Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Bảo vệ nhà đầu tư trong pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.61 KB, 97 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ VĂN

BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ
TRONG PHÁP LUẬT VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ VĂN

BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ
TRONG PHÁP LUẬT VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế - Mã số: 603850

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Xuân Hải

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008




3

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam kết đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả; những nội
dung thể hiện trong luận văn do chính tác giả thực hiện, tuân thủ đầy đủ mọi quy
định trích dẫn, chú thích, khơng sao chép bất hợp pháp tài liệu của bất kỳ ai đã từng
công bố.


4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐDQ

Ban đại diện quỹ

Công ty QLQ

Cơng ty Quản lý quỹ

ĐHNĐT
Luật chứng khốn

Đại hội nhà đầu tư
Luật Chứng khốn số 70/2006/QH 11 Quốc hội
thơng qua ngày 29/6/2006
Luật đầu tư số 59/2005/QH11 Quốc hội thông qua
ngày 29/11/2005

Luật doanh nghiệp số 60/ 2005/QH11 Quốc hội
thông qua ngày 29/11/200
Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật chứng khoán
Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của
Chính phủ về chứng khốn và thị trường chứng
khoán.
Ngân hàng giám sát

Luật đầu tư 2005
Luật doanh nghiệp 2005
Nghị định 14/2007/NĐ-CP

Nghị định 48/1998/NĐ-CP

NHGS
NHLK
Quy chế 05

Quỹ QĐTCK

Ngân hàng lưu ký
Quy chế tổ chức và họat động của qũy ĐTCK và
công ty QLQ kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐUBCK ngày 13/10/1998 của Bộ Tài chính
Quy chế hành nghề chứng khốn ban hành kèm
theo Quyết định 15/2008/QĐ-BTC ngày 27/3/2008
của Bộ Tài chính
Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơng ty quản lý
quỹ ban hành kèm theo quyết định 35/2007/QĐBTC ngày 15/5/2007 của Bộ tài chính.

Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư
chứng khoán ban hành kèm theo quyết định
45/2007/QĐ-BTC ngày 5/6/2007 của Bộ tài chính.
Quy chế tổ chức và họat động của Quỹ đầu tư
chứng khoán và Công ty quản lý quỹ ban hành
kèm theo Quyết định số 73/2004/QĐ-BTC ngày
03/9/2004 của Bộ Tài chính.
Quỹ đầu tư chứng khoán

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

TTCK

Thị trường chứng khoán

Quy chế 15

Quy chế 35

Quy chế 45

Quy chế 73


5

TTGDCK


Trung tâm giao dịch chứng khoán

UBCKNN

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

WB

Ngân hàng thế giới


6

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...............................................................................................................
1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ VẤN
ĐỀ BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ ..........................................................................................
7
1.1
Khái quát chung về quỹ đầu tư chứng khốn ........................................................ 7
1.1.1
Sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư chứng khoán và pháp
luật về quỹ đầu tư chứng khoán................................................................7
1.1.2
Khái niệm và đặc điểm của quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp
luật Việt Nam ................................................................................................
11
1.1.3
Phân loại quỹ đầu tư chứng khoán ................................................................

15
1.2
Hoạt động đầu tư trong quỹ đầu tư chứng khoán .............................................................
22
1.3

1.4

Các bên tham gia trong họat động đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán ............................
25
1.3.1
Nhà đầu tư ................................................................................................25
1.3.2
Công ty quản lý quỹ................................................................................................
27
1.3.3
Ngân hàng giám sát ................................................................................................
29
1.3.4
Các chủ thể khác................................................................................................
31
Sự cần thiết phải bảo vệ nhà đầu tư trong quỹ đầu tư chứng khoán ................................
33

CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRONG QUỸ
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ ................................... 39
2.1
Các biện pháp pháp lý bảo vệ nhà đầu tư trong quỹ đầu tư chứng khoán .........................
39
2.1.1

Khái quát chung ................................................................................................
39
2.1.2
Quy định quyền của nhà đầu tư trong quỹ đầu tư chứng khoán...............................
42
2.1.3
Quy định về sự độc lập và giám sát của Ngân hàng giám sát đối
với Công ty quản lý quỹ ...............................................................................................
55
2.1.4
Các quy định về hạn chế đầu tư, hạn chế giao dịch liên quan đến
tài sản của quỹ đầu tư chứng khốn ................................................................
59
2.1.5
Quy định trách nhiệm của Cơng ty quản lý quỹ đối với nhà đầu tư ..........................
63
2.1.6
Nghĩa vụ cơng khai hố thơng tin trong việc bảo vệ nhà đầu tư ................................
66
2.1.7
Quy định xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý quỹ đầu
tư chứng khoán ................................................................................................
68
2.1.8
Một số quy định khác nhằm bảo vệ nhà đầu tư ..........................................................
70
2.2. Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ nhà đầu tư trong quỹ đầu tư
chứng khốn ...................................................................................................................
72
2.2.1

Ngun tắc cơ bản của việc hồn thiện pháp luật về bảo vệ nhà
73
đầu tư trong quỹ đầu tư chứng khốn ................................................................
2.2.2
Một số kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về bảo vệ nhà đầu tư
75
trong quỹ đầu tư chứng khoán................................................................
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 84


7

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qũy đầu tư chứng khoán được coi là một phương tiện đầu tư tập thể, nơi tập
hợp tiền của các nhà đầu tư để ủy thác cho các nhà quản lý chuyên nghiệp tiến hành
đầu tư nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho những người góp vốn.1 Sự hình thành
và phát triển của quỹ đầu tư chứng khoán trên thế giới cũng như ở Việt Nam luôn
gắn liền với sự phát triển của thị trường chứng khốn vì loại tài sản tài chính cơ bản
nhất, đặc trưng nhất mà các quỹ thực hiện đầu tư chính là chứng khốn. Việt Nam
đã bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế
thị trường từ hơn hai mươi năm về trước, song, những văn bản pháp luật quan trọng
đầu tiên về chứng khoán, thị trường chứng khoán, và quỹ đầu tư chứng khoán chỉ
xuất hiện cách đây 10 năm với những qui định khá sơ sài.
Cùng với sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam, các
quỹ đầu tư chứng khốn đã từng bước hình thành và phát triển, thu hút nguồn vốn
đầu tư từ đông đảo các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Tính đến tháng 08/2008, thị
trường chứng khốn Việt Nam đã có 878 loại chứng khốn được niêm yết, trong đó
có 308 cổ phiếu, 04 chứng chỉ quỹ đầu tư và 566 trái phiếu các loại.2 Đến tháng 7
năm 2007, đã có tới 52 quỹ ĐTCK ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng 4 tỷ

USD từ nước ngoài; đến hết năm 2007 số lượng tài khoản của các nhà đầu tư mở tại
các cơng ty chứng khốn đã lên tới gần 298 ngàn tài khoản, trong đó có trên 7 ngàn
tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài.3 Với những ưu thế của một nhà đầu tư chuyên
nghiệp, quỹ đầu tư chứng khoán đã và đang trở thành phương tiện đầu tư quan
trọng để huy động vốn cho thị trường chứng khoán và cho nền kinh tế đang phát

1

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, (2002), Giáo trình Những vấn đề cơ bản về Chứng khoán và Thị
trường chứng khoán, NXB CTQG, Hà Nội, tr. 339.
2
Thông tin tại website của UBCKNN tại: ; SGDCK TP.HCM tại:
và của TTGDCK Hà Nội tại:
ngày 10/8/2008.
3
Thông tin tại website của Sở GDCK TP.HCM , tại , ngày 10/8/2008; và dẫn
theo ông Peter Ryder, Giám đốc điều hành Indochina Capital, một trong những nhà đầu tư nước
ngoài hàng đầu ở Việt Nam, tại ngày 10/06/2008


8

triển với tốc độ nhanh chóng. Loại hình đầu tư này nhận được sự quan tâm và đang
dần trở nên quen thuộc với các nhà đầu tư của Việt Nam.
Quỹ đầu tư chứng khốn- định chế tài chính trung gian hình thành và phát
triển dựa trên một thị trường nền tảng, đó là thị trường giao dịch của cổ phiếu, trái
phiếu và các tài sản khác. Với đặc thù của mình, cơ chế vận hành của quỹ đầu tư
chứng khốn liên quan đến các chủ thể khác nhau như công ty quản lý quỹ, ngân
hàng giám sát và các tổ chức tư vấn, kiểm tốn, mơi giới…. Qũy đầu tư chứng
khốn ủy thác cho cơng ty quản lý quỹ quản lý, thực hiện việc đầu tư vào các tài sản

tài chính theo mục tiêu mà quỹ đặt ra dưới sự giám sát của một ngân hàng giám sát.
Vì thế, quyền và lợi ích của nhà đầu tư bị chi phối hay quyết định bởi chính năng
lực của hai chủ thể này. Lý luận và thực tiễn đều chứng minh rằng, bảo vệ tốt quyền
và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư là một nhân tố rất quan trọng thúc đẩy họat
động đầu tư, đặc biệt là sự phát triển của thị trường chứng khoán và của nền kinh
tế.4 Những hạn chế liên quan đến việc bảo vệ nhà đầu tư chính là rào cản cho sự
phát triển của quỹ đầu tư chứng khốn nói riêng và thị trường chứng khốn nói
chung. Việc kêu gọi các nhà đầu tư bỏ vốn vào quỹ sẽ là điều không dễ dàng khi
những chính sách, cơ chế cho sự vận hành và phát triển của định chế này vẫn chưa
được khơi thơng. Vì vậy, việc hồn thiện khung pháp lý để duy trì sự ổn định của
thị trường, khuyến khích các quỹ đầu tư chứng khốn phát triển và đảm bảo lợi ích
của các nhà đầu tư khi tham gia vào quỹ là điều hết sức cần thiết.
Trong quá trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam,
pháp luật được xem là một công cụ hữu hiệu để phát triển và bảo vệ thị trường. Hệ
thống văn bản về thị trường chứng khoán và quỹ đầu tư chứng khoán đã từng bước
được hình thành và hồn thiện. Đặc biệt sự ra đời của Luật Chứng khoán 2007 và
các văn bản hướng dẫn thi hành đã ghi nhận những nỗ lực của nhà nước trong việc
xây dựng những điều kiện thiết yếu cho sự vận hành của thị trường chứng khoán.
Các văn bản về quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ như: Quy chế thành
lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số
45/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính; Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty
quản lý quỹ ban hành kèm theo Quyết định 35/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính…là

4

Về vấn đề này, xem các nghiên cứu và tài liệu của Ngân hàng thế giói (World Bank), Doing Business, tại
.


9


những văn bản pháp lý quan trọng để nhà nước thực hiện công tác quản lý, bảo đảm
sự phát triển lành mạnh của thị trường và là cơ sở pháp lý để các nhà đầu tư tự vệ
trước những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ nhà đầu tư nói chung và
nhà đầu tư trong quỹ đầu tư chứng khốn nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng
mức. Những bất cập, tồn tại của luật thực định và sự thiếu kinh nghiệm trong quá
trình thực thi pháp luật đã làm cho vấn đề bảo vệ nhà đầu tư trong quỹ đầu tư chứng
khoán chưa đáp ứng được yêu cầu và tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị
trường chứng khoán ở Việt Nam. Vì thế, nhận thức một cách tồn diện những vấn
đề lý luận cũng như thực tiễn về bảo vệ nhà đầu tư trong điều kiện của Việt Nam để
nghiên cứu và điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế là vấn đề
mang tính tất yếu khách quan, tạo cơ chế cho sự phát triển của các quỹ đầu tư chứng
khoán, một nhân tố quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Xuất phát từ
những lý do trên, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài “ Bảo vệ nhà đầu tư trong
Pháp luật về Quỹ đầu tư chứng khoán” làm Luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề bảo vệ nhà đầu tư nói chung, nhà đầu tư vào thị trường chứng khốn
và quỹ đầu tư chứng khốn nói riêng được nhiều tổ chức quốc tế có uy tín (như
Ngân hàng thế giới – World Bank) và giới khoa học nước ngoài quan tâm, nghiên
cứu.5 Tuy nhiên, Báo cáo của Ngân hàng thế giới (Doing Business Report) chỉ đánh
giá về mức độ bảo vệ nhà đầu tư nói chung ở Việt Nam mà chưa nghiên cứu phân
tích riêng về bảo vệ nhà đầu tư trong quỹ đầu tư chứng khoán.6 Ở Việt Nam, mặc
dù quỹ đầu tư chứng khoán và vấn đề bảo vệ nhà đầu tư khi tham gia vào quỹ nhận
được sự quan tâm khơng chỉ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước mà nó cịn được
các học giả, các chuyên gia nghiên cứu, các nhà khoa học nói chung và khoa học
pháp lý nói riêng quan tâm, tìm hiểu. Tuy nhiên, vẫn thiếu vắng các nghiên cứu về
vấn đề bảo vệ nhà đầu tư trong quỹ đầu tư chứng khoán.
Năm 2004, Ủy ban Chứng khoán nhà nước xuất bản cuốn sách “Tìm hiểu
Qũy đầu tư chứng khốn”, nhưng tác phẩm này khơng nghiên cứu các cơ chế pháp
lý bảo vệ nhà đầu tư trong quỹ mà chủ yếu là phân tích quỹ đầu tư chứng khốn

dưới góc độ kinh tế. “Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị
5

Xem các tài liệu được trích dẫn trong Luận văn.
Xem World Bank, Doing Business Report các năm 2006, 2007, 2008; tại website
.
6


10

trường chứng khoán” của Trung tâm nghiên cứu và Bồi dưỡng nghiệp vụ chứng
khoán (Ủy ban Chứng khoán nhà nước) cũng dành một chương về Qũy đầu tư
(Chương 8), song, cũng khơng phân tích vấn đề bảo vệ nhà đầu tư. Các bài viết
chuyên sâu, có chất lượng về vấn đề bảo vệ nhà đầu tư trong quỹ đầu tư chứng
khốn cũng hầu như chưa có trong các tạp chí luật ở Việt Nam. Gần đây, có một số
luận văn thạc sĩ và cử nhân luật nghiên cứu về quỹ đầu tư chứng khốn và cơng ty
quản lý quỹ, đáng chú ý nhất là đề tài “Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ
đầu tư chứng khoán”, Luận văn thạc sĩ luật học 2006 của Ngô Thanh Long (Trường
Đại học Luật TP.HCM). Tuy nhiên, luận văn này đựơc viết trước khi Luật Chứng
khoán được ban hành và chỉ dừng lại ở khía cạnh phân tích cơ cấu tổ chức, địa vị
pháp lý, vai trò của quỹ đầu tư chứng khốn đối với thị trường... chứ khơng đi vào
phân tích việc bảo vệ nhà đầu tư.7 Cho đến nay, vẫn chưa có một cơng trình nào đi
sâu, nghiên cứu riêng biệt về vấn đề bảo vệ nhà đầu tư trong quỹ đầu tư chứng
khốn dưới góc độ pháp lý.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá các qui định hiện hành
về bảo vệ nhà đầu tư trong lĩnh vực pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán, để từ đó
đưa ra các kiến nghị nhằm hịan thiện lĩnh vực pháp luật này. Vì lẽ đó, đề tài có
nhiệm vụ:

- Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về quỹ đầu tư chứng khoán, các chủ
thể liên quan đến họat động của quỹ và đặc điểm của việc đầu tư vào quỹ đầu tư
chứng khốn;
- Phân tích các lý do phải bảo vệ nhà đầu tư trong quỹ đầu tư chứng khốn;
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các qui định hiện hành về bảo vệ nhà đầu
tư trong quỹ đầu tư chứng khoán và việc thực hiện chúng trong thực tiễn để tìm ra
những hạn chế, bất cập của lĩnh vực pháp luật này;
- Đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm hòan thiện pháp luật về bảo vệ nhà đầu tư
trong quỹ đầu tư chứng khoán.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7

Luận văn của Ngô Thanh Long chỉ có 2 trang nói về bảo vệ nhà đầu tư với vài ý đơn giản.


11

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật hiện hành về quỹ đầu tư
chứng khoán của Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả khơng trình bày, khơng phân tích tất
cả các vấn đề pháp lý về quỹ đầu tư chứng khốn, mà chỉ tìm hiểu, phân tích, đánh
giá những qui định có liên quan đến bảo vệ nhà đầu tư trong quỹ đầu tư chứng
khoán. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá quỹ đầu tư chứng khoán dưới
góc nhìn của khoa học pháp lý, khơng đi sâu tim hiểu vấn đề này dưới góc độ kinh
tế, quản trị học.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ là pháp luật Việt Nam hiện hành về quỹ
đầu tư chứng khoán liên quan đến việc bảo vệ nhà đầu tư trong quỹ (mà chủ yếu là
quỹ đại chúng). Luận văn không nghiên cứu tất cả các qui định về bảo vệ nhà đầu tư
trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cũng như tất cả các qui định về quỹ đầu tư
chứng khốn. Vì thế, Luận văn khơng đi vào nghiên cứu các lĩnh vực pháp luật khác

có thể liên quan, trong chừng mực nhất định, đến việc bảo vệ nhà đầu tư nói chung
và nhà đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khốn nói riêng như pháp luật về thị trường
chứng khoán, về thủ tục giải quyết tranh chấp trong họat động đầu tư tại Tòa án hay
trọng tài, về đầu tư vào quỹ của nhà đầu tư nước ngoài..vv.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích, so sánh, tổng hợp,
thống kê dựa trên phương pháp tư duy của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.
Trước hết, luận văn này là tài liệu tham khảo có gía trị nhất định cho giới
nghiên cứu, các luật gia, cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư …muốn tìm hiểu
về quỹ đầu tư chứng khốn và vấn đề bảo vệ nhà đầu tư. Luận văn này cũng là
nguồn tham khảo cho việc sửa đổi, bổ sung các qui định hiện hành về quỹ đầu tư
chứng khoán nhằm tăng cường các biện pháp pháp lý để bảo vệ nhà đầu tư.
7. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn này gồm:
Phần mở đầu
Phần nội dung gồm có 2 chương:
Chương 1: Khái quát về quỹ đầu tư chứng khoán và vấn để bảo vệ nhà đầu tư


12

Chương 2: Các biện pháp lý bảo vệ nhà đầu tư trong quỹ đầu tư chứng khoán: Thực
trạng và kiến nghị
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ
VẤN ĐỀ BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ


1.1. Khái quát chung về quỹ đầu tư chứng khốn
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư chứng khoán và pháp luật về qũy
đầu tư chứng khốn
1.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư chứng khoán trên thế giới
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng những quỹ đầu tư chứng khoán hay
những hình thái ban đầu của qũy đầu tư chứng khốn (quỹ ĐTCK) đã xuất hiện sớm
nhất ở Châu Âu - cái nôi của nền văn minh công nghiệp từ khoảng thế ký thứ 18.8
Năm 1774, một thương nhân Hà Lan đã thành lập quỹ tín thác đầu tư dưới tên gọi
Eendragt Maakt Magt (tiếng Anh là Unity Creats Strength) có nghĩa là “Đòan kết
để Tạo nên Sức mạnh”, quỹ này tập hợp vốn của các nhà đầu tư cá nhân để đầu tư
vào nhiều loại chứng khoán khác nhau.9 Đây là quỹ tương hỗ dạng đóng (closedend trust), nó đã giúp giảm các chí phí và phân tán rủi ro cho các nhà đầu tư vì đầu
tư vào chứng khốn của nhiều nước như Áo, Đanh Mạch, Đức, Tây Ban Nha, Thụy
Điển, Nga …và nhiều thuộc địa ở Trung và Nam Mỹ.10 Trong suốt thời gian tồn tại
của mình, Eendragt Maakt Magt chủ yếu đầu tư vào trái phiếu mà ít đầu tư vào các
chứng khoán niêm yết ở thị trường chứng khóan Ansterdam (Ansterdam Stock
Exchange). Hoạt động đầu tư hàng ngày của quỹ này đươc ủy thác cho hai giám đốc
(directors), nhưng họ bị giới hạn trong việc lựa chọn danh mục đầu tư, và việc đầu
tư phải phân tán trong các nhóm chứng khốn khác nhau. Năm 1776, các ngân
8

Về sự hình thành của các Qũy ĐTCK đầu tiên trên thế giới, xem K. Geert Rouwenhorst (2004),
The Origins of Mutual Funds, Yale School of Management, Yale University, tr.1-2; Jim
McWhinney (2008), A Brief History Of The Mutual Fund, tại Investopedia,
/>9
K. Geert Rouwenhorst, tlđd, tr.1.
10
K. Geert Rouwenhorst, tlđd, tr.1.



13

hàng của Utrecht cũng đã thành lập quỹ đầu tư mang tên Voordeeelg en Voorsigtig
(tiếng Anh là Profitable and Prudent), quỹ này đã tồn tại suốt 114 năm sau đó.11
Năm 1868, qũy đầu tư mang tên The Foreign and Colonial Government
Trust ra đời ở London (Anh) đã đánh dấu sự phát triển của các quỹ đầu tư tương hỗ
(mutual fund) ở các nước Anglo-Saxon. Các quỹ đầu tư dạng đóng ra đời rất sớm ở
Anh và Pháp, sau đó phát triển sang Mỹ, đặc biệt trong những năm 1890 hàng loạt
quỹ đầu tư đã được thành lập ở Mỹ.12 Đến cuối thế kỷ 19, ở Mỹ đã tồn tại một số
quỹ đầu tư nổi tiếng, chẳng hạn như quỹ the Boston Personal Property Trust ở
Boston, the Alexander Fund in Philadelphia ở Pennsylvania…đây được coi là nền
móng cho việc hình thành các quỹ đầu tư tương hỗ hiện đại (modern mutual fund)
ngày nay.13
Sự hình thành và phát triển của các quỹ ĐTCK gắn liền với những bước
thăng trầm của TTCK. Các quỹ đầu tư đã hình thành và phát triển từ đơn giản đến
phức tạp, khi mới xuất hiện, nó chủ yếu được tổ chức và hoạt động theo mơ hình
quỹ đầu tư dạng đóng. Mãi đến năm 1924, quỹ đầu tư dạng mở đầu tiên - quỹ tín
thác Massachusets ra đời ở Bostom (Mỹ) đã đánh dấu bước phát triển quan trọng
của quỹ ĐTCK và công nghệ quản lý quỹ trên thế giới. Cho đến năm 1929, có 19
quỹ đầu tư tương hỗ dạng mở ở Mỹ bên cạnh khoảng 700 quỹ tương hỗ dạng
đóng.14 Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ
(Securities and Exchange Commission – SEC) ra đời, nước Mỹ đã ban hành Đạo
luật Chứng khoán 1933 (The Securities Act of 1933) và Luật về Giao dịch Chứng
khoán 1934 (The Securities Exchange Act of 1934) trong đó có nhiều qui định bảo
vệ các nhà đầu tư trong các quỹ đầu tư. Đạo luật này yêu cầu các quỹ đầu tư phải
đăng ký (register) với SEC và phải cơng bố thơng tin dưới hình thức bản cáo bạch
(disclosure in the form of a prospectus). Đạo luật Công ty đầu tư 1940 (The
Investment Company Act of 1940) cũng đưa ra thêm nhiều qui định về yêu cầu công

11


K. Geert Rouwenhorst, tlđd, tr. 10; Về sự hình thành và phát triển qũy ĐTCK trên thế giới và
Việt Nam, có thể xem Ngơ Thanh Long (2006), Pháp luật về Tổ chức và họat động của qũy đầu tư
chứng khoán, Luận văn Thạc sĩ luật học, tr. 1-6.
12
K. Geert Rouwenhorst, tlđd, tr.16.
13
Jim McWhinney, tlđd.
14
Jim McWhinney, tlđd.


14

bố thông tin và giảm tối đa các mâu thuẫn lợi ích trong hoạt động của các quỹ đầu
tư.15
Đến đầu thập niên 1950, nước Mỹ đã có tới trên 100 quỹ đầu tư dạng mở và
đến nay quỹ đầu tư đã trở nên khá phổ biến ở các nước phương Tây. Theo
McWhinney, có tới trên 10 ngàn quỹ tương hỗ đầu tư ở Mỹ với số vốn đầu tư nhiều
ngàn tỷ USD đang họat động rất mạnh mẽ và tiếp tục phát triển trong thời gian tới.16
Việc đầu tư vào TTCK thông qua quỹ đầu tư ngày càng trở nên phổ biến trên thế
giới. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Cơng ty đầu tư (Invesment Company
Institute) của Mỹ, tính đến năm 2006, tổng quy mô tài sản của các quỹ đầu tư trên
thế giới là khoảng 21.764 tỷ USD, trong đó của châu Mỹ là 11.486 tỷ USD, và con
số này lần lượt là 7.744 tỷ USD ở châu Âu; 2.456 tỷ USD ở châu Á và 78 tỷ USD ở
châu Phi.17 Nếu như năm 1873, chỉ có khoảng hơn một chục quỹ đầu tư được thành
lập và hoạt động trên thị trường Anh, Mỹ thì đến 2006, tổng số quỹ đầu tư trên toàn
thế giới là 61.506 quỹ, với 32.800 quỹ đang hoạt động ở châu Âu, 14.477 quỹ ở
châu Mỹ, 13.479 quỹ ở châu Á- Thái Bình Dương và 780 quỹ ở châu Phi .18
1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư chứng khoán và pháp luật về

quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
Trước thời kỳ đổi mới (1986), TTCK và qũy ĐTCK khơng có mặt ở Việt
Nam khi đất nước có một nền kinh tế kế họach hóa tập trung vận hành theo cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp, khơng có tự do kinh doanh, khơng có các cơng ty của tư
nhân …. Công cuộc đổi mới được tiến hành từ cuối năm 1986, nhưng TTCK và các
quỹ ĐTCK cũng chưa ra đời vì cịn thiếu những điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại
của nó. Mặc dù đến cuối những năm 1980, nhà nước đã ban hành các đạo luật quan
trọng, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế như Luật Đầu tư nước ngồi (1987); Luật Cơng ty, Luật Doanh nghiệp tư
nhân (1990).. nhưng các quỹ đầu tư chỉ bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ đầu thập
niên 1990 bởi các nhà đầu tư nước ngoài như Vietnam Fund Limited thành lập năm
15

Jim McWhinney, tlđd,
Jim McWhinney, tlđd; Về các loại hình quỹ ĐTCK trên thế giới, xem Hồ Diệu, ( 1998), Các
định chế tài chính, (Biên soạn từ tài liệu “ Financial Institutions” của Peter S.Rose và James W.
Kolari), NXB Thống kê, tr.594-603.
17
Invesment Company Institute, (2007), 2007 ICI factbook, tr.140.
18
Invesment Company Institute, tlđd, tr.141.
16


15

1991, Beta Vietnam Fund năm 1993, Beta Mekong Fund 1994, Vietnam Enterprise
Investments Ltd 1995 ….vv.
Văn bản pháp luật quan trọng đầu tiên đánh dấu sự ra đời của TTCK và các
quỹ ĐTCK ở Việt Nam là Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính

phủ về chứng khốn và TTCK (sau đây gọi tắt là Nghị định 48/1998/NĐ-CP). Ngay
sau đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quy chế tổ chức và họat động
của qũy ĐTCK và công ty QLQ kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK (sau
đây gọi tắt là Quy chế 05). Quỹ ĐTCK theo quy định tại Quy chế 05 là quỹ hình
thành từ vốn góp của người đầu tư, được ủy thác cho công ty QLQ quản lý và đầu
tư vào chứng khoán tối thiểu là 60% giá trị tài sản của quỹ. Văn bản này quy định
quỹ ĐTCK ở Việt Nam có hai dạng là quỹ đóng (người đầu tư khơng được bán lại
chứng chỉ quỹ cho quỹ trước khi nó chấm dứt hoạt động) và quỹ mở (nhà đầu tư có
quyền bán lại chứng chỉ quỹ cho quỹ).19
Năm 2000, Trung tâm giao dịch Chứng khoán đầu tiên của Việt Nam được
thành lập tại TP.HCM. Đây là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát
triển của các quỹ đầu tư ở Việt Nam. Để đáp ứng địi hỏi của tình hình mới, ngày 28
tháng 11 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2003/NĐ-CP về
chứng khoán vá TTCK (sau đây gọi tắt là Nghị định 144/2003/NĐ-CP) thay thế
Nghị định 48/1998/ NĐ-CP. Tiếp theo đó, ngày 3 tháng 9 năm 2004, Bộ Tài chính
đã ban hành Quyết định số 73/2004/QĐ-BTC về Quy chế tổ chức và họat động của
Quỹ ĐTCK và công ty QLQ (sau đây gọi tắt là Quyết định 73/2004/QĐ-BTC).
Nghị định 144/2003/NĐ-CP có một chút thay đổi trong định nghĩa về quỹ ĐTCK so
với Nghị định 44/1998/NĐ-CP. Theo đó, quỹ ĐTCK là quỹ hình thành từ vốn góp
của người đầu tư ủy thác cho công ty QLQ và đầu tư tối thiểu 60% giá trị tài sản
của quỹ vào chứng khốn. Qũy đầu tư cũng có hai dạng là quỹ công chúng và quỹ
thành viên, vốn điều lệ tối thiểu của quỹ là 5 tỷ đồng.20
Trong giai đoạn 2001-2004 trên thị trường Việt Nam còn 7 quỹ đầu tư.21 Các
quỹ này chủ yếu là quỹ thành viên, đầu tư cả vào chứng khoán niêm yết, chưa niêm

19

Điều 3, Quy chế 05
Khoản 19, Điều 3; Nghị định 144/2003/NĐ-CP; điều 2 Quy chế 73.
21

Lê Tiến Phúc, (2004) “Bàn về sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt
Nam”, Tạp chí Tài chính, (9), tr. 19-23.
20


16

yết, bất động sản… Các quỹ ĐTCK theo đúng nghĩa là công cụ đầu tư của công
chúng như quỹ đại chúng hiện nay chưa được biết đến rộng rãi như bây giờ. Nhiều
quỹ đầu tư và công ty QLQ đã ra đời và phát triển trong giai đọan trước khi có Luật
Chứng khốn có hiệu lực và cơn sốt của TTCK Việt Nam trong năm 2006, đầu năm
2007.22 Nhiều nhà đầu tư nước ngoài và quỹ đầu tư nước ngoài đã vào thị trường
Việt Nam, góp phần làm sơi động làn sóng đầu tư mới ở Việt Nam. Các quỹ này
trước tiên cung cấp lượng vốn lớn cho nền kinh tế đồng thời mang lại cho công
chúng một phương thức đầu tư mới, làm tăng mức cầu về chứng khoán trên thị
trường .
Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội đã thơng qua Luật Chứng khốn, đánh
dấu bước phát triển quan trọng của TTCK ở Việt nam. Đạo luật này là cơ sở pháp lý
nền tảng cho sự phát triển của TTCK và quỹ ĐTCK ở Việt Nam hiện nay. Luật
Chứng khốn 2006 có nhiều qui định mới về quỹ đầu tư và công ty QLQ so với các
qui định trước đó. Để tạo điều kiện cho loại hình đầu tư ưu việt này phát triển, Bộ
Tài chính đã ban hành hai văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh hoạt động của
quỹ ĐTCK là Quy chế tổ chức và họat động của công ty QLQ ban hành kèm theo
Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/05/2007 (sau đây gọi tắt là Quy chế 35)
và Quy chế thành lập và quản lý Quỹ ĐTCK ban hành kèm theo Quyết định
45/2007/QĐ-BTC ngày 5/06/2007 về (sau đây gọi tắt là Quy chế 45). Đây là những
văn bản pháp luật quan trọng nhất về quỹ ĐTCK hiện nay ở Việt Nam.
Bức tranh toàn cảnh về TTCK của Việt Nam có thể thấy qua số lượng các
cơng ty chứng khốn, cơng ty QLQ. Theo thơng tin tại website của Ủy ban Chứng
khốn nhà nước (UBCKNN) thì hiện nay có 92 cơng ty chứng khốn, 8 ngân hàng

lưu ký và 34 công ty QLQ đang hoạt động ở Việt Nam.23 Tính đến 22 tháng 8 năm
2008, có tới 1019 công ty cổ phần đại chúng đã thực hiện việc đăng ký với
UBCKNN theo Luật Chứng khoán. Theo ông Peter Ryder, Giám đốc điều hành

22

Ví dụ, VinaCapital là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, VinaCapital hiện có 04 quỹ đầu
tư tại Việt Nam : Vietnam Opportunity Fund (VOF), VinaLand và DFJ VinaCapital L.P, quỹ đầu tư Cơ sở
hạ tầng với với tổng vốn trên 1 tỷ USD; thông tin tại
18/6/2008
23
Xem thông tin tại /> />18/6/2008.


17

Indochina Capital thì đến tháng 7 năm 2007, có 52 quỹ đầu tư ở Việt Nam với tổng
số vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD từ nước ngoài.24
Ngày 8/11/2004, chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng đầu tiên được niêm yết tại
TTCK tập trung, đó là VFMVF1 của Qũy ĐTCK Việt Nam (VF1). Đến tháng
8/2008, có 4 chứng chỉ quỹ được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HMC
là MAFPF1, PRUBF1, VFMVF1, VFMVF4 với khối lượng niêm yết là trên 250
ngàn đơn vị.25 Tuy nhiên, sự đi xuống một cách tệ hại của TTCK Việt Nam trong
nửa đầu 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các quỹ đầu tư ở Việt
Nam. Song, sự khởi sắc trở lại của TTCK Việt Nam từ tháng 8 năm 2008 có thể
đem đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư và sự phát triển của các quỹ đầu tư.26
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của quỹ đầu tư chứng khốn theo pháp luật Việt
Nam.
Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về quỹ đầu tư. Trong tiếng Anh,
các quỹ đầu tư (dạng hợp đồng hay công ty đầu tư) có thể có những cách gọi khác

nhau như mutual funds, investment funds, closed-end funds, open-end funds,
management investment company, investment trusts. Nhưng, nói một cách chung
nhất thì có thể hiểu rằng qũy đầu tư là một định chế trung gian tài chính, nó nhận
tiền từ các nhà đầu tư và sử dụng số tiền đó đầu tư vào các tài sản tài chính mà chủ
yếu là chứng khóan.27
Theo quy định tại điều 6 của Luật Chứng khốn 2006 thì: “Quỹ ĐTCK là quỹ
hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư
vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó
nhà đầu tư khơng có quyền kiểm sốt hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư
của quỹ”.
Định nghĩa này tập trung vào các đặc điểm của quỹ mà khơng cịn đề cập
đến tỷ lệ tối thiểu phải đầu tư vào chứng khốn như định nghĩa về quỹ ĐTCK trong

24

Thơng tin tại B9AF74C/

25

Xem thêm thông tin cụ thể về các quỹ đầu tư này tại ngày 22/8/2008.
Trong tháng 7, 8 năm 2008, cùng với mức lạm phát tăng cao, TTCK Việt nam đã tụt giảm rất
mạnh và chỉ số VN-Index chỉ còn xấp xỉ ở 350 điểm.
27
Ủy ban Chứng khóan Nhà nước (Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chứng khốn) (2004), Tìm
hiểu quỹ đầu tư chứng khóan, NXB Thống Kê, Hà Nội, tr. 7
26


18


các văn bản pháp luật về quỹ trước kia như Quy chế 05 và Quy chế 73. Theo qui
định của pháp luật hiện hành, có thể thấy quỹ ĐTCK ở Việt Nam có những đặc
điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Qũy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hiện nay là quỹ đầu tư dạng
hợp đồng chứ khơng có mơ hình quỹ đầu tư dạng cơng ty (investment company)
như ở Hoa Kỳ và một số nước khác như đã trình bày ở trên và Mục 1.1.3 dưới đây.
Mơ hình cơng ty đầu tư chứng khoán theo Luật Chứng khoán khác hồn tồn với
quỹ ĐTCK, vì theo Luật Chứng khốn cơng ty đầu tư chứng khốn được tổ chức
dưới hình thức công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp để đầu tư
chứng khốn, và quan trọng hơn, nó không được gọi là “quỹ đầu tư”.28
Thứ hai: Về bản chất, quỹ ĐTCK là định chế tài chính trung gian, nó tập hợp
vốn đầu tư từ nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau để đầu tư vào các dự án, vào các
dạng tài sản tài chính …mà các nhà đầu tư không trực tiếp quyết định và vận hành
họat động đầu tư hàng ngày. Khi công ty QLQ dùng vốn, tài sản của quỹ ĐTCK do
các nhà đầu tư góp để đầu tư vào các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu… thì
nhà đầu tư được coi như là người “gián tiếp sở hữu” những tài sản đó và nhà đầu tư
được hưởng lợi nhuận từ kết quả đầu tư của quỹ ĐTCK đem lại, việc này khác với
đầu tư cá nhân của các nhà đầu tư theo lẽ thông thường.
Thứ ba: Khác với một số nước trên thế giới, quỹ ĐTCK có thể tồn tại dưới
hình thức cơng ty đầu tư chứng khốn (management investment company), thành
lập theo mơ hình của một cơng ty, một doanh nghiệp, qũy ĐTCK theo pháp luật
hiện hành không phải là doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2005, cũng chẳng
phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân theo Bộ luật Dân sự 2005. Qũy ĐTCK là
một tổ chức, nhưng là một dạng tổ chức đặc biệt.29 Tính chất đặc biệt của quỹ thể
hiện ở chỗ nó vẫn có cấu trúc tổ chức nội bộ bên trong khá đơn giản gồm Đại hội
Nhà đầu tư (ĐHNĐT) và Ban đại diện quỹ (BĐDQ). Ban đại diện quỹ do ĐHNĐT
bầu ra để thay mặt các nhà đầu tư thực hiện việc giám sát họat động của quỹ, của
công ty QLQ và NHGS. Cấu trúc quản trị nội bộ này khác rất nhiều so với cấu trúc
28


Theo quy định tại điều 96, 97 Luật Chứng khốn: Cơng ty đầu tư chứng khốn do UNCKNN cấp
Giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh. Công ty đầu tư chứng khốn có vốn tối thiểu là 50 tỷ đồng Việt Nam. Tuy nhiên, để bảo vệ
nhà đầu tư trong mơ hình cơng ty này, Luật Chứng khốn cũng có các hạn chế nhất định đối với
cơng ty như qui định tại Khoản 2, Điều 97.
29
Ủy ban Chứng khóan Nhà nước (Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chứng khoán), tlđd, tr. 9.


19

quản trị của các mơ hình cơng ty theo Luật Doanh nghiệp 2005 và cơng ty chứng
khốn, cơng ty QLQ theo pháp luật chứng khoán Việt Nam.
Thứ tư: Qũy ĐTCK khơng thể ra đời, tồn tại nếu như khơng có chủ thể kinh
doanh khác bên cạnh, đó là cơng ty QLQ và NHGS. Qũy đầu tư hình thành bởi sự
góp vốn của các nhà đầu tư theo sự sắp, tổ chức, quản lý của công ty QLQ. Để
thành lập quỹ đầu tư thì phải có cơng ty QLQ, mặc dù công ty QLQ không phải là
nhà đầu tư, không phải là chủ thể góp vốn vào quỹ, nhưng nó lại thực hiện một việc
rất quan trọng là xúc tiến các hành động cần thiết để thành lập quỹ và thực hiện việc
đầu tư bằng vốn của quỹ.
Công ty QLQ tiến hành các thủ tục cần thiết để thành lập quỹ, nó được các
nhà đầu tư ủy thác quản lý quỹ, đầu tư bằng tài sản của quỹ. Những qui định hiện
hành về công ty QLQ và NHGS trong Điều lệ mẫu Qũy đại chúng cho thấy tính
đặc thù của qũy ĐTCK, nó khác hồn tồn với các mơ hình doanh nghiệp theo pháp
luật hiện hành.30 Theo đó, Điều lệ Qũy đầu tư phải có những qui định cụ thể về
quyền và nghĩa vụ của công ty QLQ và NHGS, cả hai chủ thể này đều phải có cam
kết gắn liền với Điều lệ quỹ và được ghi rõ trong Điều lệ quỹ. Vì thế, nhiều người
cho rằng, cơng ty QLQ là nhân tố quyết định cho sự ra đời và thành công của qũy
ĐTCK chứ không phải nhà đầu tư.
Thứ năm: Khác với các mơ hình doanh nghiệp kinh doanh, nơi mà các cổ

đơng, thành viên góp vốn có quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong họat
động kinh doanh của công ty, nhà đầu tư trong quỹ ĐTCK khơng trực tiếp quyết
định và kiểm sốt hàng ngày việc đầu tư của quỹ, mà việc này lại được giao cho
cơng ty QLQ. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có quyền quyết định những nội dung của
Điều lệ và bầu chọn người tham gia vào BĐDQ.
Thứ sáu: Mục đích thành lập và họat động của các qũy ĐTCK là để tìm lợi
nhuận, đặc điểm này cho chúng ta phân biệt qũy ĐTCK với một số tổ chức khác mà
hiện nay vẫn đuợc gọi là “quỹ” ở Việt Nam như các quỹ mang tính xã hội khác (quỹ
bảo hiểm xã hội hay các quỹ bảo trợ trẻ em nghèo, người tàn tật…)
Thứ bảy: Mặc dù pháp luật Việt Nam gọi tên định chế tài chính trung gian
này là “quỹ ĐTCK” thể hiện tính ngun thủy, sơ khai của mơ hình này là tập hợp

30

Xem Mẫu Điều lệ Qũy đại chúng, ban hành kèm theo Quy chế 45.


20

các nguồn vốn nhỏ lẻ để đầu tư vào các loại chứng khốn, nhưng khơng có nghĩa
rằng đối tượng đầu tư của các quỹ ĐTCK chỉ là các chứng khoán. Ngày nay, để tối
đa hóa lợi nhuận và phân tán rủi ro cho các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư hiện đại tiến
hành đầu tư vào rất nhiều loại tài sản khác nhau, kể cả doanh nghiệp, bất động
sản… Ngay từ khi ra đời cũng như trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, đối
tượng đầu tư chính của các quỹ ĐTCK ln ln là chứng khốn, chẳng hạn cổ
phiếu (shares) hay trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ (bonds). Theo
pháp luật Việt Nam hiện hành, đối tượng đầu tư của qũy ĐTCK khá đa dạng, quỹ có
thể đầu tư vào chứng khốn, bất động sản, doanh nghiệp và các tài sản tài chính
khác … vvv. Tuy nhiên, với tên gọi “qũy ĐTCK” nên đối tượng đầu tư chủ yếu của
các qũy ĐTCK chính là các lọai chứng khoán trên thị trường sơ cấp hoặc thứ cấp.

Khác với các qui định tại Quy chế 73, tối thiểu 60% vốn đầu tư của quỹ phải đầu tư
vào chứng khoán, hiện nay, Luật Chứng khoán và Quy chế 45 khơng có qui định về
tỷ lệ tối thiểu mà quỹ phải đầu tư vào chứng khoán như trước đây. Song trên trên
thực tế, phần lớn các quỹ hiện nay tập trung đầu tư vào TTCK. Cũng có một số quỹ
đặt ra mục tiêu đầu tư vào bất động sản hay một lĩnh vực cơng nghiệp-dịch vụ nào
đó mà quỹ thấy có nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận…31
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, quỹ ĐTCK là một định chế trung gian tài
chính tập hợp vốn của nhiều tổ chức, cá nhân để đầu tư vào các tài sản tài chính, mà
chủ yếu là các chứng khốn. Qũy đầu tư là cầu nối giữa các nhà đầu tư và các dự
án, danh mục đầu tư, nó khơng phải là doanh nghiệp, không phải là một pháp nhân
và nhà đầu tư khơng có quyền kiểm sốt hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu
tư của quỹ.

31

Ví dụ , hiện nay, các quỹ đầu tư của VinaCapital có 04 quỹ với những mục tiêu đầu tư khác
nhau: Vietnam Opportunity Fund (VOF) chuyên đầu tư vào bất động sản và các tài sản tài chính;
VinaLand chuyên đầu tư vào bất động sản; DFJ VinaCapital L.P đầu tư vào các lĩnh vực viễn
thông, truyền thông, công nghệ thông tin... và quỹ đầu tư Cơ sở hạ tầng lại thực hiện mục tiêu đầu
tư vào các dự án giao thông, cầu cảng, điện...


21

1.1.3. Phân loại quỹ đầu tư chứng khốn
1.1.3.1. Khái qt
Có nhiều cách phân lọai các quỹ đầu tư khác nhau, song nhìn chung ở các
nước trên thế giới, người ta thường phân loại các quỹ đầu tư theo các tiêu chí: cơ
cấu tổ chức họat động, phương thức vận động của vốn và tính chất nguồn vốn.
+ Nếu phân loại quỹ theo cơ cấu tổ chức họat động hay hình thức pháp lý của

chúng thì có hai lọai cơ bản: quỹ đầu tư dạng công ty (managed investment
company) và quỹ đầu tư dạng hợp đồng (mutual funds/trusts). Trong khi quỹ đầu tư
dạng công ty là một pháp nhân (separate legal entity) và có cơ quan điều hành là
hội đồng quản trị (board of directors) với nhiệm vụ chính là quản lý tồn bộ họat
động của quỹ, lựa chọn cơng ty QLQ, NHGS và tiến hành đầu tư. Trong mơ hình
này, công ty QLQ họat động như một nhà tư vấn, chịu trách nhiệm phân tích việc
đầu tư, danh mục đầu tư. Trong khi đó, quỹ đầu tư dạng hợp đồng khơng phải là
pháp nhân, nó do cơng ty QLQ đứng ra thành lập, tiến hành huy động vốn, thực
hiện việc đầu tư theo các mục tiêu đã ghi trong Điều lệ quỹ. Cơng ty QLQ và
NHGS đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động của quỹ và nhà đầu tư. Nhà đầu
tư không phải là cổ đông như trong cơng ty đầu tư mà là người góp vốn và ủy thác
việc đầu tư cho công ty QLQ.
Ở Mỹ, theo Luật Cơng ty đầu tư 1940 thì các quỹ đầu tư được chia thành 3
lọai chính là Qũy Tín thác đầu tư đơn vị (Unit Investment Trust) hay còn gọi là quỹ
đầu tư dạng hợp đồng và Công ty phát hành Chứng chỉ ghi mệnh giá (Face-Amount
Certificate Company), và Công ty quản lý (Management Company) hay còn gọi là
quỹ đầu tư dạng cơng ty.32 Đối với Qũy tín thác đầu tư đơn vị, để hình thành quỹ
một nhà tài trợ sẽ mua một tập hợp các chứng khoán nhất định và ký gửi chúng cho
một tổ chức nhận ủy thác (thường là một ngân hàng). Sau đó những chứng chỉ tín
thác có thể được bán lại ra cơng chúng và người sở hữu chứng chỉ này sẽ có lợi ích
tương ứng từ những chứng khoán được ký gửi mang lại. Toàn bộ thu nhập mà tổ
chức nhận ủy thác thu được trên những chứng khoán được ủy thác sẽ thuộc về
người sở hữu chứng chỉ.33 Chính vì vậy, các Quỹ tín thác đầu tư đơn vị ở Mỹ
32

Điều 4, Luật Công ty đầu tư 1940 của Hoa Kỳ; Về Quỹ đầu tư tín thác đơn vị, xem thêm điều 26,
về Công ty phát hành Chứng chỉ ghi mệnh giá, xem thêm điều 28 Luật Công ty đầu tư 1940.
33
Ủy ban Chứng khóan Nhà nước (Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chứng khoán), tlđd, tr. 9.



22

thường đầu tư vào những chứng khốn có lợi tức ổn định, nhiều quỹ chỉ đầu tư vào
trái phiếu chính phủ (government bonds), và quỹ sẽ đáo hạn cùng thời gian với loại
chứng khoán cuối cùng đáo hạn. Người đầu tư vào quỹ khơng có tư cách cổ đơng
như trong công ty đầu tư và không tham gia vào việc quản lý quỹ, việc họ mua
chứng chỉ quỹ đồng nghĩa với việc đồng ý ủy thác số tiền của mình cho nhà tài trợ
quản lý.34 Tuy nhiên, khi có nhu cầu, nhà đầu tư có thể bán lại chứng chỉ quỹ cho
người khác, vì thế nó có tinh thanh khoản khá tốt. Cơng ty đầu tư có quản lý là quỹ
đầu tư dạng cơng ty, nó có hội đồng quản trị do các cổ đơng bầu ra và có cơng ty
QLQ do hội đồng quản trị thuê để quản lý tài sản của công ty và công ty QLQ được
hưởng một khoản phí quản lý hàng năm.
+ Nếu phân loại các quỹ đầu tư theo phương thức vận động của vốn của
chúng thì có 2 loại quỹ đầu tư: quỹ mở (open-end funds) và quỹ dạng đóng (closedend funds).35 Luật Qũy đầu tư chứng khoán 2003 (Securities Investment Fund Law
2003) của Trung Quốc cũng qui định hai loại quỹ là quỹ đóng (close fund) và quỹ
mở (open fund).36
Qũy mở (open-end funds: là lọai quỹ đầu tư mà có chứng chỉ quỹ bán ra
công chúng cho các nhà đầu tư và quỹ sẵn sàng mua lại chứng chỉ quỹ của nhà đầu
tư muốn bán lại, việc mua bán có thể tiến hành trực tiếp với quỹ hay với các đại lý
của quỹ. Tính thanh khoản cao của chứng chỉ quỹ là một ưu điểm của quỹ mở đối
với nhà đầu tư, nhưng đó cũng là thách thức cho người quản lý quỹ vì sự lên xuống
thất thường của TTCK có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của nhà đầu tư sở hữu
chứng chỉ quỹ. Điều này làm cho họ quyết định bán lại chứng chỉ quỹ để thu hồi
vốn trong một thời gian ngắn.37
34

Ủy ban Chứng khóan Nhà nước (Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chứng khoán), tlđd, tr. 10.
Ủy ban Chứng khóan Nhà nước (Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chứng khoán), tlđd, tr. 14;
Tuy nhiên cũng cần phân biệt “closed funds” (quỹ đóng – tạm dịch) và “closed-end funds” (quỵ

dạng đóng – tạm dịch), đang có ở một số nước trên thế giới. “Closed funds” sẽ không bán chứng
chỉ quỹ cho người không phải là thành viên, không tiếp nhận nhà đầu tư mới, trong khi “closed end
funds” lại không ràng buộc về vấn đề này và chứng chỉ quỹ có thể được mua bán trên TTCK, xem
thêm Shauna Carther (2008),
Closing Funds: Investment Protection Or Trap? tại
ngày 23/8/2008.
36
Điều 5, Luật Qũy ĐTCK Trung Quốc.
37
Xem thêm định nghĩa về quỹ mở tại: />hay Ủy ban Chứng khóan Nhà nước (Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chứng khoán) tlđd, tr.14-15.
35


23

Qũy đóng (closed-end funds): Khác hồn tồn với quỹ mở, quỹ đóng chỉ phát
hành một số lượng chứng chỉ quỹ nhất định trong lần phát hành đầu tiên, sau đó nhà
đầu tư muốn bán hay mua chứng chỉ quỹ chỉ có thể thực hiện ở thị trường thứ cấp
như các chứng khốn.38 Giá mua bán chứng chỉ quỹ đóng trên thị trường sẽ phụ
thuộc hai yếu tố cơ bản là mức cung cầu chứng chỉ quỹ đó và giá thị trường của các
chứng khoán, tài sản nằm trong danh mục đầu tư của qũy đóng. Nếu như quỹ mở có
ưu điểm về tính thanh khoản của chứng chỉ quỹ thì qũy đóng lại có ưu điểm về tính
ổn định của vốn đầu tư và việc quản lý quỹ luôn nhắm vào lợi nhuân mang tính tổng
thể trên các danh mục đầu tư chứ khơng phải một loại chứng khốn cụ thể.
+ Nếu phân lọai các quỹ đầu tư theo tính chất nguồn vốn thì quỹ đầu tư
thường được chia thành hai loại: quỹ đầu tư công chúng (đại chúng) và quỹ thành
viên (quỹ mang tính cá nhân). Qũy cơng chúng là quỹ mà việc huy động vốn được
thực hiện bằng cách phát hành chứng chỉ quỹ rộng rãi ra công chúng, nhà đầu tư có
thể là thể nhân hay pháp nhân trong đó đa phần là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trái lại,
quỹ thành viên chỉ huy động vốn trong một nhóm nhỏ xác định các nhà đầu tư, có

thể đã đựơc lựa chọn trước. Nhà đầu tư vào quỹ thành viên thường có nhiều vốn,
đầu tư ổn định và có thể tham gia kiểm sốt, định hướng họat động của quỹ tốt hơn
nhà đầu tư trong quỹ công chúng.
Như đã phân tích ở trên, theo pháp luật chứng khốn hiện hành thì các quỹ
đầu tư ở Việt Nam hiện nay là các quỹ đầu tư dạng hợp đồng, gồm hai loại quỹ đại
chúng và quỹ thành viên, quỹ đại chúng được chia thành hai loại: quỹ mở và quỹ
đóng. Qui định hiện nay khác có sự khác biệt so với qui định tại Quy chế 73, mà ở
đó quỹ đầu tư được chia thành hai loại: quỹ công chúng và quỹ thành viên. Trong
khi quỹ công chúng được phát hành chứng chỉ quỹ ra cơng chúng thì quỹ thành viên
không phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng và do khơng q 49 nhà đầu tư góp
vốn.39
38

Ủy ban Chứng khóan Nhà nước (Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chứng khoán), tlđd, tr.15;
Xem thêm định nghĩa về quỹ đóng tại
“ Closed-end fund is a publicly traded investment company that raises a fixed
amount of capital through an initial public offering (IPO). The fund is then structured, listed and
traded like a stock on a stock exchange. Also known as a "closed-end investment" or "closed-end
mutual fund."
39
Điều 2, Quy chế 73.


24

Tuy nhiên, Mẫu Điều lệ Qũy Đại chúng do Bộ Tài chính ban hành lại đưa ra
thêm các khái niệm mới về các loại quỹ ĐTCK mà việc gọi tên chúng (phân lọai
chúng) chủ yếu dựa vào tính chất của loại tài sản tài chính mà quỹ đầu tư, như :
- Quỹ cổ phiếu: là quỹ đầu tư tối thiểu 80% giá trị tài sản quỹ vào cổ phiếu;
- Quỹ trái phiếu: là quỹ đầu tư tối thiểu 80% giá trị tài sản của quỹ vào trái

phiếu hoặc các công cụ có thu nhập cố định ngoại trừ trái phiếu chuyển đổi;
- Quỹ thị trường tiền tệ: là quỹ đầu tư tối thiểu 70% giá trị tài sản của quỹ
vào các cơng cụ thị trường tiền tệ có thời gian đáo hạn khơng vượt q 90 ngày,
phần cịn lại tài sản của quỹ được đầu tư vào các công cụ thị trường tiền tệ có thời
gian đáo hạn khơng vượt quá 360 ngày;
- Quỹ hỗn hợp: là quỹ đầu tư vào các công cụ thị trường tiền tệ, cổ phiếu và
trái phiếu;
- Quỹ chỉ số: là quỹ được thiết kế nhằm lặp lại một loại chỉ số thị trường;
- Quỹ tăng trưởng: Là quỹ đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu nhằm mục đích đầu
tư dài hạn. Quỹ đầu tư tối thiểu 80% tài sản vào cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi;
- Quỹ đầu tư mạo hiểm: Là quỹ nhằm mục đích đầu tư trung hạn vì lợi nhuận
cao. Quỹ đầu tư tối thiểu 80% tài sản vào cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi của các
công ty chưa niêm yết;
- Quỹ ổn định/cân bằng: Quỹ nhằm mục đích tăng trưởng và thu nhập. Quỹ
đầu tư tổi thiểu 80% tài sản vào cổ phiếu, trái phiếu với tối thiểu 30% vào cổ phiếu
và tối thiểu 30% vào trái phiếu;40
1.1.3.2. Qũy đại chúng
Theo điều 6 Luật Chứng khốn thì Quỹ đại chúng là quỹ ĐTCK thực hiện
chào bán chứng chỉ quỹ ra cơng chúng. Chứng chỉ quỹ là loại chứng khốn xác
nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng.
Quy định này hiện nay không khác nhiều so với các quy định trước đây trong Quy
chế 73. Việc thành lập quỹ và chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng sẽ do công ty
QLQ thực hiện và phải đăng ký với UBCKNN. Quỹ đại chúng được thành lập nếu
có ít nhất 100 nhà đầu tư, khơng kể nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp và tổng
40

Xem Mẫu Điều lệ Qũy Đại chúng ban hành kèm Quy chế 45.


25


giá trị chứng chỉ quỹ đã bán đạt ít nhất là 50 tỷ đồng Việt Nam. Những điều kiện
này đã khẳng định qui mô của một quỹ đầu tư đại chúng.41 Tuy nhiên, thế nào là
một nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp thì vẫn chưa có định nghĩa cụ thể trong
Luật Chứng khốn, đây cũng là vấn đề có thể gây tranh cãi. Việc khơng tính nhà
đầu tư chứng khốn chun nghiệp và chỉ tính số lượng tối thiểu các nhà đầu tư
khác như là một điều kiện để thành lập quỹ đại chúng đã thể hiện tính chất “đại
chúng” (open hay public) của quỹ đầu tư dạng này.
Cấu trúc quản trị của quỹ đại chúng có Đại hội nhà đầu tư (ĐHNĐT) và Ban
đại diện quỹ (BĐDQ). Đại hội nhà đầu tư lần đầu tiên do công ty QLQ triệu tập và
tổ chức trong vòng 25 ngày sau khi hoàn tất đợt phát hành; ĐHNĐT hàng năm do
BĐDQ triệu tập và tổ chức trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
ĐHNĐT bất thường được cơng ty QLQ, BĐDQ, NHGS hoặc nhóm nhà đầu tư đại
diện cho ít nhất 10% vốn điều lệ liên tục trong vịng ít nhất 06 tháng triệu tập trong
một số trường hợp nhất định theo qui định của pháp luật và Điều lệ quỹ.42 Cuộc họp
ĐHNĐT được tiến hành khi có số nhà đầu tư tham dự đại diện cho ít nhất 51% vốn
điều lệ quỹ. Mỗi đơn vị quỹ sẽ có một quyền biểu quyết. Ngân hàng giám sát, cơng
ty QLQ, tổ chức kiểm tốn, cơng ty luật, tổ chức định giá bất động sản (nếu có)
cung cấp dịch vụ cho quỹ được quyền tham gia ĐHNĐT nhưng không được biểu
quyết. Đại hội nhà đầu tư thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình
thức biểu quyết, lấy ý kiến bằng văn bản và các hình thức biểu quyết khác mà Điều
lệ Quỹ quy định.
Đại hội nhà đầu tư bầu ra BĐDQ, đại diện cho quyền lợi của nhà đầu tư, với
các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều lệ quỹ. Quyết định của BĐDQ đại
chúng được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc
bằng hình thức khác theo quy định tại Điều lệ quỹ ĐTCK. Mỗi thành viên BĐDQ
có một phiếu biểu quyết. Để bảo vệ nhà đầu tư, đảm bảo tính khách quan và hiệu
quả trong họat động của quỹ, BĐDQ đại chúng phải có từ 3 đến 11 thành viên,
trong đó có ít nhất hai phần ba số thành viên phải là thành viên độc lập, khơng phải


41
42

Khoản 1, Điều 90 Luật Chứng khốn.
Các qui định chi tiết về đại hội nhà đầu tư của Qũy đại chúng: Điều 18, 19, 20 của Quy chế 45.


×