Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Giá trị pháp lý của chứng thư giám định và hậu quả pháp lý của việc cấp chứng thư giám định sai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

VÕ THỊ MINH THƯ

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH
VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC
CẤP CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH SAI
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH
VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC
CẤP CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH SAI

SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ THỊ MINH THƯ
Khóa: 41

MSSV: 1653801011280

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN HỒNG THÙY TRANG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020




LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS.Nguyễn Hoàng Thùy Trang,
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham
khảo. Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

TÁC GIẢ

Võ Thị Minh Thư


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT
LDN 2014

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT
Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014
Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005

LTM 2005

sửa đổi, bổ sung bởi Luật Quản lý ngoại thương số
05/2017/QH14 ngày 12/6/2017

NĐ 20


Nghị định số 20/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày
20/02/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh
doanh dịch vụ giám định thương mại sửa đổi, bổ sung
bởi Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011
và Nghị định số 125/2014/NĐ-CP ngày 29/12/2014


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI
VÀ CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH..........................................................................5
1.1

Tổng quan về hoạt động giám định thương mại ...................................5

1.1.1 Khái niệm giám định thương mại ................................................................5
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động giám định thương mại .........................................7
1.2

Chứng thư giám định .............................................................................11

1.2.1 Định nghĩa chứng thư giám định ...............................................................11
1.2.2 Giá trị pháp lý của chứng thư giám định ...................................................12
1.2.3 Vai trò của chứng thư giám định ...............................................................14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. ...................................................................................18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIÁ TRỊ PHÁP
LÝ CỦA CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH, HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC CẤP
CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH SAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN .........19

2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về giá trị pháp lý của chứng thư giám
định ....................................................................................................................19
2.1.1 Điều kiện để chứng thư giám định có giá trị pháp lý ................................19
2.1.2 Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu giám định .30
2.1.3 Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên không yêu cầu giám
định .....................................................................................................................32
2.1.4 Giá trị pháp lý của chứng thư giám định trong trường hợp ủy quyền giám
định .....................................................................................................................36
2.2 Quy định và thực trạng của pháp luật Việt Nam về hậu quả pháp lý của
việc cấp chứng thư giám định sai ....................................................................37
2.2.1 Định nghĩa “kết quả giám định sai” và trách nhiệm chứng minh của khách
hàng ....................................................................................................................37
2.2.2 Trách nhiệm thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định ........................39
2.3 Kiến nghị hoàn thiện các quy định về giá trị pháp lý của chứng thư giám
định và hậu quả pháp lý đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định
của việc cấp chứng thư giám định sai .............................................................46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. ...................................................................................48
KẾT LUẬN ..............................................................................................................49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................51


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 30 tháng 3 năm 2020, Hội đồng châu Âu đã thông qua quyết định phê
chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam
(EVFTA). Như vậy, chỉ cần Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn, EVFTA sẽ chính thức
có hiệu lực. Việc ký kết EVFTA và các Hiệp định thương mại tự do khác, bên cạnh
việc gia nhập Tổ chức Kinh tế Thế giới (WTO) là nỗ lực lớn của Việt Nam trong quá
trình thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế kể từ khi mở cửa kinh tế đất nước thời kỳ Đổi
Mới, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch

vụ ra nhiều thị trường khác nhau trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước.
Trong bối cảnh đó, giám định thương mại đóng vai trị khơng nhỏ trong việc
thực hiện các Hợp đồng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài. Hoạt
động giám định trong lĩnh vực thương mại mà sản phẩm của nó là chứng thư giám
định, là văn bản quan trọng trong việc xác định đặc điểm hàng hóa theo Hợp đồng,
từ đó thúc đẩy các bên (đặc biệt là bên bán) tuân thủ các cam kết của mình đối với
việc bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, và bên mua có được sự đảm bảo về hàng hóa,
dịch vụ được cung cấp.
Mặc dù giá trị pháp lý của chứng thư giám định và các hậu quả pháp lý đối với
thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khi cấp chứng thư giám định sai được quy
định khá cụ thể trong Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 sửa đổi,
bổ sung bởi Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017 (LTM
2005) nhưng các quy định này vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu đặc thù về dịch
vụ giám định trong giai đoạn hiện nay khiến hoạt động giám định đơi lúc trở nên hình
thức, kém hiệu quả và không đáp ứng được kỳ vọng của các bên trong hợp đồng khi
sử dụng các chứng thư giám định thương mại. Trong thực tế, “tồn tại một số trường
hợp cấp chứng thư khống, cấp chứng thư nhằm hợp thức theo thỏa thuận”1 xuất phát
từ các quy định thiếu rõ ràng của pháp luật thương mại về giá trị pháp lý của chứng
thư giám định cũng như hậu quả pháp lý của việc cấp chứng thư giám định sai, gây
ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành giám định thương mại trong nước.
Chính vì lý do này, tác giả chọn đề tài “Giá trị pháp lý của chứng thư giám
định và hậu quả pháp lý của việc cấp chứng thư giám định sai” làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp nhằm phân tích các quy định của pháp luật về giá trị pháp lý của chứng
thư giám định và hậu quả pháp lý của việc cấp chứng thư giám định sai, từ đó đưa ra

Lương Tuấn Nghĩa, “Thực trạng hoạt động giám định thương mại trên địa bàn Hà Nội và nhu cầu hoàn thiện
pháp luật về giám định thương mại”, truy cập ngày 30/4/2020.
1

1



những đề xuất, kiến nghị về các quy định này nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
giám định thương mại.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về giám định thương mại và đặc
biệt chưa có tài liệu nào nghiên cứu chuyên sâu về giá trị pháp lý của chứng thư giám
định và hậu quả pháp lý của việc cấp chứng thư giám định sai.
Ở góc độ thực tiễn, có sách viết về hoạt động giám định trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu như Bảo hiểm và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển của tác giả Đỗ Hữu Vinh (2009), chủ yếu đề cập đến các khía cạnh về kỹ
thuật quy trình thực hiện giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển mà không đề cập đến khía cạnh pháp lý của hoạt động giám định trong lĩnh vực
thương mại. Ngồi ra cịn có sách Những khía cạnh kinh tế và luật pháp về bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trong thương mại quốc tế (2001) của tác giả
Nguyễn Vũ Hoàng, trong tác phẩm này tác giả chủ yếu phân tích các khía cạnh về
mặt kinh tế và pháp lý liên quan đến bảo hiểm trong thương mại quốc tế, đồng thời
tác giả đề cập, phân tích về hoạt động giám định tổn thất được tiến hành bởi các đại
lý bảo hiểm. Tác giả cũng đề cập đến chứng thư giám định trong hoạt động giám định
tổn thất, về cách thức lập chứng thư và vai trò của chứng thư giám định đối với hoạt
động bảo hiểm trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên cuốn sách với mục tiêu là cung
cấp kiến thức khái quát cho người đọc về hoạt động bảo hiểm trong lĩnh vực đặc thù
là thương mại quốc tế vì vậy việc đề cập đến hoạt động giám định hay chứng thư
giám định chỉ với vai trò là một thủ tục nhằm “hỗ trợ cho khiếu nại bảo hiểm”2 mà
không đi sâu phân tích, nghiên cứu giá trị pháp lý của chứng thư giám định.
Ở cấp độ luận văn thạc sĩ, có luận văn Pháp luật về giám định thương mại của
tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2011) phân tích về mặt pháp lý hoạt động giám định
trong lĩnh vực thương mại theo quy định LTM 2005, đánh giá thực trạng pháp luật
Việt Nam về điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định. Đồng thời tác giả có đề cập
đến vấn đề về giá trị pháp lý của chứng thư giám định và hậu quả pháp lý đối với tổ

chức giám định khi cấp chứng thư giám định sai, tuy nhiên do trọng tâm chính của
đề tài là dịch vụ giám định thương mại nên việc phân tích về chứng thư giám định
khơng q chun sâu. Ngồi ra, tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh cịn có bài viết
“Giám định thương mại trong Luật thương mại Việt Nam” đăng trên Tạp chí Dân chủ
& Pháp luật, số 8 (245) – 2012, tương tự phân tích các vấn đề của LTM 2005 về điều
kiện kinh doanh dịch vụ giám định và cũng đề cập đến chứng thư giám định và các
bất cập trong quy định về hậu quả pháp lý đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ
giám định khi cấp chứng thư giám định sai.
Nguyễn Vũ Hồng (2001), Những khía cạnh kinh tế và luật pháp về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển trong thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tr.243.
2

2


Về khóa luận tốt nghiệp có khóa luận Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu –
Những vấn đề pháp lý và thực tiễn áp dụng của tác giả Đỗ Minh Hằng (2012) phân
tích chủ yếu về hoạt động giám định đối với đối tượng là hàng hóa xuất nhập khẩu.
Trong khóa luận này, tác giả Đỗ Minh Hằng có chỉ ra những điểm bất cập trong quy
định về chứng thư giám định của LTM 2005 nhưng không đi sâu phân tích các khía
cạnh pháp lý trong quy định của LTM 2005 về giá trị pháp lý của chứng thư giám
định cũng như hậu quả pháp lý của việc cấp chứng thư giám định sai.
Ngồi ra, một số cịn có một số cơng trình nghiên cứu phân tích về chế tài bồi
thường thiệt hại và chế tài phạt vi phạm đối với thương nhân thực hiện giám định khi
cấp chứng thư giám định sai rải rác trong các cơng trình nghiên cứu khác như: Nguyễn
Phú Cường (2009), Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh –
thương mại, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, làm rõ khái niệm giám định thương mại, phân biệt với các hoạt động
giám định khác (giám định tư pháp, giám định sở hữu trí tuệ) nhằm mục đích lý giải,

phân biệt, làm rõ các điểm đặc thù của chứng thư giám định trong hoạt động giám
định thương mại.
Thứ hai, làm rõ các yếu tố tác động đến giá trị pháp lý của chứng thư giám
định quy định trong LTM 2005 và chỉ ra các thực trạng liên quan đến quy định này.
Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của
pháp luật về giá trị pháp lý của chứng thư giám định, và hậu quả pháp lý đối với
thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khi cấp chứng thư giám định sai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các quy định
pháp luật Việt Nam về hoạt động giám định thương mại và chứng thư giám định, các
yếu tố ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của chứng thư giám định và hậu quả pháp lý đối
với thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khi cấp chứng thư giám định sai.
Phạm vi nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu của khóa luận chỉ giới hạn trong
việc nghiên cứu giá trị pháp lý của chứng thư giám định hậu quả pháp lý đối với
thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khi cấp chứng thư giám định sai trong
hoạt động giám định thương mại theo quy định của LTM 2005 và các văn bản hướng
dẫn thi hành cùng với một số văn bản quy phạm pháp luật khác có đề cập đến hoạt
động giám định trong lĩnh vực hải quan, xuất nhập khẩu. Đồng thời, tác giả cũng có
đề cập và phân tích một số quy định về hoạt động giám định nói chung và chứng thư
giám định trong các điều khoản chung về cung ứng dịch vụ giám định của một số
công ty giám định trên thế giới, hay các tiêu chuẩn đối với tổ chức giám định trong
Tiêu chuẩn ISO/IEC 17020:2012 về đánh giá sự phù hợp – yêu cầu đối với hoạt động
3


của tổ chức tiến hành giám định nhằm làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam
về giá trị pháp lý của chứng thư giám định cũng như hậu quả pháp lý của việc cấp
chứng thư giám định sai.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp phân tích để làm rõ các khái niệm về giám định thương mại,
chứng thư giám định, giá trị pháp lý của chứng thư giám định, đồng thời làm rõ các
quy định của LTM 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành về các điều kiện để chứng
thư giám định có giá trị pháp lý, giá trị pháp lý của chứng thư giám định với các chủ
thể khác cũng như hậu quả pháp lý đối với việc cấp chứng thư giám định sai.
Phương pháp so sánh được sử dụng tại Chương 1 nhằm so sánh, đối chiếu hoạt
động giám định thương mại với các hoạt động giám định khác như giám định tư pháp
hay giám định sở hữu trí tuệ qua đó làm rõ sự khác biệt giữa chứng thư giám định
trong giám định thương mại với kết luận giám định trong giám định tư pháp hay giám
định sở hữu trí tuệ. Tại Chương 2 của khóa luận, tác giả sử dụng phương pháp so
sánh các quy định của pháp luật thương mại Việt Nam với các quy định về hoạt động
giám định nói chung, chứng thư giám định và trách nhiệm của thương nhân kinh
doanh dịch vụ giám định trong các điều khoản chung của các công ty giám định trên
thế giới cũng như tiêu chuẩn, các quy tắc giám định của các tổ chức quốc tế về giám
định để làm rõ nội dung các quy định trong LTM 2005 và các văn bản hướng hướng
dẫn thi hành đồng thời chỉ ra những bất cập, thiếu sót trong quy định về hoạt động
giám định thương mại trong nước.
Phương pháp quy nạp, diễn dịch được sử dụng trong tồn bộ khóa luận như là
các phương pháp lập luận chính nhằm làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến giá trị
pháp lý của chứng thư giám định và hậu quả pháp lý của việc cấp chứng thư giám
định sai.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Bố cục khóa luận được chia làm hai chương, cụ thể:
Chương 1.Tổng quan về hoạt động giám định thương mại và chứng thư giám
định.
Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giá trị pháp lý của chứng thư
giám định, hậu quả pháp lý của việc cấp chứng thư giám định sai và định hướng hoàn
thiện.

4



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG
GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI VÀ CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH
1.1 Tổng quan về hoạt động giám định thương mại
1.1.1 Khái niệm giám định thương mại
Trong hoạt động mua bán hàng hóa, khoản 1 Điều 35 Công ước Vienna 1980
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) quy định: “Người bán phải giao hàng
đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp đồng, và đúng bao bì hay
đóng gói như hợp đồng yêu cầu.”, tương tự Điều 34 LTM 2005 quy định “Bên bán
phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng,
cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.” Trong nhiều
trường hợp, việc xác định các đặc điểm như số lượng, chất lượng, cách thức đóng
gói… của hàng hóa khơng hề đơn giản, địi hỏi người kiểm tra phải có trình độ,
chun mơn, phương tiện kỹ thuật phù hợp. Để tránh gánh nặng chi phí quá lớn đồng
thời tránh tranh chấp trong việc kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa, bên mua
thường tìm đến một bên thứ ba độc lập có chun mơn và u cầu người này thực
hiện việc kiểm tra hàng hóa. Tính độc lập của bên thứ ba này cũng giúp đảm bảo cho
tính khách quan của q trình kiểm tra hàng hóa, vì vậy kết luận của bên thứ ba được
xem là căn cứ để bên mua nhận hàng hay bên bán nhận thanh toán. Yêu cầu tương tự
cũng được đặt ra trong quá trình cung cấp dịch vụ cũng như trong hoạt động quản lý
thương mại của cơ quan nhà nước. Việc bên thứ ba độc lập thực hiện kiểm tra sự phù
hợp của hàng hóa, hay kết quả cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng chính
là dịch vụ giám định thương mại.
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định về nhiều loại hoạt động giám định, việc
phân chia các hoạt động giám định dựa trên chủ thể thực hiện và mục đích của việc
giám định. Đồng thời ở mỗi hình thức giám định, pháp luật lại có các yêu cầu, các
điều kiện riêng thuộc phạm điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật khác nhau

như giám định thương mại, giám định sở hữu trí tuệ, giám định tư pháp,... Trong đó
giám định thương mại là một dịch vụ giám định đặc thù được điều chỉnh bởi pháp
luật thương mại và mang bản chất “tư”3, phân biệt với tính chất “cơng” của hoạt động
giám định tư pháp hay giám định sở hữu trí tuệ.
Về khái niệm giám định, theo Giáo trình Luật thương mại của Đại học Luật
Hà Nội, giám định được định nghĩa như sau:

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, Nhà
xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.253.
3

5


Giám định là việc một cơ quan chun mơn có thẩm quyền, thơng qua
trình tự nhất định để xem xét và kết luận về hiện trạng thực tế của một sự vật
hay hiện tượng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan… Mỗi hoạt
động giám định được đặc trưng bởi yêu cầu giám định, nội dung giám định,
cơ quan tiến hành giám định và mục đích sử dụng kết quả giám định.4
Theo định nghĩa về “giám định” của giáo trình Trường Đại học Luật Hà Nội,
giám định chính là một q trình bao gồm các hoạt động là “xem xét và kết luận”.
Đối tượng của giám định được xác định là “sự vật hay hiện tượng” nói chung. Tuy
nhiên theo định nghĩa này, chủ thể thực hiện giám định là “cơ quan chuyên môn”,
cụm từ này gây ấn tượng là đối tượng thực hiện hoạt động giám định chỉ bao gồm tổ
chức, trong khi hoạt động giám định nói chung có thể tiến hành bởi tổ chức hoặc cá
nhân.
Theo định nghĩa tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 về đánh
giá sự phù hợp – yêu cầu đối với hoạt động của tổ chức tiến hành giám định thì giám
định có nghĩa là “kiểm tra một sản phẩm, quá trình, dịch vụ hay lắp đặt, hoặc thiết kế
của chúng và xác định sự phù hợp của chúng với các yêu cầu cụ thể hoặc với các yêu

cầu chung trên cơ sở đánh giá sự chuyên nghiệp.” Theo Từ điển tiếng Việt của Viện
Ngơn Ngữ Học do Hồng Phê (chủ biên) xuất bản năm 2003 thì “kiểm tra” có nghĩa
là “xem xét tình trạng thực tế để đánh giá, nhận xét”. Như vậy khái niệm giám định
theo TCVN ISO/IEC 17020:2012 cũng tương tự khái niệm được đưa ra theo Giáo
trình Đại học Luật Hà Nội, tuy nhiên thay vì định nghĩa đối tượng chung chung là
“sự vật, hiện tượng” thì đối tượng giám định ở đây được định nghĩa cụ thể hơn là
“sản phẩm, quá trình, dịch vụ hay lắp đặt, hoặc thiết kế của chúng”. Bởi lẽ TCVN
ISO/IEC 17020:2012 là Tiêu chuẩn quốc gia đặt ra chung cho các tổ chức cung cấp
dịch vụ giám định trong hoạt động đánh giá sự phù hợp do đó đối tượng giám định
tại đây khá tương đồng với LTM 2015.
Về giám định trong lĩnh vực thương mại, LTM 2005 đưa ra định nghĩa về dịch
vụ giám định thương mại tại Điều 254 như sau: “Dịch vụ giám định là hoạt động
thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những cơng việc cần thiết để xác
định tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung
khác theo yêu cầu của khách hàng.” LTM 2005 đồng thời cũng giới hạn phạm vi “tình
trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác” thông
qua quy định về nội dung giám định tại Điều 255 như sau: “Giám định bao gồm một
hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hóa, xuất xứ hàng
hố, tổn thất, độ an tồn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ,
phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.”
Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật thương mại – Tập II, Nhà xuất bản Công an Nhân dân,
tr.265 – tr.266.
4

6


Như vậy, giám định thương mại hay giám định trong lĩnh vực thương mại là một lĩnh
vực giám định đặc thù. Do yếu tố “thương mại”, đối tượng của hoạt động giám định
chỉ bao gồm hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hoạt động thương mại, hay nói cách

khác việc xem xét một sản phẩm hay quá trình bất kỳ mà khơng là hàng hóa, dịch vụ
theo quy định LTM 2005 thì khơng phải là giám định thương mại. Theo đó, hoạt động
giám định thương mại sẽ ln liên quan đến hoạt động thương mại của các thương
nhân khác có đối tượng là hàng hóa hay dịch vụ.
Đồng thời hoạt động kiểm tra này phải dựa trên yêu cầu của khách hàng, tùy
thuộc vào yêu cầu giám định của khách hàng mà thương nhân kinh doanh dịch vụ
giám định cung cấp các loại hình giám định khác nhau. Các dịch vụ giám định trong
lĩnh vực thương mại có thể bao gồm: giám định chất lượng, giám định số lượng, giám
định phẩm chất, giám định xếp hàng, giám định dỡ hàng (hình thức giám định hàng
hóa trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển),
giám định tổn thất, giám định sản xuất ban đầu, giám định xuất xứ hàng hóa… Hoạt
động thẩm định giá theo quy định tại Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012
trong một số trường hợp cũng được xem là giám định thương mại5.
Tóm lại giám định thương mại là hoạt động của thương nhân kinh doanh dịch
vụ giám định có trình độ chuyên môn phù hợp thực hiện việc xem xét và kết luận về
tình trạng thực tế của hàng hóa hay kết quả cung ứng dịch vụ dựa theo các yêu cầu
do khách hàng đưa ra.
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động giám định thương mại
Từ định nghĩa trên, hoạt động giám định thương mại có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, giám định thương mại là một ngành dịch vụ.
Tương tự như các ngành dịch vụ khác như môi giới thương mại, ủy thác mua
bán hàng hóa hay dịch vụ logistics, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương
mại thực hiện cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên, không như các
ngành dịch vụ truyền thống, kết quả của dịch vụ này lại là một sản phẩm hữu hình
thể hiện dưới hình thức chứng thư giám định, theo quy định của LTM 2005 chứng
thư giám định phải được lập dưới hình thức văn bản6.
Thứ hai, đối tượng của giám định thương mại là tình trạng thực tế của hàng
hóa, kết quả cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng.

Theo định nghĩa tại khoản 15 Điều 4 Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012 thì thẩm định giá là “việc

cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của
Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất
định theo tiêu chuẩn thẩm định giá”, hoạt động này có thể thuộc phạm vi dịch vụ giám định thương mại nếu
tài sản là hàng hóa theo quy định của LTM 2005.
6
Khoản 1 Điều 250 LTM 2005.
5

7


Đây cũng chính là đặc điểm chính phân biệt hoạt động giám định thương mại
với các hoạt động giám định khác như giám định tư pháp, giám định sở hữu trí tuệ.
Trong giám định tư pháp thì đối tượng giám định là tất cả các vấn đề liên quan đến
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự,
vụ án hành chính7, các đối tượng này có thể bao gồm hàng hóa, dịch vụ, ngồi ra cịn
có các đối tượng khơng liên quan đến hàng hóa hay dịch vụ như các đối tượng trong
giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần… Trong giám định sở hữu trí tuệ, đối
tượng giám định bao gồm đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là tác phẩm, sáng chế,
kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu,... Các đối
tượng này có thể là một bộ phận cấu thành nên hàng hóa, dịch vụ nhưng khơng phải
là hàng hóa, dịch vụ theo quy định của LTM 2005.
Về hàng hóa, dịch vụ, theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 3 LTM 2005 thì hàng
hóa bao gồm “a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.”, còn khái niệm về dịch vụ thể hiện qua quy định
về cung ứng dịch vụ tại khoản 9 Điều 3 LTM 2005 như sau: “Cung ứng dịch vụ là
hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có
nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch
vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh tốn cho bên cung ứng dịch vụ và
sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.”

Hoạt động giám định trong giám định thương mại không bao gồm việc xem
xét, đánh giá tất cả các đặc điểm về tình trạng thực tế hàng hóa hay kết quả cung ứng
dịch vụ mà chỉ thực hiện việc xem xét và đánh giá một số nội dung cụ thể theo yêu
cầu mà khách hàng đưa ra. Bởi lẽ mỗi hàng hóa, hay loại hình dịch vụ đối với các
chủ thể khác nhau lại có những nội dung cần thiết khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu
của chủ thể đó, ví dụ như bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ quan tâm
đến số lượng, chất lượng lô hàng bên bán giao hay công ty bảo hiểm chỉ quan tâm
đến tình trạng tổn thất của hàng hóa. Vì vậy việc đánh giá và kết luận toàn bộ các nội
dung này gần như là khơng thể, và nếu có thể thì thật tốn thời gian công sức và tiền
bạc khi mỗi khách hàng chỉ cần bên giám định kiểm tra một số nội dung nhất định về
tình trạng thực tế của hàng hóa hay kết quả cung ứng dịch vụ.
Thứ ba, hoạt động giám định thương mại phải đảm bảo nguyên tắc độc lập,
khách quan, khoa học và chính xác8.

Khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20/6/2012.
Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 20/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/2/2006 quy định chi tiết Luật Thương
mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 120/2011/NĐ-CP của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật
Thương mại ngày 16/12/2011 và Nghị định số 125/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/12/2014 sửa đổi, bổ
sung quy định về dịch vụ giám định tại Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 và Nghị định số
20/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006.
7
8

8


Bởi lẽ kết quả của hoạt động giám định có giá trị ràng buộc pháp lý với bên
yêu cầu giám định và các bên liên quan khác trong trường hợp có thỏa thuận sử dụng
kết quả giám định do đó yêu cầu quan trọng nhất đối với bên thực hiện giám định là

đảm bảo tính độc lập, khách quan, khoa học và chính xác. Mặc dù u cầu này khơng
được thể hiện rõ qua định nghĩa về giám định thương mại nhưng nội dung của ngun
tắc có thể được tìm thấy thông qua các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ giám
định (Điều 257 LTM 2005), các quy định về giá trị pháp lý của chứng thư giám định
(Điều 261, Điều 262 LTM 2005), quy định về nguyên tắc thực hiện dịch vụ giám định
thương mại (Điều 3 Nghị định số 20/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/02/2006
quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại sửa
đổi, bổ sung bởi Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 và Nghị định số
125/2014/NĐ-CP ngày 29/12/2014 (NĐ 20)).
Yếu tố độc lập của bên giám định giúp phân biệt với hoạt động tự kiểm tra,
đánh giá của bên bán hay bên cung ứng dịch vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Hoạt động tự kiểm tra, đánh giá có thể được tiến hành theo quy trình kỹ thuật và chủ
thể tiến hành có thể có trình độ chuyên môn tương tự như các giám định viên trong
hoạt động giám định thương mại. Tuy nhiên quá trình kiểm tra, đánh giá nội bộ chỉ
có thể có ý nghĩa đối với bên bán hay bên cung ứng dịch vụ nhằm đảm bảo chất lượng
cho hàng hóa hay dịch vụ, mà khó có thể đảm bảo “niềm tin” cho bên mua hay bên
được cung ứng dịch vụ như dịch vụ giám định do thương nhân kinh doanh dịch vụ
giám định cung cấp.
Yếu tố khách quan là một yêu cầu đặt ra đối với bên giám định khi thực hiện
hoạt động xem xét, đánh giá và kết luận về tình trạng thực tế của hàng hóa hay kết
quả cung ứng dịch vụ, theo đó bên giám định phải thực hiện việc giám định dựa trên
cơ sở khoa học, tuân theo các quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ
theo các tiêu chuẩn chung mà không bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của các chủ thể
khác. Có thể nói, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
giám định phụ thuộc gần như tuyệt đối vào tính khoa học, chính xác và khách quan
của kết quả giám định9.
Trên thực tế, khách hàng do những giới hạn về thơng tin cũng như chun
mơn, khó có thể biết được một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định bất kỳ đảm
bảo được sự độc lập, khách quan, khoa học và chính xác khi thực hiện giám định.
Nếu chỉ dựa vào tuyên bố của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, thì tun

bố này có đảm bảo nguyên tắc khách quan? Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia
xây dựng các tiêu chuẩn riêng đối với các tổ chức giám định, đồng thời quy định về
hoạt động công nhận các tổ chức giám định đáp ứng các tiêu chuẩn đó. Các tổ chức
giám định sau khi được công nhận sẽ được đánh giá lại thường xuyên để đảm bảo
9

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tlđd (3), tr.262.

9


luôn tuân thủ các yêu cầu và tiêu chuẩn cần thiết. Hoạt động công nhận không chỉ áp
dụng riêng đối với đối tượng là tổ chức giám định mà còn áp dụng đối với các phòng
thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp10, đồng thời việc áp
dụng các tiêu chuẩn dựa trên sự tự nguyện của các tổ chức giám định.
Ở Việt Nam, tiêu chuẩn về tổ chức giám định được công bố bởi Bộ Khoa học
và Công nghệ: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 về đánh giá sự phù
hợp – yêu cầu đối với hoạt động của tổ chức tiến hành giám định dựa trên tiêu chuẩn
ISO/IEC 17020:2012 của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) vốn được sử dụng
bởi nhiều quốc gia trên thế giới, và hoạt động công nhận các tổ chức giám định được
thực hiện bởi Văn phịng Cơng nhận Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học và Công
nghệ (BoA). Ở Úc, hoạt động công nhận các tổ chức giám định được thực hiện bởi
Hiệp hội các cơ quan kiểm nghiệm quốc gia (NATA) là cơ quan độc lập với Chính
phủ. Trong khi đó, Hoa Kỳ có một hệ thống cơng nhận khơng tập trung với hơn 100
chương trình cơng nhận trong cả khu vực nhà nước và tư nhân11. Các tổ chức giám
định được công nhận sử dụng kết quả công nhận là công cụ để quảng cáo cho trình
độ, chun mơn của mình, đồng thời cũng giúp tăng “niềm tin” cho khách hàng khi
sử dụng dịch vụ giám định.
Thứ tư, hoạt động giám định thương mại luôn tồn tại ít nhất hai chủ thể là
bên giám định và khách hàng yêu cầu giám định.

Bên giám định trong giám định thương mại là thương nhân kinh doanh dịch
vụ giám định. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải là doanh nghiệp và
tuân thủ các điều kiện kinh doanh mà pháp luật đặt ra đối với ngành nghề cung ứng
dịch vụ giám định. Khi có yêu cầu giám định, thương nhân cung ứng dịch vụ giám
định sẽ cử giám định viên thực hiện các công việc cụ thể trong hoạt động giám định
như lấy mẫu, xem xét, đánh giá và kết luận về đối tượng giám định. LTM 2005 không
cho phép chủ thể khác thực hiện cung ứng dịch vụ giám định thương mại với tư cách
cá nhân hay tư cách hộ kinh doanh, xuất phát từ sự phức tạp cũng như yêu cầu về cơ
sở vật chất, kỹ thuật của hoạt động giám định thương mại.
Khách hàng yêu cầu giám định có thể là các tổ chức hoặc cá nhân, có thể là
thương nhân hoặc khơng phải là thương nhân, trong đó bao gồm cả cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, theo định nghĩa giám định thương mại thì đối tượng của giám định là hàng
hóa và dịch vụ, do đó khi khách hàng u cầu giám định khơng phải là thương nhân
thì khách hàng này phải liên quan đến giao dịch có tính chất thương mại đối với hàng
hóa, dịch vụ yêu cầu giám định.

Khoản 10 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006.
National Research Council (1995), Standards, Conformity Assessment, and Trade: Into the 21st Century,
Washington, DC: The National Academies Press, tr.81.
10
11

10


Quan hệ giữa bên giám định và khách hàng là quan hệ hợp đồng – cụ thể là
hợp đồng cung ứng dịch vụ giám định trong đó nghĩa vụ cơ bản của bên giám định là
thực hiện xem xét đánh giá hàng hóa, kết quả cung ứng dịch và phát hành chứng thư
giám định ghi nhận kết luận của bên giám định về tình trạng thực tế của hàng hóa,
kết quả cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng; nghĩa vụ cơ bản của khách

hàng là trả phí giám định.
Thứ năm, hoạt động giám định thương mại bao gồm hai bước là xem xét,
đánh giá và kết luận.
Quá trình xem xét, đánh giá khơng phải thực hiện một cách đơn giản, mà phải
theo một quy trình kỹ thuật nhất định đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc độc lập,
khách quan, khoa học và chính xác. Tuy nhiên khác với quy trình đối với hoạt động
giám định đặc thù như giám định tư pháp buộc phải tuân theo quy trình, trình tự chặt
chẽ được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về giám định tư pháp (ví dụ
hoạt động giám định pháp y tâm thần phải tn theo quy trình quy định tại Thơng tư
số 23/2019/TT-BYT của Bộ Y Tế ngày 28/8/2019 về ban hành quy trình giám định
pháp y tâm thần và biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần), quy trình và
phương pháp của hoạt động giám định thương mại được đưa ra trên cơ sở khoa học,
và tùy thuộc vào các yếu tố như đối tượng giám định, mục đích giám định, cơ sở vật
chất, khả năng của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, trình độ chun mơn
và kinh nghiệm của giám định viên. Kết thúc quá trình này là việc thương nhân kinh
doanh dịch vụ giám định thương mại cung cấp cho khách hàng “Chứng thư giám
định” ghi nhận tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ tại thời điểm
giám định theo các yêu cầu mà khách hàng đưa ra, có giá trị pháp lý đối với bên yêu
cầu giám định và các bên liên quan nếu các bên không chứng minh được kết quả giám
định không khách quan, trung thực hoặc có sai sót về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định12.
1.2 Chứng thư giám định
1.2.1 Định nghĩa chứng thư giám định
Hoạt động giám định luôn bao gồm hai bước là xem xét, đánh giá và kết luận.
Vì vậy, một hoạt động giám định khơng thể được coi là hồn thành cho đến khi có
kết luận cuối cùng của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định. Việc phát hành
chứng thư giám định sau quá trình xem xét, đánh giá tình trạng thực tế của hàng hóa,
kết quả cung ứng dịch vụ là nghĩa vụ cơ bản của thương nhân kinh doanh dịch vụ
giám định, đây cũng là mục đích của hoạt động giám định.
Chứng thư giám định là sản phẩm của hoạt động giám định thương mại. Về
khái niệm chứng thư giám định, theo Giáo trình trường Đại học Luật Hà Nội thì: “kết

luận của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về hiện trạng hàng hóa, dịch vụ
12

Điều 261, Điều 262 LTM 2005.

11


thương mại theo yêu cầu của khách hàng phải được xác lập dưới hình thức văn bản.
Văn bản này gọi là chứng thư giám định”13. Tương tự, LTM 2005 định nghĩa về
chứng thư giám định tại khoản 1 Điều 260 như sau: “Chứng thư giám định là văn bản
xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được
khách hàng yêu cầu.”
Căn cứ định nghĩa này thì chứng thư giám định phải được lập dưới dạng văn
bản. Bên cạnh đó, pháp luật thương mại yêu cầu rất chặt chẽ về hình thức của chứng
thư bao gồm chủ thể ký tên vào chứng thư, về vị trí chữ ký hay quy định về con dấu
nghiệp vụ. NĐ 20 yêu cầu cả giám định viên lẫn đại diện có thẩm quyền của thương
nhân cung cấp dịch vụ giám định phải ký tên lên chứng thư nhằm ràng buộc trách
nhiệm của bên giám định đồng thời hạn chế tình trạng làm giả chứng thư. Các quy
định về hình thức này cho thấy tính chất quan trọng của chứng thư giám định xuất
phát từ giá trị pháp lý của chứng thư đối với thương nhân cung cấp dịch vụ giám định
và các bên liên quan.
Một chứng thư giám định, tùy thuộc vào nội dung mà khách hàng yêu cầu
giám định, đối tượng giám định hay quy định riêng của thương nhân kinh doanh dịch
vụ giám định có thể có các nội dung sau: Tên người yêu cầu, đối tượng giám định,
thời điểm giám định, địa điểm giám định, kết quả giám định, chữ ký của giám định
viên và thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, con dấu nghiệp vụ. Các tổ chức
giám định được công nhận theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17020:2012 thì một chứng thư
giám định mà các tổ chức này cung cấp bắt buộc phải có những nội dung sau: “a)
việc nhận biết tổ chức cấp; b) việc nhận biết duy nhất và thời gian cấp; c) thời gian

giám định; d) nhận biết (các) đối tượng giám định; e) chữ ký hoặc dấu hiệu phê duyệt
khác, của nhân sự có thẩm quyền; f) tuyên bố về sự phù hợp, khi thích hợp; g) các
kết quả giám định, trừ khi được nêu chi tiết theo 7.4.3.”
Đối với hoạt động giám định tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển, chứng thư giám định gồm có hai loại: Biên bản giám định và Giấy
chứng nhận giám định. Trong đó Biên bản giám định là một văn bản đầy đủ, chi tiết
hơn so với Giấy chứng nhận giám định, trong đó mơ tả vắn tắt, đầy đủ về tình trạng
hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát14.
1.2.2 Giá trị pháp lý của chứng thư giám định
Về khái niệm giá trị pháp lý, theo tác giả Nguyễn Hồng Long thì “giá trị pháp
lý là khả năng mà một đối tượng vật chất nhất định được pháp luật công nhận và bảo
hộ trong một quan hệ pháp luật nhất định”15. Như vậy, khi nói đến giá trị pháp lý của
Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd (4), tr. 269.
Nguyễn Vũ Hoàng, tlđd (2), tr.246.
15
Nguyễn Hoàng Long (2018), Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay,
Luận văn thạc sĩ luật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tr.13.
13
14

12


chứng thư giám định trong giám định thương mại là nói đến các khả năng mà pháp
luật cơng nhận và bảo hộ chứng thư giám định trong quan hệ pháp luật liên quan đến
chứng thư giám định. Các quan hệ pháp luật liên quan đến chứng thư giám định có
thể là quan hệ cung ứng dịch vụ giám định giữa thương nhân kinh doanh dịch vụ giám
định và khách hàng; giữa khách hàng và các bên còn lại trong hợp đồng có thỏa thuận
sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ
thể; quan hệ giữa thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định với bên cịn lại trong

hợp đồng có thỏa thuận sử dụng chứng thư giám định. Một chứng thư giám định trong
giám định thương mại khi đáp ứng điều kiện và có giá trị pháp lý thì đó là cơ sở để
các bên thực hiện hợp đồng có liên quan (như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng
cung ứng dịch vụ), là căn cứ để xác định có hành vi vi phạm hợp đồng hay không hay
là cơ sở để xác định trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.
Ngoài ra, giám định thương mại với bản chất là một ngành dịch vụ mang bản
chất “tư” do đó sản phẩm của hoạt động này – chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp
lý với khách hàng yêu cầu giám định và bên còn lại trong hợp đồng trong trường hợp
có thỏa thuận sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ
giám định cụ thể nếu các chủ thể này không chứng minh được kết quả giám định là
không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định, hay
nói cách khác giá trị pháp lý của chứng thư dựa trên sự thỏa thuận của các chủ thể có
liên quan. Các yếu tố “khách quan, trung thực” hay đảm bảo điều kiện về “kỹ thuật,
nghiệp vụ giám định” đảm bảo giá trị pháp lý của chứng thư giám định ràng buộc các
chủ thể trên cơ sở thỏa thuận trước đó.
Trong khi đó, kết luận giám định trong giám định tư pháp - một hoạt động
giám định phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải
quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính16- mặc dù được xem là một nguồn chứng cứ17,
nhưng việc sử dụng hay không sử dụng kết luận giám định trong giám định tư pháp
phụ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng18
mà không ràng buộc các chủ thể này phải tiến hành chứng minh kết luận giám định
là không khách quan, không trung thực hay sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định như
yêu cầu đối với chứng thư giám định trong giám định thương mại. Tương tự, theo
quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, văn bản kết luận giám định trong giám định về
sở hữu trí tuệ có giá trị chứng cứ, chứng minh, là cơ sở để cơ quan giải quyết tranh
chấp đưa ra quyết định có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay khơng19 . Vì vậy
Khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012
Khoản 5 Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015, điểm d khoản 1 Điều 87 Bộ
luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27/11/2015 và khoản 5 Điều 81 Bộ luật tố tụng hành chính số
93/2015/QH13 ngày 25/11/2015.

18
Hồ Thị Quyên (2010), Quản lý nhà nước về giám định tư pháp (từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận
văn thạc sĩ luật, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.7.
19
Điều 51 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ ngày 22/9/2006
16
17

13


đã có ý kiến cho rằng “giám định sở hữu trí tuệ chỉ là tập hợp con của phạm trù giám
định tư pháp”20 .
1.2.3 Vai trò của chứng thư giám định
Đặc điểm cơ bản của giám định thương mại là thực hiện việc kiểm tra tình
trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng do
đó tùy vào từng đối tượng khách hàng cụ thể và mục đích giám định mà chứng thư
giám định có một vai trị, ý nghĩa riêng.
1.2.3.1 Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động giám định
Có thể nói “sự tin tưởng vào chứng thư giám định thường phụ thuộc vào sự tin
tưởng đối với các cơng ty giám định”21, vì vậy việc phát hành một chứng thư giám
định đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật hay hợp đồng giám định không
chỉ là công cụ hỗ trợ, bảo vệ cho quyền lợi của khách hàng u cầu giám định mà nó
cịn là một phương tiện chứng tỏ năng lực, chất lượng của thương nhân kinh doanh
dịch vụ giám định. Kết luận trong chứng thư ràng buộc trách nhiệm của thương nhân
kinh doanh dịch vụ giám định trong trường hợp khách hàng chứng minh được kết quả
giám định là không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ
giám định. Ngoài ra, chứng thư giám định còn là bằng chứng thể hiện hoạt động giám
định đã được thực hiện vì vậy nó là căn cứ để xác định thương nhân kinh doanh dịch

vụ giám định đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng cung ứng dịch vụ
giám định hay chưa.
1.2.3.2 Đối với các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa – cung ứng dịch
vụ
Với vai trị là bên thứ ba tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cung cấp
chứng thư giám định đem đến cho các bên trong hợp đồng kết luận khách quan về
tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ từ đó đưa ra quyết định
mua bán hoặc ràng buộc trách nhiệm pháp lý của bên vi phạm. Đối với bên mua,
chứng thư giám định là căn cứ để bên mua nhận hàng hoặc từ chối nhận hàng, và là
căn cứ để bên mua nhận bồi thường từ bên bán trong trường hợp bên bán giao hàng
hóa khơng phù hợp với hợp đồng. Đối với bên bán, chứng thư giám định là căn cứ để
sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 119/2010/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ ngày
30/12/2010 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều
kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định
về kiểm tra chuyên ngành ngày 9/11/2018.
20
Lê Quang Vinh (2018), “Một số vấn đề pháp lý liên quan đến giám định sở hữu trí tuệ và giải pháp hồn
thiện”, Tạp chí Khoa học & Cơng nghệ Việt Nam, Số 4 năm 2018, tr.16.
21
Jelena Vilus (1992), “Quality and Quantity Control of Goods Inspection Contracts in the International Sale
of Goods”, Uniform Law Review 1992, tr. 163.

14


bên bán buộc bên mua nhận hàng khi hàng hóa phù hợp với hợp đồng, giảm thiểu các
rủi ro liên quan đến việc kiểm tra hàng hóa của bên mua khi giao hàng22 (trong trường

hợp các bên không chỉ định một tổ chức giám định thực hiện kiểm tra hàng hóa hay
cho bên mua), đồng thời cũng là căn cứ để bên bán xác định trách nhiệm của mình
khi hàng hóa khơng đúng với nội dung trong hợp đồng.
Trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, khoảng cách địa lý giữa bên bán và
bên mua có thể rất lớn, cho dù bên mua đã cố gắng tìm hiểu mọi thơng tin về bên bán,
bên mua cũng khơng thể hồn toàn tin tưởng bên bán. Khác với hoạt động tiêu dùng,
người tiêu dùng có quyền chuyển sang sử dụng hàng hóa của một nhà sản xuất khác
trong trường hợp nhận thấy sản phẩm của nhà sản xuất này là không bảo đảm, thiệt
hại của người tiêu dùng trong trường hợp này chỉ là sản phẩm kém chất lượng đã
mua, còn trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, mặc dù bên mua cũng khơng
ngoại lệ, tuy nhiên vì bên mua thông thường mua hàng để bán lại hoặc sử dụng hàng
hóa làm nguyên liệu để sản xuất, do đó việc chuyển sang bên bán khác có thể gây tổn
thất lớn cho bên mua do không thể thực hiện đúng tiến độ sản xuất hay giao hàng cho
đối tác đúng hạn. Một chứng thư giám định khách quan của một bên thứ ba độc lập
giúp đảm bảo cho bên mua tránh khỏi những rủi ro khi phải nhận hàng không đúng
với hợp đồng.
Như vậy, thơng qua vai trị của chứng thư giám định thương mại với bên bán
và bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hoạt động giám định nói chung
và các chứng thư giám định tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của thương
mại quốc tế. Các chứng thư giám định phát hành bởi các công ty giám định hàng đầu
như Société Générale de Surveillance S.A (SGS), Intertek Group plc, Cotecna
Inspection S.A, Bureau Veritas S.A… tạo niềm tin cho bên mua ở quốc gia này mua
bán hàng hóa của bên bán tại quốc gia khác bất kể khoảng cách địa lý. Có tác giả cho
rằng “việc sử dụng giám định độc lập đã trở thành điều thiết yếu trong thương mại
quốc tế và rất nhiều giao dịch khác”23.
1.2.3.3 Đối với hoạt động thanh tốn.
Theo tác giả Đỗ Thành Vinh thì: “việc có được giấy chứng nhận giám định
đúng đắn là một đòi hỏi khi thanh toán cho các hợp đồng thương mại”24 cho thấy vai
Aleksandar Goldstajn (1965), “The contract of goods inspection”, American Journal of Comparative Law,
14(3), tr.385. Nguyên văn “The seller, again, may want to benefit by the contract of inspection so as to minimize

the risks in connection with the examination of the good by the buyer when taking delivery”. Mặc dù đoạn này
tác giả đề cập đến vai trò của hợp đồng giám định (the contract of inspection), tuy nhiên chứng thư giám định
với vai trò là kết quả của hoạt động giám định tiến hành dựa trên hợp đồng giám định do đó vai trị này của
hợp đồng giám định cũng có thể áp dụng với chứng thư giám định.
23
Phan Tiến Nguyên – Trương Mộc Lâm – Thái Văn Cách (1996), Giám định hàng nhập khẩu bị tổn thất, Nhà
xuất bản Tài chính, tr.307. Tài liệu này được trích dẫn qua Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2011), Pháp luật về giám
định thương mại, Luận văn thạc sỹ luật, Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, tr.20.
24
Đỗ Thành Vinh (2009), Bảo hiểm và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, Nhà
xuất bản Giao thông vận tải, tr.338.
22

15


trò quan trọng của chứng thư giám định trong việc thực hiện thanh tốn các hợp đồng
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Trong hoạt động thương mại quốc tế, hình thức thanh tốn Thư tín dụng (L/C)
được sử dụng rất phổ biến. Thanh toán bằng L/C theo tập quán quốc tế “Quy tắc và
thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP) của Phòng Thương mại Quốc tế
(ICC) là một hình thức tín dụng chứng từ, theo đó hoạt động thanh toán được thực
hiện dựa trên chứng từ mà khơng liên quan đến hàng hóa hay dịch vụ. Chứng thư
giám định, nếu được các bên mua (trong Hợp đồng mua bán hàng hóa) ghi trong Hồ
sơ yêu cầu phát hành L/C sẽ trở thành một chứng từ bắt buộc mà bên bán phải xuất
trình để được nhận thanh toán tiền hàng từ Ngân hàng được chỉ định. Việc đưa chứng
thư giám định vào là một chứng từ bắt buộc thúc đẩy bên bán sản xuất hay giao hàng
phù hợp với hợp đồng để được nhận thanh toán. Trong trường hợp bên mua khơng
muốn thanh tốn cho bên bán do hàng hóa theo kết quả ghi trên chứng thư giám định
là không phù hợp với hợp đồng, bên mua phải mô tả rõ như thế nào là một kết quả

giám định không phù hợp trong Hồ sơ yêu cầu phát hành L/C bởi lẽ Ngân hàng chỉ
có trách nhiệm xem xét “bề mặt” của chứng từ có hợp lệ hay khơng để quyết định
thanh tốn mà khơng ở vị trí của một “thương nhân” để xác định mục đích thương
mại của một chứng từ cụ thể hay hiểu rõ mục đích của nó như bên bán hay bên mua25.
1.2.3.4 Đối với thương nhân vận chuyển hàng hóa và cơng ty bảo hiểm
Trong hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế, hình thức vận tải đường biển
đóng vai trị quan trọng, tuy nhiên vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tồn tại rất
nhiều rủi ro vì vậy thơng thường chủ hàng hay người nhận hàng sẽ mua bảo hiểm cho
hàng hóa. Khi có căn cứ hàng hóa bị tổn thất, mất mát trong quá trình vận chuyển
người nhận hàng tại cảng đến hoặc chủ hàng có quyền yêu cầu giám định để xác định
tổn thất, mất mát. Nếu hàng hóa có bảo hiểm, cơng việc này sẽ do các giám định viên
hàng hải thuộc các công ty bảo hiểm thực hiện. Hoạt động giám định trong trường
hợp này gọi là giám định tổn thất, đây là hoạt động giám định đặc thù trong lĩnh vực
bảo hiểm. Việc giám định tổn thất được tiến hành nhằm kiểm tra tổn thất, tình trạng
và nguyên nhân của tổn thất, kiểm tra mức độ thiệt hại hay giảm giá trị thương mại
và ước tính số tiền hay tỷ lệ phần trăm tổn thất, đồng thời đánh giá xem chi phí sửa
chữa có đúng mức và hợp lý hay không26. Biên bản giám định và/hoặc Giấy chứng
nhận giám định trong hoạt động này là cơ sở để các công ty bảo hiểm bồi thường cho
chủ hàng khi hàng hóa bị tổn thất, mất mát trong quá trình vận chuyển. Đồng thời căn
cứ vào nội dung kết luận của Biên bản giám định và/hoặc Giấy chứng nhận giám định
của giám định viên hàng hải về nguyên nhân tổn thất sẽ xác định được người vận
chuyển có được miễn trách nhiệm bồi thường cho người gửi hàng hay không. Hoạt
25
26

Xem thêm Commercial Banking Co of Sydney Ltd v. Jalsard Pty Ltd [1973] AC 279 (PC).
Nguyễn Vũ Hoàng, tlđd (2), tr. 244.

16



động giám định tổn thất trong vận chuyển đường biển tại các cảng lớn trên thế giới
thông thường được thực hiện bởi giám định viên của Hãng Lloyd’s27, một công ty lâu
đời và uy tín hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải.
1.2.3.5 Đối với việc quản lý hoạt động thương mại của các cơ quan nhà
nước
Vai trò của chứng thư giám định và hoạt động giám định thương mại nói chung
trong quản lý xuất – nhập khẩu được thể hiện rõ nét qua Hiệp định giám định hàng
hóa trước khi xếp hàng (PSI). PSI là hiệp định thuộc phụ lục 1A Hiệp định Marrakesh
là một trong các hiệp định thương mại có giá trị ràng buộc với tất cả các thành viên
WTO. Nội dung chính của Hiệp định đưa ra những quy định điều chỉnh hoạt động
giám định hàng hóa trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên được thực hiện bởi một
cơ quan độc lập (có thể là các cơng ty giám định “tư” được quốc gia này ủy quyền
hay ký hợp đồng) để thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung như số lượng, chất
lượng, giá cả của hàng hóa trên lãnh thổ của quốc gia xuất khẩu. Chứng thư giám
định (Report of Findings) được cấp bởi các công ty giám định mà các quốc gia nhập
khẩu ủy quyền hay ký hợp đồng là căn cứ để cơ quan hải quan tại quốc gia này quyết
định cho nhập khẩu hay không, và là căn cứ để tính trị giá hải quan của hàng hóa.
Trên thực tế, hoạt động giám định hàng hóa trước khi xuất hàng thực hiện bởi
các cơng ty giám định hỗ trợ rất lớn cho hoạt động quản lý xuất – nhập khẩu của các
quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, và thông qua đó cũng thúc đẩy sự
phát triển của thương mại quốc tế nói chung. Theo số liệu của Nhóm Nghiên cứu Phát
triển thuộc Ngân hàng thế giới, hoạt động giám định tư (private inspection, chỉ hoạt
động giám định thực hiện bởi các cơng ty giám định tư nhân) dường như có liên quan
đến sự gia tăng trong hoạt động thương mại từ 5-10%28. Bên cạnh đó, kết quả của
chứng thư giám định về tình trạng của hàng hóa (bất kể là nguyên liệu sản xuất hay
thành phẩm) cũng giúp ích rất lớn cho hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa, đảm
bảo quyền lợi cho người tiêu dùng trong nước. Có tác giả cho rằng: “Nếu khơng có
các cơng ty giám định độc lập tầm cỡ quốc tế có khả năng thực hiện giám định chuẩn
thì các chính sách của chính phủ sẽ khơng thực hiện một cách có hiệu quả”29 cho thấy

vai trò quan trọng của giám định thương mại nói chung và chứng thư giám định trong
hoạt động quản lý và thực hiện các chính sách của cơ quan nhà nước.

Dương Hữu Hạnh (1999), Nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương – Nguyên tắc và thực hành,
Nhà xuất bản Tài chính, tr.127.
28
Irina Velea, Olivier Cadot, John S. Wilson (2010), Do private inspection programs affect trade facilitation,
The World Bank Development Research Group – Trade and Integration Team, tr.16.
29
Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2011), Pháp luật về giám định thương mại, Luận văn thạc sỹ luật, Trường Đại học
Luật Tp.Hồ Chí Minh, tr.19.
27

17


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.
Trong chương này, tác giả đã phân tích làm rõ khái niệm và các đặc điểm của
hoạt động giám định thương mại. Trong q trình phân tích, tác giả có đề cập và so
sánh giám định thương mại với các hoạt động giám định khác như giám định tư pháp,
giám định sở hữu trí tuệ để làm rõ nội hàm khái niệm giám định thương mại, bản chất
“tư” của hoạt động này cũng như lý giải sự khác biệt về giá trị pháp lý của chứng thư
giám định trong giám định thương mại với kết luận giám định trong giám định tư
pháp hay giám định sở hữu trí tuệ.
Về vấn đề chứng thư giám định – sản phẩm của hoạt động giám định thương
mại, tác giả đã phân tích được khái niệm của chứng thư giám định, khái niệm về giá
trị pháp lý của chứng thư giám định và một số vấn đề liên quan đến hình thức chứng
thư giám định và giá trị pháp lý của chứng thư giám định. Ngoài ra, tác giả cũng nêu
ra một số vai trò của chứng thư giám định đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ
giám định, với các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trong

hoạt động thanh toán, vận chuyển và trong công tác quản lý hoạt động thương mại
của các cơ quan nhà nước.
Trong Chương sau, tác giả sẽ đi vào phân tích các quy định và thực trạng của
pháp luật Việt Nam về giá trị pháp lý của chứng thư giám định và hậu quả pháp lý
của việc cấp chứng thư giám định sai. Đối với phần hậu quả pháp lý của việc cấp
chứng thư giám định sai, tác giả tập trung phân tích vấn đề về trách nhiệm của thương
nhân kinh doanh dịch vụ giám định do nghĩa vụ cấp chứng thư giám định là nghĩa vụ
cơ bản của thương nhân này.

18


CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH,
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC CẤP CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH SAI
VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN
2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về giá trị pháp lý của chứng thư giám
định
2.1.1 Điều kiện để chứng thư giám định có giá trị pháp lý
Mặc dù có vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại, các văn bản quy
phạm pháp luật quy định về giám định thương mại hiện nay khơng nhiều, ngồi LTM
2005 cịn có Nghị định số 20/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh
doanh dịch vụ giám định thương mại ngày 20/2/2006, được sửa đổi, bổ sung hai lần
bởi Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 và Nghị định số 125/2014/NĐCP ngày 29/12/2014; Thông tư số 01/2015/TT-BCT của Bộ Công thương quy định
thủ tục đăng ký nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương
mại ngày 12/1/2015. Căn cứ các quy định trong các văn bản nói trên, các điều kiện
mà một chứng thư giám định cần đảm bảo để có giá trị pháp lý bao gồm:
2.1.1.1 Điều kiện về chủ thể phát hành chứng thư giám định và hiệu lực
của hợp đồng cung ứng dịch vụ giám định

Thứ nhất, về chủ thể phát hành chứng thư giám định, theo Danh mục ngành
nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014,
kinh doanh dịch vụ giám định thương mại là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Việc kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều
kiện kinh doanh là hành vi bị cấm theo quy định của của Luật Doanh nghiệp số
68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 (LDN 2014) vì vậy thương nhân kinh doanh dịch vụ
giám định cung ứng dịch vụ cho khách hàng khi không đáp ứng điều kiện không
những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chính thương nhân, mà còn ảnh
hưởng đến hiệu lực của các hợp đồng cung ứng dịch vụ giám định mà thương nhân
này đã ký với khách hàng. Vì chứng thư giám định là sản phẩm của hoạt động cung
ứng dịch vụ giám định, do đó hợp đồng cung ứng dịch vụ giám định vơ hiệu thì chứng
thư giám định cũng khơng có giá trị pháp lý.
Điều 257 LTM 2005 đưa ra yêu cầu đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ
giám định như sau: (i) Là doanh nghiệp; (ii) Có giám định viên đủ tiêu chuẩn và (iii)
Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy
định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ
biến trong giám định hàng hóa, dịch vụ đó.
19


Nhìn chung điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định quy định tại LTM 2005
và các văn bản hướng dẫn thi hành được quy định rất chung chung và không rõ ràng,
như trong quy định về tiêu chuẩn giám định viên, Điều 259 LTM 2005 yêu cầu giám
định viên phải có chứng chỉ chun mơn phù hợp với u cầu giám định, tuy nhiên
nội dung giám định lại vô cùng đa dạng tùy thuộc vào mỗi loại hàng hóa hay dịch vụ
lại có một u cầu riêng về chun mơn, và các yêu cầu này cũng chưa có tiêu chuẩn
chung nào để xác định vì vậy “xét về mặt kỹ thuật lập pháp, quy định về điều kiện
trình độ chuyên mơn của giám định viên khơng đảm bảo được tính thực thi”30.
Đồng thời về điều kiện (iii) trong đó cụm từ “có khả năng” có thể được giải
thích theo nhiều cách, theo đó yêu cầu một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám

định “có khả năng” thực hiện giám định là yêu cầu về điều kiện tối thiểu hay là theo
tiêu chuẩn trung bình?
Trong phần “Lời giới thiệu” của ISO/IEC 17020:2012, một tổ chức giám định
cần “vận dụng sự đánh giá chuyên nghiệp khi thực hiện giám định”, đồng thời “tổ
chức giám định phải có năng lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ”. Yêu cầu về sự
chuyên nghiệp đối với tổ chức giám định xuất phát từ đặc trưng của hoạt động này
ln địi hỏi chủ thể tiến hành giám định phải có hiểu biết về đối tượng được u cầu
giám định, có chun mơn, nghiệp vụ thực hiện quy trình giám định. Theo Giáo sư
Jelena Vilus thì trách nhiệm về sự chuyên nghiệp của một công ty giám định là nặng
hơn rất nhiều trách nhiệm của một công ty bình thường khi thực hiện giám định (cơng
ty này có thể là bên mua hay bên được cung ứng dịch vụ), bởi vì sự xác định trách
nhiệm đó là từ giả định ban đầu rằng một chuyên gia hay một người chuyên nghiệp
(trong trường hợp này là công ty giám định và giám định viên) phải biết làm thế nào
để thực hiện nhiệm vụ đã được trao cho người đó31. Như vậy, tiêu chuẩn đối với một
tổ chức giám định phải được hiểu theo tiêu chuẩn cao nhất, bởi lẽ khách hàng khi yêu
cầu một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thực hiện xem xét, đánh giá hàng
hóa hay kết quả cung ứng dịch vụ, họ đã mặc định rằng người này có chun mơn,
kinh nghiệm, sự tin tưởng này là cơ sở cho sự tin tưởng của khách hàng vào kết luận
giám định ghi trong chứng thư giám định mà thương nhân này cung cấp. Vì vậy quy
định của LTM 2005 về việc thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chỉ cần “có
khả năng” thực hiện giám định là chưa phù hợp với tính chất và địi hỏi của hoạt động
giám định nói chung.
Mặc dù hiện nay, hoạt động công nhận các tổ chức giám định mang lại nhiều
lợi ích, giúp khách hàng nhận biết được các tổ chức giám định đạt tiêu chuẩn để xem
xét, đánh giá và kết luận về tình trạng thực tế của hàng hóa hay kết quả cung ứng dịch
Nguyễn Thị Quỳnh Anh, tlđd (29), tr.27.
Jelena Vilus, tlđd (21), tr. 171. Nguyên văn: “The burden of professional liability is heavier than the ordinary
one, since in determining such liability it is from the outset assumed that an expert or a professional person
must know how to perform the task entrusted to him”.
30

31

20


×