Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.25 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MAI

CĂN CỨ PHÁT SINH
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO VI PHẠM QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH

CĂN CỨ PHÁT SINH
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO VI PHẠM QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts Đỗ Văn Đại
Học viên: Nguyễn Thị Mai
Lớp: Cao học Luật Khóa 2 – Bình Dương

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu riêng của tơi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được nghiên cứu trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, trích trong Luận văn đảm bảo chính xác, tin cậy và trung thực.

Tác giả

Nguyễn Thị Mai


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

TỪ ĐƯỢC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

1

Bộ luật Dân sự

BLDS

2

Bồi thường thiệt hại

BTTH


3

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

BVQLNTD

4

Người tiêu dùng

NTD


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNG HĨA KHƠNG ĐẢM
BẢO CHẤT LƯỢNG........................................................................................... 9
1.1. Sự không rõ ràng trong quy định của pháp luật về khái niệm hàng
hố khơng đảm bảo chất lượng ....................................................................... 9
1.1.1. Sự khơng rõ ràng của khái niệm hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng
......................................................................................................................... 9
1.1.2. Sự không rõ ràng của khái niệm hàng hố có khuyết tật ...................11
1.2. Khó khăn trong thực tiễn áp dụng .........................................................12
1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ..............................................................13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................16
CHƯƠNG 2. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNG HĨA KHƠNG ĐẢM
BẢO CHẤT LƯỢNG GÂY RA ........................................................................17
2.1. Sự không rõ ràng trong quy định của pháp luật ..................................17
2.1.1. Chủ thể bị thiệt hại ..............................................................................17

2.1.2. Các khoản thiệt hại .............................................................................19
2.2. Khó khăn trong thực tiễn áp dụng .........................................................20
2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ..............................................................23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................26
CHƯƠNG 3. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LỖI CỦA NHÀ SẢN XUẤT
..............................................................................................................................27
3.1. Sự không rõ ràng trong quy định của pháp luật ..................................28
3.1.1. Bộ luật Dân sự năm 2015 ...................................................................28
3.1.2. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ...............................................29
3.2. Khó khăn trong thực tiễn áp dụng .........................................................30


3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ..............................................................34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................36
KẾT LUẬN .........................................................................................................37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi Việt Nam hội nhập kinh tế Thế giới và trở thành thành viên 150 của tổ
chức Thương mại thế giới (World Trade Organization), được viết tắt là WTO tại
Đại hội toàn quốc lần thứ VI và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, đứng trước vấn đề đó đã đưa Việt Nam đến những thuận lợi và khó
khăn mang tính rất cấp bách. Cụ thể là việc giao thương của các nước, hẹp hơn là
các doanh nghiệp giữa các nước, việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa được diễn
ra một cách nhanh chóng. Song song đó, trên thị trường nội địa xuất hiện vô số

những mặt hàng mang tính cạnh tranh khốc liệt, một số doanh nghiệp vì mục đích
lợi nhuận mà kinh doanh hàng hóa không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho
NTD và khơng phải NTD nào cũng có trình độ hiểu biết ngang nhau, vì vậy NTD
đa phần sẽ thiệt thịi khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Bởi lẽ,
địa vị xã hội giữa NTD và nhà kinh doanh, nhà sản xuất có khoảng cách rất xa
nhau hay nói cách khác NTD là người yếu thế hơn, họ bị hạn chế về thông tin về
sản phẩm và cũng như hiểu biết về pháp luật. Trước tình hình đó rất cần có những
quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD.
Khi nhắc đến vấn đề này không thể không liên hệ đến các quy định pháp
luật hiện nay, về việc điều chỉnh quan hệ giữa NTD với nhà sản xuất hoặc kinh
doanh, có các văn bản sau: BLDS năm 2015, Luật BVQLNTD năm 2010, Luật
chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Dù khơng chuyên sâu vào điều chỉnh quan hệ
này nhưng những văn bản pháp luật trên là cơ sở, nền tảng để góp phần bảo vệ
quyền lợi NTD trong các giao dịch dân sự nói chung. Khơng phải tiếng nói của
nhà sản xuất quá lớn mà để xác định hàng hóa kém chất lượng rất khó khăn, đây
chính là căn cứ để xác định việc bồi thường cho NTD nếu có thiệt hại xảy ra.
Giữa các văn bản chưa có sự thống nhất do đó gây khó khăn trong việc áp dụng
pháp luật, thực tiễn hiểu sai hoặc cố tình áp đặt ý chí chủ quan trong q trình
xét xử. Vì vậy, nghiên cứu căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do hàng hóa
khơng đảm bảo chất lượng gây ra trên cơ sở thực tiễn và quy định pháp luật
nhằm tìm ra những hạn chế, bất cập từ đó đề xuất hướng giải quyết, kiến nghị
hoàn thiện pháp luật là vấn đề cần thiết.


2

Trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng tác giả đã chọn đề
tài “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi
của người tiêu dùng”. Qua nghiên cứu tác giả đã đề xuất một số kiến nghị hoàn
thiện pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp nhất cho NTD.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình tìm hiểu tác giả nhận thấy đã có một số cơng trình nghiên
cứu về “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi
của người tiêu dùng”, tuy không nhiều nhưng cũng đề cập và nghiên cứu dưới
nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể như sau:
* Sách:
- Tác giả Bùi Văn Thấm, Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
nhà xuất bản chính trị Quốc Gia Hà Nội, năm 2004. Trong tác phẩm này, tác giả
đã đề cập đến quyền và lợi ích hợp pháp của NTD trên cơ sở trả lời các câu hỏi:
Thế nào là người tiêu dùng? Khi bị vi phạm quyền lợi, NTD có quyền khiếu nại,
tố cáo thế nào? Hành vi vi phạm quyền lợi NTD được thể hiện dưới hình thức
nào, việc xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại quy định như thế nào?... Trên cơ
sở trả lời các câu hỏi cho thấy việc nghiên cứu của tác giả chưa có tính chất
chun sâu về vấn đề bồi thường thiệt hại khi vi phạm quyền lợi NTD.
- Tác giả Hoàng Lê, 101 Hỏi – Đáp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
nhà xuất bản Lao động, năm 2007. Tại trang thứ 65 tác giả chỉ liệt kê với nội
dung “Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng” và chỉ
dừng lại ở việc liệt kê điều luật. Vì vậy tác giả nghiên cứu chưa sâu, chưa có tính
thực tế, chỉ dừng lại ở mức độ lý luận.
- Tập thể tác giả Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Hồ Thị Bích Hằng, Luật
Dân sự Việt Nam, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm
2007. Trong cơng trình nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích, làm rõ trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Các tác giả có đề cập đến trách nhiệm BTTH do
chất lượng sản phẩm từ trang 499 đến trang 500 nhưng chưa đi nghiên cứu sâu
vào việc áp dụng những quy định đó trên thực tiễn. Vì vậy, chưa có những kiến
nghị hồn thiện pháp luật cụ thể.


3


- Tác giả Phùng Trung Tập, Bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng về tài sản,
sức khỏe và tính mạng, nhà xuất bản Hà Nội, năm 2009. Trong cơng trình nghiên
cứu này, tác giả đã phân tích căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng và theo hợp đồng trên cơ sở đối chiếu với thực tiễn áp dụng và có những
kiến nghị hồn thiện về những căn cứ phát sinh. Tác phẩm này có sự tổng quan
về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo quy định của BLDS năm 2005 tuy
nhiên tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu trách nhiệm BTTH do vi phạm quyền
lợi của NTD cũng như những vấn đề bất cập xảy ra trong thực tiễn.
- Tác giả Nguyễn Minh Tuấn, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm
2005, nhà xuất bản Tư pháp, năm 2014. Tác giả đã phân tích quy định của pháp
luật về thiệt hại và trách nhiệm BTTH cho NTD trên cơ sở quy định của Hiến
pháp năm 1992, BLDS, Luật Thương mại, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa,
Luật BVQLNTD..., tác giả nêu ra những khó khăn của NTD trong việc khởi kiện
tại Tịa và cái nhìn bao quát về quy định bảo vệ quyền lợi cho NTD theo các văn
bản pháp luật. Tuy tác giả có đề cập đến một số bất cập khi thực thi pháp luật
nhưng chưa có giải pháp nào mang hiệu quả cao.
- Tác giả Đỗ Văn Đại (Chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của
Bộ luật Dân sự năm 2015, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2016. Có thể nói đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên khi BLDS năm
2015 có hiệu lực thi hành, trong cơng trình này, tập thể tác giả đã phân tích trách
nhiệm BTTH ngồi hợp đồng nêu lên những điểm mới và có sự so sánh đối chiếu.
Cụ thể là: căn cứ phát sinh thiệt hại, nguyên tắc BTTH, xác định thiệt hại,....Đề
cập đến bình luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm quyền lợi của
NTD (trang 506 và trang 507) tuy nhiên cơng trình nghiên cứu này chưa nghiên
cứu về sự đồng bộ giữa BLDS năm 2015 và các văn bản có liên quan.
- Tác giả Đỗ Văn Đại, Luật Bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng Việt Nam
– Bản án và bình luận bản án tập 1, tập 2, nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia
Việt Nam, năm 2016. Trong công trình này, tác giả đã phân tích quy định pháp
luật và thực tiễn áp dụng về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng cụ thể là BTTH
do vi phạm quyền lợi NTD, tác giả cũng chỉ ra những bất cập cụ thể, nhưng

trong trong cơng trình này, tác giả chưa đề ra hướng kiến nghị để khắc phục
những bất cập đã nêu.


4

- Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật
gia Việt Nam, năm 2017 (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi bổ sung). Đối với giáo
trình này, đã đề cập và phân tích rõ các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH
ngồi hợp đồng, bao gồm: Có hành vi vi phạm pháp luật, có thiệt hại xảy ra, có
mối quan hệ nhân quả và phải có lỗi của người gây thiệt hại. Trên cơ sở phân
tích chung căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, ngồi ra cịn đề
cập đến các trường hợp cụ thể, trong đó có BTTH do vi phạm quyền lợi NTD.
Tuy nhiên chỉ đề cập đến lý luận, chưa đi sâu vào thực tiễn áp dụng.
* Luận văn thạc sỹ:
- Tác giả Phạm Thị Phương Anh (năm 2003), Cơ sở phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sản phẩm có khuyết tật, nghiên cứu so
sánh luật Việt Nam và luật Anh, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh. Trong luận văn này tác giả đã thể hiện rõ nét những căn cứ
phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do sản phẩm có khuyết tật và xét
đến các phương diện sau: Thiệt hại về sức khỏe, hành vi trái pháp luật và khuyết
tật của sản phẩm, mối quan hệ nhân quả, trách nhiệm dựa trên lỗi và trách nhiệm
nghiêm ngặt. Tác giả đã so sánh với pháp luật Anh và nhận thấy có nhiều điểm
tương đồng và những điểm khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu của sự khác nhau
đó chính là Việt Nam chưa có Luật trách nhiệm sản phẩm trong khi đó Anh đã
có từ năm 1988. Tuy nhiên, luận văn này mới tập trung giải quyết vấn đề lý luận
và chưa đan xen vấn đề thực tiễn. Vì vậy, đây là điểm hạn chế của luận văn.
- Tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa (năm 2009), Bồi thường thiệt hại do vi
phạm quyền lợi người tiêu dùng, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu quy trình về hành vi vi phạm quyền lợi
NTD như: Xác định trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà kinh doanh; mức bồi
thường thiệt hại .... Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra hoạt động của các tổ chức
bảo vệ NTD nhưng chỉ đề cập những vấn đề mang tính lý luận, khơng đưa các
tình huống cụ thể, chỉ dừng lại ở mức “trách nhiệm” và “mức bồi thường”, tác
giả không chỉ rõ vấn đề “lỗi”. Mặc dù có phân tích khía cạnh “Xác định trách
nhiệm của nhà sản xuất” nhưng tác giả không cho biết nhà sản xuất gồm những


5

ai. Nhà nhập khẩu và nhà bán sản phẩm cũng không được đề cập đến. Thời điểm
tác giả thực hiện luận văn này thì Luật BVQLNTD chưa có. Vì vậy, về vấn đề so
sánh đối chiếu luật còn hạn chế.
* Các bài báo, tạp chí :
- Tác giả Nguyễn Hữu Phúc, “Yêu cầu pháp lý của trách nhiệm sản phẩm
theo pháp luật liên minh châu Âu - Bài học cho Việt Nam”, tạp chí Khoa học và
Cơng nghệ Đại học Đà Nẵng, số 03(112), 2017, tr. 139-142. Trong bài viết này,
tác giả chỉ đề cập khái quát pháp luật châu Âu và Việt Nam về yêu cầu pháp lý
của trách nhiệm sản phẩm, chủ thể chịu trách nhiệm sản phẩm; một số quy định
tiến bộ trong khung pháp lý cho trách nhiệm sản phẩm theo pháp luật liên minh
châu Âu mà Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm trong quá trình xây dựng hệ
thống luật và áp dụng pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này. Tác giả chưa có sự đối
chiếu cụ thể với thực tiễn và kiến nghị của tác giả cịn chung chung.
- Tác giả Ngơ Thu Trang (năm 2016), “Chế định trách nhiệm sản phẩm
trong pháp luật bảo vệ người tiêu dùng”, tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Bài viết
đã phân tích trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng, tác giả đã phân tích quy định
tại Điều 604 của BLDS năm 2005 và lướt qua Điều 630 của BLDS năm 2005.
Tuy nhiên đến phần “Trách nhiệm của nhà sản xuất sản phẩm không đảm bảo
chất lượng vi phạm quyền lợi của NTD” mặc dù có đề cập đến trách nhiệm của

nhà sản xuất hàng hóa bị khuyết tật nhưng tác giả chỉ gói gọn trong Luật
BVQLNTD, khơng đề cập đến các quy định của BLDS năm 2005, vì vậy bài viết
chưa giải quyết vấn đề một cách triệt để và chuyên sâu những bất cập trong quy
định của pháp luật.
- Tác giả Nguyễn Trọng Điệp, “Bồi thường thiệt hại trong pháp luật về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật
Học, số 2(2013), tập 29, tr. 44-49. Bắt đầu bài viết tác giả đã cho biết nguồn gốc
hình thành của quy định BTTH ngoài hợp đồng bắt nguồn từ thời La Mã, cũng
giống như những bài viết trước, tác giả đã phân tích sâu những căn cứ phát sinh
nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, tác giả đưa ra các quy định trong Luật BVQLNTD
năm 2010 và các quy định trong BLDS năm 2005. Để làm rõ hơn thế nào là hàng
hóa khơng đảm bảo chất lượng, tác giả đã đề cập đến Luật chất lượng hàng hóa.


6

Bên cạnh đó tác giả phân định rõ trách nhiệm của ba chủ thể đó là: Người sản xuất
hàng hóa; người nhập khẩu và người trực tiếp bán hàng hóa cho NTD. Tuy nhiên,
tất cả những vấn đề mà tác giả đề cập đến chỉ mang tính chất lý luận, dựa trên
những quy định của pháp luật và các quy định khác liên quan để làm nổi bật lên
vấn đề. Vì vậy, khơng thấy được sự khác biệt giữa thực tiễn và cơ sở pháp luật.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại chưa có cơng trình khoa học nào nghiên
cứu sâu về vấn đề thực tiễn và cơ sở lý luận về quy định căn cứ phát sinh trách
nhiệm BTTH do vi phạm quyền lợi NTD. Những cơng trình nghiên cứu trên
thiên về cơ sở lý luận chưa bao hàm rõ nét những vấn đề bất cập xảy ra trong
thực tiễn, nhưng những cơnng trình đó cũng là nguồn tham khảo quan trọng để
tác giả nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Việc nghiên cứu những khó khăn, bất cập trong quá trình áp dụng các quy
định của pháp luật về quy định bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của

NTD và đưa ra những kiến nghị, đề xuất góp phần nâng cao cơ chế thực thi pháp
luật góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật Dân sự nói chung và đảm bảo quyền
lợi của NTD nói riêng. Tạo cơ sở cho các cơ quan chun mơn, các cơ quan có
thẩm quyền áp dụng các quy dịnh của pháp luật đúng, đầy đủ tinh thần của pháp
luật và phù hợp với thực tiễn hiện nay.
4. Mục đích, đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và
phương pháp nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Đưa ra những bất cập đã xảy ra trên thực tế, trên cơ sở quy định của pháp
luật, trên cơ sở đó tác giả đề xuất những kiến nghị mang tính hợp lý, đưa chúng
vào thực tiễn áp dụng. Từ đó, các cơ quan có thẩm quyền nói chung, ngành Tịa
án nói riêng mà đặc biệt là Thẩm phán sẽ có một cái nhìn hết sức đúng đắn về
quy định BTTH do vi phạm quyền lợi của NTD trong các quy định hiện hành.
Đối tượng nghiên cứu:
- Các quy định về BTTH do vi phạm quyền lợi NTD theo BLDS năm 2005,
BLDS năm 2015, Luật BVQLNTD và Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.


7

- Thực tiễn áp dụng căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm quyền lợi NTD hiện nay, thông qua các Bản án cụ thể.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: BTTH do vi phạm quyền lợi của NTD là một trường hợp cụ
thể thuộc phần BTTH ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế đã có trường hợp
phát sinh trách nhiệm BTTH cho NTD trong quan hệ hợp đồng. Trong phạm vi
nghiên cứu luận văn, tác giả tập trung giải quyết căn cứu phát sinh trách nhiệm
BTTH do vi phạm quyền lợi NTD, những trường hợp phát sinh ngoài hợp đồng
và cụ thể những vấn đề sau: Hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng; thiệt hại do
hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng gây ra và lỗi của nhà sản xuất, những vấn

đề phát sinh trong hợp đồng tác giả không nghiên cứu. Qua nghiên cứu tác giả có
đưa ra quan điểm, đề xuất giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện những quy định của
pháp luật.
Về thời gian: Phần lớn nội dung luận văn nghiên cứu vấn đề được quy định
trong BLDS năm 2005; BLDS năm 2015; Luật BVQLNTD năm 2010 và Luật
chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Các vụ việc, bản án, quyết định được sử dụng để
viện dẫn, phân tích hoặc chứng minh cho quan điểm của người viết trong giai
đoạn từ năm 2014 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này hầu như sử dụng
trong toàn bộ các chương của luận văn, tác giả sử dụng để trình bày một cách
tổng quan về việc áp dụng quy định BTTH do vi phạm quyền lợi NTD trên cơ sở
đó tổng hợp những quan điểm của tác giả đối với thực tiễn, đối với luật thực định
và hướng kiến nghị.
- Phương pháp so sánh: Vì là hệ ứng dụng nên đây là phương pháp hết sức
quan trọng, người viết sử dụng để so sánh hững quy định của pháp luật, giữa các
đạo luật này và đạo luật kia, giữa thực tiễn và cơ sở lý luận, cùng một vấn đề
nhưng thực tiễn và pháp luật có những cách giải quyết hồn tồn khác nhau, từ
đó so sánh để thấy rõ những điểm bất cập giữa thực tiễn và luật hoặc ngược lại.
Mỗi chương trong luận văn giải quyết một vấn đề bất cập một cách cụ thể.


8

Kết luận luận văn, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để khái quát
những phân tích trong phần nội dung để đi đến kết luận những vấn đề trọng tâm
cần đạt được của đề tài. Như vậy, trong công trình này, người viết sử dụng
phương pháp tổng hợp song song với phương pháp phân tích và hai phương pháp

này được thực hiện xuyên suốt quá trình nghiên cứu trong luận văn.
5. Các vấn đề cần cần giải quyết
Với đề tài “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
quyền lợi của người tiêu dùng” tác giả có bốn vấn đề nêu ra:
Thứ nhất, hàng hóa không đảm bảo chất lượng;
Thứ hai, thiệt hại do hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng gây ra.
Thứ ba, lỗi của nhà sản xuất.
Thứ tư, căn cứ được miễn trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật
gây ra.
Với bốn vấn đề vừa nêu, tác xin tập trung làm rõ các vần đề thứ nhất, thứ
hai và thứ ba. Với nhận thức hạn hẹp, vấn đề còn lại tác giả nhận thấy chưa có
bất cập gì. Vì vậy, tác giả chỉ tập trung giải quyết cặn kẽ ba vấn đề vừa nêu.
Ngồi lời nói đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận. Với ba vấn đề vừa nêu.
Tác giả dự kiến bố cục đề tài luận văn sẽ chia thành 03 chương.
Bố cục chi tiết:
Chương 1: Bồi thường thiệt hại do hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng.
Chương 2: Bồi thường thiệt hại do hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng gây
ra.
Chương 3: Bồi thường thiệt hại do lỗi của nhà sản xuất.


9

CHƯƠNG 1
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
HÀNG HĨA KHƠNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
Theo quy định tại Điều 608 của BLDS năm 2015 “Cá nhân, pháp nhân sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khơng bảo đảm chất lượng hàng hố, dịch vụ
mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường” có nghĩa là hàng hóa
khơng đảm bảo chất lượng là căn cứ đầu tiên để ràng buộc trách nhiệm cho chủ

thể sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó. Tuy không thay đổi bản chất của vấn đề
nhưng tại khoản 1 Điều 23 Luật BVQLNTD năm 2010 lại dùng thuật ngữ có
khuyết tật và cụ thể là “1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp
gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng….”. Như vậy,
hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng hay hàng hóa có khuyết tật là một trong
những căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do vi phạm quyền lợi NTD. Khi nào
sử dụng hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng và khi nào sử dụng hàng hóa có
khuyết tất thì khơng có sự thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Để
xác định như thế nào là hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng hay hàng hóa có
khuyết tật tác giả sẽ đi từ cơ sở lý luận đến cơ sở thực tiễn.
1.1. Sự không rõ ràng trong quy định của pháp luật về khái niệm hàng
hố khơng đảm bảo chất lượng
1.1.1. Sự không rõ ràng của khái niệm hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng
Tại Điều 630 của BLDS năm 2005 hay Điều 608 của BLDS năm 2015 cũng
chỉ đề cập đến chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng
hàng hóa mà gây thiệt hại cho NTD thì phải bồi thường. Mặc dù, BLDS năm
2015 đã thu hẹp phạm vi chủ thể đó là “Chủ thể khác” nhưng về bản chất thì
khơng thay đổi. Từ đó cho thấy, BLDS chỉ nêu ra hàng hóa khơng đảm bảo chất
lượng nhưng khơng có tiêu chí để đánh giá thế nào là hàng hóa khơng đảm bảo
chất lượng. Luật quy định chung chung, không cụ thể và khơng đưa ra được tiêu
chí để áp dụng. Để hiểu được thế nào là hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng thì
khơng tìm ra một định nghĩa cụ thể, khơng một cuốn sách, khơng một quy định
và khơng có bất cứ một tác giả nào đề cập đến vấn đề này mà chỉ bắt gặp những
khái niệm mang tính đơn lẻ.


10

Chất lượng là một khái niệm quen thuộc trong đời sống tất cả mọi người,

người ta có thể đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau là khả năng sử dụng hay
khả năng hưởng dụng của sản phẩm. Ngày nay, chất lượng sản phẩm hàng hóa
khơng những là thước đo quan trọng khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp mà
còn là chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại và sức cạnh tranh của
nền kinh tế1. Theo nghĩa thơng thường hiện nay thì chất lượng là cái tạo nên
phẩm chất, giá trị của vật2. Như vậy, chất lượng chỉ sự tốt hay xấu của một sản
phẩm hàng hóa.
Theo quy định tại Điều 432 của BLDS năm 2015 chất lượng của tài sản
được quy định như sau:
1. Chất lượng của tài sản mua bán do các bên thoả thuận.
2. Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất
lượng của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định theo
tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Khi các bên khơng có thoả thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất
lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu
chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.
Trường hợp khơng có tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công
bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì
chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc
theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định
của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Mặc dù, tác giả đang xét đến giao dịch dân sự ngoài hợp đồng nhưng với quy
định trên cho thấy dù quan hệ dân sự đó phát sinh trong hợp đồng hay ngồi hợp
đồng thì vấn đề chất lượng được coi như vấn đề tiên quyết được đem ra đánh giá
giá trị của một hàng hóa nhất định. Do đó, chất lượng có vai trị quan trọng trong
1

Chu Đức Nhuận (2008), “Vấn đề chất lượng sản phẩm hàng hóa theo quy định của pháp luật”, Tạp chí

Nghiên cứu Lập pháp, (8), tr.44.
2
Viện Ngôn ngữ học (1996), Từ điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, tr.139


11

việc giao kết hợp đồng và mua bán. Tuy nhiên, chất lượng hàng hóa trong trường
hợp này do các bên thỏa thuận nhưng việc thỏa thuận chất lượng không được thấp
hơn chất lượng mà các bên công bố hoặc là quy định của nhà nước. Điều luật này
đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ bên mua trong việc xác định chất lượng
tài sản mua bán đồng thời ràng buộc nghĩa vụ đối với bên bán3.
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người thơng qua trao đổi hay bn bán, BLDS quy định “hàng hóa khơng
đảm bảo chất lượng” và khơng giải thích gì thêm làm cho người đọc không hiểu
hoặc hiểu theo định nghĩa riêng của mình. Do đó, dù là phân thành những khái
niệm đơn lẻ cũng không thể nào hiểu được như thế nào là hàng hóa khơng đảm
bảo chất lượng, văn bản pháp luật khơng quy định dẫn đến mỗi người có một
cách nhìn chủ quan.
1.1.2. Sự khơng rõ ràng của khái niệm hàng hố có khuyết tật
Khác với BLDS năm 2015 thì Luật BVQLNTD năm 2010 khơng sử dụng
cụm từ “hàng hố không đảm bảo chất lượng” mà đề cập thẳng đến “hàng hóa có
khuyết tật”. Theo khoản 3 Điều 1 Luật BVQLNTD quy định “Hàng hóa có
khuyết tật là hàng hóa khơng bảo đảm an tồn cho người tiêu dùng, có khả năng
gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường
hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật
hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được
cung cấp cho người tiêu dùng”. Hàng hóa có khuyết tật bao gồm: Hàng hóa sản
xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật; Hàng hóa đơn lẻ có
khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ; Hàng

hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an tồn trong q trình sử dụng nhưng khơng có
hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho NTD4.
Không những từ trong định nghĩa mà trong việc quy định vấn đề BTTH
cũng có một sự bất hợp lý. Nếu như BLDS quy định chủ thể kinh doanh hàng
hóa khơng đảm bảo chất lượng thì phải bồi thường thì Luật BVQLNTD quy định
tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
3

Đỗ Văn Đại (2012), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - Bản án và bình luận bản
án, NXB. Chính trị quốc gia – Sự thật, tập 1, tr.39.
4
Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công Thương (2016), Hỏi – Đáp pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, NXB. Hồng Đức, tr.49.


12

trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính
mạng, sức khỏe, tài sản của NTD.
Như vậy, hàng hóa có khuyết tật và hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng
khơng giống nhau và ngữ nghĩa của hai cụm từ “Khuyết tật và không đảm bảo
chất lượng” cũng không đồng nhất với nhau. Điều này cho thấy, có một sự
khơng thống nhất giữa BLDS và Luật BVQLNTD.
1.2. Khó khăn trong thực tiễn áp dụng
Từ việc phân tích các quy định của pháp luật về hàng hóa khơng đảm bảo
chất lượng và hàng hóa có khuyết tật ở các mục trên. Tác giả nhận thấy, các nhà
làm luật đang muốn hướng đến một ý nghĩa chung là dù khơng đảm bảo chất
lượng hay hàng hóa có khuyết tật thì đều có kết quả là hàng hóa khơng đúng như
cam kết, lợi ích hoặc những giá trị khác như các bên đã thỏa thuận mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, đã là luật pháp thì khơng thể quy định chung

chung dẫn đến mỗi người có một cách hiểu khác nhau, mỗi người sử dụng một
khái niệm khác nhau, thể hiện sự không thống nhất trong cách làm luật dẫn đến
sự bất cập trong thực tiễn. Tác giả sẽ đi vào phân tích bản án sau:
Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Bình Minh khởi kiện bị đơn là Công ty
TNHH Coca-Cola về việc bà Minh mua một chai nước cam ép Splash với giá
10.000 đồng. Bên trong chai nước có chứa vật thể lạ là hai ống thủy tinh vỡ và
một mảnh giấy nhỏ màu trắng đục. Bà Minh cho rằng đây là sản phẩm của Công
ty TNHH Coca-Cola nên yêu cầu bồi thường cho bà Minh số tiền mua một chai
nước cam ép; có văn bản giải thích rõ với NTD vì sao lại có vật thể lạ trong sản
phẩm và cơng khai xin lỗi bà Minh và NTD nói chung trên 05 số báo liên tiếp5.
Thẩm phán đã áp dụng Điều 630 của BLDS năm 2005 tổ chức sản xuất kinh
doanh “hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng” thì phải bồi thường cho NTD. Tuy
nhiên, khi nhận định trong bản án thì Tịa án đã mặc nhiên sử dụng “hàng hóa có
khuyết tật” đây là khái niệm được sử dụng trong Luật BVQLNTD năm 2010. Cụ
thể Tịa án cho rằng “Vì hàng hóa (vật chứng mà nguyên đơn khởi kiện) không
phải do Coca-Cola Việt Nam hồn thiện (dập nắp) nên khơng có căn cứ xác định
Coca Cola Việt Nam có lỗi đối với hàng hóa có khuyết tật mà nguyên đơn khởi

5

Phụ lục 01: Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2015/DS-ST ngày 15 và 23/9/2015 của Tòa án nhân dân Quận Bắc
Từ Liêm, Tp. Hà Nội về việc tranh chấp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.


13

kiện”, “Do đó, khơng có căn cứ chấp nhận u cầu khởi kiện của nguyên đơn số
tiền mua một chai nước cam ép Splash của Coca – Cola Việt Nam, yêu cầu giải
thích với NTD về nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện tạp chất, ống thủy tinh trong
sản phẩm nước cam ép Splash và công khai xin lỗi về việc để sản phẩm khuyết

tật lưu hành trên thị trường”. Như vậy, Tòa án đã sử dụng khái niệm “hàng hóa
có khuyết tật” và được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong phần nhận thấy của
bản án. Tuy nhiên, khi áp dụng pháp luật, Tòa án lại áp dụng BLDS năm 2005
trong khi đó BLDS năm 2005 chỉ dùng một khái niệm duy nhất “hàng hóa khơng
đảm bảo chất lượng”. Từ thực tiễn cho thấy Tòa án đã đồng nhất hai khái niệm
“hàng hóa có khuyết tật” và “hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng” là một.
1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Khác với quy định của Việt Nam đối với pháp luật Anh về cơ sở phát sinh
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, phần I Luật BVQLNTD 1987 quy định
người yêu cầu BTTH, kể từ ngày 1/3/19986 và phải chứng minh các yếu tố sau:
Sản phẩm có khuyết tật; người thiệt hại mà yêu cầu BTTH phải gánh chịu xuất
phát từ sản phẩm có khuyết tật và thứ ba là bị đơn là người sản xuất ra sản phẩm
đó hoặc là người có trách nhiệm tương tự như người sản xuất thực tế. Từ quy
định của pháp luật Anh, thấy rằng họ cũng sử dụng thuật ngữ “sản phẩm có
khuyết tật” nhưng kèm theo đó là phải chứng minh ba yếu tố như tác giả đã phân
tích ở trên, có nghĩa việc bồi thường này có điều kiện khác với quy định của Việt
Nam thì hàng hóa không đảm bảo chất lượng là điều kiện đầu tiên để quy trách
nhiệm cho chủ thể sản xuất kinh doanh hàng hóa.
Giữa BLDS năm 2015 và Luật BVQLNTD khơng có sự thống nhất giữa
“hàng hóa có khuyết tật” và “hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng”. Khái niệm
hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng là khái niệm rộng, bao hàm cả khái niệm có
khuyết tật, hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng khơng chỉ là trong hàng hóa đó
có khuyết tật mà còn về chất lượng hay mùi vị hay hình dáng… đều khơng đảm
bảo chất lượng. Như vậy. Theo tác giả, Tịa án áp dụng thuật ngữ hàng hóa có
khuyết tật là chưa bao hàm hết ý nghĩa và nội hàm của hàng hóa và chưa chính
xác với tinh thần của các nhà làm luật. BLDS năm 2015 là luật gốc, luật nội
6

Phạm Thị Phương Anh (2003), Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sản
phẩm có khuyết tật, nghiên cứu so sánh Luật Việt Nam và Luật Anh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật

Thành phố Hồ Chí Minh, tr.16.


14

dung, chỉ cần hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng và gây thiệt hại thì sẽ bồi
thường, khơng cần biết có khuyết tật hay khơng. Do vậy, Tịa án nhận định hàng
hóa có khuyết tật là khơng thuyết phục nếu đã nhận định “hàng hóa có khuyết
tật” thì bắt buộc Tòa án phải áp dụng Luật BVQLNTD, còn Tòa án đã sử dụng
BLDS năm 2005 thì bắt buộc phải sử dụng thuật ngữ “hàng hóa khơng đảm bảo
chất lượng”.
Luật BVQLNTD năm 2010 và BLDS năm 2015 có tính thống nhất ở chổ khi
hàng hóa khơng đạt chất lượng gây thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, Luật
bảo vệ NTD còn hạn chế về mặt ngữ nghĩa, đồng thời cũng hạn chế nếu có trường
hợp cụ thể xảy ra. Khi đã xác định hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng thì khơng
thể áp dụng Luật BVQLNTD. Nếu có xảy ra thì đó là ý kiến chủ quan của Thẩm
phán, mặc nhiên để họ xác định đó là hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng hoặc đó
là hàng hóa có khuyết tật, điều này dẫn đến sự thao túng khi áp dụng các quy định
pháp luật và nguyên nhân sâu xa là các văn bản quy định pháp luật không thống
nhất. Như bản án mà tác giả phân tích ở trên các nhà làm luật mặc nhiên hiểu rằng
hàng hóa có khuyết tật cũng là hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng, hàng hóa có
khuyết tật được quy định trong Luật BVQLNTD cịn BLDS năm 2015 khơng hề
đề cao đến cụm từ này, nhưng thực tiễn xét xử lại cố tình áp dụng, khi nhận định
là “hàng hóa có khuyết tật” nhưng khi quyết định lại áp dụng điều luật của BLDS.
Như vậy là khơng chính xác. Ngun nhân dẫn đến điều này vì Tịa án khơng hiểu
thế nào là hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng và như thế nào là hàng hóa có
khuyết tật hoặc họ hiểu rõ bản chất vấn đề vẫn chủ quan và cố tình áp dụng pháp
luật một cách tùy tiện. Có thể về nội dung, hậu quả việc phát sinh trách nhiệm bồi
thường của vụ án không thay đổi nhưng cái mà mọi người đánh giá đó chính là kỹ
năng lập pháp và kỹ năng thi hành pháp luật của đội ngũ nước ta có vấn đề. Từ

những lập luận trên tác giả kiến nghị như sau:
Nếu BLDS đã quy định rõ về vấn đề này thì Luật BVQLNTD nên thống
nhất tránh những trường hợp thực tế đã mắc phải. Kiến nghị sửa, đổi Luật
BVQLNTD như sau tại khoản 1 Điều 23 Luật BVQLNTD quy định “1. Tổ chức,
cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường
hợp hàng hóa có khuyết tật......” nên sửa lại “Tổ chức, cá nhân kinh doang hàng
hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa khơng đảm


15

bảo chất lượng....”. Đồng thời, kiến nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
Tối cao ban hành Nghị Quyết hướng dẫn về “hàng hóa khơng đảm bảo chất
lượng” tại Điều 608 của BLDS năm 2015. Hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng
là những hàng hóa khơng đáp ứng đủ về nội dung và lẫn về mặt hình thức thì đã
được coi là hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng. Do đó cần phải đưa ra các tiêu
chí để đánh giá một sản phẩm không đảm bảo chất lượng, để thực tiễn xét xử có
một quy chuẩn để áp dụng tránh tình trạng áp dụng tùy tiện và áp đặt ý chí chủ
quan trong q trình xét xử.


16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Cho đến thời điểm hiện nay, quy định về hàng hóa khơng đảm bảo chất
lượng gây thiệt hại cho NTD vẫn là một quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho NTD tốt nhất, dù không được đảm bảo một cách trọn vẹn nhưng phần
nào giúp các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch dân sự được an tâm hơn.
Với chương 1, tác giả đã đề cập đến hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng được
quy định trong BLDS và Luật BVQLNTD. Thực tiễn đã chứng minh giữa hai

quy định pháp luật không có sự thống nhất, một bên là hàng hóa có khuyết tật,
một bên là hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng nhưng được thực tiễn áp dụng
như nhau. Mặc dù, ln hiểu rằng dù là hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng hay
hàng hóa có khuyết tật đầu là hàng hóa khơng đủ tiêu chuẩn đã được nhà sản
xuất tung ra thị trường. Tuy nhiên, pháp luật trên văn bản là một chuyện và đi
vào thực tiễn là một chuyện khác. Không thấy được sự thống nhất khi áp dụng
pháp dụng, dẫn đến tình trạng chủ quan duy ý chí, không áp dụng tinh thần của
pháp luật mà áp đặt quan điểm cá nhân nhiều. Thể hiện rõ sự không chặt chẽ
trong quá trình lập pháp và hành pháp trong pháp luật dân sự.


17

CHƯƠNG 2
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNG HĨA
KHƠNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GÂY RA
Để quy trách nhiệm cho chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hóa khơng đảm
bảo chất lượng địi hỏi phải có thiệt hại. Trong các văn bản pháp luật khơng hề
có quy định hay định nghĩa như thế nào là thiệt hại. Xét về lý luận và thực tiễn
nên làm rõ như thế nào là thiệt hại. Theo quan điểm một tác giả “thực ra khó có
thể đưa ra một định nghĩa thuyết phục về “thiệt hại”, do đó việc BLDS khơng
đưa ra định nghĩa như thế nào là thiệt hại cũng là điều dễ hiểu7. Vì vậy, để việc
BTTH được phát sinh thì phần thiệt hại này phải là hậu quả do hàng hóa kém
chất lượng gây ra, giữa hàng hóa kém chất lượng và thiệt hại này phải có mối
quan hệ nhân quả với nhau, khơng cần xét đến thiệt hại đó bao gồm những thiệt
hại gì. Để làm rõ căn cứ này tác giả sẽ phân tích về cơ sở lý luận và cơ sở thực
tiễn thông qua các bản án cụ thể.
2.1. Sự không rõ ràng trong quy định của pháp luật
2.1.1. Chủ thể bị thiệt hại
So với BLDS năm 2005 thì BLDS năm 2015 khơng có gì thay đổi. Pháp

luật quy định cá nhân, pháp nhân sản xuất hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng
mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Vì vậy, đã có thiệt hại thì phải bồi
thường kèm theo đó hàng hóa phải khơng đảm bảo chất lượng.
Vấn đề đặt ra, BLDS không quy định là bồi thường thiệt hại cho ai, cho
NTD (là người trực tiếp mua) hay là người khơng trực tiếp mua hàng hóa. BLDS
đã bỏ ngõ vấn đề này. Khơng ít những trường hợp người bị thiệt hại không phải
là người trực tiếp mua sản phẩm mà sử dụng một cách gián tiếp và đã bị thiệt hại
do hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng gây ra. Trong trường hợp này, Tòa án
lúng túng để xác định quan hệ pháp luật về BTTH cho NTD hay áp dụng quy
định chung về BTTH ngoài hợp đồng. Như vậy, BLDS quy định chung chung
dẫn đến việc bồi thường thiệt hại sẽ phát sinh đối với người trực tiếp mua sản
phẩm hoặc là tất cả các trường hợp khi sử dụng hàng hóa khơng đảm bảo chất
lượng có thiệt hại thì đều phải bồi thường.
7

Đỗ Văn Đại (2010), Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án và bình luận bản án, NXB. Chính
trị quốc gia, TP. Hồ Chí Minh, tr.92.


18

Người tiêu dùng là người trực tiếp mua sản phẩm
BLDS không đề cập đến NTD cũng như không đề cập đến NTD là người
trực tiếp mua sản phẩm. Chỉ có Luật BVQLNTD mới đề cập đến “Người tiêu
dùng”. Tuy nhiên, trong phạm vi của Luật BVQLNTD thì NTD là “người mua”,
“sử dụng”. Có nghĩa rằng NTD là người mua và NTD cũng có thể là “người sử
dụng”. Theo quy định của pháp luật Ấn Độ thì NTD là bất kỳ người nào; mua
bất kỳ loại hàng hóa nào hoặc thuê hay sử dụng bất kỳ dịch vụ nào, bao gồm cả
những người sử dụng hàng hóa hoặc được hưởng lợi từ dịch vụ khác với người
mua hàng hóa hoặc thuê sử dụng dịch vụ đó, khơng bao gồm người mà có được

hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ như vậy để bán lại hoặc để cho bất kỳ mục đích
thương mại nào8.Từ quy định này cho ta thấy NTD là người trực tiếp mua sản
phẩm hoặc là người không trực tiếp mua sản phẩm (người sử dụng sản phẩm).
Đây là tinh thần pháp luật của nước Ấn Độ.
Người tiêu dùng là người không trực tiếp mua sản phẩm
Trong đời sống có nhiều trường hợp NTD là người khơng trực tiếp mua sản
phẩm và bị thiệt hại do hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng gây ra. Trong
trường hợp này, lại quay về quy định về BTTH ngoài hợp đồng cụ thể là tài sản,
sức khỏe bị xâm phạm hoặc là một trường hợp cụ thể khác. Tác giả nhận thấy
như vậy là khơng hợp lý. Vì khi đã bảo vệ NTD thì phải bảo vệ một cách triệt để,
khi khơng đáp ứng điều kiện này không thể nào viện dẫn đến một quy định khác
để áp dụng. Thực tế cho thấy NTD đa phần là người trực tiếp mua sản phẩm, nếu
như sản phẩm là hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng mà áp dụng các quy định
tại Mục I, Chương XVI của BLDS về hợp đồng mua bán để quy trách nhiệm cho
nhà sản xuất hoặc người bán vì giữa người bán và NTD đã phát sinh một hợp
đồng mua bán, điều này là không hợp lý. Bỡi lẽ, Theo quy định tại khoản 1 Điều
23 Luật BVQLNTD quy định “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình
cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng ngay
cả khi tổ chức, cá nhân đó khơng biết hoặc khơng có lỗi trong việc phát sinh
khuyết tật”. Với quy định như vậy, Nhà sản xuất hay người bán trực tiếp cho
8

Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương (2009), Báo cáo nghiên cứu chuyên đề so sánh luật bảo vệ
người tiêu dùng một số nước trên thế giới- bài học kinh nghiệm và đề xuất một số nội dung cơ bản quy định
ttrong dự thảo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam, tr.15.


19


NTD đều phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra
trong cùng điều kiện9. Như vậy, đây là câu trả lời thay cho việc người khơng trực
tiếp mua sản phẩm có được bồi thường hay khơng, với quy định của Luật
BVQLNTD thì khơng cần phân biệt NTD có phải là người trực tiếp mua sản
phẩm hay khơng, hay nói cách khác khơng cần xét đến yếu tố trong hợp đồng
hay ngoài hợp đồng thì NTD bất kể là ai đều sẽ được bồi thường và “đây là trách
nhiệm bồi thường đặc thù, không nằm trong giới hạn bồi thường thiệt hại theo
trách nhiệm hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”10. Luật bảo vệ
người tiêu dùng của Anh khơng có khái niệm NTD cũng như khơng có viện dẫn
khái niệm này tới bất kỳ văn bản nào khác. Như vậy khái niệm này có thể được
hiểu và suy luận từ các quy định khác của Luật bảo vệ NTD11. Do đó, với những
lý giải trên, thì NTD bất luận là người trực tiếp hay khơng trực tiếp khi mua hàng
hóa khơng đảm bảo chất lượng mà gây thiệt hại thì đều được bồi thường. Do đó,
pháp luật dân sự cần quy định rõ về “người tiêu dùng”.
2.1.2. Các khoản thiệt hại
Trên tinh thần Luật BVQLNTD quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa khơng đảm bảo chất lượng mà gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản
của người tiêu dùng thì phải bồi thường. Luật BVQLNTD đã liệt kê các thiệt hại:
Tính mạng, tài sản và sức khỏe. Trong khi BLDS chỉ cần biết có thiệt hại thì
phải bồi thường. Có thể thấy BLDS quy định bao quát hơn, rộng hơn bao trùm
tất cả các trường hợp có thể xảy ra. Cả hai văn bản đều quy định nếu NTD sử
dụng hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật BVQLNTD thì NTD là người mua, sử dụng hàng hóa
cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân, gia đình, tổ chức; NTD là người mua,
sử dụng hàng hóa cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt cá nhân, gia đình và tổ chức,
cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách

9


Đỗ Văn Đại (2016), Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án,
NXB. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tập 2, tr.474.
10
Nguyễn Thị Vân Anh và Nguyễn Văn Cương (2012), Giáo trình Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
NXB.Chính trị Quốc gia, tr.152.
11
Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, tlđd (8), tr.16


×