Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Địa vị pháp lý của trung tâm lưu ký chứng khoán theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.66 KB, 115 trang )

Hồ văn chương-CHLK8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

Hồ Văn Chương

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
CỦA TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên Ngành: Luật Kinh Tế
Mã Số: 60.38.50

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
Tiến sỹ:LÊ VŨ NAM

TP.HỒ CHÍ MINH
2007

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

1


Hồ văn chương-CHLK8

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả


nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tác giả Luận văn

HỒ VĂN CHƯƠNG

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

2


Hồ văn chương-CHLK8

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Luận văn với đề tài nghiên cứu “Địa vị pháp lý của TTLK
chứng khốn theo pháp luật Việt nam”, tơi đã cố gắng nghiên cứu các qui định pháp
luật liên quan về đề tài và tham khảo các cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực CK và
TTCK của nhiều tác giả có uy tín.
Với hiểu biết và khả năng nghiên cứu cịn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tế
không nhiều, do vậy trong q trình thực hiện Luận văn này, tơi khơng tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Do vậy, tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
chân thành từ các Thầy, Cô, Nhà nghiên cứu, và các bạn đồng nghiệp với sự trân
trọng.
Để hồn thành Luận văn này, tơi trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy hướng dẫn nghiên cứu khoa học Tiến Sỹ Lê Vũ Nam –Đại học Quốc gia
Tp..HCM, và các Thầy, Cô Trường Đại học Luật Tp.HCM, và Viện Nhà nước và
Pháp luật, cùng tất cả người thân, bạn bè đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện vật
chất, tinh thần cho tôi hồn thành Luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2007


Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

3


Hồ văn chương-CHLK8

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ gốc:

1. TTCK

: Thị Trường Chứng Khoán

2. TTLK

: Trung Tâm Lưu Ký

3. SGDCK
4. TTGDCK

: Sở Giao Dịch Chứng Khoán
: Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán

5. HTĐKLKBTTT : Hệ Thống Đăng Ký, Lưu Ký, Bù Trừ và Thanh Toán
6. TCPH


: Tổ Chức Phát Hành

7. TVLK

: Thành Viên Lưu Ký

8. NĐT

: Nhà Đầu Tư

9. NHCĐTT

: Ngân Hàng Chỉ Định Thanh Tốn

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

4


Hồ văn chương-CHLK8

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Trang
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG
KHOÁN
1. Cơ sở lý luận chung về Trung tâm lưu ký chứng khoán

1.1.Khái niệm TTLK .......................................................................................... 01
1.2.Vị trí, vai trị ................................................................................................. 02
1.3.Chức năng, nhiệm vụ của TTLK .................................................................. 05
1.4.Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 07
2. Mơ hình tổ chức và hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khốn ở một số
nước
2.1.Mơ hình, tổ chức và hoạt động của TTLK Thái lan (Thailand Securities
Depositoy - TSD) ..................................................................................................... 09
2.2.Mơ hình, tổ chức và hoạt động của TTLK Hàn Quốc (Korea Securities
Depository – KSD) ................................................................................................... 11

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG
TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
2.1.Sự cần thiết thành lập TTLK tại Việt Nam ................................................... 16
2.2.Cơ sở pháp lý cho việc thành lập TTLK tại Việt Nam

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

5


Hồ văn chương-CHLK8

2.2.1. Mơ hình tổ chức và họat động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng
khoán trước Quyết định 189 ........................................................................................... 19
2.2.2. Mơ hình tổ chức và họat động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh tốn chứng
khốn sau Quyết định 189 ............................................................................................... 21
2.2.3. Mơ hình tổ chức và họat động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng
khoán theo Luật chứng khoán 2006 ............................................................................... 29
2.2.4.Thực trạng hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán

tại Việt Nam
2.2.4.1. Hoạt động đăng ký ........................................................................... 35
2.2.4.2. Hoạt động lưu ký.............................................................................. 39
2.2.4.3. Hoạt động bù trừ, thanh toán chứng khoán và Qũy hỗ trợ thanh toán
.................................................................................................................................. 43
2.2.4.4. Các hoạt động khác
2.2.3.4.1.Thực hiện quyền.................................................................. 49
2.2.3.4.2. Quản lý Sổ cổ đông ............................................................ 52
2.2.5. Một số vấn đề pháp lý khác trong hoạt động của TTLK
2.5.1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu trong giao dịch chứng khoán ....... 53
2.5.2. Bảo hiểm trong hoạt động lưu ký chứng khoán ............................... 58
2.5.3. Giám sát hoạt động, và bồi thường thiệt hại .................................... 60
2.5.4. Một số vấn đề pháp lý khác trong hoạt động của TTLK ................... 64
2.2.6. Giải thể, phá sản ....................................................................................... 70
2.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TTLK
2.3.1.Đánh giá chung Pháp luật về tổ chức và hoạt động của TTLK tại Việt
Nam .......................................................................................................................... 74

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

6


Hồ văn chương-CHLK8

2.3.2.Kiến nghị và Giải pháp Pháp luật vể tổ chức và hoạt động của TTLK tại
Việt Nam .................................................................................................................. 77
KẾT LUẬN:
DANH SÁCH CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

7


Hồ văn chương-CHLK8

MỞ ĐẦU

1. Lý do của việc chọn đề tài nghiên cứu:
TTCK Việt nam ra đời từ tháng 7 năm 2000, đến nay được vận hành và hoạt
động hơn 7 năm và đã đạt được nhiều thành công, kết quả tích cực, tạo đà cho sự
phát triển đi lên của TTCK trong thời gian tới. Đến nay trong cả nước có khoảng
trên 200 doanh nghiệp tham gia niêm và đăng ký giao dịch trên TTCK với chất
lượng và qui mô ngày càng lớn. Cùng với sự tham gia vào TTCK của các doanh
nghiệp, thì số lượng nhà đầu tư gồm tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngồi
cũng tham gia đầu tư và giao dịch chứng khốn ngày càng tăng về qui mô và số
lượng.
Bên cạnh sự tích cực tham gia TTCK của các cơng ty cổ phần, và các nhà đầu
tư, thì sự hoạt động hiệu quả của các TTGDCK trong những năm qua đã thực sự
đem lại sự thành công của TTCK Việt nam. Trong thời gian đầu, TTGDCK tổ chức
và giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán trên TTCK và thực hiện nhiều hoạt
động rất quan trọng, trong đó có hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán
chứng khoán. Các hoạt động của TTGDCK bước đầu đã tạo dựng được lịng tin cho
nhà đầu tư, cơng ty niêm yết và các chủ thể khác, đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các nhà đầu tư và các chủ thể khác trên thị trường, bảo đảm hoạt động trên
cơ sở công bằng, công khai và minh bạch. Đây là một nét rất đặc thù trong điều kiện
hình thành và phát triển TTCK Việt nam. Về nguyên tắc, chức năng tổ chức và giám
sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán và cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ do Trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLK) đảm trách. Tuy nhiên,

trong giai đoạn đầu phát triển TTCK với xuất phát điểm thấp, pháp luật qui định
nhiệm vụ và chức năng của TTLK cho TTGDCK thực hiện các chức năng đăng ký,
lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và cung cấp các dịch vụ liên quan, nghĩa là
TTLK chưa được thành lập và hoạt động độc lập với TTGDCK. Trên TTCK, các

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

8


Hồ văn chương-CHLK8

hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán được coi là nghiệp vụ
hỗ trợ giao dịch.
Xét về gốc độ quản lý, nhiệm vụ quan trọng này được giao cho TTGDCK đảm
nhiệm rất phù hợp với qui mô thị trường nhỏ và trong giai đoạn chưa ổn định. Về cơ
bản, trong thời gian qua TTGDCK đã hoàn thành tốt nhiệm vụ này, đã đảm bảo an
toàn trong hỗ trợ giao dịch, tạo tiền đề vững chắc cho một TTLK chuyên nhiệp và
hiện hại ra đời. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, TTCK đã phát triển mạnh mẽ,
tăng về qui mô giao dịch, số lượng nhà đầu tư, số lượng công ty niêm yết và đăng ký
chứng khoán trên TTCK, hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng
khoán của TTGDCK đã bộc lộ nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng sự phát triển đồng bộ
cho TTCK và an toàn cho quyền và lợi ích của các trên TTCK; theo đó, lượng cơng
việc ngày càng tăng đã ảnh hưởng đến vai trị nhiệm vụ chính của TTGDCK là tổ
chức và giám sát giao dịch trên TTCK.
Với nhận thức tích cực và quyết tâm đổi mới cao của các cơ quan quản lý thị
trường về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, đồng thời
đứng trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường và nhu cầu đầu tư của các nhà
đầu tư ngày càng cao, xuất phát từ tầm quan trọng, yêu cầu của thực tiễn và những
bất cập của hoạt động nêu trên, TTCK đòi hỏi phải hình thành TTLK được tổ chức

và hoạt động độc lập và chuyên nghiệp có khả năng phù hợp với thực tiễn và hoàn
thành tốt nhiệm vụ của một TTLK. Trước thực tế đó, TTLK Việt nam đã chính thức
được thành lập và hoạt động trong gần 2 năm theo quyết định 189/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 27/07/2005. Trong thời gian qua, TTLK đã góp phần tạo nên
cơ sở hạ tầng của TTCK và thể hiện tốt vai trò của một TTLK: Thứ nhất, TTLK đã
thực hiện tốt vai trị hỗ trợ cho việc hồn tất giao dịch chứng khốn, đã góp phần
nâng cao tính chun mơn hóa đối với các hoạt động nghiệp đăng ký, lưu ký, bù trừ
và thanh toán chứng khoán, đồng thời nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro liên quan
tới từng nghiệp vụ có tính chất khác nhau. Thứ hai, TTLK đã đảm bảo được tính
đồng bộ trong việc vận hành hệ thống thanh tốn, bù trừ và lưu ký chứng khốn

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

9


Hồ văn chương-CHLK8

chung cho Sở giao dịch chứng khốn Tp. Hồ chí Minh và trung giao dịch chứng
khốn Hà nội (SGD và HASTC), tránh được lãng phí về tài chính cũng như nhân lực
phát sinh từ việc đầu tư riêng biệt cho từng thị trường và giảm thiểu chi phí và rủi ro
liên quan đến việc thanh toán các giao dịch chứng khốn. Thứ ba, TTLK đã thực
hiện vai trị của mình trong việc đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán
giúp cho việc quản lý thị trường thêm hiệu quả thơng qua việc tập trung hố và phi
vật chất hố tồn bộ chứng khốn mới phát hành và quản lý phát đồng thời nâng cao
được tính chính xác trong việc quản lý thơng tin người sở hữu chứng khốn. Thứ tư,
với vai trị là đầu mối quản lý đăng ký và lưu ký chứng khoán tập trung, cơ quan
quản lý có thể giám sát hiệu quả hơn tồn bộ hoạt động giao dịch chứng khốn trên
thị trường, cũng như kiểm sốt việc lưu chuyển vốn thơng qua sự thay đổi sở hữu
chứng khoán của người đầu tư và kịp thời có các biện pháp điều chỉnh và ngăn chặn

các hành vi giao dịch không hợp lệ, góp phần đảm bảo cho các nguyên tắc quản lý
thị trường được tuân thủ triệt để. Hoạt động của TTGDCK và của TTLK ngay từ khi
TTCK ra đời được thực hiện dựa trên nhiều văn bản pháp luật gồm: Nghị định
48/1999/ND-CP của Chính phủ qui định về chứng khốn và TTCK (sau đây gọi là
NĐ 48); Nghị định 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khốn và TTCK (sau
đây gọi là NĐ 144) thay thế NĐ 48; và một số văn bản hướng dẫn khác liên quan.
Mới đây nhất, quyết định số 87/2007/QĐ-BTC (sau đây gọi là Quy chế 87) ngày
22/10/2007 của Bộ tài chính về quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng
khoán thay thế quyết định số 60/2004/QĐ-BTC (sau đây gọi là Quy chế 60) ngày
15/07/2004 của Bộ tài chính về quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng
khoán. Quy chế 87 được coi là văn bản mới nhất được ban hành hướng dẫn một số
qui định tại Luật chứng khoán (LCK) 2006 về hoạt động của TTLK.
Bên cạnh những kết quả đạt được, TTLK đã bộc lộ một số hạn chế nhất định:
Thứ nhất, đối chiếu quyết định 163/2003/QĐ-TTg ngày 05/08/2003 về phê duyệt
chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010, ta có thể thấy, yêu cầu đặt ra là mở rộng
quy mô của TTCK tập trung, phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường đến năm 2005 đạt
mức 2 - 3% GDP và đến năm 2010 đạt mức 10 - 15% GDP. Tuy nhiên, chúng ta đều

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

10


Hồ văn chương-CHLK8

biết, thực tế cho thấy năm 2006 qui mơ thị trường đạt khoảng 15% GDP (tính theo
giá trị vốn hố của thị trường), qua đó thị trường phát triển nhanh chóng về qui mơ
và số lượng, ngày càn nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia ngày
càng tăng. Do vậy, hoạt động của TTLK đã bộc lộ những hạn chế đến sự phát triển
chung của thị trường, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư, người sở hữu

chứng khoán. Tác giả cho rằng những TTLK có những hạn chế chủ yếu sau: Thứ
nhất, mơ hình TTLK là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu thuộc UBCK-Bộ tài
chính (UBCK) khơng cịn phù hợp trước sự phát triển nhanh của thị trường, đòi hỏi
phải có một mơ hình tổ chức và hoạt động theo loại hình cơng ty trên cơ sở của LCK
và Luật doanh nghiệp (LDN). Thứ hai, các hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và
thanh toán chứng khoán và dịch vụ của TTLK còn nhiều hạn chế và rủi ro như: quan
hệ uỷ quyền, quan hệ cầm cố chứng khoán… chưa qui định cụ thể, và nhiều nghiệp
vụ của TTLK cịn thao tác bằng thủ cơng dễ gây ra sai sót và thiệt hại cho thị trường
và nhà đầu tư. Trước nhu cầu đổi mới và nâng cấp hệ thống cơng nghệ hiện cịn lạc
hậu bằng một hệ thống mới hiện đại và trước ngân sách Nhà nước phải đầu tư cho
các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội lớn khác, thì TTLK hoạt động bằng ngân sách
nhà nước là không hợp lý. Thứ ba, một số rủi ro về khung pháp lý liên quan về tổ
chức và hoạt động của TTLK cịn nhiều bất cập, cần phải hồn thiện như thời điểm
xác lập quyền sở hữu chứng khoán, văn bản hướng dẫn thực hiện lộ trình cam kết
quốc tế của Việt Nam về lĩnh vực dịch vụ chứng khoán chưa được ban hành kịp
thời…
Để TTLK hoạt động ngày càng ổn định, phát triển, thực sự có hiệu quả và phù
hợp với thơng lệ quốc tế, thì việc nghiên cứu pháp luật về TTLK một cách đầy đủ,
có hệ thống, tồn diện và khách quan, đồng thời có tính đến nhu cầu phát triển của
TTCK cũng như điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong xu thế hội
nhập đầy đủ với kinh tế trong khu vực và thế giới là đòi hỏi cấp thiết. Do đó, cơng
trình nghiên cứu về Địa vị pháp lý của Trung tâm lưu ký chứng khoán theo pháp
luật Việt Nam được tác giả lựa chọn cho việc nghiên cứu và hồn thành luận văn
Thạc sỹ Luật học của mình.

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

11



Hồ văn chương-CHLK8

2.Tình hình nghiên cứu:
TTCK là một lĩnh vực mới mẻ trong khoa học pháp lý. Kể từ khi TTCK chính
thức đi vào hoạt động, đã có một số cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này trong đó
có một số cơng trình nghiên cứu như: Một số vấn đề về Pháp luật chứng khoán và
TTCK ở Việt nam của TS.Phạm Thị Giang Thu; Quy chế pháp lý của TTGDCK
TP.HCM của học viên cao học Nguyễn Thị Lý; Địa vị pháp lý của Cơng ty chứng
khốn của học viên cao học Nguyễn Thị Kim Quyên; Pháp luật về tổ chức và hoạt
động của Quỹ đầu tư chứng khoán của học viên cao học Nguyễn Thanh Long; Pháp
luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên TTCK của học viên cao học Trần
Quốc Hoài; Thời điểm chuyển quyền sở hữu trong giao dịch chứng khoán của Ts.Lê
Nết đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý và một số cơng trình khác.
Cho đến thời điểm hiện nay, đã có một số bài viết về vị trí vai trò, cơ chế tổ
chức và hoạt động của TTLK, nhưng nhìn chung chỉ dừng lại ở tầm nghiên cứu vĩ
mơ. Tác giả có thể khẳng định đến nay chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu
một cách đầy đủ, toàn diện về Địa vị pháp lý của TTLK.
3. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TTCK, pháp
luật về tổ chức và hoạt động của TTLK theo pháp luật Việt Nam, đồng thời có tham
khảo và so sánh với pháp luật của một số nước có TTCK phát triển trong khu vực và
trên thế giới, cơng trình nghiên cứu này nhằm đánh giá một số mặt tích cực và hạn
chế của TTLK theo pháp luật hiện hành, qua đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện
khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của TTLK trong thời gian sắp tới.
4. Đối Tượng và Phạm Vi Nghiên Cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu toàn diện pháp luật về CK và TTCK và các văn
bản pháp luật có liên quan. Trong đó chủ yếu nghiên cứu các qui định về tổ chức và
hoạt động của TTLK, đồng thời đối chiếu pháp luật về tổ chức và hoạt động của
TTLK được ban hành trước khi Luật chứng khốn bắt đầu có hiệu lực. Qua đó, cơng


Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

12


Hồ văn chương-CHLK8

trình nghiên cứu phân tích và đánh giá các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp
luật và Điều lệ của TTLK. Ngồi ra, tác giả có nghiên cứu pháp luật liên quan đến
hoạt động của TTLK: Luật doanh nghiệp, Bộ luật dân sự, luật phá sản, Bộ luật hình
sự, Luật kinh doanh bảo hiểm…Bên cạnh nghiên cứu pháp luật trong nước, tác giả
nghiên cứu qui chế pháp lý của TTLK của một số nước như Nhật, Joc-đa-ni, Macxê-đô-nia, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc…
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm chính sách và
Nghị Quyết của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, so sánh, suy luận và tổng hợp.
6. Kết cấu Luận văn gồm:
 LỜI MỞ ĐẦU
 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG
KHOÁN
 CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
 KẾT LUẬN

Luận văn thạc sỹ luật học –thaùng 10/2007

13



Hồ văn chương-CHLK8

CHƯƠNG 1:
KHÁI QT CHUNG VỀ TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
1.1. Cơ sở lý luận chung về Trung tâm lưu ký chứng khoán
1.1.1.Khái niệm TTLK
TTLK ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của TTCK. Cùng với quá
trình phát triển của TTCK, các nhà kinh tế học cũng như các nhà khoa học pháp lý
giải thích thuật ngữ TTLK dưới nhiều gốc độ khác nhau (tạm gọi là khái niệm về
TTLK).
Dưới gốc nhìn của kinh tế học, TTLK được hiểu là một tổ chức chuyên cung
cấp các dịch vụ phục vụ cho quá trình tập trung, lưu giữ và chuyển đổi chứng khoán
tham gia giao dịch trên TTCK sang dạng số dư trong các tài khoản lưu ký, quản lý
tài khoản lưu ký đó và thanh toán các giao dịch của chứng khoán lưu ký bằng hệ
thống bút toán ghi sổ và giúp chủ sở hữu chứng khoán lưu ký thực hiện các quyền
lợi do chứng khốn mang lại1.
Xét theo mơ hình hoạt động, theo Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan, TTLK
hoạt động dựa trên hệ thống lưu ký chứng khốn được vi tính hố do công ty TNHH
LKCK Thái Lan quản lý, thực hiện các nhiệm vụ lưu ký, rút và chuyển giao chứng
khoán. Hệ thống này giúp TTLK Thái lan cung cấp các dịch vụ nhanh chóng và tiện
ích đến các thành viên, các tổ chức lưu ký, các nhà đầu tư và nâng cao đáng kể hiệu
quả hoạt động bù trừ và thanh tốn2.
Theo từ điển tài chính Investorwords của Cơng ty quản trị mạng chun tài
chính trụ sở Hoa kỳ, thì TTLK là nơi lưu giữ trung tâm ở đó các thành viên chuyển
giao chứng chỉ cổ phiếu và trái phiếu qua hệ thống điện tử (trung tâm thanh toán bù
trừ).

1
2


Đỗ Thư Trang, Giải phát triển hệ thống lưu ký chứng khoán tại TTGDCK, tr.1, Tp.HCM, 2001
Sở giao dịch chứng khoán Tháilan, />
Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

14


Hồ văn chương-CHLK8

Theo khái niệm đươc đăng trên Tạp chí Chứng khoán số 1+2, năm 2006,
TTLK là một tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các giao dịch mua, bán trên
TTCK như lưu ký chứng khoán, thanh toán ghi sổ giao dịch chứng khoán thực hiện
quyền của người sở hữu chứng khốn…thơng qua đó giúp cho các hoạt động của thị
trường được vận hành hiệu quả, ổn định và liên tục1.
Từ những quan điểm trên, tác giả có thể khái quát về TTLK như sau: TTLK là
một tổ chức thực hiện việc đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán và
cung cấp dịch vụ hỗ trợ khác liên quan trên TTCK…thơng qua đó giúp cho các hoạt
động của thị trường được vận hành an toàn, chính xác, hiệu quả, ổn định và liên tục.
Nhìn chung, về mặt pháp lý, các khái niệm trên về TTLK thể hiện vị trí vai trị
và chức năng nhiệm vụ của TTLK và tầm quan trọng của nó trong việc hoàn thiện
hạ tầng cơ sở cho hoạt động của TTCK và không thể thiếu trong bộ phận cấu thành
pháp luật về chứng khốn và TTCK thơng qua việc tạo nền tảng cho các giao dịch
chứng khoán đạt hiệu quả và ít xảy ra rủi ro cho toàn TTCK.
1.1.2.Vị trí, vai trị
TTCK là tổng thể các qui trình và các mối quan hệ hết sức phức tạp, nhưng
cũng rất khoa học. Để khẳng định được vị trí và vai trị của TTLK, chúng ta có thể
khái qt về quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại TTGDCK bước sau:
Trước tiên, nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khốn tại
một cơng ty chứng khốn (CTCK). Bước hai, CTCK chuyển lệnh mua hoặc bán

chứng khoán cho đại diện của CTCK tại TTGDCK. Người đại diện này sẽ nhập lệnh
vào hệ thống của TTGDCK. Bước 3, TTGDCK thực hiện ghép lệnh và thông báo
kết quả giao dịch cho CTCK. Bước 4, CTCK thông báo kết quả giao dịch cho nhà
đầu tư. Bước 5, Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền
(nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại CTCK sau 3 ngày làm việc kể từ ngày
mua bán. Nhà đầu tư chỉ có thể giao dịch mua bán chứng khốn thơng qua trung

1

Ủy ban chứng khốn, Tạp chí chứng khốn Việt nam, số 1+2, tr.54, 2006

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

15


Hồ văn chương-CHLK8

gian – CTCK, chứ khơng được giao dịch trực tiếp tại TTGDCK hoặc trực tiếp với
nhau
Các qui trình và các mối quan hệ này là những mắt xích rất quan trọng và hỗ
cho nhau mà nếu thiếu một trong các qui trình đó sẽ dẫn đến sự đình trệ của toàn bộ
thị trường. Để đạt được mục tiêu hoạt động an tồn và hiệu quả thì có thể khẳng
định vai trò của TTLK mà cụ thể là hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ
chiếm vị trí trung tâm trong tồn bộ q trình hoạt động của TTCK hay nói một cách
ví von là “xương sống” của TTCK. Nếu TTGDCK là nơi tổ chức các giao dịch
chứng khoán, TTLK là tổ chức hỗ trợ các hoạt động sau giao dịch, thì hệ thống đăng
ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán (HTĐK-LK-BT-TT) chứng khoán được coi là công
cụ quan trọng không thể thiếu cho hoạt động hiệu quả của TTLK. Hệ thống này có
vai trị hết sức quan trọng đối với hoạt động của TTCK. Nhờ có hệ thống này, hoạt

động hồn tất các giao dịch chứng khốn mới được thực hiện thơng suốt, an tồn, cụ
thể là:
Thứ nhất, Thanh toán các giao dịch chứng khoán, đảm bảo các giao dịch được
hồn tất. Theo đó, khi các giao dịch được thực hiện, cần phải có sự thanh tốn thì
mới thực sự chuyển giao được các chứng khoán và thanh toán được tiền giữa các
bên tham gia giao dịch, đảm bảo bên mua chứng khoán được nhận chứng khoán và
bên bán nhận được tiền. Sau khi các giao dịch được thực hiện thì nhiệm vụ của
HTĐK-LK-BT-TT chứng khoán là thực hiện bù trừ để xác định được bên đối tác
nào sẽ phải giao chứng khoán và bên đối tác nào được nhận tiền. Do đó, nếu thời
gian thanh tốn của hệ thống được rút ngắn thì các đối tượng tham gia thị trường
càng có cơ hội kiếm lời, chớp được thời cơ kinh doanh.
Thứ hai, giúp quản lý TTCK. Vai trị của tiêu chí này thể hiện thông qua việc
quản lý thông tin về người sở hữu chứng khoán, hệ thống giúp các nhà quản lý biết
được tỷ lệ nắm giữ của người sở hữu chứng khoán, kịp thời đưa ra các quyết định xử
lý khi các tỷ lệ sở hữu của một số đối tượng vượt quá qui định. Hệ thống cung cấp
thông tin về các chứng khoán bị mất trộm, mất cắp, các chứng khoán khơng cịn giá

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

16


Hồ văn chương-CHLK8

trị lưu hành và thơng báo cho các đối tượng tham gia trên thị trường, qua đó giúp
các nhà đầu tư không bị thiệt hại khi mua phải chứng khoán giả hoặc chứng khoán
bị mất cắp…
Thứ ba, giảm chi phí cho các đối tượng tham gia thị trường. Vì khi hệ thống
được phát triển đến mức độ nhất định thì việc quản lý chứng khốn được thực hiện
qua hệ thống cơ sở dữ liệu dưới hình thức bút tốn ghi sổ, giúp tiết kiệm chi phí cho

các bên tham gia trong việc in ấn chứng chỉ chứng khoán, bảo quản chứng chỉ chứng
khốn, giảm chi phí, tránh được sự trùng lặp trong khâu nhận, kiểm đếm chứng
khoán khi thanh toán cho các đối tượng tham gia khi chưa có hệ thống. Theo đó, các
hoạt động đăng ký chứng khoán, thực hiện quyền của người sở hữu chứng khoán
đều được thực hiện thông qua hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, giúp hoạt động đăng
ký chứng khoán được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, giảm được chi phí cho cơ
quan thực hiện việc đăng ký chứng khoán.
Thứ tư, giảm rủi ro cho hoạt động của TTCK. Kinh nghiệm các nước cho thấy
thời gian thanh toán càng được rút ngắn bao nhiêu sẽ càng giảm được rủi ro cho các
bên tham gia thị trường bấy nhiêu. Thời gian thanh tốn là khoảng thời gian tính từ
khi giao dịch được thực hiện đến khi việc thanh tốn hồn tất. Các rủi ro thường gặp
như rủi ro do lỗi máy tính, rủi ro do lỗi của con người gây ra, rủi ro trong trường hợp
có bên đối tác mất khả năng thanh tốn do khơng có đủ chứng khốn hoặc tiền để
giao. Các rủi ro này sẽ càng được giảm nếu như thời gian thanh toán được rút ngắn.
Thứ năm, thực hiện việc thanh tốn nhanh góp phần giúp các đối tượng của hệ
thống tăng vịng quay vốn. HTĐK-LK-BT-TT chứng khốn thực hiện việc thanh
toán bù trừ và chuyển quyền sở hữu một cách nhanh chóng do loại bỏ chuyển giao
vật chất chứng khoán bằng các bút toán ghi sổ. Qua đó, các bên có thể tiết kiệm
được nhiều chi phí, thời gian để kiểm đếm, kiểm tra tính thật giả của các chứng chỉ
vật chất, đặc biệt khi khối lượng giao dịch lớn, đồng thời tránh trường hợp trùng lắp
giữa các đối tượng giao và nhận, rút ngắn thời gian thanh tốn. Nhờ đó, nguồn vốn
của các bên tham gia thị trường sẽ được sử dụng hiệu quả hơn.

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

17


Hồ văn chương-CHLK8


1.1.3.Chức năng, nhiệm vụ của TTLK
Cùng với sự ra đời và phát triển của TTCK, TTLK cũng dần được hình thành
và phát triển. TTLK đã được khẳng định là tổ chức khơng thể thiếu trong hồn thiện
hoạt động giao dịch chứng khốn. Với vị trí và vai trị đã được khằng định, TTLK
được pháp luật qui định cho nó một số chức năng, nhiệm vụ hết sức quan trọng
trong việc hỗ trợ hoạt động sau giao dịch trên TTCK gồm:
- Đăng ký, lưu ký chứng khoán phát hành ra cơng chúng, chứng khốn niêm
yết, chứng khốn đăng ký giao dịch tại SGD, TTGDCK
Đề chứng khoán niêm yết hay đăng ký giao dịch được giao dịch trên TTCK,
chúng phải được đăng ký đầy đủ thơng tin để TTLK có thể nhận lưu ký. Thơng tin
đăng ký có thể gồm: tên chứng khoán, loại chứng khoán, số lượng đang lưu hành,
tên và địa chỉ của người sở hữu chứng khoán đó…Sau khi hồn tồn tất thủ tục đăng
ký, chứng khốn phải được lưu ký. Lưu ký chứng khoán là việc lưu giữ, bảo quản
chứng khoán của khách hàng gồm chứng khoán vật chất và ghi sổ trên hệ thống điện
tử, đồng thời thực hiện các dịch vụ liên quan như mở tài khoản, nhận gửi, rút,
chuyển khoản chứng khoán lưu ký.
- Bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán tại SGD, TTGDCK
Bù trừ và thanh toán chứng khoán là hoạt động hỗ trợ sau giao dịch. Hoạt động
này thực hiện việc xử lý thông tin về các giao dịch chứng khốn và tính tốn lại
nhằm xác định số tiền và chứng khốn rịng cuối cùng mà các bên giao dịch thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Đại lý chuyển nhượng đối với các loại chứng khoán niêm yết, chứng khoán
đăng ký giao dịch tại SGD và TTGDCK, các chứng khốn phát hành ra cơng chúng
và thực hiện các quyền liên quan tới người sở hữu chứng khoán theo uỷ quyền của
tổ chức phát hành. Chức năng làm đại lý chuyển nhượng xuất phát từ việc thực hiện
đăng ký thơng tin trước đó do TCPH tiến hành đăng ký và lưu ký tại TTLK. Do đó,

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

18



Hồ văn chương-CHLK8

TTLK thực hiện dịch vụ làm đại lý chuyển nhường với tư cách là bên được ủy
quyền.
- Đăng ký, lưu ký, đại lý chuyển nhượng đối với các loại chứng khoán khác
theo yêu cầu của tổ chức phát hành. Do pháp luật chưa thể bao quát và đưa vào qui
định cho tất cả các loại chứng khoán phải niêm yết hoặc đăng ký giao dịch. Nên
chức năng này được coi là qui định mở nhằm khuyến khích các bên tự nguyện ủy
quyền cho TTLK thực hiện và quản lý tập trung.
- Các dịch vụ khác hỗ trợ việc giao dịch chứng khốn. Ngồi các chức năng cơ
bản, TTLK có thể cung cấp các dịch vụ như: thủ tực đăng ký, lưu ký đối với các
giao dịch cho tặng, biếu, thừa kế...
- Đăng ký giao dịch đảm bảo đối với các chứng khoán đã được lưu ký tập trung
tại Trung tâm. Chức năng đăng ký giao dịch bảo đảm giúp các bên tham gia giao
dịch có thêm cơ hội tối đa hóa lợi nhuận thơng qua hợp đồng cầm cố. Theo đó, nhà
đầu tư có quyền dùng chứng khốn mà họ đang sở hữu để cầm cố tại ngân hàng để
có vay thêm tiền mặt để đầu tư chứng khoán. Pháp luật qui định hợp đồng cầm cố
phải được đăng ký giao dịch bảo đảm tại TTLK.
- Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy trình hoạt động chuyên
môn, nghiệp vụ áp dụng tại Trung tâm sau khi có ý kiến của Chủ tịch UBCK. ở các
nước, TTLK có quyền ban hành quy trình, quy chế về nghiệp vụ liên quan hoạt động
đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Tại Việt Nam, pháp luật qui định
TTLK có nghĩa vụ trình dự thảo quy chế lên UBCK và UBCK là cơ quan có thẩm
quyền ban hành, và sau đó TTLK tiến hành tổ chức thực hiện. Theo xu hướng sắp
tới, thẩm quyền ban hành quy chế này sẽ do TTLK thực hiện.
- Thu các khoản phí và lệ phí theo chế độ quy định và một số chức năng khác.
Vì bản chất của TTLK là cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động sau giao dịch, do
vậy, hoạt động của TTLK mang tính phi lợi nhuận là chủ yếu. Tuy nhiên, pháp luật

cũng cho phép TTLK được thu một số khoản phí và lệ phí theo qui định, thường là

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

19


Hồ văn chương-CHLK8

do Bộ tài chính qui định các loại dịch vụ được phép thu và mức thu cụ thể. Bên cạnh
đó, TTLK cũng có nhiệm vụ: quản lý và sử dụng QHTTT để hỗ trợ kịp thời cho các
thành viên lưu ký trong trường hợp thành viên lưu ký tạm thời mất khả năng thanh
toán theo qui định của pháp luật; giám sát hoạt động của các TVLK, nhân viên
nghiệp vụ của TVLK trong quá trình thực hiện quy trình nghiệp vụ đăng ký, lưu ký,
bù trừ, thanh tốn chứng khoán; phát hiện và kiến nghị với UBCK xử lý các vi phạm
theo chế độ quy định; tham gia vào các chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
chứng khốn và thị trường chứng khốn trong khn khổ những quy định của Chủ
tịch UBCK1.
1.1.4.Lịch sử hình thành và phát triển
Trong lịch sử có nhiều cách lưu giữ chứng khoán như tự lưu giữ, lưu giữ tại
ngân hàng thương mại hoặc cơng ty chứng khốn, tái lưu giữ ở TTLK.
Trong thời kỳ sơ khai, người đầu tư thường tự giữ chứng khốn ở dạng chứng
chỉ vật chất. Điều đó có thể gây nhiều bất lợi cho họ như: phải tự bảo quản chứng
khoán trước khả năng bị thất lạc, mất cắp, hỏa hoạn v.v…; phải tự mình thường
xuyên theo dõi các thơng tin liên quan tới chứng khốn mà họ đang là chủ sở hữu
(như thông báo của đại hội cổ đông thường niên, thông báo về quyền đặt mua
v.v…), thời điểm, kỳ hạn thực hiện các quyền lợi của chủ sở hữu như việc thu cổ
tức, trái tức tới hạn thanh toán, tham gia đại hội đồng cổ đơng v.v…; phải chịu chi
phí cao đối với việc vận chuyển chứng từ có giá.
Về mặt lý luận, TTLK được coi là một chủ thể pháp lý trên TTCK, nhưng về

mặt kỹ thuật, TTLK hoạt động không thể thiếu một hệ thống đăng ký, lưu ký, thanh
toán bù trừ chứng khoán. Hệ thống này hoạt động bao gồm con người, cơ sở vật chất
và các qui định pháp luật về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Hệ
thống này gồm ba bộ phận: đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh tốn chứng khốn. Nhờ
có hệ thống này mà các giao dịch chứng khoán được tiến hành trơi chảy, thuận lợi.
1

Trung tâm lưu ký chứng khốn Việt Nam />
Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

20


Hồ văn chương-CHLK8

Cùng với sự hình thành và phát triển của TTCK trên thế giới HT ĐK-LK-BTTT chứng khoán cũng ngày càng được hoàn chỉnh và phát triển. Trong thời kỳ đầu,
do doanh số giao dịch không lớn cũng như số người tham gia giao dịch chưa nhiều,
nên hầu hết các hoạt động liên quan đến việc chuyển giao chứng khốn và thanh
tốn tiền do các cơng ty mơi giới tự đảm nhiệm để phục vụ khách hàng. Vì thế chưa
có sự góp mặt của hệ thống này.Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 với sự đa dạng
của các chủng loại chứng khoán, số người tham gia TTCK ngày càng nhiều, khối
lượng giao dịch và giá trị giao dịch giữa các bên phát sinh lớn đã đòi hỏi hệ thống
trên phải được hình thành để đáp ứng. Từ đó đến nay, hệ thống trên ngày càng được
phát triển, đặc biệt nhờ sự phát triển của công nghệ kỹ thuật,
Trong giai đoạn đầu tổ chức TTCK ở Việt Nam, các chức năng ĐK-LK-BT-TT
chứng khoán của thị trường được thực hiện bởi hai TTGDCK ban đầu là tại
TP.HCM và sau đó là tại Hà nội. HT ĐK-LK-BT-TT CK tại hai TTGDCK được vận
hành độc lập với nhau mà không có sự liên kết. Bên cạnh đó, phạm vi dịch vụ do hệ
thống cung cấp mới chỉ giới hạn ở các nhóm dịch vụ cơ bản là lưu ký, bù trừ và
thanh toán các giao dịch và thực hiện quyền đối với chứng khoán niêm yết và đăng

ký giao dịch trên hai TTGDCK. Hoạt động của HT ĐK-LK-BT-TT chứng khoán
theo mơ hình này khơng đạt hiệu quả cao và gây lãng phí về nguồn lực.
Để nâng cao hiệu quả hoạt của TTCK nói chung và hiệu quả của HT ĐK-LKBT-TT chứng khốn nói riêng, ngày 27/07/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định 189/2005/QĐ-TTg thành lập TTLK độc lập, hỗ trợ cho cả TTCK. Việc
thành lập TTLK trong bối cảnh TTCK Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ là
hồn tồn phù hợp với các địi hỏi từ thực tiễn thị trường, đồng thời cũng phù hợp
với các kiến nghị của các tổ chức quốc tế như G30 (nhóm tư vấn các vấn đề về tiền
tệ và kinh tế quốc tế), và Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (International
Organization of Securities Committee – IOSCO). Theo đó, mỗi thị trường cần có
một TTLK độc lập.

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

21


Hồ văn chương-CHLK8

Với chức năng chính là hỗ trợ xử lý các hoạt động sau giao dịch, hoạt động của
TTLK đã thực sự giúp giảm thiểu chi phí và năng lực xử lý của toàn thị trường nhờ
tận dụng được lợi thế theo qui mơ. Bên cạnh đó, thơng qua việc điều chỉnh về chức
năng giữa các đơn vị là TTLK, Sở giao dịch chứng khốn (SGD) và TTGDCK,
trong đó khối chức năng hỗ trợ sau giao dịch được tách khỏi khối chức năng giao
dịch do SGDCK, TTGDCK đảm trách, cho nên mỗi tổ chức có điều kiện chun
mơn hố sâu hơn vào từng lĩnh vực hoạt động cũa mình, đồng thời phạm vi và chất
lượng dịch vụ cung cấp cũng được nâng lên nhờ hoàn thiện các mặt tổ chức và hoạt
động và quản trị điều hành của từng đơn vị.
1.2. Mơ hình tổ chức và hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khốn ở
một số nước
1.2.1. Mơ hình, tổ chức và hoạt động của TTLK Thái lan (Thailand

Securities Depository - TSD)1
TSD được thành lập vào năm 1988, là một cơng ty con của SGD chứng khốn
Thái Lan, vừa đóng vai trị là Trung tâm thanh tốn bù trừ và TTLK. Đến cuối năm
1994, SGDCK Thái Lan (SET) tái cơ cấu TSD và chuyển sang hoạt động theo loại
hình Cơng ty TNHH Lưu ký chứng khốn có chức năng đăng ký, lưu ký, bù trừ và
thanh toán chứng khốn. Các thành viên của TSD là các cơng ty chứng khốn, ngân
hàng lưu ký, các tổ chức tài chính trung gian (cơng ty tài chính, Qũy đầu tư…) và
các định chế tài chính khác.
Hoạt động đăng ký chứng khốn của TSD được thực hiện theo cơ chế: chứng
khoán được lưu giữ tại TSD sẽ do TSD đứng tên đăng ký. Việc chuyển nhượng
trong hệ thống của TSD sẽ không phải thực hiện việc tái đăng ký. Việc chuyển giao
giấy chứng nhận sau khi mua chứng khoán vật chất diễn ra trong 2 tháng. Trong thời
gian này, chứng khốn khơng được phép giao dịch. Chứng khoán chưa niêm yết sẽ
một ngân hàng lưu ký toàn cầu đứng tên đăng ký. TSD nghiêm cấm đăng ký dưới
1

Dương Văn Thanh, Tìm hiểu một số mơ hình TTLK chứng khốn trên thế giới, Tạp chí chứng khốn, số 6,
tr.43, 2006; Trần Đắc sinh, Xây dựng mơ hình hệ thống quản lý cho TTGDCK Tp.HCM, tr.56, 2003; Đỗ Thư
Trang, (nđd)

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

22


Hồ văn chương-CHLK8

tên của tổ chức lưu ký trong nước.Tổ chức này do ngân hàng lưu ký cấp hai giám
sát.
Hoạt động lưu ký chứng khoán của TSD được thực hiện theo cơ chế: cổ phiếu

và trái phiếu niêm yết sẽ được lưu giữ tại TSD trên những tài khoản trong nước hoặc
nước ngoài của ngân hàng lưu ký. Việc chuyển giao quyền góp vốn, những cơng cụ
phái sinh như quyền chọn được phát hành, giao dịch và thanh toán dưới hình thức
bút tốn ghi sổ đều phải thơng qua TSD. Nhà đầu tư muốn nắm giữ các công cụ này
dưới dạng vật chất phải đến TSD rút về. Khi nhà đầu tư muốn giao dịch thì phải
chuyển sang hình thức bút toán ghi sổ. Tài khoản tại TSD phản ảnh tổng số lượng
nắm giữ của TVLK. Các TVLK chịu trách nhiệm quản lý các tiểu khoản của nhà
đầu tư. Các chứng khốn khơng niêm yết được lưu giữ tại kho của ngân hàng lưu ký
hoặc dưới hình thức chứng khốn niêm yết tạm thời. Như vậy, TSD áp dụng mơ
hình quản lý tài khoản TTLK. Cơ chế lưu ký của TSD được thiết lập dựa trên việc
tôn trọng quyền của nhà đầu ở chỗ cho phép nắm giữ chứng khoán vật chất sau khi
được lưu ký bằng bút toán ghi sổ, khi muốn giao dịch thì nhà đầu tư có quyền thực
hiện quyền tái lưu ký dạng bút toán ghi sổ. Tuy nhiên, cơ chế này gây ra rủi ro mất
mát, trộm cắp, hư hỏng, thời gian kiểm đếm tính thực thật giả của chứng khoán…
TSD phân hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán làm 2 cấp:
Thứ nhất, bù trừ giữa những CTCK. Mặc dù có cùng một cơ chế bút toán ghi
sổ được sử dụng để bù trừ giữa các CTCK, và thanh toán giữa ngân hàng lưu ký với
CTCK, nhưng việc thực hiện sẽ được tiến hành riêng rẽ. Đối với hoạt động bù trừ
trên thị trường, TSD sẽ khớp các lệnh giao dịch của các CTCK, sau đó thơng báo kết
quả bù trừ vào ngày T+2 và tiến hành thanh toán vào ngày T+3. Vào ngày T+3, TSD
sẽ tính tốn giá trị rịng về tiền và về chứng khoán của các CTCK. Số dư chứng
khoán được TSD bù trừ, chuyển giao và xác nhận qua mạng. Số dư bằng tiền được
bù trừ qua séc có hiệu lực vào ngày T+1 sau khi số tiền thu được từ việc thanh tốn
chứng khốn được ghi có vào ngày thanh tốn.

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

23



Hồ văn chương-CHLK8

Thứ hai, thanh tốn giữa các ngân hàng lưu ký và CTCK. Ở đây, hoạt động
thanh toán được phân thành hai loại: Thanh toán chứng khoán vốn và thanh tốn
chứng khóa nợ. Việc thanh tốn chứng khốn vốn có sự tham gia của các ngân hàng
lưu ký tiến hành dựa trên giá trị rịng của séc thanh tốn hoặc của từ hóa đơn. Việc
xác nhận giao dịch phải được thực hiện qua mạng trươc 17h ngày T+2. Giao dịch
khơng thể thanh tốn đúng hạn được thanh tốn riêng theo giá trị trên tấm séc,
những giao dịch không thanh toán đúng hạn sẽ được thanh toán sau 1 ngày là ngày
T+4. Việc thanh toán chứng khoán nợ chủ yếu là Trái phiếu công ty được giữ dưới
dạng tạm thời tại TSD. Trái phiếu niêm yết được phép giao dịch tại TTGD Trái
phiếu của Thái lan và được thanh toán vào ngày T+2. Tại đây, có rất ít Trái phiếu
Chính phủ tham gia giao dịch. Thái lan cho phép giao dịch Trái phiếu khơng niêm
yết, ngày thanh tốn khơng cố định và do các bên tham gia giao dịch qui định và
thường trong vòng 3 ngày. Việc giao dịch Trái phiếu không niêm yết các lệnh giao
dịch được phép khớp trước qua điện thoại. Việc xác nhận giao dịch là một cơng
đoạn quan trọng trong q trình thanh tốn Trái phiếu khơng niêm yết do hiện tại
chưa có một chuẩn thanh tốn nào được áp dụng.
1.2.2. Mơ hình, tổ chức và hoạt động của TTLK Hàn Quốc (Korea
Securities Depository – KSD)
KSD được thành lập tháng 12 năm 1974, do SGDCK Hàn quốc (Korea
Securities Exchange - KSE) sở hữu, và chịu sự quản lý của Bộ tài chính và kinh tế
(MOFE) và Ủy ban giám sát tài chính (FSC).
KSD là nơi cung cấp dịch vụ lưu ký tập trung. Thành viên lưu ký của nó là các
ngân hàng và CTCK. KSD tố chức và giám sát các hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ
thanh toán chứng khoán và tiền.
Đối với hoạt động đăng ký chứng khoán, cổ phiếu lưu ký tại KSD do KSD
đứng tên đăng ký. Các thành viên và các đại lý lưu ký phải cung cấp cho KSD danh
sách người sở hữu có xác nhận của tổ chức phát hành. Theo đó, KSD xác nhận tỷ lệ
sở hữu cổ phần theo thẻ đăng ký đầu tư của người sở hữu. Khi xét thấy cần thiết,


Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

24


Hồ văn chương-CHLK8

KSD chuyển lại danh sách đó cho tổ chức phát hành vì việc thanh tốn cổ tức cho cổ
đông dựa vào danh sách này.
Đối với hoạt động lưu ký chứng khốn, nhà đầu tư nước ngồi phải lưu ký các
chứng khoán đủ tiêu chuẩn tại KSD. Những chứng khoán vật chất được bảo quản tại
kho lưu ký, đồng thời được lưu ký trên tài khoản của các đại lý lưu ký và do KSD
đứng tên đăng ký. Các đại lý lưu ký giữ và quản lý tài khoản của từng nhà đầu tư
một cách tách biệt.
Đối với hoạt động bù trừ thanh toán chứng khoán, KSD phân thành hai cấp:
Thứ nhất, bù trừ giữa những tổ chức môi giới: KSD thực hiện bù trừ thanh toán cho
các thành viên tham gia giao dịch tại KSE, và thị trường OTC chính thức và thị
trường giao dịch thỏa thuận. Vào ngày thanh tốn, hệ thống máy tính của KSE sẽ
tính tốn giá trị rịng của các chứng khốn chuyển nhượng và bù trừ thanh toán theo
số dư trên các tài khoản của các CTCK với nhau tại KSD. Để đảm bảo thanh tốn
được thực hiện, các CTCK phải ln duy trì một quỹ hỗ trợ thanh tốn do KSE quản
lý. Thứ hai, bù trừ giữa các CTCK làm thành viên lưu ký: đối với chứng khoán vốn,
việc giao dịch các chứng khoán này phải thực hiện thanh toán và lưu ký tại KSD.
Vào ngày giao dịch, các CTCK gửi xác nhận giao dịch cho các đại lý lưu ký. Đến
ngày thanh toán, đại lý lưu ký chỉ thực hiện thanh tốn khi có xác nhận về chứng
khốn được lưu ký trên tài khoản của đại lý lưu ký tại KSD. Đối với giao dịch thỏa
thuận chứng khoán, đại lý lưu ký chỉ thực hiện lệnh chuyển nhượng chứng khoán
cho KSD khi có xác nhận thanh tốn. Đối với chứng khốn nợ niêm yết tại KSD,
các thủ tục thanh toán áp dụng như các chứng khoán vốn. Đối với chứng khoán trên

thị trường tiền tệ ngắn hạn, các giao dịch được thực hiện trên thị trường OTC.
Đối với hoạt động bù trừ thanh toán tiền, trước đây việc sử dụng séc được phép
tại Hàn quốc, hiện nay họ đang loại trừ dần, vì việc thanh tốn dưới dạng séc của
ngân hàng được bù trừ vào ngày hơm sau và để hồn tất việc thanh toán phải phụ
thuộc vào việc bù trừ séc. Điều này gây khó khăn và luân chuyển vốn vì các TVLK
khơng được phép sử dụng khoản tiền thu được để đảm bảo cho việc thanh tốn hoặc

Luận văn thạc sỹ luật học –tháng 10/2007

25


×