Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.88 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ HỒNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Văn Tiến
Học viên: Lê Hồng Sơn
Lớp: Cao học Luật, An Giang khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài: “Biện pháp khẩn
cấp tạm thời - Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” là cơng trình nghiên cứu
do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts. Nguyễn Văn Tiến.
Các thơng tin, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy


và trung thực. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Hồng Sơn


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

1

BLDS

Bộ luật Dân sự năm 2015

2

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

3

BPKCTT

Biện pháp khẩn cấp tạm thời


TT


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. QUYỀN YÊU CẦU VÀ CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN
CẤP TẠM THỜI LÀ PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ..
................................................................................................................................. 6
1.1. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài
sản của người có nghĩa vụ ................................................................................. 6
1.2. Căn cứ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ ............................................................................................. 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 24
CHƯƠNG 2. THỦ TỤC ÁP DỤNG, THAY ĐỔI, HỦY BỎ BIỆN PHÁP
KHẨN CẤP TẠM THỜI LÀ PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ
NGHĨA VỤ ........................................................................................................... 25
2.1. Xử lý yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản
của người có nghĩa vụ ...................................................................................... 25
2.2. Khiếu nại, giải quyết khiếu nại về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ
hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong
tỏa tài sản của người có nghĩa vụ .................................................................... 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 44
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là một trong những quy định pháp lý có ý nghĩa
quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong
Bộ luật Tố tụng dân sự. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự, đương sự có
u cầu Tịa án phải ban hành quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn
cấp tạm thời để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự nhằm bảo vệ chứng cứ
hoặc để bảo đảm thi hành án. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định trong Bộ luật
Tố tụng dân năm 2015, trong đó có biện pháp “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa
vụ” quy định tại khoản 11 Điều 114 BLTTDS, được quy định cụ thể tại Điều 126 của
BLTTDS, được áp dụng nhiều trong thực tiễn giải quyết vụ án dân sự. Việc áp dụng
quy định này đã đảm bảo có hiệu quả trong thời gian Tòa án giải quyết vụ án như kịp
thời giữ được tài sản để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, đảm bảo cho việc
giải quyết vụ án, đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên, qua thời gian cơng tác thực tiễn tại
Tịa án nhân dân, tác giả nhận thấy việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ trong giải quyết vụ án dân sự có những vướng mắc do quy định
của pháp luật không phù hợp thực tiễn hoặc pháp luật chưa quy định. Cụ thể:
Thứ nhất, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa
tài sản của người có nghĩa vụ khơng cung cấp đầy đủ về nguồn gốc tài sản của
người có nghĩa vụ.
Thứ hai, về ủy quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ.
Thứ ba, phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong trường hợp người có
nghĩa vụ bị tuyên bố người vắng mặt tại nơi cư trú.
Thứ tư, về yêu cầu, kiến nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thứ năm, về cùng một tài sản nhưng có nhiều đương sự cùng yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Thứ sáu, về xác định giá trị tài sản phong tỏa.
Thứ bảy, về yêu cầu sửa đồi, bổ sung đơn yêu cầu, chứng cứ chứng minh cho
việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có

nghĩa vụ.


2
Thứ tám, về phong tỏa tài sản có giá trị cao hơn nghĩa vụ của người bị áp
dụng BPKCTT và các bất cập khác.
Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa
tài sản của người có nghĩa vụ, tác giả lựa chọn đề tài “Biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ có nhiều cơng trình nghiên cứu, có thể kể ra như sau:
- Trường Đại học Luật TPHCM (2017), “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt
Nam”, NXB Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam. Trong giáo trình này đã có sự phân
tích, làm rõ các vấn đề liên quan đến áp dụng BPKCTT là “Phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ”. Tuy nhiên, do giáo trình nghiên cứu về lý luận nên về bất cập
và thực tiễn chưa được đề cập.
- Trường Đại học Luật TPHCM, (2016, Nguyễn Thị Hoài Phương chủ biên),
NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Trong cơng trình này, các tác giả đã phân
tích về các điểm mới của BLTTDS năm 2015. Đây là nguồn nhận thức quan trọng
để tác giả triển khai đề tài.
- Đỗ Thị Thúy, “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ theo quy định của
BLTTDS năm 2015”, tạp chí Tòa án nhân dân điện tử. Bài viết này là một sự ghi
nhận trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn và chỉ ra những vướng mắc đối với một
số loại tài sản là nhà đất, tài sản chung không phân chia, có lẽ đây là bài viết mang
tính chất định hướng tham khảo sâu hơn về quy định đối với BPKCTT “Phong tỏa
tài sản của người có nghĩa vụ”. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của bài viết chỉ
dừng lại ở phân tích vướng mắc đối tài sản chung mà chưa có sự phân tích chi tiết
từng nội dung của vấn đề này.
- Nguyễn Thành Duy, “Một số vấn đề về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện

pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Chương VIII của Bộ luật Tố tụng dân sự
trên thực tiễn”, bài đăng trên cổng thơng tin điện tử Tịa án nhân dân tối cao. Bài
viết này nghiên cứu các trường hợp thay đổi, hủy bỏ áp dụng biện pháp phong tỏa,
khoản tiền nộp đảm bảo, giải quyết khiếu nại. Đây là cơ sở tham khảo định hướng
cho việc nghiên cứu toàn diện hơn về biện pháp phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ trong BLTTDS.


3
- Ngọc Trâm “Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, buộc thực hiện biện
pháp bảo đảm tại phiên tòa trong tố tụng dân sự” của tác giả Ngọc Trâm, bài đăng
trên tạp chí Tịa án nhân dân điện tử. Bài viết tập trung phân tích vướng mắc về việc
thực hiện biện pháp bảo đảm được bắt đầu từ thời điểm Hội đồng xét xử ra quyết
định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, nhưng người yêu cầu phải xuất trình chứng
cứ về việc đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi Hội đồng xét xử vào
phòng nghị án.
Nhìn chung, các nguồn tư liệu nghiên cứu ở những vấn đề, khía cạnh pháp lý
khác nhau cho từng nội dung liên quan đến biện pháp phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ là một vấn đề cần thiết được nghiên cứu. Tuy nhiên, các cơng trình trên hiện
chỉ nghiên cứu dưới dạng ghi nhận những vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật
cho từng lĩnh vực. Đồng thời, do Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có hiệu lực
pháp luật nhưng đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu từng quy định cụ thể về biện
pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ và thực tế vấn đề này hiện nay chưa
được nghiên cứu một cách chuyên sâu dưới dạng đề tài Luận văn Thạc sĩ. Do đó, trên
cơ sở sử dụng những kiến thức từ lý luận và thực tiễn thông qua các nguồn tài liệu
được nêu, người viết sẽ đúc kết một số kiến thức nhất định về đề tài, đồng thời vận
dụng khả năng nghiên cứu của bản thân đi vào phân tích chuyên sâu về biện pháp
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Qua đó, người viết đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Thơng qua việc phân tích các quy định của pháp luật về BPKCTT là phong
tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, thực tiễn áp dụng quy định này, cơng trình chỉ ra
những bất cập của luật, vướng mắc khi áp dụng về phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ nhằm đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về phong tỏa tài
sản của người có nghĩa vụ.
Mục tiêu cụ thể:
Đề tài nghiên cứu có nhiệm vụ làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau:
- Phân tích quy định của pháp luật về phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
- Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ


4
- Đề xuất các giải pháp đối với những quy định pháp luật về phong tỏa tài sản
của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong cơng trình gồm quy định của pháp luật, thực tiễn
thi hành về BPKCTT là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ theo quy định của
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là một trong các biện pháp khẩn cấp
tạm thời mà đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ
chức, cá nhân khởi kiện vụ án để bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác yêu cầu Tòa án áp dụng trong quá trình
giải quyết vụ án dân sự. Trong luận văn này, người viết chỉ nghiên cứu về BPKCTT
là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác,
tác giả không nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, cơng trình đã sử dụng các

phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp phân tích được sử dụng trong chương 1, 2 để phân tích về
BPKCTT là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Phương pháp này cũng sử
dụng để phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng về BPKCTT là phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ.
- Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 1, 2 để so sánh, đối chiếu
sự khác nhau của quy định pháp luật về phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
trong BLDS, BLTTDS, những bất cập giữa các luật khi Tòa án áp dụng BPKCTT là
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
- Phương pháp tổng hợp cũng được tác giả sử dụng ở mỗi chương để đưa ra
nhận xét về áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ và đề xuất
một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ. Phương pháp này cũng được sử dụng để tổng kết trong các mục
kết luận của luận văn.


5
- Phương pháp phân tích luật viết. Phương pháp này được sử dụng trong
chương 1, chương 2 nhằm đánh giá những quy định của BLTTDS về BPKCTT là
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Trên cơ sở các quy phạm pháp luật quy
định trong BLTTDS năm 2015, công trình sử dụng phương pháp này để chỉ ra
những bất cập của luật trên cơ sở những vụ án mà Tòa án đã và đang giải quyết.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Kết quả nghiên cứu về BPKCTT là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
góp phần làm rõ thực trạng áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài sản của người có nghĩa
vụ trong thực tiễn thi hành pháp luật, chỉ ra bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, học tập
về áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo trong cơng tác mà tác
giả đang công tác.

Những kiến nghị là cơ sở để hoàn thiện pháp luật về BPKCTT là phong tỏa
tài sản của người có nghĩa vụ.
7. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm có 02 chương:
Chương 1. Quyền yêu cầu và căn cứ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Chương 2. Thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.


6
CHƯƠNG 1
QUYỀN YÊU CẦU VÀ CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM
THỜI LÀ PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ
1.1. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa
tài sản của người có nghĩa vụ
Quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là
một trong những quyền được BLTTDS quy định cho đương sự, người đại diện hợp
pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện theo quy định tại Điều
187 của BLTTDS. Theo đó, các chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ bao gồm:
Đương sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Điều 68 của BLTTDS năm 2015.
Chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa
vụ bao gồm cả nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người đại diện hợp pháp của đương sự bao gồm cả người đại diện theo pháp
luật và đại đại diện theo ủy quyền. Điều này được hiểu người đại diện hợp pháp cho
nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có quyền yêu
cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Tịa án tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT trong các trường hợp quy định

tại Điều 135 của BLTTDS. Tịa án khơng được tự mình ra quyết định áp dụng biện
pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Theo Từ điển Tiếng Việt, phong tỏa được hiểu là bao vây, cô lập một khu
vực, một vùng, một phạm vi nhất định1. Theo Từ điển Luật học, phong tỏa tài sản là
cấm chuyển dịch tài sản, hủy hoại tài sản khi đã xác định được loại, số lượng, đặc
điểm, giá trị tài sản. Phong tỏa tài sản được thực hiện trong quá trình giải quyết vụ
việc dân sự và trong quá trình thi hành án dân sự2. Theo các khái niệm trên, ở góc
độ chung nhất, phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là việc cô lập, cấm chuyển
dịch quyền sở hữu về tài sản để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án dân sự.
Theo Điều 105 BLDS, tài sản bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài
sản. Tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Bất động sản và động sản có thể là
1
2

Viện ngơn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, tr. 763.
Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách Khoa và NXB Tư pháp, tr. 621.


7
tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Như vậy về tài sản bị phong tỏa
gồm vật, tiền, giấy tờ có giá, động sản và bất động sản.
Theo Điều 126 BLTTDS, tài sản bị phong tỏa phải là tài sản của người có
nghĩa vụ. Tài sản này phải là tài sản hợp pháp của người có nghĩa vụ và chưa thực
hiện giao dịch nào với người thứ ba. Người có nghĩa vụ có thể là bị đơn hoặc người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Chủ thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ thơng thường là ngun đơn, cịn bị
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ có thể yêu cầu phong tỏa tài sản
trong trường hợp họ có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc có yêu cầu độc lập
đối với nguyên đơn hoặc đối với bị đơn.
Qua thực tiễn áp dụng BPKCTT thời là phong tỏa tài sản của người có nghĩa

vụ, tác giả nhận thấy có những bất cập sau:
Thứ nhất, người yêu cầu áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ không cung cấp đầy đủ về nguồn gốc tài sản của người có nghĩa vụ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 111 BLTTDS, trong trường hợp do tình thế
khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể
xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền u cầu Tịa án có thẩm quyền ra
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của của Bộ
luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tịa án đó. Nếu có đương sự u
cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trước khi thụ lý vụ
án tức là thời điểm nộp đơn khởi kiện thì đương sự phải xuất trình chứng cứ chứng
minh thông tin về tài sản của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa. Tuy
nhiên, trên thực tế đương sự có rất ít thơng tin hoặc tài liệu chứng minh tài sản của
người có nghĩa vụ nên khi đương sự khởi kiện yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa
tài sản của người có nghĩa vụ, thơng thường đương sự đề nghị Tịa án giới thiệu
đương sự đến cơ quan có thẩm quyền để thu thập thơng tin. Trong khi đó, Tịa án
chưa thụ lý vụ án, đang xử lý đơn khởi kiện, trả đơn khởi kiện hoặc chuyển vụ án
theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Thực tế, để đáp ứng u cầu của đương
sự, có Tịa án viết giấy giới thiệu cho đương sự thu thập thông tin về tài sản, nhưng
cũng có Tịa án khơng đáp ứng u cầu này. Lý do của việc từ chối là theo quy
định, người yêu cầu áp dụng BPKCTT phải là người cung cấp tài liệu, chứng cứ
chứng minh người có nghĩa vụ có tài sản và tài sản đó chưa thực hiện bất kỳ giao
dịch nào để Tòa án áp dụng BPKCTT.


8
Trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án dân sự, đương sự có u cầu áp dụng
BPKCTT nhưng khơng biết về thơng tin tài sản nên Tịa án giới thiệu cho đương sự
đến cơ quan có thẩm quyền để được cung cấp thơng tin thì thời hạn là từ 03 ngày
đến 05 ngày (chủ yếu tài sản là nhà, quyền sử dụng đất, tài khoản) nên tính kịp thời,
khẩn cấp khơng cịn nữa.

Thực tiễn cho thấy, có trường hợp nguyên đơn khởi kiện đã cung cấp các
giấy tờ, tài liệu, chứng cứ khơng đủ hoặc khơng có căn cứ để chứng minh cho yêu
cầu buộc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền nhưng vẫn yêu cầu áp dụng khẩn
cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của bị đơn nhằm mục đích khơng phải để bảo đảm
cho việc thi hành án. Trong trường hợp này, Thẩm phán mặc dù nhận thấy mục đích
của người yêu cầu áp dụng khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ nhưng vẫn thực hiện vì cho rằng đây là quyền của đương sự. Ngược lại, có
Tịa án, nhận thấy yêu cầu này là không đảm bảo mục đích của việc áp dụng khẩn
cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ nên từ chối áp dụng.
Ví dụ 1: Tại Thơng báo số 01/TB-TA ngày 05/01/2018 về việc không áp dụng
BPKCTT “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” của bà Phan Thị Xuân Mai, là
người yêu cầu áp dụng. Trong đơn yêu cầu áp dụng của bà Mai “Phong tỏa tài sản là
nhà và nền số 101, tờ bản đồ số 12 cụm dân cư Đông Kênh 7 – Nam kênh Ba Thê do
Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú cấp cho ông Trần Văn Tâm và bà Nguyễn Thị
Loan” theo Điều 126 BLTTDS, trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa bà
Phan Thị Xuân Mai với ông Trần Văn Tâm, bà Nguyễn Thị Loan. Tại thời điểm nộp
đơn yêu cầu cùng thời điểm nộp đơn khởi kiện, bà Mai không cung cấp được tài liệu,
các chứng cứ chứng minh tài sản của ông Tâm, bà Loan nên Thẩm phán được phân
công xử lý đơn đã ban hành Thông báo không áp dụng BPKCTT theo yêu cầu của bà
Mai. Sau đó, bà Mai khiếu nại, Chánh án giải quyết giữ nguyên Thông báo không áp
dụng BPKCTT của Thẩm phán được phân công xử lý đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT3.
Ví dụ 2: Tại Thơng báo số 03/TB-TA ngày 03/3/2017 về việc không áp dụng
BPKCTT “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” của bà Nguyễn Thị Mỹ
Nương, là người yêu cầu áp dụng, trong vụ án “Tranh chấp hợp đồng dân sự hụi”
giữa bà Nguyễn Thị Mỹ Nương với bà Nguyễn Thị Mỹ4. Nội dung đơn yêu cầu áp
Tòa án nhân dân huyện Châu Phú tỉnh An Giang, Thông báo số 01/TB-TA ngày 05/01/2018 về việc không
áp dụng BPKCTT.
4
Tòa án nhân dân huyện Châu Phú tỉnh An Giang, Thông báo số 03/TB-TA ngày 03/3/2017 về việc không
áp dụng BPKCTT.

3


9
dụng BPKCTT tại Điều 126 của BLTTDS của bà Nương như sau: Yêu cầu áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời “Phong tỏa tài sản số tiền 165.800.000đ” là số tiền mà
bà Nương hốt hụi của bà Mỹ. Kèm theo đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT, bà Nương
không cung cấp các tài liệu, chứng cứ kèm theo. Trong trường hợp này, Tòa án
nhận định “Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bà Nương là
khơng có đủ căn cứ để áp dụng theo quy định của BLTTDS. Trường hợp bà Nương
có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là “Phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ” thì phải có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và phải cung cấp
tài liệu, chứng cứ chứng minh tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của
người có nghĩa vụ”.
Trong các vụ án trên, căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 133; Điều 140 và Điều
141 của BLTTDS năm 2015, Tồ án nhân dân huyện Châu Phú khơng quyết định
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và thơng báo cho bà Nương biết. Trong trường
hợp này, Tịa án không thể giới thiệu bà Nương thu thập thông tin về số tiền
165.800.000 đồng, vì quan hệ dân sự giữa các bên đương sự trên cơ sở thỏa thuận
nhưng khơng xác lập bằng văn bản hoặc khơng có bất kỳ tài liệu, chứng cứ nào
chứng minh về nguồn tiền 165.800.000 đồng là của người có nghĩa vụ.
Từ thực tiễn trên, tác giả kiến nghị Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn một số
quy định tại Chương VIII về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của BLTTDS số
92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 quy định về quyền yêu cầu áp dụng
BPKCTT là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ quy định tại Điều 133
BLTTDS như sau: “Kèm theo đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT, người yêu cầu phải
cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng
BPKCTT trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đơn yêu cầu. Nghĩa vụ
cung cấp chứng cứ thuộc về đương sự”.
Thứ hai, về ủy quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài sản của

người có nghĩa vụ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 BLTTDS, trong quá trình giải quyết vụ
án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân
khởi kiện vụ án có quyền u cầu Tịa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một
hoặc nhiều BPKCTT theo quy định của BLTTDS.
Theo khoản 1 Điều 85 BLTTDS, người đại diện trong tố tụng dân sự bao
gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện


10
có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Theo quy định này, sau khi Tịa án nhận đơn khởi
kiện thì người khởi kiện có quyền ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng.
Tuy nhiên, người đại diện theo ủy quyền, trong phạm vi được ủy quyền không được
ủy quyền về yêu cầu áp dụng BPKCTT nói chung, yêu cầu áp dụng BPKCTT là
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ nói riêng. Trong trường hợp này, Thẩm
phán xử lý đơn khởi kiện không chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT là phong tỏa
tài sản của người có nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền yêu cầu.
Ví dụ 3: Bản án số 08/2018/KDTM-ST ngày 17 tháng 10 năm 2018, vụ án
Công ty Cổ phần Nông dược Hai khởi kiện Liêu Tấn V về hợp đồng mua bán hàng
hóa do Tịa án nhân dân huyện Châu Phú giải quyết5. Công ty cổ phần Nông dược
Hai ủy quyền cho Nguyễn G tham gia tố tụng tại Tòa án. Phạm vi ủy quyền là
người đại diện tham gia các giai đoạn tố tụng. Trong thời gian thụ lý, G yêu cầu áp
dụng biện pháp “Phong tỏa tài sản của V” để đảm bảo thi hành án. G là người ký
tên vào đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT. Trong vụ án này, Tòa án yêu cầu G bổ sung
văn bản ủy quyền.
Ví dụ 4: Bản án số 444/2017/DS-ST ngày 8.9.2017 của Tịa án nhân dân
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm cơng khai vụ án thụ lý số
371/2016/TLST– DS ngày 05 tháng 10 năm 2016 về việc “tranh chấp hợp đồng
vay tài sản”6.
Tại đơn khởi kiện và lời khai trong quá trình giải quyết vụ án, đại diện ủy

quyền của ngun đơn, ơng V trình bày: Ngày 30/8/2016, bà Đ có u cầu ơng N,
bà L trả tổng công 11.000.000.000 đồng (mười một tỷ đồng) tiền vốn vay; nhưng
sau đó đến ngày 10/10/2016 bà Đ có đơn rút lại một phần yêu cầu, chỉ yêu cầu ông
N và bà L trả số tiền vốn vay là 3.000.000.000 đồng (ba tỷ đồng) theo hợp đồng vay
và thế chấp tài sản lập tại các phịng cơng chứng.
Tại phiên tòa, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn yêu cầu tiếp tục duy
trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 12/2017/QĐ-BPKCTT ngày
14/6/2017 và Quyết định Phong tỏa tài khoản số 13/1/2017/TA-QBT 14/6/2017, của
Tòa án nhân dân quận Bình Tân. Theo Hội đồng xét xử nhận thấy yêu cầu này là có
cơ sở, nhằm đảm bảo thi hành án và nghĩa vụ trả nợ, nên đã chấp nhận. Trong vụ án
Tòa án nhân dân huyện Châu Phú tỉnh An Giang, Bản án số 08/2018/KDTM-ST ngày 17 tháng 10 năm
2018, về hợp đồng mua bán hàng hóa,
6
cập nhật lúc 20h ngày 2.9.2020.
5


11
này, Tịa án đã khơng u cầu đại diện của nguyên đơn bổ sung văn bản ủy quyền
về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Theo tác giả, việc Tòa án yêu cầu người đại diện bổ sung văn bản ủy quyền
về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là chưa thật chính xác. Bởi,
trong giấy ủy quyền, phạm vi ủy quyền là “toàn quyền quyết định” nên việc bổ sung
văn bản ủy quyền về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không
cần thiết. Về vấn đề này, Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn một số quy định tại
Chương VIII về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự số
92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 không đề cập đến.
Từ thực tiễn trên, tác giả kiến nghị Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn một số
quy định tại Chương VIII về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng
dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 quy định về quyền yêu cầu áp

dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ quy
định tại Điều 111, Điều 137, Điều 138 BLTTDS như sau: Người đại diện theo ủy
quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự
theo nội dung văn bản ủy quyền. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự
khi được ủy quyền tồn bộ có quyền u cầu Tòa án áp dụng, thay đổi, áp dụng bổ
sung biện pháp khẩn cấp tạm thời, hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời theo quy định tại Điều 111, Điều 137, Điều 138 BLTTDS và các quyền khác
quy định tại Chương VIII BLTTDS.
Thứ ba, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người
có nghĩa vụ trong trường hợp người có nghĩa vụ bị tuyên bố người vắng mặt tại
nơi cư trú.
Theo Điều 381 BLTTDS, người có quyền, lợi ích liên quan có quyền u cầu
Tịa án thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi người đó biệt tích 06
tháng liền trở lên, đồng thời có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài
sản của người vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật dân sự. Trường hợp có u
cầu Tịa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt thì phải cung cấp
tài liệu, chứng cứ về tình hình tài sản của người đó, việc quản lý tài sản hiện có và
danh sách những người thân thích của người đó.
Hiện nay, đối với việc dân sự này, pháp luật tố tụng dân sự chưa quy định về
việc đương sự có quyền u cầu và Tịa án có được áp dụng BPKCTT hay không.


12
Theo Điều 381 BLTTDS, người có quyền u cầu Tịa án thơng báo tìm kiếm người
vắng mặt tại nơi cư trú là người có quyền, lợi ích liên quan đến người vắng mặt tại
nơi cư trú và tài sản của họ. Do đó, việc người u cầu u cầu Tịa án áp dụng
BPKCTT là biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là
cần thiết. Với quy định hiện nay, cách hiểu về vấn đề này là được và không được.
Dự thảo Nghị quyết này hướng dẫn một số quy định tại Chương VIII về các biện
pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng khơng quy định.

Ví dụ 5: Trong vụ án ly hôn, yêu cầu chia tài sản chung, nợ chung giữa anh
Nguyễn Thanh Hồng và chị Võ Thị Ngọc Thi. Chị Thi bỏ địa phương trên 06 tháng,
anh Hồng u cầu thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đối với chị Thi
và có yêu cầu biện pháp quản lý tài sản. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Nguyễn Thị Ngọc Giàu có yêu cầu độc
lập đối với anh Hồng và chị Thi, yêu cầu anh Hồng và chị Thi trả nợ tiền vay
70.000.000 đồng và yêu cầu phong tỏa xe honda hiệu Ariblade do chị Thi “đứng
tên”, người đang sử dụng xe là anh Hồng. Trong vụ án này, cùng một tài sản nhưng
có hai yêu cầu là quản lý tài sản và áp dụng BPKCTT. Vấn đề đặt ra là Tịa án có
được áp dụng cùng lúc hai biện pháp này không?
Thứ tư, về yêu cầu, kiến nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Theo Điều 133 BLTTDS, người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời phải làm đơn gửi đến Tịa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung theo quy định tại Điều 133 BLTTDS.
Theo Điều 134 BLTTDS, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định
tại Điều 187 của BLTTDS kiến nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do kiến nghị; biện pháp khẩn cấp tạm thời cần
được áp dụng; tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ;
tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tóm tắt nội
dung tranh chấp, hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; chứng
cứ để chứng minh cho việc kiến nghị của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Đối chiếu với hai điều luật trên, tác giả nhận thấy có sự chưa thống nhất
trong quy định về yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo quy định tại
Điều 133 BLTTDS, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong
tỏa tài sản của người có nghĩa vụ để bảo vệ quyền của mình hoặc người được đại


13
diện thì họ có quyền “u cầu” áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong khi đó,
nếu người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cơ quan, tổ chức, cá

nhân khởi kiện vụ án để bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác nếu muốn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời thì họ phải “kiến nghị”. Theo Điều 134 BLTTDS, cơ quan, tổ chức, cá
nhân khởi kiện vụ án để bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác nếu có u cầu thì kiến nghị Tịa án áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do kiến nghị; biện
pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng; tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích
hợp pháp cần được bảo vệ; tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời; tóm tắt nội dung tranh chấp, hành vi xâm phạm quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự; chứng cứ để chứng minh cho việc kiến nghị của mình là có
căn cứ và hợp pháp. Tuy ở địa phương An Giang chưa có trường hợp kiến nghị áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này, nhưng rõ ràng các quy định này là chưa
thống nhất. Bản chất của việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là nhằm
đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu
thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo tồn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại
không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc đảm bảo việc thi
hành án nên sử dụng chung chữ “yêu cầu” là phù hợp. Và yêu cầu cũng là quyền
của đương sự, người đại diện được quy định trong chương 2 của BLTTDS. Theo
Điều 4 BLTTDS, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu
cầu giải quyết việc dân sự tại Tịa án có thẩm quyền để u cầu Tịa án bảo vệ cơng
lý, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Do đó, sự phân biệt giữa “yêu cầu”
và “kiến nghị” áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không cần thiết.
Từ thực tiễn trên, tác giả kiến nghị Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn một số
quy định tại Chương VIII về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng
dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 quy định về quyền yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ quy
định tại Điều 134 BLTTDS như sau: Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân
khởi kiện để bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của
người khác khởi kiện để bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước và lợi ích

hợp pháp của người khác khởi kiện thì có quyền u cầu áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời theo quy định tại Điều 111 BLTTDS.


14
Thứ năm, về cùng một tài sản nhưng có nhiều đương sự cùng yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Hiện nay theo Điều 126 BLTTDS, phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
được áp dụng nếu trong q trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có
nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc
giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Với quy định trên, luật chưa đề cập đến việc
một tài sản mà nhiều đương sự cùng yêu cầu phong tỏa hoặc một tài sản nhưng có
yêu cầu phong tỏa nhiều lần. Về vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau trong
việc giải quyết yêu cầu của đương về phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Ví dụ 6: Ngày 17/07/2018, TAND huyện D đã thụ lý vụ án dân sự tranh chấp
hợp đồng vay tài sản. Nguyên đơn là ông Nguyễn Văn L, sinh năm 1977, địa chỉ:
thị trấn T, huyện D, tỉnh BD. Bị đơn là bà Phạm Hoàng N, sinh năm 1977, cũng tại
huyện D, tỉnh BD7.
Ông L khởi kiện yêu cầu bà N phải trả số tiền đã vay 1 tỷ đồng. Ngày
20/07/2018, ông L có đơn u cầu Tịa án huyện D áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” quy định tại Điều 126 BLTTDS năm
2015 đối với tài sản là phần đất có diện tích 3.411 m2 tọa lạc tại khu phố B, thị trấn T,
huyện D, tỉnh BD do UBND huyện D cấp cho bà Phạm Hồng N ngày 23/04/2015.
Cùng ngày Tịa án nhân dân huyện D ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời số 24/2018/QĐ - BPKCTT “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ”
đối với thửa đất nêu trên, gửi quyết định cho Cơ quan thi hành án cùng cấp. Ngày
23/07/2018, Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự huyện D ban hành quyết định
thi hành án chủ động phong tỏa tài sản nêu trên và gửi đến cơ quan có thẩm quyền
quản lý đăng ký quyền sử dụng.
Đến ngày 31/07/2018, Tòa án huyện D tiếp tục thụ lý vụ án dân sự số

293/2018/DSST-DS “về việc tranh chấp hợp đồng vay tài sản”. Nguyên đơn là bà
Phạm Hoàng Y, sinh năm 1980, địa chỉ khu phố B, thị trấn T, huyện D, tỉnh BD. Bị
đơn là bà Phạm Hoàng N. Ngày 01/08/2018, bà Y làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời là “phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” đối với thửa
đất mà ơng L đã yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cùng ngày Tòa
án đã ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tiếp tục áp dụng biện pháp
phong tỏa đối với thửa đất nêu trên gởi đến Chi cục Thi hành án dân sự huyện D.
7

cập nhật lúc 22h ngày 2.11.2020.


15
Chi cục trưởng chi cục Thi hành án Dân sự huyện D đã không ra quyết định
thi hành án chủ động là phong tỏa tài sản theo Quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời ngày 01/08/2018 của Tòa án, đồng thời có văn bản u cầu Tịa án giải
thích về việc cùng một tài sản đã phong tỏa hai lần trong khi việc phong tỏa lần đầu
vẫn còn hiệu lực. Trong vụ án này, có hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Tịa án chỉ có thể ra quyết định phong tỏa tài
sản một lần đối với một tài sản. Theo Điều 142 BLTTDS năm 2015 quy định
“Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành theo quy định của
pháp luật về thi hành án dân sự”, theo quy định này thì việc phong tỏa hai lần cùng
một tài sản, cơ quan thi hành án không thể thi hành.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Đương sự có quyền u cầu Tịa án áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Hơn
nữa, vì Điều 126 BLTTDS chỉ quy định phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
được áp dụng nếu trong q trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có
nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc
giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Theo quy định này, luật khơng cấm một tài
sản có thể bị phong tỏa hai hoặc nhiều lần.

Quan điểm của tác giả: Trên cơ sở cân nhắc gữa quy định tại Điều 126
BLTTDS và Luật Thi hành án dân sự thì một tài sản chỉ có thể ra quyết định phong
tỏa một lần. Lý do là khi tài sản đã bị phong tỏa thì người có nghĩa vụ khơng thể
chuyển dịch cho bất kỳ ai và cơ quan thi hành án cũng không thể cưỡng chế đối với
một tài sản hai lần cùng một nội dung là phong tỏa.
Mặt khác, đối với một số vụ án, các nguyên đơn yêu cầu Tòa án phong tỏa tài
sản của bị đơn (giao dịch hụi). Đây là những vụ án độc lập và không thể nhập vụ án.
Trong đó, các nguyên đơn có yêu cầu giống nhau là phong tỏa tài sản của bị đơn và
chỉ đặt ra đối với bị đơn. Tài sản của bị đơn thường là nhà ở, quyền sử dụng đất và
bị đơn chỉ có một tài sản duy nhất. Nếu Tòa án ra nhiều quyết định phong tỏa tài sản
của bị đơn, thì các nguyên đơn phải thực hiện biện pháp bảo đảm theo Điều 136
BLTTDS và số tiền buộc thực hiện biện pháp bảo đảm có thể nhiều hơn giá trị tài
sản bị phong tỏa.
Ví dụ 7: Bản án số 161/2015/DS-ST ngày 24/7/2015 của Tòa án nhân dân huyện
Châu Phú về “Tranh chấp hợp đồng hụi” giữa các nguyên đơn: Nguyễn Thị Mai,


16
Lương Văn Trường An, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Thùy, Lê Thị Tuyết, Võ Thị
Duyên, Diệp Thị Mỹ Xuyên kiện bị đơn: Lương Thị Huệ, Lê Trung Bình. Các nguyên
đơn cùng có yêu cầu áp dụng BPKCTT “Phong tỏa tài sản là quyền sử dụng đất” của bị
đơn. Trong vụ án này, tách từng vụ án độc lập thì khơng thể áp dụng BPKCTT theo
yêu cầu của từng nguyên đơn, vì tài sản của bị đơn có giá trị cao hơn nghĩa vụ mà họ
phải thực hiện với nguyên đơn. Chính vì vậy, các ngun đơn muốn áp dụng BPKCTT
phải nhập vụ án, các nguyên đơn cùng yêu cầu áp dụng BPKCTT đối với người có
nghĩa vụ. Trên cơ sở yêu cầu của các nguyên đơn áp dụng BPKCTT, Tòa án đã ban
hành Quyết định số 17/QĐ-BPKCTT ngày 26/5/2015 “Phong tỏa tài sản là quyền sử
dụng đất diện tích 80m2” theo giấy chứng nhận số CH03466. Các nguyên đơn phải nộp
khoản tiền bảo đảm có giá trị cao hơn tài sản bị phong tỏa.
Trong vụ án này, luật chỉ quy định người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong

các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16
Điều 114 BLTTDS phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài
sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá q hoặc giấy tờ có giá do Tịa án ấn
định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả
của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của
người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu
cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền u cầu. Theo quy
định này, thì số tiền mà các nguyên đơn phải nộp để thực hiện biện pháp bảo đảm
có thể nhiều hơn so với thiệt hại hoặc cao hơn giá trị tài sản bị phong tỏa. Từ thực
tiễn này, có một số Tịa án “linh động” buộc người yêu cầu áp dụng một trong các
biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ phải nộp
khoản tiền bảo đảm là 50% giá trị tài sản hoặc 30% giá trị tài sản.
Từ thực tiễn trên, tác giả kiến nghị Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn một số
quy định tại Chương VIII về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng
dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 quy định về quyền yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ quy
định tại Điều 126 BLTTDS như sau: Một tài sản của người có nghĩa vụ chỉ được ra
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ một lần kể cả có nhiều yêu cầu hoặc giá trị tài sản bị phong tỏa nhiều hơn
so với nghĩa vụ mà họ phải chịu.


17
1.2. Căn cứ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản
của người có nghĩa vụ
Theo Điều 126 BLTTDS căn cứ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, gồm: Có căn cứ cho thấy người có nghĩa
vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải
quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Qua thực tiễn thi hành pháp luật về căn cứ áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài
sản của người có nghĩa vụ, tác giả nhận thấy có một số bất cập như sau:
Thứ nhất, về việc xác định tính “cần thiết” khi áp dụng BPKCTT là phong
tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Hiểu theo nghĩa thông thường, cần thiết là cần đến mức không thể nào không
làm, nghĩa là đây là việc mà phải thực hiện. Trong TTDS, bất kỳ yêu cầu nào của
đương sự hoặc hành vi của người tiến hành tố tụng ln ln là cần thiết. Tuy
nhiên, khi nào tính cần thiết được thực hiện và đúng luật? Cho đến nay, việc xác
định tính cần thiết khi áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
vẫn chưa được hướng dẫn mà giao cho người tiến hành tố tụng tự mình quyết định.
Điều này dẫn đến việc xác định tính “cần thiết” của mỗi Thẩm phán, Tịa án là khác
nhau và khơng có sự thống nhất trong hoạt động áp dụng BPKCTT giữa các Tịa án.
Ví dụ 8: Kháng nghị phúc thẩm số: 212/QĐ-KNPTDS ngày 02/3/2015 đối
với bản án Dân sự sơ thẩm số 20/2015/DSST ngày 03/02/2015 của TAND TP.Quy
Nhơn giải quyết vụ án “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” 8.
Theo nội dung bản án sơ thẩm, năm 2014, chị Phượng đã vay của chị Trang
tổng số tiền 800.000.000 đồng. Sau khi trả được một phần nợ, chị Phương không trả
tiếp. Chị Trang khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc chị Phương trả tiền gốc 700.000.000
đồng. Chị Phượng thừa nhận có nợ chị Trang 500.000.000 đồng nay xin trả dần
7.000.000 đồng tháng.
Hội đồng xét xử sơ thẩm quyết định: Buộc chị Phượng phải trả cho chị Trang
số tiền 529.325.000 đồng; giữ nguyên quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời số 01/2015/QĐ-BPKCTT ngày 23/01/2015 của TAND TP.Quy Nhơn để đảm
bảo cho công tác thi hành án.
8

cập nhật lúc 22h ngày 10.10.20220.


18

Viện KSND TP.Quy Nhơn đã Kháng nghị bản án Dân sự sơ thẩm số
20/2015/DSST ngày 03/02/2015 của TAND TP. Quy Nhơn theo thủ tục phúc thẩm
và đề nghị TAND tỉnh Bình Định xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng hủy bản án sơ
thẩm nêu trên của TAND TP.Quy Nhơn.
Trong vụ án này, Hội đồng xét xử sơ thẩm quyết định giữ nguyên Quyết định
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo cho công tác thi hành án là cần
thiết hay không cần thiết là đúng hay không đúng luật?.
Trước hết, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là một quyết định
độc lập, có hiệu lực thi hành riêng rẽ với bản án. Theo Điều 137 BLTTDS, khi xét
thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng khơng cịn phù hợp mà cần
thiết phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì thủ
tục thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được thực hiện theo
quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Theo Điều 138 BLTTDS, Tòa án ra quyết
định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi có căn cứ trong Điều
luật này. Như vậy, việc bản án quyết định giữ nguyên quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời là không đúng và không cần thiết.
Mặt khác, trong thực tiễn, việc xác định tính chất cần thiết cịn mơ hồ, mang
tính chủ quan của chủ thể có thẩm quyền áp dụng BPKCTT. Tại Tòa án, biện pháp
KCTT là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng chủ yếu là để đảm
bảo cho việc thi hành án là chính chứ “cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ
án” là rất ít. Biện pháp này chủ yếu áp dụng trong các vụ án về tranh chấp vay tài
sản, hụi và một số tranh chấp từ hợp đồng mua bán tài sản.
Thứ hai, tài sản phong tỏa phải là tài sản của người có nghĩa vụ.
Theo quy định tại Điều 126 BLTTDS, tài sản để áp dụng biện pháp KCTT là
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ thì tài sản đó phải là tài sản của người bị
yêu cầu áp dụng BPKCTT.
Qua thực tiễn thi hành, người yêu cầu áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài sản
của người có nghĩa vụ chỉ cần chứng minh tài sản yêu cầu phong tỏa là tài sản của
người có nghĩa vụ được xem là có căn cứ. Đối với tài sản là nhà, đất, người yêu cầu
áp dụng BPKCTT chỉ cần xuất trình giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền

sử dụng đất là Tòa án áp dụng biện pháp này.


19
Tuy nhiên, khi áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
vẫn cịn vướng mắc trong việc xác định tài sản của người có nghĩa vụ. Đó là tài sản
thuộc sở hữu riêng của người có nghĩa vụ hoặc tài sản chung của họ với người khác
nhưng tài sản đó hiện đang cầm cố, thế chấp hoặc đã xác lập hợp đồng chuyển dịch
nhưng chưa sang tên, đổi chủ trước thời điểm Tòa án áp dụng biện pháp BPKCTT
là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Khi cơ quan thi hành án thi hành quyết
định áp dụng biện pháp BPKCTT là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ thì
phát sinh người thứ ba và phát sinh tranh chấp.
Ví dụ 9: Bản án số 28/2018/DS-PT ngày 31.1.2018 của Toà án nhân dân tỉnh
Đắk Lắk về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hủy
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”9.
Ngày 26/3/2010, vợ chồng ông T1, bà H thế chấp cho Ngân hàng Thương
mại cổ phần E quyền sử dụng đất, thửa đất 113A và thửa đất số 113B, tờ bản đồ số
15, tại phường L, thành phố B đảm bảo cho Công ty N2 do ông T1 làm giám đốc
công ty, vay ngân hàng 1.400.000.000đ; đến tháng 3/2011 là đến hạn trả nợ nhưng
Công ty N2 chưa trả cho ngân hàng số tiền đã vay cùng với tiền lãi. Do vậy, vợ
chồng ông T1, bà H với bà V, bà T đã thỏa thuận chuyển nhượng hai thửa đất nói
trên, nên bà V, bà T mỗi người đã chi số tiền 704.625.000đ, để trả cho Ngân hàng
1.400.000.000đ nợ gốc và 9.520.000đ tiền lãi, Ngân hàng đã giải chấp trả lại Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông T1, bà H. Đến ngày 23/3/2011 vợ chồng
ông T1, bà H ký hợp đồng chuyển nhượng thửa đất 113A và thửa đất số 113B cho
bà V và bà T với giá trị 2.700.000.000đ và được Phịng cơng chứng S tỉnh Đắk Lắk
chứng thực. Sau khi công chứng, hồ sơ được chuyển đến Phịng Tài ngun và Mơi
trường thành phố B, để làm thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất, thì Phịng
Tài ngun và Mơi trường từ chồi đăng ký, vì có Quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời số: 03/2011/QĐ- BPKCTT ngày 24/3/2011 của Tòa án nhân dân

thành phố Buôn Ma Thuột: Cấm vợ chồng ông T1, bà H chuyển nhượng, tặng cho
hai thửa đất nêu trên, theo yêu cầu của bà Nguyễn Thị T3.
Hiện nay, hai thửa đất nêu trên đã bị Chi cục thi hành án dân sự thành phố B
đã kê biên và bán đấu giá; người mua trúng đấu giá là ông Võ Kim T4. Đến ngày
29/7/2016, UBND thành phố B cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: CB
565061 cho ông T4.
9

cập nhật lúc 22h ngày 12.9.2020.


20
Bà V và bà T khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông T1, bà H tiếp tục thực hiện hợp
đồng, phải chuyển giao hai thửa đất nêu trên là không thể thực hiện được. Bởi lẽ,
đối tượng của hợp đồng đã bị cơ quan thi hành án dân sự kê biên, bán đấu giá theo
quy định của pháp luật, không còn nữa. Do vậy, Tòa án cấp sơ thẩm tuyên xử hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thửa đất số 113A và thửa đất số 113B tờ
bản đồ số 15, được ký kết ngày 23/3/2011 giữa vợ chồng ông T1, bà H và bà V, bà
T vô hiệu.
Trong vụ án này, tài sản tuy đã thế chấp nhưng các bên thỏa thuận mua bán
và đã có chứng nhận của cơng chứng nhưng lại vướng vì có quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời và việc xử lý tài sản của cơ quan thi hành án.
Ví dụ 10: Bản án số 08/2018/KDTM-ST ngày 17/10/2018 của Tòa án nhân
dân huyện Châu Phú, An Giang10.
Trong vụ án này, nguyên đơn khởi kiện bị đơn yêu cầu thanh toán nợ tiền
mua hàng, đồng thời biết được bị đơn có tài sản là quyền sử dụng đất đang thế
chấp tại ngân hàng và nguyên đơn có yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài
sản của bị đơn (người có nghĩa vụ). Tòa án vẫn chấp nhận và áp dụng biện pháp
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ và đưa Ngân hàng vào tham gia tố tụng
với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để đảm bảo quyền của

đương sự. Trong quá trình giải quyết vụ án, tài sản đã thế chấp cho ngân hàng thì
về quyền lợi của Ngân hàng đã được bảo đảm trước. Chính vì vậy, khi xét xử,
Hội đồng xét xử xét thấy cần phải hủy bỏ quyết định áp dụng BPKCTT – phong
tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được theo điểm e Điều 138 của BLTTDS năm
2015, căn cứ áp dụng BPKCTT khơng cịn. Như vậy, về mặt thực tế khi có yêu
cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản mà tài sản đã thực hiện giao dịch bảo
đảm trước đó thì Tịa án khơng được áp dụng BPKCTT đối với tài sản đã thực
hiện giao dịch bảo đảm. Điều này đã được nêu lên để rút kinh nghiệm tại Chỉ thị
số 03/2019/CT-CA ngày 30/12/2019 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, lẽ ra
trong trường hợp nêu trên Tịa án huyện Châu Phú khơng áp dụng biện pháp
phong tỏa tài sản theo yêu cầu của nguyên đơn, vì tài sản yêu cầu phong tỏa đã
thực hiện giao dịch thế chấp tại Ngân hàng chưa được giải chấp. Đối với những
trường hợp, bị đơn đã thực hiện giao dịch như chuyển nhượng hoặc tặng cho đối
Tòa án nhân dân huyện Châu Phú tỉnh An Giang, Bản án số 08/2018/KDTM-ST ngày 17 tháng 10 năm
2018, về hợp đồng mua bán hàng hóa.
10


×