Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Hộ kinh doanh thực trạng pháp luật và định hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.47 KB, 85 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

CHÂU PHỤNG CHI

HỘ KINH DOANH
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ
ĐỊNH HƯỚNGHOÀN THIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Kinh tế Mã số:60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Lê Thị Bích Thọ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Châu Phụng Chi, xin cam đoan những nội dung trong luận văn này
kết quả của quá trình nghiên cứu của bản thân, không sao chép từ các cơng trình
của tác giả khác. Các ý kiến, khái niệm có ý nghĩa khoa học tham khảo từ các tài
liệu khác đã được chú dẫn và liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.

Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học nhà trường
về những nội dung trên.



3

BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTX

Hợp tác xã

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

GCNĐKKD

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

QLNN

Quản lý Nhà nước


UBND

Ủy ban Nhân dân

HCM

Hồ Chí Minh

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập Doanh nghiệp

VPHC

Vi phạm hành chính


4

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... .... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘ KINH DOANH ............................ .... 7
1.1 Quá trình hình thành và phát triển hộ kinh doanh ............................................ .... 7
1.1.1 Nguồn gốc xã hội ............................................................................ .... 7
1.1.2 Nguồn gốc lịch sử ........................................................................... .... 7

1.2 Chế định hộ kinh doanh qua các quy định của pháp luật ................................. .... 10
1.2.1 Hộ kinh doanh trong bối cảnh Nghị định 119/CP ngày 09/04/1980 của
Hội đồng Bộ trưởng ........................................................................ .... 10
1.2.2 Hộ kinh doanh trong bối cảnh Nghị định 66/HĐBT ngày 2/03/1992 của
Hội đồng Bộ trưởng ........................................................................ .... 11
1.2.3 Hộ kinh doanh trong bối cảnh Luật Doanh nghiệp 1999, Nghị định
02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 và Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày
02/04/2004 của Chính phủ .............................................................. .... 13
1.2.4 Hộ kinh doanh trong bối cảnh Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định
88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 của Chính phủ .......................... .... 16
1.3 Bản chất pháp lý của hộ kinh doanh ................................................................. .... 18
1.3.1 Chủ thể thành lập hộ kinh doanh .................................................... .... 19
1.3.2 Hình thức tổ chức họat động của hộ kinh doanh ............................ .... 21
1.3.3 Trách nhiệm tài sản của hộ kinh doanh .......................................... .... 23
1.3.4 Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh ............................................ .... 26
1.3.4.1 Quyền của hộ kinh doanh ................................................... .... 26
1.3.4.2 Nghĩa vụ của hộ kinh doanh ............................................... .... 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH ........................ .... 31
2.1 Sự gia nhập thị trường của hộ kinh doanh ........................................................ .... 31
2.1.1 Vai trò của hộ kinh doanh trên thị trường....................................... .... 31
2.1.2 Thủ tục gia nhập và rút khỏi thị trường của hộ kinh doanh ............ .... 31
2.2 Quản lý Nhà nước về hộ kinh doanh ................................................................ .... 35
2.2.1 Vai trò của cơ quan ĐKKD ............................................................ .... 36
2.2.2 Cơ chế kiểm tra sau ĐKKD đối với hộ kinh doanh ........................ .... 37
2.3 Thực trạng hoạt động của hộ kinh doanh ......................................................... .... 39
2.3.1 Hoạt động của hộ kinh doanh trên thị trường ................................. .... 39
2.3.2 Thực trạng chấp hành pháp luật của hộ kinh doanh ....................... .... 40


5


2.3.3 Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.................................. .... 44

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH Ở VIỆT
NAM ................................................................................................................................... .... 47
3.1 Một số quan điểm định hướng về hộ kinh doanh ............................................. .... 47
3.2 Chuyển quy chế hộ kinh doanh thành doanh nghiệp ........................................ .... 51
3.2.1 Cơ sở kinh tế ................................................................................... .... 51
3.2.2 Cơ sở pháp lý .................................................................................. .... 54
3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi thành doanh nghiệp.... .... 58
3.2.4 Cơ chế chuyển đổi .......................................................................... .... 60
3.3 Nghiên cứu chuyển đổi Luật Doanh nghiệp thành Luật chủ thể kinh doanh ... .... 64
3.3.1 Cơ sở lý luận ................................................................................... .... 64
3.3.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................ .... 68
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ .... 74


6

LỜI NĨI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Xu hướng tồn cầu hố đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Hồ vào xu hướng
chung đó, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao
cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà
nước.
Q trình chuyển đổi địi hỏi phải đổi mới đồng bộ và hàng loạt và bao giờ cũng
bắt đầu bằng đổi mới về tư duy, nhận thức đến việc tổ chức và quản lý, đó là một quy
luật đã được khẳng định về mặt lý luận và cả thực tiễn.
Cho đến nay, chúng ta đã có một hệ thống pháp luật kinh doanh khá đầy đủ điều
chỉnh toàn bộ quá trình từ hình thành cho đến khi rút ra khỏi thị trường của các đơn vị

kinh tế. Tuy nhiên, nếu xét một cách khách quan, hệ thống pháp luật kinh doanh vẫn
còn nhiều bất cập, đặc biệt là những quy định mang tính chất phân biệt đối xử một cách
bất hợp lý giữa các chủ thể kinh doanh. Luật Doanh nghiệp 2005 được ban hành trong
bối cảnh hiện nay được xem như là một trong những giải pháp bản lề trong tiến trình
cải thiện hệ thống pháp luật kinh doanh Việt Nam. Song bên cạnh các loại hình doanh
nghiệp được quy định và điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp, nền kinh tế và pháp luật
Việt Nam vẫn thừa nhận sự tồn tại song song với các loại hình doanh nghiệp hình thức
kinh tế cá thể hay cịn gọi là hộ kinh doanh. Ở Việt Nam có hơn 1,3 triệu hộ kinh
doanh đang đăng ký hoạt động, song không được xem như một loại hình doanh nghiệp
theo quy định của Luật Doanh nghiệp vì nó có những đặc thù riêng về quá trình hình
thành và phát triển, cũng như những đặc điểm pháp lý riêng mà pháp luật quy định để
điều chỉnh và quản lý việc hoạt động của loại hình này.
Vấn đề đặt ra là, trong xu thế kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các đơn vị
kinh tế được đặt lên hàng đầu, khả năng mở rộng thị trường, nâng cao năng lực kinh
doanh đang là nhu cầu cấp thiết mang tính sống cịn của các thành phần kinh tế thì hơn


7

1.3 triệu hộ kinh doanh trong cả nước cũng không đứng ngồi xu thế đó, nếu muốn tồn
tại và phát triển.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh sẽ nhận
thấy một thực trạng là các hộ kinh doanh thực tế đã hoạt động ngồi khn khổ quy
định của pháp luật cả về quy mơ, tính chất lẫn hình thức. Thách thức đặt ra với các nhà
nghiên cứu, các nhà làm luật và các nhà quản lý là phải xem xét lại một cách tồn diện
địa vị pháp lý của loại hình này để từ đó có những quy định pháp luật thích hợp; đồng
thời có những giải pháp thích hợp cho hàng loạt các vấn đề đặt ra như tại sao các hộ
kinh doanh vẫn cịn hoạt động mang tính tự phát; quy định nào để quản lý tốt và giải
pháp nào để các hộ kinh doanh hoạt động có định hướng và hiệu quả.
Trước tình hình đó, cũng như được sự chấp thuận của Hội đồng Khoa học

trường Đại học Luật Tp.HCM, tác giả chọn đề tài “Hộ kinh doanh – thực trạng pháp
luật và định hướng hoàn thiện” làm đề tài luận văn với mong muốn đóng góp một số
ý kiến cho việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

Hộ kinh doanh là một chế định được quy định Nghị định 88/2006/NĐ-CP của
Chính phủ về ĐKKD, so với các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty
TNHH, doanh nghiệp tư nhân thì hộ kinh doanh chiếm một vị trí khiêm tốn trong luật
Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Từ đó, dẫn đến việc hộ kinh doanh
chưa được sự quan tâm đúng mực so với vai trò của nó.
Thời gian qua, hộ kinh doanh ở Việt Nam được nghiên cứu nhiều ở góc độ kinh
tế, ngồi những giáo trình về kinh tế, cịn có một số bài viết ở dạng tham luận, trao đổi
ý kiến về lược sử phát triển của hộ kinh doanh, về khả năng cạnh tranh của hộ kinh
doanh khi Việt Nam gia nhập WTO, cũng như một số bài viết nêu vấn đề xem xét về
khả năng tồn tại của hộ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bao gồm bài viết của
tác giả Việt Anh “chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp” đăng trên tạp


8

chí thuế số tháng 1/2008, bài viết của Bộ cơng thương “khuyến khích hộ kinh doanh cá
thể chuyển thành doanh nghiệp”, v.v…. Đặc biệt, có dự án “nâng cao hiệu quả thị
trường cho người nghèo” được thực hiện bởi Viện nghiên cứu kinh tế trung ương và
Ngân hàng phát triển Châu Á, trong đó nghiên cứu khá nhiều đến hình thức hộ kinh
doanh ở Việt Nam. Bên cạnh đó, cịn có tài liệu hội thảo nước ngồi viết về hộ kinh
doanh ở Việt Nam của tác giả Kim Korinek (đồng tác giả). Ngồi ra, cịn có nghiên cứu
của tác giả Wim P. M. Bijverberg thuộc nhóm nghiên cứu kinh tế thuộc Ngân hàng
Thế giới viết về hộ kinh doanh ở Việt Nam dưới góc độ chính sách vĩ mơ.
Tuy nhiên, lĩnh vực pháp luật về hộ kinh doanh thì ít được quan tâm hơn, các

vấn đề liên quan đến pháp luật đối với hộ kinh doanh chiếm một phần nhỏ trong các tài
liệu nghiên cứu về Luật Doanh nghiệp như báo cáo tổng hợp nghiên cứu rà soát các
văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp với các tư
tưởng chỉ đạo xây dựng luật doanh nghiệp thống nhất và luật đầu tư chung của VCCI,
tổng hợp các phân tích đánh giá và bình luận về dự án Luật Doanh nghiệp thống nhất
của IFC và MPDF, đánh giá Luật doanh nghiệp và các kiến nghị của CIEM . Bên cạnh
đó, trong một số bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành của các tác giả như
“thành lập doanh nghiệp- một số bình luận ngắn” của PGS. TS Phạm Duy Nghĩa trên
trang của VCCI, tài liệu giảng dạy “lý luận chung về luật kinh tế” của PGS. TS
Nguyễn Như Phát, “Pháp luật doanh nghiệp và đầu tư với vấn đề hội nhập” của T.S
Bùi Xuân Hải đăng trên tạp chí nghiên cứu lập pháp số 113 tháng 01/2008, “pháp luật
về doanh nghiệp” của T.S Đồng Ngọc Ba, v.v…, cũng đề cập đến hộ kinh doanh
nhưng ở hình thức là một phần trong nhiều nội dung của bài viết. Đặc biệt có luận văn
thạc sĩ luật học của tác giả Lê Trường Sơn nghiên cứu về khung pháp luật đối với các
hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp; ngồi ra cịn một số báo cáo thực
tập của sinh viên học viện Hành chính viết về hộ kinh doanh ở góc độ quản lý Nhà
nước.


9

Mặc dù hộ kinh doanh và các vấn đề pháp lý liên quan đến nó, chưa được các
nhà nghiên cứu luật học, các nghiên cứu sinh, các bạn sinh viên quan tâm, lựa chọn để
làm đề tài nghiên cứu cho mình, nhưng trên thực tế, hộ kinh doanh đang hoạt động
chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, và có một bộ máy chuyên trách quản lý và cấp
ĐKKD cho hộ kinh doanh trong cả nước.
Xuất phát từ tình hình trên, tác giả nhận thấy cần có một sự nghiên cứu toàn
diện và đầy đủ về hộ kinh doanh ở góc độ pháp lý.
3. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đề tài “Hộ kinh doanh – thực trạng pháp luật và định hướng hoàn thiện”


nghiên cứu chế định hộ kinh doanh qua các quy định của pháp luật và nội dung quy
định của pháp luật hiện hành đối với hộ kinh doanh, nhằm mục đích chỉ ra những bất
cập trong quy định của pháp luật về bản chất pháp lý của hộ kinh doanh, từ đó tìm ra
trong hệ thống pháp luật hiện hành những quy định làm cơ sở cho việc hoàn thiện các
quy chuẩn pháp luật về hộ kinh doanh.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

“Hộ kinh doanh – thực trạng pháp luật và định hướng hồn thiện” là một
đề tài có phạm vi rộng và khá phức tạp, liên quan đến lĩnh vực kinh tế học vĩ mô, đồng
thời, hộ kinh doanh lại hoạt động trên phạm vi cả nước, bao gồm cả hộ kinh doanh phi
nông nghiệp và hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Với lượng kiến thức và quỹ thời gian có hạn, trong phạm vi cho phép, luận văn
nghiên cứu và tiếp cận vấn đề dưới góc độ như sau:
- Về hộ kinh doanh, luận văn không nghiên cứu các hộ kinh doanh hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp, mà chỉ đi sâu vào nghiên cứu các hộ kinh doanh phi nông
nghiệp.


10

-

Về phạm vi đánh giá thực trạng hoạt động và tình hình chấp hành pháp luật

của hộ kinh doanh, luận văn sử dụng các số liệu về hộ kinh doanh giới hạn trên phạm
vi địa bàn Quận 1 –Tp.HCM vì đây là quận trung tâm Thành phố, có bình diện phát
triển kinh tế xã hội cao, số lượng hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn quận khá
lớn, khoảng gần 13.000 hộ với nhiều quy mơ và hình thức khác nhau, ngành nghề đa
dạng, có thể phản ảnh tiêu biểu xu hướng chung của các hộ kinh doanh ở các địa bàn

khác ở khắp cả nước.
-

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn có đề cập đến một số bài viết về kinh

nghiệm của các quốc gia (dịch từ tài liệu tiếng nước ngoài), tuy nhiên chỉ sử dụng ở
mức độ tham khảo, đối chiếu mà không nghiên cứu sâu.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, diễn dịch và quy nạp. Để thực hiện luận văn, tác giả kết hợp lý luận với việc đánh
giá thực trạng quản lý Nhà nước về hộ kinh doanh thông qua kinh nghiệm cơng tác
thực tiễn, trên cơ sở đó phân tích và đối chiếu, so sánh các quy định về hộ kinh doanh
tại Luật Doanh nghiệp, Nghị định 88/2006/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan
đến khung pháp lý về hoạt động của hộ kinh doanh.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Luận văn là cách nhìn nhận và đánh giá của tác giả trên cơ sở lý luận và thực
tiễn về hoạt động của hộ kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Đề tài này
được thực hiện với mong muốn góp phần hệ thống hố và tạo ra cách nhìn nhận, đánh
giá tồn diện và thực tiễn hơn về loại hình hộ kinh doanh ở Việt Nam. Đồng thời, luận
văn cũng nêu lên một số kiến nghị cũng như có sự phân tích, đánh giá cơ chế thực hiện
đối với những kiến nghị đó nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp luật đối với hộ kinh
doanh ở Việt Nam. Ngoài ra, luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các


11

bạn sinh viên khi thực hiện nghiên cứu khoa học liên quan đến chủ thể hộ kinh doanh ở

Việt Nam.

7. BỐ CỤC NỘI DUNG

Để giải quyết các mục đích nghiên cứu được đặt ra, luận văn được chia thành 3
phần: Phần mở đầu – phần nội dung – và phần kết luận. Phần nội dung gồm 3 chương
như sau:
- Chương 1: Những vấn đề chung về hộ kinh doanh
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về hộ kinh doanh
- Chương 3: Định hướng hoàn thiện pháp luật đối với hộ kinh doanh ở Việt Nam


12

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘ KINH DOANH
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của hộ kinh doanh
1.1.1 Nguồn gốc xã hội
Một nghiên cứu tại tài liệu về phát triển kinh tế vĩ mô của Ngân hàng thế giới về
hộ kinh doanh ở Việt Nam1, đã chỉ ra nguồn gốc xã hội của việc hình thành kinh tế hộ
gia đình tại Việt Nam. Theo nghiên cứu này, kinh tế hộ gia đình là một nét đặc trưng
riêng của các quốc gia nông nghiệp Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Philippin,
v.v…do ảnh hưởng từ quan niệm về mối quan hệ gia đình và vai trị của người đàn ơng
và người phụ nữ trong gia đình. Chính từ quan niệm gia đình tam, tứ đại đồng đường
của người á đơng và quan điểm người đàn ơng có trách nhiệm ra ngịai xã hội, người
phụ nữ gắn bó với gia đình và chủ yếu phụ giúp cho gia đình đã tạo tiền đề cho sự hình
thành kinh tế hộ gia đình và tác động mạnh mẽ đến khuynh hướng phát triển của kinh
tế hộ sau này. Nghiên cứu này đã chỉ ra mối quan hệ giữa nền kinh tế và hộ gia đình,
khi các gia đình sống chung nhiều thế hệ, từ đó lực lượng lao động trong gia đình đủ để
phụ giúp cho cơng việc gia đình và dần dần hình thành nên ý tưởng các thành viên

trong gia đình cùng chung sức làm kinh tế, từ đó hình thành nên kinh tế hộ gia đình,
vừa ít rủi ro, khơng tốn chi phí th mướn lao động, vừa phục vụ được nhu cầu tiêu
dụng của cả họ tộc.
1.1.2 Nguồn gốc lịch sử
Bên cạnh nguồn gốc xã hội của việc hình thành và phát triển kinh tế hộ gia đình
ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình cịn có nguồn gốc lịch sử. Các nghiên cứu về lịch sử
cho thấy, ở Việt Nam từ thời Văn Lang – Âu Lạc, xuất phát từ đặc điểm của nền sản
1

Wim P.M. Vijiverberg, Jonathan Haughton (2002), “Household enterprises in Vietnam – Survival, growth and

living standards”, Policy research working papers, (2773), The World Bank development Research Group:
Macroeconomics and Growth.


13

xuất lúa nước thời bấy giờ với sự hiện diện của công cụ sản xuất dao, liềm, cuốc, xẻng
đã làm tiền đề cho sự xuất hiện của chế độ công điền (đất đai do nhà vua quản lý) và
chế độ tư điền (hay cịn gọi là tiểu nơng) – một hình thức hộ cá thể tự do khai khẩn đất
hoang ở vùng sâu vùng xa có trâu bị giúp sức. Bên cạnh đó, nền tiểu thủ cơng nghiệp ở
giai đoạn này cũng manh nha hình thành các hộ gia đình làm nghề gốm, đúc đồng,
đóng mộc, v.v…Ngồi ra, việc trao đổi hàng hoá trong giai đoạn này (do chưa xuất
hiện tiền) được thực hiện dưới hình thức cá thể, là tiền đề của hình thức hộ kinh doanh
trong lĩnh vực thương mại dịch vụ ở thời hiện đại sau này2.
Ở giai đoạn Phong kiến, nông nghiệp tiếp tục phát triển theo phương thức sản
xuất cá thể để cống nộp và đóng thuế cho bộ máy cai trị. Thương nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp ở thời kỳ này do phát triển cao hơn 1 bước đã tạo điều kiện cho sự phát
triển số lượng hộ gia đình tham gia sản xuất thủ cơng nghiệp và tham gia vào q trình
giao thương trong khu vực.

Từ sau năm 1945, khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập,
do yêu cầu sản xuất chiến tranh, các hộ gia đình tự sản xuất, buôn bán nhỏ để tạo ra
của cải vật chất góp sức cho cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Họat động của
kinh tế hộ thời điểm này mang tính chất tự phát và sử dụng lao động chủ yếu là ông,
bà, cha mẹ, con cái và những người thân trong gia đình với mục đích chủ yếu là duy trì
nền sản xuất, cùng với các hợp tác xã nơng nghiệp, xí nghiệp quốc doanh tạo ra của cải
vật chất xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và phục vụ cho cuộc kháng chiến chống
Mỹ ở miền Nam. Thời kỳ này, kinh tế hộ gia đình chưa mang tính chất kinh doanh, chủ
yếu phục vụ nhu cầu cộng đồng, tự sản, tự tiêu là chính3.
Thời kỳ đầu sau năm 1975, kinh tế hộ gia đình vẫn tiếp tục phát triển ở miền
Bắc do đã có thời gian hình thành và tồn tại, một phần do các HTX và một số xí nghiệp
quốc doanh giải thể do hoạt động khơng hiệu quả đã chuyển sang hình thức hộ kinh
2

Lê Quốc Sử (1997), Một số Vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

3

ĐH Kinh tế Tp.HCM (1998), Giáo trình lịch sử kinh tế quốc dân, NXB Giáo dục.


14

doanh cá thể. Thời kỳ này hộ kinh doanh cá thể chưa được phát triển nhiều ở miền
Nam, giai đọan này kinh tế miền Nam tập trung phát triển các công trường, nông
trường, kêu gọi tham gia cải tạo đất, xây dựng kinh tế mới, nền sản xuất tiêu dùng chủ
yếu phát triển hình thức Hợp tác xã tiêu thụ để cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân
với nguồn hàng hóa chủ yếu từ viện trợ và từ nền sản xuất ở miền Bắc. Giai đoạn sau,
khi kinh tế dần được khôi phục, các hoạt động thương mại ở miền Nam được khuyến
khích, các cửa hiệu bắt đầu trở lại hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều hơn, tồn tại

chủ yếu dưới hình thức kinh tế hộ cá thể.
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), kinh tế hộ gia đình chính thức trở
thành một trong các thành phần kinh tế của đất nước. Đại hội V bước đầu có cách nhìn
mới về nền kinh tế nhiều thành phần, thừa nhận miền Bắc tồn tại 3 thành phần kinh tế
là quốc doanh, tập thể và cá thể; miền Nam tồn tại 5 thành phần kinh tế là quốc doanh,
tập thể, công tư hợp doanh, tư bản tư nhân và cá thể4
Như vậy, có thể thấy, hộ kinh doanh là một lọai hình kinh tế có nguồn gốc xã
hội, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nó xuất hiện như một
nhu cầu tất yếu của lịch sử và tồn tại phát triển qua các thời kỳ. Giai đọan đầu khi mới
hình thành, kinh tế hộ gia đình là nguồn lực sản xuất chủ yếu cung cấp của cải, hàng
hoá cho xã hội, đặc biệt là xã hội phong kiến. Trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ đất
nước, hộ kinh doanh cá thể cùng với kinh tế tập thể đóng vai trị chủ đạo trong nền sản
xuất chiến tranh, khi hịa bình lập lại, qua các thời kỳ đổi mới, kinh tế hộ gia đình tiếp
tục có những vai trị khác nhau trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và tồn tại đến giai đọan hiện nay.
Qua phân tích về nguồn gốc hình thành và phát triển của hộ kinh doanh, có thể
nhận thấy, hộ kinh doanh ra đời gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp và giai đoạn đầu
tiên khi mới hình thành, hộ kinh doanh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giai đoạn hiện nay, khi q trình đơ thị hố diễn ra mạnh mẽ và sự chuyển dịch cơ cấu
4

Văn kiện Đại Hội Đảng V, NXB Chính trị Quốc gia.


15

kinh tế từ nông nghiệp – công nghiệp sang thương mại dịch vụ đang được đẩy mạnh,
bên cạnh các hộ kinh doanh sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ kinh doanh phi nông nghiệp
chiếm tỷ trọng ngày càng tăng. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này,
không nghiên cứu về hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp5 mà chỉ tập

trung nghiên cứu hộ kinh doanh phi nông nghiệp.

1.2 Chế định hộ kinh doanh qua các quy định của pháp luật
Khảo sát về hộ kinh doanh nhận thấy mặc dù là một hình thức kinh doanh có lợi
nhuận song từ trước đến nay loại hình này được điều chỉnh chủ yếu tại các văn bản
dưới Luật. Hầu hết các quy định pháp luật về hộ kinh tồn tại ở hình thức văn bản dưới
luật (Nghị định, thông tư, quyết định v.v…) mà phần kế tiếp của luận văn sẽ đi vào chi
tiết vấn đề này.
1.2.1 Hộ kinh doanh trong bối cảnh Nghị định 119/CP ngày 09/04/1980 của Hội đồng
Chính phủ
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, hộ kinh doanh lần đầu tiên được ghi
nhận tại Nghị định số 27/HĐBT ngày 09/3/1988 (với tên gọi là hộ cá thể, hộ tiểu thủ
sản xuất công nghiệp). Theo văn bản này, các đơn vị kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh là
các đơn vị kinh tế tự quản có tư liệu sản xuất và các hình thức vốn khác, tự quyết định
mọi vấn đề sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về thu nhập, lỗ lãi. Sau đó, Chính
phủ tiếp tục ban hành Nghị định 119/CP ngày 09/04/1980 về điều lệ đăng ký kinh
doanh áp dụng cho khu vực kinh tế tập thể và cá thể và Chỉ thị 183/TTg ngày
05/06/1980 của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành điều lệ đăng ký kinh doanh công
thương nghiệp để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể. Lúc này
pháp luật chưa có một khái niệm chính thức quy định thế nào là hộ kinh doanh cá thể,
5

Hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã được nghiên cứu trong luận văn “Khung pháp luật cho

sự hình thành và phát triển của loại hình trang trang gia đình ở Việt Nam- Thực trạng và hướng hoàn thiện” của
tác giả Lê Trường Sơn, trong đó đã có những phân tích, định hướng cho sự chuyển đổi của hộ kinh doanh nông
nghiệp sang hình thức trang trại gia đình


16


mà quy định của Nghị định 119/CP chỉ nhằm yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh
dưới các hình thức tập thể hoặc cá thể thực hiện việc đăng ký xin phép kinh doanh với
các cơ quan Nhà nước để phục vụ cho cơng tác quản lý. Do hồn cảnh lịch sử giai đoạn
này, chưa thừa nhận việc tồn tại của các loại hình doanh nghiệp, do đó, quy định của
pháp luật chỉ điều chỉnh đối kinh tế tập thể và kinh tế cá thể (hộ kinh doanh cá thể).
1.2.2

Hộ kinh doanh cá thể trong bối cảnh Nghị định 66/HĐBT ngày 02/03/1992 của
Hội đồng Bộ trưởng
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, khi Nhà nước ta xác định đổi mới nền

kinh tế, hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và thừa nhận sự tồn
tại của các thành phần kinh tế. Đường lối của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân đã
được luật hóa với hai đạo luật được ban hành là Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư
nhân được Quốc Hội thơng qua tháng 12/1990 và cùng có hiệu lực thi hành từ ngày
15/04/1991 đã hình thành khung pháp luật cho hoạt động của công ty TNHH, công ty
cổ phần6 và DNTN. Để điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các chủ thể kinh doanh
nhỏ trong điều kiện mới, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị
định số 66/HĐBT ngày 02/03/1992 quy định về cá nhân và nhóm kinh doanh dưới vốn
pháp định.
Theo Nghị định số 66/HĐBT, cá nhân và nhóm kinh doanh (gọi chung là người
kinh doanh) là những chủ thể kinh doanh có vốn kinh doanh thấp hơn vốn pháp định
được quy định tại Nghị định số 221/HĐBT ngày 23/7/1991 quy định về mức vốn pháp
định của doanh nghiệp tư nhân trong các ngành nghề khác nhau; vốn pháp định là căn
cứ cơ bản để phân chia và phân biệt cá nhân, nhóm kinh doanh với doanh nghiệp tư
nhân và công ty. Tuy nhiên, trên thực tế, ranh giới để phân định cá nhân, nhóm kinh
doanh với doanh nghiệp tư nhân và cơng ty là khơng rõ ràng và khơng có hiệu lực thực
tế vì theo khảo sát của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư), phần lớn người kinh doanh được khảo sát thời gian này có mức vốn kinh

6

Luật Cơng ty năm 1990 chỉ quy định cơ cấu tổ chức, hoạt động của công ty TNHH và công ty cổ phần


17

doanh của chủ sở hữu cao hơn mức vốn pháp định quy định cho doanh nghiệp tư nhân
trong cùng ngành nghề7.
Theo quy định của Luật DNTN 1990, một trong những điều kiện để thành lập
DNTN là phải đáp ứng được mức vốn pháp định của từng ngành nghề theo luật định8,
nếu người kinh doanh có số vốn kinh doanh thấp hơn mức vốn pháp định thì có thể
hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập DNTN (không chịu sự điều chỉnh
của Luật DNTN) mà hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh9 và chịu sự điều chỉnh
của Nghị định 66/HĐBT ngày 02/03/1992 của Hội Đồng Bộ trưởng. Hộ kinh doanh cá
thể trong bối cảnh của Nghị định 66/HĐBT, theo quan điểm lập pháp lúc bấy giờ, được
coi là “doanh nghiệp” rất nhỏ, với vốn đăng ký của chủ sở hữu thấp hơn mức vốn tối
thiểu yêu cầu đối với các doanh nghiệp tư nhân10 và cũng chính từ quan điểm này, mà
Nghị định 66/HĐBT đã có sự phân biệt và loại trừ các hộ chuyên sản xuất nông, lâm,
diêm nghiệp, ngư nghiệp có tính chất tự sản, tự tiêu và những hộ làm kinh tế gia đình
theo Nghị định 29-HĐBT ngày 09 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng bộ trưởng11. Hay
nói cách khác, khái niệm của hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định 66/HĐBT được hiểu
là một loại hình tương tự như DNTN song có vốn pháp định thấp hơn, có vốn, có sức
khoẻ, có kỹ thuật, chun mơn, có địa điểm kinh doanh phù hợp với ngành nghề và
7

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1999), “Mục tiêu 1: Hồn thiện mơi

trường pháp lý kinh doanh, đánh giá Luật Doanh nghiệp tư nhân và Nghị định số 66/HĐBT”, Kỷ yếu Dự án
VIE/97/016, tr. 38

8

Xem Điều 2 Luật DNTN 1990 và Nghị định 221/HĐBT ngày 23/07/1991 của HĐBT cụ thể hoá một số điều

trong Luật DNTN 1990
9

Xem Điều 2 Nghị định 221/HĐBT ngày 23/07/1991 của HĐBT cụ thể hoá một số điều trong Luật DNTN 1990

10

Xem Bộ Kế hoạch Đầu tư và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc UNIDO, (1999), Bối cảnh việc

thành lập và đăng ký kinh doanh áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định 66/HĐBT.
11

Theo quy định của Nghị định 29/HĐBT: hộ làm kinh tế gia đình là cơng nhân viên chức tại chức, xã viên hợp

tác xã, làm thêm ngoài giờ quy định của cơ quan, đơn vị tập thể, cùng với bố, mẹ, vợ, chồng và các con ngồi độ
tuổi lao động, nếu là người thân thì phải ngồi độ tuổi lao động và có tên trong hộ khẩu gia đình. Đây là một hình
thức tồn tại lịch sử chỉ có trong giai đoạn lúc bấy giờ.


18

mặt hàng kinh doanh, không bị pháp luật cấm kinh doanh và thực hiện một, một số
hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc
thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Tiêu chí để xác định hộ kinh
doanh cá thể theo Nghị định 66/HĐBT chính là có vốn thấp hơn vốn pháp định mà
pháp luật đã quy định cho các ngành nghề kinh doanh của hình thức DNTN và đây

cũng là căn cứ pháp lý duy nhất để phân biệt giữa hộ kinh doanh cá thể và DNTN ở
thời kỳ này.
1.2.3 Hộ kinh doanh trong bối cảnh Luật doanh nghiệp 1999,

Nghị định

02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 và Nghị đinh 109/2004/NĐ-CP ngày
02/04/2004 của Chính phủ
Khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 được ban hành, quan điểm điều chỉnh của
pháp luật đối với công ty và doanh nghiệp tư nhân đã có những thay đổi lớn; lần đầu
tiên đã đưa ra khái niệm thống nhất về “doanh nghiệp”, mà theo đó, doanh nghiệp được
hiểu là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng
ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh12. Như vậy, với tinh thần của Luật Doanh nghiệp 1999, khơng cịn có sự
phân biệt giữa DNTN và các loại hình cơng ty, mà DNTN, cơng ty TNHH (2 thành
viên trở lên và 1 thành viên), công ty cổ phần, công ty hợp danh đều được gọi thống
nhất là doanh nghiệp. Theo đó, tiêu chí pháp lý để phân biệt các doanh nghiệp này với
các chủ thể kinh doanh nhỏ cũng được đổi mới, hộ kinh doanh phải được xác định lại
theo một góc độ khác chuẩn hơn, thay cho cách hiểu hộ kinh doanh là một loại hình
DNTN có vốn thấp hơn vốn pháp định như tinh thần của Nghị định 66/HĐBT trước đó.
Hộ kinh doanh phải là một loại hình cụ thể, mang những đặc điểm riêng của nó và tồn
tại song song với các loại hình doanh nghiệp.

12

Xem Điều 3 Luật Doanh nghiệp 1999


19


Vậy hộ kinh doanh là gì? Như đã phân tích ở trên về nguồn gốc của hộ kinh
doanh, thì khái niệm hộ kinh doanh xuất phát từ khái niệm về hộ gia đình, vì vậy để
xem xét khái niệm về hộ kinh doanh, trước hết cần tìm hiểu khái niệm về hộ gia đình.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Bộ Luật Dân sự dành một chương quy định
về hộ gia đình13. Nếu trong Bộ Luật Dân sự năm 1995, khái niệm hộ gia đình được
hiểu là “bao gồm các hộ gia đình mà thành viên có tài sản chung để hoạt động sản
xuất kinh tế chung” thì trong Bộ Luật Dân sự năm 2005 khái niệm hộ gia đình được
quy định lại với danh nghĩa là một đơn vị sản xuất kinh doanh trong đó các thành viên
của hộ cùng đóng góp tài sản và cơng sức chung để tiến hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh đó. Như vậy, hộ gia đình là chủ thể của các quan hệ kinh doanh, thương
mại (quan hệ dân sự theo nghĩa rộng14). Khi pháp luật về kinh tế bắt đầu điều chỉnh
hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, đã hình thành khái niệm về hộ kinh
doanh. Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh
doanh khái niệm về hộ kinh doanh cá thể như sau:
Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại
một địa điểm cố định, khơng thường xun th lao động, khơng có con dấu và chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Theo đó, Nghị định 02/2000/NĐ-CP cũng loại trừ những hộ gia đình sản xuất
nơng, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, q vặt, làm dịch vụ
có thu nhập thấp khơng được xem là hộ kinh doanh cá thể mà chỉ là hộ gia đình theo
khái niệm của Bộ Luật Dân sự. Như vậy, khái niệm về hộ kinh doanh cá thể tuy xuất
phát từ khái niệm về hộ gia đình (do nguồn gốc lịch sử và nguồn gốc xã hội của loại
hình này), song với khái niệm về hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định
02/2000/NĐ-CP, đã có sự phân biệt tương đối giữa hộ gia đình theo pháp luật dân sự
và hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật kinh doanh, thương mại.
13

Xem từ Điều 106 đến Điều 110 BLDS 2005

14


Điều 1 BLDS 2005: quan hệ dân sự theo nghĩa rộng bao gồm các quan hệ kinh doanh, thương mại và lao động


20

Nghị định 02/2000/NĐ-CP xác định địa vị pháp lý của hộ kinh doanh là do một
cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm cố định, song
không đề cập đến việc giới hạn về số địa điểm được đăng ký kinh doanh trong phần
khái niệm đưa ra, nhưng nếu xem xét kỹ những quy định của Nghị định 02/2000/NĐCP sẽ nhận thấy việc giới hạn số điểm kinh doanh được quy định ở phần hiệu lực thi
hành, theo đó những cá nhân và nhóm kinh doanh hoạt động theo Nghị định số
66/HĐBT trước đó, đang kinh doanh tại 2 địa điểm trở lên và thường xuyên thuê lao
động phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp để đăng ký kinh doanh theo quy định của
Luật Doanh nghiệp15. Điều đó có nghĩa là, việc chỉ được đăng ký kinh doanh tại một
địa điểm, chính là một trong những dấu hiệu pháp lý bắt buộc để tạo thành khái niệm
hộ kinh doanh hoàn chỉnh.
Sau một thời gian áp dụng, nhiều quy định của Nghị định số 02/2000/NĐ-CP đã
tỏ ra khơng phù hợp với địi hỏi của thực tiễn kinh doanh, khái niệm hộ kinh doanh cá
thể cần tiếp tục được hoàn chỉnh và sửa đổi. Ngày 02/04/2004, Chính phủ đã ban hành
Nghị định 109/2004/NĐ-CP (thay thế Nghị định 02/2000/NĐ-CP) bổ sung một số quy
định quan trọng về hộ kinh doanh cá thể như: đổi mới tiêu chí pháp lý xác định hộ kinh
doanh cá thể; quy định rõ hơn về quyền đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký kinh
doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể..., từ đó đưa ra khái niệm về hộ kinh doanh
cá thể chặt chẽ hơn về các đặc điểm pháp lý hơn, nhằm định hình rõ hơn bản chất pháp
lý của loại hình này.
Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định 109/2004/NĐ-CP được quy định như sau:
“Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký
kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng khơng q mười lao động, khơng có con dấu và
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”, đồng
thời kế thừa quan điểm loại trừ các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm

muối và những người bán hàng rong, quà vặt, làm dịch vụ có thu nhập thấp. Nghị định
15

Khoản 2 Điều 23 Nghị định 02/2000/NĐ-CP


21

109/2004/NĐ-CP đã thu hẹp nội hàm của khái niệm về hộ kinh doanh cá thể. Lúc này,
hộ kinh doanh cá thể được xác định cụ thể như sau: chủ thể ĐKKD là một cá nhân
hoặc hộ gia đình, số lượng cơ sở được thành lập được giới hạn ở phạm vi một cá nhân
hoặc một hộ gia đình chỉ được đăng ký kinh doanh một cơ sở để kinh doanh, và số
lượng lao động tối đa không quá 10 người, chế độ trách nhiệm tài sản là vô hạn và
không có tính pháp nhân.
1.2.4 Hộ kinh doanh trong bối cảnh Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định
88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 của Chính phủ
Khi Luật Doanh nghiệp thống nhất 2005 được ban hành và thay thế Luật Doanh
nghiệp năm 1999, với quan điểm lập pháp xây dựng một luật doanh nghiệp thống nhất
áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xoá bỏ sự phân biệt
đối xử, đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về các hình thức tổ chức kinh
doanh, trong đó có hộ kinh doanh cá thể. Luật doanh nghiệp (2005) sử dụng khái niệm
"hộ kinh doanh" thay cho khái niệm "hộ kinh doanh cá thể", khoản 4 Điều 170 Luật
này quy định: "hộ kinh doanh có quy mơ nhỏ thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt
động theo quy định của Chính phủ". Trên tinh thần đó, Nghị định 88/2006/NĐ-CP
được ban hành hướng dẫn một số quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, trong đó, quy
định về hộ kinh doanh được xác định lại một cách đầy đủ hơn như sau: “Hộ kinh doanh
do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình
làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng khơng q mười lao
động, khơng có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với
hoạt động kinh doanh”16.

Hộ kinh doanh theo Nghị định 88/2006/NĐ-CP đã có quy định cụ thể hơn về
chủ thể thành lập, đó là cá nhân nhưng phải là công dân Việt Nam. Các văn bản pháp
luật trước đây chỉ nêu một cách chung nhất chủ thể thành lập hộ kinh doanh là cá nhân,
song không quy định rõ cá nhân như thế nào. Để hiểu rõ hơn về quy định này của Nghị
16

Điều 36 Nghị định 88/2006/NĐ-CP


22

định 88/2006/NĐ-CP, trước tiên cần trở lại xem xét và so sánh những quy định về chủ
thể được quyền thành lập doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh
nghiệp 2005. Nếu như trong Luật Doanh nghiệp 1999, chủ thể có quyền thành lập
doanh nghiệp chỉ có tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngồi
thường trú tại Việt Nam17, thì trong Luật Doanh nghiệp 2005 có sự mở rộng hơn về
chủ thể được quyền thành lập doanh nghiệp, xoá bỏ sự phân biệt giữa các yếu tố trong
nước và nước ngoài, mọi cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngồi đều có quyền
thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các đối tượng là tổ chức, cá nhân khơng có
quyền thành lập doanh nghiệp18.
Do đó, Nghị định 88/2006/NĐ-CP khi được ban hành để hướng dẫn Luật Doanh
nghiệp 2005, khi điều chỉnh về hộ kinh doanh, đã xác định cụ thể nội hàm của chủ thể
được quyền thành lập hộ kinh doanh phải là cơng dân Việt Nam, nhằm có sự giới hạn
và phân biệt với các chủ thể nước ngoài được quyền thành lập doanh nghiệp theo Luật
Doanh nghiệp, có nghĩa là chỉ những người mang quốc tịch Việt Nam và thường trú ở
Việt Nam19 mới là chủ thể thành lập hộ kinh doanh. Cách tiếp cận này là hợp lý vì ở
bối cảnh Nghị định 88/2006/NĐ-CP được ban hành, vấn đề hội nhập theo xu hướng thế
giới đã được đặt ra như một nhu cầu tất yếu, trong khi việc tồn tại của hình thức hộ
kinh doanh cịn có yếu tố lịch sử, xã hội và cũng là một hình thức kinh doanh gắn với
đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, khi khảo sát nội dung khái niệm về hộ kinh doanh trong Nghị định
88/2006/NĐ-CP, nhận thấy ở đây đã có sự điều chỉnh về mặt tên gọi. Xem xét các văn
bản pháp luật trước đây khi điều chỉnh về hộ kinh doanh, đều đưa ra khái niệm “hộ
kinh doanh cá thể”, và không phải ngẫu nhiên mà Nghị định 88/2006/NĐ-CP lược bỏ 2
từ “cá thể” trong khái niệm về hộ kinh doanh.
17

Điều 9 Luật Doanh nghiệp 1999

18

Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005

19

Theo Luật quốc tịch năm 1998, công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam và thường trú ở Việt Nam


23

Theo từ điển Tiếng Việt, từ “cá thể” nghĩa là riêng lẻ từng người, khơng mang
tính tập thể, hộ kinh doanh cá thể nhằm chỉ một hình thức tổ chức kinh doanh riêng lẻ,
manh mún, nhỏ lẻ. Khi tên gọi hộ kinh doanh được lược bỏ 2 từ “cá thể”, không chỉ
mang ý nghĩa cơ học về số lượng từ vựng, mà về địa vị pháp lý cũng đã có sự thay đổi.
Thật vậy, về mặt chủ thể thành lập hộ kinh doanh, theo Nghị định 88/2006/NĐ-CP
không chỉ là cá nhân hay hộ gia đình, mà cịn có thể là một nhóm người. Ở đây, đã xuất
hiện sự liên kết với nhau giữa các cá nhân, không chỉ đơn thuần là các cá nhân trong
cùng hộ gia đình gồm những người có quan hệ thân thuộc, mà một nhóm người ở đây
pháp luật không quy định một sự ràng buộc về quan hệ (khơng nhất thiết phải có quan
hệ thân thuộc, họ hàng, v.v…) thì cũng có nghĩa là pháp luật đã thừa nhận việc liên kết

giữa các cá nhân với nhau trong việc thành lập hộ kinh doanh. Nhóm người ở đây có
thể có điểm chung là mục đích kinh doanh, cùng góp vốn, góp sức để hoạt động kinh
doanh và thành lập hộ kinh doanh để hoạt động kinh doanh. Một nhóm người khi liên
kết với nhau để cùng hoạt động kinh doanh, có thể do quy mơ nhỏ, sử dụng ít lao động
mà khơng thành lập doanh nghiệp, song không loại trừ trường hợp quy mô kinh doanh
và hình thức kinh doanh hồn tồn đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động dưới hình thức
doanh nghiệp nhưng vì một số lý do nào đó, mà trong đó khơng thể khơng nói đến
những kẽ hở của pháp luật, họ vẫn lựa chọn hình thức hộ kinh doanh.
1.3 Bản chất pháp lý của hộ kinh doanh
Thực tiễn cho thấy, ngay cả ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, bên
cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp lớn, vẫn tồn tại những hình thức kinh doanh
nhỏ. Những hình thức kinh doanh này có sự năng động cao, có thể bổ sung việc cung
cấp các dịch vụ xã hội mà các hình thức kinh doanh quy mơ lớn khơng làm hoặc khơng
làm được. Có thể vì nhiều nhiều ngun nhân khác nhau, khơng hồn tồn do truyền
thống hay do nhận thức, nhưng một thực tế là ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ tư nhân kinh
doanh lớn chưa nhiều, họ dễ chấp nhận làm ăn nhỏ hơn là làm ăn lớn. Hộ kinh doanh
mặc dù không phải là hình thức tổ chức kinh doanh cơ bản và điển hình trong cơ chế


24

thị trường, song hiện đang giữ vai trò quan trọng ở Việt Nam. Hình thức hộ kinh doanh
cá thể đang được đông đảo các nhà đầu tư trong xã hội lựa chọn20.
Từ định nghĩa pháp lý về doanh nghiệp tại Luật doanh nghiệp (2005) cho thấy,
khái niệm doanh nghiệp có ngoại diên hẹp hơn khái niệm chủ thể kinh doanh theo cách
hiểu thơng thường. Có những chủ thể kinh doanh khơng thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí
của doanh nghiệp, và vì vậy khơng được gọi là doanh nghiệp. Một trong những chủ thể
đó là hộ kinh doanh.
Về bản chất pháp lý, hộ kinh doanh là đơn vị kinh doanh, được thành lập để
thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, có lẽ xuất phát từ quy mơ của hình thức

kinh doanh này trên thực tế thường không lớn và phạm vi kinh doanh hẹp, các nhà lập
pháp đã đưa ra một số tiêu chí pháp lý để phân biệt hộ kinh doanh với các hình thức
doanh nghiệp. Điều này dẫn đến địa vị pháp lí của hộ kinh doanh có nhiều nội dung
khác với địa vị pháp lý của doanh nghiệp.
Theo Nghị định của Chính phủ số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/82006 về đăng ký
kinh doanh, hộ kinh doanh được định nghĩa là đơn vị kinh doanh do một cá nhân là
cơng dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được
đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, khơng có con
dấu và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Từ định nghĩa này có thể chỉ ra những đặc điểm cơ bản sau của hộ kinh doanh:
1.3.1 Chủ thể thành lập hộ kinh doanh
Chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh được quy định tại Khoản 1 Điều 37
Nghị định 88/2006/NĐ-CP, theo đó cơng dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp
luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh
doanh. Theo quy định này cá nhân chưa thành niên hoặc thành niên nhưng bị hạn chế
hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự và người nước ngồi khơng có quyền thành lập hộ
kinh doanh. Việc khơng cho phép người nước ngồi thành lập hộ kinh doanh có thể
20

Đồng Ngọc Ba, (2007), Pháp luật về doanh nghiệp, tài liệu giảng dạy


25

phù hợp với điều kiện hiện tại ở Việt Nam, song với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng thì việc quy định một hình thức tổ chức kinh doanh chỉ dành riêng
cho các cá nhân công dân Việt Nam là điều cần phải xem xét để có những điều chỉnh
cần thiết.
Xét về cơ cấu chủ sở hữu, hộ kinh doanh được chia thành ba loại là: hộ kinh
doanh do một cá nhân lầm chủ sở hữu, hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân làm chủ sở

hữu và hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ sở hữu.
Hộ kinh doanh do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu có bản chất là một cá
nhân kinh doanh. Cá nhân này có quyền quyết định các vấn đề tổ chức hoạt động và
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của hộ.
Hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân đầu tư vốn có tư cách pháp lý của một chủ
thể kinh doanh, tuy nhiên về pháp lý, giữa nhóm kinh doanh và các thành viên của
nhóm khơng có sự tách bạch về tài sản. Trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên
được giải quyết theo thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật. Việc cho phép một nhóm
người có quyền hợp tác thành lập một hộ kinh doanh cá thể là một điểm mới của NĐ
số 88/2006/NĐ-CP so với các quy định trước đây về hộ kinh doanh. Quy định mới này
đã làm cho khái niệm "hộ kinh doanh" có ngoại diên rộng hơn khái niệm "hộ kinh
doanh cá thể" theo cách hiểu truyền thống. Điều này cho phép các nhà đầu tư cá nhân
có cơ hội hợp tác với nhau thành lập hộ kinh doanh mà không bị lệ thuộc vào quan hệ
huyết thống, gia đình.
Hình thức hộ kinh doanh không chỉ dành cho các nhà đầu tư là cá nhân, mà còn
cho phép sự đầu tư của một hộ gia đình. Khái niệm hộ kinh doanh được sử dụng trong
pháp luật Việt Nam có lẽ xuất phát từ sự tham gia đầu tư của đông đảo các hộ gia đình
vào hình thức tổ chức kinh doanh này. Hộ gia đình là loại chủ thể pháp luật khơng
thường gặp trong pháp luật các nước, nhưng lại được công nhận bởi pháp luật Việt


×