Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Chế định amicus curiae trong giải quyết tranh chấp tại WTO (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.73 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LƢU THỊ NGỌC LIÊN

CHẾ ĐỊNH AMICUS CURIAE TRONG GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật quốc tế

Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Trần Thị Thùy Dƣơng

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Chế định amicus curiae trong giải quyết tranh
chấp tại WTO” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân và chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các nội dung nêu trong luận
văn là trung thực.
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của TS. Trần Thị Thùy Dương. Tôi
xin chân thành cảm ơn.

Tác giả

Lưu Thị Ngọc Liên



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AB
DSB
DSU
EC

Appellate Body
Dispute Settlement Body
Dispute
Settlement
Understandings

Cơ quan phúc thẩm
Cơ quan giải quyết tranh chấp
Thỏa ước về quy tắc và thủ tục
giải quyết tranh chấp

European Community

Cộng đồng chung châu Âu

General Agreement on Tariffs Hiệp định chung về thuế quan
and Trade
và thương mại
GQTC
Giải quyết tranh chấp
ICJ
International Court of Justice
Tòa án công lý quốc tế

IMF
International Montenary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
International Tribunal for the
ITLOS
Tòa án quốc tế về Luật biển
Law of the Sea
ITO
International Trade Organization Tổ chức thương mại quốc tế
NGO
Non Government Organization
Tổ chức phi chính phủ
North American Free Trade Khu vự tự do thương mại Bắc
NAFTA
Agreement
Mỹ
United Nations Commission on Ủy ban Luật thương mại quốc
UNCITRAL
International Trade Law
tế của Liên hiệp quốc
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
GATT


MỤC LỤC


Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG
Dẫn nhập ................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. SỰ THAM GIA CỦA AMICUS CURIAE VÀO
QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO ................... 10
1.1. Cơ sở pháp lý của sự tham gia của amicus curiae vào
quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO ............................................. 11
1.1.1. Điều 13 Bản thỏa ước về quy tắc và thủ tục giải quyết
tranh chấp của WTO ................................................................................. 11
1.1.2. Điều 17.9 Bản thỏa ước về quy tắc và thủ tục giải quyết
tranh chấp của WTO ................................................................................. 18
1.1.3. Điều 16.1 của Thủ tục làm việc trong giai đoạn phúc thẩm........... 19
1.2. Các chủ thể có thể đóng vai trị là amicus curiae trong
q trình giải quyết tranh chấp tại WTO ............................................. 28
1.2.1. Các cá nhân, tổ chức khơng đại diện cho Chính phủ và
các Chính phủ thành viên WTO ................................................................ 29
1.2.2. Tổ chức phi chính phủ (NGO) – chủ thể tích cực và nổi bật
nhất tham gia với tư cách amicus curiae trong cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO ................................................................................. 33
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA AMICUS CURIAE
VÀ ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ THỦ TỤC CHO AMICUS CURIAE VÀO


QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO ................... 43
2.1. Những lập luận phản đối sự tham gia của amicus curiae
vào quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO..................................... 43
2.2. Những lập luận ủng hộ sự tham gia của amicus curiae
vào quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO...................................... 49

2.3. Bản chất của vấn đề amicus curiae và phƣơng thức
tham gia của amicus curiae .................................................................... 54
2.3.1. Amicus curiae là vấn đề về luật nội dung ....................................... 55
2.3.2. Amicus curiae là vấn đề về luật thủ tục .......................................... 56
2.3.3. Báo cáo amicus curiae chỉ nên được xem xét tại
cấp sơ thẩm ............................................................................................... 56
2.4. Đề xuất cơ chế thủ tục cho amicus curiae vào quá
trình giải quyết tranh chấp tại WTO .................................................... 58
2.4.1. Các tiêu chuẩn đối với amicus curiae và hoàn cảnh
vụ kiện ....................................................................................................... 59
2.4.2. Nội dung báo cáo amicus curiae..................................................... 60
2.4.3. Tiêu chí về thủ tục áp dụng cho báo cáo amicus curiae ................. 60
2.4.4. Quy trình quản lý báo cáo amicus curiae bởi
Ban hội thẩm ............................................................................................. 62
2.5. Những lƣu ý cho Việt Nam trong trƣờng hợp Việt Nam
vận dụng amicus curiae khi xảy ra tranh chấp tại WTO.................... 62
KẾT LUẬN .............................................................................................. 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự kiện thành lập Tổ chức thương mại thế giới là thành quả quan trọng
nhất của vòng đàm phán Uruguay.1 Hệ thống các quy phạm pháp luật điều
chỉnh quan hệ thương mại quốc tế trong khuôn khổ tạo nên hành lang pháp lý
khá vững chắc cho các hoạt động thương mại giữa 160 quốc gia thành viên.2
Tuy nhiên, các quy phạm pháp luật sẽ khơng có ý nghĩa nếu chúng khơng
được tơn trọng. Việc đảm bảo thực thi các quy phạm pháp luật trong WTO

được thực hiện thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp (GQTC) của WTO. Cơ
chế GQTC của WTO được cụ thể hóa tại Bản thỏa ước về quy tắc và thủ tục
GQTC của WTO (Dispute Settlement Understandings - DSU), đánh dấu sự
phát triển vượt bậc của các quy phạm về GQTC trong hệ thống thương mại đa
phương và đảm bảo thực thi hệ thống pháp luật WTO.
Nguyên tắc chung của WTO cũng như cơ chế GQTC của WTO chỉ
hướng đến việc điều chỉnh quan hệ thương mại của thành viên tổ chức.3 Do
đó, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ (NGO) khơng được
phép tham gia vào cơ chế GQTC của WTO với tư cách là các bên trong vụ
kiện. Thế nhưng, trong thực tiễn, các đối tượng này có thể tham gia gián tiếp
vào cơ chế GQTC thông qua chế định mang tên amicus curiae.
Ảnh hưởng ngày càng tăng của WTO đã thúc đẩy các cá nhân, doanh
nghiệp và nổi bật nhất là NGO muốn tham gia vào quá trình GQTC tại WTO
để trình bày quan điểm của họ trong các tranh chấp. Hệ thống pháp luật WTO
cho đến hiện nay chưa quy định rõ ràng về amicus curiae, mặc dù vậy các đối
tượng trên đã nhiều lần đệ trình báo cáo amicus curiae đến cơ quan GQTC
của WTO. Sử dụng báo cáo amicus curiae trong GQTC tại WTO là một chủ
đề gây tranh cãi giữa các thành viên của WTO, các học giả, chuyên gia với
1

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật thương mại quốc tế-Phần I, Nhà
xuất bản Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr 63-64.
2
Cập nhật đến ngày 26/6/2014 [ truy cập ngày
5/7/2014
3
Điều II Hiệp định thành lập WTO


2


nhiều quan điểm trái ngược nhau. Do đó, việc tìm hiểu rõ hơn về chế định
amicus curiae trong cơ chế GQTC của WTO là điều cần thiết.
Bên cạnh đó, với việc gia nhập WTO vào năm 2007 và trở thành thành
viên thứ 150 của WTO, Việt Nam có cơ hội sử dụng cơ chế GQTC của WTO
nhằm chống lại những vi phạm của các thành viên khác cũng như cần xem xét
để đối phó việc thành viên khác sử dụng cơ chế GQTC của WTO để chống lại
Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần nắm vững cơ chế GQTC cũng như những
vấn đề pháp lý phức tạp khác trong khuôn khổ WTO để chúng ta có thể vận
dụng chúng một cách hiệu quả trong quá trình GQTC.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Chế định amicus curiae trong
giải quyết tranh chấp tại WTO” để thực hiện luận văn thạc sỹ luật học,
chuyên ngành Luật quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở trong nước, amicus curiae đã được đề cập trong bài nghiên cứu mang
tên “Phân tích quy chế amicus curiae trong cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO” của tác giả Trần Việt Dũng, được đăng trên Tạp chí khoa học pháp lý
năm 2013. Bài nghiên cứu đã khái quát được chế định amicus curiae thông
qua các tranh chấp trong thực tiễn GQTC của WTO, qua đó phân tích và rút
ra được một số quy tắc quan trọng cho việc áp dụng amicus curiae trong
khuôn khổ WTO.
Bài nghiên cứu trên là một tài liệu hiếm hoi nghiên cứu riêng biệt về chế
định amicus curiae. Ngoài ra, tại Việt Nam, các bài nghiên cứu cũng như các
tài liệu chuyên sâu và toàn diện về amicus curiae vẫn chưa được thực hiện.
Nếu có đề cập thì amicus curiae là một phần rất hạn chế trong các cơng trình
nghiên cứu khoa học về cơ chế GQTC của WTO.
Ở nước ngoài, amicus curiae đã được đề cập và nghiên cứu trong các bài
nghiên cứu từ rất lâu bởi các tác giả nước ngồi chủ yếu trong hệ thống thơng
luật. Cho đến năm 1998, khi cơ quan GQTC của WTO bắt đầu tiếp cận báo
cáo amicus curiae trong tranh chấp tại WTO thì các bài nghiên cứu về chế

định amicus curiae trong khuôn khổ WTO bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều.


3

Các tác giả có các phương pháp tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu về
chế định amicus curiae. Một số tác phẩm phân tích các cơ sở pháp lý của cơ
quan GQTC đưa ra trong thực tiễn các tranh chấp và thái độ của cơ quan
GQTC lẫn các thành viên của WTO đối với amicus curiae. Một số tác phẩm
khác đưa ra những lập luận ủng hộ và vai trò của amicus curiae trong cơ chế
GQTC tại WTO, đưa ra câu hỏi có nên thiết lập một cơ chế thủ tục điều chỉnh
việc đệ trình báo cáo amicus curiae hay khơng khi khơng có sự đồng thuận
giữa các thành viên WTO. Một số học giả lại nghiên cứu amicus curiae từ
góc nhìn là NGO, cách thức NGO sử dụng báo cáo amicus curiae với mục
tiêu và nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng các phán quyết của cơ quan GQTC tại
WTO.
Ngày nay, chủ đề này vẫn gây tranh cãi và vẫn được tiếp tục nghiên cứu.
Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu nội dung của các bài nghiên cứu trước đó, luận văn
sẽ đưa ra một cái nhìn tổng thể về chế định amicus curiae nhằm làm rõ nội
dung và tầm quan trọng của chế định amicus curiae, những nguyên tắc hiện
hành mà cơ quan GQTC đang áp dụng đối với báo cáo amicus curiae, qua đó
đánh giá cũng như đề xuất cơ chế điều chỉnh sự tham gia của amicus curiae
trong khn khổ GQTC của WTO.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn khái quát chế định amicus curiae cũng như cơ sở pháp lý, các
nguyên tắc hiện hành mà cơ quan GQTC của WTO áp dụng đối với amicus
curiae thơng qua thực tiễn GQTC tại WTO.
Bên cạnh đó, luận văn trình bày các đối tượng tham gia với tư cách
amicus curiae, đặc biệt nổi bật là NGO với những cách thức, động cơ và mục
tiêu khi họ đệ trình báo cáo amicus curiae đến cơ quan GQTC của WTO.

Cuối cùng, luận văn sẽ đánh giá sự tham gia của amicus curiae, các quan
điểm trái ngược về chế định này cũng như tầm quan trọng của amicus curiae,
qua đó đề xuất cơ chế điều chỉnh việc amicus curiae tham gia vào quá trình
GQTC tại WTO. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra những lưu ý cho Việt Nam
sử dụng amicus curiae một cách hiệu quả chống lại những vi phạm của các
thành viên khác cũng như cần xem xét để đối phó việc thành viên khác sử


4

dụng amicus curiae để chống lại Việt Nam khi xảy ra các tranh chấp tại WTO
trong tương lai.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn chỉ nghiên cứu chế định amicus curiae trong khuôn khổ cơ chế
GQTC tại WTO trên cơ sở các quy phạm pháp luật của WTO cũng như các
tranh chấp đã xảy ra giữa các thành viên WTO.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu tình huống (case study) để nghiên cứu các vụ kiện cụ thể liên quan đến
amicus curiae. Ngồi ra, phương pháp phân tích - tổng hợp và phương pháp
so sánh cũng được vận dụng xuyên suốt trong đề tài. Sự kết hợp các phương
pháp này giúp hiểu rõ những quan điểm trái ngược về chế định amicus curiae,
từ đó đưa ra những đánh giá khách quan và đề xuất để vận dụng amicus
curiae có hiệu quả trong quá trình GQTC tại WTO.
6. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn có ý nghĩa về mặt lý luận, đó là hệ thống được nguyên tắc hiện
hành mà cơ quan GQTC tại WTO đang áp dụng đối với báo cáo amicus
curiae trong thực tiễn GQTC. Dựa trên các nguyên tắc đã được hệ thống
trong thực tiễn GQTC tại WTO, đồng thời cân nhắc các quan điểm phản đối
và ủng hộ sự tham gia của amicus curiae vào quá trình GQTC tại WTO, luận

văn đưa ra quan điểm cá nhân để đánh giá bản chất của vấn đề amicus curiae
và phương thức tham gia của amicus curiae tại WTO. Thông qua đó, tác giả
đề xuất cơ chế phù hợp để vận dụng amicus curiae có hiệu quả tại cơ quan
GQTC của WTO nói chung và Việt Nam nói riêng.
7. Bố cục của đề tài
Luận văn có bố cục gồm 2 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Sự tham gia của amicus curiae vào quá trình GQTC tại WTO
Chương 2: Đánh giá sự tham gia của amicus curiae và đề xuất cơ chế thủ
tục cho amicus curiae vào quá trình GQTC tại WTO


5

Bố cục hai chương và các nội dung chính của từng chương nêu trên được
hình thành nhằm đạt được các mục đích của luận văn đã đề cập ở trên.


6

PHẦN NỘI DUNG
Dẫn nhập
Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATT4 1947 đã có một vai
trị hết sức to lớn góp phần phát triển hệ thống thương mại thế giới và được
đánh giá là “hạt nhân cơ bản cho sự hình thành của hệ thống thương mại đa
phương”.5 Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung của Hiệp định GATT 1947 cũng
như tổ chức WTO, luật WTO chỉ tác động và điều chỉnh các chủ thể là thành
viên của tổ chức này.6 Do đó, các doanh nghiệp, cá nhân cũng như các tổ
chức phi chính phủ đều có tiếng nói rất hạn chế đặc biệt trong quá trình
GQTC tại tổ chức này. Đến năm 1998, các cơ quan GQTC của WTO đã từng
bước tiếp cận một chế định mang tên amicus curiae vào một loạt vụ kiện

trong khuôn khổ WTO.
“Amicus curiae” là một thuật ngữ pháp lý có nguồn gốc từ tiếng Latin
nghĩa là “bạn của tòa án”, mang nội hàm là [một] người, không phải là các
bên tranh chấp, tự nguyện gửi ý kiến của mình cho Tịa án thông tin về những
vấn đề pháp lý hoặc những vấn đề khác của vụ kiện để hỗ trợ Tòa án giải
quyết nội dung tranh chấp.7 Chế định amicus curiae có nguồn gốc từ luật La
Mã, cho phép Tòa án mời các bên ngồi tranh chấp cung cấp thơng tin pháp lý
hoặc sự kiện về những vấn đề Tịa án khơng quen thuộc.8 Chế định amicus
curiae được áp dụng lần đầu tiên trong hệ thống thông luật vào khoảng thế kỷ
XIV và được áp dụng phổ biến trong hệ thống tư pháp của Anh từ thế kỷ
XVII, sau đó được hầu hết các quốc gia theo hệ thống thông luật tiếp thu và

4

GATT là hệ thống thương mại đa phương đầu tiên của thế giới (1947-1994) và là tiền thân của WTO.
Mai Hồng Quỳ (2006), Luật thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, tr 55.
6
Điều II Hiệp định thành lập WTO.
7
Bryan Bardner (1999), Từ điển Black’s Law, West Group, St. Paul, Minn., 7th edition, pp 83. Xem thêm tại
Trần Việt Dũng (2013), “Phân tích quy chế amicus curiae trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”, Tạp
chí Khoa học pháp lý số 1(74)/2013, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 33, dẫn chiếu tại
Walter Wood (2003), Từ điển Trade Policy Term, Cambridge University Press, 4 th edition.
8
Michael K Lowman (1992), The Litigating Amicus curiae: When does the Party Begin after the Friend
Leave?, American University Law Review, pp 1244.
5


7


áp dụng rộng rãi.9 Tại Hoa Kỳ, các Tòa án từ lâu đã công nhận và cho phép
amicus curiae tham gia vào thủ tục tố tụng và đóng vai trị quan trọng trong
pháp luật Hoa Kỳ, do đó Hoa Kỳ có nhiều kinh nghiệm pháp lý trong vấn đề
sử dụng chế định này. Điều này góp phần giải thích tại sao Hoa Kỳ nhất quán
ủng hộ cơ quan GQTC của WTO chấp nhận và xem xét báo cáo amicus
curiae trong q trình xét xử.10 Báo cáo amicus curiae có thể được đệ trình
dưới nhiều hình thức khác nhau bằng báo cáo pháp lý hoặc báo cáo kỹ thuật
liên quan tới vấn đề của vụ việc đang được Tòa án thụ lý.11
Sự tham gia của các bên không phải một bên trong tranh chấp thông qua
chế định amicus curiae trong các khu vực khác nhau trên thế giới đang ngày
càng tăng. Amicus curiae được sử dụng thường xuyên nhất tại Hoa Kỳ cả cấp
liên bang lẫn tiểu bang. Đồng thời, amicus curiae cũng rất phổ biến ở Canada,
Australia, Nam Phi và Ấn Độ.12 Ví dụ, tại Ấn Độ, Ủy ban bồi thường thiệt hại
9

Dinah Shelton (1994), “The Participation of Non-Government Organizations in International Judicial
Proceedings”, American Journal of International Law, (04), pp 616.
10
Padideh Ala‟I (2000), “Judicial Lobbying at the WTO: The Debate over The use of Amicus curiae briefs
and the US experience”, Fordham International Law Journal, (01), pp 86.
Tại Hoa Kỳ, amicus curiae xuất hiện khá sớm vào năm 1821 trong vụ kiện Green vs. Biddle. Sự chấp
nhận amicus curiae cho một thẩm phán không thể biết tất cả các quy định pháp luật có thể có liên quan đến
một vụ tranh chấp cụ thể hay trường hợp đang xảy ra tranh cãi, khi đó một amicus curiae xuất hiện để hỗ trợ
thẩm phán làm rõ các vấn đề của pháp luật.
Sự phát triển của amicus curiae từ “bạn của tòa án” đến thành “vận động hành lang” đã được thừa
nhận bởi Tòa án tối cao Hoa Kỳ bằng cách ban hành Quy tắc sửa đổi các nguyên tắc áp dụng cho báo cáo
amicus curiae khi tham gia vào tranh chấp từ năm 1997, thừa nhận rằng báo cáo amicus curiae là một hình
thức “vận động hành lang”, và cơng bố quyết định của mình để nhấn mạnh rằng kiểu vận động hành lang như
vây diễn ra một cách công khai và minh bạch.

11
Henry S. Gao (2006), “Amicus curiae in WTO Dispute Settlement: theory & practice”, Chinese Journal of
International Economic Law, (01), pp 1.
Trong khuôn khổ hệ thống pháp luật của Anh, báo cáo amicus curiae có những đặc tính sau:
(1) Chức năng chính của amicus curiae làm làm rõ tình tiết khách quan, giải thích vấn đề pháp lý, và
đại diện cho nhóm đương sự nhất định.
(2) Một amicus curiae, khi giải quyết vấn đề về sự kiện khách quan hay pháp lý, không nhất thiết phải
là luật sư.
(3) Một amicus curiae tuy khơng có quan hệ gì với ngun đơn hay bị đơn nhưng vẫn có thể có lợi ích
trong vụ tranh chấp […]
(4) Sự cho phép tham gia amicus curiae luôn được xem là “ân sủng” hơn là quyền, Tòa án ngay từ
đầu đã bỏ qua định nghĩa chuẩn xác về phạm vi và điều kiện áp dụng cơ chế này. Điều này không chỉ mở
rộng thẩm quyền tư pháp mà cịn tối đa hóa khả năng linh hoạt của hệ thống.
12
Nitya Nanda (2002), Amicus curiae-Should the WTO remain friendless?, Briefing Paper for CUTS Centre
for International Trade Economics and Environment, pp 2.


8

tranh chấp cho người tiêu dùng quốc gia (the National Consumer Dispute
Redressal Commission) muốn sự giúp đỡ của amicus curiae để thực hiện
quyết định trong tranh chấp giữa Cơ quan người tiêu dùng (Consumer Unity)
với Bang Rajasthan (State of Rajasthan) năm 1989.13 Ủy ban này, trước khi
hoàn tất các kết luận của mình, đã tiến hành thảo luận rộng rãi các vấn đề
được nêu trong báo cáo amicus curiae. Có rất nhiều trường hợp các vấn đề
được đề cập trong báo cáo amicus curiae tổ chức này đã được thảo luận rộng
rãi bởi cơ quan xét xử.14
Trong thực tiễn GQTC quốc tế, chế định amicus curiae cũng được các
cơ quan xét xử quốc tế công nhận và sử dụng. Tuy nhiên, các cơ quan xét xử

quốc tế có chính sách đối xử với amicus curiae không giống nhau, do bản
chất và thẩm quyền của tổ chức quốc tế thiết lập Tòa án, lịch sử của tổ chức,
mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của tổ chức, những khó khăn trong quá
trình thu thập bằng chứng và truyền thống pháp lý của vùng lãnh thổ thuộc
thẩm quyền của Tòa án.15 Chẳng hạn Tịa án cơng lý quốc tế (International
Court of Justice - ICJ) và Tòa án quốc tế về luật biển (International Tribunal
for the Law of the Sea - ITLOS) đều công nhận và chấp nhận sử dụng báo cáo
amicus curiae trong thủ tục GQTC, tuy nhiên chỉ giới hạn ở các báo cáo được
thực hiện bởi các tổ chức quốc tế liên chính phủ.16
Trong thực tiễn GQTC tại WTO, kể từ năm 1998, cơ quan GQTC của
WTO đã bắt đầu tiếp cận báo cáo amicus curiae trong các vụ kiện liên quan
tới vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, chế định
amicus curiae là vấn đề pháp lý phức tạp trong bối cảnh GQTC tại WTO. Bản
thân WTO cũng chưa có một văn bản quy định rõ ràng về vấn đề này. Do đó,
luận văn sẽ làm rõ chế định amicus curiae trong GQTC tại WTO qua hai
13

Nitya Nanda (2002), Amicus curiae-Should the WTO remain friendless?, Briefing Paper for CUTS Centre
for International Trade Economics and Environment, pp 2, box 1.
14
Nitya Nanda (2002), Amicus curiae-Should the WTO remain friendless?, Briefing Paper for CUTS Centre
for International Trade Economics and Environment, pp 2.
15
Gabrielle Marceau & Matthew Stilwell (2001), “Practical Suggestions for Amicus curiae Briefs before
WTO Adjudicating Bodies, Journal of International Economic Law, (01), pp 164.
16
Trần Việt Dũng (2013), “Phân tích quy chế amicus curiae trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”,
Tạp chí Khoa học pháp lý số 1(74)/2013, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 34, dẫn chiếu tại
Điều 34.2 Quy chế ICJ; Điều 82.1 Quy tắc ITLOS.



9

chương: (1) Sự tham gia của amicus curiae vào quá trình GQTC tại WTO và
(2) Đánh giá sự tham gia của amicus curiae và đề xuất cơ chế thủ tục cho
amicus curiae vào quá trình GQTC tại WTO.


10

CHƢƠNG 1. SỰ THAM GIA CỦA AMICUS CURIAE VÀO QUÁ
TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO
Sự tham gia của amicus curiae không phải là một hiện tượng mới trong
hệ thống GATT/WTO.
Từ thời kỳ GATT, trong vụ kiện Nhật Bản - Sản phẩm bán dẫn17 và Hoa
Kỳ - Phí hải quan18, báo cáo amicus curiae được gửi đến Ban thư ký của
GATT để được xem xét bởi Ban hội thẩm, nhưng không được Ban hội thẩm
của GATT chấp nhận.19 Ban hội thẩm cho rằng chỉ các quốc gia là bên ký kết
của GATT có tranh chấp mới được quyền tham gia và cung cấp các thông tin
liên quan tới vấn đề tranh chấp. Bên cạnh đó, Ban hội thẩm chỉ phải giải
quyết các vấn đề tranh chấp và tranh cãi giữa các bên là bên ký kết trong
tranh chấp.20
Báo cáo amicus curiae được đệ trình lần đầu tiên trước cơ quan GQTC
của WTO trong vụ kiện Hoa Kỳ - Những tiêu chuẩn cải tiến công thức và
chuẩn xăng dầu (DS2)21 nhưng theo tiền lệ tại GATT, Ban hội thẩm không
chấp nhận những báo cáo này.22 Tuy nhiên, cơ quan GQTC của WTO đã có
những thay đổi trong cách nhìn nhận hiện tượng amicus curiae. Trong vụ kiện
Hoa Kỳ - Hạn chế nhập khẩu một số loại tôm và sản phẩm tôm („Hoa KỳTôm‟ - DS58)23, lần đầu tiên cơ quan GQTC cơng nhận báo cáo amicus
curiae. Tiếp theo sau đó, amicus curiae được xem xét trong một loạt các vụ
17


Nhật Bản – Thương mại đối với các sản phẩm bán dẫn (Japan – Trade in Semi-conductors), BISD 35S/116
(1988), dẫn chiếu tại Gabrielle Marceau & Matthew Stilwell (2001), “Practical Suggestions for Amicus
curiae Briefs before WTO Adjudicating Bodies, Journal of International Economic Law, (01), pp 158, trích
dẫn số 5.
18
Hoa Kỳ - Phí hải quan (US – Customs User Fee), BISD 35S/245 (1988), dẫn chiếu tại Gabrielle Marceau
& Matthew Stilwell (2001), “Practical Suggestions for Amicus curiae Briefs before WTO Adjudicating
Bodies, Journal of International Economic Law, (01), pp 158, trích dẫn số 5.
19
Gabrielle Marceau & Matthew Stilwell (2001), “Practical Suggestions for Amicus curiae Briefs before
WTO Adjudicating Bodies, Journal of International Economic Law, (01), pp 158.
20
Padideh Ala‟I (2000), “Judicial Lobbying at the WTO: The Debate over The use of Amicus curiae briefs
and the US experience”, Fordham International Law Journal, (01), pp 67.
21
Xem thêm tại [ />22
Padideh Ala‟I (2000), “Judicial Lobbying at the WTO: The Debate over The use of Amicus curiae briefs
and the US experience”, Fordham International Law Journal, (01), pp 68.
23
Xem thêm tại [ />

11

kiện khác trong WTO như: vụ kiện Hoa Kỳ - Áp thuế chống trợ cấp đối với
các sản phẩm thép cacbon chì và bitmut cán nóng nhập khẩu từ Anh („Hoa
Kỳ-Thép‟ - DS138)24, vụ kiện EC - Biện pháp liên quan đến Amiăng và các
sản phẩm chứa amiăng („EC-Amiăng‟ - DS135)25, vụ kiện Hoa Kỳ - Điều
110(5) Luật bản quyền Hoa Kỳ („Hoa Kỳ-Điều 110(5) Luật bản quyền‟ DS160)26 và vụ kiện EC - Mô tả thương mại của cá mòi („EC-Cá mòi‟ DS231)27. Thế nhưng cho đến nay WTO vẫn khơng có một văn bản chính
thức ghi nhận về điều kiện cũng như thủ tục áp dụng amicus curiae. Việc giải

thích cũng như áp dụng amicus curiae hồn tồn dựa vào quá trình thực tiễn
GQTC của các cơ quan GQTC của WTO.
Chương 1 của luận văn sẽ giải quyết hai vấn đề: (1) Cơ sở pháp lý của sự
tham gia của amicus curiae vào quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO và
(2) Các chủ thể đóng vai trị amicus curiae tại WTO.
1.1. Cơ sở pháp lý của sự tham gia của amicus curiae vào quá trình giải
quyết tranh chấp tại WTO
1.1.1. Điều 13 Bản thỏa ước về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của
WTO (DSU)

Theo quy định của Điều 13 DSU, mỗi Ban hội thẩm đều phải có quyền
tìm kiếm thơng tin và tư vấn kỹ thuật từ bất kỳ cá nhân hoặc cơ quan nào mà
Ban hội thẩm coi là phù hợp28 và có thể tìm kiếm thơng tin từ bất kỳ nguồn
nào có liên quan và có thể tham vấn chuyên gia để nhận được những ý kiến về
những khía cạnh nhất định của vấn đề.29 Điều 13 DSU quy định rất rõ ràng về
quyền của Ban hội thẩm trong việc tìm kiếm thông tin từ các chuyên gia về
các vấn đề kỹ thuật liên quan tới tranh chấp, thế nhưng điều khoản này khơng
đề cập gì báo cáo amicus curiae. Báo cáo amicus curiae được xem xét dựa
trên Điều 13 thông qua sự giải thích của các cơ quan GQTC của WTO trong

24

Xem thêm tại [ />Xem thêm tại [ />26
Xem thêm tại [ />27
Xem thêm tại [ />28
Điều 13.1, DSU
29
Điều 13.2, DSU
25



12

thực tiễn giải quyết các vụ tranh chấp, cụ thể ở đây là hai vụ kiện: vụ kiện
Hoa Kỳ - Tôm (DS58) và vụ kiện Hoa Kỳ - Thép (DS138).
1.1.1.1. Vụ kiện Hoa Kỳ - Tôm (DS58)

Vụ kiện Hoa Kỳ - Tơm là vụ kiện đầu tiên trong đó cơ quan GQTC của
WTO đã tiếp nhận và có ý kiến bằng văn bản về vấn đề báo cáo amicus
curiae. Đây cũng là vụ kiện đầu tiên tại WTO liên quan đến sự tham gia của
NGO trong tố tụng thông qua việc đệ trình một báo cáo amicus curiae ra Ban
hội thẩm của WTO.
1.1.1.1.1. Phán quyết của Ban hội thẩm

Trong vụ kiện này Ban hội thẩm đã nhận được hai hồ sơ amicus curiae30
cung cấp bằng chứng khoa học và kỹ thuật liên quan đến bảo tồn rùa biển
nhằm ủng hộ lệnh cấm thương mại của Hoa Kỳ đối với tôm nước ngồi được
đánh bắt mà khơng sử dụng thiết bị loại bỏ rùa biển (turtle excluder devices –
TEDs) nhằm bảo vệ loại rùa biển.31 Các chủ thể đệ trình báo cáo amicus
curiae yêu cầu Ban hội thẩm đưa ra phán quyết chính thức, theo đó Điều 13
DSU trao quyền cho Ban hội thẩm tiếp nhận và, khi thích hợp, xem xét báo
cáo amicus curiae được cung cấp bởi các nhóm chun mơn có liên quan.32
Mặc dù ghi nhận hai hồ sơ amicus curiae trên, Ban hội thẩm đã từ chối
chấp nhận và xem xét các đệ trình báo cáo amicus không được yêu cầu từ
NGO, Ban hội thẩm cho rằng “việc chấp nhận thông tin không được yêu cầu,
từ các nguồn phi chính phủ là khơng phù hợp với những quy định hiện hành
của Quy chế giải quyết tranh chấp (DSU)”.33 Khi giải thích từ “tìm kiếm”
trong Điều 13 DSU, Ban hội thẩm cho rằng việc đệ trình thơng tin bởi các bên

30


Hai hồ sơ amicus curiae bao gồm: (i) Báo cáo của Trung tâm bảo tồn hải dương (Center for Marine
Conservation) và Trung tâm luật môi trường quốc tế (Center for International Environmental Law); (ii) Báo
cáo của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature).
31
Trần Việt Dũng (2013), “Phân tích quy chế amicus curiae trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”,
Tạp chí Khoa học pháp lý số 1(74)/2013, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 35.
32
Federico Ortino (2009), The impact of Amicus Curirae Briefs in the Settlement of Trade and Invesments
Disputes: An analysis of the Shrimp/Turtle and Methanex Decisions, Sellier Publishing, Munchen, pp 4.
33
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ kiện Hoa Kỳ - Hạn chế nhập khẩu một số loại tôm và sản phẩm tôm
(Hoa Kỳ - Tôm), WT/DS58/AB/R, (12/10/1998), đoạn 96.


13

tư nhân có thể được thực hiện tự nguyện nhưng chỉ khi có yêu cầu cụ thể và
rõ ràng của Ban hội thẩm.34
Ban hội thẩm không phán quyết rằng những đệ trình báo cáo amicus
curiae là vơ ích hay khơng phù hợp. Thay vào đó, Ban hội thẩm khơng cho
phép các bên ngoài các bên trong tranh chấp và bên thứ ba trong tranh chấp,
những bên được cho phép một cách rõ ràng can thiệp vào quá trình tố tụng
theo quy định của DSU. Tuy vậy, Ban hội thẩm cũng nêu thêm rằng nếu một
trong số các bên tranh chấp muốn sử dụng hay dựa vào các lập luận của NGO
thì họ có thể đính kèm báo cáo amicus curiae như một phần trong hồ sơ đệ
trình của họ35. Điều này đồng nghĩa Ban hội thẩm đã cho phép các bên tranh
chấp sử dụng những hồ sơ amicus curiae này trong phần đệ trình của họ nếu
họ muốn.
1.1.1.1.2. Phán quyết của Cơ quan phúc thẩm


Khi kháng cáo báo cáo GQTC của Ban hội thẩm, Hoa Kỳ đã lập luận
rằng không có quy định nào trong DSU hạn chế Ban hội thẩm xem xét các
báo cáo amicus curiae không được trưng cầu. Theo Điều 13.2 DSU, Ban hội
thẩm có thể tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau, và do đó, khi một đệ
trình khơng được trưng cầu được gửi đến, Ban hội thẩm có thể sử dụng những
thơng tin như vậy.36 Mặt khác, Hoa Kỳ cũng lập luận rằng Điều 13 DSU
không hề cấm Ban hội thẩm xem xét thơng tin khơng được trưng cầu, vì vậy
việc Ban hội thẩm từ chối báo cáo amicus curiae là không đúng với tinh thần
của DSU.37
Đối với các vấn đề này các bên nguyên đơn bao gồm Ấn Độ, Pakistan và
Thái Lan cho rằng lập luận của Hoa Kỳ là sai lầm vì các lý do sau:
(a) Điều 13 khơng u cầu Ban hội thẩm phải xem xét những thông tin
không được trưng cầu, và Hoa Kỳ đã sai khi cho rằng Điều 13 yêu cầu như
vậy;
34

Báo cáo giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm, vụ kiện Hoa Kỳ - Hạn chế nhập khẩu một số loại tôm và
sản phẩm tôm (Hoa Kỳ - Tôm), WT/DS58/R, (15/5/1998), xem ghi chú 52, đoạn 3.131.
35
Hoa Kỳ - Tôm, WT/DS58/R, đoạn 7.8.
36
Hoa Kỳ - Tơm, WT/DS58/AB/R, đoạn 9.
37
Trần Việt Dũng (2013), “Phân tích quy chế amicus curiae trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”,
Tạp chí Khoa học pháp lý số 1(74)/2013, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 35.


14


(b) Ban hội thẩm phải tuân thủ trình tự ba bước khi tìm kiếm thơng tin:
ra quyết định tìm kiếm thông tin kỹ thuật; thông báo cho các thành viên rằng
thơng tin này đang được tìm kiếm trong thẩm quyền của mình; và xem xét
thơng tin thu thập được (trong khi đó cách diễn giải của Hoa Kỳ làm mất đi
hai bước đầu);
(c) Phụ lục 3 DSU quy định Thủ tục làm việc của Ban hội thẩm, chỉ cho
phép thành viên của WTO là bên tranh chấp hoặc bên thứ ba được đệ trình
bằng văn bản lên Ban hội thẩm;
(d) Các bên tranh chấp cũng chịu thêm gánh nặng khi họ cảm thấy có
nghĩa vụ phải trả lời những đệ trình mà theo họ là có thể thu hút sự quan tâm
của Ban hội thẩm.38
Về vấn đề này, AB đã có những phán quyết như sau:
Thứ nhất, AB đã khẳng định quyền tham gia GQTC tại WTO “chỉ giới
hạn cho thành viên WTO. Quyền tham gia này khơng có sẵn dành cho các cá
nhân hay các tổ chức quốc tế cho dù chính phủ hay phi chính phủ, theo Hiệp
định thành lập WTO và các Hiệp định có liên quan của WTO”.39 AB thừa
nhận quyền tham gia GQTC tại WTO dành cho các thành viên như sau:
Theo DSU, chỉ có thành viên, các bên tranh chấp, hay bên thông
báo quyền lợi của họ để trở thành bên thứ ba trong tranh chấp đến cơ quan
GQTC của WTO (DSB), có quyền hợp pháp để làm đệ trình, và quyền hợp
pháp để những đệ trình đó được xem xét bởi Ban hội thẩm. Tương ứng, một
Ban hội thẩm có nghĩa vụ theo luật trong việc chấp nhận và đưa ra xem xét
chỉ những đệ trình được thực hiện bởi các bên hay bên thứ ba trong quá trình
GQTC của Ban hội thẩm.40

38

Gabrielle Marceau & Matthew Stilwell (2001), “Practical Suggestions for Amicus curiae Briefs before
WTO Adjudicating Bodies, Journal of International Economic Law, (01), pp 164.
39

Hoa Kỳ - Tôm, WT/DS58/AB/R, đoạn 101.
40
Hoa Kỳ - Tôm, WT/DS58/AB/R, đoạn 101.


15

Do đó, Ban hội thẩm chỉ có nghĩa vụ chấp nhận và xem xét hợp lý phần
đệ trình của các bên tranh chấp hoặc bên thứ ba. Việc chấp thuận hồ sơ
amicus curiae không phải là nghĩa vụ của Ban hội thẩm.41
Thứ hai, từ thẩm quyền rộng lớn của “quyền tìm kiếm thơng tin” mà
DSU đã trao cho Ban hội thẩm, AB cho rằng “quyền tìm kiếm thơng tin” của
Ban hội thẩm theo Điều 13 bao gồm cả quyền chấp nhận, từ chối hay sử dụng
hợp lý thông tin và tham vấn được đệ trình đến Ban hội thẩm, bất kể Ban hội
thẩm có trưng cầu thơng tin đó hay không.42 Kết quả là, AB cho rằng trong vụ
kiện này, Ban hội thẩm đã sai lầm khi giải thích chấp nhận những thông tin
không được trưng cầu từ các nguồn phi chính phủ là khơng phù hợp với DSU.
AB đưa ra cơ sở pháp lý cho thấy rằng Ban hội thẩm có tồn quyền theo quy
định của DSU để chấp nhận, xem xét hay từ chối thông tin được đệ trình đến
Ban hội thẩm từ các nguồn khác nhau, bao gồm cả báo cáo amicus curiae bất
kể thơng tin đó có được Ban hội thẩm khơng được u cầu hay không.43
Thứ ba, AB cũng lưu ý rằng Điều 12.1 DSU cho phép Ban hội thẩm tách
biệt hoặc bổ sung Thủ tục làm việc được quy định trong Phụ lục 3 DSU sau
khi tham khảo ý kiến của các bên tranh chấp nhằm “bảo đảm sự linh hoạt cần
thiết cũng như chất lượng phán quyết mà khơng làm q trình xét xử bị đình
trệ”.44
1.1.1.1.3. Các kết luận rút ra từ vụ kiện Hoa Kỳ - Tôm (DS58)

Như đã nêu trên, vụ kiện Hoa Kỳ - Tôm là vụ kiện đầu tiên và cũng là vụ
kiện quan trọng liên quan đến amicus curiae vì các cơ quan GQTC WTO đã

có những thay đổi trong cách nhìn nhận vấn đề amicus curiae. Từ tranh chấp
này, có thể rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, Ban hội thẩm có thẩm quyền quyết định tiếp nhận, xem xét
hay từ chối báo cáo amicus curiae trong mọi trường hợp dựa trên cơ sở pháp
41

Trần Việt Dũng (2013), “Phân tích quy chế amicus curiae trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”,
Tạp chí Khoa học pháp lý số 1(74)/2013, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 35.
42
Hoa Kỳ - Tơm, WT/DS58/AB/R, xem ghi chú 9 đoạn 106-110.
43
Debra P Steger (2002), Amicus curiae: participant or friend? :The WTO and NAFTA experience, in
European integration and international co-ordination: studies in honour of Claus-Dieter Ehlermann, Kluwer
Law International, pp 436.
44
Hoa Kỳ - Tôm, WT/DS58/AB/R, xem ghi chú 9, đoạn 107.


16

lý là quy định về quyền trưng cầu thông tin kỹ thuật theo quy định của Điều
13 DSU. Việc chấp nhận hay xem xét báo cáo amicus curiae của Ban hội
thẩm là tùy nghi mà không phải là nghĩa vụ.
Thứ hai, một bên tranh chấp có quyền đính kèm báo cáo amicus curiae
vào hồ sơ đệ trình của mình. Khi đó, báo cáo amicus curiae được xem là một
phần của hồ sơ đệ trình chính thức của quốc gia. Cơ quan GQTC của WTO có
nghĩa vụ chấp nhận và xem xét báo cáo amicus curiae đó. Một bên tranh chấp
có đính kèm báo cáo amicus curiae phải chịu trách nhiệm về hồ sơ đệ trình
của mình, bao gồm cả báo cáo amicus curiae được đính kèm.
1.1.1.2. Vụ kiện Hoa Kỳ - Thép (DS138)


Nếu như trong vụ kiện Hoa Kỳ - Tơm, AB đã khơng giải thích liệu có cơ
sở pháp lý nào mà theo đó AB có thể chấp nhận và xem xét những đệ trình hồ
sơ amicus curiae hay khơng45. Do đó các thành viên WTO đã chỉ trích hành
động này của AB. Trong vụ kiện Hoa Kỳ - Thép, AB cuối cùng đã đưa ra cơ
sở thẩm quyền pháp lý của mình theo quy định của pháp luật WTO để chấp
nhận và xem xét những đệ trình hồ sơ amicus curiae.46
1.1.1.2.1. Phán quyết của Ban hội thẩm

Trong vụ kiện Hoa Kỳ - Thép, một NGO47 đã nộp báo cáo amicus curiae
đến Ban hội thẩm. Ban hội thẩm đã từ chối báo cáo amicus curiae. Trong báo
cáo, Ban hội thẩm nhận định mình có quyền chấp nhận thơng tin báo cáo
amicus curiae, nhưng đã từ chối chấp nhận vì báo cáo này không được nộp
đúng hạn.48 Như vậy, Ban hội thẩm trong vụ kiện này đã khẳng định thẩm
quyền tiếp nhận và chấp thuận báo cáo amicus curiae trên cơ sở Điều 13 DSU
của Ban hội thẩm.49
45

Arthur E Appleton (2000), “Amicus Curiae Submissions in the Carbon Steel Case: Another Rabbit from
the Appellate Body‟s Hat?”, Journal of International Economic Law, (04), pp 691.
46
Nirmalya Syam (2007), Civil Society & Administrative law: amicus curiae in WTO, Paper for Institute for
International Law & Justice in New York University School of Law, pp 2.
47
Viện Sắt và Thép Hoa Kỳ (American Iron & Steel Institute).
48
Báo cáo của giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm, vụ kiện Hoa Kỳ - Áp thuế chống trợ cấp đối với các
sản phẩm thép cacbon chì và bitmut cán nóng nhập khẩu từ Anh (Hoa Kỳ - Thép), WT/DS138/R,
(23/12/1999) đoạn 6.3.
49

Trần Việt Dũng (2013), “Phân tích quy chế amicus curiae trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”,
Tạp chí Khoa học pháp lý số 1(74)/2013, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 36.


17

Tuy nhiên, vấn đề áp dụng chế định amicus curiae trên cơ sở Điều 13
DSU trong vụ kiện này được phân tích chủ yếu tại cấp phúc thẩm.
1.1.1.2.2 Phán quyết của Cơ quan phúc thẩm

Khi Hoa Kỳ gửi đơn yêu cầu phúc thẩm về nội dung khuyến cáo của Ban
hội thẩm thì AB nhận được hai báo cáo amicus curiae.50 Với tư cách là một
bên trong vụ tranh chấp, EC đã phản đối các báo cáo amicus curiae và cho
rằng chúng không thể được chấp nhận tại cấp phúc thẩm. EC lập luận rằng cơ
sở pháp lý cho báo cáo amicus curiae chỉ có thể được vận dụng tại cấp sơ
thẩm (Ban hội thẩm) theo Điều 13 DSU, như đã được giải thích trong vụ kiện
Hoa Kỳ - Tơm. Theo đó, EC lập luận AB khơng có thẩm quyền chấp nhận
những đệ trình như vậy vì EC lưu ý rằng Điều 13 DSU chỉ hạn chế cho thông
tin thực tế và lời khuyên kỹ thuật (ở mức xác định chứng cứ) và không bao
gồm những luận cứ pháp lý hay sự giải thích pháp luật (khơng liên quan tới
vấn đề diễn giải luật).51 Vì vậy, AB khơng có nghĩa vụ xem xét các báo cáo
này.
Brazil và Mexico với tư cách là bên thứ ba trong vụ tranh chấp, đã đồng
ý với quan điểm của EC. Họ cho rằng Điều 13 DSU cho phép Ban hội thẩm
nhận thông tin thực tế từ các nguồn không phải là thành viên WTO và khơng
có quy định nào trong DSU lẫn Thủ tục làm việc của AB cho phép AB nhận
thông tin từ các tổ chức tư nhân có “chứa đựng những lập luận pháp lý về các
vấn đề trong kháng cáo”.52 Mexico tiếp tục lập luận rằng Thủ tục làm việc lẫn
DSU đều giới hạn sự tham gia trong thủ tục tố tụng tại cấp phúc thẩm53, và
giới hạn này là lý do giải thích tại sao báo cáo amicus curiae có thể khơng

được chấp nhận tại cấp phúc thẩm. Thêm vào đó, Brazil lập luận thêm rằng
các thành viên của WTO và đặc biệt là các bên tranh chấp và bên thứ ba trong

50

Hai báo cáo amicus curiae lần lượt của: Viện Sắt và Thép Hoa Kỳ (American Iron & Steel Institute) và
Ngành công nghiệp thép đặc biệt của Bắc Mỹ (Specialty Steel Industry of North America).
51
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ kiện Hoa Kỳ - Áp thuế chống trợ cấp đối với các sản phẩm thép
cacbon chì và bitmut cán nóng nhập khẩu từ Anh (Hoa Kỳ - Thép), WT/DS138/AB/R, (10/5/2000), đoạn 36.
52
Hoa Kỳ - Thép, WT/DS138/AB/R, đoạn 37.
53
Hoa Kỳ - Thép, WT/DS138/AB/R, đoạn 37.


18

vụ tranh chấp là đối tượng duy nhất đủ điều kiện để thực hiện luận cứ pháp lý
liên quan đến những báo cáo của Ban hội thẩm và các nghĩa vụ của WTO.54
Về vấn đề này, AB đã có những phán quyết như sau:
Thứ nhất, cá nhân và tổ chức (khơng phải thành viên WTO) khơng có
quyền đương nhiên nộp các tài liệu trong thủ tục GQTC tại WTO và AB cũng
khơng có nghĩa vụ phải xem xét các tài liệu này.55
Thứ hai, AB lại cũng khẳng định từ “hội đồng” (Panels) trong Điều 13
DSU mang ý nghĩa bao gồm cả Ban hội thẩm và hội đồng xét xử của AB và
như vậy AB cũng có quyền tiếp nhận và xem xét các báo cáo amicus curiae
tại cấp phúc thẩm nếu thấy cần thiết.56
Do đó, AB đã kết luận rằng AB khơng có một “nghĩa vụ pháp lý” trong
việc chấp nhận những đệ trình từ các bên khơng phải là thành viên WTO57

nhưng AB có “thẩm quyền pháp lý để quyết định liệu có chấp nhận hay khơng
chấp nhận xem xét bất kỳ thông tin mà AB tin là cần thiết và hữu ích trong
một kháng cáo”.58 Giải thích này của AB đã khẳng định rằng AB có quyền
tiếp nhận, từ chối và xem xét các báo cáo amicus curiae. Mặc dù vậy, trong
vụ kiện này, AB đã không chấp nhận hai báo cáo amicus curiae vì cho rằng
khơng cần thiết xem xét chúng.59
1.1.2. Điều 17.9 Bản thỏa ước về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của
WTO (DSU)

Theo quy định của Điều 17.9 DSU, trong thủ tục xét xử phúc thẩm cho
phép AB xây dựng thủ tục làm việc sau khi tham vấn với Chủ tịch DSB và
Tổng giám đốc và thông báo cho các thành viên để có thơng tin60. Mặc dù
Điều 17.9 DSU khơng đề cập báo cáo amicus curiae nhưng trong vụ kiện Hoa
Kỳ - Thép, AB đã khẳng định một cách rõ ràng thẩm quyền của mình để xem
xét các báo cáo amicus curiae. AB đã lưu ý rằng khơng có quy định nào trong
54

Hoa Kỳ - Thép, WT/DS138/AB/R, đoạn 37.
Hoa Kỳ - Thép, WT/DS138/AB/R, đoạn 41.
56
Hoa Kỳ - Thép, WT/DS138/AB/R, đoạn 42.
57
Hoa Kỳ - Thép, WT/DS138/AB/R, đoạn 41.
58
Hoa Kỳ - Thép, WT/DS138/AB/R, đoạn 39.
59
Hoa Kỳ - Thép, WT/DS138/AB/R, đoạn 42.
60
Điều 17.9, DSU.
55



19

DSU hay Thủ tục làm việc quy định rõ ràng rằng AB có thể chấp nhận và
xem xét, hay có thể từ chối những đệ trình từ các nguồn khác hơn là các bên
trong tranh chấp hay các bên thứ ba. Mặc khác, AB cũng tun bố rằng
“khơng có quy định nào trong DSU hay trong Thủ tục làm việc cấm một cách
rõ ràng việc chấp nhận hay xem xét những báo cáo như vậy”.61 AB đã nhấn
mạnh rằng Điều 17.9 DSU cho AB hưởng một thẩm quyền rộng lớn để “áp
dụng các quy tắc thủ tục không xung đột với bất kỳ nguyên tắc hay thủ tục
nào trong DSU hay các Hiệp định có liên quan”62, như sau:
Chúng tơi có quan điểm rằng miễn là chúng tơi hành động nhất
quán với các quy định trong DSU và các Hiệp định có liên quan, chúng tơi có
thẩm quyền hợp pháp để quyết định liệu có hay khơng việc chấp nhận hay
xem xét bất kỳ thông tin nào mà chúng tôi tin rằng thơng tin đó thích hợp và
hữu ích trong một kháng cáo.63
Giải thích trên của AB chưa đưa ra cách giải quyết rõ ràng về vấn đề
amicus curiae, mà chỉ đơn giản như một lời tuyên bố của AB về quyền tùy
nghi của mình đối với vấn đề amicus curiae. Thêm vào đó, Điều 17.9 DSU
quy định như một giải pháp để lấp khoảng trống về thủ tục và được thực hiện
sau khi tham vấn và thông báo cho các thành viên.64
1.1.3. Điều 16.1 của Thủ tục làm việc trong giai đoạn phúc thẩm (Thủ tục làm
việc)65

Trong vụ kiện Hoa Kỳ - Thép, AB đã viện dẫn Điều 17.9 DSU và Điều
16.1 của Thủ tục làm việc là cơ sở pháp lý cho phép AB áp dụng các quy tắc
mang tính chất thủ tục khơng mâu thuẫn với bất kỳ quy tắc, quy định hoặc thủ
tục nào của DSU hoặc các Hiệp định của WTO để khẳng định thẩm quyền


61

Hoa Kỳ - Thép, WT/DS138/AB/R, đoạn 39.
Hoa Kỳ - Thép, WT/DS138/AB/R, đoạn 39.
63
Hoa Kỳ - Thép, WT/DS138/AB/R, đoạn 39.
64
Geert A. Zonnekeyn (2001), “The Appellate Body‟s Communication on Amicus Curiae Briefs in the
Asbestos Case – An Echternach Procession”, Journal of World Trade, (03), pp 560.
65
Thủ tục làm việc trong giai đoạn phúc thẩm (Working Procedure for the Appellate Review), WTO Doc
WT/AB/WP/5 (2005), Rule 16(1), [ tra
cứu lần cuối ngày 27/02/2014.
62


20

rộng lớn của mình đối với amicus curiae tại giai đoạn phúc thẩm. Điều 16.1
của Thủ tục làm việc quy định như sau:
Vì lợi ích cơng bằng và trật tự thủ tục trong việc tiến hành kháng
cáo, khi một câu hỏi về vấn đề thủ tục phát sinh nhưng chưa được quy định
bởi các nguyên tắc này, các thành viên của AB trong kháng cáo đó có thể
thơng qua một thủ tục thích hợp cho những mục đích chỉ dành cho kháng cáo,
với quy định rằng thủ tục đó khơng mâu thuẫn với DSU, các Hiệp định liên
quan khác và những nguyên tắc này. Khi một thủ tục như vậy được thông qua
ngay lập tức được thông báo cho các bên trong vụ kiện, các bên thứ ba cũng
như các thành viên khác của AB.66
Trong vụ kiện Hoa Kỳ - Thép, AB chỉ viện dẫn chung Điều 179. DSU và
Điều 16.1 của Thủ tục làm việc trên làm cơ sở pháp lý cho vấn đề amicus

curiae mà chưa giải thích rõ rằng sẽ áp dụng điều khoản cụ thể nào. Điều 17.9
DSU quy định Thủ tục làm việc được soạn thảo bởi AB và yêu cầu AB tham
vấn với Chủ tịch DSB và Tổng giám đốc, Điều 16.1 của Thủ tục làm việc
không đưa ra yêu cầu tham vấn như Điều 17.9 DSU nhưng lại đặt ra hàng loạt
các điều kiện yêu cầu AB trong việc tạo ra thủ tục thích hợp. Các điều kiện đó
là:
(a) Vấn đề thủ tục phát sinh chưa được quy định bởi Thủ tục làm việc;
(b) AB hoạt động vì lợi ích cơng bằng và trật tự thủ tục;
(c) Thơng qua thủ tục thích hợp cho những mục đích chỉ dành cho kháng
cáo đó hay nói cách khác AB sẽ áp dụng thủ tục này trên cơ sở ad-hoc;
(d) Ngay lập tức thông báo thủ tục đó đến các bên trong vụ kiện, các bên
thứ ba và các thành viên khác của AB.

66

Thủ tục làm việc trong giai đoạn phúc thẩm (Working Procedure for the Appellate Review), WTO Doc
WT/AB/WP/5 (2005), Rule 16(1): “In the interests of fairness and orderly procedure in the conduct of an
appeal, where a procedural question arises that is not covered by these Rules, a division may adopt an
appropriate procedure for the purposes of that appeal only, provided that it is not inconsistent with the DSU,
the other covered agreements and these Rules. Where such a procedure is adopted, the division shall
immediately notify the parties to the dispute, participants, third parties and third participants as well as the
other Members of the Appellate Body” (nguyên văn).


×