Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật thƣơng mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
BAN ĐIỀU HÀNH CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CHẾ TÀI PHẠT VI PHAM HỢP ĐỒNG
THEO PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ NGỌC HẠNH
MSSV: 1055010084
Lớp: CLC K35
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. HÀ THỊ THANH BÌNH

TP. HỒ CHÍ MINH, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi – tác giả khóa luận, xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp đề tài ““Chế tài
phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật thương mại Việt Nam” này là do tự bản
thân thực hiện và không sao chép các cơng trình nghiên cứu của người khác để làm
sản phẩm của riêng mình. Các thơng tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có
nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tơi đảm bảo về tính xác thực và nguyên bản
của khóa luận. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm trước Hội đồng, cũng như với kết quả của mình.
TP.HCM, ngày 12 tháng 07 năm 2014
Tác giả khóa luận

VÕ THỊ NGỌC HẠNH



LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
Tiến sỹ Hà Thị Thanh Bình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
cô. Đồng thời, xin cảm ơn quý thầy cô, anh chị, các bạn đã hướng dẫn, hỗ trợ, giúp
đỡ và các tác giả đã có những đề tài nghiên cứu để tơi tham khảo trong nghiên cứu
này. Dù đã cố gắng tốt nhất để hồn thành đề tài, song với góc nhìn và cách tiếp cận
của một sinh viên, cũng như còn những hạn chế về khả năng nghiên cứu, đánh giá,
khoá luận khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của thầy cơ, các anh chị và các bạn để đề tài thêm hoàn chỉnh.
Tác giả khóa luận
VÕ THỊ NGỌC HẠNH


BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1

BLDS

Bộ luật Dân sự

2

CHXHCN

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa

3

HĐKT


Hợp đồng kinh tế

4

LTM

Luật Thương mại

5

LXD

Luật Xây dựng


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG ...............6
1.1.

Nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển của chế tài phạt vi phạm hợp

đồng

.....................................................................................................................6

1.2.

Khái niệm và đặc điểm của chế tài phạt vi phạm hợp đồng ........................9


1.3.

Chức năng của chế tài phạt vi phạm hợp đồng ........................................14

1.4.

Pháp luật một số nước về phạt vi phạm hợp đồng: ...................................15

Kết luận chƣơng 1: ..................................................................................................18
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM VỀ
CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG – THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ
HƢỚNG HOÀN THIỆN ........................................................................................19
2.1.

Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật thương mại Việt Nam ......19

2.1.1. Quy định cụ thể của Luật Thương mại 2005 về chế tài phạt vi phạm hợp
đồng: .................................................................................................................19
2.1.1.1. Điều kiện áp dụng ..........................................................................19
2.1.1.2. Mức phạt vi phạm ..........................................................................22
2.1.1.3. Các trường hợp miễn trách nhiệm .................................................23
2.1.1.4. Phân biệt giữa chế tài phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt
hại:
.......................................................................................................29
2.1.1.5. Mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm hợp đồng và các chế tài
khác được quy định trong LTM 2005 ..........................................................30
2.1.2. Quy định của luật chuyên ngành về chế tài phạt vi phạm hợp đồng: ......34
2.1.2.1. Điều kiện áp dụng: ........................................................................34
2.1.2.2. Mức phạt vi phạm .........................................................................35
2.2.


Một số vướng mắc trong thực thi và kiến nghị ..........................................36

2.2.1. Về hình thức và thời điểm xác lập thoả thuận về chế tài phạt vi phạm hợp
đồng .................................................................................................................36
2.2.2. Về mức phạt vi phạm tối đa và sự khác biệt về mức phạt vi phạm hợp
đồng trong pháp luật Việt Nam ..........................................................................37


2.2.3. Về việc xác định “giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” theo Luật
Thương mại 2005 và “giá trị hợp đồng bị vi phạm” theo Luật Xây dựng 2003 41
2.2.4. Về mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại .........42
2.2.5. Về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và các chế tài đình chỉ thực hiện hợp
đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng theo Luật Thương mại 2005 .................................44
2.2.6. Về điều khoản miễn trừ trách nhiệm quy định tại Điều 294 LTM 2005 45
Kết luận chƣơng 2: ..................................................................................................45
KẾT LUẬN ..............................................................................................................47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 49
PHỤ LỤC .................................................................................................................51


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thị trường cùng thế giới,
các quan hệ hợp đồng thương mại ngày càng trở nên phổ biến, đa dạng và phức tạp
hơn. Việc ban hành Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 và Luật Thương mại (LTM) 2005
cùng một số văn bản pháp luật khác có liên quan đã và đang tạo nên một hành lang

pháp lý vững chắc điều chỉnh tổng thể các vấn đề phát sinh trong quan hệ hợp đồng
thương mại, góp phần bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của các chủ thể trong hợp
đồng, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi hợp đồng được giao kết, các bên
buộc phải thực hiện một cách nghiêm túc các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp
đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, vì một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nên
tình trạng vi phạm hợp đồng vẫn xảy ra. Khi đó, các chế tài trong hoạt động thương
mại được áp dụng để bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng.
Bên cạnh các chế tài thương mại được áp dụng theo luật định như buộc thực hiện
đúng hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng, bồi
thường thiệt hại, thì phạt vi phạm hợp đồng lại là một chế tài đặc biệt, được áp dụng
căn cứ theo thoả thuận của các bên1. Chính vì vậy, phạt vi phạm được xem là một
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thông qua việc tăng cường ý thức
tuân thủ, thực hiện hợp đồng của các bên. Khơng những vậy, đó cịn là một biện
pháp xử lý vi phạm vừa mang tính trừng phạt, vừa mang tính đền bù bên cạnh chế
tài bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp thiệt hại phát sinh trên thực tế khó
hoặc khơng thể chứng minh. Do đó, chế tài phạt vi phạm hợp đồng ngày càng được
các chủ thể trong quan hệ hợp đồng lựa chọn. Tuy nhiên, không phải trong mọi
trường hợp điều khoản phạt vi phạm hợp đồng cũng phát huy hết chức năng và đảm
bảo việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mỗi bên khi có hành vi vi phạm hợp đồng
xảy ra. Các quy định hiện hành về phạt vi phạm hợp đồng vẫn cịn tồn tại một số
vướng mắc và bất cập, vì vậy, trên thực tiễn việc áp dụng và thực thi chế tài phạt vi
phạm vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn . Do đó, việc nghiên cứu chế tài phạt vi phạm
hợp đồng một cách tổng quát đóng một vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng.
Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu, chỉ ra những điểm cịn vướng mắc
trong quy định của pháp luật và hướng đến việc đề ra một số kiến nghị để hoàn
1

Được quy định từ Điều 292 đến Điều 316 Luật Thương mại 2005.


1


thiện các quy định về chế tài phạt, tác giả đã chọn đề tài “Chế tài phạt vi phạm
hợp đồng theo pháp luật thƣơng mại Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của
mình.
2.

Tình hình nghiên cứu của đề tài

Chế tài phạt vi phạm hợp đồng là một vấn đề quan trọng của pháp luật
thương mại Việt Nam. Do đó, vấn đề này đã được nhận được sự quan tâm sâu sắc từ
các cơng trình nghiên cứu, các khố luận tốt nghiệp của sinh viên cho đến các luận
văn thạc sỹ cũng như các bài viết trên báo chí, tạp chí chun ngành luật.
Thứ nhất, về các cơng trình nghiên cứu, các bài viết trên báo chí, tạp chí
chuyên ngành luật liên quan đến chế tài phạt vi phạm có thể kể đến như:
- Đỗ Văn Đại (2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp
đồng trong pháp luật Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.
- Nguyễn Việt Khoa (2011), “Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo Luật
Thương mại năm 2005”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (số 15/2011).
- Nguyễn Thị Tình, Đỗ Phương Thảo (2012), “Hồn thiện các quy định về chế
tài trong thương mại theo Luật Thương mại 2005”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật
(Bộ Tư pháp) (số 02/2012).
- Đỗ Văn Đại, Lê Thị Diễm Phương (2012), “Về khái niệm và giảm mức phạt
vi phạm hợp đồng”, Tạp chí khoa học và pháp lý (số 03/2012).
Thứ hai, có một số các khố luận tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học
Luật TP.HCM và luận văn thạc sỹ liên quan đến vấn đề này, điển hình như:
- Nguyễn Thị Thuỳ Mỵ (2009), Phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt
Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Người hướng dẫn: TS. Đỗ Văn Đại.
- Lê Thị Diễm Phương (2009), Hoàn thiện chế định phạt vi phạm trong pháp

luật hợp đồng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Người hướng dẫn: TS.
Dương Anh Sơn.
- Dương Thị Lan (2010), Mối quan hệ giữa các chế tài thương mại trong luật
thương mại 2005, Khoá luận tốt nghiệp, Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thanh
Huyền.
- Châu Nữ Thu Hân (2011), Phạt vi phạm hợp đồng - những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Khoá luận tốt nghiệp, Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Xuân Quang.
- Nguyễn Thị Lê (2012), Mối quan hệ giữa các chế tài thương mại trong luật
thương mại 2005, Khóa luận tốt nghiệp, Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thanh
Lê.
2


Các cơng trình nêu trên là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả trong
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài của mình. Mặc dù vậy, cơng trình nghiên cứu
của tác giả vẫn có những khác biệt riêng và do đó cũng có những đóng góp nhất
định trong việc đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về
chế tài phạt vi phạm hợp đồng.
3.

-

Mục đích của việc nghiên cứu

Mục đích cụ thể của việc nghiên cứu:
Một là nghiên cứu các quy định pháp luật điều chỉnh việc áp dụng chế tài

phạt vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mai;
-


Hai là nghiên cứu thực tiễn thi hành các quy định pháp luật liên quan đến chế

tài phạt vi phạm hợp đồng; và
- Ba là đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật liên
quan.
4.

Nhiệm vụ của đề tài

Với mục đích đã được xác định ở trên, khố luận đặt ra các nhiệm vụ cần
hồn thành như sau:
- Phân tích các vấn đề lý luận chung và cơ bản về chế tài phạt vi phạm hợp
đồng;
- Phân tích các quy định cụ thể về chế tài phạt vi phạm trong pháp luật thương
mại Việt Nam, bao gồm Luật Thương mại 2005 và Luật Xây dựng 2003;
- Phân tích các vướng mắc trong việc thực thi các quy định của pháp luật và đề
ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng ở Việt
Nam hướng đến mục tiêu đưa chế tài này trở thành công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền
lợi các bên trong quan hệ hợp đồng.
5.

Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và pháp lý về chế tài
phạt vi phạm trong pháp luật thương mại Việt Nam
6.

Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt lý luận: khoá luận nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về chế tài

phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật thương mại Việt Nam.
3


-

Về cơ sở pháp lý: trong phạm vi đề tài của khố luận, tác giả nghiên cứu,

phân tích, đánh giá các quy định về chế tài phạt vi phạm hợp đồng của pháp luật
thương mại Việt Nam, bao gồm Luật Thương mại 2005 và Luật Xây dựng 2003.
- Về nội dung: trong khuôn khổ pháp luật thương mại Việt Nam, cụ thể là Luật
Thương mại 2005 và Luật Xây dựng 2003, khoá luận nghiên cứu một số nội dung
cơ bản liên quan đến chế tài phạt vi phạm hợp đồng như điều kiện áp dụng chế tài,
mức phạt, các trường hợp miễn trừ trách nhiệm, mối quan hệ giữa chế tài phạt vi
phạm với các chế tài khác trong hoạt động thương mại cùng một số vướng mắc phát
sinh trong thực tiễn áp dụng. Từ đó, khố luận tìm hiểu đưa ra một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam về chế tài phạt vi phạm.
- Về thực tiễn: khoá luận giới hạn phạm vi nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam.
7.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Để hoàn thành khóa luận này, tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên
cứu: phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với các phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá để tiếp cận, làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp là phương pháp được sử dụng xuyên suốt
toàn bộ khố luận nhằm phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận cũng như các quy
định của pháp luật về các nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm so sánh các quy định về chế tài
phạt vi phạm giữa các văn bản luật khác nhau trong hệ thống pháp luật thương mại

Việt Nam để từ đó đưa ra những đánh giá nhằm góp phần hồn thiện các quy định
của pháp luật về chế tài phạt vi phạm được nghiên cứu.
8.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài cung cấp những nghiên cứu, lý luận cơ bản nhất định về các khía cạnh
pháp lí cũng như thực tiễn liên quan đến chế tài phạt vi phạm hợp đồng. Trên cơ sở
đó, đưa ra những ý kiến đóng góp với mong muốn hồn thiện quy định của pháp
luật về vấn đề này.
Trên tinh thần nghiên cứu một cách nghiêm túc về đề tài này, tác giả hy vọng
đề tài có thể dùng làm tài liệu học tập, nghiên cứu cũng như tài liệu tham khảo cho
tất cả những ai quan tâm đến chế tài phạt vi phạm nói riêng và chế tài trong hoạt
động thương mại nói chung.

4


9.

Bố cục của đề tài

Ngoài Lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của khoá luận bao gồm hai chương:
Chƣơng 1. Lý luận chung về phạt vi phạm hợp đồng
Trong chương này, tác giả trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan
đến chế tài phạt vi phạm hợp đồng như nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển,
khái niệm, đặc điểm, chức năng của chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật
Việt Nam. Đồng thời tìm hiểu khái quát quy định về phạt vi phạm hợp đồng theo
pháp luật một số nước.

Chƣơng 2. Quy định của pháp luật thƣơng mại Việt Nam về chế tài phạt
vi phạm hợp đồng – Thực tiễn áp dụng và hƣớng hoàn thiện
Trong chương 2, tác giả nghiên cứu, phân tích các quy định cụ thể về chế tài
phạt vi phạm hợp đồng trong Luật Thương mại 2005 và Luật Xây dựng 2003. Ngồi
ra, tác giả cịn nghiên cứu về thực tiễn thực thi các quy định pháp luật liên quan đến
chế tài phạt vi phạm hợp đồng; từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các
quy định pháp luật liên quan.

5


CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
1.1.

Nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển của chế tài phạt vi phạm hợp
đồng
Từ khi xuất hiện đến nay, phạt vi phạm hợp đồng đã dần trở thành một công

cụ hữu hiệu được các chủ thể trong quan hệ hợp đồng đặc biệt quan tâm và sử dụng
nhiều khi tham gia giao kết hợp đồng. Điều này xuất phát từ chính lợi ích mà chế tài
phạt vi phạm mang lại cho các bên. So với biện pháp bồi thường thiệt hại, đòi hỏi
bên bị vi phạm phải chứng minh có thiệt hại xảy ra trên thực tế và hành vi vi phạm
của bên kia là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đó thì phạt vi phạm chỉ địi hỏi là có
hành vi vi phạm xảy ra. Đây có thể được coi như là một giải pháp tình thế trong khi
chờ đợi tính tốn bồi thường thiệt hại một cách đầy đủ hoặc là một giải pháp giúp
bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm trong trường hợp khó hoặc khơng thể tính tốn
được thiệt hại thưc tế. Do đó, pháp luật Việt Nam cũng như trong pháp luật nhiều
nước trên thế giới đều có quy định về phạt vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, trong
phạm vi nghiên cứu của khố luận, tác giả chỉ xin trình bày lịch sử hình thành và
phát triển của chế tài phạt vi phạm trong pháp luật Việt Nam.

Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu bước vào công cuộc đổi mới với nhiều thay
đổi trong mọi mặt xã hội, kể cả lĩnh vực pháp luật. Để đáp ứng sự phát triển của nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cũng như quan hệ hợp đồng giữa các đơn vị kinh
tế, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (HĐKT) được ban hành vào ngày 29 tháng 9 năm
1989. Pháp lệnh HĐKT ra đời với nhiều quy định cụ thể khác nhau tạo cơ sở pháp
lý cho tất cả các vấn đề liên quan đến quan hệ hợp đồng giữa các bên, trong đó, có
cả quy định về phạt vi phạm hợp đồng. Cụ thể, theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh
HĐKT 19892, phạt vi phạm là một chế tài tiền tệ, mang tính bắt buộc, được đương
nhiên áp dụng theo luật định khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng. Bên cạnh
đó, Điều 13 Nghị định 17/HĐBT quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh HĐKT cũng
đã cụ thể hoá những tỉ lệ phạt nhất định tương ứng với từng trường hợp vi phạm
như: “Vi phạm chất lượng: phạt từ 3% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi
phạm về chất lượng; Vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng: phạt 2% giá trị phần
2

Điều 29 Pháp lệnh HĐKT 1989 quy định: “1. Các bên phải chịu trách nhiệm tài sản trực tiếp với nhau về
việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng kinh tế.
2. Bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng và trong trường hợp có
thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định sau đây:
a) Mức tiền phạt vi phạm hợp đồng từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm. Hội đồng bộ
trưởng quy định chi tiết mức tiền phạt theo loại vi phạm đối với từng loại hợp đồng kinh tế.
[…]”.

6


hợp đồng kinh tế bị vi phạm thời hạn thực hiện cho 10 ngày lịch đầu tiên; phạt thêm
từ 0,5% đến 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt
không quá 8% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm ở thời điểm 10 ngày lịch
đầu tiên; nếu hồn tồn khơng thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký thì bị phạt đến mức

12% giá trị hợp đồng;” hay “vi phạm nghĩa vụ khơng hồn thành sản phẩm, hàng
hố, cơng việc một cách đồng bộ: phạt từ 6% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh
tế bị vi phạm…”
Qua đó có thể thấy, việc quy định như vậy thể hiện sự can thiệp quá sâu của
Nhà nước đối với quyền tự do thoả thuận trong hợp đồng của các bên. Không những
vậy, theo các quy định từ Điều 31 đến Điều 38 của Pháp lệnh3, trong trường hợp
một bên không thực hiện hợp đồng đúng thời hạn, hay không thực hiện hợp đồng
hoặc đơn phương đình chỉ hợp đồng…thì bên bị vi phạm có quyền địi phạt vi phạm
hợp đồng và cả bồi thường thiệt hại. Như vậy, ngoài việc phải đền bù, khắc phục
những hậu quả do hành vi vi phạm hợp đồng của mình gây ra, bên vi phạm cịn ln
ln phải chịu sự trừng phạt từ chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của
pháp luật.
Năm 1991, với sự phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự, từ
ngày 01/7/1991, Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 ra đời và bắt đầu có hiệu lực.
Pháp lệnh cũng có các quy định liên quan đến việc phạt vi phạm. Theo Điều 55 của
Pháp lệnh, “ngoài trách nhiệm do vi phạm hợp đồng quy định tại các điều trên, thì
bên vi phạm phải nộp cho bên kia một khoản tiền phạt, nếu các bên có thoả thuận
hoặc pháp luật có quy định. Và mức tiền phạt do các bên thoả thuận, nếu pháp luật
3

Điều 31 Pháp lệnh HĐKT 1989 quy định: “Trong trường hợp do phải sửa chữa sai sót mà hợp đồng khơng
được thực hiện đúng thời hạn thì bên vi phạm bị phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại do việc
không thực hiện hợp đồng kinh tế đúng thời hạn gây ra.”
Điều 32 Pháp lệnh HĐKT 1989 quy định: “…Nếu sai sót khơng được sửa chữa hoặc việc sửa chữa bị kéo dài
dẫn đến việc sản phẩm, hàng hố khơng thể sử dụng đúng theo mục đích của hợp đồng thì bên bị vi phạm có
quyền địi phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại như trường hợp không thực hiện hợp đồng quy định
tại Điều 37 của Pháp lệnh này…”
Điều 33 Pháp lệnh HĐKT 1989 quy định: “Khi một bên thực hiện hợp đồng kinh tế chậm so với thời hạn ghi
trong hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền khơng nhận sản phẩm, hàng hố dù đã hồn thành; có quyền địi
phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hai.”

Điều 34 Pháp lệnh HĐKT 1989 quy định: “…Bên vi phạm bị phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
cho bên bị vi phạm do việc không thực hiện hợp đồng đúng thời hạn gây ra.”
Điều 35 Pháp lệnh HĐKT 1989 quy định: “Khi một bên từ chối tiếp nhận sản phẩm, hàng hố cơng việc đã
hồn thành theo đúng hợp đồng thì bên kia có quyền địi phạt vi phạm hợp đồng, địi bồi thường các phí tổn
bảo quản, chun chở và thiệt hại khác do việc không tiếp nhận gây ra.”
Điều 36 Pháp lệnh HĐKT 1989 quy định: “Khi một bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế
khơng đúng với quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này thì bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bị
phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại như trường hợp không thực hiện hợp đồng quy định tại Điều
37 của Pháp lệnh này.”
Điều 37 Pháp lệnh HĐKT 1989 quy định: “Bên nào đã ký hợp đồng kinh tế mà khơng thực hiện thì bị phạt vi
phạm hợp đồng ở mức cao nhất của khung phạt theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại do
việc không thực hiện hợp đồng gây ra.”

7


khơng quy định”. Tuy nhiên có thể nhận thấy, đây vẫn còn là một quy định chung
chung, thiếu sự cụ thể, dễ dàng dẫn đến những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên
vì sự thiếu rõ ràng.
Đến năm 1995, trên cơ sở kế thừa và phát triển pháp luật dân sự Việt Nam và
cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự (BLDS) 1995 ra đời quy định phạt
vi phạm là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: “Phạt vi phạm là biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng theo thoả thuận hoặc theo quy định của
pháp luật, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên có quyền
bị vi phạm. Thoả thuận về phạt vi phạm phải được lập thành văn bản, có thể lập
thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính” 4 . Việc quy định thoả thuận về
phạt vi phạm phải được lập thành văn bản có thể xem là một ưu điểm của BLDS
1995. Vì đây là một biện pháp liên quan đến lợi ích vật chất, do đó, việc thoả thuận
bằng lời nói hay hành vi cụ thể đều có thể dễ dàng dẫn đến tranh chấp giữa các bên.
Tuy nhiên, điều khoản về phạt vi phạm của BLDS 1995 vẫn cịn là một quy định

chung chung, chưa rõ ràng. Ví dụ, trong trường hợp nào thì phạt vi phạm được áp
dụng theo thoả thuận, và trong trường hợp nào thì áp dụng theo quy định của pháp
lệnh thì BLDS 1995 chưa có quy định cụ thể.
Đến năm 1997, khi hoạt động thương mại hàng hố ngày càng đóng một vai
trị quan trọng trong đời sống kinh tế, Luật Thương mại (LTM) 1997 được Quốc hội
thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997, đánh dấu một bước phát triển mới trong hệ
thống pháp luật thương mại Việt Nam. Vào thời điểm này, LTM 1997 đã cho thấy
những thay đổi lớn, tạo sự tự do hơn trong quan hệ hợp đồng đối với các bên.
Nhưng khi LTM 1997 có hiệu lực, Pháp lệnh HĐKT 1989 vẫn khơng bị bãi bỏ, dẫn
đến tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn khi áp dụng vào thực tiễn. Mãi đến khi LTM
2005 ra đời và có hiệu lực, Pháp lệnh HĐKT mới được bãi bỏ.
Đến năm 2005, thời điểm bản lề để Việt Nam hoàn tất các bước cần thiết cho
việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, việc rà soát và điều chỉnh pháp
luật cho phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ tổ chức này là một
bước chuẩn bị quan trọng và vô cùng cần thiết. Bộ luật Dân sự với vị trí là đạo luật
chung điều chỉnh các quan hệ tư không phải là một ngoại lệ. BLDS 2005 được ban
hành, thay thế cho BLDS 1995. Về chế tài phạt vi phạm, BLDS 2005 xác định đó là
sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, chứ không còn là sự thoả thuận của các
bên “hoặc pháp luật có quy định”.

4

Điều 377 Bộ luật dân sự năm 1995 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố IX, kỳ
họp thứ 8, thơng qua ngày 28 tháng 10 năm 1995.

8


Đồng thời, bên cạnh sự ra đời của BLDS 2005, LTM 2005 cũng được ban
hành thay thế LTM 1997. Và với sự ra đời của chế tài phạt vi phạm được quy định

trong LTM 2005 thì phạt vi phạm thực sự trở thành một chế định quan trọng để bảo
vệ các bên trong quan hệ thương mại.
Xét về mặt tổng thể, có thể thấy một nét tương đồng lớn giữa BLDS 2005 và
LTM 2005 đó là đều quy định phạt vi phạm là một chế tài được áp dụng căn cứ vào
thoả thuận giữa các bên chứ khơng cịn đương nhiên áp dụng theo luật định. Tuy
nhiên, giữa hai văn bản pháp luật này vẫn còn tồn tại những điểm khác biệt nhất
định sẽ được phân tích tại mục 2.2 dưới đây.
1.2.

Khái niệm và đặc điểm của chế tài phạt vi phạm hợp đồng

Ngày nay, phạt vi phạm hợp đồng ngày càng trở thành một loại chế tài được
áp dụng khá phổ biến và rộng rãi trong hoạt động thương mại. Trên thực tế, các chế
tài được quy định và sử dụng trong hoạt động thương mại nói chung và chế tài phạt
vi phạm hợp đồng nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, chúng ảnh
hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng thương mại thông qua việc điều tiết,
định hướng hành vi của các bên chủ thể trong quá trình thực hiện hợp đồng.
1.2.1 Khái niệm chế tài phạt vi phạm hợp đồng
Về cơ bản, phạt vi phạm hợp đồng là một chế tài trong hoạt động
thƣơng mại, tức là các biện pháp tác động, những hậu quả bất lợi mà bên vi phạm
phải gánh chịu do có hành vi vi phạm hợp đồng. Tuỳ theo từng loại chế tài, mà các
biện pháp tác động này có thể do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.
Nhìn vào lịch sử hình thành và phát triển của chế tài phạt vi phạm hợp đồng
trong pháp luật Việt Nam như đã phân tích tại mục 1.1 của chương này, có thể thấy
phạt vi phạm bao gồm hai loại: một là phạt vi phạm theo quy định của pháp luật
như Pháp lệnh HĐKT 1989, và hai là phạt vi phạm theo hợp đồng như các văn bản
pháp luật trở về sau như Pháp lệnh Hợp đồng dân sự 1991 hay BLDS 1995...
Pháp luật hiện hành chỉ ghi nhận chế tài phạt vi phạm với tƣ cách là
một chế tài đƣợc áp dụng căn cứ trên thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng.
Cụ thể, theo Điều 422 BLDS 20055, phạt vi phạm được hiểu “là sự thoả thuận giữa

các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho

5

Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 33/2005/QH11 được QH khoá XI, kỳ họp thứ
7 thơng qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.

9


bên bị vi phạm”, hay Điều 300 LTM 20056 quy định: “Phạt vi phạm là việc bên bị
vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu
trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại
Điều 294 của Luật này.” Như vậy, theo quy định của cả hai điều khoản trên, phạt vi
phạm đều chỉ được áp dụng khi các bên trong quan hệ hợp đồng có thoả thuận về
vấn đề này. Theo đó, thoả thuận này sẽ bổ sung thêm một quyền yêu cầu mới cho
bên bị vi phạm và tương ứng là đặt ra thêm một nghĩa vụ mới cho bên vi phạm, cụ
thể đó là quyền và nghĩa vụ liên quan đến “một khoản tiền phạt” vi phạm hợp đồng.
Việc thoả thuận khoản tiền phạt này ngồi tính chất răn đe, buộc các bên phải có
trách nhiệm hơn trong việc tuân thủ hợp đồng thì cịn là một biện pháp mang tính
trừng phạt trong trường hợp có hành vi vi phạm xảy ra trên thực tế. Vì khác với chế
tài bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm được áp dụng khi có hành vi vi phạm xảy ra
mà khơng địi hỏi phải có thiệt hại phát sinh trên thực tế.
Tuy nhiên, bên bị vi phạm chỉ có thể áp dụng chế tài khi bên vi phạm có
hành vi vi phạm được các bên thoả thuận trong hợp đồng là đối tượng áp dụng chế
tài phạt vi phạm.
Tóm lại, có thể hiểu phạt vi phạm là một chế tài vật chất được áp dụng khi có
hành vi vi phạm hợp đồng của một bên đã được các bên thoả thuận là căn cứ để áp
dụng chế tài này.
1.2.2 Đặc điểm

Từ khái niệm trên, chế tài phạt vi phạm hợp đồng có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng là bên bị vi
phạm trong hợp đồng. Theo thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, bên bị vi phạm
sẽ có quyền áp dụng chế tài này khi bên vi phạm có các hành vi vi phạm hợp đồng.
Tuy nhiên, việc áp dụng chế tài phạt vi phạm phụ thuộc vào quyền định đoạt của
bên bị vi phạm, tức là bên bị vi phạm có quyền áp dụng hoặc khơng áp dụng chế tài.
Đây chính là điểm khác biệt giữa chế tài phạt vi phạm nói riêng và chế tài trong
thương mại nói chung với các loại chế tài khác như chế tài hình sự hay chế tài hành
chính. Với chế tài hình sự hay chế tài hành chính, Nhà nước là chủ thể có thẩm
quyền áp dụng và khơng chỉ là quyền, đó cịn là nghĩa vụ. Tức là khi hội tụ đủ các
điều kiện để áp dụng chế tài hình sự hay hành chính, Cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền bắt buộc phải áp dụng chế tài đó đối với người vi phạm. Trong khi đó, với

6

Luật Thương mại số 6/2005-QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khố XI, kỳ họp thứ 7 thơng
qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.

10


chế tài phạt vi phạm, dù hai bên có thoả thuận về chế tài phạt vi phạm, nhưng bên bị
vi phạm hồn tồn có quyền khơng áp dụng khi có hành vi vi phạm xảy ra.
Thứ hai, điều kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng là đã xảy ra
hành vi vi phạm đƣợc các bên thoả thuận trong hợp đồng là đối tƣợng của việc
áp dụng chế tài phạt vi phạm.
Điều đó có nghĩa là các bên có thể thoả thuận liệt kê cụ thể các hành vi vi
phạm là đối tượng để áp dụng chế tài phạt chứ khơng nhất thiết phải thoả thuận là
cứ có hành vi vi phạm hợp đồng là bị áp dụng phạt vi phạm. Vì trên thực tế, trong
một số trường hợp, có những hành vi vi phạm khơng làm ảnh hưởng đến việc thực

hiện hợp đồng nên việc áp dụng chế tài phạt vi phạm trong những trường hợp này sẽ
có thể làm cản trở việc thực hiện hợp đồng của bên vi phạm.
Về khái niệm vi phạm hợp đồng, Khoản 12 Điều 3 LTM 2005 có quy định:
“vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định
của Luật này.”
Như vậy, có bốn trường hợp được xem là hành vi vi phạm hợp đồng theo
quy định của pháp luật thương mại: (i) không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo
thoả thuận; (ii) thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ; (iii) thực hiện không đúng nghĩa
vụ đã thoả thuận trong hợp đồng và (iv) các hành vi vi phạm các quy định của
LTM.
Thứ nhất, vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng. Đây là trường hợp mà bên vi phạm hồn tồn khơng thực hiện nghĩa vụ đã
thoả thuận trong hợp đồng của mình. Ví dụ: cơng ty A ký hợp đồng bán cho công ty
B 200 tấn nhôm. Đến thời điểm giao hàng, công ty A không giao hàng cho công ty
B dẫn đến phát sinh tranh chấp giữa hai bên. Trong trường hợp này, cơng ty A đã có
hành vi vi phạm hợp đồng do không thực hiện nghĩa vụ giao hàng đã được thoả
thuận và quy định rõ ràng trong hợp đồng.
Thứ hai, vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
hợp đồng. Loại vi phạm này là trường hợp bên vi phạm chỉ thực hiện một phần
nghĩa vụ đã được thoả thuận trong hợp đồng của mình. Tương tự như trường hợp
hợp đồng mua bán nhôm giữa công ty A và công ty B ở trên, nhưng ở trường hợp
này, đến thời điểm giao hàng, công ty A chỉ giao 150 tấn nhôm cho công ty B. Như
vậy, công ty A vẫn thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình, song lại thực hiện khơng
đầy đủ (chỉ giao 150 tấn nhơm thay vì 200 tấn nhơm như theo quy định trong hợp
đồng). Do đó, ở đây khơng thể nói cơng ty A vi phạm hợp đồng do không thực hiện

11



nghĩa vụ của mình, mà là cơng ty A vi phạm hợp đồng do thực hiện nghĩa vụ không
đầy đủ.
Thứ ba, vi phạm hợp đồng là hành vi thực hiện không đúng nghĩa vụ
hợp đồng.
Pháp luật thương mại Việt Nam không quy định thế nào là hành vi thực hiện
không đúng nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, qua quy định tại Khoản 2 Điều 297
LTM 2005 về chế tài Buộc thực hiện đúng hợp đồng7, có thể hiểu khái niệm này là
các hành vi giao thiếu hàng hoặc giao hàng, cung ứng dịch vụ kém chất lượng. Ví
dụ trong một hợp đồng mua bán giấy, công ty A đặt mua giấy lề carbon phế liệu, độ
ẩm tối đa 12% với tổng khối lượng là 1000 tấn. Nhưng đến thời điểm giao hàng, kết
quả giám định cho thấy hàng hóa do công ty B cung cấp là đúng về chủng loại, số
lượng, nhưng không đạt chất lượng, cụ thể độ ẩm của lô hàng không phù hợp với
quy định của hợp đồng. Như vậy, công ty B đã vi phạm hợp đồng, cụ thể là có hành
vi giao hàng khơng đúng chất lượng. Trong trường hợp này, khơng thể nói cơng ty
B không thực hiện hợp đồng hay thực hiện không đầy đủ mà ở đây, cơng ty B đã có
hành vi thực hiện khơng đúng nghĩa vụ hợp đồng.
Ngồi ra, trở lại với hợp đồng mua bán nhôm giữa công ty A và cơng ty B
trong ví dụ trên, nhưng trong trường hợp này, công ty A tiến hành giao hàng cho
công ty B sau thời điểm giao hàng đã thoả thuận. Rõ ràng đây cũng chính là một
trong những hành vi thực hiện không đúng nghĩa vụ đã được thoả thuận trong hợp
đồng. Hay cũng ví dụ trên nhưng trong trường hợp này, hai bên thoả thuận hàng sẽ
được giao tại cửa hàng chính của cơng ty B nhưng khi thực hiện hợp đồng, A lại
giao hàng tại kho của B. Như vậy, công ty A vẫn thực hiện nghĩa vụ giao hàng của
mình, nhưng giao hàng khơng đúng địa điểm như thoả thuận giữa hai bên. Do đó,
tương tự như trên, có thể nói đây cũng là một hành vi thực hiện không đúng nghĩa
vụ hợp đồng.
Qua những ví dụ được đặt ra như trên, có thể khẳng định những hành vi được
xem là “thực hiện không đúng nghĩa vụ” bao gồm: (i) hợp đồng không được thực
hiện theo đúng thời hạn thoả thuận giữa các bên, (ii) hợp đồng không thực hiện
đúng về số lượng cũng như chất lượng hay địa điểm đã thoả thuận.

Hành vi vi phạm hợp đồng còn đƣợc hiểu là hành vi vi phạm các quy
định của LTM, làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của bên kia trong hợp
7

Khoản 2 Điều 297 LTM 2005 quy định: “Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ
không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng.
Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của
hàng hố, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi
phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự
chấp thuận của bên bị vi phạm.”

12


đồng. Tuy hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên, nhưng có những vấn đề pháp
luật quy định “gắn liền” với hợp đồng. Cho nên khi không thực hiện đúng các quy
định này thực chất cũng chính là khơng thực hiện đúng hợp đồng. Ví dụ, trong hợp
đồng mua bán nhôm giữa công ty A và công ty B, hai bên không thoả thuận cụ thể
về địa điểm giao hàng thì khi đó, địa điểm giao hàng sẽ được xác định căn cứ theo
quy định của pháp luật. Cụ thể, Điểm c Khoản 2 Điều 35 của LTM 2005 quy định:
“Trường hợp trong hợp đồng khơng có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào
thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm
xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hố thì bên bán phải giao hàng tại địa
điểm đó.” Như vậy, căn cứ vào quy định trên, cơng ty A có nghĩa vụ giao hàng tại
kho chứa hàng của công ty B. Nhưng trên thực tế, A lại giao hàng tại cửa hàng của
B. Trong trường hợp này, A đã vi phạm quy định của LTM và cũng chính là vi
phạm hợp đồng được giao kết giữa hai bên.
Ngoài ra, khác với các chế tài khác trong pháp luật thương mại, chế tài phạt
vi phạm hợp đồng không phải là chế tài luật định, tức là không thể đương nhiên áp
dụng khi hội tụ đủ các điều kiện áp dụng của chế tài, mà phụ thuộc vào việc các bên

trong hợp đồng có thoả thuận về việc áp dụng chế tài này hay không. Nếu các bên
không thoả thuận về vấn đề này thì dù có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra, cũng
không thể yêu cầu phạt vi phạm đối với bên vi phạm. Điều này cũng đã được ghi
nhận tại một số quy định của pháp luật Việt Nam như Điều 422 BLDS 2005 hay
Điều 300 LTM 20058…
Thứ ba, về khách thể của chế tài phạt vi phạm hợp đồng.
Về nguyên tắc, khoa học pháp lý định nghĩa khái niệm khách thể của một
quan hệ pháp luật “là những lợi ích và các giá trị xã hội mà các chủ thể tham gia
quan hệ pháp luật hướng tới trong một động thái tích cực”9.
Như vậy, khách thể của chế tài trong hoạt động thương mại nói chung chính
là biện pháp tác động mà các bên hướng tới khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy
ra. Với chế tài phạt vi phạm nói riêng, đó chính là “một khoản tiền phạt vi phạm”.
Khoản tiền này sẽ do hai bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng vẫn phải đảm bảo
tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Thứ tƣ, chế tài phạt vi phạm sẽ không áp dụng trong trƣờng hợp bên vi
phạm đƣợc miễn trừ trách nhiệm trong những trƣờng hợp pháp luật quy định.
8

Điều 422 BLDS 2005 quy định: “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên
vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”.
Điều 300 LTM 2005 quy định: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền
phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định
tại Điều 294 của Luật này”.
9
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Tập bài giảng Lý luận về pháp luật, TP.HCM, tr. 120.

13


Theo quy định tại Điều 294 LTM 2005, bên vi phạm được miễn trách nhiệm

trong các trường hợp: (i) xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả
thuận, (ii) xảy ra sự kiện bất khả kháng, (iii) hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn
do lỗi của bên kia, và (iv) hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên khơng thể biết được vào thời
điểm giao kết hợp đồng. Trên thực tế, những sự cố nằm ngoài khả năng dự đốn của
các bên đều có thể xảy ra khiến cho một hoặc cả hai bên không thể thực hiện được
nghĩa vụ của mình dẫn đến việc vi phạm hợp đồng10. Vì vậy, những trường hợp
miễn trừ trách nhiệm được quy định sẽ giúp bên vi phạm không phải chịu những
hậu quả bất lợi do bị áp dụng các chế tài thương mại nói chung và phạt vi phạm hợp
đồng nói riêng trong một số điều kiện nhất định.
1.3.

Chức năng của chế tài phạt vi phạm hợp đồng

Mỗi quy định của pháp luật đều có những chức năng riêng, có hướng tác
động riêng đối với đối tượng điều chỉnh của nó. Với chế tài phạt vi phạm hợp đồng,
các chức năng này bao gồm:
Thứ nhất, phạt vi phạm hợp đồng là một chế tài mang tính chất răn đe,
ngăn ngừa các hành vi vi phạm hợp đồng.
Nhìn chung, “chế tài phạt vi phạm là một chế tài thoả thuận, có chức năng
bổ sung thêm một quyền yêu cầu về vật chất (quyền yêu cầu trả tiền phạt) của bên
bị vi phạm và tương ứng là một nghĩa vụ vật chất (nghĩa vụ trả tiền phạt) của bên vi
phạm và qua đó giúp tăng cường ý thức tuân thủ hợp đồng của các bên”11. Do vậy,
thoả thuận về một khoản tiền phạt trong hợp đồng khi có hành vi vi phạm sẽ khiến
các bên chủ thể nhận thức được trách nhiệm pháp lý của bản thân, từ đó có thái độ
tích cực hơn trong việc tuân thủ theo điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng cũng
như hoàn thành những nghĩa vụ đó.
Thứ hai, phạt vi phạm hợp đồng có tác động giảm thiểu khả năng xảy ra
tranh chấp giữa các bên. Phạt vi phạm là một chế tài thương mại được áp dụng
căn cứ trên thoả thuận trong hợp đồng, vì vậy, các bên có thể thoả thuận cụ thể về

điều kiện áp dụng, về các hành vi vi phạm là đối tượng áp dụng chế tài hoặc về mức
phạt vi phạm… Do đó, khi có hành vi vi phạm xảy ra, bên bị vi phạm có thể đương

10

truy cập vào 8:26, ngày
06/7/2014.
11
Đại học Luật TP.HCM (2013), Giáo trình Pháp luật về thương mại, hàng hoá và dịch vụ, NXB Hồng Đức
– Hội Luật gia Việt Nam, tr. 423.

14


nhiên căn cứ vào những thoả thuận đó để áp dụng chế tài với bên có hành vi vi
phạm mà không cần phải tranh cãi về cách thức xử lý.
Tuy nhiên, trong trường hợp thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng không
phù hợp với quy định của pháp luật thì việc áp dụng chế tài khơng mang tính đương
nhiên. Và trong trường hợp hai bên xảy ra tranh chấp thì Tồ án hoặc Trọng tài sẽ là
chủ thể có thẩm quyền quyết định vấn đề này.
Thứ ba, phạt vi phạm hợp đồng có chức năng trừng phạt khi có hành vi
vi phạm xảy ra trên thực tế.
Khác với chế tài bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm được áp dụng mà khơng
địi hỏi việc chứng minh có thiệt hại xảy ra trên thực tế. Do đó, ngồi chức năng răn
đe, phòng ngừa vi phạm, phạt vi phạm hợp đồng cịn mang tính chất trừng phạt khi
một bên có hành vi vi phạm hợp đồng dù trên thực tế hành vi đó khơng gây ra bất kì
thiệt hại nào.
Tuy nhiên, chức năng này chỉ phát huy khi bên bị vi phạm áp dụng chế tài.
Trên thực tế, các bên hợp đồng vẫn thường xuyên bỏ qua một số vi phạm của nhau,
đặc biệt trong quan hệ mua bán hàng hoá thì bên bán hoặc bên mua thường xử sự

một cách kiên nhẫn với việc thanh toán chậm hoặc giao hàng chậm của bên kia12.
Thứ tƣ, phạt vi phạm là một chế tài có chức năng đền bù, khắc phục hậu
quả đối với các thiệt hại khó chứng minh trên thực tế.
Trong một số trường hơp, với những hợp đồng mà các bên dự liệu được thiệt
hại có thể phát sinh trên thực tế khó chứng minh hoặc khơng thể chứng minh thì
việc thoả thuận áp dụng chế tài phạt vi phạm sẽ giúp cho bên bị vi phạm bảo vệ
quyền lợi của mình trước bên vi phạm. Khoản tiền phạt vi phạm mà các bên thoả
thuận sẽ giúp cho chủ thể bị vi phạm có thể khắc phục những thiệt hại trên thực tế
của mình thay cho chế tài bồi thường thiệt hại. Vì trong trường hợp khơng thể
chứng minh được thiệt hại phát sinh trên thực tế thì bên bị vi phạm không thể yêu
cầu bên vi phạm chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
1.4.

Pháp luật một số nƣớc về phạt vi phạm hợp đồng

1.4.1

Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa

Không những trong pháp luật Việt Nam mà trong pháp luật của nhiều nước
trên thế giới, cụ thể là các nước thuộc hệ thống châu Âu lục địa, cũng có các quy
định khác nhau về phạt vi phạm hợp đồng. Như BLDS Pháp năm 1804, tại Điều
12

Đại học Luật TP.HCM (2013), Giáo trình Pháp luật về thương mại, hàng hoá và dịch vụ, NXB Hồng Đức
– Hội Luật gia Việt Nam, tr. 404.

15



1226 có quy định: “Phạt vi phạm là một điều khoản để đảm bảo việc thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng, mà theo đó một bên bị ràng buộc trong trường hợp khơng thực
hiện”13 và “Trường hợp hai bên có thoả thuận nếu người nào không thực hiện sẽ
phải trả một khoản tiền bồi thường thiệt hại thì bên kia khơng thể nhận một khoản
tiền nhiều hay ít hơn. Tuy nhiên, thẩm phán có thể linh động giới hạn hoặc tăng
mức phạt thoả thuận trong trường hợp mức phạt thoả thuận này quá cao hoặc quá
thấp”14. Như vậy, tương tự như quy định của pháp luật Việt Nam, phạt vi phạm
theo BLDS Pháp 1804 là một điều khoản được áp dụng khi có hành vi vi phạm xảy
ra, và đây cũng là một biện pháp tác động đến lợi ích vật chất của bên vi phạm. Tuy
nhiên, khác với các quy định trong pháp luật Việt Nam, khoản tiền mà bên vi phạm
trả phải tương ứng với thiệt hại gây ra. Như vậy điều kiện đặt ra để thực hiện chế tài
này theo pháp luật Pháp là hành vi vi phạm phải dẫn đến thiệt hại xảy ra trên thực
tế. Theo quan điểm của tác giả, khi ghi nhận phạt vi phạm là một biện pháp bảo
đảm việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của các bên, mà yêu cầu phải có thiệt hại xảy
ra như BLDS Pháp thì sẽ làm vơ hiệu hố mục đích của biện pháp này. Ngồi ra,
trong một số trường hợp, việc chứng minh hành vi vi phạm dẫn đến thiệt hại xảy ra
trên thực tế khơng dễ dàng, làm mất nhiều thời gian, và có thể gây thêm nhiều hậu
quả bất lợi cho bên bị vi phạm.
Tương tự như BLDS Pháp, BLDS Đức 1896 cũng đã quy định về phạt vi
phạm với Điều 339 như sau: “trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện
nghĩa vụ hoặc thực hiện khơng đúng thì phải thanh toán một khoản tiền phạt…”15.
Như vậy, phạt vi phạm theo pháp luật Đức cũng là một biện pháp tác động đến lợi
ích vật chất của bên vi phạm và được áp dụng khi một bên không thực hiện nghĩa
vụ hoặc thực hiện không đúng. Tuy nhiên, khác với BLDS Pháp, quy định về phạt
vi phạm trong pháp luật Đức không yêu cầu phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất của biện pháp phạt vi phạm.
Từ đó, nhìn chung, có thể thấy nét tương đồng lớn giữa pháp luật Việt Nam
và pháp luật một số nước trong hệ thống châu Âu lục địa, đó là cùng quy định phạt
vi phạm là một chế tài tác động đến lợi ích vật chất của bên vi phạm khi có hành vi
vi phạm hợp đồng xảy ra.

13

BLDS Pháp 1804, Điều 1126 quy định: “A penalty is a clause by which a person, in order to ensure
performance of an agreement, binds himself to something in case of non-performance.”
14
BLDS Pháp1804, Điều 1152 quy định: “Where an agreement provides that he who fails to perform it will
pay a certain sum as damages, the other party may not be awarded a greater or lesser sum. Nevertheless, the
judge may"even of his own motion" (Act no 85-1097 of 11 Oct.1985) moderate or increase the agreed
penalty, where it is obviously excessive or ridiculously low. Any stipulation to the contrary shall be deemed
unwritten."
15
BLDS Đức 1896, Điều 339 quy định: “Where the obligor promises the obligee, in the event that he fails to
perform his obligation or fails to do so properly, payment of an amount of money as a penalty…”

16


1.4.2 Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ
Bên cạnh đó, một số nước trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, hệ thống pháp
luật phát triển từ những tập quán và xem án lệ là nguồn luật chủ yếu, lại cho rằng
việc áp dụng phạt vi phạm khi khơng có thiệt hại xảy ra trên thực tế sẽ làm cho bên
bị vi phạm được hưởng lợi khơng có căn cứ pháp luật và điều này “đi ngược lại với
nguyên tắc tơn trọng đạo đức trật tự cơng cộng”16 Chính vì lý do đó, mà các nước
này khơng có quy định về biện pháp phạt vi phạm mà chỉ quy định về chế tài bồi
thường thiệt hại với mục đích khắc phục các thiệt hại phát sinh hoặc có thể phát
sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của các bên.
Trong các quy định về hợp đồng của pháp luật Hoa Kỳ, khơng có bất kì một
quy định nào liên quan đến chế tài phạt vi phạm mà chỉ có các quy định liên quan
đến vấn đề bồi thường thiệt hại. Theo đó, bồi thường thiệt hại được chia thành ba
loại, bao gồm: (i) thiệt hại kỳ vọng, tức là thiệt hại về những lợi ích kinh tế mà bên

bị phạm dự kiến có thể đạt được khi hợp đồng được thực hiện; (ii) thiệt hại do tín
nhiệm là những thiệt hại về chi phí và tổn thất phát sinh khi tin tưởng hợp đồng sẽ
được thực hiện, và (iii) thiệt hại ấn định, tức là các bên sẽ thoả thuận ấn định trước
khoản tiền bồi thường khi vi phạm hợp đồng. Nhìn qua, loại bồi thường cuối cùng
này như chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam cũng như pháp
luật một số nước trong hệ thống châu Âu lục địa. Tuy nhiên “ở Hoa Kỳ, hình thức
bồi thường này chỉ được áp dụng nếu nhằm mục đích dự kiến thiệt hại có thể phát
sinh trong trường hợp khó chứng minh được thiệt hại nhưng nó sẽ bị vơ hiệu nếu
được sử dụng như biện pháp trừng phạt bên vi phạm hợp đồng khi quy định khoản
tiền quá lớn, không hợp lý so với thiệt hại có thể xảy ra”17. Như vậy, có nghĩa biện
pháp này cũng chỉ được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra, chứ khơng đương nhiên áp
dụng khi có hành vi vi phạm như chế tài phạt vi phạm.
Tuy các quy định trên được xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng đạo đức trật
tự công cộng nhưng việc quy định chỉ áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại như
vậy sẽ có thể gây ra nhiều khó khăn cho bên bị vi phạm. Vì rõ ràng, so với việc
thanh toán tiền phạt, thanh toán tiền bồi thường thiệt hại sẽ phức tạp hơn. Trong khi
nếu áp dụng biện pháp phạt vi phạm, bên bị vi phạm có thể nhanh chóng khắc phục
một phần các hậu quả đã xảy ra trong khi chờ đợi tính tốn bồi thường thiệt hại một
cách đầy đủ.
16

Đại học Luật TP.HCM, Tập bài giảng Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
TP.HCM, tr. 321.
17
Vũ Thị Lan Anh (2010), “Pháp luật hợp đồng Hoa Kỳ và những khác biệt cơ bản so với pháp luật Việt
Nam”, Tạp chí Luật học (số 12/2010), tr. 16.

17



Kết luận chƣơng 1
Qua những phân tích trên, càng có thể khẳng định phạt vi phạm thật sự là
một công cụ hữu ích giúp các bên trong quan hệ hợp đồng có thể bảo vệ quyền lợi
của mình. Bằng việc thoả thuận về các chế tài thương mại nói chung và chế tài phạt
vi phạm hợp đồng nói riêng ngay từ khi giao kết hợp đồng, sẽ mang lại nhiều lợi ích
trong việc tăng cường ý thức tuân thủ hợp đồng của các bên, từ đó đảm bảo việc
thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ hợp đồng cũng như khắc phục những hậu quả đã
xảy ra trên thực tế do hành vi vi phạm của một bên gây ra. Chính vì vậy, có thể nói,
chế tài phạt vi phạm hợp đồng đóng một vai trị hết sức quan trọng trong quan hệ
hợp đồng giữa các bên chủ thể.

18


CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM VỀ
CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG – THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ
HƢỚNG HOÀN THIỆN
2.1.

Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật thƣơng mại Việt Nam

2.1.1. Quy định cụ thể của Luật Thương mại 2005 về chế tài phạt vi phạm hợp
đồng
2.1.1.1. Điều kiện áp dụng
Điều 300 LTM 2005 quy định “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu
bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có
thoả thuận trừ các trường hợp miễn trừ trách nhiệm quy định tại Điều 294 Luật
này”.
Như vậy, có ba điều kiện quan trọng cần được thoả mãn để có thể áp dụng
chế tài phạt vi phạm hợp đồng. Thứ nhất đó là phải có sự thoả thuận giữa các bên

trong hợp đồng, thứ hai là phải xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng, và thứ ba là các
hành vi vi phạm này không thuộc các trường hợp miễn trừ trách nhiệm quy định tại
Điều 294 LTM 200518.
Về điều kiện thứ nhất, thoả thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng.
Theo Điều 300 LTM 2005, căn cứ vào thoả thuận giữa các bên, bên bị vi
phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng.
Như vậy trong trường hợp không có thoả thuận về vấn đề này thì bên bị vi phạm
không được quyền áp dụng chế tài phạt vi phạm dù cho có hành vi vi phạm hợp
đồng xảy ra trên thực tế.
Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa chế tài phạt vi phạm và các chế tài khác
trong hoạt động thương mại. Nếu các chế tài khác được áp dụng đương nhiên khi
hội tụ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định thì phạt vi phạm chỉ được áp
dụng khi các bên có thoả thuận. Điều này xuất phát từ việc phạt vi phạm chỉ địi hỏi
có hành vi vi phạm xảy ra, do đó, nếu quy định phạt vi phạm là một chế tài được áp
dụng đương nhiên theo luật định như các chế tài khác thì sẽ gây ra nhiều bất lợi cho
18

Điều 294 LTM 2005 quy định: “Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà
các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.”

19



×