Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Dấu hiệu định tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.79 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

THÁI XUÂN TRINH

DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI
CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI
CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Phan Anh Tuấn
Học viên: Thái Xn Trinh
Lớp: Cao học Luật, Bình Thuận Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi với sự
hướng dẫn của Ts. Phan Anh Tuấn – Giáo viên Khoa hình sự, Trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh.
Các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được nêu rõ nguồn gốc. Các kết
quả trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong bất cứ cơng
trình khoa học nào trước đây./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Thái Xuân Trinh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

1

Bộ luật hình sự

BLHS

2

Bộ luật hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017)


BLHS năm 2015

3

Cấu thành tội phạm

CTTP

4

Hội đồng xét xử

HĐXX

5

Tịa án nhân dân

TAND

6

Trách nhiệm hình sự

TNHS

7

Viện kiểm sát nhân dân


VKSND


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN CỦA TỘI LỪA ĐẢO
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ....................................................................................... 7
1.1. Quy định của pháp luật về hành vi chiếm đoạt tài sản của tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản ................................................................................................ 7
1.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng hành vi chiếm đoạt tài sản
của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ...................................................................... 9
1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hành vi chiếm đoạt của tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản .............................................................................................. 18
Kết luận Chương 1 ................................................................................................ 23
CHƯƠNG 2. THỦ ĐOẠN GIAN DỐI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN CỦA NGƯỜI
KHÁC TRONG TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN .............................. 24
2.1. Quy định của pháp luật về thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của
người khác trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ............................................. 24
2.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn xác định “thủ đoạn gian dối chiếm
đoạt tài sản của người khác” trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ................ 27
1.3. Giải pháp nhằm áp dụng đúng “thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của
người khác” trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ........................................... 36
Kết luận Chương 2 ................................................................................................ 39
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những quyền quan trọng ln được pháp luật nói chung và pháp
luật hình sự nói riêng bảo vệ tránh sự xâm hại của các hành vi phạm tội là quyền sở
hữu. Trong thời gian qua các tội phạm xâm phạm sở hữu diễn ra rất phức tạp, gây
thiệt hại nghiêm trọng tài sản của nhà nước, tài sản của tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng
đến trật tự chung của xã hội. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội
xâm phạm sở hữu diễn biến theo chiều hướng ngày càng gia tăng, đây là loại tội
phạm xảy ra thường xuyên, với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, từ chủ thể thực
hiện tội phạm đến các đối tượng bị xâm hại đều rất đa dạng. Trong giai đoạn nền
kinh tế của đất nước đang phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, cơ chế quản lý và chính sách pháp luật khơng phải lúc nào cũng ngay lập tức
phù hợp với thực trạng nền kinh tế, do đó tình hình tội phạm có nhiều biến đổi, đặc
biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được thực hiện với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo
quyệt, chiếm đoạt tài sản có giá trị rất lớn, có những vụ án chiếm đoạt hàng chục tỷ
đồng của nhà nước, có nhiều trường hợp lợi dụng việc giao kết hợp đồng đầu tư,
hợp đồng vay vốn hoặc sử dụng cơng nghệ khoa học tiên tiến về vi tính, tin học để
làm thẻ tín dụng giả, tìm kiếm mật mã số tài khoản của người khác… nhằm lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Bộ luật hình sự do Nhà nước ban hành quy định các hành vi
nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định các chế tài tương ứng nhằm
trừng trị và giáo dục đối với người phạm tội cũng như răn đe, phòng ngừa chung đối
với tồn xã hội nhằm đấu tranh phịng, chống tội phạm bảo vệ lợi ích của nhà nước,
lợi ích của mọi tổ chức và lợi ích của cơng dân, góp phần duy trì trật tự trị an xã hội.
Tuy nhiên, trong từng điều luật cụ thể các nhà làm luật chỉ có thể quy định các dấu
hiệu đặc trưng cơ bản nhất của một cấu thành tội phạm, trong khi trên thực tế tội
phạm xảy ra với mn hình muôn vẻ, vô cùng đa dạng và phức tạp, tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản cũng vậy, chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự bởi những
dấu hiệu đặc trưng nhất. Do đó, việc nghiên cứu làm sáng rõ nội dung pháp lý các
dấu hiệu định tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS năm 2015,

đặc biệt là tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các dấu hiệu
định tội của tội phạm này là điều rất quan trọng nhằm góp phần áp dụng pháp luật
một cách đúng đắn khi xử lý người phạm tội, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới
loại bỏ tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng trong xã hội


2
hiện nay. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Dấu hiệu định tội của tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam" để làm luận văn tốt nghiệp
cao học Luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài “Dấu hiệu định tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo
luật hình sự Việt Nam”, có nhiều cơng trình nghiên cứu ở nhiều nhóm khác nhau:
- Các giáo trình luật hình sự của các cơ sở đào tạo luật như: (1) Trường Đại
học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội
phạm, Nxb Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, TP.HCM; (2) Trường Đại học Luật
Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội phạm, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội; (3) Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2012), Giáo trình Luật hình
sự Việt Nam- Phần Các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; (4) Lê Cảm (Chủ
biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm, Khoa Luật,
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội; ... Các giáo trình
này cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản về dấu hiệu định tội của tội lừa đảo
chiếm đoạt làm cơ sở tham khảo cho luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật
hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Các sách bình luận khoa học luật hình sự có đề cập đến tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản - có thể kể đến như : (1) Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ
luật Hình sự - Phần các tội phạm, Tập VIII, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh; (2) Nguyễn Đức Mai (2010), Bình luận khoa học
Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội; (3) Trần Văn Biên, Đinh Thế Hưng (2017), Bình luận khoa học Bộ luật hình

sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB. Thế Giới, Hà Nội; (4) Nguyễn
Đức Mai và những người khác (2018), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, sửa đổi,
bổ sung năm 2017, NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hòa
(Chủ biên) (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ
sung năm 2017, Quyển 2, Phần các tội phạm, NXB. Tư pháp, Hà Nội; (5) Phạm
Mạnh Hùng (2019), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi,
bổ sung năm 2017, Phần các tội phạm, NXB. Lao động, Hà Nội.... Các sách bình
luận này giúp cho việc nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản đầy đủ và chính xác hơn.


3
- Các luận văn, khóa luận tốt nghiệp có liên quan đến tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản có thể kể đến như: (1) Dương Thị Ngọc Thủy (2008), Đấu tranh phòng,
chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh; (2) Nguyễn Thị Thùy Dương
(2003), Đấu tranh phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.... Các tài liệu này chủ yếu đề cập
đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới góc độ tội phạm học nhưng vẫn có thể tham
khảo về dấu hiệu định tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Ngồi các cơng trình trên, cịn nhiều bài viết nghiên cứu các quy định về tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản được đăng trên các tạp chí chuyên ngành pháp lý, như: (1)
Nguyễn Văn Hiện (1999), “Một số vấn đề thực tiễn xét xử và vướng mắc trong việc
phân biệt giữa các tội phạm: "Lừa đảo chiếm đoạt...", "Lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt...”, Tịa án nhân dân, Số 1, tr.06-12; (2) Lê Đăng Doanh (2004), “Tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản liên quan đến lĩnh vực hồn thuế giá trị gia tăng”, Tịa án nhân
dân, Số 22, tr.27-29; (3) Lê Đăng Doanh (2004), “Tội lừa dối khách hàng (Điều 162)
trong mối quan hệ với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS)”, Tòa án nhân
dân, Số 22, tr.11-14; (4) Lê Đăng Doanh (2005), “Sự khác nhau giữa tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS) với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

(Điều 140 BLHS)”, Tòa án nhân dân, Số 24, tr.06-10; (5) Lê Đăng Doanh (2005),
“Phân biệt tội trốn thuế (Đ 161) (trong lĩnh vực thuế giá trị gia tăng) với tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản (Đ139 BLHS)”, Tòa án nhân dân, Số 16, tr.28-31; (6) Lê Văn
Luật (2005), “Về tình tiết "phạm tội có tính chất chun nghiệp" quy định trong
Chương XIV Bộ luật Hình sự năm 1999”, Kiểm sát, Số 21, tr.33-34; (7) Trần Công
Phàn (2006), “Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản trong các trường hợp có liên quan đến vi phạm hợp đồng”, Kiểm
sát, Số 20, tr. 3 – 8; (8) Mai Bộ (2007), “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Tòa án
nhân dân, Số 12, Tr.6-12; (9) Phan Văn Lãng (2009), “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trong hoạt động ngân hàng”, Ngân hàng, Số 20, tr.30-36; (10) Lê Quang Thành
(2015), “Hoàn thiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh đối với tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam”, Nhà nước và Pháp luật, Số
7 (327), tr. 53-58; (11) Phạm Thị Hồng Đào (2015), “Nguyễn Văn V chỉ phạm tội
"lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 139 BLHS”, Tòa
án nhân dân, Số 16, tr.40-43; (12) Võ Hải Phương (2015), “Một số ý kiến nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm liên quan đến


4
nhóm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản" trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”, Kiểm sát, Số 19, tr. 14-18; (13) Bùi Thị Lan
Hương (2017), “Một số nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, Khoa học Kiểm sát, Số 04 (17), tr. 42 –
46; (14) Lê Quang Thắng (2018), “Bình luận về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy
định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015”, Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Số 11, tr. 47 – 51; (15) Nguyễn Anh Tuấn (2020), “Dự báo và nhận diện các yếu
tố ảnh hưởng tới hiệu quả phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực
ngân hàng từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, Khoa học Kiểm sát, Số 02 (37), tr. 2833.... Các bài viết này, đề cập đến dấu hiệu định tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
ở các khía cạnh khác nhau và gợi ý cho tác giả các giải pháp để nâng cao hiệu quả áp
dụng các dấu hiệu định tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tóm lại, qua các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài: “Dấu hiệu định
tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam”, tác giả có một số
nhận xét sau: Những tài liệu khoa học trên đây đều có phạm vi nghiên cứu rộng
hoặc nghiên cứu chuyên sâu theo một vài góc độ, phương diện nhất định liên quan
đến đề tài. Trong đó, các tác giả đi sâu nghiên cứu về các vấn đề lý luận mà chưa
đánh giá từ góc độ thực tiễn, phân tích các vụ án thực tế để tìm ra những khó khăn,
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng tội phạm này. Đồng thời, các công trình trên đa
số đều nghiên cứu về quy định của BLHS năm 1999 và các cơng trình nghiên cứu
các quy định của BLHS năm 2015 về dấu hiệu định tội của tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản cịn rất ít.
Vì vậy, việc nghiên cứu sâu hơn những quy định của BLHS năm 2015 về
“Dấu hiệu định tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam”,
đặc biệt là phân tích đánh giá thực trạng giải quyết các vụ án về sở hữu nói chung,
các vụ án về dấu hiệu định tội tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng là cần thiết và
có ý nghĩa đối với cơng tác đấu tranh ngăn chặn, phịng chống tội phạm, góp phần
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về các
dấu hiệu định tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới khía cạnh lập pháp hình sự
và áp dụng chúng trong thực tiễn xét xử để tìm ra những khó khăn, vướng mắc, bất


5
cập; từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hồn thiện các quy định về dấu hiệu định
tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Phân tích, đánh giá việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án
về dấu hiệu định tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra ở các địa phương; từ

đó, tìm ra những vấn đề mà các Cơ quan tiến hành tố tụng còn vướng mắc trong
việc áp dụng dấu hiệu định tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Từ việc tìm ra những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, tác giả luận văn
sẽ kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về dấu hiệu định
tội tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các quy định của Bộ luật Hình sự và thực tiễn áp dụng quy
định của BLHS năm 2015 về dấu hiệu định tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng dấu hiệu định tội
của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên phạm vi cả nước.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu nội dung đề tài thông qua các bản án xử
lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ năm 2015 đến năm 2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin với phép duy vật biện chứng, các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà
nước về đấu tranh phịng, chống tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để phân tích, đánh giá các vụ
án xét xử trong thực tiễn và đánh giá các quy định của pháp luật. Qua đó, phân tích quy


6
định của pháp luật hình sự hiện hành về các vấn đề liên quan đến dấu hiệu định tội của
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ yếu là quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 và các
văn bản pháp luật có liên quan. Phương pháp tổng hợp được sử dụng song song với
phương pháp phân tích để tổng hợp và khái quát kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp bình luận án được sử dụng để bình luận các bản án trong thực

tiễn xét xử vào nội dung đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng để tìm hiểu điểm tương đồng và khác
biệt trong việc xử lý hình sự giữa các các bản án về dấu hiệu định tội của tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Trên cơ sở thực tiễn, tổng kết đánh giá
những kết quả, tài liệu thu được từ thực tiễn, đặc biệt là qua hệ thống các báo cáo
tình hình cơng tác năm của các cơ quan tiến hành tố tụng để tìm ra những khó khăn,
vướng mắc.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của Luận văn đã chỉ ra được những vướng mắc trong
thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS năm 2015 về dấu hiệu định tội của tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản; từ đó, đưa ra các kiến nghị có cơ sở lý luận và thực tiễn để
giải quyết các vướng mắc đó. Vì vậy, kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để
tham khảo trong việc hồn thiện pháp luật, cũng có thể sử dụng để các Cơ quan tiến
hành tố tụng nâng cao chất lượng áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản.
Những kết quả nghiên cứu của Luận văn đạt được cịn có thể làm tài liệu
tham khảo cho các học viên khác và cho những người có quan tâm trong q trình
cơng tác, học tập và nghiên cứu.
7. Kết cấu của Luận văn:
Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm 02
chương:
Chương 1. Hành vi chiếm đoạt tài sản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Chương 2. Thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trong tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản.


7
CHƯƠNG 1
HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
1.1. Quy định của pháp luật về hành vi chiếm đoạt tài sản của tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015
được xây dựng trên trên cơ sở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139
BLHS năm 1999 (sửa đổi năm 2009).
Khoản 1 Điều 174 BLHS năm 2015 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá
từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn
vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168,
169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn
vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Dựa vào khái niệm tội phạm được quy định trong BLHS có thể đưa ra khái
niệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là
hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý bằng cách dùng thủ đoạn
gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.
+ Hành vi khách quan của tội phạm là những xử sự có ý thức và ý chí của
con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội1. Hành vi khách quan của tội lừa đảo
Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần chung”,
Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr. 115, 116.
1



8
chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác để tạo cho
mình khả năng định đoạt tài sản một cách gian dối. Hành vi khách quan của tội
phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng cách dùng thủ
đoạn gian dối làm cho chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản tin nhầm, tưởng giả là
thật mà trao tài sản cho người phạm tội. Trên cơ sở đó, chúng ta có khái niệm về
hành vi chiếm đoạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Hành vi chiếm đoạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển dịch
trái pháp luật tài sản do người khác quản lý thành tài sản của mình bằng thủ đoạn
gian dối.
Từ khái niệm nêu trên cho thấy hành vi chiếm đoạt tài sản của tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản có các đặc điểm sau:
- Thứ nhất, hành vi chiếm đoạt tài sản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là
hành vi làm cho chủ tài sản mất khả năng thực tế thực hiện quyền sở hữu đối với tài
sản, đồng thời tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện các quyền này. Về mặt thực
tế, chiếm đoạt tài sản là một quá trình vừa làm cho chủ tài sản mất khả năng thực tế
thực hiện các quyền sở hữu tài sản, vừa tạo cho người chiếm đoạt có tài sản đó. Nếu
một hành vi làm cho chủ tài sản mất khả năng thực tế thực hiện quyền chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt tài sản nhưng khơng ai có tài sản này thì không phải là hành vi
chiếm đoạt tài sản (như hành vi đốt tài sản của người khác). Về mặt pháp lý, hành vi
chiếm đoạt tài sản không làm cho chủ tài sản mất quyền sở hữu của mình, đồng thời
cũng khơng tạo cho người phạm tội có quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Hành vi chiếm đoạt tài sản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài được biểu hiện ở
hai hình thức cụ thể như sau:
Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang thuộc chiếm hữu của chủ tài sản hay thuộc sự
quản lý của người có trách nhiệm thì hình thức biểu hiện cụ thể của hành vi chiếm
đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối. Khi nhận được tài sản cũng là lúc
người phạm tội đã làm chủ được tài sản định chiếm đoạt và người bị lừa dối đã hết

khả năng quản lý tài sản đó trên thực tế. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được coi là
hoàn thành tại thời điểm này.
Nếu tài sản bị chiếm đoạt thuộc chiếm hữu, quản lý của người phạm tội thì
hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao
đủ, giao đúng chủng loại cho người bị lừa dối. Khi người bị lừa không thể nhận


9
hoặc nhận nhầm cũng là lúc người có hành vi lừa đảo đã làm chủ tài sản bị chiếm
đoạt và người bị lừa dối đã mất tài sản đó. Tội phạm được coi là hoàn thành vào
thời điểm này.
- Thứ hai, tài sản bị chiếm đoạt phải đang có người quản lý.
Nếu tài sản đã thoát ly khỏi sự quản lý, chiếm hữu của chủ tài sản (tài sản bị
thất lạc) thì khơng phải là đối tượng tác động của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
vì người phạm tội khơng có hành vi "chiếm” lấy tài sản. Thơng thường tài sản bị
chiếm đoạt đang có người quản lý hợp pháp (chủ tài sản, người được chủ tài sản
giao cho quản lý tài sản, hoặc do pháp luật quy định). Tuy nhiên, tài sản bị chiếm
đoạt có thể đang trong sự quản lý bất hợp pháp của một chủ thể. Ví dụ: B trộm cắp
xe máy của A. C lừa đảo chiếm đoạt xe máy đó. Như vậy chiếc xe máy do C chiếm
đoạt đang trong sự quản lý bất hợp pháp của B.
- Thứ ba, hành vi chiếm đoạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực
hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Việc nghiên cứu về hành vi chiếm đoạt tài sản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản có ý nghĩa trong việc phân biệt các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
với các tội phạm khơng có tính chất chiếm đoạt và phân biệt các tội phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt với các quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế (không phải là
tội phạm).
Như vậy, hành vi chiếm đoạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xét về mặt
khách quan là hành vi làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, tạo cho người chiếm đoạt có thể thực

hiện được việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó. Xét về mặt thực tế là
quá trình vừa làm cho chủ tài sản mất tài sản, vừa làm cho người chiếm đoạt có
được tài sản đó. Q trình này xét về mặt pháp lý khơng làm cho chủ sở hữu mất
quyền sở hữu mà chỉ làm mất khả năng thực tế thực hiện các quyền cụ thể của
quyền sở hữu.
1.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng hành vi chiếm đoạt tài
sản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
trước hết người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản nên mới đưa ra thông tin gian


10
dối để chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản tin đó là sự thật, sau đó mới có hành vi
nhận tài sản do chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản tự nguyện trao chiếm đoạt tài
sản của họ. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử cho thấy có một số vướng mắc trong
thực tiễn xác định hành vi chiếm đoạt tài sản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Để làm rõ những vấn đề còn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng dấu hiệu
định tội là hành vi chiếm đoạt tài sản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tác giả đưa
ra một vài vụ án điển hình để chứng minh như sau:
- Vụ án thứ nhất
Bản án số 196/2018/HS-ST ngày 15/11/2018 của TAND TP Lạng Sơn, tỉnh
Lạng Sơn.
* Nội dung vụ án:
Khoảng 20 giờ ngày 04/9/2018 Mạc Sơn A đến quán game K đường T,
phường C, thành phố L để chơi game "Tài sửu lắc xúc xắc" khoảng 30 phút sau thì
thua hết tiền ảo trong tài khoản game, nếu muốn chơi tiếp thì phải có tiền thật
chuyển vào thành tiền ảo. Quan sát xung quanh thấy anh Hoàng P là bạn bè quen
biết cũng đang ngồi chơi game tại quán. Mạc Sơn A liền nảy sinh ý định chiếm đoạt
chiếc xe mô tơ của anh Hồng P đem đi cầm cố lấy tiền để chơi game tiếp. Mạc Sơn
A đi đến chỗ anh Hoàng P đang ngồi chơi điện tử hỏi mượn xe mơ tơ và nói ra

ngồi có chút việc. Do quen biết nhau từ trước nên anh Hoàng P tin tưởng và đồng
ý cho Mạc Sơn A mượn xe. Mạc Sơn A điều khiển xe mô tô đến quán game T
đường N, phường T, thành phố L tìm người giúp mang xe đi cầm cố. Tại đây, Mạc
Sơn A gặp Vi Văn C là bạn chơi điện tử ở ngoài xã hội nhờ mang xe đi cầm cố lấy
tiền rồi chuyển vào tài khoản game của Vi Văn C cho Mạc Sơn A mượn để chơi
game. Do tin tưởng Mạc Sơn A, anh Vi Văn C đã đem chiếc xe mơ tơ của Mạc Sơn
A đến nhà bà Hồng Thị L cầm cố lấy 4.500.000 đồng rồi chuyển vào tài khoản của
mình cho Mạc Sơn A mượn chơi game. Đến 22 giờ 30 phút cùng ngày thì Mạc Sơn
A thắng được 5.600.000 đồng. Mạc Sơn A bảo Vi Văn C đi rút 4.500.000 đồng
trong tài khoản game ra đi chuộc xe mô tô vừa cầm cố về giao cho Mạc Sơn A tại
quán T sau đó Vi Văn C về nhà ngủ. Mạc Sơn A tiếp tục chơi game đến 06 giờ ngày
05/9/2018 lại thua hết tiền game, Mạc Sơn A lại nhờ Vi Văn C mang xe đi cầm cố
với bà Hoàng Thị L được 4.500.000 đồng và nạp tiếp vào tài khoản chơi game cho


11
Mạc Sơn A 4.220.000 đồng để chơi game, số tiền còn lại để chi tiêu cá nhân. Mạc
Sơn A ngồi chơi game đến 14 giờ ngày 05/9/2018 thì thua hết tiền.
Bản án số 196/2018/HS-ST ngày 15/11/2018 của TAND thành phố Lạng
Sơn, tỉnh Lạng Sơn tuyên bố Mạc Sơn A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
* Nhận xét, đánh giá và vướng mắc đặt ra từ vụ án:
Trong vụ án trên, HĐXX xác định “Mạc Sơn A liền nảy sinh ý định chiếm
đoạt chiếc xe mô tô của anh Hoàng P đem đi cầm cố lấy tiền để chơi game tiếp”
nên kết luận bị cáo A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, tác giả cho rằng trong vụ án trên, cần làm rõ hành vi chiếm đoạt
của bị cáo. Việc bị cáo mang xe của bị hại đi cầm cố có phải hành vi chiếm đoạt hay
chỉ là hành vi sử dụng trái phép tài sản chưa được làm rõ. Giả định bị cáo A mang
xe của bị hại đi cầm cố lấy tiền tiêu xài rồi sau đó “chuộc” xe về trả cho bị hại thì rõ
ràng hành vi này khơng phải chiếm đoạt mà chỉ là sử dụng trái phép tài sản. Thực tế
diễn biến của vụ án cũng cho thấy A cũng có “chuộc” xe về: “Đến 22 giờ 30 phút

cùng ngày thì Mạc Sơn A thắng được 5.600.000 đồng. Mạc Sơn A bảo Vi Văn C đi
rút 4.500.000 đồng trong tài khoản game ra đi chuộc xe mô tô vừa cầm cố về giao
cho Mạc Sơn A”.
Như vậy, cần phải phân định rõ ranh giới giữa hành vi chiếm đoạt của tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản và hành vi sử dụng trái phép tài sản. Chiếm đoạt tài sản là
hành vi cố ý chuyển biến trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của người
khác thành tài sản của mình (đã phân tích ở Mục 1.1). Cịn sử dụng trái phép tài sản
là hành vi của người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có
giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xố án tích mà
cịn vi phạm. Hành vi sử dụng trái phép tài sản cũng xâm phạm quyền sở hữu tài
sản, nhưng nó khơng xâm phạm đến quyền định đoạt tài sản mà chỉ xâm phạm
quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Đây cũng là điểm khác
biệt của tội sử dụng trái phép tài sản với các tội xâm phạm sở hữu khác, trong đó có
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hành vi sử dụng trái phép tài sản là hành vi khai thác công dụng, hưởng hoa
lợi, lợi tức do tài sản đem lại mà không được sự đồng ý của chủ tài sản trong một
khoảng thời gian nhất định. Hành vi sử dụng trái phép tài sản không làm cho chủ tài


12
sản mất đi tài sản đó. Người phạm tội chỉ tự ý sử dụng tài sản của người khác trong
một khoảng thời gian nhất định, sau đó lại trả về cho chủ tài sản (như tự ý lái ô tô
của người khác đi chở hàng thuê, sau đó lại trở về chỗ cũ) hoặc người phạm tội tự ý
sử dụng tài sản thuộc phạm vi quản lý của mình khơng đúng quy định (như thuyền
trưởng tự ý lấy tàu của xí nghiệp đi chở hàng thuê lấy tiền cho cá nhân). Chủ tài sản
chỉ tạm thời mất khả năng chiếm hữu, sử dụng tài sản của mình trong khoảng thời
gian nhất định, sau đó họ lại có được tài sản. Đây là điểm khác biệt giữa hành vi sử
dụng trái phép tài sản với các hành vi phạm tội có tính chất chiếm đoạt.
Do vậy, trong vụ án trên, để xác định A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(có hành vi chiếm đoạt tài sản) thì cần chứng minh A có hành vi cố ý chuyển biến
trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của người khác thành tài sản của mình.
Hay nói cách khác, A đã thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản đó (ví dụ như
bán xe, cầm cố mà khơng chuộc lại,…) chứ không phải là hành vi sử dụng trái
phép tài sản.
Từ vụ án này, thực tiễn áp dụng pháp luật hình vi chiếm đoạt tài sản của tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho thấy vướng mắc cần được giải quyết là cần có hướng
dẫn để phân biệt hành vi chiếm đoạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với hành vi
sử dụng trái phép tài sản.
- Vụ án thứ hai
Bản án số 13/2019/HSST ngày 30/01/2019 của TAND huyện Hoằng Hóa,
tỉnh Thanh Hóa.
* Nội dung vụ án
Vào khoảng 7h10’ ngày 28/8/2018, Nguyễn Ngọc H ở nhà điện thoại cho
hãng Taxi Mai Linh để đi Hậu Lộc. Nhận được điện thoại cơng ty Taxi đã điều
động Lê Đình B – SN 1991 ở thôn 6, xã X, huyện H, tỉnh T lái xe của cơng ty đón
H chở đi xuống huyện L để chơi. Đến 14h cùng ngày H nói với anh B chở về nhà
theo hướng từ huyện L đi xã K. Khi đi đến quán cắt tóc của anh Lê Đình S – SN
1972 ở thơn 3, xã N, huyện H, H nói với anh B dừng xe để vào lấy dáy tai. (Do
trước đây H đi bán vôi rong và hay vào quán anh S cắt tóc). Sau khi lấy dáy tai
xong H quan sát thấy chiếc xe máy nhãn hiệu HONDA Dream BKS 36B2 – 50032
của chị Vũ Thị C (vợ anh S) dựng trước cửa quán nên H nảy sinh ý định chiếm đoạt
chiếc xe trên. H nói dối anh S mượn chiếc xe máy 5 phút để lấy tiền nợ trong làng.


13
Anh S nói với vợ là Vũ Thị C – SN 1973 đưa chìa khóa xe cho H. Chị C cầm chìa
khóa xe đưa cho H và dặn H đi nhanh để chị đi có việc. Sau khi chiếm đoạt được xe
môtô của chị C, H điều khiển lên thành phố Thanh Hóa để cầm cố nhưng vì khơng
có giấy tờ, đăng ký xe nên không cầm cố được. Đến ngày 10/9/2018 H điều khiển

xe mô tô BKS 36B2 – 50032 đến nhà anh Lê Hải S – SN 1975 ở phố T, phường N,
thành phố chơi thì gặp Lê Xuân T – SN 1978 ở xã P, huyện H, tỉnh T. H nói với T
cho vay 4.000.000 đồng hẹn 1 tuần sẽ trả. T đồng ý và H viết giấy vay tiền, H giao
xe môtô Dream BKS: 36B2 – 50032 cho T. Số tiền trên H đã đem đi chi tiêu sử
dụng cá nhân hết.
Không thấy Nguyễn Ngọc H trả xe, anh S điện thoại nhiều lần không được
nên anh S đã đến công an xã T - huyện H tố giác hành vi phạm tội của Nguyễn
Ngọc H. Nhận được đơn trình báo của bị hại là anh Lê Đình S, Cơng an xã T đã báo
cáo cơ quan điều tra công an huyện H; Cơ quan điều tra Công an H đã tiến hành xác
minh, ra thông báo truy tìm vật chứng. Biết chiếc xe là vật chứng của vụ án nên
ngày 20/9/2018 Lê Xuân T đã tự nguyện giao nộp chiếc xe mô tô biển số: 36B250032 cho cơ quan điều tra Công an huyện Hoằng Hóa kèm theo giấy vay tiền là
vật chứng của vụ án.
Bản án số 13/2019/HSST ngày 30/01/2019 của TAND huyện Hoằng Hóa, tỉnh
Thanh Hóa tuyên bố bị cáo Nguyễn Ngọc H phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
* Nhận xét, đánh giá và vướng mắc đặt ra rừ vụ án:
Tương tự như vụ án thứ nhất, trong vụ án trên, HĐXX xác định “H quan sát
thấy chiếc xe máy nhãn hiệu HONDA Dream BKS 36B2 – 50032 của chị Vũ Thị C
(vợ anh S) dựng trước cửa quán nên H nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe trên. H
nói dối anh S mượn chiếc xe máy 5 phút để lấy tiền nợ trong làng” rồi sau đó mang
xe đi cầm cố, nghĩa là gian dối rồi có hành vi chiếm đoạt tài sản nên kết luận bị cáo
A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, tác giả cho rằng trong vụ án trên, cần làm rõ hành vi chiếm đoạt
của bị cáo. Việc bị cáo mang xe của bị hại đi cầm cố có phải hành vi chiếm đoạt hay
chỉ là hành vi sử dụng trái phép tài sản chưa được làm rõ. Giả định bị cáo A mang
xe của bị hại đi cầm cố lấy tiền tiêu xài rồi sau đó “chuộc” xe về trả cho bị hại thì rõ
ràng hành vi này khơng phải chiếm đoạt mà chỉ là sử dụng trái phép tài sản. Như
vậy, cần phải phân định rõ ranh giới giữa hành vi chiếm đoạt và hành vi sử dụng trái


14

phép tài sản. Chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển biến trái pháp luật tài sản
đang thuộc sự quản lý của người khác thành tài sản của mình (đã phân tích ở mục
1). Cịn sử dụng trái phép tài sản là hành vi của người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái
phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm.
Do vậy, trong vụ án này để xác định H phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(có hành vi chiếm đoạt tài sản) thì cần chứng minh H có hành vi cố ý chuyển biến
trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của người khác thành tài sản của mình.
Hay nói cách khác, A đã thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản đó (ví dụ như bán
xe, cầm cố mà không chuộc lại,…) chứ không phải là hành vi sử dụng trái phép tài
sản. Ngày 10/9/2018, H mang xe đi cầm cố cho Lê Xuân T, hẹn 1 tuần sẽ trả. Đến
ngày 20/9/2018, Lê Xuân T đã tự nguyện giao nộp chiếc xe mô tô biển số: 36B250032 cho Cơ quan điều tra Công an huyện Hoằng Hóa kèm theo giấy vay tiền là
vật chứng của vụ án. Như vậy, Cơ quan tiến hành tố tụng cần làm rõ thêm là đến
hạn trả số tiền vay, H có trả nợ khơng, có chuộc xe về để trả lại cho bị hại hay
không? Hay vụ việc bị phát hiện trước khi đến hạn trả nợ nên chưa chứng minh
được bị cáo có chiếm đoạt hay không, hay chỉ là hành vi sử dụng trái phép tài sản?
Tương tự như vụ án thứ nhất, thực tiễn áp dụng pháp luật hình vi chiếm đoạt
tài sản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho thấy vướng mắc cần được giải quyết là
cần có hướng dẫn để phân biệt hành vi chiếm đoạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
với hành vi sử dụng trái phép tài sản trong trường hợp cầm cố tài sản mà chưa hết
thời hạn cầm cố thì có coi là hành vi chiếm đoạt tài sản hay không?
* Vụ án thứ ba
Bản án số 24/2015/HSPT ngày 27/01/2015 của Tòa án phúc thẩm TAND tối
cao tại thành phố Hồ Chí Minh.
* Nội dung vụ án:
Nguyễn Thị Hiền được tuyển dụng làm nhân viên giao dịch tại Cơng ty Bưu
chính phát hành thuộc Bưu điện tỉnh Bình Thuận. Trong thời gian cơng tác tại Bưu
điện tỉnh, từ tháng 8/2008 Hiền bắt đầu vay mượn tiền của một số người trong cơ
quan và bên ngồi cơ quan để góp vốn với người thân trong gia đình kinh doanh cà

phê tại thành phố Phan Thiết và đầu tư trồng cây bơng tại huyện Bắc Bình, tỉnh


15
Bình Thuận. Khi vay tiền, Hiền thỏa thuận trả lãi xuất và thực hiện việc trả lãi xuất
đầy đủ. Sau một thời gian Hiền rút vốn không kinh doanh cà phê nữa. Riêng việc
trồng cây bông bị chết nhiều và thua lỗ, khơng cịn khả năng trả các khoản nợ đã
vay nên Hiền nảy sinh ý định vay tiền của người này để trả nợ cho người khác,
đồng thời giữ lại một số tiêu xài cá nhân. Để các bị hại tin và cho vay tiền, Hiền đã
dùng thủ đoạn nói dối như vay tiền để làm ăn nhưng khơng nói rõ để làm gì, hoặc
vay tiền để đầu tư mua đất hoặc mua thêm đất làm dự án khai thác titan tại huyện
Bắc Bình, khi bán đất dự án sẽ thu lợi nhuận rất cao; đồng thời Hiền tự đưa ra lãi
suất 3 – 7,5%/tháng (càng về sau thì lãi suất càng tăng cao). Hiền còn dặn một số
bị hại đừng nói cho ai biết việc Hiền vay tiền của họ. Các bị hại tin tưởng Hiền nói
thật, vì là người cùng cơ quan, mặt khác họ cũng ham lãi cao nên đã cho Hiền vay
tiền. Mỗi lần đưa tiền cho Hiền đa số họ đều yêu cầu Hiền viết giấy vay tiền để họ
nắm giữ. Nhưng cũng có một số người cũng cho Hiền vay nhiều lần nhưng khơng
u cầu viết giấy, đến tháng 7/2012 thấy Hiền có dấu hiệu vỡ nợ thì họ mới yêu cầu
Hiền viết giấy nhận nợ. Thời gian đầu Hiền trả lãi đầy đủ, đúng như cam kết nên đã
tạo được niềm tin cho các bị hại, do đó khi Hiền cần vay bao nhiêu thì các bị hại
cho vay bấy nhiêu. Cũng có những người khơng muốn cho Hiền vay thêm thì Hiền
liên tục gọi điện hỏi vay tạm 1, 2 tháng rồi sẽ trả đầy đủ cả gốc và lãi. Vì nể nang
nên họ cũng cho Hiền vay tiếp. Nhưng khi đến hẹn Hiền không trả tiền mà cứ trả lãi
để kéo dài thời gian vay. Có người khơng cịn tiền để cho Hiền vay thì Hiền bảo đi
vay người thân giùm cho Hiền hoặc đứng tên vay Ngân hàng giùm Hiền và Hiền sẽ
có trách nhiệm trả nợ. Một số bị hại yêu cầu Hiền phải có tài sản thế chấp thì mới
cho vay tiền nên Hiền đã mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người thân
trong gia đình thế chấp cho họ để làm tin nhằm vay được tiền. Đến tháng 8/2012
Hiền ngưng trả lãi nên các bị hại nghi ngờ Hiền nói dối và hỏi ra thì mới biết Hiền
vay tiền của rất nhiều người trong cơ quan chứ không phải vay riêng của một ai.

Lúc này mọi người mới biết mình bị lừa và ráo riết đòi nợ nhưng Hiền cứ hứa hẹn
lần này, lượt khác, rồi lẫn tránh (gọi điện không bắt máy, nhắn tin không trả lời)
nên họ đã làm đơn tố cáo gửi đến Cơ quan điều tra.
Với phương thức, thủ đoạn phạm tội nêu trên, từ tháng 7/2008 đến tháng
9/2012 Nguyễn Thị Hiền đã lừa 26 người để vay 4.673.000.000 đồng, sau đó trả lại
cho họ được 1.590.963.700 đồng (gồm 208.256.7000 đồng tiền nợ gốc và
1.382.707.000 đồng tiền lãi), còn lại 3.082.036.300 đồng Hiền chiếm đoạt cá nhân.


16
Bản án hình sự sơ thẩm số 41/2014/HSST ngày 22, 23/7/2014 của Tịa án
nhân dân tỉnh Bình Thuận tun bố bị cáo Nguyễn Thị Hiền phạm tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
* Nhận xét, đánh giá và vướng mắc đặt ra:
Trong vụ án trên, Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo Nguyễn Thị Hiền đã
dùng thủ đoạn gian dối là nói dối những người bị hại để họ tin rằng bị cáo vay tiền
để làm ăn, mua đất, làm dự án nên đã đưa tiền cho bị cáo vay. Nhưng thực chất bị
cáo vay của người này trả cho người khác, vay để tiêu xài cá nhân và khơng có khả
năng chi trả; từ đó kết luận bị cáo có hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền
3.082.036.300 đồng và tuyên bố bị cáo Nguyễn Thi Hiền phạm tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Tuy nhiên, tác giả cho rằng trong vụ án trên Tòa án chưa xác định rõ thời
điểm bị cáo Hiền có ý thức chiếm đoạt tiền của từng người bị hại vào lúc nào?
Trong tổng số tiền 3.082.036.300 đồng chưa trả cho các bị hại thì Hiền vay mượn
có thỏa thuận đơn thuần là quan hệ dân sự là bao nhiêu, còn dùng thủ đoạn gian dối
để chiếm đoạt là bao nhiêu chưa được làm rõ. Như vậy, Cơ quan điều tra cần làm rõ
ý thức chiếm đoạt, mức độ phạm tội của bị cáo, làm rõ từng khoản tiền và từng giao
dịch vay mượn, chiếm đoạt của bị cáo đối với từng bị hại mới có đủ căn cứ để định
tội, lượng hình đối với bị cáo Nguyễn Thị Hiền.
Vụ án này đặt ra vướng mắc cần giải quyết là làm thế nào để xác định thời

điểm này sinh ý thức chiếm đoạt tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của
tội lừa đảo để phân biệt với các trường hợp quân hệ dân sự, kinh tế?
- Vụ án thứ tư
Bản án số 11/2011/HSST ngày 28/03/2011 của TAND tỉnh Bình Định.
* Nội dung vụ án:
Vợ chồng Diệp Thị Tuyết Sang và Nguyễn Văn Nhánh ở Phú Kim, Cát
Trinh, Phù Cát, Bình Định do quen biết với bà Nguyễn Thị Liên ở Bình Long, Mỹ
Hiệp, Phù Mỹ nên đã nhiều lần vay tiền của bà Liên với lãi suất cao đem cho người
khác vay lại để hưởng lãi suất chênh lệch và sử dụng chi tiêu cá nhân dẫn đến mất
khả năng thanh toán. Từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 07 năm 2008 để có tiền trả
nợ cho bà Liên, vợ chồng Sang – Nhánh đã nói dối với bà Lê Thị Hạnh, Lê Thị


17
Tuyết Mai, Nguyễn Thị Tuyết Anh, Trần Thị Mùi và Phạm Thị Thanh Thủy là vay
để cho người khác vay lại hưởng lãi suất chênh lệch và đáo hạn ngân hàng nhưng
khi nhận được tiền vay, vợ chồng Sang - Nhánh chiếm đoạt tổng cộng
2.294.000.000 đồng để trả nợ cũ và chi tiêu cá nhân trong gia đình. Trong đó, Diệp
Thị Tuyết Sang chiếm đoạt số tiền 1.540.100.000 đồng, Diệp Thị Tuyết Sang và
Nguyễn Văn Nhánh chiếm đoạt 583.000.000 đồng. Ngồi ra, các bị cáo cịn cho 08
người khác vay lại với số tiền 1.192.000.000 đồng. Sau khi dùng thủ đoạn gian dối
để vay được tiền của nhiều người trả nợ cũ cho bà Liên, Vợ chồng Sang – Nhánh
tiếp tục vay tiền của bà Liên 12 lần với tổng số tiền 2.630.000.000 đồng, chỉ trả
được 125.200.000 đồng tiền lãi, 42.000.000 đồng tiền gốc, số tiền còn lại
2.462.800.000 đồng bội tín chiếm đoạt tiền vợ chồng Sang – Nhánh bỏ trốn khơng
trả. Ngồi ra, các bị cáo cịn cho 08 người khác vay lại với số tiền 1.192.000.000
đồng, nên buộc những người còn nợ tiền trả lại cho hai bị cáo. Hành vi phạm tội của
các bị cáo nêu trên đã phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với tình tiết chiếm
đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên nên tội phạm và hình phạt được
quy định tại điểm a khoản 4 Điều 139 BLHS với mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20

năm, tù chung thân; và tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” với tình tiết
chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên nên tội phạm và hình
phạt được quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 140 BLHS với mức hình phạt tu từ 12
năm đến 20 năm, tù chung thân.
* Nhận xét, đánh giá và vướng mắc đặt ra từ vụ án:
Trong vụ án trên, có hai vấn đề mà Tòa án chưa làm rõ: Một là, việc bị cáo
“bỏ trốn” và “khơng trả” lại số tiền mà trước đó họ đã vay có phải “để chiếm đoạt
tài sản” hay không? Hai là, thời điểm các bị cáo vay tiền của bà Liên 12 lần với
tổng số tiền 2.630.000.000 đồng thì các bị cáo đã thực tế mất khả năng chi trả
trước đó, nhưng các bị cáo vẫn tiếp tục vay bà Liên 12 lần, vậy tại thời điểm vay
tiền, các bị cáo đã có ý định chiếm đoạt tài sản của nạn nhân khơng? Đây chính là
căn cứ để phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, Tịa án đã khơng làm rõ thời điểm phát sinh ý định
chiếm đoạt tài sản của các bị cáo mà vẫn kết luận họ phạm tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản.
Vấn đề vướng mắc đặt ra từ vụ án này cũng làm rõ thời điểm phát sinh ý định
chiếm đoạt tài sản của các bị cáo để xác định hành vi chiếm đoạt của tội lừa đảo


18
chiếm đoạt tài sản và phân biệt nó với trường hợp phạm tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản.
1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hành vi chiếm đoạt của tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản
Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trước hết người phạm tội có ý định
chiếm đoạt tài sản nên mới đưa ra thông tin gian dối để người quản lý tài sản tin đó
là sự thật, sau đó mới có hành vi nhận tài sản do người quản lý tài sản tự nguyện
trao chiếm đoạt tài sản của họ. Người phạm tội phải có hành vi chiếm đoạt: Được
hiểu là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ
tài sản thành tài sản của mình.

Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử cịn tồn tại những trường hợp cơ quan tiến
hành tố tụng chưa làm rõ được hành vi chiếm đoạt tài sản của tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản như đã nêu ở Mục 1.2 của Luận văn, gồm các vướng mắc:
- Thứ nhất, vẫn còn tồn tại những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng chưa
làm rõ được hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội, có khả năng nhầm lẫn
với các trường hợp khác dẫn đến định tội danh sai.
- Thứ hai, do nhận thức khác nhau giữa khơng thừa nhận nghĩa vụ trả nợ với
mục đích chiếm đoạt tài sản nên dẫn đến có quan điểm khác nhau trong việc kết
luận có tội hay khơng có tội. Trường hợp người thực hiện hành vi gian dối khơng
thừa nhận có mục đích chiếm đoạt tài sản thì việc xác định mục đích chiếm đoạt
thường có ý kiến khác nhau, trong đó có quan điểm cho rằng người không thừa
nhận nghĩa vụ trả nợ nghĩa là họ không có mục đích chiếm đoạt tài sản, mà khơng
có mục đích chiếm đoạt tài sản thì khơng xử lý hình sự mà chỉ xử lý bằng giao dịch
dân sự, kinh tế. Chẳng hạn, đối với trường hợp hợp đồng vay tiền (khơng có tài sản
đảm bảo) để đầu tư kinh doanh, đáo nợ ngân hàng, chữa bệnh,... nhưng thực tế lại
sử dụng vào mục đích khác như trả nợ cho người khác, cho vay lấy lãi cao hơn, chi
tiêu cá nhân,... khi đến hạn hoặc khi có nhu cầu trả nợ khơng trả lại tiền đã vay có
được coi là hành vi gian dối hay khơng cịn nhiều quan điểm khác nhau.
Thứ ba, chứng cứ đánh giá việc chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản thường chủ yếu thông qua lời khai của người bị hại, nhân chứng, bị can
và những người tham gia tố tụng khác mà ít khi có chứng cứ vật chất trực tiếp. Vì
vậy, việc chứng minh ý thức chiếm đoạt của người phạm tội trong thực tiễn còn gặp


19
nhiều khó khăn, bởi lẽ ý thức chủ quan của người phạm tội là do chính họ khai báo
và thực tế cho thấy chỉ khi người phạm tội khai báo, thừa nhận mới xác định được.
* Nguyên nhân của các vướng mắc trong thực tiễn trong việc xác định đúng
hành vi chiếm đoạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài xuất phát từ các lý do sau:
- Thứ nhất, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về hành vi chiếm

đoạt tài sản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dẫn đến việc xác định hành vi này còn
nhiều lúng túng.
- Thứ hai, do đặc điểm phức tạp của hành vi phạm tội, cụ thể: để xác định
hành vi chiếm đoạt tài sản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần phải xác định rõ có
hay khơng có ý thức chiếm đoạt tài sản của người phạm tội, vì thời điểm xuất hiện ý
thức chiếm đoạt tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản. Bởi nếu người phạm tội chỉ có thủ đoạn gian dối nhưng khơng có ý thức
chiếm đoạt tài sản thì khơng phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tùy trường hợp
cụ thể người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái
phép tài sản hay chỉ là quan hệ dân sự, kinh tế. Tuy nhiên, ý thức chủ quan của
người phạm tội chỉ có thể được xác định thông qua lời khai hoặc các chứng cứ khác
nên rất khó xác định, nhất là trong trường hợp người phạm tội không thừa nhận việc
lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Thứ ba, do năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người tiến hành
tố tụng khác nhau nên có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau về hành vi chiếm
đoạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không
thống nhất.
Trên cơ sở nguyên nhân của các vướng mắc nêu trên, tác giả xin đề xuất một
số giải pháp cụ thể nhằm xác định đúng hành vi chiếm đoạt của tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản theo các hướng như sau:
- Thứ nhất, kiến nghị TAND tối cao ra văn bản hướng dẫn khái niệm hành
vi chiếm đoạt tài sản trong Chương các tội xâm phạm sở hữu (Chương XVI) của
BLHS năm 2015 để làm căn cứ phân biệt với các dạng hành vi khách quan khác.
Cụ thể là:
Hành vi chiếm đoạt tài sản quy định trong các tội phạm tại từ Điều 168 đến
Điều 175 trong Chương các tội xâm phạm sở hữu (Chương XVI) của BLHS năm


20
2015 được hiểu là hành vi cố ý chuyển biến trái pháp luật tài sản đang thuộc sự

quản lý của người khác thành tài sản của mình.
Một hành vi bị coi là hành vi chiếm đoạt tài sản khi có đủ các điều kiện sau:
a) Hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi làm cho chủ tài sản mất khả năng
thực tế thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản, đồng thời tạo cho người chiếm đoạt
có thể thực hiện các quyền này.
b) Tài sản bị chiếm đoạt phải đang có người quản lý.
c) Người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có lỗi cố ý trực tiếp.
Cơ sở để hướng dẫn nêu trên xuất phát từ lý luận về hành vi chiếm đoạt tài
sản trong các giáo trình luật hình sự ở nước ta hiện nay2, tuy nhiên cho đến này
TAND tối cao chưa có hướng dẫn áp dụng hành vi chiếm đoạt tài sản bằng một văn
bản chính thức nào. Việc hướng dẫn về hành vi chiếm đoạt tài sản nêu trên có ý
nghĩa trong việc phân biệt các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói chung và
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng với các tội phạm khơng có tính chất chiếm
đoạt và phân biệt các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt với các quan hệ pháp
luật dân sự, kinh tế (không phải là tội phạm).
- Thứ hai, ban hành văn bản hướng dẫn việc xác định hành vi chiếm đoạt trong
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp người phạm tội mang tài sản của bị
hại đi cầm cố thì cũng phải chứng minh hành vi này là hành vi chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể là:
Trong trường hợp một người dùng thủ đoạn gian dối để có được tài sản của
người khác rồi mang tài sản đó đi cầm cố (nếu khơng được sự đồng ý của người
chủ sở hữu tài sản đó) thì coi đây là hành vi chiếm đoạt tài sản, kể cả trong trường
hợp chưa hết thời hạn cầm cố.
Cơ sở của hướng dẫn này xuất phát từ chỗ khi dùng tài sản của người khác đi
cầm cố thì dẫn đến người chủ tài sản mất khả năng thực tế thực hiện quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó và do đó có đủ dấu hiệu của hành vi chiếm đoạt
tài sản như đề xuất nêu trên.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình luật hình sự - Phần Các tội phạm, Tập 1, NXB
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.166-167; Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật hình sự
- Phần Các tội phạm, Quyển 1, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.184-185;

2


×