng nhận và hợp pháp hố như: Ba Lan, Thuỵ Sĩ,…
+ Không ngăn cấm nhưng cũng không phát triển như: Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ,…
+ Tán thành nhưng không hợp thức hoá về mặt luật pháp như: Anh, Hà Lan
9


lOMoARcPSD|11424851

Như vậy mặc dù việc thực hiện giáo dục giới tính vẫn cịn khác nhau ở mỗi
nước, song GDGT cũng bắt đầu được đưa vào trường trung học.
Châu Mỹ:
Ở Mỹ, trong khi giáo dục giới tính bắt đầu phổ biến hơn trong các trường cơng
trong những năm 1920, thì phải đến những năm 1950 khi Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ
và các quan chức y tế công cộng lần đầu tiên ủng hộ một chương trình giảng dạy
chuẩn hóa. Những năm 1960 chứng kiến các nhóm tơn giáo bảo thủ dạy giáo dục
giới tính tấn cơng, họ khẳng định rằng dạy giới trẻ về tình dục sẽ khiến khả năng

tham gia tình dục dễ xảy ra hơn. Vào những năm 1980, cuộc khủng hoảng sức khỏe
HIV / AIDS đã khiến nhiều quan chức, được sự hỗ trợ của liên bang, yêu cầu giáo
dục giới tính chỉ kiêng khem trong trường học. Đến năm 2009, chính phủ liên bang
đã đầu tư 170 triệu đô la mỗi năm cho George H.W. Các chương trình thời Bush.
Dưới thời Tổng thống Obama, chính phủ liên bang tiếp tục tài trợ cho các chương
trình chỉ kiêng khem, nhưng cũng đưa ra phương pháp giáo dục giới tính tồn diện
hơn trong nỗ lực giảm thiểu tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên.
Tại Canada, giáo dục và chăm sóc sức khỏe là quyền tài phán của tỉnh bang,
và do đó, mỗi tỉnh bang có hệ thống giáo dục khác nhau và chương trình giáo dục
giới tính khác nhau. Ở Ontario, một số hình thức giáo dục giới tính đã có mặt trong
các trường học từ đầu những năm 1900. Từ năm 1925 đến năm 1933, Bộ Y tế Ontario
đã yêu cầu y tá Agnes Haygarth giảng bài về sức khỏe cho trẻ em trường công lập ở
vùng nông thôn Ontario, tuy nhiên, cô chủ yếu dạy nữ sinh trừ khi trường có sẵn một
nhân viên y tế nam. Năm 1966, Bộ Giáo dục khuyến nghị đưa các chủ đề sức khỏe
tình dục vào chương trình giảng dạy, nhưng quyết định cuối cùng về việc đưa các
chủ đề đó vào từng hội đồng trường. Năm 1979, chỉ có một trong số sáu hội đồng
trường học trong tỉnh giảng dạy kiểm soát sinh sản ở bất kỳ cấp lớp nào. Khi đại
dịch HIV / AIDS tấn công Ontario vào những năm 1980, tỉnh bang cuối cùng đã áp
dụng giáo dục giới tính bắt buộc trong tất cả các trường học trên tồn tỉnh. Năm
1998, chính phủ Ontario đã cập nhật lại chương trình giáo dục giới tính của mình,
lần cuối cùng cho đến năm 2010, tại thời điểm đó chương trình giảng dạy của Ontario
là một trong những chương trình lâu đời nhất trong số tất cả các tỉnh của Canada.
Đến năm 2019, Chính phủ Ontario đã phát hành chương trình giáo dục tình
dục mới, bao gồm các chi tiết về thời gian và những gì học sinh sẽ được dạy. Tỉnh
cho biết chương trình giảng dạy, dành cho Lớp 1 đến Lớp 8, đã được cập nhật sau
phản hồi từ cộng đồng và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Chính phủ đã chia
nhỏ những gì học sinh sẽ học và khi nào. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về những
gì sẽ xảy ra và những gì đã thay đổi:

10



lOMoARcPSD|11424851

+ Ở lớp 1, học sinh sẽ được dạy để xác định các bộ phận cơ thể, bao gồm cơ quan
sinh dục (dương vật, tinh hoàn, âm đạo và âm hộ)
+ Ở Lớp 1, học sinh sẽ được dạy sử dụng ngơn ngữ cơ thể tích cực
+ Ở Lớp 1, học sinh sẽ học về thói quen và hành vi
+ Ở Lớp 3, học sinh sẽ tìm hiểu về các hình thức sử dụng chất kích thích hợp
pháp và bất hợp pháp khác nhau
+ Ở Lớp 5, học sinh sẽ học cách xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
quan niệm về bản thân của một người, bao gồm cả khuynh hướng tình dục của
họ
+ Ở lớp 5, các em sẽ tìm hiểu về tác động tiêu cực của việc đưa ra nhận xét từ
đồng âm.
+ Ở lớp 8, học sinh sẽ học về bản dạng giới (nam, nữ, chuyển giới) và tìm hiểu
thêm về khuynh hướng tình dục (dị tính, đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính,
lưỡng tính, vơ tính)
+ Theo kế hoạch của chính phủ Tự do trước đây, bản dạng giới và khuynh hướng
tình dục sẽ được dạy ở Lớp 6. Nó đã bị trì hỗn cho đến Lớp 8
+ Ở Lớp 8, học sinh sẽ học về kiêng cữ, tránh thai và sử dụng biện pháp bảo vệ
thích hợp để tránh mang thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục qua đường
máu (STBBIs)
Châu Á:
Châu Á đang có những bước tiến bộ rõ rệt. Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc và
Sri Lanka là những nước đã thực hiện chính sách riêng về giáo dục giới tính trong
trường học. Malaysia, Philippines và Thái Lan phát triển trong công tác đào tại, công
tác tuyên truyền và cung cấp trang thiết bị giảng dạy về giới tính và sức khỏe sinh
sản vị thành niên.
Ấn Độ thì có chương trình đặc biệt dành cho học sinh trong nhà trường lứa tuổi

9 đến 16. Các chủ đề về giới tính sẽ được học sinh và giáo viên trao đổi một cách
thẳng thắn với nhau. Nhiều khi, những cuộc trao đổi đó có thể trở thành những cuộc
tranh luận sôi nổi, giúp giáo viên nắm bắt được nhu cầu thơng tin giới tính của học
sinh mình để định hướng hiệu quả hơn.
Tại Nhật Bản, giáo dục giới tính là bắt buộc từ 10 hoặc 11 tuổi, chủ yếu tập
trung tới các chủ đề sinh học như kinh nguyệt và xuất tinh.
Tại Trung Quốc và Sri Lanka, giáo dục giới tính truyền thống gồm đọc về đoạn
sinh sản trong các cuốn sách giáo khoa sinh học. Tại Sri Lanka họ dạy trẻ em khi
chúng đã 17–18 tuổi. Tuy nhiên, năm 2000 một chương trình năm năm mới được
Hội kế hoạch hố gia đình Trung Quốc đưa ra để "khuyến khích giáo dục giới tính
11


lOMoARcPSD|11424851

trong thiếu niên Trung Quốc và thanh niên chưa lập gia đình" tại mười ba quận đơ
thị và ba hạt. Nó bao gồm những cuộc thảo luận về tình dục bên trong quan hệ con
người cũng như mang thai và ngăn ngừa HIV.
Nhìn chung ở châu Á do cịn rất nhiều định kiến về vấn đề giới tính nên việc
đưa chương trình giáo dục giới tính vào trung học hay tiểu học còn chưa được nhiều
nước áp dụng.
Việt Nam:
Từ cuối những năm 80 (của thế kỷ XX), giáo dục giới tính được đưa vào
chương trình thực nghiệm giảng dạy tại 17 tỉnh và thành phố trên toàn quốc. Tuy
nhiên, nội dung kiến thức còn sơ sài, tập trung chủ yếu ở những nội dung có tính
chất giải phẫu sinh lý cơ thể, chưa đề cập tới quan hệ giữa hai giới, vấn đề tình dục
và quan hệ tình dục. Ngày nay, khi trẻ em lên 10 tuổi thì được dạy về tuổi dậy thì ở
nam và nữ. Trong khi chỉ học ở trường lớp là không đủ để dạy trẻ nên làm gì và
khơng nên làm gì để tránh những hệ lụy sau này. Và khi về nhà, phụ huynh ở Việt
Nam thường có xu hướng ngại hoặc khơng bao giờ đề cập đến về việc giáo dục giới

tính cho con mình.
7. Đề cương dự tính
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
2.2Nhiệm vụ
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
4. Câu hỏi nghiên cứu
5. Giả thiết nghiên cứu
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
6.1 Ý nghĩa khoa học
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
7. Các nội dung nghiên cứu chính của đề tài
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1 Các nghiên cứu liên quan đến việc giáo dục giới tính ở bậc giáo dục tiểu
học
1.2 Các nghiên cứu ở các nước áp dụng việc áp dụng giáo dục giới tình từ sớm
1.3 Một số nhận xét
Chương 2: Cơ sở lý luận
2.1 Một số khái niệm liên quan tới vấn đề nghiên cứu
2.2 Một số lý thuyết được áp dụng trong đề tài
12

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
3.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu
3.2 Phương pháp thu thập và xử lý thơng tin
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.2.3 Thu thập dữ liệu
Chương 4: Mức độ nhận biết về vấn đề giới tính ở từng giai đoạn độ tuổi
4.1 Thực trạng về các vấn đề liên quan đến giới tính ở từng giai đoạn độ tuổi
4.2 Mức độ nhận biết của từng giai đoạn độ tuổi về vấn đề giới tính
4.3 Mức độ hứng thú của từng độ tuổi với chủ đề giáo dục giới tính
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
Chương 6: Tài liệu tham khảo

Phụ lục:
Tài liệu tham khảo tiếng việt:

A.

1. Đỗ Hà Thế Bình. Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, năm 2007, “Thực trạng việc

2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.


quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường THCS tại huyện Thuận
An, tỉnh Bình Dương và một số giải pháp”.
Lê Thị Liên, tháng 5 năm 2013, Luận văn tốt nghiệp “Giáo dục giới tính cho
học sinh”.
Nguyễn Thị Tố Quyên, ngày 28/05/2021, “Lý luận chính trị và truyền thơng”.
Nguyễn Thị Dịu, ngày 05/04/2020, trang “Dân số Bình Phước”.
PGS. TS. Bùi Ngọc Oánh, năm 2008, Sách “Tâm lý học giới tính và giáo dục
giới tính”, NXB Giáo Dục
Tác giả: J.P.Maxlova (Séc), dịch giả: TS. Phạm Thành Hưng, trường ĐH
Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, năm 1990, sách ''Giới tính tuổi hoa''.
Tạp chí phát triển giáo dục số 165, tr. 56,57.
Báo Giáo dục và Thời đại số 37/2004, tr.41.
Hội LHPN Việt Nam trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, 2002- 2005,
Dự án VIE/01//P12/PN -Hỗ trợ TW Hội LHPN Việt Nam thực hiện Chiến lược
Dân số và Chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản.
13

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

10. Hội LHPN Việt Nam trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, 2002- 2005,

Các đề án thực nghiệm giáo dục dân số mang các mã hiệu VIE/88/P09,
VIE/88/P10.
11. Minh Châu, 05/09/2019, Báo dân sinh, “Báo động tình trạng nạo phá thai và
những giải pháp”.
12. Phạm Thị Lệ Hằng, 2009, Luận văn “Nhu cầu giáo dục giới tính của học

sinh trung học phổ thơng ở Hồ Bình”.
13. Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Anh, năm 2010, “Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản
vị thành niên của học sinh phổ thông trung học hiện nay. Nghiên cứu trường
hợp Trường PTTH Yên Hòa, huyện Cầu Giấy, trường PTTH Nguyễn Văn Cừ,
huyện Gia Lâm, Hà Nội”. Luận văn Thạc sĩ.
14. Iu.I.Kusniruk - A.P.Serbakov, năm 1988, Sách “Tính Dục Học Phổ Thơng”,
NXB: Y Học.
15. A.G Khrivcova, D.V Kolexev, năm 1981, Cô bé - Thiếu nữ - Thanh nữ, NXB
Giáo dục.
16. Lưu Hường-báo TNVN, ngày 21/10/2018, Báo động: Riêng Bệnh viện phụ
sản tư mỗi năm có 5000 ca nạo phá thai.
B. Tài liệu tham khảo tiếng anh:
1. Hisao Ikeya, January, 2011, “Researchgate.net”, “Sexuality education in
junior high schools in Japan”.
2. C Gallard, May,1991, “pubmed.ncbi.nlm.nih.gov”, “Sex education in
France”.
3. Alexa Weyrick, 24 January, 2021, “sites.bu.edu”, “There’s No Such Thing as
Sex Without Consent”.
4. A.V.Petrovxki, 1984, Encyclopedia of Western Medicine.

C. Tài liệu tham khảo từ website:
1. />2. />3. />
14

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

BẢNG KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI

TÍNH Ở ĐỘ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Xin chào các bạn học sinh và sinh viên, chúng tơi là nhóm sinh viên năm nhất
của trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2. Hiện tại chúng mình đang thực hiện
chủ đề nghiên cứu khoa học mang tên: “Kế hoạch áp dụng việc giáo dục giới
tính vào cấp trung học cơ sở tại quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh”. Chúng
tơi lập ra bảng hỏi này nhằm mục đích thu thập ý kiến của các bạn và các em
học sinh về việc giáo dục giới tính. Từ đấy đưa ra hướng giáo dục đúng đắn để
giảm thiểu đi những điều đáng tiếc trong độ tuổi này. Chúng tôi hy vọng các
bạn học sinh và sinh viên có thể dành một phần thời gian giúp chúng tơi hồn
thành bảng hỏi này.
Chúng tơi xin đảm bảo rằng kết quả của cuộc khảo sát sau đây sẽ hoàn toàn được
bảo mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Chúng tơi rất trân trọng
những kết quả của các bạn và gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các bạn.
A.
MỐI QUAN TÂM VỀ SỨC KHỎE GIỚI TÍNH TUỔI VỊ THÀNH
NIÊN
Trả lời bảng sau:
Khơng
bao giờ

Mỗi 3
tháng

Mỗi
tháng

Mỗi
tuần

3 lần

1 tuần

Ba mẹ có hay tâm sự với những
thay đổi tuổi dậy thì khơng ?.











Bạn có hay tìm hiểu về các vấn đề
liên quan tới giới tính hay khơng?











Bạn có hay quan tâm đến những
thay đổi trên cơ thể khơng?












Bạn có hay được nghe các chun
gia chia sẻ về vấn đề liên quan đến
giới tính khơng?











15

Downloaded by nhung nhung ()



lOMoARcPSD|11424851

Bạn có hay đọc sách về các vấn đề
liên quan đến sức khỏe sinh sản
khơng?











1. Bạn tìm hiểu về giáo dục giới tính thơng qua? (Nếu có)
฀ Sách
฀ Báo chí
฀ Internet
฀ Mạng xã hội
฀ Từ thầy cô giáo
฀ Từ những người thân trong gia đình
฀ Khác:.............................................................................................................

2.







3.






4.





Bạn nhận định như thế nào về vấn đề giáo dục giới tính?
Đây là một vấn đề tế nhị, nhạy cảm và khó nói
Giáo dục giới tính khơng quan trọng bằng việc học văn hố
Giáo dục giới tính rất quan trọng giới tính thực sự rất quan trọng, và cần có
chương trình giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng
Tơi khơng quan tâm
Khác:………………………………………………………………………
Bạn thường tìm đến ai để giải đáp các thắc mắc về giới tính?
Ơng bà
Cha mẹ
Anh chị
Cơ thầy
Bạn bè
Bạn cảm thấy thế nào khi được trao đổi về vấn đề giáo dục giới tính?
Rất quan tâm vì đây là một vấn đề có lượng kiến thức khổng lồ, chính vì như

vậy có thể tự bảo vệ được bản thân mình.
Xấu hổ, e thẹn, ngại ngùng
Khơng muốn tham gia vì có những bí mật muốn nói
Hào hứng nhiệt tình

16

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

5.
Bạn có khó khăn gì khi nói về giới tính hay chia sẻ về giáo dục giới tính
khơng?
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
6.






Theo bạn giáo dục giới tính thì nên giáo dục những vấn đề gì?
Những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản và tình dục
Sự thay đổi của cơ thể và sự khác biệt giữa Nam và Nữ
Mối quan hệ trong tình bạn và tình yêu giữa Nam và Nữ
Giáo dục về giá trị bản thân, giáo dục về đạo đức, chuẩn mực xã hội trong
vấn đề giới tính

Tất cả ý kiến trên

7.
Bạn thường làm gì để giúp mình nâng cao sự hiểu biết về vấn đề giới
tính?
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
B. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIỚI
TÍNH:
Trả lời bảng sau:
Khơng
quan tâm
đến

Khơng
quan
trọng

Bình
thường

Quan
trọng

Rất
quan
trọng

Đánh giá mức độ quan trọng
trong việc giáo dục giới tính ở

lớp học (thầy, cơ)











Đánh giá mức độ quan trọng
của việc cha mẹ tâm sự cùng
con về vấn đề giới tính, về sự
thay sự đổi trên cơ thể của con











Đánh giá mức độ quan trọng
trong việc giáo dục giới tính












17

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

thông qua các buổi tư vấn của
các chuyên gia
Đánh giá mức độ quan trọng
của việc đọc sách giáo dục tâm
sinh lý tuổi vị thành niên












1. Theo bạn ai là người có vai trị quan trọng nhất trong việc giáo dục giới
tính?
฀ Thầy cơ
฀ Gia đình
฀ Bạn bè
฀ Chun gia tư vấn
฀ Khác:.............................................................................................................
2.
Theo bạn có đồng ý với mục tiêu giáo dục giới tính hiện nay ở các
trường học khơng?
฀ Đồng ý
฀ Khơng đồng ý
3.
Theo bạn độ tuổi nào thì nên áp dụng giáo dục giới tính?
……………………………………………………………………………………
4.
Những kiến thức giới tính có được cần được trao đổi, chia sẻ như thế
nào tại trường học/ gia đình/ xã hội ?
฀ Thường xuyên
฀ Thi thoảng
฀ Không bao giờ
C. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ GIỚI TÍNH CẦN PHẢI GIÁO DỤC:
1. Trả lời bảng sau:

18

Downloaded by nhung nhung ()



lOMoARcPSD|11424851

Chưa
cần thiết

Cần thiết Rất cần
thiết

Bình
thường

Những vấn đề liên quan đến sức khỏe
sinh sản và tình dục









Sự thay đổi của cơ thể và sự khác biệt
giữa nam và nữ










Mối quan hệ trong tình bạn và tình yêu
giữa nam và nữ









Giáo dục về giá trị bản thân, giáo dục về
đạo đức, chuẩn mực xã hội trong vấn đề
giới tính









Cách phịng tránh có thai ngồi ý muốn










Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản
lành mạnh









2.

Nhận xét sự hiểu biết của bản thân về giáo dục giới tính:
Rất
kém

Kém

Bình
thường


Tốt

Rất tốt

Kiến thức về các cơ quan sinh sản trên
cơ thể











Kiến thức về khác biệt trong đặc điểm
sinh học giữa 2 giới tính












Kiến thức về các biện pháp phòng tránh
thai











Kiến thức về khả năng tự vệ khi bị xâm
hại











D. THÔNG TIN CÁ NHÂN:

19


Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

3.




4.




Giới tính:
Nam
Nữ
Khác
Độ tuổi:
11-15 tuổi
15-18 tuổi
Trên 18 tuổi

5.
Bạn là học sinh/ sinh viên đang theo học tại trường trung học/đại
học nào?
……………………………………………………………………………
Bạn sinh sống tại đâu? (Nêu tên tỉnh/TP và quận/ huyện)


6.

……………………………………………………………………………
7.






Bạn đang sống với ai ?
Bố mẹ
Họ hàng
Bạn bè
Một mình
Khác:..............................................................................................

CẢM ƠN!

20

Downloaded by nhung nhung ()



×