Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Căn cứ hủy phán quyết trọng tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.38 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

THÁI NGUYỄN HỒNG NHUNG

CĂN CỨ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thương mại

TP. HCM – 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
-----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CĂN CỨ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

SINH VIÊN THỰC HIỆN: THÁI NGUYỄN HỒNG NHUNG
Khóa: 32 - MSSV: 3220139
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S. NGUYỄN THỊ THANH LÊ

TP. HCM – 2011


LỜI CAM ĐOAN


Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
từ việc lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương và định hướng nội dung từ các thầy cô
khoa Luật Thương mại, đặc biệt từ giảng viên hướng dẫn của tôi – Thạc sĩ Nguyễn
Thị Thanh Lê. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của thầy cơ chỉ mang tính định hướng, chỉ
dẫn, do đó, tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về những nội dung trong khóa luận.
Tơi cam đoan đây là cơng trình do chính tơi nghiên cứu và thực hiện, khơng sao
chép từ bất cứ nguồn nào khác. Mọi tham khảo và trích dẫn từ tài liệu khác đã được
ghi chú rõ ràng.

Tác giả

Thái Nguyễn Hồng Nhung


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ GỐC

TỪ VIẾT TẮT

1.

Luật Trọng tài thương mại

Luật 2010

2.

Pháp lệnh Trọng tài thương mại


Pháp lệnh 2003

3.

Bộ luật dân sự 2005

BLDS

4.

Bộ luật tố tụng dân sự 2004

BLTTDS

5.

Luật Mẫu của UNCITRAL về Trọng tài
thương mại quốc tế

Luật Mẫu

6.

Công ước New York 1958 về công nhận và

Công ước New York

thi hành phán quyết trọng tài


1958

7.

Hội đồng trọng tài

HĐTT

8.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời

BPKCTT


LỜI MỞ ĐẦU

Tr.1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG

Tr.4

TÀI THƯƠNG MẠI VÀ PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
1.1
Những vấn đề lý luận về Trọng tài thương mại

Tr.4

1.1.1


Tr.4

Khái niệm trọng tài thương mại

1.1.1.1. Định nghĩa trọng tài thương mại.
1.1.1.2. Đặc điểm của Trọng tài thương mại.

Tr.4
Tr.5

1.1.2.
Phạm vi thẩm quyền của Trọng tài thương mại.
1.1.2.1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

Tr.6
Tr.7

1.1.2.2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có
hoạt động thương mại.

Tr.8

1.1.2.3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật được quy định giải
quyết bằng Trọng tài.

Tr.10

1.1.3.
Phân loại trọng tài.

1.1.3.1. Căn cứ thuộc tính của tranh chấp.

Tr.11
Tr.11

1.1.3.2. Căn cứ hệ thống pháp luật mà Trọng tài được thành lập.

Tr.12

1.1.4.
1.2.

Tr.13
Tr.13

Các hình thức trọng tài thương mại.
Khái quát về phán quyết trọng tài

1.2.1.
Khái niệm phán quyết trọng tài
1.2.1.1. Định nghĩa phán quyết trọng tài

Tr.13
Tr.13

1.2.1.2. Đặc điểm của phán quyết trọng tài
1.2.1.3. Nguyên tắc ra phán quyết

Tr.14
Tr.15


1.2.1.4. Nội dung và hình thức của phán quyết.
1.2.2.
Hiệu lực của phán quyết trọng tài.

Tr.16
Tr.17

1.2.2.1. Một số vấn đề về hiệu lực của phán quyết trọng tài

Tr.17

1.2.2.2. Sửa chữa, giải thích phán quyết; phán quyết bổ sung
1.2.2.3. Đăng ký phán quyết

Tr.18
Tr.19

1.2.3.
Hủy phán quyết trọng tài.
1.2.3.1. Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

Tr.20
Tr.20

1.2.3.2. Hậu quả pháp lý của việc hủy.
1.2.3.3. Một số lưu ý.

Tr.21
Tr.21


1.2.4.

Tr.22

Thi hành phán quyết trọng tài.

CHƯƠNG 2: CÁC CĂN CỨ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI Tr.24
THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2010.
2.1
Căn cứ thứ nhất: Khơng có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận Tr.24
trọng tài vô hiệu
2.1.1.
Sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài
Tr.24


2.1.1.1. Định nghĩa thỏa thuận trọng tài
2.1.1.2. Quy định của pháp luật về hình thức của thỏa thuận trọng tài.

Tr.24
Tr.25

2.1.1.3. Một số bất cập. Kiến nghị và giải pháp.
2.1.2.
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

Tr.27
Tr.31


2.1.2.1. Quy định của pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

Tr.31

2.1.2.2. Một số bất cập. Kiến nghị và giải pháp.
2.2.
Căn cứ thứ hai: Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng
trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái
với các quy định của Luật Trọng tài.
2.2.1.
Thành phần Hội đồng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận
của các bên hoặc trái với các quy định của Luật Trọng tài.
2.2.1.1. Quy định của pháp luật về thành phần Hội đồng trọng tài.

Tr.34
Tr.38

2.2.1.2. Một số điểm bất cập. Kiến nghị và giải pháp.
2.2.2
Thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các
bên hoặc trái với các quy định của Luật Trọng tài.
2.2.2.1. Một số quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng trọng tài.

Tr.43
Tr.47

2.2.2.2. Bất cập. Kiến nghị và giải pháp.
2.3.
Căn cứ thứ ba: Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội
đồng trọng tài

2.3.1.
Xác định các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng
tài.
2.3.2.
Hủy phán quyết một phần.

Tr.51
Tr.53

2.3.3.
2.4.

Tr.55
Tr.56

2.5.1.

Bất cập và kiến nghị.
Căn cứ thứ tư: Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng
trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài
viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên
tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, cơng bằng của
phán quyết trọng tài.
Chứng cứ và xác minh chứng cứ.
Trọng tài viên nhận lợi ích vật chất của một bên tranh chấp làm
ảnh hưởng đến tính khách quan và cơng bằng của phán quyết
Bất cập và kiến nghị.
Căn cứ thứ năm: Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Luật áp dụng cho nội dung tranh chấp.


2.5.2.
2.5.3.

Nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
Hướng hoàn thiện.

Tr.61
Tr.62

2.4.1.
2.4.2.
2.4.3.
2.5.

KẾT LUẬN

Tr.39
Tr.39

Tr.47

Tr.53
Tr.55

Tr.56
Tr.58
Tr.59
Tr.59
Tr.60


Tr.63


LỜI MỞ ĐẦU.
 Lý do chọn đề tài
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến trên thế giới vì tính
hiệu quả và thuận lợi của nó trong mối tương quan với quá trình giải quyết tranh
chấp tại Tòa án hoặc một số thiết chế khác. Trọng tài thương mại và các Trung tâm
Trọng tài cũng đã xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu và được điều chỉnh bằng các
Quyết định hoặc Nghị định, tuy nhiên, phải đến năm 2003, vấn đề này mới được
quy định trong một văn bản có hiệu lực pháp lý tương đối cao – đó là Pháp lệnh
Trọng tài thương mại 2003. Pháp lệnh 2003 đã đánh dấu một bước tiến đáng kể
trong quá trình phát triển Trọng tài tại Việt Nam. Mặc dù vậy, sau hơn 7 năm thi
hành Pháp lệnh, chỉ có 7 trung tâm Trọng tài được thành lập trên toàn quốc, số vụ
tranh chấp do Trọng tài thụ lý cũng không nhiều. Theo thống kê của Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam
(VIAC) thì từ năm 2003 đến 2010, số vụ tranh chấp mà Trung tâm giải quyết trung
bình khoảng 38 vụ/ năm.1 Dù con số này có xu hướng ngày càng tăng qua các năm,
nhưng so với số vụ tranh chấp được thụ lý tại các Trung tâm trọng tài trong cùng
khu vực như Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Hồng Kông (HKIAC), Trung
tâm trọng tài thương mại quốc tế Singapore (SIAC) thì vẫn rất nhỏ bé 2. Các Trung
tâm cịn lại thì tiếp nhận rất ít, thậm chí, khơng có vụ tranh chấp nào. Nguyên nhân
của việc này xuất phát từ những hạn chế trong quy định của Pháp lệnh 2003. Chế
định về hủy phán quyết trọng tài là một trong những điểm bất cập như vậy. Sở dĩ
các doanh nghiệp không lựa chọn phương thức Trọng tài thay cho Tịa án là vì sau
khi các bên trải qua quá trình giải quyết tranh chấp tại Trọng tài, việc yêu cầu hủy
phán quyết lại diễn ra quá dễ dàng, khiến cho việc giải quyết tranh chấp tại Trọng
tài được ví như cấp xét xử sơ thẩm tại Tòa án. Hơn nữa, điều này còn làm cho các
bên tốn thêm thời gian và tiền bạc để khởi kiện lại vụ tranh chấp ở Tòa án. Mặt

khác, giải quyết tranh chấp tại Trọng tài được xem như một cách để làm giảm “gánh
nặng” cho ngành Tòa án. Nhưng chính vì sự bất cập đó, Tịa án lại phải tiếp nhận
thêm một số lượng không nhỏ đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Nhằm loại bỏ
những điểm hạn chế của Pháp lệnh 2003, tạo cơ hội cho Trọng tài phát triển tại Việt
Nam để đáp ứng nhu cầu của xã hội, Luật Trọng tài thương mại 2010 đã được ban
hành, trong đó, một trong những vấn đề được quan tâm sửa đổi, là chế định hủy
phán quyết trọng tài, đặc biệt là các căn cứ hủy phán quyết. Điều này đã khiến cho

1
2

/> />
1


tác giả nhận ra tầm quan trọng của các căn cứ hủy phán quyết và do đó, đã lựa chọn
đề tài trên để nghiên cứu.
 Ý nghĩa khoa học, giá trị ứng dụng của đề tài và mục đích nghiên cứu.
Vấn đề này có tầm quan trọng đặc biệt, xuất phát từ việc các phán quyết của
Trọng tài có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp phải thi hành, tương tự như bản án
của Tòa án. Tuy nhiên, ngay cả một bản án vẫn có thể phải trải qua giai đoạn xem
xét lại bởi thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm, thì phán quyết của Trọng
tài đương nhiên phải trải qua một sự “kiểm soát đặc biệt” của Tịa án. Sự “kiểm sốt
đặc biệt” này chính là việc một trong các bên tranh chấp yêu cầu Tịa án xem xét
hủy phán quyết trọng tài. Nói cách khác, vấn đề yêu cầu hủy phán quyết được đặt ra
nhằm đảm bảo quá trình giải quyết tranh chấp tại Trọng tài đã diễn ra đúng quy
định của pháp luật, cũng như đảm bảo kết quả giải quyết tranh chấp là công bằng và
khách quan đối với tất cả các bên tranh chấp. Việc nghiên cứu về các căn cứ hủy sẽ
giúp làm rõ những trường hợp có thể dẫn đến hủy phán quyết, từ đó, có thể đánh giá
những điểm tiến bộ mà Luật 2010 đã tiếp thu từ thông lệ quốc tế, so sánh với quy

định bất cập của Pháp lệnh xem bất cập đã thực sự bị loại bỏ hay chưa và để chỉ ra
những mặt hạn chế có thể phát sinh, cùng kiến nghị và giải pháp cụ thể.
 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quan hệ pháp luật phát sinh từ các
căn cứ hủy phán quyết trọng tài do Luật 2010 điều chỉnh, là một nội dung trong chế
định hủy phán quyết trọng tài. Nghĩa là những vấn đề cụ thể về thẩm quyền hay thủ
tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết, cũng như những quy định khác liên quan đến
Trọng tài sẽ khơng được phân tích một cách chi tiết. Phạm vi nghiên cứu bao gồm
tranh chấp khơng có yếu tố nước ngồi và cả tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Tác
giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến như phân tích,
tổng hợp, so sánh. Bên cạnh đó, một số bản án, quyết định của Tịa cũng được phân
tích và bình luận.
 Tình hình nghiên cứu đề tài.
Để thực hiện khóa luận này, tác giả đã tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn, bao
gồm sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, và các cơng trình nghiên cứu khoa học
của cử nhân, thạc sĩ, v.v… Các khóa luận tốt nghiệp và luận văn về Trọng tài mà tác
giả có cơ hội tiếp xúc chủ yếu nghiên cứu về những vấn đề chung của Trọng tài, về
mối quan hệ giữa Trọng tài và Tòa án, về thỏa thuận trọng tài hoặc về phán quyết
trọng tài. Tuy nhiên, trong phạm vi hạn hẹp các nguồn tài liệu mà tác giả được tiếp
cận thì chưa có khóa luận hoặc luận văn nghiên cứu chuyên sâu về các căn cứ hủy
phán quyết trọng tài theo quy định của Luật trọng tài 2010. Bên cạnh đó, sách tham
2


khảo Pháp luật và thực tiễn Trọng tài thương mại quốc tế của Alan Redfern chủ
biên, được VIAC biên dịch, có phân tích khá đầy đủ về các căn cứ hủy phán quyết
trọng tài nhưng đối tượng nghiên cứu chủ yếu lại là Trọng tài thương mại quốc tế,
trong khi đối tượng nghiên cứu trong khóa luận này bao gồm cả Trọng tài quốc tế
và Trọng tài trong nước. Bài nghiên cứu trên tạp chí của tác giả Nguyễn Trung Tín
Về căn cứ hủy quyết định trọng tài thương mại trong Pháp lệnh Trọng tài thương

mại 2003 thì lại phân tích dựa trên quy định của Pháp lệnh, trong khi tác giả lại tập
trung phân tích quy định của Luật mới và có so sánh với quy định của Pháp lệnh.
Hai tác giả Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải cũng đã hoàn thành sách tham khảo
Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại. Đây là tài liệu mới, phân tích dựa trên
các quy định của Luật Trọng tài 2010, tuy nhiên, phần trình bày về các căn cứ hủy
phán quyết trọng tài cũng chưa tồn diện vì nội dung của sách dàn trải ở nhiều vấn
đề khác nhau của Trọng tài. Chính vì vậy, trong bối cảnh Luật 2010 vừa được ban
hành thì đề tài mà tác giả đã chọn thật sự là cần thiết.

3


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI VÀ PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm Trọng tài thương mại
1.1.1.1. Định nghĩa trọng tài thương mại.
Trọng tài thương mại, theo quy định tại điều 3 khoản 1 Luật Trọng tài
thương mại 2010 (Luật 2010), là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa
thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.
 Tranh chấp.
Trong từ điển Tiếng Việt, khái niệm “tranh chấp” được hiểu là tranh giành
một thứ không rõ thuộc về bên nào, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa các bên.
Ngoài ra, khi định nghĩa về tranh chấp thương mại quốc tế, một tác giả đã cho rằng
đây là “những tranh cãi, bất đồng giữa các bên về việc không thực hiện, hoặc thực
hiện không đầy đủ một (hoặc nhiều) nghĩa vụ mà mình cam kết trong hợp đồng
thương mại quốc tế…" 3. Từ những luận điểm trên, ta có thể đưa ra một định nghĩa
như sau: Tranh chấp xảy ra khi có sự xung đột ý kiến giữa hai hay nhiều bên về việc
giành lấy một lợi ích hoặc về việc xác định phần nghĩa vụ mà chưa rõ thuộc về bên
nào.

 Trọng tài thương mại.
Trọng tài, từ điển Black’s Law định nghĩa, “là một phương thức giải quyết
tranh chấp bao gồm một hoặc nhiều bên trung lập thường được chấp thuận bởi các
bên tranh chấp mà các quyết định của họ có tính ràng buộc” 4. Trong thương mại
quốc tế, quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài xuất phát từ việc các bên thỏa
thuận yêu cầu một bên trung lập giải quyết sự xung đột giữa họ thay cho việc u
cầu Tịa án. Q trình tiếp tục diễn ra theo một quy trình tố tụng do các bên tự thỏa
thuận. Tuy nhiên, kết quả giải quyết tranh chấp lại là một phán quyết có giá trị ràng
buộc các bên và tùy theo điều kiện ở mỗi nước, tịa án của hầu hết các quốc gia đều
cơng nhận và cho thi hành. Chính vì sự hiệu quả cùng những ưu thế mà phương
thức giải quyết tranh chấp này mang lại cho các bên, Trọng tài thương mại quốc tế
đã được sử dụng từ rất sớm trong thực tiễn thương mại quốc tế. Qua những mô tả
nêu trên, ta có thể khái quát rằng: Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp
được lựa chọn dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp thay cho quá trình
tố tụng tại Tòa án, được phân xử bởi các bên trung lập và kết thúc bằng một phán
quyết có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp.
3

Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Chính trị quốc gia,
tr.17
4
Bryan A. Garner (2007), Black’s Law Dictionary (Eight Edition), NXB Thomson West, “a method of
dispute resolution involving one or more neutral third parties who are usually agreed to by the disputing
parties and whose decision is binding”

4


1.1.1.2. Đặc điểm của Trọng tài thương mại.
 Trọng tài là cơ chế giải quyết tranh chấp dựa trên sự thỏa thuận.

Đây là một đặc điểm cơ bản của Trọng tài. Điều 5 khoản 1 Luật 2010 quy
định về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài – “các bên phải có thỏa thuận
trọng tài”. Thỏa thuận này, trước hết, là điều kiện tiên quyết để quá trình giải quyết
tranh chấp tại Trọng tài có thể diễn ra một cách hợp lệ. Nội dung của một thỏa
thuận trọng tài bao gồm nhiều yếu tố, tùy thuộc vào hoàn cảnh phát sinh tranh chấp
và vào ý chí của các bên. Một thỏa thuận trọng tài đơn giản có thể chỉ cần quy định
rằng các tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng sẽ được giải quyết tại một
Trung tâm Trọng tài hoặc tại một Hội đồng trọng tài vụ việc. Mặt khác, các bên cịn
có thể thỏa thuận về việc lựa chọn trọng tài viên, trình tự, thủ tục cụ thể để giải
quyết tranh chấp, địa điểm giải quyết tranh chấp, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng
trọng tài, hoặc một số vấn đề khác mà Luật cho phép sự thỏa thuận. Ngoài ra, một
thỏa thuận trọng tài cũng ảnh hưởng đến việc công nhận và cho thi hành phán quyết
trọng tài. Điều V Công ước New York, tại khoản 1 điểm a quy định, việc công nhận
và thi hành phán quyết trọng tài có thể bị từ chối khi các bên ký kết thỏa thuận trọng
tài khơng có đủ năng lực ký kết hoặc thỏa thuận trọng tài khơng có giá trị.
- Sự tự do thỏa thuận là đặc điểm phân biệt tố tụng Trọng tài với tố tụng Tòa án.
Nếu tranh chấp được giải quyết tại Tòa án, các bên hồn tồn khơng có quyền
lựa chọn một vị thẩm phán mà các bên có đủ tin tưởng để giải quyết vụ tranh chấp
của mình thì tại Trọng tài, chọn một trọng tài viên thích hợp cho một vụ tranh chấp
cụ thể là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì khơng phải người nào cũng có đủ
kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra một phán quyết công bằng, nhất là trong những
trường hợp tranh chấp đòi hỏi một sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực có liên quan.
Ngồi ra, các bên cịn có thể thỏa thuận về một số trình tự, thủ tục hoặc thời hạn mà
Luật cho phép sao cho thuận tiện với mỗi bên, giúp hạn chế tối đa những ảnh hưởng
tiêu cực đến hoạt động kinh doanh thường xuyên của họ. Điều này khơng xảy ra
trong tố tụng tại Tịa án vì các bên phải tuân thủ trình tự, thủ tục do pháp luật về tố
tụng dân sự quy định.
- Thỏa thuận trọng tài là cơ sở khước từ tố tụng tại Tòa án.
Thật vậy, Điều 6 Luật 2010 quy định rằng trong trường hợp các bên tranh chấp
đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tịa án thì Tịa án phải từ chối

thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không
thể thực hiện được. Điều này cho ta thấy rằng pháp luật cho phép các bên thỏa
thuận về việc giải quyết tranh chấp tại Trọng tài và cũng tơn trọng sự thỏa thuận đó.
 Trọng tài là hình thức “tài phán tư”.
Sở dĩ ta có kết luận như vậy là vì, nếu đem so sánh hai thiết chế Tòa án và
Trọng tài, ta sẽ thấy được một số điểm tương đồng giữa chúng. Tính chất “tư” được
thể hiện ở chỗ, nếu như quyền xét xử tranh chấp mà Thẩm phán có được là do Nhà
5


nước trao cho thì các Trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài lại được nhận quyền
này từ chính các bên tranh chấp. Ngồi ra, tính “tài phán” cũng giúp phân biệt
Trọng tài với các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn khác (ADR –
Alternative Dispute Resolutions). ADR là một thuật ngữ dùng để chỉ những phương
thức giải quyết tranh chấp ngồi Tịa án, bao gồm cả Trọng tài. Tuy nhiên, Trọng tài
mang tính tài phán cịn các phương thức ADR khác thì khơng mang tính tài phán, ví
dụ, các biện pháp thương lượng, trung gian, hòa giải, mini-trial, v.v…Các biện pháp
này có thể có hoặc khơng có Hịa giải viên – bên thứ ba trung lập. Hơn nữa, vai trị
của các Hịa giải viên này khơng giống với Thẩm phán hay Trọng tài viên, vì họ
khơng có quyền phán xét và phân xử. Chức năng của những người này là giúp các
bên tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng và có lợi cho tất cả các bên và
đơi khi, cách giải quyết đó chứa đựng một sự thỏa hiệp.
 Kết quả giải quyết tranh chấp là một phán quyết có giá trị ràng
buộc các bên tranh chấp.
Cơ sở pháp lý cho đặc điểm này được quy định tại điều 61 khoản 5 Luật
2010 - “Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành”.
Phán quyết của trọng tài là đối tượng được đảm bảo thi hành theo quy định tại điều
1 của Luật Thi hành án dân sự 2008. Đặc điểm này được sử dụng để phân biệt với
các biện pháp ADR khơng mang tính tài phán khác. Bởi vì, đối với các phương thức
ADR khác, ví dụ như trung gian, thương lượng, cho dù các bên đạt được một biện

pháp giải quyết tranh chấp thì biện pháp đó cũng khơng bắt buộc các bên phải thi
hành mà việc tuân theo hay không tuân theo là tùy thuộc vào ý chí của họ.
1.1.2. Phạm vi thẩm quyền của Trọng tài thương mại.
So với Pháp lệnh Trọng tài 2003, phạm vi thẩm quyền của Trọng tài được
mở rộng hơn theo quy định của Luật 2010. Sự mở rộng này bao gồm việc mở rộng
về chủ thể trong tranh chấp (được hiểu là các bên trong tranh chấp) và cả về phạm
vi các tranh chấp có thể giải quyết bằng Trọng tài. Cụ thể, “các bên tranh chấp” theo
Luật 2010 là các cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia tố
tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn - mở rộng và thay thế cho khái niệm
đã gây nhiều tranh cãi được quy định trong Pháp lệnh 2003 là “cá nhân, tổ chức
kinh doanh”. Ngoài ra, điều 2 khoản 1 Pháp lệnh quy định Trọng tài được giải quyết
“các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại”. Trong khi đó, theo điều 2
Luật 2010, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài bao gồm ba dạng sau:
(1) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; (2) Tranh chấp phát
sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại; (3) Tranh
chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

6


1.1.2.1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
 Quy định pháp luật về “hoạt động thương mại”.
Thực tế, Luật 2010 không quy định thế nào là “hoạt động thương mại”. Do
đó, ta phải dẫn chiếu đến các quy định của pháp luật thương mại hiện hành. Điều 3
khoản 1 Luật Thương mại 2005 quy định rằng “hoạt động thương mại là hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc
tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Trong khi đó, Bộ
luật tố tụng dân sự 2004, điều 29 quy định về tranh chấp kinh doanh, thương mại
bao gồm:
“1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ

chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
Mua bán hàng hoá;
Cung ứng dịch vụ;
Phân phối;
Đại diện, đại lý;
đ) Ký gửi;
e) Thuê, cho thuê, thuê mua;
g) Xây dựng;
h) Tư vấn, kỹ thuật;
Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
Đầu tư, tài chính, ngân hàng;
Bảo hiểm;
Thăm dị, khai thác.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ giữa cá nhân, tổ chức
với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của
công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.”
Nhận thấy rằng, “hoạt động thương mại” cần được hiểu theo nghĩa rộng nhất có
thể. Thứ nhất, ta khơng thể xét nội hàm của “hoạt động thương mại” mà chỉ dựa
trên quy định của Luật Thương mại 2005. Thật vậy, Trọng tài là phương thức giải
quyết các tranh chấp thương mại, do đó, nội hàm của các tranh chấp kinh doanh,
thương mại quy định tại BLTTDS cũng phải được chấp nhận. Thứ hai, ta nên áp
dụng theo quan điểm của Luật Mẫu, với giải thích về “hoạt động thương mại” như
sau: Thuật ngữ “thương mại” cần được giải thích theo nghĩa rộng liên quan đến tất
cả các vấn đề phát sinh từ các quan hệ có bản chất thương mại, dù là quan hệ hợp
7



đồng hoặc không phải là quan hệ hợp đồng. Những quan hệ có bản chất thương mại
bao gồm, nhưng khơng giới hạn bởi các giao dịch sau: giao dịch thương mại để
cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối, đại diện hoặc
đại lý thương mại; hoa hồng; th mua; xây dựng cơng trình; tư vấn; kỹ thuật; lixăng; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận thăm dò hoặc khai thác;
liên doanh và các hình thức hợp tác cơng nghiệp hoặc kinh doanh khác; vận tải hàng
hoá hoặc hành khách bằng đường hàng không; đường biển, đường sắt hoặc đường
bộ. Như vậy, danh sách các hoạt động thương mại mà Luật Mẫu liệt kê trên đây là
một danh sách có tính “mở”.
Mặt khác, khi đối chiếu cách sử dụng từ ngữ của Luật 2010 để quy định về nội
hàm các tranh chấp phát sinh tại khoản 1, ta thấy có sự khác biệt so với Pháp lệnh
2003. Nếu như thẩm quyền của Trọng tài được quy định trong Pháp lệnh 2003 là
giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại thì tại khoản 1 điều
2 Luật 2010 là giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Theo
quan điểm của tác giả, thẩm quyền của Trọng tài theo như cách quy định tại Pháp
lệnh 2003 là rất hẹp, chỉ giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh trong hợp
đồng. Trong khi theo thông lệ quốc tế, các bên có thể đưa ra trọng tài các tranh chấp
phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay
không phải là quan hệ hợp đồng.5 Như vậy, có thể thấy rằng cách sử dụng từ ngữ
trong Luật 2010 cho phép mở rộng phạm vi tranh chấp, bao gồm các tranh chấp
trong hợp đồng và các tranh chấp phát sinh ngồi hợp đồng, ví dụ như tranh chấp về
bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có liên quan đến hoạt động thương mại.
1.1.2.2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động
thương mại.
 Phân tích
Theo cách quy định này, chỉ cần một bên trong tranh chấp có hoạt động
thương mại là Trọng tài đã có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ điển hình cho trường
hợp này là tranh chấp giữa nhà cung ứng sản phẩm, dịch vụ với người tiêu dùng,
trong đó bên cung ứng sản phẩm, dịch vụ là bên có hoạt động thương mại. Khi tranh

chấp này xảy ra, các bên có thể u cầu Trọng tài giải quyết thơng qua điều khoản
trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hóa, dịch vụ do
nhà cung cấp soạn sẵn6. Mặc dù vậy, để một tranh chấp thuộc trường hợp này được
giải quyết tại trọng tài, thì chủ thể không phải là vấn đề duy nhất cần quan tâm. Bản
chất của tranh chấp vẫn mang tính quyết định. Thật vậy, tranh chấp không liên quan
đến hoạt động thương mại sẽ không được giải quyết tại trọng tài thương mại, dù
trong quan hệ tranh chấp thỏa mãn điều kiện rằng một bên có hoạt động thương
5

Điều 7 Luật Mẫu UNCITRAL quy định về thỏa thuận trọng tài – là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài
mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định,
dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng
6
Tuy nhiên, người tiêu dùng có quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tịa án để giải quyết tranh chấp (Điều 17 Luật
2010)

8


mại. Điều này được khẳng định khá chắc chắn, vì trong quá trình soạn thảo và ban
hành Luật Trọng tài thương mại, các nhà làm luật đều thống nhất rằng thẩm quyền
của Trọng tài thương mại tuy có mở rộng hơn nhưng vẫn có một giới hạn nhất định.
Cụ thể, thẩm quyền của Trọng tài thương mại không bao gồm việc giải quyết các
tranh chấp liên quan đến các quyền nhân thân, liên quan quan hệ hơn nhân – gia
đình, thừa kế; tranh chấp hành chính; tranh chấp liên quan đến phá sản, cạnh tranh
và một số quan hệ pháp luật khác7. Đó là lý do tại sao tên gọi của văn bản là Luật
Trọng tài thương mại, chứ không phải là Luật trọng tài.
 Tranh chấp có một bên là người tiêu dùng.
Đây là một điểm mới của Luật 2010 so với Pháp lệnh 2003. Người tiêu dùng
được quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp giữa Trọng tài và Tịa án.

Khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng thông thường sẽ phải chấp nhận các
điều kiện chung về cung cấp hàng hóa, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn, trong đó
bao gồm cả thỏa thuận trọng tài. Theo đó, là các bên trong thỏa thuận trọng tài, lẽ ra
khi tranh chấp xảy ra, các bên phải yêu cầu Trọng tài giải quyết. Thế nhưng sẽ là
một điểm bất lợi nếu Luật không trao cho người tiêu dùng quyền lựa chọn, vì người
tiêu dùng thường ở một vị trí có nhiều nguy cơ bị lạm dụng bởi các điều kiện và
điều khoản trong hợp đồng in sẵn của người bán hàng hoặc người cung cấp dịch
vụ8. Như vậy, nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng
tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận.
 Tranh chấp liên quan đến cơ quan Nhà nước.
Khi Pháp lệnh Trọng tài ra đời, phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp
của Trọng tài rất hẹp do bị giới hạn về chủ thể là “cá nhân, tổ chức kinh doanh”. Do
đó, các tranh chấp có liên quan đến các cơ quan, tổ chức thuộc công quyền không
được phép lựa chọn trọng tài để giải quyết vì cơ quan, tổ chức thuộc cơng quyền đó
khơng phải là tổ chức, cá nhân kinh doanh. Ví dụ như trường hợp các ban quản lý
dự án, cơ quan hành chính – sự nghiệp tham gia đấu thầu hoặc giao kết các hợp
đồng, kể cả các hợp đồng mua sắm chính phủ. Tuy nhiên, đối với những tranh chấp
này, trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp được khuyến nghị bởi các nhà tài
trợ, các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển
Châu Á, v.v…trong thực tiễn thương mại quốc tế 9. Và sau đó, Luật Đầu tư 2005
được ban hành lại quy định về việc giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong
nước và nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt
động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, tranh chấp có thể được giải quyết
bằng con đường Trọng tài (Điều 12 Luật Đầu tư). Ở đây, ta thấy có sự mâu thuẫn
7

Xem Dự thảo Luật Trọng tài 2010 ngày 12/1/2009 Điều 2 quy định về thẩm quyền của Trọng tài.
/>8
Xem Thuyết minh chi tiết Dự thảo Luật Trọng tài của Hội luật gia
/>9

Xem Báo cáo tổng kết thi hành Pháp lệnh Trọng tài của Hội luật gia
/>
9


giữa các quy định của pháp luật. Thực tiễn cho thấy khi một tranh chấp về đầu tư
phát sinh giữa nhà đầu tư với cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam, các bên mang
tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài thì Hội đồng trọng tài khơng thụ lý vì cơ quan
quản lý nhà nước khơng phải là tổ chức kinh doanh.
Chính vì thế, trong q trình soạn thảo Luật 2010, các nhà làm luật đã bỏ quy
định về việc các bên là “cá nhân, tổ chức kinh doanh”, thay vào đó, “các bên tranh
chấp là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài…”. Hơn nữa, kết hợp
quy định trên với quy định tại khoản 2 điều 2 Luật Trọng tài, có thể thấy rằng trong
quan hệ tranh chấp mà một bên là chủ thể có hoạt động thương mại với một bên là
cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, thì các bên có quyền đem tranh chấp ra Trọng
tài để giải quyết.
Điều đáng chú ý là trong quan hệ thương mại quốc tế, Nhà nước hồn tồn có
thể tham gia với tư cách là một chủ thể đặc biệt, với đầy đủ các quyền miễn trừ, bao
gồm quyền miễn trừ tài phán, quyền miễn trừ đối với các biện pháp đảm bảo cho vụ
kiện, quyền miễn trừ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, quyền miễn trừ
đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia và quyền miễn trừ khỏi sự chi phối,
điều chỉnh của pháp luật nước ngoài 10. Ngay cả khi Quốc gia từ bỏ các quyền miễn
trừ của mình, thì việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại tại Tịa án
của quốc gia đó cũng khó có thể được coi là một phương thức an tồn đối với bên
tranh chấp kia. Thay vì vậy, Trọng tài được nhận định là một bên hoàn toàn độc lập,
đảm bảo cho tranh chấp được giải quyết một cách khách quan nhất. Việc lựa chọn
Trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp, trước hết, đã tạo sự tin tưởng
trong quan hệ thương mại giữa các bên, từ đó, thúc đẩy quan hệ giao thương quốc tế
phát triển mạnh mẽ.
1.1.2.3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật được quy định giải quyết

bằng Trọng tài.
Pháp lệnh 2003 đã ghi nhận toàn bộ quy định của Luật Mẫu về “hoạt động
thương mại”. Phạm vi các hoạt động thương mại theo điều 2 khoản 2 Pháp lệnh
2003 bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý
thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng;
đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dị, khai thác; vận chuyển hàng hóa,
hành khách bằng đường hàng khơng, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành
vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, nội hàm “hoạt động
thương mại” theo Pháp lệnh là rất rộng, vì ngồi những hoạt động thương mại đã
liệt kê, cịn có “các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. Tuy
nhiên, trong thực tiễn áp dụng, phạm vi đó lại vơ cùng hạn hẹp, vì người ta chỉ căn
cứ vào danh sách các hoạt động thương mại được liệt kê tại điều 2 khoản 2 Pháp
lệnh mà không chấp nhận hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. Để
10

Đại học Luật Tp.HCM (2010), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM, tr.91-100

10


khắc phục điểm hạn chế này, một số văn bản pháp luật chuyên ngành được ban
hành sau Pháp lệnh 2003 có ghi nhận một số hoạt động có thể giải quyết tại Trọng
tài. Chính vì thế, việc Luật 2010 quy định rằng thẩm quyền giải quyết của Trọng tài
cũng bao gồm các tranh chấp khác mà pháp luật quy định giải quyết bằng Trọng tài
là một sự ghi nhận từ thực tiễn, tạo ra sự thống nhất trong hệ thống pháp luật. Các
tranh chấp này gồm có:
- Yêu cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông (Luật Doanh nghiệp Điều
107)
- Tranh chấp hàng hải (Bộ luật Hàng hải – Điều 241)
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam (Luật Đầu tư – Điều 12)

- Tranh chấp phát sinh trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Một số tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế liên quan đến trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của người vận chuyển (Luật Hàng không dân dụng – Điều 173)
- Tranh chấp về công cụ chuyển nhượng. (Luật các công cụ chuyển nhượng – Điều
79)
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại
Việt Nam (Luật Chứng khoán – Điều 131)
- Tranh chấp hợp đồng trong hoạt động xây dựng (Luật xây dựng – Điều 110)
- Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường (Luật Bảo vệ môi trường – Điều
133)
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Luật Sở hữu trí tuệ - Điều 198)
1.1.3. Phân loại trọng tài.
1.1.3.1. Căn cứ thuộc tính của tranh chấp.
Trọng tài bao gồm 2 loại:
(1) Trọng tài trong nước: giải quyết tranh chấp khơng có yếu tố nước ngồi
(2) Trọng tài quốc tế: giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài
“Trọng tài quốc tế là trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có yếu tố
nước ngồi.”11 Định nghĩa này cũng có điểm tương đồng với tư duy của nhà làm
luật, vì trong Dự thảo Luật 2010 ngày 04/11/2008, điều 3 khoản 1 quy định “Trọng
tài quốc tế là trọng tài quy chế hoặc trọng tài vụ việc (ad hoc) được thành lập theo
pháp luật Việt Nam để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngồi.” Tuy nhiên,
Luật Trọng tài chính thức được ban hành không phân biệt rõ vấn đề này. Về việc
phân loại thành trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế, trên thế giới, pháp luật về
trọng tài được chia thành hai trường phái. Ở trường phái thứ nhất, các quốc gia có
hai hệ thống chế định riêng biệt áp dụng cho trọng tài quốc tế và trọng tài trong
nước. Chế định trọng tài quốc tế áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngồi và
chế định trọng tài trong nước áp dụng đối với tranh chấp không có yếu tố nước
11
Đỗ Văn Đại và Trần Hồng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại, NXB Chính trị quốc
gia, tr.25


11


ngoài. Một số quốc gia tiêu biểu của trường phái này có thể kể đến là Cộng hịa
Pháp, Singapore, Hồng Kông, Úc, Thụy Sĩ, Bỉ v.v… Luật Trọng tài Pháp được quy
định trong Quyển IV (Livre IV – L’Arbitrage) Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp (Code
de procédure civile) với hai phần riêng biệt : (1) Trọng tài quốc nội (L’arbitrage
interne) và (2) Trọng tài quốc tế (L’arbitrage international). Trường phái thứ hai chỉ
áp dụng một hệ thống chế định cho hoạt động trọng tài, tuy nhiên, có xác định phạm
vi điều chỉnh của luật trọng tài dựa trên địa điểm trọng tài. Ví dụ Luật Trọng tài
Anh 1996 quy định luật này áp dụng đối với mọi hoạt động trọng tài có địa điểm
trọng tài là ở Anh.12
Mặc dù vậy, theo như cách quy định tại điều 3 khoản 4 Luật 2010 về tranh chấp
có yếu tố nước ngồi cùng một số quy phạm pháp luật khác với những quy định
riêng rẽ áp dụng cho từng loại tranh chấp, ta có thể nhận thấy rằng pháp luật Việt
Nam cũng “ngầm” phân biệt giữa trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế. Ví dụ,
về ngơn ngữ sử dụng trong Trọng tài, đối với tranh chấp khơng có yếu tố nước
ngồi, là tiếng Việt; và đối với tranh chấp có yếu tố nước ngồi, tranh chấp mà ít
nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, ngơn ngữ sử dụng là do
các bên thỏa thuận hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định (Điều 10 Luật 2010).
1.1.3.2. Căn cứ hệ thống pháp luật mà Trọng tài được thành lập.
Trọng tài được chia thành:
(1) Trọng tài Việt Nam: là Trọng tài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
(2) Trọng tài nước ngoài: là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật
trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh
chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.
 Ý nghĩa.
Việc phân loại này có hai ý nghĩa thiết thực sau. Ý nghĩa thứ nhất liên quan
đến vấn đề quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại quốc

gia của mình. Ví dụ, Chương XII Luật Trọng tài Việt Nam quy định về tổ chức và
hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm quy định về điều kiện
hoạt động, hình thức hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Ý
nghĩa thứ hai liên quan đến việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài. Theo
đó, các phán quyết của Trọng tài Việt Nam được đương nhiên thi hành tại Việt Nam
mà không cần thông qua thủ tục công nhận và cho thi hành. Ngược lại, phán quyết
của Trọng tài nước ngồi muốn được thi hành tại Việt Nam thì phải thông qua thủ
tục công nhận và cho thi hành theo quy định tại Phần thứ sáu BLTTDS 2004 và
Công ước New York 1958.

12
Điều 2 Luật Trọng tài Anh. Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ đối với hoạt động trọng tài có địa điểm trọng
tài nằm ngồi nước Anh.

12


1.1.4. Các hình thức trọng tài thương mại.
Có hai hình thức Trọng tài: Trọng tài quy chế và Trọng tài vụ việc.
 Trọng tài quy chế.
Đây là hình thức giải quyết tranh chấp được tiến hành tại một Trung tâm
trọng tài do các bên lựa chọn và theo quy tắc tố tụng của trung tâm đó. Các Trung
tâm trọng tài là cơ quan thường trực, có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải
quyết tranh chấp và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phịng và các
trợ giúp khác trong quá trình tố tụng Trọng tài (Điều 23 Luật 2010).
 Trọng tài vụ việc (còn gọi là Trọng tài ad hoc).
Là hình thức giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục do các bên thỏa
thuận nên còn được gọi là trọng tài tự tiến hành (do it yourself arbitration)13. Trọng
tài vụ việc khơng có cơ quan thường trực, nên sẽ tự động giải tán sau khi giải quyết
xong tranh chấp. Tuy nhiên, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài vụ việc cũng tương

tự thẩm quyền của Hội đồng trọng tài quy chế. Và phán quyết của Hội đồng trọng
tài vụ việc cũng có giá trị ràng buộc thi hành như phán quyết của Trọng tài quy chế.
Do khơng có một tổ chức chỉ đạo tiến hành, nên khi một số vấn đề phát sinh trong
quá trình tố tụng, Trọng tài vụ việc cần đến sự hỗ trợ của Tịa án, ví dụ như việc chỉ
định Trọng tài viên nếu các bên không tự chọn lấy, thay đổi Trọng tài viên của Hội
đồng Trọng tài vụ việc, đăng ký phán quyết của Hội đồng trọng tài vụ việc, v.v…
1.2. KHÁI QUÁT VỀ PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
1.2.1. Khái niệm phán quyết trọng tài
1.2.1.1. Định nghĩa phán quyết trọng tài
Pháp lệnh Trọng tài 2003 khơng có quy phạm nào trực tiếp định nghĩa về
phán quyết trọng tài. Thay vào đó, ta rút ra khái niệm “Quyết định trọng tài” dựa
trên điều 6 và điều 44 Pháp lệnh – là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết
tồn bộ vụ tranh chấp, có giá trị chung thẩm, và buộc các bên phải thi hành trừ
trường hợp bị hủy bởi Tịa án. Thế nhưng, trong q trình giải quyết tranh chấp, Hội
đồng trọng tài phải đưa ra nhiều loại quyết định khác nhau để thực hiện thẩm quyền
của mình, chẳng hạn như quyết định về việc xem xét sự tồn tại của thỏa thuận trọng
tài, hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, xem xét thẩm quyền của Hội đồng trọng tài;
quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời v.v… và những
loại quyết định như vậy không phải là đối tượng mà khái niệm “Quyết định trọng
tài” nêu trên nhắc đến. Chính vì thế, để tránh sự nhầm lẫn khi sử dụng thuật ngữ
này, Luật 2010 đã phân biệt hai loại quyết định của Hội đồng trọng tài: loại thứ nhất
là phán quyết trọng tài – được quy định tại điều 3 khoản 10 – giải quyết toàn bộ nội
dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài; loại thứ hai là quyết định trọng tài
13
Trung tâm thương mại quốc tế UNCTAD (2001), Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa
chọn, bản dịch của VIAC, tr.99

13



– theo điều 3 khoản 9 là quyết định trong quá trình giải quyết tranh chấp. Như vậy,
“quyết định trọng tài” theo Pháp lệnh 2003 và “phán quyết trọng tài” theo Luật
2010 có nội hàm tương đương nhau. Ngồi ra, Quyết định công nhận sự thỏa thuận
của các bên là một trường hợp lưu ý đặc biệt. Theo điều 58 Luật 2010, trong quá
trình tố tụng trọng tài, các bên vẫn được quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài tiến hành
hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Một thỏa
thuận như vậy sẽ được ghi nhận bằng biên bản hòa giải thành và sau đó sẽ được Hội
đồng trọng tài cơng nhận. Quyết định cơng nhận sự hịa giải thành của các bên là
chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài. Từ đó, tác giả cho rằng quyết
định này là một dạng thức của phán quyết trọng tài vì nó có đầy đủ các đặc điểm
của một phán quyết trọng tài. 14
Nhằm làm rõ các đặc trưng của một phán quyết trọng tài để có thể phân biệt
phán quyết với các loại quyết định khác của Hội đồng trọng tài, tác giả định nghĩa
về phán quyết trọng tài như sau: Phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng của
Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung tranh chấp được nêu trong đơn kiện,
làm chấm dứt tố tụng trọng tài, và có giá trị chung thẩm ràng buộc đối với các bên.
1.2.1.2. Đặc điểm của phán quyết trọng tài
a) Phán quyết trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung tranh chấp được nêu
trong đơn kiện.
Nội dung của một đơn kiện theo quy định tại điều 30 khoản 2 bao gồm: (a)
ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; (b) tên, địa chỉ của các bên và của người làm
chứng, nếu có; (c) tóm tắt nội dung vụ tranh chấp; (d) cơ sở và chứng cứ khởi kiện,
nếu có; (đ) các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp; (e) tên, địa
chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài
viên. Ngồi ra, bị đơn cũng có quyền gửi đơn kiện lại nguyên đơn. Như vậy, điểm đ
khoản 2 điều 30 - các yêu cầu của nguyên đơn hoặc của bị đơn - là vấn đề trọng tâm
trong một đơn kiện, là những vấn đề trong tranh chấp mà Hội đồng trọng tài cần
14
Luật Trọng tài Anh sử dụng từ “Award” để chỉ phán quyết trọng tài, phân biệt với các “Decision” (Quyết
định) và “Order” (Lệnh). Từ “Award” cũng được dùng để chỉ phán quyết dựa trên sự thỏa thuận. Section 51

của Luật Trọng tài Anh 1996 quy định rằng :
(1) Nếu trong tố tụng trọng tài các bên giải quyết tranh chấp, những điều khoản sau đây được áp dụng trừ khi
các bên có thỏa thuận khác.
(2) Hội đồng trọng tài sẽ kết thúc vụ kiện đang hiện hữu và, nếu các bên có yêu cầu mà Hội đồng trọng tài
khơng phản đối thì Hội đồng sẽ ghi nhận việc giải quyết của các bên dưới dạng của một phán quyết dựa trên
sự thỏa thuận.
(3) Một phán quyết dựa trên sự thỏa thuận là phán quyết của Hội đồng trọng tài, có cùng trạng thái và hiệu
lực như bất kỳ một phán quyết nào khác
Lược dịch từ nguyên bản sau:
“Section 51. Settlement
(1) If during arbitral proceedings the parties settle the dispute, the following provisions
apply unless otherwise agreed by the parties.
(2) The tribunal shall terminate the substantive proceedings and, if so requested by the
parties and not objected to by the tribunal, shall record the settlement in the form of
an agreed award.
(3) An agreed award shall state that it is an award of the tribunal and shall have the same
status and effect as any other award on the merits of the case.” (Arbitration Act 1996)

14


phải giải quyết. Nếu Hội đồng trọng tài bỏ sót một hoặc một số yêu cầu của các bên
trong phán quyết thì các bên có thể u cầu Hội đồng trọng tài ra phán quyết bổ
sung (theo quy định tại điều 63 khoản 4 Luật 2010). Ngược lại, nếu Hội đồng trọng
tài quyết định vượt quá yêu cầu của các bên thì sẽ khiến cho phán quyết có nguy cơ
bị hủy do Hội đồng trọng tài đã vượt quá thẩm quyền. Do đó, Hội đồng trọng tài
nên giải quyết đầy đủ và chính xác các vấn đề mà các bên yêu cầu.
b) Phán quyết trọng tài làm chấm dứt tố tụng trọng tài.
Khi phán quyết trọng tài được tuyên thì Hội đồng trọng tài đã hồn thành
nhiệm vụ của mình và tố tụng trọng tài chấm dứt. Trừ những trường hợp phán quyết

cần được chỉnh sửa một số lỗi chính tả hoặc lỗi tính tốn, Hội đồng trọng tài khơng
thể thay đổi những quyết định của họ trong phán quyết trọng tài. Những vấn đề đã
được quyết định bởi phán quyết trọng tài sẽ không bị yêu cầu xét xử lần nữa, trừ
trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy bởi Tịa án.
c) Phán quyết trọng tài có tính chung thẩm, có giá trị ràng buộc các bên.
Điều 61 khoản 5 Luật 2010 quy định “Phán quyết trọng tài là chung thẩm và
có hiệu lực kể từ ngày ban hành”. Điều đó có nghĩa là khơng có thủ tục phúc thẩm,
giám đốc thẩm, hay tái thẩm đối với phán quyết trọng tài; giúp phân biệt tố tụng
trọng tài với tố tụng tại Tịa khi mà bản án của Tịa có thể bị kháng cáo, kháng nghị
để xét xử lại ở cấp cao hơn.
Tính ràng buộc là đặc điểm cơ bản của phán quyết trọng tài. Thay vì đưa
tranh chấp ra Tòa án, các bên chọn con đường giải quyết bằng Trọng tài. Tuy nhiên,
Trọng tài cũng mang tính tài phán, cách giải quyết của Trọng tài không mang giá trị
tham khảo như ở các phương thức ADR khác. Hơn nữa, Hội đồng trọng tài đưa ra
kết quả giải quyết tranh chấp dựa trên quy định của pháp luật, cũng giống như Tịa
án sử dụng cơng cụ luật pháp để ra bản án của mình. Chính vì thế, phán quyết cần
phải có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp, tương tự như bản án của Tòa án. Nếu
ngược lại, trọng tài sẽ mất đi đặc trưng của riêng mình khi so sánh với các hình thức
ADR cịn lại.
1.2.1.3. Ngun tắc ra phán quyết
Hội đồng trọng tài ra phán quyết bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
Trường hợp biểu quyết khơng đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo
ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Đây là một nguyên tắc được chấp nhận rộng
rãi theo thông lệ quốc tế 15. Luật Trọng tài của Cộng hòa Pháp cũng quy định phán
quyết trọng tài được thông qua bởi đa số phiếu16, tuy nhiên không nói rõ trong
trường hợp khơng đạt được đa số phiếu thì sẽ xử lý như thế nào. Như vậy, có nhiều
khả năng nếu phán quyết không đạt được đa số phiếu thì Hội đồng trọng tài phải
15

Theo Tóm tắt Luật Trọng tài các nước của Hội luật gia, nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong Điều 29

Luật Mẫu, Điều 1052 Luật trọng tài Đức và Điều 189 Thụy Sĩ
/>16
Điều 1480 Luật Trọng tài của Pháp « La sentence arbitrale est rendue à la majorité des voix »

15


tiếp tục tranh luận đến khi nào đạt được sự đồng thuận cao, có khả năng kéo dài thời
gian tố tụng. Do đó, quy định bổ sung về trường hợp biểu quyết không đạt đa số
trong Luật Trọng tài Việt Nam đã khắc phục được điểm hạn chế trên. Tuy nhiên,
nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với Hội đồng trọng tài gồm nhiều thành viên. Đối
với Hội đồng trọng tài chỉ bao gồm một Trọng tài viên duy nhất thì phán quyết được
lập hồn tồn dựa trên quyết định của Trọng tài viên duy nhất đó.
1.2.1.4. Nội dung và hình thức của phán quyết.
 Hình thức và nội dung của phán quyết.
Phán quyết phải được lập thành văn bản và có chữ ký của Trọng tài viên.
Một số nội dung bắt buộc trong phán quyết trọng tài, bao gồm:
(a) Ngày, tháng, năm, địa điểm ra phán quyết. Thời điểm lập phán quyết trọng
tài cần phải được ghi rõ vì nó ảnh hưởng một số vấn đề pháp lý có liên quan đến
thời hạn như đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc (Điều 62 khoản 2 Luật 2010), sửa
chữa phán quyết (Điều 63 khoản 3 Luật 2010) v.v… Địa điểm ra phán quyết là cơ
sở để xác định Tòa án có thẩm quyền xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
(Điều 7 khoản 2 điểm g Luật 2010).
(b) Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn.
(c) Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên.
(d) Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp.
(đ) Căn cứ để ra phán quyết
(e) Kết quả giải quyết tranh chấp
(g) Thời hạn thi hành phán quyết. Đây là yếu tố bắt buộc vì nó ảnh hưởng đến
việc thực hiện quyền yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài của bên được thi hành,

nếu bên phải thi hành không tự nguyện thi hành phán quyết. Theo điều 66 Luật
2010 khoản 1 quy định, nếu hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải
thi hành không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết, bên
được thi hành phán quyết có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có
thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
(h) Phân bổ chi phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan.
 Chữ ký của Trọng tài viên.
Khoản 2 điều 61 quy định bổ sung rằng khi có Trọng tài viên khơng ký tên vào
phán quyết trọng tài, Chủ tịch Hội đồng trọng tài phải ghi việc này trong phán quyết
trọng tài và nêu rõ lý do. Tuy nhiên, phán quyết trọng tài vẫn có hiệu lực. Cơ sở của
quy định này xuất phát từ việc không phải lúc nào phán quyết cũng có đầy đủ chữ
ký của tất cả Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài. Một Trọng tài viên không đồng
ý với kết quả giải quyết tranh chấp có thể không ký tên vào phán quyết trọng tài
nhưng phán quyết vẫn có thể được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài
trong trường hợp biểu quyết không đạt được đa số.

16


 Hậu quả pháp lý khi vi phạm quy định về nội dung và hình thức
phán quyết.
Một phán quyết có hiệu lực sẽ có ý nghĩa với tất cả các bên tranh chấp. Thiết
nghĩ, Hội đồng trọng tài có trách nhiệm đảm bảo cho phán quyết được lập có hiệu
lực và giá trị thi hành bằng cách hạn chế đến mức tối thiểu những vi phạm, sai sót
có thể dẫn đến việc phán quyết bị yêu cầu hủy và do đó, khơng thể được thi hành.
Đúng theo tinh thần đó, Điều 68 khoản 2 điểm b Luật 2010 quy định rằng thủ tục tố
tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái quy định của Luật
Trọng tài 2010 là một trong những trường hợp thuộc căn cứ hủy phán quyết trọng
tài. Vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể ở chương 2.
1.2.2. Hiệu lực của phán quyết trọng tài.

1.2.2.1. Một số vấn đề về hiệu lực của phán quyết trọng tài
 Tính chung thẩm (Res judicata).
Res judicata theo tiếng Latin nghĩa là một việc đã được xét xử, theo đó một
vấn đề cuối cùng đã được quyết định một cách công bằng và xứng đáng dựa trên
pháp luật và không thể bị kiện một lần nữa bởi cùng các bên…17. Cách giải thích
thuật ngữ trên một lần nữa nói lên rằng tính chung thẩm của phán quyết trọng tài thể
hiện qua việc khơng có bất cứ một phiên xét xử cao hơn chẳng hạn như thủ tục phúc
thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm diễn ra để xét xử lại vụ tranh chấp.
 Phạm vi hiệu lực của phán quyết trọng tài.
- Ràng buộc đối với các bên tranh chấp.
Nếu một bên kiện bên kia ra Tòa án về cùng vụ tranh chấp và cùng u cầu
như trong tố tụng trọng tài thì Tịa án sẽ phải từ chối thụ lý vì vấn đề đã được giải
quyết và phán quyết là chung thẩm. Tuy nhiên, nếu phán quyết trọng tài thuộc một
trong những trường hợp bị hủy bởi Tịa án có thẩm quyền thì phán quyết đó khơng
thể ràng buộc các bên trong bất kỳ quá trình tố tụng nào tiếp theo.
- Ràng buộc đối với tranh chấp tiếp theo.
Mặc dù trong tố tụng trọng tài khơng có ngun tắc stare decisis nhưng
khơng có nghĩa rằng phán quyết trọng tài không liên quan đến tranh chấp tiếp theo
giữa cùng các bên, “đặc biệt vì mục đích xác lập hiệu lực chung thẩm của vấn đề đã
được phán quyết (issue estoppel)”18. “Chẳng hạn như, một số tòa án Hoa Kỳ cũng
đã viện dẫn các nguyên tắc về việc khơng cho phép kiện ra Tịa một vấn đề mà đã
được phán quyết trong một vụ kiện trước đó (collateral estoppel) đối với các quyết
định trọng tài”19.
- Hiệu lực đối với bên thứ ba.
17

/>“Res judicata(Latin: “a thing adjudged”), a thing or matter that has been finally juridically decided on its
merits and cannot be litigated again between the same parties. The term is often used in reference to the
maxim that repeated reexamination of adjudicated disputes is not in any society’s interest.”
18

Alan Redfern (2004), Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế, bản dịch của VIAC, tr.468
19
Alan Redfern (2004), Sđd, tr.469

17


Phán quyết trọng tài khơng có tính chung thẩm và ràng buộc trực tiếp đối với
bên thứ ba. Nhưng nó vẫn có hiệu lực gián tiếp đối với những người khơng phải là
các bên tham gia tố tụng. Ví dụ, một bên thứ ba có thể bị tác động bởi quyết định
trọng tài nếu bên thứ ba đó cùng chịu trách nhiệm với một bên tham gia tố tụng
trọng tài. 20
1.2.2.2. Sửa chữa, giải thích phán quyết; phán quyết bổ sung
Sau khi phán quyết được ban hành, về nguyên tắc, Hội đồng trọng tài đã
khơng cịn thẩm quyền xét xử vụ việc và cũng khơng cịn mối quan hệ với các bên
tranh chấp. Tuy nhiên, các thủ tục sửa chữa, giải thích phán quyết hoặc ra một phán
quyết bổ sung được chấp nhận một cách tự nhiên như là một phương thức khắc
phục những sai sót, giúp Hội đồng trọng tài hồn thành tốt nhiệm vụ xét xử của
mình.
 Sửa chữa phán quyết.
Khi phát hiện những lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính
tốn sai trong phán quyết thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được phán
quyết hoặc trong thời hạn mà các bên đã thỏa thuận, một bên có thể yêu cầu Hội
đồng trọng tài sửa chữa phán quyết và phải thông báo ngay cho bên kia biết. Hội
đồng trọng tài cũng có thể chủ động sửa chữa những lỗi như trên trong thời hạn 30
ngày kể từ ngày ban hành phán quyết và thông báo ngay cho các bên. Ngồi ra,
trong phán quyết có thể có những sai sót tố tụng mà sự tồn tại của chúng là nguy cơ
dẫn đến việc hủy phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp như vậy,
Hội đồng trọng tài vẫn được tạo điều kiện để khắc phục những sai sót đó trong một
thời hạn nhất định nhằm loại bỏ căn cứ hủy phán quyết trọng tài. Thế nhưng, khác

với việc sửa chữa các lỗi kỹ thuật về chính tả hay về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính
tốn sai, Tịa án có thể nhận thấy những sai sót tố tụng của Hội đồng trọng tài không
thể khắc phục được và do đó, tiếp tục xét yêu cầu hủy phán quyết mà không cho
Hội đồng trọng tài tiến hành khắc phục.
 Giải thích phán quyết.
Trong trường hợp có nhu cầu cần được giải thích về một số nội dung cụ thể
của phán quyết thì một bên có thể u cầu việc đó lên Hội đồng trọng tài trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết hoặc trong thời hạn mà các bên thỏa
thuận. Tuy nhiên, việc giải thích hay khơng là do Hội đồng trọng tài quyết định.
Nếu xét thấy u cầu này là chính đáng thì Hội đồng trọng tài sẽ giải thích trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nội dung giải thích là một phần
của phán quyết.

20
Alan Redfern (2004), Sđd, tr.469, 470. Lưu ý, “quyết định trọng tài” ở đây được dùng để chỉ phán quyết
trọng tài (Chú thích của tác giả)

18


 Phán quyết bổ sung.
Bên cạnh những lỗi về kỹ thuật, những sai sót tố tụng hoặc những điểm nội
dung chưa rõ ràng, Hội đồng trọng tài cịn có thể bỏ sót, khơng ghi nhận việc giải
quyết một số u cầu mà các bên đã đưa ra trong quá trình tố tụng. Việc này có thể
được khắc phục bằng một phán quyết bổ sung trong trường hợp có yêu cầu từ một
bên và được Hội đồng trọng tài chấp nhận.
1.2.2.3. Đăng ký phán quyết
 Đăng ký phán quyết của trọng tài vụ việc.
Theo quy định của Luật 2010, chỉ có phán quyết của trọng tài vụ việc mới có
thủ tục đăng ký. Có thể viện dẫn một số lý do để giải thích cơ sở của quy định này

như sau: Thứ nhất, vì là trọng tài vụ việc nên Hội đồng trọng tài ra phán quyết
khơng có dấu, việc đăng ký sẽ giúp phán quyết thêm uy tín thơng qua con dấu của
Tòa án. Thực tế, lý do của việc u cầu đăng ký là khơng ít cơ quan có quan điểm
trọng tài vụ việc không phải là một tổ chức, khơng có tư cách pháp nhân, cho nên
khi phán quyết trọng tài vụ việc sang cơ quan thi hành án của Việt Nam, cơ quan thi
hành án sẽ không thi hành. Thứ hai, việc đăng ký giúp người thi hành, người được
thi hành biết về phán quyết vì trọng tài vụ việc phán quyết xong là tự giải tán21. Mặt
khác, thông qua thủ tục xét đơn yêu cầu đăng ký phán quyết tại Tòa án được quy
định tại khoản 3 điều 62 Luật 2010, hai lý do trên có thể được làm rõ hơn rằng, việc
đăng ký phán quyết của Trọng tài vụ việc là nhằm đảm bảo tính xác thực của phán
quyết. Theo đó, nhà làm luật đã dự liệu những trường hợp phán quyết của trọng tài
vụ việc là giả mạo, và nếu như những phán quyết giả mạo này được thi hành trên
thực tế thì sẽ gây ra thiệt hại cho các bên liên quan. Chính vì thế, các bên trong
tranh chấp sẽ yên tâm hơn khi có một cơ chế đảm bảo phán quyết ghi nhận kết quả
giải quyết tranh chấp giữa họ là có thực.

 Ý nghĩa của việc đăng ký phán quyết.
Việc đăng ký phán quyết của trọng tài vụ việc không ảnh hưởng đến nội
dung và giá trị pháp lý của phán quyết (điều 62 khoản 1 Luật 2010). Tuy nhiên, các
bên phải tiến hành thủ tục đăng ký nếu muốn cơ quan thi hành án dân sự thi hành
phán quyết. Trong khi đó, phán quyết của trọng tài quy chế có thể được cơ quan thi
hành án dân sự thi hành mà không cần thông qua thủ tục đăng ký.
 Thủ tục đăng ký phán quyết.
Theo điều 62 Luật 2010, thẩm quyền xét đơn đăng ký phán quyết thuộc về
Tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết. Trong thời hạn 1 năm kể từ
ngày ban hành phán quyết trọng tài, bên yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài vụ
việc phải gửi đơn xin đăng ký tới Tịa án có thẩm quyền nêu trên. Trường hợp xác
21

Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2011), Sđd, tr.312


19


×