Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Hoàn thiện pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.39 KB, 108 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

NGUYỄN THỊ THƯ

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2008


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

NGUYỄN THỊ THƯ

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế. Mã số: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Như Phát



Tp. Hồ chí Minh - Năm 2008


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ Luật dân sự

BTTH

: Bồi thường thiệt hại

BVQLNTD : Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
CI

: Tổ chức Quốc tế người tiêu dùng (Consumers International)

NTD

: Người tiêu dùng

QPPL

: Quy phạm pháp luật

UBTVQH


: Ủy ban thường vụ Quốc Hội

VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm

VINASTAS : Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam


4

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

Trang
1

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG BẰNG PHÁP LUẬT

5

1.1.
1.1.1
1.1.2

Cơ sở lý luận xác lập quyền được bảo vệ của người tiêu dùng
Các quan điểm về người tiêu dùng

Vai trị, vị trí của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường

5
5
7

1.1.3

Cơ sở kinh tế - pháp lý phát sinh quyền được bảo vệ của người
tiêu dùng

8

Pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Khái niệm và đặc điểm của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng
1.2.2
Khái niệm về cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng
1.2.3
Nội dung pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1.2.3.1 Pháp luật về các quyền của người tiêu dùng
1.2.3.2 Các thiết chế thuộc cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1.2.3.3 Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

10
10

Chương 2
THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU
DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


28

2.1

Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật bảo vệ người tiêu
dùng ở Việt Nam

28

2.2

Thực trạng pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng ở Việt Nam hiện nay
Các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ người tiêu
dùng
Các quyền của người tiêu dùng
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ
Thực trạng về các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước
Hệ thống tòa án nhân dân các cấp
Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Các biện pháp bảo vệ trong cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng
Biện pháp hình sự

32

1.2

1.2.1

2.2.1
2.2.1.1
2.2.1.2
2.2.2
2.2.2.1
2.2.2.2
2.2.2.3
2.2.3
2.2.3.1

16
18
18
22
26

32
32
39
51
51
56
57
60
60


5


2.2.3.2
2.2.3.3
2.2.3.4
2.2.3.5

Biện pháp hành chính
Biện pháp dân sự
Biện pháp kinh tế
Biện pháp giáo dục

61
63
67
67

2.3

Đánh giá chung về cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng
Về thể chế
Về Thiết chế
Các biện pháp bảo vệ

68

Chương 3
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY


73

2.3.1
2.3.2
2.3.3

68
70
72

3.1.
3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.1.4

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật
Thực tiễn của hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Xây dựng nền kinh tế thị trường văn minh, hiện đại.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân do dân, vì dân
Nhu cầu hội nhập quốc tế và thực hiện điều ước quốc tế

73
73
75
76
76

3.2


Những yếu tố tác động đến hiệu quả điều chỉnh pháp luật
bảo vệ người tiêu dùng
Yếu tố khách quan
Yếu tố chủ quan

77

Một số kiến nghị đề xuất hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng
Các nguyên tắc, phương hướng cơ bản
Các giải pháp cụ thể
Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu
dùng
Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Hồn thiện các quy định về quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng
Hoàn thiện các quy định liên quan đến tổ chức bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng
Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến các biện pháp
hành chính
Hồn thiện các quy định pháp luật liên quan đến biện pháp dân
sự
Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến biện pháp hình
sự, kinh tế, giáo dục

80

3.2.1

3.2.2
3.3
3.3.1
3.3.2
3.3.2.1
3.3.2.2
3.3.2.3
3.3.2.4
3.3.2.5
3.3.2.6
3.3.2.7

77
79

80
83
83
85

87
89
91
91
93


6

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

96


7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ Luật dân sự

BTTH

: Bồi thường thiệt hại

BVQLNTD : Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
CI

: Tổ chức Quốc tế người tiêu dùng (Consumers International)

NTD

: Người tiêu dùng

QPPL

: Quy phạm pháp luật


UBTVQH

: Ủy ban thường vụ Quốc Hội

VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm

VINASTAS : Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam


8

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Người tiêu dùng đóng vai trị rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh
tế, nhưng trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thì người
tiêu dùng ln ở vị thế yếu hơn. Đó là do tình trạng bất cân xứng về thơng tin, hiểu
biết, khả năng kiểm tra chất lượng hàng hóa, các khuyết tật và các rủi ro liên quan
đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trong sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là
kinh tế thị trường. Trong tương quan với nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa, thông
qua dịch vụ chuyên nghiệp, họ luôn nằm ở vị thế yếu hơn so với nhà sản xuất, kinh
doanh. Chính vì vậy, người tiêu dùng ln có nguy cơ gánh chịu rủi ro, thiệt hại
trong quan hệ tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ.
Hiện nay, trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thị trường, quyền lợi của người tiêu dùng ngày càng bị
xâm hại nghiêm trọng. Vì nhu cầu lợi nhuận, khơng ít nhà cung cấp đã lạm dụng ưu
thế của mình để khai thác, bóc lột, lừa dối người tiêu dùng bằng rất nhiều hình thức:
sản phẩm không đúng chất lượng, không đủ số lượng, quảng cáo gian dối...thậm chí
cịn xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng.

Mặc dù quyền lợi của người tiêu dùng đã, đang và sẽ có nguy cơ tiếp tục bị vi
phạm trầm trọng, nhưng khả năng được bảo vệ bằng pháp luật hiện nay ở nước ta là
rất hạn chế. Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
chưa được hệ thống hóa, các quy phạm pháp luật nằm rải rác ở rất nhiều văn bản
quy phạm pháp luật khác nhau. Nội dung của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng chỉ
dừng lại ở một số quy định, nguyên tắc mang tính chung chung, chưa đáp ứng được
yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng khi quyền lợi của họ bị xâm phạm. Bên cạnh đó,
các thiết chế Nhà nước và phi Nhà nước đang có vai trị khơng đáng kể trong việc
thực hiện chức năng của mình trong việc bảo vệ người tiêu dùng và đặc biệt là để
chuyển các quy định của hệ thống các quy định pháp luật về các quyền của người
tiêu dùng đang hiện hữu trở thành hiện thực.
Trước tình hình đó, bên cạnh nhu cầu nâng cao “chất lượng” của bản thân
pháp luật hiện hành về các quyền và khả năng pháp lý của người tiêu dùng thì việc
thơng qua điều chỉnh pháp luật để tăng cường các khả năng và nhiệm vụ của các
yếu tố thuộc cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhu cầu cấp bách
đặt ra hiện nay. Điều này có ý nghĩa rất lớn khơng những đối với sự phát triển của


9

nền kinh tế thị trường hiện đại, mà còn là điều kiện không thể thiếu được của một
xã hội văn minh, cơng bằng và nhân đạo.
Từ những phân tích trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện pháp
luật về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay” để thực
hiện luận văn Thạc sĩ luật học của mình.
2.Tình hình nghiên cứu
Có thể khẳng định là, khoa học pháp lý chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề
này. Nghiên cứu vấn đề lý luận chung về tiêu dùng có những cơng trình như: “Bàn
về tiêu dùng của chủ nghĩa xã hội” của Trần Trí Hoằng, Nxb. Chính trị quốc gia,
1999 và “Tìm hiểu Luật bảo vệ người tiêu dùng của các nước và vấn đề bảo vệ

người tiêu dùng ở Việt Nam” của Viện nhà nước và pháp luật biên soạn, Nxb Lao
động, 1999.
Phần lớn các cơng trình khoa học pháp lý về lĩnh vực này được cơng bố dưới
hình thức các bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành luật hoặc
tham luận trong các Hội thảo quốc gia và quốc tế. Trong số đó có thể kể đến bài viết
của PGS.TS. Nguyễn Như Phát, Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do
khế ước, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6 năm 2003; PGS.TS Nguyễn Như Phát,
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật số 9 năm 2000; Thạc sĩ Ngô Vĩnh Bạch Dương, Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong pháp luật cạnh tranh, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật số 11 năm 2000; Đoàn Văn Trường, Những vấn đề về việc bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng của Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học thị trường và giá cả, Bộ
Tài Chính, 2003; Đặng Vũ Huân, Pháp luật và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, Tạp
chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về pháp luật và tiêu dùng tháng 1 năm 2005;
Kỷ yếu Hội thảo đẩy mạnh công tác bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam, Sáng kiến
trong khuôn khổ dự án 7UP2 ngày 20/3/2006 do Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ
Thương mại chủ trì tại Hà Nội.
Tuy nhiên, các cơng trình trên chưa nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ
thống, chỉ đề cập đến một số hoặc một khía cạnh nào đó của vấn đề bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng; Chưa luận giải và đề xuất cụ thể và toàn diện các giải pháp về
cơ chế nhằm đáp ứng được yêu cầu bảo vệ hữu hiệu người tiêu dùng khi quyền lợi
của họ bị vi phạm khá nghiêm trọng như trong bối cảnh hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về các yếu


10

tố thuộc cơ chế pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm nhưng không
giới hạn các vấn đề như: Quan điểm về người tiêu dùng; các quyền lợi và nghĩa vụ

của người tiêu dùng; các thiết chế và biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
cơ chế đảm bảo người tiêu dùng được bồi thường thiệt hại khi quyền lợi bị xâm hại.
Trên cơ sở lý luận đã trình bày, luận văn phân tích, đánh giá hiện trạng về pháp luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, về vai trò và khả năng thực tế của các
yếu tố bên ngoài khả năng chủ quan của người tiêu dùng cần được sử dụng, can
thiệp để thực thi các quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Từ đó đưa ra một số đề
xuất, kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm góp phần hồn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam. Như vậy, luận văn sẽ không đi sâu vào việc
giải quyết những vấn đề phát sinh từ những quan hệ hợp đồng mua bán hay cung
cấp dịch vụ có sự tham gia của người tiêu dùng.
Cần nói thêm rằng, quả thực, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng đã bao hàm
trong đó những quy định về các yếu tố, bộ phận thuộc cơ chế pháp lý bảo vệ người
tiêu dùng. Việc tác giả đặt tên đề tài như vậy chỉ là để đặt vấn đề xem xét đầy đủ và
“công bằng” các yếu tố pháp lý thuộc cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng mà
không chỉ tập trung hoặc thiên vào việc nghiên cứu các quyền chủ quan của người
tiêu dùng được pháp luật ghi nhận. Nói khác đi, cách tiếp cận của luận văn là có chú
ý nhiều đến các yếu tố cơ chế đảm bảo chuyển hóa các quyền của người tiêu dùng
thành hiện thực.
Phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu đề tài này là
phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác – Lênin, của lý luận về pháp luật trong điều kiện cơ chế kinh tế mới. Bên cạnh
đó, luận văn kết hợp với các phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp luật học
so sánh, dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn
thi hành, các tài liệu tổng kết thực tiễn và các tài liệu khoa học pháp lý tổng hợp các
nghiên cứu trong nước và nước ngoài để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Đề tài nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến
điều chỉnh pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần xây
dựng những luận cứ khoa học sâu hơn cho việc bảo vệ trên thực tế các quyền và lợi
ích người tiêu dùng bằng pháp luật. Bên cạnh đó, cơng trình chun khảo này cịn

góp phần phục vụ cho quá trình nghiên cứu vì mục tiêu hệ thống hóa, hồn thiện,
pháp điển hóa pháp luật, tiến tới xây dựng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở


11

Việt Nam.
Về giá trị thực tiễn: Dựa trên những nghiên cứu, đánh giá, đề xuất cụ thể,
cơng trình này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các tổ chức,
cá nhân trong nghiên cứu, học tập và thực hiện tốt hơn pháp luật về cả phương diện
nội dung khoa học cũng như phương pháp thực hiện.
5. Cơ cấu của Luận văn
Ngồi Lời nói đầu, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
bằng pháp luật
Chương 2: Thực trạng điều chỉnh pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở Việt
Nam hiện nay
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
ở Việt Nam hiện nay
Kết luận


12

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG BẰNG PHÁP LUẬT
1.1. Cơ sở lý luận xác lập quyền được bảo vệ của người tiêu dùng
1.1.1 Các quan điểm về người tiêu dùng

Như chúng ta đều biết, tiêu dùng là mục đích cuối cùng của sản xuất, là chỉ
tiêu cho các loại hàng hóa, dịch vụ mà nhà sản xuất hướng đến. “Tiêu dùng là dùng
của cải, vật chất để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất”1. Tiêu dùng là một trong
những hoạt động cơ bản và tự nhiên của con người, “Tiêu dùng là một hoạt động tác
động đến một vật bằng cách sử dụng nó, là việc sử dụng một vật bằng cách làm cạn
kiệt vật đó”2.
Như vậy, tiêu dùng gồm hai loại, tiêu dùng cho nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng cho nhu cầu sinh hoạt. Trong quá trình sản xuất, con người cần phải sử dụng
một số nguyên liệu và sử dụng các công cụ lao động để tạo ra sản phẩm. Đây chính
là tiêu dùng cho nhu cầu sản xuất, loại này được tiến hành trong quá trình sản xuất,
gồm có q trình sản xuất và q trình liên quan trực tiếp đến sản xuất. Tiêu dùng
cho nhu cầu sinh hoạt là sự tiêu dùng những tư liệu sinh hoạt bảo đảm cho con
người tồn tại và phát triển. Vậy, thuật ngữ người tiêu dùng (NTD) ở đây cần được
hiểu như thế nào, bao gồm cả tiêu dùng cho mục đích sinh hoạt và tiêu dùng cho
mục đích sản xuất, kinh doanh hay NTD chỉ là tiêu dùng cho mục đích sinh hoạt
thơi?.
Người tiêu dùng là khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam và trong cả khoa học
pháp lý, nó ra đời và tồn tại gắn liền với nền kinh tế thị trường. Theo quy định tại
Điều 1 Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD ngày 27/4/1999 thì "NTD là người mua, sử
dụng hàng hóa cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức".
Như vậy, theo quan điểm của pháp luật Việt Nam thì NTD bao gồm:
- Người mua và là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ đã mua cho chính bản
thân mình;
- Người mua hàng hóa và dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho tổ
chức sử dụng;
1
Bộ giáo dục và đào tạo, Trung tâm Nghiên cứu Ngơn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Nguyễn Như Ý (chủ biên),
Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thơng tin, 1999, tr.1640.
2
Bryan A.Garner, Editor in chief, Black’s Law Dictionary, Deluxe Seventh edition, 1999 by West group,

p.312.


13

- Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người khác mua
hoặc do được tặng, cho.
Với cách hiểu này thì mục đích tiêu dùng ở đây chỉ là tiêu dùng cho sinh hoạt
cá nhân, không nhằm phục vụ cho tiêu dùng sản xuất hay kinh doanh.
Luật bảo vệ NTD của Thái Lan năm 1979 định nghĩa: “NTD là người mua
hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ của một nhà kinh doanh, kể cả những người được
chào hàng hoặc được đề nghị mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của nhà kinh doanh”.
Đạo luật bảo vệ NTD của Ấn Độ3 ngày 24/12/1986 quan niệm NTD là bất cứ
người nào:
- Mua hàng có trả tiền, đã thanh toán hoặc hứa thanh toán, hoặc đã thanh
toán một phần và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần; khái niệm này
bao gồm cả những người sử dụng hàng hóa đó ngồi người trực tiếp mua hàng có
trả tiền, đã thanh toán hoặc hứa thanh toán, hoặc đã thanh toán một phần, hoặc theo
cách trả dần một khi cách này được người đó tán thành; nhưng khái niệm này khơng
bao gồm người mua hàng hóa để bán lại vì mục đích thương mại.
- Th dịch vụ có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán hoặc đã
thanh toán một phần và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần; khái niệm
này bao gồm cả những người được hưởng dịch vụ đó ngồi người trực tiếp thuê
dịch vụ.
Luật bảo vệ NTD của Liên Xô (cũ) định nghĩa NTD là “công dân sử dụng,
mua, đặt hàng hoặc có ý định mua sắm sản phẩm để sử dụng riêng”.
Luật Tiêu dùng của Cộng hòa liên bang Đức định nghĩa NTD là người sử
dụng hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân hoặc gia đình, nói
cách khác đó là “NTD cuối cùng, end consumer”.
Luật tiêu dùng Pháp định nghĩa: “NTD được hiểu là người không phải chủ

doanh nghiệp, tức là thể nhân mua các sản phẩm và dùng các dịch vụ không nhằm
mục đích hoạt động nghề nghiệp, kiếm lợi nhuận để phục vụ cho gia đình hoặc bản
thân”4.
NTD là người mua hàng hóa hoặc dịch vụ để sử dụng cho cá nhân, gia đình
hoặc hộ gia đình mà khơng có ý định bán lại; là một tự nhiên nhân sử dụng sản

3

/>Xem Viện Nhà nước và Pháp luật- Phịng Thơng tin-Tư liệu- Thư viện: Tìm hiểu Luật bảo vệ NTD các
nước và vấn đề bảo vệ NTD ở Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1999
4


14

phẩm phục vụ mục đích cá nhân, khơng phải nhằm mục đích kinh doanh5. NTD là
người mua hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích cuối cùng là tiêu dùng hoặc sử
dụng cho cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình6. Có thể nói hầu hết Luật bảo vệ NTD
của các nước đều có chung quan điểm NTD là người tiêu dùng cuối cùng, NTD sử
dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân và gia đình, mà không bao
gồm tiêu dùng cho sản xuất.
Trên cơ sở các quan điểm về NTD đã nêu trên, thì được xem là NTD khi hội
đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất: NTD là người mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ đã mua cho
chính bản thân mình; hoặc là người mua hàng hóa, dịch vụ cho người khác, cho gia
đình, cho tập thể sử dụng; hoặc là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người khác
mua hoặc được cho, tặng.
Thứ hai: việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó nhằm mục đích phục vụ nhu cầu
tiêu dùng cá nhân, gia đình, tập thể mà khơng phải sử dụng vào mục đích sản xuất,
kinh doanh.

1.1.2 Vai trị, vị trí của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường
Người tiêu dùng là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, là động lực thúc
đẩy việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Tiêu dùng là một khâu của quá trình tái sản
xuất, có tiêu dùng mới có sản xuất, hoạt động tiêu dùng của NTD là mục đích cuối
cùng của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Chính vì vậy,
quyết định tiêu dùng của NTD ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá và dịch vụ được cung ứng trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, nếu khơng có “Cầu” thì cũng sẽ chẳng có
“Cung”. Nền kinh thế thị trường, thị trường chủ yếu do người tiêu dùng điều tiết,
bởi vì cung có trước, cầu có sau, cung ln chạy theo cầu. Vì vậy, NTD quyết định
hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân sẽ sản xuất, kinh doanh vì NTD góp phần
quyết định giá cả, số lượng, chất lượng hàng hố. Có thể nói, NTD có ảnh hưởng
lớn đến những quyết sách về kinh tế, dù là của khu vực nhà nước hay của khu vực
tư nhân, NTD tạo ra nền kinh tế thị trường và quyết định sự phát triển của nó. Tuy
nhiên, đây là mối quan hệ hai mặt của một vấn đề, nên NTD cũng bị ảnh hưởng
theo hai chiều tích cực và tiêu cực từ nền kinh tế thị trường.
5

Bryan A.Garner, Editor in chief, Black’s Law Dictionary, Deluxe Seventh edition, 1999 by West group,
p.311
6
E.Thomas Garman Economic Issues in America, Fifth Edition, Dame Publications, Inc, Houston, TX, 1997,
p.3


15

Như thế, NTD là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp trong cạnh tranh.
Bởi lẽ, việc dành giật thị trường trong đó có bao hàm người tiêu dùng. Theo nghĩa
đó, NTD là một trong những yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển sản xuất, phát triển

kinh tế. Vì vậy, chính sách kinh tế vĩ mơ của các quốc gia khi khuyến khích phát
triển và tăng trưởng kinh tế thường bao hàm cả chính sách kích cầu, tăng “cường
độ” và mức độ tiêu dùng trong dân chúng tức là tăng tính cách và chức năng “người
tiêu dùng” trong xã hội.
1.1.3 Cơ sở kinh tế - pháp lý phát sinh quyền được bảo vệ của người tiêu dùng
Cơ sở kinh tế:
Thế giới đang bước vào "cơn lốc" của toàn cầu hố và tự do hố thương
mại. Xu thế tồn cầu hoá và tự do hoá thương mại thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ
thị trường hàng hoá và dịch vụ, mang lại nhiều cơ hội thuận lợi cho NTD. Người
tiêu dùng được tiếp cận với nhiều hàng hoá và dịch vụ có chất lượng, do vậy, NTD
ngày càng có nhiều sự lựa chọn đối với các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Tuy
nhiên, q trình tồn cầu hố và tự do hoá thương mại cũng đặt NTD trước những
thách thức khơng nhỏ. Đó là tình trạng phân hố giàu nghèo tạo ra sự bất bình đẳng
trong việc tiếp cận các sản phẩm tiêu dùng có xu hướng ngày một gia tăng.
Theo ước tính, trên thế giới hiện nay một phần năm số người giàu trên thế
giới chiếm đa phần tỷ lệ tiêu dùng của thế giới, số còn lại vẫn phải đấu tranh để bảo
đảm những nhu cầu thiết yếu, tối thiểu của mình. NTD Việt Nam cũng khơng là
trường hợp ngoại lệ khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Việc trở thành thành viên của tổ chức thương mại lớn
nhất toàn cầu này đã đặt Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức. Việt
Nam có điều kiện để xây dựng và phát triển nền kinh tế, tiếp cận thị trường hàng
hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên một cách bình đẳng, thu hút ngày càng
nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cùng với khoa học kỹ thuật tiên
tiến, cơng nghệ máy móc hiện đại, NTD có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn sản phẩm
chất lượng tốt và phù hợp với túi tiền của mình, tuy nhiên cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi
ro. Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ trong bối cảnh tồn
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát
triển của nhiều phương thức kinh doanh hiện đại. Xu hướng phát triển này đã đặt
người tiêu dùng vào một khung cảnh mới – đó là sự đan xen giữa những tiện ích và
phạm vi lựa chọn rộng rãi là những phương thức kinh doanh gian dối, thiếu trung

thực và được ngụy trang dưới nhiều hình thức tinh vi hơn. Không hiếm các trường


16

hợp các doanh nghiệp đã sử dụng thị trường Việt Nam làm nơi giải quyết hàng kém
chất lượng, hàng tồn kho, hàng có chỉ dẫn gây nhầm lẫn. Bên cạnh đó, khơng ít các
nhà sản xuất, kinh doanh vì mục đích lợi nhuận và/hoặc thiếu đạo đức kinh doanh
đã coi nhẹ hoặc khơng quan tâm đến lợi ích của NTD. Nên họ cố tình tiến hành
chiêu thức quảng cáo khơng trung thực đưa ra những thông tin sai lệch về chất
lượng, giá cả, nguồn gốc xuất xứ, giá trị sử dụng….của các sản phẩm, làm cho NTD
không thể lựa chọn đúng đắn các sản phẩm mà họ muốn sử dụng. Chính vì vậy,
khơng ít NTD đã sử dụng phải hàng hố kém chất lượng hoặc hàng hố khơng có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với giá cả không đúng với giá trị thực của nó…Điều này
khơng chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng mà thậm chí cịn nguy hại
cho sức khoẻ và tính mạng của NTD Việt Nam – nhóm NTD chưa có nhiều cơ hội
được giáo dục và đào tạo về tiêu dùng trong kỷ ngun tồn cầu hóa.
Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền lợi NTD là không chỉ nhằm bảo vệ người
tiêu dùng, mà cũng chính là bảo vệ cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ nói riêng và cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Ngoài ra,
cũng cần nhấn mạnh mối quan hệ giữa niềm tin của NTD và sự phát triển của nền
kinh tế. Tiêu dùng cá nhân của NTD, nhất là ở các nước kinh tế phát triển chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân của quốc gia. Nếu hàng hóa, sản phẩm,
dịch vụ khơng đảm bảo chất lượng và qua đó quyền lợi của NTD bị xâm hại thì họ
sẽ giảm bớt nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Điều này sẽ hạn chế sự
phát triển của sản xuất, kinh doanh dẫn đến khả năng kìm hãm sự tăng tốc của nền
kinh tế. Cũng cần phải nói thêm khi tiến hành hoạt động bảo vệ quyền lợi của NTD
cũng đồng thời song hành với việc bỏ bớt và loại trừ các nhân tố rủi ro trong q
trình sản xuất, góp phần bảo đảm một nền kinh tế phát triển lành mạnh.
Dưới góc độ pháp lý

Mối quan hệ giữa NTD và các nhà sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ là
một quan hệ dân sự được điều chỉnh trước hết bằng các quy phạm pháp luật (QPPL)
dân sự. Một điều rõ ràng mà chúng ta có thể nhận thấy trong quan hệ pháp luật dân
sự này là tình trạng bất cân xứng về thơng tin, hiểu biết, trình độ khoa học kỹ thuật,
khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng, khả năng chịu rủi ro và sự am tường pháp luật
cũng như tiềm lực tài chính, cho nên NTD luôn ở vị thế yếu hơn. Và các nhà sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ln lợi dụng thế mạnh này của mình để chèn
ép, lợi dụng, đẩy thiệt hại và rủi ro về phía NTD. Mà một trong những nhiệm vụ của
pháp luật văn minh là phải “ưu tiên” bảo vệ kẻ yếu, vì vậy pháp luật cần phải can


17

thiệp để đảm bảo sự cân bằng về lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ xã hội.
Thông qua việc bảo vệ quyền lợi NTD bằng pháp luật, Nhà nước thực hiện chức
năng quản lý và điều tiết các quan hệ xã hội theo trật tự chung.
Dưới góc độ xã hội- nhân văn
NTD là con người, là toàn bộ tất cả chúng ta. Trong khi, con người là trung
tâm của những mối quan tâm về sự phát triển toàn diện và lâu dài. Con người có
quyền được hưởng một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh; NTD có quyền được
hưởng các sản phẩm an toàn, phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình. Nhưng
trong xã hội cơng nghiệp và nhất là trong bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay với
kinh nghiệm và sự cảm nhận không thông qua sự trợ giúp của các phương tiện kỹ
thuật, thì NTD tự mình khó có thể đánh giá đúng được giá trị thực tế, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ, xuất xứ hàng hóa và từ đó khó phát hiện được các khuyết tật của
hàng hóa, dịch vụ…dẫn đến khó có khả năng tự bảo vệ mình. Có một thực tế mà
chúng ta có thể dễ dàng nhận ra là chưa khi nào vấn đề NTD lại được đặt ra cấp
thiết như hiện nay. Những vụ việc gần đây như vụ xăng chứa aceton gây hỏng động
cơ gắn máy, nước tương chứa chất 3-MPCD có thể gây ung thư, thực phẩm nhiễm
thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại...có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe

NTD. Chính vì vậy, với tư cách là con người nên NTD cần phải được bảo vệ. Bên
cạch đó nhà nước cần tạo ra sự an toàn trong tâm lý của người dân, qua đó cũng tạo
nên sự ổn định về xã hội.
1.2. Pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1.2.1.1 Khái niệm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
“Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành (hoặc thừa
nhận) và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu
tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định trong xã hội”7.
“Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” là tổng hợp các biện pháp được Nhà
nước quy định và đảm bảo thực hiện để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng khi
sử dụng dịch vụ hàng hoá; ngăn chặn những nhà sản xuất có hành vi gian lận, lừa
dối để thu lợi bất chính, bao gồm các biện pháp pháp luật, kinh tế, văn hố, xã hội.
Nói cách khác, bảo vệ NTD là ghi nhận và làm cho các lợi ích chính đáng
của NTD được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên trong số các công cụ chủ yếu Nhà
7

Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Luật, Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp
luật, Nxb.Quốc gia Hà Nội, tr.226


18

nước sử dụng để bảo vệ quyền lợi NTD thì pháp luật là cơng cụ hữu hiệu hơn cả vì
nó là phương thức thực hiện hố các cơng cụ BVNTD khác trong điều kiện Nhà
nước pháp quyền và xã hội công dân. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đều coi
luật pháp là một trong những phương tiện chủ yếu bảo vệ NTD, là một hệ thống các
quy tắc xử sự liên quan đến nhiều mặt như quan hệ xã hội dân sự, kinh tế, hành
chính, hình sự, trình tự tố tụng có liên quan đến đời sống tiêu dùng của cá nhân. Vì
thế, yêu cầu bảo vệ quyền lợi NTD là trách nhiệm chung của toàn xã hội với sự

phối hợp của nhiều biện pháp, mà chủ yếu trong đó là biện pháp pháp luật.
Người nước ngồi quan niệm về pháp luật bảo vệ NTD là: “Luật bảo vệ
NTD là luật của bang hoặc liên bang được ban hành nhằm bảo vệ NTD trước những
hành vi thương mại hoặc những hoạt động tín dụng khơng lành mạnh có liên quan
đến hàng tiêu dùng, đồng thời bảo vệ NTD trước những hàng hoá nguy hại hoặc
hàng giả”8. “Luật Người tiêu dùng là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh những giao dịch
liên quan đến NTD, đó là việc sử dụng tín dụng, tiêu dùng hàng hóa, bất động sản
hoặc những dịch vụ phục vụ cho cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình”9. Theo quy
định của Inđơnesia thì “Luật bảo vệ NTD là toàn bộ những nổ lực đảm bảo sự chắc
chắn về mặt pháp lý để bảo vệ cho NTD”10. Phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo vệ
NTD của Inđơnesia là khá rộng, bao gồm: tồn bộ các loại hàng hóa, hữu hình hoặc
vơ hình, di động hoặc bất động, có thể tiêu thụ hoặc khơng thể tiêu thụ, có tính
thương mại được NTD tiêu dùng, sử dụng hoặc khai thác và tất cả các loại hình dịch
vụ cũng như các hình thức quảng bá hàng hóa và dịch vụ.
Có thể nói, Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là biện pháp bảo vệ người tiêu
dùng bằng pháp lý thông qua việc Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận hệ thống các
quy phạm pháp luật nhằm thực hiện các mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người tiêu dùng từ giai đoạn tìm kiếm, mua hàng hoá, dịch vụ trên thị trường
đến giai đoạn tiêu dùng sản phẩm cũng như hậu quả phát sinh (nếu có).
Như vậy có thể đưa ra khái niệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
như sau: “Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là hệ thống các nguyên tắc và các quy
phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng”.
1.2.1.2 Đặc điểm của Pháp luật bảo vệ NTD
8

Bryan A.Garner, Editor in chief, Black’s Law Dictionary, Deluxe Seventh edition, 1999 by West group,
p.312
9
Bryan A.Garner, Editor in chief, Black’s Law Dictionary, Deluxe Seventh edition, 1999 by West group,

p.312
10
Điều 1 Luật Bảo vệ NTD Inđônesia ban hành ngày 20/4/1999


19

Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD có biên giới với rất nhiều ngành luật khác
nhau.
Hệ thống quy phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD không nằm gọn trong
một ngành luật cụ thể nào, mà tồn tại ở nhiều ngành luật khác nhau. Trong đó có
luật dân sự, luật hành chính và luật hình sự, đây cũng chính là quan điểm chung
được nhiều quốc gia chấp nhận.
Qua khảo sát pháp luật của một số quốc gia châu Âu và châu Á khác trong
lĩnh vực bảo vệ NTD, một điều đặc biệt dễ nhận thấy đó là mơ hình phát triển rất đa
dạng của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong mối liên hệ với pháp luật cạnh
tranh không lành mạnh, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật về điều kiện
thương mại chung và pháp luật về trách nhiệm sản phẩm.
Ở Việt Nam các QPPL bảo vệ quyền lợi NTD nằm rải rác trong nhiều văn
bản pháp luật khác nhau. Chúng được quy định trong Pháp lệnh BVQLNTD và các
văn bản hướng dẫn thi hành; các quy định của BLDS năm 2005 về giao dịch hợp
đồng (nhất là các quy định về bảo đảm chất lượng vật mua bán, bảo đảm thông tin
về vật mua bán, vấn đề bảo hành...); các quy định về BTTH ngoài hợp đồng; các
quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực có liên quan đến bảo vệ NTD (như
trong lĩnh vực cạnh tranh, quảng cáo, thương mại, đo lường chất lượng hàng hố, an
tồn vệ sinh thực phẩm, ơ nhiễm mơi trường...). Ngồi ra, pháp luật bảo vệ NTD
cịn được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 và trong nhiều văn bản pháp lý liên
quan khác đến sản xuất, kinh doanh dược phẩm, kinh doanh thuốc thú y, quy định
về việc bảo đảm chất lượng hàng hố, cơng bố và đảm bảo tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ
thuật, quảng cáo, khuyến mại...

Do nằm rải rác trong nhiều ngành luật khác nhau và nhiều văn bản pháp quy
khác nhau, nên các QPPL về bảo vệ quyền lợi NTD chưa được hệ thống hóa, khó
tạo nên sức mạnh tổng hợp để hồn thành nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, điều
này cũng tạo ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức
thực thi pháp luật áp dụng trong hoạt động thực thi pháp luật BVQLNTD.
Hoạt động tiêu dùng của NTD có mặt hầu hết các lĩnh vực kinh tế, thương
mại, văn hoá, xã hội,... cũng đồng nghĩa với sự xuất hiện của NTD trong tất cả các
quan hệ xã hội này. Và mỗi loại quan hệ xã hội khác nhau sẽ được điều chỉnh bởi
các quan hệ pháp luật khác nhau, nằm trong những ngành luật và các văn bản pháp
quy khác nhau. Bên cạnh đó, hầu hết các hoạt động của tổ chức cá nhân sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các cơ quan quản lý nhà nước đều ảnh hưởng trực


20

tiếp hoặc gián tiếp đến quyền lợi NTD. Do vậy cũng dễ dàng để lý giải tại sao pháp
luật BVQLNTD của Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới có mối liên quan
với nhiều ngành luật khác nhau và nằm trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật
khác nhau.
Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD bao gồm cả luật cơng và luật tư
Việc bảo vệ NTD địi hỏi nhà nước phải sử dụng cả luật công và luật tư.
Công luật thể hiện ở việc giám sát của nhà nước, bằng các biện pháp cấp phép,
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về hành chính, điều tra, truy tố, xét sử hình sự. Tư
luật thơng qua việc giám sát của cộng đồng xã hội như việc khiếu nại, tố cáo, đòi
bồi thường của người tiêu dùng, tố cáo của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, sự
phát hiện của các cơ quan truyền thông, các hội bảo vệ NTD...Pháp luật bảo vệ
NTD vì thế bao gồm cả các QPPL thuộc lĩnh vực luật tư: các quy định về pháp luật
hợp đồng, các quy định về BTTH ngoài hợp đồng, các quy định của pháp luật về
khởi kiện đòi BTTH, và các QPPL thuộc lĩnh vực luật công: các quy định về thanh
tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật hình sự.

Với tính cách là pháp luật công, Pháp luật BVQLNTD thể hiện sự can thiệp
của nhà nước và các thiết chế xã hội dân sự vào quan hệ pháp luật dân sự nhằm bảo
vệ NTD được xem là “kẻ yếu” trong mối quan hệ với cá nhân, tổ chức sản xuất kinh
doanh hàng hóa dịch vụ khi thực hiện các giao dịch phục vụ cho mục đích tiêu
dùng.
Bản chất quan hệ giữa NTD và người bán, người cung cấp hàng hoá, dịch vụ
là quan hệ dân sự được thực hiện thông qua các Hợp đồng dân sự. Việc thiết lập
hợp, thực hiện và giải quyết tranh chấp của các hợp đồng dân sự này dựa trên các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, bao gồm nguyên tắc tự do thỏa thuận,
ngun tắc bình đẳng, thiện chí và trung thực, tự chịu trách nhiệm, tôn trọng đạo
đức tốt đẹp, tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự, tơn trọng lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng
cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nguyên tắc tuân thủ pháp luật và
nguyên tắc hịa giải11. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhóm QPPL về bảo vệ quyền lợi
NTD trong hệ thống pháp luật với các quy định về quyền của NTD và trách nhiệm
của người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã cho thấy sự can thiệp của Nhà
nước vào mối quan hệ giữa các chủ thể này. Việc can thiệp này là cần thiết vì xuất
phát từ tình trạng không tương xứng về thông tin, khả năng thương thảo ký kết hợp
đồng, khả năng chi phối các điều kiện mua sắm, tiềm lực kinh tế cũng như khả năng
11

Bộ Luật dân sự 2005


21

gánh chịu rủi ro từ quá trình sử dụng sản phẩm. Vì vậy việc can thiệp của Nhà nước
với mục đích bảo vệ kẻ yếu và quyền bình đẳng của các chủ thể dân sự là chính
đáng và khơng mâu thuẫn với nguyên tắc tự do kinh doanh của kinh tế thị trường và
sự phát triển của các hoạt động kinh doanh. Một yêu cầu đặt ra, pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD phải được xây dựng từ những quy định “đặc biệt” để bảo vệ NTD,

bởi lẽ, các nguyên tắc, các quy định chung của Luật dân sự, tố tụng dân sự không
thể giải quyết thỏa đáng yêu cầu bảo vệ quyền lợi NTD.
1.2.1.3 Vai trò của pháp luật bảo vệ NTD
Vai trò của pháp luật bảo vệ NTD đối với NTD
NTD là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế - xã hội và vấn đề bảo vệ
quyền lợi NTD được xem là một vấn đề quan trọng trong quyết sách của một quốc
gia. Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD hướng tới mục đích trước nhất là bảo vệ NTD
chống lại những hành vi xâm hại đến lợi ích của họ. Pháp luật bảo vệ NTD ghi nhận
các quyền cơ bản của NTD và cũng đồng thời là công cụ để đảm bảo việc thực thi
những quyền đó. Chính vì vậy pháp luật về bảo vệ NTD có ý nghĩa rất quan trọng
đối với NTD. Là cơ sở, là lá chắn pháp lý để bảo vệ quyền lợi của NTD, chống lại
sự bất bình đẳng trong quan hệ với nhà sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, phải thừa
nhận rằng, việc bảo vệ quyền lợi NTD chỉ dựa vào những quy định và chế tài của
pháp luật là chưa khả thi, mà NTD còn phải biết tự bảo vệ mình bằng cách tự nâng
cao kiến thức, khả năng hiểu biết của mình về sản phẩm, thơng tin hàng hóa và dịch
vụ theo khẩu hiệu “hãy trở thành NTD thông minh”. NTD cần nhận thức rõ về
quyền và trách nhiệm của mình và chủ động đấu tranh cho những quyền lợi hợp
pháp đó. Việc hiểu biết về pháp luật bảo vệ NTD của NTD sẽ phát huy cao nhất khả
năng bảo vệ của Pháp luật đối với NTD.
Vai trò của pháp luật bảo vệ NTD đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh
Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD tạo ra một hành lang pháp lý trong đó buộc
các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật này phải tơn trọng các quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể khác và phải ứng xử một cách cẩn trọng nhằm tránh xâm
phạm gây thiệt hại đến lợi ích chính đáng được pháp luật bảo vệ. Sự tồn tại của
nhóm QPPL về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hệ thống pháp luật với các
quy định về trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và của
người tiêu dùng đã giúp cho nhà sản xuất, kinh doanh nhận thức và tôn trọng quyền
của NTD, của Nhà nước, xã hội cũng như góp phần tạo nên ý thức tơn trọng pháp



22

luật, kinh doanh lành mạnh của các doanh nghiệp. Bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi
NTD thì Pháp luật bảo vệ NTD cũng đồng thời là công cụ bảo vệ các chủ thể tham
gia cạnh tranh trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay hạn chế cạnh
tranh, chống độc quyền tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế của các chủ thể kinh doanh.
Việc thực thi nghiêm túc và đầy đủ các quy định của pháp luật cũng giúp các
chủ thể kinh doanh hạn chế và loại bỏ những nguy cơ, những rủi ro trong suốt quá
trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hố của mình cũng như tạo tiền đề cho sự
phát triển bền vững. Bởi lẽ, suy cho cùng, bảo vệ người tiêu dùng cũng đồng thời
bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, cạnh tranh lành mạnh.
Vai trò của pháp luật bảo vệ NTD đối với Nhà nước và xã hội
Pháp luật là một công cụ quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản lý,
điều hành xã hội của Nhà nước, nhất là trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp
quyền hiện nay. Pháp luật bảo vệ NTD góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội.
Khi NTD không được bảo vệ thì xã hội khơng thể có cơng bằng, dân chủ. Thông
qua việc bảo đảm quyền lợi của NTD, Pháp luật bảo vệ NTD góp phần vào việc
chống những bất công trong xã hội, làm cho xã hội công bằng hơn, văn minh hơn và
vì thế góp phần làm ổn định và tạo “hịa bình” trong xã hội.
Pháp luật bảo vệ NTD là một nhân tố quan trọng thể hiện sự tham gia của
Nhà nước vào quan hệ xã hội này với tư cách là người quản lý nhằm bảo đảm sự
bình đẳng và cân bằng lợi ích giữa các chủ thể. Trên cơ sở những quy định của pháp
luật bảo vệ NTD, các cơ quan Nhà nước, chính quyền trung ương và địa phương
xác định được trách nhiệm, quyền năng của mình trong quá trình thực thi pháp luật,
tránh lạm quyền; định ra các biện pháp đồng bộ để bảo vệ NTD; giúp Nhà nước
thực hiện hiệu quả chính sách bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất và người tiêu dùng;
góp phần tạo sự ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế.
Tóm lại, Pháp luật Bảo vệ quyền lợi NTD là cơ sở pháp lý để kịp thời ngăn

chặn các hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến NTD, nâng cao ý thức tuân
thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh và nâng cao ý thức tự bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của NTD góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, sử dụng dịch vụ
hiệu quả, tiết kiệm nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Bảo vệ quyền
lợi NTD không những là bảo vệ lợi ích của số đơng mà cịn làm cho xã hội được
văn minh, công bằng hơn, chống lại sự lũng đoạn của những người sản xuất, kinh
doanh không chân chính, ủng hộ những người sản xuất kinh doanh trung thực,


23

chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh, giúp cho kinh tế phát triển, mang lại ấm
no, hạnh phúc cho mọi người. Bảo vệ quyền lợi NTD chính là bảo đảm sự phát triển
mọi mặt của xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân
chủ văn minh.
1.2.2 Khái niệm về cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng
“Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” đã được xem xét ở mục 1.2.1
của luận văn này, phần này Luận văn tiếp tục tìm hiểu thế nào là cơ chế bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng. Có rất nhiều quan điểm về cơ chế:
“Cơ chế” là chuyển ngữ của từ “mécanisme” của phương Tây, từ điển Le
Petit Larousse (1999) giảng nghĩa “mécanisme” là “cách thức hoạt động của một
tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau”12.
Theo từ điển tiếng Việt13 thì “cơ chế” là “cách thức theo đó một q trình
thực hiện”.
Có quan điểm cho rằng cơ chế là khái niệm lúc ban đầu được dùng trong kỹ
thuật để chỉ nguyên tắc vận hành của một loại máy móc nào đó; cơ chế là phương
thức liên hệ giữa các bộ phận, các yếu tố cấu thành hệ thống và nguyên tắc vận
hành của hệ thống đó trong q trình đi tới một mục tiêu nhất định.
Như vậy có thể hiểu “Cơ chế là cách thức, phương thức hoạt động của một
tập hợp các bộ phận, yếu tố có mối liên hệ với nhau nhằm hồn thành một mục tiêu

nhất định”.
Trên tinh thần đó, cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hiểu là tổng
thể các quy tắc xử sự về cách thức, biện pháp, yếu tố có mối liên hệ mật thiết với
nhau nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, được nhà
nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế.
Có thể coi toàn bộ các yếu tố, biện pháp can thiệp, tác động do nhà nước quy
định và đảm bảo thực hiện từ phía nhà nước nhằm mục đích bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của người tiêu dùng trước các hành vi xâm hại của nhà sản xuất, kinh
doanh chính là cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng pháp luật hay còn gọi
là cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Như vậy cơ chế pháp lý bảo vệ
người tiêu dùng phải bao gồm một hệ thống các yếu tố, biện pháp có mối liên hệ tác
động qua lại; các yếu tố, biện pháp này là cần thiết và phải đủ để bảo đảm mục đích
bảo vệ người tiêu dùng trước sự xâm hại của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
12

xem thêm 16/10/2004,
Cơ chế và con người
13
viện ngôn ngữ học-GS Hoàng Phê chủ biên.NXB Đà Nẵng.2004.tr.214


24

dịch vụ, hàng hóa. Cơ chế pháp lý bảo vệ NTD có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác
nhau như các yếu tố về thể chế, chính sách, thiết chế, các biện pháp về tổ chức, xây
dựng hệ thống thiết chế, các biện pháp kinh tế, hành chính, dân sự, nguồn lực để hỗ
trợ, đảm bảo cho tính hiệu quả của mục đích bảo vệ NTD.
Trên cơ sở của sự phân tích trên, thì cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng là
một hệ thống bao gồm các bộ phận cơ bản sau:
Một là: Thể chế hay còn gọi là các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng. Đây là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi, cách
xử sự của các chủ thể trong quan hệ pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
Các quy tắc này bao gồm các quy định về quyền của người tiêu dùng và
tương ứng với quyền của người tiêu dùng là trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh
doanh và của nhà nước. Các quy định về tổ chức và hoạt động của các thiết chế thực
thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các quy định về trình tự thủ tục thực
thi các quyền của người tiêu dùng. Các quy định về biện pháp chế tài đối với người
có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hai là: Thiết chế bao gồm nhà nước và các tổ chức xã hội. Trong đó, Nhà
nước được tiếp cận ở nghĩa hẹp chỉ bao gồm hệ thống các cơ quan hành pháp và cơ
quan xét xử. Dựa trên những quy định, những quy tắc xử sự của pháp luật bảo vệ
người tiêu dùng, các cơ quan, tổ chức nằm trong thiết chế này tổ chức thực thi, đảm
bảo sự tuân thủ thể chế của các chủ thể khác và tiến hành xử lý, áp dụng các biện
pháp cưỡng chế đối với chủ thể có hành vi vi phạm. Như vậy, thiết chế đảm bảo
cho thể chế được áp dụng và đi vào cuộc sống, nếu khơng có các thiết chế - tổ chức,
thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì những quy định của pháp
luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chỉ tồn tại trên giấy, không được thực hiện
trong thực tế.
Thiết chế -tổ chức, thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng gồm các nhóm
cơ quan chính sau:
- Cơ quan hành pháp được giao nhiệm vụ thực thi các hoạt động nhằm bảo
vệ người tiêu dùng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như : thương mại, giáo
dục, y tế, truyền thông, nông nghiệp, công nghiệp, môi trường...
- Cơ quan tài phán như Toà án nhân dân các cấp, bao gồm Toà án nhân dân
cấp huyện, Toà dân sự Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà dân sự Toà án nhân dân tối
cao.


25


- Các Hội bảo vệ người tiêu dùng, các tổ chức xã hội dân sự khác.
Ba là: Các biện pháp bảo vệ (cách thức mà thiết chế sử dụng để bảo đảm cho
thể chế thực thi)
Các biện pháp bảo vệ này là cách thức, công cụ mà thiết chế sử dụng để bảo
đảm cho việc thực thi thể chế của các chủ thể có nghĩa vụ trong hoạt động bảo vệ
quyền lợi NTD; Đảm bảo trong tính hiệu lực của thể chế và tính hiệu quả của các
thiết chế, trong việc thực thi pháp luật. Các điều kiện bảo đảm này bao gồm: Các
biện pháp kinh tế, biện pháp hành chính, biện pháp dân sự và cả biện pháp giáo dục.
Có thể nói, ba yếu tố cấu thành trên đã tạo nên cơ chế pháp lý đủ khả năng và
bảo vệ hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của NTD. Nếu coi các quy phạm pháp luật
là “cỗ xe ngựa” của cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì các thiết
chế tổ chức, thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chính là “người
vận hành, điều khiển” của cỗ xe này, và các biện pháp bảo đảm chính là “chiếc roi”
mà “người vận hành, điều khiển” sử dụng để giữ cho “cỗ xe” ln chạy đúng hướng
và về đến đích cần đến.
Để bảo vệ có hiệu quả quyền lợi ích hợp pháp của NTD thì các yếu tố của cơ
chế này phải đủ “khỏe”, phối hợp nhịp nhàng với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, bộ phận
này giúp bộ phận kia phát huy một cách tốt nhất khả năng của mình, tạo ra sự vận
hành của cơ chế một cách thông suốt, hiệu quả. Trong đó, thể chế phải đầy đủ, khả
thi, khơng trùng lắp hay chồng chéo, nội dung rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng. Cịn
thiết chế phải có đủ năng lực cần thiết cũng như việc lành mạnh hoá đội ngũ cán bộ
để đảm bảo việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó,
các biện pháp bảo đảm đóng vai trị là yếu tố bơi trơn, nguồn lực phụ trợ góp phần
khơng nhỏ trong việc tạo ra một cơ chế hoàn chỉnh trong việc bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
1.2.3 Nội dung pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1.2.3.1 Pháp luật về các quyền của người tiêu dùng
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trên thế giới là một lĩnh vực non trẻ so
với lịch sử phát triển lâu đời của pháp luật của nền kinh tế thị trường. Thuật ngữ

người tiêu dùng cũng chỉ được sử dụng với tư cách là thuật ngữ pháp lý trong thời
gian gần đây. Chính vì thế, hầu như các quy định của pháp luật ghi nhận các quyền
cơ bản của người tiêu dùng chưa hề xuất hiện trước khi có lời phát biểu của
J.F.Kennedy, tổng thống Hoa kỳ vào năm 1962. Tại phiên họp tại Thượng nghị viện
Hoa kỳ ngày 15/3/1962, J.F.Kennedy là người đầu tiên đưa ra khái niệm về những


×