Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa theo luật thương mại năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.07 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

HỒNG THỊ BÍCH NGỌC

CHUYỂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG
HÓA THEO LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CHUYỂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA
THEO LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005

SINH VIÊN THỰC HIỆN: HỒNG THỊ BÍCH NGỌC
Khóa: 41
MSSV: 1653801011193
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN VĂN HÙNG

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Văn Hùng, đảm


bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham
khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả

Hồng Thị Bích Ngọc


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

CISG 1980

Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế

LTM 2005

Luật Thương mại năm 2005

BLDS 2015

Bộ luật Dân sự năm 2015

INCOTERMS 2010

Các quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện thương
mại quốc tế và nội địa (phiên bản năm 2010)



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHUYỂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
MUA BÁN HÀNG HÓA...........................................................................................5
1.1 Khái niệm, bản chất, đặc điểm của chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán
hàng hóa .....................................................................................................................5
1.1.1 Khái niệm rủi ro, chuyển rủi ro ......................................................................5
1.1.2 Đặc điểm, bản chất của rủi ro, chuyển rủi ro ................................................8
1.2 Phân loại rủi ro ..................................................................................................11
1.2.1 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro .........................................................12
1.2.2 Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro ..................................................14
1.2.3 Phân loại theo đối tượng của rủi ro ..............................................................15
1.2.4 Các căn cứ phân loại khác .............................................................................15
1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề chuyển rủi ro trong hoạt động mua
bán hàng hóa ............................................................................................................18
1.3.1 Ranh giới trong phân chia trách nhiệm giữa các bên khi xảy ra rủi ro ...18
1.3.2 Dự đốn, tính tốn rủi ro để đưa hậu quả của rủi ro về mức thấp nhất ..19
1.3.3 Mua bảo hiểm cho hàng hóa .........................................................................19
1.3.4 Xác định luật áp dụng khi mà hai bên không thỏa thuận luật áp dụng ...21
1.3.5 Cơ sở xác định lại giá của hàng hóa .............................................................22
1.4 Mối quan hệ giữa chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa với
chuyển quyền sở hữu ..............................................................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................24


CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH
CHUYỂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO
QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005, KIẾN NGHỊ HOÀN

THIỆN ......................................................................................................................25
2.1 Các trường hợp chuyển rủi ro trong quy định của Luật Thương mại năm
2005 ...........................................................................................................................25
2.1.1 Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định .............27
2.1.2 Chuyển rủi ro trong trường hợp khơng có địa điểm giao hàng xác định .34
2.1.3 Chuyển rủi ro trong trường hợp hàng hóa đang trên đường vận chuyển40
2.1.4 Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng mà
không phải là người vận chuyển ............................................................................44
2.2 Kiến nghị sửa đổi quy định của Luật Thương mại năm 2005 ......................46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................50
KẾT LUẬN ..............................................................................................................51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Chuyển rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa là một vấn đề quan trọng
trong hoạt động mua bán hàng hóa. Sở dĩ chuyển rủi ro được đề cập trong cả các
văn bản pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế bởi chuyển rủi ro khó xác định và
ảnh hưởng của rủi ro đến các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa là rất lớn. Chưa
có sự thống nhất trong quy định về rủi ro, chuyển rủi ro nên các hệ thống pháp luật
khác nhau ít nhiều có sự khác nhau trong cách quy định. Làm thế nào để phân định
rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa thuộc về người bán hay người mua và thời
điểm nào rủi ro được chuyển sang cho người mua. Việc đưa đến một kết luận ai
phải chịu những tổn thất, thiệt hại phát sinh từ rủi ro ấy còn là một câu hỏi khó vì
trên thực tế các vụ việc phát sinh rất khó phân định liệu bên bán đã hồn thành
nghĩa vụ hay do lỗi của bên mua hay nguyên nhân từ phía người vận chuyển.
Câu hỏi trên càng trở nên khó giải quyết khi mà hoạt động mua bán hàng hóa
quốc tế đi theo chiều hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, bị chi phối bởi các điều

ước, cơng ước quốc tế và cả hệ thống pháp luật khác nhau giữa các quốc gia.
Cơ chế thương mại đa biên là một mục tiêu chung của các quốc gia nói
chung, của Việt Nam nói riêng khi tham gia vào cơng cuộc tồn cầu hóa. Bên cạnh
việc ký kết và tn thủ các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt
Nam còn là thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn
kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và các hiệp định song phương khác. Từ
đó đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mới nhưng kèm theo đó là những thách
thức không nhỏ, đáng kể nhất là đối với hoạt động thương mại, trước nhất về mặt
pháp lý. Một sự thống nhất về hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ mua bán hàng
hóa, tránh được sự mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật với nhau, tạo tiền đề để
đẩy mạnh hoạt động thương mại trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đứng trước tình
thế đó, liệu phương thức “xuất khẩu FOB, nhập khẩu CIF” có nên được tiếp tục áp
dụng khi nó đã bộc lộ những nhược điểm nhất định.
Những quy định của Luật Thương mại năm 2005 (LTM 2005) vẫn cịn nhiều
hạn chế, gây ra sự khó khăn cho việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn, kèm theo khả
năng luật không theo kịp điều chỉnh những quan hệ pháp luật phức tạp nảy sinh
trong tương lai khi hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ. Quy định của luật
chưa cụ thể về các vấn đề chuyển rủi ro đối với hàng hóa đang trên đường vận
chuyển, chuyển rủi ro liên quan đến chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Đây chính là
thách thức đặt ra khi hoạt động mua bán hàng hóa của Việt Nam hội nhập ngày
càng sâu rộng với hoạt động thương mại quốc tế. Điều này đòi hỏi những nghiên
1


cứu thiết thực, góp phần làm nền tảng pháp lý cho các thương nhân khi tham gia
vào hoạt động mua bán hàng hóa đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.
Hoạt động thương mại mang tính chất sinh lợi, vì thế cần giảm thiểu tối đa
những rủi ro, tổn thất, thiệt hại có thể xảy ra. Để đạt được mục đích trên, cần có sự
đồng bộ hóa giữa pháp luật thương mại trong nước với pháp luật thế giới nói chung.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Chuyển rủi ro trong hoạt động

mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005” để nghiên cứu làm khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa là vấn đề đã được nhiều tác
giả nghiên cứu, thể hiện thông qua các bài viết đăng trên các tạp chí, sách chuyên
khảo, khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ, có thể kể đến như sau:
Bài viết “Các trường hợp chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
theo Luật Thương mại năm 2005” đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 11
(260)/2013 của tác giả Bùi Huyền. Bài viết ngắn gọn đã đưa ra được vấn đề rủi ro
và chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa. Việc phân tích các trường hợp
chuyển rủi ro vẫn cịn mang tính lý thuyết mà chưa đi được sâu vào vấn đề nêu ra.
Sách chuyên khảo “Luật hợp đồng thương mại quốc tế” của các tác giả
Dương Xuân Anh, Lê Thị Bích Thọ, Nguyễn Văn Luyện.
Luận văn thạc sĩ luật học năm 2012 “Xác định thời điểm chuyển quyền sở
hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa” của tác
giả Phan Văn Mạnh. Luận văn cung cấp kiến thức hữu ích về chuyển rủi ro trong
hoạt động mua bán hàng hóa, tuy nhiên luận văn xốy sâu vào thời điểm chuyển rủi
ro, mối quan hệ giữa chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro nên chưa thể làm rõ cả
vấn đề chuyển rủi ro (bao gồm nhiều khía cạnh như khái niệm, đặc điểm, bản chất
của rủi ro, thời điểm, địa điểm chuyển rủi ro, trách nhiệm chịu rủi ro và thực tiễn áp
dụng vấn đề chuyển rủi ro).
Khóa luận tốt nghiệp năm 2017 đề tài “Chuyển rủi ro trong hoạt động mua
bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005” của Nguyễn Thị Tuyết Lan. Khóa luận
là tài liệu nghiên cứu đóng vai trị quan trọng cho các cơng trình nghiên cứu sau này
vì đã phân tích vấn đề từ khái quát đến cụ thể. Tuy nhiên, khóa luận vẫn còn chưa
đưa ra được cụ thể thực tiễn áp dụng, một số luận điểm còn chưa được cụ thể đòi
hỏi cần phải nghiên cứu sâu hơn.
Khóa luận tốt nghiệp của Ho My Ky Tan năm 2017 “The passing of risk
under the CISG 1980, Incoterms 2010 and Viet Nam commercial”.


2


Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu phân tích trên cơ sở lý
luận mà chưa đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn, một số vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa có
kết luận cụ thể. Hơn nữa, khi bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và thế giới có
nhiều thay đổi thì vấn đề “Chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa theo
Luật Thương mại năm 2005” cần được nhìn nhận, phân tích và đánh giá ở những
góc độ khía cạnh phù hợp hơn. Vậy nên, việc tiếp tục nghiên cứu đề tài này là cần
thiết.
3.
Mục đích nghiên cứu đề tài
Rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi trong hoạt động thương mại nói chung
và hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng, nhất là đối với hoạt động mua bán hàng
hóa mà có một bên là thương nhân nước ngồi. Mặc dù vậy, cần nhìn nhận rủi ro
dưới nhiều góc độ để có được những phân tích, đánh giá đúng đắn về rủi ro, từ đó
đưa ra được những cách thức phịng tránh rủi ro, đồng thời có được giải pháp hạn
chế thấp nhất những thiệt hại có thể gây ra do rủi ro trên thực tế.
Đồng thời, với quy định hiện nay của Luật Thương mại năm 2005, có thể
thấy những quy định cịn gây một số khó khăn trong cách hiểu và cách áp dụng
pháp luật vào thực tế hoạt động mua bán hàng hóa. Đưa ra sự phân tích, so sánh đối
chiếu là cần thiết để hiểu đúng quy định của Luật Thương mại, từ đó đi đến áp dụng
đúng. Và hơn thế là nhằm hướng đến xây dựng những quy định mang tính tối ưu
hiệu quả về vấn đề chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: các khía cạnh của vấn đề chuyển rủi ro trong hoạt
động mua bán hàng hóa bao gồm thời điểm chuyển rủi ro, hậu quả pháp lý của việc
chuyển rủi ro, đi sâu vào phân tích các trường hợp chuyển rủi ro theo Luật Thương

mại năm 2005.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về chuyển rủi ro trong
hoạt động mua bán hàng hóa thơng thường, bao gồm mua bán hàng hóa trong nước
và mua bán hàng hóa quốc tế, khơng đề cập đến hoạt động mua bán hàng hóa qua
Sở giao dịch hàng hóa vì hình thức này có những đặc trưng riêng biệt. Tập trung
vào phân tích các trường hợp chuyển rủi ro theo quy định của Luật Thương mại
năm 2005 và có so sánh, đối chiếu với các quy định về chuyển rủi ro quy định trong
Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 và Incoterms
2010.
5.
Phương pháp tiến hành nghiên cứu

3


Trên cở sở vận dụng triết học Mác – Lê Nin, sử dụng phương pháp luận để
nghiên cứu vấn đề cả mặt lý luận lẫn thực tiễn áp dụng của vấn đề chuyển rủi ro
trong hoạt động mua bán hàng hóa được quy định trong LTM 2005.
Khóa luận cịn sử dụng các phương pháp cụ thể sau: phân tích, so sánh, tổng
hợp, đánh giá bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật từ đó đưa ra kiến nghị
hồn thiện.
6.
Bố cục tổng qt của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm
2 chương:
Chương 1: Khái quát về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa
Chương 2: Pháp luật và thực tiễn áp dụng của quy định chuyển rủi ro trong
hoạt động mua bán hàng hóa của Luật Thương mại năm 2005 và kiến nghị hoàn
thiện


4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHUYỂN RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.1
Khái niệm, bản chất, đặc điểm của chuyển rủi ro trong hoạt động
mua bán hàng hóa
1.1.1 Khái niệm rủi ro, chuyển rủi ro
Để hiểu được khái niệm chuyển rủi ro thì trước tiên cần phải hiểu thế nào là
rủi ro vì hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về chuyển rủi ro. Các hệ thống
luật pháp của các quốc gia cũng không đưa ra thuật ngữ này trong các văn bản pháp
luật của họ. Cho nên, có rất nhiều học giả đã định nghĩa rủi ro với các cách tiếp cận
khác nhau. Theo thuật ngữ Luật học, “rủi ro là sự thiệt hại, trở ngại có thể xảy ra,
trong giao dịch dân sự, nguyên nhân của sự rủi ro phải là sự kiện bất khả kháng”1.
Rủi ro theo định nghĩa của Dictionary of Law, rủi ro có thể là những nguy cơ thiệt
hại, mất mát hoặc nguy hiểm trong trường hợp vận chuyển hàng hóa mà trách
nhiệm chịu rủi ro thuộc về chủ sở hữu hàng hóa 2. Có quan điểm lại cho rằng rủi ro
là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất hoặc rủi ro là
sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại. Tuy nhiên, các khái niệm nêu trên chưa cụ thể,
chưa giải thích được tường tận bản chất của rủi ro.
Từ “rủi ro” trong lĩnh vực bán hàng liên quan đến vận chuyển hàng hóa xuất
hiện trong cả Cơng ước Vienna 1980 và Đạo luật bán hàng của Anh năm 1979 là bù
đắp tổn thất vật chất ngẫu nhiên, thiệt hại cho hàng hóa. Rủi ro thường xuất phát từ
một trong các nguyên nhân sau: mắc kẹt hoặc chìm tàu hoặc sử dụng phương tiện
khác để vận chuyển; cháy kho; thiệt hại cho hàng hóa do bên thứ ba gây ra; dỡ hàng
khẩn cấp; trộm cắp; một hành động bất cẩn hoặc thiếu sót của người vận chuyển
hoặc nhân viên của bên vận chuyển trong quá trình vận chuyển hoặc dỡ hàng; xếp
hàng, xử lý hàng hóa khơng đúng cách; hoặc hư hỏng của hàng hóa do hậu quả của

việc lưu giữ, bảo quản khơng đúng cách; thiệt hại hàng hóa do độ ẩm, nhiệt độ
cao; nhầm lẫn với hàng hóa khác; thiệt hại cho hàng hóa do chậm trễ khi đến mà

Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, năm 1999, tr. 422
Dictionary of Law, P.H. Collin, third edition, pg.325: “risk: possible harm, loss or chance of
danger, to run a risk to be likely to suffer harm in allowing him to retain his passport, the court run the risk
that the accused may try to escape to the USA where he has friends, at owners risk = situation where goods
shipped or stored are responsibility of the owner, not of the shipping company or storage company loss or
damage against which you are insured”.
1
2

5


khơng có lỗi; hoặc trộn hai loại dầu được vận chuyển bằng tàu và một trong số
chúng có chất lượng thấp hơn loại kia3.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận rủi ro ở khía cạnh này, rủi ro chưa được hiểu một
cách rõ ràng, đầy đủ vì mới chỉ đề cập chung chung.
Khi bàn về rủi ro, thường có hai trường phái lớn là trường phái truyền thống
(hay còn gọi là trường phái tiêu cực) và trường phái trung hòa. Theo trường phái
truyền thống, có nhiều quan điểm đưa ra nhằm định nghĩa rủi ro, nhưng tựu trung
lại rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy
hiểm, khó khăn, hoặc khơng chắc chắn có thể xảy ra. Rủi ro cịn được hiểu là những
bất trắc xảy ra ngồi ý muốn trong q trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp,
tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp4. Tức là, rủi ro hoàn
toàn đồng nghĩa với việc mất mát, thiệt hại, nguy hiểm, khó khăn hoặc liên quan
đến những điều khơng chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
Theo trường phái trung hịa, rủi ro có thể là bất trắc có thể đo lường được,
hay bất trắc liên quan đến những biến cố không mong đợi,… Song, có thể thấy việc

nhìn nhận rủi ro theo trường phái này thường thể hiện sự đo lường hay sự đoán của
con người. Do đó, người ta nhìn nhận rủi ro ở góc độ hai mặt đối lập nhau, cụ thể
rủi ro vừa có tính tích cực, vừa có tính tiêu cực. rủi ro có thể gây ra những tổn thất,
mất mát, nguy hiểm,…, nhưng chính rủi ro có thể mang đến cho con người những
cơ hội.
Có tác giả cho rằng, rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu là sự bất trắc có
thể đo lường được, nó có thể gây ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất
đi những cơ hội sinh lời, nhưng cũng có thể đưa đến những lợi ích, những cơ hội
thuận lợi trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.5
Tìm hiểu các quy định của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG
1980) cũng như Tập quán thương mại quốc tế INCOTERMS 2010 và một số hệ
thống pháp luật quốc gia, nhìn chung đều khơng có định nghĩa cụ thể về rủi ro cũng
như vấn đề chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, Điều 66
CISG 1980 có đề cập đến nguyên tắc chung về chuyển rủi ro “việc mất mát hoặc hư
hỏng hàng hóa xảy ra sau khi rủi ro chuyển sang người mua không miễn trừ cho
người này nghĩa vụ phải trả tiền, trừ phi việc mất mát hay hư hỏng ấy là do hành
động của người bán gây nên”. Mặc dù không định nghĩa thế nào là rủi ro hay thế
Essa Alazemi (2013), “Chuyển rủi ro trong hơp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - so sánh giữa
Công ước Viên về hợp đồng mua bán hang hóa năm 1980 và Đạo luật bán hàng hóa của Anh năm 1979”,
truy cập ngày 20/3/2020
4
Đồn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, Hà Đức Sơn (2009), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, Nhà
xuất bản Lao động và Xã hội, tr. 29
5
Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, Hà Đức Sơn, tlđd (4), tr. 31
3

6



nào là chuyển rủi ro, nhưng thông qua ngoại lệ của quy định trên, có thể hiểu một sự
kiện được coi là rủi ro khi nguyên nhân không phải từ hành động của các bên trong
hợp đồng gây ra. Theo cách hiểu của Điều 66 CISG 1980, “sự mất mát của hàng
hố bao gồm các trường hợp hàng hóa khơng thể được tìm thấy, đã bị đánh cắp
hoặc đã được chuyển giao cho người khác. Sự tổn thất của hàng hóa bao gồm hàng
hóa bị phá hủy tồn bộ, sự hư hỏng, giảm sút chất lượng hàng hóa và sự thiếu hụt số
lượng của hàng hố trong q trình vận chuyển hoặc lưu trữ. Tuy nhiên, thực tiễn
vận dụng CISG cho thấy một số tòa án vẫn áp dụng Điều 66 CISG 1980 đối với một
số rủi ro khác ngoài sự mất mát hay tổn thất hàng hóa như sự chậm trễ của nhà
chuyên chở sau khi người bán chuyển hàng hóa cho nhà chuyên chở, hay các quy
định do Chính phủ cấm kinh doanh các mặt hàng mà hai bên mua bán”6
Từ những phân tích trên, có thể thấy rủi ro là những sự kiện có thể xảy ra
nằm ngồi ý chí của con người nhưng có thể lường trước được, gắn với những hậu
quả tổn thất, thiệt hại cho hàng hóa lẫn lợi ích các bên nhận được trong hợp đồng.
Thông qua khái niệm rủi ro đã phân tích, có thể hiểu, chuyển rủi ro thực chất
là phân định ai sẽ là người gánh chịu những hư hỏng, tổn thất, thiệt hại của hàng
hóa khi xảy ra rủi ro. Hay nói cách khác, chuyển rủi ro là sự chuyển dịch rủi ro từ
người này sang người khác, có thể là từ người mua sang người bán hoặc ngược lại,
hoặc có thể do bên vận chuyển gánh chịu.
Chuyển rủi ro có thể thể hiện dưới dạng kết quả của một nghĩa vụ pháp lý.
Cụ thể, khi các bên thỏa thuận rủi ro sẽ được chuyển giao khi bên bán giao hàng
cho bên mua tại kho của bên mua, nhưng do bên bán không thực hiện việc giao
hàng đúng hạn, dẫn đến hàng hóa bị hư thì bên bán chưa hoàn thành nghĩa vụ pháp
lý phát sinh từ hợp đồng của mình, dẫn đến việc bên bán phải gánh chịu rủi ro đó.
Để xác định rủi ro về hàng hóa được chuyển sang cho bên bán hay bên mua,
cần xác định được thời điểm chuyển rủi ro trong từng trường hợp. Thời điểm
chuyển rủi ro là mốc thời gian xác định việc phân định người bán hay người mua
gánh chịu những thiệt hại, hư hỏng, mất mát về hàng hóa khi rủi ro xảy ra. Hay có
thể hiểu thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa là sự thay đổi từ chủ thể này sang
chủ thể khác chịu trách nhiệm gánh chịu những thiệt hại do hàng hóa bị mất mát

hay hư dỏng mà do những dự kiện khách quan gây ta. Ví dụ, thời điểm chuyển rủi
ro có thể là thời điểm hàng hóa được chuyển qua lan can tàu đối với hợp đồng tuân
theo điều kiện giao hàng FOB Incoterms 2010.

6

“Chuyển rủi ro đối với hàng hóa”, truy cập ngày

20/3/2020

7


Thời điểm chuyển rủi ro cũng có thể được chuyển sớm từ người bán sang
người mua hoặc vẫn thuộc về người bán ngay cả khi hàng hóa đã được giao cho
người mua vì hàng hóa khơng được đặc định hóa theo hợp đồng.
Địa điểm chuyển rủi ro là nơi mà rủi ro được chuyển giao từ người bán sang
người mua hoặc ngược lại. Địa điểm chuyển rủi ro thường được xác định là nơi các
bên thỏa thuận trong hợp đồng (như trụ sở kinh doanh của bên bán, kho hàng của
bên bán, trụ sở kinh doanh của bên mua) hoặc địa điểm giao hàng. Địa điểm giao
hàng trong từng trường hợp là khác nhau, có thể bị thay đổi theo thỏa thuận của các
bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Địa điểm chuyển rủi ro có mối quan hệ với
thời điểm chuyển rủi ro để cùng đi đến kết luận rằng rủi ro đã được chuyển giao hay
chưa, chuyển giao như thế nào.
Tóm lại, rủi ro là những sự kiện có thể xảy ra, nằm ngồi ý chí của con
người và gắn liền với những thiệt hại, tổn thất, hư hỏng hàng hóa nhưng có thể
lường trước được. Xác định vấn đề chuyển rủi ro tức là thực hiện phân tích thời
điểm chuyển rủi ro, địa điểm chuyển rủi ro và người nào phải gánh chịu rủi ro. Hiểu
được khái niệm rủi ro, chuyển rủi ro, thời điểm và địa điểm chuyển rủi ro sẽ là tiền
đề để nắm bắt các đặc điểm của rủi ro, chuyển rủi ro, sau đó vận dụng phân tích các

trường hợp chuyển rủi ro theo quy định của pháp luật.
1.1.2 Đặc điểm, bản chất của rủi ro, chuyển rủi ro
Để hiểu được vấn đề rủi ro và chuyển rủi ro cần phân tích các khía cạnh về
đặc điểm, bản chất của rủi ro và chuyển rủi ro bên cạnh những khái niệm đã đưa ra
ở phần trên. Từ việc phân tích cụ thể đặc điểm, bản chất của đối tượng nghiên cứu
sẽ có được những đánh giá, phân tích các trường hợp chuyển rủi ro sẽ trình bày chi
tiết ở chương 2 và là nền tảng để suy luận, nghiên cứu giải pháp hạn chế, khắc phục
rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa.
Qua những khái niệm về rủi ro, chuyển rủi ro, cùng với những quan điểm
khác nhau, rủi ro về cơ bản có các đặc điểm sau:
1.1.2.1 Tính khách quan của rủi ro
Như đã phân tích, rủi ro là những thiệt hại, tổn thất hay những bất trắc xảy ra
xuất phát từ những nguyên nhân khách quan như thiên tai (động đất, song thần, bão,
lũ lụt, hạn hán,..), hỏa hoạn, chìm tàu, dịch bệnh, hay bản chất dễ hư hỏng của hàng
hóa,… Như vậy nguyên nhân làm xuất hiện rủi ro hầu hết là những sự kiện khách
quan, nằm ngoài ý chí khách quan của con người, hay sự kiện đó khơng do các bên
tạo ra hoặc phát sinh do lỗi chủ quan của các bên. Chính vì vậy đã tạo nên bản chất
khắc nghiệt của rủi ro trong chuyển rủi ro từ người bán sang người mua, người mua
có thể phải gánh chịu thiệt hại, hư hỏng của hàng hóa ngay cả khi anh ta vẫn phải
8


hồn thành nghĩa vụ thanh tốn của mình. Ví dụ, Nguyên đơn và Bị đơn ký kết hợp
đồng mua bán lúa gạo, các bên thỏa thuận bên bán (Bị đơn) sẽ giao hàng bằng
đường biển đến cảng chỉ định theo đúng thời gian thỏa thuận. Hàng hóa đang được
trên đường vận chuyển tới cảng nhưng không thể cập cảng đúng giờ quy định vì gặp
nước rịng (tức mực nước biển hạ thấp, lộ ra vùng biển triều), tàu phải đợi nước
triều cường lên mới cập cảng nên hàng hóa bị giao chậm, bên mua không đồng ý
nhận hàng. Rõ ràng, hàng hóa sẽ được giao đúng thời hạn đã định nhưng vì sự kiện
mang tính khách quan mà hàng hóa bên bán phải chịu thiệt hại.

Với đặc điểm này, những thiệt hại, mất mát, hư hỏng hàng hóa phải xuất
phát từ những lý do khách quan, do đó, các sự cố gây ra bởi chính phủ (chiến tranh,
tịch thu hàng hóa) hay hành vi của một trong các bên khơng được coi là rủi ro thực
sự.
Tuy nhiên, cần lưu ý sự khác biệt giữa các thuật ngữ “rủi ro”, “hiểm họa”
hay “nguy cơ” để sử dụng đúng vì các thuật ngữ này không thay thế cho “rủi ro”.
Như đã phân tích, rủi ro là những thiệt hại, tổn thất, hư hỏng từ những sự kiện xảy
ra ngồi ý chí của con người. Cịn “hiểm họa” là ngun nhân chính gây ra tổn thất.
Và “nguy cơ” là những yếu tố ảnh hưởng tới tổn thất theo chiều hướng tăng hoặc
giảm.
Xét ở khía cạnh rủi ro mang tính khách quan nằm ngồi ý chí chủ quan của
con người, sẽ dễ nhầm lẫn “rủi ro” đồng nghĩa với “sự kiện bất khả kháng”. Tuy
nhiên cần phân biệt giữa khái niệm rủi ro với sự kiện bất khả kháng. Rủi ro nghiêng
về nói đến các tổn thất, thiệt hại có thể xảy ra đối vơi hàng hóa. Cịn sự kiện bất khả
kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không
thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho
phép. Yếu tố khách quan của sự kiện bất khả kháng nhằm xác định bên vi phạm có
lỗi chủ quan hay chủ ý để xảy ra sự kiện bất khả kháng hay khơng. Nói cách khác,
nếu sự kiện xảy ra do hành vi của một bên trong hợp đồng thì không thể viện dẫn
quy định sự kiện bất khả kháng cũng như hệ quả của sự kiện bất khả kháng. Về tính
khơng thể lường trước được của sự kiện bất khả kháng chưa được quy định cụ thể
trong các văn bản pháp luật mà phụ thuộc vào các cam kết và nghĩa vụ trong hợp
đồng được các bên đưa ra dựa trên hoàn cảnh, điều kiện và yếu tố khách quan tại
thời điểm giao kết hợp đồng. Do đó, có thể suy luận một cách hợp lý rằng, sự kiện
bất khả kháng phải là sự kiện mà các bên không thể lường trước được tại thời điểm
giao kết hợp đồng. Tuy vậy, nếu một sự kiện không thể lường trước được tại thời
điểm giao kết hợp đồng, nhưng sau đó lại có thể lường trước được trong q trình
thực hiện hợp đồng thì liệu sự kiện đó có cịn được coi là bất khả kháng hay
9



không?7 Lý giải cho vấn đề này, nếu một sự kiện trở nên có thể lường trước được
sau thời điểm giao kết hợp đồng thì khơng nên coi đó là một sự kiện bất khả kháng
vì mục đích miễn trách nhiệm dân sự cho một vi phạm có thể xảy ra trong tương
lai8.
Đối với yếu tố không thể khắc phục được mặc dù đã thực hiện mọi biện pháp
cần thiết và khả năng cho phép của sự kiện bất khả kháng, yêu cầu phải thỏa mãn
một số điều kiện. “Điều kiện này cũng phù hợp với nguyên tắc thiện chí, trung thực
và hướng đến việc đảm bảo thực hiện hợp đồng của các bên. Theo đó, bên có nghĩa
vụ phải áp dụng mọi biện pháp trong khả năng cho phép để thực hiện các cam kết
và nghĩa vụ ghi nhận tại hợp đồng và không thể trông chờ việc xảy ra một trở ngại
khách quan để làm căn cứ miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng”.9
Và theo đó, hệ quả của trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng là miễn
trách nhiệm. Người mua được giải phóng khỏi trách nhiệm bồi thường thiệt hại
hàng hóa do sự kiện bất khả kháng nằm ngồi khả năm kiểm sốt của mình. Trong
khi đó, đối với trường hợp rủi ro, khi rủi ro đã được chuyển giao từ người bán sang
người mua thì người mua phải hồn thành nghĩa vụ thanh tốn của mình kể cả khi
hàng hóa bị hư hỏng, mất mát. Thông qua sự so sánh này, cho thấy khái niệm “rủi
ro” và khái niệm “sự kiện bất khả kháng” không đồng nghĩa nên không thể sử dụng
thay thế cho nhau.
1.1.2.2 Tính tương lai
Các bên chủ thể có thể dựa vào kinh nghiệm hoặc tập quán của những hoạt
động mua bán hàng hóa trước đó để dự đốn những rủi ro sẽ có thể xảy ra đối với
những giao dịch của mình. Vì trong khái niệm rủi ro, nhiều tác giả đã định hình rủi
ro là những thiệt hại có thể xảy ra trên thực tế, mang tính xác suất. Các bên giao kết
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng khi thực hiện hợp động sẽ nảy sinh
nhiều hoàn cảnh khác nhau, đặc biệt đối với việc vận chuyển hàng hóa, khả năng
tiềm ẩn bất trắc, rủi ro đối với hàng hóa rất cao. Hơn nữa, với bản chất là sự kiện
khách quan, rủi ro hẳn nhiên xảy ra trong tương lai mà con người khó có thể xác
định cụ thể. Để hợp đồng giữa các bên được thực hiện một cách trọn vẹn, đồng thời

bảo vệ chính lợi ích của mình, các bên cần phải dự đốn và đo lường rủi ro. Biện
pháp phòng ngừa rủi ro chính là giải pháp hữu hiệu cho việc hạn chế những tổn thất
phải gánh chịu khi chuyển rủi ro.
Trương Nhật Quang, Ngô Thái Ninh, “Vấn đề miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thanh
toán trong trường hợp bất khả kháng – Covid-19”, truy cập ngày 23/4/2020
8
Trương Nhật Quang, Ngô Thái Ninh, tlđd (6)
9
Trương Nhật Quang, Ngô Thái Ninh, tlđd (6)
7

10


1.1.2.3 Tính khơng ổn định của rủi ro
Rủi ro thể hiện rõ nét đặc tính khơng chắc chắn của nó, xảy ra bất ngờ, ngẫu
nhiên hay nói cách khác chính là có tính bất định. Chính từ bản chất mang tính
khách quan nằm ngồi ý chí chủ quan của con người kết hợp với tính tương lai, con
người chỉ có thể dự đoán và đo lường cho nên rủi ro mang tính chất bất định khơng
giống nhau về tình huống, hoàn cảnh xảy ra, mức độ thiệt hại cũng như tần suất
xuất hiện. Đối với mỗi hoạt động mua bán hàng hóa khác nhau, đối với mỗi hồn
cảnh khác nhau, đối với mỗi chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa khác nhau, rủi
ro lại có sự khác nhau về những yếu tố đã đề cập trên. Do đó, để có thể đánh giá, dự
đốn chính xác hơn rủi ro, cũng như những tổn thất, thiệt hại, hư hỏng hàng hóa có
thể xảy ra, cần phân tích kỹ các đặc điểm của quan hệ mua bán hàng hóa cũng như
chủ thể ký kết, thực hiện, đặc điểm của hoàn cảnh, cơ sở pháp lý trong luật pháp các
nước, tập qn thương mại, cơng ước quốc tế có thể áp dụng.
1.1.2.4 Tính lịch sử của rủi ro
Theo thời gian với những sự thay đổi về điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội,
các rủi ro có sự khác nhau về nguyên nhân và hậu quả xảy ra. Trước đây, những rủi

ro xảy ra đối với hàng hóa chủ yếu xuất phát từ các điều kiện tự nhiên, hiện nay nhờ
sự phát triển khoa học kỹ thuật mà rủi ro về điều kiện tự nhiên được hạn chế nhưng
lại xảy ra nhiều rủi ro về pháp lý như rào cản pháp luật giữa các quốc gia hay rủi ro
về mặt chính trị đối với hoạt động mua bán hàng hóa. Rào cản thuế quan, rào cản
thương mại như chống bán phá giá, tự vệ thương mại, quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ đang trở thành những rủi ro phổ biến, gây khó khăn cho hoạt
động mua bán hàng hóa. Theo đó, những hậu quả mà rủi ro gây ra cũng thay đổi cả
về phạm vi, mức độ, tính chất. Thiệt hại về hàng hóa do rủi ro về kinh tế ngày càng
lớn, nghiêm trọng. Phân tích tính lịch sử của rủi ro là chìa khóa trong việc phân tích,
đánh giá rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, dự đoán tổn thất và kịp thời xây dựng
phương án phịng chống, khắc phục. Ngồi ra, tính lịch sử cịn giúp các thương
nhân nâng cao ý thức khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa, đặc biệt là
hoạt động mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài, cẩn trọng và chủ động trong
mọi tình huống để đảm bảo lợi ích của mình.
1.2. Phân loại rủi ro
Phân loại rủi ro là cách thức sắp xếp các loại rủi ro vào từng nhóm, trong
mỗi nhóm các rủi ro có đặc điểm tương đồng với nhau. Việc phân loại rủi ro là việc
cần thiết để xác định nguyên nhân hay căn cứ nguồn gốc phát sinh rủi ro. Từ đó đưa
ra những quy định, giải pháp phòng tránh rủi ro, hoặc hạn chế rủi ro nếu rủi ro đã
xảy ra. Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, phân loại rủi ro cịn nhằm định hướng
11


các quy định điều chỉnh về vấn đề chuyển rủi ro, quy định trách nhiệm pháp lý của
các bên một cách hợp lý.
Vì rủi ro có thể xuất hiện trong mọi ngành nghề, lĩnh vực nên đối với từng
ngành, lĩnh vực lại có những rủi ro riêng như: rủi ro tài chính, rủi ro kinh tế, rủi ro
dự án, rủi ro khách hàng, rủi ro chính trị, rủi ro bảo hiểm,… Theo thời gian, các rủi
ro mới sẽ xuất hiện, phức tạp hơn. Tồn tại song song với đó là những cách thức
phân loại rủi ro khác nhau. Và tùy theo góc độ nghiên cứu, mục đích nghiên cứu

khác nhau mà cách phân loại rủi ro cũng khác nhau. Có quan điểm phân loại rủi ro
dựa vào tính chất “động – tĩnh”, có quan điểm lại phân chia rủi ro theo yếu tố
“khách quan – chủ quan”. Với định hướng phân loại rủi ro để dễ dàng xác định thời
điểm, cách thức chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa kết hợp với những
tài liệu phân tích về rủi ro, có thể phân loại rủi ro căn cứ vào những tiêu chí sau:
phân loại theo nguồn gốc rủi ro, phân loại theo đối tượng rủi ro và phân loại theo
phạm vi ảnh hưởng của rủi ro.
1.2.1. Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro
Những tổn thất, thiệt hại, hư hỏng hàng hóa thường xuất phát bởi các yếu tố
tác động bên ngồi như mơi trường thiên nhiên, các điều kiện kinh tế - chính trị - xã
hội, trong một số trường hợp do yếu tố bên trong như bản chất của hàng hóa. Do đó
căn cứ theo nguồn gốc rủi ro phân chia thành: rủi ro do yếu tố bên ngoài tác động và
rủi ro do tác động của yếu tố bên trong.
Trong đó, rủi ro do yếu tố bên ngoài tác động, bao gồm:
Một là, rủi ro do mơi trường thiên nhiên: Đây là nhóm rủi ro do các hiện
tượng thiên nhiên như động đất, bão lụt, sóng thần, hạn hán, sương muối, núi lửa,…
gây ra. Những rủi ro này thường dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và của,
làm cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị tổn thất
nặng nề10.
Hai là, rủi ro về văn hóa là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phong tục
tập quán,tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức,… của dân tộc khác, từ đó dẫn
đến cách hành xử khơng phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh
doanh.
Ba là, rủi ro do môi trường xã hội: sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi
của con người, cấu trúc xã hội, các định chế…là một nguồn rủi ro quan trọng.
Bốn là, rủi ro do mơi trường chính trị: mơi trường chính trị có ảnh hưởng rất
lớn đến bầu khơng khí kinh doanh. Mơi trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất

10


Đồn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, Hà Đức Sơn (2009), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, Nhà
xuất bản Lao động và Xã hội, tr. 33-34

12


nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Khi một chính thể mới ra đời sẽ có thể làm đảo
lộn hoạt động của nhiều doanh nghiệp và tổ chức.
Năm là, rủi ro do mơi trường luật pháp: có nhiều rủi ro phát sinh từ hệ thống
luật pháp. Nhưng nếu các chuẩn mực luật pháp khơng cịn phù hợp với sự phát triển
của xã hội thì sẽ gây ra nhiều rủi ro. Nếu luật pháp thay đổi quá nhiều, quá thường
xuyên, không ổn định cũng gây ra những khó khăn rất lớn. Khi luật pháp thay đổi,
các tổ chức, cá nhân không nắm vững những đổi thay, không theo kịp những chuẩn
mực mới chắc chắn sẽ gặp rủi ro. Trong kinh doanh quốc tế, môi trường luật pháp
phức tạp hơn rất nhiều, bởi chuẩn mực luật pháp các nước khác nhau là khác nhau.
Nếu chỉ nắm vững và tuân thủ các chuẩn mực luật pháp của nước mình mà khơng
am hiểu luật pháp nước đối tác thì sẽ gặp rủi ro.11 Rủi ro về mặt pháp lý là những rủi
ro xuất phát từ những quy định của cơ quan có thẩm quyền hay quy định của pháp
luật như việc tịch thu hàng hóa, cấm sở hữu hàng hóa,… thơng qua quy định của
pháp luật, hàng hóa có thể bị giữ lại mà khơng được thơng quan xuất khẩu, thậm chí
các bên bị tước quyền sở hữu hàng hóa.
Sáu là, rủi ro về kinh tế được hiểu là những rủi ro do sự biến động của giá cả
hàng hóa trên thị trường mặc dù giá cả hàng hóa đã được ấn định. Các yếu tố như tỉ
giá hối đoái hay giá cả hàng hóa trên thị trường có thể mang lại lợi thế hoặc thiệt hại
cho các bên. Nếu giá hàng hóa tăng lên thì người bán chịu thiệt hại trong khi người
mua được hưởng lợi và ngược lại.
Và cuối cùng là rủi ro do nhận thức của con người: môi trường nhận thức là
nguồn rủi ro đầy thách thức. Một khi nhận diện và phân tích khơng đúng thì tất yếu
sẽ đưa ra kết luận sai. Nếu nhận thức và thực tế hồn tồn khác nhau thì rủi ro sẽ vơ
cùng lớn.

Căn cứ vào nguồn gốc rủi ro do tác động của yếu tố bên trong như bản chất
của hàng hóa được thể hiện như sau:
Rủi ro xuất phát từ chính đặc tính dễ hư hỏng của hàng hóa như lúa gạo, lúa
mì, khí đốt tự nhiên,… đặc biệt là khi hàng hóa được vận chuyển trên tuyến đường
dài, hay điều kiện bảo quản, lưu trữ khơng được đảm bảo trong tồn bộ quá trình.
Đối với loại rủi ro này, việc xác định thời điểm xảy ra rủi ro rất khó xác định, từ đó
khó có thể phân định rủi ro đã được chuyển giao từ người bán sang cho người mua
hay chưa. Chẳng hạn, hợp đồng mua bán lô hàng găng tay bằng da đã được ký kết,
theo đó lơ hàng trị giá 100.000 USD được vận chuyển bằng đường biển từ Hồng
Kông đến Hamburg với điều kiện CIF. Khi đến Hamburg, container chở hàng được
vận chuyển bằng xe tải đến kho của người nhận hàng. Lô hàng được kiểm tra bởi
11

Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, Hà Đức Sơn, tlđd (4), tr. 48

13


người giám định do bên nhận hàng chỉ định. Các container chứa hàng trong trạng
thái bình thường nhưng phần lớn găng tay da bên trong đã bị nấm mốc hoặc bị ướt
trong khi khơng thể tìm thấy bất cứ lỗ hổng nào hay khiếm khuyết nào mà nước từ
bên ngoài có thể xâm nhập vào. Theo báo cáo của người giám định, hư hỏng hàng
hóa nói trên xuất phát từ chính bản chất vốn có của găng tay da vì da có tính hấp thụ
độ ẩm xung quanh. Sự hư hỏng hàng hóa có thể bắt nguồn từ độ ẩm tương đối cao ở
Hồng Kông vào tháng ba khi hàng hóa được chứa trong container. Trong chuyến đi,
do biến đổi nhiệt độ trong các thời điểm khác nhau trong ngày đã dẫn đến việc giải
phóng độ ẩm từ hàng hóa. Hơi ẩm ngưng tụ bên trong tấm mái của container và
cuối cùng rơi vào hàng hóa12. Do đó, rủi ro trong trường hợp này xuất phát từ yếu tố
bên trong là bản chất của hàng hóa.
Hay trường hợp lơ hàng hạt cà phê được vận chuyển bằng container nhưng

không được lót giấy chứa, dẫn đến hầu hết lơ hàng bị hư hỏng do hơi nước ngưng
tụ. Hạt cà phê là một loại hàng hóa hút ẩm, có nghĩa là chúng hấp thụ, lưu trữ và
phát ra độ ẩm và khi được chứa trong các container khơng được lót giấy chứa, đi từ
nơi nóng đến nơi có khí hậu ấm áp, chắc chắn chúng sẽ phát ra độ ẩm13.
Có thể thấy, tổn thất do “nội tỳ” của hàng hóa là những tổn thất do đặc tính
cố hữu của hàng hóa như lúa mì dễ bị ẩm mốc, hạt cà phê có tính hút ẩm,... Rủi ro
do bản chất của hàng hóa nên được xem xét kỹ bởi tính chất phức tạp khó xác định
của nó. Đồng thời là cơ sở để các bên nâng cao nhận thức trong việc mua bảo hiểm
hàng hóa cũng như thỏa thuận về điều khoản bảo hiểm hàng hóa để bảo vệ lợi ích
của chính mình khi có rủi ro xảy ra.
1.2.2
Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro
Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro mà chia thành rủi ro cơ bản và rủi
ro riêng biệt:
Rủi ro cơ bản (hay còn gọi là rủi ro chung) là những rủi ro có ngun nhân
nằm ngồi tầm kiểm sốt của con người và gây ảnh hưởng đến nhiều người.
Nguyên nhân dẫn đến các rủi ro cơ bản thường do thiên nhiên như bão lụt, động đất
hạn hán,… hoặc do các biến động do mơi trường kinh tế-chính trị-xã hội như thất
nghiệp. Do đó, để khắc phục rủi ro này cần sự tham gia, giúp đỡ của xã hội cũng
như sự trợ giúp của Chính phủ và quốc tế.

12

truy cập ngày 20/4/2020
13

“Supreme Court considers burden of proof in cargo damage claims under Hague rules”,
truy cập ngày 20/4/2020

14



Rủi ro riêng biệt là rủi ro có nguyên nhân và hậu quả mang tính cá biệt, xảy
ra với một hoặc một số người. Do đó rủi ro này mang tính cá nhân cả về nguyên
nhân lẫn hậu quả như: trộm, cướp, tai nạn giao thông, tai nạn lao động là một trong
những ví dụ điển hình về rủi ro riêng biệt.
1.2.3
Phân loại theo đối tượng của rủi ro
Trong hoạt động mua bán hàng hóa, rủi ro xảy ra chủ yếu là những tổn thất,
thiệt hại hay hư hỏng hàng hóa. Vậy hàng hóa ở đây được hiểu như thế nào. Nếu
căn cứ vào định nghĩa hàng hóa của Luật Thương mại năm 2005 thì hàng hóa bao
gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những
vật gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, trong quan hệ mua bán hàng hóa theo Luật
Thương mại, thường gắn với hàng hóa là động sản, các vật gắn liền với đất đai liên
quan đến vấn đề đăng ký sở hữu nên quy định thời điểm chuyển rủi ro giữa động
sản và vật gắn liền với đất đai có sự khác biệt. Song, mặc dù có sự khác biệt đó,
nhưng khi xảy ra rủi ro đối với đối tượng của hợp đồng là hàng hóa thường phân
thành rủi ro về mặt vật lý, rủi ro về pháp lý, cụ thể:
Rủi ro về mặt vật lý: là những mất mát, thiệt hại hay hư hỏng cho hàng hóa
như hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng do bị nấm, giảm khối lượng, bị pha
trộn,… Rủi ro về mặt vật lý thường xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa
hoặc xử lý, lưu trữ, bảo quản hàng hóa có sự tác động của yếu tố như tác động của
thiên nhiên như nhiệt độ, độ mặn của nước biển, hoặc do yếu tố đóng gói, bao bì
khơng đảm bảo. Ngoài những thiệt hại trên, người gánh chịu rủi ro cịn phải chịu chi
phí đóng gói lại hoặc chi phí lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa.
Rủi ro về mặt pháp lý là khả năng cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử
dụng hàng hóa thơng qua việc tịch thu, cấm sở hữu hay trưng dụng hàng hóa. Thơng
thường, rủi ro về mặt pháp lý liên quan đến việc thơng quan hàng hóa, giấy phép
hạn ngạch hải quan dẫn đến hàng hóa khơng thể được giao theo đúng thỏa thuận
hợp đồng. Bên cạnh đó, việc chậm trễ giao hàng (giả định khơng làm hàng hóa mất

mát, hư hỏng) nhưng đã là một vi phạm hợp đồng, dẫn đến rủi ro không được
chuyển giao theo đúng thỏa thuận của các bên nên được xem xét như một dạng của
rủi ro về mặt pháp lý đối với hàng hóa.
Trong thực tế, rủi ro về mặt vật lý và rủi ro về mặt pháp lý có thể xảy ra đồng
thời với nhau nhưng thời điểm chuyển rủi ro của hai loại rủi ro này nhiều khi không
trùng với nhau.
1.2.4
Các căn cứ phân loại khác

15


Ngoài ra, nếu xem xét rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa, đặc biệt là
hoạt động mua bán hàng hóa với đối tác nước ngồi, rủi ro cịn được phân loại dựa
vào một số tiêu chí sau:
Thứ nhất, phân loại dựa vào tiêu chí rủi ro có được bảo hiểm hay không được
chia thành rủi ro được bảo hiểm và rủi ro không được bảo hiểm, rủi ro được bảo
hiểm riêng:
Rủi ro được bảo hiểm là những rủi ro về thiên tai, tại nạn, sự cố bất ngờ được
doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Khi rủi ro này phát sinh sẽ gây thiệt
hại cho đối tượng được bảo hiểm, đồng thời làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
hoặc trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp được bảo hiểm. Rủi ro được bảo hiểm
thường được nêu trong quy tắc bảo hiểm hoặc điều khoản bảo hiểm hoặc hợp đồng
bảo hiểm hoặc là những rủi ro còn lại sau khi đã liệt kê các rủi ro đã được loại trừ.
Rủi ro không được bảo hiểm hay rủi ro loại trừ là những rủi ro mà doanh
nghiệp bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm hoặc không chịu trách nhiệm bồi
thường hoặc không trả tiền bảo hiểm khi rủi ro đó xảy ra. Các rủi ro bị loại trừ
thường là những rủi ro khó xác định vì sự khơng ổn định cũng như tính thất thường
của nó, hoặc có thể là những rủi ro bị loại trừ theo ý chí của các bên, như: “các rủi
ro đương nhiên xảy ra, chắc chắn xảy ra hoặc các thiệt hại do nội tỳ, bản chất của

hàng hoá, do lỗi của người được bảo hiểm, thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp là
chậm trễ, rủi ro có tính chất thảm họa mà con người không lường trước được, quy
mô, mức độ và hậu quả của nó”.14
Rủi ro được bảo hiểm riêng: là những rủi ro mà muốn được bảo hiểm thì các
bên phải thoả thuận vì các trường hợp này (rủi ro chiến tranh, rủi ro đình cơng,
khủng bố) khơng được bồi thường theo các điều kiện bảo hiểm đã có.
Bàn thêm về vấn đề xác định rủi ro được bảo hiểm được thể hiện qua trường
hợp sau: “Công ty vận tải T (Nguyên đơn – Bên mua bảo hiểm) ký hợp đồng bảo
hiểm với công ty bảo hiểm N (Bị đơn – Bên bảo hiểm). Sau khi tàu của Nguyên đơn
có sự cố, Bị đơn cho rằng sự cố này không được bảo hiểm nhưng Hội đồng Trọng
tài theo hướng đây là rủi ro được bảo hiểm.
Không hiếm trường hợp Bên mua bảo hiểm cho rằng rủi ro đã xảy ra đối với
mình và yêu cầu Bên bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nhưng Bên bán bảo
hiểm từ chối trách nhiệm với lý do không đủ điều kiện được bảo hiểm. Trong vụ
việc trên, Nguyên đơn (Người được bảo hiểm) và Bị đơn (Người bảo hiểm) đã ký
14

“Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển”,
truy cập ngày 20/4/2020

16


kết hợp đồng bảo hiểm thân tàu TB 05. Người được bảo hiểm đồng ý tham gia và
Người bảo hiểm đồng ý cung cấp bảo hiểm thân tàu (vỏ tàu, máy móc, trang thiết
bị) cho tàu TB 05 thuộc quyền quản lý của Người được bảo hiểm với điều kiện tàu
phải đảm bảo an toàn đi biển theo đúng quy định hiện hành của Bộ luật Hàng hải
Việt Nam và Tập quán Hàng hải quốc tế. Điều 5 của hợp đồng còn quy định “Trong
mọi trường hợp, Người được bảo hiểm phải có trách nhiệm đối với con tàu để tàu
ln đảm bảo an tồn đi biển và chuyển chở hàng hóa theo quy định của Bộ luật

Hàng hải Việt Nam”.
Thực tế, tàu bị sự cố tại Phi-líp-pin và Bên mua bảo hiểm yêu cầu bồi
thường. Bên bảo hiểm (Bị đơn) cho rằng yêu cầu đòi bồi thường tổn thất của
Ngun đơn là khơng có căn cứ pháp lý vì chủ tàu TB 05, Thuyền trưởng, Thuyền
phó hai đã thiếu mẫn cán trong việc chuẩn bị, kiểm tra, tu chỉnh hải đồ để đảm bảo
có hải đồ thích hợp và được cập nhất và bảng thủy triều, khiến cho tàu đã không đủ
khả năng đi biển trước và khi bắt đầu hành trình đến cảng Zamboanga, Phi-líp-pin.
Về phía mình, Hội đồng Trọng tài cho rằng “rủi ro của tàu TB 05 do gặp
sóng to, gió lớn làm trơi neo là rủi ro được bảo hiểm thuộc trường hợp tổn thất hay
tổn hại của đối tượng bảo hiểm gây ra bởi hiểm họa của biển, sơng, hồ hoặc vùng
nước có thể được quy định tại Mục I phần Tóm tắt các điều khoản bảo hiểm của
đơn bảo hiểm. Rủi ro này hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 244 Bộ
luật Hàng hải Việt Nam cũng như khoản 1 Điều 55 Luật bảo hiểm hàng hải của
Anh. Liên quan đến quan điểm của Bị đơn theo đó tàu đã không đủ khả năng đi biển
trước và khi bắt đầu hành trình, Hội đồng Trọng tài xét rằng “lý lẽ này của Bị đơn là
không được Hội đồng Trọng tài chấp nhận bởi hiểm họa biển, sông, hồ là sự kiện
khách quan mà Nguyên đơn không thể lường trước được cho dù trước đó và khi bắt
đầu chuyến đi Nguyên đơn đã mẫn cán để tàu có đủ khả năng đi biển”
Như vậy, bất đồng về việc xác định sự kiện tổn thất có được bảo hiểm hay
khơng đã được Hội đồng Trọng tài chấp nhận dựa vào nhiều yếu tố. Đối với hợp
đồng bảo hiểm, các bên thường xuyên có tranh chấp về sự kiện tổn thất có được bảo
hiểm hay không. Để tránh những tranh chấp không cần thiết, các bên nên chi tiết
hóa trong hợp đồng những sự kiện được bảo hiểm (cũng như sự kiện không được
bảo hiểm) cũng như thu thập những chứng cứ cần thiết để bảo vệ quyền lợi của
mình khi có tranh chấp”15.
Thứ hai, căn cứ vào tính chất của rủi ro phân chia thành rủi ro thuần túy và
rủi ro đầu cơ
Rủi ro thuần túy là những rủi ro chỉ gây ra thiệt hại hoặc những tổn thất. Rủi
15


Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Giải quyết tranh chấp hợp đồng-Những điều doanh nhân
cần biết, Nhà xuất bản Thanh niên, tr. 343-344

17


ro thuần túy thường bao gồm các rủi ro cá nhân (như tuổi già, mất sớm, thất nghiệp,
mất sức lao động), rủi ro về tài sản, rủi ro pháp lý và rủi ro phát sinh do sự phá sản
của người khác.16
Rủi ro đầu cơ (hay còn gọi là rủi ro suy đốn) là những rủi ro có yếu tố sinh
lợi bên cạnh những thiệt hại hay tổn thất có thể xảy ra.
Dựa vào việc phân loại rủi ro có thể dễ dàng hơn trong q trình tiếp cận
phân tích rủi ro từ khả năng phát sinh đến nguyên nhân phát sinh hoặc thậm chí hậu
quả có thể phải gánh chịu khi rủi ro xảy ra. Qua đó khi xem xét các trường hợp
chuyển rủi ro sẽ đảm bảo tính hợp lý về phân định rủi ro giữa các bên trong hợp
đồng mua bán hàng hóa, đảm bảo quyền lợi của các bên trong hợp đồng.
1.3
Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề chuyển rủi ro trong hoạt
động mua bán hàng hóa
Khi các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, rất quan tâm đến vấn đề
chuyển rủi ro vì rủi ro có bản chất đặc biệt, có thể dẫn đến sự thiếu công bằng cho
một bên phải gánh chịu trách nhiêm ngay cả khi nguyên nhân hàng hóa hư hỏng
hoặc mất mát không liên quan đến hành động của họ. Nghiên cứu vấn đề chuyển rủi
ro trong hoạt động mua bán hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các
yếu tố khác như: luật áp dụng, bảo hiểm rủi ro, giải pháp hạn chế rủi ro, thỏa thuận
rủi ro trong hợp đồng, phân chia rủi ro giữa các bên.
1.3.1 Ranh giới trong phân chia trách nhiệm giữa các bên khi xảy ra
rủi ro
Hoạt động mua bán hàng hóa là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, các bên
tham gia mong muốn đạt được lợi ích đề ra, không bên nào muốn phải chịu thiệt

hại. Hơn nữa, đối tượng của hợp đồng là hàng hóa với giá trị lớn nên khi xảy ra
thiệt hại, mất mát các bên phải gánh chịu trách nhiệm cũng như tổn hại rất lớn.
Song song với đó, hoạt động mua bán hàng hóa ngày càng phát triển mạnh đặc biệt
là những hợp đồng thương mại có yếu tố quốc tế, với sự khác biệt trong quy định
pháp luật giữa các quốc gia, các rào cản thương mại không thể tránh khỏi. Mặt
khác, không thể quy định bất lợi cho bên này, tạo thuận lợi cho bên kia, điều này sẽ
tạo ra sự khơng cơng bằng, trung thực, thiện chí của các bên khi tham gia vào quan
hệ thương mại mua bán hàng hóa.
Do đó, để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa đạt hiệu quả, cần thiết phải
nghiên cứu về vấn đề rủi ro và chuyển rủi ro nhằm cung cấp kiến thức pháp lý cho
các thương nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, tăng cường lợi ích có
thể đạt được nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi. Đồng thời, các bên sẽ có căn cứ pháp lý
16

Nguyễn Hải Quang, Quản trị rủi ro, truy cập ngày 24/4/2020

18


quan trọng để xác định rõ ràng việc phân chia rủi ro giữa các bên khi rủi ro xảy ra.
Rủi ro được xác định một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian của đôi bên và
giảm tỉ lệ tranh chấp phức tạp, thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa phát triển.
1.3.2 Dự đốn, tính tốn rủi ro để đưa hậu quả của rủi ro về mức thấp
nhất
Trong hoạt động kinh doanh thương mại, rủi ro là điều khó có thể tránh khỏi,
nếu rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất, thiệt hại rất lớn. Thêm vào đó, khơng phải trong
mọi trường hợp hàng hóa đều được bảo hiểm, hoặc thậm chí có trường hợp bảo
hiểm khơng bao gồm tất cả các chi phí cũng như thiệt hại xảy ra đối với hàng hóa.
Vì vậy, để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thương mại nói chung, hoạt
động mua bán hàng hóa nói riêng, cơng tác phịng chống rủi ro mang lại ý nghĩa rất

lớn. Để phòng chống rủi ro, việc dự đốn, tính tốn rủi ro đóng vai trị quan trọng vì
rủi ro có tính xác suất và có thể lường trước được. Khi giao kết hợp đồng, người
bán và người mua sẽ có những thỏa thuận về những rủi ro sẽ có thể xảy ra, đây sẽ là
căn cứ pháp lý cần thiết để xác định thời điểm chuyển rủi ro, địa điểm chuyển rủi ro
và phân chia rủi ro, có những giải pháp kịp thời hạn chế rủi ro xảy ra. Cho nên, các
bên trong hợp đồng nên dự liệu những rủi ro có thể xảy ra đối với hàng hóa để từ đó
có những điều khoản trong hợp đồng quy định những biện pháp thay thế khi tình
huống đó xảy ra. Đây là cách nhằm giúp các thương nhân khi tham gia vào hoạt
động mua bán hàng hóa có thể chủ động giảm thiểu những rủi ro cũng như những
thiệt hại, mất mát có thể xảy ra.
Việc nghiên cứu, phân tích rủi ro khơng chỉ có ý nghĩa đối với hoạt động dự
đốn, tính toán rủi ro nhằm hạn chế mức thấp nhất rủi ro mà cịn có ý nghĩa trong
quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp. Thông qua việc đo lường rủi ro mà doanh
nghiệp có thể kiểm sốt được rủi ro (như né tránh rủi ro, giảm thiểu rủi ro, ngăn
ngừa hoặc giảm thiểu tổn thất, bồi thưởng tổn thất) một cách chủ động, kịp thời,
nhanh chóng và hiệu quả.
1.3.3 Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Hoạt động mua bán hàng hóa có quy định vận chuyển hàng hóa tiềm ẩn
nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển. Bất kỳ hệ lụy tốn kém nào từ rủi ro như
thiệt hại hay mất mát đều có thể được giảm nhẹ nếu hàng hóa được bảo hiểm. Bảo
hiểm hàng hóa là cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo
hiểm trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra
(với điều kiện những rủi ro được quy định trong hợp đồng bảo hiểm). Hàng hóa khi
được bảo hiểm khơng những giúp thương nhân giảm bớt gánh nặng tài chính khi
xảy ra rủi ro mà cịn giảm bớt rủi ro vì hàng hóa sẽ được tăng cường bảo quản, kiểm
19


×