Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Chế độ gặp, liên lạc với thân nhân của phạm nhân là người chưa thành niên theo luật thi hành án hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.96 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN TUẤN

CHẾ ĐỘ GẶP, LIÊN LẠC VỚI THÂN NHÂN
CỦA PHẠM NHÂN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
THEO LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 11 - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

CHẾ ĐỘ GẶP, LIÊN LẠC VỚI THÂN NHÂN
CỦA PHẠM NHÂN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
THEO LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HUỲNH TẤN DUY
Học viên: TRẦN VĂN TUẤN, Lớp Cao học Luật Khóa 3 – Tiền Giang

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 11 – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn thạc sĩ
Luật học “Chế độ gặp, liên lạc với thân nhân của phạm nhân là người chưa thành
niên theo Luật Thi hành án hình sự Việt Nam” là hồn tồn trung thực và không
trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các thơng tin, tài liệu trình bày
trong Luận văn đã được chú thích rõ nguồn gốc. Luận văn này là cơng trình nghiên
cứu của cá nhân tơi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Huỳnh Tấn Duy. Tơi
xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả

Trần Văn Tuấn


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CHẾ ĐỘ GẶP THÂN NHÂN CỦA PHẠM NHÂN LÀ NGƢỜI
CHƢA THÀNH NIÊN ..............................................................................................6
1.1. Quy định của pháp luật về chế độ gặp thân nhân của phạm nhân là ngƣời
chƣa thành niên .........................................................................................................6
1.1.1. Quy định về đối tượng được gặp mặt của phạm nhân là người chưa thành
niên ........................................................................................................................7
1.1.2. Quy định về số lần, thời gian gặp thân nhân của phạm nhân là người
chưa thành niên ...................................................................................................10
1.1.3. Quy định về hình thức, địa điểm gặp thân nhân của phạm nhân là người
chưa thành niên ...................................................................................................12
1.2. Thực tiễn thực hiện chế độ thăm gặp thân nhân của phạm nhân là ngƣời
chƣa thành niên .......................................................................................................13
1.2.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện chế độ thăm gặp thân nhân
của phạm nhân là người chưa thành niên ...........................................................13
1.2.2. Những hạn chế trong việc thực hiện chế độ thăm gặp thân nhân của phạm
nhân là người chưa thành niên và nguyên nhân .................................................15

1.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ gặp
thân nhân của phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên ..........................................21
1.3.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế độ gặp thân nhân của
phạm nhân là người chưa thành niên ..................................................................21
1.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ gặp thân nhân của phạm
nhân là người chưa thành niên ............................................................................24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................26
CHƢƠNG 2. CHẾ ĐỘ LIÊN LẠC VỚI THÂN NHÂN CỦA PHẠM NHÂN
LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN.......................................................................27
2.1. Quy định của pháp luật về chế độ liên lạc với thân nhân của phạm nhân là
ngƣời chƣa thành niên ............................................................................................27
2.1.1. Quy định về đối tượng được liên lạc với thân nhân của phạm nhân là
người chưa thành niên .........................................................................................29
2.1.2. Quy định về số lần và thời gian liên lạc với thân nhân của phạm nhân là
người chưa thành niên .........................................................................................29


2.1.3. Quy định về hình thức liên lạc với thân nhân của phạm nhân là người
chưa thành niên ...................................................................................................31
2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện chế độ liên lạc với thân nhân
của phạm nhân là người chưa thành niên ...........................................................32
2.2.2. Những hạn chế trong việc thực hiện chế độ liên lạc với thân nhân của
phạm nhân là người chưa thành niên và nguyên nhân .......................................33
2.3. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
chế độ liên lạc với thân nhân của phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên ..........37
2.3.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế độ liên lạc với thân nhân
của phạm nhân là người chưa thành niên ...........................................................37
2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ liên lạc với thân của phạm
nhân là người chưa thành niên ............................................................................39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................40

KẾT LUẬN ..............................................................................................................41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình phạm tội của người chưa thành niên có
những diễn biến đáng báo động. Đối tượng phạm tội có xu hướng ngày càng trẻ
hóa; tính chất, mức độ và hành vi ngày càng nguy hiểm, manh động. Để cải tạo,
giáo dục những người này trở thành người có ích, phịng ngừa tái phạm tội, địi hỏi
có sự chung tay góp sức của tồn xã hội, trong đó việc thực hiện đầy đủ các quyền
hợp pháp của người chưa thành niên trong quá trình chấp hành án phạt tù là vấn đề
hết sức quan trọng. Nhằm đảm bảo các quyền này được thực hiện một cách đầy đủ
nhất, giúp cho việc cải tạo, giáo dục người chưa thành niên phạm tội đạt kết quả tốt
nhất, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể, chi tiết nhằm giúp các cơ
quan thi hành án thực hiện có hiệu quả cơng tác này. Một số quy định có thể kể đến
như Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (gọi tắt là Bộ Luật Hình sự 2015)
tại Điều 91 quy định “việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải đảm bảo lợi ích
tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp họ sửa
chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành cơng dân có ích cho xã hội”; Điều 4
Luật Thi hành án hình sự 2010 quy định: “Thi hành án đối với người chưa thành
niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và
trở thành công dân có ích cho xã hội”. Đồng thời để tạo điều kiện thuận lợi cho
phạm nhân là người chưa thành niên tái hòa nhập cộng đồng tốt hơn, tại mục 3,
Chương III Luật Thi hành án hình sự 2010 có quy định một số vấn đề về chế độ của
phạm nhân là người chưa thành niên, trong đó có chế độ gặp, liên lạc với thân nhân,
cụ thể như sau: “Phạm nhân là người chưa thành niên được gặp thân nhân không
quá ba lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ, trường hợp đặc biệt được

gặp không quá 24 giờ. Phạm nhân được liên lạc với thân nhân qua điện thoại mỗi
tháng không quá bốn lần, mỗi lần khơng q 10 phút, có sự giám sát của cán bộ
trại giam và tự chịu chi phí. Nhà nước khuyến khích thân nhân của phạm nhân là
người chưa thành niên quan tâm thăm gặp, gửi sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ
thể dục thể thao, vui chơi giải trí cho phạm nhân.”
Theo quy định của pháp luật thi hành án hình sự, phạm nhân được gặp, liên
lạc với thân nhân trong điều kiện bình thường là khơng q ba lần trong một tháng,
mỗi lần gặp không quá ba giờ, trong trường hợp đặc biệt được gặp không quá 24
giờ. Phạm nhân được liên lạc với thân nhân qua điện thoại không quá bốn lần trong


2

01 tháng, mỗi lần liên lạc không quá 10 phút… Tuy nhiên thực tiễn áp dụng các quy
định pháp luật nêu trên cịn khơng ít những hạn chế, bất cập, ảnh hưởng trực tiếp
đến quyền của phạm nhân là người chưa thành niên, về sâu xa là ảnh hưởng đến kết
quả giáo dục, cải tạo, ảnh hưởng đến việc tái hòa nhập cộng đồng.
Hiện nay việc chuẩn bị để tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân là
người chưa thành niên đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, trong đó
có việc thực hiện các chế độ đảm bảo nhằm giúp phạm nhân là người chưa thành
niên tự tin hơn khi tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên thực tiễn thực hiện cịn khơng
ít những vướng mắc, bất cập, nhất là chế độ gặp, liên lạc với thân nhân của phạm
nhân là người chưa thành niên. Từ những nguyên nhân trên học viên chọn đề tài:
“Chế độ gặp, liên lạc với thân nhân của phạm nhân là người chưa thành niên
theo Luật thi hành án hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học. Thơng qua
cơng trình nghiên cứu này, học viên mong muốn đưa ra những nhìn nhận khách
quan, đầy đủ hơn về những vướng mắc, bất cập trong quy định của Luật thi hành án
hình sự năm 2010, 2019 và các văn bản hướng dẫn dưới luật có liên quan trong việc
thực hiện chế độ gặp, liên lạc với thân nhân của phạm nhân là người chưa thành
niên, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật

thi hành án hình sự Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua tìm hiểu của học viên, hiện nay đã có một số cơng trình nghiên cứu liên
quan đến việc thi hành án phạt tù của phạm nhân là người chưa thành niên như:
- Đỗ Thị Phượng (2015), “Một số ý kiến về thi hành án phạt tù đối với người
chưa thành niên”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 8.
- Hồng Thị Minh Sơn (2015), “Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là
người chưa thành niên”, Tạp chí Luật học, số 9.
- Lê Thị Thùy Dương, “Một số bất cập trong quy định về thi hành án phạt tù
đối với phạm nhân là người chưa thành niên”, Kỷ yếu Hội thảo cấp khoa “Luật thi
hành án hình sự năm 2010: Những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung”, tổ chức ngày
15/11/2017 tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Quang Vũ, Lê Thị Anh Nga, “Đặc điểm của Thi hành án phạt tù
đối với phạm nhân chưa thành niên và vấn đề tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục
cải tạo phạm nhân chưa thành niên”, Kỷ yếu hội thảo cấp khoa “Luật Thi hành án
hình sự năm 2010: Những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung”, tổ chức ngày 15/11/2017
tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.


3

- Nguyễn Quang Vũ, “Cơ sở khoa học của việc thành lập trại giam dành
riêng đối với phạm nhân chưa thành niên”, Kỉ yếu hội thảo cấp khoa “Luật hình sự
năm 2010: Những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung”, tổ chức ngày 15/11/2017 tại
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Quang Vũ (2019), Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người
chưa thành niên trong luật thi hành án hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Những tác giả trên đã nghiên cứu về những thuận lợi, khó khăn và đưa ra
những giải pháp có giá trị đối với hoạt động thi hành án phạt tù liên quan đến người

chưa thành niên. Đây là nguồn tài liệu hữu ích, góp phần quan trọng cho việc hồn
thành luận văn của học viên. Tuy nhiên qua tìm hiểu, học viên thấy rằng các tác giả
vẫn chưa phân tích, đánh giá chuyên sâu, toàn diện đến việc thực hiện chế độ gặp,
liên lạc với thân nhân của phạm nhân là người chưa thành niên. Chính vì vậy đề tài
luận văn của học viên đáp ứng yêu cầu về tính mới trong nghiên cứu khoa học và có
ý nghĩa nhất định.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn
thực hiện chế độ gặp, liên lạc với thân nhân của phạm nhân là người chưa thành
niên, học viên đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực
hiện hai chế độ này của phạm nhân là người chưa thành niên.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần hồn thành những
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Làm rõ một số vấn đề nhận thức về chế độ gặp, liên lạc với thân nhân của
phạm nhân là người chưa thành niên;
- Phân tích và đánh giá quy định của pháp luật thi hành án hình sự về chế độ
gặp, liên lạc với thân nhân của phạm nhân là người chưa thành niên;
- Phân tích và nhận xét về thực tiễn thực hiện chế độ gặp, liên lạc với thân
nhân của phạm nhân là người chưa thành niên; xác định nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế;
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện chế độ gặp, liên lạc với thân nhân của phạm nhân là người chưa thành niên.


4

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu

Trong phạm vi luận văn này, học viên đi sâu nghiên cứu, đánh giá quy định
của Luật thi hành án hình sự năm 2010, Luật Thi hành án hình sự 2019 và các văn
bản hướng dẫn thi hành về chế độ gặp, liên lạc với thân nhân của phạm nhân là
người chưa thành niên. Ngoài ra, luận văn còn so sánh quy định của pháp luật Việt
Nam với các công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia như Công ước
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966; Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của
Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp đối với người chưa thành niên 1985 (Quy tắc
Bắc Kinh); Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989 và Quy tắc của Liên
hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do 1990. Những vấn đề khác
như chế độ học tập, lao động, học nghề… không thuộc đối tượng nghiên cứu của
luận văn này.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chế độ gặp, liên lạc với
thân nhân của phạm nhân là người chưa thành niên tại trại giam Long Hòa tỉnh
Long An.
- Về thời gian: Luận văn phân tích, đánh giá thực tiễn việc thực hiện chế độ
thăm gặp, liên lạc với thân nhân của phạm nhân là người chưa thành niên từ năm
2015 đến năm 2018.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện luận văn, tác giả kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu như: phương pháp phân tích để lý giải các quy định của Luật thi hành án hình
sự 2010, Luật Thi hành án hình sự 2019 và những văn bản pháp luật có liên quan;
phương pháp tổng hợp, thống kê để phân tích các số liệu liên quan đến việc thực
hiện chế độ gặp, liên lạc với thân nhân của phạm nhân là người chưa thành niên tại
trại giam Long Hòa; phương pháp khảo sát thực tiễn ở trại giam Long Hịa để thu
thập các dữ liệu, thơng tin minh chứng cho những nội dung nhận xét, đánh giá và
kiến nghị, đề xuất của luận văn.
6. Những đóng góp của luận văn
Về mặt khoa học: trên cơ sở nghiên cứu của luận văn, học viên sẽ đề xuất
những nội dung cụ thể góp phần hồn thiện pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam

liên quan đến chế độ gặp, liên lạc với thân nhân của phạm nhân là người chưa thành
niên.


5

Về mặt thực tiễn: những nội dung kiến nghị, đề xuất trong luận văn sẽ giúp
cho việc thực hiện chế độ gặp, liên lạc với thân nhân của phạm nhân là người chưa
thành niên tại các trại giam được thực hiện đầy đủ hơn, góp phần tích cực cho việc
chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong hình phạt. Mặt khác, học
viên tin tưởng rằng luận văn này sẽ là tiền đề, là nguồn tư liệu tham khảo để các tác
giả tiếp tục nghiên cứu, đóng góp cho Luật Thi hành án hình sự 2019, góp phần
thực hiện đầy đủ hơn chế độ gặp, liên lạc với thân nhân của phạm nhân là người
chưa thành niên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được bố cục như sau:
Chƣơng 1. Chế độ gặp thân nhân của phạm nhân là người chưa thành niên
Chƣơng 2. Chế độ liên lạc với thân nhân của phạm nhân là người chưa thành
niên


6

CHƢƠNG 1
CHẾ ĐỘ GẶP THÂN NHÂN CỦA PHẠM NHÂN
LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
1.1. Quy định của pháp luật về chế độ gặp thân nhân của phạm nhân là
ngƣời chƣa thành niên
Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của

pháp luật thi hành án hình sự buộc người chấp hành án phải chịu sự quản lý giam
giữ, giáo dục cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội1. Cơ quan thi hành án có
trách nhiệm tổ chức quản lý, giáo dục phạm nhân theo các quy định pháp luật hiện
hành, nhằm giúp các phạm nhân trở thành người tốt sau khi mãn hạn tù. Trong quá
trình chấp hành án phạt tù, tùy trường hợp cụ thể, phạm nhân sẽ bị hạn chế một số
quyền theo quy định pháp luật và chịu sự quản lý, giam giữ trong các trại giam, trại
tạm giam, nhà tạm giữ với những điều kiện cơ sở vật chất và sinh hoạt hạn chế, có
thể nói, đây là một sự trừng phạt của pháp luật đối với những hành vi phạm tội của
họ. Tuy nhiên, suy cho cùng, họ vẫn là một con người, nên dù đang chấp hành án
nhưng pháp luật vẫn cho họ được hưởng một số quyền và chế độ nhất định. Các chế
độ này vừa phản ánh quyền, nghĩa vụ cơ bản của phạm nhân, vừa có liên quan trực
tiếp đến sự phát triển thể chất, đến việc cải tạo và xây dựng phẩm chất đạo đức, lối
sống tích cực của phạm nhân nhằm giáo dục họ trở thành người biết tuân thủ quy
định pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Đối với phạm nhân là người chưa
thành niên pháp luật cịn có những quy định đặc thù hơn, điển hình như quy định về
chế độ gặp thân nhân được Điều 53 Luật Thi hành án hình sự 2010, cụ thể như sau:
- Phạm nhân là người chưa thành niên được gặp thân nhân không quá ba
lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ, trường hợp đặc biệt được gặp
khơng q 24 giờ.
- Nhà nước khuyến khích thân nhân của phạm nhân là người chưa thành
niên quan tâm thăm gặp, gửi sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thể dục thể thao,
vui chơi giải trí cho phạm nhân.
Gặp thân nhân của phạm nhân là việc phạm nhân được gặp gỡ, tiếp xúc, trò
chuyện với người thân của mình. Gặp thân nhân là một trong những chế độ của
phạm nhân được luật thi hành án hình sự Việt Nam ghi nhận. Theo đó, phạm nhân
1

Điều 3 Luật Thi hành án hình sự năm 2010.



7

được gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện với người thân của mình tại các cơ sở thi hành án
phạt tù. Các cơ sở thi hành án có trách nhiệm tạo điều kiện để phạm nhân được gặp
người thân của mình, được người thân động viên, khích lệ, an ủi, tạo thêm động lực
để họ có đủ nghị lực phấn đấu học tập, cải tạo tốt hơn, sớm trở về hòa nhập với
cộng đồng xã hội.
Đối với phạm nhân là người chưa thành niên, thì vấn đề này càng trở nên
quan trọng hơn, bởi vì đây là một đối tượng rất đặc biệt trong thi hành án phạt tù.
Người chưa thành niên, do họ chưa phát triển đầy đủ và toàn diện về thể lực và trí
lực nên dù là phạm nhân đang chấp hành án phạt tù trong trại giam họ vẫn cần được
bảo vệ bằng một chế độ đặc biệt để có thể tiếp tục phát triển về mọi mặt một cách
bình thường.
Nghiên cứu điều luật có thể thấy được, nội hàm điều luật đã quy định khá
đầy đủ chế độ thăm gặp thân nhân của phạm nhân là người chưa thành niên. Đây là
cơ sở pháp lý chặt chẽ, tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền này trên thực tế.
1.1.1. Quy định về đối tượng được gặp mặt của phạm nhân là người chưa
thành niên
“Gặp” là cùng có mặt và cùng tiếp xúc với nhau tại một nơi, một địa điểm
2
nào đó ; thân nhân là những người có quan hệ chặt chẽ về họ hàng, gia đình và tình
cảm; gặp thân nhân là hoạt động tiếp xúc với những người có quan hệ họ hàng, gia
đình.
Gặp thân nhân là một trong các chế độ của phạm nhân là người chưa thành
niên được pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam ghi nhận. Trong điều kiện bình
thường, tất cả phạm nhân là người chưa thành niên đều được quyền thăm gặp thân
nhân. Tuy nhiên, điều luật chưa quy định cụ thể thân nhân được thăm gặp phạm
nhân trong trường hợp này bao gồm những đối tượng nào. Để cụ thể hóa điều luật,
Bộ Cơng an đã ban hành Thông tư số 46/2011/TT-BCA ngày 30/6/20113, quy định
đối tượng được thăm gặp bao gồm:

- Những người là thân nhân phạm nhân được thăm gặp phạm nhân gồm:
ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ
hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị
em vợ (hoặc chồng); cơ, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.
2

Phạm Lê Liên, Tự điển tiếng Việt thông dụng, nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 433.
Thông tư số 46/2011/TT-BCA ngày 30/6/2011 quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận
tiền, quà và liên lạc điện thoại với thân nhân.
3


8

- Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị thăm gặp phạm
nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành
án hình sự Cơng an cấp huyện xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích
chính đáng của phạm nhân và yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm
nhân.
Qua thực tiễn thực hiện, Thông tư 46/2011/TT-BCA, đã tạo điều kiện thuận
lợi cho cơ quan thi hành án trong việc xác định đối tượng được thăm gặp đối với
phạm nhân là người chưa thành niên, đồng thời giúp cho phạm nhân là người chưa
thành niên được người thân trong gia đình thăm nom, giúp đỡ, động viên trong
trong thời gian chấp hành án. Tuy nhiên nội dung Thông tư này vẫn chưa quy định
đầy đủ nhất những đối tượng mà phạm nhân là người chưa thành niên cần thiết
được thăm gặp. Để khắc phục những hạn chế này, ngày 12/02/2018 Bộ Công an ban
hành Thông tư số 07/2018/TT-BCA quy định về việc phạm nhân gặp thân nhân;
nhận, gửi thư; nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân, thay thế Thông
tư số 46/2011/TT-BCA. Nội dung Thông tư số 07/2018/TT-BCA đã bổ sung thêm
một số đối tượng thân nhân được thăm gặp, gồm anh, chị, em dâu, rể. Như vậy, có

thể thấy rằng q trình tổ chức thực hiện Điều 53 Luật Thi hành án hình sự 2010, đã
từng bước được cụ thể hóa theo hướng có lợi cho phạm nhân là người chưa thành
niên khi quy định ngày càng mở rộng diện đối tượng được thăm gặp.
Bên cạnh đó, điều luật cũng quy định: Nhà nước khuyến khích thân nhân của
phạm nhân là người chưa thành niên quan tâm thăm gặp, gửi sách vở, đồ dùng học
tập, dụng cụ thể dục thể thao, vui chơi giải trí cho phạm nhân. Như vậy có thể thấy
Nhà nước ln quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phạm nhân là
người chưa thành niên được người thân thăm gặp. Việc thân nhân quan tâm phối
hợp, hỗ trợ gửi sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thể dục thể thao, vui chơi giải trí
cho phạm nhân là điều hết sức cần thiết, vừa thể hiện sự quan tâm, gần gũi từ phía
thân nhân đối với phạm nhân, góp phần xóa bỏ những mặc cảm của phạm nhân,
đồng thời góp phần chia sẻ với Nhà nước một phần gánh nặng về kinh phí trong
việc quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Ngoài những đối tượng được thăm gặp như trên, Thơng tư 07/2018/TT-BCA
cịn quy định: “Cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc thân nhân khác được thăm
gặp phạm nhân nếu Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ
quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp
của phạm nhân và u cầu cơng tác phịng, chống tội phạm, quản lý, giáo dục cải


9

tạo phạm nhân”4. Việc mở rộng diện đối tượng được thăm gặp là một vấn đề tất
yếu, phù hợp quy luật khách quan. Bởi lẽ, việc trao đổi, chia sẻ tình cảm khơng chỉ
dừng lại ở những đối tượng là thân nhân như khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2018/TTBCA mà cịn có những thân nhân khác (cụ nội, cụ ngoại), và các quan hệ khác như
bạn bè, thầy cô,… nhất là những người có cùng quan niệm, lứa tuổi, giới tính,
những người được phạm nhân tin tưởng, chia sẻ. Theo phong tục người Việt Nam
thì người lớn tuổi trong gia đình thường có sự ảnh hưởng lớn và được các thành
viên trong gia đình tín nhiệm, tơn trọng, do vậy việc tạo điều kiện để những người
này thăm gặp, động viên sẽ có tác dụng tích cực đối với phạm nhân là người chưa

thành niên. Mặt khác, trong thực tế, khơng ít các trường hợp người chưa thành niên
mất niềm tin vào người thân, gia đình, do vậy họ chỉ tin tưởng và hành động theo
lời khuyên, chỉ bảo của thầy cô, bạn bè mà không hành động theo yêu cầu của
người thân. Một số trường hợp người chưa thành niên phạm tội có nhân thân xấu,
hồn cảnh khó khăn, lớn lên trong những gia đình khiếm khuyết người thân, thậm
chí là những trẻ em vơ gia cư, khơng nhận được sự quan tâm, giáo dục từ gia đình,
thì sự quan tâm của các tổ chức khác, của thầy cô, bạn bè là điều cần thiết. Việc
thăm gặp thường xuyên, kịp thời sẽ giúp phạm nhân là người chưa thành niên giảm
bớt đi những tự ti, mặc cảm với người thân, xã hội, từ đó sẽ có niềm tin hơn vào
cuộc sống, có thái độ cải tạo tốt hơn để sớm tái hịa nhập cộng đồng. Có thể nói việc
mở rộng đối tượng thăm gặp là “cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc thân nhân
khác” là phù hợp với thực tiễn nhu cầu thăm gặp của phạm nhân là người chưa
thành niên.
Luật Thi hành án hình sự 2019, về cơ bản không thay đổi nhiều so với Luật
Thi hành án hình sự 2010. Luật chưa có khái niệm cụ thể “thân nhân” là ai? Bao
gồm những đối tượng nào? Và đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có văn bản cụ thể để
hướng dẫn chi tiết thi hành luật, mà vẫn áp dụng theo Thông tư số 07/2018/TTBCA.
Nguyên tắc 1.3 Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động
tư pháp đối với người chưa thành niên 1985 có nêu: “Cần chú ý đưa ra những biện
pháp tích cực để huy động tất cả các nguồn lực có thể, bao gồm gia đình, những
người tình nguyện và các nhóm cộng đồng khác, cũng như trường học và các tổ
chức khác trong cộng đồng để tăng cường phúc lợi cho người chưa thành niên,
4

Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 07/2018/TT-BCA, ngày 12/2/2018, Quy định việc phạm nhân gặp thân nhân,
gửi thư; nhận tiền, đồ vật và liên lạc điên thoại với thân nhân.


10


nhằm giảm nhu cầu can thiệp của pháp luật và xử lý người chưa thành niên làm
trái pháp luật một cách có hiệu quả, cơng bằng và nhân đạo”. Nội dung nguyên tắc
này cho thấy Liên hợp quốc có xu hướng khuyến khích các quốc gia thành viên phát
huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, thu hút các nguồn lực khác từ phía gia
đình, các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện… nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo
dục, cải tạo phạm nhân chưa thành niên. Ðồng thời khuyến khích các quốc gia
thành viên cần phát huy sức mạnh xã hội hóa cơng tác tư pháp, nhằm giảm thiểu
nhu cầu can thiệp của pháp luật vào việc cải tạo, giáo dục phạm nhân là người chưa
thành niên. Đối chiếu quy tắc này, chúng ta thấy Thông tư số 07/2018/TT-BCA đã
mở rộng thêm diện đối tượng thăm gặp đối với phạm nhân là người chưa thành niên
đó là nội dung nội luật hóa điều ước quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và
thực tiễn công tác thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
1.1.2. Quy định về số lần, thời gian gặp thân nhân của phạm nhân là người
chưa thành niên
Nếu như phạm nhân là người đã thành niên chỉ được gặp thân nhân một lần
trong một tháng, thời gian mỗi lần gặp là một giờ, và trường hợp đặc biệt được kéo
dài thời gian gặp nhưng không quá 03 giờ, thì đối với phạm nhân là người chưa
thành niên số lần và thời gian thăm gặp được mở rộng hơn.
Về số lần gặp mặt: Theo quy định tại Điều 53 Luật Thi hành án hình sự 2010
thì phạm nhân là người chưa thành niên được gặp thân nhân tối đa là ba lần trong
một tháng (trừ trường hợp phạm nhân bị giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày5 do vi
phạm nội quy, quy chế trại giam). Điều này, theo quy định của Luật Thi hành án
hình sự 2019 là 04 lần (trong trường hợp phạm nhân được khen thưởng). Ở đây
Luật Thi hành án hình sự 2010 không quy định cụ thể số lần được gặp thân nhân
như phạm nhân đã thành niên, mà chỉ quy định quy định số lần tối đa được thăm
gặp là ba lần trong điều kiện bình thường (Luật Thi hành án hình sự 2019 là 04 lần,
trong trường hợp được khen thưởng). Đây là một quy định mở, một mặt tăng số lần
được thăm gặp, mặt khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để đối tượng thăm gặp
có thể chủ động về thời gian, công việc đến thăm phạm nhân. Ngồi ra, Luật Thi
hành án hình sự 2019 đã mở rộng hơn 01 lần thăm gặp so với luật Luật Thi hành án

hình sự 2010. Điều này giúp các phạm nhân có nhiều cơ hội hơn trong việc thực
hiện quyền thăm gặp.
5

Điểm c khoản 1 Điều 38 Luật Thi hành án hình sự 2010.


11

Về thời gian thăm gặp: Điều 53 Luật Thi hành án hình sự 2010 quy định,
trong điều kiện bình thường, phạm nhân là người chưa thành niên sẽ được thăm gặp
tối đa là 03 giờ, trường hợp đặc biệt không quá 24 giờ. Trường hợp đặc biệt ở đây
theo học viên có thể hiểu là những trường hợp phạm nhân chấp hành tốt Nội quy
của cơ sở giam giữ; tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật; những trường hợp phạm nhân được khen thưởng do
lập thành tích xuất sắc trong lao động, cải tạo6. Đối với Luật Thi hành án hình sự
2019, điều này được quy định cụ thể hơn trong điều luật. Theo đó, “căn cứ kết quả
xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của
phạm nhân, Giám thị Trại giam quyết định kéo dài thời gian gặp nhưng không quá
24 giờ”7. Việc quy định cụ thể căn cứ để kéo dài thời gian thăm gặp vào điều luật sẽ
tạo nhiều thuận lợi hơn cho các trại giam và những người liên quan, cũng như đảm
bảo tính thống nhất trong áp dụng luật.
Nhìn chung, so với phạm nhân đã thành niên thì quy định về số lần và thời
gian gặp mặt của phạm nhân chưa thành niên được pháp luật hiện hành quan tâm và
có nhiều ưu đãi hơn. Nguyên nhân những ưu đãi này xuất phát từ đặc điểm tâm lý
của người chưa thành niên. Bởi vì bản thân họ là những người chưa phát triển đầy
đủ về thể chất lẫn tinh thần, cho nên việc thăm gặp thường xun, kịp thời sẽ góp
phần tích cực vào việc động viên tinh thần, tạo dựng niềm tin cho họ, giúp họ có
đầy để nghị lực vượt qua những rào cản về tâm lý, mặc cảm để tái hòa nhập cộng
đồng sau khi chấp hành xong án phạt. Và đây cũng là ý nghĩa, mục đích cần đạt

được của cơng tác giáo dục cải tạo phạm nhân là người chưa thành niên mà các quy
định của pháp luật hiện hành đang hướng tới.
Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phạm nhân có thể được gặp
người thân, khoản 2 Điều 3 Thông tư số 07/2018/TT-BCA quy định Giám thị trại
giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp
huyện phải tổ chức cho phạm nhân gặp thân nhân vào tất cả các ngày trong tuần, kể
cả ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết. Thời gian tổ chức cho phạm nhân gặp thân nhân trong
ngày do Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án
hình sự Công an cấp huyện quyết định theo giờ làm việc của đơn vị. Quy định này
tạo ra sự thuận tiện, chủ động cho cả phạm nhân và thân nhân của phạm nhân trong
việc bố trí, sắp xếp thời gian thăm gặp. Thân nhân của phạm nhân có thể linh hoạt
6
7

Điểm c khoản 1 Điều 36 Luật Thi hành án hình sự 2010.
Khoản 1 Điều 76 Luật Thi hành án hình sự 2019.


12

lựa chọn những khoảng thời gian hợp lý, phù hợp với điều kiện đi lại, hồn cảnh,
cơng việc để tới thăm phạm nhân, hạn chế đến mức thấp nhất trường hợp phạm
nhân không được thăm gặp, nhất là những phạm nhân có thân nhân ở xa nơi giam
giữ. Bên cạnh đó, theo phong tục người Việt Nam thì những ngày Lễ, Tết là thời
gian những người thân trong gia đình sum họp, vui vầy bên nhau. Đáng lẽ ra trong
những dịp này, mọi người đang được sum họp gia đình và bản thân những phạm
nhân chưa thành niên đang được người thân quan tâm, chăm sóc, đang được vui
chơi như những bạn bè cùng trang lứa, nhưng vì đang phải chấp hành án mà những
phạm nhân là người chưa thành niên khơng có được những cơ hội q báu đó. Do
vậy việc thăm gặp phạm nhân vào ngày Lễ, Tết sẽ có tác dụng hết sức to lớn, làm

cho phạm nhân là người chưa thành niên cảm nhận được sự quan tâm, động viên,
chia sẻ từ gia đình, xã hội, tránh bị rơi vào tâm trạng cô đơn, chán nản trong những
dịp đặc biệt này.
Bên cạnh những ưu đãi trong số lần, thời gian được thăm gặp thì pháp luật
cũng quy định “Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, phạm nhân không được
gặp thân nhân”8. Quy định này nhằm mục đích răn đe, nhắc nhở phạm nhân phải
thực hiện tốt các quy định của trại giam để được hưởng những chế độ thăm gặp theo
luật định. Tương tự, Luật thi hành án hình sự 2019 cũng quy định nội dung trên tại
khoản 2, Điều 43.
Có thể nói Luật Thi hành án hình sự 2010, Thơng tư số 07/2018/TT-BCA
của Bộ Công an đã quy định khá chặt chẽ về số lần, thời gian được thăm gặp đối với
phạm nhân là người chưa thành niên; đồng thời cũng quy định rõ trường hợp không
được thăm gặp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, đảm bảo các quyền cơ bản của
người chưa thành niên. Phạm nhân là người chưa thành niên phải bị hạn chế một số
quyền nhất định như: tự do đi lại, tự do vui chơi, giải trí…, chịu sự giám sát và quản
lý của các cơ quan, người có thẩm quyền, nhưng sự hạn chế đó, quản lý đó là nhằm
mục đích cải tạo, giáo dục họ trở thành những người có ích cho xã hội.
1.1.3. Quy định về hình thức, địa điểm gặp thân nhân của phạm nhân là
người chưa thành niên
Theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2010, trong điều kiện bình
thường, phạm nhân sẽ được thăm gặp thân nhân theo hình thức gặp gỡ, tiếp xúc trực
tiếp với nhau và địa điểm thăm gặp là Nhà thăm gặp tại các Trại giam. Việc tổ chức
8

Điểm c khoản 1 Điều 38 Luật Thi hành án hình sự 2010.


13

thăm gặp thân nhân tại Nhà thăm gặp vừa là thực hiện quyền của phạm nhân, vừa

tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác quản lý phạm nhân của các Trại giam.
Ngoài ra, khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số
07/2018/TT-BCA, phạm nhân có thể được xem xét cho ăn cơm cùng thân nhân tại
căng tin… điều này góp phần đa dạng hóa các hình thức thăm gặp, thể hiện chính
sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác thi hành án phạt tù. Thực tế
cho thấy, sau khi chấp hành xong án phạt tù, người chưa thành niên sẽ có những
khoảng cách rất lớn với gia đình, với xã hội, thường có tâm lý chán nản, mặc cảm,
khả năng tái phạm tội rất cao. Việc tạo điều kiện cho phạm nhân là người chưa
thành niên kết nối với gia đình và xã hội thơng qua hình thức gần gũi hơn sẽ rút
ngắn khoảng cách đó, tạo điều kiện cho phạm nhân là người chưa thành niên có khả
năng tái hịa nhập cộng đồng, khơi gợi bản tính chân thiện tiềm tàng trong cá nhân
mỗi phạm nhân. So với quy định của pháp luật các giai đoạn trước, hình thức gặp
thân nhân của phạm nhân là người chưa thành niên có sự đa dạng, linh hoạt và
mang tính gắn kết cao hơn.
1.2. Thực tiễn thực hiện chế độ thăm gặp thân nhân của phạm nhân là
ngƣời chƣa thành niên
1.2.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện chế độ thăm gặp thân
nhân của phạm nhân là người chưa thành niên
Qua nghiên cứu “Báo cáo tổng kết công tác thi hành án hình sự các năm
2015-2018” của trại giam Long Hịa cho thấy tình hình thực hiện chế độ thăm gặp
thân nhân của phạm nhân là người chưa thành niên thể hiện cụ thể như sau:
Số lượt phạm nhân gặp thân nhân
Gặp
bên
ngồi
Trại
giam

Gặp
trong

trường
hợp đặc
biệt

Gặp
trong
khn
viên Trại
giam

Gặp thân
nhân tại
phịng
riêng

Số lượt
phạm nhân
được dùng
cơm với
thân nhân

180

0

0

214

0


0

2016

466

0

0

3653

0

0

2017

353

0

0

4806

0

64


2018

244

0

0

5847

0

102

Năm

Tổng số
phạm nhân
đang thi
hành án

2015


14

Qua nội dung bảng số liệu trên, học viên nhận thấy những vấn đề sau:
Thứ nhất, bảng số liệu này bao gồm các nội dung cụ thể như giai đoạn thống
kê (2015-2018), tổng số phạm nhân đang chấp hành án, số lượt phạm nhân gặp thân

nhân, số lượt phạm nhân được gặp riêng thân nhân tại buồng riêng và số lượt phạm
nhân dùng cơm với thân nhân. Bảng số liệu thể hiện khuynh hướng tăng, giảm của
phạm nhân chưa thành niên qua các năm.
Thứ hai, việc thực hiện chế độ thăm gặp tại Trại giam Long Hòa được thực
hiện khá chặt chẽ và thuận lợi, đảm bảo quyền thăm gặp của phạm nhân, thể hiện cụ
thể qua tỉ lệ phạm nhân được thăm gặp hàng năm đều tăng. Nếu như năm 2015 tỷ lệ
số lượt thăm gặp/tổng số phạm nhân là 214/180, tương đương 1,18 lượt/phạm
nhân/năm. Do đây là năm đầu tiên Trại giam Long hòa thành lập (nâng cấp từ
Trường giáo dưỡng), do đó việc tổ chức thăm gặp còn hạn chế về số lượt. Con số
này sang năm 2016 là 3653/466 tương đương 7,8 lượt/phạm nhân/năm. Năm 2017
là 4086/353 tương đương 11,5 lượt/phạm nhân/năm. Năm 2018 là 5847/244 tương
đương 23,9 lượt/phạm nhân/năm.
Như vậy, có thể thấy chế độ thăm gặp thân nhân của phạm nhân là người
chưa thành niên được Trại giam Long Hòa thực hiện khá tốt. Thể hiện qua bình
quân số lượt phạm nhân được thăm gặp từ năm 2015 đến 2018 đều tăng. Đến năm
2018 bình quân mỗi phạm nhân được thăm gặp 23,9 lần/năm, tương đương mỗi
tháng được thăm gặp một lần. Mặt khác, số lượng phạm nhân phải chấp hành án tại
Trại giam này từ 2015 đến 2018 giảm xuống đáng kể. Điều này thể hiện rõ việc
thăm gặp đã góp phần tích cực vào công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân là người
chưa thành niên.
Thứ ba, về số lượt phạm nhân được dùng cơm với thân nhân. Quy định này
được áp dụng tại Trại giam Long Hòa từ năm 2017 đến nay. Theo số liệu thống kê
năm 2017 có 64 lượt phạm nhân được dùng cơm với thân nhân trong tổng số 353
phạm nhân. Năm 2018 có 102 phạm nhân được dùng cơm với thân nhân trong tổng
số 244 phạm nhân. Căn cứ điều kiện được dùng cơm với thân nhân được quy định
trong Thơng tư số 07/2018/TT-BCA, có thể thấy việc chấp hành án của phạm nhân
ngày càng tốt hơn. Điều này được chứng minh qua tỷ lệ phạm nhân được dùng cơm
chung thân nhân ngày càng cao. Song song đó, qua phân tích quy định thì trường
hợp được dùng cơm với thân nhân không phải là nội dung bắt buộc trong quy định
pháp luật mà là trao quyền quyết định cho các cơ quan quản lý trực tiếp được xem

xét về việc tổ chức ăn cơm cùng gia đình người phạm tội trong khuôn khổ giới hạn


15

pháp lý nhất định. Nhận thấy bữa cơm gia đình là một hoạt động có ý nghĩa truyền
thống của người Việt Nam; bữa cơm là nơi kết nối sẻ chia những niềm vui, nổi
buồn, khó khăn trong cuộc sống. Cho dù mỗi con người mỗi hoàn cảnh tâm trạng
hay các mối quan hệ xã hội khác nhau, thì việc dùng chung mâm cơm là nơi để con
người thư giản thoải mái, giải bày nhiều tâm sự. Nhìn nhận được ý nghĩa của bữa
cơm gia đình nên Trại giam Long Hịa đã đẩy mạnh việc tổ chức hoạt động gặp mặt
dùng cơm của phạm nhân, một mặt để tăng hiệu quả giáo dục ý thức cho phạm
nhân, đảm bảo nhu cầu được giao tiếp, gần gũi với thân nhân của người phạm tội;
mặt khác tăng tương tác với xã hội bên ngồi của phạm nhân giúp cho q trình tái
hịa nhập cộng đồng được thuận lợi.
Thứ tư, về địa điểm thăm gặp. Bảng số liệu cho thấy 100% các hoạt động
thăm gặp, dùng cơm được thực hiện tại Nhà thăm gặp, căng tin trong Trại giam.
Điều này cho thấy, Trại giam chưa mở rộng phạm vi, địa điểm thăm gặp ra những
nơi khác. Song song đó Trại giam cũng chưa tổ chức cho các phạm nhân là người
chưa thành niên được gặp thân nhân tại phòng riêng; chưa tổ chức cho phạm nhân
được gặp trong “trường hợp đặc biệt” (kéo dài thời gian gặp đến 24 giờ).
1.2.2. Những hạn chế trong việc thực hiện chế độ thăm gặp thân nhân của
phạm nhân là người chưa thành niên và nguyên nhân
- Thứ nhất, về đối tượng gặp mặt
Luật Thi hành án hình sự 2010 sử dụng thuật ngữ “thân nhân”, tuy nhiên
Luật lại chưa đưa ra khái niệm “thân nhân” là ai? Đây là một vấn đề khó khăn trong
việc áp dụng luật của các Cơ quan Thi hành án, làm thế nào để xác định được thân
nhân là ai? Căn cứ vào quy định nào? Các cơ quan thi hành án phải làm thế nào để
vừa đảm bảo áp dụng đúng quy định pháp luật, vừa đảm bảo quyền của phạm nhân
là người chưa thành niên không bị hạn chế trái luật? Vấn đề này mặc dù Thông tư

số 46/2011/TT-BCA ngày 30/6/2011 và Thông tư 07/2018/TT-BCA ngày
12/02/2018 (thay thế Thông tư số 46/2011/TT-BCA) đã khắc phục một phần hạn
chế bằng cách liệt kê ra những người được thăm gặp, tuy nhiên vẫn chưa đưa ra
được khái niệm “thân nhân” của người chấp hành án phạt tù. Hiện tại Luật Thi hành
án hình sự 2019 đã được Quốc hội thơng qua, tuy nhiên nội dung này vẫn chưa
được xem xét quy định cụ thể trong các điều khoản của luật.
Ngoài những thân nhân của phạm nhân thuộc phạm vi được liệt kê tại khoản
1 Điều 4 Thơng tư số 07/2018/TT-BCA thì cịn khơng ít những trường hợp có vai
trị ảnh hưởng đến phạm nhân là người chưa thành niên, điển hình như: cụ hoặc cố


16

(cụ ơng/cụ bà), người đỡ đầu, những người có uy tín cao trong các tơn giáo mà
phạm nhân đang tín ngưỡng...
Đối với những người thân là cụ hoặc cố (cụ ông/cụ bà) mặc dù tuổi cao sức
yếu, nhiều khả năng hạn chế trong việc thăm gặp phạm nhân, nhưng với truyền
thống văn hóa của người Việt Nam, những người cao tuổi ln có vị thế cao trong
gia đình, được các thành viên trong gia đình kính trọng. Một số trường hợp khác,
phạm nhân là người chưa thành niên khơng cịn những người là thân nhân ruột thịt
mà thay vào đó là người đỡ đầu, người chăm sóc phạm nhân từ nhỏ, mọi hoạt động
của họ ngay từ nhỏ đã gắn liền với người đỡ đầu, người chăm sóc thì những người
này cũng sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý, tình cảm của phạm nhân là
người chưa thành niên. Một số phạm nhân có truyền thống gia đình hoặc bản thân
đã tín ngưỡng tơn giáo, một số trường hợp sống nương tựa tại các cơ sở tôn giáo
ngay từ nhỏ, thì những người chức sắc, người có uy tín trong các tơn giáo đơi khi lại
có vai trò ảnh hưởng với họ cao hơn những thân nhân khác. Vì vậy, việc tạo điều
kiện để những người này được tiếp xúc, thăm gặp sẽ có nhiều tác động tích cực để
phạm nhân là người chưa thành niên an tâm cải tạo, phấn đấu sớm tái hòa nhập
cộng đồng. Theo học viên, hiện tại Luật Thi hành án hình sự 2010, Luật Thi hành

án hình sự 2019 và Thơng tư số 07/2018/TT-BCA chưa quy định trường hợp được
thăm gặp của các đối tượng là chưa phù hợp, chưa đáp ứng nhu cầu thăm gặp của
phạm nhân là người chưa thành niên.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 4 Thơng tư số 07/2018/TT-BCA quy định: “Cá
nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc thân nhân khác ngoài những người được quy
định tại khoản 1 điều này được thăm gặp phạm nhân nếu Giám thị trại giam, Giám
thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện xét
thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân và u cầu cơng tác phịng,
chống tội phạm, quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân”. Theo quy định này thì cá
nhân, đại diện cơ quan, tổ chức chỉ được thăm gặp phạm nhân nếu Giám thị trại
giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp
huyện xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân và yêu cầu phòng,
chống tội phạm, quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân. Theo học viên, quy định trên
còn mang tính tùy nghi, chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của Giám thị trại giam,
Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Do vậy, việc thăm gặp trong trường hợp này dễ bị hạn chế do ý chí chủ quan của
những chủ thể có thẩm quyền. Trong khi đó như phân tích ở phần trên thì đối tượng


17

người chưa thành niên là đối tượng đặc biệt, cần thiết có sự quan tâm chia sẻ động
viên từ gia đình và xã hội.
Ngồi ra khoản 1 Điều 4 Thơng tư số 07/2018/TT-BCA cũng quy định “mỗi
lần đến thăm gặp phạm nhân tối đa không quá 3 (ba) người”. Trong khi đó nguyên
tắc thứ 60 của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do năm
1990 có quy định: “Mọi người chưa thành niên đều có quyền được thường xuyên
thăm viếng, về nguyên tắc là một tuần một lần, và khơng ít hơn một lần trong một
tháng, trong điều kiện người chưa thành niên được tôn trọng quyền riêng tư, được
liên lạc và tiếp xúc khơng hạn chế với gia đình và người bào chữa”. Như vậy chúng

ta thấy Quy tắc thứ 60 của Liên hợp quốc không hạn chế việc tiếp xúc với gia đình
và người bào chữa. Trong khi đó quy định của Thông tư số 07/2018/TT-BCA lại
hạn chế về đối tượng được thăm gặp, số lượng thân nhân được thăm gặp trong mỗi
lần gặp, thậm chí cịn rất ít. Theo học viên, đây là quy định hướng dẫn thi hành luật
nhưng lại quá khắt khe, gây ảnh hưởng nhất định đến quyền được thăm gặp của
phạm nhân là người chưa thanh niên.
- Thứ hai, về số lần và thời gian gặp mặt.
Về số lần thăm gặp: Điều 53 Luật thi hành án hình sự 2010 quy định “Phạm
nhân là người chưa thành niên được gặp thân nhân không quá ba lần trong 01
tháng”. Như vậy, mỗi tháng phạm nhân là người chưa thành niên sẽ được thăm gặp
tối đa là 03 lần (tương đương gấp 03 lần so với phạm nhân đã thành niên). Đối với
Luật Thi hành án hình sự 2019 thì tổng số lần được thăm gặp tối đa có tăng lên (04
lần, trong trường hợp phạm nhân được khen thưởng). Nhìn chung pháp luật đã có
những sự quan tâm nhất định đối với đối tượng đặc biệt này. Tuy nhiên, nếu quan
sát kỹ hơn thì quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019 vẫn cịn khá khắt khe.
Nếu như một phạm nhân bình thường, khơng được khen thưởng thì trong tháng
cũng chỉ được tối đa 03 lần thăm gặp, đồng nghĩa với tháng đó sẽ có ít nhất một
tuần không được thăm gặp (tương đồng với Luật Thi hành án hình sự 2010).
Mặt khác, Luật Thi hành án hình sự 2010 quy định về khen thưởng phạm
nhân “Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân chấp hành tốt nội quy, quy
chế trại giam, có thành tích trong lao động hoặc lập cơng thì được khen thưởng
tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại, số lần gặp thân nhân, số lần và số lượng
quà được nhận”9 . Nghiên cứu quy định này, có thể thấy điều luật chỉ quy định tăng
9

Điểm c khoản 1 Điều 36 Luật thi hành án hình sự 2010.


18


thêm số lần gặp mặt, nhưng không quy định cụ thể là tăng bao nhiêu lần; và trong
trường hợp phạm nhân đã thực hiện đủ 03 lần thăm gặp của mình theo Điều 53 Luật
Thi hành án hình sự 2010, nếu họ được khen thưởng theo điểm c khoản 1 Điều 36
Luật thi hành án hình sự 2010 thì họ sẽ thực hiện quyền này như thế nào? Họ có
được quyền yêu cầu tăng thêm số lần thăm gặp nhiều hơn con số 03 lần không? Vấn
đề này được Luật Thi hành án hình sự 2019 bổ sung khá chặt chẽ, khi quy định cụ
thể tại điều 76 “phạm nhân là người dưới 18 tuổi được khen thưởng thì được gặp
thân nhân thêm 01 lần trong một tháng”.
Theo học viên, cần xem vấn đề thăm gặp của phạm nhân là một chế độ đặc
biệt, cần thiết phải đảm bảo đầy đủ cho phạm nhân vì nó là một biện pháp tích cực
góp phần quan trọng vào việc giáo dục cải tạo phạm nhân. Thực tế khảo sát tại Trại
Giam Long Hòa cho thấy, việc tổ chức thăm gặp thường xuyên đã góp phần tích
cực vào cơng tác giáo dục, cải tạo phạm nhân. Tuy nhiên, Luật Thi hành án hình sự
2019 lại xem vấn đề thăm gặp là một “đặc ân” dành cho những phạm nhân lập
thành tích, là chưa phù hợp, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn.
Về thời gian gặp mặt: Điều 53 Luật Thi hành án hình sự 2010 quy định “mỗi
lần gặp khơng q 03 giờ”. Điều luật quy định mỗi lần gặp không quá 03 giờ (gấp
03 lần phạm nhân thành niên). Nhìn chung, thời gian thăm gặp của phạm nhân chưa
thành niên có được mở rộng hơn so với phạm nhân đã thành niên, tuy nhiên như thế
vẫn chưa tương thích với nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin của phạm nhân. Thời
gian thăm gặp mỗi lần chỉ hạn chế ở mức độ 03 giờ là chưa thể đáp ứng nhu cầu
trao đổi thông tin giữa phạm nhân và người thân, chưa kể đến việc thông qua người
thân để tác động, giáo dục phạm nhân; và trong “trường hợp đặc biệt được gặp
không quá 24 giờ” (gấp 08 lần so với phạm nhân đã thành niên). Như vậy “trường
hợp đặc biệt” ở đây được hiểu như thế nào? Khi nào phạm nhân là người chưa
thành niên sẽ được kéo dài thời gian thăm gặp đến 24 giờ?... Đối với Luật thi hành
án hình sự 2019, về cơ bản vẫn cịn những quy định khá khắt khe về thời gian thăm
gặp tương tự Luật Thi hành án hình sự 2010 (mỗi lần gặp không quá 03 giờ), chỉ
điều chỉnh thay đổi cụm từ “trường hợp đặc biệt” bằng việc liệt kê những điều kiện
cụ thể để được xem xét kéo dài thời gian gặp mặt “Căn cứ kết quả xếp loại chấp

hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm
nhân...”10. Việc thay đổi này cơ bản tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc áp dụng
10

Khoản 1 Điều 76 Luật Thi hành án hình sự 2019.


19

luật của các Trại giam. Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian thăm gặp này phải được sự
quyết định đồng ý của Giám thị trại giam. Đây là vấn đề cảm tính, dựa trên cơ sở
nhận xét, đánh giá chủ quan của cán bộ quản giáo và Giám thị trại giam. Mặt khác,
Điều 41 của Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về khen thưởng phạm nhân
cũng không đề cập đến vấn đề tăng thời gian trong mỗi lần gặp thân nhân.
Chúng ta biết rằng, hơn ai hết, những người chưa thành niên là những người
cần được sự quan tâm chia sẻ, giúp đỡ từ gia đình và xã hội, vì vậy việc quy định
hạn chế số lần thăm gặp, thời gian thăm gặp theo Luật Thi hành án hình sự hiện nay
là chưa phù hợp, chưa đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục cải tạo phạm nhân. Quy tắc thứ
60 của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do năm 1990 có
quy định: “Mọi người chưa thành niên đều có quyền được thường xuyên thăm
viếng, về nguyên tắc là một tuần một lần, và khơng ít hơn một lần trong một tháng,
trong điều kiện người chưa thành niên được tôn trọng quyền riêng tư, được liên lạc
và tiếp xúc không hạn chế với gia đình và người bào chữa”. Như vậy so với Quy
tắc của Liên hợp quốc thì Luật Thi hành án hình sự 2010, Luật Thi hành án hình sự
2019 vẫn còn hạn chế về số lần thăm gặp, và thời gian thăm gặp, vấn đề này, cần
tiếp tục nghiên cứu nội luật hóa một cách phù hợp, nhằm đảm bảo quyền của người
chưa thành niên được bảo vệ tốt nhất trong điều kiện hội nhập hiện nay.
- Thứ ba, về địa điểm và hình thức gặp mặt.
Đối với phạm nhân đã thành niên, ngoài việc được gặp thân nhân tại nhà
thăm gặp, nếu chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế trại giam hoặc lập cơng thì

được gặp vợ hoặc chồng ở phịng riêng khơng q 24 giờ11. Đây là quy định hết sức
cần thiết nhằm giải quyết những nhu cầu thiết yếu của con người, đồng thời nhằm
tạo điều kiện để hàn gắn mối quan hệ vợ chồng của phạm nhân. Đối với phạm nhân
chưa thành niên, mặc dù có quy định được kéo dài thời gian gặp thân nhân đến 24
giờ tuy nhiên chưa quy định rõ là những đối tượng nào sẽ được gặp phạm nhân là
người chưa thành niên trong trường hợp này, và cũng chưa đề cập đến vấn đề gặp
thân nhân ở phòng riêng.
Bản thân học viên thấy rằng, ở những chế độ khác thì phạm nhân là người
chưa thành niên được quan tâm mở rộng hơn, tuy nhiên riêng về nội dung này thì
nhu cầu của phạm nhân là người chưa thành niên có phần bị hạn chế. Học viên cho
rằng, ngồi mối quan hệ vợ chồng thì các mối quan hệ khác như cha mẹ với con,
11

Khoản 1 Điều 46 Luật thi hành án hình sự 2010.


20

anh chị với em… cũng là những mối quan hệ thiết yếu cần quan tâm hàn gắn, đồng
thời tạo điều kiện về không gian thuận lợi để người thân trong gia đình động viên,
khuyên nhủ cũng là một biện pháp vô cùng hữu hiệu trong việc giáo dục, cải tạo
phạm nhân. Do vậy nếu như pháp luật hạn chế quyền này thì đó sẽ là một thiệt thịi
lớn của phạm nhân là người chưa thành niên.
Ngoài ra, theo quy định hiện hành, trong mọi trường hợp phạm nhân vẫn chỉ
được thăm gặp trong phạm vi khuôn viên trại giam, chưa mở rộng địa điểm thăm
gặp ra bên ngoài khu vực thi hành án. Đây là vấn đề còn khá khắt khe đối với phạm
nhân là người chưa thành niên. Quy tắc thứ 59 của Liên hợp quốc về bảo vệ người
chưa thành niên bị tước tự do năm 1990 có quy định “…Người chưa thành niên cần
được phép liên lạc với gia đình, bạn bè của họ và những người khác, hoặc đại diện
của các tổ chức bên ngồi có danh tiếng, được ra khỏi cơ sở giam giữ đi thăm nhà

và gia đình và được nhận sự cho phép đặc biệt để rời cơ sở giam giữ vì lý do học
tập, đào tạo nghề hay các lý do quan trọng khác. Nếu người chưa thành niên đang
thụ án, thời gian sử dụng bên ngoài cơ sở giam giữ cũng được tính vào thời gian
chịu án”. Như vậy theo quy tắc này thì phạm nhân là người chưa thành niên được
phép rời khỏi cơ sở giam giữ vì nhiều lý do như thăm nhà, gia đình, học tập, đào tạo
nghề hay lý do quan trọng khác và thời gian sử dụng bên ngồi cơ sở giam giữ cũng
được tính vào thời gian chịu án. Xét thấy việc đa dạng hình thức gặp và tạo điều
kiện thuận lợi để phạm nhân là người chưa thành niên được gặp gỡ, chia sẻ với thân
nhân và người khác sẽ góp phần tạo động lực cho q trình cảm hóa, cải tạo phạm
nhân, giúp họ có niềm tin vào cuộc sống, tích cực cải tạo và tự tin tái hòa nhập cộng
đồng. Theo học viên, đây là vấn đề tích cực cần nghiên cứu nội luật hóa vào pháp
luật thi hành án hình sự Việt Nam.
- Thứ tư, về chế độ gặp thân nhân của phạm nhân là người chưa thành niên
có hồn cảnh đặc biệt, phạm nhân nữ là người chưa thành niên.
Luật Thi hành án hình sự năm 2010 và Luật Thi hành án hình sự 2019 chưa
có quy định riêng về việc thăm gặp thân nhân của phạm nhân chưa thành niên là
những người có hồn cảnh đặc biệt như phạm nhân khơng cịn thân nhân, phạm
nhân là người chưa thành niên thuộc giới tính nữ... Thực tế xã hội cũng có khơng ít
những trường hợp phạm nhân là những người cơ nhỡ, không thân thuộc họ hàng,
như vậy những trường hợp này ai sẽ thăm gặp đối với họ. Đối với phạm nhân nữ thì
đây là giai đoạn phát triển mạnh về giới tính, tâm lý, do đó họ cần có sự chỉ bảo, tư
vấn kịp thời của người thân, các chuyên gia về tâm lý, giới tính,... tuy nhiên luật chỉ


×