Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Bảo vệ nhà đầu tư những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật doanh nghiệp việt nam trong bối cảnh hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
---------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
Mã số: B 2007-10-06

Chủ nhiệm đề tài: Ts. Bùi Xuân Hải

TP. Hồ Chí Minh, 10/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
---------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
Mã số: B 2007-10-06

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài


Chủ nhiệm đề tài

Ts. Bùi Xuân Hải

TP. Hồ Chí Minh, 10/2010


NHỮNG NGƯỜI THAM GIA & CỘNG TÁC
----Chủ nhiệm đề tài: Ts. Bùi Xuân Hải
Trưởng Khoa Luật Thương mại, ĐH Luật TP.HCM
Các thành viên tham gia:
Ts. Lê Minh Toàn, Học viện Công nghệ BC-VT
Ths. Nguyễn Thị Thanh Lê, ĐH Luật TP.HCM

Cộng tác viên:
Ths. Nguyễn Thị Thư, ĐH Luật TP.HCM
Lê Nguyễn Anh Vũ
Lê Thị Thanh Vân
Ngô Nhật Phương
Phạm Thị Thanh Mai
Lê Thị Thủy Trinh


MỤC LỤC
-------------------------Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Thông tin kết quả nghiên cứu
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ VỀ LUẬN BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ

1.1
1.2
1.2.1
1.2.2
1.3
1.3.1
1.3.2
1.3.3
1.4
1.5
1.5.1
1.5.2
1.6
1.6.1
1.6.2
1.6.3
1.6.4
1.6.5
1.7

Cơ sở lý luận xác định nhà đầu tư
Bảo vệ cổ đông/thành viên công ty: khái niệm và chủ thể
Khái niệm bảo vệ cổ đông/thành viên cơng ty
Vai trị của nhà nước và hiệp hội trong việc bảo vệ cổ đông/thành
viên công ty
Sự cần thiết bảo vệ cổ đông/thành viên công ty
Bảo vệ cổ đông và vấn đề phát triển nền kinh tế
Bảo vệ cổ đông/thành viên trước người quản lý công ty
Bảo vệ cổ đông thiểu số trước các cổ đông lớn
Những yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến bảo vệ cổ đông/thành

viên công ty
Bảo vệ cổ đông/thành viên công ty và vấn đề hội nhập
Những vấn đề lý luận cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế
Tác động của hội nhập đến vấn đề bảo vệ cổ đông/thành viên công
ty
Cách thức và biện pháp bảo vệ đông/thành viên công ty
Bảo vệ bằng công cụ pháp luật
Bảo vệ bằng việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh
Bảo vệ thông qua cơ chế tự điều chỉnh: điều lệ công ty
Bảo vệ bằng các ‘qui tắc mềm’
Các biện pháp khác
Những nguyên tắc cơ bản của qui định pháp luật về bảo vệ cổ
đông/thành viên công ty
Kết luận Chương 1
Chương 2
QUI ĐỊNH VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG
PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN

1

8
8
12
12
14
17
17
18
20

25
28
28
32
35
35
37
38
39
41
42
45

46


2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.6
2.2.7
2.3.
2.4
2.5
2.6
2.7

2.8
2.9

1
2
3

Khái quát về nguồn của những qui tắc pháp lý bảo vệ cổ
đông/thành viên công ty
Bảo vệ cổ đông thông qua những qui định về quyền của cổ
đông/thành viên công ty
Tổng quan về quyền của cổ đông/thành viên công ty theo Luật DN
2005
Về quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán và định đoạt cổ phần
Về quyền dự họp ĐHĐCĐ
Về quyền yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ, HĐTV, HĐQT
Về quyền khởi kiện người quản lý công ty
Về quyền u cầu cơng ty mua lại vốn góp
Về quyền của nhóm cổ đơng thiểu số
Bảo vệ cổ đơng thơng qua qui định về điều kiện họp và thông
qua quyết định của ĐHĐCĐ, HĐTV
Bảo vệ cổ đông thiểu số qua phương thức bầu dồn phiếu trong
CTCP
Bảo vệ cổ đông/thành viên qua các qui định về BKS
Bảo vệ cổ đông/thành viên qua qui định về nghĩa vụ công bố
thông tin của công ty
Bảo vệ cổ đông/thành viên qua qui định về nghĩa vụ của người
quản lý công ty
Bảo vệ cổ đông/thành viên thơng qua việc kiểm sốt các giao
dịch có khả năng tư lợi

Những qui định khác liên quan đến bảo vệ cổ đông/thành viên
trong Luật DN 2005
Kết luận Chương 2

46

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận về các kết quả nghiên cứu
Các kiến nghị nhằm hoàn thiện qui định về bảo vệ cổ
đông/thành viên công ty trong Luật DN 2005
Dự báo hiệu quả điều chỉnh

116
116
119

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phiếu khảo sát Điều tra xã hội học
Báo cáo kết quả điều tra xã hội học

130
141
142
145

51
51
56
59

64
74
83
84
87
93
96
99
104
109
113
115

127


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Công ty TNHH 2TV trở lên Công ty TNHH hai thành viên trở lên
CTCP

Công ty cổ phần

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh


DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTV

Hội đồng thành viên

KH & ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

Luật DN

Luật Doanh nghiệp

OECD

Organisation
Development

Sở GDCK

Sở Giao dịch chứng khốn


TAND

Tồ án nhân dân

TGĐ/GĐ

Tổng giám đốc/Giám đốc

TMCP

Thương mại cổ phần

THADS

Thi hành án dân sự

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBCKNN

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

UNESCO

for

Economic


Co-operation

United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization

UNDP

United Nations Development Programme

WB

World Bank

WTO

World Trade Orginazation

and


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU
--------------------Bảo vệ nhà đầu tư là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của thị trường
chứng khoán và nền kinh tế. Đề tài này nghiên cứu các qui định liên quan đến bảo
vệ cổ đông CTCP và thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên trong Luật
Doanh nghiệp 2005. Trên cơ sở lý luận về bảo vệ cổ đông, thực tiễn thi hành và
kinh nghiệm của nước ngồi, chúng tơi đã khẳng định rằng: Luật Doanh nghiệp
2005 giữ vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ cổ đông/thành viên công ty. Đạo
luật này đã thể hiện tư tưởng bảo vệ cổ đông/thành viên công ty, đặc biệt là cổ đông
thiểu số, bằng nhiều biện pháp, cách thức khác nhau. Mặc dù Luật Doanh nghiệp
2005 có nhiều ưu điểm, song chúng tôi cũng đã chỉ ra nhiều bất cập, hạn chế của

đạo luật này trong việc bảo vệ cổ đông/thành viên công ty qua các qui định về
quyền của cổ đông/thành viên công ty, về họp và biểu quyết của đại hội đồng cổ
đơng, về ban kiểm sốt, về quyền khởi kiện người quản lý công ty, về vụ kiện phái
sinh, về yêu cầu huỷ bỏ quyết định của đại hội đồng cổ đông và hội đồng thành
viên ..vv. Những khiếm khuyết này của Luật Doanh nghiệp 2005 đã làm giảm khả
năng và hiệu quả bảo vệ cổ đông/thành viên công ty trong thực tiễn, vì thế đạo luật
này cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và
yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất các kiến nghị cụ thể
nhằm hoàn thiện các qui định của Luật Doanh nghệip 2005 về bảo vệ cổ
đông/thành viên công ty: như về quyền của cổ đông/thành viên công ty; về vấn đề
thẩm quyền, họp và biểu quyết của đại hội đồng cổ đông; về huỷ bỏ quyết định của
đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên và hội đồng quản trị; về ban kiểm soát;
về nghĩa vụ của người quản lý công ty...vv. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cho rằng
hiệu quả thực tế của việc bảo vệ cổ đông/thành viên công ty không chỉ phụ thuộc
vào chất lượng của Luật Doanh nghiệp, mà nó cịn phụ thuộc vào khả năng thi hành
và áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khả năng tự bảo
vệ của cổ đông/thành viên công ty.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
---------1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bảo vệ nhà đầu tư là một trong các yếu tố quan trọng cho sự phát triển của
nền kinh tế, bởi vì, nhà đầu tư sẽ khơng bỏ vốn đầu tư kinh doanh nếu như quyền
và lợi ích chính đáng của họ không được pháp luật bảo đảm, nhất là trong điều kiện
của một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Luật DN 2005 đã có
những tiến bộ và thành công so với những qui định về công ty trong Luật Công ty
1990 và Luật DN 1999, thể hiện qua số lượng và qui mô của các doanh nghiệp

được thành lập tăng lên nhanh chóng và đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển
của nền kinh tế.1 Ban soạn thảo Luật DN 2005 và Quốc hội đã khẳng định rằng một
trong những tư tưởng chỉ đạo trong việc xây dựng Luật DN 2005 là tăng cường bảo
vệ cổ đông, đặc biệt là bảo vệ cổ đông thiểu số.2
Cổ đông thiểu số chiếm tuyệt đại đa số trong các cổ đông, họ cần phải được
pháp luật bảo vệ và khuyến khích đầu tư kinh doanh, mua cổ phiếu để góp phần
phát triển thị trường chứng khốn nói riêng và thị trường vốn nói chung. Trong mỗi
cơng ty, nhất là các công ty đại chúng, cổ đông thiểu số thường bị chèn ép quyền
lợi, bị làm ngơ bởi cổ đông lớn – những kẻ nắm giữ nhiều vốn và từ đó nắm giữ
quyền biểu quyết áp đảo so với cổ đông thiểu số. Trong thực tiễn, các cổ đông, nhất
là cổ đông nhỏ, vẫn hay bị lừa dối, bị lãng quên bởi những người quản lý công ty
hay bởi chính các cổ đơng lớn - những đối tượng nhiều khi khơng có cùng chung
lợi ích. Những vụ việc như nhận hối lộ ở PJICO, sử dụng tiền của cơng ty đầu tư
trái phép ở CTCP Mía đường La Ngà, việc định đoạt tài sản của công ty trái qui
định ở CTCP Cơ khí xây dựng số 18 (COMA 18), hay cuộc tranh chấp quyền lực
kéo dài tại CTCP Đay Sài Gịn, CTCP Bơng Bạch Tuyết, Cơng ty TNHH Bệnh
Viện Tây Đô … chỉ là những phần nổi nhỏ của một thực trạng đáng buồn. Nhiều số
liệu về kết quả kinh doanh thiếu tính tin cậy, nhiều hành vi thiếu cẩn trọng, những
hành động cố ý hoặc vô ý của những người quản lý công ty cũng dẫn đến nhiều hậu
quả xấu cho các cổ đông, song các cổ đơng cũng thấy thật sự khó khăn khi thưa
kiện đến tòa án với mong muốn bảo vệ quyền lợi của mình.
1

Trong suốt mấy năm

Tính đến tháng 5/2010, Việt Nam có tổng cộng 496.101 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký kinh doanh
là gần 2.313.857 tỷ VND (khoảng 121 tỷ USD); 97% các doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa, ước
tính đóng góp khoảng trên 40% GDP. Nguồn: Cổng thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 15/7/2010
2
Báo cáo số 444/BC-UBTVQH11 ngày 19.11.2005 của Ủy ban Thường vụ quốc hội, tr.7.



2

qua, Báo cáo về kinh doanh (Doing Business Report) của Ngân hàng thế giới
(World Bank) thường xếp Việt Nam vào tốp 10 nền kinh tế có chỉ số bảo vệ nhà
đầu tư (investor protection index) kém nhất thế giới. Chẳng hạn, theo Báo cáo về
kinh doanh năm 2010 của WB thì Việt Nam được xếp thứ hạng 177/183 nền kinh
tế tồn cầu. Nếu điểm số bình qn về bảo vệ nhà đầu tư của các nền kinh tế Châu
Á – Thái Bình dương (Asia-Pacific) đạt được là 5.3 điểm thì Việt Nam chỉ được có
2.3 điểm.3
Bảo vệ cổ đơng khơng chỉ là vấn đề của các nhà làm luật, các luật gia hay
các nhà đầu tư, mà còn được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu, các doanh nhân và
nhà quản trị. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
(World Trade Organization - WTO) và tham gia ngày càng sâu rộng vào hội nhập
kinh tế quốc tế; cho nên, pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư cần phải góp phần
tạo lập nền tảng pháp lý thuận lợi để thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong
nước và nước ngoài, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty Việt Nam và
thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế. Việc phân tích, đánh giá các qui định
hiện hành trong pháp luật doanh nghiệp về bảo vệ cổ đông/thành viên công ty là
thực sự cần thiết nhằm từng bước hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, để
thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nhằm
phát triển nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên ở nước ta, vẫn chưa có một cơng trình
nghiên cứu tồn diện, sâu sắc và mang tính học thuật cao về các qui định bảo vệ cổ
đông/thành viên trong Luật DN 2005.
Bởi những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ‘Bảo vệ nhà đầu
tư: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập’.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á – Thái Bình Dương ở thập niên

cuối cùng của thế kỷ 20 và sự sụp đổ của một số tập đoàn lớn ở nước Mỹ những
năm đầu của thế kỷ XXI, các nghiên cứu về bảo vệ nhà đầu tư (bảo vệ cổ đông) đã
xuất hiện ngày càng nhiều ở các nước phát triển.4 Ở mức độ quốc tế, phải kể đến
3

Xem World Bank, Doing Business Report 2010, tại website: />Ví du, xem nghiên cứu đã công bố của Giáo sư Rafael La Porta, Florencio Lopez-de-Silanes, Andrei
Shleifer, và Robert Vishny; nghiên cứu của Giáo sư Gordon Walker, 'Corporate Governance in East Asia:
Prospects for Reform' trong Low Chee Keong (ed), Corporate Governance: An Asia-Pacific Critique (2002),
4


3

các nghiên cứu của Nhóm Bộ tứ (The Gang of Four) bao gồm 4 giáo sư của các
đại học danh tiếng ở Mỹ và châu Âu (Rafael La Porta, Florencio Lopez-de-Silanes,
Andrei Shleifer và Robert Vishny) với một loạt các công trình được cơng bố như:
Investor Protection and Corporate Governance, Investor Protection and Corporate
Valuation; Investor Protection: Origins, Consequences, Reform; và Law and
Finance..

Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế

(Organisation for Economic Co-operation and Development - OECD) cũng đã nỗ
lực trong việc kêu gọi các quốc gia tăng cường bảo vệ cổ đông, một yêu cầu căn
bản của quản trị công ty tốt. OECD đã tổ chức nhiều vòng Hội thảo tại các nước ở
nhiều châu lục và đã công bố Bộ qui tắc quản trị công ty (Corporate Governance
Principles 2004) nổi tiếng thế giới và được nhiều quốc gia áp dụng. OECD cũng đã
công bố Sách trắng về Quản trị công ty ở Châu Á (White Paper on Corporate
Governance in Asia), mà trong đó vấn đề bảo vệ cổ đông là một chủ đề lớn. Ngân
hàng thế giới (World Bank - WB) cũng thể hiện vai trị quan trọng trong việc thúc

đẩy cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh toàn cầu gần chục năm qua, World
Bank đã tổ chức đánh giá môi trường kinh doanh của gần 200 nền kinh tế tồn cầu
(trong đó có Việt Nam) và cơng bố Doing Business Report hàng năm, trong đó có
chỉ số về bảo vệ nhà đầu tư (investor protection index).
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về quản trị công ty và bảo vệ cổ đông mới xuất
hiện trong khoảng hơn chục năm gần đây. Khái niệm quản trị công ty (corporate
governance) và bảo vệ cổ đông (shareholder protection) có vẻ mới lạ với nhiều
người, cả các luật sư, nhà kinh tế học và những người quản lý, điều hành doanh
nghiệp. Những tổ chức đi đầu trong nghiên cứu về vấn đề bảo vệ cổ đông ở Việt
Nam phải kể đến Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (Central Institute
for Economics Management - CIEM). Tổ chức này đã phối hợp với World Bank,
Tổ chức Hỗ trợ kỹ thuật Đức (Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit - GTZ),
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (United Nations Development
Programme - UNDP), tổ chức điều tra, nghiên cứu, và tổng hợp nhiều báo cáo có
giá trị về pháp luật doanh nghiệp, đầu tư và bảo vệ cổ đông; chẳng hạn như Thời
điểm cho sự thay đổi: Đánh giá Luật Doanh nghiệp và Kiến nghị nhằm phục vụ
tr. 567-92; Gordon Walker, 'Corporate Governance in East Asia: The Policy Rationale for Reform' (2004)
19(8) Journal of International Banking Law and Regulation, tr. 273-275. Xem thêm các nghiên cứu khác
trên website của Ngân hàng thế giới tại .


4

cho việc ban hành Luật DN 2005. Tổ Công tác thi hành Luật DN & Luật Đầu tư –
UNDP cũng đã công bố Báo cáo đánh giá hai năm thi hành Luật Doanh nghiệp và
Luật Đầu tư …vv. Bảo vệ nhà đầu tư cũng xuất hiện trong một số bài viết ngắn hay
trong sách chuyên khảo của một số nhà khoa học, luật sư và nhà quản trị như Bùi
Xuân Hải (Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề trong pháp luật công ty Việt Nam,
Bảo vệ cổ đông:Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong Luật Doanh nghiệp 2005..);
Nguyễn Ngọc Bích – Nguyễn Đình Cung (Cơng ty: Vốn, quản lý & Tranh chấp

theo Luật Doanh nghiệp 2005), Quách Thúy Quỳnh (Quyền của cổ đông thiểu số
theo pháp luật Việt Nam).... Một số sinh viên bậc cử nhân hoặc học viên cao học đã
làm khóa luận hay luận văn tốt nghiệp về Luật DN 2005 và có đề cập đến một vài
vấn đề về bảo vệ cổ đông/thành viên cơng ty. Nhưng cho đến hiện nay, chưa có
cơng trình nghiên cứu một cách tồn diện và đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn về
bảo vệ cổ đông/thành viên công ty theo qui định của Luật DN 2005.

3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Phân tích các vấn đề lý luận về bảo vệ cổ đông/thành viên công ty, tập
trung vào lý do của việc bảo vệ cổ đông, chủ thể tiến hành và phương thức, cách
thức bảo vệ cổ đông. Đề tài cũng phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
đến vấn đề bảo vệ cổ đông/thành viên công ty.
- Tìm hiểu các qui định liên quan đến bảo vệ cổ đơng/thành viên cơng ty
trong pháp luật của nước ngồi để từ đó có thể so sánh với các qui định hiện hành
của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật DN 2005;
- Phân tích các qui định của Luật DN 2005 về bảo vệ cổ đơng/thành viên
cơng ty; bình luận, phân tích các qui định này trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và
kinh nghiệm của nước ngoài để khẳng định những điểm mạnh và phát hiện những
hạn chế, bất cập của những qui định trong Luật DN 2005 liên quan đến bảo vệ cổ
đông/thành viên công ty;
- Đề xuất các giải pháp, các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện Luật DN 2005
để tăng cường hơn nữa việc bảo vệ cổ đông/thành viên công ty.


5

4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là những vấn đề liên quan đến bảo vệ cổ
đông của CTCP, thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên, đặc biệt là cổ

đông/thành viên thiểu số. Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận về bảo vệ nhà đầu tư,
nghiên cứu, đánh giá các qui định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện hành
liên quan đến bảo vệ cổ đông/thành viên công ty. Đề tài cũng nêu và phân tích các
vấn đề thực tiễn liên quan đến bảo vệ cổ đông/thành viên công ty.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu về bảo vệ cổ đông CTCP, thành viên công ty TNHH
2 thành viên trở lên mà không nghiên cứu vấn đề bảo vệ chủ nợ hay bảo vệ chủ sở
hữu công ty TNHH 1 thành viên hoặc bảo vệ quyền lợi của thành viên công ty hợp
danh. Chúng tôi cũng không nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ đặc thù của các cổ
đông ưu đãi trong CTCP theo qui định của Luật DN 2005.
- Đề tài chỉ tập trung phân tích, đánh giá các qui định liên quan đến bảo vệ
cổ đông CTCP, thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên trong Luật DN 2005.
Đề tài không nghiên cứu các qui định khác của Luật DN 2005 về công ty và cổ
đông/thành viên, cũng không nghiên cứu qui định trong Luật Chứng khoán và các
đạo luật chuyên ngành khác liên quan đến CTCP và công ty TNHH 2 thành viên
trở lên.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu vận dụng phương pháp nghiên cứu
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để phân tích, đánh giá các sự kiện, tình huống,
vấn đề. Phương pháp luật so sánh (comparative law method) được sử dụng để so
sánh qui định của pháp luật Việt Nam với pháp luật nước ngồi. Đề tài cịn sử dụng
phương pháp phân tích, nghiên cứu thực tế - điều tra xã hội học để hoàn thành các
mục tiêu nghiên cứu.
Đề hoàn thành Đề tài, Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập các tài liệu cần
thiết về bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ cổ đông ở trong nước và tài liệu nước ngồi. Sau
khi nghiên cứu tài liệu, nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng đề cương nghiên cứu
và tiến hành nghiên cứu các chuyên đề nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu theo
các nội dung đã định hướng.



6

Giai đoạn tiếp theo là tiến hành Điều tra xã hội học trên cơ sở phối hợp giữa
Nhóm nghiên cứu với các cộng tác viên, các chuyên viên của các sàn giao dịch
chứng khốn, lãnh đạo và cổ đơng của một số công ty để lấy kết quả điều tra.
Tổ chức Hội thảo: Nhóm nghiên cứu đã tổ chức hội thảo khoa học ‘Bảo vệ
cổ đông: Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong pháp luật doanh nghiệp Việt
Nam’ với sự tham gia của các chuyên gia pháp luật, nghiên cứu, giảng dạy tại ĐH
Luật TP.HCM, ĐH Kinh tế - Luật thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM, Khoa Luật Kinh
tế - ĐH Kinh tế TP.HCM, các Thẩm phán của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại
TP.HCM, Thẩm phán của Tòa kinh tế TAND TP.HCM, các luật sư của một số văn
phịng luật sư và cơng ty luật; một số Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, TGĐ
của một số doanh nghiệp; các nghiên cứu sinh, học viên cao học luật kinh tế ... Hội
thảo là cơ hội để các nhà khoa học, luật sư, thẩm phán, nhà quản trị cùng Nhóm
nghiên cứu Đề tài trình bày, trao đổi quan điểm về các vấn đề thuộc đối tượng
nghiên cứu của Đề tài.
7. Kết quả nghiên cứu & giá trị ứng dụng
Báo cáo tổng kết đề tài, Kỷ yếu hội thảo, Kết quả điều tra xã hội học sẽ là
nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà làm luật, các luật sư, nhà quản trị,
các nhà nghiên cứu và sinh viên luật cũng như quản trị kinh doanh. Sản phẩm của
Đề tài nghiên cứu này còn bao gồm Bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung các qui định
của Luật DN 2005 gửi cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) –
Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; và Đoàn Đại biểu quốc hội
TP.HCM nhằm chuẩn bị cho việc sửa đổi, bổ sung Luật DN 2005 trong thời gian
tới. Cho đến thời điểm hồn thành Báo cáo này, Nhóm nghiên cứu đã có 04 bài viết
được đăng trên các tạp chí chun ngành luật, trong đó có 1 bài được đăng ở nước
ngồi.
Ngày 01/10/2010, tức là sau khi Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành việc Bảo
vệ đề tài ở cấp cơ sở (ngày 6/9/2010), Chính phủ đã ban hành Nghị định số
102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp

2005 (dưới đây gọi tắt là NĐ 102/2010) và thay thế cho Nghị định 139/2007/NĐCP. Nghị định số 102/2010 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/11/2011. Một số kiến
nghị của Nhóm nghiên cứu trong Báo cáo kết quả nghiên cứu đã bảo vệ ở cấp cơ sở
ngày 06/9/2010 đã được thể hiện trong Nghị định 102/2010. Nghị định số 102/2010


7

đã có một số qui định đúng như kiến nghị của Nhóm nghiên cứu, ví dụ như: về việc
gửi phiếu biểu quyết của cổ đông mà không cần trực tiếp hiện diện tham dự họp
ĐHĐCĐ; về quyền khởi kiện người quản lý công ty trong CTCP và Công ty
TNHH; về hiệu lực của quyết định, nghị quyết của ĐHĐCĐ hay HĐTV khi có
tranh chấp về tính hợp pháp của nó….. Như vậy, trong Báo cáo tổng kết và Bản
kiến nghị, chúng tơi đã có sự thay đổi, bổ sung để phù hợp với những qui định mới
trong NĐ 102/2010 sẽ có hiệu lực từ ngày 15/11/2010 tới đây.
Chúng tơi cũng khẳng định rằng, những nhận định, đánh giá, phân tích, bình
luận trong Báo cáo tổng kết, Báo cáo tóm tắy và Bản kiến nghị được viết trên cơ sở
những văn bản qui phạm pháp luật đã được ban hành đến ngày 15/10/2010; vì vậy,
có thể chúng khơng cịn phù hợp với những qui định được ban hành sau ngày
15/10/2010.


8

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ
------------------------1.1. Cơ sở lý luận xác định nhà đầu tư
Hoạt động đầu tư là hoạt động không thể thiếu trong mọi nền kinh tế, cung
cấp vốn cho nền kinh tế, là nguồn lực cho sự tồn tại và phát triển của một nền kinh
tế. Dưới góc độ kinh tế, nhà đầu tư được hiểu là những tổ chức, cá nhân bỏ vốn
vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh

lợi. Khái niệm nhà đầu tư (investor) có thể được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cá
nhân hay tổ chức đầu tư vào doanh nghiệp, hay hiểu một cách rộng hơn là vào một
dự án, với tư cách là chủ sở hữu (onwner – shareholder) hoặc người cho vay
(lender) nhắm tới một lợi ích nào đó, một khoản lợi nhuận.5 Mục đích chung nhất
của các nhà đầu tư là lợi nhuận, song, cách thức để đạt được mục tiêu đó có thể
khác nhau. Nhà đầu tư có thể là nhà đầu tư vốn điều lệ (equity investors hay
shareholders) hoặc người cho vay (chủ nợ - creditors).
Theo Điều 3 Luật Đầu tư 2005 thì nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện
hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp
thành lập theo Luật DN; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp
tác xã; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hộ kinh doanh, cá nhân; tổ chức, cá
nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường
trú ở Việt Nam; và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo
Điều 6 Luật Chứng khốn 2006 thì nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ
chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Điều 3 của
Luật Đầu tư 2005 cũng định nghĩa “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại
tài sản hữu hình hoặc vơ hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Cũng theo Luật Đầu tư 2005, hoạt động đầu tư được hiểu là hoạt động của nhà đầu
tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý
dự án đầu tư, và có thể tiến hành đầu tư dưới hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư
gián tiếp. Các hoạt động đầu tư là hình thức đầu tư trực tiếp được qui định cụ thể
tại Điều 21 và hoạt động đầu tư là hình thức đầu tư gián tiếp được qui định tại Điều
5

Xem Jonathan Fisher, Jane Bewsey, Malcolm Walters and Elizabeth Ovey, The Law of Investor Protection,
2003, 2nd edition, tr. 5


9


26 của Luật Đầu tư 2005. Theo Luật DN 2005, tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phần đã
phát hành của CTCP được được gọi là cổ đơng, góp vốn vào vốn điều lệ của cơng
ty TNHH thì được gọi là thành viên. Theo Điều 13 của Luật DN 2005 thì tất cả các
tổ chức, cá nhân khơng phân biệt quốc tịch (nếu không thuộc trường hợp bị pháp
luật cấm) đều có thể trở thành cổ đơng CTCP hoặc thành viên công ty TNHH.6
Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa rộng, khái niệm nhà đầu tư được hiểu bao
gồm cổ đông CTCP, thành viên công ty TNHH, chủ sở hữu công ty TNHH một
thành viên, thành viên công ty hợp danh, các chủ nợ của công ty, và nhà đầu tư vào
quỹ đầu tư chứng khốn. Song, như đã trình bày trong Lời mở đầu về đối tượng và
phạm vi nghiên cứu của Đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về bảo vệ nhà
đầu tư góp vốn vào vốn điều lệ của CTCP và công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Những phân tích dưới đây trong Báo cáo này cũng chỉ tập trung vào nhà đầu tư là
cổ đông CTCP và thành viên công ty TNHH 2 TV trở lên. Việc sử dung thuật ngữ
‘cổ đông’ trong Báo cáo này là nói đến cổ đơng của CTCP và thành viên trong
công ty TNHH 2 TV trở lên, trừ trường hợp ngữ cảnh cụ thể địi hỏi chúng tơi diễn
đạt khác đi.
Trong quản trị công ty và khoa học pháp lý, người ta thường chia các cổ
đông thành cổ đơng lớn và cổ đơng thiểu số. Ts. Nguyễn Đình Cung và Luật sư
Nguyễn Ngọc Bích thì chia cổ đơng thành cổ đơng ít vốn (cổ đơng thiểu số) và cổ
đơng đa số.7 PGS. Ts. Phạm Duy Nghĩa thì cho rằng “người nắm giữ phần vốn
đáng kể trong công ty, có thể thu gom phiếu để thao túng cơng ty được gọi là cổ
đông đa số. Ngược lại, các cổ đơng nhỏ, khơng có ảnh hưởng đáng kể trong quản lí
và điều hành cơng ty được xem là cổ đơng thiểu số.”8
Bỏ qua cách gọi trong tiếng Việt của chúng ta vốn dĩ khá hạn hẹp về ngôn
ngữ diễn tả những phạm trù hiện đại của pháp luật phương Tây khi chúng du nhập
vào Việt Nam về sử dụng thuật ngữ ‘cổ đơng thiểu số’ hay ‘cổ đơng ít vốn’ hoặc
6

Theo Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ (sẽ hết hiệu lực vào ngày 15/11/2010) và Nghị định

102/2010/NĐ-CP (thay thế NĐ 139/2007) thì chỉ những tổ chức có tư cách pháp nhân mới có thể thành lập,
góp vốn vào cơng ty; như vậy, những tổ chức khơng có tư cách pháp nhân thì khơng thể trở thành cổ đơng
hay thành viên của công ty. Qui định tại NĐ 139/2007 và NĐ 102/2010 cỏ thể coi là sự hướng dẫn theo
hướng thu hẹp qui định của Luật DN 2005 về quyền góp vốn của một tổ chức. Về vấn đề tư cách pháp nhân,
xem Điều 84 của Bộ luật dân sư 2005.
7
Xem Nguyễn Ngọc Bích & Nguyễn Đình Cung, Cơng ty: Vốn, quản lý & Tranh chấp theo Luật Doanh
nghiệp 2005, 2009, tr.349, 352. Hai tác giả này cho rằng “chúng ta phân biệt cổ đơng ít vốn khi nói đến tiền
họ góp vốn; cổ đơng chỉ là đa số hay thiểu số khi họ biểu quyết”, sđd, tr.349.
8
Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình luật kinh tế, Tập 1: Luật Doanh nghiệp: Tình huống, Phân tích, Bình luận,
2006, tr 101, 102.


10

‘cổ đông nhỏ’. Cho dù giới nghiên cứu, các nhà làm luật và luật sư có thống nhất
với nhau về sự tồn tại của phạm trù pháp lý ‘cổ đông lớn’ và ‘cổ đơng thiểu số’ thì
việc định nghĩa nó như thế nào cũng là vấn đề khá phức tạp. Người ta có thể nói hai
phe, đa số chiếm số đơng, và phe thiểu số chiếm số ít, trong một tổ chức nào đó khi
đếm đầu thành viên; song, việc sử dụng từ ngữ này không hề gắn với việc đếm số
lượng cổ đơng bị phân hóa theo phe cánh trong một cơng ty.
Pháp luật Việt Nam chưa có một định nghĩa về “cổ đơng thiểu số” hay cổ
đơng ít vốn. Luật DN 2005 không định nghĩa cổ đông lớn và cổ đơng thiểu số,
nhưng Luật Chứng khốn 2006 đã định nghĩa (Điều 6.9) rằng “Cổ đông lớn là cổ
đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ năm phần trăm trở lên số cổ phiếu có
quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.”9 Tương tự, theo Điều 4.26 của Luật các
Tổ chức tín dụng 2010 thì ‘cổ đơng lớn của tổ chức tín dụng cổ phần là cổ đơng sở
hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức
tín dụng đó’.10 Như vậy, Luật Chứng khốn 2006 và Luật các Tổ chức tín dụng

2010 đã đưa ra con số 5% để xác định ranh giới giữa cổ đông lớn và các cổ đông
khác. Việc xác định sở hữu trực tiếp rất đơn giản, song xác định thế nào là ‘sở hữu
gián tiếp’ theo lời văn của điều luật thì quả thực cịn có nhiều vấn đề phải bàn. Hơn
nữa, nếu 5% là ranh giới, thì những cổ đơng sở hữu dưới 5% có thể được gọi là cổ
đơng thiểu số hay cổ đông nhỏ (cho phù hợp với cách gọi cổ đông lớn của cặp
phạm trù lớn – nhỏ) hay không?
Luật DN 2005 không định nghĩa cổ đông lớn hay cổ đông thiểu số mà chỉ
đưa vào những con số tỷ lệ về 25% hay 10% để dành cho cổ đơng/thành viên góp ít
vốn có thêm một số quyền nhất định. Những qui định về tỷ lệ 10% trong CTCP
theo Điều 79.2 hay 25% trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo Điều 41.2
và qui định về nghĩa vụ đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh khi cổ đông sở
hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên theo Điều 86.4 Luật DN 2005 cũng không cho
chúng ta cách định nghĩa thuyết phục về cổ đông thiểu số.
9

Để thuận tiện cho việc trình bày, khi diễn đạt về Điểm hay Khoản trong một Điều luật cụ thể trong Báo cáo
này, chúng tôi sẽ viết Khoản 9 Điều 6 là Điều 6.9; hoặc Điểm a Khoản 1 Điều 41 sẽ được viết là Điều 41.1.a.
10
Luật các Tổ chức tín dụng 2010 (Luất số 47/2010/QH12) được Quốc hội thơng qua ngày 16/6/2010 và có
hiệu lực thi hành từ 01/1/2011 thay thế Luật các Ttổ chức tín dụng 1997 và các Luật sửa đổi bổ sung.
Nếu căn cứ theo Điều lệ mẫu của ngân hàng thương mại cổ phần được ban hành theo Quyết định số
383/2002/QĐ-NHNN ngày 24/2/2002 của Ngân hàng nhà nước thì cổ đơng lớn là tổ chức hoặc cá nhân sở
hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của Ngân hàng. Tuy nhiên,
văn bản này đã bị huỷ bỏ bởi Thông tư số 06/2010/TT-NHNN ngày 26/2/2010 của Ngân hang Nhà nước
Việt Nam.


11

Bởi vậy, với những quy định của pháp luật thực hiện hành, khó có thể đưa ra

một định nghĩa về cổ đông thiểu số. Song, mọi người đều hiểu rằng cổ đơng thiểu
số thì khơng chi phối được cơng ty, khơng có khả năng áp đặt quan điểm, ý chí,
đường lối sách lược của mình cho cơng ty … khi các cổ đơng thực hiện các quyền
của mình. Theo chúng tôi, cần định nghĩa cổ đông thiểu số dựa trên hai yếu tố
quan trọng hàng đầu sau đây:
Thứ nhất: nói đến cổ đơng thiểu số phải nói đến số vốn góp của họ, số cổ
phần mà họ sở hữu (phần trăm cổ phần có quyền biểu quyết trong CTCP) hay phần
vốn góp của họ (tỷ lệ phần trăm) trong vốn điều lệ của cơng ty TNHH.
Thứ hai: nói đến cổ đơng thiểu số là phải nói đến khả năng của họ trong việc
tác động tới chính sách, kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển, lựa chọn người
quản lý công ty, hay nói cách khác là nói tới vai trị của họ khi biểu quyết thông
qua các vấn đề tại cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty – ĐHĐCĐ hay HĐTV
công ty. Hơn nữa, theo nguyên tắc vốn có của một cơng ty đối vốn, kẻ nào góp vốn
nhiều sẽ có nhiều phiếu biểu quyết hơn trong cơng ty, thơng thường ‘tiếng nói’
trong cơng ty sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu vốn của cổ đông/thành viên đó trong
cơng ty. Vì thế, khả năng chi phối cơng ty vẫn phụ thuộc vào số cổ phần, vốn góp
mà họ nắm giữ. Song, một vấn đề không kém phần quan trọng là mối tương quan
về số cổ phần/vốn góp giữa các cổ đông/thành viên trong công ty, tức là sự so sánh
về tỷ lệ sở hữu giữa các cổ đơng của cơng ty đó với nhau. Một cổ đơng chiếm 5%
vốn điều lệ có thể được coi là cổ đơng lớn trong một CTCP có hàng ngàn, hàng vạn
cổ đơng, có thể sẽ bị coi là cổ đơng nhỏ trong một CTCP chỉ có 5 cổ đơng mà 4 cổ
đông kia đều sở hữu không dưới 20% tổng số cổ phần. Vì thế, cổ đơng sở hữu 5%
tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trong một cơng ty niêm yết mà Luật Chứng
khoán qui định thực sự khác với một cổ đông sở hữu 5% tổng số cổ phần của một
công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng.
Trong lý luận cũng như trong pháp luật thực định của nhiều quốc gia, người
ta có thể chia cổ đông thành cổ đông phổ thông (sở hữu cổ phần phổ thông) và cổ
đông ưu đãi (sở hữu cổ phần ưu đãi). Khái niệm cổ phần ưu đãi được xây dựng trên
cơ sở nền tảng khái niệm cổ phần phổ thơng, khơng thể có cổ phần ưu đãi nếu
khơng tồn tại khái niệm cổ phần phổ thông. Khái niệm phổ thông cho người ta cách

hiểu đơn giản nhất về cổ đông với những quyền và nghĩa vụ cơ bản, chẳng hạn các
quyền về tài sản, biểu quyết, đựơc thông tin, dự họp, chuyển nhượng cổ phần…vv.


12

Song, khái niệm cổ phần ưu đãi thì ln được xác định trên cơ sở những đặc quyền,
sự hơn hẳn về lợi ích nào đó trong sự so sánh với cổ phần phổ thông. 11 Tuy nhiên,
‘sự ưu ái’ dành cho cổ phần ưu đãi khơng có nghĩa là ưu đãi hơn tất cả, khơng phải
cổ đơng ưu đãi thì ln ln có tất cả quyền hơn hẳn của cổ đơng phổ thơng theo
phép so sánh thuần túy. Ví dụ, theo Luật DN 2005, sự ưu đãi của một loại cổ phần
ưu đãi nào đó thường được gắn liền với sự hạn chế nhất định của chủ sở hữu so với
cổ phần phổ thông, như bị hạn chế về chuyển nhượng hay quyền dự họp, biểu
quyết tại ĐHĐCĐ.12
Ngoài ba loại cổ phần ưu đãi được qui định cụ thể trong Luật DN 2005,
CTCP cịn có thể phát hành các loại cổ phần ưu đãi khác, với những ưu đãi cụ thể
tùy theo điều kiện của mỗi công ty. Nếu so với việc phân chia cổ đông thành cổ
đông lớn và cổ đơng thiểu số thì cách phân loại cổ đơng phổ thơng và cổ đơng ưu
đãi ít có giá trị trong việc nghiên cứu về bảo vệ cổ đông. Cũng giống như các
nghiên cứu về bảo vệ cổ đông trên thế giới, nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung
vào bảo vệ cổ đông phổ thông chứ không bao gồm các cổ đơng ưu đãi; bởi vì, như
đã phân tích ở trên, cổ phần ưu đãi mang đến cho người sở hữu nó những đặc
quyền hơn hẳn so với cổ phần phổ thơng nhưng có thể sẽ bị những hạn chế nhất
định so với cổ phần phổ thông tuỳ theo qui định của mỗi công ty.
1.2. Bảo vệ cổ đông/thành viên công ty: khái niệm và chủ thể
1.2.1. Khái niệm bảo vệ cổ đông/thành viên công ty
Theo cách hiểu thông thường trong tiếng Việt, bảo vệ có nghĩa là giữ gìn,
chống sự xâm hại.13 Theo Black Law Dictionary thì bảo vệ (protect) có nghĩa là
che chở cái gì đó nhằm chống mọi sự xâm hại.14 Mục đích của hành động bảo vệ là
giữ cho đối tượng được bảo vệ được an toàn, được vận hành, hoạt động theo đúng

bản chất vốn có của nó. Việc bảo vệ một đối tượng nào đó cũng có thể phải được
tiến hành trên cơ sở phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi hay nguy cơ có thực xâm

11

Bình luận về cổ phần ưu đãi, xem thêm Nguyễn Ngọc Bích - Nguyễn Đính Cung, Cơng ty: Vốn, Quản lý
và Tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005, 2009, 171-173.
12
Theo Luật DN 2005 thì CTCP bắt buộc phải có cổ phần phổ thơng và có thể có cổ phần ưu đãi. Luật DN
qui định cụ thể về 03 loại cổ phần ưu đãi nhưng cho phép CTCP có thể qui định thêm các loại cổ phần ưu
đãi khác. Những nhận định trên đây là xuất phát từ qui định về 3 loại cổ phần ưu đãi so với cổ phần phổ
thông theo Luật DN 2005. Xem thêm các điều 79, 81, 82, 83 Luật DN 2005.
13
Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2008) Từ điển tiếng Việt thông dụng, tr. 43.
14
P.H. Collin (2000), Dictionary of Law (3rd edition), tr. 293.


13

hại đến đối tượng cần bảo vệ; và khả năng phục hồi quyền lợi của chủ thể đó nếu bị
xâm hại.
Bảo vệ cổ đơng/thành viên có nghĩa là hành động giữ gìn, đảm bảo cho các
quyền và lợi ích chính đáng của cổ đông/thành viên được thực hiện đúng và đầy đủ.
Công tác bảo vệ cổ đông/thành viên phải ngăn ngừa các hành vi vi phạm quyền lợi
ích chính đáng của cổ đông/thành viên; phải chống lại, phải xử lý nghiêm minh các
hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích của cổ đơng/thành viên. Dưới góc độ pháp
luật, bảo vệ cổ đơng/thành viên cơng ty có thể được hiểu là tổng hợp các qui tắc
pháp lý nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý các hành vi xâm phạm đến quyền và
lợi ích của các cổ đơng/thành viên, bao gồm cả sự phục hồi những quyền, lợi ích

của cổ đông/thành viên bị xâm hại.
Bảo vệ cổ đông/thành viên cũng có thể được hiểu là hệ thống các phương
thức, cách thức, biện pháp nhằm đảm bảo cho cổ đông/thành viên có đầy đủ và trọn
vẹn các quyền và lợi ích chính đáng của mình theo qui định của pháp luật, điều lệ
và các qui định nội bộ của công ty. Bảo vệ cổ đông/thành viên cũng được hiểu bao
gồm cả việc đảm bảo cho cổ đơng/thành viên có điều kiện để thực hiện đầy đủ và
trọn vẹn các quyền chính đáng của mình, có khả năng phục hồi các quyền và lợi ích
của cổ đơng/thành viên nếu nó bị xâm hại.
Theo nghĩa thơng thường, đối tượng được bảo vệ có thể gồm nhiều loại khác
nhau, đối tượng được bảo vệ có thể là tài sản dưới hình thức vật chất (nhà máy, xí
nghiệp, cửa hàng, máy móc, thiết bị, hàng hóa …), có thể là động vật, thực vật; có
thể tổ chức, cá nhân; thậm chí là mơi trường sống. Khách thể được bảo vệ có thể là
quyền đối với tài sản hay các giá trị tinh thần, danh dự, nhân phẩm uy tín của chủ
thể; và cũng có thể là sức khỏe, tính mạng tức quyền được sống trong điều kiện
bình thường.
Như đã phân tích ở Mục 1.1 của Chương này, cổ đơng/thành viên cơng ty
có thể là tổ chức hoặc cá nhân sở hữu cổ phần hay phần vốn góp trong cơng ty.
Nhưng bảo vệ cổ đơng/thành viên cơng ty khơng phải là bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của tổ chức, cá nhân là cổ đông/thành
viên. Đối tượng được bảo vệ mà nghiên cứu này muốn hướng tới là các cổ
đông/thành viên của công ty, tức là những tổ chức, cá nhân mà pháp luật thừa nhận
họ là cổ đông CTCP hay thành viên công ty TNHH theo pháp luật doanh nghiệp


14

hiện hành. Đề tài này không nghiên cứu về đối tượng được bảo vệ là người lao
động, cơ quan nhà nước, hay chủ nợ hoặc người quản lý công ty.
Bảo vệ cổ đơng/thành viên khơng có nghĩa là bảo vệ cá nhân, tổ chức là cổ
đông/thành viên của công ty theo cách hiểu thông thường. Khách thể của việc bảo

vệ cổ đơng/thành viên đó là các quyền và lợi ích chính đáng của cổ đơng/thành
viên. Nhưng, khách thể được bảo vệ ở đây không phải tất cả các quyền lợi ích của
họ với tư cách là một tổ chức hay một cá nhân nói chung chung, mà trong đó bao
gồm rất nhiều quyền như quyền được sống, được làm việc, học tập, mưu cầu hạnh
phúc, tự do kinh doanh... đối với một cổ đông/thành viên là cá nhân. Pháp luật
doanh nghiệp, cụ thể là Luật DN 2005 không qui định về bảo vệ sức khỏe, về tính
mạng, tinh thần, về danh dự, uy tín, nhân phẩm của cổ đơng/thành viên. Những vấn
đề nói trên khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật DN 2005, mà thuộc các lĩnh
vực pháp luật khác. 15 Pháp luật doanh nghiệp không điều chỉnh các vấn đề về quan
hệ nhân thân, về danh dự, nhân phẩm, uy tín của tổ chức, cá nhân. Đề tài cũng
khơng nghiên cứu về bảo vệ các quyền lợi ích khác của tổ chức, cá nhân là cổ
đông/thành viên mà không gắn liền với tư cách cổ đông/thành viên của họ trong
công ty theo pháp luật doanh nghiệp.
Bảo vệ cổ đơng/thành viên có nghĩa là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của cổ đông/thành viên trong mối quan hệ với các chủ thể khác liên quan đến tư
cách của họ là cổ đông/thành viên của công ty theo qui định của Luật DN 2005.
1.2.2. Vai trò của nhà nước và hiệp hội trong việc bảo vệ cổ đông/thành viên
công ty
1.2..2.1. Các cơ quan nhà nước
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý toàn diện nền kinh tế xã hội, phải
bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng cho các thành viên trong xã hội. Những cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ít nhiều liên quan đến bảo vệ cổ đơng/thành viên có
thể kể đến bao gồm cả cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, đặc biệt là tịa án
nhân dân. Vai trị bảo vệ cổ đơng/thành viên của nhà nước được thể hiện thơng qua
ba khía cạnh chủ yếu sau đây:
15

Điều 1 của Luật DN 2005 nêu rõ phạm vi điều chỉnh là: về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động
của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế; quy định về nhóm cơng ty. Luật DN 2005 chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp và tổ

chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp.


15

+ Thứ nhất: Nhà nước ban hành pháp luật về doanh nghiệp; trong đó có các
qui định về địa vị pháp lý của công ty, cổ đông/thành viên công ty; qui định về
nghĩa vụ của người quản lý công ty; về chế độ công khai thông tin và những qui
định khác nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho các tổ chức, cá nhân đầu tư
kinh doanh;
+ Thứ hai: Nhà nước thiết lập hệ thống cơ quan tư pháp để giải quyết các
tranh chấp phát sinh giữa công ty với các cổ đông/thành viên và giữa cổ đông/thành
viên với nhau; hoặc tranh chấp giữa người quản lý công ty với công ty hay cổ
đông/thành viên bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của cổ đơng/thành viên. Tịa
án và cơ quan thi hành án hoạt động hiệu quả, thực thi pháp luật nghiêm minh sẽ có
vài trị đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các cổ
đông/thành viên;
+ Thứ ba: Nhà nước xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật làm
ảnh hưởng đến cơng ty và quyền. lợi ích chính đáng của cổ đông/thành viên công
ty. Việc xử phạt nghiêm minh là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo
cho pháp luật được thực thi nghiêm túc và đạt mục đích của nhà làm luật. Pháp luật
dù có hay và hợp lý đến đâu mà thiếu chế tài nghiêm minh thì cũng sẽ làm giảm
hiệu lực điều chỉnh trên thực tế, dẫn đến sự rối loạn trật tự kỷ cương. Những chế tài
đối với hành vi vi phạm quyền lợi của cổ đông/thành viên, tuỳ theo mức độ vi
phạm, là xử phạt hành chính, buộc bồi thường thiệt hại hoặc có thể khởi tố hình sự.
1.2.2.2. Hiệp hội của các nhà đầu tư
Trong những trường hợp nhất định, một cổ đơng/thành viên riêng lẻ khó có
thể tự bảo vệ quyền lợi của mình do những hạn chế về năng lực chun mơn, về tài
chính và thời gian, như không đủ khả năng nhất định để thực hiện một hành động
đáng kể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình. Vì thế, nhiều nước trên thế

giới đã có những hiệp hội của các nhà đầu tư, các cổ đơng để nhằm mục đích bảo
vệ quyền lợi chính đáng cho các cổ đông. Nếu như hiệp hội của các doanh nghiệp
thường chỉ nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp trước chính quyền,
như trước các cơ quan như hải quan, thuế vụ, thì hiệp hội của các cổ đông sẽ bảo vệ
quyền lợi của cổ đông/thành viên trước những người quản lý công ty hay trước sự
chèn ép của các cổ đơng lớn hoặc địi hỏi cổ đông lớn, người quản lý công ty phải
thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình.


16

Mặc dù Việt Nam đã có rất nhiều hiệp hội của doanh nghiệp, nhưng chưa có
hiệp hội của các cổ đông/thành viên. Ngày 05/11/2003, Hiệp hội các Nhà Đầu tư
Tài chính Việt Nam (VAFI), một tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức tự nguyện của các
tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tài chính và những lĩnh vực có
liên quan đến thị trường tài chính Việt Nam, đã được thành lập theo Quyết định số
74/2003/QĐ - BNV của Bộ Nội Vụ. Một trong những chức năng và nhiệm vụ cơ
bản của VAFI là bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư am hiểu
pháp luật và an tâm bỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp; đại diện các nhà đầu tư tài
chính xây dựng và quan hệ hợp tác với các Hiệp hội khác nhằm thiết lập mối quan
hệ giữa các nhà đầu tư tài chính với các nhà đầu tư chiến lược để góp phần phát
triển thị trường tài chính và mơi trường đầu tư Việt Nam.16 Song, thực chất đây
chưa phải là hiệp hội của các cổ đơng/thành viên đúng nghĩa.
Người Việt Nam có câu, ‘một cây làm chẳng nên non’, cho nên các cổ đông
thiểu số nên hợp sức lại với nhau để tạo thành ‘hòn núi’ thơng qua các hiệp hội của
chính mình, để có ‘tiếng nói’ lớn hơn trong ĐHĐCĐ, HĐTV, để có thể địi hỏi
cơng ty, người quản lý cơng ty phải thực hiện đúng nghĩa vụ, bổn phận của mình.
Song, sự hỗ trợ của Nhà nước đối với quá trình thành lập và hoạt động của các hiêp
hội cổ đông là thực sự cần thiết.
Như vậy, trong mục này, chúng tôi đã trình bày khái niệm về bảo vệ cổ

đơng/thành viên cơng ty và nhấn mạnh các vấn đề sau đây: (i) thứ nhất: đối tượng
được bảo vệ là cổ đông/thành viên và cụ thể là các quyền và lợi ích chính đáng của
họ với tư cách là cổ đông/thành viên trong cơng ty; (ii) thứ hai: các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan lập pháp, tòa án và các cơ quan tư pháp
khác; hiệp hội của các cổ đơng có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ cổ
đông/thành viên công ty.

16

Điều 5 Điều lệ của VAFI. Điều 3 của Điều lệ qui định Tôn chỉ, Mục đích của VAFI như sau: Hiệp hội là
tổ chức Xã hội - Nghề nghiệp hoạt động phi vụ lợi; Đại diện cho các nhà đầu tư tài chính Việt Nam; Tập
hợp, đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên và là diễn đàn trao đổi thông tin,
cung cấp các dịch vụ cho hội viên một cách bình đẳng; Xúc tiến phát triển thị trường tài chính Việt Nam
lành mạnh, hội nhập với thị trường tài chính quốc tế.
Về Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) xem thêm website:


17

1.3. Sự cần thiết bảo vệ cổ đông/thành viên công ty
1.3.1. Bảo vệ cổ đông/thành viên và vấn đề phát triển nền kinh tế
Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các nhà đầu tư là một yếu tố quan
trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong số các nghiên cứu về quản trị công ty
và bảo vệ nhà đầu tư trên thế giới, cơng trình nghiên cứu của nhóm giáo sư mang
quốc tịch khác nhau gồm Rafael La Porta, Florencio Lopez-de-Silanes, Andrei
Shleifer và Robert Vishny – hay người ta cịn gọi là Nhóm Bộ tứ (the Gang of
Four) được đánh giá rất cao.17 Các nghiên cứu và thực nghiệm của Nhóm Bộ tứ đã
chứng minh được mối quan hệ nhân quả rất rõ ràng giữa mức độ bảo vệ nhà đầu tư
và sự phát triển của thị trường tài chính. 18 Đối với các các nhà đầu tư nước ngồi,
yếu tố ổn định về chính trị và khả năng được bảo vệ bằng các công cụ pháp luật

luôn được quan tâm. Nhà đầu tư thường không mạo hiểm đầu tư kinh doanh ở một
quốc gia mà quyền, lợi ích của họ khơng được bảo vệ. Nghiên cứu của Giáo sư
Bradley nhấn mạnh rằng tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ có tác động
yếu hơn, kém hơn ở nhưng nền kinh tế có mức độ bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn và có
các chuẩn mực quản trị công ty tốt.19 Những nền kinh tế có mức độ bảo vệ nhà đầu
tư yếu kém thường chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế
hơn các nền kinh tế có mức độ bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn. Kinh nghiệm của Thái
Lan, Nhật Bản, Singapore và Indonesia trong cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á
Thái Bình dương cuối thế kỷ 20 có thể được coi là một minh chứng. Việc bảo vệ
các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ là một yếu tố quan trọng cho sự phát
triển của thị trường chứng khoán của một quốc gia.
Nhà đầu tư bỏ vốn vào nền kinh tế thường dưới hai hình thức phổ biến: góp
vốn vào các cơ sở kinh doanh và cho các cơ sở kinh doanh vay tiền; họ cũng có thể
mua bán chứng khốn của các cơng ty trên thị trường chứng khốn. Khi các nhà
đầu tư được bảo vệ, thì qui mơ đầu tư sẽ tăng lên và số lượng các nhà đầu tư sẽ

17

Các nghiên cứu điển hình của Nhóm bộ tứ (Rafael La Porta, Florencio Lopez-de-Silanes, Andrei Shleifer,
và Robert Vishny) là ‘Investor Protection and Corporate Governance’ (2000) 58 Journal of Financial
Economics 3-27; ‘Investor Protection and Corporate Valuation’ NBER Working Paper 7403 (October 1999);
‘Investor Protection: Origins, Consequences, Reform’, the National Bureau of Economic Research (NBER)
Working Paper 7428 (Dec 1999); và ‘Law and Finance’ (1998) 106 Journal of Political Economy, 11311150.
18
Rafael La Porta, Florencio Lopez-de-Silanes, Andrei Shleifer, và Robert Vishny ‘Investor Protection and
Corporate Governance’ (2000) 58 Journal of Financial Economics, tr 15.
19
Nick Bradley, 'How to Measure and Analyze Corporate Governance" in Corporate Governance 2003'
(2003) International Financial Law Review, 40, tr. 41.



18

tăng nhanh bởi vì họ sẽ tự tin hơn khi bỏ vốn vào các cơ sở kinh doanh hay các dự
án kinh doanh. 20 Bảo vệ nhà đầu tư là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của thị
trường tài chính và tăng trưởng kinh tế. Bảo vệ nhà đầu tư sẽ thu hút nguồn vốn tiết
kiệm trong dân chúng (đặc biệt là các khoản tiết kiệm cá nhân), và sẽ khuyến khích,
thúc đẩy việc chuyển các khoản tiết kiệm thành các khoản đầu tư vào công ty.
Trong các nghiên cứu của mình, WB đã nhấn mạnh tới mối quan hệ rất rõ ràng
giữa đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp, và mức độ bảo vệ
nhà đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư.21 Tóm lại, bảo vệ nhà đầu tư là một yếu tố
quan trọng cho sự phát triển của thị trường vốn và của nền kinh tế.
1.3.2. Bảo vệ cổ đông/thành viên trước người quản lý công ty
Trong mỗi công ty đều có những mối quan hệ ẩn chứa sự xung đột lợi ích ở
một mức độ khác nhau, trong đó có mối quan hệ giữa các cổ đơng/thành viên với
người được thuê, được bổ nhiệm để quản lý công ty. 22 Trong CTCP, luôn tồn tại
nguy cơ xung đột về lợi ích giữa một bên là cổ đơng với tư cách là người sở hữu
vốn với một bên là những người quản lý điều hành công ty với tư cách là người
trực tiếp quản lý sử dụng vốn, tài sản của công ty.23 Trên cả phương diện lý luận và
thực tiễn, tất cả các cổ đơng/thành viên nói chung – bất kể là cổ đông lớn hay cổ
đông nhỏ - đều phải đối mặt với một vấn đề lớn của quản trị cơng ty là có thể bị
‘bóc lột’ bởi những người quản lý điều hành công ty.24 Nhiều nghiên cứu ở phương
Tây cho rằng quan hệ giữa cổ đông (shareholders) và người quản lý công ty
(company directors) là mối quan hệ đại diện.25 Các chủ sở hữu của công ty phải lựa
chọn, bổ nhiệm người quản lý, khai thác tài sản của mình để sinh lợi.
Do bản chất tự nhiên, người quản lý công ty, cho dù họ là hay khơng là cổ
đơng/thành viên của cơng ty, thì đều có rất nhiều cơ hội để tư lợi cho mình hay cho
20

Xem thêm Hồng Việt Hà, Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và phát triển thị trường chứng khốn, Tạp chí

Nghiên cứu kinh tế, 11/2005, tr.36.
21
World Bank, Shareholder Rights, 2010, trên website của World Bank.
22
Về các mối quan hệ tiềm ẩn sự xung đột lợi ích trong cơng ty, xem Henry Hansmann and Reinier
Kraakman, 'What is Corporate Law' trong Reinier R. Kraakman et al, The Anatomy of Corporate Law: A
Comparative and Functional Approach (2004) tr. 1, 2.
23
Lê Hoàng Tùng, Thành viên HĐQT độc lập: Qui định và Thực tiễn, Tạp chí Nhà quản lý, 2009, 2/2009
(68), tr. 50
24
Bình luận về vấn đề lợi ích và khả năng tư lợi của người quản lý công ty, xem thêm Phạm Duy Nghĩa,
Chuyên khảo Luật Kinh tế, 2004, tr. 334-335.
25
Về vấn đề mối quan hệ giữa cổ đông và người quản lý công ty, về quan hệ đại diện, xem thêm Bùi Xuân
Hải, Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật cơng ty Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số
4/2007.


×