Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Các đảm bảo pháp lý đối với quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

NGUYỄN ĐINH HƯNG

CÁC ĐẢM BẢO PHÁP LÝ ĐỐI VỚI QUYỀN
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM
CỦA DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI

CHUN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP.HỒ CHÍ MINH- NĂM 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CÁC ĐẢM BẢO PHÁP LÝ ĐỐI VỚI QUYỀN
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM CỦA
DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

NGUYỄN ĐINH HƯNG

Khóa: 38


MSSV: 1353801011073
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. PHAN HUY HỒNG

TP.HỒ CHÍ MINH- NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Đinh Hưng- sinh viên lớp 37-TM38A- khoa Luật Thương mạiTrường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của khóa luận “Các đảm bảo pháp
lý đối với quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi”. Tơi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên
cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Phó Giáo sư - Tiến sĩ
Phan Huy Hồng, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích
tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2017
Tác giả


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

BTA

Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ

CTCP

Công ty cổ phần


ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

ENT

Kiểm tra nhu cầu kinh tế

GATS

Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ

GATT

Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

TRIPS
UBND
WTO

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
Uỷ ban nhân dân
Tổ chức Thương mại thế giới



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: CÁC ĐẢM BẢO PHÁP LÝ ĐỐI VỚI QUYỀN XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU DƯỢC PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGỒI ............................................................................................................................ 6
1.1. Khái quát về quyền xuất khẩu, nhập khẩu dược phẩm của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ............................................................................... 6
1.1.1. Quyền xuất khẩu ..................................................................................... 6
1.1.2. Quyền nhập khẩu .................................................................................... 8
1.2. Các cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền xuất khẩu, nhập khẩu dược
phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ................................................. 8
1.2.1. Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ.............................................. 8
1.2.2. Cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới trong Báo cáo
của ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới...... 10
1.2.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 10
1.3. Pháp luật Việt Nam trong việc bảo đảm quyền xuất khẩu, nhập khẩu
dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...................................... 11
1.3.1. Quy định của pháp luật về điều kiện gia nhập thị trường xuất nhập
khẩu dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ........................... 11
1.3.2. Quy định hiện hành của pháp luật chuyên ngành về hoạt động xuất
nhập khẩu dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ................. 16
1.3.3. Quy định của pháp luật về nhập khẩu song song dược phẩm ............ 18
1.4. Thực trạng quyền xuất khẩu, nhập khẩu dược phẩm của doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngồi ......................................................................................... 19
1.4.1. Giai đoạn trước khi Việt Nam mở cửa thị trường xuất nhập khẩu dược
phẩm cho nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết với Tổ chức thương mại Thế giới
(2009)
19
1.4.2. Giai đoạn sau khi Việt Nam mở cửa thị trường xuất nhập khẩu dược
phẩm cho nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết với Tổ chức thương mại Thế giới

(2009)
20
1.5. Đánh giá các quy định của pháp luật trong việc bảo đảm quyền xuất
khẩu, nhập khẩu dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ........ 21
1.5.1. Những mặt tích cực ............................................................................... 21
1.5.2. Những mặt hạn chế ............................................................................... 22
1.6. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong việc bảo đảm
quyền xuất khẩu, nhập khẩu dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài
26


1.6.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật trong việc bảo đảm quyền xuất
khẩu, nhập khẩu dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ....... 26
1.6.2. Một số giải pháp nhằm bảo đảm quyền xuất khẩu, nhập khẩu dược
phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ............................................. 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ........................................................................................ 31
CHƯƠNG II: CÁC ĐẢM BẢO PHÁP LÝ ĐỐI VỚI QUYỀN PHÂN PHỐI
DƯỢC PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI ....... 32
2.1. Khái quát về quyền phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi ..................................................................................................... 32
2.2. Các cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền phân phối dược phẩm của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ................................................................. 33
2.2.1. Cam kết trong Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam- Hoa
Kỳ
33
2.2.2. Cam kết trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ ..................... 33
2.2.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 34
2.3. Pháp luật Việt Nam trong việc bảo đảm quyền phân phối dược phẩm
của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi .......................................................... 35

2.4. Thực trạng quyền phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài ............................................................................................................. 36
2.4.1. Hệ thống phân phối sỉ (bán buôn) dược phẩm tại Việt Nam .............. 36
2.4.2. Hệ thống bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam ............................................ 39
2.5. Đánh giá các quy định của pháp luật trong việc bảo đảm quyền phân
phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ............................. 40
2.5.1. Những mặt tích cực ............................................................................... 40
2.5.2. Những mặt hạn chế ............................................................................... 40
2.6. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong việc bảo đảm
quyền phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ........ 43
2.6.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật trong việc bảo đảm quyền phân
phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ............................ 43
2.6.2. Một số giải pháp nhằm bảo đảm quyền phân phối dược phẩm của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ............................................................... 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ...................................................................................... 47
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tồn cầu hóa và đa phương hóa đã và đang là xu thế tất yếu, chi phối mọi mặt đến
sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng
đầu trong các cam kết của Việt Nam với thế giới, đó là lĩnh vực y tế. Điều này xuất phát
từ ưu tiên trong việc đảm bảo quyền con người- quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền
được tiếp cận các dịch vụ y tế tiên tiến từ các nước trên thế giới, từ thực trạng hiện nay
có nhiều dịch bệnh nguy hiểm với tốc độ lây lan cao, địi hỏi phải có sự hợp tác của các
quốc gia. Một trong những biểu hiện cụ thể trong hợp tác y tế giữa Việt Nam với thế
giới, đó là việc nước ta thu hút vốn đầu tư nước ngồi (ĐTNN) thơng qua hoạt động xuất

khẩu, nhập khẩu và phân phối dược phẩm. Chúng ta tất yếu phải mở cửa, phải tự do hóa
thương mại theo các cam kết với thế giới, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với những
tác động tiêu cực từ bên ngoài đe dọa đến nền sản xuất và cung ứng dược phẩm còn non
trẻ trong nước. Vì vậy, để tham gia hợp tác có hiệu quả, khai thác tối ưu những lợi thế
về vốn, kinh nghiệm và công nghệ sản xuất dược phẩm từ nước ngồi, đồng thời phịng
ngừa và giảm thiểu tối đa những tổn thất có thể gặp phải, thì một trong những yêu cầu
quan trọng được đặt ra, đó là xây dựng một môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thu
hút ĐTNN, trong đó đề cao vai trị quản lí của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các
văn bản luật và dưới luật đã được ban hành, nhưng còn thiếu cơ chế thực thi hiệu quả,
đã gây những cản trở nhất định trong việc thu hút vốn ĐTNN vào lĩnh vực xuất khẩu,
nhập khẩu dược phẩm; đặc biệt là khơng cho phép doanh nghiệp có vốn ĐTNN được
quyền phân phối dược phẩm tại Việt Nam. Trong xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng,
cơ chế bảo hộ sẽ khơng cịn là giải pháp tối ưu đối với nước ta. Cho nên, việc nghiên cứu
một cách khoa học và toàn diện, kết hợp với đánh giá thực tiễn, nhằm hoàn thiện các quy
định của pháp luật, tạo hành lang pháp lý vững chắc để thu hút vốn ĐTNN và quản lý có
hiệu quả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối dược phẩm của nhà ĐTNN là giải
pháp, đồng thời là mục đích mà tác giả muốn đạt được trong khóa luận này.
Chính vì những lí do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Các đảm bảo pháp lý
đối với quyền xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi” để tiếp cận và nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn
ĐTNN là lĩnh vực có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng đối với ngành dược phẩm trong
1


nước. Lí do là bởi sự cần thiết phải có sự hiện diện của doanh nghiệp có vốn ĐTNN để
tạo nguồn lực, động lực cho ngành dược phẩm non trẻ trong nước; và thực tế, doanh
nghiệp có vốn ĐTNN đang nắm quyền chi phối thị trường dược phẩm trong nước. Mặc
dù vậy, vẫn chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu một cách cụ thể hoạt động xuất nhập

khẩu và phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Các cơng trình nghiên
cứu, hoặc chỉ dừng lại ở việc khái quát về quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối của
doanh nghiệp có vốn ĐTNN mà chưa có sự liên hệ cụ thể với đối tượng là dược phẩm;
hoặc nghiên cứu về dược phẩm, nhưng lại không đề cập đến hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu và phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Theo tìm hiểu của tác
giả, trong phạm vi trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh thời gian qua đã có một số
khóa luận, luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu lần này, cụ thể như sau:
Về quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối của doanh nghiệp có vốn ĐTNN trước
khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có các đề tài sau:
 Trần Ngọc Thảo (2006), Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
 Nguyễn Thị Thanh Loan (2006), Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và phân
phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nghiên cứu
đối chiếu với quy định của pháp luật Trung Quốc, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
Vì đều được thực hiện trước khi Việt Nam gia nhập WTO, nên một số kết quả nghiên
cứu khơng cịn phù hợp với pháp luật hiện hành khi Việt Nam phải thực thi các cam kết
của WTO liên quan đến gia nhập thị trường. Cụ thể, đối với cơng trình nghiên cứu của
tác giả Trần Ngọc Thảo, tác giả tập trung nghiên cứu các chế định liên quan đến quyền
xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối của doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong Luật Thương
mại 1997, 2005; Luật Đầu tư nước ngoài 1987, 1996; các cam kết của Việt Nam khi gia
nhập WTO; Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ… Cịn đối với cơng trình nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Loan, tác giả đã phân tích sự khác biệt trong quy định
pháp luật về quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối của doanh nghiệp có vốn ĐTNN
trước và sau khi Luật Thương mại 2005 được ban hành. Bên cạnh đó, tác giả còn đối
chiếu, đánh giá các quy định về quyền này trong pháp luật Việt Nam với pháp luật Trung
Quốc để xây dựng chế định về quyền xuất nhập khẩu, phân phối của doanh nghiệp có
vốn ĐTNN trước ngưỡng cửa Việt Nam gia nhập WTO.


2


Sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, đã có một số khóa luận nghiên cứu
quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối của doanh nghiệp có vốn ĐTNN, cụ thể như sau:
 Nguyễn Hữu Phong (2009), Pháp luật về gia nhập thị trường phân phối hàng
hóa của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam- Thực trạng và hướng hoàn thiện,
Luận văn thạc sĩ luật , Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
 Tơ Thị Thanh Thủy (2011), Pháp luật về dịch vụ bán lẻ của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật , Trường đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh.
 Nguyễn Thị Hoàn (2010), Các đảm bảo pháp lý đối với quyền xuất khẩu, nhập
khẩu, phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
 Nguyễn Thanh Trúc Mai (2015), Quyền xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối
của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài này đã cập nhật các quy
định về quyền xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối của doanh nghiệp có vốn
ĐTNN vẫn cịn có hiệu lực tại thời điểm hiện tại như Luật Đầu tư 2014, Luật
Doanh nghiệp 2014, Thông tư 08/2013/TT-BCT của Bộ Công thương ban
hành ngày 22/4/2013 quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các
hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thông tư 08/2013/TTBCT), Thông tư 34/2013/TT-BCT ban hành ngày 24/12/2013 quy định về việc
cơng bố lộ trình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực
tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại
Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thông tư 34/2013/TT-BCT).
Về đối tượng dược phẩm, có một số khóa luận và bài báo khoa học sau:
 Đặng Thị Kim Chung (2011), Pháp luật về hoạt động kinh doanh dược phẩm,
Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
 Nguyễn Thanh Tú, Lê Thị Bích Thọ (2004), “ Nhập khẩu song song dược

phẩm một số vấn đề pháp lý”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc
Hội, 2004, Số 5(40), tr.47-55.
 Nguyễn Thanh Tú, Phan Huy Hồng, “Quyền sở hữu trí tuệ và quyền tiếp cận
dược phẩm dưới góc độ quyền con người”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
17(202), tháng 9/2011, tr. 13-22.

3


 Hồ Thúy Ngọc (2013), “Hiệp định Trips và nhập khẩu song song dược phẩm
ở Việt Nam”, Tài liệu hội thảo, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.174181.
Từ việc tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu nói trên, tác giả nhận thấy chưa có một
cơng trình nào đề cập cụ thể và đầy đủ về quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối dược
phẩm của doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Xuất phát từ thực tiễn quan trọng của việc nghiên
cứu chế định quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối của doanh nghiệp có vốn ĐTNN;
hơn nữa, khác với các hàng hóa khác, quyền xuất khẩu, nhập khẩu, đặc biệt là quyền
phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn ĐTNN bị giới hạn bởi lộ trình cam kết
gia nhập WTO của Việt Nam, bởi mục tiêu bảo hộ thị trường dược phẩm của Chính phủ,
nên việc nghiên cứu nhằm mục đích hồn thiện chế định pháp luật này là cần thiết và
đảm bảo tính mới, tính thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Thơng qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả hướng đến giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tìm hiểu một cách tồn diện và có hệ thống các quy định của pháp luật Việt
Nam và các cam kết của Việt Nam với quốc tế liên quan đến quyền xuất khẩu, nhập
khẩu, phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
Thứ hai, xem xét, đánh giá những tác động của các cơ chế pháp lý trên tới thực tiễn
áp dụng quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn
ĐTNN.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất những
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc đảm bảo quyền xuất khẩu,

nhập khẩu, phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan
đến quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối dược phẩm, các cam kết của Việt Nam với
WTO liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, phân phối dược phẩm của doanh nghiệp
có vốn ĐTNN. Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá các quy định của pháp luật, tác giả
liên hệ với thực tiễn ngành dược phẩm trong nước, liên hệ với pháp luật dược phẩm một
số nước để chỉ rõ những điểm còn hạn chế và đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo tốt
hơn quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
Về phạm vi nghiên cứu: vấn đề quyền xuất nhập khẩu, phân phối dược phẩm của
doanh nghiệp có vốn ĐTNN là vấn đề có phạm vi rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực có
liên quan với nhau và được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật trong nước, quốc tế.
4


Với phạm vi nghiên cứu của một khóa luận tốt nghiệp, mặc dù tên đề tài đề cập đến
khách thể nghiên cứu là dược phẩm, nhưng trong tồn bộ khóa luận, tác giả chỉ nghiên
cứu một mảng trong dược phẩm, đó là “thuốc”, mà khơng nghiên cứu “ngun liệu làm
thuốc”1. Tác giả cũng chỉ nghiên cứu các cam kết của Việt Nam với quốc tế thông qua
cam kết với WTO trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) và trong Báo
cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO; cam kết với Hoa Kỳ trong Hiệp
định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA)
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, dựa trên lí luận chung của chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
đường lối và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời Kỳ hội nhập.
Phương pháp tổng hợp, phân tích, logic được tác giả sử dụng xun suốt trong tồn
bộ nội dung khóa luận với các hình thức diễn dịch, quy nạp, chứng minh khoa học để
làm rõ các luận điểm được đề cập. Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng phối hợp các phương
pháp hệ thống hóa, so sánh các giai đoạn của pháp luật Việt Nam về quyền xuất nhập

khẩu, phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn ĐTNN, nhận định những điểm tiến
bộ, thiếu sót để rút ra hướng hoàn thiện đối tượng nghiên cứu trong đề tài.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Phù hợp với mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài, trong khóa luận
này, ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
khóa luận được trình bày theo bố cục gồm hai chương sau đây:
Chương I: Các đảm bảo pháp lý đối với quyền xuất khẩu, nhập khẩu dược phẩm của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Chương II: Các đảm bảo pháp lý đối với quyền phân phối dược phẩm của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Điều 2 Luật Dược 2016:
“Khoản 1: Dược là thuốc và nguyên liệu làm thuốc.
1

Khoản 2: Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm Mục đích phịng bệnh, chẩn
đoán bệnh, chữa bệnh, Điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc
hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm”.

5


CHƯƠNG I: CÁC ĐẢM BẢO PHÁP LÝ ĐỐI VỚI QUYỀN XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU DƯỢC PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Khái quát về quyền xuất khẩu, nhập khẩu dược phẩm của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài
Cho đến trước khi Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về

1.1.


hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hố
của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định
23/2007/NĐ-CP) được ban hành thì pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một văn bản nào
quy định về khái niệm quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn
ĐTNN tại Việt Nam, đối tượng lẽ ra phải được hưởng những quyền này theo cam kết
gia nhập WTO của Việt Nam vào năm 2007. Luật Thương mại 2005 cũng chỉ quy định
khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 28. Còn Nghị định
12/2006/NĐ-CP cũng chỉ quy định một cách chung chung về nghĩa vụ của doanh nghiệp
có vốn ĐTNN khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu tại khoản 2 Điều 3 như sau:
“Các thương nhân có vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty và chi nhánh cơng ty nước
ngồi tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại
Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo
các quy định khác của pháp luật có liên quan và các cam kết của Việt Nam trong các
Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập. Căn cứ pháp luật hiện
hành và các Điều ước quốc tế, Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố lộ trình và phạm vi
hoạt động kinh doanh của thương nhân quy định tại khoản 2 Điều này”.
Nên có thể nhận định, việc quy định khái niệm quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
của doanh nghiệp có vốn ĐTNN thể hiện sự nỗ lực của Việt Nam trong q trình nội luật
hóa quy định của pháp luật để phù hợp với các cam kết gia nhập WTO về quyền kinh
doanh xuất nhập khẩu.
1.1.1. Quyền xuất khẩu
Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền
đứng tên trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục
liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua
gom hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác2.
2

Khoản 3 Điều 3 Nghị định 23/2007/NĐ-CP


6


Việc thực hiện quyền xuất khẩu được cụ thể hóa tại Điều 3 Thơng tư 08/2013/TTBCT như sau:
 Hàng hóa ở đây bao gồm hàng hoá do doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khác nhập
khẩu vào Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác, theo
các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BCT3. Cụ
thể đối với dược phẩm, đây là hàng hóa thuộc danh mục hàng hố xuất khẩu có
điều kiện theo mục 191 phụ lục 4 Luật số 03/2016/QH14 về sửa đổi bổ sung Điều
6 phụ lục 4 về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư,
nên doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, ngoài
ra, các loại dược phẩm phải phù hợp với nội dung quyền xuất khẩu doanh nghiệp
đã được cấp phép thực hiện.
 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ
được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh
hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu4.
 Quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu sẽ mang lại cho doanh nghiệp sự
chủ động khi tiến hành mọi thủ tục pháp lý, giảm chi phí phát sinh khi phải thực
hiện thơng qua khâu trung gian.
 Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hoá tại
Việt Nam để xuất khẩu. Có thể nói đây là quy định hạn chế khả năng mở rộng
hoạt động của doanh nghiệp có vốn ĐTNN, vì như thế doanh nghiệp vẫn chưa
nắm được tận gốc đầu vào của quy trình phân phối5. Tuy nhiên theo tác giả đây
là một quy định phù hợp, nhằm mục đích bảo hộ ngành dược phẩm trong nước,
nhằm tránh trường hợp các doanh nghiệp có vốn ĐTNN lợi dụng hoạt động thu

3

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BCT: “Hàng hóa xuất khẩu khơng thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất


khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa khơng được quyền xuất khẩu theo cam kết
quốc tế;
Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hố xuất khẩu có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều
kiện theo quy định của pháp luật;
Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, doanh nghiệp
phải thực hiện theo lộ trình cam kết;
Mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung quyền xuất khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện”.
4

Khoản 4 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BCT

5

Trần Ngọc Thảo (2006), Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối của doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại

Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.10.

7


mua hàng hóa để thao túng thị trường, chiếm vị thế độc quyền và gây khan hiếm
dược phẩm.
1.1.2. Quyền nhập khẩu
Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam để
bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hố đó tại Việt Nam; bao gồm quyền
đứng tên trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ
tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham
gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định
khác6.

Về cơ bản doanh nghiệp có vốn ĐTNN được đảm bảo các quyền nhập khẩu tương tự
như quyền xuất khẩu (có quyền đứng tên, tự chịu trách nhiệm về thủ tục nhập khẩu).
Việc thực hiện quyền nhập khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2013/TTBCT, trong đó đáng chú ý là quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 về lộ trình nhập khẩu.
Theo lộ trình cam kết quốc tế quy định ở bảng 8(a)7 biểu cam kết về quyền kinh doanh
nhập khẩu trong phụ lục Báo cáo Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO thì kể
từ ngày 01/01/2009, các mặt hàng dược phẩm có mã HS 3003, 3004, 3006 mới có thể
được nhập khẩu vào Việt Nam, doanh nghiệp có vốn ĐTNN cũng phải tuân theo lộ trình
này.
1.2.

Các cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền xuất khẩu, nhập khẩu dược

phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
Tính tồn cầu hóa và khu vực hóa của vấn đề y tế nói chung và dược phẩm nói riêng
đã thúc đẩy Việt Nam tham gia đàm phán và kí kết nhiều cam kết quốc tế nhằm đảm bảo
quyền xuất nhập khẩu dược phẩm của doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Việc thực hiện các
cam kết này là cần thiết để phát triển ngành dược phẩm trong nước nhằm bắt kịp và học
hỏi các nước có ngành dược phẩm tiên tiến trên thế giới. Nội dung và lộ trình thực hiện
các cam kết này thể hiện sự phù hợp với xuất phát điểm của ngành dược phẩm Việt Nam,
sự hài hòa giữa thu hút ĐTNN với bảo hộ thị trường trong nước. Sự thành công trong
chiến lược đàm phán các cam kết quốc tế về quyền xuất khẩu, nhập khẩu dược phẩm của
doanh nghiệp có vốn ĐTNN được thể hiện trong một số văn bản sau:
1.2.1. Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ

6
7

Khoản 4 Điều 3 Nghị định 23/2007/NĐ-CP
Xem thêm phần phụ lục


8


Quyền kinh doanh theo Hiệp định là quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho phép các
doanh nghiệp chỉ được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà khơng bao gồm khả
năng phân phối hàng hóa khi họ được nhập khẩu. Quyền phân phối hàng hóa được điều
chỉnh bởi các cam kết trong GATS hoặc các lĩnh vực của Hiệp định thương mại, với các
cam kết cụ thể tại phụ lục G8.
Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam được quy định cụ thể
tại Điều 2.7, Chương I của Hiệp định BTA. Nội dung đối với mặt hàng dược phẩm như
sau:
 Kể từ ngày 10/12/2001, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của cơng
dân và công ty Hoa Kỳ được phép nhập khẩu dược phẩm nhằm mục đích sử
dụng cho việc sản xuất hoặc xuất khẩu dược phẩm của mình, mà khơng bắt
buộc các dược phẩm nhập khẩu đó phải có trong giấy phép đầu tư ban đầu.
 Kể từ ngày 10/12/2004, các doanh nghiệp và cơng dân Hoa Kỳ có các hoạt
động kinh doanh lớn trong sản xuất dược phẩm và đang hoạt động hợp pháp
tại Việt Nam sẽ được phép kinh doanh xuất nhập khẩu dược phẩm.
 Kể từ ngày 10/12/2004, các doanh nghiệp và công dân Hoa Kỳ được liên
doanh với đối tác Việt Nam để kinh doanh xuất nhập khẩu dược phẩm với
phần vốn góp khơng q 49% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.
Đến 10/12/2007, phần vốn góp này không quá 51% vốn pháp định của doanh
nghiệp liên doanh.
 Kể từ 10/12/2008, doanh nghiệp Hoa Kỳ được thành lập công ty 100% vốn
Hoa Kỳ để kinh doanh xuất nhập khẩu dược phẩm.
 Theo phụ lục D1, các mặt hàng dược phẩm có mã HS 3003, 3004, 3006 có
lịch trình loại bỏ hạn chế về quyền kinh doanh nhập khẩu là 6 năm, tính từ
ngày các cơng ty liên doanh bắt đầu được cho phép theo Điều 2.7.D , chương
I của Hiệp định. Có nghĩa là các hạn chế về quyền kinh doanh nhập khẩu dược
phẩm của tổ chức và cá nhân Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam được loại bỏ

kể từ 10/12/2010.
 Theo các phụ lục của Hiệp định BTA, mặt hàng dược phẩm không bị hạn chế
về số lượng nhập khẩu, xuất khẩu; không thuộc các mặt hàng cấm xuất khẩu,
cấm nhập khẩu; không bị hạn chế về quyền kinh doanh xuất khẩu.

8

Trần Ngọc Thảo (2006), tlđd (5), tr.26

9


1.2.2. Cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới trong Báo cáo của
ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
Chính phủ Việt Nam đề xuất sẽ dành quyền kinh doanh đầy đủ cho tất cả các cá nhân
và doanh nghiệp nước ngồi (kể cả các doanh nghiệp có vốn ĐTNN) không muộn hơn
ngày 1/1/2007, ngoại trừ đối với một số sản phẩm chịu sự điều chỉnh của cơ chế “Thương
mại Nhà nước” được nêu tại Bảng 8(c). Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị các Thành
viên cho Việt Nam hưởng thời gian chuyển đổi tới ngày 1/1/2009 thì mới dành cho các
cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài quyền nhập khẩu một số sản phẩm nhất định liệt kê
tại Bảng 8(a) và tới ngày 1/1/2011 thì mới dành cho các cá nhân và doanh nghiệp nước
ngoài quyền xuất khẩu gạo (Bảng 8(b)). Quyền kinh doanh đầy đủ dành cho các cá nhân
và doanh nghiệp nói trên bao gồm quyền được bán sản phẩm nhập khẩu cho mọi cá nhân
hoặc doanh nghiệp có quyền phân phối sản phẩm đó tại Việt Nam9. Như tác giả đã đề
cập, căn cứ theo Bảng 8(a), doanh nghiệp có vốn ĐTNN sẽ được quyền xuất nhập khẩu
các mặt hàng dược phẩm có mã HS 3003, 3004, 3006 vào thị trường Việt Nam kể từ
01/01/2009.
Các nhà ĐTNN không bị hạn chế chỉ được phép nhập khẩu hàng hóa liên quan tới
ngành nghề kinh doanh hoặc ngành nghề được ghi trong của mình hoặc chỉ được phép
nhập khẩu hàng hóa quy định trong giấy chứng nhận đầu tư nữa. Có nghĩa là doanh

nghiệp do nhà ĐTNN thành lập ở Việt Nam được phép nhập khẩu tất cả những hàng hóa
khác khơng thuộc các loại hàng hóa cấm nhập khẩu và khơng phải là những hàng hóa
Việt Nam bảo lưu chỉ dành quyền nhập khẩu cho các doanh nghiệp khơng có vốn
ĐTNN10.
Các nhà ĐTNN cũng khơng bị cấm nhập khẩu hàng hóa cùng loại với hàng hóa do
nhà đầu tư đó đang sản xuất theo giấy phép đầu tư. Đại diện Việt Nam xác nhận rằng,
theo quan điểm của Việt Nam thì thủ tục nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có
vốn ĐTNN khơng hạn chế hơn so với thủ tục nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp
100% vốn trong nước11.
1.2.3. Đánh giá chung
Có thể nói, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu dược phẩm của doanh nghiệp có vốn
ĐTNN theo Hiệp định BTA và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập
Xem WTO (2006), Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (WT/ACC/VNM/48- Bản
Tiếng Việt), đoạn 137.
10
Hà Thị Thanh Bình (2009), “Quản lý việc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, việc thực hiện cam kết gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 02 (51)/ 2009, tr.44
11
Xem WTO (2006), tlđd (16), đoạn 143
9

10


WTO đã hiện thực hóa nguyện vọng của các nhà ĐTNN khi gia nhập vào thị trường
dược phẩm Việt Nam. Quyền lợi của họ đã được mở rộng đáng kể, đạt được sự thuận lợi
và bình đẳng ở mức tương đối so với các doanh nghiệp trong nước. Tuy vẫn cịn những
hạn chế nhưng khơng thể phủ nhận những nỗ lực đáng ghi nhận của Việt Nam trong việc
mở cửa thị trường xuất nhập khẩu dược phẩm để phù hợp với xu thế phát triển chung
của thế giới.

Pháp luật Việt Nam trong việc bảo đảm quyền xuất khẩu, nhập khẩu dược
phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
Có thể nhận định pháp luật Việt Nam quy định những điều kiện hết sức khắt khe đối

1.3.

với doanh nghiệp có vốn ĐTNN muốn xuất nhập khẩu dược phẩm vào Việt Nam, và
việc xuất nhập khẩu dược phẩm sau khi đáp ứng những điều kiện trên vẫn còn rất hạn
chế, điều này thể hiện ở chỗ, có rất ít văn bản quy phạm pháp luật đề cập đến quyền xuất
nhập khẩu dược phẩm, và nếu có đề cập thì lại giới hạn phạm vi xuất nhập khẩu dược
phẩm của doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Hiện tại Luật Dược 2016 vẫn chưa có quy định
rõ ràng về quyền xuất nhập khẩu thuốc của doanh nghiệp có vốn ĐTNN, mà chỉ quy
định minh thị đối với doanh nghiệp trong nước. Việc áp dụng pháp luật để xác định
quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nước ngoài xuất nhập khẩu dược phẩm vẫn phải
dẫn chiếu theo các quy định của Luật đầu tư 2014, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế.
1.3.1. Quy định của pháp luật về điều kiện gia nhập thị trường xuất nhập khẩu dược
phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Khi nhà ĐTNN dự định đầu tư vào Việt Nam điều quan tâm đầu tiên đó là ngành
nghề họ định kinh doanh có được phép kinh doanh tại Việt Nam không? Bởi mặc dù
hiện nay Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam
tham gia ký kết hoặc Việt Nam là thành viên, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế ngay
trong những ngành nghề mà Việt Nam đã cam kết và đặc biệt với những ngành nghề mà
Việt Nam khơng cam kết thì cần phải xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền đối với từng
trường hợp cụ thể. Vì vậy, việc nắm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam để được
phép kinh doanh là rất quan trọng. Doanh nghiệp có vốn ĐTNN muốn kinh doanh xuất
nhập khẩu dược phẩm tại Việt Nam, tùy từng trường hợp họ phải đáp ứng một số điều
kiện sau: có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm, Giấy phép xuất nhập khẩu dược phẩm, sự chấp
thuận của các cơ quan có thẩm quyền và một số điều kiện khác.
1.3.1.1.


Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

11


Theo Luật Đầu tư, trước khi thành lập tổ chức kinh tế hoặc thực hiện hợp đồng hợp
tác kinh doanh, nhà ĐTNN cịn phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư.
Một số trường hợp cần phải có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư theo khoản 1 Điều
36 Luật Đầu tư 2014, đó là trường hợp dự án đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài nắm 100%
vốn điều lệ; hoặc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2014 12. Các
trường hợp cịn lại khơng cần phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư; nếu có nhu cầu xin được cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư thì thủ tục được quy
định tại Điều 37 Luật Đầu tư 2014.
Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà ĐTNN phải đáp ứng các điều
kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2014:
“Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 13
Nghị định này gồm:
Một là, điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ
chức kinh tế. Theo đó nhà đầu tư nước ngồi được sở hữu vốn điều lệ khơng hạn chế
trong các tổ chức kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Đầu tư 2014.
Cụ thể, trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động
niêm yết trên sàn chứng khốn, đầu tư thành lập cơng ty chứng khốn, quỹ đầu tư chứng
12

Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2014: “Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư

theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần,

phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngồi nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân
nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngồi và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở
lên”.
Khoản 6 Điều 2 Nghị định 118/2005/NĐ-CP: “Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện
nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư trong những ngành, nghề đầu tư có điều kiện
13

đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định, điều ước quốc tế về đầu tư. Điều
kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
b) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
c) Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
d) Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;
đ) Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”.

12


khốn…; nhà đầu tư nước ngồi trong các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa
theo hình thức chào bán chứng khốn ra cơng chúng thì phải tn thủ quy định của pháp
luật chứng khoán về tỉ lệ vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngồi, trong đó có Nghị định
58/2012/NĐ-CP, Nghị định 60/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng
khốn.
Hai là, điều kiện về hình thức đầu tư: hình thức đầu tư bao gồm các hình thức tại
khoản 6 Điều 2 Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Cụ thể, nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngồi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì thủ tục được quy định tại Điều 23 Luật
đầu tư 2014; nếu đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ
chức kinh tế thì thủ tục được quy định tại Điều 25, Điều 26 Luật Đầu tư 2014; nếu đầu
tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) thì thủ tục được quy định tại Điều
28, Điều 29 Luật Đầu tư 2014; nếu đầu tư theo hình thức nhận chuyển nhượng dự án đầu
tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác thì thủ tục được quy định tại Điều
37 Nghị định 118/2005/NĐ-CP.
Ba là, điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi chỉ được tiến hành các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan
trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo quy định của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép
kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp và các quy định của pháp luật
có liên quan14.
Bốn là, điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư.
Ngồi ra, cịn có một số điều kiện khác theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị
định và điều ước quốc tế về đầu tư.
Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên
quan đến mua bán hàng hoá
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định về điều kiện

1.3.1.2.

để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động
mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hoá tại Việt Nam bao
gồm:
Thứ nhất, là nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và trong Điều ước quốc tế đó Việt
Nam có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động

14


Xem Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BCT.

13


liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham
gia như các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO như GATT, GATS, biểu cam kết về
hàng hóa, cam kết về dịch vụ; các Hiệp định song phương giữa Việt Nam với các nước
và vùng lãnh thổ; các Hiệp định thương mại khu vực. Trường hợp các doanh nghiệp từ
các nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam chưa có cam kết quốc tế về mở cửa thị trường
liên quan đến hoạt động thương mại, trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấp phép
kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét, chấp thuận cho hoạt động mua bán hàng
hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đối với từng trường hợp
cụ thể15.
Thứ hai, hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết trong các điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với pháp luật
Việt Nam.
Thứ ba, hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của
Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam. Đối với mặt hàng dược phẩm, căn cứ theo
bảng 8a phụ lục Báo cáo của ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, quy định
Biểu cam kết về quyền kinh doanh nhập khẩu, các mặt hàng dược phẩm có mã HS
3003,3004,3006 sẽ được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Thứ tư, phạm vi hoạt động phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và
phù hợp với pháp luật Việt Nam theo quy định tại Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BCT.
Thứ năm, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này
chấp thuận. Điều 5 Nghị đinh 23/2007/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp Giấy phép kinh
doanh để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán
hàng hóa và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ như sau:
Sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Công thương, các doanh nghiệp đã được cấp
Giấy chứng nhận đầu tư sẽ được UBND cấp tỉnh cấp Giấy phép kinh doanh để hoạt động

mua bán hàng hóa và những hoạt động trực tiếp liên quan đến mua bán hàng hóa.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngồi lần đầu đầu tư vào Việt Nam có đầu tư vào
hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
thì nộp hồ sơ để làm thủ tục đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư. Cơ quan nhà
nước quản lý đầu tư lấy ý kiến của Bộ Công thương và chỉ cấp Giấy chứng nhận đầu tư
vào hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa nếu
được Bộ Cơng thương chấp thuận bằng văn bản. Trong trường hợp này, Giấy chứng

15

Khoản 3 Điều 4 Nghị định 23/2007/NĐ-CP

14


nhận đầu tư có giá trị đồng thời là Giấy phép kinh doanh. Thủ tục đầu tư được thực hiện
theo quy định của Luật Đầu tư.
Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đề nghị bổ sung kinh doanh
xuất khẩu, nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực
tiếp đến mua bán hàng hóa thì cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư căn cứ vào lộ trình
mở cửa thị trường trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên cấp hoặc bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư, không cần chấp thuận của Bộ
Công thương.
1.3.1.3. Giấy phép xuất nhập khẩu dược phẩm
Phụ lục VII Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại
về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và
quá cảnh hàng hóa với nước ngồi và Điều 7 Thơng tư 47/2010/TT-BYT hướng dẫn hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu dược phẩm và bao bì tiếp xúc trực tiếp với dược phẩm (sau
đây gọi tắt là Thơng tư 47/2010/TT-BYT) có quy định về các loại thuốc nhập khẩu phải

có giấy phép nhập khẩu của Cục Quản lý dược- Bộ Y tế bao gồm: thuốc gây nghiện,
hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc, kể cả dạng đơn chất hoặc phối hợp đó có số
đăng ký lưu hành cịn hiệu lực; thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký; bao bì tiếp xúc
trực tiếp với thuốc.
1.3.1.4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm
Khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp: “
Doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện
đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh”. Hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu dược phẩm là một hình thức tổ chức kinh doanh dược phẩm16 và kinh doanh
dược phẩm là ngành kinh doanh có điều kiện nên để tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu
dược phẩm nên doanh nghiệp có vốn ĐTNN phải tuân thủ các điều kiện của pháp luật,
mà một trong số đó là phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm,
quy định tại Điều 8 Nghị định 102/2016/NĐ-CP:
“ Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược 17 phù hợp
với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu dược phẩm.
Khoản 4 Điều 3 Nghị định 102/2016/ NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dược phẩm.
Theo khoản 2 Điều 33 Luật Dược 2016 thì người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh
doanh dược phải có chứng chỉ hành nghề dược. Về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược xem tại Điều 13 Luật
Dược 2016
16
17

15


Cơ sở nhập khẩu xuất khẩu dược phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có số lượng nhân sự, có trình độ và được đánh giá phù hợp với công việc được
giao;
b) Nhà kho, hệ thống phụ trợ phải được thiết kế, xây dựng, sử dụng và bảo dưỡng

phù hợp với mục đích bảo quản và quy mơ sử dụng;
c) Thiết bị bảo quản và thiết bị vận chuyển phải được trang bị, bố trí, thiết kế,
đánh giá, thẩm định, sử dụng và bảo dưỡng phù hợp với mục đích sử dụng đảm bảo điều
kiện bảo quản và các hoạt động bảo quản;
d) Có hệ thống quản lý chất lượng, hồ sơ tài liệu, các hướng dẫn, quy trình bao
trùm cho các hoạt động được thực hiện.
Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm với hình
thức bán bn dược phẩm”.
Nhìn chung, đây là những điều kiện cơ bản nhất mà doanh nghiệp có vốn ĐTNN phải
đáp ứng để thực hiện xuất nhập khẩu dược phẩm. Ngoài ra, với từng loại dược phẩm
khác nhau (như dược phẩm có hay chưa có sổ đăng ký lưu hành), với những mục đích
xuất nhập khẩu dược phẩm khác nhau (như nhập khẩu để đăng kí lưu hành, nhập khẩu
nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất dược phẩm của chính doanh nghiệp vào Việt Nam,
phục vụ cho các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo,
thuốc dùng cho mục đích thử lâm sàng, làm mẫu đăng ký và phục vụ việc nghiên cứu,
kiểm nghiệm, kiểm định, nghiên cứu sinh khả dụng/tương đương sinh học…) thì doanh
nghiệp cần phải đáp ứng một số quy định khác tại Thông tư 47/2010/TT-BYT, được sửa
đổi, bổ sung tại Thơng tư 38/2013/TT-BYT. Như vậy có thể thấy hoạt động xuất nhập
khẩu dược phẩm của doanh nghiệp có vốn ĐTNN phải đáp ứng rất nhiều các quy định
của pháp luật và chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ các bộ ngành như Bộ Công thương, Bộ Y
tế, các cơ quan hành chính trung ương và địa phương như Chính phủ, Ủy ban nhân dân
(UBND)... Điều này là phù hợp và cần thiết với mặt hàng vốn được coi là nhạy cảm này.
1.3.2. Quy định hiện hành của pháp luật chuyên ngành về hoạt động xuất nhập khẩu
dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
Một tình trạng phổ biến hiện nay, đó là các quy định của luật, bộ luật và các văn bản
pháp lý có hiệu lực cao thường quy định khá chung chung, trong khi đó, quy định pháp
luật quan trọng, ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh
đầu tư lại thường nằm trong các văn bản có hiệu lực thấp hơn như Nghị định, Thơng tư,

16



Quyết định18. Trong cơng trình nghiên cứu, tác giả chỉ tìm được một số quy định tại
Thơng tư 47/2010/TT-BYT; Thơng tư 38/2013/TT-BYT; dự thảo Nghị định quy định về
Điều kiện kinh doanh dược phẩm ngày 13/5/2016; Nghị định 102/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh dược phẩm. Cụ thể như sau:
Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 47/2010/TT-BYT: “Đối với thương nhân là doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam có Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược phẩm (phạm vi sản xuất dược phẩm) được nhập khẩu nguyên liệu để
phục vụ sản xuất dược phẩm của chính doanh nghiệp. Các hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu dược phẩm không phục vụ sản xuất dược phẩm của doanh nghiệp sẽ được Bộ Y tế
hướng dẫn tại văn bản khác”.
Khoản 6 Điều 3 Thông tư 47/2010/TT-BYT và khoản 6 Điều 27 Dự thảo Nghị
định quy định về Điều kiện kinh doanh dược phẩm ngày 13/5/2016 đều cùng có quy
định:
“Văn phịng đại diện của các thương nhân nước ngồi có Giấy phép hoạt động về
dược phẩm và nguyên liệu làm dược phẩm tại Việt Nam, các thương nhân Việt Nam có
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm được phép nhập khẩu dược phẩm
phục vụ công tác đăng ký lưu hành (bao gồm cả các dược phẩm để kiểm nghiệm, kiểm
định theo yêu cầu của việc đăng ký dược phẩm)”.
Khoản 12 Điều 3 Thông tư 47/2010/TT-BYT và khoản 12 Điều 27 Dự thảo Nghị
định quy định về Điều kiện kinh doanh dược phẩm ngày 13/5/2016 đều cùng có quy
định:
“Đối với thương nhân nước ngoài cung cấp dược phẩm vào Việt Nam:
a) Thương nhân nước ngoài cung cấp dược phẩm, dược liệu, dược phẩm từ dược
liệu, dược phẩm đông y vào Việt Nam phải là doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động về
dược phẩm và nguyên liệu làm dược phẩm tại Việt Nam;
b) Thương nhân nước ngồi cung cấp tá dược, bao bì tiếp xúc trực tiếp với dược
phẩm và cung cấp dược phẩm, nguyên liệu làm dược phẩm tại khoản 6, 7, 8, 9 và 10
Điều này không bắt buộc phải là các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động về dược

phẩm và nguyên liệu làm dược phẩm tại Việt Nam;
c) Trường hợp các dược phẩm cần cho nhu cầu phòng, điều trị bệnh và nguyên
liệu cần cho nhu cầu sản xuất dược phẩm trong nước nhưng các doanh nghiệp có Giấy
phép hoạt động về dược phẩm và nguyên liệu làm dược phẩm tại Việt Nam không cung
Học viện Tư pháp (2016), Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp : Phần Chuyên sâu, Nhà
xuất bản Tư pháp, tr.115
18

17


cấp hoặc cung cấp không đủ nhu cầu, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế xem xét, quyết định
cho phép nhập khẩu từ các doanh nghiệp cung cấp dược phẩm có uy tín trên thế giới”.
Như vậy, mặc dù là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất quy định các hoạt động liên
quan đến dược phẩm của các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam, song Luật Dược 2005, 2016
vẫn chưa quy định đầy đủ và minh thị quyền và nghĩa vụ của nhà ĐTNN khi xuất nhập
khẩu dược phẩm vào Việt Nam. Chúng ta chỉ thấy nội dung này được quy định trong các
Thông tư của Bộ Y tế, tuy nhiên các quy định vẫn còn q ít ỏi và gây khơng ít khó khăn
cho các nhà xuất nhập khẩu nước ngoài khi đầu tư vào thị trường dược phẩm Việt Nam.
1.3.3. Quy định của pháp luật về nhập khẩu song song dược phẩm
Một vấn đề được đặt ra, đó là hoạt động nhập khẩu song song dược phẩm, nội dung
này liên quan nhiều đến việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và quyền tiếp cận dược phẩm
dưới góc độ quyền con người hơn là liên quan đến quyền kinh doanh xuất nhập khẩu,
nhưng cũng rất đáng lưu tâm. Nhập khẩu song song (parallel import) là việc một nhà sản
xuất sở hữu một sản phẩm ở một vài nước, vì một lý do nào đó, họ có thể quyết định bán
sản phẩm đó với mức giá khác nhau ở mỗi nước. Nếu mức giá ở nước A thấp hơn ở nước
B đáng kể thì các nhà nhập khẩu ở nước B sẽ có thể mua sản phẩm ở mức giá rẻ hơn từ
nước A và bán ở nước B với mức giá thấp hơn mức giá do nhà sản xuất quy định tại
nước B19. Quyền sở hữu trí tuệ và quyền sức khỏe đều được công nhận là quyền con
người ở Việt Nam và đều được Nhà nước đảm bảo thực thi bằng các quy định pháp luật.

Trong khi quyền sức khỏe được cụ thể hóa trong Luật Khám chữa bệnh năm 2009 và
Luật Dược 2005, 2016 thì quyền sở hữu trí tuệ được cụ thể hóa trong Luật Sở hữu trí tuệ
2005, các quy định tại khoản 2 Điều 125 (các trường hợp chủ sở hữu sáng chế không
được phép ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế), điểm b khoản 2 Điều 125 (cho phép
lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả
thị trường nước ngồi một cách hợp pháp, trừ sản phẩm khơng phải do chính chủ sở hữu
nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài),
Điều 145 (bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế)… Hiện nay, việc nhập khẩu
song song thuốc đang được cho phép theo Quyết định số 1906/2004/QĐ-BYT ngày
28/5/2004 về nhập khẩu song song thuốc phòng và chữa bệnh cho người và được tiếp
tục khẳng định tại Quyết định số 110/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch "dự trữ
lưu thơng thuốc quốc gia phục vụ cơng tác phịng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân". Những
quy định này thể hiện sự nỗ lực của Việt Nam trong việc hài hòa giữa đảm bảo quyền sở
19

World Health Organization (2006), Investing in Health Research and Development: Report of the ad-hoc
Committee on Health Research Relating to Future Intervention Options.

18


hữu trí tuệ và quyền tiếp cận dược phẩm dưới góc độ quyền con người, phù hợp với Điều
31bis Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp
định TRIPS) và Đoạn 6 Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS20.
Thực trạng quyền xuất khẩu, nhập khẩu dược phẩm của doanh nghiệp có

1.4.

vốn đầu tư nước ngoài
1.4.1. Giai đoạn trước khi Việt Nam mở cửa thị trường xuất nhập khẩu dược phẩm cho

nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (2009)
- Xuất khẩu dược phẩm:
Tổng giá trị xuất khẩu năm 2007 đạt 22,1 triệu USD, tăng 22,1% so với năm 2006 và
năm 2008 đạt khoảng 39 triệu USD, tăng 76,4% so với năm 2007. Tuy nhiên, so với giá
trị sản xuất dược phẩm trong nước, con số này còn quá khiên tốn. Xuất khẩu dược phẩm
năm 2008 chỉ mới đạt tỷ trọng 5,6% so với tổng giá trị dược phẩm sản xuất trong nước.
Thị trường xuất khẩu dược phẩm chủ yếu của Việt Nam là châu Phi, Nga, một số nước
láng giềng21. Thực tế này xuất phát từ các nguyên nhân, đó là việc xuất khẩu dược phẩm
chưa được quan tâm đúng mức, số lượng dược phẩm sản xuất ra chỉ phần nào đáp ứng
được nhu cầu dược phẩm ngày càng tăng của người dân nên khơng cịn dư thừa để có
thể xuất khẩu. Nhưng ngun nhân quan trọng hơn nữa, đó là trình độ của ngành sản
xuất dược phẩm còn chưa cao, chất lượng thuốc chỉ mới đáp ứng được yêu cầu của các
quốc gia có nền dược phẩm kém hơn chúng ta (châu Phi), các bạn hàng lâu năm (Nga),
hay các quốc gia láng giềng (tiết kiệm chi phí vận chuyển). Như vậy trước khi mở cửa
thị trường dược phẩm theo các cam kết với WTO thì ngành dược phẩm đã có những tiến
bộ đáng kể nhưng chưa thật sự mạnh mẽ và đột phá.
- Nhập khẩu dược phẩm:
Bảng: Số liệu thống kê tình hình sản xuất, nhập khẩu thuốc đến 201022

Năm

Tổng trị giá
tiền dược phẩm
sử dụng
(1.000USD)

20

Trị giá SX
trong nước

(1.000USD)

Trị giá dược
phẩm nhập

Bình quân
tiền dược phẩm

khẩu*
(1.000USD)

đầu người
(USD)

Xem thêm: Nguyễn Thanh Tú, Phan Huy Hồng, “Quyền sở hữu trí tuệ và quyền tiếp cận dược phẩm dưới

góc độ quyền con người”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 17(202), tháng 9/2011, tr. 21, 22.
21
Hướng đi cho dược phẩm xuất khẩu?, truy
cập ngày 10/7/2017
22
truy cập ngày
10/7/2017

19


×