Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Chống hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhằm bóc lột khách hàng theo luật cạnh tranh 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

LÊ NGỌC QUỲNH

CHỐNG HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG
NHẰM BÓC LỘT KHÁCH HÀNG THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH- NĂM 2020


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CHỐNG HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG
NHẰM BĨC LỘT KHÁCH HÀNG THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018

SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ NGỌC QUỲNH
Khóa: 41
MSSV:1653801011248
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: PHẠM HỒI HUẤN

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Tiến sĩ Phạm Hoài Huấn, đảm bảo


tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TĂT

NỘI DỤNG ĐƢỢC VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

DN

Doanh nghiệp

EU

Liên minh Châu ÂU

LCT

Luật cạnh tranh

LTM

Luật thƣơng mại

TFEU


Hiệp ƣớc về hoạt động của Liên
minh Châu Âu

(Treaty on the Functioning of the
European Union)


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỐNG HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ
THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG NHẰM BĨC LỘT KHÁCH HÀNG .................6
1.1 Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trƣờng...........................................................6
1.2 Các tiêu chí xác định vị trí thống lĩnh...........................................................7
1.2.1 Thị trƣờng liên quan ..............................................................................7
1.2.2 Thị phần ..............................................................................................12
1.2.3 Các tiêu chí khác ..................................................................................13
1.3 Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh để bóc lột khách hàng phổ biến ....15
1.3.1 Định giá quá đáng ................................................................................16
1.3.2 Ấn đinh giá bán lại ...............................................................................18
1.3.3 Hạn chế sự sản xuất, giới hạn thị trƣờng, cản trở sự phát triển của khoa
học kĩ thuật ........................................................................................................21
1.3.4 Định giá phân biệt đối xử ...................................................................23
1.3.5 Bán kèm ...............................................................................................25
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ..........................................................................................29
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CHỐNG HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ
THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG NHẰM BĨC LỘT KHÁCH HÀNG VÀ KIẾN
NGHỊ HỒN THIỆN .............................................................................................30
2.1 Vị trí thống lĩnh thị trƣờng theo Luật cạnh tranh 2018 ..............................30

2.1.1 Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trƣờng..................................................30
2.1.2 Các tiêu chí nhằm xác định vị trí thống lĩnh thị trƣờng.......................31
2.2. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng nhằm bóc lột khách hàng
theo quy Luật cạnh tranh 2018. .............................................................................36
2.2.1 Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý ........................37
2.2.2 Ấn định giá bán lại tối thiểu ................................................................39
2.2.2 Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trƣờng,
cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ. .........................................................40


2.2.3 Áp dụng điều kiện thƣơng mại khác nhau trong các giao dịch tƣơng tự
dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở
rộng thị trƣờng hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác...............................................43
2.2.4 Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua,
bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận
các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tƣợng của hợp đồng ...............45
2.2.5 Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng .............................................47
2.2.6 Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phƣơng thay đổi hoặc hủy bỏ hợp
đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng. ..............................................48
2.3 Định hƣớng và các kiến nghị hoàn thiện ....................................................51
KẾT LUẬN CHƢƠNG II .........................................................................................54
KẾT LUẬN ..............................................................................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luật cạnh tranh (LCT) đóng vai trị nhƣ một hàng rào pháp lí trong mọi nền kinh
tế nhằm bảo vệ quyền tự do cạnh tranh của các chủ thể. Khơng nằm ngồi mục đích
đó, LCT 2004 đƣợc ban hành và trở thành một cột mốc đáng chú ý trong tiến trình

đổi mới về mặt kinh tế nƣớc ta và là khung pháp lí cần có thúc đẩy sự gia nhập
WTO của Việt Nam lúc bấy giờ. Ra đời dựa trên kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc
có hệ thống pháp luật cạnh tranh lâu đời và phát triển trên thế giới, không thể phủ
nhận LCT 2004 đã có những đóng góp nhất định nhằm hoàn thành sứ mệnh của một
bản “hiến pháp kinh tế thị trƣờng”. Tuy nhiên, do còn non trẻ và đƣợc xây dựng
trong thời gian ngắn nên văn bản luật này không tránh khỏi những bất cập, những
quy định thiếu tính thực tế hoặc thậm chí khơng thể áp dụng trong một số hoàn
cảnh, vụ việc, thiếu linh động và cịn nhiều sơ hở. Chính vì vậy việc tiếp tục hoàn
thiện và cải tiến pháp luật cạnh tranh là cần thiết. Luật cạnh tranh 2018 ra đời tiếp
nối chặng đƣờng 14 năm thi hành văn bản luật cạnh tranh đầu tiên này của Việt
Nam, thiết nghĩ với sự chuẩn bị kĩ lƣỡng hơn cộng với kinh nghiệm tổng kết từ thực
tiến áp dụng LCT 2004 trƣớc đó, LCT 2018 sẽ có những chỉnh sửa cần thiết, hồn
thiện về mặt nội dung, cũng nhƣ kĩ thuật lập pháp để hƣớng đến tính hiệu quả lâu
dài của pháp luật cạnh tranh. Từ đó, thống nhất các hoạt động cạnh tranh, xây dựng
mơi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, tự do và đƣa văn hóa cạnh tranh đi sâu vào đời
sống kinh tế thị trƣờng.
Vị trí thống lĩnh thị trƣờng trong luật cạnh tranh luôn là một vị thế đặc biệt mà
khi đạt đƣợc vị trí đó doanh nghiệp (DN) bằng sức ảnh hƣởng của mình thƣờng có
xu hƣớng sẽ loại bỏ đối thủ cạnh tranh để gia tăng sức mạnh hoặc tận dụng quyền
lực để thu lợi tối đa từ phía khách hàng. Dù lạm dụng sức mạnh theo khuynh hƣớng
nào thì mục tiêu cuối cùng mà DN hƣớng tới cơ bản vẫn là lợi nhuận, lúc này đối
tƣợng chịu thiệt hại không ai khác chính là khách hàng. Chính vì vậy mà những
nghiên cứu về lí luận cũng nhƣ thực trạng pháp luật xoay quanh LCT 2018 mới
đƣợc ban hành sẽ cập nhật những thay đổi tích cực, phát hiện ra những bất cập cần
hồn thiện từ đó tìm ra hƣớng điều chỉnh thích hợp pháp luật trong lĩnh vực cạnh
tranh và có những biện pháp kiểm sốt chặt chẽ hành vi của những DN ở vị trí
thống lĩnh thị trƣờng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhìn chung các tài liệu nghiên cứu xung quanh đề tài về pháp luật cạnh tranh nói
chung cho tới hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng nói riêng tƣơng đối

phong phú và đa dạng. Điều này chứng tỏ sức hút của lĩnh vực cạnh tranh cũng nhƣ
1


tính vấn đề, những tồn tại, khó khăn trong việc thực thi cũng nhƣ xây dựng hiệu quả
cơ chế pháp luật. Tuy nhiên, phần lớn các cơng trình đƣợc viết dựa trên LCT 2004
và đã có xuất hiện một vài cơng trình nghiên cứu về LCT 2018. Điều này hồn tồn
dễ hiểu bởi lẽ LCT 2018 vừa mới có hiệu lực, khoảng thời gian xuất hiện và tồn tại
còn ngắn so với hành trình 14 năm áp dụng và thực thi LCT 2004.
Các cơng trình nghiên cứu khái qt, tồn diện về luật cạnh tranh cả về lí luận lẫn
thực tiễn có thể kể đến các giáo trình về pháp luật cạnh tranh nhƣ Trƣờng Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Pháp luật về cạnh tranh và giải quyết
tranh chấp trong thương mại; Trƣờng Đại học Kinh tế- Luật TP.Hồ Chí Minh
(2010), Giáo trình Luật cạnh tranh; Trƣờng đại học luật Hà Nội (2016), Giáo trình
Luật cạnh tranh. Một số bài tạp chí trong phạm vi vài trang giấy đã nêu đƣợc những
nét cơ bản, tổng quát nhất về pháp luật cạnh tranh Việt Nam, có những đánh giá
chung và có đƣa ra những giải pháp hồn thiện. Tiêu biểu nhƣ Trần Thị Quang Hồng
(2017), “ Luật cạnh tranh trên thế giới và ở Việt Nam: Sự hình thành và những nội
dung cơ bản”, Thơng tin khoa học pháp lý, Số 3; Phùng Văn Thành (2017), “ Tình
hình thực thi luật cạnh tranh năm 2004- Những hạn chế, bất cập và định hƣớng sửa
đổi”, Thông tin khoa học pháp lý, Số 3; Nguyễn Nhƣ Phát (2017), “ Nghiên cứu pháp
luật cạnh tranh trong bối cảnh sửa đổi Luật cạnh tranh 2004, Nhà nước và pháp luật,
số 7 (351)/ 2017. Nhìn chung các cơng trình trên đều cung cấp các thông tin, kiến
thức về tổng quan pháp luật cạnh tranh nói chung.
Trong các khía cạnh của pháp luật cạnh tranh thì vấn đề chống hành vi lạm dụng
vị trí thống lĩnh thị trƣờng dành đƣợc khá nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu.
Có thể nhận thấy đây là đề tài đƣợc lựa chọn để thực hiện các khóa luận nhƣ
Trƣơng Thị Kim Phụng (2016), Pháp luật chống hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại
học Luật Tp. Hồ Chí Minh.; Nguyễn Thị Ngọc Trúc (2014), Pháp luật chống hành

vi lạm dụng vị trí độc quyền tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh.
Một số cuốn sách cũng đi vào phân tích một cách chi tiết cụ thể nhƣ Nguyễn Nhƣ
Phát, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Phân tích và luận giải các quy định của Luật cạnh
tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế
cạnh tranh, NXB Tƣ Pháp; Đào Ngọc Báu (2016), Một số vấn đề về quy chế pháp
luật lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia. Các
bài đăng tạp chí có thể kể đến Nguyễn Văn Cƣơng (2017), “ Hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trƣờng trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam”, Thông tin khoa học
pháp lý, Số 3,...
2


Bên cạnh đó, các phần liên quan đến vị trí thống lĩnh hay mỗi hành vi cũng nhƣ
các khía cạnh trong từng hành vi lạm dụng lại tiếp tục đƣợc mổ xẻ để đi vào nghiên
cứu sâu nhằm tìm ra cốt lõi, tận cùng của vấn đề. Một số công trình nghiên cứu
đƣợc tiến hành theo hƣớng này nhƣ Trƣơng Thị Kim Phụng (2016), Pháp luật
chống hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường gây thiệt hại cho đối thủ cạnh
tranh, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh; Lê Thùy
Trang (2015), Pháp luật chống hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhằm
loại bỏ đối thủ cạnh tranh, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh; Nguyễn Trần Thủy Ngân (2014), Pháp luật chống hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường về giá quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 13 Luật Cạnh
tranh, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Các ấn phẩm
sách báo tiêu biểu nổi bật nhƣ Phạm Hoài Huấn, Nhữ Ngọc Tiến (2013), Pháp luật
chống lạm dụng vị trí thơng lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh về giá,
NXB Chính trị Quốc Gia; Nguyễn Trọng Điệp (2017), “ Thị phần trong thị trƣờng
liên quan theo pháp luật canh tranh Việt Nam”, Dân chủ và pháp luật, số 6 (303);
Lƣu Hƣơng Ly (2012), “ Đánh giá sức mạnh thị trƣờng trong luật cạnh tranh năm
2004”, Nghiên cứu lập pháp, Nghiên cứu lập pháp, số 6(214).

Trong đó có những cơng trình đi sâu vào nghiên cứu hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh nhằm bóc lột khách hàng, những cơng trình đáng chú ý xoay quanh đề tài
này có:
Khóa luận Nguyễn Thị Thanh Bình (2018), Pháp luật chống hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường nhằm bóc lột người tiêu dùng, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, các bài tạp chí nhƣ Nguyễn Thanh Tú (2007),
“Hành vi ấn định giá bán lại theo pháp luật cạnh tranh”, Tạp chí Khoa học pháp lý,
số 6 (43); Nguyễn Ngọc Sơn (2005), “Hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt
hại cho khách hàng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, sô 9 (59); Bùi Thị Hằng Nga
(2017), “ Thỏa thuận bán kèm trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu
trí tuệ dƣới góc nhìn của pháp luật cạnh tranh”, Nghiên cứu lập pháp, số 18 (346);
Phạm Hoài Huấn (2013), “Hành vi phân biệt giá trong pháp luật cạnh tranh”, Nhà
nước và Pháp luật, số 6 (302),... Các cơng trình trên đi chi tiết vào từng hành vi cụ
thể hoặc nhóm các hành vi hƣớng đến đối tƣợng khách hàng trên cơ sở phân tích
LCT 2004 và nghị định cũ, nhìn chung rất ít các cơng trình viết theo LCT mới với
tổng thể các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh liên quan đến chủ đề này.
Ngồi ra, cịn có các cơng trình nghiên cứu luật cạnh tranh nƣớc ngồi qua so
sánh, đánh giá tìm kiếm những giải pháp để hoàn thiện pháp luật cạnh tranh Việt
Nam. Các cơng trình tiêu biểu gồm có Trần Hồng Nga (2011), Pháp luật chống
3


định giá lạm dụng của EU, Hoa Kì, Việt Nam. So sánh và kinh nghiệm áp dụng cho
Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Các bài tạp chí
nhƣ Thạnh Hƣng (2019), “Luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu”, Luật sư Việt
Nam, số 8/2019; Lƣu Hƣơng Ly (2011), “ Luật cạnh tranh của Singapore và những
kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Luật học, Số 3 (130).
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận đƣợc thực hiện với mục đích đi sâu vào nghiên cứu những hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng nhằm bóc lột khách hàng, các biện pháp xử lí cả về

lý luận lẫn thực trạng pháp luật. Thông qua việc phân tích những quy định của pháp
luật Việt Nam về cả nội dung, hình thức, bản chất của hành vi đồng thời có sự xem
xét trong tƣơng quan so sánh với pháp luật của một số nƣớc cũng nhƣ các thơng lệ
quốc tế có những đánh giá về những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ những vấn đề tồn
đọng cần phải giải quyết. Qua đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp, phƣơng pháp
điều chỉnh, đƣa ra những định hƣớng lâu dài, cần thiết cho pháp luật cạnh tranh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu là những vấn đề lý luận, những quy định pháp luật
cạnh tranh của Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới nhƣ Hoa Kì, Liên minh Châu
ÂU (EU), Trung Quốc,... về vị trí thống lĩnh thị trƣờng cũng nhƣ hành vi lạm dụng
vị trí thống lĩnh thị trƣờng nhằm bóc lột khách hàng. Bên cạnh đó cịn là những kết
quả thực thi, hiệu quả áp dụng của những quy định pháp luật đó thơng qua những vụ
việc thực tế.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến vị trí thống
lĩnh thị trƣờng gồm cơ sở hình thành, khái niệm và các tiêu chí xác định vị trí thống
lĩnh. Qua đó làm nền tảng để tiến hành phân tích các hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trƣờng trong phạm vi đối tƣợng hƣớng tới là khách hàng với mục đích bóc
lột.
Về khơng gian, khóa luận thực hiện chủ yếu dựa trên các quy định của pháp luật
Việt Nam về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh nhằm bóc lột khách hàng. Ngồi ra,
kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia phát triển nhƣ Hoa Kì, EU, Trung Quốc
và các tổ chức nhƣ Liên hiệp quốc (UNCTAD- Hội nghị liên hợp quốc về thƣơng
mại và phát triển), ngân hàng thế giới (World Bank), tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế ( OECD- Organization for Economic Cooperation and Development) đƣợc
phân tích nhằm làm sáng tỏ phần lí luận, đánh giá những tƣơng đồng và khác biệt
trong các quy định tƣơng ứng với pháp luật Việt Nam. Từ đó có những kết luận về
4



xu hƣớng, quan điểm lập pháp, thực tiễn áp dụng luật của các quốc gia làm kinh
nghiệm xây dựng pháp luật cũng nhƣ có những dự đốn về tính khả thi của các quy
định pháp luật đƣợc cho là phù hợp.
Về thời gian, việc nghiên cứu với các quy định của pháp luật Việt Nam đƣợc tiến
hành trên các nguồn tài liệu thu thập đƣợc từ năm 2004 cho tới nay. Việc nghiên
cứu quy định pháp luật của một số nƣớc đƣợc tiến hành trên các nguồn tài liệu thu
thập đƣợc cho tới nay.
5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Thứ nhất, phƣơng pháp phân tích và bình luận đƣợc sử dụng chủ yếu trong tồn
khóa luận nhằm mục đích phân tích cả về khía cạnh pháp lí lẫn kinh tế của hành vi
lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng nhằm bóc lột khách hàng. Do hành vi lạm dụng
vị trí thống lĩnh hình thành từ những quy luật kinh tế và khả năng tác động trực tiếp
vào thị trƣờng nên để hƣớng tới mục tiêu xây dựng một môi trƣờng cạnh tranh lạnh
mạnh vấn đề bản chất, hình thức của hành vi phải đƣợc phân tích nhìn nhận trong
sự kết hợp cả về kinh tế lẫn pháp luật. Từ đó, giúp khóa luận có những bình luận,
đánh giá tồn diện về những vấn đề cần nghiên cứu.
Thứ hai, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng xuyên suốt nhằm mục đích liên
kết, sắp xếp, tổng hợp các thơng tin, những luận giải, quan điểm cả về lý luận lẫn
thực tiễn trong pháp luật Việt Nam cũng nhƣ kinh nghiệm nƣớc ngoài trong phạm
vi đề tài nghiên cứu một cách thống nhất, đầy đủ và rõ ràng.
Thứ ba, phƣơng pháp so sánh pháp luật. Đây là phƣơng pháp cần thiết khi mà
nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng đƣợc từ lâu một hệ thống pháp luật cạnh
tranh phát triển, đó sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam. Vận dụng
phƣơng pháp này sẽ giúp tìm ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa pháp luật
các nƣớc với Việt Nam để từ đó có thể đánh giá một cách khách quan về tính khả
thi của pháp luật cạnh tranh hiện hành cũng nhƣ tìm kiếm những giải pháp pháp lí
hiệu quả cho những bất cập cịn tồn đọng.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Luận văn có 3 phần bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. Ngoài

phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của khóa luận có hai chƣơng, chi tiết
nhƣ sau:
Chƣơng I: Lý luận chung về chống hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng
nhằm bóc lột khách hàng.
Chƣơng II: Thực trạng chống hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh nhằm bóc lột
khách hàng và kiến nghị hoàn thiện.

5


CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỐNG HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ
THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG NHẰM BĨC LỘT KHÁCH HÀNG
1.1 Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trƣờng
Pháp luật các nƣớc quy định về vị trí thống lĩnh thị trƣờng nhằm mục đích nhận
dạng DN nắm giữ sức mạnh có khả năng thao túng thị trƣờng chứ khơng phủ nhận
sự tồn tại của nó. Bởi bên cạnh sự hình thành một cách khách quan, vị trí thống lĩnh
thị trƣờng là kết quả tất yếu từ cạnh tranh, khi mà các DN khi đặt chân vào thị
trƣờng luôn nỗ lực hết mình tập trung sản xuất nhằm hƣớng tới mở rộng quy mơ
kinh tế của DN. Khơng khó để tìm thấy các quy định trực tiếp định nghĩa về vị trí
này trong pháp luật các nƣớc, thƣờng thấy ở các nƣớc có hệ thống pháp luật thành
văn. Điều 5 Luật bảo vệ cạnh tranh Liên bang Nga định nghĩa: “Vị trí thống lĩnh thị
trƣờng là vị trí của chủ thể kinh doanh hoặc nhóm chủ thể trên thị trƣờng hàng hóa
xác định cho phép chủ thể kinh doanh hoặc nhóm chủ thể có ảnh hƣởng quyết định
đến những điểu kiện chung của giao lƣu hàng hóa trên thị trƣờng tƣơng ứng,
và/hoặc cản trở sự gia nhập của các chủ thể kinh doanh khác vào thị trƣờng tƣơng
ứng1”. Luật Chống độc quyền 2008 của Trung Quốc cũng có những mơ tả về vị trí
thống lĩnh thị trƣờng tại Điều 17 nhƣ sau: “Vị trí thống lĩnh thị trƣờng tại luật này
đề cập đến những DN có khả năng khống chế giá cả, số lƣợng hoặc điều kiện giao
dịch khác của sản phẩm trên thị trƣờng liên quan, hoặc có khả năng gây cản trở, ảnh
hƣởng tới việc gia nhập thị trƣờng của các doanh nghiệp khác.”

Ở những nƣớc nhƣ Hoa Kì hoặc cộng đồng EU, nơi pháp luật cạnh tranh ra đời
sớm, thì những kết luận, giải thích về vị trí thống lĩnh thị trƣờng là những kinh
nghiệm rút ra đƣợc từ thực tế giải quyết vụ việc thông qua các phán quyết từ những
án lệ. Điển hình nhƣ trong án lệ United Brands v Commission năm 1978, Tịa cơng
lý của Châu Âu đã giải thích rằng vị trí thống lĩnh thị trƣờng (dominant position) là
vị trí thể hiện sức mạnh kinh tế của một DN mà nhờ vị trí ấy, DN có thể làm vơ hiệu
hóa áp lực cạnh tranh thị trƣờng một cách hữu hiệu thông qua việc hành xử một
cách độc lập đáng kể trƣớc hành vi của các đối thủ cạnh tranh, của khách hàng và
cao nhất là ngƣời tiêu dùng2. Pháp luật Hoa Kì khơng sử dụng khái niệm “vị trí
thống lĩnh thị trƣờng” mà chủ yếu dùng khái niệm “sức mạnh độc quyền”
(monopoly power) rồi thông qua các án lệ xác định chủ thể nắm giữ “sức mạnh độc
quyền” trên thị trƣờng liên quan. Ví dụ nhƣ trong vụ án “Alcoa” năm 1945, thẩm
1

Phạm Trí Hùng (Chủ nhiệm đề tài), Nguyễn Thị Bích Ngọc, Lê Thị Nam Giang, Hà Ngọc Anh (Thành viên)
(2012), Pháp luật cạnh tranh Liên Bang Nga và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, trƣờng Đại học Luật Tp.HCM, tr.50.
2
Nguyễn Văn Cƣơng (2017), “ Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng trong pháp luật cạnh tranh Việt
Nam”, Thông tin khoa học pháp lý, Số 3, tr.31.
Xem thêm Richard Whish and David Bailey, Competition Law, 7th ed.( Oxford: Oxford University Press,
2013), p.179-180.

6


phán Billings Learned Hand cho rằng: “Nếu thị phần của chủ thể kinh doanh trên thị
trƣờng liên quan đạt tới 90% thì Tịa án sẽ tƣơng đối nhất trí cho rằng doanh nghiệp
đó có sức mạnh lũng đoạn, nếu thị phần đạt tới 66% thì doanh nghiệp đó có khả
năng có sức mạnh lũng đoạn, nếu thị phần nhỏ hơn 33% thì cơ bản doanh nghiệp đó

khơng có sức mạnh lũng đoạn”3. Sức mạnh lũng đoạn (sức mạnh độc quyền) lại
đƣợc định nghĩa trong một án lệ khác (cụ thể trong vụ án “Bacchus”) là “sức mạnh
thị trƣờng” (market power) đáng kể4. Có thể ngầm hiểu, pháp luật Hoa Kì định
nghĩa vị trí thống lĩnh thị trƣờng thuộc về doanh nghiệp nắm trong tay “sức mạnh
độc quyền” mà “sức mạnh độc quyền” chính là “sức mạnh thị trƣờng” ở mức độ đáng
kể và sẽ đƣợc xác định thông qua từng vụ việc cụ thể với các tiêu chí nhất định.5
Nhìn chung khái niệm “vị trí thống lĩnh thị trƣờng” ở mỗi quốc gia khác nhau có
sự khác nhau nhất định trong phƣơng thức quy định, cách diễn đạt, một số nội dung
do những khác biệt trong đặc trƣng của các hệ thống pháp luật cũng nhƣ nền kinh tế
của các nƣớc. Tuy nhiên, có sự giao thoa trong cách hiểu của các quốc gia về khái
niệm này, qua nghiên cứu có thể rút ra một số điểm thuộc về bản chất mà các khái
niệm trên đều bao hàm: i) chủ thể của “vị trí thống lĩnh thị trƣờng” có thể là một
DN hoặc một nhóm DN. ii) là chủ thể nắm giữ quyền lực trên thị trƣờng, thể hiện
qua khả năng thao túng thị trƣờng, khống chế về giá, sức ảnh hƣớng tới hiệu quả
cạnh tranh ở cả chiều mua lẫn chiều bán iii) tự do hành động không chịu sự gị bó
của những quy luật kinh tế cũng nhƣ phản ứng của khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
1.2 Các tiêu chí xác định vị trí thống lĩnh
1.2.1 Thị trƣờng liên quan
Nếu thị trƣờng là “không gian” nơi hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa diễn ra
với đa dạng các ngành, các loại hàng hóa, dịch vụ thì thị trƣờng liên quan là sự
khoanh vùng lại “không gian” hoạt động của các doanh nghiệp thơng qua việc xét
tính liên quan. Lí luận cũng nhƣ thực tiễn cạnh tranh cho thấy vị trí thống lĩnh chỉ
tồn tại trong một thị trƣờng có sự liên quan nhất định về sản phẩm và khu vực địa lí,
chính vì vậy mà thị trƣờng liên quan đƣợc chia ra thành thị trƣờng sản phẩm liên
quan và thị trƣờng địa lí liên quan. Tính cần thiết cũng nhƣ cách phân chia thị
trƣờng liên quan này đƣợc pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận. Cụ
thể, văn bản“ Các hƣớng dẫn về sáp nhập theo chiều ngang” năm 2010 của Bộ tƣ

3


Đào Ngọc Báu (2016), Phân tích và luận giải các quy định của Luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng vụ trí
thơng lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạnh chế cạnh tranh, NXB Tƣ pháp, tr.47.
4
Đào Ngọc Báu (2016), tlđd(1), tr.26.
5
“Sức mạnh độc quyền” và “ sức mạnh thị trƣờng” là hai khái niệm khác nhau, mọi DN khi tham gia vào thị
trƣờng đều có sức mạnh thị trƣờng, có sức ảnh hƣởng đến giá sản phẩm. Tuy nhiên, sức mạnh thị trƣờng nhỏ
khơng đáng kể thì khơng đƣợc coi là “sức mạnh độc quyền”, chỉ khi sức mạnh này ở một mức đáng kể, có
khả năng gây lũng đoạn thị trƣờng thì mới đƣợc xác định là “sức mạnh độc quyền”.

7


pháp và Ủy ban thƣơng mại Hoa Kì quy định về vai trò của việc xác định thị trƣờng
liên quan gồm: thứ nhất, xác định rõ ranh giới ở cả khía cạnh thƣơng mại lẫn địa lí
(phần lãnh thổ) nơi phát sinh những vấn đề về cạnh tranh cần giải quyết; thứ hai,
giúp các cơ quan có thẩm quyền xác định các bên tham gia thị trƣờng, tính tốn thị
phần và mức độ tập trung của thị trƣờng6. Thị trƣờng liên quan trong văn bản này
đƣợc xác định dựa trên thị trƣờng sản phẩm liên quan và thị trƣờng địa lý liên quan,
các phƣơng pháp, quy trình tiến hành đo lƣờng đƣợc quy định cụ thể, chi tiết theo
các phân mục. Cách phân chia này đƣợc áp dụng phổ biến trong pháp luật cạnh
tranh của nhiều nƣớc khác nhƣ Trung Quốc, Singapore, EU,…Đến cuối cùng, việc
xác định chính xác thị trƣờng liên quan sẽ cho ra kết quả là cấu trúc thị trƣờng trong
một khu vực nhất định, cho thấy số lƣợng các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh
của nhau, làm tiền đề cho việc xác định vị trí của chúng trên thị trƣờng thông qua
thị phần.
1.2.1.1 Thị trƣờng sản phẩm liên quan
Thị trƣờng sản phẩm liên quan gồm một nhóm các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
có khả năng thay thế cho nhau, đƣợc tiến hành xác định ở cả phía cung lẫn cầu. Sự
thay thế về cung thƣờng đƣợc đánh giá thông qua việc nhà cung cấp có thể chuyển

đổi sang sản xuất sản phẩm khác khi có sự tăng giá nhỏ và duy trì mà khơng phải
chịu bất kì rủi ro hay chi phí sản xuất bổ sung đáng kể nào trong thời hạn ngắn7.
Nhƣ vậy, nhóm các DN có sự cạnh tranh với nhau trên thị trƣờng liên quan ngoài
những doanh nghiệp đang cùng kinh doanh những sản phẩm có khả năng thay thế
cho nhau cịn có các DN có tiềm năng thay thế về cung. Trên thực tế, việc đánh giá
thị trƣờng sản phẩm liên quan chủ yếu đƣợc xác định qua sự thay thế về cầu. Q
trình đánh giá tính thay thế từ phía cầu thƣờng dựa trên mối quan tâm ngƣời tiêu
dùng đối với các hàng hóa, dịch vụ về cơng dụng (thể hiện qua tính chất và mục
đích sử dụng mà ngƣời tiêu dùng hƣớng tới) cũng nhƣ giá cả. Từ đó xem xét khả
năng thay thế nhau của sản phẩm thông qua sự lựa chọn, phản ứng của khách hàng.
Nhƣ vậy, có thể rút ra ba cơ sở thƣờng đƣợc dùng để đánh giá tính thay thế của sản
phẩm gồm: đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
Thứ nhất, về đặc tính của hàng hóa. Những sản phẩm có tính cạnh tranh thƣờng
cùng loại, cùng chất hoặc tƣơng tự, có khả năng thay thế lẫn nhau. Đối với các sản
phẩm là vật chất thì ln tồn tại các đặc tính lý, hóa riêng biệt. Việc phân tích cấu
tạo sản phẩm về mặt vật chất thuần đánh giá chúng trên phƣơng diện khoa học. So
6

U.S. Department of Justice and the Federal Trade Commission(2010), Horizontal Merger Guidelines, p.7
The Anti-Monopoly Commission under the State Council, “Guidelines on the Definition of a Relevant
Market” 2009 (China’s Guidelines) truy cập ngày
27/5/2020.
7

8


với hàng hóa là vật chất, dịch vụ là hàng hóa có tính vơ hình nên việc xác định tính
chất của nó tƣơng đối khó khăn. Nếu đặc tính của hàng hóa vật chất thể hiện ở
những gì vốn có thì với dịch vụ là những gì nó tạo ra, thƣờng là những những tiện

ích vơ hình. Ngồi ra, phƣơng thức hoạt động cũng nhƣ cơ sở vật chất để dùng kinh
doanh cũng là những đặc tính thể hiện ra bên ngồi dễ nhận diện, phân tích ( ví dụ:
dịch vụ vận chuyển sử dụng phƣơng tiện vật chất là xe cộ).
Thứ hai, về mục đích sử dụng. Mục đích sử dụng là yếu tố đƣợc xem xét từ phía
khách hàng, suy cho cùng khách hàng mới là ngƣời quyết định chức năng sử dụng
của sản phẩm trên thực tế. Tính chất của sản phẩm phần nhiều tác động đến tính
năng của nó, tuy nhiên mục đích sử dụng của một loại sản phẩm thƣờng rất đa dạng.
Nguyên liệu ban đầu cùng là hạt cà phê nhƣng khi đƣa ra thị trƣờng cà phê đƣợc sử
dụng để uống, làm mỹ phẩm, túi khử mùi,… tính chất sản phẩm khơng thay đổi
nhƣng cơng dụng của nó đã tạo nên nhiều loại hàng hóa khác nhau. Vì vậy nên mục
đích sử dụng đƣợc xét ở đây nên là mục đích sử dụng cuối cùng, chính yếu nhất.
Ngồi ra thị hiếu của ngƣời tiêu dùng cũng cần đƣợc xem xét trong nhiều trƣờng
hợp để đánh giá xu hƣớng tiêu dùng sản phẩm, tuy nhiên đây chỉ nên là tiêu chí cân
nhắc thêm. Khác với đặc tính và mục đích sử dụng thƣờng gắn liền với sản phẩm,
thị hiếu ngƣởi tiêu dùng không phải là yếu tố bền vững, dễ bị ảnh hƣởng, dễ thay
đổi theo thời gian.
Thứ ba, về giá cả. Trong thị trƣờng buôn bán, giá cả luôn là một thành tố quan
trọng ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm của ngƣời tiêu dùng. Đó là sự
cân nhắc về cơng năng, chất lƣợng tƣơng xứng với giá thành và phù hợp với hoạch
định chi tiêu của cá nhân mỗi khách hàng. Khi tiến hành phân tích thị trƣờng sản
phẩm liên quan, giá bán hàng hóa đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ thử thái độ của
khách hàng cũng nhƣ phản ứng của thị trƣờng. Có hay khơng việc ngƣời tiêu dùng
chuyển sang chọn mua một sản phẩm khác khi có sự thay đổi về giá, qua đó có thể
xác định đƣợc những sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau và đi tới khoanh
vùng thị trƣờng sản phẩm liên quan tồn tại giữa chúng. Trên lý thuyết đó, các
phƣơng pháp xác định thị trƣờng sản phẩm liên quan đƣợc phát minh trong đó có
Phƣơng pháp Độc quyền giả định ( Hypothetical Monopolist Test- HMT) sử dụng
phép thử SSNIP (Small but significant and non-transitory increase in price) của Hoa
Kì và đƣợc sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới nhƣ Pháp, Singapore,
Trung Quốc, EU,... Phƣơng pháp này gồm có hai nội dung chính cần đảm bảo khi

tiến hành tăng giá giả định (increase in price) đƣợc thể hiện ngay trong chính tên
gọi của nó.

9


Tăng giá nhỏ nhƣng đáng kể (Small but significant): Mức tăng giá sản phẩm
thƣờng nằm trong một biên độ đƣợc tính tốn về mặt kinh tế học sao cho đạt đƣợc
mục đích xác định đƣợc ranh giới thị trƣờng liên quan một cách chính xác nhất.
Mức này đƣợc xem là đáng kể khi nó gây ảnh hƣởng mang tính cạnh tranh lên các
sản phẩm trên thị trƣờng đang đƣợc xem xét. Mặt khác, dựa trên lý thuyết độ co
giãn chéo về cầu, theo đó giá của sản phẩm càng lên cao sẽ dẫn đến lƣợng tiêu thụ
sản phẩm càng giảm do doanh số bán hàng đƣợc chuyển sang cho đối thủ có hàng
hóa cạnh tranh có sản phẩm với giá cả tốt hơn . Chính vì vậy một mức tăng giá quá
cao, bất hợp lí sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là DN không thu đƣợc lợi nhuận và thị
trƣờng liên quan đƣợc xem xét rộng quá mức cần thiết. Ngƣợc lại, với mức tăng quá
thấp, sự phản ứng của khách hàng sẽ không đủ để đánh giá nhu cầu của thị trƣờng,
thị trƣờng liên quan đƣợc xem xét vì thế mà thu hẹp lại. Mức định lƣợng thƣờng
đƣợc đƣa ra hiện này là 5% đến 10% đƣợc tính tốn thơng qua các cơng cụ kinh tế
và thực nghiệm áp dụng phƣơng pháp này của pháp luật Hoa Kì.
Khơng mang tính nhất thời (non- transitory): Có thể hiểu là việc tăng giá phải
đƣợc duy trì trong một khoảng thời gian nhất định, thƣờng là 01 năm. Khoảng thời
gian này phải đủ dài để đánh giá đƣợc những tác động của hành vi tăng giá trên thị
trƣờng nhằm thu đƣợc những dữ liệu cấn thiết nhƣng cũng không đƣợc quá dài. Khi
đó ngƣời tiêu dùng và những nhà sản xuất khác sẽ tìm đƣợc hoặc sản xuất ra nhiều
sản phẩm thay thế dẫn đến mở rộng phạm vi thị trƣờng hàng hóa liên quan.
Phƣơng pháp SSNIP có những đóng góp không thể phủ nhận trong việc xác định
thị trƣờng hàng hóa liên quan, tuy nhiên phƣơng pháp này vẫn cịn nhiều hạn chế
gây khó khăn trong việc áp dụng. Chính vì vậy phƣơng pháp Critical Loss (Thiệt
hại đáng kể) ra đời nhằm kế thừa, bổ sung và khắc phục những hạn chế của phƣơng

pháp SSNIP. Áp dụng phƣơng pháp này nhằm trả lời câu hỏi với mức giá đƣa ra
nhƣ thế, dẫn đến phần trăm tổn thất trong doanh số bán hàng sẽ là bao nhiêu để
khiến hành vi tăng giá không thu đƣợc lợi nhuận. Việc tăng giá sản phẩm giúp mức
lợi nhuận thu đƣợc trên một đơn vị sản phẩm tăng lên nhƣng sản lƣợng bán ra sẽ có
xu hƣớng giảm. DN vẫn sẽ thu đƣợc lợi nhuận nếu lƣợng hàng hóa bán đƣợc vẫn
đảm bảo ở mức đủ nhờ lợi nhuận thu đƣợc thêm ở mỗi sản phẩm bán ra bù đắp vào
lƣợng hàng hóa sụt giảm. Vì vậy việc tính tốn ra thiệt hại đáng kể này sẽ giúp xác
định một hạn mức mà tại đó, nếu tổn thất trên thực tế vẫn chƣa chạm đến mức này
thì tổng lợi nhuận vẫn sẽ tăng lên và ngƣợc lại. Đem tổn thất thực tế tính bằng phần
trăm sản lƣợng sản xuất hoặc bán ra bị giảm sút do hành vi tăng giá so sánh với tỷ
lệ thiệt hại đáng kể tính đƣợc sẽ xác định đƣợc việc DN có thu đƣợc lợi nhuận khi
thực hiện hành vi tăng giá hay không. Trong thị trƣờng giả định, nếu việc tăng giá
10


này thành công, tức DN thu đƣợc lợi nhuận, đồng nghĩa với việc khách hàng không
thể lựa chọn sản khác thay thế thì thị trƣờng giả định đƣợc xác định là thị trƣờng
hàng hóa liên quan. Ngƣợc lại, nếu việc tăng giá thất bại thì thị trƣờng liên quan
rộng hơn thị trƣờng giả định trƣớc đó.
Sự đa dạng trong các phƣơng pháp xác định thị trƣờng sản phẩm liên quan cho
thấy sự nỗ lực tìm kiếm, hồn thiện cách thức xác định một cách phù hợp, chính xác
nhất. Các phƣơng thức ra đời sau vừa mang ý nghĩa nhƣ một sự cải tiến vừa bổ
khuyết, giải quyết những khó khăn của phƣơng thức trƣớc. Nhìn chung việc xác
định thị trƣờng liên quan tƣơng đối phức tạp, dễ xảy ra sai sót nhƣng lại đóng vai
trị cực kì quan trọng khi đo lƣờng sức mạnh thị trƣờng của các DN nên địi hỏi sự
cẩn thận, chun nghiệp, chính xác trong khi đánh giá.
1.2.1.2 Thị trƣờng địa lý liên quan
Thị trƣờng địa lý liên quan có thể hiểu là khu vực địa lý mà tại đó các DN thực
hiện các hoạt động kinh doanh có mối quan hệ cạnh tranh với nhau. Khu vực địa lý
ở đây đƣợc đƣa ra làm tiêu chí nhằm đánh giá các điều kiện liên quan nhƣ khoảng

cách, thời gian, chi phí vận chuyển, sự đảm bảo về mặt chất lƣợng, bảo quản hàng
hóa trong q trình giao hàng, quy định, chính sách địa phƣơng, khu vực,... Đây là
các yếu tố đƣợc cân nhắc khi khách hàng đƣa ra quyết định lựa chọn sản phẩm. Các
sản phẩm dù đƣợc xác định là có khả năng thay thế nhau trên thị trƣờng sản phẩm
liên quan thì chƣa chắc sẽ đƣợc ngƣời tiêu dùng lựa chọn nếu trở ngại về mặt địa lý
quá lớn. Thị trƣờng địa lý có những ảnh hƣởng nhất định lên cả ngƣời mua lẫn
ngƣời bán. Khoảng cách địa lý tác động đến quyết định mua hàng của ngƣời mua.
Về phía ngƣời bán, việc một lƣợng lớn khách hàng có nhiều sự lựa chọn cũng nhƣ
có khả năng chuyển sang mua hàng của ngƣời bán khác ở trong cùng một khu vực
hoặc các khu vực địa lý lân cận ảnh hƣởng rất nhiều đến các quyết định điều chỉnh
giá, chính sách bán hàng. Tóm lại, việc xét thị trƣờng địa lý liên quan là vẫn là xét
khả năng khách hàng có chuyển qua mua sản phẩm tƣơng tự tại khu vực khác khi
sản phẩm đang sử dụng có sự tăng giá đáng kể.
Trong “Các hƣớng dẫn về sáp nhập theo chiều ngang” của Hoa Kì thị trƣờng địa
lý liên quan đƣợc xác định dựa vào các bằng chứng cho thấy phản ứng của khách
hàng trƣớc hành vi tăng giá bán hoặc thay đổi các điều kiện bán hàng nhƣ: khách
hàng thay đổi việc mua hàng ở các vị trí địa lý khác nhau nhƣ thế nào; chi phí, khó
khăn khi vận chuyển hàng hóa hoặc di chuyển đến điểm mua hàng khác ảnh hƣởng
đến giá sản phẩm; sự cần thiết phải hiện diện gần khách hàng để cung cấp dịch vụ,
hỗ trợ; quyết định kinh doanh của ngƣời bán có tính đến khả năng khách hàng
chuyển đổi mua hàng ở những vị trí địa lý khác, chi phí và sự chậm trễ khi thay đổi
11


nhà cung ứng, ảnh hƣởng mà các nhà phân phối phải đối mặt ở thị trƣờng bán ra của
họ8. Cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kì và CCCS (Competition and Consumer
Commission of Singapore- cơ quan quản lí cạnh tranh) của Singapore9 trong các
văn bản hƣớng dẫn đều cho rằng phạm vi của thị trƣờng địa lý liên quan thƣờng phụ
thuộc vào chi phí vận chuyển, chi phí vận chuyển càng cao, thị trƣờng địa lý cần
xác định càng hẹp. Ngoài ra một số yếu tố khác đƣợc cơ quan cạnh tranh Hoa Kì xét

tới nhƣ ngơn ngữ, quy định, thuế quan, hàng rào thƣơng mại phi thuế quan, tập quán
và sự quen thuộc, danh tiếng và tính sẵn sàng của dịch vụ có thể cản trở các giao
dịch đƣờng dài hoặc quốc tế. Có thể thấy thị trƣờng địa lý cần tiến hành phân tích
có thể là các khu vực đƣợc phân chia trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với
nhau trong các giao dịch mua bán hàng quốc tế.
1.2.2 Thị phần
Thị phần là chỉ số sức mạnh thị trƣờng đƣợc cụ thể hóa bằng một con số, phần
trăm về thị phần càng cao cho thấy sức mạnh cũng nhƣ khả năng kiểm soát thị
trƣờng càng lớn. Thị phần gắn liền với thị trƣờng liên quan, là nhân tố tiếp theo cần
phải xác định sau khi khoanh vùng đƣợc thị trƣờng liên quan. Có thể xem thị phần
là “phƣơng thức xác định quy mô tƣơng đối của doanh nghiệp trong một ngành
hoặc trong một thị trƣờng”10. Chính vì vậy mà pháp luật cạnh tranh ln đi tìm một
ngƣỡng thị phần mà tại đó phản ánh đƣợc sức ảnh hƣởng đáng kể của DN lên thị
trƣờng. Theo Luật mẫu về cạnh tranh, khi một DN nắm giữ thị phần từ 40% trở lên
thì thƣờng đƣợc xem là DN thống lĩnh trong thị trƣờng và có thể gây ảnh hƣớng đến
cạnh tranh thông qua khả năng thiết lập giá một cách độc lập và lạm dụng sức mạnh
thị trƣờng của mình11. Ở một số quốc gia, pháp luật quy định thị phần mà DN hoặc
nhóm DN phải nắm giữ để đƣợc xem xét ở vị trí thống lĩnh thị trƣờng. Pháp luật
cạnh tranh ở Ba Lan quy định rằng một cơng ty có thể có một vị trí thống lĩnh, khi
thị phần của nó vƣợt quá 40%. Giả định trong Luật năm 1991 của Cộng hịa Séc là
40%, đó cũng là trƣờng hợp của Bồ Đào Nha12. Ở Trung Quốc, Luật chống độc
quyền 2008 quy định đạt từ thị phần 1/2 (50%) trên thị trƣờng liên quan đối với một
DN thì đƣợc giả định là DN thống lĩnh. Cịn theo Điều 5 Luật bảo vệ cạnh tranh
Liên bang Nga, DN đƣợc coi là có vị trí thống lĩnh khi “có thị phần trên thị trƣờng
hàng hóa xác định 50%”. Có thể thấy ngƣỡng thị phần đƣa ra để xác định một DN
có phải là DN thống lĩnh thƣờng nằm ở mức 40-50%, những con số kể trên có sự
8

U.S. Department of Justice and the Federal Trade Commission(2010), Horizontal Merger Guidelines, p.7
Competition and Consumer Commission of Singapore (CCCS) (2008), CCCS Guilines on market

definition, p.146
10
OECD (1993), Glossary of Industrial Organisation Economics and Competition Law, p. 57.
11
UNCTAD, Model Law on competion, chapter IV,p. 35.
12
UNCTAD, Model Law on competion, chapter IV,p. 35.
9

12


khác nhau là do sự khác biệt về đặc trƣng kinh tế, ngành nghề cũng nhƣ cấu trúc thị
trƣờng, đặc điểm của hệ thống pháp luật.
Nhóm DN có vị trí thống lĩnh cũng là đối tƣợng cần phải quan tâm và xác định
trong pháp luật cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh Liên bang Nga có quy định “tổng
thị phần của nhiều nhất 3 chủ thể kinh doanh có thị phần cao hơn các chủ thể khác
trên thị trƣờng hàng hóa tƣơng ứng vƣợt quá 50% hay tổng thị phần của nhiều nhất
5 chủ thể kinh doanh có thị phần cao hơn các chủ thể khác trên thị trƣờng hàng hóa
tƣơng ứng vƣợt quá 70%”13. Theo Điều 19 Luật chống độc quyền Trung Quốc, thị
phần kết hợp đạt từ 2/3 trên thị trƣờng liên quan đối với hai DN và thị phần kết hợp
đạt từ 3/4 trên thị trƣờng liên quan đối với ba DN thì có thể giả định là DN đang ở
vị trí thống lĩnh thị trƣờng. Ngồi ra, khi xem xét nhóm DN, ngƣỡng thị phần ở mức
quá thấp để có thể gây nên tác động hạn chế cạnh tranh theo đánh giá của pháp luật
cạnh tranh các nƣớc này thì bị loại trừ khả năng là một doanh nghiệp thống lĩnh thị
trƣờng. Theo đó, ở Liên Bang Nga, pháp luật quy định mức này là 8 % trong trƣờng
hợp xem xét nhiều DN, còn Luật chống độc quyền Trung Quốc quy định “ bất kì
doanh nghiệp nào có thị phần nhỏ hơn 10% đều sẽ khơng đƣợc suy xét là DN có vị
trí thống lĩnh thị trƣờng”. Mục đích loại trừ các DN ngày nhằm giản lƣợc quá trình
điều tra cũng nhƣ tránh việc để phạm vi các doanh nghiệp có khả năng vi phạm quá

rộng gây nên sự bất cơng và hạn chế tính cạnh tranh của thị trƣờng.
Nhìn chung, các mức thị phần đƣa ra đƣợc sử dụng làm tiêu chí suy đốn, giả
định, khơng phải là tiêu chí duy nhất khi xem xét vị trí thống lĩnh thị trƣờng. Pháp
luật cạnh tranh các nƣớc không cho thị phần là yếu tố quyết định một cách tuyệt đối
khi nhận diện doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trƣờng mà còn kiểm tra
thêm nhiều yếu tố khác.
1.2.3 Các tiêu chí khác
Tuy thị phần là tiêu chí đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong pháp luật các quốc gia
nhằm xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trƣờng cũng nhƣ đo lƣờng chỉ
số sức mạnh thị trƣờng của các chủ thể trong thị trƣờng liên quan nhƣng đây khơng
phải là tiêu chí duy nhất cũng nhƣ kết quả mà nó mang lại cũng không phải tuyệt
đối. Thị phần cao chƣa hẳn đã mang quyền lực thị trƣờng, thị phần thấp khơng có
nghĩa là khơng có sức ảnh hƣởng đáng kể tới thị trƣờng. Đó là lí do mà đa phần các
nƣớc khi thực hiện đo lƣờng sức mạnh thị trƣờng thƣờng không chỉ dựa vào thị
phần mà xét thêm nhiều yếu tố khác để đảm bảo tính chính xác. Một số tiêu chí
khác thƣờng đƣợc sử dụng nhằm xác định DN có vị trí thống lĩnh:

13

Phạm Trí Hùng (Chủ nhiệm đề tài), Nguyễn Thị Bích Ngọc, Lê Thị Nam Giang, Hà Ngọc Anh (Thành
viên) (2012), tlđd(1), tr.50.

13


Tương quan thị phần giữa các DN nghiệp trên thị trường liên quan. Thị phần của
DN đƣợc xét tới cần đƣợc phân tích đặt trong tổng thể cấu trúc thị phần tại thị
trƣờng liên quan. Bởi vì tồn tại khả năng trên thị trƣờng có rất nhiều chủ thể cạnh
tranh nên chỉ cần DN đạt mức thị phần tƣơng đối lớn so với những DN khác thì sẽ
có khả năng nắm quyền lực thị trƣờng. Con số hiển thị thị phần của một DN không

đạt đến ngƣỡng đƣợc cho là đủ tầm gây ảnh hƣởng nhƣng trong tƣơng quan so sánh
với những đối thủ cạnh tranh còn lại trên thị trƣờng liên quan lại đủ khả năng trở
thành DN thống lĩnh. Ngƣợc lại, trong một thị trƣờng có ít đối thủ cạnh tranh, DN
dù có thị phần tƣơng đối lớn nhƣng các DN cịn lại cũng chiếm hữu phần trăm
khơng nhỏ thị phần trên thị trƣờng liên quan thì chƣa hẳn sự tác động của DN trên
thị trƣờng đã là đáng kể. Pháp luật EU ghi nhận tiêu chí này là sự mất cân đối giữa
các lực lƣợng trên thị trƣờng. Sự mất cân đối này đƣợc phản ánh thông qua quy mơ
các doanh nghiệp; khả năng tài chính; sự yếu kém tƣơng đối của các đối thủ cạnh
tranh;...Ví dụ, một doanh nghiệp có thị phần lớn nhƣng đang bị giảm thị phần,
khơng cịn giữ đƣợc thị trƣờng tiêu thụ nữa thì khơng đƣợc coi là lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trƣờng14. Với tiêu chí này, cần thực hiện tính tốn thị phần của các
đối thủ cạnh tranh với DN trên thị trƣờng và thực hiện phép so sánh nhằm đánh giá
tình hình cạnh tranh diễn tiến trên thị trƣờng liên quan.
Rào cản gia nhập thị trường. Đây là những yếu tố tồn tại làm cản trở DN mới gia
nhập thị trƣờng hoặc kìm hãm các DN hiện tại tăng sản lƣợng hay mở rộng quy mô
sản xuất. Những rào cản này thƣờng thấy có thể kể đến nhƣ yêu cầu về quy mô kinh
tế, khi mà DN muốn tham gia thị trƣờng chƣa đạt đƣợc hiệu quả kinh thế theo quy
mơ, chính vì vậy mà với mức sản lƣợng của những DN này sẽ cho ra một chi phí
cao hơn DN đang hoạt động trên thị trƣờng, DN khó có thể thâm nhập và tồn tại lâu
dài trên thị trƣờng với mức chi phí nhƣ vậy. Bên cạnh đó, một số ngành khi tham
gia địi hỏi u cầu cao về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí nghiên cứu, phát
triển, điển hình nhƣ các ngành hàng không, vũ trụ, cung cấp điện, nƣớc, đƣờng
sắt,... Những quy định pháp luật cũng là một loại rào cản thƣờng thấy, những hạn
chế đến từ pháp luật thƣờng bắt gặp trong các quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ,
bảo hộ phát minh, sáng chế, những đặc quyền đƣợc quy định cho các DN nhà nƣớc,
các quy định nhằm hạn chế cạnh tranh khác,.. Ngoài ra, rào cản từ mạng lƣới khách
hàng cũng gây nên những khó khăn không nhỏ cho DN muốn gia nhập thị trƣờng.
Sự trung thành và thói quen sử dụng sản phẩm có khả năng tạo nên xu hƣớng sử
dụng lan rộng, ví dụ nhƣ phần mềm bảng tính và xử lý văn bản của Microsoft đƣợc
sử dụng rộng rãi khiến các công ty mới khó phát triển và bán phần mềm cạnh tranh

14

Nguyễn Trọng Điệp (2017), “ Thị phần trong thị trƣờng liên quan theo pháp luật canh tranh Việt Nam”,
Dân chủ và pháp luật, số 6 (303),tr.54.

14


bởi thói quen sử dụng của số đơng và u cầu tính tƣơng thích trong q trình làm
việc hoặc các hoạt động khác.
Thị trường thời gian liên quan. Ngoài thị trƣờng sản phẩm liên quan, thị trƣờng
địa lý liên quan thì thị trƣờng thời gian liên quan cũng là một khái niệm đƣợc xem
xét trong q trình phân tích, đánh giá sức mạnh thị trƣờng của DN. Đây không
phải là yếu tố đƣợc phân tích thƣờng xuyên do chính chất phụ thuộc thời gian chỉ
xuất hiện trong một số thị trƣờng nhất định mang tính thời vụ, thời điểm, nhất thời
nhƣ thị trƣờng bánh trung thu, bán vé theo mùa giải,... Các thị trƣờng này thƣờng
tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn và lƣợng hàng hóa hữu hạn nên cần khoanh
vùng thời gian để xác định.
Thời điểm tiến hành đánh giá, phân tích. Do thị trƣờng ln vận động và biến
đổi, phạm vi của thị trƣờng liên quan cũng nhƣ thị phần của các DN cũng sẽ có
những thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy mà những khảo sát cần đƣợc thực hiện
vào đúng thời điểm và hoàn cảnh để cho ra đƣợc kết luận chính xác nhất. Kinh
nghiệm đến từ pháp luật Pháp thƣờng lựa chọn thời điểm này là thời điểm xảy ra
hành vi, những biến động sau đó cho đến thời điểm điểu tra vẫn sẽ đƣợc xem xét,
đánh giá nhằm có kết luận chính xác nhất15.
Qua phân tích các tiêu chí thƣờng sử dụng để xác định DN có vị trí thống lĩnh, có
thể thấy khoanh vùng thị trƣờng liên quan nhằm xác định thị phần của DN thƣờng
đƣợc sử dụng làm tiêu chí xác định DN có vị trí thống lĩnh trong pháp luật của
nhiều quốc gia. Tuy nhiên, đa phần các nƣớc đều không đặt niềm tin tuyệt đối vào
con số thị phần đƣợc tính tốn ra mà linh hoạt vận dụng thêm rất nhiều các phƣơng

pháp cũng nhƣ các tiêu chí khác để có đƣợc kết quả chính xác nhất có thể. Bên cạnh
đó, theo pháp luật một số nƣớc nhƣ Hoa Kì, Singapore, EU cơ quan cạnh tranh
đƣợc linh hoạt ban hành các hƣớng dẫn, vận dụng các học thuyết, các công cụ kinh
tế học, cũng nhƣ các phƣơng pháp điều tra xã hội học và ứng biến tùy vào từng vụ
việc để đƣa ra đƣợc kết quả chính xác nhất, phù hợp với tình tiết riêng của từng vụ
việc cũng nhƣ trạng thái của thị trƣờng.
1.3 Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh để bóc lột khách hàng phổ biến
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng thƣờng là hành vi sử dụng vƣợt quá
mức cho phép quyền lực thị trƣờng gây nên những tác động hạn chế cạnh tranh
nhằm củng cố, tăng cƣờng địa vị thống lĩnh hoặc tận thu lợi nhuận từ thị trƣờng.
Trong lạm dụng có sử dụng vì vậy chủ thể thực hiện hành vi này chỉ có thể là DN
đã nắm giữ vị trí thống lĩnh, có trong tay sức mạnh thị trƣờng đáng kể. Còn đối
tƣợng chịu tác động tiêu cực của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh để thu lợi nhuận
15

Báo cáo của Hội đồng cạnh tranh Pháp năm 2001, thiên 1, chƣơng 1, tr.3.

15


tuyệt đối ở đây là khách hàng. Khách hàng của một DN là những chủ thể bỏ tiền ra
để mua, sử dụng sản phẩm của DN, thƣờng là các nhà phân phối, bán lẻ, ngƣời tiêu
dùng thậm chí là chính đối thủ cạnh tranh của DN trên thị trƣờng.
1.3.1 Định giá quá đáng
Khả năng thao túng về giá là đặc quyền chỉ tồn tại ở những DN thống lĩnh do
những DN bình thƣờng quá nhỏ bé để thể tác động đến giá cả trên thị trƣờng. Định
giá vốn là một hành vi bình thƣờng trong kinh doanh, theo đó DN có thể đặt ra mức
giá, tiến hành tăng hoặc giảm giá trong các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ của
mình. Nhƣ vậy, bản chất của hành vi lạm dụng bóc lột ở đây thể hiện qua mức giá
“quá đáng”. Pháp luật EU ghi nhận hành vi “trực tiếp hoặc gián tiếp” áp đặt “giá mua

hoặc giá bán không công bằng” là vi phạm Điều 102 (a) Hiệp ƣớc về hoạt động của
Liên minh Châu Âu (Treaty on the Functioning of the European Union- TFEU). Có
thể thấy, chủ thể vi phạm ở đây có thể là DN thống lĩnh đóng vai trị là ngƣời bán
hoặc ngƣời mua, và sự “quá đáng” đƣợc thể hiện trong mức giá “không công bằng”.
Nếu DN thống lĩnh là ngƣời mua có quyền lực thị trƣờng, mức giá mua mang
tính khơng cơng bằng ở đây thƣờng là mức giá thấp quá đáng so với chi phí mà
ngƣời bán phải bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm, gây thiệt hại cho bên bán. Nhƣ vậy
DN thống lĩnh có thể tăng thu lợi nhuận nhờ giảm chi phí đầu vào, trong khi DN
khách hàng đóng vai trò là ngƣời bán phải chịu tổn thất lợi nhuận do bị ép giá bán
quá thấp.
Trong trƣờng hợp DN thống lĩnh thực hiện hành vi áp đặt giá bán quá cao, giá
quá đáng không phải là kết quả tự nhiên ra đời từ mơi trƣờng cạnh tranh hồn hảo
mà là mức giá do doanh nghiệp có vị thống lĩnh nhờ có khả năng chi phối thị trƣờng
đặt ra nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Biểu đồ dƣới đây thể hiện sự phân biệt giữa giá
trong độc quyền và giá trong cạnh tranh hồn hảo từ góc độ kinh tế.

Hình 1. So sánh cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền
Mức giá lí tƣởng nhất cho ngƣời tiêu dùng là mức giá trong cạnh tranh hồn hảo,
lúc này bản thân chính thị trƣờng cạnh tranh sẽ tự “tìm” ra giá cả và sản lƣợng phù
hợp qua các hoạt động tự nhiên của ngƣời mua và ngƣời bán. Giá cạnh tranh (Pc) và
sản lƣợng (Qc) đƣợc xác định theo giao điểm (E) của đƣờng cung (S) và đƣờng cầu
16


(D). Yếu tố quyết định giá bán trong môi trƣờng cạnh tranh hồn hảo là quy luật
cung- cầu, do đó DN có hành vi định giá quá đáng sẽ nhận đƣợc sự quay lƣng từ
chính khách hàng của mình. Cịn trong độc quyền, để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc
quyền quyết định mức sản lƣợng (Qm) theo quy tắc chi phí biên (MR)16 bằng doanh
thu biên (MCm)17, sau đó ấn định giá (Pm) phù hợp với sản lƣợng. Có thể thấy, so
với cạnh tranh hoàn hảo, nhà độc quyền có xu hƣớng sản xuất ít hơn và định giá cao

hơn. Nhà độc quyền có thể khơng áp dụng mức giá ngang bằng với chi phí biên và
cũng khơng có các lực lƣợng cạnh tranh trên thị trƣờng để tác động giá giảm xuống
bằng tổng chi phí trung bình. Do vậy, nhà độc quyền có thể “kiếm đƣợc” lợi nhuận
cạnh tranh siêu ngạch một cách vô hạn định18. Ngƣời tiêu dùng trong hoàn cảnh này
phải hứng chịu những tổn thất tài chính, phải trả một cái giá cao vơ lí cho nhu cầu
tiêu dùng của mình. Trƣớc sự kiểm sốt, chi phối giá của DN thống lĩnh, ngƣời mua
không sự lựa chọn thay thế, do DN thống lĩnh đóng vai trò cung ứng chủ yếu trên
thị trƣờng.
Tuy vậy, việc xác định giá bán mang tính trục lợi tƣơng đối khó khăn, do sự mơ
hồ về mức lợi nhuận mà tại đó lợi ích của cả hai phía cân bằng. Pháp luật EU trong
trƣờng hợp này phân tích xem “giá bán quá cao so với giá trị kinh tế của sản
phẩm”19 và “liệu mức giá đã đƣợc áp đặt có cơng bằng hay không so với các sản
phẩm cạnh tranh.”20 Các bƣớc tiến hành gồm:
So sánh giá bán với chi phí sản xuất: Chênh lệch giữa hai mức giá chính là biên
lợi nhuận và tòa án cần chỉ ra ở mức độ nào thì phần lợi nhuận này là quá đáng.
Thực tế cần lƣu ý, lợi nhuận cao có rất nhiều lí do nhƣ do hiệu quả của kinh tế quy
mơ, do cải tiến kĩ thuật mà giảm đƣợc chi phí sản xuất, ngành có tính rủi ro cao, vốn
đầu tƣ lớn, sự cần thiết để nghiên cứu, cải tiến, những lí do về sự tăng trƣởng của
DN,... Có thể thấy, giá của sản phẩm đƣợc xem là “quá đáng” nếu biên độ lợi nhuận
cao vô lý.
So sánh giá bán với đối thủ cạnh tranh khác về cả giá cả lẫn chất lƣợng. Phƣơng
pháp này yêu cầu đánh giá kĩ những đặc tính của sản phẩm trên thị trƣờng liên quan
để có đƣợc những kết luận về sự tƣơng xứng giữa giá cả và chất lƣợng sản phẩm,
tính tƣơng đồng của các sản phẩm đƣợc so sánh. Tuy nhiên, điều này cũng không
dễ dàng do các DN khi tiến hành kinh doanh ln tìm cách dị biệt hóa sản phẩm của
mình để tạo lợi thế cạnh tranh, điều này ít nhiều cho các DN quyền đƣợc tác động
16

Chi phí biên là chi phí tăng thêm của DN khi sản xuất thêm một đơn vị sản lƣợng. Trong biểu đồ, đƣờng cung đã
từng là tổng của tất cả các đƣờng chi phí biên của DN đơn lẻ, nên trở thành đƣờng chi phí biên của nhà độc quyền.

17
Doanh thu biên là số lƣợng gia tăng trong tổng doanh thu của DN thu đƣợc từ việc bán thêm một đơn vị hàng hóa.
18
E. Thomas Sullivan, “Antitrust Economics”, Understanding antitrust and its economic implication, Chapter
2-(2003)(Mathew Bender), Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, tr.14.
19
Case 27/76, United Brands v. Commission [1978] ECR 207, [1978] 1 CMLR 429, para 250.
20
Case 27/76, United Brands v. Commission [1978] ECR 207, [1978] 1 CMLR 429, para 252.

17


lên giá bán. Sự khác biệt về giá có thể đến từ sự khác biệt về chất lƣợng, danh tiếng,
thị hiếu ngƣời tiêu dùng,... bên cạnh đó mức giá đem ra so sánh tự bản thân nó cũng
phải đảm bảo tính hợp lí để trở thành khn mẫu.
Ngồi ra khi sử dụng hai phƣơng pháp trên, Tòa án cũng kết hợp xem xét nhiều
yếu tố khác nhƣ khu vực địa lý, thời gian, thời điểm xem xét, sự sẵn sàng chi trả của
ngƣời tiêu dùng.
Tuy nhiên, việc can thiệp vào giá trên thị trƣờng cần hết sức cẩn trọng bởi sử
dụng pháp luật để điều chỉnh sẽ dễ gây ảnh hƣởng tiêu cực tới cạnh tranh hiệu quả
do giá cao là biểu trƣng cho lợi nhuận cũng là động lực thúc đẩy cạnh tranh trên thị
trƣờng. Mặt khác, DN có thể sử dụng nguồn tài lực thu đƣợc tiếp tục đầu tƣ, phát
triển kinh tế, khoa học, cơng nghệ, đóng góp cơng ích cho cộng đồng,... từ đó tạo ra
những giá trị nhất định cho xã hội. Vậy nên việc can thiệp điều chỉnh giá chỉ tiến
hành nếu định giá quá đáng diễn ra trong những điều kiện nhƣ 1) đƣợc thực hiện
bởi DN có sức mạnh thị trƣờng đáng kể đến mức gần nhƣ độc quyền hoàn toàn,
tuyệt đối; 2) rào cản gia nhập thị trƣờng lớn và bền vững khiến thị trƣờng khó có
thể tự điều chỉnh; 3) chỉ nên can thiệp nếu việc này không gây ảnh hƣởng xấu đến
nghiên cứu và đổi mới; 4) không thể thực hiện các phƣơng pháp can thiệp, điều

chỉnh khác do q khó khăn, khơng phù hợp hoặc khơng tồn tại.21
Trên thực tế, pháp luật các nƣớc có sự đánh giá khác nhau về tính hợp pháp của
hành vi định giá quá đáng tuy nhiên đều cho thấy sự thận trọng của các nhà lập
pháp, cơ quan có thẩm quyền khi can thiệp, điều chình hành vi này. Nhiều quốc gia
nhƣ Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kì, Trung Quốc, EU,… cấm hành vi định giá quá
đáng trong luật cạnh tranh.Trong khi đó, pháp luật Hoa Kì khơng chống lại hành vi
định giá quá đáng vì cho rằng lợi nhuận độc quyền là phần thƣởng xứng đáng cho
thành công, nỗ lực của DN trên thƣơng trƣờng. Quan điểm lập pháp này xuất phát
từ niềm tin và cơ sở kinh tế khoa học về khả năng tự chữa lành của cấu trúc thị
trƣờng. Dù đƣợc tự do quyết định giá bán hàng hóa nhƣng “sức chịu đựng của thị
trƣờng” là có giới hạn. Nếu vƣợt quá “sức chịu đựng của thị trƣờng” (biểu hiện qua
khả năng và sự sẵn lòng chi trả của khách hàng cho sản phẩm mà DN ấn định giá
bán) thì khách hàng sẽ rời bỏ DN thống lĩnh tìm đến đối thủ cạnh tranh với món
hàng thay thế có giá cả hợp lí hơn.
1.3.2 Ấn đinh giá bán lại
Ấn định giá bán lại là việc các nhà sản xuất, cung cấp ấn định giá bán cho nhà
phân phối, bán lẻ và buộc nhà phân phổi, bán lẻ phải bán lại cho ngƣời mua cuối

OECD roundtable (2018), “Excessive pricing in pharmaceuticals”, p.11-12,
truy cập ngày 27/5/2020.
21

18


cùng theo giá đã định. Ấn định giá bán lại thƣờng thể hiện dƣới ba hình thức gồm
ấn định giá bán lại tối đa, ấn định giá bán lại tối thiểu và ấn định mức giá cụ thể.
Theo đó nhà phân phổi chỉ đƣợc phép bán lại sản phẩm với mức giá không cao hơn,
không thấp hơn (đối với ấn định giá tối đa, tối thiểu) hoặc bằng đúng mức giá cụ thể
mà nhà sản xuất đƣa ra.

Cũng nhƣ các hành vi lạm dụng khác đƣợc phân tích, việc xác định hành vi ấn
định giá bán lại thƣờng gặp khó khăn do khó để xác định tác động của hành vi này
là phản cạnh tranh hay thúc đẩy cạnh tranh. Ấn định giá hồn tồn có thể là chiến
lƣợc kinh doanh, cạnh tranh tích cực của ngƣời bán nhằm hƣớng tới những lợi ích
nhƣ thúc đẩy các nhà phân phối đầu tƣ vào những dịch vụ chăm sóc khách hàng và
quảng bá cho sản phẩm, tránh trƣờng hợp các nhà phân phổi khác vừa bán giá thấp
hơn vừa không cung cấp dịch vụ này. Hoặc để các nhà sản xuất duy trì danh tiếng
cao cấp của mình bằng cách định giá bán lại tối thiểu hay định giá bán lại tối đa
tránh trƣờng hợp nhà phân phối định giá quá đáng gây tâm lý bức xúc, tiêu cực về
sản phẩm nói chung từ phía khách hàng. Tuy nhiên, hành vi này cũng có thể gây
nên những tác động tiêu cực đến cạnh tranh nói chung và khách hàng nói riêng.
Việc ấn định giá có thể giới hạn sự linh hoạt của ngƣời bán lại trong trƣờng hợp cần
điều chỉnh giá theo nhu cầu thị trƣờng, theo tình trạng hàng hóa đang sốt hay còn
tồn. Đặc biệt, ngƣời tiêu dùng cũng có thể bị ảnh hƣởng quyền lợi khi bị hạn chế sự
lựa chọn về giá, đặc biệt là trong trƣờng hợp giá ấn định tối thiểu mang tính bóc lột.
Ấn định giá bán lại trong pháp luật EU không đƣợc liệt kê trong danh sách các
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng tại Điều 102 TFEU mà đƣợc quy định
tại Điều 101 TFEU nhƣ một thỏa thuận theo chiều dọc. Trong thực tiễn xét xử,
ngƣời bán ngoài ấn định giá một cách trực tiếp tại điều khoản của hợp đồng cịn có
thể ấn định giá một cách gián tiếp, ngay cả khi khơng thỏa thuận chính thức bằng
văn bản nhƣ: ƣu đãi cho nhà bán lẻ tuân thủ mức giá ấn định; yêu cầu nhà bán lẻ
cần có sự đồng ý của nhà sản xuất khi muốn điều chính giá; ngăn cản các hoạt động
quảng cáo về giá, chƣơng trình giảm giá, chiết khấu trừ khi mức giá đó phù hợp với
mức giá khuyến nghị; giữ lại nguồn cung hoặc rút một số quyền nhằm đảm bảo nhà
bán lẻ tuân thủ mức giá đƣợc ấn định; thiết lập mức chiết khấu tối đa cho mức giá
ấn định.22
Pháp luật cạnh tranh Hoa Kì nhìn nhận hành vi này qua các giai đoạn có sự thay
đổi nhất định. Hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu và ấn định giá bán lại tối đa đƣợc
mặc nhiên xem là bất hợp pháp theo luật chống độc quyền Sherman cho đến năm
22


Samuel R Beighton (2018), “E-Commerce in the EU: How and why manufacture and retailers should
avoid resale price restrictions”, truy cập ngày 27/5/2020.

19


×