Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế cạnh tranh trong luật cạnh tranh những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.08 KB, 68 trang )

Đề tài khóa luận năm 2010

Chuyên ngành Luật thương mại

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

CAO HUYỀN TRANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên Ngành Luật Thương Mại

TP HCM 2010.

`


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Luật thương mại

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hơn 170 năm trước, Henry Clay1, một chính trị gia nổi tiếng của Hoa Kỳ ñã
tuyên bố “Trong những sức mạnh chi phối hoạt ñộng con người thì khơng có gì có
thể lớn hơn sức mạnh của cạnh tranh”2. Điều này ñúng với nền kinh tế thị trường
khi cạnh tranh là thuộc tính cố hữu, đặc trưng của chính nó.
Cạnh tranh tồn tại và tác ñộng mạnh mẽ ñến nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh
sẽ mang lại cho các doanh nghiệp thắng cuộc những lợi thế trong kinh doanh như:
thị phần tăng ñáng kể, lợi nhuận… Ngược lại cạnh tranh làm cho một số doanh


nghiệp kinh doanh thua cuộc ñi ñến con ñường của sự thua lỗ, phá sản. Đây chính là
tính hai mặt của cạnh tranh và là qui luật của nền kinh tế thị trường mà các nhà kinh
doanh cũng như nhà nước phải ln chấp nhận sự hiện hữu của nó, khơng thể chối
bỏ nó. Nhưng nhìn tổng thể, sự thua lỗ và phá sản chỉ là rất nhỏ so với những lợi ích
to lớn mà xã hội có được nhờ cạnh tranh trong thời gian qua. “Cạnh tranh trong
kinh doanh đã như một sức mạnh vơ hình địi hỏi các nhà kinh doanh ln ln
phải vận động, tìm tịi, khơng ngừng tìm kiếm khả năng, con đường để tìm kiếm lợi
nhuận trong kinh doanh và từ đó khoa học cơng nghệ cũng như nền kinh tế xã hội
sẽ phát triển”3.
Vì vậy, các doanh nghiệp khơng ngừng đề ra chiến lược cạnh tranh cho riêng
mình trước những đối thủ khác khi hoạt động trên thị trường. Với các hình thức
cạnh tranh như: về giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, cạnh tranh về chất lượng
dịch vụ, kiểu dáng, mẫu mã, cạnh tranh bằng dịch vụ hậu mãi (bảo hành, tư vấn
khách hàng), cạnh tranh bằng các phương thức quảng cáo, khuyến mãi…
Trong đó, cạnh tranh về giá sẽ tạo ra sức ép mạnh mẽ ñối với các chủ thể khác
trên thị trường vì điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phải cải tiến kỹ thuật, tạo
ưu điểm riêng có cho sản phẩm của mình, hoặc đơi khi họ phải “chạy ñua” theo
mức giá cả ñể bán ñược hàng. Nếu cạnh tranh về giá diễn ra theo hướng tích cực sẽ
mang lại những lợi ích to lớn cho người tiêu dùng, cho mơi trường cạnh tranh và
cho xã hội. Cịn ngược lại, khi cạnh tranh về giá diễn ra theo hướng tiêu cực sẽ gây
1

Henry Clay sinh ngày 12/4/1777, mất ngày 29/6/1852, ơng là một chính trị gia và là người biện thuyết nổi
tiếng của Hoa Kỳ trong thế kỷ 19, ơng sáng lập ra Đảng Whig. Ơng là người tiên phong phát huy hiện đại
hóa kinh tế, thành lập ngân hàng quốc gia, khai thác và phát triển hệ thống lưu thơng trên kinh rạch, hải cảng
và đường xe lửa.
2
ThS. Nguyễn Văn Cường (2006), Tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh bất hợp pháp của một số nước và một
số bình luận về Luật cạnh tranh của Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr.47.
3

/>tvdclct&catid=94:ctc20034&Itemid=106

1


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Luật thương mại

nguy hiểm cho thị trường như: sử dụng giá cả ñể loại bỏ các ñối thủ, ngăn cản các
doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường làm cho cục diện cạnh tranh trên thị
trường bị bóp méo và cịn có thể gây thiệt hại cho khách hàng.
Pháp lệnh số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26 tháng 04 năm 2002 về giá,
“Nghị ñịnh số 169/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2004 qui định về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực giá cả”4 lần lượt ra ñời và ñặc biệt là Luật cạnh tranh
ñược ban hành vào năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2005 ñã ñưa ra
khung pháp lý ñiều chỉnh cho các hành vi cạnh tranh về giá. Nhưng trên thực tế các
vụ việc cạnh tranh về giá xảy ra rất nhiều, ñiển hình như: các thành viên của Hiệp
hội thép ra nghị quyết ấn ñịnh giá bán, vụ mười sáu doanh nghiệp bảo hiểm thống
nhất nâng mức phí bảo hiểm cho tất cả ñối tượng khách hàng, vụ doanh nghiệp cấu
kết nâng giá thị trường thuốc tân dược, sữa, thỏa thuận về lãi suất giữa các ngân
hàng… Và những vụ việc này vẫn còn bị “bỏ ngõ”. Như vậy, Luật cạnh tranh đã có
hiệu lực gần 5 năm nhưng tính thực thi vẫn chưa có hiệu quả bởi cịn tồn tại nhiều
mặt hạn chế. Vì vậy, tơi đã chọn đề tài “Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế
cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Những vấn ñề lý luận và thực tiễn” làm đề tài
khóa luận của mình, để có thể thơng qua việc nghiên cứu đưa ra những giải pháp
nhằm giúp cho Luật cạnh tranh ñược thực thi có hiệu quả cao hơn.
Đề tài khóa luận này ñã ñược nghiên cứu bởi tác giả Đoàn Thanh Hiền vào
năm 2006 và Trần Hồ Quỳnh Trang vào năm 2008. Đối với khóa luận “cạnh tranh
về giá trong Luật cạnh tranh những vấn ñề lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Hồ

Quỳnh Trang, năm 2008. Trong ñề tài có nêu ra:
Dựa vào bản chất của hành vi có thể phân thành hai nhóm sau: nhóm
các hành vi cạnh tranh mang bản chất bóc lột khách hàng và nhóm các hành vi cạnh
tranh nhằm mục đích hạn chế đối thủ cạnh tranh. Xét ở tính chất nguy hiểm của
hành vi, các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh nguy hiểm
hơn. Bởi vì nó không chỉ làm hạn chế cạnh tranh ở hiện tại, mà sâu xa hơn, trong
tương lai khi ñã ngăn cản, loại bỏ hay làm cho đối thủ cạnh tranh mình yếu đi nó sẽ
lạm dụng thế mạnh của mình để bóc lột khách hàng. Nhận thấy tầm quan trọng của
chế ñịnh cạnh tranh trong ñiều chỉnh các hành vi cạnh tranh nhằm hạn chế ñối thủ
cạnh tranh, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn
chế ñối thủ cạnh tranh ñược biểu hiện qua ba mức độ: kìm hãm khả năng mở rộng

4

Thay thế cho nghị ñịnh 44/2000/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2000 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giá cả trước ñây ñã hết hiệu lực.

2


Khóa luận tốt nghiệp

Chun ngành Luật thương mại

qui mơ sản xuất của ñối thủ cạnh tranh, loại bỏ ñối thủ cạnh tranh ra thị trường và
ngăn cản việc gia nhập thị trường của những ñối thủ cạnh tranh mới5.
Như vậy, với ñề tài này tác giả ñã thu hẹp phạm vi nghiên cứu ở những hành
vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế cạnh tranh. Cịn đối với khóa luận của tác giả
Đồn Thanh Hiền, năm 2006 đã nghiên cứu ñề tài này trên phạm vi rộng hơn với
các hành vi sau: thỏa thuận ấn định giá, bán hàng hóa, dịch vụ dưới giá thành tồn

bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh, áp ñặt giá mua, giá bán hàng hóa dịch vụ bất
hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng, ñịnh giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho
khách hàng, phân biệt ñối xử về giá, ñịnh giá ngăn chặn thị trường, độc quyền giá.
Ngồi ra thì cũng có những bài viết nghiên cứu về vấn đề này nhưng chỉ nghiên cứu
những nhóm hành vi riêng lẻ trong các hành vi cạnh tranh về giá của Luật cạnh
tranh như: bài viết “Hành vi ñịnh giá hủy diệt và ứng dụng trong pháp Luật cạnh
tranh của Việt Nam”, của Th.S Nguyễn Ngọc Sơn đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 135 vào tháng 11 năm 2008; “Tìm hiểu khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh theo luật canh tranh năm 2004 của Việt Nam” của Nguyễn Thị Nhung năm
2006 đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6; “Hành vi ấn ñịnh giá bán lại
theo pháp Luật cạnh tranh” của Nguyễn Thanh Tú ñăng trên tạp chí Luật học số 6
năm 2007; “Nhận diện hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền theo pháp
luật hiện hành ở Việt Nam” của Th.S Đoàn Trung Kiên đăng trên tạp chí Luật học,
Số 1 năm 2006…
2. Phạm vi nghiên cứu:
Các hành vi cạnh tranh về giá trong Luật cạnh tranh được qui định trong nhóm
các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh và nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh.
Khi so sánh về hậu quả của hai nhóm hành vi này, hành vi cạnh tranh không lành
mạnh gây thiệt hại cho khách hàng, cho các doanh nghiệp khác, còn hành vi hạn chế
cạnh tranh không chỉ gây thiệt hại cho khách hàng, cho doanh nghiệp khác mà còn
làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường và ñặc biệt các hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền cịn có thể làm cho thị trường bị lũng đoạn,
thay đổi nghiêm trọng cán cân cung cầu trên thị trường. Vì vậy trong ñề tài này tác
giả sẽ nghiên cứu về “các hành vi cạnh tranh về giá thuộc nhóm các hành vi hạn
chế cạnh tranh trong Luật cạnh tranh” hay cịn được gọi là “các hành vi cạnh
tranh về giá nhằm hạn chế cạnh tranh”.

5

Trần Hồ Quỳnh Trang (2008), Các hành vi cạnh tranh về giá trong Luật cạnh tranh những vấn ñề lý luận

và thực tiễn, tr.2.

3


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Luật thương mại

3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này sẽ nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn các hành vi cạnh tranh về
giá nhằm hạn chế cạnh tranh ñược qui ñịnh trong Luật cạnh tranh năm 2004.
4. Phương pháp tiến hành nghiên cứu:
Dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh tế học và lý luận
Nhà nước và pháp luật. Đề tài này ñược nghiên cứu dựa trên các phương pháp sau:
phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, bình
luận...
Đặc biệt phương pháp so sánh luật học giữa Luật cạnh tranh của Việt Nam
với Luật cạnh tranh một số nước trên thế giới ñể làm sáng tỏ các vấn ñề về các hành
vi cạnh tranh về giá trong Luật cạnh tranh Việt Nam.
5. Mục đích nghiên cứu:
Dựa trên kiến thức đã học, những tìm hiểu của bản thân về đề tài này tác giả
muốn phân tích, luận giải về các hành vi cạnh về giá nhằm hạn chế cạnh tranh và
tìm những giải pháp để Luật cạnh tranh sẽ được hồn thiện hơn và áp dụng trên
thực tế một cách có hiệu quả. Đề tài này ñược phân thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về giá và cạnh tranh về giá xem xét các vấn ñề về
giá và cạnh tranh về giá trên những kiến thức kinh tế cơ bản.
Chương 2: Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế cạnh tranh trong Luật
cạnh tranh sẽ phân tích, luận giải các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế cạnh
tranh theo Luật cạnh tranh và có sự so sánh, bình luận pháp luật của các nước trên

thế giới có liên quan đến vấn đề này.
Chương 3: Những vấn ñề thực tiễn về các hành vi cạnh tranh bằng giá nhằm
hạn chế cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Giải pháp cho những mặt hạn chế của
Luật cạnh tranh cung cấp cho người đọc cái nhìn về thực trạng cạnh tranh về giá
trên thị trường hiện nay, những hạn chế trong Luật cạnh tranh và những giải pháp
cho những mặt còn hạn chế.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của ñề tài:
Đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp những lý luận pháp lý về các hành vi cạnh tranh
về giá trong Luật cạnh tranh, giúp cho người ñọc hiểu rõ bản chất của các hành vi
này, ñể không vi phạm pháp Luật cạnh tranh, ñể Luật cạnh tranh ngày càng mang
tính thực thi cao hơn.

4


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Luật thương mại

Đồng thời, việc nêu bật thực trạng hiện nay của các hành vi cạnh tranh về giá
nhằm hạn chế cạnh tranh sẽ giúp cho cơ quan có thẩm quyền đưa ra những chính
sách về kinh tế, pháp luật… ñể ñịnh hướng cho thị trường phát triển lành mạnh và
công bằng hơn. Và những giải pháp cho các mặt còn hạn chế của Luật cạnh tranh sẽ
giúp Luật cạnh tranh ngày càng hoàn thiện hơn, dễ dàng áp dụng vào ñời sống và
ñạt ñược mục đích điều chỉnh một cách có hiệu quả.

5


Khóa luận tốt nghiệp


Chuyên ngành Luật thương mại

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ VÀ CẠNH TRANH
BẰNG GIÁ
“Trong nền kinh tế thị trường, nếu quan hệ cung cầu là cốt vật chất, giá cả là
diện mạo thì cạnh tranh là linh hồn của thị trường”6. Cạnh tranh là yếu tố tồn tại tất
yếu trong nền kinh tế thị trường, mỗi nhà kinh doanh đều có những phương thức
cạnh tranh riêng cho mình. Trong đó, với sự tác động lớn của giá cả ñến thị trường
khiến rất nhiều nhà kinh doanh sử dụng giá cả là phương thức ñể cạnh tranh với các
ñối thủ khác trên thị trường. Đây ñược gọi là các hành vi cạnh tranh về giá, các
hành vi này sẽ được xem xét trước tiên là dưới góc ñộ kinh tế, trên những kiến thức
kinh tế cơ bản. Điều này xuất phát từ tính chất của Luật cạnh tranh vừa mang tính
pháp lý vừa mang tính kinh tế, nên việc tìm hiểu, phân tích các kiến thức kinh tế là
không thể thiếu khi nghiên cứu về Luật cạnh tranh nói chung và các hành vi cạnh
tranh về giá nói riêng.
1.1 Giá:
1.1.1 Khái niệm về giá:
“Giá cả” là thuật ngữ rất phổ biến trong đời sống nói chung và trong lĩnh
vực kinh tế nói riêng. Theo tư tưởng của Mác – Lênin về kinh tế chính trị đã đưa
khái niệm về giá cả “Giá cả là hình thức tiền hay biểu hiện bằng tiền của giá trị
hàng hóa”7.
Qua khái niệm trên ñã xác ñịnh ñược mối quan hệ giữa giá cả và giá trị hàng
hóa là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, đây là mối quan hệ biện chứng, có
sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả, mang
tính quyết định giá cả, giá cả của hàng hóa cao hay thấp do giá trị quyết định. Có
nghĩa là giá trị của hàng hóa càng cao thì giá cả càng cao và ngược lại, giá trị của
hàng hóa thấp thì giá cả sẽ càng thấp. Điều này dễ hiểu hơn khi chúng ta so sánh hai
hàng hóa đó là máy điều hịa và máy quạt, máy điều hịa được sản xuất với sự đầu
tư về cơng nghệ cao hơn máy quạt, cơng sức lao động bỏ ra sẽ nhiều hơn nên giá trị

của máy điều hịa cao hơn giá trị của máy quạt. Vì vậy mà giá cả của máy điều hịa
bán ra trên thị trường cao hơn giá của máy quạt, mặc dù hai máy này đều có chức
năng làm mát. Nhưng khơng chỉ có giá trị tác động đến giá cả mà giá cả cịn tác
động ngược trở lại giá trị hàng hóa. Sự tác ñộng ngược trở lại thể hiện thông qua giá
6

TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn ( 2006), Pháp Luật cạnh tranh tại Việt Nam,
NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr.16.
7
Hội ñồng trung ương chỉ ñạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh (1999), Kinh tế học chính trị Mác – Lênin, NXB chính trị quốc gia -1999, tr.134.

6


Khóa luận tốt nghiệp

Chun ngành Luật thương mại

cả là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa, là thước ño giá trị hàng hóa. Do ñó,
giá trị hàng hóa ñược xác ñịnh một cách rõ ràng, dưới hình thức cụ thể đó là giá cả
giúp cho hàng hóa được trao đổi, lưu thơng trên thị trường một cách dễ dàng ñặc
biệt trong nền kinh tế sử dụng tiền làm phương tiện thanh tốn là chủ yếu.
1.1.2 Q trình hình thành giá trên thị trường:
Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, song điều này
khơng có nghĩa là giá cả bao giờ cũng bằng giá trị, do giá trị hàng hóa quyết định
hồn tồn. Vì khi giá cả vận hành trên thị trường thì giá cả cịn bị tác động bởi các
yếu tố khác của thị trường: quan hệ cung cầu, sự cạnh tranh trên thị trường, sức mua
của đồng tiền v.v... Chính các yếu tố thị trường này làm cho giá cả lên xuống, xoay
quanh trục giá trị hàng hóa. Trong đó, cơ sở để giải thích cho q trình hình thành

giá trên thị trường theo kinh tế học vi mô là lý thuyết về cung cầu.
“Cầu của một loại hàng hóa là lượng hàng mà người mua sẵn lòng mua ứng
với những mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất ñịnh”8. Trong nền
kinh tế thị trường, lượng hàng hóa người tiêu dùng mua (hay còn gọi là lượng cầu)
và giá cả của hàng hóa đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Lượng hàng hóa
người tiêu dùng mua sẽ phụ thuộc vào giá cả của chính hàng hóa đó. Có nghĩa là,
“giá một mặt hàng càng cao, khi những điều kiện khác khơng đổi thì số lượng hàng
hóa mà khách hàng muốn mua sẽ càng ít đi. Nếu giá hàng hóa trên thị trường càng
thấp thì số hàng hóa ñược mua sẽ nhiều hơn”9. Mối quan hệ giữa giá cả với lượng
cầu sẽ ñược thể hiện rõ hơn qua ñồ thị sau:
PP

D0

-P
: giá.
-Q
: lượng cầu
- P1, P2 : các mức giá cả.
- Q1, Q2 : Lượng cầu ứng với
các mức giá cả.

P1
P2

Q1

Q2

Q


- D0

: đường cầu.

Hình 1. 1
Dựa vào đồ thị nhận thấy, đường cầu D0 có dạng dốc xuống và ứng với giá P1
thì có lượng cầu là Q1, ứng với giá P2 thì có lượng cầu là Q2 và khi giá P1 > P2 thì
lượng cầu biểu thị trên ñồ thị sẽ là Q1 < Q2. Điều này thể hiện luật cầu trong thị
8
9

Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Vũ Việt Hằng (2009), Kinh tế học vi mô, NXB. Thống Kê, tr.29.
Paul A. Samuelson, William D. Nordahaus (1997), Kinh tế học, NXB chính trị quốc gia, tr.102.

7


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Luật thương mại

trường khi giá giảm thì lượng cầu tăng và ngược lại. Lý giải cho việc tại sao đường
cầu có dạng dốc xuống, đó là vì khi giá giảm sẽ khuyến khích người tiêu dùng ñang
sử dụng mặt hàng này mua nhiều hơn trước và những người trước đây chưa có khả
năng mua giờ họ đã có thể mua được vì vậy mà lượng cầu của người tiêu dùng sẽ
nhiều hơn. Và ngược lại, khi giá tăng lên sẽ khiến cho một số người tiêu dùng hạn
chế mua do khả năng của họ không thể mua với mức giá cao như thế và những
khách hàng này sẽ chuyển sang sử dụng các mặt hàng thay thế khác với giá thấp
hơn. Ví dụ: khi giá thịt bị cao thì người tiêu dùng có thể mua thịt gà, thịt heo thay

thế cho thịt bò.
“Cung của một hàng hóa nào đó là số lượng mà người bán sẵn lòng bán ứng
với những mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác ñịnh”10. Lợi nhuận
vừa là ñộng lực vừa là mục tiêu của các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh trên thị
trường. Vì vậy, khi các nhà kinh doanh muốn ñầu tư vào một lĩnh vực nào đó hay
muốn mở rộng qui mơ sản xuất thì họ đều xem xét đến lợi nhuận mà họ có ñược khi
thực hiện những kế hoạch kinh doanh. Điều này cũng lý giải tại sao, khi thị trường
sản phẩm nào có giá cả cao thì nhà kinh doanh sẽ th nhân cơng, đầu tư nhiều hơn
để mở rộng qui mơ sản suất và xuất hiện thêm nhiều nhà kinh doanh khác tham gia
vào thị trường này để có thể thơng qua việc bán càng nhiều sản phẩm với mức giá
cao ñể thu nhiều lợi nhuận. Còn khi giá cả bán ra giảm, thấp hơn so với trước, thì
thị trường sẽ trở nên “ảm đạm” khi các nhà kinh doanh khơng cịn “sơi nổi” tham
gia thị trường hay mở rộng qui mô kinh doanh như trước. Bởi họ sẽ không thu lợi
nhuận cao, dễ gặp rủi ro khi kinh doanh trên thị trường với giá cả thấp như thế. Đây
cũng chính là luật cung ñang tồn tại trên thị trường khi giá tăng thì lượng cung tăng
và ngược lại. Đồ thị sau ñây sẽ biểu thị rõ hơn qui luật này:
S0
P
P1

- S0: ñường cung.

P2

- Q1, Q2: Lượng cung
ứng với các mức giá cả
P1, P2.

Q2


Q1

Q

Hình 1. 2

10

Đồn Thị Mỹ Hạnh – Vũ Việt Hằng (2009), Kinh tế học vi mô, NXB. Thống Kê, tr.32.

8


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Luật thương mại

Đồ thị trên biểu thị đường cung S0 có dạng là một đường dốc lên, khi giá P1
cao hơn P2 thì theo luật cung lượng cung của P1 là Q1 cao hơn lượng cung Q2 của
giá P2.
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hình thành do sự tác động lẫn nhau của
cung và cầu. Khi ghép hai đồ thị ở hình 1. 1 và 1. 2 thì ta sẽ có đồ thị sau:
P

P0

S0

D0


E0

Q0
Hình 1. 3.

Q

Đường cung (D0) cắt đường cầu (S0) tại E0, đây chính là điểm xác định giá cân
bằng trên thị trường. Tại giá cân bằng này, lượng cung bằng lượng cầu, khơng có
tình trạng thừa hay thiếu hàng hóa do vậy khơng có sức ép nào buộc giá phải tiếp
tục thay đổi. Giá cân bằng này “được hình thành qua sự ñiều tiết tự phát của quan
hệ cung cầu thị trường. Do tác ñộng lẫn nhau giữa cung và cầu, khi giá cả thị
trường tách khỏi giá cân ñối thì sẽ có xu hướng tự khơi phục cân đối”11. Đây là
mức giá mang tính ổn định hơn mức giá khác. Và ñiều này cũng phản ánh xu thế
vận ñộng giá cả trên thị trường là giá cả luôn thay đổi và có xu hướng đạt đến điểm
cân bằng.
Bởi vì khi giá cả thị trường cao hơn giá cân ñối, lúc này những người sản xuất
sẽ cố sản xuất và bán ra một lượng hàng hóa nhiều hơn để có thể thu lợi nhuận cao,
từ đó dẫn đến lượng cung cao hơn lượng cầu mà người tiêu dùng muốn mua. Làm
phát sinh trạng thái dư thừa hàng hóa và để bán được số hàng dư thừa này hoặc ít
nhất cũng ngăn không cho lượng hàng dư thừa này tăng lên, những người sản xuất
sẽ bắt ñầu giảm giá của họ. Vì vậy kết quả là giá sẽ giảm dần xuống, lượng cầu sẽ
tăng lên và lượng cung sẽ giảm cho tới ñạt mức cân bằng. Ngược lại nếu giá cả thấp
hơn giá cân đối, theo qui luật cung cầu thì lượng cầu sẽ tăng và lượng cung sẽ giảm,
tình trạng thiếu hụt sẽ xảy ra. Người tiêu dùng không thể mua được lượng hàng hóa
mà họ muốn mua tại mức này, họ phải trả giá cao hơn những người khác ñể giành

11

Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (1998), Đại từ ñiển kinh tế thị trường, Hà Nội, tr.227.


9


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Luật thương mại

lấy những hàng hóa hiện có và những người sản xuất phản ứng lại bằng cách tăng
giá và tăng sản lượng12.
Tuy nhiên, các ñồ thị trên ñược vẽ khi chưa xét ñến sự tác động của các yếu tố
khác trên thị trường ngồi yếu tố cung cầu. Khi ñặt trong sự tác ñộng của nhiều yếu
tố thị trường, các yếu tố này làm cho ñường cung cầu dịch chuyển dẫn ñến ñiểm mà
tại ñó giá cân bằng của thị trường ñược xác ñịnh cũng thay ñổi theo. Theo lý thuyết
kinh tế học vi mơ, sự dịch chuyển của đường cầu chịu sự tác ñộng các yếu tố sau
ñây:
Thu nhập bình quân của dân cư: khi thu nhập của mọi người tăng lên thì xu
hướng chung của các cá nhân sẽ là mua nhiều hàng hóa hơn khi giá khơng thay đổi,
tạo điều kiện cho những người trước đây khơng đủ khả năng mua, giờ có thể mua
được.
Giá của hàng hóa thay thế: trên thị trường tồn tại hàng hóa A và có một hàng
hóa khác là B xuất hiện có thể thay thế cho mặt hàng A. Ví dụ: bút bi có thể thay
thế cho bút mực hoặc có thể sử dụng năng lượng mặt trời thay thế cho xăng dầu
v.v... Với sự xuất hiện của hàng hóa thay thế B mà với giá cả thấp thì lượng cầu của
hàng hóa A sẽ giảm.
Sở thích của người tiêu dùng: được hiểu là mức ñộ ưu tiên của khách hàng
trước những sản phẩm khác nhau trên thị trường. Điều này ln ln thay đổi theo
khơng gian và thời gian.
Ngồi ra cịn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng ñến lượng cầu trên thị trường
như: yếu tố thời tiết khi mùa mưa ñến, nhu cầu sử dụng dù đi mưa nhiều hơn, sự dự

đốn giá cả trong tương lai cũng ảnh hưởng số lượng hàng hóa được mua bởi người
tiêu dùng như có thời gian khi các sự đốn về giá xăng dầu sẽ tăng do những biến
ñộng trên thế giới ñược ñăng trên các phương tiện truyền thơng thì ngay lập tức số
lượng khách hàng mua xăng tăng lên đáng kể, vì họ sợ giá xăng sẽ ngày một tăng
thêm trong tương lai.
Đường cung dịch chuyển sang trái hay sang phải so với ñường cũ bởi sự tác
ñộng các nhân tố khác ñến giá của chính hàng hóa đó như: cơng nghệ, giá của các
nguồn lực được sử dụng để sản xuất hàng hóa ñó, số lượng nhà cung cấp... Trong
ñó, hai tác ñộng quan trọng làm cho ñường cung dịch chuyển là chi phí sản xuất và
chính sách của nhà nước.
Chi phí sản xuất: là giá các hàng hóa đầu vào và trình độ cơng nghệ quyết
định. Khi chi phí sản xuất thấp hơn giá thị trường thì nhà sản xuất sẽ thu ñược nhiều
12

Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld (1999), Kinh tế học vi mô, NXB thống kê, tr.33.

10


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Luật thương mại

lợi nhuận khi họ cung cấp sản phẩm làm ra với số lượng lớn. Cịn khi chi phí sản
xuất cao hơn giá thị trường thì các cơng ty sẽ hạn chế hoặc ngưng sản xuất các sản
phẩm này.
Chính sách của nhà nước: như những chính sách về luật thuế, mức lương tối
thiểu của người lao ñộng...
Sự dịch chuyển của ñường cung và ñường cầu sẽ làm giá và lượng cân bằng
trên thị trường thay ñổi theo các trường hợp sau ñây: cầu thay ñổi và cung không

thay ñổi, cầu không ñổi và cung thay đổi, cả cầu và cung đều thay đổi. Ví dụ trong
trường hợp cả cầu và cung đều tăng thì giá cân bằng và lượng cân bằng sẽ tăng.
S0

D0
P
P1
P0

S1
E1
E0

D1
Q0

Q1

Q

Hình 1. 4.
Như vậy, giá cả hình thành trên sự tương tác giữa cung, cầu cùng sự tác ñộng
của nhiều yếu tố thị trường khác, ñồng thời xu hướng vận ñộng của giá cả là ln
hướng đến sự cân bằng giá trên thị trường.
1.1.3 Sự tác ñộng của giá ñến thị trường:
Quá trình hình thành giá cả chịu nhiều sự tác động của các yếu tố trên thị
trường nhưng khi giá cả ñã hình thành thì cũng tác ñộng ngược lại ñến thị trường.
Khơng nằm ngồi qui luật cung cầu, sự dịch chuyển vốn ñầu tư vào các ngành
trên thị trường cũng chịu sự chi phối của giá cả. Ở ngành nào đó, khi cung nhỏ hơn
cầu, sản phẩm khơng đủ để thỏa mãn nhu cầu trong xã hội, làm giá cả hàng hóa sẽ

lên cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy hơn, lãi cao, người sản xuất sẽ đổ xơ vào
ngành ấy. Khi cung ở ngành đó vượt q cầu, sản phẩm làm ra q nhiều, nên để
hàng hóa có thể bán được thì các nhà sản xuất phải giảm giá cả hàng hóa. Tình hình
ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp qui mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư
vào ngành có giá cả hàng hóa cao. Vì vậy, vốn, nhân cơng, máy móc... chuyển từ
ngành này sang ngành khác làm qui mơ ngành này được mở rộng, qui mơ ngành
khác bị thu hẹp. Thơng qua đó giá cả ñiều tiết các ngành sản xuất.

11


Khóa luận tốt nghiệp

Chun ngành Luật thương mại

Những thơng tin về sự biến ñộng giá cả giúp các nhà sản xuất biết ñược thị
trường sản phẩm nào ñang thiếu, ñang thừa để có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu sản
xuất sao cho phù hợp nhu cầu xã hội. Do đó, các nhà sản xuất định hướng tốt hơn
cho cơng việc kinh doanh của mình.
Giá cả cao hay thấp tác động làm cho “dịng chảy” của hàng hóa chuyển từ nơi
có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu ñến nơi cung nhỏ hơn
cầu. Như vậy, sự tác động giá cả cịn điều tiết sự lưu thơng hàng hóa trên thị trường
sao cho thật hợp lý.
Đồng thời, về việc giá cả cao hay thấp sẽ dẫn ñến nguồn vốn sản xuất cũng di
chuyển theo từ nơi giá thấp đến nơi giá cao. Vì ở nơi giá cao thì nguồn vốn đầu tư
của các nhà sản xuất sẽ thu ñược lợi nhuận nhiều hơn, ñiều này giúp cho nguồn vốn
ñược phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả hơn trong xã hội.
1.2 Cạnh tranh bằng giá:
1.2.1 Khái niệm cạnh tranh bằng giá:
Để xây dựng khái niệm cạnh tranh bằng giá thì cần phải nắm ñược khái niệm

về “cạnh tranh”. Hiện nay, khái niệm cạnh tranh ñược ñề cập trong rất nhiều nguồn
tài liệu khác nhau:
“Sự nổ lực, cố gắng hoặc hành vi của hai hay nhiều nhà kinh doanh
cùng giành những lợi ích kinh tế giống nhau từ chủ thể thứ ba”13.
Cạnh tranh là sự ganh ñua, sự ñấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham
gia sản xuất - kinh doanh với nhau nhằm giành những ñiều kiện thuận lợi trong sản
xuất – kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ thu được nhiều lợi ích nhất cho
mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo ñảm sự tồn
tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh14.
“Cạnh tranh là sự ganh ñua về kinh tế giữa các nhà kinh doanh có những
lợi ích giống nhau trên cùng thị trường bằng các phương thức khác nhau để giành
được nhiều nhất về phía mình: khách hàng, thị trường và thị phần của một thị
trường, qua đó thu lợi nhuận nhiều hơn”15.
Nhìn chung, các khái niệm cạnh tranh trên ñều ñề cập ñến sự ganh ñua giữa
các nhà kinh doanh bằng nhiều phương thức khác nhau để giành lấy những lợi ích
kinh tế về phần mình. Từ đó, có thể đúc kết một khái niệm cạnh tranh như sau: cạnh
13

Bryan A. Black’s law dictionary, West group, A Thomson Company, ST. Paul, Minn., 2001, tr.119.
Hội ñồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh (1999), Kinh tế học chính trị Mác – Lênin, tr.146.
15
Bộ tư pháp Viện khoa học pháp lý (2000), Từ ñiển luật học, NXB từ ñiển bách khoa và NXB tư pháp,
tr.105.
14

12


Khóa luận tốt nghiệp


Chuyên ngành Luật thương mại

tranh là sự ganh ñua về kinh tế giữa các nhà kinh doanh trên cùng thị trường có
những lợi ích giống nhau để giành được nhiều lợi ích kinh tế về phía mình và thơng
qua đó thu được lợi nhuận nhiều hơn.
Dựa trên khái niệm cạnh tranh thì khái niệm cạnh tranh về giá cũng được hình
thành các nhà kinh doanh trên cùng thị trường có những lợi ích giống nhau sử dụng
yếu tố giá cả là phương thức ñể ganh ñua với nhau nhằm giành được nhiều lợi ích
kinh tế về phía mình.
Đặc điểm của hành vi cạnh tranh về giá có thể khái qt qua những luận điểm sau:
• Chủ thể hành vi phải là hai hay nhiều nhà kinh doanh ở trên cùng thị trường
và họ ñều muốn những lợi ích kinh tế như nhau thì giữa họ mới tồn tại sự
cạnh tranh.
• Yếu tố các nhà kinh doanh sử dụng để cạnh tranh đó là giá cả, vì giá cả là
điểm khá hấp dẫn đối với khách hàng, có sự tác động làm thay đổi thị trường.
Vì vậy các nhà kinh doanh có thể đưa ra những mức giá thật hấp dẫn ñể thu
hút khách hàng mua sản phẩm của mình nhiều hơn hoặc bằng nhiều cách
khác liên quan đến giá cả để có được những lợi ích kinh tế mong muốn.
• Mục đích của cạnh tranh bằng giá là các nhà kinh doanh mong muốn sẽ kiếm
nhiều lợi nhuận hơn vì thơng qua thực hiện những hành vi cạnh tranh về giá
họ có được những lợi ích kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho cơng việc kinh
doanh của họ.
1.2.2. Sự tác ñộng của các hành vi cạnh tranh về giá ñến thị trường:
Sự tác ñộng của các hành vi cạnh tranh về giá ñến thị trường diễn ra theo hai
chiều hướng đó là theo hướng tích cực và theo hướng tiêu cực.
Mặt tích cực của sự tác ñộng của các hành vi cạnh tranh về giá ñến thị trường
thể hiện ở những luận ñiểm sau:
Khi thực hiện các hành vi cạnh tranh về giá thường các nhà kinh doanh ln
muốn tìm cách hạ giá thành sản phẩm ñến mức rẻ nhất có thể, mà tại mức giá này

các nhà kinh doanh vẫn thu ñược lợi nhuận và vẫn thu hút ñược nhiều khách hàng
mua sản phẩm của họ. Điều này tác động làm cho lợi ích của các nhà kinh doanh và
của khách hàng được dung hịa với nhau trên thị trường, cả đơi bên cùng có lợi,
không xảy ra hiện tượng chèn ép giá từ các nhà kinh doanh khiến cho người tiêu
dùng bị thiệt hại.
Để thực hiện những hành vi cạnh tranh về giá một cách có hiệu quả, để đưa ra
được những giá bán rẻ nhất có thể thì buộc các nhà kinh doanh phải luôn luôn ứng
dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong kinh doanh. Với những kỹ thuật, công
13


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Luật thương mại

nghệ tiên tiến thì sản phẩm làm ra với thời gian nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, mẫu
mã bắt mắt hơn. Đồng thời, buộc các nhà kinh doanh phải sử dụng tiết kiệm các
nguyên vật liệu, cẩn thận hơn trong việc sử dụng nguồn vốn của mình. Vì vậy, nền
kinh tế thị trường mang lại nhiều lợi ích hơn cho xã hội khi các sản phẩm tồn tại
trên thị trường là những sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý và các nguồn
vốn trong thị trường sử dụng thật hiệu quả.
Khi các nhà kinh doanh thực hiện các hành vi cạnh tranh về giá dẫn ñến sự
“ñào thải” các nhà sản suất với phương thức kinh doanh không hợp lý, kém hiệu
quả trong thị trường, khơng thể đáp ứng cho khách hàng các sản phẩm chất lượng
tốt với giá cả hợp lý. Vì vậy, thị trường sẽ được “thanh lọc” với sự tồn tại ngày càng
nhiều các nhà sản xuất với những phương thức kinh doanh hiệu quả.
Bên cạnh những mặt tích cực, sự tồn tại những mặt tiêu cực của các hành vi
cạnh tranh về giá tác ñộng xấu ñến thị trường.
Để bán sản phẩm với giá cả rẻ nhất có thể, các nhà kinh doanh thay vì giảm
chi phí ñầu vào bằng việc sử dụng các công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm nguyên

vật liệu v.v... Họ lại ngầm thỏa thuận với nhau cùng ñưa một mức giá cả, phương
thức tính giá chung hay những nhà kinh doanh chiếm thị phần lớn trên thị trường,
họ là nhà cung cấp chủ yếu đã lạm dụng vị trí của mình ñể áp ñặt những mức giá bất
hợp lý ñể buộc khách hàng phải mua, khách hàng phải chịu thiệt hại trong trường
hợp này.
Ngồi ra, cũng chính những hành vi cạnh tranh về giá mang tính tiêu cực như
vậy làm cho cấu trúc cạnh tranh trên thị trường bị biến dạng, bị bóp méo bởi những
hành vi “dìm giá” để đối thủ của mình phải thối lui ra khỏi thị trường. Như vậy, sự
tồn tại của các nhà kinh doanh này trên thị trường khơng phải xuất phát từ chính
năng lực cạnh tranh của họ mà bằng những thủ ñoạn xấu. Như vậy, thật nguy hiểm
khi trên thị trường tồn tại những nhà kinh doanh thiếu năng lực cạnh tranh và khó
thiết lập được mơi trường cạnh tranh lành mạnh, trong sạch để có thể giúp cho nền
kinh tế thị trường ngày càng phát triển, ngày càng mang lại nhiều hiệu quả cho xã
hội.

14


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Luật thương mại

CHƯƠNG 2: CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH VỀ GIÁ NHẰM
HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG LUẬT CẠNH TRANH
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Pháp luật cạnh tranh:
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Pháp luật cạnh tranh trên thế
giới:
Chủ nghĩa tự do ra ñời vào ñầu thế kỷ XIX cùng với sự ra ñời của nền kinh tế
thị trường, ñồng thời cạnh tranh cũng bắt ñầu xuất hiện trong thời kỳ này. Nhưng
phải ñến một thời gian dài sau Luật cạnh tranh mới bắt đầu hình thành và phát triển

trên thế giới. Lý do cho sự xuất hiện muộn màng của Luật cạnh tranh đó là bởi có
thời kỳ trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thị trường rất “tôn sùng” lý thuyết
cạnh tranh tự do – lý thuyết khiến nhà nước không thể sử dụng quyền lực ñể can
thiệp, ñiều tiết cạnh tranh trên thị trường trong thời kỳ lúc bấy giờ, mà người ñại
diện tiêu biểu của học thuyết này là Adam Smith16.
Theo thuyết này, một cuộc tranh ñua tự nhiên sẽ diễn ra, người yếu kẻ
mạnh ñều ñược hưởng thành quả tương xứng với đóng góp của mình vào thị trường.
Như một “bàn tay vơ hình”, thị trường với cuộc cạnh tranh tự do sẽ điều tiết một
cách hài hịa lợi ích giữa các phần tử trong xã hội, mọi sự can thiệp của nhà nước
chỉ làm rối loạn thêm sự ñiều tiết tự nhiên của nó17.
Nhưng nhược điểm lớn nhất của Adam Smith đó là cái nhìn chủ quan khi đã
tuyệt đối hóa vai trị điều tiết của thị trường, qn đi chức năng kinh tế, một chức
năng không thể thiếu của nhà nước, đó là việc đưa những cách thức tổ chức và quản
lý kinh tế sao cho phù hợp ñể phát triển xã hội. Điều mà chính thực tế phát triển của
chủ nghĩa tư bản khơng thể phủ nhận được. Chính nhược điểm này tạo ra những
điểm khơng phù hợp với nền kinh tế thị trường và địi hỏi cần có sự ñiều tiết của
nhà nước ñối với nền kinh tế thị trường, ñối với sự cạnh tranh trên thị trường. Và từ
đó Pháp luật cạnh tranh đã bắt đầu hình thành ở các nước.
Ban ñầu, “Pháp luật cạnh tranh ra ñời chỉ ñiều chỉnh các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh theo ñúng cách hiểu hiện nay... Và những qui phạm này ñược xây
dựng trên cơ sở các nguyên tắc dân luật và ñược ñảm bảo thực hiện bằng trách

16

Adam Smith (1723–1790) là người ScotLand. Ông là nhà triết học và kinh tế học tư sản tiêu biểu, tác phẩm
nổi tiếng của ông là The wealth of Nations (của cải của các dân tộc) và ơng là người đưa ra học thuyết bàn
tay vơ hình.
17
TS. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chun khảo luật kinh tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.730.


15


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Luật thương mại

nhiệm dân sự”18. Những qui phạm này xuất hiện ñầu tiên ở bộ luật dân sự của Pháp
năm 1804 và của Ý năm 1865. Nhưng Pháp luật cạnh tranh chưa ñề cập ñến các
hành vi hạn chế cạnh tranh.
Mãi ñến thế kỷ XIX, với sự ra ñời của chủ nghĩa tư bản ñã ñánh dấu một
mốc quan trọng ñối với lịch sử phát triển của Luật cạnh tranh mà cịn đối với lịch sử
lồi người nói chung, vì đó là thời kì đánh dấu sự ra ñời của nguyên tắc tự do kinh
doanh – kết quả của cuộc cách mạng tư sản19.
Chính nguyên tắc tự do kinh doanh này hình thành hàng loạt các cơng ty và
tập đồn cơng nghiệp lớn tại Mỹ. Nhiều chủ thể trên thị trường lợi dụng nguyên tắc
này ñể hạ giá bán sản phẩm một cách bất hợp lý khiến cho nhiều cơng ty khác lâm
vào tình trạng phá sản, đóng cửa và rơi vào những tập đồn tư bản lớn. Tiếp theo đó
là những thỏa thuận về giá cũng bắt đầu hình thành khiến cục diện cạnh tranh trên
thị trường bị bóp méo, sai lệch trầm trọng. Trước tình hình này địi hỏi chính quyền
Hoa Kỳ cần can thiệp bằng chính sách pháp luật cụ thể.
Các bang hợp chủng quốc Hoa Kỳ ñã liên tục ban hành các ñạo luật
chống ñộc quyền (anti-trust law), ñầu tiên là Bang Alahana vào năm 1883. Sau đó,
vào năm 1890, dự luật chống ñộc quyền do nghị sỹ Sherman của bang Ohio được
Hạ viện Hoa Kỳ thơng qua và Tổng thống Harrison ký cơng bố. Luật Sherman được
coi là viên gạch ñầu tiên của hệ thống pháp luật chống ñộc quyền của Hoa kỳ và của
lồi người20. Sau này đạo luật Clayton năm 1914, ñạo luật của Uỷ ban thương mại liên
bang năm 1914, ñạo luật cải tiến lĩnh vực chống ñộc quyền năm 1976 của toàn liên bang
ñược ban hành để hồn thiện hơn đạo luật Sherman.


Với nội dung chính của ñạo luật Sherman là “chống lại các thỏa thuận giữa các
doanh nghiệp nhằm lũng ñoạn thị trường và chống lại sự lũng ñoạn của các doanh
nghiệp lớn trong nền kinh tế”21.
Sự ra ñời của luật chống ñộc quyền Sherman của Hoa kỳ ñã mở rộng phạm vi
ñiều chỉnh của Luật cạnh tranh so với thời kỳ trước ñây, là có thêm các hành vi hạn
chế cạnh tranh. Sau đại chiến thế giới lần II, tư tưởng trong luật Sherman (tư tưởng
muốn khống chế ñộc quyền và phá bỏ sự cản trở cạnh tranh trên thị trường) của Hoa
Kỳ ñã nhanh chóng lan sang các nước khác trên thế giới.
18

TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Pháp Luật cạnh tranh tại Việt Nam,
NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr.71, tr.73.
19
ThS. Nguyễn Hữu Huyên (2004), Luật cạnh tranh Pháp và Liên Minh Châu Âu, NXB Tư Pháp, Hà Nội,
tr.29.
20
TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Pháp Luật cạnh tranh tại Việt Nam,
NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr.75.
21
ThS. Nguyễn Văn Cường (2006), Tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh bất hợp pháp của một số nước và một
số bình luận về Luật cạnh tranh của Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr.84.

16


Khóa luận tốt nghiệp

Chun ngành Luật thương mại

Điển hình tại châu Âu, Đức ñã ban hành Luật chống hạn chế cạnh tranh từ

năm 1958. Và Luật cạnh tranh của Đức ban hành dựa trên hai cơ sở “một là từ
những ý tưởng và phương án ñược nghiên cứu bởi một nhóm nhỏ các học giả và
các nhà kinh tế Đức thực hiện bí mật trong thời kỳ Đức quốc xã và thời kỳ thế chiến
thứ hai, hai là từ những kinh nghiệm học ñược trong việc áp dụng luật chống ñộc
quyền của Mỹ trong thời gian Đức bị chiếm ñóng”22. Pháp ban hành đạo luật có qui
định cạnh tranh đầu tiên vào năm 1945, Anh ban hành vào năm 1948. Sau này, khi
các quốc gia Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Ni-zơ-lan, Lúc-xem-bua ký hiệp ước thành
Rome vào ngày 27 tháng 5 năm 1957 ñể thành lập cộng ñồng kinh tế châu Âu (viết
tắt là EU). Trong đó có một số ñiều khoản qui ñịnh việc bảo vệ cạnh tranh lành
mạnh thể hiện trên ba lĩnh vực sau: “chính sách chống ñộc quyền và các thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh, chính sách kiểm sốt sáp nhập doanh nghiệp, chính sách kiểm
sốt trợ cấp Nhà nước”23. Những ñiều khoản này ñược sự ủng hộ của các nước và
được luật hóa. Từ đó hình thành Bộ luật cạnh tranh rất phát triển của Cộng ñồng
kinh tế Châu Âu, Luật cạnh tranh của các quốc gia thành viên ñã dần dần ñược sửa
ñổi ñể phù hợp với bộ luật cạnh tranh của Cộng ñồng kinh tế Châu Âu.
Tại các nước châu Á, Nhật Bản là một trong những nước ban hành luật cạnh
tranh khá sớm. Vào năm 1947 ban hành ñạo luật cạnh tranh ñầu tiên, “có tên là
Luật cấm ñộc quyền tư nhân và duy trì thương mại cơng bằng thường được gọi
ngắn gọn là Luật chống ñộc quyền (AMA)”24. Việc ban hành ñạo luật cạnh tranh
trên có sự ảnh hưởng của Luật chống độc quyền của Hoa Kỳ, có sự áp đặt các tư
tưởng của chính quyền Hoa Kỳ vì Nhật Bản vào thời kỳ này chịu sự cai quản trực
tiếp của Hoa Kỳ. Ở Trung Quốc, “việc thực thi các qui ñịnh liên quan ñến cạnh
tranh không lành mạnh và các qui ñịnh ñộc quyền ñã ñược bắt ñầu từ năm 1993, kể
từ thời điểm Luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh ra ñời”25 và sau này Luật
chống ñộc quyền ñã được thơng qua vào ngày 30/8/2009 và có hiệu lực vào ngày
1/8/2009. Trong khối các nước Asean, đã có bốn nước ñã ban hành luật cạnh tranh
là Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Trong đó Indonesia thơng qua Luật
cạnh tranh vào năm 1999, Việt Nam thông qua vào năm 2004. Sắp tới vào năm
2011 Malaysia sẽ là quốc gia thứ 5 ban hành Luật cạnh tranh. “Theo trong Tuyên bố
thành lập Cộng ñồng kinh tế ASEAN, các quốc gia thành viên ASEAN ñã cam kết

22

/>ThS. Đào Ngọc Báu, 2008, “Nhân tố tác ñộng và nội dung ñiều chỉnh trong chính sách cạnh tranh của liên
minh Châu Âu”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tr.49.
24
ThS. Nguyễn Văn Cường (2006), Tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh bất hợp pháp của một số nước và một
số bình luận về luật cạnh tranh của Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr.193.
25
/>23

17


Khóa luận tốt nghiệp

Chun ngành Luật thương mại

đến năm 2015, tất cả các nước ASEAN sẽ ban hành Luật cạnh tranh theo tiêu chuẩn
chung”26.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật cạnh tranh về các hành
vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam:
Quá trình hình thành và phát triển của Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam bắt
ñầu từ khi cạnh tranh xuất hiện và Nhà nước bắt đầu “manh nha” có sự điều tiết
cạnh tranh trên thị trường thơng qua nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Nhưng ñây
chỉ là sự điều chỉnh cịn mang tính chung chung, chưa điều chỉnh trực tiếp các hành
vi cạnh tranh trên thị trường. Trong Luật đầu tư nước ngồi ban hành ngày
29/12/1987 và rõ hơn trong Pháp lệnh chuyển giao cơng nghệ nước ngồi ban hành
ngày 5/12/1988 qui định những điều khoản khơng được ñưa vào hợp ñồng chuyển
giao công nghệ, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cho
phép như: ràng buộc bên nhận công nghệ mua nguyên liệu, vật liệu, tư liệu sản xuất,

sản phẩm trung gian hoặc sử dụng nhân lực từ nguồn do bên giao công nghệ chỉ
định, khống chế quy mơ sản xuất, giá cả và phạm vi tiêu thụ sản phẩm của bên nhận
công nghệ, kể cả việc chọn ñại lý tiêu thụ sản phẩm hoặc ñại diện thương mại, hạn
chế thị phần… “Khi ñăng ký hợp ñồng chuyển giao công nghệ cơ quan có thẩm
quyền Việt Nam thực hiện chức năng tương tự như các cơ quan kiểm sốt độc quyền
trên thế giới”27. Những qui ñịnh này thể hiện Nhà nước ñã sớm quan tâm việc cần
kiểm sốt độc quyền trên thị trường.
Sau ñó, năm 1997 Nhà nước ban hành Luật thương mại, quyền cạnh tranh của
doanh nhân ñã ñược ghi nhận trực tiếp và nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh gây
tổn hại đến lợi ích quốc gia bao gồm: “đầu cơ ñể lũng ñoạn thị trường, bán phá giá
ñể cạnh tranh; gièm pha thương nhân khác, ngăn cản lôi kéo, mua chuộc, ñe dọa
nhân viên hoặc khách hàng của thương nhân khác; xâm phạm quyền về nhãn hiệu
hàng hóa, các quyền khác về sở hữu công nghiệp của thương nhân khác; các hành
vi cạnh tranh bất hợp pháp khác”28.
Do Luật thương mại năm 1997 chủ yếu qui ñịnh và ñiều chỉnh các hành
vi thương mại của thương nhân nên các văn bản hướng dẫn luật chỉ chú trọng ñến
việc qui ñịnh khn khổ pháp lý để quản lý và thiết lập cơ chế cho các thương nhân
thực hiện hoạt ñộng thương mại một cách ổn ñịnh, trật tự nên các qui định cạnh
tranh nói trên cũng sớm chìm vào qn lãng, mặc dù chúng ñược ñề cập thường
26

/>TS. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.728.
28
Điều 8, Luật Thương mại 1997.
27

18


Khóa luận tốt nghiệp


Chuyên ngành Luật thương mại

xuyên trong nội dung giảng dạy pháp luật thương mại của các cơ sở đào tạo luật
trong thời gian đó29.
Tuy qui định này chưa ñược chú trọng nhiều, chưa ñủ sức ñể ñiều chỉnh các
hành vi cạnh tranh trên thị trường, thiết lập mơi trường cạnh tranh lành mạnh nhưng
điều này đã thể hiện quan ñiểm của Nhà nước ñang dần muốn xây dựng cơ chế ñiều
chỉnh trực tiếp ñối với các hành vi cạnh tranh.
Tiếp sau đó, nhiều văn bản trong lĩnh vực kinh tế - thương mại ñược ban
hành với nhiều qui ñịnh nhằm ñịnh hướng các hành vi cạnh tranh trên thị trường
phát triển một cách lành mạnh như: Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
ngày 27 tháng 4 năm 1999, Pháp lệnh số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26 tháng
04 năm 2002 về giá, Nghị ñịnh số 169/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2004 qui
định về xử phạt hành chính rong lĩnh vực giá cả, Pháp lệnh bán phá giá hàng hóa
nhập khẩu vào Việt Nam 2004... Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày
27 tháng 4 năm 1999 nêu rõ các quyền lợi của người tiêu dùng: quyền được lựa
chọn hàng hóa, dịch vụ; quyền được cung cấp thông tin trung thực về chất lượng,
giá cả, phương pháp sử dụng hàng hoá, dịch vụ; quyền khiếu nại tố cáo khi quyền
lợi người tiêu dùng bị xâm hại… Và trên cơ sở đó, qui định trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và hiểu rõ hơn là ngay cả
trong cạnh tranh phải ln đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, khơng ñược xâm
phạm ñến quyền lợi của người tiêu dùng. Pháp lệnh về giá ban hành ngày 26 tháng
4 năm 2002 tạo khung pháp lý cho giá cả vận hành trên thị trường đúng với qui luật
thị trường, khơng gây tổn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng, khơng để cho các
doanh nghiệp lợi dụng giá cả ñể gây thiệt hại ñến thị trường.
Nhưng ñây chỉ là những qui ñịnh cịn nhỏ lẻ, chưa có mang tính chun biệt
cho các hành vi cạnh tranh trên thị trường và bên cạnh ñó, “thiếu bộ máy thực thi,
cơ chế áp dụng cũng như chế tài xử lý ñối với các thương nhân vi phạm”30. Đặc
biệt, Việt Nam chúng ta ñang ngày càng ñẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, trở

thành thành viên của Diễn ñàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
(APEC), tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Diễn ñàn hợp tác Á – Âu
(ASEM)… Các cơng ty nước ngồi sẽ xuất hiện trên thị trường Việt Nam ngày càng
nhiều, cùng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, khiến nhiều doanh nghiệp
trong nước “ñiêu ñứng”. Vì vậy năm 2004, Nhà nước ban hành Luật cạnh tranh điều
29

TS. Lê Danh Vĩnh, Hồng Xn Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn ( 2006), Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam,

NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr.91.
30
ThS. Đoàn Trung Kiên, 2008, “Pháp luật về cạnh tranh ở Việt Nam trong tiến trình tự do hố thương
mại”, Tạp chí Luật học, Số 10, tr.30.

19


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Luật thương mại

chỉnh riêng về các hành vi cạnh tranh trên thị trường, nhằm tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh phát triển và bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước sức ép của
các doanh nghiệp nước ngoài. Sau khi Luật cạnh tranh năm 2004 ra đời, theo sau đó
các văn bản hướng dẫn Luật cạnh tranh cũng ñược ban hành như: nghị ñịnh
116/2005/NĐ-CP qui ñịnh chi tiết thi hành một số ñiều của Luật cạnh tranh (sau ñây
gọi tắt là NĐ 116), nghị ñịnh 05/2006/NĐ-CP về việc thành lập và qui ñịnh chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội ñồng cạnh tranh, nghị ñịnh
06/2006/NĐ-CP qui ñịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
cục quản lý cạnh tranh…

2.2 Khái quát chung về các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế cạnh
tranh trong Luật cạnh tranh:
2.2.1 Đặc ñiểm chung của các hành vi cạnh về giá nhằm hạn chế cạnh tranh
trong Luật cạnh tranh:
Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế cạnh tranh khi nhìn góc độ khái
qt đều có đặc điểm chung về chủ thể thực hiện hành vi là những chủ thể có quyền
lực trên thị trường, về yếu tố giá cả ñược sử dụng trong hành vi và cả về hậu quả
hạn chế cạnh tranh mà hành vi gây ra.
2.2.1.1 Chủ thể thực hiện hành vi:
Chủ thể thực hiện hành vi là những chủ thể có quyền lực trên thị trường, đó
là những chủ thể nắm giữ vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền hoặc những chủ thể thỏa
thuận, thống nhất cùng hành ñộng ñể hướng ñến việc tạo lập quyền lực trên chính
thị trường mà họ đang hoạt động.
Đó là các doanh nghiệp mà theo Luật cạnh tranh năm 2004 là tên gọi dành
cho “các tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng
sản phẩm, dịch vụ cơng ích, doanh nghiệp hoạt ñộng trong các ngành, lĩnh vực
thuộc ñộc quyền Nhà nước và doanh nghiệp nước ngồi hoạt động ở Việt Nam”31.
Khái niệm doanh nghiệp trong Luật cạnh tranh bao gồm các cá nhân, tổ chức có
hoạt động mang tính chất kinh doanh, có đăng ký kinh doanh hoặc khơng đăng ký
kinh doanh, ví dụ như: cơng ty cổ phần, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp
tư nhân, công ty hợp danh, hợp tác xã, hộ kinh doanh… Luật cạnh tranh ñã mở rộng
khái niệm doanh nghiệp ñược nhắc ñến trong Luật doanh nghiệp 2005 là những tổ
chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn ñịnh, ñược ñăng ký kinh

31

Điều 2, Luật cạnh tranh 2004.

20



Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Luật thương mại

doanh theo qui ñịnh của pháp luật nhằm mục ñích thực hiện các hoạt ñộng kinh
doanh.
Các chủ thể của hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế cạnh tranh phải là
những doanh nghiệp có quyền lực trên thị trường. “Theo cuốn từ ñiển kinh tế học
hiện ñại quyền lực thị trường là khả năng của một doanh nghiệp hoặc một nhóm
doanh nghiệp trong việc tác ñộng ñến giá cả thị trường của một loại hàng hóa hoặc
dịch vụ mà họ bán hoặc mua”32. Những doanh nghiệp này có khả năng chi phối thị
trường. Đó là các doanh nghiệp sau đây:
Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường hoặc có khả năng gây hạn
chế cạnh tranh một cách ñáng kể. Theo Luật cạnh tranh, vị trí thống lĩnh của doanh
nghiệp được xác ñịnh dựa vào thị phần ñược xác ñịnh trên thị trường liên quan.
Thị phần của doanh nghiệp ñối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định
là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu
của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường
liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với
tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch
vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm33.
Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị
trường ñịa lý liên quan. Trong đó thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của
những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và
giá cả. Cịn thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có
những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh
tương tự và có sự khác biệt ñáng kể với các khu vực lân cận khác34.
Nhưng trong một số trường hợp ñặc biệt theo ñiều 5 – NĐ 116 thì thị trường
sản phẩm liên quan khơng ñược xác ñịnh theo căn cứ nêu trên mà ñược xác ñịnh là

thị trường của một sản phẩm ñặc thù hoặc một nhóm các sản phẩm đặc thù căn cứ
vào cấu trúc thị trường và tập quán người tiêu dùng. Trong trường hợp đặc biệt này
có thể xem xét thêm thị trường của các sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan.
Sản phẩm ñược coi là sản phẩm bổ trợ liên quan nếu giá của sản phẩm này tăng
hoặc giảm thì cầu của sản phẩm liên quan sẽ được giảm hoặc tăng tương ứng. Như
vậy, trong trường hợp bình thường thì thị trường liên quan xác định dựa vào hàng

32

TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Pháp Luật cạnh tranh tại Việt Nam,
NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr.335.
33
Khoản 5, ñiều 3, Luật cạnh tranh năm 2004.
34
Khoản 1, ñiều 3, Luật cạnh tranh năm 2004.

21


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Luật thương mại

hóa, dịch vụ ñang lưu thông trên thị trường với ñặc ñiểm là có thể thay thế cho
nhau.
Theo Luật cạnh tranh tại điều 11, các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh là những
doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau ñây:
Khi một doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan thì
được xem là có vị trí thống lĩnh trên thị trường.
Khi nhóm doanh nghiệp cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và tổng

thị phần rơi vào trong những trường hợp sau đây:
Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan.
Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan.
Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.
Khi doanh nghiệp khơng tích đủ thị phần tối thiểu để xem là có vị trí thống
lĩnh trên thị trường, có nghĩa là thị phần của các doanh nghiệp này nhỏ hơn 30%
trên thị trường liên quan, nhưng các doanh nghiệp này có khả năng gây hạn chế
cạnh tranh một cách đáng kể thì vẫn bị xem là các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh
trên thị trường. Bởi các doanh nghiệp này, mặc dù chưa ñủ thị phần ñể chi phối thị
trường nhưng khi họ có tiềm lực kinh tế của chính họ hoặc từ sự hỗ trợ mạnh mẽ
các công ty mẹ, của các tổ chức, cá nhân có quyền kiểm sốt v.v… Chính điều này
tạo cho họ khả năng tiềm tàng trong việc chi phối thị trường và khả năng ñạt tới
mức thị phần thống lĩnh trong tương lai.
Và trên thực tế, khả năng xuất hiện những thủ ñoạn cấu kết ngầm hoặc
ñầu tư ngầm ñể chiếm lĩnh, lũng ñoạn thị trường từ các thế lực tài chính quốc tế và
trong nước khơng phải là ít. Chúng có thể dựng lên các doanh nghiệp dưới hình
thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hoặc các doanh nghiệp trong nước làm
bình phong để thực hiện những toan tính nói trên35.
Vì vậy, sau đó Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 qui
ñịnh chi tiết thi hành một số ñiều của Luật cạnh tranh ñã ñưa ra những căn cứ cụ thể
ñể xác ñịnh khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách ñáng kể trên thị trường liên
quan của các doanh nghiệp này là:
Năng lực tài chính của doanh nghiệp, năng lực tài chính của tổ chức
kinh tế, cá nhân thành lập doanh nghiệp, năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có
quyền kiểm sốt hoặc chi phối hoạt động của doanh nghiệp theo qui ñịnh của pháp
luật hoặc ñiều lệ của doanh nghiệp, năng lực tài chính của cơng ty mẹ, năng lực
35

TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn ( 2006), Pháp Luật cạnh tranh tại Việt Nam,
NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr.350.


22


Khóa luận tốt nghiệp

Chun ngành Luật thương mại

cơng nghệ, quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu cơng nghiệp, qui mô của
mạng lưới phân phối36.
Đối với các căn cứ nêu trên, pháp luật cạnh tranh chỉ dừng lại ở việc nêu tên,
chưa ñưa ra ñược qui ñịnh chi tiết về việc các căn cứ ñược xác ñịnh như thế nào.
Điều này sẽ dẫn ñến sự tùy tiện và chủ quan trong việc xác ñịnh khả năng gây hạn
chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vì vậy, để tránh tình trạng này pháp luật nên
có những qui định chi tiết hơn dựa trên tham mưu của các cơ quan chuyên ngành
kinh tế, chuyên về kỹ thuật công nghệ về cách thức xác ñịnh và mức ñộ của năng
lực tài chính hay năng lực cơng nghệ như thế nào thì ñủ khả năng tạo sự chi phối
trên thị trường hoặc gây hạn chế cạnh tranh một cách ñáng kể.
Các mức thị phần ñược ñưa ra trong Luật cạnh tranh ñể xác định vị trí thống
lĩnh dựa trên những nghiên cứu từ tình hình thực tế trên thị trường Việt Nam vào
thời điểm chuẩn bị ban hành Luật cạnh tranh.
Có đến 96% doanh nghiệp tham gia kinh doanh là doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Do đó, một doanh nghiệp có được thị phần từ 30% trở lên không phải là nhiều.
Hơn nữa các văn bản pháp luật tương ứng như Pháp lệnh bưu chính viễn thơng cũng
đang sử dụng ngưỡng thị phần 30% để xác định doanh nghiệp viễn thơng có vị trí
thống lĩnh37.
Khi so sánh với pháp luật các nước trên thế giới về cách thức xác định vị trí
thống lĩnh xuất hiện nhiều quan ñiểm khác nhau về vấn ñề này. Tại Việt Nam, xác
định vị trí thống lĩnh dựa trên cơ sở đó là thị phần được xác định trên thị trường liên
quan. Nhưng trên thế giới, có nhiều nước, ngồi việc dựa trên thị phần thì họ cịn

xét ñến các yếu tố khác như: “cấu trúc của doanh nghiệp hoặc thị trường như sự
khác nhau về tầm vóc giữa một doanh nghiệp và các ñối thủ cạnh tranh, việc có hay
khơng những rào cản thương mại, có hay khơng ưu thế về cơng nghệ…”38. Những
qui định này dễ dàng nhận thấy trong pháp luật của các nước thuộc khối Liên minh
Châu Âu. Đối với pháp Luật cạnh tranh Hoa Kỳ, “cũng khơng qui định thế nào là vị
trí thống lĩnh, nhưng các án lệ, Tòa án nước này lại xác định vị trí thống lĩnh là
quyền kiểm sốt giá cả thị trường hoặc loại trừ cạnh tranh…”39, pháp luật cạnh
tranh Hoa Kỳ khơng đặt nặng vấn đề là phải xác ñịnh thị phần trên thị trường liên
36

Điều 22, Nghị ñịnh 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 qui ñịnh chi tiết thi hành một số ñiều của
Luật cạnh tranh.
37
TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Pháp Luật cạnh tranh tại Việt Nam,
NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr.345.
38
ThS. Nguyễn Hữu Chuyên (2004), Luật cạnh tranh của Pháp và Liên Minh Châu Âu, NXB Tư Pháp, Hà
Nội, tr.168 và tr.72.
39
TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, tlñd, tr.346

23


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Luật thương mại

quan, chỉ quan tâm ñến việc doanh nghiệp sử dụng quyền lực thị trường của mình
gây tác hại đến cạnh tranh trên thị trường như thế nào. Việc ñưa ra nhiều căn cứ như

vậy xuất phát từ quan niệm các nước cho rằng “nếu chỉ dựa vào thị phần ñể kết luận
một doanh nghiệp nào đó có vị trí thống lĩnh thì chưa hẳn đã chính xác”40 và việc
dựa trên nhiều căn cứ như thế “khắc phục được những tình huống mà doanh nghiệp
có thị phần lớn nhưng do chịu tác động bởi nhiều yếu tố khách quan nên không thể
chi phối thị trường, do dó khơng thể coi là có vị trí thống lĩnh”41. Bởi vì các nước
này muốn có sự đánh giá tổng quan, trên nhiều khía cạnh để xác định doanh nghiệp
đó có đang nắm giữ vị trí thống lĩnh hay khơng một cách chính xác nhất và điều họ
quan tâm đó là khả năng gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường của những doanh
nghiệp này. Nhưng thật sự, ñể có thể ñánh giá trên nhiều căn cứ như vậy địi hỏi
trình độ chun mơn cao ở cơ quan có thẩm quyền, ở những cán bộ khi điều tra các
vụ việc cạnh tranh.
Doanh nghiệp có vị trí độc quyền. Vị trí độc quyền là được xem là vị trí ñặc
biệt của vị trí thống lĩnh, “doanh nghiệp ñược coi là có vị trí độc quyền nếu khơng
có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh
doanh trên thị trường liên quan”42. Như vậy, doanh nghiệp khi đạt được vị trí độc
quyền trên thị trường có lợi thế rất lớn vì lúc này khơng cịn đối thủ nào để cùng
cạnh tranh với họ hay nói cách khác là sự cạnh tranh trên thị trường liên quan này
đã bị xóa bỏ. Một mình doanh nghiệp ñộc quyền hoạt ñộng trên thị trường khiến
cho nhiều khách hàng bị phụ thuộc vào nguồn cung, nguồn cầu của họ. Q trình
hình thành độc quyền cũng xuất phát từ nhiều ngun nhân: có thể là sự tích tụ
trong q trình cạnh tranh của những doanh nghiệp thắng cuộc, cũng có thể là do
một số ngành có điều kiện về cơng nghệ, điều kiện về vốn khá cao khiến cho rất ít
doanh nghiệp có thể tham gia đầu tư trong những lĩnh vực như vậy, hay ñộc quyền
do tập trung kinh tế…
Hai hay nhiều doanh nghiệp có được quyền lực thị trường từ sự thỏa thuận.
Sự thỏa thuận này không ñược ñịnh nghĩa rõ trong Luật cạnh tranh, nhưng dựa vào
các qui ñịnh của NĐ 116 về các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể hiểu
nhóm doanh nghiệp thỏa thuận là giữa các doanh nghiệp này có sự thống nhất cùng
nhau hành ñộng các hành vi gây hạn chế cạnh tranh ñược qui ñịnh trong Luật cạnh
tranh. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp này “không chỉ tạo lập và củng cố sức

40

ThS. Nguyễn Hữu Chuyên (2004), Luật cạnh tranh của Pháp và Liên Minh Châu Âu, NXB Tư Pháp, Hà
Nội, tr.72.
41
TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Pháp Luật cạnh tranh tại Việt Nam,
NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr.346
42
Điều 12, Luật cạnh tranh năm 2004.

24


×