Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống theo quy định của hiệp định CPTPP và hoàn thiện pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ NHẬT HỒNG

BẢO HỘ NHÃN HIỆU PHI TRUYỀN THỐNG
THEO QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP VÀ
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ NHẬT HỒNG

BẢO HỘ NHÃN HIỆU PHI TRUYỀN THỐNG THEO QUY ĐỊNH CỦA
HIỆP ĐỊNH CPTPP VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

GVHD: TS. NGUYỄN THÁI CƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Nhật Hồng, tôi cam đoan rằng Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả
của quá trình nghiên cứu nghiêm túc của tơi, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn
Thái Cường. Các thông tin, dữ liệu, luận điểm được trích dẫn đảm bảo tính trung thực


và tuân thủ các quy định về chú thích tài liệu tham khảo. Tơi hồn tồn chịu trách
nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả khóa luận

Lê Nhật Hồng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 CPTPP

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

2 EU

Liên minh châu Âu (the European Union).

3

Luật
SHTT

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật số 50/2005/QH11) ngày 29
tháng 11 năm 2005, được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (Luật số 36/2009/QH12) ngày
19 tháng 6 năm 2009 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ (Luật số 42/2019/QH14)
ngày 14 tháng 6 năm 2019

4 TTAB


Hội đồng xét xử kháng cáo nhãn hiệu Hoa Kỳ

5 USPTO

Cơ quan cấp bằng sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ

2 WIPO

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÃN HIỆU PHI TRUYỀN THỐNG THEO
QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA. 7
1.1. Lý luận chung về nhãn hiệu phi truyền thống. ............................................7
1.1.1. Khái niệm về nhãn hiệu phi truyền thống. ..............................................7
a. Định nghĩa. ...................................................................................................7
b. Đặc điểm. .....................................................................................................9
c. Các loại nhãn hiệu phi truyền thống ............................................................9
1.1.2. Cơ sở lý luận của việc bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống ..................16
a. Nhãn hiệu phi truyền thống có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của
các doanh nghiệp. ...........................................................................................16
b. Nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống ..............................................18
1.2. Quy định của Hiệp định CPTPP và pháp luật nước ngoài về nhãn hiệu
phi truyền thống. .................................................................................................19
1.2.1. Khái niệm nhãn hiệu. .............................................................................19
1.2.2. Điều kiện và thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống .......23
a. Nhãn hiệu mùi hương. ................................................................................24
b. Nhãn hiệu âm thanh. ..................................................................................29

c. Các loại nhãn hiệu phi truyền thống khác. .................................................34
Kết luận chương 1 ...............................................................................................37
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN BẢO HỘ NHÃN HIỆU PHI TRUYỀN THỐNG VÀ
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NHÃN HIỆU ..........39
2.1. Thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống ...........................................39
2.1.1. Nhãn hiệu mùi hương ............................................................................39
2.1.2. Nhãn hiệu âm thanh. ..............................................................................44
2.1.3. Nhãn hiệu ba chiều và nhãn hiệu màu. ................................................48
a. Nhãn hiệu ba chiều. ....................................................................................48
b. Nhãn hiệu màu. ..........................................................................................50
2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu và kiến nghị hoàn thiện
pháp luật Việt Nam .............................................................................................51
2.2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu. ..................................51


a. Điều kiện được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu....................................51
b. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu..........................................................................56
2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện. .............................................................................58
a. Xây dựng lại các tiêu chí là điều kiện chung để được bảo hộ dưới danh
nghĩa nhãn hiệu. .............................................................................................59
b. Cách thức đánh giá khả năng phân biệt và tính phi chức năng của một số
nhãn hiệu phi truyền thống.............................................................................60
Kết luận chương 2 ...............................................................................................66
PHẦN KẾT LUẬN ..........................................................................................................68


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

Ngày 14/01/2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP) và các văn kiện liên quan chính thức có hiệu lực với Việt Nam. Với
những cam kết mang tính tồn diện, tiêu chuẩn cao và cân bằng, Hiệp định CPTPP
sẽ giúp tăng cường mối liên kết cùng có lợi giữa các nền kinh tế thành viên và thúc
đẩy thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong khu vực châu Á – Thái Bình
Dương1. Là thành viên của CPTPP, Việt Nam có được những thuận lợi nhất định, tuy
nhiên, đi kèm với lợi thế mà Hiệp định đem lại là vơ vàn những thách thức, địi hỏi
Việt Nam phải khơng ngừng nỗ lực, hồn thiện chính sách và đặc biệt là hệ thống
pháp luật. Trong số các cam kết của CPTPP, sở hữu trí tuệ là vấn đề được sự quan
tâm sâu sắc bởi các thành viên. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn
hiệu nói riêng khơng chỉ là vấn đề mang tính khu vực mà cịn là mục tiêu tồn cầu
mà các quốc gia không ngừng nỗ lực thực hiện.
Nhãn hiệu có vai trị quan trọng trong việc truyền bá thơng tin về đặc điểm,
nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ, định vị niềm tin của khách hàng trong việc gửi gắm
những thông điệp thu hút khách hàng. Tuy nhiên, giữa các quốc gia có sự khác nhau
trong việc quy định chế độ bảo hộ đối với nhãn hiệu. Một trong những sự khác nhau
đó là những quy định về các dấu hiệu có thể được sử dụng làm nhãn
hiệu. Hiệp định CPTPP quy định, các nước thành viên phải nỗ lực trong việc bảo vệ
nhãn hiệu mùi hương và âm thanh. Đây không phải là những loại nhãn hiệu truyền
thống theo pháp luật sở hữu trí tuệ của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Những
loại nhãn hiệu này được nhận biết bằng những dấu hiệu phi truyền thống thông qua
sự đánh giá bởi các giác quan ngoài thị giác. Trong xu hướng hội nhập và phát triển
không ngừng của hoạt động thương mại quốc tế, sự khác biệt này dẫn đến những ảnh
hưởng không nhỏ đối với tính cạnh tranh lành mạnh và lợi ích chính đáng của các
chủ sở hữu nhãn hiệu. Điều này đòi hỏi các quốc gia thành viên của CPTPP nói riêng
và cả đối với các quốc gia trên thế giới đang đi trên con đường hội nhập sâu rộng phải
có những thay đổi trong chính sách, pháp luật nhằm thích ứng với sự phát triển chung
của lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Vụ chính sách thương mại đa biên (2019), “Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ

ngày 14/01/2019”, ngày truy cập: 14/3/2020.
1


2

Pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam ra đời giúp các tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp nâng cao ý thức về quyền sở hữu trí tuệ, vận dụng thế mạnh của quyền sở hữu
trí tuệ để tạo ra tài sản trí tuệ, ứng dụng và bảo vệ tài sản trí tuệ đó của mình khơng
chỉ ở thị trường trong nước mà cịn ở thị trường nước ngồi, thơng qua đó, doanh
nghiệp có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt,
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 (Luật số
36/2009/QH12 ngày 19/6/2009), 2019 (Luật số 42/2019/QH14 ngày 14/6/2019)
(Luật SHTT) tạo ra hành lang pháp lý cho việc bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu của
các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp dễ dàng truyền tải thông tin một cách nhanh
chóng đến người tiêu dùng, phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với
doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, trong xu thế chung của nền công nghiệp hiện đại, tiến
bộ của thế giới, pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam chưa thực sự có những quy
định tương thích, phù hợp khi hợp tác, cam kết với các quốc gia khác, chưa phát huy
được triệt để vai trò của luật đối với sự tiến bộ của nền kinh tế quốc nội. Trong chế
định bảo hộ nhãn hiệu, Luật SHTT chỉ ghi nhận các dấu hiệu truyền thống được nhận
thức bằng thị giác và dấu hiệu hình ba chiều làm căn cứ để bảo hộ. Tuy nhiên, Hiệp
định CPTPP mà Việt Nam là thành viên yêu cầu các quốc gia tham gia hiệp định phải
có sự ghi nhận về nhãn hiệu âm thanh, mùi hương – loại nhãn hiệu phi truyền thống.
Điều này đòi hỏi pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam cần có những bước tiến mới
để hội nhập vào nền pháp lý thế giới, thực hiện các cam kết trong các FTA thế hệ
mới2, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo của các doanh nghiệp quốc nội trong việc đa
dạng hóa các dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ.
Với mục đích tìm hiểu về nhãn hiệu phi truyền thống theo quy định của Hiệp
định CPTPP, kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, từ đó kiến nghị hồn

thiện các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, tác giả thực hiện đề tài
“Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống theo quy định của Hiệp định CPTPP và hồn
thiện pháp luật Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Các quy định về bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống chưa xuất hiện trong hệ
thống pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam, tuy nhiên, nó đã hiện diện trong pháp
luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Với xu thế chung của sự phát triển về pháp luật

FTA thế hệ mới là các FTA được đàm phán, ký kết trong thời gian gần đây, có phạm vi rộng, mức độ tự do
hóa mạnh.
2


3

sở hữu trí tuệ, các nghiên cứu về các loại hình nhãn hiệu phi truyền thống ra đời dưới
nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu một cách tổng thể về vấn đề
này.
Liên quan đến đề tài có bài viết “Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống theo pháp
luật Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Phước Quý Quang,
Trần Ngọc Tuấn (2019), Tạp chí Nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế, số 7.
Nghiên cứu là sự phân tích về các quy định của pháp luật Hoa Kỳ về các tiêu chí, dấu
hiệu để một nhãn hiệu được bảo hộ, trong đó có các dấu hiệu để bảo hộ nhãn hiệu phi
truyền thống. Đặc biệt, nghiên cứu có sự phân tích, so sánh giữa pháp luật sở hữu trí
tuệ Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về các quy định liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu,
từ đó đưa ra các kiến nghị về việc bảo vệ nhãn hiệu phi truyền thống, bao gồm: nhãn
hiệu mùi hương, nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu màu, nhãn hiệu hình ảnh trên giao
diện điện tử, dấu hiệu ba chiều trong pháp luật Việt Nam.
Cùng đề tài cịn có bài viết “Bảo hộ nhãn hiệu khơng truyền thống” của tác giả
Nam Hoa (2007), Tạp chí Khoa học pháp lý, số 27 (106). Bài viết tập trung làm rõ

vấn đề bảo hộ nhãn hiệu âm thanh. Theo đó, bài viết khái qt tình trạng bảo vệ nhãn
hiệu âm thanh tại một số quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Mexico, Trung Quốc,
Brazil, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Từ đó, tác giả tổng hợp đưa ra các điều
kiện để một nhãn hiệu âm thanh được bảo hộ.
Ngồi ra cịn có bài viết “Chế định đăng ký nhãn hiệu mùi hương theo pháp luật
Hoa Kỳ” của tác giả Nguyễn Hồ Bích Hằng, Nguyễn Xuân Mỹ Hiền, Huỳnh Thanh
Thịnh (2017), Tạp chí Khoa học pháp lý số 05 (108). Bài viết cung cấp những kiến
thức về nhãn hiệu mùi hương được quy định theo pháp luật Hoa Kỳ - quốc gia tiên
phong trong việc bảo hộ nhãn hiệu. Theo đó, bài viết tập trung làm rõ các điều kiện
để và cách thức để đăng ký để được pháp luật bảo hộ nhãn hiệu mùi hương.
Bài viết “Bảo hộ nhãn hiệu đối với các dấu hiệu hình ba chiều” của tác giả Vũ
Thị Hải Yến (2016), Tạp chí Luật học, số 4. Bài viết phân tích điều kiện, thủ tục đăng
ký bảo hộ nhãn hiệu đối với dấu hiệu hình ba chiều theo pháp luật Việt Nam, pháp
luật Thái Lan, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và đưa ra các trường hợp dấu hiệu
hình ba chiều bị loại trừ và không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu. Ngoài ra,
với các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu ba chiều được phân tích, bài viết cịn đưa ra các
lập luận trong việc đưa ra giải pháp giải quyết chồng lấn giữa bảo hộ nhãn hiệu hình
ba chiều và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.


4

Bài viết “Những thay đổi quan trọng trong quy định pháp luật của Liên minh
châu Âu về nhãn hiệu” của tác giả Nguyễn Hồ Bích Hằng (2018), Tạp chí Khoa học
pháp lý, số 4 (116). Bài viết phân tích những điểm thay đổi trong quy định của pháp
luật EU về nhãn hiệu. Bao gồm những thay đổi về hình thức và thay đổi về nội dung.
Trong đó, các thay đổi về nội dung được nhấn mạnh với sự xuất hiện của các loại
nhãn hiệu phi truyền thống: nhãn hiệu đa phương tiện, nhãn hiệu hình ảnh động, nhãn
hiệu ba chiều trong các quy định hướng dẫn nhãn hiệu mới có hiệu lực. Bài viết còn
đề cập đến nhãn hiệu chứng nhận.

Bài viết “Bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo quy định của Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dương” của tác giả Vũ Thị Hải Yến (2016), Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật số 2. Liên quan đến vấn đề nhãn hiệu phi truyền thống, bài viết phân tích
những quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của Hiệp định TPP về các loại
nhãn hiệu được bảo hộ, phân tích thực trạng đăng ký và quản lý nhãn hiệu ở Việt
Nam và yêu cầu của TPP trong việc sử dụng phương tiện điện tử trong thủ tục kiểm
tra, phản đổi và hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu. Ngồi ra bài viết cịn phân tích các quy
định về giải quyết xung đột trong việc bảo hộ nhãn hiệu và đưa ra các tác động của
TPP đối với chế định này.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài “Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống theo quy định của Hiệp định
CPTPP và hoàn thiện pháp luật Việt Nam” được nghiên cứu trên những quy định
của các thỏa thuận tại Hiệp định CPTPP về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các quy định về
nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu. Ngồi ra, đề tài cịn tập trung nghiên cứu về vấn đề bảo
hộ nhãn hiệu phi truyền thống theo pháp luật của các quốc gia thành viên của Hiệp
định, mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với pháp luật của một số quốc gia khác có quy
định về nhãn hiệu phi truyền thống, nghiên cứu về tiêu chí, điều kiện để được bảo hộ
nhãn hiệu và cơ chế bảo hộ tại các quốc gia này.
Đặc biệt, đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ
của Việt Nam về nhãn hiệu, các tiêu chí, điều kiện để một nhãn hiệu được pháp luật
Việt Nam bảo hộ và cơ chế bảo hộ nhãn hiệu. Từ các nghiên cứu pháp luật về nhãn
hiệu của Hiệp định CPTPP và của một số quốc gia trên thế giới, đề tài còn so sánh,
đối chiếu giữa pháp luật Việt Nam và nền pháp lý quốc tế để từ đó đưa ra những kiến
nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam nói chung và
pháp luật về nhãn hiệu nói riêng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế


5

giới, đặc biệt khi Việt Nam đang trong quá trình hiện thực hóa các cam kết trong các

thỏa thuận FTA thế hệ mới và CPTPP là một thỏa thuận quan trọng.
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào những vấn đề sau:
- Quy định của Hiệp định CPTPP về nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu phi truyền
thống;
- Quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới về nhãn hiệu phi truyền
thống, cụ thể pháp luật Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản.
- Hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu;
- Phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống
tại một số quốc gia;
- So sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật một số
quốc gia về bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống. Từ đó, đưa ra các kiến nghị, đề xuất
nhằm hồn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong xu thế hội nhập sâu
rộng với nền pháp lý thế giới. Trong đó, đề tài sẽ tập trung phân tích về các tiêu chí,
điều kiện để một nhãn hiệu phi truyền thống được và cơ chế bảo hộ nhãn hiệu tại Việt
Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp luận duy vật biên chứng triết học
Marx-Lenin là phương pháp nền tảng. Điển hình như việc phân tích thực trạng, nhu
cầu về bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống ở Việt Nam, đối chiếu trong mối quan hệ
với thực tiễn và những bài học từ pháp luật nước ngồi, qua đó đánh giá một cách
tồn diện về vấn đề nghiên cứu.
Song song đó, một số phương pháp khác cũng được sử dụng như:
+ Phương pháp phân tích: nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau
về nhãn hiệu. Ngồi ra, phương pháp này cịn được vận dụng để giải quyết thực tiễn
(bình luận, đưa ra giải pháp) thông qua việc hiểu biết phần lý luận chung.
+ Phương pháp so sánh: Thông qua việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài,
tác giả đối chiếu, so sánh với thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam để đưa ra
những đánh giá, kết luận mang tính kiến nghị.
+ Phương pháp tổng hợp: sau khi đã phân tích, hệ thống các lý thuyết, thực
tiễn, phương pháp này sẽ tổng hợp một cách có chọn lọc những quy định của pháp



6

luật các quốc gia để đưa ra những đánh giá khách quan và thực tế hơn trong việc kiến
nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về nhãn hiệu phi truyền thống.
+ Phương pháp case study (phương pháp nghiên cứu vụ việc, bình luận án).
Với phương pháp này, việc phân tích, tìm hiểu những vấn đề về nhãn hiệu phi truyền
thống được thực hiện thơng qua việc phân tích những tình huống cụ thể xảy ra trong
thực tiễn hoặc xây dựng những tình huống giả định và phân tích chúng để rút ra những
nhận định, hình thành các nhận thức và dự liệu các tình huống có thể xảy ra và cơ chế
điều chỉnh.
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, tác giả chú trọng việc kết hợp các phương
pháp một cách linh hoạt và sử dụng chúng ở những mức độ khác nhau. Điều này sẽ
giúp cho việc nhận thức, đánh giá các vấn đề về nhãn hiệu phi truyền thống một cách
khách quan, tồn diện và có tính hệ thống.


7

CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT VỀ NHÃN HIỆU PHI TRUYỀN THỐNG THEO QUY ĐỊNH
CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA
1.1. Lý luận chung về nhãn hiệu phi truyền thống.
Nhãn hiệu là một biểu tượng độc đáo, sáng tạo về mặt nghệ thuật, nhưng không
phải tất cả các biểu tượng duy nhất đều đủ điều kiện để được bảo hộ dưới danh nghĩa
nhãn hiệu. Thẩm phán Nies Tòa án Hoa Kỳ nhận định rằng: “Nhãn hiệu thương hiệu
là công cụ hữu ích của một xã hội cạnh tranh, cung cấp cho người tiêu dùng phương
tiện để lựa chọn giữa các nhà sản xuất khác nhau”3. Sự phát triển của xã hội đã cho
ra đời những dấu hiệu phi truyền thống như mùi hương, âm thanh, dấu ba chiều và

đặt ra nhu cầu cho thực tiễn về vấn đề được bảo hộ. Tuy nhiên, bởi tính mới và đặc
biệt của các loại dấu hiệu này mà nhãn hiệu phi truyền thống còn là một khái niệm
khá mới với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.
1.1.1. Khái niệm về nhãn hiệu phi truyền thống.
a. Định nghĩa.
Truyền thống là những cái tuân theo hoặc thuộc về phong tục hoặc cách cư xử
của một nhóm người, xã hội trong một thời gian dài mà không thay đổi4.
Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một
doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu được bảo vệ bởi quyền sở hữu
trí tuệ5. Lịch sử pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu xuất phát từ cuộc cách mạng công
nghiệp ở châu Âu và sự phát triển hình thức sản xuất mới thúc đẩy sự trao đổi hàng
hóa, kích thích sự phát triển của thị trường và thương mại6. Nhãn hiệu trở nên rất đa
dạng và phong phú. Nhãn hiệu thời kỳ này mang những đặc trưng mới như đã có sự
kết hợp giữa hình ảnh và màu sắc. Nhãn hiệu đã thực sự trở thành dấu hiệu phân biệt

3

In re Water Gremlin Co., 635 F.2d 841, 844, 208 USPQ 89, 91 (CCPA 1980).
ngày truy cập: 22/3/2020.
5
ngày truy cập 21/3/2020.
6
Lisa P. Lukose, Non-traditional trademarks: a critique, Journal of the Indian Law Institute, Vol. 57, No. 2
(April-June 2015), p.197.
4


8

của sự nhận biết. Cuối thế kỷ 19 đã xuất hiện các nhãn hiệu hiện đại hơn có sự kết

hợp các yếu tố hình họa và từ ngữ7.
Ơng Edward Smith - chuyên gia Cơ quan sở hữu trí tuệ Vương quốc Anh
(UKIPO) xác định “các nhãn hiệu thương mại truyền thống thường được coi là các
nhãn hoặc các “dấu” gắn theo hàng hóa hoặc dịch vụ”8. Bên cạnh đó, Roberto
Carabeto cho rằng, phạm vi của nhãn hiệu truyền thống giới hạn bởi từ ngữ, biểu
tượng, hoặc thiết kế hoặc sự kết hợp giữa chúng9. Như vậy, nhìn chung, các nhãn
hiệu truyền thống, cịn được gọi là nhãn hiệu thơng thường (ordinary trademark hoặc
conventional trademark) là những nhãn hiệu được thiết lập trên những dấu hiệu tồn
tại từ nguyên thủy, đó là sự kết hợp của tên riêng, từ ngữ, chữ cái, chữ số, hình ảnh.
Một cách tổng qt, đó là những dấu hiệu có thể nhận biết được bằng thị giác của con
người.
Sự thay đổi của xã hội thể hiện quy luật chung của sự phát triển, các đặc điểm
của nhãn hiệu truyền thống chưa đáp ứng được sức sáng tạo của con người. Sự phân
biệt các loại hàng hóa, dịch vụ không chỉ dừng lại ở những dấu hiệu được nhận biết
bằng thị giác của con người, chẳng hạn nhãn hiệu mùi hương, nhãn hiệu âm thanh là
những loại nhãn hiệu được thiết lập dựa trên những dấu hiệu được nhận thức bằng
khướu giác (phân biệt mùi), thính giác (phân biệt âm thanh)10. Do đó, các nhãn hiệu
mùi hương, âm thanh không thể được xem là những loại nhãn hiệu truyền thống mà
chúng được hình thành bởi sự phát triển của xã hội.
Thuật ngữ “nhãn hiệu phi truyền thống” (New types of marks hay Non –
traditional trademark) được nhắc đến trong các hội nghị và văn bản của tổ chức
WIPO11. Tuy nhiên, khái niệm về nhãn hiệu phi truyền thống vẫn chưa được văn bản
nào thống nhất đưa ra12.

“Lịch sử pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa”, ngày truy cập 22/3/2020.
8
ngày truy cập: 19/4/2020.
9
Roberto Carabeto, A Reflection About The Introduction of Non-traditional Trademarks, Waseda Bulletin of
Comparative Law Vol.34, p.25.

10
Nguyễn Thị Quế Anh (2010), “Phân loại nhãn hiệu theo hình thức của nhãn hiệu”, Tạp chí Khoa học – Luật
học – Đại học quốc gia Hà Nội, số 26, tr.106.
11
“Standing committee on the law of trademarks, Industrial designs and Geographical indications”,
ngày truy cập: 19/4/2020.
12
Olga Morgulova (2017), Non-traditional trademarks Registration of aural and olfactory signs as
trademarks in accordance with the latest amendments of the European Trademark Regulation 2015/2424 and
Trademark Directive 2015/2436, Master Programme in Intellectual Property Law, Uppsala Universitet,
p.10,11.
7


9

Từ những cơ sở trên, có thể khái quát, nhãn hiệu phi truyền thống (non –
traditional trademark) có thể được định nghĩa là những nhãn hiệu mới xuất hiện, hình
thành từ một hoặc kết hợp bởi các dấu hiệu được nhận thức bằng những giác quan
của con người bên cạnh thị giác, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của
một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác.
b. Đặc điểm.
Với định nghĩa nêu trên, nhãn hiệu phi truyền thống có các đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, nhãn hiệu phi truyền thống chứa đựng những dấu hiệu có khả năng
phân biệt được với những hàng hóa, dịch vụ khác. Cũng giống như nhãn hiệu truyền
thống, đây được xem là đặc điểm cơ bản của nhãn hiệu. Những dấu hiệu không chứa
đựng khả năng phân biệt sẽ không thể là yếu tố xác định nhằm tạo nên một nhãn hiệu
được bảo hộ. Chẳng hạn, những dấu hiệu mô tả chung đối với hàng hóa, dịch vụ mà
những dấu hiệu đó đã q phổ biến trong cuộc sống như hình học đơn giản, mùi
hương tự nhiên của thực phẩm,…; những dấu hiệu trùng, tương tự với các nhãn hiệu

đã được bảo hộ trước đó, đây được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với
nhãn hiệu và không thể được xem là nhãn hiệu được bảo hộ.
Thứ hai, nhãn hiệu phi truyền thống chứa đựng những dấu hiệu có thể được
nhận thức bằng các giác quan khác ngồi thị giác như khướu giác, thính giác, vị giác13.
Chẳng hạn việc chứng minh khả năng phân biệt của loại nhãn hiệu phi truyền thống
như nhãn hiệu mùi hương được thực hiện bằng tính năng “có thể ngửi được” của
chúng và đối với nhãn hiệu âm thanh là tính năng “có thể nghe được”. Không phải
tất cả những loại nhãn hiệu phi truyền thống đều không thể được nhận thức bằng thị
giác. Như đã trình bày, nhãn hiệu phi truyền thống là những nhãn hiệu mới xuất hiện
dựa trên sự phát triển của xã hội, do đó, những dấu hiệu được nhận biết bằng thị giác
nhưng có sự sáng tạo, khác biệt với những dấu hiệu từ ngữ, biểu tượng mang yếu tố
truyền thống thì cũng được xem là loại nhãn hiệu phi truyền thống, chẳng hạn các
dấu hiệu hình ba chiều14.
c. Các loại nhãn hiệu phi truyền thống
Sử dụng các loại nhãn hiệu phi truyền thống là xu hướng của các nước phát triển
từ cuối thế kỷ 20 đến nay. Theo Ủy ban thường trực về pháp luật nhãn hiệu, thiết kế
Nguyễn Thị Quế Anh (2010), “Phân loại nhãn hiệu theo hình thức của nhãn hiệu”, Tạp chí Khoa học – Luật
học – Đại học quốc gia Hà Nội, tr.106.
14
Vũ Thị Hải Yến (2016), “Bảo hộ nhãn hiệu đối với các dấu hiệu hình ba chiều”, Tạp chí Luật học, số 4, tr.90.
13


10

công nghiệp và chỉ dẫn địa lý (Standing Committee on the Law of Trademarks,
Industrial Designs and Geographical Indications – SCT) đã đưa ra các tham khảo về
các loại nhãn hiệu phi truyền thống, bao gồm:
- Nhãn hiệu ba chiều (Three-Dimensional Marks)
Dấu hiệu ba chiều là loại dấu hiệu hình khối có khả năng được đăng ký là nhãn

hiệu hàng hóa. Một nhãn hiệu ba chiều bao gồm một hình dạng được người tiêu dùng
thừa nhận là một hình dạng khơng vượt q phạm vi hình dạng của hàng hóa được
thiết kế15. Hình dáng này có thể giúp người tiêu dùng nhận biết được các hàng hóa,
dịch vụ giữa các doanh nghiệp. Không phải bất kỳ một nhãn hiệu ba chiều nào cũng
đều được pháp luật bảo hộ để sử dụng. Điều này phụ thuộc vào tính mới, sáng tạo của
nhãn hiệu. Ví dụ, hình dáng của chai Coca Cola16, gói Ferrero Rocher17 đã được bảo
hộ, … 18

Hình 1. EUTM
00649339

Hình 2. EUTM 014141113

Hình 3. EUTM 010532653
010532653
15

ngày truy cập: 24/3/2020.
ngày truy cập: 24/3/2020.
17
Contributor: Tony Chen, Verifier: Tzu-Nan Huang, “TAIWAN: Ferrero Rocher Package as a 3D
Trademark Has Acquired Distinctiveness”,
/>tinctiveness.aspx, ngày truy cập: 19/4/2020.
18
ngày truy cập: 24/3/2020.
16


11


- Nhãn hiệu màu sắc (Color Marks)
Về mặt kỹ thuật các nhãn hiệu như vậy được coi là một dấu hiệu tượng hình.
Mã màu cũng là một yêu cầu quan trọng để xác định loại màu yêu cầu bảo hộ19. Mã
màu được quốc tế cơng nhận được coi là chính xác và ổn định và việc sử dụng chúng
trong nhãn hiệu góp phần làm rõ bản chất và phạm vi của các dấu màu20. Hoạt động
thương mại quốc tế ngày càng phát triển, các dấu hiệu màu sắc so với các dấu
hiệu truyền thống được sử dụng làm nhãn hiệu có lợi thế hơn bởi khơng gặp các trở
ngại về ngơn ngữ. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm cho rằng việc bảo hộ nhãn hiệu
màu sắc là không khả thi bởi sự giới hạn về số lượng màu sắc có thể làm cạn kiệt màu
dùng trong kinh doanh hoặc tương tự của các gam màu sắc cũng có thể dẫn đến sự
khó phân biệt trong nhãn hiệu.
Ở châu Âu, màu sắc có thể được bảo hộ dưới hai dạng: màu đơn sắc (colour
single mark) và màu kết hợp (colour combination mark).

Hình 4. EUTM 002087005

Hình 5. EUTM 002467876

- Nhãn hiệu Hologram (Hologram mark)
Kỹ thuật hologram (hình ảnh 3D) lần đầu tiên được tạo ra bởi Dennis
Gabor và đã được nhận giải Nobel vào năm 197121. Đây là kỹ thuật tạo ra từ
các hình ảnh 3D, loại dấu hiệu này khác hẳn với các loại hình ảnh truyền
thống, tạo ra sự khác biệt trong lúc nhìn vào hình ảnh. Nhãn hiệu hologram

“New types of marks law on industrial property of the Republic of Macedonia”
ngày truy cập: 24/3/2020.
20
WIPO, “Standing committee on the law of trademarks, Industrial designs and Geographical indications”,
May 5, 2009 in Geneva.
21

/>19


12

cũng là một loại nhãn hiệu mới xuất hiện, là nhãn hiệu phi truyền thống ra đời
do sự phát triển của khoa học công nghệ. Tuy nhiên, thực tiễn sử dụng và

đăng

bảo hộ loại
nhãn hiệu này trên thế giới chưa nhiều.
Hình 5. EUTM 012383171

Hình 6. EUTM 002559144

- Nhãn hiệu chuyển động hoặc đa phương tiện (Motion or Multimedia Marks)
Nhãn hiệu động tập hợp một loạt các động tác đặc biệt để tạo thành dấu
hiệu phân biệt nguồn gốc thương mại của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Một nhãn hiệu chuyển động bao gồm các hình ảnh chuyển động, có thể kết hợp màu
sắc, âm thanh và các khía cạnh của thiết kế sản phẩm. Một ví dụ là chuyển động của
cửa xe Lam Lamghghini, đề cập đến chuyển động độc đáo của cửa khi xe được mở
hoặc đóng22.

Joan Janneth M. Estremadura, “That’s my move! Are motion marks eligible for trademark protection?, BusinessWorld”,
/>ngày
truy cập: 24/3/2020.
22



13

Các dấu hiệu chuyển động và đa phương tiện bao gồm mọi thứ từ logo chuyển
động, video quảng cáo, màn hình hiển thị đến chơi trị chơi trên máy tính / thiết bị di
động. Đa phương tiện và nhãn hiệu màu đều phổ biến nhưng việc kiểm tra tính phân
biệt của những dấu hiệu này mất nhiều thời gian hơn23.
- Nhãn hiệu vị trí (Position Marks)
Nhãn hiệu vị trí bao gồm cách thức cụ thể mà nhãn hiệu được đặt hoặc gắn vào
sản phẩm24. Nhãn hiệu vị trí khác với dấu 3D và từ tượng hình. Chúng phải là các
dấu hiệu
có khả
Hình 7. EUTM 008581977
Hình 8. EUTM 005338629
năng
biểu
diễn đồ họa, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu và khách quan25. Tại một số quốc gia, nhãn
hiệu vị trí được coi là tập hợp con của các loại nhãn hiệu khác, chẳng hạn như nhãn
hiệu tượng hình hoặc ba chiều26
Dải màu đỏ được đặt dọc theo mặt sau giày dép một
phần bao phủ khu vực phía sau đế và một phần khu vực
phía sau của giày. Bất kỳ khn đúc nào được nhìn thấy
trên đế hoặc ở phần phía sau của giày và/hoặc đặc điểm sản
phẩm không phải là một phần của nhãn hiệu thương mại27.

Hình 9. EUTM 001027747
- Nhãn hiệu cử chỉ (Gesture Marks)
Dấu hiệu cử chỉ được đề cập như một loại dấu hiệu phi truyền thống khác. Nhiều
quan điểm cho rằng nhãn hiệu này chỉ là một dạng khác của nhãn hiệu hiệu chuyển

Tom Hooper, “Motion and Multimedia marks – what about these new trade marks?”

ngày truy cập: 19/4/2020.
24
/>25
EUIPO, “Position marks Webinar”, Virginia Melgar 5th Board Member 18 April 2017.
26
WIPO, tlđd (15).
27
/>23


14

động hoặc một loại nhãn hiệu tượng hình, hoặc nếu đó là một loại nhãn hiệu khác.
Việc đăng ký nhãn hiệu này vẫn còn khá đặc biệt khi nhãn hiệu được thể hiện bằng
đồ họa thông qua một bản vẽ hoặc hình ảnh và mơ tả.
- Nhãn hiệu âm thanh (Sound marks)
Nhãn hiệu âm thanh là nhãn hiệu được tạo ra từ các dấu hiệu là âm
hưởng, nhận biết bằng thính giác, có thể do tổ hợp các đơn âm hoặc thang âm
cấu thành, dùng để phân biệt nguồn gốc thương mại của sản phẩm hoặc dịch
vụ. Nhãn hiệu âm thanh được nhận biết bằng thính giác của con người, do đó dấu
hiệu này khơng được tích hợp cùng sản phẩm. Việc bảo hộ nhãn hiệu này cũng yêu
cầu nhiều tiêu chí về mơ tả. Âm thanh làm nhãn hiệu có thể là cả âm nhạc và phi âm
nhạc. Âm thanh âm nhạc có thể được tạo ra một cách có chủ đích hoặc được lấy từ
phạm vi của các bản nhạc hiện có. Âm thanh phi âm nhạc cũng có thể được tạo ra
hoặc đơn giản là tái tạo âm thanh được tìm thấy trong tự nhiên.

Hình 10. Bản nhạc

Ví dụ: tiếng sấm hoặc tiếng gầm của
sư tử. Dấu âm thanh là âm thanh của tiếng

gầm sư tử có thời lượng khoảng 2,5 giây.
Nó bao gồm hai tiếng gầm liên tiếp gầm (0
đến khoảng 1,4 và 1,4 đến 2,6), cái thứ hai
có biên độ thấp hơn một chút. Âm thanh
khơng hài hịa, có tốc độ nhanh (> 15Hz)
điều chế biên độ biên không định kỳ (nhận thức về độ nhám của âm thanh) và có nội
dung tần số chiếm ưu thế ở mức thấp và dải tần trung bình thấp (dải xấp xỉ -6dB: 40
đến 400 Hz cho cả hai tiếng gầm với đỉnh ở mức 170 Hz qua đầu tiên và một đỉnh ở


15

130 Hz cái thứ hai). Sự chi phối nhận thức dải tần số (liên quan đến phổ controid)
của tiếng gầm đầu tiên tăng cho đến khi khoảng 0,35s và giảm sau đó. Bên trong tiếng
gầm thứ hai, nó tăng lên cho đến khoảng 1,7 giây, giảm cho đến khoảng 2,2 giây,
tăng trở lại cho đến khoảng 2,3 giây và giảm sau đó28.
- Nhãn hiệu mùi hương (Olfactory marks)
Đây là một loại nhãn hiệu phi truyền thống, được nhận thức bằng khướu giác
của con người. Nhãn hiệu mùi có thể được cấu tạo từ các mùi tự
nhiên như mùi hoa hoa hồng, mùi cỏ tươi... Với sự tiến bộ của khoa học và công
nghệ, các doanh nghiệp sử dụng mùi hương như một đặc tính thu hút tiêu dùng sản
phẩm, chẳng hạn mùi hương của khăn giấy, vở, bút,… Người tiêu dùng có thể nhận
biết được mùi hương dựa trên sự lưu giữ của trí nhớ về chúng và đương nhiên, nhu
cầu bảo hộ mùi hương như một nhãn hiệu cũng được đặt ra. Tuy nhiên, việc mô tả,
đăng ký loại nhãn hiệu này cũng đặt ra nhiều vấn đề khó khăn.
Ví dụ về nhãn hiệu mùi hương có thể kể đến là nhãn hiệu mùi hương của kẹo
cao su bong bóng, đăng ký nhãn hiệu số 2560618 tại Hoa Kỳ cho dầu tạo bởi chất
lỏng cắt kim loại và dầu tạo bởi kim loại loại bỏ chất lỏng cho kim loại công nghiệp.
Hay nhãn hiệu hương thơm của quả nho, số đăng ký 2568512 tại Hoa Kỳ cho chất
bôi trơn và nhiên liệu động cơ cho xe cộ, máy bay và tàu thủy.

- Nhãn hiệu hương vị (Taste marks)
Nhãn hiệu hương vị là nhãn hiệu dùng vị giác để phân biệt
nguồn gốc thương mại của sản phẩm hoặc dịch vụ. Với sự đa dạng của các loại hình
doanh nghiệp, việc phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết được nhận thức bằng
nhiều giác quan của con người, trong đó có vị giác. Nhãn hiệu hương vị cũng đặt ra
nhiều vấn đề khó khăn trong việc mơ tả nó khi đăng ký. Có quan điểm cho rằng nhãn
hiệu hương vị chỉ có thể được áp dụng cho hàng hóa và khơng áp dụng cho các dịch
vụ. Do tính chất đặc thù nên đến nay vẫn chưa có nhãn hiệu hương vị nào được cấp
giấy chứng nhận để được bảo hộ bởi pháp luật.
- Nhãn hiệu nhận biết bằng xúc giác (Texture or feel marks)
Nhãn hiệu nhận biết bằng xúc giác là nhãn hiệu nhận biết dấu hiệu qua
xúc giác, ví dụ như kết cấu cụ thể hoặc đường vân cụ thể để có thể phân biệt
nguồn gốc thương mại của sản phẩm hoặc dịch vụ. Với loại nhãn hiệu này, bề mặt

Stefan
Martin,
“Soundmarks”,
ngày truy cập: 19/4/2020.
28


16

của sản phẩm có thể được dùng để nhận dạng sản phẩm, ví dụ bề mặt chạm có cấu
trúc hoặc kết cấu dễ nhận biết cụ thể như chữ nổi.
1.1.2. Cơ sở lý luận của việc bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các tổ chức, các
nhân khác nhau29. Với sự phát triển của khoa học, công nghệ, sự gia tăng nhu cầu
cạnh tranh, các dấu hiệu để tạo thành một nhãn hiệu không chỉ dừng lại ở những dạng
truyền thống như từ, chữ cái và chữ số mà còn được tạo thành bởi âm thanh, mùi

hương, hình ảnh ba chiều,… Việc bảo vệ các loại nhãn hiệu phi truyền thống là cần
thiết, điều này thể hiện ở hai khía cạnh: các chức năng của nhãn hiệu phi truyền thống
và nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống.
a. Nhãn hiệu phi truyền thống có chức năng phân biệt hàng hóa,
dịch vụ của các doanh nghiệp.
Theo W. R. CORNISH, Herchel Smith – Giáo sư Luật Sở hữu trí tuệ Đại học
Cambrigde, nhãn hiệu có ba chức năng: chức năng phân biệt nguồn gốc thương mại
của sản phẩm, dịch vụ, chức năng đảm bảo chất lượng và chức năng quảng cáo30.
Chức năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp vẫn là chức năng
cơ bản. Khi lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng khó đưa ra được quyết định
mua sắm, sử dụng của mình một cách chính xác bởi tính tương đồng của các loại
hàng hóa, dịch vụ cùng loại dù chất lượng, đặc tính của chúng là khác nhau. Nhãn
hiệu – bằng các dấu hiệu riêng biệt, được bảo hộ của mình là cơng cụ giúp người tiêu
dùng có thể lựa chọn cho mình hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu, mong muốn
của bản thân. Các dấu hiệu phi truyền thống như mùi hương, âm thanh, hình ảnh ba
chiều, dấu hiệu hologram,… được nhận biết bằng các giác quan của con người như
thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khưởu giác, con người hồn tồn có thể phân
biệt được các dấu hiệu này của những hàng hóa, dịch vụ từ các doanh nghiệp khác
nhau.
Không chỉ tồn tại khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ, nhãn hiệu phi truyền
thống cịn có thể giúp người tiêu dùng nhận biết về nguồn gốc và chất lượng của sản
phẩm. Ví dụ: nhãn hiệu hình ba chiều (three-dimensional marks) giúp người dùng
Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,
tr.272.
30
W. R. Cornish, Q.C, LL.B., F.B.A. Herchel Smith, Intellectual Property: Patents, Copyright, Trade Marks
And Allied Rights (Fourth Edition), p. 15-24.
29



17

hình dung một cách sinh động về nguồn gốc hàng hóa (chẳng hạn nguồn gốc của sữa)
bởi nó sử dụng hình ảnh ba chiều sống động thay cho các chữ cái, chữ số, ký hiệu
thông thường. Nhãn hiệu phi truyền thống còn đem đến những sự cảm nhận sống
động hơn cho người tiêu dùng. Chẳng hạn, các nhãn hiệu chuyển động, đa phương
tiện tiếp cận dễ dàng với người tiêu dùng thông qua việc sử dụng công nghệ thông
tin, đối với nhãn hiệu mùi hương, người tiêu dùng có thể tự mình cảm nhận được chất
lượng sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của bản thân nhất.
Với sự phát triển của kinh tế - xã hội, người tiêu dùng trở
thành người có thực quyền và địi hỏi các nhà sản xuất, các doanh nghiệp phải không
ngừng cạnh tranh, đẩy mạnh sản xuất và đặc biệt là phải tạo được mối liên hệ với
khách hàng một cách gần gũi và thân thiện nhất. Do đó, các doanh nghiệp khơng
ngừng tìm kiếm các giải pháp để truyền tải thông điệp đến khách hàng của mình một
cách hiệu quả nhất. Nhãn hiệu là giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này bởi khi
lựa chọn một loại hàng hóa, dịch vụ, đa phần người tiêu dùng sẽ tiếp cận với nhãn
hiệu đầu tiên. Nhãn hiệu phi truyền thống với đặc điểm chứa đựng các dấu hiệu được
nhận thức bằng những giác quan của con người bên cạnh thị giác, thế nên, loại hình
này có khả năng tiếp cận được với người tiêu dùng một cách tự nhiên nhất. Chính
những cảm nhận chân thực từ các giác quan của mình, người tiêu dùng dễ dàng đưa
ra các quyết định phù hợp cho sự lựa chọn của mình.
Tuy nhiên, việc bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống vấp phải những phản đối.
Các lập luận cho rằng các dấu hiệu phi truyền thống thường mang tính chức năng và
khơng đáp ứng tiêu chuẩn chỉ dẫn nguồn gốc thương mại31. Điều này có nghĩa người
tiêu dùng khơng có khả năng phân biệt một sản phẩm hoặc dịch vụ này với một sản
phẩm khác bằng cách sử dụng các giác quan khác ngoài thị giác. Họ lý giải rằng các
dấu hiệu nhận biết dựa trên các giác quan như khướu giác, vị giác, cảm giác thường
bị phụ thuộc vào cảm giác, cơ địa của mỗi cá nhân và bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm
về chức năng của từng cơ quan cảm giác. Ngược lại, các yếu tố mùi, vị cũng dễ bị
thay đổi bởi các tác nhân như thời gian, độ ẩm, nhiệt độ32. Tuy nhiên, các quan điểm

này không dẫn đến việc các nhãn hiệu phi truyền thống không được thừa nhận bởi
các hệ thống pháp luật. Ngày càng có nhiều các quốc gia cân nhắc, xây dựng hệ thống

31

Frank D.Wagner (2000), United State Reports Volume 532, Case Adjudged The Supreme Court, Washington,
p.24.
32
Gabriela González (2009), “Non – traditional Trademarks, world trademark review, country
correspondents”, ngày truy cập: 29/3/2020.


18

các điều kiện bảo hộ nhằm thừa nhận loại nhãn hiệu này. Để đảm bảo tính phân biêt,
các yêu cầu về điều kiện bảo hộ được quy định khá chặt chẽ trong pháp luật sở hữu
trí tuệ (sẽ được phân tích ở phần 1.2). Do đó, trong việc quy định các vấn đề về bảo
hộ nhãn hiệu phi truyền thống, nghiên cứu sẽ tập trung phân tích các điều kiện để một
nhãn hiệu phi truyền thống được bảo hộ.
b. Nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống
Nhãn hiệu phi truyền thống cũng là một loại tài sản trí tuệ cần được bảo hộ. “Để
được xem là đối tượng sở hữu trí tuệ thì những đối tượng này phải là kết quả của hoạt
động sáng tạo, lao động trí óc của con người hay uy tín kinh doanh của chủ sở hữu
đối tượng đó33. Để tạo ra được dấu hiệu có khả năng phân biệt với các loại hàng hóa,
dịch vụ của chủ thế khác, địi hỏi phải có sự sáng tạo, đặc biệt đối với các dấu hiệu
phi truyền thống, sự đầu tư về sức lao động, trí tuệ của chủ sở hữu và tác giả càng
cao.
Sự phát triển, tiến bộ của khoa học công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế đã
dẫn đến nhu cầu sử dụng và bảo hộ nhãn hiệu được mở rộng. Các công ty ln tìm
kiếm các giải pháp để quảng bá sản phẩm, truyền tải các thông điệp của họ đến người

tiêu dùng, thu hút sự chú ý từ truyền thông, do đó, các sáng tạo, đặc trưng từ các dấu
hiệu âm thanh, mùi hương, hình ảnh ba chiều, … được sử dụng ngày càng nhiều để
làm cơ sở để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau. Trong các
loại nhãn hiệu phi truyền thống, nhãn hiệu âm thanh nhận được sử dụng thường xuyên
hơn34 bởi khả năng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng cao thông qua các ứng dụng
từ công nghệ như radio, tivi, máy tính, điện thoại di động. Chính tính ngày càng phổ
biến của các loại hình cơng nghệ này mà âm thanh nói riêng hay các loại dấu hiệu phi
truyền thống khác như dấu hiệu di động, đa phương tiện trở thành những những công
cụ để sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với người tiêu dùng hơn so với những dấu hiệu
chữ cái, từ ngữ, chữ số truyền thống thông thường. Thực tiễn cho thấy, việc sử dụng
những dấu hiệu mới cho nhãn hiệu của mình của các doanh nghiệp đạt được những
hiệu quả cao, chẳng hạn Pepsi, Coke, Nike35.
Trường Đại học Luật TP.HCM, Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, chủ biên Nguyễn Hồ Bích
Hằng, NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 19,20.
34
Issues and Policy Committee, “Board Resolutions, Protectability of Sound Trademarks”,
ngày truy cập: 30/3/2020.
33

35

Martin Lindstrom (Foreword by Philip Kotler), Brand sense - Build Powerful Brands through Touch, Taste,
Smell, Sight, and Sound, p.4.


19

Mặt khác, với xu hướng hội nhập chung vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu bảo
hộ nhãn hiệu không chỉ dừng lại ở tầm quốc gia mà còn đòi hỏi có sự cơng nhận và
bảo vệ ở quy mơ quốc tế. Các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động của mình sang

các quốc gia khác đều cân nhắc đến vấn đề quyền sở hữu cơng nghiệp trong đó có
quyền đối với nhãn hiệu của mình có được bảo hộ theo pháp luật của quốc gia đó hay
khơng. Bởi đây là một trong những yếu tố tác động đến khả năng khai thác lợi nhuận
của các doanh nghiệp. Tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, các quốc gia trong
khối EU, nhãn hiệu phi truyền thống được thừa nhận và ngày càng phát triển. Điều
này đỏi hỏi, trong xu hướng chung của thế giới, trong nhịp độ toàn cầu hóa, các quốc
gia cần có sự cân nhắc trong việc xây dựng cơ chế đáp ứng nhu cầu về bảo hộ nhãn
hiệu phi truyền thống.
1.2. Quy định của Hiệp định CPTPP và pháp luật nước ngoài về nhãn hiệu phi
truyền thống.
1.2.1. Khái niệm nhãn hiệu.
Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO (World Intellectual Property
Organization), nhãn hiệu là “một từ hoặc sự kết hợp của các từ, chữ cái và chữ số.
Nhưng nhãn hiệu cũng có thể bao gồm các hình vẽ, ký hiệu, các đặc điểm ba chiều
như hình dạng và bao bì của hàng hóa, các dấu hiệu khơng nhìn thấy như âm thanh
hoặc mùi hương hoặc màu sắc được sử dụng làm đặc điểm phân biệt - khả năng này
gần như vô hạn”36. Như vậy, quan điểm về nhãn hiệu của tổ chức sở hữu trí tuệ thế
giới khá rộng, theo đó, nhãn hiệu là một hoặc sự kết hợp của các dấu hiệu truyền
thống và cả các dấu hiệu phi truyền thống. Đây là xu hướng chung của pháp luật sở
hữu trí tuệ thế giới.
Các cam kết FTA thế hệ mới về sở hữu trí tuệ cũng địi hỏi pháp luật các quốc
gia thành viên thừa nhận nhãn hiệu phi truyền thống. Trong số đó có Hiệp định
CPTPP mà Việt Nam là thành viên. CPTPP là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương được ký kết bới 11 quốc gia thành viên, bao gồm: Canada,
Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và
Việt Nam. CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ 14/01/2019. Các cam kết
của CPTPP về sở hữu trí tuệ có điều khoản quy định liên quan đến nhãn hiệu phi
truyền thống. Theo đó, các thành viên của hiệp định phải cam kết “Không Bên nào
36


ngày truy cập: 14/4/2020.


×