Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Chế tài bồi thường thiệt hại theo công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

TRỊNH THU TRANG

CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
THEO CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG)
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
THEO CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HĨA QUỐC TẾ (CISG)

Sinh viên thực hiện: TRỊNH THU TRANG
Khóa: 38 MSSV: 1353801011255
Giảng viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền,
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu
tham khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Trịnh Thu Trang


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giảng viên trường đại
học Luật Tp. Hồ Chí Minh trong 4 năm qua đã yêu thương, dạy bảo, truyền cảm
hứng nghiên cứu luật cho em. Đặc biệt, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Nguyễn
Thị Thanh Huyền. Nhờ sự kiên nhẫn, tận tình của cơ mà em mới có thể thực hiện
được đến cuối cùng khóa luận này. Em xin chúc các quý thầy cô thật nhiều sức
khỏe, thật nhiều thành công.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nội dung được viết tắt

Từ viết tắt
BTTH

Bồi thường thiệt hại

CIETAC


Ủy ban Trọng tài về Kinh tế và Thương mại Quốc tế
của Trung Quốc (China International Economic &
Trade Arbitration Commission)

CISG/ Công ước Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Viên
LTM 2005

Luật thương mại 2005

L/C

Thư tín dụng (letter of credit)

PECL

PECL Các nguyên tắc của Luật hợp đồng châu Âu

PICC

Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của
UNIDROIT

UNCITRAL

Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHẾ TÀI BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI THEO CÔNG ƢỚC VIÊN ...................................................................... 4
1.1

Khái quát chung .................................................................................................. 4

1.2 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại............................................. 6
1.2.1 Hành vi vi phạm hợp đồng .......................................................................... 7
1.2.2 Thiệt hại ....................................................................................................... 8
1.2.3

Các vấn đề khác liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại .............. 18

CHƢƠNG 2: TÍNH TỐN THIỆT HẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG
ƢỚC VIÊN .................................................................................................................... 21
2.1 Khái qt chung .................................................................................................... 21
2.2 Cách tính tốn cụ thể thiệt hại theo quy định tại Điều 75 Công ước Viên ........... 22
2.2.1 Tuyên bố hủy hợp đồng .................................................................................. 23
2.2.2 Giao dịch thay thế hợp lý ............................................................................... 24
2.2.3 Cách tính tốn thiệt hại ................................................................................... 28
2.3 Cách tính tốn giả định thiệt hại theo quy định tại Điều 76 Công ước Viên ....... 29
2.3.1 Tuyên bố hủy bỏ hợp đồng ............................................................................. 30
2.3.2 Bên bị thiệt hại không thực hiện giao dịch thay thế ....................................... 31
2.3.3 Cách tính tốn thiệt hại ................................................................................... 32
2.4 Một số lưu ý với hợp đồng không được ấn định giá............................................. 34
CHƢƠNG 3: GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI............. 38
3.1 Khái qt chung .................................................................................................... 38
3.2 Tính có thể tiên liệu trước..................................................................................... 38
3.2.1 Hai khía cạnh của tính có thể tiên liệu trước .................................................. 39

3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính có thể tiên liệu trước .................................... 40
3.2.3 Chủ thể và thời gian tiên liệu trước ................................................................ 41
3.2.4 Vấn đề cần tiên liệu trước .............................................................................. 42
3.2.5 Sự ảnh hưởng của tính có thể tiên liệu trước ................................................. 42
3.3 Nghĩa vụ hạn chế tổn thất ..................................................................................... 43
3.3.1 Khái quát chung.............................................................................................. 43
3.3.2 Các biện pháp hạn chế tổn thất....................................................................... 44
3.3.3 Ảnh hưởng của nghĩa vụ hạn chế tổn thất ...................................................... 45
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế (Convention on Contracts for the International Sale of Goods – CISG) được soạn
thảo bởi Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) với
mong muốn xây dựng một nguồn luật thống nhất để các quốc gia thành viên áp
dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. CISG ảnh hưởng đến khá nhiều
các điều ước quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia, trong đó có Việt Nam (trong
q trình soạn thảo Luật thương mại 2005 (LTM 2005), Việt Nam có tham khảo các
quy định của CISG) vì tính ưu việt và khả năng áp dụng linh hoạt. Trên thực tế,
ngay cả thương nhân từ các quốc gia không phải là thành viên cũng viện dẫn đến
CISG khi đàm phán, giao kết hợp đồng, bởi lẽ CISG điều chỉnh gần như đầy đủ các
vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong đó, chế tài bồi thường thiệt
hại (BTTH) là chế tài được áp dụng rất phổ biến, từ những tranh chấp thông thường
cho tới những tranh chấp với các tình tiết phức tạp, gây nhiều tranh cãi.
Từ việc tìm hiểu các quy định của CISG cũng như các quyết định của cơ quan
giải quyết tranh chấp, tác giả thấy rằng mặc dù CISG đã có các quy định nền tảng,
mấu chốt cho chế tài BTTH, nhưng những quy định này vẫn còn chưa rõ ràng, chi

tiết, dẫn đến việc giải thích và áp dụng khác nhau giữa các cơ quan tài phán của các
quốc gia. Trong bối cảnh là thành viên mới của CISG, những cơ hội mà CISG mang
lại cho Việt Nam sẽ luôn đi kèm với những khó khăn, thách thức, việc tìm hiểu kĩ
các quy định cũng như tham khảo thực tiễn xét xử là một yêu cầu thực sự cấp thiết
đối với doanh nghiệp Việt Nam, các cơ quan xét xử, các nhà nghiên cứu pháp luật
và nhất là sinh viên chuyên ngành luật. Do đó, tác giả quyết định chọn đề tài “CHẾ
TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ” để thực hiện khóa luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
 Bài báo khoa học
- Nguyễn Thị Hồng Trinh (2009), “Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương
mại quốc tế qua Luật Thương mại Việt Nam, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22 (159)/2009: Bài báo so sánh chế tài BTTH
trong LTM Việt Nam, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về các vấn đề khái quát
như phạm vi thiệt hại được đền bù, tính dự đốn của thiệt hại,… Từ đó tác giả kiến
nghị hoàn thiện chế tài BTTH của LTM Việt Nam cho tương thích với quy định của

1


pháp luật quốc tế. Tác giả khơng phân tích sâu vào quy định cũng như thực tiễn xét
xử của chế tài BTTH trong CISG.
- Nguyễn Thị Lan Hương, Phạm Thị Hiền (2016), “Vấn đề bồi thường thiệt
hại phi vật chất theo CISG – Lý luận và thực tiễn xét xử”, Tạp chí khoa học pháp lý,
số 8 (102)/2016: Các tác giả phân tích về thiệt hại phi vật chất trong cách tính thiệt
hại theo quy định của CISG, có dẫn chiếu đến quyết định giải quyết tranh chấp của
các tòa án và ý kiến của Hội đồng tư vấn CISG. Các tác giả ủng hộ thiệt hại phi vật
chất nên được xét đến khi tính tốn các thiệt hại.
 Luận văn/Khóa luận
- Phạm Thị Hiền (2016), Xác định thiệt hại trong chế định bồi thường thiệt hại

của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Luận văn thạc sĩ,
Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh: Thơng qua phân tích các quy định của CISG,
cùng với việc dẫn chứng đến quyết định có liên quan của cơ quan giải quyết tranh
chấp và quan điểm của các học giả, tác giả tập trung làm rõ hai vấn đề quan trọng
trong chế định BTTH của CISG đó là xác định loại thiệt hại nào được bồi thường và
xác định mức thiệt hại được bồi thường.
- Phan Thị Hằng (2012), Chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh:
Khóa luận phân tích chủ yếu vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử các tranh chấp liên
quan đến bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thơng qua
phân tích các bản án của Tịa án Việt Nam, có so sánh (nhưng chỉ ở mức độ viện
dẫn điều luật chứ khơng phân tích) với CISG.
Từ việc xem xét tình hình nghiên cứu liên quan đến chế tài BTTH trong khuôn
khổ CISG, tác giả nhận thấy đề tài này mặc dù đã được đưa ra nghiên cứu, bàn luận
nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa được nhắc đến và làm rõ. Tuy nhiên, đây là
những nguồn tài liệu hữu ích để tác giả tham khảo. Tác giả hy vọng với những phân
tích của mình dựa trên nền tảng đã có, khóa luận sẽ đạt được kết quả nghiên cứu
một cách tổng quan và có chất lượng.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở phân tích các quy định của CISG về chế tài BTTH, khóa luận
muốn đưa ra cái nhìn tồn diện, cơ bản về chế tài này bằng việc cung cấp cơ sở lý
luận, các quan điểm của các học giả cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp thơng
qua các quyết định có liên quan.

2


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Khóa luận chỉ phân tích và làm rõ chế tài BTTH trong khuôn khổ CISG thông
qua các quy định từ Điều 74 đến Điều 77 CISG, bản án, các quan điểm của các học

giả.
5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Trong khóa luận, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu một cách
đan xen, phối hợp, bao gồm:
- Phương pháp so sánh, phân tích, bình luận khi nghiên cứu các quy định, quan
điểm, ý kiến cũng như các bản án.
- Phương án tổng hợp, quy nạp nhằm đưa ra các kết luận.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Phần mở đầu
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980
Chương II: TÍNH TỐN THIỆT HẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA CƠNG ƯỚC
VIÊN 1980
Chương III: GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

3


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHẾ TÀI BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI THEO CÔNG ƢỚC VIÊN
1.1 Khái quát chung
Chế tài BTTH là hậu quả pháp lý bất lợi mà một bên trong hợp đồng phải
gánh chịu khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Các điều khoản về trách nhiệm BTTH
được ghi nhận từ Điều 74 đến Điều 77 CISG, thuộc phần III, chương V về Những
quy định chung về nghĩa vụ của bên bán và của bên mua. Do đó, những quy định
này đều có thể được sử dụng để tính tốn trách nhiệm BTTH của cả bên bán và bên
mua. Bên cạnh đó, cũng theo như từ ngữ được sử dụng trong CISG “thiệt hại mà
bên còn lại phải chịu do vi phạm hợp đồng của một bên” (“loss […] suffered by the

other party as a consequence of the breach” “of contract by one party”),1 nghĩa là,
trách nhiệm BTTH của CISG chỉ có thể được áp dụng cho các bên trong hợp đồng
chứ không thể cho một bên thứ ba nào khác. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được giải
quyết nếu các bên áp dụng quy định tại Điều 6 CISG2 để cùng thỏa thuận trong hợp
đồng về trách nhiệm của bên thứ ba3 hoặc vận dụng pháp luật nội địa theo các quy
tắc của tư pháp quốc tế.4
Theo thống kê được công bố tại CISG Database, các tranh chấp liên quan đến
BTTH chiếm đến gần 250 vụ (trong đó có 140 vụ liên quan đến Điều 74,5 62 vụ liên
quan đến Điều 756 và 41 vụ thuộc về Điều 767), bên cạnh đó riêng Điều 77 cũng có
tới 77 vụ.8 Có thể nhận thấy rằng, các quy định về BTTH được vận dụng khá nhiều
trong thực tiễn xét xử. Bởi lẽ chúng đưa ra một biện pháp khắc phục bằng tiền, giúp
phần nào làm giảm bớt thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. Hơn nữa, chúng

1
2

Điều 74 CISG.
Điều 6 CISG: “Các bên có thể loại trừ việc áp dụng Cơng ước này hoặc, không trái với Điều 12, loại trừ

hoặc thay đổi hiệu lực của bất kỳ điều khoản nào của Công ước này”.
3
Magnus, Staudinger Kommentar zum Bürgerlichen Gesetzbuch, Điều 74, đoạn 14 (thông qua Peter Huber
và Alastair Mullis (2007), The CISG – A new textbook for students and practitioners, European Law
Publishers, tr. 280, chú thích số 1022).
4
Victor Knapp, C. Bianca and M. Bonnell (1987), Commentary on the International Sales Law - The 1980
Vienna Sales Convention, Giuffrè: Milan, Điều
74, mục 2.1, truy cập lần cuối ngày 24/05/2017.
5


CISG Database, UNCITRAL Digest cases for Article 74 plus added cases for this Article,
truy cập lần cuối ngày 24/05/2017.
6

CISG Database, UNCITRAL Digest cases for Article 75 plus added cases for this Article,

truy cập lần cuối ngày 24/05/2017.
7
CISG Database, UNCITRAL Digest cases for Article 76 plus added cases for this Article,
truy cập lần cuối ngày 24/05/2017.
8
CISG Database, UNCITRAL Digest cases for Article 77 plus added cases for this Article,
truy cập lần cuối ngày 24/05/2017.
4


cịn có thể dễ dàng áp dụng trong đa số các trường hợp, điều mà các biện pháp khắc
phục thiệt hại khác không làm được.9
Như tác giả đã đề cập ở phần Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khóa luận này
chỉ tập trung phân tích các quy định của chế tài BTTH (từ Điều 74 đến Điều 77).
Tuy nhiên, sẽ là thiếu logic và khập khiễng nếu đặt các quy định của CISG một
cách riêng rẽ. Việc đánh giá, phân tích từng quy định chỉ có thể được tiến hành một
cách chính xác và đầy đủ, nếu được đặt trong bối cảnh cùng với các quy định liên
quan khác của CISG.
Thứ nhất, về mối quan hệ của chế tài BTTH với các chế tài khắc phục thiệt hại
khác của CISG. Điều 45.2 và Điều 61.2 CISG quy định: Bên mua/bên bán không bị
mất quyền yêu cầu BTTH khi họ áp dụng các chế tài khác. Thật vậy, chế tài BTTH
là một chế tài khá linh hoạt, nó hồn tồn có thể được áp dụng mặc dù bên bị vi
phạm đã tuyên bố hủy hợp đồng theo quy định tại Điều 49 CISG (đối với bên mua)
hoặc điều 64 CISG (đối với bên bán).10 Hoặc một bên sau khi buộc bên còn lại tiếp

tục thực hiện hợp đồng11 hay bên mua sau khi áp dụng biện pháp giảm giá12 vẫn có
quyền được u cầu BTTH. Thậm chí, Điều 78 CISG cịn quy định khi một bên
chậm thanh tốn (dù bất kì khoản tiền nào) thì bên cịn lại có quyền yêu cầu tính lãi
trên khoản tiền chậm trả và vẫn khơng ảnh hưởng gì đến quyền u cầu BTTH. Tuy
nhiên, cũng cần lưu ý rằng, mặc dù CISG không giới hạn sự áp dụng của chế tài
BTTH, bên bị vi phạm sẽ không được áp dụng chế tài BTTH này chung với các chế
tài khác khi mà, chế tài khác đó vốn đã phục hồi được thiệt hại cho họ. Lúc này, vì
một chế tài khác đã được áp dụng để bù đắp thiệt hại cho nên thiệt hại đã khơng cịn
nữa, do đó, cũng khơng cịn cơ sở để có thể tiếp tục áp dụng chế tài BTTH. Trong
trường hợp này, việc vẫn áp dụng đồng thời cả chế tài BTTH và một chế tài khác sẽ
dẫn đến tình trạng bên bị thiệt hại được bồi thường vượt quá mức thiệt hại
(overcompensated) và điều này thì khơng phù hợp với các quy định của CISG về
chế tài BTTH.
Thứ hai, về mối quan hệ của các quy định thuộc chế tài BTTH với các quy
định khác của CISG. Điều 34, 37 CISG quy định bên bán trong trường hợp (1) giao
chứng từ liên quan đến hàng hóa/giao hàng trước thời hạn quy định trong hợp đồng
hoặc (2) khi khắc phục những sai sót sau khi giao chứng từ/hàng hóa trước hạn, nếu
9

Ví dụ như quyền yêu cầu hủy hợp đồng của bên bị thiệt hại, Điều 49.1 và Điều 64.1 CISG quy định chỉ có

thể được thực hiện trong trường hợp hành vi vi phạm cấu thành vi phạm cơ bản.
10
Điều 81.1 CISG quy định: “Việc hủy bỏ hợp đồng giải phóng các bên khỏi nghĩa vụ của họ, trừ nghĩa vụ
bồi thường thiệt hại.”
11
Theo quy định tại Điều 46 CISG (đối với bên mua) hoặc Điều 62 CISG (đối với bên bán).
12

Theo quy định tại Điều 50 CISG.

5


gây thiệt hại thì bên mua có quyền u cầu bồi thường. Điều 44 CISG cho phép các
bên vẫn được yêu cầu BTTH (trừ khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ - “loss of profit”) trong
trường hợp vì lý do chính đáng mà vi phạm nghĩa vụ thông báo theo quy định tại
Điều 39.1 và Điều 43.1 CISG. Điều 45.1b và Điều 61.1b quy định quyền yêu cầu
BTTH của các bên trong trường hợp bên cịn lại khơng thực hiện nghĩa vụ được quy
định trong hợp đồng hoặc trong Công ước. Điều 47, 63 CISG cho phép bên
mua/bên bán vẫn được yêu cầu BTTH ngay cả khi đã gia hạn thêm một khoản thời
gian hợp lý để bên bán/bên mua tiếp tục thực hiện hợp đồng. Điều 48 CISG quy
định bên mua không mất quyền yêu cầu BTTH mặc dù bên bán (phù hợp với các
điều kiện tại Điều 48) đã tự khắc phục hành vi vi phạm hợp đồng của mình. Điều 79,
80 CISG cho phép bên vi phạm giải phóng khỏi trách nhiệm BTTH trong trường
các điều kiện về miễn trách xảy ra.
1.2 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
Các điều khoản về BTTH là những điều khoản quan trọng trong các quy định
về luật hợp đồng. Về cơ bản, hợp đồng sinh ra là để được thực hiện nhằm giúp các
bên đạt được mục đích mà họ nhắm tới khi tiến hành giao kết. Tuy nhiên, khi xuất
hiện hành vi vi phạm và có thiệt hại xảy ra, điều mà các bên quan tâm nhiều nhất là
làm thế nào để bảo vệ được tối đa quyền lợi của mình. Chế tài thường được các bên
viện dẫn đến trong trường hợp này là BTTH, bởi lẽ chế tài này cung cấp một giải
pháp khá hiệu quả, không những giúp bên bị thiệt hại khắc phục được hậu quả do
bên vi phạm gây ra mà còn bồi thường cả những khoản lợi ích mà họ trơng đợi từ
hợp đồng. CISG được đánh giá cao nhờ vào cấu trúc các điều khoản của các chế tài
khắc phục thiệt hại, mà trong đó bao gồm chế tài BTTH, thể hiện tư duy pháp lý
tiến bộ, hài hịa hóa các quy định của cả hệ thống dân luật và thông luật, đồng thời
cũng đưa ra được những khái niệm “trung tính, đơn giản”, “phản ánh được mối
quan tâm chung”13 của các quốc gia thành viên.
Chế tài BTTH được quy định từ Điều 74 đến Điều 77 CISG, trong đó Điều 74

được xem là quy định mấu chốt, xác lập những nguyên tắc chung khi áp dụng chế
tài BTTH. Điều 75, 76 CISG bổ sung cách tính thiệt hại trong trường hợp hợp đồng
bị hủy và Điều 77 CISG quy định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất. Trong khuôn khổ

13

Tham khảo Ủy ban tư vấn về chính sách Thương mại quốc tế thuộc Phịng Thương mại và Cơng nghiệp
Việt Nam, Nghiên cứu Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(Cơng ước Viên 1980 – CISG), download từ trang web:
/>oc%20Vien.pdf, phần I mục 3.
6


mục 1.2 này, tác giả sẽ tập trung phân tích các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH
mà CISG đã ghi nhận tại Điều 74.
Điều 74 CISG quy định:
“Mức bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên bao gồm
giá trị tổn thất, kể cả khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ, mà bên bị vi phạm phải chịu do bên
vi phạm gây ra. Mức bồi thường thiệt hại không thể vượt quá giá trị tổn thất như là
hậu quả có thể xảy ra của việc vi phạm hợp đồng mà bên vi phạm tiên liệu hoặc phải
tiên liệu được vào thời điểm giao kết hợp đồng, căn cứ vào các sự kiện mà bên vi
phạm biết hoặc phải biết vào thời điểm đó.”14
Như vậy, trách nhiệm BTTH phát sinh theo quy định của CISG khi có những
điều kiện sau: (1) có hành vi vi phạm hợp đồng của một bên; (2) có thiệt hại xảy ra;
(3) mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại; (4) mức BTTH bị giới
hạn bởi tính có thể dự liệu trước.15
1.2.1 Hành vi vi phạm hợp đồng
Theo ghi nhận tại Điều 45.1 và Điều 61.1 CISG, khi một bên khơng thực hiện
bất kì nghĩa vụ nào đã được quy định trong hợp đồng hoặc trong Cơng ước, bên cịn
lại có quyền u cầu BTTH theo quy định tại Điều 74 CISG. Có thể xem Điều 74

CISG là nguyên tắc chung cho việc áp dụng chế tài BTTH, vì quy định này được áp
dụng trong mọi trường hợp khi thiệt hại xảy ra, kể cả khi hợp đồng đã bị hủy.16 Mặc
dù CISG không đưa ra định nghĩa thế nào là vi phạm hợp đồng (breach of contract)
nhưng theo như câu chữ đã được ghi nhận – “khơng thực hiện bất kì nghĩa vụ nào”
(“fails to perform any of [one’s] obligations”)17 – có thể nhận thấy rằng, CISG đã
tiếp cận khái niệm vi phạm hợp đồng này với cách hiểu rộng nhất, bao gồm bất kì
hành vi vi phạm những quy định trong hợp đồng giữa các bên hoặc trong Công ước
(mà không yêu cầu vi phạm đó phải cấu thành một vi phạm cơ bản theo cách hiểu
tại Điều 25 CISG)18 như là: không thực hiện hợp đồng, chậm trễ trong việc thực
14

Bản dịch CISG của Dịch giả Nguyễn Thế Đức Tâm, download từ trang web:
/>15
16

Tính có thể dự liệu trước (Foreseeability) sẽ được tác giả phân tích tại chương 3.
Trong Jewelry case, Tịa án Tối cao Áo cho rằng cả Điều 75 và 76 CISG đều không cản trở bên bán (bên bị

thiệt hại) đối với yêu cầu BTTH theo Điều 74 CISG, ngay cả khi hợp đồng đã bị hủy. Tham khảo từ Oberster
Gerichtshof (Supreme Court), Austria, Jewelry case, 28 April 2000
truy cập lần cuối 20/5/2017. Bên cạnh đó, theo quy định tại
Điều 75, 76 CISG, ngoài những thiệt hại đã được bồi thường tại những điều này, bên bị thiệt hại còn được
yêu cầu bồi thường thêm những thiệt hại khác (further damages) theo quy định tại Điều 74 CISG.
17
18

Điều 45.1, Điều 61.1 CISG
Tuy nhiên, ít nhất một quyết định trọng tài đã đưa ra nhận xét rằng thiệt hại được bồi thường tại Điều 74

CISG là do vi phạm cơ bản xuất phát từ việc không thực hiện hợp đồng (fundamental non-performance).

7


hiện hợp đồng, thực hiện không đúng (một phần hoặc toàn bộ) hợp đồng.19
Mặt khác, ta cần phân biệt các hành vi vi phạm hợp đồng theo quy định tại
Điều 74 với các hành vi vi phạm những nghĩa vụ “khơng thể bị kiện” (“nonactionable duties”).20 CISG có những quy định buộc các bên phải thực hiện nhằm
bảo toàn quyền lợi của mình. Nghĩa là, việc thực hiện những nghĩa vụ này chỉ nhằm
mục đích họ sẽ được hưởng một (hoặc một số) quyền khác và bên cịn lại khơng có
quyền bắt buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ đó. Như vậy, việc vi phạm những
nghĩa vụ này sẽ khơng dẫn đến bất kì trách nhiệm pháp lý nào, cái mà các bên phải
chịu trong trường hợp này sẽ là những hậu quả bất lợi, có thể như là việc mất quyền
yêu cầu một biện pháp khắc phục thiệt hại nào đó.21
Một vấn đề cần lưu ý nữa là, quy định tại Điều 74 CISG không yêu cầu bên
gây thiệt hại phải có lỗi khi thực hiện hành vi vi phạm. Do đó, chỉ cần có sự vi
phạm hợp đồng là bên bị thiệt hại đã có quyền yêu cầu bồi thường mà không cần
phải xét đến liệu bên kia có lỗi hay khơng. Trách nhiệm pháp lý nghiêm ngặt (strict
liability) này được ghi nhận trong CISG vốn xuất phát từ truyền thống pháp luật
thông luật, cho thấy CISG tiếp cận vấn đề từ hậu quả của thiệt hại thay vì nguyên
nhân do đâu mà thiệt hại xảy ra, từ đó tránh được những tranh luận mang tính lý
thuyết khơng đáng có mà hướng sự tập trung vào một thực tiễn pháp lý khá quan
trọng: quyền lợi mà các bên sẽ có trong trường hợp có thiệt hại xảy ra22 – vốn cũng
là vấn đề mà các bên tranh chấp rất quan tâm. Tuy nhiên, bên gây ra thiệt hại có thể
giới hạn trách nhiệm của mình bởi tính có thể dự liệu trước của thiệt hại
(foreseeability) – một đặc điểm khá quan trọng và nổi bật của cơ chế BTTH trong
CISG – hoặc thông qua quy định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất tại Điều 77 CISG.
1.2.2 Thiệt hại
Thiệt hại xảy ra và cách tính tốn thiệt hại là một vấn đề cần được xem xét kĩ
Xem thêm tại Arbitration Court of the International Chamber of Commerce, Arbitral award No. 8716,
February 1997, truy cập lần cuối ngày 24/05/2017.
19

Fritz Enderlein, Dietrich Maskow (1992), International Sales Law: United Nations Convention on
Contracts for the International Sale of Goods, Oceana Publications,
Điều 74, truy cập lần cuối ngày 16/05/2017.
20

Ingeborg Schwenzer (Ed.) (2010), Schlechtriem & Schwenzer: Commentary on the UN Convention on the
International Sale of Goods (CISG), Oxford University Press, Điều 74, đoạn 13.
21

Có thể kể đến quy định tại Điều 39.1 CISG theo đó bên mua sẽ mất quyền viện dẫn sự khơng phù hợp của

hàng hóa nếu họ khơng thông báo cho bên bán về sự không phù hợp đó trong một khoảng thời gian hợp lý
sau khi họ biết hoặc đáng lẽ phải biết về sự không phù hợp đó.
22

Christiana Fountoulakis (2010), Remedies for breach of contract under the United Nations Convention on
the International Sale of Goods, xuất bản online bởi ERA, download từ trang web:
/>8


lưỡng trong chế tài BTTH, bởi lẽ những thiệt hại nào được bù đắp và bù đắp đến
mức nào là kết quả mà các bên trong hợp đồng hướng đến khi yêu cầu BTTH. Chỉ
cần một sai sót nhỏ khi đánh giá, tính tốn cũng có thể dẫn đến kết quả bất lợi cho
họ.
Một nguyên tắc cần lưu ý khi phân tích quy định tại Điều 74 đó là: thiệt hại
trong CISG được bồi thường theo nguyên tắc bồi thường đầy đủ (full
compensation). Nguyên tắc này cũng xuất hiện trong quy định tại các điều ước quốc
tế khác như tại Điều 7.4.2 Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của
UNIDROIT (PICC) hay tại Điều 9:502 Các nguyên tắc của Luật hợp đồng châu Âu
(PECL).23 Nguyên tắc này tuy được diễn đạt ngắn gọn nhưng lại có sức ảnh hưởng

và chi phối xun suốt tồn bộ q trình tính tốn thiệt hại, là cơ sở để các cơ quan
giải quyết tranh chấp trả lời câu hỏi liệu một loại thiệt hại nào đó có được bồi
thường hay khơng? Theo Điều 74, thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra bao gồm
“giá trị tổn thất, kể cả khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ” (“a sum equal to the loss, including
loss of profit”) đã cho thấy CISG không loại trừ việc bồi thường của bất cứ khoản
thiệt hại nào, chỉ cần thiệt hại đó đáp ứng các điều kiện tại Điều 74 CISG. Mục đích
của nguyên tắc này là nhằm bảo vệ người bị thiệt hại, đưa họ đến vị thế kinh tế mà
đáng lẽ họ sẽ đạt được nếu hợp đồng được thực hiện đúng như giao kết ban đầu.
Mục đích này được suy ra trực tiếp từ nguyên tắc Pacta sun servanda, bởi tác động
duy nhất của nguyên tắc này là nhằm thay thế các nghĩa vụ vốn đã được thỏa thuận
giữa các bên nhưng lại không được thực hiện.24 Nghĩa là, nguyên tắc bồi thường
đầy đủ được đặt ra là nhằm để hợp đồng vẫn tiếp tục được thực hiện, nhưng với ý
nghĩa là bồi hoàn cho bên bị vi phạm những lợi ích mà đáng lẽ họ phải được nhận
từ hợp đồng.
Với giới hạn này, ngun tắc bồi thường đầy đủ khơng nhằm mục đích trừng
23

Theo đó, tại Điều 7.4.2 PICC có quy định: “The aggrieved party is entitled to full compensation for harm

sustained as a result of the non-performance. Such harm includes both any loss which it suffered and any
gain of which it was deprived, […]” (tạm dịch: “Bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường toàn bộ thiệt
hại phải chịu như là hậu quả của việc không thực hiện hợp đồng. Thiệt hại này bao gồm bất cứ thiệt hại nào
mà họ phải gánh chịu cũng như những khoản lợi nhuận mà họ bị mất đi, […]”.
Quy định tương tự cũng được ghi nhận tại Điều 9:502 PECL: “The general measure of damages is such sum
as will put the aggrieved party as nearly as possible into the position in which it would have been if the
contract had been duly performed. Such damages cover the loss which the aggrieved party has suffered and
the gain of which it has been deprived.” (tạm dịch: “Khoản thiệt hại được bồi thường là khoản tiền mà sẽ đặt
bên bị thiệt hại vào gần nhất với vị thế mà họ đáng lẽ có được nếu hợp đồng được thực hiện đúng. Khoản
thiệt hại này bao gồm những thiệt hại mà bên bị thiệt hại phải chịu và khoản lợi nhuận mà họ bị mất đi”).
24


Arbitral Award, Sapphire International Petroleums Ltd. v. National Iranian Oil Co., 15 March 1963 (thông
qua Ý kiến số 6 của Hội đồng tư vấn CISG, chú
thích số 7), truy cập lần cuối ngày 25/5/2017.
9


phạt người gây thiệt hại,25 cũng không nhằm đặt người bị thiệt hại vào một tình
trạng tốt hơn tình trạng họ sẽ đạt được khi hợp đồng được thực hiện đúng.26 Trách
nhiệm BTTH xảy ra khi có thiệt hại và nhằm để bù đắp thiệt hại, do vậy, khoản tiền
bồi thường chỉ có thể bằng (“equal”) với thiệt hại. Mọi khoản tiền vượt quá
(overcompensation) đều không mang ý nghĩa bồi thường, vì trong trường hợp đó đã
khơng cịn thiệt hại nào cần phải bồi thường cả. Nếu cho phép bồi thường khoản
vượt quá này nghĩa là ta đã xâm phạm đến quyền lợi của bên gây ra thiệt hại.
BTTH theo quy định tại CISG phải được tính tốn và hồn trả bằng tiền, cụm
từ mà CISG sử dụng trong bản tiếng anh “a sum equal to the loss” đã thể hiện rõ
điều này. Mặc dù các bản dịch sang ngôn ngữ khác của CISG không biểu thị chi tiết
này, tuy nhiên, việc bồi thường bằng tiền vẫn được chấp nhận rộng rãi như một
nguyên tắc chung.27 Điều này có thể lý giải rằng khi thiệt hại xảy ra và bên bị vi
phạm lựa chọn chế tài BTTH để yêu cầu trách nhiệm từ phía bên kia, nghĩa là họ
đang mong muốn một khoản bồi thường bằng tiền, để bảo vệ càng nhiều càng tốt
khoản lợi nhuận mà đáng lẽ họ phải được hưởng – vốn là mục đích cuối cùng việc
giao kết hợp đồng.
Bên cạnh các vấn đề pháp lý chung đã nêu trên, vấn đề thiệt hại nào sẽ được
bồi thường trong khuôn khổ CISG là một vấn đề thu hút rất nhiều mối quan tâm.
Theo đó, khái niệm và ý nghĩa của các loại thiệt hại là vấn đề trung tâm của các luật
về hợp đồng, nếu không có những cách phân loại cụ thể thì mục đích bồi hồn thiệt
hại của chế tài BTTH sẽ khơng đạt được.28 Điều 74 CISG cung cấp một khoản bồi
thường cho “giá trị tổn thất, bao gồm cả khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ, là hậu quả của
việc vi phạm hợp đồng”. Theo logic này, thiệt hại được bồi thường gồm giá trị tổn

thất và khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ. Tuy nhiên, CISG khơng cung cấp bất kì một
hướng dẫn cụ thể về việc xác định những thiệt hại được bồi thường. Thực chất, quy
định tại Điều 74 là quy định có thể áp dụng cho cả yêu cầu của bên bán và bên mua;
25

Ở đây cần lưu ý rằng mặc dù khơng có quy định rõ ràng nhưng dựa vào quy định tại Điều 6 CISG, các bên

hoàn toàn có thể thỏa thuận về BTTH, kể cả khoản tiền phạt, trong hợp đồng giữa họ (CISG không cổ vũ cho
các khoản tiền mang tính chất trừng phạt, tuy nhiên nếu đây là lựa chọn của các bên thì CISG sẽ tơn trọng
quyết định đó). Các quy định về BTTH trong CISG hồn tồn khơng phải là những quy định mang tính chất
bắt buộc. Xem thêm tại Ingeborg Schwenzer (Ed.), tlđd (20), Điều 74, đoạn 58-59.
26

Ý kiến số 6 của Hội đồng tư vấn CISG (CISG Advisory Council Opinion No. 6),
mục số 9, truy cập lần cuối vào ngày 14/05/2017.
27

Peter Huber & Alastair Mullis (2007), The CISG – A new textbook for students and practitioners,

European Law Publishers, tr. 269.
28
Djakhongir Saidov & Ralph Cunninngton, Current themes in the Law of Contract Damages: Introductory
remarks (được trích từ Djakhongir Saidov & Ralph Cunnington (eds.) (May 2008), Contract Damages:
Domestic and International Perspectives, Hart Publishing), tham khảo tại
truy cập lần cuối vào ngày 28/05/2017.
10


hơn nữa, những yêu cầu này có thể xuất phát từ phạm vi rất rộng, bao gồm cả
trường hợp có tun bố hủy hợp đồng. Vì vậy, khơng có một nguyên tắc riêng biệt

nào thể hiện chính xác cách xác định thiệt hại. Cơ quan có thẩm quyền trong q
trình giải quyết tranh chấp cần xem xét sao cho phù hợp nhất với hồn cảnh thực tế
và mục đích của các bên trong hợp đồng, nhằm đạt được yêu cầu về nguyên tắc bồi
thường đầy đủ cũng như các yêu cầu khác theo quy định của CISG. Ở điểm này, ta
cần lưu ý đến Điều 5 CISG, theo đó: “Cơng ước này không áp dụng đối với trách
nhiệm của bên bán trong trường hợp hàng hóa gây thiệt hại đến tính mạng hoặc
sức khỏe của một người nào đó”, nghĩa là, khi hàng hóa trong hợp đồng gây thiệt
hại cho tính mạng hoặc sức khỏe của một bên thứ ba thì người bán khơng phải chịu
trách nhiệm đối với bên thứ ba đó. Tuy nhiên, sẽ xảy ra trường hợp như sau: bên
mua mua hàng của bên bán và bán lại cho một bên thứ ba, hàng hóa do bị lỗi nên
gây thiệt hại cho khách hàng của bên mua. Khi đó, trách nhiệm mà bên mua phải
chịu đối với khách hàng của mình sẽ được bên mua yêu cầu bên bán bồi thường, vì
đây chính là thiệt hại từ hành vi vi phạm của bên bán.
Điều 74 CISG có dẫn chứng thêm “khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ”, bên cạnh cụm
từ “giá trị tổn thất” trong quy định của mình. Bản chất của hai loại thiệt hại này là
khác nhau, trong khi “giá trị tổn thất” có nghĩa là sự giảm sút giá trị tài sản đã có
của bên bị vi phạm thì “khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ” lại thể hiện sự mất đi một khoản
tăng thêm trong giá trị tài sản mà bên bị vi phạm đáng lẽ sẽ có.29 Tuy nhiên về cơ
bản, CISG khơng có sự phân biệt nào giữa “giá trị tổn thất” (“loss”) và “khoản lợi
nhuận bị bỏ lỡ” (“loss of profit”)30, việc dẫn chứng thêm khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ
trong quy định tại Điều 74 CISG chỉ có ý nghĩa làm rõ bởi trong một số hệ thống
pháp luật thì giá trị tổn thất không bao gồm cả khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ này.31
Trong các tranh chấp trên thực tế, vì sự khác nhau về mục đích, đối tượng
hoặc giá trị của hợp đồng, nên tùy từng trường hợp mà các loại thiệt hại được bồi
thường lại khác nhau. Lúc này, nguyên tắc bồi thường đầy đủ sẽ được áp dụng
nhằm giải thích cho tính có thể bồi thường của các loại thiệt hại. Nhằm đưa ra một
cái nhìn tổng quát về các thiệt hại được bồi thường trong khuôn khổ CISG, tác giả
phân chia các loại thiệt hại được bồi thường thành ba nhóm lớn như sau:
29


Xem thêm tại Djakhongir Saidov, Methods of limiting damages under the Vienna Convention on Contracts
for the International Sale of Goods, mục I.2, truy cập
lần cuối ngày 24/05/2017.
30

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 44 CISG, nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ thơng báo, ngay cả khi có lý do
chính đáng, họ cũng sẽ bị mất quyền yêu cầu bồi thường khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ.
31

Bình luận của Ban thư kí CISG về Điều 70 (bản thảo của Điều 74 CISG sau này),
đoạn 3, truy cập lần cuối
ngày 28/05/2017.
11


1.2.2.1 Khoản lợi bên bị thiệt hại đáng lẽ được hưởng (expectation interest)
Mỗi hợp đồng đều có giá trị lợi nhuận nhất định và đây là điều chi phối mạnh
mẽ đến các quyết định của các bên. Khoản lợi bên bị thiệt hại đáng lẽ được hưởng
có thể được nhận dạng là bất kì một lợi ích nào mà một bên được hưởng khi tham
gia kí kết hợp đồng. Khi một hợp đồng bị vi phạm, khoản lợi này sẽ là tổn thất mà
bên bị thiệt hại phải chịu đầu tiên.
Đối với bên mua bị thiệt hại, tổn thất này có thể là phần hàng hóa khơng nhận
được do bên bán không giao hàng. Hoặc trong trường hợp bên bán giao hàng bị lỗi,
tổn thất này là phần hàng hóa được giao không phù hợp với hợp đồng hoặc là khoản
tiền mà bên mua phải chi trả cho việc sửa chữa. Ở điểm này ta cần lưu ý rằng, theo
quy định tại Điều 48 CISG, bên mua phải trao quyền sửa chữa cho bên bán trước,
khi bên bán gây thiệt hại này đã tự nguyện khắc phục hành vi vi phạm một cách
không chậm trễ và không gây thêm trở ngại. Ngoài ra, ngay cả khi bên mua đã phải
trả một khoản tiền cho việc sửa chữa, thì khoản tiền đó cũng chỉ được bồi thường
nếu thực sự hợp lý. Thực chất, các quy định này được suy ra từ nghĩa vụ hạn chế

tổn thất theo Điều 77 CISG.
Đối với bên bán bị thiệt hại, tổn thất này có thể xuất phát từ việc bên mua
chậm thanh toán một phần hoặc toàn bộ giá trị hợp đồng. Hơn nữa, hậu quả từ việc
vi phạm này còn sẽ dẫn đến thiệt hại do chênh lệch tỉ giá hối đoái hoặc sự mất giá
đồng tiền. Trong Shoes case, một tòa án Phúc thẩm của Đức đã không cho bên yêu
cầu bồi thường được hưởng phần tổn thất do chênh lệch tỉ giá hối đối. Tịa án này
cho rằng bên ngun đơn khơng phải chịu một khoản thiệt hại nào từ việc thay đổi
tỉ giá bởi giá trị hợp đồng được thanh toán bằng đồng tiền của bên nguyên đơn (Lira
Ý), các lập luận rằng bên nguyên đơn cần dùng đồng Mark Đức (đồng tiền của bên
bị đơn) để tham gia hội chợ thương mại cùng một số hoạt động khác ở Đức hoàn
toàn tách biệt với việc vi phạm của bên bị đơn. Như vậy, giả sử đồng tiền thanh
toán của hợp đồng là một đồng tiền khác đồng Lira Ý và sau khi được thanh toán,
bên nguyên đơn phải đổi đồng tiền đó sang đồng Lira Ý của mình, thì khi việc thay
đổi tỉ giá gây ra thiệt hại, bên nguyên đơn có thể được bồi thường khoản thiệt hại
này. Bên cạnh đó, bên ngun đơn cũng khơng được hưởng phần tổn thất do sự mất
giá đồng tiền vì hợp đồng giữa nguyên đơn và bị đơn được thanh toán bằng tín dụng
ngân hàng, họ khơng phải chịu bất cứ tổn thất nào về mức chênh lệch giá đồng
tiền.32

32

Düsseldorf Provincial Court of Appeal, Germany, Shoes case, 14 January 1994,

truy cập lần cuối ngày 09/07/2017.
12


Ngồi ra, tổn thất này cịn có thể xuất phát từ khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ (loss of
profit), bởi trên thực tế, hoạt động kinh doanh của thương nhân được diễn ra liên tục
và thường xuyên, các hợp đồng mà họ kí kết thường có mối liên hệ chặt chẽ với

nhau. Ví dụ như bên mua mua hàng từ bên bán để bán lại cho khách hàng của mình,
hoặc bên bán bán hàng hóa nhằm thu về lợi nhuận để sau đó đầu tư cho một hoạt
động kinh doanh khác. Đây đều là những khoản lợi họ trông chờ từ hợp đồng và
phải được bồi thường theo nguyên tắc bồi thường đầy đủ. Một Tòa Trọng tài ở Nga
cũng đã khẳng định rằng, về nguyên tắc, khoản lợi nhuận trong hợp đồng giữa bên
mua bị thiệt hại và khách hàng của họ là khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ và được bồi
thường theo quy định tại Điều 74, xuất phát từ hành vi không giao hàng của bên bán.
Tuy nhiên, khoản lợi nhuận này lại không được bên bán tiên liệu trước (bên mua
không thông báo cho bên bán về hợp đồng giữa bên mua với khách hàng, mặc dù
trên thực tế, hợp đồng giữa bên mua và khách hàng thực sự có mối liên quan mật
thiết với hợp đồng giữa bên bán và bên mua); hơn nữa, bên mua còn vi phạm nghĩa
vụ hạn chế tổn thất tại Điều 77 CISG, do đó, trong tranh chấp này, cơ quan giải
quyết đã phải điều chỉnh khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ của bên mua xuống một mức phù
hợp hơn (10% giá trị của phần hàng chưa được bên bán giao).33
1.2.2.2 Những chi phí bị mất từ hợp đồng (reliance interest)
Ngoài khoản lợi nhuận đáng lẽ được hưởng, những chi phí bị mất do việc thực
hiện hợp đồng cũng là phần thiệt hại có thể phát sinh khi hợp đồng bị vi phạm.
Nhóm tổn thất này có thể được hiểu là những khoản tiền mà bên bị thiệt hại phải bỏ
ra trong quá trình thực hiện nghĩa vụ từ hợp đồng hoặc thậm chí là q trình chuẩn
bị thực hiện hợp đồng, với trơng đợi rằng, bên cịn lại cũng đang thực hiện những
nghĩa vụ tương ứng. Tuy nhiên cuối cùng bên kia lại quyết định không thực hiện
hợp đồng, khiến cho những chi phí này trở nên vơ nghĩa, bên thực hiện đúng hợp
đồng (bên bị thiệt hại) chẳng những khơng có được lợi nhuận từ hợp đồng mà cịn
phải chi trả cho những tổn thất khơng đáng có. Do vậy, cũng theo nguyên tắc bồi
thường đầy đủ, khoản thiệt hại này được bồi thường.
Trong Frozen meat case, cơ quan xét xử đã cho phép bên bán được hưởng
khoản chi phí lưu trữ và giữ đơng lạnh thịt nai vì khoản tiền này vốn dĩ xuất phát từ
việc bên mua đã vi phạm nghĩa vụ nhận hàng hóa.34 Trong DVD machines case, Ủy
33


Tribunal of International Commercial Arbitration at the Russian Federation Chamber of Commerce and
Industry, Russia, Arbitral award No. 406/1998, 6 June 2000,
truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
34
Braunschweig Provincial Court of Appeal, Germany, Frozen meat case, 28 October 1999,
truy cập lần cuối ngày 09/07/2017.
13


ban Trọng tài về Kinh tế và Thương mại Quốc tế của Trung Quốc (CIETAC) đã
viện dẫn Điều 74 CISG và buộc bên bán phải bồi thường chi phí vận chuyển mà bên
mua phải chịu, do bên bán đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng. Cụ thể, bên bán buộc
phải giao tồn bộ lượng hàng hóa cho bên mua trong một lần vận chuyển nhưng họ
đã vi phạm vì chia việc giao hàng làm năm lần, từ đó gây ra khoản chi phí nội địa
phát sinh cho bên mua trong bốn lần vận chuyển khơng đáng có.35
Bên cạnh đó, khoản tổn thất này cịn có thể là khoản tiền bên bị thiệt hại phải
chịu trong quá trình thực hiện một giao dịch thay thế (do bên cịn lại khơng thực
hiện hợp đồng) hoặc chi phí phải trả khi tuân thủ nghĩa vụ hạn chế tổn thất. Tuy
nhiên, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, bên bị thiệt hại cần phải chú ý đến
các điều kiện có liên quan (như tính hợp lý hoặc tính có thể nhìn thấy trước), như
vậy, những chi phí họ bỏ ra mới có thể được bồi thường.
1.2.2.3 Một số loại thiệt hại khác
Trong thực tiễn, khi hợp đồng khơng được thực hiện cịn có thể dẫn đến việc
phát sinh một số loại thiệt hại sau:
(i) Chi phí tố tụng (litigation costs)
Điều 74 CISG khơng nêu rõ liệu chi phí tố tụng có được bồi thường hay
không, các tài liệu về lịch sử soạn thảo cũng không đề cập đến quy định này. Nhiều
học giả đồng tình rằng đây là vấn đề vượt ngồi phạm vi điều chỉnh của CISG và sẽ
thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định nội địa mỗi quốc gia.36 Lý do là bởi chi
phí tố tụng là loại thiệt hại xuất phát từ hành vi vi phạm hợp đồng, như vậy sự bồi

thường cho những loại thiệt hại này chỉ dành cho bên nguyên đơn thắng kiện (vì
nguyên đơn thắng kiện nên có xuất hiện hành vi vi phạm hợp đồng), bên bị đơn
thắng kiện không thể viện dẫn lý do có hành vi vi phạm hợp đồng cho việc bồi
thường chi phí tố tụng của mình (bởi vì bên bị đơn thắng kiện tức là bên bị đơn đã
thực hiện đúng hợp đồng, suy ra khơng có vi phạm hợp đồng). Điều này sẽ trái
ngược với nguyên tắc bình đẳng giữa bên mua và bên bán được quy định tại Điều
45 và Điều 61 CISG – vốn là mục tiêu mà CISG hướng đến.37 Theo tác giả, mặc dù
CISG khơng quy định rõ nhưng cũng khơng có điều khoản nào cấm việc bồi thường
chi phí tố tụng; do vậy, các bên có thể giải quyết vấn đề này bằng việc áp dụng Điều
6 CISG để thỏa thuận trước với nhau trong hợp đồng. Bên cạnh đó, cần phân biệt
35

China International Economic & Trade Arbitration Commission, China, DVD machines case, 9 November
2005, truy cập lần cuối ngày 09/07/2017.
36

Xem thêm tại Peter Huber & Alastair Mullis, tlđd (27), tr. 278; Ingeborg Schwenzer (Ed.), tlđd (20), Điều
74, đoạn 29.
37

Ý kiến số 6 của Hội đồng tư vấn CISG, tlđd (26), mục số 5.4, truy cập lần cuối vào ngày 29/05/2017.
14


chi phí tố tụng trong tranh chấp giữa các bên với chi phí tố tụng là thiệt hại của bên
bị vi phạm với một bên thứ ba xuất phát từ hành vi vi phạm hợp đồng của bên còn
lại trong hợp đồng. Vì đây là hệ quả của việc vi phạm hợp đồng, nên theo quy định
tại Điều 74 về bồi thường đầy đủ, chi phí tố tụng là thiệt hại của bên bị vi phạm với
một bên thứ ba được bồi thường, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của
CISG.38

Một thiệt hại cần lưu ý thêm ở đây là các chi phí bên ngồi tịa án (extrajudicial costs), bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình làm giấy tờ, chi phí
th các cơng ty địi nợ,… Khác với quan điểm giống nhau về chi phí tố tụng, đối
với chi phí ngồi tịa án, các học giả vẫn cịn phân vân liệu chi phí này có được bồi
thường hay không. Tuy nhiên, theo ý kiến tác giả, thiệt hại này nên được bồi thường
bởi ba lý do sau. Thứ nhất, thiệt hại này xuất phát từ hành vi vi phạm của một bên
trong hợp đồng, nếu khơng có hành vi vi phạm thì bên cịn lại đã không phải tốn
một khoản tiền chi trả cho những chi phí phát sinh thêm đó. Thứ hai, theo ngun
tắc bồi thường đầy đủ tại Điều 74, bên bị vi phạm hồn tồn có quyền u cầu bồi
thường, đặt mình vào vị trí tốt nhất có thể như thể là hợp đồng đã được thực hiện
đúng. Thứ ba, việc bồi thường này hồn tồn khơng làm mất đi sự bình đẳng về
quyền lợi giữa bên bán và bên mua.
(ii) Thiệt hại từ việc mất doanh số bán hàng (loss of volume sales)
Thiệt hại từ việc mất doanh số bán hàng là thiệt hại khá quan trọng và phổ
biến trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế bởi sự phát triển của một doanh
nghiệp phần lớn phụ thuộc vào doanh thu từ việc kinh doanh. Tuy nhiên CISG thì
lại khơng có quy định rõ ràng nào về vấn đề này. Trong các tranh chấp, nếu khơng
tính tốn kĩ càng, việc cho phép bồi thường thiệt hại từ việc mất doanh thu có thể
dẫn đến trường hợp bồi thường kép (double recovery).
Thiệt hại từ việc mất doanh số bán hàng là thiệt hại chỉ có thể được bồi thường
cho bên bán.39 Giả sử bên A là nhà phân phối, kí hợp đồng bán cho bên B một lô
hàng, tuy nhiên sau đó bên B từ chối thực hiện hợp đồng. Bên A, do vậy, phải bán
khối lượng lơ hàng đó cho một bên C thứ ba. Trong trường hợp này, ta có thể nói
bên A đã bị mất doanh số bán hàng, hợp đồng với C không thể nào thay thế hợp
đồng với B, bởi nếu như B thực hiện đúng hợp đồng, thì A đã bán được hai lơ hàng,
thay vì ở đây chỉ là một lơ hàng.
Thuật ngữ “người bán hàng bị mất doanh số” (“lost volume seller”) được đưa
38

Xem thêm tại Ingeborg Schwenzer (Ed.), tlđd (20), Điều 74, đoạn 33.


39

Djakhongir Saidov (2001), tlđd (29), mục I.2c, truy cập lần cuối ngày 24/05/2017.
15


ra lần đầu tiên bởi giáo sư Harris,40 sau đó đã được các học giả tranh luận khá sôi
nổi rằng liệu thiệt hại này có được bồi thường trong khn khổ quy định của CISG
hay không? Một ý kiến tiêu biểu cho việc không ủng hộ bồi thường đã lập luận
rằng: Khoản lợi nhuận mà người bán trơng chờ thì chỉ nên được xét vào thời điểm
giao kết hợp đồng, nghĩa là, khoản lợi nhuận xuất phát từ hợp đồng nào chỉ nên
được xem xét trong khuôn khổ hợp đồng đó. Vào thời điểm giao kết hợp đồng thứ
nhất, bên bán khơng có bất kì trơng đợi nào vào một khoản lợi nhuận có được từ
hợp đồng thứ hai (bên bán sẽ chỉ trông chờ khoản lợi nhuận từ hợp đồng thứ hai khi
hợp đồng thứ nhất – hợp đồng đáng lẽ phải được thực hiện – bị vi phạm). Do đó,
khi cho phép bồi thường khoản lợi nhuận do mất doanh thu này, nghĩa là cơ quan có
thẩm quyền đang áp dụng hồi tố khoản lợi nhuận từ hợp đồng thứ hai ngược trở lại
với thời điểm giao kết hợp đồng thứ nhất, đồng thời cũng đặt bên bị thiệt hại vào
trong một tình trạng tốt hơn tình trạng sẽ xảy ra nếu hợp đồng được thực hiện đúng
(overcompensated).41 Tuy nhiên, ý kiến này đã bị phản bác lại vì lập luận thiếu chặt
chẽ, theo đó: vào thời điểm bên bán giao kết hợp đồng thứ hai, bên bán có đến hai
khoản lợi nhuận được trơng chờ bao gồm cả khoản lợi nhuận từ hợp đồng thứ nhất.
Lúc này, khi yêu cầu bồi thường khoản doanh thu bị mất, là bên bán đang yêu cầu
bồi thường hai khoản lợi nhuận khác nhau, được hình thành vào hai thời điểm khác
nhau (chứ không phải yêu cầu cả hai khoản bồi thường vào thời điểm hình thành
hợp đồng thứ nhất).42 Theo tác giả, ý kiến sau hợp lý và logic hơn, bởi nó phù hợp
với nguyên tắc bồi thường đầy đủ, bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm, giúp họ trở
lại được tình trạng tốt nhất có thể.
Một thiệt hại được xem là khoản doanh thu bị mất khi thỏa mãn cả hai điều
kiện sau: thứ nhất, bên bán có khả năng cung cấp hàng hóa cho cả người mua thứ

nhất và người mua thứ hai, nghĩa là, dù cho đã bán một lượng hàng hóa cho người
mua thứ nhất, bên bán vẫn cịn đủ một lượng hàng hóa khác để cung cấp cho người
mua thứ hai. Thứ hai, bên bán sẽ tiến hành giao kết hợp đồng với người mua thứ
hai, dù có hay khơng sự từ chối không thực hiện hợp đồng của người mua thứ nhất;
hai hợp đồng này cần phải được kí kết độc lập với nhau, nếu bên bán có bất kì sự nỗ
40

Tham khảo Daniel W. Matthews (1997), Should the Doctrine of Lost Volume Seller Be Retained? A

Response to Professor Breen, University of Miami Law Review, tr. 1199, download từ trang web:
truy cập lần cuối ngày
30/05/2017.
41

Xem thêm tại John M. Breen (1996), The Lost Volume Seller and Lost Profits under U.C.C. § 2-708(2): A
Conceptual and Linguistic Critique, University of Miami Law Review, tr. 822-830, download tại:
truy cập lần cuối ngày
30/05/2017.
42

Xem thêm tại Daniel W. Matthews, tlđd (40), tr. 1216.
16


lực đặc biệt nào nhằm có được hợp đồng với bên mua thứ hai thì sẽ xem như điều
kiện này chưa được thỏa mãn.43
(iii) Thiệt hại phi vật chất (non-pecuniary loss)
Thiệt hại phi vật chất là những thiệt hại không mang tính vật chất, khơng có
giá trị kinh tế và thường không thể tách rời khỏi một cá thể nào đó, bao gồm: tính
mạng, sức khỏe, danh tiếng, nhân phẩm,… Thực tiễn xét xử cho thấy có nhiều tranh

chấp về việc liệu thiệt hại phi vật chất có được bồi thường trong khuôn khổ CISG
hay không? Tuy nhiên, các điều khoản về BTTH thuộc CISG thì lại khơng có quy
định cụ thể, điều này trên thực tế gây ra khá nhiều khó khăn cho các cơ quan có
thẩm quyền.
Về cơ bản thì ý kiến khơng nên bồi thường thiệt hại phi vật chất được ủng hộ
hơn cả. Bởi các quan hệ thương mại thường nhằm hướng đến những mục đích mang
tính vật chất, như vậy nó khơng thể mang ý nghĩa phi vật chất như đã được nói đến
ở trên. Ngoài ra, các chủ thể tham gia hoạt động thương mại phần lớn là thương
nhân, vốn cũng là những chủ thể không nên bị gắn chặt với những yếu tố phi vật
chất.44 Một lý do quan trọng khác đó là các thiệt hại này vì là phi vật chất nên rất
khó để chứng minh cũng như tính tốn, từ đó có thể dẫn đến trường hợp khoản tiền
được bồi thường khơng tương xứng với thiệt hại xảy ra.
Tuy nhiên, có ít nhất hai trường hợp xảy ra mà các học giả đồng tình cho rằng
thiệt hại phi vật chất cần được bồi thường. Thứ nhất là trường hợp mà mục đích phi
vật chất là mục đích duy nhất của hợp đồng và điều này đã được các bên nhận thức
rõ ràng. Ví dụ như trường hợp mà mục đích của hợp đồng mua bán một chiếc xe cơ
giới là để bên mua thực hiện một chuyến du lịch.45 Hoặc trong trường hợp hàng hóa
của hợp đồng được sản xuất bằng lực lượng lao động trẻ em hay dân nhập cư bất
hợp pháp với điều kiện làm việc như nô lệ, công nhân phải trồng hoa trong môi
trường đầy mùi thuốc trừ sâu. Đây là những hợp đồng đã xâm phạm đến chuẩn mực
đạo đức xã hội và vi phạm quyền con người mà các học giả đều cho rằng CISG nên
được giải thích theo hướng cho phép bồi thường loại thiệt hại phi vật chất.46 Dù
vậy, trong bối cảnh thương mại quốc tế, các trường hợp này không phải là điển
43

Tham khảo Djakhongir Saidov, tlđd (29), mục I.2c, truy cập lần cuối ngày 30/05/2017.

44

Tham khảo Djakhongir Saidov, tlđd (29), mục I.2d, truy cập lần cuối ngày 30/05/2017.


45

Stoll, trong Peter Schlechtriem (editor) (1998), Commentary on the UN Convention on the International
Sale of Goods (CISG), tr. 558 (thông qua Djakhongir Saidov, tlđd (29), mục I.2d, truy cập lần cuối ngày
10/07/2017).
46
Peter Schlechtriem (2007), Non-material damages – Recovery under the CISG, Pace International Law
Review, truy cập lần cuối ngày 10/07/2017.
17


hình, hơn nữa, trong quá trình áp dụng, việc chứng minh và tính tốn giá trị thiệt hại
gặp phải khá nhiều khó khăn.47
Thứ hai là trường hợp uy tín của bên bị thiệt hại bị ảnh hưởng bởi hành vi vi
phạm hợp đồng. Trong tình hình hiện nay, đối với hoạt động thương mại nói chung,
hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng, uy tín thương mại, danh tiếng của thương
nhân trở nên vơ cùng quan trọng, do đó sẽ là cần thiết khi ta chú ý hơn đến loại thiệt
hại này. Có hai vấn đề cần được trả lời ở đây đó là liệu thiệt hại về danh tiếng của
thương nhân mang bản chất là thiệt hại phi vật chất hay còn kéo theo một khoản
thiệt hại vật chất nào đó? Và liệu thiệt hại danh tiếng mang ý nghĩa là một thiệt hại
phi vật chất đơn thuần thì có được bồi thường trong khn khổ các quy định của
CISG hay không? Học giả Djakhongir Saidov cho rằng mặc dù mục đích chính của
danh tiếng trong hoạt động thương mại là để tìm kiếm lợi nhuận, nhưng sẽ là rất sai
sót nếu chúng ta chỉ đặt giá trị của danh tiếng một cách tách biệt như vậy. Danh
tiếng của thương nhân, kể cả khi không tạo ra lợi nhuận, vẫn mang một giá trị phi
vật chất của riêng nó;48 do đó khi có thiệt hại, nó phải được bồi thường theo nguyên
tắc bồi thường đầy đủ, với ý nghĩa là một thiệt hại phi vật chất.49 Mặt khác, thiệt hại
về danh tiếng có thể dẫn đến những thiệt hại vật chất dưới hình thức là các khoản
lợi bị bỏ lỡ, vì thực chất, mục đích cuối cùng khi xây dựng danh tiếng là để được

biết đến nhiều hơn và thu hút được nhiều khách hàng hơn. Đây có thể xem như là
biểu hiện vật chất của thiệt hại phi vật chất (material manifestation of non-material
loss) và là khoản thiệt hại được bồi thường.50 Trong một quyết định giải quyết tranh
chấp, Tòa Phúc thẩm Grenoble của Pháp đã nhận định bản tun bố sự khơng hài
lịng của đại diện các đại lý bán lẻ và sự khó khăn trong việc tiếp tục kí kết hợp
đồng với họ về sau của bên mua là thiệt hại mà bên mua đã phải chịu, xuất phát từ
việc giao hàng chậm trễ của bên bán. Tuy nhiên, cơ quan này cũng khẳng định rằng,
khoản thiệt hại này chỉ có thể được bồi thường nếu nó gây ra một thiệt hại mang
tính vật chất.51
1.2.3 Các vấn đề khác liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 74 CISG quy định thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu là hậu quả
47
48

Tham khảo Djakhongir Saidov, tlđd (29), mục I.2d, truy cập lần cuối ngày 30/05/2017.
Tuy nhiên, ít nhất đã có một ý kiến trái ngược cho rằng thiệt hại về danh tiếng chỉ mang ý nghĩa là một

thiệt hại vật chất, xét theo ý nghĩa kinh tế của loại thiệt hại này. Xem thêm Ingeborg Schwenzer (Ed.), tlđd
(20), Điều 74, đoạn 34.
49
Tham khảo Djakhongir Saidov, tlđd (29), mục I.2d, truy cập lần cuối ngày 30/05/2017.
50
51

Ý kiến số 6 của Hội đồng tư vấn CISG, tlđd (26), mục số 7, truy cập lần cuối vào ngày 30/05/2017.
Tham khảo Appellate Court Grenable, France, Calzados Magnanni v. Shoes General International, 21

October 1999, truy cập lần cuối ngày 10/07/2017.
18



của hành vi vi phạm hợp đồng của bên còn lại (“the loss […] suffered […] as a
consequence of the breach”), nghĩa là đang nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa hành
vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu, mối quan hệ
này tồn tại một cách khách quan mặc cho chúng ta có thừa nhận hay khơng.52 Trong
khoa học cũng như thực tiễn pháp lý, mối quan hệ nhân quả được sử dụng để chứng
minh cả sự tồn tại và giới hạn của trách nhiệm mà một bên phải gánh chịu từ hành
vi của mình.53 Để xác định mối quan hệ nhân quả giữa một hành vi vi phạm và thiệt
hại xảy ra, ta cần làm rõ (1) những hành vi vi phạm nào đã được thực hiện, (2) hậu
quả nào đã xảy ra và (3) liệu giữa những hành vi được xem xét và hậu quả xảy ra có
mối liên hệ tương quan nào không? Nếu việc thực hiện hành vi vi phạm là nguyên
nhân gây ra chính hậu quả mà một bên phải gánh chịu nghĩa là ta đã xác định được
mối quan hệ nhân quả giữa chúng.
Địa điểm thực hiện nghĩa vụ BTTH không được CISG nhắc đến trong các quy
định của mình. Nhiều học giả cho rằng việc BTTH có thể được thực hiện tại nơi mà
hợp đồng ban đầu đáng lẽ phải được thực hiện.54 Tuy nhiên, với quy định tại Điều
57 CISG, theo đó thì các nghĩa vụ được thực hiện bằng tiền sẽ được thực hiện tại trụ
sở thương mại (place of business) của bên có quyền. Do vậy, việc BTTH cũng có
thể được thực hiện tại trụ sở thương mại của bên yêu cầu bồi thường.55
Mặc dù không được quy định rõ ràng tại các điều khoản về BTTH trong
CISG, vấn đề bên nào trong tranh chấp phải chịu nghĩa vụ chứng minh lại nhận
được những quan điểm giống nhau từ các học giả. Theo như cách hiểu phổ biến
hiện nay, thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên yêu cầu bồi thường, ít nhất là đối
với mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại, sau đó là giới
hạn của thiệt hại56 – cũng có nghĩa là giới hạn của việc bồi thường – tuy nhiên, họ
không cần phải tính tốn chính xác giới hạn đó.57 Bên cạnh đó, bị đơn – người bị
52

Liu Chengwei (2003), Remedies for Non-performance: Perspectives from CISG, UNIDROIT Principles &


PECL, tham khảo tại mục 14.2.5, truy cập lần
cuối ngày 24/05/2017.
53
Hart & Honore (1985), Causation in the Law, Oxford, 2nd ed., tr. 84-85 (thơng qua Djakhongir Saidov,
tlđd (29), chú thích số 180, 190, truy cập lần cuối ngày 24/05/2017).
54
Xem thêm tại Peter Huber & Alastair Mullis, tlđd (27), tr. 281; Ingeborg Schwenzer (Ed.), tlđd (20), Điều
74, đoạn 61.
55
Trong Veneer cutting machine case, một Tòa phúc thẩm tại Đức đã cho rằng Điều 57.1a CISG đã cung cấp
một nguyên tắc chung theo đó, những yêu cầu cho một sự trả lại bằng tiền, bao gồm cả yêu cầu BTTH theo
quy định tại Điều 45 và 74 CISG, sẽ được trả tại trụ sở thương mại của người yêu cầu. Xem thêm tại
Provincial Court of Appeal, Germany, Veneer cutting machine case, 2 July 1993,
truy cập lần cuối ngày 26/05/2017.
56
Ingeborg Schwenzer (Ed.), tlđd (20), Điều 74, đoạn 64.
57

Ý kiến số 6 của Hội đồng tư vấn CISG, tlđd (26), mục số 2, truy cập lần cuối vào ngày 20/05/2017.
19


×