Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Các vấn đề pháp lý của hộp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của tòa án và trọng tài tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 206 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------o0o---------

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA
QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TỊA ÁN
VÀ TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM

Mã số:

Chủ nhiệm đề tài:

TS. PHAN HUY HỒNG

TP. HỒ CHÍ MINH
11/2011


NHÓM NGHIÊN CỨU
TS. Phan Huy Hồng (Chủ nhiệm đề tài)
ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền (Thành viên)


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS 1995


Bộ luật Dân sự ngày 28/11/1995

BLDS 2005

Bộ luật Dân sự (Luật số 33/2005/QH11)
ngày 14/6/2005

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số
24/2004/QH11) ngày 15/6/2004

LDN 1999

Luật Doanh nghiệp (Luật số
13/1999/QH10) ngày 12/6/1999

LDN 2005

Luật Doanh nghiệp (Luật số
60/2005/QH11) ngày 29/11/2005

Luật HTX 2003

Luật Hợp tác xã (Luật số 18/2003/QH11)
ngày 26/11/2003

LTM 1997

Luật Thương mại ngày 10/5/1997


LTM 2005

Luật Thương mại (Luật số
36/2005/QH11) ngày 14/6/2005

Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP

Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao số 04/2003/NQHĐTP ngày 27/5/2003 hướng dẫn áp
dụng một số quy định của pháp luật trong
việc giải quyết các vụ án kinh tế

Pháp lệnh HĐKT 1989

Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày
25/9/1989

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao


MỤC LỤC (TỔNG QUÁT)
Lời nói đầu ............................................................................................................................... 1
Chương 1. Vấn đề luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa ................................... 7

1.1 Nhận diện vấn đề luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa...................................... 7
1.2 Thực tiễn tài phán của tòa án, trọng tài thương mại về vấn đề luật áp dụng đối với
hợp đồng mua bán hàng hóa ............................................................................................... 10
1.3 Nhận xét chung................................................................................................................... 16
Chương 2. Chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa và tư cách đương sự trong tố
tụng ......................................................................................................................................... 18
2.1 Các vấn đề pháp lý về chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa và tư cách đương sự
trong tố tụng ....................................................................................................................... 18
2.2 Thực tiễn tài phán liên quan đến tư cách đương sự trong tố tụng......................................... 21
2.3 Nhận xét chung................................................................................................................... 28
Chương 3. Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa .............................................. 31
3.1 Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa......................................... 31
3.2 Thực tiễn tài phán về hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa .......................................... 34
3.3 Nhận xét chung................................................................................................................... 45
Chương 4. Vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng .................................................. 47
4.1 Các vấn đề pháp lý về hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng ............................................ 47
4.2 Thực tiễn tài phán về hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng.............................................. 56
4.3 Nhận xét chung………………………………………………………………………………79
Chương 5. Vấn đề giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa………………..81
5.1 Các vấn đề pháp lý về giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa .................... 81
5.2 Thực tiễn tài phán về giao nhận hàng hóa ........................................................................... 85
5.3 Nhận xét chung................................................................................................................... 95
Chương 6. Vấn đề thanh toán tiền hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa ...................... 98
6.1 Các vấn đề pháp lý về nghĩa vụ thanh toán tiền hàng .......................................................... 98
6.2 Thực tiễn tài phán về nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và về quyền tạm ngừng thanh
toán tiền hàng ................................................................................................................... 101
6.3 Nhận xét chung................................................................................................................. 118
Chương 7. Chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong quan hệ hợp đồng
mua bán hàng hóa ............................................................................................ 121
7.1 Các vấn đề pháp lý về chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng..................................... 121

7.2 Thực tiễn tài phán liên quan đến chế tài trong thương mại ................................................ 139
7.3 Nhận xét chung…………………………………………………………………………… 162
Chương 8. Vấn đề khiếu nại vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa .................................. 167
8.1 Về chế định khiếu nại trong pháp luật về hợp đồng trong hoạt động thương mại ............... 167
8.2 Thực tiễn tài phán về chế định khiếu nại ........................................................................... 172
8.3 Nhận xét chung……………………………………………………………………………...179
Kết luận và kiến nghị..................................................................................................................182
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục bản án, phán quyết trọng tài


MỤC LỤC (CHI TIẾT)
Lời nói đầu ............................................................................................................................... 1
Chương 1. Vấn đề luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa ................................... 7
1.2 Nhận diện vấn đề luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa...................................... 7
1.1.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp đồng mua bán tài sản......................................... 7
1.1.2 Áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự đối với hợp đồng mua bán hàng hóa.................. 8
1.2 Thực tiễn tài phán của tịa án, trọng tài thương mại về vấn đề luật áp dụng đối với
hợp đồng mua bán hàng hóa ............................................................................................... 10
1.2.1 Áp dụng LTM hay BLDS........................................................................................... 10
1.2.2 Áp dụng LTM và một số quy định của BLDS ............................................................ 12
1.2.3 Áp dụng LTM 1997 hay LTM 2005 ........................................................................... 15
1.3 Nhận xét chung................................................................................................................... 16
Chương 2. Chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa và tư cách đương sự trong tố
tụng ......................................................................................................................................... 18
2.2 Các vấn đề pháp lý về chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa và tư cách đương sự
trong tố tụng ....................................................................................................................... 18
2.1.1 Tư cách chủ thể hợp đồng .......................................................................................... 18
2.1.2 Tư cách đương sự trong tố tụng.................................................................................. 20
2.2 Thực tiễn tài phán liên quan đến tư cách đương sự trong tố tụng......................................... 21

2.2.1 Tư cách đương sự trong tố tụng của chủ doanh nghiệp tư nhân................................... 21
2.2.2 Tư cách đương sự trong tố tụng của chủ hộ kinh doanh.............................................. 24
2.2.3 Tư cách đương sự của công ty trong vụ án giải quyết tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng ký kết với chi nhánh công ty.......................................................................... 26
2.3 Nhận xét chung................................................................................................................... 28
Chương 3. Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa .............................................. 31
3.1 Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa......................................... 31
3.2 Thực tiễn tài phán về hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa .......................................... 34
3.2.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa đã được xác lập hay chưa.............................................. 34
3.2.2 Hợp đồng vô hiệu do người ký kết khơng có quyền đại diện....................................... 36
3.2.3 Hợp đồng có thỏa thuận về giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ ....................................... 39
3.2.4 Hợp đồng mua bán hàng hóa vơ hiệu do một trong các bên giao dịch khơng
có đăng ký kinh doanh .................................................................................................. 41
3.3 Nhận xét chung................................................................................................................... 45
Chương 4. Vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng .................................................. 47
4.1 Các vấn đề pháp lý về hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng ............................................ 47
4.1.1 Căn cứ xác định hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng............................................. 47
4.1.2 Trách nhiệm của bên bán đối với hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng ................... 49
4.1.3 Quyền của bên mua trong trường hợp bên bán giao hàng không phù hợp với
hợp đồng.................................................................................................................... 52
4.2 Thực tiễn tài phán về hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng.............................................. 56
4.2.1 Tài phán về căn cứ xác định hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng .......................... 56
4.2.2 Tài phán về trách nhiệm của bên bán đối với hàng hóa khơng phù hợp với
hợp đồng.................................................................................................................... 65
4.2.3 Tài phán về quyền của bên mua trong trường hợp bên bán giao hàng không
phù hợp với hợp đồng ............................................................................................. 71
4.3 Nhận xét chung………………………………………………………………………………79
Chương 5. Vấn đề giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa………………..81



5.1 Các vấn đề pháp lý về giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa .................... 81
5.1.1 Nghĩa vụ giao hàng của bên bán................................................................................. 81
5.1.2 Nghĩa vụ nhận hàng của bên mua............................................................................... 84
5.2 Thực tiễn tài phán về giao nhận hàng hóa ........................................................................... 85
5.2.1 Tài phán về nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn, địa điểm và phương thức theo
hợp đồng của bên bán ................................................................................................... 85
5.2.2 Tài phán về nghĩa vụ nhận hàng của bên mua............................................................. 92
5.3 Nhận xét chung................................................................................................................... 95
Chương 6. Vấn đề thanh toán tiền hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa ...................... 98
6.1 Các vấn đề pháp lý về nghĩa vụ thanh toán tiền hàng .......................................................... 98
6.1.1 Căn cứ phát sinh và nội dung nghĩa vụ thanh toán tiền hàng....................................... 98
6.1.2 Bản chất của quyền tạm ngừng thanh toán tiền hàng .................................................. 99
6.1.3 Các trường hợp tạm ngừng thanh toán tiền hàng cụ thể ............................................ 100
6.2 Thực tiễn tài phán về nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và về quyền tạm ngừng thanh
toán tiền hàng ................................................................................................................... 101
6.2.1 Tài phán về căn cứ, điều kiện và thời điểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán tiền
hàng............................................................................................................................ 101
6.2.2 Tài phán về quyền tạm ngừng thanh toán tiền hàng .................................................. 111
6.3 Nhận xét chung................................................................................................................. 118
Chương 7. Chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong quan hệ hợp đồng
mua bán hàng hóa ............................................................................................ 121
7.1 Các vấn đề pháp lý về chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng..................................... 121
7.1.1 Khái quát về chế tài trong thương mại...................................................................... 121
7.1.2 Về các loại chế tài trong hoạt động thương mại ........................................................ 123
7.1.2.1 Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng............................................................. 124
7.1.2.2 Chế tài phạt vi phạm........................................................................................ 127
7.1.2.3 Chế tài bồi thường thiệt hại ............................................................................. 129
7.1.2.4 Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng ............................................................ 133
7.1.2.5 Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng ................................................................ 134
7.1.2.6 Chế tài hủy bỏ hợp đồng.................................................................................. 135

7.1.2.7 Các chế tài khác theo thỏa thuận của các bên hợp đồng ................................... 138
7.2 Thực tiễn tài phán liên quan đến chế tài trong thương mại ................................................ 139
7.2.1 Tài phán về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng ................................................... 139
7.2.2 Tài phán về chế tài hủy hợp đồng............................................................................. 146
7.2.3 Tài phán về chế tài phạt vi phạm ............................................................................. 148
7.2.4 Tài phán về chế tài bồi thường thiệt hại.................................................................... 153
7.2.5 Tài phán về quyền yêu cầu trả tiền lãi do chậm thanh toán ....................................... 160
7.3 Nhận xét chung…………………………………………………………………………… 162
Chương 8. Vấn đề khiếu nại vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa .................................. 167
8.1 Về chế định khiếu nại trong pháp luật về hợp đồng trong hoạt động thương mại ............... 167
8.1.1 Chế định khiếu nại trong pháp luật nước ngoài và quốc tế........................................ 167
1.2 Chế định khiếu nại trong pháp luật hợp đồng kinh tế, thương mại Việt Nam .............. 169
8.2 Thực tiễn tài phán về chế định khiếu nại ........................................................................... 172
8.2.1 Tài phán về chế định khiếu nại của LTM 1997......................................................... 172
8.2.2 Tài phán về chế định khiếu nại của LTM 2005......................................................... 177
8.3 Nhận xét chung………………………………………………………………………………179
Kết luận........................................................................................................................................182
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục bản án, phán quyết trọng tài


1
LỜI NÓI ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Hoạt động mua bán hàng hóa được xem là hoạt động phổ biến và thường
xuyên nhất trong các hoạt động thương mại. Hàng hóa được mua bán rất đa dạng.
Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa theo đó cũng rất đa dạng. Tranh chấp phát sinh
từ và liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa cũng vì vậy mà thuộc loại tranh chấp
phổ biến, thường xuyên và đa dạng nhất trong cái loại tranh chấp thương mại.

Tuy nhiên, qua công tác giảng dạy, nghiên cứu, hoạt động tư vấn và tham gia
tranh tụng của mình, Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, thực tiễn hợp đồng không
mấy chú trọng việc dự liệu khả năng xảy ra các tình huống bất thường trong quá trình
thực hiện hợp đồng. Chính điều đó tiềm tàng nguy cơ xảy ra tranh chấp và thiệt hại.
Ngay cả pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng, khi bắt đầu thời kỳ đổi mới,
một mặt tìm cách thốt dần khỏi tư duy pháp lý của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, nhưng mặt khác cũng cịn chịu ảnh hưởng đậm nét của cơ chế kinh tế này. Để
chuẩn bị và bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế một cách sâu rộng, pháp luật hợp
đồng cũng buộc phải chuyển mình để hội nhập, nhưng đồng thời cũng đứng trước và
phải đối mặt với những vấn đề mới mẻ.
Thực tiễn hợp đồng đa dạng, tính phức tạp của lĩnh vực pháp luật hợp đồng
trong quá trình đổi mới và hội nhập cũng được phản ánh đậm nét trong thực tiễn xét
xử của tòa án, trọng tài thương mại về tranh chấp hợp đồng.
Một phần tư thế kỷ kể từ thời điểm bắt đầu q trình đổi mới đã trơi qua. Thời
gian đó đủ để cho phép đánh giá một một chặng đường phát triển của pháp luật hợp
đồng. Và lúc này cũng là thời điểm phù hợp để phân tích, đánh giá và rút ra những bài
học cho chặng đường kế tiếp.
Chính vì vậy, Nhóm nghiên cứu quyết định chọn cách tiếp cận từ thực tiễn xét
xử của tòa án, trọng tài thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa để
đồng thời thực hiện đánh giá việc áp dụng luật của các cơ quan xét xử, của các chủ thể
tham gia hợp đồng cũng như để đánh giá hiệu quả của luật ban hành.
Cơng trình nghiên cứu sẽ nhằm đáp ứng nhu cầu của thẩm phán cũng như
trọng tài là có được cơng cụ hỗ trợ đáng tin cậy cho họ thực hiện yêu cầu áp dụng
thống nhất pháp luật (một yêu cầu của nguyên tắc pháp chế), nhu cầu của các luật gia
hoạt động tư vấn, tranh tụng có được cẩm nang cho hoạt động tư vấn thiết lập quan hệ
hợp đồng mua bán hàng hóa, bảo vệ quyền và lợi ích của thương nhân do mình đại
diện trong các tranh chấp phát sinh từ và liên quan đến loại hợp đồng này. Đồng thời,
cơng trình nghiên cứu sẽ có thể cung cấp thêm các luận chứng khoa học phục vụ cho
việc khơng ngừng hồn thiện lĩnh vực pháp luật hợp đồng nói chung và pháp luật điều
chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng.



2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đến nay, theo thơng tin mà Nhóm nghiên cứu thu thập được thì chưa có một
cơng trình nghiên cứu khoa học nào được công bố nghiên cứu chuyên biệt các vấn đề
pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của tòa án và trọng tài
thương mại tại Việt Nam.
Tuy nhiên, đã có nhiều tác giả cơng bố các cơng trình nghiên cứu về pháp luật
hợp đồng nói chung, pháp luật hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại nói
riêng. Cũng đã có một số tác giả tiếp cận các vấn đề của pháp luật hợp đồng từ góc độ
thực tiễn giải quyết tranh chấp. Các cơng trình được xuất bản dưới nhiều hình thức đa
dạng như bài báo khoa học, sách tham khảo, sách chun khảo. Các cơng trình này là
nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với Nhóm nghiên cứu trong q trình thực
hiện đề tài này. Dưới đây Nhóm nghiên cứu nêu một số tài liệu có đề cập đến các vấn
đề liên quan đến đề tài:
1. TS. Đỗ Văn Đại (2008), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận
bản án, Nxb Chính trị quốc gia: Cuốn sách chuyên khảo này đề cập các vấn đề căn
bản nhất của Luật hợp đồng Việt Nam thơng qua bình luận các bản án được chọn lọc,
trong đó cũng có nhiều bản án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa.
2. PGS.TS. Hồng Ngọc Thiết (2002), Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập
khẩu – Án lệ trọng tài và kinh nghiệm, Nxb Chính trị quốc gia: Cuốn sách bình luận
20 phán quyết trọng tài và đưa ra các khuyến nghị nhằm tránh tranh chấp hoặc giải
quyết tranh chấp từ hoặc liên quan đến hợp đồng xuất nhập khẩu một cách có hiệu
quả.
3. Bùi Ngọc Hồng (2004), “Điều khoản giá cả và vấn đề giao kết hợp đồng
theo quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Tạp
chí Khoa học pháp lý, số 6(25)/2004, tr. 24-31: Bài báo khoa học này làm rõ vấn đề
một hợp đồng mua bán hàng hóa theo Cơng ước này có thể được xem là đã giao được
giao kết mặc dù các bên khơng có thỏa thuận về điều khoản giá cả. Đây cũng là vấn

đề mà pháp luật hợp đồng nói chung và pháp luật hợp đồng trong hoạt động kinh
doanh, thương mại của Việt Nam đã từng nhìn nhận khác nhau.
4. Phan Huy Hồng (2005), “Bàn về năng lực pháp luật của pháp nhân kinh
doanh”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 5/2005, tr. 54-59; Phan Huy Hồng (2009),
“Thời hạn khiếu nại trong hoạt động thương mại: Pháp luật, thực tiễn tài phán và các
quan điểm”, Tạp chí NCLP, số 8 (145), tháng 4/2009, tr. 44-51; Phan Huy Hồng
(2010), “Nguyên tắc lỗi trong pháp luật thương mại Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, số 11(270)/2010, trang 19-33: Ba bài báo khoa học của tác giả này đề cập
đến các vấn đề liên quan mật thiết tới các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng
hóa như năng lực chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, chức năng của chế định
khiếu nại trong quan hệ hợp đồng trong hoạt động thương mại nói chung và hợp đồng
mua bán hàng hóa nói riêng, vấn đề lỗi có phải là điều kiện của chế tài bồi thường
thiệt hại hay không.


3
5. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) (2007), Chương trình
hỗ trợ doanh nghiệp DANIDA, Cẩm nang hợp đồng thương mại, Hà Nội: Cuốn sách
được biên soạn bởi một tập thể tác giả gồm các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật
kinh tế dưới sự chủ trì và chịu trách nhiệm về nội dung bởi LS. Trần Hữu Huỳnh, đề
cập đến những vấn đề chung của pháp luật hợp đồng và một số loại hợp đồng trong
hoạt động thương mại. Cuốn sách này cung cấp những kiến thức rất cơ bản cũng như
rất thực tế cho những người hoạt động thực tiễn bao gồm doanh nhân cũng như luật sư
tư vấn.
6. LS. Trần Hữu Huỳnh (chủ biên) (2003), 50 phán quyết trọng tài quốc tế
chọn lọc, Nxb Hà Nội: Cuốn sách bình luận 50 phán quyết của trọng tài quốc tế về các
tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, trong đó có tranh chấp hợp đồng
mua bán hàng hóa và qua đó cung cấp một bức tranh sinh động về thực tiễn hợp đồng
trong hoạt động thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng cũng
như thực tiễn giải quyết tranh chấp.

7. LS. Trần Hữu Huỳnh (chủ biên) (2007), Các quyết định trọng tài quốc tế
chọn lọc, Nxb Tư pháp, 2007: Tiếp nối thành công của cuốn sách xuất bản năm 2003
nêu trên, cuốn sách này bình luận 50 phán quyết mới của trọng tài quốc tế về tranh
chấp trong hoạt động thương mại, trong đó có tranh chấp hợp đồng mua bán hàng
hóa, qua đó đề cập đến một số khía cạnh pháp lý khác mà cuốn sách trước đó chưa có
dịp đề cập.
8. Ngồi ra các bản tổng hợp ý kiến chuyên gia về dự án Luật Thương mại
2005 cũng cung cấp thêm nguồn tư liệu tham khảo cho đề tài nghiên cứu này.

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là nhằm đạt được sự đánh giá, đúc kết thực tiễn xét xử
của tòa án, trọng tài thương mại tại Việt Nam về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng
hóa để thơng qua đó rút ra được các kết luận về tính thống nhất, thiếu thống nhất
trong áp dụng pháp luật, khả năng hình thành án lệ về một số vấn đề pháp lý của hợp
đồng mua bán hàng hóa, nhu cầu và địi hỏi khách quan đối với việc hoàn thiện quy
định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, đưa ra được các
khuyến nghị hữu ích cho các luật gia tư vấn, tranh tụng và các thương nhân trong việc
thiết lập, quản lý và xử lý các tranh chấp hợp đồng loại này.
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề pháp lý cơ bản của hợp đồng mua bán
hàng hóa, đặc biệt là các vấn đề cịn nhiều ý kiến học thuật khác nhau và còn được áp
dụng chưa thống nhất hoặc chưa nhất quán trong thực tiễn tài phán của tòa án và trọng
tài thương mại tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm các bản án, quyết định của tòa án các cấp, các
địa phương, phán quyết của trọng tài thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán
hàng hóa mà nhóm nghiên cứu thu thập được với số lượng đủ lớn từ các nguồn như


4
các tuyển tập bản án, phán quyết trọng tài được xuất bản, từ trang web của các cá
nhân, tổ chức cung cấp thơng tin miễn phí hoặc cung ứng dịch vụ pháp lý, hay thu

thập được một cách trực tiếp từ các tòa án, trọng tài và từ hoạt động tư vấn, tranh tụng
của các thành viên Nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, Nhóm nghiên cứu chỉ nghiên cứu
các bản án, quyết định của tòa án, phán quyết của trọng tài về tranh chấp hợp đồng
mua bán hàng hóa trên cơ sở áp dụng pháp luật Việt Nam, vì đối tượng nghiên cứu chỉ
là các vấn đề pháp lý cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt
Nam. Phạm vi nghiên cứu cũng bao gồm các văn bản pháp luật có hiệu lực trong các
thời kỳ khác nhau, kể cả các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của Hội đồng thẩm
phán TANDTC, các quan điểm khoa học được công bố trong các sách, bài báo khoa
học v.v..
Các mục tiêu nghiên cứu mà nhóm nghiên cứu muốn đạt được bao gồm:
Thứ nhất, làm rõ các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa một cách
có hệ thống trên cơ sở phân tích pháp luật, thực tiễn hợp đồng, thực tiễn xét xử của
tòa án và trọng tài thương mại tại Việt Nam về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng
hóa.
Thứ hai, đánh giá được hiệu quả cũng như bất cập của quy định pháp luật về
hợp đồng mua bán hàng hóa.
Thứ ba, đánh giá được mức độ thống nhất hay không thống nhất trong việc áp
dụng pháp luật của tòa án, trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, đánh giá được mức độ thống nhất giữa các quan điểm học thuật và
quan điểm xét xử của tòa án, trọng tài thương mại.
Thứ năm, đưa ra được các khuyến cáo hữu ích cho thương nhân liên quan đến
hợp đồng mua bán hàng hóa .
Thứ sáu, thơng qua đó đưa ra được các quan điểm khoa học về các quy định
pháp luật, về việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp, góp phần hồn thiện
pháp luật về hợp đồng.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đối với việc phân tích bản án, quyết định của tịa án, phán quyết trọng tài,
Nhóm nghiên cứu áp dụng các phương pháp bình luận án. Theo đó, các nội dung
trong mục “nhận thấy” của các bản án, quyết định của tòa án hay trong mục “sự việc”

của các phán quyết trọng tài được xem là “sự việc khách quan”. Nhóm nghiên cứu
phân tích, đánh giá việc áp dụng pháp luật của tòa án, trọng tài trên cơ sở “sự việc
khách quan” được xác định đó. Việc phân tích, đánh giá việc áp dụng pháp luật của
tịa án hay trọng tài thương căn cứ trên các nguyên tắc tuân thủ pháp luật, nguyên tắc
độc lập của tòa án, trọng tài, nguyên tắc áp dụng pháp luật thống nhất và các yếu tố
ảnh hưởng đến nhận thức của thẩm phán, trọng tài như bối cảnh, trình độ phát triển


5
kinh tế - xã hội, ý thức pháp luật. Như vậy, trong trường hợp phân tích một quyết định
giám đốc thẩm thì Nhóm nghiên cứu khơng chỉ nhằm vào quan điểm của tòa án xét xử
giám đốc thẩm mà cả quan điểm xét xử của cả tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm.
Để đạt được các nhận định, kết luận có tính đại diện, nhóm nghiên cứu áp
dụng phương pháp quy nạp. Theo đó, về cùng một vấn đề pháp lý Nhóm nghiên cứu
phải thu thập được một số lượng bản án, quyết định của tòa án cũng như phán quyết
trọng tài liên quan đủ lớn để tránh tình trạng khái quát những vấn đề cá biệt.
Để đạt được tính tồn diện của cơng trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tiến
hành thu thập, phân loại bản án, phán quyết trọng tài theo các vấn đề pháp lý trải rộng
theo quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định, từ các vấn đề như luật áp
dụng, chủ thể tranh chấp, hiệu lực của hợp đồng, đến các vấn đề như chất lượng hàng
hóa, giao nhận hàng hóa, thanh toán tiền hàng, các loại chế tài đối với vi phạm hợp
đồng v.v..
Để có được các nhận định chính xác về pháp luật hiện hành, Nhóm nghiên cứu
áp dụng phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh trong khoa học pháp lý. Theo
đó, mục đích, chức năng và nội hàm quy phạm pháp luật được nhìn nhận trong bối
cảnh lập pháp của chúng, bao gồm bối cảnh chính sách pháp luật, bối cảnh chính sách
kinh tế - xã hội cũng như trình độ khoa học pháp lý và trình độ lập pháp trong từng
thời kỳ. Trong trường hợp phân tích các bản án giải quyết các tranh chấp hợp đồng
trên cơ sở áp dụng pháp luật đã hết hiệu lực (như Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989,
Luật Thương mại 1997), nhóm nghiên cứu đồng thời giả định (so sánh) việc giải

quyết tranh chấp đó theo pháp luật hiện hành, nhằm làm sáng tỏ sự khác biệt của pháp
luật qua các thời kỳ và xu hướng phát triển của pháp luật.

5. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Khi đạt được các mục tiêu đề ra, công trình nghiên cứu có thể cung cấp cho
các thẩm phán, trọng tài thương mại một tài liệu đáng tin cậy hỗ trợ cho họ trong công
việc xét xử các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm đạt được các yêu cầu
như đúng pháp luật, áp dụng pháp luật thống nhất, hiệu quả, cơng bằng.
Cơng trình nghiên cứu cũng có thể cung cấp cho các luật gia hoạt động tư vấn,
tranh tụng một công cụ hỗ trợ đáng tin cậy và hữu ích trong việc tư vấn thiết lập, quản
lý hợp đồng, tham gia tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích của thương nhân mà mình
đại diện.
Cơng trình nghiên cứu cũng góp phần làm phong phú tài liệu giảng dạy,
nghiên cứu của giảng viên và học tập của sinh viên, góp phần tạo cơng cụ, phương
tiện cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập.
Cơng trình nghiên cứu cũng vì thế sẽ có khả năng đóng góp các luận cứ khoa
học cho việc hồn thiện pháp luật.


6
Việc xuất bản một cuốn sách dựa trên kết quả nghiên cứu sẽ có thể giúp các
kết quả nghiên cứu đó được phổ biến rộng rãi.

6. Bố cục của Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong Báo cáo này theo từng nhóm vấn
đề, kết cấu thành 8 chương, bao gồm:
Chương 1. Vấn đề luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa
Chương 2. Chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa và tư cách đương sự trong tố
tụng
Chương 3. Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa

Chương 4. Vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng
Chương 5. Vấn đề giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Chương 6. Vấn đề thanh tốn tiền hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Chương 7. Chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong quan hệ hợp đồng
mua bán hàng hóa
Chương 8. Vấn đề khiếu nại vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong từng chương, sau khi trình bày các kết quả nghiên cứu từ góc độ học
thuật về nhóm vấn đề đó, nhóm nghiên cứu trình bày tiếp các phân tích, bình luận về
các bản án, quyết định của tịa án và phán quyết của trọng tài liên quan, và cuối cùng
đưa ra các nhận xét chung có tính đối chiếu quan điểm học thuật (bao gồm quan điểm
của nhóm nghiên cứu) với quan điểm xét xử của tòa án, trọng tài thương mại.


7
CHƯƠNG 1
VẤN ĐỀ LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA
1.1 Nhận diện vấn đề luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa
Vấn đề được đặt ra và cần được giải quyết trong phạm vi chương này là: (i)
Trong trường hợp nào một hợp đồng có nội dung mua bán thuộc phạm vi điều chỉnh
của LTM 2005 và trong trường hợp nào chỉ thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS
2005?; (ii) Trong trường hợp một hợp đồng có nội dung mua bán thuộc phạm vi điều
chỉnh của LTM 2005 thì những quy định nào của BLDS 2005 có thể được áp dụng?

1.1.1

Hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp đồng mua bán tài sản

Một hợp đồng có nội dung mua bán nếu thuộc phạm vi điều chỉnh của LTM
2005 thì được gọi là “hợp đồng mua bán hàng hóa”, trong khi đó nếu thuộc phạm vi

điều chỉnh của BLDS 2005 thì được gọi là “hợp đồng mua bán tài sản”.
Vậy thì trong trường hợp nào một hợp đồng có nội dung mua bán thuộc phạm
vi điều chỉnh của LTM 2005 và được gọi là “hợp đồng mua bán hàng hóa”? Quan
điểm nghiên cứu và giảng dạy cho thấy, một hợp đồng được xem là hợp đồng mua
bán hàng hóa, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, điều kiện về chủ thể của hợp đồng. Ở đây cần phân biệt hai trường
hợp: Trường hợp thứ nhất, bên bán và bên mua đều là thương nhân và vì vậy là đều là
đối tượng áp dụng đương nhiên của LTM 2005. Trường hợp thứ hai, một bên (bên
bán hoặc bên mua) là thương nhân, còn bên kia khơng phải là thương nhân; khi đó
hợp đồng chỉ chịu sự điều chỉnh của LTM nếu bên không phải là thương nhân chọn áp
dụng Luật Thương mại (khoản 3 Điều 1 LTM 2005).
Thứ hai, về điều kiện về đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng
mua bán hàng hóa phải là “hàng hóa” theo quy định của LTM 2005. Theo đó, hàng
hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và
những vật gắn liền với đất đai (khoản 2 Điều 3 LTM 2005). Như vậy, thực chất chỉ có
đất đai, hay nói chính xác hơn là các quyền đối với đất đai khơng phải là hàng hóa
theo định nghĩa này mà thơi.
Thứ ba, về mục đích của hợp đồng: Trong trường hợp các bên hợp đồng đều là
thương nhân thì hợp đồng phải “nhằm mục đích sinh lợi”, nghĩa là có mục đích phù
hợp với mục đích tồn tại của thương nhân. Mặc dù nhằm xác định thẩm quyền vụ việc
của tòa án, nhưng Hội đồng thẩm phán TANDTC cũng đồng thời thể hiện quan điểm
về luật nội dung qua giải thích thuật ngữ “mục đích sinh lợi” như sau: “Hoạt động
kinh doanh, thương mại là việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương mại. Hoạt


8
động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh
doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ, thúc đẩy, nâng
cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh, thương mại.Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn
A được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực may mặc. Hoạt động

của Công ty A không chỉ giới hạn ở việc may sản phẩm là hàng dệt may để phục vụ
thị trường mà còn bao gồm cả hành vi mua nguyên vật liệu về để sản xuất, xây dựng
nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, thuê xe ô tô để đưa công nhân đi làm, đi nghỉ hàng
năm theo chế độ hoặc mua một số ti vi để cho cơng nhân giải trí sau giờ làm việc…”1.
Cịn trong trường hợp một bên là thương nhân, bên kia không phải là thương nhân thì
hợp đồng được xem là “nhằm mục đích sinh lợi” bởi sự tham gia của bên là thương
nhân, khơng cần xem xét đến mục đích của bên khơng phải thương nhân.
Như vậy, một hợp đồng có nội dung mua bán mà không đáp ứng các điều kiện
nêu trên thì khơng phải là hợp đồng mua bán hàng hóa, mà là hợp đồng mua bán tài
sản chịu sự điều chỉnh của BLDS 2005 và/hoặc pháp luật chuyên ngành.

1.1.2

Áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự đối với hợp đồng mua bán hàng
hóa

Các nội dung trình bày ở đây nhằm trả lời câu hỏi: Quy định nào của BLDS
2005 có thể được áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa thuộc phạm vi điều
chỉnh của LTM 2005?
Điều 4 LTM 2005 quy định: Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật
thương mại và pháp luật có liên quan. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định
trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. Hoạt động thương mại không được
quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ
luật Dân sự.
Như vậy, mua bán hàng hóa với tư cách là một loại hoạt động thương mại phải
tuân theo LTM 2005 và pháp luật có liên quan. Trong ngữ cảnh này, “pháp luật có
liên quan” là các quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực pháp luật thương mại, bao gồm
các quy phạm pháp luật trong các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định chi tiết
LTM 2005 cũng như các quy phạm pháp luật nhằm nội luật hóa các cam kết quốc tế
và các quy phạm pháp luật quy định áp dụng trực tiếp các cam kết quốc tế liên quan

đến mua bán hàng hóa.
Nhưng có phải vì mua bán hàng hóa với tư cách là một hoạt động thương mại
được quy định trong LTM 2005 (Điều 24-73), nên theo quy định tại khoản 3 Điều 4
LTM 2005 thì quy định của BLDS khơng được áp dụng đối với hợp đồng mua bán
hàng hóa? Cách diễn đạt của quy định này dường như cho phép hiểu như vậy. Nhưng
khi xem xét các quy định của LTM 2005, có thể dễ dàng nhận thấy Luật này khơng có
1

Xem mục 3.3 Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC
hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS 2004.


9
các quy định chung về vấn đề giao kết hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng trong hoạt
động thương mại, mà cũng khơng có các quy định riêng về các vấn đề này đối với hợp
đồng trong từng hoạt động thương mại cụ thể. Như vậy, phải áp dụng các quy định về
giao kết hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng của BLDS 2005 để xem xét vấn đề giao
kết hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng trong trong các hoạt động thương mại được
quy định tại LTM 2005. Bởi vì các nhà làm luật khơng hề muốn có hay vơ ý tạo ra lỗ
hổng pháp luật này. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu thì như vậy quy định tại
khoản 3 Điều 4 LTM 2005 phải được hiểu theo ý nghĩa: Những vấn đề pháp lý nào
của các hoạt động thương mại không được quy định trong LTM 2005 và trong các
luật chuyên ngành khác thì áp dụng các quy định của BLDS 2005 về các vấn đề pháp
lý đó.2
Nhưng nếu LTM 2005 có quy định về một vấn đề pháp lý, nhưng quy định
không đầy đủ, chi tiết như quy định của BLDS về cùng vấn đề thì có được áp dụng bổ
sung các quy định của BLDS về vấn đề đó đối với hợp đồng mua bán hàng hóa hay
khơng? Ví dụ, về vấn đề bảo hành đối với hàng hóa mua bán thì LTM 2005 chỉ quy
định vỏn vẹn tại Điều 49 như sau: “1. Trường hợp hàng hóa mua bán có bảo hành thì
bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã

thỏa thuận. 2. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà
hoàn cảnh thực tế cho phép. 3. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.” Trong khi đó, BLDS 2005 quy định chi tiết hơn
nhiều về việc bảo hành đối với tài sản mua bán, bao gồm nghĩa vụ bảo hành (Điều
445), quyền yêu cầu bảo hành (Điều 446), sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành (Điều
447), bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành (Điều 448). Theo quan điểm của
nghiên cứu này thì bảo hành hàng hóa là một “vấn đề pháp lý”, bởi vậy, khi LTM
2005 đã quy định vấn đề pháp lý “bảo hành” thì khơng áp dụng bổ sung quy định về
bảo hành tài sản mua bán của BLDS 2005. Bởi vì, việc áp dụng bổ sung quy định về
bảo hành tài sản mua bán có thể phá vỡ tính hệ thống của các chế định trong LTM
2005. Còn nếu cho rằng LTM khơng có quy định tương tự như BLDS 2005, theo đó
“nếu bên bán khơng thể sửa chữa được hoặc khơng thể hồn thành việc sửa chữa
trong thời hạn đó thì bên mua có quyền u cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật
khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền” (khoản 3 Điều 447 BLDS 2005), nên khơng có
căn cứ để giải quyết hậu quả trong trường hợp bên bán không sửa chữa được hàng
hóa, thì điều đó là khơng đúng. Bởi vì, nếu hàng hóa khơng thể sửa chữa được, nghĩa
là hàng hóa được giao không đảm bảo chất lượng theo hợp đồng thì bên mua có quyền
áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo quy định tại Điều 297 LTM 2005,
theo đó bên mua có thể buộc bên bán đổi hàng hóa; hoặc nếu việc áp dụng chế tài
buộc thực hiện đúng hợp đồng không đạt được kết quả mong đợi, thì bên mua có thể
áp dụng chế tài hủy hợp đồng (Điều 312-314 LTM 2005). Như vậy, trong trường hợp

2

Quan điểm tương tự, xem: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật thương mại hàng
hóa và dịch vụ, chương 1 (sắp xuất bản).


10
tương tự, bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa vẫn có thể đạt được kết quả

tương tự bằng các con đường mà chính LTM 2005 mở ra.

1.2 Thực tiễn tài phán của tòa án, trọng tài thương mại về vấn đề luật áp dụng
đối với hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.1

Áp dụng LTM hay BLDS


Quyết định giám đốc thẩm số 03/2009/KDTM-GĐT ngày 09/04/2009
của Hội đồng thẩm phán TANDTC về vụ án tranh chấp hợp đồng
mua bán hàng hóa3

Đây là vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng
hóa giữa nguyên đơn (bên mua) là Công ty TNHH thương mại Đại Nam và bị đơn
(bên bán) là Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương (theo bản án sơ thẩm và phúc
thẩm), được xét xử sơ thẩm bởi TAND tỉnh Tây Ninh bằng bản án kinh tế sơ thẩm số
03/KDTM-ST ngày 14/7/2008, xét xử phúc thẩm bởi Tịa Phúc thẩm TANDTC tại
TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh tế phúc thẩm số 129/2008/KDTM-PT ngày
15/10/2008 và xét xử giám đốc thẩm bởi Hội đồng thẩm phán TANDTC bằng quyết
định giám đốc thẩm số 03/2009/KDTM-GĐT ngày 09/04/2009.
Liên quan đến vấn đề được đề cập ở đây, một phần nội dung trong MỤC “Xét
thấy” của quyết định giám đốc thẩm được dẫn lại như sau:
“1. Công ty Đại Nam và Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương tranh chấp với
nhau về nghĩa vụ thanh toán phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa (các Hợp đồng
số 34/HĐĐN-06 và số 35/HĐĐN-06). Trong q trình thực hiện hợp đồng, Cơng ty
Đại Nam và Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương đã thay đổi nội dung các hợp đồng
trên bằng việc lập và ký Biên bản thỏa thuận bán lại khoai mì lát ngày 04/6/2006 và
đã thanh lý các Hợp đồng số 34/HĐĐN-06 và số 35/HĐĐN-06 để thay thế hợp đồng
khác (Biên bản thoả thuận bán khoai mì lát ngày 04/6/2006). Sau đó, Cơng ty Đại

Nam và Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương đã nhiều lần đối chiếu công nợ..,
nhưng Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương không trả được nợ theo cam kết, Tòa án
cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định đây là vụ án kinh doanh thương mại
tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa là có căn cứ, đúng pháp luật. Tuy nhiên,
việc Tịa án cấp sơ thẩm và Tịa án cấp phúc thẩm khơng có nhận định và khơng viện
dẫn điểm a khoản 1 Điều 29, khoản 2 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự là thiếu sót.
2. Việc Tịa án cấp sơ thẩm áp dụng các Điều 428 (quy định về hợp đồng mua
bán tài sản), Điều 438 (quy định về nghĩa vụ trả tiền), Điều 476 (quy định về lãi suất)
của Bộ luật dân sự năm 2005 và Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng các Điều 428 và 438
Bộ luật dân sự để giải quyết vụ án này là không đúng. Đối với vụ án này phải áp dụng
quy định tại các Điều 300 (quy định về phạt vi phạm), Điều 301 (quy định về mức
3

Quyết định này cũng còn được đề cập tại Chương đề 7 (Chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa).


11
phạt vi phạm) và Điều 306 (quy định về yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán) Luật
thương mại năm 2005 mới đúng.
3. Theo Biên bản thỏa thuận bán khoai mì lát ngày 04/6/2006 thì Doanh
nghiệp tư nhân Nguyệt Phương cam kết đến ngày 15/8/2006 trả đủ 8,8 tỷ đồng cho
Công ty Đại Nam, nếu quá thời hạn trên mà chưa trả đủ thì phải chịu lãi suất chậm
thanh tốn là 1.1%/tháng và phải chịu phạt thêm 5%/tháng trên số tiền cịn nợ cho
Cơng ty Đại Nam; tổng hai khoản là 6,1%/tháng.
Vào các ngày 11/7/2006, 12/8/2006 và 30/8/2006, Doanh nghiệp tư nhân
Nguyệt Phương đã thanh toán được 800 triệu đồng; như vậy, tính đến ngày 30/8/2006,
Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương cịn nợ Cơng ty Đại Nam 8 tỷ đồng tiền gốc.
Tại Phụ lục Biên bản thỏa thuận bán khoai mì lát ngày 30/8/2006, Cơng ty Đại
Nam u cầu Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương thanh toán số tiền trên trước

ngày 30/9/2006, nếu quá hạn thì phải chịu lãi suất là 1,1%/tháng và chịu phạt vi phạm
10%/tháng trên số tiền chậm thanh tốn; cịn Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt
Phương cam kết đến ngày 30/9/2006 trả hết số nợ còn lại và đề nghị được tính mức lãi
và mức phạt vi phạm theo Biên bản thỏa thuận bán khoai mì lát ngày 04/6/2006 là
6,1%/tháng.
Sau đó, Cơng ty Đại Nam và Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương cịn nhiều
lần đối chiếu cơng nợ và Công ty Đại Nam đưa ra mức phạt vi phạm hợp đồng lên đến
15%/tháng và lãi suất chậm thanh toán là 1,1%/tháng. Đến ngày 14/9/2007, Doanh
nghiệp tư nhân Nguyệt Phương lại xin được trả lãi theo lãi suất ngân hàng là
1,5%/tháng kể từ ngày 01/7/2007.
Như vậy, Công ty Đại Nam và Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương chỉ
thống nhất được với nhau về mức lãi suất chậm thanh toán là 1,1%/tháng; thỏa thuận
của các đương sự về trách nhiệm thanh toán tiền lãi do chậm thanh toán là không trái
pháp luật. Riêng về việc phạt vi phạm hợp đồng, các đương sự có thỏa thuận và thỏa
thuận này là không trái pháp luật; nhưng các đương sự không thống nhất được với
nhau về mức phạt sau mỗi lần đối chiếu công nợ. Hơn nữa, mức phạt vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng mà các đương sự đưa ra (5%/tháng, 10%/tháng hay 15%/tháng) đều
không đúng pháp luật. Theo quy định tại Điều 301 Luật thương mại năm 2005 thì
mức phạt (hoặc tổng mức phạt đối chiếu với nhiều vi phạm) do các bên thỏa thuận
trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ các Điều 428, 438 và 476 Bộ luật dân sự năm 2005
để buộc Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương phải chịu lãi suất nợ quá hạn do Ngân
hàng Nhà nước công bố và không phải chịu phạt vi phạm hợp đồng là không đúng
pháp luật và không đúng với thỏa thuận không trái pháp luật của đương sự (thỏa thuận
về trách nhiệm thanh toán tiền lãi do chậm thanh toán và về phạt vi phạm nghĩa vụ
hợp đồng của Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương và Công ty Đại Nam tại Biên
bản thỏa thuận bán khoai mì lát ngày 04/6/2006).


12

Tồ án cấp phúc thẩm khơng chấp nhận cách tính lãi của Tịa án cấp sơ thẩm,
khơng chấp nhận mức lãi suất (1,1%/tháng) và mức phạt vi phạm (15%/tháng) là
16,1%/tháng do nguyên đơn đưa ra và buộc bị đơn trả lại số tiền nợ của 5.000 tấn
khoai mì lát theo thời giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm là 3.600đ/kg (theo Báo giá
khoai mì do nguyên đơn cung cấp) cũng là không đúng pháp luật.
Trường hợp này cần phải căn cứ vào các Điều 300, 301, 306 Luật thương mại
năm 2005 và thoả thuận (không trái pháp luật) của các đương sự tại Biên bản thỏa
thuận bán lại khoai mì lát ngày 04/6/2006 để xem xét về việc phạt vi phạm nghĩa vụ
hợp đồng và khoản tiền lãi trên số tiền chậm thanh toán, đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sự. Mặt khác, theo Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương trình
bày thì do bị cháy kho hàng tại Campuchia nên Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương
gặp khó khăn trong việc thanh tốn tiền cho Cơng ty Đại Nam. Vì vậy, khi xét xử lại
vụ án này, Tòa án các cấp cần yêu cầu đương sự cung cấp lại tài liệu chứng minh thiệt
hại thực tế đã xảy ra, nếu có đầy đủ căn cứ thì có thể xem xét giảm một phần mức
phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cho Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương.”
Nhận xét:
Trong quyết định giám đốc thẩm này, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã nhận
định chính xác rằng: “Việc Tịa án cấp sơ thẩm áp dụng các Điều 428 (quy định về
hợp đồng mua bán tài sản), Điều 438 (quy định về nghĩa vụ trả tiền), Điều 476 (quy
định về lãi suất) của Bộ luật dân sự năm 2005 và Toà án cấp phúc thẩm áp dụng các
Điều 428 và 438 Bộ luật dân sự để giải quyết vụ án này là không đúng. Đối với vụ án
này phải áp dụng quy định tại các Điều 300 (quy định về phạt vi phạm), Điều 301
(quy định về mức phạt vi phạm) và Điều 306 (quy định về yêu cầu tiền lãi do chậm
thanh toán) Luật thương mại năm 2005 mới đúng”. Bởi vì, một khi đã xác định hợp
đồng bị tranh chấp là hợp đồng mua bán hàng hóa thì phải áp dụng quy định của LTM
2005 là luật riêng điều chỉnh loại quan hệ hợp đồng này và chỉ áp dụng các quy định
của BLDS 2005 đối với các vấn đề pháp lý của loại hợp đồng này mà không được
LTM 2005 điều chỉnh.
Việc giải quyết vụ án này cũng còn cho thấy rõ rằng, việc áp dụng các quy
định của LTM 2005 hay BLDS 2005 để giải quyết vụ án có thể cho các kết quả rất

khác nhau. Bởi vì, tình tiết vụ án cho thấy bên cạnh việc thỏa thuận mức tiền lãi do
chậm thanh toán bằng 1,1%/tháng, các bên cịn có thỏa thuận phạt vi phạm do chậm
thanh toán với mức 5%/tháng trên số tiền chậm trả. Nếu áp dụng BLDS 2005 thì
khoản tiền phạt mà bị đơn phải trả cho thời gian chậm thanh toán đến thời điểm xét xử
sơ thẩm đã vượt cả số tiền nợ gốc, bởi vì quy định tại Điều 422 BLDS 2005 không
giới hạn mức phạt vi phạm tối đa. Trong khi đó, nếu áp dụng LTM 2005 tịa án sẽ chỉ
chấp nhận mức phạt tối đa bằng 8% trên giá trị khoản tiền chậm trả (là giá trị phần
nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm) mà không phụ thuộc vào thời gian chậm trả là bao lâu.


13
1.2.2

Áp dụng LTM và một số quy định của BLDS


Bản án kinh tế phúc thẩm số 1009/2007/KDTM-PT ngày 05/9/2007 của
TAND TP. Hồ Chí Minh

Trong vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng
hóa giữa nguyên đơn (bên bán) là Công ty TNHH TM & Kỹ thuật lạnh Đức Thuận và
bị đơn (bên mua) là Công ty TNHH Đại Tần được xét xử sơ thẩm bởi TAND Quận
Tân Bình TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh tế sơ thẩm số 06/2006/KDTM-ST ngày
12/04/2007 và xét xử phúc thẩm do kháng cáo của nguyên đơn bởi TAND TP. Hồ Chí
Minh bằng bản án kinh tế phúc thẩm số 1009/2007/KDTM-PT ngày 05/9/2007, tòa án
phúc thẩm đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc bị đơn phải thanh tốn số tiền
hàng cịn thiếu và tiền lãi trên số tiền hàng chậm thanh tốn. Tịa án này dẫn căn cứ
pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ án bao gồm các Điều 24, 50, 306 LTM 2005,
các Điều 281, 290 BLDS 2005.
Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu thì tranh chấp trên phát sinh từ hợp

đồng mua bán giữa hai thương nhân, được ký kết, giao hàng và thanh toán một phần
tiền hàng trong năm 2006, nên việc tòa án cấp phúc thẩm áp dụng LTM 2005 để giải
quyết tranh chấp là chính xác. Trong đó các điều khoản của LTM 2005 được viện dẫn,
bao gồm Điều 24 để khẳng định đây là hợp đồng mua bán hàng hóa, Điều 50 làm căn
cứ buộc bị đơn thanh tốn tiền hàng, Điều 306 làm căn cứ buộc bị đơn trả tiền lãi do
chậm thanh toán. Thiết nghĩ các quy định nêu trên của LTM 2005 đã cung cấp đủ căn
cứ pháp luật để tòa án ra phán quyết với nội dung như trên. Nên việc viện dẫn các quy
định của BLDS 2005, bao gồm Điều 281 (căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự) và Điều
290 (thực hiện nghĩa vụ trả tiền) là khơng cần thiết vì LTM 2005 với tư cách là luật
riêng (lex specialis) đã cung cấp đủ cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, việc viện dẫn Điều 281
và 290 BLDS 2005 trong trường hợp này là khơng sai, bởi vì đây là các quy định
chung về nghĩa vụ dân sự, bao gồm cả nghĩa vụ hợp đồng, và không mâu thuẫn với
các quy định nêu trên của LTM 2005.


Bản án kinh tế sơ thẩm số 141/2008/ST-KDTM ngày 25/01/2008 của
TAND TP. Hồ Chí Minh

Cịn trong vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán
hàng hóa giữa ngun đơn (bên bán) là Cơng ty TNHH kinh doanh chế biến thủy sản
và XNK Quốc Việt (Công ty Quốc Việt) và bị đơn (bên mua) là Cơng ty cổ phần in
bao bì và XNK tổng hợp (Công ty Paprimex) được xét xử sơ thẩm bởi TAND TP. Hồ
Chí Minh bằng bản án kinh tế sơ thẩm số 141/2008/ST-KDTM ngày 25/01/2008 thì
tịa án này đã áp dụng Điều 233 LTM 1997 (quyền đòi tiền lãi do chậm thanh toán) và
Điều 305 BLDS 2005 (trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự) để
chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn số tiền hàng
còn thiếu và trả tiền lãi phát sinh do chậm trả như yêu cầu của nguyên đơn.
Trong trường hợp này hợp đồng mua bán được ký kết trong năm 2005, thời
điểm giao hàng theo thỏa thuận hợp đồng, việc giao hàng, nghĩa vụ thanh toán tiền



14
hàng phát sinh cũng như việc thanh toán một phần tiền hàng đều trong năm 2005. Bởi
vậy, theo quan điểm của nhóm nghiên cứu thì việc tịa án áp dụng LTM 1997 để giải
quyết tranh chấp là chính xác. Tuy nhiên, việc áp dụng đồng thời cả Điều 233 LTM
1997 và Điều 305 BLDS 2005 là không phù hợp với nguyên tắc áp dụng luật. Bởi vì
Điều 233 LTM 1997 quy định về quyền đòi tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh
tốn theo hợp đồng, trong khi đó Điều 305 BLDS 2005 lại quy định về nghĩa vụ trả
tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền với tư cách là một nghĩa vụ dân sự nói
chung (không chỉ là nghĩa vụ hợp đồng). Theo nguyên tắc quy định của luật riêng
được áp dụng thì trong trường hợp này tịa án khơng được đồng thời áp dụng Điều
305 BLDS. Thêm nữa, các tính tiền lãi trên số tiền chậm trả theo hai điều khoản này
là khác nhau: Trong khi theo quy định tại Điều 233 LTM 1997 thì tiền lãi trên số tiền
chậm trả được tính “theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy
định tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả”, còn theo quy định tại
Điều 305 BLDS 2005 thì khoản tiền lãi trên số tiền chậm trả được tính “theo lãi suất
cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời
điểm thanh toán". Thực tế, hội đồng xét xử đã tính tiền lãi trên số tiền chậm trả theo
quy định tại Điều 233 LTM 1997 (= số tiền chậm trả x lãi suất cơ bản x 150% x số
tháng chậm trả), nên việc viện dẫn cả Điều 305 BLDS 2005 cho thấy có thể hội đồng
xét xử cịn nhầm lẫn rằng cách tính tiền lãi trên số tiền chậm trả theo hai quy định này
là như nhau. Mặc dù theo quy định tại Điều 305 BLDS 2005 thì cơng thức tính tiền lãi
do chậm thanh tốn lại như sau: Tiền lãi đối với số tiền chậm trả = số tiền chậm trả x
lãi suất cơ bản x số tháng chậm trả).


Bản án sơ thẩm số 1184/2007/KDTM-ST ngày 10/7/2007 của TAND
TP. Hồ Chí Minh

Trong vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng cung cấp và lắp

đặt thiết bị giữa nguyên đơn (bên bán) là Công ty TNHH Kỹ thuật cơ điện XD-TM
Sài Gòn và bị đơn (bên mua) là Công ty cổ phần Nam Trung Việt được xét xử sơ
thẩm bởi TAND TP. Hồ Chí Minh bằng bản án sơ thẩm số 1184/2007/KDTM-ST
ngày 10/7/2007, hội đồng xét xử đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn
trả tiền lãi do chậm thanh toán trên số tiền chậm trả căn cứ Điều 306 LTM 2005, mà
không đồng thời viện dẫn Điều 305 BLDS 2005.
Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu thì trong vụ án này, xét về mặt khách
quan, việc tòa án chỉ áp dụng quy định tại Điều 306 LTM 2005 làm căn cứ buộc bị
đơn trả tiền lãi do chậm thanh toán cho nguyên đơn, mà không đồng thời viện dẫn
Điều 305 BLDS 2005 là phù hợp với nguyên tắc áp dụng luật như đã đề cập ở trên,
theo đó LTM 2005 (luật riêng) đã quy định thì khơng áp dụng quy định của BLDS
2005 (luật chung) về cùng một vấn đề. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, khác với
trường hợp viện dẫn đồng thời quy định tại Điều 233 LTM 1997 và Điều 305 BLDS
2005, việc đồng thời căn cứ Điều 306 LTM 2005 và Điều 305 BLDS 2005 là khó xảy
ra. Bởi vì cách tính tiền lãi do chậm thanh toán theo quy định tại Điều 306 LTM 2005
và cách tính tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo quy định tại Điều 305


15
BLDS 2005 rõ ràng là khác biệt. Trong khi, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác, căn cứ Điều 306 LTM 2005 thì tiền lãi trên số tiền chậm
trả được tính “theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh
tốn tương ứng với thời gian chậm trả”, cịn căn cứ Điều 305 BLDS 2005 thì bên
chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền “phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ
bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm
thanh toán”.

1.2.3

Áp dụng LTM 1997 hay LTM 2005



Bản án kinh tế sơ thẩm số 141/2008/ST-KDTM ngày 25/01/2008 của
TAND TP. Hồ Chí Minh

Trong vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng
hóa được xét xử sơ thẩm bởi TAND TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh tế sơ thẩm số
141/2008/ST-KDTM ngày 25/01/2008 đã được đề cập ở mục 1.2.2 trên đây, hợp đồng
được ký kết, bên bán giao hàng và bên mua thanh toán một phần tiền hàng trong năm
2005, như vậy là trước thời điểm LTM 2005 có hiệu lực. Sang năm 2006 (khi LTM
2005 có hiệu lực) hai bên chỉ còn lập biên bản xác nhận số tiền bên mua còn nợ bên
bán. Hội đồng xét xử đã nhận định bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán quy định
khoản 1 Điều 71, Điều 73 LTM 1997 và áp dụng Điều 233 LTM 1997 (và cả Điều
305 BLDS 2005) để buộc bên mua (bị đơn) thanh tốn tiền hàng cịn thiếu và trả tiền
lãi do chậm thanh toán.
Như vậy, hội đồng xét xử đã áp dụng luật có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng
được ký kết và phát sinh nghĩa vụ giao hàng và thanh tốn khơng chỉ để buộc bên mua
thanh tốn số tiền hàng cịn thiếu mà cả tiền lãi trên số tiền chậm trả theo cách tính
của luật này (theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại
thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả). Theo quan điểm của nhóm
nghiên cứu thì việc áp dụng pháp luật như vậy là chính xác, bởi vì quyền địi tiền lãi
do chậm thanh toán của bên bán đã phát sinh trong thời gian hiệu lực của LTM 1997
khi bên mua khơng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh tốn của mình.


Bản án sơ thẩm số 1184/2007/KDTM-ST ngày 10/7/2007 của TAND
TP. Hồ Chí Minh

Cịn trong vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng cung cấp và
lắp đặt thiết bị giữa nguyên đơn (bên bán) là Công ty TNHH Kỹ thuật cơ điện XDTM Sài Gòn và bị đơn (bên mua) là Công ty cổ phần Nam Trung Việt được xét xử sơ

thẩm bởi TAND TP. Hồ Chí Minh bằng bản án sơ thẩm số 1184/2007/KDTM-ST
ngày 10/7/2007 được đề cập trên thì hợp đồng được ký kết trong năm 2005, hàng
(thiết bị) được giao và lắp đặt, chạy thử, vận hành, tiền hàng được thanh toán bằng
85% giá trị hợp đồng đều trong năm 2005. Chỉ việc nghiệm thu là được thực hiện
trong năm 2006; nhưng việc nghiệm thu lại làm phát sinh nghĩa vụ của bên mua thanh


16
tốn 15% giá trị hợp đồng cịn lại. Trong trường hợp này hội đồng xét xử đã áp dụng
LTM 2005 (Điều 306) chứ không áp dụng LTM 1997 (Điều 233) để xác định số tiền
lãi trên số tiền chậm thanh tốn.
Như vậy, theo quan điểm của nhóm nghiên cứu thì trong trường hợp này việc
tòa án căn cứ Điều 306 LTM 2005 mà không căn cứ Điều 233 LTM 1997 để xác định
số tiền lãi trên số tiền chậm thanh tốn cũng là chính xác, bởi vì khi việc nghiệm thu
được thực hiện trong năm 2006 và làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán của bên mua
cũng như quyền yêu cầu trả tiền lãi do chậm thanh toán của bên bán thì phải áp dụng
luật có hiệu lực vào thời điểm phát sinh các quyền và nghĩa vụ đó.

1.3 Nhận xét chung
Qua các vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng
hóa được đề cập trên đây, có thể nhận thấy rằng các tịa án vẫn còn lúng túng trong
việc xác định căn cứ pháp luật để giải quyết vụ án trong bối cảnh tồn tại nhiều nguồn
luật khác nhau hoặc việc giao kết và quá trình thực hiện hợp đồng trải dài trong thời
gian hiệu lực của các luật khác nhau.
Ngay cả khi một hợp đồng rõ ràng là hợp đồng mua bán hàng hóa và chịu sự
điều chỉnh của LTM 2005, nhưng vẫn có tịa án áp dụng các quy định của BLDS về
hợp đồng mua bán tài sản để giải quyết tranh chấp. Chỉ đến quyết định giám đốc thẩm
của Hội đồng thẩm phán TANDTC mới có được nhận định đúng đắn, theo đó căn cứ
pháp luật để giải quyết yêu cầu về phạt vi phạm và trả tiền lãi do chậm thanh toán
phải là các điều khoản tương ứng của LTM 2005, chứ không phải là của BLDS 2005.

Đối với vấn đề có phần phức tạp hơn là khi nào các quy định của BLDS 2005
được áp dụng đối với các vấn đề của hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh
của LTM 2005 thì các tịa án cũng tỏ ra lúng túng hơn. Có trường hợp các quy định
của LTM 2005 và BLDS 2005 về cùng một vấn đề cùng được viện dẫn (được áp
dụng), như trường hợp viện dẫn đồng thời Điều 233 LTM 1997 và Điều 305 BLDS
2005 hoặc Điều 306 LTM 2005 và Điều 305 BLDS 2005, mặc dù các cặp điều khoản
này quy định khác nhau về cách tính tiền lãi do chậm thanh tốn. Điều đó khơng chỉ
phát sinh từ việc khơng hiểu đúng nội dung quy định pháp luật, mà quan trọng hơn là
từ việc không tuân thủ nguyên tắc quy định của luật riêng loại trừ quy định của luật
chung (lex specialis derogat legi generali).
Nhưng trong các vụ án được đề cập trên đây thì các tịa án đã tỏ ra có nhận
thức tốt về vấn đề hiệu lực thời gian của luật. Theo đó, LTM 1997 được áp dụng để
giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết và thực
hiện hồn tồn trước thời điểm LTM 2005 có hiệu lực, mặc dù việc khởi kiện được
thực hiện sau khi LTM 1997 hết hiệu lực. Còn trong trường hợp hợp đồng mua bán
được giao kết, hàng được giao và tiền hàng được thanh toán một phần trong thời gian
hiệu lực của LTM 1997, nhưng nghĩa vụ thanh tốn một phần tiền hàng cịn lại phát


17
sinh sau thời điểm LTM 2005 có hiệu lực, thì yêu cầu trả tiền lãi do chậm thanh toán
được chấp nhận theo cách tính của LTM 2005 nếu các bên khơng có thỏa thuận. Đến
thời điểm hiện nay vấn đề áp dụng LTM 1997 hay LTM 2005 hầu như không còn
phải được đặt ra trên thực tế. Nhưng việc nắm vững các nguyên tắc liên quan đến việc
áp dụng luật cũ, luật mới vẫn ln có ý nghĩa, bởi LTM 2005 sẽ cịn được sửa đổi, bổ
sung hoặc thậm chí thay thế.

Danh mục các bản án liên quan
1. Quyết định Giám đốc thẩm số 03/2009/KDTM-GĐT ngày 09/04/2009 về vụ tranh
chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa

2. Bản án số 1009/2007/KDTM-PT ngày 05/09/2007 của TAND TP. Hồ Chí Minh
v/v tranh chấp hợp đồng mua bán
3. Bản án số 1184/2007/KDTM-ST ngày 10/7/2007 của TAND TP. Hồ Chí Minh về
việc Tranh chấp hợp đồng cung cấp và lắp đặt thiết bị
4. Bản án số 141/2008/ST-KDTM ngày 25/01/2008 của TAND TP. Hồ Chí Minh về
việc tranh chấp hợp đồng mua bán


18
CHƯƠNG 2
CHỦ THỂ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ TƯ CÁCH
ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG
2.1 Các vấn đề pháp lý về chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa và tư cách đương
sự trong tố tụng
2.1.1

Tư cách chủ thể hợp đồng

Xem xét từ góc độ pháp luật thương mại thì một hợp đồng đương nhiên được
xem là hợp đồng trong hoạt động thương mại, nếu các bên tham gia hợp đồng đều là
thương nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 LTM 2005 thì “thương nhân bao gồm
tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Như vậy, có thể phân loại thương nhân
thành hai nhóm là “tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp” và “cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Nhưng bản
thân pháp luật thương mại chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các thương nhân, chứ
không điều chỉnh việc thành lập, đăng ký kinh doanh, tổ chức và quản lý hoạt động
của thương nhân. Các vấn đề này thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về chủ thể
kinh doanh, bao gồm pháp luật doanh nghiệp và pháp luật hợp tác xã.
Theo pháp luật về chủ thể kinh doanh thì có thể phân loại tổ chức kinh tế

thành hai nhóm, bao gồm (i) doanh nghiệp các loại được điều chỉnh bởi LDN 2005 và
(ii) hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được điều chỉnh bởi Luật HTX 2003. Trong đó,
doanh nghiệp được định nghĩa là “tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” (khoản 1 Điều 3 LDN 2005). Cụ thể, theo
pháp luật hiện hành doanh nghiệp bao gồm công ty TNHH các loại, công ty cổ phần,
công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Trong đó cơng ty các loại đều có tư cách
pháp nhân (Điều 38, 63, 77, 130 LDN 2005), chỉ có doanh nghiệp tư nhân khơng phải
là pháp nhân. Cịn hợp tác xã (HTX) được định nghĩa là “là tổ chức kinh tế tập thể do
các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung,
tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh
tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả
các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” (Điều 1 Luật HTX 2003). Trong khi đó, liên
hiệp hợp tác xã (LHHTX) lại là tổ chức kinh tế hoạt động theo nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của HTX, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các
HTX thành viên, hỗ trợ nhau trong hoạt động và đáp ứng các nhu cầu khác của các
thành viên tham gia (Điều 44 Luật HTX 2003). HTX và LHHTX đều có tư cách pháp
nhân (Điều 1, 44 Luật HTX 2003).


19
Bên cạnh các chủ thể kinh doanh được xem là tổ chức kinh tế như nêu trên cịn
có một loại chủ thể kinh doanh được LDN 2005 giao cho Chính phủ điều chỉnh, đó là
hộ kinh doanh. “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm
người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm,
sử dụng khơng q mười lao động, khơng có con dấu và chịu trách nhiệm bằng tồn
bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh” (khoản 1 Điều 49 Nghị định số
43/2010/NĐ-CP).4
Trong các loại chủ thể kinh doanh nêu trên thì việc xác định tư cách chủ thể

trong quan hệ hợp đồng đối với các chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân là đã rõ
ràng, không tranh cãi. Các chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân chính là các chủ
thể hợp đồng. Bởi vì, với tư cách pháp nhân các chủ thể này có thể “nhân danh mình
tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập” (khoản 4 Điều 84 BLDS 2005).
Như vậy, nếu trong văn bản hợp đồng mua bán hàng hóa ghi bên bán là “Công ty
TNHH X”, bên mua là “Công ty cổ phần Y” thì Cơng ty TNHH X và Cơng ty cổ phần
Y đó chính là các chủ thể hợp đồng. Ngay cả đối với loại công ty hợp danh thì vấn đề
tư cách chủ thể hợp đồng cũng rõ ràng, không tranh cãi. Khi bất kỳ một thành viên
hợp danh nào tiến hành hoạt động kinh doanh nhân danh cơng ty ký kết hợp đồng thì
chủ thể tham gia hợp đồng là công ty hợp danh chứ không phải là thành viên hợp
danh (điểm b khoản 1 Điều 134, khoản 1 Điều 137 LDN 2005).
Nhưng đối với các loại chủ thể kinh doanh khơng có tư cách pháp nhân thì vấn
đề tư cách chủ thể hợp đồng của chúng có phần phức tạp hơn và có thể gây tranh cãi.
Đối với doanh nghiệp tư nhân, câu hỏi có thể được đặt ra là chủ thể tham gia giao dịch
pháp luật là doanh nghiệp tư nhân hay chủ doanh nghiệp? Theo quan điểm của nhóm
nghiên cứu thì trong trường hợp doanh nghiệp tư nhân, chủ thể tham gia giao dịch hợp
đồng là doanh nghiệp tư nhân chứ không phải là chủ doanh nghiệp. Bởi vì xét từ góc
độ pháp luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp tư nhân cũng là tổ chức kinh tế như các
loại cơng ty, và vì vậy khơng phải chủ doanh nghiệp mà chính doanh nghiệp tư nhân
mới là thương nhân và là chủ thể tham gia giao dịch thương mại. Thực tiễn hợp đồng
cũng cho thấy, doanh nghiệp tư nhân luôn đứng tên là một bên hợp đồng và được đại
diện bởi chủ doanh nghiệp hoặc một đại diện theo ủy quyền nào đó.
Cịn đối với hộ kinh doanh thì việc khẳng định ai là chủ thể hợp đồng, chính
hộ kinh doanh với tư cách là một chủ thể kinh doanh hay (các) cá nhân, thậm chí là hộ
gia đình với tư cách là chủ hộ kinh doanh, có phần khơng rõ ràng, có thể gây tranh
cãi. Bởi vì, một mặt pháp luật về chủ thể kinh doanh khơng nhìn nhận hộ kinh doanh
là một tổ chức kinh tế, nhưng lại rõ ràng được thừa nhận là một loại chủ thể kinh
doanh, mặc dù chịu nhiều hạn chế pháp lý như chỉ được đăng ký kinh doanh tại một
địa điểm và tiến hành kinh doanh tại địa điểm đó trừ trường hợp bn chuyến hay
4


Về sự ra đời và phát triển của pháp luật về hộ kinh doanh cũng như bản chất, đặc điểm pháp lý, đăng
ký kinh doanh, quản trị và vận hành hộ kinh doanh tham khảo thêm: Ngơ Huy Cương, Phân tích pháp
luật về hộ kinh doanh để tìm ra các bất cập, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Luật học số 25
(2009), 2634 – 245


×