Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.41 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC BÌNH

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật kinh tế. Mã số: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đình Huy

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ luật học “Địa vị pháp lý của công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Tồn bộ nội dung trình bày cũng như các kết qủa đạt được của luận văn này
do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Đình
Huy. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm với lời cam đoan của mình.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2009
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Bình



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.

TNHH = Trách nhiệm hữu hạn
DNTN = Doanh nghiệp tư nhân
HĐTV = Hội đồng thành viên
WTO = Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu ..........................................................................................................................
Chương 1: Khái qt về cơng ty TNHH một thành viên...................................................
1.1.Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH một
thành viên ............................................................................................................................
1.1.1.Trên thế giới .................................................................................................................
1.1.2. ỞViệt Nam ........................................................................................................................... 16
1.2. Khái niệm và đặc điểm công ty TNHH một thành viên ...................................................... 19
1.2.1. Công ty TNHH một thành viên theo pháp luật một số quốc gia trên
thế giới ................................................................................................................................ 19
1.2.2. Công ty TNHH một thành viên theo pháp luật Việt Nam........................................... 23
1.3. Phân biệt công ty TNHH một thành viên do cá nhân thành lập với DNTN
theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 và vai trị của cơng ty TNHH một
thành viên trong thời kì hội nhập nền kinh tế quốc tế .................................................... 33
Chương 2: Địa vị pháp lý của công ty TNHH một thành viên – thực trạng và
hướng hoàn thiện .............................................................................................................. 39
2.1. Quy chế thành lập, đăng kí kinh doanh cơng ty TNHH một

thành viên .......................................................................................................................... 39
2.1.1. Chủ thể có quyền thành lập........................................................................................ 39
2.1.2. Trình tự, thủ tục đăng kí kinh doanh công ty TNHH một
thành viên ........................................................................................................................... 44
2.2. Quyền và nghĩa vụ của công ty TNHH một thành viên ............................................ 52
2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một
thành viên ........................................................................................................................... 52
2.2.2. Hạn chế quyền của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên .................................. 57
2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của công ty TNHH một thành viên .............................................. 59
2.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý công ty TNHH một thành viên........................................... 64
2.3.1. Công ty TNHH một thành viên là tổ chức.................................................................. 64
2.3.2. Công ty TNHH một thành viên là cá nhân ................................................................. 69
2.4. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện chế định cơng ty TNHH một thành viên .......... 70
2.4.1. Về chủ thể thành lập công ty TNHH một thành viên.................................................. 70
2.4.2. Về đăng kí kinh doanh ............................................................................................... 71
2.4.3. Về vốn ....................................................................................................................... 72
Kết luận ............................................................................................................................. 74
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời gian
qua Nhà nước ta cũng đã cố gắng từng bước đổi mới và hoàn thiện hệ thống
pháp luật kinh tế làm cơ sở cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút
vốn đầu tư, phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, chúng ta đang ở giai đoạn
đầu của công cuộc chuyển đổi nên khơng sao tránh khỏi những thiếu sót, hạn

chế. Hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng của
nước ta chưa thật sự hoàn chỉnh, đặc biệt những quy định pháp luật về doanh
nghiệp cịn rải rác, khơng tập trung, mâu thuẫn và chồng chéo. Trong giai
đoạn hiện nay của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, việc hồn
thiện hơn hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về kinh tế và mơi trường
kinh doanh nói riêng là yêu cầu bức bách. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam
đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì việc cam kế sửa
đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các Luật, Pháp lệnh nhằm thực hiện các
nguyên tắc của WTO là điều kiện quan trọng.

Với những lí do đó, ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại kì họp thứ 8 Quốc hội
khóa XI, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã được thông qua. Đây là một bước
tiến trong việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế của nước
ta. Với phạm vi và đối tượng điều chỉnh được mở rộng hơn, nội dung rõ ràng
và hoàn thiện hơn, Luật doanh nghiệp 2005 là một dấu mốc quan trọng với
hàng loạt điểm tiến bộ đáng kể về mọi mặt, trong đó đã chính thức ghi nhận
cho phép cá nhân là chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên. Với quy
định này, Luật doanh nghiệp 2005 đã đưa công ty TNHH một thành viên lên
một vị thế mới, góp phần khơng nhỏ vào việc cải thiện môi trường kinh


doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển. Dù rằng Luật doanh nghiệp năm 1999 đã
được đánh giá là bước đột phá trong cải cách kinh tế nói chung và mơi trường
kinh doanh nói riêng ở Việt Nam nhưng hệ thống pháp luật về đăng kí kinh
doanh vẫn cịn tản mạn và phức tạp một cách không cần thiết, quy định tổ
chức mới có quyền thành lập và quản lý cơng ty TNHH một thành viên đã
hạn chế đi quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư đặc biệt là cá nhân.
Luật doanh nghiệp 2005 ra đời với những quy định mới được sửa đổi, bổ sung
đã khắc phục được những bất cập trong các quy định về địa vị pháp lý của
công ty TNHH một thành viên liệu có tạo điều kiện thuận lợi để loại hình

cơng ty này phát huy hết vai trị của nó, góp phần cơng cuộc phát triển đất
nước hay khơng? Đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề này chúng ta cần làm
sáng tỏ về mặt lí luận để hồn thiện hơn các quy định về loại hình này, làm cơ
sở để nó được đón nhận một cách phổ biến hơn trong thực tiễn. Đây cũng là
mục tiêu và động lực thúc đẩy tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Địa vị pháp
lý của công ty TNHH một thành viên” để nghiên cứu và làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề pháp luật về cơng ty TNHH một thành viên đã được rất nhiều luật
gia, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu chẳng hạn như Th.S. Đồng
Ngọc Ba với bài viết “Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về các loại hình
doanh nghiệp ở Việt Nam” (Tạp chí Luật học số 01/ 2005). Trong quá trình
xây dựng Luật doanh nghiệp 2005 những vấn đề pháp lý về công ty TNHH
một thành viên cũng được giới khoa học dành nhiều quan tâm như PGS.TS.
Nguyễn Như Phát với bài viết “Góp ý dự thảo Luật doanh nghiệp (thống
nhất)” (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 07/2005), TS. Phan Huy Hồng và
Lê Nết với bài viết “Trách nhiệm tài sản của pháp nhân: hữu hạn hay vơ hạn”
(Tạp chí Khoa học pháp lý số 06/2005). Ngồi ra, cịn rất nhiều bài viết đóng
góp ý kiến cho dự thảo Luật doanh nghiệp trên các website:
www.vibonline.com.vn, www.na.gov.vn. Đặc biệt là các cơng trình nghiên


cứu trong quá trình soạn thảo Luật doanh nghiệp 2005 như cơng trình nghiên
cứu của Viện Nghiên cứu quản lý trung ương (CIEM). Chương trình phát
triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Tổ chức các kỉ thuật Đức (GTZ) với
những nghiên cứu về “Thời điểm cho sự thay đổi: đánh giá cho Luật doanh
nghiệp và kiến nghị” (tháng 11/2004); Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính
phủ (PMRC) và Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) với
“Báo cáo tổng hợp nghiên cứu rà soát văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức
và hoạt động của doanh nghiệp với các tư tưởng chỉ đạo xây dựng Luật doanh

nghiệp thống nhất và Luật đầu tư chung”v..v..v.
Nhìn chung, các bài viết và cơng trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến
những vấn đề pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở nhiều khía cạnh
và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ thống pháp luật về công ty TNHH
một thành viên trong điều kiện lịch sử và hoàn cảnh pháp lý thay đổi. Trước
tình hình như vậy, việc nghiên cứu về loại hình doanh nghiệp này là vấn đề
cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn là đưa ra một cách nhìn tổng qt, tồn diện và có
hệ thống đối với những quy định pháp luật về cơng ty TNHH một thành viên,
tìm ra những tiến bộ, hạn chế trong các quy định của pháp luật về Cơng ty
TNHH một thành viên, từ đó đưa ra những ý kiến nhằm hồn thiện về loại
hình doanh nghiệp này trong tương lai tới.
Để thực hiện mục đích nói trên, luận văn có nhiệm vụ là:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về công ty TNHH một
thành viên.


- Phân tích cơ sở pháp lý và những bất cập trong các quy định của pháp
luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam trên cơ sở có sự so
sánh đối chiếu với pháp luật của một số nước trên thế giới.
- Đưa ra những nhận định về những tiến bộ, hạn chế trong các quy định
của pháp luật về công ty TNHH một thành viên, trên cơ sở đó đưa ra
những ý kiến nhằm hồn thiện hơn về loại hình doanh nghiệp này.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng
hợp, phân tích những quy định của pháp luật về công ty TNHH một thành

viên, từ đó chỉ ra những tiến bộ và hạn chế trong các quy định của pháp luật
về loại hình cơng ty này. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp so sánh để
nghiên cứu, đối chiếu pháp luật một số nước trên thế giới khi quy định về
công ty TNHH một thành viên.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Thơng qua nghiên cứu, tác giả sẽ phân tích một số vấn đề pháp lý về công
ty TNHH một thành viên, thực trạng pháp luật về công ty TNHH một thành
viên, đồng thời cung cấp những ý kiến khác nhau từ các nhà nghiên cứu luật
học cũng như ý kiến của cá nhân tác giả, từ đó có cái nhìn chính xác và đầy
đủ hơn đối với các quy định pháp luật về công ty TNHH một thành viên của
nước ta hiện nay.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm những nội dung sau đây:
- Phần mở đầu
- Chương 1: Khái quát về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên


- Chương 2: Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên - thực trạng và hướng hoàn thiện
- Kết luận


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN
1.1.

Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên


1.1.1. Trên thế giới
Ngày nay, cơng ty khơng cịn là một khái niệm xa lạ đối với công chúng
của các nước trên thế giới. Công ty được biết đến như những tế bào sống cấu
thành nên cơ thể nền kinh tế quốc gia. Về mặt học thuật, thuật ngữ “công ty”
đã tồn tại từ rất lâu, tùy theo những cách tiếp cận khác nhau mà có những
định nghĩa khác nhau về nó.
Xét góc độ kinh tế, trong nền kinh tế thị trường, công ty được hiểu như là
một tổ chức kinh tế hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận được xem là
yếu tố then chốt cho sự hình thành và phát triển của cơng ty. Vì thế, trong
cơng ty luôn tồn tại các hoạt động quản lý, điều hành để hướng tới hiện thực
hóa mục tiêu đó. Hay nói cách khác, cơng ty chính là nơi diễn ra hoạt động
quản trị nhằm hướng tới khai thác hiệu quả yếu tố đầu vào, đáp ứng nhu cầu
sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Chính vì thế, cơng ty đã trở thành đối tượng
nghiên cứu của các chuyên ngành khoa học quản trị khác nhau.
Xét góc độ pháp lý, cơng ty là vấn đề phức tạp được nghiên cứu bởi nhiều
cơng trình khoa học khác nhau. Đó cũng là một trong những vấn đề trọng tâm
của khoa học pháp lý về kinh doanh. Trên nền tảng truyền thống pháp lý của
mỗi quốc gia, các học giả pháp lý đưa ra khá nhiều định nghĩa về công ty
nhằm tạo tiền đề lý luận cho những điều chỉnh pháp lý với chúng.


Ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Common Law), việc đưa
ra định nghĩa về công ty thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều học thuyết khác
nhau. Mỗi học thuyết đều có giá trị ảnh hưởng riêng của nó đối với pháp luật
tổ chức cơng ty.
Thứ nhất, học thuyết thực thể nhân tạo (artifical entity theory) xem công
ty (corporation) là một thực thể pháp lý độc lập được kiến tạo bởi cơ quan lập
pháp. Chúng có các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ sở hữu tài sản. Cụ thể
là cơng ty có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh dưới tên riêng của nó
giống như thể nhân, có thể nắm giữ và chuyển nhượng tài sản, kí kết hợp

đồng, thủ đắc tài sản, là nguyên đơn cũng như bị đơn trước tịa án. Tóm lại,
học thuyết này coi công ty giống như pháp nhân theo quan niệm của học
thuyết hư cấu (fiction theory), mà nội dung sâu xa bắt nguồn từ Luật La Mã
và Luật Giáo hội về “con người giả tưởng” (persona ficta). Do vậy, thuật ngữ
công ty (corporation hay company) không bao hàm hợp danh (partnership) và
doanh nghiệp cá thể (sole proiertorship firm), mà có sự khác biệt về địa vị
pháp lý giữa chúng, đặc biệt là cơ chế quản lý nội bộ công ty.
Thứ hai, học thuyết duy danh (nominalism theory) hay học thuyết biểu
tượng (symbol theory) xem công ty là một biểu tượng cho sự liên kết của
những cá nhân góp vốn tạo thành cơng ty có nhân tính nhóm. Tư cách pháp lý
của cơng ty khơng hơn gì sự nhân danh nhóm trong quan hệ với bên ngồi
nhóm. Nói cách khác, cơng ty khơng có tư cách độc lập với thành viên của nó.
Cách tiếp cận này khơng cho phép lý giải thỏa đáng những khác biệt giữa
công ty và hợp danh trong luật thực định của hệ thống pháp luật này. Nhưng
nó thể hiện được bản chất tồn tại của loại hình cơng ty ở giai đoạn đầu của
q trình hình thành và phát triển. Đó là sự liên kết kinh doanh giữa các cá
nhân.
Thứ ba, học thuyết thừa nhận (fiat theory) hay học thuyết nhượng quyền
(concession theory) xem công ty là một hiện thực xã hội tất yếu được thừa


nhận bởi Nhà nước. Nhà nước nên hạn chế can thiệp thơ bạo vào q trình
thành lập, đặc biệt là q trình quản lý nội bộ cơng ty. Do vậy học thuyết này
có ý nghĩa đặc biệt đối với việc xây dựng pháp luật cơng ty ở các nước có
nền kinh tế mới chuyển đổi.
Thứ tư, học thuyết về doanh nghiệp (theory of firm) xem cơng ty như một
loại hình tổ chức kinh doanh ưu việt. Theo đó, cơng ty có thể tiếp tục tồn tại
dù cho một trong số các thành viên của nó qua đời, có thể dễ dàng huy động
vốn và thay đổi thành viên. Do vậy chúng có cơ cấu tổ chức khác biệt so với
các loại hình kinh doanh khác.

Thứ năm, học thuyết hợp đồng (contract theory) xem công ty như một
hội liên kết giữa các cá nhân thơng qua hình thức hợp đồng. Tuy nhiên, khác
với học thuyết biểu tượng, học thuyết này thừa nhận công ty là một đơn vị
pháp lý độc lập (separate judical unit), tách biệt với các thành viên của nó.
Học thuyết đề cao một cách tuyệt đối các quyền cơ bản của công ty (core
rights to corporation), xem công ty chính là cội nguồn sản sinh ra các quyền
của thành viên công ty.
Thứ sáu, học thuyết mối liên hệ hợp đồng (nexus of contracts) do các nhà
kinh tế học phát triển khởi xướng nhằm tạo dựng các mơ hình kinh tế. Học
thuyết này xem công ty là một giả tưởng pháp lý bao gồm một mạng lưới các
quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể góp vốn với nhau, cũng như giữa chủ thể
góp vốn với người lao động, khách hàng của công ty và những chủ thể khác.
Theo học thuyết này, những Giám đốc của công ty là những nhân vật chính có
chức năng kết hợp các nguồn lực hiện hữu được cung cấp để tiến hành các
hoạt động nhằm mang lại lợi nhuận tối đa. Những người nắm giữ cổ phần
trong công ty không được xem là những chủ sở hữu của công ty mà chỉ là
những người cung cấp vốn, cùng với những người nắm giữ cổ phiếu và các
chủ nợ khác chờ đợi thu nhập từ hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, trong nhiều


trường hợp người nắm giữ cổ phần cũng có thể tham gia quản lý cơng ty như
những giám đốc.
Nhìn chung, các học thuyết trên đã góp phần làm nên các khái niệm hiện
đại về công ty, tạo ra các tiền đề lý luận soi rọi những khía cạnh pháp lý khác
nhau của công ty. Tuy nhiên, khi xác định nội hàm của khái niệm công ty để
xác định địa vị pháp lý của nó trong hệ thống luật thực định, các nhà lập pháp
ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ thường chịu ảnh hưởng sâu sắc
của học thuyết thực thể nhân tạo. Đó cũng là lý do vì sao trong hệ thống pháp
luật này có sự phân biệt rõ nét giữa công ty với hợp danh và doanh nghiệp cá
thể. Điều này được chứng minh rõ qua Luật công ty của các nước theo truyền

thống pháp luật này.
Ở các nước chịu ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật châu Âu lục địa
(Continental Law), khi định nghĩa về công ty, các học giả pháp lý thường
nhấn mạnh đến tính chất liên kết kinh doanh giữa các chủ đầu tư. Dù vậy, vẫn
có những dị biệt nhỏ trong việc định nghĩa về công ty giữa các nước theo
truyền thống pháp luật này.
Ở Cộng hòa Liên bang Đức, khi xem xét bản chất của công ty, các học giả
pháp lý quan niệm rằng: “Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân
bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động để đạt được một mục
tiêu chung nào đó”1. Do vậy loại hình hợp danh trong hệ thống pháp luật Anh
– Mỹ cũng được các học giả này thừa nhận là công ty, biểu hiện khởi nguyên
của quan hệ pháp lý này chính là hợp đồng thành lập công ty. Hợp đồng được
xem như là căn cứ pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên có
liên quan đến việc thành lập công ty. Cụ thể là tại Điều 705 Bộ luật dân sự
của Đức qui định: “Bằng hợp đồng hợp danh, các thành viên tự ràng buộc
mình để cùng thúc đẩy đạt mục tiêu chung được qui định trong hợp đồng đó
1

Friedrich Kubler & Jurgen Simon (1992), Mấy vấn đề pháp luật kinh tế Cộng Hòa Liên Bang Đức, NXB
Khoa học pháp lý, TPHCM.


mà cụ thể là đóng góp theo thỏa thuận”. Điều 25 Bộ luật này cũng quy định:
“Việc thành lập một hội có tư cách pháp nhân, trong chừng mực mà không
dựa vào các quy định dưới đây, được điều chỉnh bởi khế ước lập hội”. Như
vậy, cách tiếp cận này chỉ xem hợp đồng là phương tiện thể hiện sự liên kết
lập hội kinh doanh giữa hai hay nhiều người, cịn hội kinh doanh mới thực sự
được gọi là cơng ty. Tương tự đối với Luật công ty năm 1990 của Việt Nam
(Điều 2), Bộ luật thương mại của Cộng hòa Czech (Khoản 1 Điều 57), Bộ luật
dân sự Ý (Điều 2247), Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan (Điều 1012) và

Luật công ty Trung Quốc (Điều 2, điều 20, Điều 75).
Trái với việc xem hợp đồng là sự kiện pháp lý thành lập công ty, một số
nhà lập pháp khác xác định rõ công ty là hợp đồng liên kết kinh doanh giữa
các chủ đầu tư. Điều 1832 Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp định nghĩa:
“Cơng ty là một hợp đồng thơng qua đó hai hay nhiều người thỏa thuận với
nhau sử dụng tài sản hoặc khả năng của mình vào hoạt động chung nhằm
chia lợi nhuận hoặc kiếm lời có thể thu được qua hoạt động đó…Các thành
viên cơng ty cam kết cùng chịu lỗ”. Tương tự, Bộ luật dân sự Việt Nam Cộng
hòa năm 1972 quy định: “Công ty là một khế ước do hai hay nhiều người thỏa
thuận cùng xuất tài sản, góp lại, chung nhau để lấy lợi chia nhau”. Cách tiếp
cận này không cho phép thấy được rõ ràng tư cách chủ thể của công ty trong
quan hệ pháp lý với chủ thể khác. Bởi bản thân hợp đồng không phải là hội
kinh doanh với tư cách là một chủ thể pháp lý.
Với cách định nghĩa trên về công ty, các nước theo truyền thống pháp luật
Châu Âu lục địa đã tỏ ra bất lực khi giải thích bản chất của công ty TNHH
một thành viên, mặc dù chúng được các nhà làm luật thừa nhận khá rộng rãi ở
Châu Âu, kể cả Pháp và Đức. Cụ thể là Điều 1832 Bộ luật dân sự Pháp quy
định: “…Cơng ty có thể được thành lập trong những trường hợp do luật định
bằng hành vi tự nguyện của một người”. Tại Luật số 85-697 ngày 11 tháng 7
năm 1985 sửa đổi Luật công ty của Pháp cũng quy định cho phép cá nhân
thành lập công ty TNHH một thành viên. Biện minh cho điều này, một số lý


thuyết gia pháp lý cho rằng đây là một ngoại lệ nhằm cứu vãn công ty trách
nhiệm hữu hạn nhiều thành viên thoát khỏi chấm dứt hoạt động khi quá trình
hoạt động cịn lại duy nhất một thành viên, cũng như tạo hành lang pháp lý an
toàn để thu hút các cá nhân đầu tư vào các ngành có độ rủi ro cao trong nền
kinh tế. Tuy nhiên, lập luận này đã không thuyết phục được các nhà lập pháp
của Ý, Tây Ban Nha và những nước Nam Mỹ. Vì vậy, xuất hiện quan điểm
cho rằng đây không phải là một công ty thực sự, mà là doanh nghiệp cá thể

nhưng chịu trách nhiệm hữu hạn2. Nhưng dù sao trên thực tế vẫn có sự thừa
nhận rằng, về cơ bản, công ty vẫn bao gồm một tập thể người luôn cần có sự
tổ chức, điều hành thống nhất để hướng tới mục tiêu chung; bản thân cơng ty
cũng sẽ có tranh chấp nội tại cần được điều chỉnh bởi pháp luật.
Không khuôn mẫu theo một lý luận kinh điển duy nhất, khuynh hướng lập
pháp hiện nay có sự tiếp nhận hạt nhân hợp lý của cả hai truyền thống pháp
luật trên. Trong q trình xây dựng các mơ hình pháp lý về tổ chức doanh
nghiệp, các nhà lập pháp hiện đại khơng cịn chú trọng nhiều đến cách dùng
thuật ngữ công ty theo nghĩa đơn nhất là một hợp đồng, một hội kinh doanh
hay là một pháp nhân, mà có cách dùng linh hoạt hơn. Bởi suy cho cùng mục
đích của pháp luật công ty là thiết lập nên các loại hình tổ chức kinh doanh
hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Trong khi, trên thực tế
giữa hai hệ thống pháp luật này vẫn có sự giao thoa về các mơ hình tổ chức
cơng ty. Do vậy, điều quan trọng là việc xây dựng và thừa nhận về mặt pháp
lý các loại hình cơng ty cùng với cơ cấu tổ chức của chúng sao cho đảm bảo
tính hiệu quả hơn là cân nhắc cách dùng từ “cơng ty” trong trường hợp nào.
Có lẽ với tư tưởng này, pháp luật Việt Nam hiện nay chấp nhận tên gọi chung
cơng ty cho cả loại hình doanh nghiệp một chủ chịu trách nhiệm hữu hạn
(công ty nhà nước, công ty TNHH một thành viên) lẫn hợp danh và doanh
nghiệp nhiều chủ khác (công ty cổ phần, công ty TNHH có hai thành viên trở
lên), dù rằng chúng có địa vị pháp lý khác biệt.
2

Nguyễn Thu Vân (1998), Một số vấn đề về công ty và hoàn thiện pháp luật về công ty ở Việt Nam hiện
nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.53.


Từ những phân tích trên có thể hiểu một cách khái quát rằng, công ty là
những thực thể kinh doanh tồn tại và hoạt động theo quy định của pháp luật
về công ty. Chúng bao gồm một tập thể người được tổ chức chặt chẽ thành

một chỉnh thể thống nhất dưới một tên nhất định nhằm hướng tới sử dụng
hiệu quả nguồn lực để đạt mục tiêu đề ra. Hoạt động của chúng luôn đặt dưới
sự quản lý và điều hành thống nhất, nói đơn giản hơn đó là những chủ thể
kinh doanh – pháp lý (dĩ nhiên chúng phải thỏa mãn các điều kiện của pháp
luật về công ty).

Các công ty đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở các thành phố lớn của Châu
Âu và ban đầu đều là các công ty đối nhân, công ty mà thành viên của nó
quan hệ với nhau dựa trên sự quen biết, tin cậy và cùng nhau chịu trách nhiệm
vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Tuy nhiên, khi hoạt động kinh doanh
phát triển, lĩnh vực hoạt động của các công ty ngày càng mở rộng, nhu cầu
vốn tăng lên và việc huy động vốn giữa các thành viên trong cơng ty khơng
thể đáp ứng. Mặt khác có nhiều người có lượng vốn dư thừa muốn kinh doanh
nhưng khơng chấp nhận nguy cơ khánh tận khi tham gia công ty đối nhân.
Thực tế địi hỏi phải có những loại hình cơng ty khác thích hợp hơn cho q
trình kinh doanh, do vậy loại hình cơng ty đối vốn được hình thành (thế kỉ
XVII).

Cơng ty đối vốn về ngun tắc khác biệt với cơng ty đối nhân ở tính chịu
trách nhiệm hữu hạn: Thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm đối với các
khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào cơng ty. Đặc điểm này
tạo ra một sự an toàn cho các nhà kinh doanh khơng thích mạo hiểm. Cơng ty
đối vốn có hai loại hình là cơng ty cổ phần và cơng ty TNHH. Cơng ty cổ
phần là loại hình cơng ty mà ở đó vốn điều lệ được phân chia thành những
phần bằng nhau gọi là cổ phần, người nắm giữ những cổ phần đó là những
người đồng sở hữu tài sản của cơng ty. Khi cần tăng vốn, cơng ty có thể huy


động vốn từ công chúng bằng cách phát hành cổ phiếu. Mọi cổ đông trong
công ty quan hệ với nhau trên số lượng cổ phần mà họ nắm giữ đồng thời hoạt

động của cổ đông trong công ty cổ phần đều dựa vào số vốn mà cổ đơng hiện
có. Cơng ty cổ phần là cơng ty mà ở đó tính chất đối vốn được thể hiện rõ
ràng nhất. Cũng là loại hình đối vốn nhưng cơng ty TNHH có sự kết hợp giữa
những ưu điểm của loại hình cơng ty đối nhân và công ty đối vốn: Thành viên
trong công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp nhưng đồng
thời số lượng thành viên của cơng ty khơng q lớn và vẫn có quan hệ quen
biết nhau. Trong q trình hoạt động, cơng ty TNHH đã chứng minh được đây
là mơ hình tổ chức thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh
tế thị trường vì những lí do sau:
- Cơ cấu tổ chức cơng ty khơng q phức tạp do đó chi phí quản lí, điều hành
khơng lớn, nhất là khi so sánh với cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần.
- Có tư cách pháp nhân, quy chế rõ ràng, chế độ chịu TNHH giúp cơng ty có
đủ khả năng tài chính nhân danh mình tiến hành các hoạt động kinh doanh
cũng như trang trãi các khoản nợ phát sinh từ hoạt động đó.
- Quan hệ quen biết giữa các thành viên tạo ra sự tin tưởng vào một mục tiêu
chung đồng thời tạo động lực cho các thành viên bảo vệ những giá trị chung
mà công ty đã tạo dựng.
Do có nhiều ưu điểm, độ “phù hợp” với nền kinh tế khá cao nên ngay sau
khi ra đời công ty TNHH đã được các nhà kinh doanh lựa chọn để đầu tư.
Điều này có thể thấy rõ tại Đức qua các năm 1917,1936, 1989 số lượng công
ty TNHH đã tăng lên tương ứng là: 20.000, 70.000 và 407.687 công ty3. Sau
Đức, hầu hết các nước Châu Âu lục địa và nhiều quốc gia trên thế giới đều
cơng nhận hình thức công ty này4.

3

Bùi Thị Khuyên (1999), Luật Kinh doanh, NXB Thống kê, tr.230.
“Sau Đức mơ hình cơng ty này nhanh chóng trở nên phổ biến và lan rộng ra hàng trăm quốc gia khác, từ
năm 1995 loại công ty này cũng được du nhập vào Hoa Kỳ, tuy nhiên Limited liabiliti company, được xem
như một loại hợp danh theo thương luật Hoa Kỳ”, Phạm Duy Nghĩa (2006), Giáo trình Luật Kinh tế, NXB

Đại Học Quốc Gia Hà Nội, tr.69.
4


Trong q trình hoạt động của cơng ty TNHH, dưới nhu cầu của thực
tiễn, một loại hình đặc biệt của công ty này ra đời: Công ty TNHH một thành
viên, việc ra đời và tồn tại của công ty TNHH một thành viên là một minh
chứng sinh động về sự vượt trước của nền kinh tế so với pháp luật. Có thể
nói, cơng ty TNHH một thành viên là kết quả tất yếu của quá trình vận động
và phát triển của công ty TNHH. Và điều này đến từ nhiều nguyên nhân khác
nhau như: Thành viên công ty chuyển nhượng tồn bộ số vốn, cơng ty có hai
thành viên nhưng sau đó một thành viên chết mà khơng có người thừa kế hoặc
thành viên công ty ra khỏi công ty mà điều lệ công ty không cho phép kết nạp
thêm thành viên mới… làm cho cơng ty TNHH chỉ cịn lại duy nhất một thành
viên . Thêm vào đó thực tế cơng ty đó vẫn hoạt động hiệu quả thậm chí có
khả năng phát triển dưới sự quản lý điều hành của thành viên cịn lại. Hoặc
khơng ít nhà đầu tư lại có nhu cầu được thành lập doanh nghiệp và hoạt động
kinh doanh theo hình thức cơng ty TNHH một thành viên mà ở đó họ là chủ
sở hữu duy nhất có tồn quyền chủ động quyết định mọi hoạt động của doanh
nghiệp cũng như được hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được, doanh nghiệp đó sẽ
được hoạt động theo chế độ TNHH giúp họ hạn chế được tối thiểu thiệt hại về
tài sản và trách nhiệm của cá nhân trong quá trình kinh doanh. Vấn đề được
đặt ra ở đây là thừa nhận hay không thừa nhận mô hình cơng ty này? Quan
điểm của các nhà lập pháp cũng khác nhau khi nhận định và giải quyết vấn đề
này.
Tuy nhiên, qua phân tích và đánh giá từ thực tiễn về lợi ích chung của xã
hội và lợi ích riêng của nhà đầu tư, pháp luật của một số quốc gia đã thừa
nhận về mặt pháp lý đối với mơ hình cơng ty TNHH một chủ. Luật cơng ty
của một số nước như: Đức, Pháp, các nước khác ở Châu Âu lục địa và Nam
Mỹ5 đều cho phép tồn tại công ty một chủ. Một số nước khác như: Áo, Tây

Ban Nha, Bồ Đào Nha…lại không cho phép tồn tại loại hình này vì cho rằng:
thực ra nó là doanh nghiệp cá thể chịu TNHH chứ không phải là công ty.
Theo quan điểm của họ, xét về mặt bản chất công ty TNHH một thành viên
5

Nguyễn Thị Thu Vân (1996), “Chuyên đề Luật công ty ”, Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý, Hà Nội, tr.16.


khơng khác gì doanh nghiệp tư nhân (DNTN) do khơng tách bạch được tài
sản của công ty và tài sản của chủ sở hữu cơng ty. Cịn đối với các quốc gia
thừa nhận loại hình cơng ty TNHH một chủ là vì các lí do sau đây:
Một là: Cho dù các thành viên của cơng ty chuyển tồn bộ số vốn của
mình cho thành viên cịn lại của cơng ty thì trên thực tế cơng ty vẫn hoạt
động hiệu quả và cho lợi nhuận.
Hai là: Về bản chất đối vốn cũng là một lợi thế của công ty TNHH một
chủ. Đây là một tính chất đặc biệt của cơng ty đối vốn so với công ty đối
nhân. Trong công ty đối vốn, công ty và thành viên công ty là hai chủ thể có
địa vị pháp lý độc lập. Giữa hai chủ thể này có sự tách biệt về tài sản do đó về
cơ bản khi có sự thay đổi thành viên công ty không làm ảnh hưởng đến sự tồn
tại của công ty.
Ba là: Về chế độ TNHH của công ty cũng là một điểm mạnh để các quốc
gia thừa nhận loại hình cơng ty này. Vì nó giúp các nhà đầu tư chia sẻ rủi ro
mà vẫn tự mình quyết định được mọi vấn đề trong điều hành hoạt động kinh
doanh của công ty. Đồng thời, chế độ TNHH sẽ mở đường khuyến khích các
nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào bất kì lĩnh vực kinh tế nào mang lại lợi ích
cho xã hội mà trong trường hợp ngược lại, nếu phải chịu trách nhiệm vơ hạn
thì nỗi lo về nguy cơ sạt nghiệp sẽ làm họ đắn đo, cân nhắc trước khi quyết
định đầu tư vào lĩnh vực có khả năng rủi ro cao. Và như vậy, nền kinh tế - xã
hội sẽ tổn thất đi một lợi ích mà đáng lẽ ra nó phải được thừa nhận.
Theo đó, vào bất cứ trường hợp và lí do gì mà cơng ty TNHH chỉ cịn lại

một thành viên thì các quốc gia này vẫn cho phép nó tồn tại và hoạt động mà
không buộc phải chuyển đổi hay giải thể cơng ty.
Nhìn chung, việc thừa nhận cơng ty TNHH một thành viên xuất phát từ
nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế thị trường. Pháp luật của các nước đã
chuyển từ chỗ thụ động trong việc thừa nhận công ty TNHH một thành viên


sang chủ động và chính thức cơng nhận nó. Việc công nhận công ty TNHH
một thành viên đảm bảo quyền tự do kinh doanh đối với các nhà đầu tư trong
việc chủ động lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu, khả năng
của họ. Điều này cũng góp phần giải quyết vấn đề các cơng ty TNHH một chủ
được thành lập và hoạt động trá hình mà nhà nước khơng thể kiểm sốt.
1.1.2. Ở Việt Nam
So với các quốc gia phát triển trên thế giới thì quá trình phát triển các loại
hình doanh nghiệp ở Việt Nam cịn khá mới mẻ. Các loại hình doanh nghiệp
chỉ thực sự xuất hiện cùng với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
và các hoạt động thương mại đều được điều chỉnh bằng hệ thống các án lệ
thương mại. Về sau thì Luật thương mại của họ đã áp dụng vào nước ta cùng
với những quan niệm hiện đại về sở hữu tư nhân hợp pháp và những quy định
pháp lý đầu tiên về hoạt động kinh doanh là cơ sở hình thành các loại hình
doanh nghiệp.
Song, sự phát triển các loại hình doanh nghiệp vẫn chỉ dừng lại ở giai
đoạn đầu bởi những quy định hạn chế về kinh doanh, đặc biệt đối với nhà đầu
tư người Việt Nam. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, nhà nước ta đã ban
hành các sắc lệnh bãi bỏ những hạn chế do thực dân Pháp đặt ra.
Năm 1954, nước ta phân thành hai miền: Ở miền Bắc, Chính phủ từng
bước thực hiện chính sách xóa bỏ hình thức sở hữu tư nhân, thực hiện quốc
hữu hóa hầu hết các doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức này, chỉ cho phép
tồn tại những cơ sở sản xuất thuộc sở hữu quốc doanh và tập thể. Ở miền
Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hịa vẫn duy trì những loại hình doanh

nghiệp đa dạng bao gồm cả sở hữu tư nhân và đầu tư nước ngoài. Để tạo
thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, chính quyền Việt
Nam Cộng hịa cịn ban hành các chính sách bảo hộ cho doanh nghiệp trong


nước, đánh thuế cao đối với các mặt hàng xuất khẩu, ưu đãi thuế cho nhập
khẩu nguyên liệu.
Năm 1975, đất nước thống nhất, pháp luật cả hai miền cùng được áp dụng
thống nhất theo pháp luật hiện hành ở miền Bắc, tiến hành quốc hữu hóa trên
phạm vi cả nước, các loại hình doanh nghiệp có nguồn gốc sở hữu ngồi Nhà
nước và tập thể khơng cho phép tồn tại.
Năm 1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi
mới “xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế
thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mở ra hướng đi mới cho các
nhà đầu tư, kinh doanh và nền kinh tế.
Năm 1990, Quốc hội khóa VIII đã thơng qua hai đạo luật quan trọng đó
là: Luật cơng ty và Luật doanh nghiệp tư nhân. Mặc dù hai đạo luật này được
coi là khuôn khổ pháp lý cho doanh nghiệp ở nước ta ra đời và phát triển. Tuy
nhiên do cịn chứa dựng nhiều hạn chế, thiếu sót do đó ngày 12 tháng 6 năm
1999 Quốc hội đã ban hành Luật doanh nghiệp trên cơ sở thống nhất và thay
thế hai đạo luật trên. Lần đầu tiên công ty TNHH một thành viên được chính
thức ghi nhận trong hệ thống pháp luật về kinh tế của nước ta.
Luật doanh nghiệp năm 1999 mặc dù được đánh giá là một trong những
luật kinh tế thành cơng nhất, nhanh chóng phát huy tác dụng rộng rãi trong
thực tế, là một luật có nội dung về cơ bản phù hợp với cơ chế thị trường và
thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nó cịn mang nhiều khiếm khuyết nhất định6.
Chính những khiếm khuyết này là một trong những yếu tố làm cho môi
trường kinh doanh ở nước ta trở nên kém cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu
6


Chẳng hạn các quy định của Luật doanh nghiệp về công ty cổ phần và công ty TNHH:
i.
Chưa quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cổ đơng; quyền và lợi ích hợp pháp của thành
viên, cổ đông nhất là thành viên, cổ đông thiểu số chưa được bảo vệ hợp lý.
ii.
Thiếu các quy định và công cụ hợp lý bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ nợ.
iii.
Cơ cấu quản trị của cơng ty TNHH chưa tính đến sự tách biệt giữa chủ sở hữu và người quản lý, vì
vậy có thể chưa phù hợpvới công ty TNHH mà thành viên của nó là pháp nhân.
iv.
Cơ chế giám sát của thành viên và cổ đông hoặc gián tiếp thông qua các thể chế như kiểm toán,
kiểm soát nội bộ… chưa được quy định đầy đủ hoặc chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn.
v.
Nhóm người có liên quan cũng như sự giám sát đối với các giao dịch của công ty chưa được quy
định đầy đủ, hợp lý và chưa được thực hiện đầy đủ…
(Bộ kế hoạch và đầu tư, Tờ trình về dự án Luật doanh nghiệp (thống nhất) ngày 23 tháng 5 năm 2005,
của Bộ kế hoạch và đầu tư, số 344/TTr - BKH).


cầu nội tại về thúc đẩy cải cách và phát triển kinh tế cũng như yêu cầu hội
nhập nền kinh tế quốc tế. Chính sách phát triển các thành phần kinh tế trước
đó vẫn cịn thiếu nhất qn chưa khai thác được các nguồn lực trong dân
nhân. Chưa có được một khuôn khổ pháp lý thống nhất, thuận lợi và bình
đẳng là một trong những rào cản lớn đối với q trình hồn thiện thể chế kinh
tế thị trường ở nước ta. Chưa tạo ra đủ công cụ đầu tư và kênh huy động vốn,
đồng thời vẫn cịn khơng ít những cản trở, hạn chế đối với nhà đầu tư và dòng
vốn. Kết quả là nhiều kênh huy động vốn chưa phát huy hết khả năng, không
tận dụng hết cơ hội đầu tư trong nền kinh tế, không tạo được điều kiện và
khuyến khích đầu tư và tập trung vốn, do đó khơng khai thác và sử dụng hết
hiệu quả tiềm năng phát triển cho từng doanh nghiệp nói riêng và cho tồn bộ

nền kinh tế nói chung. Hơn nữa, trong thời gian mà Việt Nam đã nỗ lực trong
các vòng đàm phán để được gia nhập WTO và hiện nay đã chính thức trở
thành thành viên 151 của tổ chức này thì song song với việc mở rộng cửa thị
trường trong nước là việc chúng ta sẽ kí kết cũng như thực hiện các cam kết
quốc tế và khu vực.
Trong bối cảnh đó, những quy định của hệ thống pháp luật về kinh tế nói
chung trở nên khơng cịn phù hợp và bó hẹp đối với các nhà đầu tư và doanh
nghiệp. Vì vậy, sự cho ra đời Luật doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam là
một bước đột phá mới với nội dung phù hợp hơn sẽ là nhân tố quyết định
trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định, minh bạch cho các
loại hình doanh nghiệp nói chung, cơng ty TNHH một thành viên nói riêng,
phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sự tiến bộ trong việc
ghi nhận mơ hình cơng ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ.


1.2.

Khái niệm và đặc điểm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1.2.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo pháp luật một số quốc gia
trên thế giới

Về mặt pháp lý, sự tồn tại của công ty TNHH một thành viên ở các quốc
gia trên thế giới đều được điều chỉnh bằng những văn bản pháp luật cụ thể
trong hệ thống pháp luật của họ, chẳng hạn như:
Ở Đức
Tại Điều 1 Luật công ty TNHH của Đức (có hiệu lực từ 19/5/1892) với sự
sửa đổi bổ sung lần cuối vào ngày 01/01/1992 công ty TNHH (viết tắt là
Gmhb) được định nghĩa như sau: “Công ty TNHH là công ty do một hoặc
nhiều người sáng lập trên cơ sở những quy định của pháp luật và theo đó có

mục đích hoạt động được pháp luật cho phép”7
Đặc trưng quan trọng nhất của loại công ty này là nó được hưởng quy chế
pháp lý độc lập. Có sự tách biệt về địa vị pháp lý cũng như về tài sản giữa
công ty và chủ công ty, pháp luật Đức gọi đây là nguyên tắc phân tách. Mặt
khác, pháp luật nước này cũng thừa nhận chủ sở hữu công ty TNHH một
thành viên là cá nhân hoặc pháp nhân. Để đảm bảo an toàn cho chủ nợ và
khách hàng của cơng ty đồng thời nhằm giữ gìn trật tự chung cho nền kinh tế
- xã hội, pháp luật Đức cịn buộc chủ sở hữu cơng ty phải nộp đủ tồn bộ vốn
pháp định trước khi thành lập cơng ty thì mới được đăng kí tên vào danh bạ
thương mại. Và việc thành lập công ty TNHH phải tôn trọng các quy định của
pháp luật Đức về hoạt động của công ty.

7

. Garicle Buder Steihoff (1996), Luật công ty TNHH các nước Đức, Áo, Hungari và Pháp trong so sánh
luật, dịch giả Trần Mạnh Hà, Đại học pháp lý Hà Nội, tr.10.


Ở Hungary
Tại Khoản 1 Điều 156 Luật phát triển kinh tế - xã hội năm 1988 quy định:
“Công ty TNHH có thể được thành lập bằng một người”8. Đồng thời tại
Khoản 3 Điều 156 Luật này quy định về các điều kiện cho việc thành lập công
ty TNHH một chủ, tương tự như luật Đức, chủ sở hữu công ty cũng phải góp
đủ vốn pháp định trước khi thành lập thì mới được đăng kí tên vào danh bạ
thương mại.
Ở Pháp
Công ty TNHH một chủ được gọi là Entreprise unipersonnelle à
responsiabilité limitée (viết tắt là EURL) hình thành chính thức từ năm 1985
và được điều chỉnh bởi Luật công ty kinh doanh ngày 11/7/1985 cụ thể tại
điều 34 chương 3 quy định “Công ty TNHH được thành lập trên cơ sở một

hoặc nhiều thành viên (thể nhân, pháp nhân) và thành viên công ty chỉ chịu
trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của họ vào cơng ty ”. Và tại Bộ luật
dân sự Pháp cũng có ghi nhận “Cơng ty có thể được thành lập trong trường
hợp luật định, bằng hành vi tự nguyện của một người duy nhất”. Như vậy theo
pháp luật Pháp, một người có thể đứng ra thành lập công ty và chỉ chịu
TNHH trong hoạt động kinh doanh. Nếu một người muốn thành lập EURL
theo pháp luật Pháp thì phải đáp ứng được các điều kiện thành lập và vốn
pháp định. Điều kiện này được đặt ra có ý nghĩa như một biện pháp nhằm hạn
chế tình trạng các EURL được thành lập một cách ồ ạt, khơng kiểm sốt đồng
thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ và khách hàng của
công ty.

8

Garicle Buder Steihoff (1996), Luật công ty TNHH các nước Đức, Áo, Hungari và Pháp trong so sánh luật,
dịch giả Trần Mạnh Hà, Đại học pháp lý Hà Nội, tr.13.


Ở Trung Quốc9
Quan điểm về công ty TNHH một chủ của Trung Quốc có sự khác biệt so
với các nước. Nếu một cá nhân muốn kinh doanh chỉ có thể thành lập doanh
nghiệp thể nhân - loại doanh nghiệp này khơng gọi là cơng ty. Doanh nghiệp
thể nhân khơng có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm vô hạn. Pháp
luật về công ty của Trung Quốc chỉ quy định loại hình cơng ty TNHH 100%
vốn nhà nước, cịn gọi là công ty một người và cũng chỉ cho phép thành lập
công ty một người là pháp nhân chứ không cho phép thành lập công ty một
người là cá nhân. Bởi vì, theo các nhà làm luật Trung Quốc nếu một người
thành lập cơng ty thì tài sản và lợi nhuận thuộc về cá nhân, không phải chia sẻ
cho bất cứ ai và không thể phân biệt được đâu là tài sản của chủ sở hữu, đâu
là tài sản của công ty. Mặt khác, các nhà làm luật Trung Quốc cho rằng nếu

một người làm chủ sở hữu thì khả năng kinh doanh sẽ bị hạn chế, ngoài ra sự
tồn tại của công ty phần nào phụ thuộc vào tuổi thọ của chủ sở hữu cơng ty.
Chính vì những lí do đó mà pháp luật Trung Quốc khơng cho phép thành lập
công ty TNHH một thành viên là cá nhân. Đây cũng là quan điểm của một số
nước nằm trong khối ASEAN.
Ở một số quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)10
Đa số các quốc gia Đông Nam Á không công nhận loại hình cơng ty
TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ. Cũng như nhiều nước khác có
cùng quan điểm, họ cho rằng khơng có cơ sở để tách bạch tài sản giữa công ty
với chủ sở hữu cơng ty. Mặt khác, việc thừa nhận nó có thể gây nhầm lẫn với
doanh nghiệp tư nhân. Đây là điều không mong muốn đối với các cơ quan
quản lý nhà nước. Do đó, các cơng ty TNHH nhiều thành viên nếu trong q
trình hoạt động vì lí do nào đó mà số thành viên cịn lại chỉ là một thì cơng ty
đó phải tiến hành giải thể trong một thời hạn nhất định, thông thường là sáu
9
Vụ thể chế sản xuất, Ủy ban nhà nước về cải cách thể chế Trung Quốc (1995), Một trăm câu hỏi và trả lời
về chế độ doanh nghiệp hiện đại, NXB Chính trị quốc gia.
10
Lê Hồng Hạnh (1999), “Một số vấn đề về Luật công ty và Luật đầu tư của một số nước ASEAN”, Thông
tin khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (07).


×