Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đặc điểm nhân thân người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh đồng nai dưới góc độ tội phạm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.91 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THẾ HÙNG

ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI
HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
DƯỚI GÓC ĐỘ TỘI PHẠM HỌC

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: Pgs. Ts. Dương Tuyết Miên

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của
riêng tơi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo
độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì cơng trình nào
khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thế Hùng


DANH MỤC BẢNG


Bảng

Nội dung

Trang

1.1

Số vụ và số người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2011

8

1.2

Số vụ và số người phạm tội hiếp dâm trẻ em so với số vụ và
số người phạm các tội xâm hại trẻ em khác trên địa bàn Đồng
Nai từ năm 2007 – 2011

10

1.3

So sánh số vụ và số người phạm tội hiếp dâm trẻ em với số
vụ và số người phạm các tội xâm hại tình dục đối với trẻ em
trên địa bàn Đồng Nai từ năm 2007 – 2011

11

1.4


Cơ cấu độ tuổi người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn

13

tỉnh Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ năm 2007 đến
năm 2011
1.5

Cơ cấu trình độ học vấn của người phạm tội hiếp dâm trẻ em
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ
năm 2007 đến năm 2011

15

1.6

Cơ cấu nghề nghiệp của người phạm tội hiếp dâm trẻ em
trên địa bàn Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ 2007
đến 2011

17

1.7

Hồn cảnh gia đình của người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên

20

địa bàn Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ 2007 đến

2011
1.8

Cơ cấu theo địa bàn cư trú của người phạm tội hiếp dâm trẻ
em trên địa bàn Đồng Nai do TAND tỉnh xét xử sơ thẩm từ

22

năm 2007 đến 2011
1.9

So sánh tỉ lệ người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên 100.000
dân của từng địa phương trong tỉnh Đồng Nai từ 2007- 2011

25

1.10

Mối quan hệ giữa người phạm tội hiếp dâm trẻ em và nạn nhân
trên địa bàn Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ 2007- 2011

28


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu
Nội dung
Trang
đồ
1.1 Số vụ, số người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh

9
Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2011
1.2

Cơ cấu độ tuổi người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn

14

tỉnh Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ năm 2007 đến
năm 2011
1.3

Cơ cấu trình độ học vấn của người phạm tội hiếp dâm trẻ em

15

trên địa bàn Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ 2007 đến
2011
1.4

Cơ cấu nghề nghiệp của người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên

18

địa bàn Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ 2007- 2011
1.5

Đặc điểm nhân thân người phạm tội hiếp dâm trẻ em liên quan

21


đến hồn cảnh gia đình đã có vợ hoặc chưa có vợ
1.6

Đặc điểm nhân thân người phạm tội hiếp dâm trẻ em liên quan

21

đến hồn cảnh gia đình không thuận lợi
1.7

Cơ cấu theo địa bàn cư trú của người phạm tội hiếp dâm trẻ

23

em trên địa bàn Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ năm
2007 đến 2011
1.8

Cơ cấu về đặc điểm về tâm lí, thói quen của người phạm tội

27

hiếp dâm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
1.9

Cơ cấu về đặc điểm nhận thức của người phạm tội hiếp dâm trẻ

28


em trên địa bàn Đồng Nai.
1.10 Cơ cấu về mối quan hệ giữa người phạm tội hiếp dâm trẻ em
và nạn nhân trên địa bàn Đồng Nai từ 2007 - 2011

29


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................................................ 3
5. Cơ cấu của luận văn ........................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: ĐĂC ĐIỂM NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI HIẾP
DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2007-2011 .. 5
1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội dưới góc độ tội phạm học và ý nghĩa
của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội .................................................... 5
1.1.1 Khái niệm nhân thân người phạm tội dưới góc độ tội phạm học ............. 5
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội dưới góc độ tội
phạm học ........................................................................................................ 6
1.2. Thơng số về số vụ và số người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 ............................................................................ 7
1.3. Đặc điểm nhân thân của người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 .......................................................................... 12
1.3.1. Đặc điểm sinh học của người phạm tội ............................................... 12
1.3.2. Đặc điểm về văn hoá, xã hội, nghề nghiệp, hồn cảnh gia đình và nơi cư
trú của người phạm tội .................................................................................. 14
1.3.3. Đặc điểm về tâm lí, thói quen, nhận thức của người phạm tội .............. 25
1.4. Đặc điểm liên quan đến mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân ...... 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 32
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2007-2011 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC
ĐIỂM NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI, DỰ BÁO VÀ CÁC BIỆN
PHÁP PHÒNG NGỪA ĐỐI VỚI TỘI PHẠM NÀY ......................................... 33


2.1.Nguyên nhân phát sinh tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2007 – 2011 có liên quan đến đặc điểm nhân thân người phạm tội ............ 33
2.1.1.Nguyên nhân liên quan đến đặc điểm sinh học của người phạm tội ...... 33
2.1.2 Nguyên nhân liên quan đến đặc điểm văn hóa, xã hội, nghề nghiệp, hồn
cảnh gia đình của người phạm tội .................................................................. 39
2.1.3. Nguyên nhân liên quan đến đặc điểm tâm lí, thói quen, nhận thức của
người phạm tội .............................................................................................. 41
2.2. Dự báo và các biện pháp phịng ngừa có liên quan đến đặc điểm nhân thân
của người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ....................... 47
2.2.1 Dự báo tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh có ảnh hưởng tới tình
hình tội phạm hiếp dâm trẻ em ...................................................................... 48
2.2.2 Dự báo về tình hình tội phạm liên quan đến đặc điểm nhân thân của
người phạm tội hiếp dâm trẻ em ở Đồng Nai trong thời gian tới .................... 52
2.2.2.1 Dự báo về tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em .............................. 53
2.2.2.2 Dự báo về đặc điểm nhân thân người phạm tội hiếp dâm trẻ em .... 53
2.2.3. Các biện pháp phịng ngừa có liên quan đến đặc điểm nhân thân của
người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.......................... 56
2.2.3.1. Nhóm biện pháp phòng ngừa liên quan đến đặc điểm sinh học của
người phạm tội .......................................................................................... 56
2.2.3.2. Nhóm biện pháp phịng ngừa liên quan đến đặc điểm văn hóa, xã
hội, nghề nghiệp, hồn cảnh gia đình và nơi cư trú của người phạm tội ..... 58
2.2.3.3 Nhóm biện pháp phịng ngừa liên quan đến đặc điểm tâm lí, thói
quen, nhận thức của người phạm tội hiếp dâm trẻ em ................................ 61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 65
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam,
có diện tích 5.903,94 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5%
diện tích tự nhiên vùng Đơng Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh, theo số liệu báo cáo
của Cục Thống kê năm 2011 là 2.563.292 người, xếp thứ 5 cả nước (chỉ sau
TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An), mật độ dân số: 434
người/km². Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh Đồng Nai năm 2011 là 12%.
Tồn tỉnh hiện nay có 30 khu cơng nghiệp tập trung, trong đó 27 khu cơng
nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư hơn 20 tỷ USD. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế hàng năm của Đồng Nai luôn đạt từ 12 đến 13%; GDP
bình quân đầu người năm 2011 là 29.600.000 đồng 1.
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, kết hợp với chính sách ưu đãi đầu tư
của tỉnh, nên Đồng Nai luôn giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là một trong
những địa phương thu hút nhiều lao động trong cả nước. Bên cạnh những mặt
tiến bộ, tích cực thì những năm gần đây, tình hình trật tự, trị an trên địa bàn
tỉnh vẫn cịn phức tạp. Chính sách cơng nghiệp hố, đơ thị hố dẫn đến những
biến đổi lớn về đất đai, dân cư, việc làm ở Đồng Nai. Đồng Nai là địa phương

có người lao động nhập cư rất đơng đảo với những yếu tố văn hố, phong tục,
tập quán sống rất khác biệt. Bên cạnh đó, nhiều người phạm tội ở địa phương
khác cũng lợi dụng chính sách thu hút lao động của địa phương đã đến Đồng
Nai để kiếm sống cũng như trà trộn hoạt động, ẩn náu, trốn tránh pháp luật và
thực hiện tội phạm.
Theo thống kê của Công an tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây
tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn tỉnh đứng thứ 3 cả nước sau thành phố
Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trung bình mỗi năm xảy ra gần 2000 vụ phạm tội
1

/>

2

các loại. Riêng năm 2011 đã xảy ra 1.757 vụ, làm chết 88 người, làm bị
thương 223 người; tài sản thiệt hại khoảng 34 tỷ đồng. Trong đó các tội xâm
hại tình dục đối với trẻ em xảy ra 57 vụ, tăng 31 vụ so với năm 2010 (57/26
vụ). Đáng chú ý, đa số nạn nhân là trẻ em dưới 13 tuổi (chiếm gần 79%); thủ
đoạn hoạt động phạm tội chủ yếu là lợi dụng quen biết, dụ dỗ thực hiện hành
vi giao cấu. 2
Tội phạm hiếp dâm trẻ em đã gây ra những hậu quả rất nguy hại cho
bản thân trẻ em, gia đình người bị hại và xã hội. Tội phạm này không những
xâm hại đến sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà còn gây ảnh hưởng lâu dài tới
tâm, sinh lí của các em trong suốt quá trình trưởng thành. Những người phạm
tội hiếp dâm trẻ em thể hiện sự suy đồi về lối sống, sự xuống cấp về các giá
trị về đạo đức và thuần phong mĩ tục. Đồng thời, tội phạm này còn ảnh hưởng
xấu đến trật tự an tồn xã hội, gây tâm lí hoang mang, lo lắng cho một bộ
phận dân cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đối tượng phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn Đồng Nai rất đa dạng
với những điểm đặc thù nhất định về nhân thân. Tìm hiểu về đặc điểm nhân

thân người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để lí giải
nguyên nhân phát sinh tội phạm có liên quan đến đặc điểm nhân thân người
phạm tội, từ đó đề xuất biện pháp phịng ngừa tương ứng có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc làm giảm tỉ lệ tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai. Vì vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm nhân thân
người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - Dưới góc độ
tội phạm học” làm luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm qua, đã có một số cơng trình nghiên cứu được thực
hiện có liên quan đến đề tài. Cụ thể như:
- Sách chuyên khảo: “Đấu tranh phịng, chống tội phạm xâm hại tình
2

Cơng an tỉnh Đồng Nai, Báo cáo tổng kết công tác năm 2011, tr 4.


3

dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” của TS. Đồng Xuân Thọ, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội năm 2008;
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Nghiên cứu đặc điểm nhân thân người
chưa thành niên phạm tội phục vụ hoạt động điều tra vụ án trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai” của tác giả Nguyễn Quốc Khánh – Trường đại học Cảnh sát nhân
dân, năm 2010;
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm lạm
dụng tình dục trẻ em ở Sóc trăng” của tác giả Thái Rết – Trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh, năm 2011.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu nhân thân
người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với tính chất là
một đề tài độc lập dưới góc độ chuyên ngành tội phạm học để phục vụ cơng
tác phịng ngừa tội phạm này.
3.

Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Làm rõ đặc điểm nhân thân người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai dưới góc độ tội phạm học, tìm ra nguyên nhân phát sinh tội
phạm, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội hiếp
dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học đặc điểm nhân thân
người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 20072011.
4.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Trong luận văn, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ
thể sau đây:
+ Phương pháp thống kê;
+ Phương pháp điều tra xã hội học;
+ Phương pháp mô tả bằng bảng thống kê và biểu đồ;


4

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.

5.

Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
Luận văn gồm hai chương:
Chương 1. Đặc điểm nhân thân của người phạm tội hiếp dâm trẻ em
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011
Chương 2. Nguyên nhân của tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2007-2011 có liên quan đến đặc điểm nhân thân của người
phạm tội, dự báo và các biện pháp phòng ngừa đối với tội phạm này.


5

CHƯƠNG 1
ĐĂC ĐIỂM NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2007-2011
1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội dưới góc độ tội phạm học và ý
nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội

1.1.1 Khái niệm nhân thân người phạm tội dưới góc độ tội phạm học
Nhân thân là một khái niệm đặc trưng được sử dụng khi nói về bản
chất của một thực thể tự nhiên, xã hội đặc biệt - đó là con người. Theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì con người là một phạm trù xã hội - lịch
sử. Nó là một sản phẩm của một thời đại nhất định, được quy định bởi những
điều kiện lịch sử cụ thể của hiện thực xã hội. Mỗi một thời đại khác nhau sản
sinh ra những mẫu người khác nhau, song dù ở thời đại nào thì bản chất của
con người như Mác đã khẳng định là tổng hòa tất cả các mối quan hệ xã hội.
Người phạm tội, trước hết họ cũng là con người của xã hội, cho dù tội

phạm mà họ thực hiện có nghiêm trọng đến đâu. Theo quan điểm của C.Mác
đối với người phạm tội thì: “Nhà nước cần phải thấy rằng kẻ phạm tội đó là
một con người, một tế bào sống của xã hội, ở con người đó cũng có quả tim
đang đập và dịng máu đang chảy”.3 Như vậy, nghiên cứu nhân thân người
phạm tội cũng chính là nghiên cứu con người cụ thể - chủ thể của tội phạm.
Khi đề cập đến nhân thân người phạm tội dưới góc độ tội phạm học là
nói đến những đặc điểm đặc trưng của nhân thân người phạm tội và chính
những đặc điểm này có liên quan đến việc giải thích nguyên nhân của tội
phạm và đề xuất các biện pháp phịng ngừa tội phạm có gắn kết với các đặc
điểm đó. Các đặc điểm này có thể là đặc điểm sinh học, tâm lí và xã hội của
người phạm tội như giới tính, độ tuổi, sở thích cá nhân, ý thức chấp hành
3

Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình tội phạm học, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr 149.


6

pháp luật của cá nhân, trình độ văn hóa, nghề nghiệp…
Như vậy, nhân thân người phạm tội dưới góc độ tội phạm học được
hiểu là “Tổng hợp những đặc điểm sinh học, tâm lí và xã hội của người phạm
tội và các đặc điểm này kết hợp với các điều kiện, hoàn cảnh khách quan bên
ngoài đã dẫn đến con người đó thực hiện hành vi phạm tội”.4
Có thể phân biệt nhân thân người phạm tội dưới góc độ tội phạm học
và nhân thân người phạm tội dưới góc độ luật hình sự như sau:
Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp
những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội, có ý nghĩa đối với việc giải
quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự đối với họ. Việc nghiên cứu
nhân thân người phạm tội từ góc độ luật hình sự có ý nghĩa trong việc định
tội danh, định khung và quyết định hình phạt.

Nghiên cứu nhân thân người phạm tội dưới góc độ tội phạm học khác
với nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong luật hình sự trước hết ở mục
đích nghiên cứu. Trong tội phạm học, nghiên cứu nhân thân người phạm tội
để làm sáng tỏ nguyên nhân làm phát sinh tội phạm và xây dựng biện pháp
phòng ngừa tội phạm có gắn với đặc điểm nhân thân tương ứng. Mặt khác
trong tội phạm học cịn nghiên cứu q trình hình thành những đặc điểm sai
lệch trong nhân cách cá nhân để làm sáng tỏ nguyên nhân sâu xa nằm ở mơi
trường xã hội. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phòng ngừa tội phạm,
giáo dục cải tạo người phạm tội và ngăn ngừa tái phạm.
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội dưới góc
độ tội phạm học
Nghiên cứu để xác định những đặc điểm trong nhân thân người
phạm tội phải dựa vào những đặc điểm đặc trưng được hình thành từ những
4

Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd 3, tr 150.


7

tập hợp thông tin phản ánh trực tiếp về người phạm tội. Từ những đặc điểm
đặc trưng đó, chúng ta thấy nhân thân người phạm tội là một hệ thống các đặc
điểm tạo thành một thể thống nhất không tách rời, giữa chúng có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau. Trong các đặc điểm sinh học, tâm lí và xã hội của người
phạm tội, cần xem xét những đặc điểm có thể ảnh hưởng đến hành vi phạm
tội cũng như có tác động nhất định đến việc phát sinh tội phạm. Tất nhiên,
mức độ ảnh hưởng đến việc phát sinh tội phạm của các đặc điểm thuộc về
nhân thân người phạm tội là rất khác nhau, tùy thuộc vào từng cá nhân cũng
như mơi trường sống của cá nhân đó. Mơi trường sống đó bao gồm cả những
yếu tố tích cực và tiêu cực, được tiếp thu và phản ánh trong nhận thức của cá

nhân trên cơ sở phù hợp với những đặc điểm tâm lí cá nhân và dần dần hình
thành hệ thống giá trị văn hóa, quan niệm sống của cá nhân thể hiện ra bên
ngoài bằng các hành vi cụ thể trong đó có hành vi phạm tội.
Việc nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng của nhân thân người phạm tội
cho chúng ta thấy những đặc điểm nào ảnh hưởng tới việc thực hiện tội phạm
của người phạm tội, từ đó ở một mức độ nhất định có thể dự báo tội phạm xảy
ra trong tương lai, đồng thời đề ra được các biện pháp phòng ngừa phù hợp
tương ứng với các đặc điểm nhân thân đó, góp phần hạn chế tội phạm hiệu
quả.
1.2. Thơng số về số vụ và số người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011
Trong thời gian qua, tội phạm xâm hại trẻ em trong đó có tội hiếp dâm
trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn diễn biến rất phức tạp và ln có chiều
hướng gia tăng. Theo báo cáo của Công an tỉnh Đồng Nai, từ năm 2007 đến
năm 2011 trên địa bàn tỉnh tội phạm hiếp dâm trẻ em xảy ra hầu hết các địa


8

phương trong tỉnh. Đáng chú ý là các vụ án hiếp dâm trẻ em chiếm đa số
trong các vụ xâm phạm tình dục trẻ em (87/203 vụ - tỷ lệ 42,85%). 5
Số vụ và số người phạm tội hiếp dâm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được
thống kê như sau:
Bảng 1.1. Số vụ và số người phạm tội hiếp dâm
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2011
Năm

Số vụ

Số người phạm tội


2007

17

19

2008

15

17

2009

16

15

2010

18

18

2011

21

25


Tổng số

87

94

Trung bình

17

19

(Nguồn: Cơng an tỉnh Đồng Nai)

Từ năm 2007 đến 2011, Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố 87 vụ hiếp
dâm trẻ em, bắt 94 bị can. Cụ thể là: năm 2007 khởi tố 17 vụ - 19 bị can; năm
2008 khởi tố 15 vụ - 17 bị can; năm 2009 khởi tố 16 vụ - 15 bị can; năm 2010
khởi tố 18 vụ - 18 bị can và năm 2011 khởi tố 21 vụ - 25 bị can. Trung bình
mỗi năm Cơng an tỉnh khởi tố 17 vụ - 19 bị can phạm tội hiếp dâm trẻ em trên
địa bàn tỉnh. Để hình dung rõ hơn về con số này ta có thể nhìn biểu đồ dưới
đây:
5

Công an tỉnh Đồng Nai (2007-2011), Báo cáo tổng kết công tác năm, Tài liệu lưu hành nội bộ.


9

Biểu đồ 1.1 Số vụ, số bị can phạm tội hiếp dâm trẻ em

trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2011
25

25
20

19
17

15

17

18

18

21

16 15

15
Số vụ

10

Số người PT

5
0

2007

2008

2009

2010

2011

(Nguồn: Công an tỉnh Đồng Nai)
Như vậy, từ năm 2007 đến năm 2011 số vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai có sự thay đổi qua các năm và tăng, giảm tương đối đồng
đều. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến 2011 có sự gia tăng năm sau cao hơn năm
trước. Riêng năm 2011 có sự gia tăng đáng kể. So với năm gốc (2007) tăng 04
vụ, 06 bị can và so với năm cận kề (2010) tăng 03 vụ, 07 bị can.
Để thấy rõ hơn về thực trạng của tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2007 đến 2011, tác giả so sánh số vụ và bị can
phạm tội này với số liệu tương ứng của các tội xâm hại trẻ em nói chung và các
tội xâm hại tình dục đối với trẻ em nói riêng.
- So sánh số vụ và bị can phạm tội này với số liệu tương ứng của các tội
xâm hại trẻ em
Theo thống kê của Công an tỉnh Đồng Nai từ năm 2007 đến hết năm
2011, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã khởi tố 287 vụ với 311 bị can


10

xâm hại trẻ em. Trong đó có 87 vụ - 94 bị can phạm tội hiếp dâm trẻ em, chiếm
tỷ lệ 30,31% số vụ và 30,22% số bị can. 6

Bảng 1.2. Số vụ và số bị can phạm tội hiếp dâm trẻ em so với số vụ và số bị
can phạm các tội xâm hại trẻ em khác trên địa bàn Đồng Nai từ 2007 – 2011

Năm

Tội hiếp dâm trẻ em Tội xâm hại trẻ em
khác

Tỷ lệ %

Tỷ lệ %

giữa (1)

giữa (2)

và (3)

và (4)

Số vụ

Số bị can

Số vụ

Số bị can

(1)


(2)

(3)

(4)

2007

17

19

56

63

30,35

30,15

2008

15

17

45

50


33,33

34,00

2009

16

15

67

67

23,88

2,39

2010

18

18

44

50

40,90


36,00

2011

21

25

75

81

28,00

30,86

Tổng

87

94

287

311

30,31

30,22


(Nguồn; Cơng an tỉnh Đồng Nai)

Nhìn vào bảng só liệu trên cho thấy, năm 2007 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
đã phát hiện khởi tố 56 vụ án xâm hại trẻ em với 63 bị can thì đã có tới 17 vụ
với 19 bị can phạm tội hiếp dâm trẻ em, chiếm tỷ lệ 30,35% số vụ và 30,15%
số bị can. Những năm tiếp theo, các con số tương ứng là: Năm 2008 khởi tố 45
vụ với 50 bị can thì có 15 vụ với 17 bị can phạm tội hiếp dâm trẻ em chiếm tỉ lệ
33,33% số vụ và 34,00% số bị can. Năm 2009 khởi tố 67 vụ với 67 bị can thì
có 16 vụ với 15 bị can phạm tội hiếp dâm trẻ em chiếm tỉ lệ 23,88% số vụ và
22,39% số bị can. Năm 2010 khởi tố 44 vụ với 50 bị can thì có 18 vụ với 18 bị
can phạm tội hiếp dâm trẻ em chiếm tỉ lệ 40,90% số vụ và 36,00% số bị can.
6

Công an tỉnh Đồng Nai, tlđd 5.


11

Năm 2011 khởi tố 75 vụ với 81 bị can thì có 21 vụ với 25 bị can phạm tội hiếp
dâm trẻ em chiếm tỉ lệ 28,00% số vụ và 30,86% số bị can.
- So sánh số vụ và bị can phạm tội này với số liệu tương ứng của các tội
xâm hại tình dục đối với trẻ em
Bảng 1.3. So sánh số vụ và số bị can phạm tội hiếp dâm trẻ em với số vụ
và số bị can phạm các tội xâm hại tình dục đối với trẻ em
trên địa bàn Đồng Nai từ năm 2007 – 2011
Năm

Tội hiếp dâm trẻ em Tội xâm hại tình
dục đối với trẻ em


Tỷ lệ %

Tỷ lệ %

giữa (1)

giữa (2)

và (3)

và (4)

Số vụ

Số bị can

Số vụ

Số bị can

(1)

(2)

(3)

(4)

2007


17

19

40

43

42,50

44,18

2008

15

17

28

30

53,57

56,66

2009

16


15

52

51

30,76

29,41

2010

18

18

26

26

69,23

69,23

2011

21

25


57

62

36,84

40,32

Tổng

87

94

203

212

42,85

44,33

(Nguồn: Công an tỉnh Đồng Nai)

Theo dõi bảng số liệu cho thấy, Năm 2007 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã
phát hiện khởi tố 40 vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em với 43 bị can thì đã
có tới 17 vụ với 19 bị can phạm tội hiếp dâm trẻ em chiếm tỷ lệ 40,50% số vụ
và 44,18% số bị can. Những năm tiếp theo, các con số tương ứng là: Năm 2008
khởi tố 28 vụ với 30 bị can thì có 15 vụ với 17 bị can phạm tội hiếp dâm trẻ em



12

chiếm tỉ lệ 53,57% số vụ và 56,66% số bị can. Năm 2009 khởi tố 52 vụ với 51
bị can thì có 16 vụ với 15 bị can phạm tội hiếp dâm trẻ em chiếm tỉ lệ 30,76%
số vụ và 29,41% số bị can. Năm 2010 khởi tố 26 vụ với 26 bị can thì có 18 vụ
với 18 bị can phạm tội hiếp dâm trẻ em chiếm tỉ lệ 69,23% số vụ và số bị can.
Năm 2011 khởi tố 57 vụ với 62 bị can thì có 21 vụ với 25 bị can phạm tội hiếp
dâm trẻ em chiếm tỉ lệ 36,84% số vụ và 40,32% số bị can.
Số vụ án hiếp dâm trẻ em chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các vụ án
xâm hại tình dục đối với trẻ em. Trung bình trong cả 5 năm (2007 – 2011), tội
phạm này chiếm 42,85% về số vụ và 44,33% về số bị can (Điển hình như năm
2010, tỷ lệ này lên tới 69,23% cả số vụ và số bị can).
1.3. Đặc điểm nhân thân của người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2011
1.3.1. Đặc điểm sinh học của người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai
Sau khi nghiên cứu đặc điểm nhân thân của 101 người phạm tội hiếp
dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ 97 bản án hình sự sơ thẩm của Tòa
án nhân dân (TAND) tỉnh năm 2007 đến năm 2011 cho thấy kết quả cụ thể
như sau:
a. Về đặc điểm giới tính: Do đặc thù của tội phạm hiếp dâm nói chung
và hiếp dâm trẻ em nói riêng là tội phạm có chủ thể đặc biệt (nam giới), nên
tất cả 101 người phạm tội mà tác giả nghiên cứu đều là nam, khơng có đồng
phạm nữ.
b. Về đặc điểm độ tuổi: Người phạm tội chưa thành niên là 33 người,
chiếm tỷ lệ 32,67%. Người phạm tội đã thành niên là 68 người, chiếm tỉ lệ
67,33%. Như vậy, người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai từ năm 2007 đến năm 2011 đa số vẫn là người đã thành niên, tuy nhiên
con số 32,67% là người trong lứa tuổi chưa thành niên cũng cho ta thấy tình

trạng “trẻ hóa” loại tội phạm này đang cần phải báo động.


13

Để có một cái nhìn cụ thể hơn về đặc điểm độ tuổi của những người
phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn Đồng Nai, tác giả chia thành 5 nhóm
độ tuổi khác nhau theo bảng sau:
Bảng 1.4. Cơ cấu độ tuổi người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ năm 2007 đến năm 2011

STT

Đội tuổi người phạm tội

Số bị cáo

Tỉ lệ %

1

Từ 14 đến dưới 16 tuổi

13

12,87

2

Từ 16 đến dưới 18 tuổi


20

19,80

3

Từ 18 đến dưới 30 tuổi

49

48,51

4

Từ 30 đến dưới 45 tuổi

12

11,88

5

Từ 45 tuổi trở lên

07

6,93

(Nguồn: 97 bản án HSST của TAND tỉnh Đồng Nai từ 2007 đến 2011 về tội

hiếp dâm trẻ em)

So sánh các nhóm độ tuổi cho thấy số người phạm tội hiếp dâm trẻ em
trên địa bàn Đồng Nai đa số là lứa tuổi thanh niên (từ 18 đến 30 tuổi) có 49
trường hợp, chiếm tỷ lệ 48,51%. Đứng thứ hai là lứa tuổi chưa thành niên (từ
16 đến 18 tuổi) có 20 trường hợp, chiếm tỷ lệ 19,80%. Thứ ba là trẻ em (từ 14
đến 16 tuổi) có 13 trường hợp, chiếm tỷ lệ 12,87%. Thứ tư mới đến lứa tuổi
trung niên (từ 30 đến 45 tuổi) có 12 trường hợp, chiếm tỷ lệ 11,88% và sau đó
mới đến nhóm người lớn tuổi (từ 45 tuổi trở lên) với 07 trường hợp, chiếm tỷ
lệ 6,93%.
Để thấy rõ hơn về độ tuổi của người phạm tội hiếp dâm trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai, chúng ta có thể nhìn biểu đồ dưới đây:


14

Biểu đồ 1.2. Cơ cấu độ tuổi người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ năm 2007 đến năm 2011

14 đến 16 tuổi

19.80%
16 đến 18 tuổi
18 đến 30 tuổi

48.51%
12.87%

30 đến 45 tuổi
Trên 45 tuổi


6.93%
11.88%

(Nguồn: 97 bản án HSST của TAND tỉnh Đồng Nai từ 2007 đến 2011 về tội
hiếp dâm trẻ em)

1.3.2. Đặc điểm về trình độ văn hố, xã hội, nghề nghiệp, hồn cảnh
gia đình, nơi cư trú của người phạm tội
Sau khi nghiên cứu đặc điểm nhân thân của 101 người phạm tội hiếp
dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ 97 bản án hình sự sơ thẩm của Tòa
án nhân dân tỉnh Đồng Nai năm 2007 đến năm 2011, tác giả thu được kết quả
cụ thể như sau:
a. Đặc điểm về trình độ văn hoá:
Đa số đối tượng phạm tội hiếp dâm trẻ em là người có trình độ văn hóa
thấp. Cụ thể là: Khơng biết chữ có 12 đối tượng, chiếm tỉ lệ 11,88%; Tiểu học
có 24 đối tượng, chiếm tỉ lệ 23,76%; Trung học cơ sở có tới 54 trường hợp,
chiếm tỉ lệ 53,46%; Trung học phổ thông chỉ 11 trường hợp, chiếm 10,89%;
riêng trình độ đại học, cao đẳng thì khơng có trường hợp nào.


15

Bảng 1.5. Cơ cấu trình độ học vấn của người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ năm 2007 đến năm 2011

STT Trình độ văn hóa

Số đối tượng Tỉ lệ %


1

Không biết chữ

12

11,88

2

Tiểu học

24

23,76

3

Trung học cơ sở

54

53,46

4

Trung học phổ thông

11


10,89

5

Đại học, cao đẳng

0

0

(Nguồn: 97 bản án HSST của TAND tỉnh Đồng Nai từ 2007 đến 2011 về tội
hiếp dâm trẻ em)

Biểu đồ 1.3. Cơ cấu trình độ học vấn của người phạm tội hiếp dâm
trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ năm
2007 đến năm 2011

10.89%

0%

11.88%
Không biết chữ
23.76%

Tiểu học
THCS
THPT
ĐHCĐ


53.46%

(Nguồn: 97 bản án HSST của TAND tỉnh Đồng Nai từ 2007 đến 2011 về tội
hiếp dâm trẻ em)


16

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, số nguời phạm tội hiếp dâm trẻ em trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai đa số có trình độ văn hóa thấp, dưới mức phổ cập giáo
dục của tỉnh (Tức từ trung học cơ sở trở xuống) chiếm tới 89,11%; trình độ
trung học phổ thơng chỉ chiếm 10,89%, riêng trình độ đại học, cao đẳng trở lên
khơng có ai phạm tội này. Điều này chứng tỏ các đối tượng phạm tội hiếp dâm
trẻ em thường kém hiểu biết, nhận thức pháp luật hạn chế. Xin nêu ví dụ điển
hình đó là vụ án Văn Cường, sinh năm 1967, ngụ tại ấp Tân Hợp, xã Xuân
Thành, huyện Xuân Lộc. Văn Cường là người không biết chữ.
Đầu năm 1996, Cường chung sống như vợ chồng với chị Thị Kiểu, sinh
năm 1961, thường trú tại ấp Gia Hòa, xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc. Lúc
về sống với Cường thì chị Kiểu đã có con riêng tên là Thị Hồng, sinh tháng
9/1990. Trong quá trình chung sống, Cường đã nhiều lần hiếp dâm cháu Thị
Hồng. Đến khoảng tháng 5/2006, cháu Hồng nói cho mẹ biết bị Cường hiếp
dâm. Có lần chị Kiểu nhìn thấy Cường cởi quần con mình nên chửi Cường thì
Cường nói với chị Kiểu “bây giờ nó cũng là vợ tao rồi”. Chị Kiểu bảo “tùy
chúng mày” và từ đó khơng nói gì nữa. Cịn cháu Hồng thì thường xuyên bị
Cường hãm hiếp. Từ ngày 13/9/2006 đến khi bị phát hiện, trung bình mỗi tuần
Cường giao cấu với cháu Hồng từ 2 đến 3 lần vì Cường xem Hồng như là vợ
của mình.
Ngày 23/12/2006, nhân dịp lễ Noel cháu Hồng về quê ngoại ở xã Xuân
Trường, huyện Xuân Lộc và kể cho chị Nguyễn Kỳ Minh Châu là người hàng
xóm nghe. Chị Châu khuyên Hồng đừng về nhà Cường nữa nhưng cháu Hồng

sợ mẹ đánh nên vẫn phải về nhà và tiếp tục chịu cảnh giao cấu trái ý muốn.
Ngày 08/01/2007, cháu Hồng không chịu đựng nổi nữa nên đã đến nhờ chị
Châu làm đơn tố cáo hành vi phạm tội của Cường. (Bản án hình sự sơ thẩm số
337/2007/HSST ngày 31/10/2007 của TAND tỉnh Đồng Nai)


17

b. Đặc điểm về nghề nghiệp:
Thành phần nghề nghiệp của những người phạm tội hiếp dâm trẻ em
trên địa bàn Đồng Nai khá đa dạng. Qua thống kê từ 97 bản án hình sự sơ thẩm
của TAND tỉnh Đồng Nai (năm 2007 đến 2011) về tội hiếp dâm trẻ em cho
thấy trong số 101 bị cáo thì có 37 người khơng có nghề nghiệp hoặc cơng việc
khơng ổn định, 19 người làm rẫy ruộng, 14 người thợ xây, 13 người là học
sinh, sinh viên, 09 người là công nhân, 02 người làm nghề buôn bán, 02 người
thợ mộc, 02 người thợ cơ khí, 01 người lái xe, 01 người thợ hớt tóc và 01
người làm nghề sửa chữa điện tử.
Tác giả thống kê nhóm nghề nghiệp của người phạm tội hiếp dâm trẻ
em như sau:
Bảng 1.6. Cơ cấu nghề nghiệp của người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên
địa bàn Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ năm 2007 đến 2011

STT

Nghề nghiệp

Số người

Tỉ lệ %


phạm tội
1

Khơng có nghề nghiệp

37

36,63

2

Làm rẫy, làm ruộng

19

18,81

3

Thợ xây, phụ hồ

14

13,86

4

Học sinh, sinh viên

13


12,28

5

Công nhân trong các khu công nghiệp

09

8,91

6

Buôn bán, tiếp thị

02

1,98

7

Thợ mộc, cơ khí, điện tử, lái xe, hớt tóc

07

6,93

(gọi chung là nghề khác)
(Nguồn: 97 bản án HSST của TAND tỉnh Đồng Nai từ 2007 đến 2011 về tội
hiếp dâm trẻ em)



18

Biểu đồ 1.4. Cơ cấu nghề nghiệp của người phạm tội hiếp dâm trẻ em
trên địa bàn Đồng Nai do TAND tỉnh xử sơ thẩm từ năm 2007 đến 2011

9%

Không nghề
nghiệp
Làm rẩy

1.98% 6.93%
36.63%

12.28%

Thợ xây
HSSV
Công nhân

13.86%

18.81%

Buôn bán
Nghề khác

(Nguồn: 97 bản án HSST của TAND tỉnh Đồng Nai từ 2007 đến 2011 về tội

hiếp dâm trẻ em)

Nhìn vào Bảng thống kê và Biểu đồ trên ta thấy số người khơng có
nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định, làm thuê làm mướn chiếm tỉ lệ
cao nhất trong số đối tượng phạm tội hiếp dâm trẻ em ở Đồng Nai, có tới 37
trên 101 người, chiếm 36,63%. Thứ hai là những người làm ruộng, làm rẫy, có
19 người, chiếm tỉ lệ 18,81%. Thứ ba là những người làm nghề thợ xây, phụ
hồ, có 14 người, chiếm tỉ lệ 13,86%. Học sinh, sinh viên cũng chiếm một tỉ lệ
khá cao trong cơ cấu nghề nghiệp của những người phạm tội hiếp dâm trẻ em,
có 13 người, chiếm 12,28%. Tiếp đến là công nhân trong các cơng ty xí nghiệp,
có 09 người, chiếm tỉ lệ 8,91%. Số cịn lại chiếm tỉ lệ khơng đáng kể như: buôn
bán 02 trường hợp, tương đương 1,89%; các nghề khác (thợ mộc, cơ khí, điện
tử, lái xe, hớt tóc) chỉ có từ 01 đến 02 người, tính chung chỉ chiếm 6,39%. Đặc
biệt khơng có trường hợp nào là cơng chức nhà nước, lực lượng vũ trang, người
có chức sắc, uy tín trong các tơn giáo, dân tộc.


19

Điều này cho thấy đa số đối tượng phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa
bàn Đồng Nai là người khơng có nghề nghiệp, cơng việc làm khơng ổn định
như làm rẫy, làm thuê làm mướn hoặc làm những công việc lưu động như thợ
xây, phụ hồ…Những người này, thường mưu sinh nhọc nhằn, khơng có điều
kiện tiếp xúc xã hội, hưởng thụ văn hóa; sau ngày làm việc vất vả thường tụ tập
uống rượu để giải sầu, từ đó bản năng trỗi dậy và nảy sinh những ý định xấu.
Có đối tượng làm thuê, suốt ngày quanh quẩn trong ruộng trong rẫy, không tiếp
xúc với người phụ nữ nào ngoài con gái gia chủ và đã giao cấu với con gia chủ
mới hơn 7 tuổi như trường hợp của Trần Nam Anh, sinh năm 1992 và Nguyễn
Trung Anh, sinh năm 1995.
Trần Nam Anh từ Nghệ An vào làm thuê (chăn vịt) cho gia đình anh

Phan Văn Thành và chị Thạnh Thị Thanh Tâm ngụ tại Khu phố 4, thị trấn
Trảng Bom, huyện Trảng Bom. Vào khoảng 11 giờ, không rõ ngày, tháng 10
năm 2008, Trần Nam Anh và Nguyễn Trung Anh (là người làm thuê cùng Nam
Anh) đang chăn vịt ngoài ruộng thấy cháu Phan Thị Thanh Phương, sinh ngày
04/01/2002 đang chơi một mình trong chịi vịt của nhà chị Tâm tại ấp 4, xã
Sông Trầu, huyện Trảng Bom nên rủ nhau vào chòi giao cấu với cháu Phương.
Nam Anh đứng ngồi canh gác, cịn Trung Anh vào bảo cháu Phương năm
xuống nệm rồi cởi quần cháu Phương ra để thực hiện hành vi giao cấu. Sau đó
Trung Anh lại ra ngoài canh gác để cho Nam Anh vào tiếp tục giao cấu cháu
Phương.
Hai ngày sau, khoảng 14 giờ, Nam Anh và Trung Anh đến chòi vịt, lúc
này trong chịi cũng chỉ có một mình cháu Phương nên hai tên rủ cháu Phương
vào trong chòi rồi thay nhau một người đứng ngoài canh gác để người kia giao
cấu với cháu Phương như lần trước. Đến tháng 7/2009, khi Trần Nam Anh và
Nguyễn Trung Anh khơng cịn làm th cho gia đình chị Tâm nữa thì cháu
Phương mới kể lại cho mẹ nghe những sự việc đã xảy ra. (Bản án hình sự sơ
thẩm số 03/2010/HSST ngày 07/01/2010 của TAND tỉnh Đồng Nai)


×