Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Công ước singapore về hòa giải khả năng gia nhập của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.59 KB, 89 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
-----------***------------

NGUYỄN PHÚ KIM THƢ
MSSV: 1653801015233

CƠNG ƢỚC SINGAPORE VỀ HỊA GIẢI
– KHẢ NĂNG GIA NHẬP CỦA
VIỆT NAM

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2016 - 2020

Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Thị Thu Thảo. Các nội dung, kết quả nghiên
cứu trong đề tài này là trung thực. Trong khóa luận có sử dụng những đánh giá,
nhận xét của các tác giả khác đều được trích dẫn theo đúng quy định. Nếu phát hiện
có bất kỳ sự gian lận nào, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả



Nguyễn Phú Kim Thƣ

năm


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

Cơng ước/Cơng ước Cơng ước Singapore về Hịa giải (Cơng ước của Liên Hợp
Singapore

Quốc về Thỏa thuận giải quyết quốc tế đạt được từ Hịa
giải)

Cơng ước New York

Cơng ước New York năm 1958 về Công nhận và cho thi
hành phán quyết trọng tài nước ngồi

Cơng ước Hague

Cơng ước Hague năm 2005 về Thỏa thuận lựa chọn tòa án

Luật Mẫu

Luật Mẫu của UNCITRAL về Hòa giải thương mại quốc tế

và Thỏa thuận giải quyết quốc tế đạt được từ Hòa giải năm
2018 (sửa đổi Luật Mẫu của UNCITRAL về Hòa giải
thương mại quốc tế năm 2002)

Công ước Viên 1969

Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế

Đạo luật Hòa giải

Đạo luật Hòa giải năm 2017 của Singapore

Nghị định 22

Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính
phủ về hịa giải thương mại

NCT

Nhóm Cơng tác II của UNCITRAL về Giải quyết tranh chấp

LHQ

Liên Hợp Quốc

ĐHĐLHQ

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

TTGQ


Thỏa thuận giải quyết

HGV

Hòa giải viên

GQTC

Giải quyết tranh chấp


TMQT

Thương mại quốc tế

LTTDS CHNDTH

Luật Tố tụng dân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
năm 1991, sửa đổi lần thứ ba năm 2017

BLTTDS 2015

Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ban hành ngày
25/11/2015

LTM 2005

Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ban hành ngày
14/6/2005


Tiếng Anh
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Anh

ASEAN

Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia

ADR

Tên đầy đủ tiếng Việt

Nations

Đông Nam Á

Alternative Dispute Resolution

Giải quyết tranh chấp lựa
chọn

UNCITRAL

United Nations Commission on Ủy ban Liên Hợp Quốc về
International Trade Law

MSA


Settlement Thỏa thuận giải quyết đạt

Mediated

được từ hòa giải

Agreement
iMSA

Luật thương mại quốc tế

international

Mediated Thỏa thuận giải quyết
quốc tế đạt được từ hịa

Settlement Agreement

giải
CISG

The

United

Nations Cơng ước của Liên Hợp

Convention on Contracts for Quốc về Hợp đồng mua
the International Sale of Goods


bán hàng hóa quốc tế


CCPIT

China

Council

Promotion

of

for

the Hội đồng Xúc tiến thương

International mại quốc tế của Trung

Trade
CEDR

BRI

Quốc

Centre for Effective Dispute Trung tâm Giải quyết
Resolution

tranh chấp hiệu quả


Belt and Road Initiative

Sáng kiến Vành đai và
Con đường

SMC

Singapore Mediation Center

Trung

tâm

Hòa

giải

Singapore
SIMC

Singapore

International Trung tâm Hòa giải Quốc

Mediation Center
SIMI

Singapore


tế Singapore
International Viện Hòa giải Quốc tế

Mediation Institute
JCAA

Singapore

Japan Commercial Arbitration Hiệp hội Trọng tài thương
Association

Đạo luật ADR

mại Nhật Bản

Act on Promotion of Use of Đạo luật Thúc đẩy sử
Alternative Dispute Resolution

dụng phương thức giải
quyết tranh chấp lựa chọn
của Nhật

VMC

Vietnam Mediation Center

Trung tâm Hòa giải Việt
Nam

VICMC


Vietnam

International Trung

Commercial Mediation Center

tâm

Hòa

giải

Thương mại quốc tế Việt
Nam


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CÔNG ƢỚC SINGAPORE VỀ HỊA GIẢI .................................10
1.1 Giới thiệu khái qt về Cơng ƣớc ....................................................................10
1.1.1 Bối cảnh ra đời ..............................................................................................10
1.1.2 Giải thích Cơng ước theo Công ước Viên 1969 ...........................................13
1.1.3 Mục tiêu và mục đích ...................................................................................15
1.2 Nội dung các điều khoản chính ........................................................................16
1.2.1 Phạm vi áp dụng ...........................................................................................16
1.2.2 Các điều kiện về hình thức và thủ tục đối với thỏa thuận giải quyết có yêu
cầu ..........................................................................................................................25
1.2.3 Các căn cứ từ chối yêu cầu ...........................................................................28
1.2.4 Các bảo lưu ...................................................................................................36

1.2.5 Nghĩa vụ của các bên tham gia Công ước ....................................................38
1.2.6 Tham gia, từ bỏ Công ước và hiệu lực của Công ước ..................................40
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................43
CHƢƠNG 2. KINH NGHIỆM THAM GIA CƠNG ƢỚC SINGAPORE VỀ
HỊA GIẢI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á – KHẢ NĂNG GIA NHẬP
CỦA VIỆT NAM .....................................................................................................44
2.1 Kinh nghiệm tham gia Cơng ƣớc Singapore về Hịa giải của một số quốc gia
châu Á .......................................................................................................................44
2.1.1 Trung Quốc ...................................................................................................44
2.1.2 Singapore ......................................................................................................51
2.1.3 Nhật Bản .......................................................................................................56
2.2 Khả năng gia nhập Cơng ƣớc Singapore về Hịa giải của Việt Nam ............61


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................72
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Hòa giải được biết đến như là một phương thức giải quyết tranh chấp lựa
chọn với những ưu điểm như tiết kiệm thời gian và chi phí, giúp duy trì mối quan hệ
đối tác, đề cao quyền tự quyết của các bên đối với kết quả tranh chấp cũng như tính
bảo mật thơng tin. Chính vì lẽ đó, hịa giải đang ngày càng nhận được nhiều sự quan

tâm của cộng đồng quốc tế và được dự đoán trong tương lai sẽ trở thành xu hướng
toàn cầu trong giải quyết các tranh chấp thương mại xuyên biên giới.1 Tuy nhiên,
các cơ chế cho thi hành các TTGQ đạt được từ hịa giải có sự khác biệt ở các lãnh
thổ tài phán khác nhau. Điều này dẫn đến rủi ro trong việc thực thi các thỏa thuận
đạt được khi các bên lựa chọn hòa giải để giải quyết các tranh chấp TMQT của họ.
Sự thiếu vắng một cơ chế cho thi hành xuyên biên giới các kết quả hòa giải thành
được cho là một trong những ngun nhân chính khiến cho hịa giải thương mại
trong thời gian qua chưa thực sự được sử dụng phổ biến.2
Trong những năm gần đây, các nhà thực hành, các học giả, nhà nghiên cứu
trong lĩnh vực hòa giải thương mại đã thể hiện sự mong muốn phát triển một cơ chế
quốc tế đảm bảo cho việc thi hành xuyên biên giới các kết quả hòa giải thành3 như
1

Catharine Titi and Katia Fach Gómez, Mediation in International Commercial and Investment Disputes,
Oxford University Press (2019); Nguyen Hung Quang, “Mediation – A trend for commercial dispute
resolution in the integration period”, International Law and Actual Issues in Vietnam, Youth Publishing
House (2019), tr. 229 – 244.
2
United Nations, Planned and possible future work — Part III, Proposal by the Government of the United
States of America: Future work for Working Group II, Note by the Secretariat, 47th Session, UN Doc
A/CN.9/822 (02/6/2014), tr. 2 – 3.
3
Giáo sư S. I. Strong, University of Missouri School of Law, đã thực hiện một khảo sát về sự hiện diện của
một công ước quốc tế liên quan đến việc thi hành các iMSA liệu có khuyến khích các bên trong tranh chấp sử
dụng hòa giải để giải quyết mâu thuẫn giữa họ khơng. Khảo sát có sự tham gia của các luật sư chuyên về các
giao dịch kinh doanh xuyên biên giới, các học giả, thẩm phán và cơ quan chính phủ cũng như các nhà thực
hành tư nhân trong lĩnh vực hòa giải thương mại; 74% phản hổi từ khảo sát cho rằng một văn kiện quốc tế
quy định về việc thi hành các thỏa thuận giải quyết đạt được từ q trình hịa giải thương mại quốc tế sẽ
khuyến khích các bên sử dụng hịa giải, trong khi chỉ có 8% trong số đó có quan điểm ngược lại và 18% trả
lời rằng “có thể”; xem S. I. Strong, “Realizing Rationality: An Empirical Assessment of International

Commercial Mediation”, 73 Washington & Lee Law Review, 1973 (2016), tr. 2055 – 2056. Đồng quan điểm
ủng hộ một cơ chế quốc tế đảm bảo cho việc thi hành xuyên biên giới các kết quả hòa giải thành, xem nghiên
cứu của các tác giả: Bobette Wolski, “Enforcing Mediated Settlement Agreements (MSAs): Critical
Questions and Directions for Future Research”, Contemporary Asia Arbitration Journal, Vol 7(1) (2014), 87118; Chang-Fa Lo, “Desirability of A New International Legal Framework for Cross-border Enforcement of
certain Mediated Settlement Agreements”, Contemporary Asia Arbitration Journal, Vol. 7, No. 1 (2014), pp.


2

cách mà Công ước New York đã quy định đối với các phán quyết trọng tài.4 Chính
vì điều đó, nhằm đảm bảo các TTGQ đạt được từ hòa giải được công nhận và cho
thi hành trên phạm vi quốc tế cũng như thúc đẩy việc sử dụng hòa giải thương mại
với tư cách là một phương thức GQTC độc lập, UNCITRAL đã cho ra đời Công
ước của Liên Hợp Quốc về Thỏa thuận giải quyết quốc tế đạt được từ Hòa giải, còn
được biết đến với tên gọi khác là Cơng ước Singapore về Hịa giải. Vào ngày
07/08/2019, 46 quốc gia trong đó có các nền kinh tế lớn trên thế giới như Hoa Kỳ,
Trung Quốc, Ấn Độ và năm trong mười quốc gia ASEAN gồm Brunei, Lào,
Malaysia, Philippines và Singapore đã tham gia ký kết Công ước trên. Đây được
xem là một con số kỷ lục về số lượng các nước tham gia ký kết nhiều nhất trong
ngày đầu tiên của một hội nghị thương mại do LHQ tổ chức và có nhiều quốc gia
nữa dự kiến sẽ tiếp tục thông qua Công ước này trong tương lai gần.5
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng,
bên cạnh các lợi ích thương mại nhận được, khả năng xảy ra tranh chấp giữa các
chủ thể tham gia các quan hệ TMQT là không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc nghiên
cứu các phương thức GQTC TMQT hiệu quả ngày càng trở nên cấp thiết và có ý
nghĩa quan trọng với quốc gia, với các thương nhân, các chủ thể tham gia quan hệ
TMQT. Hòa giải vốn được xem là phù hợp với truyền thống văn hóa của các quốc
gia châu Á, cùng với những ưu điểm của phương thức GQTC này và sự ra đời của
Cơng ước Singapore, hịa giải hứa hẹn có thể sẽ trở thành xu hướng mới trong giải
quyết các tranh chấp TMQT, đặc biệt là ở các quốc gia châu Á nói chung và Việt

Nam nói riêng. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện tại Quốc hội đang có Dự thảo về Luật
Hịa giải, đối thoại tại tịa án, việc tìm hiểu nội dung của Cơng ước này sẽ có ý
nghĩa tham khảo cho các nhà lập pháp Việt Nam trong việc xây dựng pháp luật hòa
giải quốc gia phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

119-138; cũng xem đề xuất của Hoa Kỳ về việc xây dựng một công ước đa phương quy định việc thi hành
xuyên biên giới các iMSA trong UNCITRAL, tlđd, chú thích số 2.
4
United Nations, tlđd, chú thích số 2; cũng xem chú thích trên.
5
VCI Legal, “Cơng ước Singapore về Hịa giải 2019”, < truy cập ngày 03/03/2020.


3

Chính vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Cơng ƣớc
Singapore về Hịa giải – Khả năng gia nhập của Việt Nam” làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Cơng trình nghiên cứu bằng tiếng Việt
Nhìn chung hiện nay chưa có cơng trình tiếng Việt nào nghiên cứu về nội
dung Cơng ước Singapore về Hòa giải cũng như khả năng gia nhập Công ước này
của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tại Việt Nam cũng đã có các
nghiên cứu về ADR nói chung và hịa giải nói riêng trong GQTC TMQT, chẳng hạn
như:
Nguyễn Thị Xuân Hương, Pháp luật về hịa giải thương mại, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường Đại học Luật TP.HCM, 2019: Khóa luận nghiên cứu tổng quan về

hịa giải thương mại trong GQTC kinh doanh, thương mại thông qua việc phân tích
khái niệm, đặc điểm, phân loại và các nguyên tắc của phương thức GQTC này. Bên
cạnh đó, tác giả cũng phân tích các quy định về hịa giải trong Nghị định
22/2017/NĐ-CP, xác định những vấn đề bất cập trong Nghị định này và tìm hiểu
một số kinh nghiệm quốc tế liên quan. Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật về hòa giải thương mại hiện hành của Việt Nam. Mặc dù có đề
cập đến việc bảo đảm thực thi MSA nhưng đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề này trong
phạm vi Nghị định 22/2017/NĐ-CP chứ khơng tìm hiểu về việc thi hành TTGQ
theo Công ước Singapore.
Phạm Thanh Nga, “Xu thế mới để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc
tế”, Tạp chí Tịa án nhân dân, Số 11(44) và Số 12(33), 2018: Bài viết phân tích
những đặc tính của ADR thơng qua việc tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của ADR và
các thủ tục áp dụng để GQTC bằng ADR. Đồng thời, tác giả bài viết cũng cho thấy
xu thế sử dụng ADR trên thế giới hiện nay trong GQTC quốc tế thông qua nghiên
cứu về GQTC thương mại bằng ADR ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, EU,


4

Singapore và Nhật Bản. Mặc dù tác phẩm có nghiên cứu về xu thế mới trong GQTC
TMQT nhưng lại không đề cập đến Cơng ước Singapore về Hịa giải.
Nguyễn Thanh Tâm, “Phương thức hòa giải trung gian trong giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 9/2017, tr. 60 – 70:
Trong phạm vi bài viết, tác giả tìm hiểu quan niệm về phương thức hịa giải, khn
phổ pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia cho phương thức GQTC TMQT này.
Bài viết cũng đưa ra một số kinh nghiệm liên quan cho Việt Nam. Tuy nhiên, trong
tác phẩm này, tác giả nghiên cứu về tính thực thi của thỏa thuận hịa giải chứ khơng
nghiên cứu về tính thực thi của thỏa thuận giải quyết đạt được từ hòa giải theo các
quy định trong Cơng ước Singapore.
2.2 Cơng trình nghiên cứu bằng tiếng Anh

Trên phạm vi quốc tế, đã có những nghiên cứu về hòa giải trong GQTC
TMQT cũng như các vấn đề liên quan đến việc thực thi TTGQ. Hơn nữa, các học
giả, các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng đã thực hiện những nghiên cứu liên quan
đến Công ước Singapore. Một số cơng trình có thể kể đến như:
Catharine Titi and Katia Fach Gómez (Eds), Mediation in International
Commercial and Investment Disputes, Oxford University Press (2019): Tác phẩm
chủ yếu tập trung nghiên cứu những giới hạn, xu hướng phát triển và triển vọng của
phương thức hòa giải trong GQTC thương mại và đầu tư quốc tế. Bên cạnh đó, các
tác giả cịn phân tích thực tiễn của hoạt động hịa giải TMQT trong những năm qua,
các quy tắc hòa giải quốc tế cũng như sự phát triển hòa giải tranh chấp thương mại
xuyên biên giới ở Liên minh châu Âu và tầm quan trọng của sự phát triển các trung
tâm hòa giải khu vực ở châu Á. Cuốn sách cũng bao gồm nghiên cứu về Cơng ước
Singapore về Hịa giải, tuy nhiên đây chỉ đóng vai trị là một phần nhỏ trong cuốn
sách. Hơn nữa, tác giả chỉ chú trọng tìm hiểu bối cảnh ra đời, các kỳ họp, phiên làm
việc và tranh luận của các đại biểu cùng NCT trong quá trình xây dựng bản thảo
Cơng ước này mà khơng phân tích sâu về nội dung chính của Cơng ước.


5

Carlos Esplugues and Louis Marquis, New Developments in Civil and
Commercial Mediation: Global Comparative Perspectives, Springer International
Publishing (2016): Bằng cách phân tích pháp luật quốc gia của hơn 20 lãnh thổ tài
phán có nguồn gốc địa lý và pháp lý khác nhau, cuốn sách cung cấp cái nhìn tổng
quan về những phát triển mà hòa giải dân sự và thương mại hiện đang đạt được trên
tồn thế giới. Đồng thời, thơng qua các báo cáo quốc gia cùng báo cáo chung, các
tác giả cũng phân tích xu hướng chính trong hịa giải dân sự và thương mại toàn
cầu. Ngoài việc tập trung tìm hiểu, so sánh khái niệm hịa giải ở các quốc gia, các
nguyên tắc cơ bản của hòa giải, vai trò của HGV và quy định pháp luật về hòa giải
dân sự và thương mại ở các hệ thống pháp luật khác nhau, cuốn sách còn bao gồm

các phân tích về khả năng thực thi TTGQ trong nước và xuyên biên giới. Tuy nhiên
do nghiên cứu được thực hiện trước khi Cơng ước Singapore về Hịa giải ra đời nên
không đề cập đến khả năng cho thi hành và cơng nhận các kết quả hịa giải thành
theo cơ chế được quy định trong Công ước này ở các lãnh thổ tài phán được chọn
để phân tích trong tác phẩm.
Edna Sussman, “The Singapore Convention Promoting the Enforcement and
Recognition of International Mediated Settlement Agreements”, ICC Dispute
Resolution Bulletin, Issue 3, 2018, tr. 42 – 54: Trong phạm vi bài viết, tác giả phân
tích các cơ chế hiện hữu dành cho việc thi hành các TTGQ đạt được từ hịa giải. Từ
đó, tác giả cho thấy sự cần thiết và những nỗ lực trước đó của cộng đồng quốc tế
trong việc phát triển một cơ chế đảm bảo khả năng thi hành xuyên biên giới của các
kết quả hòa giải thành. Bên cạnh đề cập đến nội dung bản thảo cuối cùng của Cơng
ước Singapoe về Hịa giải, tác phẩm cũng nghiên cứu về bối cảnh ra đời và quá
trình đàm phán, tranh luận để xây dựng Công ước tại các kỳ họp của UNCITRAL.
Tuy nhiên ở phạm vi nội dung Công ước, tác giả không bao quát hết các quy định
cũng như khơng phân tích sâu các điều khoản chính trong Cơng ước Singapore về
Hòa giải mà chỉ dừng lại ở mức độ đề cập.


6

Eunice Chua, “The Singapore Convention on Mediation – A Brighter Future
for Asian Dispute Resolution”, Asian Journal of International Law, Vol 9(2)
(2019), tr. 195 – 205: Bài viết khái quát một số quy định chính của Cơng ước như
về phạm vi áp dụng, điều kiện về hình thức đối với một TTGQ có yêu cầu, căn cứ
từ chối cho thi hành và các bảo lưu. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra quan điểm về
Cơng ước dưới góc nhìn của một người châu Á. Theo đó, tác giả cho rằng Cơng ước
có tiềm năng lớn ảnh hưởng đến cách thức GQTC quốc tế ở châu Á bằng cách đưa
ra một số ví dụ cho thấy mối quan tâm và sự phát triển của hòa giải thương mại
trong thời gian gần đây của các quốc gia trong khu vực này. Tuy có đề cập đến sự

ảnh hưởng của Công ước đối với các quốc gia châu Á nhưng tác giả không đi sâu
phân tích quan điểm hay kinh nghiệm tham gia Cơng ước Singapore về Hịa giải
của các quốc gia này.
3.

Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề tài này được thực hiện nhằm các mục đích chính sau:
Trong bối cảnh Cơng ước Singapore về Hịa giải ra đời cách đây khơng lâu
và chuẩn bị có hiệu lực trong tương lai gần, đề tài nghiên cứu nội dung chính của
Cơng ước với mục đích nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về Cơng ước này.
Bên cạnh đó, bằng các phân tích so sánh sự tương thích của pháp luật quốc
gia với các nội dung liên quan trong Cơng ước Singapore về Hịa giải, tìm hiểu quan
điểm của từng quốc gia đối với việc trở thành thành viên Công ước Singapore, đề
tài nghiên cứu kinh nghiệm tham gia Cơng ước Singapore về Hịa giải của một số
quốc gia châu Á, từ đó đánh giá khả năng gia nhập Công ước này của Việt Nam.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài

4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Cơng ước Singapore về Hịa giải thơng qua việc phân tích
các điều khoản được quy định trong Công ước, nghiên cứu các báo cáo trong các


7

phiên làm việc của UNCITRAL, cơ quan soạn thảo nên Công ước này, quan điểm
của các học giả cũng như của các chủ thể trực tiếp tham gia đàm phán, xây dựng
các điều khoản có trong Cơng ước. Đồng thời, đề tài cịn tìm hiểu kinh nghiệm tham

gia Cơng ước Singapore về Hòa giải của một số quốc gia châu Á, cụ thể là Trung
Quốc, Singapore và Nhật Bản. Tác giả chủ yếu nghiên cứu vấn đề này dựa trên việc
tìm hiểu ý kiến, quan điểm của cơ quan nhà nước, các học giả, các chuyên gia đến
từ chính các quốc gia đó đối với việc ký kết, gia nhập Công ước Singapore.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về nội dung Công ước Singapore. Mặc dù có
nhắc đến một số văn kiện quốc tế khác như Công ước New York năm 1958 về Công
nhận và cho thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài, Công ước của Liên Hợp
Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Cơng ước Hague năm 2005 về Thỏa
thuận lựa chọn tòa án, hay Luật Mẫu của UNCITRAL về Hòa giải thương mại quốc
tế, tác giả chỉ dừng lại ở mức độ đề cập một số điều khoản hay vấn đề liên quan đến
nội dung đang nghiên cứu chứ khơng tìm hiểu chun sâu về các văn kiện này.
Đề tài không nghiên cứu các cơ chế hiện hành đối với vấn đề công nhận và
cho thi hành xuyên biên giới các kết quả hòa giải thành. Đồng thời đề tài cũng
khơng phân tích các khía cạnh khác của hòa giải TMQT như thỏa thuận hòa giải,
phân loại các hình thức hịa giải, các vấn đề liên quan đến hòa giải viên, nguyên tắc
hòa giải hay đặc điểm của phương thức này.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng tại
Chương 1 nhằm làm rõ nội dung chính của Cơng ước Singapore về Hịa giải. Các
phương pháp này cũng được sử dụng để khai thác nội dung Chương 2 về lý do tham


8


gia hoặc chưa tham gia Công ước Singapore ở thời điểm hiện tại của một số quốc
gia châu Á.
Thứ hai, tác giả sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh hướng tiếp cận
trong việc xây dựng các điều khoản của Cơng ước Singapore về Hịa giải so với một
số văn kiện quốc tế khác ở Chương 1. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh cũng
được tác giả sử dụng để so sánh mức độ tương thích giữa quy định pháp luật nội địa
của các quốc gia liên quan so với các quy định trong Công ước Singapore tại
Chương 2.
6.

Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Đề tài này có những ý nghĩa như sau:
Về ý nghĩa khoa học, đề tài là cơng trình nghiên cứu khoa học về Cơng ước
Singapore về Hịa giải, cung cấp cái nhìn tổng quan trên phương diện lý luận về
Cơng ước này bằng việc phân tích các điều khoản, các báo cáo của UNCITRAL và
quan điểm, bình luận của các học giả về các vấn đề liên quan đến nội dung được
quy định trong Công ước. Đồng thời, đề tài còn nghiên cứu kinh nghiệm của một số
quốc gia châu Á đối với việc ký kết Công ước Singapore và đánh giá khả năng gia
nhập Công ước này của Việt Nam thông qua những so sánh về mức độ tương thích
giữa pháp luật nội địa với nội dung cơ bản của Công ước cũng như các lý do riêng
liên quan đến chính sách của từng quốc gia khi quyết định tham gia hay không tham
gia Công ước Singapore tại thời điểm hiện tại.
Về giá trị ứng dụng, đề tài này sẽ góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu
nghiên cứu về GQTC TMQT nói chung và về phương thức hịa giải TMQT nói
riêng ở Việt Nam. Hơn nữa, đề tài này là một trong những nghiên cứu đầu tiên tìm
hiểu một cách tồn diện về nội dung Cơng ước Singapore về Hòa giải cũng như khả
năng gia nhập của Việt Nam. Do vậy, khi hồn thành, đề tài có thể trở thành nguồn
tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu trong tương lai liên quan đến Công



9

ước, đặc biệt là nghiên cứu về những thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam nếu
quốc gia có mong muốn trở thành thành viên Công ước Singapore về Hịa giải.
7.

Kết cấu đề tài

Ngồi Phần mở đầu, danh mục các chữ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm 02 chương:
Chương 1: Cơng ước Singapore về Hịa giải
Chương 2: Kinh nghiệm tham gia Cơng ước Singapore về Hịa giải của một
số quốc gia châu Á – Khả năng gia nhập của Việt Nam


10

CHƢƠNG 1: CƠNG ƢỚC SINGAPORE VỀ HỊA GIẢI
1.1 Giới thiệu khái qt về Cơng ƣớc
1.1.1 Bối cảnh ra đời
Hịa giải tuy có những ưu điểm như tiết kiệm thời gian và chi phí, giúp gìn giữ
mối quan hệ kinh doanh giữa các bên trong tranh chấp cũng như đề cao quyền tự
quyết của các bên đối với kết quả của vụ việc, phương thức này vẫn chưa được sử
dụng phổ biến trên thực tế khi giải quyết các tranh chấp TMQT. S. I. Strong cho
rằng6 hiện tượng hòa giải TMQT chưa thực sự được sử dụng phổ biến hiện nay,
mặc dù hịa giải có nhiều ưu điểm và các cá nhân là các chuyên gia có nhiều kinh
nghiệm với thủ tục này, là một điều thú vị. Điều này cho thấy rằng hịa giải TMQT
có thể được phát triển theo cùng một con đường như trọng tài TMQT: có một
khoảng thời gian trước đó, trọng tài TMQT là cực kỳ hiếm, sự mở rộng đáng kể về

số lượng thủ tục tố tụng chỉ xảy ra sau khi Công ước New York được áp dụng rộng
rãi. Nhiều chuyên gia, học giả đã đưa ra quan điểm rằng sự hấp dẫn của hòa giải
TMQT sẽ được gia tăng nếu TTGQ quốc tế đạt được từ hòa giải được hưởng một
chế độ thi hành ngay, chẳng hạn như thông qua một cơ chế thi hành được quy định
trong một điều ước đa phương.7

6

S. I. Strong, “Realizing Rationality: An Empirical Assessment of International Commercial Mediation”, 73
Washington & Lee Law Review, 1973 (2016), tr. 2023.
7
Chang-Fa Lo, “Desirability of A New International Legal Framework for Cross-border Enforcement of
certain Mediated Settlement Agreements”, Contemporary Asia Arbitration Journal, Vol. 7, No. 1 (2014), pp.
119-138; S.I. Strong, “Beyond International Commercial Arbitration? The Promise of International
Commercial Mediation”, Washington University Journal of Law & Policy, Vol 45 (2014), tr. 31, 32; Bobette
Wolski, “Enforcing Mediated Settlement Agreements (MSAs): Critical Questions and Directions for Future
Research”, Contemporary Asia Arbitration Journal, Vol 7(1) (2014), 87-118; Eunice Chua, “The future of
international Mediated Settlement Agreements: Of Conventions, Challenges and Choices”, Tan Pan Online:
A Chinese-English Journal on Negotiation (2015); Anna KC Koo, “Enforcing international Mediated
Settlement Agreements” trong MP Ramaswamy and J Ribeiro (eds), Harmonising Trade Law to Enable
Private Sector Regional Development, CLJP Hors Serie Volume XX (2016), tr. 81; cũng xem UNCITRAL
Working Group II (Arbitration and Conciliation), Settlement of commercial disputes: Enforceability of
settlement agreements resulting from international commercial conciliation/mediation — Revision of the
UNCITRAL Notes on Organizing Arbitral Proceedings, Comments received from States, Note by the
Secretariat, 62nd Session, UN Doc A/CN.9/WG.II/WP.188 (23/12/2014), tr. 6.


11

Quy định pháp luật hiện hành ở các quốc gia cho thấy có ba cách phổ biến để

cho thi hành các MSA8: Thứ nhất, nếu khơng có quy định cụ thể điều chỉnh việc thi
hành, MSA được đối xử như một thỏa thuận thương mại tư và có thể được thi hành
theo luật hợp đồng. Đối với một số tranh chấp phát sinh từ việc cho rằng có vi phạm
hợp đồng, hịa giải có thể trở nên ít hấp dẫn hơn khi một cuộc hịa giải thành cơng
chỉ có kết quả là một hợp đồng khác, có thể được cho thi hành thông qua việc kiện
tụng hợp đồng thông thường nếu có một bên khơng tn thủ thỏa thuận sau đó.9 Thứ
hai, MSA có thể được thi hành như bản án hay quyết định của tịa án. Thứ ba, MSA
có thể được chuyển hóa thành phán quyết trọng tài cho mục đích thi hành.
Liên quan đến hai hướng tiếp cận sau, khi pháp luật quốc gia có quy định cho
việc thi hành TTGQ, sự thi hành trên phạm vi quốc tế có thể khơng được đảm bảo
khi các khung pháp lý về việc cho thi hành bản án nước ngoài giữa các quốc gia
khác nhau là không giống nhau, cũng như liệu một iMSA có thể được thi hành theo
Cơng ước New York hay không vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, chưa được
khẳng định.10 Bên cạnh đó, hịa giải có thể trở nên kém hấp dẫn do các bên cho rằng
khoảng thời gian và cơng sức của mình vốn đã được bỏ ra để đạt được một TTGQ,
nếu bên kia sau đó khơng thực hiện, bên tìm kiếm sự tuân thủ lại phải bắt đầu lại
một thủ tục tố tụng tòa án hoặc trọng tài.
Vào kỳ họp năm 2014 của UNCITRAL, đại diện của Mỹ đã trình lên một đề
xuất rằng NCT nên bắt đầu xem xét làm thế nào để tính hấp dẫn của hịa giải sẽ
được gia tăng nếu những TTGQ đạt được từ hòa giải có thể được thi hành ngay theo
điều ước hoặc văn kiện ở tầm quốc tế được mô phỏng theo Công ước New York. 11
Đề xuất được đưa ra với lý do việc thiếu khả năng thi hành TTGQ các tranh chấp
TMQT có thể cản trở việc sử dụng nhiều hơn q trình hịa giải và dẫn đến kiện

8

UNCITRAL Working Group II (Arbitration and Conciliation), Settlement of Commercial Disputes:
Enforceability of Settlement Agreements Resulting from International Commercial Conciliation/Mediation,
UN Doc A/CN.9/WG.II/WP.187 (27/11/2017), đoạn 21 – 26.
9

Bobette Wolski, “Enforcing Mediated Settlement Agreements (MSAs): Critical Questions and Directions
for Future Research”, Contemporary Asia Arbitration Journal, Vol 7(1) (2014), 87-118, tr. 94.
10
Edna Sussman, “The Singapore Convention – Promoting the Enforcement and Recognition of International
Mediated Settlement Agreements”, ICC Dispute Resolution Bulletin, Issue 3, 2018, tr. 46 – 47.
11
Xem nội dung đề xuất tại UNCITRAL, tlđd, chú thích số 2.


12

tụng trùng lặp, gia tăng công việc, áp lực cho tòa án đối với các vụ kiện về vấn đề
tuân thủ và thi hành các kết quả hòa giải thành. Tại kỳ họp thứ 62, UNCITRAL đã
đồng ý rằng NCT cần xem xét vấn đề thực thi xuyên biên giới TTGQ đạt được từ
hòa giải dựa trên đề xuất trên.12 Tuy nhiên, một trong những câu hỏi được đặt ra
trong các kỳ họp sau đó là hình thức của một văn kiện quốc tế liên quan đến việc thi
hành kết quả hịa giải thành nên là một cơng ước hay là các điều khoản lập pháp
mẫu.13
Các quốc gia ủng hộ đề xuất cho rằng Công ước New York đã mở đường cho
việc thi hành các phán quyết trọng tài xuyên biên giới và một con đường tương tự
nên được theo đuổi cho vấn đề thi hành các iMSA.14 Đồng thời, các quốc gia cũng
đề cập đến sự vắng mặt của một văn bản tương tự Công ước New York về hòa giải
là một trong những lý do tại sao hòa giải không thường được sử dụng trong các
tranh chấp thương mại.15 Cuối cùng tại kỳ họp thứ 68 ở New York, NCT đã kết luận
về việc đạt được sự đồng thuận đối với việc soạn thảo hai cả văn kiện: Công ước về
các thỏa thuận giải quyết quốc tế đạt được từ hòa giải và văn kiện sửa đổi16 Luật
Mẫu về Hòa giải thương mại quốc tế năm 2002 của UNCITRAL17. Sau đó,
UNCITRAL tại kỳ họp thứ 51 được tổ chức vào tháng 6/2018, đã thông qua các sửa
đổi đối với Luật Mẫu và đệ trình bản thảo cuối cùng của Công ước lên ĐHĐLHQ


12

UNCITRAL, Report of Working Group II (Arbitration and Conciliation) on the work of its sixty-second
session, 48th Session, UN Doc A/CN.9/832 (11/02/2015), đoạn 13.
13
Xem thêm lập luận của các quốc gia về sự ủng hộ đối với Công ước hoặc Luật Mẫu tại UNCITRAL,
Report of Working Group II (Dispute Settlement) on the work of its sixty-fifth session (Vienna, 12-23
September 2016), 50th Session, UN Doc A/CN.9/896 (30/9/2016), đoạn 136 – 140.
14
Thuật ngữ iMSA dùng để chỉ thỏa thuận giải quyết quốc tế đạt được từ hòa giải hay kết quả hòa giải thành,
được sử dụng rộng rãi trong giới hòa giải. Xem Catharine Titi, Katia Fach Gomez (Eds), Mediation in
International Commercial and Investment Disputes, Oxford Press (2019); Cũng xem Chang-Fa Lo, tlđd, chú
thích số 3; Natalie Y Morris-Sharma, “Constructing the Convention on Mediation – The Chairperson‟s
Perspective”, Singapore Academy of Law Journal, Vol 31 (2019).
15
UNCITRAL, tlđd, chú thích số 13, đoạn 137.
16
UNCITRAL, Report of Working Group II (Dispute Settlement) on the work of its sixty-eighth session, 51st
Session, UN Doc A/CN.9/934 (19/02/2018), đoạn 13.
17
Luật Mẫu của UNCITRAL về Hòa giải thương mại quốc tế năm 2002, xem nguyên văn tại:
< truy cập ngày
03/3/2020; sau đó được sửa đổi vào năm 2018 và đổi tên thành Luật Mẫu của UNCITRAL về Hòa giải
thương mại quốc tế và Thỏa thuận giải quyết quốc tế đạt được từ Hòa giải, xem nguyên văn tại:
< truy cập ngày
03/3/2020.


13


cho việc xem xét và đề xuất thông qua.18 Vào ngày 20/12/2018, ĐHĐLHQ đã thông
qua Công ước của Liên Hợp Quốc về Thỏa thuận giải quyết quốc tế đạt được từ
Hịa giải. Theo sự ủy quyền của LHQ, Cơng ước được mở cho việc ký kết tại buổi
lễ ký kết được tổ chức tại Singapore vào ngày 07/8/2019 và được biết đến với tên
gọi khác là Công ước Singapore về Hịa giải.
1.1.2 Giải thích Cơng ƣớc theo Cơng ƣớc Viên 1969
Công ước Singapore là một điều ước quốc tế đa phương nên chịu sự điều
chỉnh của luật quốc tế.19 Vì vậy khi áp dụng, Cơng ước được giải thích theo quy tắc
giải thích điều ước quốc tế quy định tại Điều 31 Công ước Viên 1969.20
Nguyên tắc trong Điều 31 cho thấy việc giải thích các điều khoản của một điều
ước cần phải dựa trên nội dung trong điều ước và mục tiêu cũng như mục đích của
điều ước. Theo Ủy ban Luật Quốc tế21 thì mục tiêu và mục đích của điều ước được
xác định với thiện chí, có tính đến các điều khoản của điều ước trong nội dung của
chính nó, đặc biệt là tiêu đề và lời mở đầu. Ngồi ra, chúng cịn có thể được xác
định thơng qua cơng tác chuẩn bị và hồn cảnh ký kết điều ước.
Nhằm hiểu rõ mục tiêu và mục đích của Cơng ước cũng như phục vụ cho việc
giải thích Công ước, bên cạnh Lời mở đầu sẽ được phân tích ở phần tiếp theo, tác
18

United Nations, Report of the United Nations Commission on International Trade Law, Fifty-first Session
(25 June–13 July 2018), 73rd Session, Supp No. 17, UN Doc A/73/17, tr. 4 – 11.
19
Công ước Viên 1969, Điều 2(1)(a).
20
Điều 31 Công ước Viên 1969 quy định:
―1. Một điều ước cần được giải thích với thiện chí phù hợp với nghĩa thông thường được nêu đối với những
thuật ngữ của điều ước trong nguyên bản của chúng và chú trọng đến đối tượng và mục đích của điều ước.
2. Phần nội dung để giải thích một điều ước, ngồi chính nội dung văn bản, lời nói đầu và các phụ lục sẽ bao
gồm:
(a) mọi thỏa thuận liên quan đến điều ước đã được tất cả các bên tham gia tán thành khi ký kết điều ước;

(b) mọi văn kiện do một hoặc nhiều bên đưa ra khi ký kết điều ước và được các bên khác chấp thuận là một
văn kiện có liên quan đến điều ước.
3. Cùng với nội dung văn bản, sẽ phải tính đến:
(a) mọi thỏa thuận sau này giữa các bên về việc giải thích điều ước hoặc về việc thi hành các quy định của
điều ước;
(b) mọi thực tiễn sau này trong việc thực hiện điều ước được các bên thỏa thuận liên quan đến việc giải thích
điều ước;
(c) mọi quy tắc thích hợp của luật pháp quốc tế áp dụng trong quan hệ giữa các bên.
4. Một thuật ngữ sẽ được hiểu với nghĩa riêng biệt nếu có sự xác định rằng đó là ý định của các bên.‖
21
United Nations, Guide to Practice on Reservations to Treaties, Report of the International Law
Commission, 63rd Session (2011), đoạn 3.1.5.1,
< truy cập ngày 04/3/2020.


14

giả đề cập dưới đây năm điểm thỏa hiệp quan trọng22 đối với các vấn đề gây tranh
cãi giữa các bên tham gia đàm phán mà kỳ họp thứ 66 của NCT diễn ra ở New York
vào tháng 02/2017 đã đạt được23:
Thứ nhất, đã có nhiều quan điểm trái chiều về việc sử dụng thuật ngữ “công
nhận” (recognition) liên quan đến iMSAs được sử dụng như là một sự bảo vệ trước
các quy trình tố tụng tịa án hay tố tụng trọng tài về cùng vấn đề. Do ý nghĩa của
thuật ngữ này có thể được hiểu khơng giống nhau ở các hệ thống pháp luật khác
nhau nên Công ước đã không sử dụng thuật ngữ “công nhận” mà thay vào đó mơ tả
chức năng của việc cơng nhận – được ghi nhận tại Điều 3 của Công ước.
Thứ hai, có nhiều tranh luận về các iMSA có thể được thi hành như các bản án
của tòa án hay các phán quyết trọng tài nên được bao gồm ở mức độ nào trong
Công ước. Các thành viên của NCT mong muốn loại trừ các iMSA đã chịu sự điều
chỉnh của các cơ chế thi hành ngay thông qua các điều ước đa phương hiện hữu như

Công ước Hague và Công ước New York. Các thành viên khác của NCT cho rằng
khả năng chồng chéo chỉ đơn giản cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn cho các bên
tranh chấp đang tìm kiếm sự trợ giúp. Cuối cùng, NCT đồng ý rằng MSA có thể
được thi hành như các bản án hoặc các phán quyết trọng tài được loại trừ khỏi phạm
vi áp dụng của Công ước.
Thứ ba, vấn đề liên quan đến mức độ đồng thuận đòi hỏi ở các bên trong
iMSA để “kích hoạt” sự áp dụng Cơng ước. Tương tự với Cơng ước New York, có
quan điểm cho rằng sự áp dụng Công ước nên là bắt buộc không phụ thuộc vào sự
lựa chọn của các bên, vì điều này sẽ làm giảm các tranh chấp tiềm tàng giữa các bên
về cách thức thi hành được áp dụng. Quan điểm khác ủng hộ nguyên tắc về sự tự
22

Xem chi tiết về năm điểm thỏa hiệp tại UNCITRAL, Report of Working Group II (Dispute Settlement) on
the work of its sixty-sixth session (New York, 6-10 February 2017), 50th Session, UN Doc A/CN.9/901
(16/02/2017).
23
Việc đạt được gói thỏa hiệp này được xem là bước ngoặt quan trọng cho các cuộc đàm phán. Sau sự đột
phá này, NCT chỉ cần hai kỳ họp nữa để hồn thành nỗ lực của mình. Bản thảo cuối cùng của Công ước được
thông qua vào ngày 20/12/2018, bao gồm đề xuất về việc Công ước được mở cho ký kết tại Singapore vào
tháng 8/2019. Xem Khory Mccormick and Sharon S M Ong, “Through the Looking Glass: An Insider‟s
Perspective into the Making of the Singapore Convention on Mediation”, Singapore Academy of Law
Journal, Vol 31(520), 2019, tr. 531.


15

định đoạt của các bên: các bên trong iMSA nên có quyền lựa chọn về việc áp dụng
Cơng ước. Kết quả là trong khi Công ước sẽ tự động được áp dụng, các bên trong
iMSA có thể minh thị loại bỏ chế độ thi hành theo Công ước. Đồng thời, các quốc
gia sẽ được trao cho lựa chọn về việc đưa ra tuyên bố bảo lưu đối với việc chỉ áp

dụng Cơng ước cho các iMSA trong đó các bên đã khẳng định lựa chọn áp dụng
Công ước cho việc thi hành.
Thứ tư, mặc dù có nhiều tranh cãi về việc quy định căn cứ từ chối công nhận,
cho thi hành iMSA liên quan đến hành vi sai trái của HGV, quan điểm thắng thế
cho rằng căn cứ này là xác đáng vì chúng có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn
liên quan đến đạo đức hòa giải và cung cấp một cơ chế rà soát nhằm bảo vệ các bên
trong iMSA.
Thứ năm, cũng là cuối cùng, hình thức của văn kiện được soạn thảo cũng là
một trong những vấn đề của các cuộc tranh luận. Một số quan điểm ủng hộ Luật
Mẫu vì họ cho rằng nó sẽ phù hợp hơn cho các quốc gia với hệ thống hịa giải ít
hoặc chưa phát triển. Một số khác lại cho rằng một điều ước đa phương sẽ tạo thuận
lợi cho việc “lưu thông” quốc tế đối với các iMSA và thúc đẩy việc sử dụng hòa
giải thương mại xuyên biên giới. Cuối cùng, lần đầu tiên trong lịch sử của
UNCITRAL, NCT đã đồng thời soạn thảo công ước – Cơng ước Singapore về Hịa
giải, và sửa đổi đối với Luật Mẫu về Hòa giải thương mại quốc tế năm 2002. Cả hai
văn kiện được cho là sẽ bổ sung, hồn thiện lẫn nhau.
1.1.3 Mục tiêu và mục đích
Nhằm hiểu rõ mục tiêu và mục đích của Cơng ước, cần thiết phải tìm hiểu Lời
mở đầu của Cơng ước.24 Theo đó, Lời mở đầu của Cơng ước bắt đầu với việc thừa

24

Điều 31(1) và Điều 31(2) Công ước Viên 1969.
Lời mở đầu của Cơng ước Singapore về Hịa giải ghi nhận:
―Các Bên tham gia Công ước này,
Thừa nhận giá trị đối với thương mại quốc tế của hòa giải như là một phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại trong đó các bên trong tranh chấp yêu cầu một người hoặc nhiều người thứ ba hỗ trợ họ trong
sự nỗ lực của họ nhằm giải quyết tranh chấp một cách thân thiện,



16

nhận giá trị của hòa giải đối với TMQT. Các ưu điểm của hòa giải được nhắc đến là
một phương thức GQTC giúp gìn giữ các mối quan hệ kinh doanh, tạo điều kiện
phát triển TMQT và tiết kiệm chi phí cho hệ thống tư pháp của quốc gia. Việc sử
dụng hòa giải ngày càng gia tăng trong giải quyết các tranh chấp quốc tế và nội địa
cũng được ghi nhận tại Lời mở đầu. Việc Công ước được các quốc gia và các tổ
chức quốc tế, với kinh nghiệm về hòa giải từ các hệ thống pháp luật khác nhau,
cùng tham gia đàm phán xây dựng thông qua quá trình ra quyết định dựa trên sự
đồng thuận giúp đảm bảo các quy định trong Công ước là phù hợp với các quốc gia
có hệ thống pháp luật, chế độ kinh tế, xã hội khác nhau.
Qua Lời mở đầu có thể thấy ngồi việc là một cơng cụ giúp tạo thuận lợi cho
việc công nhận và thi hành iMSAs, mục tiêu sâu xa của Công ước là nhằm thúc đẩy
việc sử dụng hòa giải đối với các tranh chấp thương mại xuyên biên giới, từ đó tạo
điều kiện phát triển TMQT.
1.2 Nội dung các điều khoản chính
1.2.1 Phạm vi áp dụng
Theo Điều 1 Công ước Singapore, để thuộc phạm vi áp dụng của Công ước,
một TTGQ phải đáp ứng các điều kiện: là kết quả đạt được từ hòa giải, mang tính
quốc tế và tính thương mại, bằng văn bản và không rơi vào các trường hợp loại trừ.
Cụ thể, Điều 1(1) Công ước quy định: ―Công ước này áp dụng đối với thỏa thuận là
kết quả đạt được từ hòa giải và được ký kết bằng văn bản bởi các bên nhằm giải

Nhận thấy rằng hòa giải đang ngày càng được sử dụng trong thực tiễn thương mại quốc tế và nội địa như
một sự thay thế đối với kiện tụng,
Cân nhắc rằng việc sử dụng hòa giải đem lại các lợi ích đáng kể, như giảm các trường hợp nơi mà một tranh
chấp dẫn đến việc chấm chứt một mối quan hệ thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý các giao
dịch quốc tế bởi các bên thương mại và mang lại sự tiết kiệm đối với việc thực thi công lý bởi các Quốc gia,
Bảo đảm rằng sự hình thành một khn khổ cho các thỏa thuận giải quyết quốc tế đạt được từ hòa giải phù
hợp với các Quốc gia với các hệ thống pháp luật, xã hội và kinh tế khác nhau sẽ đóng góp cho sự phát triển

của những mối quan hệ kinh tế quốc tế hài hòa […].”


17

quyết một tranh chấp thương mại (―thỏa thuận giải quyết‖) mà, tại thời điểm ký kết
nó, mang tính quốc tế […].‖
a) Thỏa thuận giải quyết
Thỏa thuận giải quyết quy định tại Điều 1(1) được hiểu là một thỏa thuận bằng
văn bản được ký kết bởi các bên trong tranh chấp thương mại, là kết quả từ hịa giải
theo đó giải quyết toàn bộ hoặc một phần tranh chấp.25 Cần lưu ý, khác với Công
ước New York điều chỉnh cả thỏa thuận trọng tài và phán quyết trọng tài26, Công
ước Singapore chỉ áp dụng đối với TTGQ đạt được từ hòa giải, tức kết quả hịa giải
thành chứ khơng điều chỉnh thỏa thuận hòa giải (agreement to mediate).
b) Hòa giải
Điều 2(3) Cơng ước quy định hịa giải ―nghĩa là một q trình, khơng kể sự
thể hiện được sử dụng hoặc cơ sở mà theo đó q trình được tiến hành, thơng qua
đó các bên nỗ lực đạt được một sự giải quyết thân thiện đối với tranh chấp của họ
với sự hỗ trợ của một hoặc nhiều người thứ ba (―hòa giải viên‖) khơng có quyền áp
đặt một giải pháp lên các bên trong tranh chấp.”
Theo định nghĩa, cách sử dụng từ ngữ thể hiện hịa giải khơng quan trọng,
miễn là đó là một q trình mà trong đó các bên tìm kiếm sự giải quyết thân thiện
đối với tranh chấp của họ với sự trợ giúp của bên thứ ba khơng có thẩm quyền áp
đặt một giải pháp. Định nghĩa rộng này có thể bao gồm các q trình khơng có tên
gọi là hịa giải nhưng thỏa các yếu tố được mơ tả như trên. Bên cạnh đó, định nghĩa
trên quy định rõ cơ sở mà theo đó hịa giải được tiến hành cũng không liên quan.
Theo Điều 1(8) Luật Mẫu, hịa giải có thể dựa trên thỏa thuận giữa các bên trước
hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, một nghĩa vụ pháp lý, một sự đề xuất hay lệnh từ tòa
25


UNCITRAL, Report of Working Group II (Arbitration and Conciliation) on the Work of its Sixty-fourth
Session (New York, 1-5 Feb 2015), 49th Session, UN Doc. A/CN.9/867 (10/02/2016), đoạn 132.
26
Điều 1(1) Công ước New York quy định: ―Công ước này áp dụng đối với việc công nhận và cho thi hành
phán quyết trọng tài được ban hành tại lãnh thổ của một Quốc gia khác với Quốc gia nơi có yêu cầu […]‖;
Điều 2(1) Công ước New York quy định: ―Mỗi Quốc gia thành viên phải công nhận thỏa thuận bằng văn
bản theo đó các bên cam kết đưa ra trọng tài xét xử mọi tranh chấp […]‖.


18

án hoặc hội đồng trọng tài. Theo đó có thể thấy, các bên có thể tham gia hịa giải
một cách tự nguyện hoặc bắt buộc phải hòa giải nhưng sau đó đạt được sự TTGQ
một cách tự nguyện. Điều 2(3) khơng loại trừ hịa giải mà trong đó HGV có thể
được chuyển hóa thành một trọng tài viên, miễn là HGV khơng có thẩm quyền ban
hành một phán quyết trọng tài tại thời điểm hòa giải.27 Ngược lại, định nghĩa khơng
bao gồm trường hợp mà trong đó một thẩm phán đóng vai trị là một HGV nếu thẩm
phán đó có trách nhiệm quyết định tranh chấp đối với vụ kiện đang diễn ra – giới
hạn này là cần thiết nhằm tránh các trường hợp thẩm phán có thể gây áp lực với các
bên để đạt được sự giải quyết.28
Công ước không đề cập đến mức độ tham gia của HGV bao nhiêu là đủ. HGV
khơng phải tham gia tồn bộ quá trình, chẳng hạn như, theo Snachbel29, nếu các bên
đã đạt được giải pháp cho hầu hết các vấn đề, HGV có thể để họ tự làm việc với
nhau đối với các vấn đề còn lại. Tương tự với trường hợp HGV có thể giúp các bên
vượt qua được một khía cạnh gây tranh cãi trong tranh chấp, và sau đó các bên tự
giải quyết phần cịn lại. Sự giải quyết như thế vẫn đủ thỏa yếu tố thỏa thuận đạt
được từ hòa giải. Nếu một TTGQ đạt được từ một q trình GQTC mà bên thứ ba
có thẩm quyền áp đặt một quyết định có hiệu lực ràng buộc các bên, sẽ không được
điều chỉnh bởi Công ước.
Vấn đề đặt ra là có thể các bên tranh chấp có cách hiểu khác nhau về bản chất

của quá trình GQTC mà họ tham gia. Chẳng hạn như, các bên có thể tham gia vào
một q trình giống với hịa giải mà không nhận thức được rằng thỏa thuận mà họ
đạt được trong q trình đó có khả năng thuộc phạm vi áp dụng của Cơng ước. Do
đó, khi quyết định liệu một q trình GQTC có thuộc định nghĩa tại Điều 2(3) Cơng
ước khơng, các tịa án nên cân nhắc tùy từng trường hợp cụ thể, bao gồm việc xem

27

Timothy Schnabel, “The Singapore Convention on Mediation: A Framework for the Cross-Border
Recognition and Enforcement of Mediated Settlements”, Pepperdine Dispute Resolution Law Journal, Vol
19(1) (2018), tr. 17.
28
Timothy Snachbel, tlđd, tr. 17.
29
Như chú thích trên.


×