Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Cơ chế một cửa ở UBND xã, thị trấn thực trạng và giải pháp hòan thiện (từ thực tiễn tỉnh bến tre)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.07 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ MINH PHÚC

CƠ CHẾ MỘT CỬA Ở UBND XÃ, THỊ TRẤN:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
(TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ MINH PHÚC

CƠ CHẾ MỘT CỬA Ở UBND XÃ, THỊ TRẤN:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
(TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: LUẬT HÀNH CHÍNH.
Mã số: 60.38.20

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN CẢNH HỢP

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào trước đây. Các dữ liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2009
Tác giả luận văn

LÊ MINH PHÚC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UBND: Uỷ ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
CCHC: cải cách hành chính
TTHC: thủ tục hành chính
BPTNVTKQ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 3
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ............................................................. 4
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài......................................................... 4
6. Kết cấu của luận văn...................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA
Ở UBND XÃ, THỊ TRẤN

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của
cơ chế Một cửa và cơ chế Một cửa liên thông ................................................. 6
1.1.1. Sự ra đời của cơ chế Một cửa .................................................................... 6
1.1.2. Quá trình áp dụng, phát triển của
cơ chế Một cửa và sự ra đời của cơ chế Một cửa liên thơng............................... 7
1.1.3. Mục đích của cơ chế Một cửa và cơ chế Một cửa liên thông .................... 9
1.2. Khái niệm cơ chế Một cửa và cơ chế Một cửa liên thông ..................... 10
1.2.1. Khái niệm cơ chế Một cửa ....................................................................... 10
1.2.2. Khái niệm cơ chế Một cửa liên thông ...................................................... 11
1.2.3. Mối quan hệ giữa cơ chế Một cửa và cơ chế Một cửa liên thông ........... 12
1.2.4. Các yếu tố của cơ chế Một cửa và cơ chế Một cửa liên thông................ 12
1.3. UBND xã, thị trấn và cơ chế Một cửa ..................................................... 13
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã, thị trấn ....................... 13
1.3.2. Cơ cấu tổ chức của UBND xã, thị trấn.................................................... 14
1.3.3. Cán bộ, công chức của UBND xã, thị trấn .............................................. 14


1.3.4. Cơ sở vật chất của UBND xã, thị trấn ..................................................... 18
1.3.5. Chế độ tài chính của UBND xã, thị trấn.................................................. 19
1.4. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ............................................................ 19
1.4.1. Quan hệ của BPTNVTKQ với UBND xã, thị trấn ................................... 19
1.4.2. Các hình thức tổ chức BPTNVTKQ ......................................................... 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA Ở
UBND XÃ, THỊ TRẤN TẠI TỈNH BẾN TRE
2.1. Cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện
quy định cơ chế Một cửa tại tỉnh Bến Tre ..................................................... 24
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về
cơ chế Một cửa tại UBND xã, thị trấn ở tỉnh Bến Tre.................................. 29
2.2.1. Thực hiện Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế

“Một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ............................. 29
2.2.2. Thí điểm mơ hình Một cửa liên thơng 03 cấp từ cấp xã đến cấp tỉnh ..... 31
2.2.3. Thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế Một cửa,
cơ chế Một cửa liên thơng tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương..... 33
2.2.4. Một số hạn chế trong quá trình thực hiện
cơ chế Một cửa và cơ chế Một cửa liên thông ................................................... 34
2.2.5. Quy định về chế độ phụ cấp đối với
cán bộ, công chức làm việc tại BPTNVTKQ...................................................... 37
2.2.6. Công tác tuyên truyền, phổ biến về CCHC.............................................. 38
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ
CHẾ MỘT CỬA Ở UBND XÃ, THỊ TRẤN
3.1. Các định hướng hòan thiện cơ chế Một cửa........................................... 41
3.1.1. Tiếp tục áp dụng cơ chế Một cửa và cơ chế
Một cửa liên thông nhưng gọi chung là cơ chế Một cửa ................................. 41
3.1.2. Đề cao trách nhiệm cá nhân Chủ tịch UBND cấp xã


trong công tác giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân...................................... 42
3.1.3. Thủ tục nào thuộc phạm vi quản lý nhà nước của chính quyền
cơ sở hoặc cần có ý kiến của chính quyền cơ sở thì thuộc thẩm quyền
hướng dẫn, tiếp nhận giải quyết của BPTNVTKQ của UBND cấp xã .............. 43
3.1.4. Bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào họat động phản biện
công tác giải quyết TTHC và các quy định về TTHC của UBND cấp xã.......... 43
3.1.5. Đa dạng mơ hình tổ chức chính quyền cấp xã......................................... 44
3.2. Các giải pháp hòan thiện .......................................................................... 45
3.2.1. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của
UBND cấp xã với Chủ tịch UBND cấp xã ......................................................... 45
3.2.2. Tạo sự cân bằng kiểm tra giữa
UBND cấp huyện và nhân dân ở địa phương .................................................... 46

3.2.3. Bảo đảm trách nhiệm kỷ luật trong
thi hành công vụ và trách nhiệm cá nhân .......................................................... 47
3.2.4. Các giải pháp về cán bộ, công chức ........................................................ 49
3.2.5. Xây dựng công chức chuyên môn không phân biệt lĩnh vực.................... 51
3.2.6. Đặt văn phòng giải quyết TTHC thuộc
thẩm quyền của cấp tỉnh ở các địa bàn xa trung tâm hành chính tỉnh.............. 54
3.2.7. Xây dựng cơ chế phản biện và
cơ chế đánh giá kết quả giải quyết TTHC ......................................................... 54
3.2.8. Áp dụng mơ hình quản lý theo kết quả PMS ............................................ 55
3.2.9. Xây dựng cơ chế thực thi hành chính cho chính quyền cơ sở.................. 57
3.2.10. Xác định cụ thể các tài liệu giấy tờ đối với một TTHC ......................... 60
3.2.11. Hòan thiện về cơ cấu tổ chức ở UBND xã, thị trấn và BPTNVTKQ..... 62
3.2.12. Khắc phục các vấn đề khác.................................................................... 67
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 70


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền hành chính nhà nước có hiệu lực, hiệu quả sẽ góp phần rất lớn
thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Họat động của nền hành chính nhà nước liên
quan đến tất cả các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, đơn vị… (gọi
chung là tổ chức, cá nhân). Về phạm vi lãnh thổ, nền hành chính nhà nước bao
trùm lên tòan vẹn lãnh thổ ảnh hưởng đến mọi vùng, miền của đất nước. Trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền hành chính đó khơng chỉ phải đáp ứng
nhu cầu quản lý nhà nước trong phạm vi quốc gia mà còn phải phục vụ tốt cho
sự đòi hỏi của các quan hệ xã hội có tính chất quốc tế.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền hành chính của cơ

chế quan liêu bao cấp, kinh tế kế họach hóa tập trung sang nền hành chính phục
vụ cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thõa mãn
những yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Nền hành chính nhà nước hiện
nay cịn nhiều bất cập, địi hỏi phải có những quyết sách kịp thời để nền hành
chính phát huy hiệu lực, hiệu quả. Trong thời gian qua, đã có nhiều nỗ lực trong
cơng cuộc CCHC. Ngày 04/5/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP
về cải cách một bước TTHC trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ
chức. Ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số
136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đọan
2001-2010. Ngày 27/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
94/2006/QĐ-TTg phê duyệt kế họach CCHC nhà nước giai đọan 2006-2010. Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 (Khóa X) cũng đã thơng qua Nghị quyết số
17-NQ/TW ngày 01/8/2007 về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý của bộ máy nhà nước. Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu: “Đẩy mạnh


2

CCHC nhằm tiếp tục xây dựng và hòan thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước
hiện đại; đội ngũ cán bộ, cơng chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các
cơ quan nhà nước họat động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng tốt
yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước”1.
Thực hiện cải cách TTHC, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ
chế “Một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Điều 17 của Quy
chế này quy định tất cả UBND xã, phường, thị trấn trong cả nước đều phải áp
dụng cơ chế “Một cửa” trong giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân từ ngày
01/01/2005. Tỉnh Bến Tre đã bắt đầu việc triển khai áp dụng cơ chế Một cửa trên

địa bàn 100% xã, phường, thị trấn từ 01/01/2004, sớm hơn một năm so với quy
định nên cũng có nhiều kinh nghiệm thực tiễn hơn. Ngày 22/6/2007, Thủ tướng
Chính phủ đã có Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế thực hiện cơ
chế Một cửa, Một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Quyết định 93/2007/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày
04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định 93/2007/QĐ-TTg quy định thí
điểm cơ chế Một cửa liên thông tại tỉnh Bến Tre (và TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Đà Nẳng, Hà Nội, Trà Vinh). Đến nay tỉnh Bến Tre vẫn tiếp tục thực
hiện cơ chế Một cửa trên tòan địa bàn và thực hiện cơ chế Một cửa liên thông ba
cấp hành chính ở một số địa bàn cũng như cơ chế Một cửa liên thông giữa một
số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.
Cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông trong thời gian qua đã góp phần
cải cách một bước TTHC, nhất là ở chính quyền cơ sở. Tổ chức, cá nhân khi liên
hệ với UBND cấp xã để làm TTHC đã phần nào đỡ vất vả, phiền hà, giảm được
số lần đi lại. Cơ chế này cũng đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cán
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa X, NXB. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2007.


3

bộ, công chức cấp xã trong công tác giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân.
Cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông thực sự là khâu đột phá để tạo môi trường
thuận lợi, minh bạch cho việc giải quyết các yêu cầu của nhân dân về TTHC,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước trong quản lý xã hội.
Tuy nhiên, cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông chưa đáp ứng được yêu cầu của
thực tiễn. Chưa có cơ chế phù hợp với UBND cấp xã nói chung cũng như chưa
có những đặc thù riêng cho chính quyền xã, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở

hịan chỉnh. Kỹ năng giải quyết cơng việc hành chính của cán bộ, cơng chức xã,
thị trấn chưa chun nghiệp, cịn nhiều lúng túng. Trình độ chun mơn, nghiệp
vụ của cán bộ, cơng chức cịn hạn chế; thái độ phục vụ cịn tắc trách, khơng thân
thiện, thiếu cái tâm nên cịn thờ ơ, vơ cảm. Thơng tin về TTHC chưa được niêm
yết đầy đủ, dễ hiểu nên người dân vẫn cịn bị phiền hà nhiều, thậm chí khơng
biết phải làm gì để được giải quyết TTHC; khơng chỉ vậy mà thông tin về thời
hạn giải quyết, thông tin về quy trình, quá trình giải quyết cũng chưa được cơng
khai đầy đủ. Chính quyền địa phương thường xun gây áp lực buộc người dân
phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngịai quy định chung thì mới giải quyết
TTHC, nhưng chưa có cơ chế kiểm tra, xử lý. Sự phối hợp giữa các yếu tố trong
quá trình giải quyết theo cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông chưa được nhịp
nhàng, đồng bộ, quy cũ. Ý thức tuân thủ kỷ cương hành chính của cán bộ, cơng
chức xã, thị trấn trong việc giải quyết TTHC của nhân dân chưa cao. Chưa có cơ
chế kiểm tra, giám sát, xử lý tòan diện và hiệu quả trong lĩnh vực này.
Những hạn chế, nhược điểm của CCHC nói chung, cải cách TTHC nói
riêng địi hỏi tiếp tục nghiên cứu tịan diện hơn nữa về các vấn đề liên quan. Vì
vậy, nghiên cứu đề tài Cơ chế Một cửa ở UBND xã, thị trấn: thực trạng và giải
pháp hòan thiện (từ thực tiễn tỉnh Bến Tre) là rất cần thiết đối với cơng cuộc
CCHC cịn nhiều việc phải làm hiện nay của cả nước nói chung cũng như của
tỉnh Bến Tre nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


4

Trong thời gian qua trên các báo, tạp chí khoa học có một số bài viết
đề cập đến cơ chế Một cửa trong một số lĩnh vực như hải quan, thuế, cơng
chứng… Tuy nhiên, chưa có bài viết hay cơng trình khoa học đề cập đến cơ chế
Một cửa, Một cửa liên thơng của UBND cấp xã nói chung, UBND xã, thị trấn
nói riêng.

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu cơ chế Một cửa trong công tác giải
quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân của UBND xã, thị trấn. Luận văn không đề
cập nhiều đến cơ chế này ở UBND phường cũng như cấp huyện, cấp tỉnh và cấp
trung ương.
Luận văn khái quát thể chế về cơ chế Một cửa, Một cửa liên thơng và
những đặc điểm chung của chính quyền cơ sở, cũng như đặc điểm riêng của
chính quyền cơ sở xã, thị trấn trong việc thực hiện cơ chế này. Luận văn làm rõ
thực trạng cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông ở UBND xã, thị trấn, đề ra
phương hướng và giải pháp hòan thiện đối với cơ chế này.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như
phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài Cơ chế Một cửa ở UBND xã, thị trấn: thực trạng và giải pháp
hòan thiện (từ thực tiễn tỉnh Bến Tre) có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Ý nghĩa về mặt lý luận: Đề tài làm rõ cơ chế Một cửa, Một cửa liên
thông và những điểm riêng biệt cần có của cơ chế này đối với UBND xã, thị
trấn; trình bày tổng quát về các yếu tố, các giai đọan, các đặc điểm, các mối quan
hệ của nó trong cơ chế Một cửa.


5

Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Đề tài sẽ giúp đưa ra phương hướng và giải
pháp hòan thiện cơ chế Một cửa đối với UBND xã, thị trấn góp phần giải quyết
TTHC của nhân dân ở các địa bàn này được tốt hơn và nâng cao hiệu lực, hiệu
quả họat động của UBND xã, thị trấn trong công cuộc CCHC nhà nước.
6. Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và nội dung chính gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CƠ CHẾ MỘT
CỬA Ở UBND XÃ, THỊ TRẤN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA
Ở UBND XÃ, THỊ TRẤN TẠI TỈNH BẾN TRE
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA Ở UBND XÃ, THỊ TRẤN


6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA CƠ CHẾ “MỘT CỬA” Ở UỶ BAN
NHÂN DÂN XÃ, THỊ TRẤN

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế Một cửa, Một
cửa liên thông
1.1.1. Sự ra đời của cơ chế Một cửa
Thực hiện TTHC đối với tổ chức, cá nhân là một cơng việc rất khó
khăn, phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức. Để làm được một TTHC liên quan
đến quyền và nghĩa vụ của mình, người dân phải liên hệ rất nhiều cơ quan có
trách nhiệm, thường là các cơ quan chuyên môn của UBND để giải quyết cơng
việc. Trong q trình tìm tịi các sáng kiến, giải pháp cải cách TTHC, UBND
thành phố Hồ Chí Minh đã có cơng văn số 2853/UB-NCVX ngày 27/9/1995 về
việc xin thí điểm tổ chức họat động tại UBND quận, huyện theo mơ hình cơ chế
“Một cửa, một dấu” kèm đề án thí điểm gửi Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến. Đề
án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho thực hiện tại Thông báo số
6194/CCHC ngày 30/10/1995 của Văn phịng Chính phủ. Qua q trình thí điểm

và tổng kết cơ chế này có hiệu quả, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã có Chỉ thị
số 36/CT-UB-NC ngày 11/11/1996 về việc tiếp tục thực hiện CCHC theo cơ chế
“Một cửa, một dấu”.
Sau thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh tiến hành thực hiện theo cơ
chế Một cửa như: Hà Nội, Hải Phịng, Bình Dương, Hồ Bình, Quảng Ninh, Trà
Vinh, Tây Ninh, Đồng Nai, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, Quảng Bình,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Nguyên, Quảng Trị, Thanh Hoá, Bến Tre…Đến tháng


7

5/2003 đã có 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thí điểm triển khai cơ
chế Một cửa ở 196/1281 sở chiếm 15,30%; 160/631 cấp huyện chiến 25,30% và
khoảng 6% đơn vị cấp xã2.
Tháng 6/2003, Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội
vụ và Bộ Tài chính tổ chức hội nghị tổng kết thí điểm mơ hình “Một cửa”. Sau
Hội nghị tổng kết, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ dự thảo Quy chế thực hiện cơ
chế “Một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Ngày 04/9/2003,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 181/2003/QĐ-TTg về việc ban
hành Quy chế thực hiện cơ chế “Một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương.
Điều 17 của Quy chế này quy định: “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển
khai thực hiện cơ chế “Một cửa” đối với cấp tỉnh và cấp huyện từ ngày 01 tháng
01 năm 2004, đối với cấp xã từ ngày 01 tháng 01 năm 2005; hàng năm tổng kết,
đánh giá, gửi báo cáo về Bộ Nội vụ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Kể từ đây, việc thực hiện cơ chế Một cửa ở UBND cấp xã mới được thể chế hóa
và triển khai thực hiện trong thực tiễn.
1.1.2. Quá trình áp dụng, phát triển của cơ chế Một cửa và sự ra đời
của cơ chế Một cửa liên thông

Cơ chế Một cửa tại UBND cấp xã được triển khai nhanh chóng. Bởi
đặc điểm ở cấp xã chỉ có một cơ quan giải quyết TTHC là UBND cấp xã. UBND
cấp xã khơng có cơ quan chun mơn trực thuộc và cũng chỉ có một con dấu là
con dấu của UBND cấp xã. Do đặc điểm này, nên thật ra trước khi áp dụng cơ
chế Một cửa thì UBND cấp xã về hình thức là đã giải quyết TTHC chỉ qua Một
cửa. Tuy nhiên trong thực tế, do chưa tổ chức công việc giải quyết TTHC quy cũ
và rành mạch nên để giải quyết một TTHC ở cấp xã thì tổ chức, cá nhân phải đến
gặp nhiều cán bộ, công chức ở địa phương mới có thể giải quyết xong TTHC của
2

Báo cáo số 2770/BC-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2004 của Bộ Nội vụ


8

mình. Thực tế khi chưa áp dụng cơ chế Một cửa ở cấp xã thì tổ chức, cá nhân
phải liên hệ với từng cán bộ, cơng chức có trách nhiệm của UBND cấp xã để xin
ý kiến, đề đạt yêu cầu, nguyện vọng của mình, nên tình trạng người này chỉ
người kia, hướng dẫn lòng vòng, đi lại nhiều lần là khơng thể tránh khỏi, do
khơng có một đầu mối thống nhất để hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ và trả
kết quả giải quyết. Trong tình hình khơng xác định rõ ràng trách nhiệm thì cán
bộ, cơng chức cấp xã quan liêu, hời hợt, tắc trách trong công việc rất dễ xảy ra.
Điểm khác biệt cơ bản khi chưa áp dụng cơ chế Một cửa và khi đã xây
dựng cơ chế Một cửa ở UBND cấp xã là có bộ phân chun mơn tiếp nhận hồ
sơ, u cầu để giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.
Đối với nhiều TTHC, sau khi làm thủ tục tại UBND cấp xã, người dân
phải liên hệ với nhiều cơ quan chuyên mơn cấp trên hoặc liên hệ với nhiều cấp
hành chính. Một số thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã nhưng
UBND cấp xã phải liên hệ với UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh hoặc liên
hệ với cả UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh thì mới giải quyết xong.

Các TTHC hiện nay còn được thực hiện cắt khúc, thiếu tính liên
thơng và phối hợp trong thực hiện TTHC. Khi có nhu cầu cá
nhân, tổ chức và doanh nghiệp còn phải đến nhiều cơ quan, nhiều
đầu mối để thực hiện TTHC3.
Để khắc phục tình trạng đó, ngày 22 tháng 06 năm 2007, Thủ tướng
Chính phủ đã có Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế thực hiện cơ
chế Một cửa, Một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Quyết định 93/2007/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04
tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ. Cơ chế Một cửa liên thơng về hình
thức bước đầu đã giúp người dân đỡ phải vất vả tự mình đi liên hệ nhiều cấp
hành chính để giải quyết công việc. Cơ chế Một cửa liên thông ở cấp huyện, cấp
tỉnh giúp người dân đỡ phải liên hệ nhiều cơ quan chuyên môn mới giải quyết
3

Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính ban hành kèm Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày ngày 10 tháng 01 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ


9

được TTHC. Cơ chế Một cửa liên thông ở cấp xã đã giúp người dân thực sự giải
quyết mỗi TTHC của mình chỉ qua một nơi. Điều này được thể hiện trong thực tế
là chỉ nộp hồ sơ, liên hệ với một cấp chính quyền là cấp xã, cấp cơ sở gần dân
nhất, dù thủ tục đó có phải qua nhiều cơ quan hành chính, nhiều cấp hành chính
hay khơng.
1.1.3. Mục đích của cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông
Nền kinh tế nước nhà đã gặt hái được nhiều thành cơng trong cơng
cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động trên bước đường hội nhập với
thế giới, nâng cao vị thế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên
trường quốc tế. Công cuộc cải cách lập pháp và tư pháp cũng có những bước tiến

rất đáng khích lệ. Trong khi đó cơng tác CCHC cịn nhiều bất cập, TTHC rườm
rà, cán bộ, cơng chức vô cảm, tắc trách, nhũng nhiễu...
Việc thực hiện cơ chế “Một cửa” nhằm đạt được bước chuyển căn
bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan
hành chính nhà nước với tổ chức, cơng dân, giảm phiền hà cho tổ
chức, công dân, chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của
cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước4.
Cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông được đề ra nhằm đạt các mục đích
như sau:
- Giúp tổ chức, cá nhân đỡ vất vả đi lại nhiều lần, mất thời gian, công
sức khi làm TTHC. Giảm phiền hà cho tổ chức, cá nhân khi có u cầu giải
quyết cơng việc tại cơ quan hành chính nhà nước. Tránh tình trạng tổ chức, cá
nhân phải đi lòng vòng nhiều cơ quan mới làm được một TTHC, đồng thời tránh
tình trạng tắc trách ở một khâu nào đó trong q trình giải quyết dẫn tới hậu quả
người dân không làm được TTHC. Đối với một TTHC thì tổ chức, cá nhân chỉ
liên hệ với một nơi là có thể giải quyết xong, khơng phải liên hệ nhiều nơi. Bởi
4

Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ


10

trong thực tế khi người dân có cơng việc cần liên hệ với cơ quan hành chính là
ln ln sợ bị phiền hà, hạch sách, gây khó dễ.
- Cơ chế Một cửa giúp người dân được giải quyết TTHC một cách
nhanh chóng, thuận tiện.
- Cơ chế Một cửa bảo đảm tính minh bạch, cơng khai trong việc giải
quyết TTHC của tổ chức, cá nhân. Việc cơng khai hóa hướng dẫn TTHC tại
UBND cấp xã giúp tổ chức, cá nhân dễ dàng hồn thiện hồ sơ của mình. Tránh

tình trạng tùy tiện của công chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết hồ sơ TTHC của tổ
chức, cá nhân; hạn chế việc cán bộ, công chức tự tiện đặt ra những yêu cầu, giấy
tờ trái pháp luật, nhiều khi rất phi lý.
- Góp phần chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, nâng cao ý
thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ tổ chức, cá nhân của đội ngũ cán bộ,
công chức nói chung, nhất là cán bộ, cơng chức, cấp xã là cấp gần dân nhất và
cũng là cấp ở xa công tác thanh tra, kiểm tra nhất.
- Nâng cao tính phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong việc
giải quyết TTHC, đồng thời bảo đảm quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả.
- Làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước
các cấp trong giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, cá nhân, bảo đảm thực
thi công vụ một cách nghiêm minh và có tinh thần trách nhiệm.
1.2. Khái niệm cơ chế Một cửa và cơ chế Một cửa liên thông
1.2.1. Khái niệm cơ chế Một cửa
Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ đưa ra khái niệm cơ chế Một cửa như sau: "Một cửa" là cơ chế
giải quyết công việc của tổ chức, cơng dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành
chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu
mối là BPTNVTKQ tại cơ quan hành chính nhà nước.


11

Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 06 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ đã có sửa đổi, bổ sung khái niệm cơ chế Một cửa như sau: Cơ
chế Một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ
chức, cá nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành
chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả
được thực hiện tại một đầu mối là BPTNVTKQ của cơ quan hành chính nhà
nước.

Như vậy về cơ bản cơ chế Một cửa có các đặc điểm như sau:
- Cơ chế Một cửa là cơ chế giải quyết TTHC của tổ chức, cá nhân.
TTHC đó thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước.
- Việc giải quyết một TTHC được thực hiện từ khâu hướng dẫn, tiếp
nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả tại một bộ phận của cơ quan hành
chính. Bộ phận đó là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Trong quá trình giải quyết TTHC, các cán bộ, cơng chức phải tuân
theo một quy trình nhất định.
1.2.2. Khái niệm cơ chế Một cửa liên thông
Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 06 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ đưa ra khái niệm cơ chế Một cửa liên thông như sau: Cơ chế
Một cửa liên thông là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc
trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc
giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến
trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là BPTNVTKQ của một cơ quan
hành chính nhà nước.
Cơ chế Một cửa liên thơng có đầy đủ các đặc điểm của cơ chế Một
cửa. Nhưng giữa cơ chế Một cửa và cơ chế Một cửa liên thơng có một đặc điểm
khác biệt là: Cơ chế Một cửa giải quyết TTHC chỉ liên quan đến một cơ quan
hành chính nhà nước cịn cơ chế Một cửa liên thông là để giải quyết một TTHC
mà thủ tục đó do nhiều cơ quan hành chính, nhiều cấp hành chính quyết định.


12

1.2.3. Mối quan hệ giữa cơ chế Một cửa và cơ chế Một cửa liên thông
Mỗi một TTHC phải giải quyết được một yêu cầu của tổ chức, cá nhân
về một vụ việc cụ thể nào đó, ví dụ như xin giấy phép xây dựng nhà ở, xin cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất, xin
cải chính hộ tịch, xin đăng ký kinh doanh… Bản chất của cơ chế Một cửa là:

khi tổ chức, cá nhân muốn làm một TTHC thì tổ chức, cá nhân đó chỉ cần liên hệ
một cơ quan hành chính là được, ở đây là UBND cấp xã. Nếu TTHC đó có liên
quan hoặc thuộc thẩm quyền quyết định của nhiều cơ quan hành chính, nhiều cấp
hành chính thì trách nhiệm xem xét, trao đổi, thống nhất là của chính cơ quan
hành chính nhà nước chứ khơng phải trách nhiệm của tổ chức, cá nhân yêu cầu.
Bởi việc quy định TTHC như thế nào là việc của nhà nước. Nhà nước khơng nên
quy định phức tạp, khó khăn, rối rắm rồi lại đẩy cho người dân gánh chịu.
Tổ chức, cá nhân có một u cầu khơng buộc phải đi liên hệ nhiều nơi
mới giải quyết được một TTHC cho mình. Giải quyết một TTHC của tổ chức, cá
nhân để người dân được một yêu cầu của mình thì cơ chế Một cửa và Một cửa
liên thơng đều có một điểm chung là thông qua “một cửa”. Một cửa liên thơng
về bản chất phải là cơ chế Một cửa. Có thể nói Một cửa giản đơn thuộc thẩm
quyền quyết định của một cơ quan hành chính, Một cửa phức tạp thuộc thẩm
quyền quyết định của nhiều cơ quan, nhiều cấp hành chính.
Thẩm quyền hành chính là thống nhất, thẩm quyền giải quyết một
TTHC cho tổ chức, cá nhân có bản chất sâu xa là thẩm quyền của bộ máy hành
chính nhà nước đối với vụ việc cụ thể của tổ chức, cá nhân. Việc thẩm quyền đó
được phân chia cho nhiều cơ quan, nhiều cấp là do thể chế quy định. Việc cắt
khúc, phân chia, phân cấp là nhằm đạt được mục đích quản lý nhà nước. Vì vậy
mà, nếu việc này có gây ra khó khăn, phức tạp thì chính các cơ quan hành chính
nhà nước phải tự giải quyết lấy. Thể chế không nên quy định đẩy tổ chức, cá
nhân vào chỗ phiền hà, khó khăn, vất vả.
1.2.4. Các yếu tố của cơ chế Một cửa và cơ chế Một cửa liên thông


13

Sự vận hành của cơ chế Một cửa phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Trình độ, năng lực, kỹ năng, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công
chức có trách nhiệm trong việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.

- Các quy phạm có liên quan đến hành vi của cán bộ, công chức như:
quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức quy định trong Luật Cán bộ, công chức
ngày 13 tháng 11 năm 2008, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức…
- Quy định của pháp luật về TTHC mà tổ chức, cá nhân yêu cầu.
- Hồ sơ TTHC.
- Phiếu hướng dẫn TTHC.
- Phiếu nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
- Quy trình giải quyết hồ sơ TTHC tại BPTNVTKQ.
- Cơ sở vật chất xử lý hồ sơ hành chính.
- Trụ sở của UBND cấp xã.
- Bảng công khai hướng dẫn TTHC.
- Bảng cơng khai lệ phí.
- Trình độ nhận thức của tổ chức, cá nhân.
1.3. UBND xã, thị trấn và cơ chế Một cửa
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã, thị trấn
UBND xã, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh
vực sau: lĩnh vực kinh tế; lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi
và tiểu thủ công nghiệp; lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải; lĩnh vực giáo
dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao; lĩnh vực quốc phịng, an ninh, trật
tự, an tồn xã hội và thi hành pháp luật; trong việc thực hiện chính sách dân tộc
và chính sách tơn giáo; trong việc thi hành pháp luật tại địa phương5. Như vậy,
5

Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003.


14

UBND xã, thị trấn thực hiện chức năng quản lý nhà nước tồn diện trên địa bàn
của mình. Nội dung quản lý rất rộng lớn, đa dạng và gần giống như chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh và cấp huyện. Các vấn đề về chủ
trương, quyết sách lớn, phức tạp liên quan nhiều đến đời sống kinh tế-văn hóa-xã
hội thuộc thẩm quyền quyết định của UBND là hợp lý.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức của UBND xã, thị trấn
Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 quy định: UBND cấp
xã có từ ba đến năm thành viên. UBND mỗi tháng họp ít nhất một lần. Các quyết
định của UBND phải được quá nửa tổng số thành viên UBND biểu quyết tán
thành.
Điều 11 và Điều 12 của Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng
4 năm 2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên
UBND các cấp quy định UBND gồm có Chủ tịch UBND, một hoặc hai Phó Chủ
tịch UBND và các ủy viên UBND có thể là một ủy viên phụ trách công an, một
ủy viên phụ trách quân sự. Các cơng chức chun mơn (Văn phịng - thống kê,
Tài chính - kế tốn, Địa chính - xây dựng, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội)
của UBND cấp xã khơng phải là thành viên UBND, chỉ có cơng chức Văn
phịng-thống kê có thể ở một số ít xã là Uỷ viên UBND. Theo cơ chế hoạt động
hiện hành thì UBND muốn ra một quyết định phải tổ chức cuộc họp theo trình
tự, thủ tục quy định và như vậy rất dễ chậm trễ khi quyết định một vấn đề nào
đó. Bởi vì mỗi tháng họp ít nhất một lần, nhưng UBND cũng không thường
xuyên tổ chức các cuộc họp. Để giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân “Bảo
đảm giải quyết cơng việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân6” thì nên
quy định thẩm quyền này thuộc về một cá nhân là Chủ tịch UBND cấp xã hoặc
ủy viên hành chính để việc giải quyết TTHC được thông suốt. Tác giả sẽ làm rõ
vấn đề này ở mục 3.2.1.
1.3.3. Cán bộ, công chức của UBND xã, thị trấn
6

Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 06 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ



15

UBND cấp xã là chiếc cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân, là cơ quan
trực tiếp đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi
vào cuộc sống. Pháp luật được thực thi ra sao, các chủ trương, chính sách đi vào
cuộc sống đến mức độ nào một phần lớn là thông qua việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của chính quyền cơ sở. Hiệu quả của chính quyền cơ sở chính là dựa
trên hiệu quả làm việc của cán bộ, cơng chức có thẩm quyền ở cơ sở, người vừa
với tư cách đại diện cho Nhà nước để thực thi pháp luật, vừa với tư cách cơng
dân chấp hành pháp luật.
Tầm quan trọng đó được biểu hiện qua hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.
Các văn bản hiện đang có hiệu lực như: Pháp lệnh Cán bộ, cơng chức năm 1998
(được sửa đổi, bổ sung năm 2000, năm 2003); Nghị định số 114/2003/NĐ-CP
ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, cơng chức xã, phường, thị
trấn; Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10
năm 2003 của Chính phủ; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm
2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường,
thị trấn; Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT/BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 14
tháng 05 năm 2004 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-thương binhxã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của
Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức
xã, phường, thị trấn... UBND tỉnh Bến Tre cũng có Quyết định số
1804/2006/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2006 về việc ban hành Quy chế
quản lý, sử dụng, tuyển dụng cán bộ chuyên trách và công chức xã, phường, thị
trấn.



16

Đến giai đoạn hiện nay có thể thấy quy phạm về cán bộ, công chức cấp xã
đã được thể chế tại đạo luật quan trọng về lĩnh vực này là Luật Cán bộ, cơng chức
ngày 13/11/2008 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010).
Khoản 3, Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008 định
nghĩa cán bộ, công chức cấp xã như sau:
- Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ
chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,
Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội.
- Cơng chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một
chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế
và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008 đã dành Chương V quy định
về cán bộ, công chức cấp xã. Theo đó, chức vụ, chức danh cán bộ, cơng chức cấp
xã gồm có:
- Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ.
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
+ Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị
trấn có hoạt động nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nơng dân Việt
Nam).
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
- Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:



17

+ Trưởng Công an.
+ Chỉ huy trưởng Quân sự.
+ Văn phịng - thống kê.
+ Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị
trấn) hoặc địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và mơi trường (đối với xã).
+ Tài chính - kế tốn.
+ Tư pháp - hộ tịch.
+ Văn hóa - xã hội.
Điều 62 của Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008 quy định nghĩa
vụ, quyền của cán bộ, công chức cấp xã như sau:
1. Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Luật này, quy định khác
của pháp luật có liên quan, điều lệ của tổ chức mà mình là thành viên.
2. Cán bộ, công chức cấp xã khi giữ chức vụ được hưởng lương và chế
độ bảo hiểm; khi thôi giữ chức vụ, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định
của pháp luật được xem xét chuyển thành công chức, trong trường hợp này, được
miễn chế độ tập sự và hưởng chế độ, chính sách liên tục; nếu khơng được chuyển
thành công chức mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì thơi hưởng lương và thực
hiện đóng bảo hiểm tự nguyện theo quy định của pháp luật; trường hợp là cán
bộ, công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái thì cơ quan có thẩm quyền
bố trí cơng tác phù hợp hoặc giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008 quy định việc bầu
cử cán bộ cấp xã được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và
UBND, Luật Bầu cử đại biểu HĐND, điều lệ của tổ chức có liên quan, các quy
định khác của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. Việc tuyển dụng công
chức cấp xã phải thông qua thi tuyển; đối với các xã miền núi, biên giới, hải đảo,
vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn thì có thể được tuyển dụng thông qua xét tuyển. Chủ tịch UBND



18

cấp huyện tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định của Chính phủ.
Cơng chức cấp xã do cấp huyện quản lý.
1.3.4. Cơ sở vật chất của UBND xã, thị trấn
Điều 2 của Quyết định số 32/2004/QĐ-BTC ngày 06/4/2004 của Bộ
Tài chính quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan
nhà nước tại xã, phường, thị trấn quy định định mức sử dụng trụ sở làm việc của
cơ quan nhà nước cấp xã tại khu vực đồng bằng, trung du không quá 500 m2.
Diện tích này bao gồm nhà dùng để làm việc cho các cán bộ, công chức làm
công tác đảng, chính quyền, mặt trận, đồn thể, chun mơn nghiệp vụ, phục vụ
cho công tác tiếp dân, họp, lưu trữ hồ sơ và sử dụng cho các nhu cầu công việc
chung khác tại xã.
Điều 12 của Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ
tướng Chính phủ quy định diện tích BPTNVTKQ như sau: Diện tích phịng làm
việc của BPTNVTKQ của UBND cấp xã tối thiểu 40m2. Trong tổng diện tích
phịng làm việc của BPTNVTKQ, UBND cấp xã phải dành 50% diện tích để bố
trí nơi ngồi chờ cho tổ chức, cá nhân.
Ngày 06/10/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1441/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã, phường
bảo đảm yêu cầu CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà
nước. Theo đó, đến năm 2015 sẽ xây dựng trụ sở làm việc của UBND cấp xã
theo hướng hiện đại đảm bảo CCHC. Quyết định này xác định mục đích xây
dựng trụ sở cấp xã phải đảm bảo yêu cầu CCHC.
Theo Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và
phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thì
tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị cho cấp xã được quy định như sau:



×