Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Các biện pháp hạn chế tổn thất của bên bị vi phạm theo quy định của công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 81 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

PHAN TRUNG PHÁP
MSSV: 1653801015175

CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TỔN THẤT CỦA BÊN BỊ VI PHẠM
THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƢỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa: 2016 - 2020

Giảng viên hƣớng dẫn:
ThS. NGUYỄN HỒNG THÁI HY

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
3


LỜI TRI ÂN
Trải qua bốn năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Luật TP. Hồ
Chí Minh, điều mà em cảm thấy tự hào nhất về bản thân mình là em đã trưởng
thành và mạnh mẽ hơn rất nhiều. Quả thực, kiến thức pháp luật đã khiến em cứng
cáp và bản lĩnh hơn khi đối diện và giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
Qua đề tài khóa luận này, mong muốn lớn nhất của em là được một lần cuối
dưới mái trường này, bằng cách chỉnh chu nhất, đóng góp một cơng trình khoa học
nhỏ cho kho tàng pháp luật to lớn của trường Luật, để ghi nhớ rằng em đã từng là
một sinh viên Luật chăm chỉ và ham học hỏi.
Một lời cuối, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và ý nghĩa nhất đến tập thể
Thầy, Cô giáo của trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, đã vun đắp và xây cho


em những hoài bão trên con đường hành nghề Luật trong tương lai. Những kiến
thức em được Thầy, Cô truyền dạy là điều quý báu và giá trị nhất trong bốn năm
học vừa qua. Đặc biệt, em xin dành vài dòng cuối để gửi lời cảm ơn đến những
người Thầy, người Cơ có ảnh hướng rất lớn đến em trong bốn năm ngắn ngủi tại
trường. Em cảm ơn Cô Nguyễn Lê Hoài, cố vấn học tập của lớp QT41.3, vì đã u
thương và chỉ bảo tập thể lớp nói chung và bản em nói riêng trong ngần ấy thời gian
của thời sinh viên. Em cảm ơn Trần Thị Thu Hà (B), Cô giáo dạy môn Luật Hiến
Pháp, “người thầy” đầu tiên của em trong trường Luật, đã truyền cảm hứng cho em
rất nhiều trong môi trường học thuật pháp lý này. Và, em xin cảm ơn Thầy giáo
hướng dẫn, Nguyễn Hồng Thái Hy, vì đã là người thầy đồng hành cùng em trong
những ngày tháng cuối cùng tại trường Luật, Thầy đã truyền đạt cho em những kiến
thức và kinh nghiệm thực tế để em có thể hồn thành tốt nhất khóa luận này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng,

PHAN TRUNG PHÁP


LỜI CAM ĐOAN
Tơi, tác giả của đề tài khóa luận này, xin cam đoan rằng đây là cơng trình do
bản thân tơi nghiên cứu, xây dựng và hồn thành dưới sự hướng dẫn của ThS.
Nguyễn Hoàng Thái Hy. Toàn bộ tài liệu tham khảo sử dụng trong đề tài này đã
được trích dẫn theo đúng quy định.
Ngƣời cam đoan

PHAN TRUNG PHÁP


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Công ước viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

CISG

(“United Nations Convention on Contracts for the International
Sale of Goods”)

PICC

UNCITRAL

UNIDROIT

PECL
HĐTT

Bộ quy tắc về Hợp đồng thương mại quốc tế (“Principles of
International Commercial Contracts”)
Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (“United
Nations Commission on International Trade Law”)
Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế (“International Institute for the
Unification of Private Law”)
Bộ Nguyên tắc Luật Hợp đồng châu Âu (“Principles of European
Contract Law”)
Hội đồng trọng tài


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
KHÁI QUÁT ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TỔN THẤT CẦN THỰC HIỆN
CỦA BÊN MUA ..................................................................................................... 5

1.1. Sử dụng hàng hóa có sẵn để thay thế ............................................................ 5
1.1.1. Cơ sở áp dụng................................................................................................. 5
1.1.2. Tính hợp lý của biện pháp .............................................................................. 7
1.2. Chấp nhận sử dụng hàng hóa bị khiếm khuyết............................................ 10
1.2.1 Cơ sở áp dụng.................................................................................................. 10
1.2.2. Tính hợp lý của biện pháp .............................................................................. 11
1.3. Khắc phục khiếm khuyết của hàng hóa ........................................................ 14
1.3.1. Cơ sở áp dụng................................................................................................. 14
1.3.2. Tính hợp lý của biện pháp .............................................................................. 17
1.4. Bán lại hàng hóa với mức giảm giá có thể thực hiện đƣợc.......................... 20
1.4.1. Cơ sở áp dụng................................................................................................. 20
1.4.2. Tính hợp lý của biện pháp .............................................................................. 23
1.5. Biện pháp giao kết hợp đồng thay thế ........................................................... 27
1.5.1. Cơ sở áp dụng................................................................................................. 27
1.5.2. Tính hợp lý của biện pháp .............................................................................. 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ....................................................................................... 39
CHƢƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TỔN THẤT CẦN THỰC HIỆN
CỦA BÊN BÁN ...................................................................................................... 40
2.1. Lƣu giữ và bảo quản hàng hóa ...................................................................... 40
2.1.1. Cơ sở áp dụng................................................................................................. 40
2.1.2. Tính hợp lý của biện pháp .............................................................................. 41
2.2. Chấp nhận giảm giá bán cho bên mua .......................................................... 44
2.2.1. Cơ sở áp dụng................................................................................................. 44


2.2.2. Tính hợp lý của biện pháp .............................................................................. 45
2.3. Ngừng việc mua hàng hóa từ nhà cung cấp để bán lại cho bên mua ......... 48
2.3.1. Cơ sở áp dụng................................................................................................. 48
2.3.2. Tính hợp lý của hàng hóa ............................................................................... 49
2.4. Ký kết hợp đồng mua bán khác để thay thế hợp đồng ban đầu ................. 52

2.4.1. Cơ sở áp dụng................................................................................................. 52
2.4.2. Tính hợp lý của biện pháp .............................................................................. 56
KẾT LUẬN CHƢƠNG II...................................................................................... 60
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................. 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong vòng hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, nhân loại đã trải qua những
mốc sự kiện đầy tính biến động, kéo theo những hậu quả khơn lường về kinh tế,
chính trị - xã hội như: giai đoạn khủng hoảng tài chính 2007 - 2009, sự trỗi dậy của
thế lực khủng bố Hồi giáo, biến đổi khí hậu, động đất, sóng thần,… và gần đây nhất
là đại dịch toàn cầu “Coronavirus disease (COVID-19) Pandemic1” (sau đây gọi tắt
là dịch COVID-19). Theo đó, sáng ngày 31/01/2020 theo giờ Việt Nam, tại Geneva,
Thụy Sỹ, Chủ tịch của Tổ chức Y tế Thế giới (“World Heath Organization” WHO) đã tuyên bố dịch bệnh do vi rút COVID-19 đang xảy ra tại Trung Quốc và
các trường hợp mắc vi rút này tại các quốc gia khác là tình trạng y tế cơng cộng
khẩn cấp gây quan ngại quốc tế.2 Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (“World
Bank” - WB), dịch COVID-19 đã tác động đến cả nhu cầu và nguồn cung ứng hàng
hóa, dẫn đến việc ngừng các hoạt động liên quan và làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Việc đình chỉ hầu hết mọi hoạt động đã ngay lập tức tác động đến thị trường hàng
hóa thế giới.3 Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch COVID-19, khi được
các công ty Trung Quốc yêu cầu, Hội đồng xúc tiến thương mại quốc tế Trung
Quốc (“China Council for the Promotion of International Trade” - CCPIT), một cơ
quan chính phủ, đã hỗ trợ cấp hơn 3.000 giấy chứng nhận cho các công ty này trong
ba tuần đầu tiên của tháng 2, xác nhận rằng họ là nạn nhân của các sự kiện bất ngờ
bên ngoài khiến họ không thể thực hiện được hợp đồng đã ký trước khi sự bùng
phát của vi-rút corona. Các chứng chỉ cung cấp một hình thức tài liệu pháp lý cho
các công ty để giúp họ đàm phán lại các điều khoản với khách hàng ở nước ngồi.
1


Tên gọi chính thức theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Bộ Y Tế, TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO) TUYÊN BỐ DỊCH BỆNH DO VI RÚT CORONA (2019nCoV) LÀ TÌNH TRẠNG Y TẾ CÔNG CỘNG KHẨN CẤP GÂY QUAN NGẠI QUỐC TẾ,
/>truy cập lần cuối vào ngày 05/6/2020.
3
The World Bank, A Shock Like No Other: Coronavirus Rattles Commodity Markets,
truy cập
lần cuối vào ngày 05/6/2020.
2


Tuy nhiên, các luật sư và chuyên gia cho biết chứng chỉ này không đảm bảo rằng
những cam kết hợp đồng có thể được miễn trách.4 Điều này rõ ràng đã cho thấy
nguy cơ vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của các doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng
cũng như những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh trên toàn thế giới nói
chung đang ở mức rất cao. Đứng trước trường hợp hợp đồng không thể thực hiện
được, trên tinh thần của nguyên tắc thiện chí (good-faith), bên bị vi phạm cần đồng
hành cùng bên vi phạm để giảm thiểu các thiệt hại đã hoặc có thể xảy ra bằng cách
áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất. Những biện pháp này sẽ được bên
bị vi phạm quyết định một cách phù hợp, dựa vào từng hoàn cảnh cụ thể nhằm
chung tay cùng bên vi phạm giảm thiểu thiệt hại vì trên hết, khi giao kết và thực
hiện hợp đồng, cả hai bên đều mong muốn hợp đồng sẽ hoàn thành như dự định ban
đầu và thu được lợi nhuận.
Với 92 quốc gia thành viên và đang điều chỉnh ¾ hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế trên tồn thế giới, Cơng ước viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế (“United Nations Convention on Contracts for the International Sale of
Goods” - sau đây viết tắt là CISG) có một hệ thống các điều khoản quy định về
trách nhiệm của bên vi phạm khi có hành vi vi phạm và gây ra thiệt hại. Đồng thời,
CISG cũng điều chỉnh trách nhiệm của bên bị vi phạm trong việc thực hiện các biện
pháp hợp lý để hạn chế tổn thất. Cụ thể Điều 77 CISG quy định rằng: “Bên nào viện

dẫn sự vi phạm của bên kia thì phải áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào
tình huống cụ thể để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi phạm hợp
đồng gây ra. Nếu họ không làm điều đó, bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm
bớt một khoản tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn
chế được”. Quy định này là thước đo để đánh giá mức độ thiện chí và hợp tác trong
việc thực hiện hợp đồng cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc
thực hiện hợp đồng của bên bị vi phạm. Tuy nhiên, từ việc nghiên cứu quy định
trong CISG cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp trong các vụ kiện thực tế, có
4

South China Morning Post, Coronavirus: doubts raised over whether Chinese companies can use force
majeure to counter risks, truy cập lần cuối vào ngày 05/6/2020.


thể thấy, việc vận dụng Điều 77 CISG trong từng trường hợp cụ thể còn tồn tại
nhiều cách hiểu khác nhau. Nguyên nhân cho thực trạng này xuất phát từ cách quy
định mang tính khái quát để phù hợp cho đa số các hồn cảnh của CISG, vơ hình
trung lại tạo ra sự thiếu thống nhất trong việc giải thích và áp dụng quy định trên.
Mặt khác, ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về vấn đề này cịn khá khiếm tốn và
chưa được đào sâu. Cho nên, nhu cầu cần một tài liệu tham khảo để chi tiết hóa các
biện pháp hạn chế tổn thất do Bên vi phạm gây ra là rất thiết thực.
Vì những lý do trên, tác giả quyết định thực hiện khóa luận này với đề tài:
“CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TỔN THẤT CỦA BÊN BỊ VI PHẠM THEO QUY
ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HÓA QUỐC TẾ” nhằm cung cấp những thông tin và cách hiểu một cách đầy đủ và
chính xác nhất.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
* Sách, giáo trình:
- Giáo trình “Luật Thương mại quốc tế - Phần II”, Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh, 2017: Mặc dù giáo trình dành trọn một chương (chương III) để trình bày về

hợp đồng mua bán hàng hóa và các vấn đề liên quan, trong đó có bình luận về trách
nhiệm pháp lý của bên bán và bên mua nhưng không đề cập đến trách nhiệm hạn
chế tổn thất theo Điều 77 CISG.
- Giáo trình “Luật Thương mại quốc tế”, Đại học Luật Hà Nội, 2016: Giáo
trình tiến hành phân tích các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa theo
quy định của CISG, Bộ quy tắc về Hợp đồng thương mại quốc tế (“Principles of
International Commercial Contracts” - PICC) do Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế
(“International Institute for the Unification of Private Law” - UNIDROIT) và Bộ
Nguyên tắc Luật Hợp đồng châu Âu (“Principles of European Contract Law” PECL) tại chương VII. Khi đề cập đến nghĩa vụ của bên bán trong việc bồi thường
thiệt hại, giáo trình có nhắc đến vấn đề giảm khoản bồi thường do bên mua vi phạm


trách nhiệm hạn chế tổn thất. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được giáo trình đào
sâu và bình luận.
- Sách “Luật hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án”, PGS.TS Đỗ
Văn Đại: Sách chuyên khảo này có phân tích chế định bồi thường thiệt hại và đề
cập đến một số quy định liên quan trong CISG nhưng không đào sâu và bàn luận về
trách nhiệm hạn chế tổn thất theo Điều 77 CISG.
* Luận án/ Luận văn/ Khóa luận:
- Luận văn thạc sỹ (2016) “Xác định thiệt hại trong chế định bồi thường thiệt
hại của Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Phạm Thị
Hiền, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Ðề tài phân tích những điểm chưa rõ ràng
trong quy định của CISG về xác định thiệt hại trong chế định bồi thường thiệt hại,
vấn đề giải thích và áp dụng quy định này trên thực tế. Trong đó, đề tài đã phân tích
một cách rõ ràng quy định tại Điều 75 CISG về việc giao kết hợp đồng thay thế
bằng cách hợp lý và trong một thời gian hợp lý. Đây là một trong những khía cạnh
tiếp cận của trách nhiệm hạn chế tổn thất. Ngoài ra, đề tài chưa bàn sâu về quy định
tại Điều 77 CISG.
- Khoá luận tốt nghiệp (2018) “Vấn đề hạn chế tổn thất của bên yêu cầu bồi
thường thiệt hại theo công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

(CISG)”, Phan Phương Anh, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Đề tài đã đề cập trực
tiếp đến vấn đề hạn chế tổn thất theo quy định của CISG bao gồm điều kiện áp dụng
và tính hợp lý của các biện pháp giảm thiểu thiệt hại nói chung. Tuy nhiên, tác giả
nhận thấy rằng, đề tài chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát vấn đề, chưa đi sâu vào
phân tích tính hợp lý trong từng biện pháp hạn chế tổn thất đã được áp dụng trên
thực tiễn, dẫn đến chưa có cách nhìn thực tế về vấn đề này. Thậm chí, có những
phần đề tài chỉ nêu được tranh chấp mà chưa đánh giá, phân tích, tổng hợp và kết
luận vấn đề.
* Bài báo khoa học/ Công trình nghiên cứu:


- Bài báo “Nghĩa vụ hạn chế tổn thất và vấn đề xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong pháp luật thương mại”, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Khoa học
pháp lý, 2018, số 06(118), tr. 30 – 41: Trong phạm vi bài viết này, tác giả nghiên
cứu các quy định của Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế (CISG) và của pháp luật thương mại Việt Nam về nghĩa vụ hạn chế tổn thất,
nhằm làm rõ các vấn đề pháp lý sau: (i) biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất được
xác định như thế nào; và (ii) nghĩa vụ hạn chế tổn thất có mối liên hệ như thế nào
với cách thức xác định thiệt hại. Theo đó, những tổn thất đáng lẽ có thể khắc phục
được một cách hợp lý và những tổn thất đã khắc phục được đều cần được tính đến
khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều này nhằm tránh trường hợp (a)
bên bị vi phạm được bồi thường vượt quá mức thiệt hại hoặc (b) bằng chi phí của
bên vi phạm, bên bị vi phạm được đặt vào vị trí tốt hơn vị trí mà lẽ ra bên này đạt
được nếu khơng có hành vi vi phạm.
* Tài liệu nƣớc ngoài
- Djakhongir Saidov, “The Law of Damages in The International Sale The
CISG and Other International Instruments”, 2008: Cuốn sách dành một phần trong
chương II để phân tích về trách nhiệm hạn chế tổn thất theo Điều 77 CISG. Trong
đó, nó khái quát được các vấn đề có liên quan như: phạm vi áp dụng, tính hợp lý
của biện pháp, cách tính tốn thiệt hại và gánh nặng chứng minh. Tuy nhiên, cuốn

sách này vẫn chưa phân tích cụ thể tính hợp lý của từng biện pháp hạn chế tổn thất,
có lẽ vì phạm vi nội dung rất rộng của nó dẫn đến khả năng chi tiết vấn đề này là
không thể.
- Helmut Koziol, “Reduction in damages according to Article 77 CISG”: Bài
viết chỉ trình bày 2 tranh chấp có liên quan đến trách nhiệm hạn chế tổn thất theo
Điều 77 CISG. Đồng thời, bài viết này tập trung giải thích quy định tại Câu 2 của
Điều 77 CISG. Tính hợp lý của các biện pháp thực tế chưa được tác giả phân tích.
- Jorge Oviedo-Albán, “Mitigation of Damages for Breach of Contract for
the International Sale of Goods”, 2018: Bài báo này đề cập đến trách nhiệm giảm


thiểu thiệt hại trong các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế được
điều chỉnh bởi CISG, được thực hiện bởi bên bị vi phạm trong trường hợp bên có
nghĩa vụ vi phạm hợp đồng. Dựa trên sự hiểu biết về Điều 77 của CISG, tác giả đã
xem xét các lý thuyết có liên quan để thiết lập khái niệm và tính chất pháp lý của
giảm thiểu thiệt hại để thơng qua đó trình bày được phạm vi áp dụng của trách
nhiệm này. Các quyết định của tòa án và phán quyết trọng tài cũng đã được nghiên
cứu để xác định biện pháp giảm nhẹ nào nên được thực hiện bởi bên bị vi phạm nếu
bên có nghĩa vụ vi phạm hợp đồng.
- Katy Barnett, “Sustitutive Damages and Mitigation in Contract Law”,
2016: Bài viết đã đi sâu phân tích bản chất của trách nhiệm hạn chế tổn thất, cách
tính chi phí được giảm nhẹ và xác định hàng hóa khiếm khuyết trong trường hợp
thực hiện các biện pháp để giảm thiểu thiệt hại mà chưa phân tích được tính hợp lý
của các biện pháp này trong từng hoàn cảnh cụ thể.
- Peter Riznik, “Article 77 CISG: Reasonableness of the Measures
Undertaken to Mitigate the Loss”, 2009: Bài viết đã làm rõ được các vấn đề có liên
quan đến trách nhiệm hạn chế tổn thất bao gồm: phạm vi áp dụng, nghĩa vụ chứng
minh, cách tính tốn thiệt hại khi giảm thiểu và tính hợp lý của một số biện pháp đã
được áp dụng trên thực tế. Tuy nhiên, việc làm rõ các biện pháp này chỉ mới dừng
lại ở mức độ trình bày, liệt kệ mà chưa có sự phân tích chuyên sâu.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Điều 77 CISG có vai trị quan trọng trong việc đánh giá mức độ thiện chí
cũng như cách hành xử phù hợp của bên bị vi phạm khi có hành vi vi phạm từ bên
cịn lại trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, với tình hình nghiên
cứu cịn hạn chế như trên, trong từng hồn cảnh nhất định, rất khó để bên bị vi
phạm có cơ sở tiến hành áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất một cách hợp lý,
bảo vệ được quyền và lợi ích của chính họ, và cũng đồng thời giảm thiểu khoản bồi
thường thiệt hại cho bên vi phạm.


Do đó, đề tài tập trung làm rõ các biện pháp hạn chế tổn thất mà bên bị vi
phạm cần thực hiện trong từng giao dịch cụ thể. Trước tiên, trong từng vụ việc, tác
giả sẽ nhận diện loại biện pháp được áp dụng trên cơ sở loại hành vi vi phạm của
bên kia. Sau đó, tiến hành phân tích tính hợp lý của biện pháp đó. Dựa vào quan
điểm của các học giả pháp lý, ý kiến của Ban thư ký5 và Hội đồng tư vấn CISG, tác
giả sẽ đánh giá, tổng hợp vấn đề và đưa ra kết luận khách quan nhất. Từ đó, tác giả
mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng của CISG trong thực tiễn xét xử.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp hạn chế tổn thất
mà bên bị vi phạm cần thực hiện và tính hợp lý của các biện pháp đó khi bên vi
phạm có hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa hai bên; khơng
phân tích các hành vi và trách nhiệm khác của bên bị vi phạm như hủy hợp đồng,
yêu cầu bồi thường thiệt hại,.... Mạch logic của đề tài sẽ được triển khai theo hướng
trình bày vụ việc thực tiễn đã được giải quyết, xác định lỗi vi phạm của bên vi
phạm, nhận diện biện pháp hạn chế tổn thất cần thực hiện và tiến hành phân tích
tính hợp lý của biện pháp đó.
- Về thời gian: Đề tài sử dụng tình tiết và phán quyết của các vụ việc đã được
xét xử từ khi CISG có hiệu lực (năm 1988). Bên cạnh đó, các ý kiến của học giả
pháp lý và Ban thư ký đã trích dẫn trong đề tài có thể được phát biểu trước khi
CISG có hiệu lực.

- Về khơng gian: Đề tài phân tích thực tiễn xét xử ở Tịa án và trọng tài của
các quốc gia là thành viên của CISG như: Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Trung
Quốc,....
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5

Bình luận của Ban thư ký là về Dự thảo năm 1978 của CISG, khơng phải là văn bản chính thức. Tuy nhiên,
trong phạm vi có liên quan đến văn bản chính thức, Bình luận của Ban thư ký về Dự thảo 1978 có lẽ là nguồn
có giá trị tham khảo nhất để trích dẫn. Nó là bản đối chiếu gần nhất với một bình luận chính thức về CISG.
Một kết hợp giữa điều luật đang phân tích của Dự thảo 1978 với phiên bản được thông qua cho văn bản chính
thức là cần thiết để ghi lại sự liên quan của bình luận Ban thư ký về điều đó: truy cập lần cuối vào ngày 05/06/2020.


Xoay quanh toàn bộ nội dung của đề tài, tác giả sử dụng kết hợp, đan xen các
phương pháp nghiên cứu khác nhau để củng cố tính đúng đắn cho các lập luận
nhằm nâng cao hiệu quả truyền đạt và tính khách quan của đề tài. Cụ thể là, tác giả
sử dụng phương pháp phân tích, bình luận khi nghiên cứu các quy định có liên quan
đến trách nhiệm hạn chế tổn thất của bên bị vi phạm trong CISG; phương pháp so
sánh khi đối chiếu các quy định về các vấn đề liên quan trong CISG; phương pháp
tổng hợp để đưa ra kết luận mang tính đúng đắn nhất cho biện pháp đang được bàn
luận và các vấn đề liên quan.
6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận
Đề tài cung cấp những thông tin cụ thể và thiết thực để các cơ quan giải
quyết tranh chấp cũng như doanh nghiệp Việt Nam có cơ sở đưa ra quyết định và
hành xử phù hợp trong việc tuân thủ trách nhiệm hạn chế tổn thất theo quy định của
CISG. Tác giả hy vọng rằng khóa luận này là một tài liệu hữu ích cho việc xét xử
của cơ quan tài phán và việc tìm hiểu và vận dụng CISG trong hoạt động thương
mại của các thương nhân Việt Nam.



KHÁI QUÁT
Điều 77 CISG quy định rằng: “Bên nào viện dẫn sự vi phạm của bên kia thì
phải áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào tình huống cụ thể để hạn chế tổn
thất kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu họ khơng làm điều
đó, bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm bớt một khoản tiền bồi thường thiệt
hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được”. Theo đó, trách nhiệm hạn
chế tổn thất được kích hoạt khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: bên có nghĩa vụ có
hành vi vi phạm; hành vi vi phạm đó gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại cho
bên còn lại và bên bị vi phạm có yêu cầu bồi thường thiệt hại. Khi trách nhiệm này
phát sinh, bên bị vi phạm cần xem xét trong khả năng của mình để hành động một
cách hợp lý nhằm hạn chế tổn thất xảy ra do hành vi vi phạm của bên vi phạm. Tính
hợp lý của các biện pháp được bên bị vi phạm thực hiện là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến trách nhiệm bồi thường đầy đủ của bên vi phạm. Về nguyên tắc, tính hợp
lý khi bên bị vi phạm thực hiện biện pháp hạn chế tổn thất dựa trên nền tảng của
nguyên tắc thiện chí6 khi thực hiện hợp đồng và được đánh giá tùy thuộc vào điều
kiện cụ thể của giao dịch, mục đích của hợp đồng, thói quen và tập quán hình thành
trong giao dịch giữa các bên, có tính đến sự cân bằng lợi ích của các bên trong giao
dịch.7 Nội dung của Điều 77 CISG trong Bản thảo năm 1978 của Ủy ban Liên Hiệp
Quốc về Luật Thương mại quốc tế (“United Nations Commission on International
6

Trong CISG, ngun tắc thiện chí được trình bày thơng qua nhiều quy định khác nhau nhưng điều khoản
mang tính nền tảng cho nguyên tắc này được thể hiện tại Điều 7.1 CISG: “Khi giải thích Cơng ước này, cần
chú trọng đến tính chất quốc tế của nó, đến sự cần thiết phải hỗ trợ cho việc áp dụng thống nhất Công ước
và tuân thủ trong thương mại quốc tế”. Đây là nguyên tắc quan trọng tồn tại trong lý luận chính thống trong
pháp luật hợp đồng của hầu hết hệ thống pháp luật trên thế giới, mặc dù cách thể hiện hoặc cách trình bày có
thể khác nhau. Nghĩa vụ này cần được xem như một yêu cầu chung trong tất cả các giai đoạn của quan hệ
hợp đồng; với ý nghĩa các bên phải đảm bảo nghĩa vụ này từ giai đoạn bắt đầu đàm phán hợp đồng đến giai
đoạn thực hiện hợp đồng và kể cả giai đoạn sau đó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng “thiện chí - trung thực” khơng
địi hỏi một bên trong hợp đồng phải từ bỏ lợi ích của họ trong quan hệ hợp đồng cụ thể. Nguyên tắc này chỉ

ngăn cản một bên khỏi lạm dụng các quyền hợp pháp của bên này mà thôi. Xem thêm tại Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần II, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt
Nam, TP. Hồ Chí Minh, tr. 66, 69.
7
Opie Elizabeth, Commentary on the manner in which the UNIDROIT Principles may be used to interpret or
supplement Article 77 of the CISG, January 2005, Section III, tr. 1; Stoll, H. and Gruber, G., “Article 77” in
Schlechtriem, P. and Schwenzer, I., Commentary on the UN Convention on the International Sale of Goods
(CISG), 2nd Edition, Oxford University Press, New York, 2005, tr. 790, dẫn theo Peter Riznik, “Some
Aspects of Loss Mitigation in International Sale of Goods”, 14 Vindobona Journal of International
Commercial Law and Arbitration, No. 2, 2010, tr. 271-272.

1


Trade Law” - UNCITRAL) quy định như sau: “Bên nào viện dẫn một sự vi phạm
hợp đồng của bên kia thì phải thực hiện các biện pháp hợp lý căn cứ vào từng tình
huống cụ thể để hạn chế tổn thất, kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi phạm hợp đồng
gây ra. Nếu họ không làm điều đó, bên vi phạm có thể yêu cầu giảm giảm bớt một
khoản tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ đã có thể hạn chế
được”. Xoay quanh vấn đề hạn chế tổn thất được quy định tại điều này, đại diện
phái đoàn đến từ các quốc gia khác nhau, đặc biệt là các quốc gia phát triển như
Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Canana,… đã có những ý kiến trái chiều. Theo đó, đa số các
bên tham gia Hội nghị Vienna 1980 đều không tranh luận nhiều về trách nhiệm hạn
chế tổn thất của bên bị vi phạm khi yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bởi vì trách nhiệm
này mang tính tự nhiên, nó hình thành và tồn tại dựa trên một trong những nguyên
tắc cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế - nguyên tắc good faith, bên bị vi phạm
phải thực hiện hành động này là để chung tay cùng bên vi phạm hạn chế tổn thất vì
khơng ai trong hai bên muốn thiệt hại xảy ra khi tham gia xác lập quan hệ giao dịch
này cả.
Mặt khác, vấn đề trở nên sôi nổi trong các cuộc họp của Hội nghị khi bàn về

Điều 77 CISG chính là hậu quả mà bên khơng thực hiện các biện pháp hạn chế tổn
thất phải gánh chịu. Không đồng ý với hướng giải quyết trong câu thứ hai của Điều
77 Bản thảo CISG, đại diện của phái đoàn Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - học giả
Honnold đã đề trình một sửa đổi, trong đó, đề xuất câu này nên được sửa như sau:
“Nếu họ khơng làm điều đó, bên vi phạm có thể yêu cầu giảm bớt một khoản tiền
bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ đã có thể hạn chế được, hoặc
một sự sửa đổi, điều chỉnh tương ứng của bất kỳ biện pháp khắc phục nào khác”.8
Ông cho rằng Điều 77 CISG khơng rõ ràng lắm vì nó có thể dẫn đến kết luận rằng
nếu bên bị thiệt hại không thực hiện các biện pháp đó, bên vi phạm chỉ có thể yêu
cầu giảm tiền bồi thường mà không thể dựa vào sự thất bại như vậy để yêu cầu các
biện pháp khắc phục khác có thể mở ra cho anh ta, chẳng hạn như quyền giảm giá.
Quan điểm hạn chế này về nghĩa vụ giảm thiểu tổn thất có thể dẫn đến hậu quả rất
8

Tham khảo tại truy cập lần cuối vào ngày 05/6/2020.

2


đáng nghi ngờ và không thỏa đáng.9 Quan điểm này nhận được sự tán thành từ phái
đoàn Anh, cụ thể đại diện của phái đoàn này - học giả Nicholas lập luận rằng, trong
từ ngữ hiện giờ của nó, điều khoản này trên thực tế có thể được sử dụng bởi một
bên vơ đạo đức để thốt khỏi nghĩa vụ của mình.10 Nghĩa là với chế tài hiện tại - chỉ
là giảm khoản bồi thường tương đương với thiệt hại đáng lẽ có thể hạn chế được,
khơng đủ sức răn đe để bên bị vi phạm thực hiện trách nhiệm này. Đề xuất của phái
đoàn Hoa Kỳ đối với câu thứ hai Điều 77 CISG sẽ tạo ra hướng giải quyết đa dạng
hơn cho bên vi phạm, khơng bị bó hẹp trong việc chỉ được yêu cầu giảm tiền bồi
thường, đặc biệt là trong trường hợp tổn thất đáng lẽ đã có thể hạn chế được là phần
lớn thiệt hại mà bên vi phạm đã gây ra. Trên tinh thần của nguyên tắc good faith,
việc bên bị thiệt hại không nỗ lực để thực hiện các biện pháp hợp lý để giảm thiểu

tổn thất trong trường hợp đặc biệt trên quả thực cần một chế tài tương xứng hơn.
Đồng thời, điều chỉnh của Hoa Kỳ còn giúp các bên (cả bên vi phạm và bên bị thiệt
hại) có cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc lựa chọn cách giải quyết cũng như những
hành xử phù hợp có lợi cho cả hai bên.
Tuy nhiên, việc sử dụng cụm từ “bất kỳ biện pháp khắc phục nào khác” có
vẻ mang nghĩa khá rộng và bao quát, thậm chí bao gồm cả việc hủy hợp đồng hoặc
những biện pháp khác không thể lường trước được. Điều này có khả năng làm thay
đổi mục đích ban đầu của Điều 77 CISG. Theo quan điểm của Ban thư ký: “Việc xử
phạt được cung cấp bởi Điều 77 CISG đối với Bên không hạn chế tổn thất chỉ cho
phép bên kia yêu cầu giảm thiệt hại”. Quy định này tuy có phần hạn chế nhưng sẽ
làm cho bên vi phạm không thể quy kết việc bên bị thiệt hại đã không thực hiện
trách nhiệm này để được thoát khỏi nghĩa vụ bồi thường hoặc các nghĩa vụ khác.
Nghĩa là nếu chấp nhận đề xuất của Hoa Kỳ thì đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ
lợi dụng điều khoản này của bên vi phạm để trốn tránh trách nhiệm bồi thường cho
Bên bị thiệt hại. Cũng trong cuộc họp lần thứ 30 của Hội nghi Vienna, đã có rất
nhiều ý kiến khơng đồng ý với sửa đổi của Hoa Kỳ. Trong đó, học giả Herber - đại
9

Tham khảo tại truy cập lần cuối vào ngày
05/6/2020.
10
Xem chú thích số 8.

3


diện của phái đồn Cộng hịa Liên bang Đức cho rằng đề xuất của Hoa Kỳ là hữu
ích trên lý thuyết, nhưng có thể gây nhầm lẫn. Khi sử dụng cụm từ “bất kỳ biện
pháp khắc phục nào khác”, đề xuất của Hoa Kỳ có thể đang tìm cách bao quát một
lĩnh vực rộng lớn hơn như quyền tuyên bố hủy hợp đồng.11 Đồng tình với quan

điểm của Đức, đại diện phái đồn Argentina - học giả Boggiano nói rằng ông không
thể hỗ trợ đề xuất của Hoa Kỳ. Theo cách diễn đạt hiện tại của Điều 77 CISG, bên
dựa vào việc vi phạm hợp đồng yêu cầu bồi thường thiệt hại thì phải có biện pháp
hợp lý để hạn chế tổn thất. Phạm vi của điều này được giới hạn cho bên này mà
thôi. Đồng thời, Điều 77 CISG chỉ áp dụng cho việc giảm thiệt hại. Nhưng đề xuất
của Hoa Kỳ lại đề cập đến “bất kỳ biện pháp khắc phục nào khác”, biện pháp khắc
phục như vậy có thể bao gồm các tuyên bố hoặc biện pháp khác nhau mà khơng thể
lường trước được. Do đó, Hội nghị không thể đưa ra quyết định chấp nhận đối với
một đề xuất mơ hồ và thiếu chính xác như vậy.12 Cuối cùng, Bản sửa đổi của Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ (A / CONF.97 / C.1 / L.228) đã nhận được 8 phiếu ủng hộ và
24 phiếu chống, Điều 77 CISG được thông qua với nội dung giống như bản thảo
ban đầu của UNCITRAL.13
Trên cơ sở các vụ việc có áp dụng Điều 77 CISG được tổng hợp trong
“Edition 2016 UNCITRAL Digest of case law on the United Nations Convention on
the International Sale of Goods” (Tuyển tập các vụ việc về Công ước của Liên hợp
quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 - Phiên bản 2016 - sau đây gọi
tắt là tuyển tập) do UNCITRAL ban hành, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá
tính hợp lý của các biện pháp được bên bị vi phạm thực hiện cũng như các vấn đề
pháp lý có liên quan đến trách nhiệm hạn chế tổn thất trong từng giao dịch cụ thể
đó. Như vậy, nội dung trong 2 chương dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

11

Xem chú thích số 8.
Xem chú thích số 8.
13
Xem chú thích số 8.
12

4



CHƢƠNG I: CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TỔN THẤT CẦN THỰC HIỆN
CỦA BÊN MUA
Trong trường hợp bên bán vi phạm hợp đồng, hành động kịp thời và phù hợp
của bên mua trong việc khắc phục vi phạm của bên bán là điều sẽ xảy ra trong các
giao dịch xuyên biên giới này. Một số biện pháp hạn chế tổn thất mà bên mua đã
thực hiện trên thực tế trong khuôn khổ CISG được liệt kê trong tuyển tập bao gồm:
sử dụng hàng hóa có sẵn để thay thế, chấp nhận hàng hóa bị khiếm khuyết, khắc
phục khiếm khuyết của hàng hóa, bán lại hàng hóa với mức giảm giá có thể thực
hiện được và giao kết hợp đồng thay thế.14 Do đó, căn cứ vào từng giao dịch cụ thể
mà yêu cầu về tính hợp lý của các biện pháp hạn chế tổn thất cũng không giống
nhau. Sau đây, tác giả sẽ trình này lần lượt các biện pháp này và đánh giá tính hợp
lý của từng biện pháp.
1.1. Sử dụng hàng hóa có sẵn để thay thế
1.1.1. Cơ sở áp dụng
Trường hợp bên mua mua hàng hóa từ bên bán để bán lại cho bên thứ ba
nhưng sau đó xảy ra hành vi vi phạm của bên bán và gây ra thiệt hại khiến bên mua
áp dụng biện pháp sử dụng hàng hóa có sẵn để thay thế. Cụ thể, bên bán có hành vi
khơng tn thủ nghĩa vụ trong hợp đồng và gây ra thiệt hại đáng kể cho bên mua
được biểu hiện qua các dạng hành vi như khơng thực hiện, thực hiện khơng chính
xác hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Tuy nhiên, điểm mấu chốt lý giải cho
việc ưu tiên áp dụng biện pháp này thay cho việc giao kết hợp đồng thay thế chính
là hàng hóa trong hợp đồng bị vi phạm đáng lẽ sẽ được giao bởi bên bán đã có sẵn
trong kho dự trữ của bên mua hoặc được mua từ trước đó bởi bên mua,.... Theo học
giả Joseph Lookofsky15, nếu bên bán giao hàng trễ so với dự định mà hàng hóa đó
đóng vai trị là thành phần chính hoặc cơng cụ trong quy trình sản xuất của bên mua
14

Xem Edition 2016 UNCITRAL Digest of case law on the United Nations Convention on the International

Sale of Goods, tr. 356-357, truy cập lần
cuối vào ngày 05/6/2020.
15
Giáo sư - Tiến sĩ tại Khoa Luật, Đại học Copenhagen.

5


và bên mua không nỗ lực hợp lý để lấy hàng ở nơi khác thì bất kỳ lợi nhuận nào bị
mất do vi phạm của người bán sẽ không bị ảnh hưởng.16 Vụ việc thực tế dưới đây sẽ
là minh chứng rõ ràng hoàn cảnh áp dụng biện pháp này, có bao gồm hành vi vi
phạm của bên bán.
Tranh chấp Russian coal17:
Trọng tài của Phòng Thƣơng mại Quốc tế - ICC
Tháng 10 năm 1996
Quốc gia của bên bán: Na Uy (Nguyên đơn)
Quốc gia của bên mua: Na Uy (Bị đơn)
Tóm tắt vụ việc: Bên bán và bên mua đã ký kết hợp đồng mua bán than. Một tranh
chấp nảy sinh giữa các bên liên quan đến việc thanh toán cho lơ hàng cuối cùng.
Bên mua lập luận rằng vì than giao có tỷ lệ phần trăm chất bay hơi chỉ 20,4% thay
vì 32% như được dự kiến trong hợp đồng, nên họ có quyền từ chối lơ hàng này.
Đồng thời, bên mua đã sử dụng than trong kho dự trữ để thay thế cho lô hàng mà
đáng lẽ bên bán sẽ giao. Mặt khác, bên bán lập luận rằng, về mặt kỹ thuật có thể sử
dụng than đó và hợp đồng cũng không bao gồm bất kỳ điều khoản phạt nào vì thiếu
chất dễ bay hơi, bên mua khơng được quyền đặt ra hoặc phản tố đối với bất kỳ
khoản tiền nào. Bên bán khởi kiện yêu cầu bên mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán,
đồng thời, bên mua đưa ra yêu cầu phản tố bên bán để được bồi thường thiệt hại.
Các bên đồng ý áp dụng CISG.
Vấn đề pháp lý liên quan: Việc sử dụng than trong kho dự trữ của bên mua có
được xem là biện pháp hợp lý để giảm thiểu tổn thất hay không?

Phán quyết của Trọng tài: Hội đồng trọng tài (sau đây viết tắt là HĐTT) căn cứ
theo Điều 35 CISG, tuyên bố rằng hợp đồng cung cấp khoảng 32% chất dễ bay hơi
và than được giao chỉ chứa 20,4% chất đó, nên nó tạo thành sự khác biệt về chất
16

LOOKOFSKY IN UNDERSTANDING, trang 136, dẫn theo Peter Riznik (2009), “Article 77 CISG:
Reasonableness
of
the
Measures
Undertaken
to
Mitigate
the
Loss”,
truy cập lần cuối vào ngày 05/06/2020.
17
Phán quyết của Trọng tại ICC số 8740 tháng 10 năm 1996 (Russian coal case),
truy cập lần cuối vào ngày 05/6/2020.

6


lượng, do đó bên mua có quyền được bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, bên mua cũng
được bồi thường thiệt hại với lãi suất giao hàng trễ (Điều 74 CISG), vì khơng có
việc giao hàng nào được thực hiện trong thời gian giao hàng và điều này cho thấy
hành vi vi phạm hợp đồng của bên bán. Mặt khác, HĐTT cũng đã giải quyết vấn đề
hạn chế tổn thất (Điều 77 CISG). Theo HĐTT, việc bên mua sử dụng than từ kho
dự trữ bảo đảm của mình là cách hiệu quả nhất về mặt chi phí mà nó có thể sử dụng
để giảm thiểu thiệt hại do vi phạm về giao hàng của bên bán.


1.1.2. Tính hợp lý của biện pháp
Qua tranh chấp trên, tính hợp lý của biện pháp sử dụng hàng hóa có sẵn để
thay thế phụ thuộc vào việc hàng hóa có sẵn đó có đang phục vụ cho một giao dịch
khác hay không; việc sử dụng biện pháp này có tối ưu hơn trong việc giảm thiệt hại
khi áp dụng biện pháp giao kết hợp đồng thay thế hay khơng; hàng hóa có sẵn để
thay thế có tương đồng về chất lượng và giá cả với hàng hóa đáng lẽ ra sẽ nhận
được từ bên bán hay không.
Thứ nhất, việc áp dụng biện pháp sử dụng hàng hóa có sẵn thay thế có những
điểm lưu ý đặc biệt xuất phát từ đặc thù trong hoạt động kinh doanh của bên mua.
Bởi vì hàng hóa có sẵn đó có thể đã được ấn định để thực hiện một giao dịch khác
so với giao dịch sẽ được thực hiện khi bên mua nhận được hàng hóa từ bên bán, đặc
biệt là trong trường hợp bên mua thực hiện các giao dịch liên tục cho nhiều bên thứ
ba với cùng một hàng hóa tương tự. Do đó, cần làm rõ việc sử dụng hàng hóa đã có
sẵn của bên mua để thay thế cho hàng hóa lẽ ra sẽ được giao bởi bên bán trong
trường hợp nào mới được xem là biện pháp hạn chế tổn thất. Nếu hàng hóa được
mua trước đó là nhằm để thực hiện một đơn hàng tách biệt với đơn hàng lẽ ra được
thực hiện từ hàng hóa do bên bán giao thì việc sử dụng hàng hóa có sẵn hoặc đã
được mua trước khi giao kết hợp đồng với bên bán cho hoạt động sản xuất của bên
mua khơng mang tính chất thay thế, do vậy cũng không xem là một biện pháp hạn

7


chế tổn thất.18 Từ đó, khi xem xét tính hợp lý của biện pháp mà bên mua thực hiện
sau khi bên bán vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì phải xác định được đó có phải là
biện pháp hạn chế tổn thất hay khơng. Điều này rất quan trọng vì bên bán có thể lợi
dụng việc có sẵn hàng hóa tương tự của bên mua để nhận định rằng bên mua đã
không thực hiện biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất khi bên bán không thể giao
hàng nhằm mục đích giảm khoản bồi thường thiệt hại mà bên bán phải chi trả.

Trong giao dịch được mô tả ở tranh chấp Russian coal, với vi phạm của việc giao
hàng khơng phù hợp của bên bán, hàng hóa được giao khơng sử dụng được, bên
mua đã sử dụng hàng hóa có sẵn để tiếp tục phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
mình. Số lượng hàng hóa có sẵn của bên mua được lấy từ kho dự trữ của chính bên
mua, khơng dùng cho mục đích phục vụ một đơn hàng tách biệt khác. Do đó, tính
chất thay thế của biện pháp này được đáp ứng và đây được xem là một biện pháp
hạn chế tổn thất được bên mua áp dụng theo Điều 77 CISG.
Thứ hai, nếu muốn khẳng định bên mua có tuân thủ trách nhiệm được đặt ra
tại Điều 77 CISG hay khơng thì cần tiếp tục chứng minh một yếu tố nữa trong tính
hợp lý của việc sử dụng hàng hóa có sẵn thay thế. Đó là vấn đề cân nhắc, tính tốn
hiệu quả trong việc giảm thiểu thiệt hại do bên bán gây ra. Trong đó, khơng thể
khơng xem xét mối liên hệ chặt chẽ với biện pháp giao kết hợp đồng thay thế. Trên
tinh thần chung của Điều 77 CISG, mục đích cuối cùng của các biện pháp này là để
hạn chế được các tổn thất có thể hạn chế được. Do vậy, tùy từng trường hợp, biện
pháp nào đem lại hiệu quả tối ưu trong việc hạn chế tổn thất sẽ được ưu tiên áp
dụng. Xem xét lại tranh chấp Russian coal, HĐTT nhận định rằng, việc sử dụng
than của bên mua từ kho dự trữ bảo mật của mình là cách thức hiệu quả nhất về mặt
chi phí mà nó có thể sử dụng để giảm thiểu thiệt hại do vi phạm, bởi vì: (i) các khả
năng khác, chẳng hạn thay đổi sang việc dùng lô than được dự định cho các nơi
khác, sẽ gây gián đoạn hơn và gần như chắc chắn sẽ tốn kém hơn cho bên mua; (ii)
than là loại hàng hóa cồng kềnh và do đó chi phí vận chuyển để giao hàng ở nhiều
18

Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018), “Nghĩa vụ hạn chế tổn thất và vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong pháp luật thương mại”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 06(118), tr. 33.

8


nơi là một yếu tố quan trọng trong giá cả; (iii) giá than tăng đáng kể trong khoảng

thời gian từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1994.19 Phán quyết cho thấy việc giao kết
một hợp đồng thay thế trong giao dịch này là không cần thiết và nếu được tiến hành
sẽ gây ra lãng phí cho cả bên bán và bên mua. Do đó, với địa vị của bên mua, nhất
là các công ty lớn, nhận nguồn hàng đầu vào từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để
tiến hành giao dịch với nhiều bên thứ ba về cùng một hàng hóa tương tự, họ cần
nắm rõ các lưu ý liên quan đến việc áp dụng biện pháp này để tránh rơi vào trường
hợp bị động, dễ bị bên bán quy trách nhiệm khơng thiện chí trong việc giảm thiểu
thiệt hại.
Thứ ba, trong việc xem xét tính hợp lý của việc sử dụng hàng hóa có sẵn
thay thế, yếu tố mà bên mua cần quan tâm chính là hàng hóa có sẵn của bên mua đã
đáp ứng được mức độ phù hợp để thay thế cho hàng hóa đáng lẽ sẽ nhận được từ
bên bán hay không, nghĩa là khi sử dụng hàng hóa có sẵn thay thế để phục vụ cho
hoạt động kinh doanh hoặc bán lại cho bên thứ ba, mục đích khi giao dịch ban đầu
mà bên mua tiến hành sẽ được hoàn thành đúng và đầy đủ hay không. Trở lại với
tranh chấp Russian coal, số lượng than mà bên mua mong muốn nhận được từ bên
bán là loại than có tỷ lệ phần trăm chất bay hơi đạt khoảng 32%. Vì lơ hàng bên bán
giao đã không đạt được chất lượng theo yêu cầu mà 2 bên đã thỏa thuận, giả sử kho
dự trữ của bên mua có số lượng than có thể sử dụng thay cho lô hàng của bên bán
nhưng chất lượng của lượng than này không đáp ứng được tỷ lệ phần trăm chất bay
hơi thì vẫn khơng phát sinh tính bắt buộc để yêu cầu bên mua phải sử dụng than có
sẵn thay thế. Thêm vào đó, nếu chất lượng than đáp ứng được nhưng giá cả được
bên mua khi mua chúng là đắt hơn so với giá trong giao dịch với bên bán thì điều
này cũng khơng phù hợp khi áp dụng vì nó liên quan trực tiếp đến trách nhiệm bồi
thường của bên bán. Do đó, nếu ép buộc bên mua áp dụng biện pháp này thì sẽ trở
nên khơng cần thiết, nói cách khác là bên mua khơng bị xem là vi phạm trách nhiệm
hạn chế tổn thất khi khơng sử dụng hàng hóa có sẵn thay thế.

19

Xem chú thích số 17.


9


Tóm lại, qua những phân tích trên, tính hợp lý của biện pháp sử dụng hàng
hóa có sẵn thay thế phụ thuộc (bao gồm những không giới hạn tùy theo từng giao
dịch cụ thể) vào các yếu tố: (i) sự tương đồng về chất lượng và giá cả của hàng hóa
có sẵn từ bên mua; (ii) tính có sẵn của hàng hóa đáp ứng được một giao dịch tách
biệt và (iii) tính ưu tiên về thiệt hại so với áp dụng biện pháp giao kết hợp đồng thay
thế.
1.2. Chấp nhận sử dụng hàng hóa bị khiếm khuyết
1.2.1 Cơ sở áp dụng
Vi phạm của bên bán trong trường hợp áp dụng biện pháp này chỉ phát sinh ở
dạng không thực hiện chính xác nghĩa vụ trong hợp đồng, cụ thể là bên bán đã tiến
hành giao hàng nhưng hàng hóa bên mua nhận được bị khiếm khuyết. Và hàng hóa
được bên bán giao không cần phải tồn tại sự không phù hợp nhiều đến mức phải có
hàng hóa thay thế (hàng hóa trở nên vơ dụng) mà khi thực hiện biện pháp hạn chế
tổn thất này, sự không phù hợp của hàng hóa được giao bởi bên bán chỉ cần nằm
trong phạm vi có thể chấp nhận được. Đồng thời, một số yếu tố quan trọng mang
tính chi phối phải xem xét đến như: thiệt hại sẽ phải gánh chịu khi muốn thay thế
hàng hóa tương tự khác cũng như yêu cầu cấp bách trong hoạt động sản xuất của
bên mua. Việc chấp nhận hàng hóa mặc dù có tồn tại khiếm khuyết là cách hợp lý
nhất để đặt cả 2 bên vào hoàn cảnh an toàn về lợi nhuận và tránh được tổn thất.
Tranh chấp dưới đây sẽ làm sáng tỏ cách áp dụng của biện pháp chấp nhận sử dụng
hàng hóa bị khiếm khuyết.
Tranh chấp Schmitz-Werke v. Rockland 20:
Tịa phúc thẩm Mỹ Circuit (Circuit 4)
Ngày 21 tháng 6 năm 2002
Quốc gia của bên bán: Mỹ (Bị đơn)


20

Phán quyết của Tòa phúc thẩm Mỹ Circuit 4 ngày 21 tháng 6 năm 2002 (Schmitz-Werke v. Rockland),
truy cập lần cuối vào ngày 05/6/2020.

10


Quốc gia của bên mua: Đức (Nguyên đơn)
Tóm tắt vụ việc: Bên mua có địa điểm kinh doanh tại Đức, đã ký kết nhiều hợp đồng
với bên bán, một công ty Maryland có địa điểm kinh doanh tại Hoa Kỳ, để mua vải
màn. Trong các cuộc đàm phán ban đầu, đại diện của bên bán đã tuyên bố rằng loại vải
này phù hợp để in chuyển.21 Do đó, bên mua đã mua số lượng vải ngày càng lớn hơn
mặc dù có vấn đề với in chuyển. Tuy nhiên, bên mua đã khởi kiện bên bán vì họ vi
phạm nghĩa vụ giao hàng hóa phù hợp. Theo bên mua, mặc dù có một số vấn đề với vải
nhưng bên bán đã thúc giục bên mua tiếp tục in vải và tuyên bố rằng các phần chất
lượng thấp hơn của vải có thể được in chuyển thành công.
Vấn đề pháp lý liên quan: Bên mua có thực hiện trách nhiệm hạn chế tổn thất hay
khơng? Biện pháp đó đã hợp lý hay chưa?
Phán quyết của Tòa án: Tòa án chỉ ra rằng vải được bán bởi bên bán có những khiếm
khuyết tiềm ẩn không thể phát hiện được trước khi vải được in chuyển và bên mua tiếp
tục in vải ngay cả khi nó bắt đầu phát hiện ra vấn đề là hợp lý vì bên mua nhận được sự
thúc giục, cam kết của bên bán và trong mọi trường hợp là cách tốt nhất để hạn chế tổn
thất. Mặt khác, Tòa án đặc biệt cho rằng hàng hóa khơng phù hợp với bảo đảm bên bán
đã trao cho bên mua và bên mua đã phải chịu gánh nặng khi chứng minh rằng khiếm
khuyết của vải đã tồn tại vào thời điểm vải rời khỏi nhà máy.

1.2.2. Tính hợp lý của biện pháp
Trong tranh chấp Schmitz-Werke v. Rockland, biện pháp này của bên mua
được thể hiện rất rõ ràng thông qua việc chấp nhận sử dụng khối lượng vải ngày

càng nhiều qua từng đơn đặt hàng dựa trên sự tin tưởng về việc bảo đảm chất lượng
của bên bán cho sản phẩm đầu ra là vải in chuyển. Qua tranh chấp này, những hành
vi của bên mua đã thể hiện hết khả năng và mong muốn của bên này trong việc
tránh gây ra thêm các chi phí khơng mong muốn cho bên bán, tức là có tính đến lợi
ích của bên bán. Như vậy, khi bàn về tính hợp lý của biện pháp này, yếu tố quan
21

In chuyển là một quá trình in dấu vải cơ sở với thuốc nhuộm có màu sắc hoặc hoa văn cụ thể.

11


×