Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 198 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

THÁI THỊ CẨM VÂN

CÁC BIỆN PHÁP THU THẬP CHỨNG CỨ
CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

THÁI THỊ CẨM VÂN

CÁC BIỆN PHÁP THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

HỌ VÀ TÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

ThS. NGUYỄN TRẦN BẢO UYÊN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận “Các biện pháp thu thập chứng cứ của đương
sự trong tố tụng dân sự Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Khóa
luận này là kết quả của sự tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân tơi về pháp luật Việt
Nam, thực tiễn áp dụng pháp luật và pháp luật nước ngoài liên quan đến đề tài nghiên
cứu. Những tài liệu tham khảo được trích dẫn, ghi rõ nguồn và liệt kê tại danh mục
tài liệu. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 6 năm 2020
Tác giả

Thái Thị Cẩm Vân


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT
Bộ luật Tố tụng dân sự

BLTTDS 2004

Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số
24/2004/QH11) ngày 15 tháng 6 năm 2004

BLTTDS 2015

Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số
92/2015/QH13) ngày 25 tháng 11 năm 2015
Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga (Luật


BLTTDS Liên bang Nga 2002

số 138-Fz) ngày 14 tháng 11 năm 2002, được
sửa đổi, bổ sung ngày 06 tháng 02 năm 2012
Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP

02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ
sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính,
chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng và
giao dịch
Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03
tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành

Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP một số quy định về “chứng minh và chứng cứ”
của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi,
bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Tố tụng dân sự
Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13
tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
Tòa án nhân dân tối cao về ban hành một số
biểu mẫu trong tố tụng dân sự


Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8


Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 ngày 07 tháng
12 năm 1989 của Hội đồng Nhà nước về thủ
tục giải quyết vụ án dân sự

Pháp lệnh số 31-L/CTN

Pháp lệnh số 31-L/CTN ngày 29 tháng 3 năm
1994 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thủ
tục giải quyết các vụ án kinh tế
Pháp lệnh số 48-L/CTN ngày 11 tháng 4 năm

Pháp lệnh số 48-L/CTN

1996 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thủ
tục giải quyết các tranh chấp lao động


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC BIỆN PHÁP THU THẬP
CHỨNG CỨ CỦA ĐƯƠNG SỰ ..............................................................................8
1.1. Quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ của đương sự .........................................8
1.2. Khái niệm biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự ....................................11
1.3. Ý nghĩa của quy định về các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự .......12
1.4. Quá trình ghi nhận quy định về các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự
trong tố tụng dân sự ..........................................................................................14
CHƯƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA ĐƯƠNG SỰ,
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ................................20
2.1. Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thơng điệp dữ liệu điện tử;
thu thập vật chứng ............................................................................................20

2.2. Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng ..................41
2.3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu
có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang
lưu giữ, quản lý; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác
theo quy định của pháp luật ..............................................................................46
2.4. Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng ...50
2.5. Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài
liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài
sản .....................................................................................................................51
KẾT LUẬN ..............................................................................................................60


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Chứng cứ có vai trị quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung, hoạt động
tố tụng dân sự nói riêng. Để tiếp cận sự thật khách quan và làm sáng tỏ nội dung vụ
việc dân sự thì phải có chứng cứ”1. Bởi tầm quan trọng của chứng cứ, pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam trong tiến trình phát triển đã ghi nhận nội dung liên quan đến
cung cấp chứng cứ và chứng minh, cụ thể tại Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 ngày 07
tháng 12 năm 1989 của Hội đồng Nhà nước về thủ tục giải quyết vụ án dân sự2, Pháp
lệnh số 31-L/CTN ngày 29 tháng 3 năm 1994 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế3, Pháp lệnh số 48-L/CTN ngày 11 tháng 4 năm
1996 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động4.
Trong Bộ luật Tố tụng dân sự 20045 và Bộ luật Tố tụng dân sự 20156, cung cấp chứng
cứ và chứng minh đã được khái quát hóa thành một nguyên tắc cơ bản của ngành luật
tố tụng dân sự. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nội dung nguyên tắc cung cấp
chứng cứ và chứng minh nhấn mạnh nghĩa vụ chứng minh của đương sự, đề cập
quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ của đương sự, trách nhiệm hỗ trợ và thu thập

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nguyễn Thị
Hoài Phương, NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 207.
2
Điều 3 Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 ngày 07 tháng 12 năm 1989 của Hội đồng Nhà nước về thủ tục giải
quyết vụ án dân sự: “Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình. Tịa án có nhiệm
vụ xem xét mọi tình tiết của vụ án và khi cần thiết có thể thu thập thêm chứng cứ để bảo đảm cho việc giải
quyết vụ án được chính xác”.
3
Điều 4 Pháp lệnh số 31-L/CTN ngày 29 tháng 3 năm 1994 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thủ tục giải
quyết các vụ án kinh tế: “Khi cần thiết, Tòa án có thể xác minh, thu thập chứng cứ để bảo đảm cho việc giải
quyết vụ án được chính xác”.
4
Điều 3 Pháp lệnh số 48-L/CTN ngày 11 tháng 4 năm 1996 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thủ tục giải
quyết các tranh chấp lao động: “Khi cần thiết, Tòa án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu các
bên tranh chấp lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc
giải quyết vụ án lao động được chính xác, cơng bằng. Các bên tranh chấp lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân
được yêu cầu phải cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của Tòa án”.
5
Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004:
“1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho u cầu của mình
là có căn cứ và hợp pháp.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và
nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
2. Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định”.
6
Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
“1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu
cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và
nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

2. Tịa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh
chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định”.
1


2

chứng cứ của Tịa án. Trong đó, đương sự là chủ thể trước tiên và chủ yếu của hoạt
động thu thập chứng cứ, với mục đích chính là chứng minh tính hợp pháp và có căn
cứ của u cầu hay phản đối mình đưa ra.
Quy định về các biện pháp thu thập chứng cứ là một sự thể hiện của nguyên tắc
cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự. Nếu Bộ luật Tố tụng dân sự
2004 chỉ ghi nhận các biện pháp thu thập chứng cứ của Tịa án thì đến Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015, các nhà làm luật bên cạnh việc bổ sung một số biện pháp thu thập
chứng cứ cho chủ thể Tịa án thì cịn ghi nhận minh thị các biện pháp thu thập chứng
cứ của đương sự. Vai trò chủ yếu của đương sự trong hoạt động thu thập chứng cứ
dẫn đến tính cấp thiết của việc cho ra đời quy định về các biện pháp thu thập chứng
cứ của đương sự để thực hiện được vai trị ấy. Thơng qua việc thực hiện các biện pháp
thu thập chứng cứ theo quy định, đương sự chủ động hơn khi chứng minh cho yêu
cầu mình đưa ra hay phản đối yêu cầu của người khác đối với mình. Bên cạnh chứng
cứ mà Tịa án tự mình thu thập trong những trường hợp luật định thì chứng cứ được
đương sự thu thập và giao nộp cũng là một trong những căn cứ để Tòa án xem xét
chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu của đương sự, làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ
án và từ đó góp phần bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Các biện
pháp thu thập chứng cứ của đương sự có được quy định rõ ràng, chi tiết thì khả năng
tự bảo vệ mình thơng qua các biện pháp này của đương sự mới được nâng cao.
Tuy nhiên, trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, các biện pháp thu thập chứng cứ
của đương sự chỉ được nêu tên mà chưa có hướng dẫn thực hiện cụ thể, nhiều nội
dung bất cập, vướng mắc và khơng có cơ chế thực thi trên thực tiễn, gây khó khăn
cho đương sự trong quá trình thu thập chứng cứ nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Vì

vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự trong
tố tụng dân sự Việt Nam” với mục đích làm rõ quy định pháp luật liên quan đến các
biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự, đưa ra những quan điểm pháp lý cũng
như kiến nghị hướng giải quyết để khắc phục, hạn chế những bất cập, vướng mắc
trên, góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh của quy định về các biện pháp thu thập
chứng cứ của đương sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Theo tìm hiểu của tác giả, đến thời điểm hiện tại, chưa có cơng trình nào nghiên
cứu chun sâu về các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự trong tố tụng dân


3

sự. Phần lớn các cơng trình đều chỉ đề cập các biện pháp thu thập chứng cứ của đương
sự thông qua việc nghiên cứu về hoạt động thu thập chứng cứ, hoạt động chứng minh
nói chung hay các biện pháp thu thập chứng cứ của chủ thể khác như Tòa án. Cụ thể:
- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam (Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh (2017), Nguyễn Thị Hoài Phương, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật
gia Việt Nam); Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà
Nội (2017), Nguyễn Cơng Bình, Nhà xuất bản Cơng an nhân dân): Các giáo trình đã
cung cấp những kiến thức cơ bản, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của sinh viên.
Tuy nhiên, do đặc điểm của giáo trình là đề cập những vấn đề mang tính chất lý luận,
khái quát nên các cơng trình này dành một chương để nghiên cứu về chứng cứ và
chứng minh cũng như trình bày hoạt động thu thập chứng cứ như một hoạt động của
q trình chứng minh, khơng đi sâu vào phân tích bản chất của hoạt động này, khơng
chi tiết hóa các biện pháp thu thập chứng cứ cũng như không chỉ ra những bất cập,
hướng hồn thiện pháp luật có liên quan.
- Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Đoàn Tấn Minh –
Nguyễn Ngọc Điệp (2016), Nhà xuất bản Lao động); Bình luận những điểm mới trong
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Nguyễn Thị Hoài Phương (Chủ biên) (2016), Nhà

xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam); Bình luận khoa học về những điểm
mới trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Nguyễn Thị Hồng Nhung (Chủ biên)
(2017), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh): Những sách này
tập trung vào việc bình luận từng chế định hoặc từng điều luật, có ghi nhận quy định
về các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự nhưng vẫn chưa phân tích được
cách thức, phương tiện đương sự có thể sử dụng để thu thập chứng cứ.
- Luận văn Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm trong quá trình
giải quyết vụ án dân sự (Trương Việt Hồng (2014), Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh); Luận văn Hoạt động thu thập chứng cứ của Tịa án phúc thẩm trong
q trình giải quyết vụ án dân sự (Nguyễn Văn Hiểu (2015), Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh): Các đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động thu thập
chứng cứ của đối tượng cụ thể là Tòa án và ở cấp xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm mà
chưa đi sâu vào hoạt động cũng như các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự.
- Luận văn Thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 (Hoàng Hải An (2017), Trường Đại học Luật Hà Nội): Luận văn trình bày các


4

biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự khi đề cập hoạt động thu thập chứng cứ
của đương sự, nằm trong tổng thể hoạt động thu thập chứng cứ của các chủ thể khác
theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, chưa đi sâu phân tích, làm rõ từng biện pháp cũng
như những bất cập có liên quan.
- Luận văn Các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự
(Nguyễn Văn Thành (2013), Trường Đại học Luật Hà Nội); Luận văn Các biện pháp
thu thập chứng cứ của Tòa án và thực tiễn tại Tịa án nhân dân Thành phố Thái Bình
(Mai Thị Qun (2018), Trường Đại học Luật Hà Nội): Phạm vi nghiên cứu của
những đề tài này tập trung vào các biện pháp thu thập chứng cứ của Tịa án mà khơng
đi sâu vào đương sự.
- Khóa luận Hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự (Trần Quốc

Dũng (2010), Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh); Khóa luận Hoạt động
thu thập chứng cứ trong vụ án dân sự (Trần Phương Thảo (2012), Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh): Đối tượng nghiên cứu của các đề tài này là hoạt động
thu thập chứng cứ, là khái niệm có phạm vi rộng hơn so với các biện pháp thu thập
chứng cứ. Hơn nữa, các cơng trình nghiên cứu trước thời điểm Bộ luật Tố tụng dân
sự 2015 có hiệu lực. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã bổ sung nhiều quy định mới,
trong đó minh thị quy định về các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự nên cần
có sự tổng hợp, cập nhật kịp thời.
- Bài viết “Một số ý kiến về trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố
tụng dân sự” (2013) của tác giả Hà Thái Thơ đăng trên Tạp chí Nghề luật, Học viện
Tư pháp, số 05: Bài viết hướng trọng tâm vào trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa
án trong tố tụng dân sự, do vậy không đi vào nghiên cứu hoạt động thu thập cũng như
các biện pháp thu thập chứng cứ của chủ thể đương sự.
- Bài viết “Xác minh, thu thập chứng cứ trong các vụ án ly hơn có u cầu chia
tài sản chung vợ chồng” (2017) của tác giả Đào Thanh Huyền đăng trên Tạp chí Dân
chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số 7 (304): Bài viết nghiên cứu về vấn đề xác minh,
thu thập chứng cứ trong phạm vi các vụ án ly hơn có u cầu chia tài sản chung của
vợ chồng mà khơng phân tích vấn đề này trong các tranh chấp khác.
- Bài viết “Ủy thác thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự” của tác giả Thái Chí


5

Bình7; Bài viết “Giải quyết vụ án trong trường hợp không thực hiện được việc ủy
thác” của tác giả Kim Thúy, Bích Phượng8; Bài viết “Lấy lời khai đương sự của Tòa
án theo tố tụng dân sự, một số bất cập và kiến nghị” của tác giả Nguyễn Hữu Duyên9;
Bài viết “Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định theo quy định của Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015” của tác giả Lê Văn Sua10; Bài viết “Những bất cập về định giá tài
sản, thẩm định giá tài sản trong BLTTDS năm 2015” của tác giả Nguyễn Nam
Hưng11; Bài viết “Vướng mắc trong việc ấn định số tiền tạm ứng chi phí xem xét,

thẩm định tại chỗ và định giá tài sản khi giải quyết các vụ án dân sự” của tác giả
Nguyễn Văn Phi12; Bài viết “Thực tiễn áp dụng thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ
trong các vụ án dân sự” của tác giả Lê Thị Thanh Xuân13; Bài viết “Bàn về nghĩa vụ
chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; định giá, thẩm định giá trong BLTTDS năm
2015” của tác giả Lê Văn Sua14: Các tác giả này chỉ tập trung phân tích một trong
những biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án mà chưa trình bày về các biện pháp
thu thập chứng cứ của đương sự.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện hướng đến các mục đích là:
Thứ nhất, phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến các biện pháp thu
thập chứng cứ của đương sự, tìm ra những điểm bất cập, chưa hợp lý, chưa rõ ràng
Thái Chí Bình, “Ủy thác thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự”,
truy cập ngày 08/4/2020.
8
Kim Thúy, Bích Phượng, “Giải quyết vụ án trong trường hợp không thực hiện được việc ủy thác”,
truy cập ngày 03/4/2020.
9
Nguyễn Hữu Duyên, “Lấy lời khai đương sự của Tòa án theo tố tụng dân sự, một số bất cập và kiến nghị”,
truy cập ngày 01/4/2020.
10
Lê Văn Sua, “Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”,
truy cập ngày 07/4/2020.
11
Nguyễn Nam Hưng, “Những bất cập về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản trong BLTTDS năm 2015”,
truy cập ngày 03/4/2020.
12
Nguyễn Văn Phi, “Vướng mắc trong việc ấn định số tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định
giá tài sản khi giải quyết các vụ án dân sự”, truy cập ngày 08/4/2020.
13
Lê Thị Thanh Xuân, “Thực tiễn áp dụng thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ trong các vụ án dân sự”,

truy cập ngày 02/4/2020.
14
Lê Văn Sua, “Bàn về nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; định giá, thẩm định giá trong BLTTDS
năm 2015”, truy cập ngày
03/4/2020.
7


6

của quy định pháp luật hiện hành có liên quan, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét về các
bất cập này.
Thứ hai, phân tích, bình luận thực tiễn áp dụng pháp luật về các biện pháp thu
thập chứng cứ của đương sự nhằm tìm ra những vướng mắc khi thực thi những quy
định này trên thực tế.
Thứ ba, liên hệ một số quy định tương tự trong các ngành luật khác và pháp luật
nước ngoài về các vấn đề cần phân tích để đưa ra những điểm tương đồng, khác biệt
của những quy định này so với quy định pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra nhận định,
tiếp thu những điểm tiến bộ trong pháp luật nước ngoài, làm cơ sở cho việc xem xét
sửa đổi, bổ sung pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về quy định các biện pháp thu
thập chứng cứ của đương sự.
Thứ tư, mục đích quan trọng nhất của đề tài là đề xuất phương hướng hồn thiện
pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh của quy định về các biện pháp thu
thập chứng cứ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu giới hạn về các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, không tập trung nghiên cứu các biện pháp
thu thập chứng cứ của Tòa án hay các chủ thể khác trong tố tụng dân sự cũng như các
biện pháp thu thập chứng cứ trong tố tụng hành chính, tố tụng hình sự, tố tụng trọng
tài. Tuy nhiên, tác giả có liên hệ quy định về các vấn đề có liên quan trong ngành luật

tố tụng hành chính, tố tụng hình sự, pháp luật trọng tài thương mại nhằm so sánh, làm
rõ vấn đề. Khi phân tích vấn đề dựa trên pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành,
tác giả cũng đối chiếu, so sánh với một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004,
Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Tác giả cũng tham khảo
những quy định pháp luật tố tụng dân sự nước ngồi như Cộng hịa Pháp, Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ, Liên bang Nga về các vấn đề có liên quan để mở rộng phạm vi nghiên
cứu nhưng không tập trung phân tích các quy định có liên quan của pháp luật quốc
gia này mà chỉ trình bày các quy định có liên quan đó với mục đích đối chiếu, so sánh
với pháp luật Việt Nam để làm rõ đối tượng nghiên cứu. Đối với từng vấn đề, tác giả
bình luận, phân tích nội dung có liên quan trong bản án, quyết định của Tòa án để
làm rõ thực tiễn áp dụng, nhằm tăng tính thực tiễn cho những kiến nghị pháp luật có
liên quan về các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự.


7

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
+ Trong Chương 1, tác giả sử dụng kết hợp và đan xen phương pháp lịch sử,
phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp liên hệ, đối chiếu, so sánh. Phương
pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi tác giả nghiên cứu làm rõ quyền và nghĩa
vụ thu thập chứng cứ của đương sự, đưa ra khái niệm biện pháp thu thập chứng cứ
của đương sự; đây cũng là các phương pháp được tác giả sử dụng khi trình bày về ý
nghĩa của quy định các biện pháp thu thập chứng cứ của chủ thể này. Tác giả sử dụng
phương pháp lịch sử, liên hệ, đối chiếu, so sánh khi trình bày về quá trình ghi nhận
quy định các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự trong tiến trình phát triển của
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
+ Trong Chương 2, tác giả sử dụng kết hợp những phương pháp như nêu tại
Chương 1 để làm rõ nội dung của từng biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự,
nêu ra bất cập, phân tích và đề xuất kiến nghị hồn thiện pháp luật có liên quan.
6. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
đề tài gồm 02 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về các biện pháp thu thập chứng cứ của đương
sự
Chương 2: Các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự, thực tiễn áp dụng
và kiến nghị hoàn thiện


8

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC BIỆN PHÁP THU THẬP CHỨNG CỨ
CỦA ĐƯƠNG SỰ
1.1. Quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ của đương sự
Trước BLTTDS 2015, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam có ghi nhận nội dung
về cung cấp chứng cứ và chứng minh nhưng khơng quy định minh thị đương sự có
quyền hay có nghĩa vụ hay vừa có quyền vừa có nghĩa vụ thu thập chứng cứ.
Theo Điều 3 Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8, “Đương sự có nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình”. Điều 2 Pháp lệnh số 31-L/CTN quy định
“Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của
mình”. Theo Điều 2 Pháp lệnh số 48-L/CTN, “Các đương sự có nghĩa vụ cung cấp
tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Khoản 1 Điều 6
BLTTDS 2004 thể hiện rằng “Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng
cứ cho Tịa án và chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”. Có
thể thấy các văn bản này không ghi nhận cụ thể về việc đương sự có quyền hay nghĩa
vụ thu thập chứng cứ mà chỉ quy định về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh
của đương sự.
Trên tinh thần kế thừa và phát triển những quy định về cung cấp chứng cứ và
chứng minh nêu trên, BLTTDS 2015 đề cập minh thị quyền và nghĩa vụ của đương
sự trong việc thu thập chứng cứ. Cụ thể, Điều 6 BLTTDS 2015 quy định “Đương sự

có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng
minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”. Như vậy, thu thập chứng cứ
vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của đương sự. Quy định này loại bỏ những tranh cãi
xung quanh vấn đề đương sự có quyền hay chỉ có nghĩa vụ hay vừa có quyền, vừa có
nghĩa vụ thu thập chứng cứ.
Tác giả cho rằng cách quy định thu thập chứng cứ vừa là quyền vừa là nghĩa vụ
của đương sự là phù hợp, bởi lẽ quyền và nghĩa vụ lúc này được hiểu theo ý nghĩa bổ
sung cho nhau.
Thứ nhất, về quyền thu thập chứng cứ của đương sự: Đương sự được pháp luật
trao quyền thu thập chứng cứ để chứng minh khi họ đưa ra yêu cầu hay phản đối một


9

vấn đề nào đó15. Việc các đương sự cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu
của mình trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là một trong những nội dung xuất
phát từ cơ sở quyền tự định đoạt của đương sự16. Việc ghi nhận quyền thu thập chứng
cứ cho phép đương sự được ủy quyền cho chủ thể khác thu thập chứng cứ hay yêu
cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp chứng cứ cho mình, đồng thời cũng có
thể u cầu sự hỗ trợ thu thập chứng cứ từ Tòa án. Nếu chỉ ghi nhận nghĩa vụ đồng
nghĩa với việc đương sự bắt buộc phải tự mình thu thập chứng cứ và cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác sẽ có lý do từ chối yêu cầu thu thập chứng cứ của đương sự vì nghĩa vụ
của chủ thể nào thì chủ thể đó tự mình thực hiện.
Thứ hai, về nghĩa vụ thu thập chứng cứ của đương sự: Đương sự có nghĩa vụ
thu thập chứng cứ vì họ phải có trách nhiệm với chính những u cầu hay phản đối
của mình. Họ phải dùng những chứng cứ mà mình thu thập được để làm rõ yêu cầu
mà họ đưa ra là hợp pháp và có căn cứ, đồng thời dùng những chứng cứ đó để phản
đối yêu cầu của người khác đối với họ.
Như vậy, quy định quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ của đương sự trong
trường hợp này là phù hợp và không mâu thuẫn nhau.

Quy định về nghĩa vụ chứng minh của đương sự nói chung và quy định quyền,
nghĩa vụ thu thập chứng cứ của đương sự nói riêng xuất phát từ nguyên nhân “đương
sự là người trong cuộc nên họ biết rõ về vụ việc dân sự, có điều kiện cung cấp các tin
tức về vụ việc dân sự và nguồn gốc của nó, từ đó Tịa án có thể xác định được những
tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Mặt khác, đương sự có quyền, lợi ích liên quan
đến vụ việc dân sự đưa ra yêu cầu, phản đối yêu cầu của đương sự khác nên họ sẽ
quan tâm và tìm mọi biện pháp để khẳng định yêu cầu hay sự phản đối yêu cầu của
mình”17. Đây là quy định cần thiết để đương sự phát huy vai trị chủ động của mình
trong q trình thu thập chứng cứ, tạo điều kiện để họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của chính mình một cách tốt nhất.

Khoản 2 Điều 24 BLTTDS 2015: “Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có
quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thơng báo cho
nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng
cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ u cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người
khác theo quy định của Bộ luật này”.
16
Nguyễn Thị Hồi Phương (Chủ biên) (2016), Bình luận những điểm mới trong Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015, NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 102.
17
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nguyễn Cơng Bình, NXB.
Cơng an nhân dân, tr. 139.
15


10

Qua nghiên cứu pháp luật tố tụng dân sự một số nước trên thế giới, có thể thấy
pháp luật những quốc gia này không quy định minh thị về việc thu thập chứng cứ là
quyền hay nghĩa vụ của đương sự. Cụ thể:

Theo Quy tắc 301 thuộc Quy tắc chứng cứ Liên bang Mỹ 1972 (sửa đổi, bổ sung
năm 2019), “Trong một vụ việc dân sự, trừ khi một đạo luật liên bang hoặc các quy
tắc này quy định khác, bên chống lại một yêu cầu có trách nhiệm cung cấp chứng cứ
để bác bỏ yêu cầu đó. Nhưng quy tắc này không chuyển giao trách nhiệm chứng minh
sang bên còn lại, mà trách nhiệm chứng minh vẫn thuộc về bên đã đưa ra yêu cầu
ban đầu”18. Quy định này chỉ ra đương sự có trách nhiệm cung cấp chứng cứ.
Ngồi ra, Điều 9 BLTTDS Cộng hịa Pháp 1806 cũng quy định “Mỗi bên phải
chứng minh, theo luật, các sự kiện cần thiết để đạt được yêu cầu của mình”19. Quy
định này nhấn mạnh nghĩa vụ chứng minh của đương sự và cũng khơng làm rõ việc
đương sự có quyền hay nghĩa vụ thu thập chứng cứ hay không.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 56 BLTTDS Liên bang Nga 2002: “Một bên
phải chứng minh những tình tiết làm cơ sở cho những yêu cầu hay phản đối của mình,
nếu luật liên bang không quy định khác”20. Tương tự quy định trong BLTTDS Cộng
hòa Pháp 1806, BLTTDS Liên bang Nga 2002 cũng chỉ minh thị nghĩa vụ chứng
minh của đương sự.
Như vậy, pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp và Liên bang Nga
chỉ ghi nhận đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh, đồng thời
không quy định quyền, nghĩa vụ thu thập chứng cứ của đương sự như trong BLTTDS
2015.
Có thể thấy, vì BLTTDS 2015 ghi nhận thu thập chứng cứ vừa là quyền vừa là
Rule 301 – Presumptions in Civil Cases Generally: “In a civil case, unless a federal statute or these rules
provide otherwise, the party against whom a presumption is directed has the burden of producing evidence to
rebut the presumption. But this rule does not shift the burden of persuasion, which remains on the party who
had it originally”.
“Federal Rules of Evidence”, truy cập ngày 12/4/2020.
19
Article 9 Code of Civil Procedure of France 1806: “Each party must prove, according to the law, the facts
necessary for the success of his claim”.
“Code of Civil Procedure of France”, truy cập ngày
15/4/2020.

20
Clause 1 Article 56 Civil Procedural Code of the Russian Federation No. 138-Fz of November 14, 2002 (as
amended up to February 6, 2012): “Each party shall prove those facts to which it refers as to the grounds for
its claims and objections, unless otherwise stipulated federal law”.
“Civil Procedural Code of the Russian Federation No. 138-Fz of November 14, 2002 (as amended up to
February 6, 2012)”, truy cập ngày 15/4/2020.
18


11

nghĩa vụ của đương sự, quy định về các biện pháp thu thập chứng cứ tại khoản 1 Điều
97 BLTTDS 2015 là “một bước tiến mới về lập pháp”21 giúp đương sự có điều kiện
thực hiện quyền cũng như nghĩa vụ của mình một cách tốt nhất, tự bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của chính mình.
1.2. Khái niệm biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự
BLTTDS 2015 nêu ra khái niệm về “chứng cứ” tại Điều 93 và đề cập các biện
pháp thu thập chứng cứ tại Điều 97, tuy nhiên chưa giải thích thế nào là biện pháp
thu thập chứng cứ.
Biện pháp thu thập chứng cứ được cấu thành bởi ba bộ phận: “biện pháp”, “thu
thập” và “chứng cứ”.
Thứ nhất, về khái niệm “biện pháp”:
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2002,
“biện pháp” là “cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”22. Đây cũng là cách giải
thích được tìm thấy trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm
200623.
Theo Từ điển tiếng Việt 2008 do tác giả Nguyễn Văn Xô chủ biên, “biện pháp”
là “cách xử lý để giải quyết một vấn đề cụ thể”24.
Như vậy, có thể hiểu biện pháp là cách làm, cách xử lý, cách giải quyết một vấn
đề cụ thể.

Thứ hai, về khái niệm “thu thập”:
Khái niệm “thu thập” cũng được nhiều tác giả hiểu theo nhiều cách. Theo Từ
điển Tiếng Việt, thu thập là “góp nhặt và tập hợp lại”25. Cũng có quan điểm khác cho
rằng thu thập là “nhặt nhạnh, thu góp lại”26.

Trần Anh Tuấn (Chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, NXB. Tư pháp, tr. 252.
22
Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB. TP. Hồ Chí Minh, tr. 58.
23
Viện Ngơn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, tr. 64.
24
Nguyễn Văn Xô (2008), Từ điển tiếng Việt 2008, NXB. Thanh niên, tr. 52.
25
Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, tr. 958.
26
Nguyễn Như Ý (1988), Đại từ điển tiếng Việt, NXB. Văn hóa thơng tin, tr. 1593.
21


12

Tác giả cho rằng thu thập khơng chỉ là góp nhặt, nhặt nhạnh, tập hợp và thu góp
lại, mà cịn là tìm kiếm, phát hiện. Có thể hiểu, thu thập là tìm kiếm, phát hiện, tập
hợp, thu nhận.
Thứ ba, về khái niệm “chứng cứ”:
“Chứng cứ” cũng là khái niệm được giải thích trong Từ điển tiếng Việt, cụ thể,
“chứng cứ” là “cái được dẫn ra để làm căn cứ xác định điều gì đó là có thật”27. Theo
nghĩa pháp lý, Điều 93 BLTTDS 2015 đưa ra khái niệm chứng cứ trong vụ việc dân
sự như sau: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ

quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tịa án trong q trình tố tụng
hoặc do Tịa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được
Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như
xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.
Như vậy, theo cách hiểu thông thường, biện pháp thu thập chứng cứ là cách
thức, phương pháp được một hoặc một số chủ thể sử dụng để tìm ra và thu giữ chứng
cứ, nhằm phục vụ cho một hoặc một số mục đích cụ thể. Tuy nhiên, trong tố tụng nói
chung và tố tụng dân sự nói riêng, cách thức tìm ra và thu giữ chứng cứ phải được
tuân theo trình tự, thủ tục luật định thì những chứng cứ được thu thập mới hợp pháp
và có giá trị chứng minh. Do đó, một cách đầy đủ hơn, biện pháp thu thập chứng cứ
nên được hiểu là cách thức, phương pháp được một hoặc một số chủ thể sử dụng để
tìm ra và thu giữ chứng cứ theo đúng trình tự, thủ tục luật định, nhằm phục vụ cho
một hoặc một số mục đích cụ thể.
Vậy thế nào là biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự?
Dựa trên các khái niệm được làm rõ như trên, có thể hiểu biện pháp thu thập
chứng cứ của đương sự là cách thức, phương pháp mà pháp luật tố tụng dân sự quy
định cho đương sự, được đương sự áp dụng để tìm ra và thu giữ những chứng cứ theo
đúng trình tự, thủ tục luật định, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1.3. Ý nghĩa của quy định về các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự
Quy định về các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động thu thập chứng cứ của chủ thể này nói riêng và trong q trình
giải quyết vụ việc dân sự nói chung, vì những lý do sau:
27

Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, tr. 192.


13

Thứ nhất, đảm bảo nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng

dân sự. Theo khoản 1 Điều 6 BLTTDS 2015, “Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ
động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho u cầu của mình
là có căn cứ và hợp pháp”. Để thực hiện được quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập,
giao nộp chứng cứ cho Tòa án, đương sự cần những biện pháp thu thập chứng cứ cụ
thể, cho phép đương sự thông qua những biện pháp này có thể tự mình tìm kiếm, thu
thập chứng cứ để chứng minh tính hợp pháp và có căn cứ cho u cầu mình đưa ra
hay phản đối yêu cầu của người khác đối với mình. Việc ghi nhận quy định về các
biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự thể hiện một trong những nội dung của
nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự.
Thứ hai, đảm bảo nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử. Khoản 2 Điều
24 BLTTDS 2015 ghi nhận một trong những nội dung của nguyên tắc bảo đảm tranh
tụng trong xét xử như sau: “Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án
dân sự và có nghĩa vụ thơng báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp”. Có
thể thấy, quy định về các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự bảo đảm quyền
của đương sự trong việc thu thập, giao nộp tài liệu chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý
vụ án dân sự. Kể từ thời điểm Tòa án thụ lý vụ án, đương sự có thể thu thập chứng
cứ thơng qua các biện pháp được đề cập trong BLTTDS 2015 nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ ba, tăng tính chủ động cho đương sự trong hoạt động thu thập chứng cứ.
Nhờ có quy định về các biện pháp thu thập chứng cứ, đương sự có quyền chủ động
lựa chọn và áp dụng những biện pháp nào thuận lợi cho mình để tìm ra chứng cứ, bảo
vệ tối đa quyền và lợi ích của chính mình. Quy định này tạo điều kiện cho “đương sự
có thể thu thập chứng cứ mọi lúc, mọi nơi, phù hợp với kế hoạch và điều kiện chủ
quan của mình, khơng bị ràng buộc, thúc ép hay phải tuân theo một chỉ đạo hay điều
khiển của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”28.
“Đương sự là người hiểu hơn ai hết vấn đề mâu thuẫn của họ, họ cũng là người
rõ ràng nhất tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ việc dân sự của mình là gì, có bao

Trần Anh Tuấn (Chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Xã hội

Chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, NXB. Tư pháp, tr. 17, 18.
28


14

nhiêu và ở đâu”29. Việc quy định các biện pháp thu thập chứng cứ tạo cơ chế cho
đương sự chủ động tìm ra những chứng cứ mà mình biết rõ đó.
Thứ tư, giúp rút ngắn thời gian giải quyết vụ án. Trước khi u cầu sự hỗ trợ từ
phía Tịa án hoặc yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp chứng cứ cho
mình, đương sự có thể chủ động tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ do luật
quy định, hạn chế thời gian chờ đợi khi yêu cầu hỗ trợ hay giúp đỡ từ chủ thể khác
mà đôi khi sự yêu cầu hỗ trợ, giúp đỡ này không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả.
Thứ năm, giảm áp lực thu thập chứng cứ cho Tòa án. Bên cạnh quy định các
biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự thì BLTTDS 2015 cũng quy định các biện
pháp thu thập chứng cứ mà Tòa án được tiến hành30. Trong hoạt động thu thập chứng
cứ, Tịa án đóng vai trị hỗ trợ đương sự và được thu thập chứng cứ trong một số
trường hợp luật định. Các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự có được thực
hiện một cách hiệu quả thì Tịa án cũng giảm bớt gánh nặng trong việc tiến hành các
biện pháp thu thập chứng cứ của mình theo quy định.
1.4. Quá trình ghi nhận quy định về các biện pháp thu thập chứng cứ của đương
sự trong tố tụng dân sự
Trước BLTTDS 2015, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam không quy định các
biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận
thấy chỉ có Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 đề cập đến cụm từ “biện pháp điều tra cần
thiết”31 khi quy định về quyền và nghĩa vụ tố tụng của các đương sự, song cũng chưa

Hoàng Hải An (2017), Thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 27.
30

Khoản 2 Điều 97 BLTTDS 2015:
“Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây
để thu thập tài liệu, chứng cứ:
a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
c) Trưng cầu giám định;
d) Định giá tài sản;
đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác
liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
h) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
i) Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này”.
31
Khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8: “Các đương sự có quyền bình đẳng trong việc cung cấp
chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình; được biết chứng cứ do bên kia cung cấp; yêu cầu Tòa án tiến hành
biện pháp điều tra cần thiết…”.
29


15

thể khẳng định cụm từ này mang ý nghĩa tương đồng với “biện pháp thu thập chứng
cứ”.
Trong BLTTDS 2004, tại Điều 6 ghi nhận “Các đương sự có quyền và nghĩa
vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ
và hợp pháp”. Quy định này không minh thị quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ
của đương sự, trong khi đó đối với Tịa án thì nêu rõ “Tịa án chỉ tiến hành xác minh,
thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định”. Điều này dẫn
đến Điều 85 Bộ luật này cũng chỉ đề cập các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án

mà không quy định các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự. Sự không quy
định này đã dẫn đến một số bất cập trong quá trình thi hành. Cụ thể, trong Báo cáo
tổng kết năm năm thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân tối cao đưa ra
bất cập đối với quy định về chứng minh và chứng cứ như sau: “Những quy định của
BLTTDS về chứng cứ và chứng minh chủ yếu là về nguyên tắc, thiếu những quy định
cụ thể về việc đảm bảo quyền thu thập chứng cứ và chứng minh của đương sự”32.
Trong Bản thuyết minh về dự án Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), thay mặt Ban
soạn thảo, Tòa án nhân dân tối cao đưa ra một trong những quan điểm chỉ đạo và yêu
cầu đối với việc soạn thảo BLTTDS (sửa đổi) là “tạo điều kiện cho các đương sự chủ
động thu thập chứng cứ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”33.
Như vậy, để hạn chế hoặc loại bỏ bất cập liên quan đến quy định đảm bảo quyền
thu thập chứng cứ của đương sự cũng như “tạo điều kiện cho đương sự chủ động thu
thập chứng cứ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” thì việc bổ sung quy định
các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự là điều cần thiết và quan trọng. Nhờ
có quy định về các biện pháp thu thập chứng cứ mà đương sự được chủ động hơn
trong hoạt động thu thập chứng cứ và chứng minh, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi
ích hợp pháp của mình.
Chính vì lẽ đó, đến BLTTDS 2015, tại khoản 1 Điều 97 đã minh thị ghi nhận
các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự. Cụ thể, “Cơ quan, tổ chức, cá nhân
có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây: a) Thu
thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thơng điệp dữ liệu điện tử; b) Thu thập
vật chứng; c) Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng; d)

32
33

Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết năm năm thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội, tr. 23.
Tòa án nhân dân tối cao (2015), Bản thuyết minh về Dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi), Hà Nội, tr. 1.



16

Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên
quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản
lý; đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng; e)
Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu,
chứng cứ; g) Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản; h)
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp
luật”. Quy định về các biện pháp thu thập chứng cứ này đã mở ra cho đương sự hướng
đi mới để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình, hạn chế sự phụ thuộc vào việc thu
thập chứng cứ của chủ thể khác trong tố tụng dân sự.
Liên hệ với pháp luật tố tụng hành chính, khoản 1 Điều 84 Luật Tố tụng hành
chính 2015 cũng ghi nhận các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự. Theo đó,
“Đương sự có quyền tự mình thu thập chứng cứ bằng những biện pháp sau đây: a)
Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, thơng điệp dữ liệu điện tử; b) Thu
thập vật chứng; c) Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có
liên quan đến việc giải quyết vụ án mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ,
quản lý; đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài
liệu, chứng cứ; g) Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài
sản; h) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc khác theo quy định
của pháp luật”.
Có thể thấy, nếu khoản 1 Điều 97 BLTTDS 2015 quy định chủ thể tự mình thu
thập chứng cứ là “cơ quan, tổ chức, cá nhân” thì khoản 1 Điều 84 Luật Tố tụng hành
chính 2015 nêu rõ chủ thể này là “đương sự”. Điều này có nghĩa chủ thể tự mình thu
thập chứng cứ trong Luật Tố tụng hành chính 2015 có phạm vi hẹp hơn so với
BLTTDS 2015, bởi trong khoản 1 Điều 84 Luật Tố tụng hành chính 2015 nêu trên
thì chỉ có đương sự - tư cách phát sinh sau khi Tịa án thụ lý vụ việc mới được tự
mình thu thập chứng cứ. Trong khi đó, chủ thể tự mình thu thập chứng cứ tại khoản

1 Điều 97 BLTTDS 2015 bao gồm cả cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giai đoạn chuẩn


17

bị hồ sơ gửi kèm đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và trong q trình giải quyết vụ việc dân
sự34.
Ngồi điểm khác biệt nêu trên thì nhìn chung các biện pháp thu thập chứng cứ
của đương sự trong Luật Tố tụng hành chính 2015 đều có sự tương đồng so với
BLTTDS 2015. Sự tương đồng này xuất phát từ sự giao nhau giữa BLTTDS 2015 và
Luật Tố tụng hành chính 2015 về quy định quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ của
đương sự. Tương tự khoản 1 Điều 6 BLTTDS 2015, nội dung về cung cấp tài liệu,
chứng cứ, chứng minh cũng được quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Tố tụng hành
chính 2015 như sau: “Các đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao
nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án và chứng minh u cầu của mình là có căn cứ và
hợp pháp. Cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh như
đương sự”. Việc quy định quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ của đương sự trong
tố tụng hành chính cũng dẫn đến sự cần thiết của quy định về các biện pháp thu thập
chứng cứ của đương sự để họ thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.
Nếu BLTTDS 2015 cũng như Luật Tố tụng hành chính 2015 nêu rõ các biện
pháp mà đương sự có thể thực hiện để thu thập chứng cứ thì trong Luật Trọng tài
thương mại 2010, các biện pháp thu thập chứng cứ của các bên tranh chấp không
được đề cập. Khoản 1 Điều 46 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định “Các bên
có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Hội đồng trọng tài để chứng minh các
sự việc có liên quan đến nội dung đang tranh chấp”. Khi quy định về thẩm quyền
của Hội đồng trọng tài, Điều 46 Luật Trọng tài thương mại 2010 có nhắc đến quyền
và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của các bên tranh chấp mà chưa cho biết các bên tranh
chấp có quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ hay không cũng như thực hiện được
việc thu thập chứng cứ đó bằng những biện pháp nào. Việc Luật Trọng tài thương

mại 2010 không quy định cụ thể các biện pháp thu thập chứng cứ của các bên tranh
chấp dẫn đến khó khăn cho các bên trong việc chứng minh sự việc có liên quan đến
nội dung đang tranh chấp, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ.
Ngược lại, trong BLTTDS 2015, các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự được

Nguyễn Thị Hồng Nhung (2017), Bình luận khoa học về những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015, NXB. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 66.
34


18

đề cập rõ cho phép đương sự dễ dàng hơn trong việc lựa chọn biện pháp phù hợp để
thu thập tài liệu có giá trị chứng minh cho yêu cầu hay phản đối của mình.


19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự là cách thức, phương pháp mà pháp
luật tố tụng dân sự quy định cho đương sự, được đương sự áp dụng để tìm ra và thu
giữ những chứng cứ theo đúng trình tự, thủ tục luật định, nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình.
Theo BLTTDS 2015, đương sự có quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ. Trong
tố tụng dân sự Việt Nam, các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự lần đầu tiên
được ghi nhận cụ thể trong BLTTDS 2015. Quy định về các biện pháp thu thập chứng
cứ là một quy định mới, giúp đương sự có điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ của
mình một cách tốt nhất, tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.
Quy định về các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự đóng vai trị quan
trọng trong việc đảm bảo nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng

dân sự, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử, tạo sự chủ động cho đương sự
trong hoạt động thu thập chứng cứ, tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
cũng như giảm áp lực cho Tòa án trong việc thu thập chứng cứ để giải quyết vụ việc
dân sự được khách quan, toàn diện.


×