Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

TRƢƠNG TRẦN THANH THƢ
ĐỀ TÀI: BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC
TRONG MƠI TRƢỜNG KỸ THUẬT SỐ TẠI VIỆT NAM

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH [2013]


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH HỐ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

ĐỀ TÀI: BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM ÂM NHẠC TRONG MÔI TRƢỜNG KỸ THUẬT
SỐ TẠI VIỆT NAM.

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRƢƠNG TRẦN THANH THƢ
KHOÁ: 34.

MSSV: 0955050322

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: TH.S: LÊ TRẦN THU NGA

TP. HỒ CHÍ MINH [2013]




LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tơi,
dưới sự hướng dẫn tận tình của cơ Lê Trần Thu Nga. Nội dung khóa luận có tham khảo
và sử dụng các tài liệu, thơng tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, trang web
theo danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận. Số liệu sử dụng trong khóa luận là
trung thực và có căn cứ.
Tác giả

Trương Trần Thanh Thư


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Công ước Berne

Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ
thuật 1886

Hiệp định TRIPS

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)

Hiệp ước WCT

Hiệp ước của Wipo về Quyền tác giả (WCT) (1996)


DMCA

Đạo luật Bản quyền Thiên niên Kỷ thuật số của Hoa Kỳ

SHTT

Sở hữu trí tuệ.

BLDS

Bộ luật dân sự

QTG

Quyền tác giả

KTS

Kỹ thuật số

Wipo

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

VCPMC

Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam



MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM ÂM NHẠC TRONG MÔI TRƢỜNG KỸ THUẬT SỐ. ................................... 5
1.1

Sơ lƣợc về lịch sử hình thành, phát triển và vai trị, ý nghĩa của việc bảo hộ

quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trƣờng kỹ thuật số. .................. 5
1.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành, phát triển của việc bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số. ......................................................... 5
1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
trong môi trường kỹ thuật số......................................................................................... 9
1.2

Khái niệm về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi

trƣờng kỹ thuật số. ....................................................................................................... 11
1.2.1 Khái niệm về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc…………………………11
1.2.2 Những đặc trưng của môi trường kỹ thuật số ảnh hưởng đến bảo hộ quyền tác
giả tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số .................................................. 14
1.2.3 Khái niệm về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi
trường kỹ thuật số ....................................................................................................... 15
1.3

Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trƣờng kỹ


thuật số. ......................................................................................................................... 18
1.4 Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trƣờng kỹ thuật số theo
quy định của một số Điều ƣớc quốc tế........................................................................ 19
1.4.1 Công ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật ................................... 19


1.4.1.1 Vai trị và ý nghĩa của Cơng ước………………………………………...19
1.4.1.2 Ngun tắt bảo hộ…………………………………………………............20
1.4.1.3 Đối tượng và phạm vi bảo hộ…………………………………………….23
1.4.1.4 Các quyền của tác giả đối với tác phẩm âm nhạc………………….....24
1.4.1.5 Thời hạn bản hộ……………………………………………………………25
1.4.1.6 Một số vấn đề khác………………………………………………………..26
1.4.2 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT
(TRIPS) …………………………………………………………………………...27
1.4.2.1 Vai trò và ý nghĩa của Hiệp định TRIPS…………………………….....27
1.4.2.2 Các nguyên tắc chung của Hiệp định TRIPS………………………….28
1.4.2.3 Các nội dung cơ bản khác của Hiệp định TRIPS……………………...30
1.4.3 Hiệp ước của Wipo về Quyền tác giả (WCT) .................................................... 32
1.4.3.1 Vai trò và ý nghĩa của Hiệp định TRIPS…………………………….....32
1.4.3.2 Các nội dung cơ bản khác của Hiệp định TRIPS……………………...33
1.5

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trƣờng kỹ thuật số theo

đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuât số của Hoa Kỳ (DMCA).................... 35
Chƣơng 2: BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC
TRONG MÔI TRƢỜNG KỸ THUẬT SỐ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM. ...................................................................................................................... 39
2.1


Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm

âm nhạc trong môi trƣờng kỹ thuật số....................................................................... 39
2.1.1 Đối tượng được bảo hộ ..................................................................................... 40
2.1.2 Chủ thể quyền tác giả ....................................................................................... 41
2.1.3 Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ......................................... 43
2.1.4 Giới hạn và thời hạn bản hộ............................................................................. 44
2.1.5 Thủ tục đăng ký quyền tác giả.......................................................................... 46


2.1.6 Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả ................................................................. 48
2.2 Thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trƣờng
kỹ thuật số tại Việt Nam. ............................................................................................. 57
Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO
HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƢỜNG KỸ THUẬT SỐ TẠI VIỆT
NAM. ................................................................................................................................. 64
3.1 Một số kiến nghị đối với việc hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền tác giả tác
phẩm âm nhạc trong môi trƣờng kỹ thuật số ............................................................ 64
3.2 Một số kiến nghị đối với việc nâng cao hiệu quả vấn đề thực thi quyền tác giả
tác phẩm âm nhạc trong môi trƣờng kỹ thuật số...................................................... 66
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………...70
DANH MỤC TÀI KIỆU THAM KHẢO


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bên cạnh tài sản hữu hình thì tài sản vơ hình trong đó có quyền SHTT ngày
càng khẳng định vai trị thiết yếu của nó trong sự phát triển của nhân loại. Ngài Kamil
Idris- Tổng giám đốc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (Wipo) cũng khẳng định “Mặc dù
tài sản hữu hình như đất đai, lao động và tiền vốn đã từng là tiêu chuẩn so sánh tình
trạng kinh tế, điều này khơng cịn đúng nữa. Động lực mới tạo ra sự thịnh vượng trong
xã hội đương thời là tài sản dựa trên tri thức”. Nhận thức được tầm quan trọng của tài
sản vơ hình nói chung và quyền SHTT nói riêng, các quốc gia trên thế giới ln chú
trọng hồn thiện hệ thống pháp luật của mình cũng như nâng cao khả năng bảo hộ
quyền SHTT để có thể cân bằng lợi ích của tác giả, chủ sở hữu với lợi ích của người sử
dụng một cách tốt nhất, để không chỉ “nuôi dưỡng và mở đường cho sức sáng tạo của
nhân loại, mà cịn tơn vinh cả các quyền sở hữu trí tuệ đã giúp ni dưỡng và mở
đường cho sức sáng tạo, làm cho nó trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển
kinh tế, văn hóa và xã hội.1”
Chính vì vai trị to lớn của quyền SHTT đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, với sự phát triển như
vũ bão của khoa học công nghệ, của Internet và công nghệ KTS việc bảo hộ quyền
SHTT nói chung, QTG nói riêng là vấn đề nóng bỏng và được nhiều quốc gia trên thế
giới quan tâm trong đó có Việt Nam. Trong đó, tác phẩm âm nhạc không chỉ là kết quả
tư duy sáng tạo của cá nhân mà còn là một phần kho tàng nghệ thuật của xã hội. Và
trong bài tham luận của ông Kwee Tiang Ang- Giám đốc khu vực liên hiệp quốc tế các
Hiệp hội tác giả và người sáng tác cũng khẳng định “Tác phẩm âm nhạc là một phần
quyết định nền văn hóa và xã hội của đất nước”. Do đó bảo hộ quyền tác giả tác phẩm
âm nhạc chính là bảo vệ sự sáng tạo, bảo vệ nguồn tài ngun trí tuệ của nhân loại.
1

Thơng điệp của Tổng Giám đốc WIPO Kamil Idris nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2008.


2


Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về bảo hộ QTG
tác phẩm âm nhạc như Công ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật, Cơng
ước tồn cầu về bản quyền, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của
quyền SHTT (TRIPS). Tuy nhiên bảo hộ QTG tác phẩm âm nhạc hiện nay không được
đảm bảo, đặc biệt trong mơi trường KTS thì sự bảo hộ này dường như trở nên lỏng lẻo
và khó khăn hơn, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các tác giả, hoạt động đầu tư của
các chủ sở hữu cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của nền âm nhạc nước nhà.
Với thực trạng vi phạm QTG đối với tác phẩm âm nhạc trong mơi trường KTS
ở Việt Nam hiện nay thì việc hiểu biết một cách đầy đủ quy định của pháp luật, tìm ra
giải pháp để hồn thiện hơn hệ thống pháp luật của Việt Nam góp phần nâng cao hiệu
quả bảo hộ ở nước ta và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới là điều cần thiết.
Chính vì thế tác giả chọn đề tài khóa luận “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam.”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề bảo hộ
QTG, QTG trong môi trường KTS theo quy định của một số điều ước quốc tế và pháp
luật quốc gia, từ đó đưa ra kiến nghị một số giải pháp để hồn thiện quy định về bảo hộ
QTG trong mơi trường KTS của Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích trên đề tài tập trung làm rõ các vấn đề:
(i) Tìm hiểu cơ sở pháp lý trong một số điều ước quốc tế cũng như quy định ở một
số quốc gia, đặc biệt là phân tích QTG đối với tác phẩm âm nhạc theo quy định
của pháp luật Việt Nam.
(ii) Tìm hiểu thực trạng hoạt động bảo hộ quyền tác giả trong môi trường KTS ở
nước ta hiện nay.
(iii) Đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hồn thiện vào hệ thống pháp luật về bảo
hộ QTG nói chung và bảo hộ QTG trong mơi trường KTS nói riêng.
(iv)


3


3. Đối tượng và phạm nghiên cứu
Theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, QTG bao gồm các đối tượng trong nhiều
lĩnh vực như văn học, khoa học, nghệ thuật…Tuy nhiên đối tượng và phạm vi nghiên
cứu của đề tài này chỉ tập trung việc phân tích, làm rõ các quy định của QTG đối với
tác phẩm âm nhạc và trong môi trường KTS theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp phân tích tổng hợp được sử
dụng để nghiên cứu, tổng hợp các chế định pháp lý cơ bản về QTG đối với tác phẩm
âm nhạc trong môi trường KTS trong một số điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia.
Phương pháp thống kê phân loại và phương pháp thống kê toán học: được sử
dụng để đánh giá các số liệu và thấy được thực trạng xâm phạm QTG đối với tác phẩm
âm nhạc trong môi trường KTS tại Việt Nam thơng qua việc phân tích nguồn cứ liệu là
các bài báo có uy tín đã được đăng tải và các số liệu thu thập được.
Phương pháp quan sát, tổng kết và phương pháp phân tích tổng hợp được sử
dụng để tìm ra nguyên nhân đồng thời đề ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
việc bảo hộ QTG trong môi trường KTS tại Việt Nam.
5. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian vừa qua trong trường đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề
bảo hộ QTG như “Một số vấn đề về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả trong giai
đoạn hiện nay”, Đề tài tham dự nghiên cứu khoa học của sinh viên lần thứ 2 năm 1998/
Lê Nguyễn Thuỳ Dung, Trần Hà Triệu Bình, Trần Việt Dũng; “Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam”, Luận văn cử nhân luật/ Nguyễn Mỹ
Liên; “Bảo vệ quyền tác giả những vấn đề lý luận và thực tiễn” Luận văn cử nhân/
Nguyễn Thị Diễm Phúc; “Bảo hộ quyền tác giả và quyền kế cận tác phẩm âm nhạc”
luận văn cử nhân/ Nguyễn Thị Phương Hảo. Vấn đề bảo hộ quyền tác giả là vấn đề cịn
tương đối mới mẻ ở nước ta vì thế có nhiều cơng trình nghiên cứu vấn đề này ở nhiều
khía cạnh và trong từng bối cảnh khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu trên chỉ nghiên



4

cứu bảo hộ QTG ở khía cạnh chung chứ khơng nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể của
QTG và không phân tích tìm hiểu bảo hộ QTG trong mơi trường đặc thù nhất định.
Đề tài khóa luận “Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ
thuật số tại Việt Nam” không những nghiên cứu lĩnh vực cụ thể QTG là tác phẩm âm
nhạc mà còn nghiên cứu trong mơi trường đặc thù là KTS. Ngồi ra việc tiếp tục
nghiên cứu một cách có hệ thống các chính sách, quy định pháp luật về bảo hộ QTG
trong mơi trường KTS ở nước ta trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay,
nhất là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới là điều cần thiết để góp
phần hồn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ QTG, mà cụ thể
là QTG trong môi trường KTS nói riêng để hồn chỉnh hành lang pháp lý, đảm bảo an
tồn, khuyến khích và bảo hộ có hiệu quả các hoạt động sáng tạo cũng như thu hút sự
đầu tư.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Việc tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống các chính sách, quy định pháp
luật về bảo hộ QTG đối với tác phẩm âm nhạc trong mơi trường KTS ở nước ta trong
tình hình phát triển kinh tế -xã hội hiện nay, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức
Thương mại thế giới là điều cần thiết để góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật SHTT
nói chung và bảo hộ QTG đối với tác phẩm âm nhạc trong mơi trường KTS nói riêng.
Việc nghiên cứu đề tài hi vọng sẽ mang lại cách nhìn tổng quan và cụ thể các vấn đề
khoa học pháp lý liên quan đến hoạt động bảo hộ QTG tác phẩm âm nhạc trong mơi
trường KTS hiện nay. Ngồi ra qua việc nghiên cứu, phân tích những khó khăn, thách
thức, cách nhìn nhận về vai trị và vị trí của việc sử dụng QTG tác phẩm âm nhạc trong
môi trường KTS ở nước ta hi vọng sẽ nâng cao dần ý thức trách nhiệm của mỗi cá
nhân, tổ chức sử dụng các tác phẩm trong đời sống, góp phần vào công cuộc bảo vệ,
chống vi phạm QTG trong môi trường KTS hiện nay ở nước ta.


5


Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG MÔI TRƢỜNG KỸ THUẬT SỐ.
1.1 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành, phát triển và vai trò, ý nghĩa của việc bảo hộ
quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trƣờng kỹ thuật số.
1.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành, phát triển của việc bảo hộ quyền tác giả
đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và những lợi ích to lớn mà sở
hữu trí tuệ (SHTT) nói chung và quyền tác giả (QTG) nói riêng mang lại cho nền kinh
tế thế giới cùng với nhu cầu thưởng thức các giá trị văn hóa, khoa học và nghệ thuật
ngày một cao thì việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được các quốc gia quan
tâm nhằm khuyến khích mọi người khơng ngừng lao động sáng tạo, tạo điều kiện để
họ được hưởng các thành quả lao động sáng tạo của mình và phát triển nền văn hóa,
nghệ thuật của đất nước. “Kinh nghiệm cho thấy các quốc gia bảo vệ quyền SHTT
mạnh mẽ nhất (Mỹ, Nhật và Tây Âu) là các quốc gia có nền văn hóa, khoa học, nghệ
thuật phát triển nhất”2 và việc thừa nhận, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tăng
cũng liên quan rất nhiều tới mức sống được nâng cao nhanh chóng ở những quốc gia
như Trung Quốc và Ấn Độ.3
Pháp luật bảo hộ quyền tác giả trên thế giới phát sinh cùng với sự phát triển của
công nghệ in ấn.4 Trước khi công nghệ in ra đời các quyển sách thường được chép tay,
vì thế khả năng người khác sao chép tác phẩm gốc không nhiều. Khi cơng nghệ in ấn
ra đời thì việc sao chép sách trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết khi và các
tác giả không không thể kiểm sốt, quản lý hết việc có bao nhiêu người bỏ tiền ra mua
sách do mình in, có bao nhiêu người mua sách in lậu. Chính vì vậy mà các tác giả và
các nhà in đã kiến nghị nhà nước mình bảo hộ quyền được in ấn và quản lý việc xuất
2

Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2006), tr 24
Thomas G. Field Jr, “Sở hữu trí tuệ là gì?”, Quyền sở hữu trí tuệ -Focus on Intellectual Property Rights, NXB
Từ điển bách khoa (2006), tr 7.

4
Lê Đình Nghị- Vũ Thị Hải Yến, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Giáo dục Việt Nam (2012), tr 13. “Sáng
chế về chữ in rời và máy in của Johannes Gutenberg (người Đức) vào năm 1440 là một trong những sự kiện lịch
sử dẫn đến sự ra đời của hệ thống pháp luật bảo hộ quyền tác giả.”
3


6

bản, in ấn. Hình thức khởi thủy của sự bảo hộ QTG là ở Anh thông qua việc cấp giấy
phép Hồng gia cho các chủ xưởng in có từ khoảng đầu thế kỷ XVI. Giấy phép này
được cấp vừa có mục tiêu bảo hộ độc quyền in sách cho các chủ xưởng in nhất định
chống lại các chủ xưởng in khác khơng có giấy phép, lại vừa làm tăng thêm một khoản
tiền đáng kể cho ngân quỹ của nhà cầm quyền vì chủ xưởng in muốn được cấp giấy
phép thì phải nộp một khoản lệ phí. Đồng thời, việc cấp giấy phép in sách độc quyền
còn tạo ra sự dễ dàng, thuận tiện cho chính quyền trong sự kiểm sốt các ấn phẩm có
tính chất dấy loạn hoặc phản tơn giáo
Đạo luật về QTG được ban hành sớm nhất đó là Đạo luật của Nữ hoàng Anne
ban hành năm 1709 để bảo hộ quyền lợi của tác giả trong một thời gian nhất định cho
tác giả có sách được in và đóng thành cuốn để bán nhằm khuyến khích sự sáng tạo.5
Sau đó lần lượt các quốc gia khác cũng đã ban hành các văn bản pháp luật về bảo hộ
QTG. Như ở Hoa Kỳ, Luật quyền tác giả đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được
ban hành và thông qua ngày 31 tháng 5 năm 1790. Đây được coi là văn bản luật liên
bang đầu tiên điều chỉnh các vấn đề liên quan đến QTG và việc bảo hộ QTG trên tồn
bộ lãnh thổ Hoa Kỳ. Cịn ở Pháp, với hai Nghị định nổi tiếng năm 1791, 1793, Nhà
nước đã chính thức thiết lập luật về quyền tác giả, trong đó khơng chỉ bảo hộ lợi ích
kinh tế của chủ nhà in, mà còn dành cho tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật một sự
độc quyền trong sự cho phép nhân bản và trình diễn đối với tác phẩm của họ.
Đến năm 1886, Công ước quốc tế về Bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật
đã được ký kết tại Berne – Thụy Sỹ hay còn được gọi là Công ước Bern với 10 nước

tham gia là Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Thuỵ Sỹ, Liberia, Hai-i-ti và Tunisia
theo sáng kiến của các nhà xuất bản và nhà văn của hai nước Anh và Pháp là những
nước có nền văn hố, khoa học, nghệ thuật đương thời tương đối phát triển. Với sự ra
đời của Công ước Bern, vấn đề bảo hộ QTG đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật
đã vượt qua phạm vi bảo hộ của một quốc gia và được mở rộng ra phạm vi quốc tế.
5

Th.s Kiều Thị Thanh, “Bảo hộ pháp lý quyền tác giả”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 12/2002, tr 51. “Đạo
luật đầu tiên về bản quyền của nước này được ban hành năm 1709 thường được gọi là Đạo luật của Nữ hoàng
Anne (Statute of [Queen] Anne) đã dành 14 năm độc quyền cho việc in một cuốn sách và độc quyền này có thể
được gia hạn thêm 14 năm nữa, nếu tác giả của cuốn sách vẫn còn sống khi thời hạn bảo hộ đầu tiên đã hết.”


7

Sau Công ước Bern nhiều điều ước quốc tế về việc bảo hộ QTG đối với tác
phẩm âm nhạc đã ra đời như Cơng ước tồn cầu về bản quyền năm 1952, Hiệp định về
các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT năm 1994 (Hiệp định
TRIPS). Các công ước này đã tạo ra các công cụ pháp lý hiệu quả để bảo vệ QTG nói
chung và QTG đối với tác phẩm âm nhạc nói riêng và khuyến khích sức sáng tạo. Tuy
nhiên, trong bối cảnh sự bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, các hiệp định đã
không dự liệu và giải quyết hết các vấn đề phát sinh trong việc áp dụng công nghệ số,
đặc biệt là trên internet. Trước tình hình đó cơng ước Wipo về quyền tác giả (Hiệp ước
WCT) đã ra đời vào tháng 12/1996 đã đưa ra những lời giải thích thích hợp trước
những thách thức của cơng nghệ kỹ thuật số (đặc biệt là internet), là sự bổ sung sự
thiếu hụt trong các cơng ước về QTG trước đó. Các công ước đã tạo ra những điều
kiện pháp lý cần thiết ở cấp độ quốc tế đối với việc sử dụng mạng kỹ thuật số toàn cầu
là thị trường cho các sản phẩm cơng nghệ văn hóa thơng tin và điều chỉnh lĩnh vực
QTG trong thương mại điện tử trên cơ sở duy trì cân bằng các lợi ích trong lĩnh vực
này.

Ở Việt Nam, trước năm 1945 là sự kế tiếp của các triều đại phong kiến nên hầu
như chưa thể xuất hiện bất kỳ ý tưởng bảo hộ quyền của bất kỳ nhà sáng tác tác phẩm
viết nào. Sau khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, do điều kiện riêng của sự
phát triển kinh tế - xã hội, lại thêm hoàn cảnh chiến tranh kéo dài nên ngay cả trong
chế độ dân chủ mới, chúng ta cũng chỉ tồn tại một số ghi nhận mang tính nguyên tắc
và khái quát trong Hiến pháp về một vài vấn đề liên quan đến lợi ích của người sáng
tạo.6 Đến năm 1986, khi đất nước đã được thống nhất, trước yêu cầu hiện thực hoá các
quy định của Hiến pháp năm 1980, chúng ta mới ban hành được một văn bản điều
chỉnh một số vấn đề cơ bản và cụ thể về QTG. Đó là Nghị định số 142/HĐBT ngày
14/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng quy định quyền tác giả. Cùng với việc ban hành

6

Tại Hiến pháp năm 1946 chỉ có Điều thứ 13 quy định: "Quyền lợi các giới cần lao trí thức và chân tay được
bảo đảm". Cịn Hiến pháp năm 1959 thì quy định rộng hơn: "… Nhà nước khuyến khích tính sáng tạo và tinh
thần tích cực trong lao động của những người lao động chân tay và lao động trí óc" (Điều 21); "Cơng dân nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hồ có quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành các
hoạt động văn hoá khác. Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ tính sáng tạo của những công dân theo đuổi sự
nghiệp khoa học, văn học, nghệ thuật và các sự nghiệp văn hoá khác" (Điều 34).


8

văn bản này, Nhà nước ta lần đầu tiên đã chính thức ghi nhận nhiều nội dung trọng yếu
của sự bảo hộ QTG như quy định về tác giả, về các loại tác phẩm được bảo hộ, các
quyền lợi tinh thần và vật chất của tác giả, thời hạn bảo hộ QTG… Sau mốc thời gian
này, quy định pháp luật về QTG tiếp tục được thể hiện với các nội dung ngày càng đầy
đủ hơn tại Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả năm 1994, Bộ luật Dân sự năm 1995 (Phần
thứ 6) và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự năm 1995.
Việt Nam là thành viên của công ước thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

từ năm 1976; là thành viên chính thức của Công ước Bern từ ngày 26/10/2004 và đã
phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới
được ký ngày 07 tháng 11 năm 2006 tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ (Nghị quyết
71/2006/QH11 của Quốc hội) và phải thực hiện các cam kết của mình với Tổ chức
Thương mại thế giới trong đó có các cam kết về sở hữu trí tuệ.
Để khắc phục những tình trạng bất cập đối với hệ thống pháp luật về SHTT và
đảm bảo sự hài hòa của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế tạo điều kiện thuận
lợi để nước ta hội nhập với thế giới, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp
luật về quyền SHTT thông qua việc ban hành nhiều văn bản pháp luật như sửa đổi Bộ
luật dân sự 2005 trong đó tái khẳng định những nguyên tắc cơ bản của SHTT trong
phần VI của Bộ luật; ban hành Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ được ban hành ngày
19/6/2009 điều chỉnh tất cả các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ trong đó có QTG
đối với tác phẩm âm nhạc. Bên đó nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có liên
quan đến QTG đối với tác phẩm âm nhạc cũng được ban hành như:
-

Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;

-

Nghị định 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghi định số
100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
dân sự và Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;


9

-


Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 qui định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 về bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

-

Nghị định 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 về việc quy định xử phạt vi phạm
hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan.

-

Nghị định 109/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009
về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên
quan.

-

Thơng tư liên tịch 07/ 2012/ TTLT- BTTTT- BVHTTDL quy định trách nhiệm
của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả,
quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và viễn thông.

Việc ban hành các văn bản trên đã đánh dấu bước phát triển mới trong hệ thống
pháp luật về quyền SHTT của Việt Nam, góp phần từng bước đưa pháp luật Việt Nam
về SHTT ngày càng phù hợp với xu thế hội nhập. Tuy nhiên trong quá trình triển khai
thực hiện đã nảy sinh và xuất hiện nhiều vấn đề mới như vấn đề bảo hộ QTG trong
môi trường kỹ thuật số, vấn đề thực thi hiệu quả QTG đối với tác phẩm âm nhạc. Vì
thế ngày càng có nhiều văn bản sẽ tiếp tục được ban hành để góp phần hồn thiện hệ
thống pháp luật của Việt Nam về quyền tác giả.
1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm

nhạc trong môi trường kỹ thuật số.
Việc bảo hộ QTG đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường KTS đóng một
vai trị quan trọng trong sự phát triển đời sống tinh thần, tác động đến tâm tư nguyện
vọng, đến cách sống, nếp nghĩ, hình thành nhân cách con người và là động lực góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt trong thời đại của KTS và internet
thì sự tiếp cận các tác phẩm âm nhạc trở nên dễ dàng và thuận thiện hơn bao giờ hết
khi chỉ cần một cái nhấp chuột ta có thể tiếp cận với hàng triệu, hàng tỉ các tác phẩm
âm nhạc đủ các thể loại trên thế giới, điều đó góp phần làm phong phú hơn đời sồng


10

tinh thần của con người, tạo nên sự kế thừa và phát triển liên tục của các tác phẩm âm
nhạc qua các thời đại.
Tuy nhiên điều đó cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ trong vấn đề bảo hộ
QTG tác phẩm âm nhạc khi mà một tác phẩm có thể sao chép ra hàng trăm, hàng triệu
bản chỉ trong một thời gian ngắn thậm chí chỉ trong một cái nhấp chuột và vấn đề cân
bằng lợi ích giữa quyền tiếp cận thành quả sáng tạo, nâng cao đời sống tinh thần của
con người với quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả. Muốn tạo ra một tác phẩm âm
nhạc hay được nhiều người yêu thích phụ thuộc rất nhiều vào sự trình bày, diễn đạt,
cách thể hiện dưới dạng một bản nhạc dưới tài năng sáng tạo nghệ thuật, kinh nghiệm
nghề nghiệp được tích lũy của tác giả và các hoạt động vật chất khác. Điều đó chứng
tỏ tác giả phải bỏ nhiều thời gian, công sức, chi phí để sáng tác, hồn thành tác phẩm
và các chi phí này cần phải được bù đắp. Bảo hộ QTG tác phẩm âm nhạc trong mơi
trường KTS góp phần bù đắp khoản chi phí cho q trình lao động sáng tạo của tác
giả, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo các tác phẩm âm nhạc.
Pháp luật về bảo hộ QTG trong môi trường kỹ thuật số đã tạo ra hành lang pháp
lý để các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc sáng tạo tác phẩm âm nhạc, góp phần thúc
đẩy các hoạt động sáng tạo trí tuệ và đảm bảo quyền bình đẳng giữa các chủ thể, loại
trừ các hoạt động văn hóa khơng lành mạnh và bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc

thơng qua việc quy định rõ ràng các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, cấm các
hành vi xâm phạm sự toàn vẹn của tác phẩm…Thực hiện tốt nội dung này cũng là thực
hiện ngun tắc hiến định “Cơng dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát
minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật , hợp lý hóa sản suất, sáng tác phê bình văn
học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác
giả, quyền sở hữu công nghiệp.7”
Bảo hộ QTG tác phẩm âm nhạc trong môi trường KTS trên phạm vi quốc tế là
điều cần thiết bởi một quốc gia không thể bảo hộ tốt QTG trong môi trường KTS mà
không có sự hợp tác của các quốc gia khác trên thế giới khi mà KTS và internet đã kết
7

Điều 60 Hiến pháp 1992


11

nối tồn cầu lại làm một, xóa bỏ khoảng cách biên giới quốc gia giúp chúng ta có thể
tiếp cận nền âm nhạc toàn cầu. Ngoài ra bảo hộ QTG tác phẩm âm nhạc trong mơi
trường KTS cịn thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, khoa học, kỹ thuật giữa các nước và
tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, khơng những giới thiệu văn hóa quốc
gia mình với các quốc gia khác trên thế giới mà còn có điều kiện tiếp cận học hỏi nền
văn minh nhân loại, tiếp thu có chọn lọc tài sản trí tuệ thế giới.
1.2 Khái niệm về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi
trƣờng kỹ thuật số.
1.2.1 Khái niệm về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Ngày nay vấn đề bảo hộ quyền SHTT được nhiều quốc gia quan tâm và đưa vấn
đề này quy định trong hệ thống pháp luật của quốc gia mình. Bởi bảo vệ các quyền
SHTT thì mới thúc đẩy được phát triển kinh tế, khuyến khích phát minh kỹ thuật và
thu hút được đầu tư để tạo ra công ăn việc làm mới. Trong báo cáo về triển vọng kinh
tế toàn cầu của Ngân hàng thế giới năm 2002 đã khẳng định tầm quan trọng ngày càng

tăng của SHTT với nền kinh tế toàn cầu “Với các mức thu nhập khác nhau thì quyền
SHTT thường gắn liền với thương mại và các dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi
lớn hơn và nhờ vậy có tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn8”. Vì vậy bảo hộ quyền
SHTT là góp phần phát triển nền kinh tế của quốc gia.
Theo lịch sử hình thành và phát triển của QTG tác phẩm âm nhạc trong mơi
trường KTS được trình bày ở mục 1.1 chương 1 của khóa luận này thì ta có thể thấy
nước đầu tiên ban hành luật về QTG là nước Anh với sự ra đời của đạo luật của nữ
hồng Anne năm 1709, sau đó tới các quốc gia như Hoa Kỳ 1790, Pháp 1791… Như
vậy QTG phát sinh tại những nước theo hệ thống Thông luật (Common Law) trước rồi
mới đến các nước theo hệ thống Dân luật (Civil law). Mặt khác, pháp luật bảo hộ
quyền tác giả trên thế giới phát sinh cùng với sự phát triển của cơng nghệ in ấn. Chính
vì thế ở các quốc gia theo hệ thống Thông luật, QTG được gọi là luật về sao chép

8

Thomas G. Field Jr, Sở hữu trí tuệ là gì?, Quyền sở hữu trí tuệ -Focus on Intellectual Property Rights, NXB Từ
điển bách khoa (2006 ), tr 5


12

(copyright hay bản quyền).9 Tại các nước theo hệ thống Dân luật, luật về quyền tác giả
từ khi được hình thành đã nhắm đến các giá trị nhân thân của tác giả, vì thế ở các nước
này sử dụng từ “Quyền tác giả”. Theo xu thế hội nhập với thế giới ở nhiều nước theo
hệ thống Thông luật cũng đã quan tâm đến vấn đề bảo hộ quyền nhân thân của tác giả,
vì thế hiện nay hai khái niệm này là tương đồng với nhau.
Theo quy định tại khoản 8, Điều 2 của Công ước thành lập Tổ chức sở hữu trí
tuệ thế giới (Wipo) ngày 14/7/1967: “Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến
các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các cuộc biểu diễn của nghệ sĩ biểu
diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế trong tất cả các lĩnh

vực sáng tạo của con người; các khám phá khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các
nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ và các tên thương mại; bảo hộ chống lại sự
cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác nảy sinh từ kết quả của hoạt
động trí tuệ thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghệ”. Từ khái
niệm trên thì SHTT được chia thành hai nhóm: nhóm về QTG bảo hộ các tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học và quyền liên quan; nhóm về quyền sở hữu công nghiệp bảo
hộ các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng
hóa và các đối tượng khác do pháp luật quy định. Và theo quy định tại khoản 1, Điều 4
Luật SHTT của Việt Nam thì “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối
với tài sản trí tuệ bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở
hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.” Như vậy QTG là một bộ phận cấu
thành nên quyền SHTT.
Căn cứ vào những quy định của pháp luật về QTG thì quyền tác giả có thể được
hiểu theo nghĩa khách quan, nghĩa chủ quan và được coi là một quan hệ pháp luật.
Theo nghĩa khách quan, QTG là tổng hợp các quy phạm pháp luật về QTG điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sáng tạo, sử dụng, định đoạt và bảo vệ các
đối tượng của QTG. Hay nói cách khác QTG bao gồm các quy phạm pháp luật quy
9

Thomas G. Field Jr, Sở hữu trí tuệ là gì?, Quyền sở hữu trí tuệ -Focus on Intellectual Property Rights, NXB Từ
điển bách khoa (2006), tr 7. “Bản quyền là một thuật ngữ pháp lý mô tả quyền lợi kinh tế của người sáng tác ra
các tác phẩm văn học và nghệ thuật trong đó bao gồm quyền tái bản, in ấn và trình diễn hay trưng bày tác phẩm
của mình trước cơng chúng.”


13

định về điều kiện xác lập QTG; về quyền, nghĩa vụ của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả và những người có quyền sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; về
trình tự thủ tục xác lập QTG; về các biện pháp bảo vệ và thẩm quyền xử lý các hành vi

xâm phạm QTG. Theo nghĩa chủ quan, QTG là quyền dân sự (quyền nhân thân và
quyền tài sản) của chủ thể với tư cách là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với các
tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và quyền khởi kiện khi nhận thấy quyền và lợi
ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Theo nghĩa là một quan hệ pháp luật dân sự, quan
hệ pháp luật về QTG là quan hệ giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với nhau hoặc
giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thể khác trong xã hội thông qua tác
phẩm, được các quy phạm pháp luật về quyền tác giả điều chỉnh. Quan hệ pháp luật
dân sự về QTG được cấu thành bởi ba yếu tố chủ thể, khách thể và nội dung. Chủ thể
của QTG là các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả; khách thể của QTG là các tác
phẩm văn học nghệ thuật, cơng trình khoa học do chính tác giả sáng tạo ra bằng lao
động trí tuệ; nội dung của QTG là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của
chủ thể trong quan hệ pháp luật về QTG được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.
Sáng tác âm nhạc là một quá trình lao động, sáng tạo miệt mài của tác giả. Q
trình này khơng những tạo ra các tác phẩm phục vụ đời sống tinh thần của mọi người
mà cịn góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội và phát triển nền kinh tế của đất
nước. Một minh chứng điển hình của sự phát triển này đó là Hàn Quốc, quốc gia được
biết đến với ngành cơng nghiệp giải trí phát triển mạnh mẽ trong đó có nền cơng
nghiệp âm nhạc (Kpop). “Theo thống kê của Cục nội dung sáng tạo Hàn Quốc
(KOCCA), ngành công nghiệp Kpop đã thu về 3,4 tỷ USD năm 2011. Doanh thu tại
nước ngoài cũng lên 180 triệu USD, tăng 112% so với năm 2010. Số liệu này đã tăng
liên tục với tốc độ gần 80% hàng năm kể từ 200710”. Với những lợi ích và vai trị to
lớn do các tác phẩm âm nhạc mang lại, việc bảo hộ quyền của tác giả, chủ sở hữu tác
phẩm chống lại các hành vi xâm phạm là điều hết sức cần thiết cho sự phát triển và
khuyến khích sự sáng tạo.

10

/>(truy cập ngày 16/5/2013).



14

Theo quy định tại Điều 12, Nghị định 100/2006/NĐ-CP thì “Tác phẩm âm nhạc
là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc
khác có hoặc khơng có lời, khơng phụ thuộc vào việc trình diễn hay khơng”. Định
nghĩa này giúp mở rộng khái niệm “tác phẩm âm nhạc” so với cách hiểu thông thường.
Một bản nhạc được sáng tác, cho dù khơng trình diễn trước cơng chúng, vẫn được xem
là tác phẩm âm nhạc và được bảo hộ theo các nguyên tắc luật định.
Từ những phân tích trên tác giả xin đưa ra khái niệm quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc như sau: quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là quyền của tổ chức,
cá nhân đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, cho phép tác giả,
chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác, sử dụng, định đoạt tác phẩm này
và chống lại việc sao chép bất hợp pháp.
1.2.2 Những đặc trưng của môi trường kỹ thuật số ảnh hưởng đến bảo hộ
quyền tác giả tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số
Trong những năm gần đây với sự nỗ lực và sáng tạo không ngừng cơng nghệ
KTS đã phát triển nhanh chóng đặc biệt là internet đã tạo ra khả năng mới cho nhân
loại trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có vấn đề liên quan đến việc lưu trữ
và chuyển giao QTG tác phẩm âm nhạc. Môi trường KTS có những đặc trưng sau:
(i)

Dễ dàng sao chép: Một tác phẩm khi đã được số hóa có thể sao chép một cách

dễ dàng, nhanh chóng cho phí thấp mà chất lượng vẫn đảm bảo. Mỗi bản copy lại tiếp
tục được sao thành nhiều bản khác mà vẫn giữ nguyên chất lượng ban đầu. Như vậy
chỉ cần một bản copy thôi cũng đủ đáp ứng nhu cầu của hàng triệu người.
(ii)

Dễ dàng phổ biến: Mạng số hóa tồn cầu cho phép phổ biến tác phẩm dưới


dạng số hóa một cách nhanh chóng trên tồn thế giới. Một tác phẩm được số hóa có thể
được tái bản hàng chục nghìn lần và truyền khắp thế giới chỉ trong vài tiếng đồng hồ.
Bên cạnh đó một cá nhân có thể trở thành chủ thể truyền phát tác phẩm số hóa đó làm
cho số lượng phân phối tăng theo cấp số nhân.
(iii)

Dễ dàng lưu trữ: Ngày nay có thể lưu trữ một dung lượng lớn các thơng tin số

hóa và mỗi năm giới hạn dung lượng có thể lưu trữ lại mở rộng ra rất nhiều trong một


15

không gian ngày càng nhỏ. Mới đầu thập kỷ 1990 những chiếc đĩa CD chỉ có dung
lượng 600 megabytes mà ngày nay một thiếc bị nghe nhạc chỉ bằng hộp thuốc lá cũng
có thể chứa được một khối lượng thơng tin lớn gấp 70 lần khoảng 10.000 bài hát11.
Như vậy sự phát triển của công nghệ KTS là con dao hai lưỡi đối với việc bảo
vệ QTG tác phẩm âm nhạc nói riêng, QTG nói chung. Một mặt nó giúp tác giả có thể
quảng bá tác phẩm của mình đến cơng chúng một cách thuận tiện, tiết kiệm chi phí và
xóa bỏ khoảng cách khơng gian và thời gian. Mặt khác tiến bộ công nghệ này cũng cơ
hội cho nhiều người sao chép và tiêu thụ bất hợp pháp đối với các tác phẩm này ảnh
hưởng nghiêm trong đến quyền lợi của tác giả, những người có liên quan.
1.2.3 Khái niệm về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong
môi trường kỹ thuật số.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ KTS thì việc bảo hộ các tác
phẩm âm nhạc trong môi trường KTS trở nên khó khăn hơn, việc sao chép, lưu trữ,
chia sẻ các bản nhạc trở nên dễ dàng hơn, thuận tiện hơn khi mà việc sao chép hàng
ngàn bản nhạc có thể thực hiện chỉ trong vài giây. Điều này đã dẫn đến nhiều khó khăn
trong việc bảo hộ QTG tác phẩm âm nhạc trong môi trường KTS
Môi trường KTS là mơi trường mà ta tiến hành mã hóa và giải mã tập hợp các

số, các ký tự, dấu, các lệnh dùng trong truyền dữ liệu. Hay nói cách khác là ta tiến
hành một phép áp một đối một từ một tập hợp nguồn thường gồm các tập hợp các số,
các ký tự, dấu, các lệnh dùng trong truyền dữ liệu . . .vào một tập hợp khác gọi là tập
hợp đích thường chứa các tổ hợp thứ tự của các số nhị phân thành các bộ mã, sau đó
tiến hành giải mã các bộ mã đó thành các số, ký tự và dấu…Hiện nay KTS được ứng
dụng rộng rãi trong đời sống của chúng ta như máy ảnh, máy chiếu, đầu máy kỹ thuật
số DVD, VCD, camera, USB, máy ảnh KTS….và ứng dụng quan trọng nhất, rộng lớn
nhất đó là mạng internet. Việc chia sẻ các bản nhạc trong môi trường KTS chủ yếu
được thực hiện thông qua môi trường internet mà phổ biến nhất là chia sẻ thông qua
11

Marybeth Peter, “Thách thức về vấn đề bản quyền trong thời đại kỹ thuật số”, Quyền sở hữu trí tuệ -Focus on
Intellectual Property Rights(2006), NXB Từ điển bách khoa, tr 61- 63.


16

mạng đồng đẳng, việc này đã đặt ra nhiều vấn đề về bản hộ QTG trong môi trường
KTS.
Internet là một hệ thống thơng tin tồn cầu có thể được truy nhập cơng cộng
gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo
kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã
được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ
hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người
dùng cá nhân và chính phủ trên toàn cầu. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và
dịch vụ khổng lồ. Internet cung cấp địa chỉ cơ sở hạ tầng để có thể hiện diện trực tuyến
và cho phép tất cả mọi người trên thế giới có thể truy nhập đến World Wide Web
(WWW). Khi nhu cầu sử dụng Internet tăng lên, các web site phải thay đổi để đáp ứng
các yêu cầu mới, từ đó hình thành thế hệ của các Website 1,2,3,4… trong đó phương
thức hỗ trợ việc chia sẻ dữ liệu trên internet phổ biến nhất đó là mạng đồng đẳng.

Mạng đồng đẳng (tiếng anh “peer to peer network”- P2P), còn gọi là mạng
ngang hàng, là mạng máy tính trong đó hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau,
chia sẻ tập tin, tất cả các dạng âm thanh, hình ảnh và truy cập các thiết bị như máy in
mà không cần phải qua máy chủ dành riêng. Sau khi cài phần mềm P2P trong máy
tính, người dùng có thể truy cập vào tất cả các tập tin dữ liệu ghi trong tất cả các máy
tính nối mạng trên thế giới mà không cần thông qua máy chủ với điều kiện các máy
này cũng cài phần mềm P2P. Cơ chế trao đổi này cho phép người truy cập internet có
thể sao chép, trao đổi các nội dung có bản quyền như âm nhạc hay phim ảnh một cách
miễn phí mà khơng cần sự cho phép của người có bản quyền đối với tác phẩm. Theo số
liệu năm 2010, “có đến 99% dữ liệu được chia sẻ qua mạng đồng đẳng là khơng có bản
quyền. Ước tính 5,16 tỉ file âm nhạc khơng có bản quyền năm 2001 và 7,44 tỉ file năm
2005 được chia sẻ thông qua mạng đồng đẳng.12”. Với việc xâm phạm QTG trong mơi
trường KTS như vậy thì vấn đề bảo hộ QTG là điều hết sức cần thiết.

12

Th.S Nguyễn Thị Tuyết, “Chia sẻ dữ liệu trong môi trường internet và vấn đề liên quan đến quyền tác giả”,
Tạp chí luật học, Số 1/2010, tr 52.


17

Bảo hộ QTG tác phẩm âm nhạc trong môi trường KTS là việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc chống lại sự khai thác, sử
dụng, định đoạt hay sao chép tác phẩm bất hợp pháp trong môi trường mạng internet.
Các quốc gia đều công nhận bảo hộ quyền SHTT nói chung và QTG tác phẩm
âm nhạc nói riêng là cần thiết, tuy nhiên, mức độ bảo hộ quyền SHTT của các quốc gia
có sự khác nhau. Việc lựa chọn mức độ bảo hộ quyền SHTT phụ thuộc vào điều kiện
kinh tế- xã hội, khoa học- cơng nghệ và chính sách của mỗi quốc gia. Đa số các nước
phát triển cho rằng nên bảo hộ mạnh mẽ quyền SHTT, cũng như là QTG tác phẩm âm

nhạc nhằm bù đắp chi phí, nỗ lực sáng tạo và khuyến khích sáng tạo ra các tác phẩm
âm nhạc có chất lượng cao cho xã hội. Trong khi các nước phát triển thường hay lên án
tình trạng vi phạm bản quyền ở các nước đang phát triển thì chính họ cũng đã làm như
vậy trong các thế kỷ trước vì mục đích phát triển quốc gia. Ví dụ như Hoa Kỳ khơng
cơng nhận quyền tác giả cho các tác giả nước ngoài trong thế kỷ thứ XIX vì để đáp
ứng nhu cầu quốc gia về kiến thức và văn minh.13 Còn nhiều nước đang phát triển lại
không mong muốn việc bảo hộ mạnh mẽ quyền sở hữu công nghiệp cũng như là QTG.
Bởi họ cho rằng họ cần tiếp cận với công nghệ và tri thức tiên tiến như những công cụ
cần thiết cho sự phát triển của đất nước14. Vì thế trong quá trình hội nhập, các quốc gia
đang phát triển trong đó có Việt Nam phải cân nhắc khi xây dựng hệ thống pháp luật
quốc gia về quyền SHTT nói chung và QTG tác phẩm âm nhạc nói riêng sao cho vừa
phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền SHTT vừa không cản trở sự phát triển
kinh tế và văn hóa của nước mình.
1.3 Nội dung quyền tác giả tác phẩm âm nhạc trong môi trƣờng kỹ thuật số.
Nhằm bù đắp những nỗ lực sáng tạo của tác giả và khuyến khích các cá nhân
sáng tạo tác phẩm âm nhạc, chủ thể sáng tạo được trao những độc quyền. QTG đối với

13

Phan Việt Dũng, “Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở các nước đang phát triển”, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, Số 6/2003, tr 37.
14
Lê Đình Nghị- Vũ Thị Hải Yến, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Giáo dục Việt Nam (2012), tr 11.


18

tác phẩm âm nhạc trong môi trường KTS cũng là một bộ phận của QTG. Nội dung của
QTG bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm âm nhạc.
Quyền nhân thân của tác phẩm âm nhạc là các quyền mang yếu tố tinh thần của

các chủ thể đối với tác phẩm. Về bản chất, quyền nhân thân là các quyền luôn gắn liền
với chủ thể nhất định mà không thể dịch chuyển được. Tuy nhiên, trong đó có những
quyền tuy được xác định là quyền nhân thân nhưng nó vốn dĩ là cơ sở để chủ thể có
quyền đó thực hiện các quyền khác về tài sản.Vì thế muốn thực hiện các quyền về tài
sản, người có quyền nhân thân này phải chuyển giao quyền đó cho chủ thể khác.
Quyền nhân thân đối với tác phẩm được phân chia thành hai loại: Quyền nhân thân
không thể chuyển dịch và quyền nhân thân có thể chuyển dịch.
Các quyền tài sản đối với tác phẩm âm nhạc là các lợi ích vật chất có được từ
tác phẩm mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền được hưởng gồm có quyền sử
dụng và quyền được hưởng thù lao giải thưởng. Thông thường chủ sở hữu quyền tác
giả được hưởng quyền sử dụng tác phẩm, còn tác giả được hưởng thù lao giải thưởng.
Quyền tài sản được bảo hộ có thời hạn và là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng
QTG hoặc hợp đồng sử dụng QTG.
Nhằm mục đích bảo hộ quyền lợi tốt nhất cho các chủ thể của QTG, pháp luật
luôn quy định rõ ràng nội dung của QTG (gồm có quyền nhân thân và quyền tài sản).
Hiểu rõ và nắm vững nội dung này các chủ thể QTG cũng góp phần đảm bảo lợi ích
của mình trước các hành vi xâm phạm.
1.4 Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trƣờng kỹ thuật số theo
quy định của một số Điều ƣớc quốc tế.
1.4.1 Công ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật
1.4.1.1 Vai trò và ý nghĩa của Công ước
Trước năm 1986, nhiều Hiệp ước song phương đã ra đời song với các nội dung
và điều kiện bảo hộ khơng giống nhau. Bên cạnh đó với sự phát triển của cuộc cách
mạng công nghiệp các nước nhận thấy cần phải chuẩn hóa quy định bảo hộ quyền


×