Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hoạt động đối chất theo luật tố tụng hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.06 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÂM DUY THANH

HOẠT ĐỘNG ĐỐI CHẤT
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HOẠT ĐỘNG ĐỐI CHẤT
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Nguyên Thanh
Học viên: Lâm Duy Thanh
Lớp: Cao học Luật, Sóc Trăng khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Hoạt động đối chất theo Luật tố tụng hình sự
Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa
học của TS. Lê Nguyên Thanh. Các nội dung, thơng tin được trình bày trong luận
văn là trung thực.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 5 năm 2020
Tác giả

Lâm Duy Thanh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ Luật Hình sự

BLTTHS

: Bộ Luật Tố tụng hình sự

CQCSĐT
CQĐT

: Cơ quan Cảnh sát điều tra
: Cơ quan điều tra

ĐTV


: Điều tra viên

KSV

: Kiểm sát viên

TA
TAND
VKS

: Tòa án
: Tòa án nhân dân
: Viện kiểm sát

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. ĐỐI CHẤT THEO THỦ TỤC CHUNG TRONG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VIỆT NAM ..............................................................................................6
1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục chung của
hoạt động đối chất ........................................................................................................ 6
1.1.1. Căn cứ và điều kiện đối chất theo thủ tục chung ........................................ 6
1.1.2. Trình tự, thủ tục tiến hành đối chất theo thủ tục chung ............................. 9
1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động đối chất theo

thủ tục chung ............................................................................................................... 15
1.2.1. Tình hình tiến hành hoạt động đối chất theo thủ tục chung .................... 15
1.2.2. Những hạn chế của thực tiễn đối chất theo thủ tục chung và nguyên
nhân ........................................................................................................................... 16
1.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối chất theo thủ tục chung .... 24
1.3.1. Biện pháp hoàn thiện pháp luật về đối chất theo thủ tục chung ............. 24
1.3.2. Các biện pháp khác bảo đảm hiệu quả hoạt động đối chất theo thủ tục
chung ......................................................................................................................... 25
Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................26
CHƢƠNG 2. ĐỐI CHẤT THEO THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI NGƢỜI
DƢỚI 18 TUỔI ........................................................................................................27
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục đối chất đối với ngƣời
dƣới 18 tuổi .................................................................................................................. 27
2.1.1. Căn cứ, điều kiện đối chất đối với người dưới 18 tuổi ......................... 27
2.1.2. Trình tự, thủ tục đối chất đối với người dưới 18 tuổi ........................... 31
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS về đối chất đối với ngƣời
dƣới 18 tuổi .................................................................................................................. 34
2.2.1. Tình hình tiến hành hoạt động đối chất theo thủ tục tố tụng đối với
người dưới 18 tuổi ................................................................................................... 34
2.2.2. Những hạn chế của thực tiễn đối chất đối với người dưới 18 tuổi và
nguyên nhân .............................................................................................................. 35
2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối chất đối với ngƣời
dƣới 18 tuổi .................................................................................................................. 39


2.3.1. Biện pháp hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động đối chất
đối với người dưới 18 tuổi ...................................................................................... 39
2.3.2. Các biện pháp khác bảo đảm hiệu quả hoạt động đối chất đối với người
dưới 18 tuổi ............................................................................................................... 41
Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................43

KẾT LUẬN ..............................................................................................................44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối chất là một hoạt động điều tra được quy định trong BLTTHS nh m làm
r mâu thuẫn trong lời khai gi a hai người hay nhiều người mà đ ti n hành các
biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quy t được mâu thuẫn. Hoạt động này có ý
nghĩa trong việc giải quy t mâu thuẫn, đánh giá lời khai, chứng cứ để làm căn cứ
giải quy t vụ việc.
Hoạt động đối chất mang tính tương đối phổ bi n trong hoạt động tố tụng hình
sự Việt Nam. Đây là nguồn chứng cứ khá quan trọng, bởi lẽ đối chất không chỉ để
làm rõ mâu thuẫn trong lời khai mà cịn góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của
vụ án, hành vi phạm tội, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội để t đó có biện
pháp phịng ng a, ngăn chặn. Hoạt động đối chất góp phần quan trọng cho cơng tác
điều tra x lí tội phạm đảm bảo đ ng người, đ ng tội, đ ng pháp luật. Do đó, hoạt
động đối chất phải được thực hiện đ ng theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự.
Đối chất trong điều tra vụ án hình sự được BLTTHS năm 2015 cụ thể hóa quy
định tại Điều 189 và Điều 421, đánh dấu r nét sự ti n bộ về tư duy lập pháp, trong
đó v a nâng cao chất lượng hoạt động đối chất v a xóa bỏ nh ng bất cập trong q
trình điều tra vụ án hình sự, k t quả đ đem lại hiệu quả tích cực trong đấu tranh,
phịng ng a tội phạm. Tuy nhiên, trong thực tiễn điều tra tội phạm thì hoạt động đối
chất cịn gặp khơng ít nh ng khó khăn nhất định, nhận thức pháp luật và áp dụng vào
thực tiễn hoạt động điều tra hình sự cịn hạn ch . Do đó, q trình đối chất khơng
tn thủ đ ng quy định, việc áp dụng hoạt động đối chất còn tùy tiện, kinh nghiệm
chủ nghĩa. Cho nên có nhiều vụ án hoạt động đối chất chỉ là hình thức, làm qua loa
cho đầy đủ theo yêu cầu điều tra, Điều tra viên cịn chủ quan, nóng vội thỏa m n với

lời khai của nh ng người tham gia tố tụng mà bỏ qua khâu kiểm tra xác minh, thu
thập các tài liệu, chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm mà đ cho ti n hành đối
chất; chưa áp dụng hoạt động đối chất một cách linh hoạt, sáng tạo, khoa học... đ n
khi đưa vụ án ra truy tố xét x thì phát sinh nhiều tình ti t mới, thậm chí vi phạm về
thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đ n hiệu quả đấu tranh phịng chống tội phạm. Tình hình
trên địi hỏi người có th m quyền đối chất không nh ng phải nắm v ng các quy định
của pháp luật, tuân thủ chặt chẽ các thủ tục tố tụng mà cịn phải có ki n thức nhất
định về tâm lý để phục vụ cho hoạt động đối chất đạt chất lượng cao.
Đ n nay, đ có một số cơng trình nghiên cứu về hoạt động đối chất trong điều
tra vụ án hình sự, tuy nhiên nội dung còn hạn ch , chưa đáp ứng được nh ng cần


2
thi t trong thực tiễn, xu hướng cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN. Vì vậy, việc hoàn thiện quy định hoạt động đối chất là h t sức cần thi t
nh m giải quy t kịp thời nh ng vướng mắc, hạn ch khi áp dụng quy định này trong
thực tiễn hiện nay, có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng
ng a tội phạm. Xuất phát t nh ng lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Hoạt
động đối chất theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
Cao học là thật sự cần thi t.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các cơng trình nghiên cứu về hoạt động đối chất theo luật Tố tụng hình sự
Việt Nam hiện nay rất hạn ch và chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tập
trung, đầy đủ và thống nhất. Tác giả đ ti n hành nghiên cứu các nhóm cơng trình
nghiên cứu sau:
Sách, giáo trình nghiên cứu cơ bản về luật tố tụng hình sự:
Võ Khánh Vinh (2011), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự, Nxb Tư
pháp, Hà Nội. Tại cơng trình này tác giả bình luận các quy định của BLTTHS năm
2003, trong đó có quy định các biện pháp điều tra, trong đó có hoạt động đối chất.
Tuy nhiên, tác giả chỉ trình bày nh ng nội dung cơ bản, chưa đi sâu vào nghiên cứu,

phân tích đầy đủ hoạt động này.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí (2013), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. Cơng trình này cũng chỉ trình bày nh ng vấn đề
khái quát chung nhất mà chưa đi sâu nghiên cứu, phân tích hoạt động đối chất trong
hoạt động điều tra.
Nhóm tác giả PGS.TS. Đỗ Thị Phượng, PGS.TS. Trần Văn Luyện, TS.
Nguyễn Mai Bộ, TS. Lê Văn Thư, TS. Nguyễn Ngọc Hà, LS.ThS. Nguyễn Cao
Hùng, LS.ThS. Phạm Thanh Bình, LS. Phạm Thị Thu (2018), Bình luận khoa học
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội. Tại cơng trình này
tác giả bình luận các quy định của BLTTHS năm 2015, có bao gồm các biện pháp
điều tra, trong đó có hoạt động đối chất. Tuy nhiên, tác giả chỉ trình bày nh ng nội
dung cơ bản, chưa đi sâu vào nghiên cứu, phân tích hoạt động này.
Các khóa luận tốt nghiệp:
La Thị Mỹ Hương (2012): “Đối chất trong tố tụng hình sự. Lý luận và thực
tiễn”. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh. Đề tài đ đề
cập đ n hoạt động đối chất quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khơng
cịn phù hợp với thực tiễn hoạt động điều tra hiện nay. Quy định về hoạt động đối


3
chất theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đ quy định chặt chẽ hơn, do đó việc
nghiên cứu cần được thực hiện chuyên sâu hơn n a.
Trần Kim Huệ (2012): “Kiểm sát các hoạt động điều tra các vụ án hình sự”.
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học luật TP Hồ Chí Minh. Nội dung khóa luận của
tác giả có đi sâu phân tích lý luận và thực tiễn của hoạt động đối chất nhưng chỉ gắn
liền với vai trò kiểm sát hoạt động đối chất, chưa đi sâu vào hoạt động đối chất của
Điều tra viên và nh ng khó khăn vướng mắc trong thực tiễn ti n hành hoạt động này.
Các đề tài nghiên cứu khoa học:
Đặng Thanh Nga, (2007), Luận án ti n sĩ tâm lý học “Đặc điểm tâm lý của
người chưa thành niên có hành vi phạm tội”, Viện tâm lý học, Viện khoa học x

hội Việt Nam.
“Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động điều tra của Kiểm sát viên
trong giai đoạn điều tra, truy tố vụ án hình sự”, M số: ĐT- 08. Chủ nhiệm đề tài:
Lương Hải Y n, Thư ký: Hoàng Xuân Đàn, Tham gia: Nguyễn Thị Thanh T ,
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, 2018.
“Tác động tâm lý của Điều tra viên trong quá trình điều tra vụ án hình sự đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội”, M số: ĐTSV – 09. Chủ nhiệm đề tài: V Thị
Ngọc Trinh, Thành viên: Phạm Tuấn Anh, Nguyễn Thị T Oanh, Nguyễn Tài Linh,
Nguyễn Ngọc Ánh, Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thanh, Trường Đại học Kiểm
sát Hà Nội, 2019.
Các đề tài trên chỉ nghiên cứu một khía cạnh khái qt về hoạt động đối chất,
khơng đi sâu nghiên cứu trình tự, thủ tục đối chất cũng như nh ng khó khăn vướng
mắc trong thực tiễn ti n hành đối chất.
Bài báo, tạp chí: “Nâng cao hiệu quả tiến hành đối chất trong điều tra vụ án
hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, Nguyễn Đức Hạnh, Tạp
chí Khoa học Kiểm sát, Số 2/2019, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. “Hoạt động đối
chất theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 - Thực tiễn áp dụng tại viện kiểm sát nhân
dân huyện Duyên Hải, Tỉnh Trà Vinh”, Nguyễn Huỳnh Như, Kiểm sát viên, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao, Tạp chí kiểm sát Số 08, 2018. “Kỹ năng kiểm sát việc đối chất và
hỏi cung bị can trong các vụ án ma túy”, Huỳnh Đông Bắc, Kiểm sát viên, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Tạp chí kiểm sát Số 2, 2018. “Những điểm cần chú ý khi kiểm sát
hoạt động đối chất theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, Trần Thị
Quy n, Kiểm sát viên, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tạp chí kiểm sát Số 06, 2017.
Nhìn chung các bài vi t nêu ra nh ng quy định chung về đối chất, tập trung đánh giá


4
khía cạnh kiểm sát đối chất, tuy có phát hiện nh ng điểm mới nhưng chưa đi sâu và
thực tiễn để đánh giá khó khăn, vướng mắc nh m đưa ra giải pháp.
Hiện nay đề tài nghiên cứu về hoạt động đối chất trong luật tố tụng hình sự

Việt Nam là một đề tài ít được nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu dưới góc độ ứng
dụng thực tiễn để giải quy t nh ng khó khăn vướng mắc. Do đó dưới góc độ luận
văn ứng dụng, đề tài này cũng là định hướng mới trong cơng trình nghiên cứu khoa
học của tác giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nhiên cứu:
Luận văn được thực hiện nh m làm r nh ng quy định của pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam về trình tự, thủ tục đối chất chung và đối chất đối với người
dưới 18 tuổi, t đó ki n nghị nh ng biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động
đối chất.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm r nh ng quy định về trình tự, thủ tục đối chất chung và đối chất đối
với người dưới 18 tuổi theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về trình
tự, thủ tục đối chất theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam. T đó r t ra nh ng ưu
điểm, tồn tại, hạn ch và nguyên nhân.
- Ki n nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đối chất.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khía cạnh pháp lý và thực tiễn về trình tự,
thủ tục đối chất trong tố tụng hình sự.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn như sau:
+ Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu trình tự, thủ tục hoạt động đối
chất theo quy định tại Điều 189 và Điều 421 của BLTTHS năm 2015.
- Phạm vi về không gian: Luận văn được thực hiện trên cơ sở đánh giá, khảo
sát thực tiễn về trình tự, thủ tục đối chất trong phạm vi tỉnh Sóc Trăng.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn s dụng số liệu và các vụ án, vụ việc có ti n
hành hoạt động đối chất t năm 2015 đ n năm 2019.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và thực
tiễn lịch s làm phương pháp luận.



5
Các phương pháp cụ thể được s dụng để thu thập, phân tích và x lý thơng
tin gồm:
- Phương pháp so sánh được s dụng để làm r một số điểm giống và khác
nhau trong các quy định về hoạt động đối chất trong BLTTHS năm 2015 và
BLTTHS năm 2003.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được s dụng để phân tích các nội dung
cần nghiên cứu và nhận thức một cách khái quát các nội dung, các vấn đề được
nghiên cứu, khái quát k t quả nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê dùng để tổng hợp các số liệu về đối chất trong điều
tra vụ án hình sự cũng như tầng suất hoạt động đối chất và chất lượng đối chất trên
thực t để t đó đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Tố tụng hình
sự khi ti n hành đối chất.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
K t quả nghiên cứu của đề tài sẽ gi p cho khoa học luật tố tụng hình sự mang
tính phong ph và đa chiều ở gốc độ của nhà làm luật và người áp dụng luật có sự
nhìn nhận chu n mực, và nâng cao trách nhiệm khi ti n hành đối chất. Đây cũng là
tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành luật và nh ng người có
quan tâm về hoạt động tố tụng này.
Đề tài mong muốn làm r các vướng mắc, hạn ch còn tồn tại trong quy định
của pháp luật và thực tiễn t đó đóng góp ý ki n nh m hồn thiện quy định của
pháp luật tố tụng hình sự. N u đề tài được tham khảo trong hoạt động lập pháp sẽ
góp phần vào việc bảo vệ tốt hơn quyền của người tham gia đối chất, nâng cao trách
nhiệm của người ti n hành tố tụng cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực t
nh m đảm bảo tính khách quan và tồn diện của chứng cứ, tránh áp đặt chủ quan
khi thu thập tài liệu chứng cứ.
Đối với hoạt động thực tiễn, với vai trò là một tài liệu tham khảo, đề tài góp
phần nâng cao nhận thức của nh ng người làm công tác điều tra, truy tố, xét x về

đối chất.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, k t luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm hai chương:
Chƣơng 1. Đối chất theo thủ tục chung trong Tố tụng hình sự Việt Nam.
Chƣơng 2. Đối chất theo thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi.


6
CHƢƠNG 1
ĐỐI CHẤT THEO THỦ TỤC CHUNG
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục chung
của hoạt động đối chất
1.1.1. Căn cứ và điều kiện đối chất theo thủ tục chung
Thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự cho thấy, không phải bất kỳ người tham
gia tố tụng nào cũng trình bày đ ng sự thật diễn bi n, nội dung của vụ án, hành vi
phạm tội của bị can vì một lý do nào đó, có thể vì sợ ảnh hưởng đ n quyền lợi, vì
trách nhiệm hoặc động cơ cá nhân khác khi n họ không thể trình bày lời khai đ ng
đắn. Do đó, sẽ có nhiều trường hợp cùng một nội dung vụ án, cùng một hành vi
phạm tội nhưng có nh ng lời khai để mơ tả, trình bày khác nhau, gây khó khăn cho
hoạt động điều tra chứng minh sự thật khách quan của vụ án. BLTTHS quy định
nhiều biện pháp điều tra khác nhau như hỏi cung bị can, ghi lời khai, nhận
dạng....để chứng minh, làm r bản chất của vụ án hình sự, làm r lời khai của người
tham gia tố tụng (lời khai người làm chứng, lời khai bị hại, lời khai của bị can). Tuy
nhiên, việc khai báo là quyền của người tham gia tố tụng, đặc biệt là bị can. Do đó,
khơng tránh khỏi nh ng mâu thuẫn trong lời khai. Điều này đòi hỏi BLTTHS phải
quy định một biện pháp điều tra phù hợp để có thể giải quy t các mâu thuẫn trong
lời khai, đó chính là biện pháp đối chất.
T điển Bách khoa Cơng an nhân dân năm 2005, đối chất được hiểu là: “một

hình thức lấy lời khai cùng một l c của hai người hoặc nhiều người (gi a hai bị can,
gi a hai người làm chứng, gi a bị can với người làm chứng hoặc người bị hại...) để
làm r nh ng chi ti t còn mâu thuẫn trong lời khai của t ng người”. Nội dung này
tương đối phù hợp với quy định của BLTTHS hiện hành.
Đối chất là một hoạt động điều tra, có liên quan đ n quyền lợi và nghĩa vụ
của người tham gia đối chất, có tác động và ảnh hưởng đ n tâm lý của người được
đối chất. Do đó, đối chất được quy định và ngày càng chặt chẽ trong quá trình xây
dựng và hoàn thiện các BLTTHS t năm 1985 đ n nay. Đặc biệt, BLTTHS năm
2015 đ thể ch hóa các quy định về đối chất, đảm bảo thực hiện đạt hiệu quả và giá
trị pháp lý trong điều tra, truy tố và xét x các vụ án hình sự.
Đ n nay, chưa có một khái niệm về đối chất hồn chỉnh và phổ bi n, có nhiều
cách thể hiện khái niệm về đối chất khác nhau, nhưng nhìn chung khơng thay đổi


7
bản chất và ý nghĩa của hoạt động đối chất, các khái niệm chỉ mang tính chất tương
đối. Theo đó, đối chất là biện pháp điều tra được quy định trong BLTTHS do người
ti n hành tố tụng (ĐTV, KSV, Th m phán) thực hiện b ng hình thức cho hai hay
nhiều người tham gia tố tụng tham gia việc hỏi, đáp, tranh luận và chất vấn lẫn nhau
dưới sự hướng dẫn trực ti p của người ti n hành tố tụng để làm r nh ng tình ti t
mâu thuẫn trong lời khai trước đó của họ nh m xác định sự thật.
Trong quá trình điều tra thu thập tài liệu chứng cứ nh m chứng minh tội
phạm và người phạm tội, ĐTV có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản
1 Điều 37 BLTTHS năm 2015 “Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động
khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:..... g) Tiến hành
khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên
thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;...”. BLTTHS năm 2015 quy
định r chủ thể ti n hành đối chất là ĐTV đây là quyền và là nhiệm vụ, t đó thể
hiện trách nhiệm chứng minh tội phạm là của Cơ quan điều tra.
Biện pháp đối chất được quy định tại Điều 189 và Điều 421 của BLTTHS

năm 2015. Trong đó Điều 189 quy định chung của hoạt động đối chất, Điều 421 là
thủ tục đặc biệt khi ti n hành đối chất đối với người dưới 18 tuổi, để dễ nghiên cứu
và đi sâu vào thực tiễn tại Chương 1 của Luận Văn tác giả tập trung làm r hoạt
động đối chất quy định tại Điều 189 BLTTHS năm 2015.
Đối chất là biện pháp điều tra có tính đặc thù riêng biệt, nội hàm của đối chất
cũng là việc ĐTV ghi lời khai, nhưng được ti n hành cùng một l c cho hai người để
làm r mâu thuẫn trong lời khai của họ. Đây là biện pháp khó so với các hoạt động
tố tụng khác trong hệ thống các biện pháp điều tra được quy định trong BLTTHS, tỷ
lệ thành công khi thực hiện biện pháp này thường tương đối thấp. Mặt khác, trong
thực tiễn vẫn còn một số người ti n hành tố tụng lạm dụng biện pháp này trong x
lý các vụ án hình sự. Do đó, BLTTHS năm 2015 đ quy định cụ thể về điều kiện để
áp dụng biện pháp này là phù hợp với thực tiễn. Đó là: “Trường hợp có mâu thu n
trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đ tiến hành các biện pháp điều
tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thu n thì Điều tra viên tiến hành đối
chất.”1 Nhà làm luật yêu cầu xác định r việc ti n hành đối chất phải dựa trên đánh
giá lời khai có sự mâu thuẫn. Đ có lời khai là điều kiện cần và đ ti n hành các
biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quy t được mâu thuẫn là điều kiện đủ, phải
đồng thời được đánh giá và ghi nhận làm cơ sở cho hoạt động đối chất.
1

BLTTHS năm 2015, Điều 189, khoản 1.


8
“Lời khai” là lời trình bày của một người về một sự vật, hiện tượng hay một
sự việc đ được chứng ki n và nhận thức t đó diễn giải thơng qua ngơn ng nói
hoặc được ghi nhận b ng ngôn ng vi t. Lời khai của một người phải được cơ quan
ti n hành tố tụng, người ti n hành tố tụng kiểm tra và đánh giá khả năng nhận thức
về sự việc, tình ti t có liên quan trong vụ án, có giá trị phản ánh sự thật hay không,
đánh giá mức độ tin cậy, thông qua các biện pháp xác minh và điều tra.

Đối chất chỉ được ti n hành sau khi đ hỏi cung hoặc ghi lời khai vì sau
nh ng hoạt động này mới phát hiện được mâu thuẫn trong lời khai của họ. Mâu
thuẫn trong trường hợp đối chất phải là lời trình bày của một người có tư cách tham
gia tố tụng khi trả lời về một sự vật, hiện tượng có sự đối kháng trái ngược nhau,
phủ định nhau về bản chất và nhận thức về tình ti t hoặc diễn bi n có ý nghĩa trong
việc xác định sự thật của vụ án. Mâu thuẫn trong lời khai là căn cứ trực ti p để
ĐTV, KSV, Th m phán ti n hành cho đối chất gi a nh ng người này, mâu thuẫn
xảy ra gi a lời khai của nh ng người khác nhau, mà không phải là mâu thuẫn trong
lời khai của chính họ. Như vậy phát sinh các trường hợp mâu thuẫn trong lời khai
xảy ra gi a bị can với bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đ n vụ án hoặc ngược lại.
Chỉ ti n hành đối chất khi đ ti n hành các biện pháp điều tra khác nhưng
chưa giải quy t được mâu thuẫn. Quy định về thời điểm có thể ti n hành hoạt động
đối chất, tránh việc đối chất được ti n hành tràn lan, trong thực tiễn khơng ít trường
hợp điều tra viên vì nóng vội giải quy t vụ án nên ti n hành đối chất giải quy t mâu
thuẫn trong lời khai, tuy nhiên không dựa trên cơ sở tài liệu chứng cứ thu thập được
dẫn đ n việc đối chất đi vào b tắc không giải quy t được mâu thuẫn. Để giải quy t
bất cập này BLTTHS năm 2015 đ cụ thể hóa và bắt buộc tuân thủ, sau khi đ hỏi
cung bị can hoặc ghi lời khai của nh ng người tham gia đối chất, buộc điều tra viên
phải có hoạt động kiểm tra, xác minh lời cung, lời khai, thu thập thêm nh ng chứng
cứ có giá trị chứng minh lời khai, nh ng người tham gia tố tụng phải kiểm tra kỹ tất
cả các tài liệu đ có và xác định chính xác tình ti t khách quan, loại tr nh ng nhầm
lẫn trong thu thập, đánh giá chứng cứ, nhận thức đ ng sự thật khách quan của vụ án,
sau đó mới ti n hành đối chất. Cơ quan ti n hành tố tụng, người ti n hành tố tụng
trước khi k t luận phải có đầy đủ căn cứ về quy k t hành vi phạm tội.
Làm r tình ti t có phát sinh mâu thuẫn để làm sáng tỏ sự thật khách quan
của vụ án. Trước khi thực hiện hoạt động đối chất, cơ quan ti n hành tố tụng cần
ti n hành các biện pháp điều tra như: Khởi tố bị can; Hỏi cung bị can (chương XI,



9
t Điều 179 – 184). Lấy lời khai người bị hại; người làm chứng; nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Nhận dạng; Nhận biết giọng nói
(chương XII, t Điều 185 – 188 và Điều 190 – 191). Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài
liệu, đồ vật (chương XIII, t Điều 192 – 200). Khám nghiệm hiện trường, tử thi,
xem xét dấu vết, thực nghiệm điều tra (chương XIV, t Điều 201 – 204). Trưng cầu
giám định và định giá tài sản (chương XV, t Điều 205 – 222). Các biện pháp điều
tra đặc biệt (chương XVI, t Điều 223 – 228).
Tùy tính chất, mức độ của t ng vụ án mà cơ quan ti n hành tố tụng có thể áp
dụng ít hay nhiều biện pháp điều tra khác nhau để làm sáng tỏ sự thật khách quan
của vụ án. Một số biện pháp điều tra thường xuyên áp dụng như: hỏi cung bị can,
ghi lời khai người làm chứng, bị hại... Có nh ng biện pháp khơng phổ bi n, ít áp
dụng tùy thuộc vào nh ng vấn đề cần chứng minh trong vụ án. Tuy nhiên, đối chất
phải là biện pháp cuối cùng khi đ đánh giá và xem xét tính hiệu quả của các biện
pháp khác.
BLTTHS năm 2015 không quy định nh ng người tham gia tố tụng nào được
đối chất, nh ng người nào không được tham gia đối chất. Tuy nhiên, có thể thấy
nh ng người tham gia tố tụng được ghi lời khai, hỏi cung là nh ng người có khả
năng được cho đối chất và khơng loại tr ở giai đoạn tố tụng hình sự nào, có thể
thực hiện trong giai đoạn trước khởi tố (giải quy t nguồn tin về tội phạm), giai đoạn
điều tra (sau khi có quy t định khởi tố vụ án hình sự), giai đoạn truy tố, xét x .
1.1.2. Trình tự, thủ tục tiến hành đối chất theo thủ tục chung
“Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm
sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất”2. Thông báo cho VKS về
thời gian, địa điểm, thành phần tham dự đối chất và đối tượng được đưa ra đối chất,
việc thông báo phải thực hiện b ng văn bản thông báo theo mẫu được quy định thời
gian trước buổi đối chất. Mặc dù luật không quy định thông báo trước bao lâu
nhưng có thể hiểu việc thơng báo là để VKS phân cơng KSV tham gia do đó phải
đảm bảo khoảng thời gian phù hợp cho sự phân công của VKS và chu n bị của
KSV, đòi hỏi mối quan hệ phối hợp gi a ĐTV và KSV trong xun suốt q trình

giải quy t vụ án. Thơng báo về việc đối chất không phải là sự kiện bất ngờ mà đơn
giản chỉ là thời gian cụ thể diễn ra đối chất, bởi vì tình ti t mâu thuẫn cần đối chất
đ được ĐTV và KSV đánh giá trước đó.
2

BLTTHS năm 2015, Điều 189, khoản 1.


10
Đây là điểm mới mang tính đột phá trong quá trình cải cách tư pháp nh m
mục đích cơng khai và minh bạch khi đối chất, mọi hoạt động điều tra phải được
kiểm sát, trong đó nâng cao vai trị trách nhiệm của KSV đối với hoạt động điều tra
nói chung và với hoạt động đối chất nói riêng. Khẳng định việc đối chất vi phạm tố
tụng n u không có thơng báo cho VKS.
Ngồi ra điều luật cũng quy định: “Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát
việc đối chất. Nếu Kiểm sát viên v ng mặt thì ghi r vào biên bản đối chất”. Quy
định r vắng mặt của KSV không phải là không thể thực hiện đối chất, nhưng phải
ghi r lý do vắng mặt vào biên bản đối chất, t đó xác định trách nhiệm của Kiểm
sát viên, nh m chắc chắn r ng VKS đ được thông báo về buổi ti n hành đối chất,
và lý do KSV vắng mặt cũng khó được chấp nhận, bởi VKS buộc phải phân công
KSV tham gia kiểm sát hoạt động đối chất.
Đối với người tham gia tố tụng như người làm chứng hoặc bị hại khi tham
gia đối chất cũng được quy định cụ thể về trách nhiệm liên quan: “Nếu có người
làm chứng hoặc bị hại tham gia thì trước khi đối chất Điều tra viên phải giải thích
cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo
gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản”3. Bị hại là cá nhân trực ti p bị thiệt hại về
thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do
tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra4. Người làm chứng là người bi t được nh ng
tình ti t liên quan đ n nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có th m
quyền ti n hành tố tụng triệu tập đ n làm chứng5. Trước khi ti n hành đối chất ĐTV

phải giải thích cho họ bi t trách nhiệm về việc t chối, trốn tránh khai báo hoặc cố
tình khai báo gian dối. Trong thực tiễn điều tra, không chỉ riêng hoạt động đối chất
mà xun suốt q trình điều tra trước đó, việc ghi lời khai, hoặc nhận dạng, các
biên bản có lời trình bày của người bị hại, người làm chứng thì việc giải thích trách
nhiệm khai báo ln được thực hiện. ĐTV cần giải thích cho họ bi t r ng họ có
quyền tự khai báo, khơng ai ép buộc hay làm họ phải khai không đ ng sự thật,
nhưng tất nhiên khi khai báo thì chỉ nói nh ng gì sự thật.
Sau khi đ giải thích mà trong q trình đối chất n u người làm chứng hoặc
bị hại t chối khai báo, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối b ng
nh ng lời khai khơng phù hợp thực t khách quan thì quy k t “trách nhiệm”. Thực
3

BLTTHS năm 2015, Điều 189, khoản 2.
BLTTHS năm 2015, Điều 62.
5
BLTTHS năm 2015, Điều 66.
4


11
tiễn việc x lý trách nhiệm đối với người bị hại, người làm chứng hầu như khơng
có, bởi có thể trước đó họ khai báo đ ng nhưng đ n buổi đối chất tâm lý, suy nghĩ
thay đổi khi trực ti p đối mặt với bị can, bị cáo hoặc người có sức ảnh hưởng nhất
định đối với họ gây hoảng loạn khai báo khơng chính xác. Người làm chứng ngại
khai báo, chịu sức ép tâm lý do quan hệ gia đình hàng thuộc như ơng, bà, cha, mẹ,
con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội (thuộc trường hợp có
quy định tại khoản 2 Điều 19 của BLHS) hoặc chịu sự đe doạ, cưỡng ép t phía
nh ng người thực hiện tội phạm (thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 384
BLHS), sợ bị liên luỵ mà trốn tránh khai báo. Nh ng người làm chứng hoặc bị hại
cũng có thể vì động cơ vụ lợi, trả thù,… mà không khách quan khi khai báo.

Do đó nhận thấy việc giải thích trách nhiệm về việc t chối, trốn tránh khai
báo hoặc cố tình khai báo gian dối trước khi đối chất là cực kỳ quan trọng nhà làm
luật muốn người ti n hành đối chất phải thực hiện nghiêm t c b ng kỹ năng và kinh
nghiệm. Thơng qua việc giải thích trách nhiệm người làm chứng người bị hại ý thức
được lời khai trước đây của họ là chưa chính xác hoặc khơng đ ng sự thật sẽ tự
nguyện thay đổi tích cực giải quy t được mâu thuẫn.
Việc t chối khai báo, trốn tránh khai báo của người làm chứng n u khơng có
lý do chính đáng, tùy theo mức độ hậu quả của hành vi này gây ra có thể bị truy tố
theo Điều 383 của BLHS, hoặc cố ý khai báo gian dối thì bị truy tố theo Điều 382 của
BLHS. Đối với người bị hại do Điều 62 BLTTHS năm 2015 không quy định nghĩa
vụ khai báo của người bị hại và các Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61 BLTTHS
năm 2015 quy định người bị buộc tội “khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại
chính mình”, do đó người bị hại và người bị buộc tội không phải là chủ thể của “Tội
từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp
tài liệu”6. Tuy nhiên ĐTV, KSV cần phải giải thích r người bị hại phải có trách
nhiệm đối với lời khai vì đó là trách nhiệm bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước và
cũng là lợi ích của chính người bị hại. Người bị buộc tội thành kh n khai báo, ăn năn
hối cải sẽ được áp dụng tình ti t giảm nhẹ theo điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS.
“Khi b t đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người
tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Sau khi nghe
đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người”7. Mối quan hệ gi a nh ng
người tham gia đối chất có thể trực ti p hoặc gián ti p, dựa trên diễn bi n sự việc,
6
7

BLHS, Điều 383.
BLTTHS năm 2015, Điều 189, khoản 3.


12

nh ng người tham gia có thể khơng quen bi t nhưng có mối quan hệ nhất định trong
khơng gian và thời gian xảy ra vụ án, có nhận thức về tình ti t vụ án và vai trị, vị trí
của họ trong vụ án. Làm r mối quan hệ tạo cho người tham gia đối chất có sự nhìn
nhận về sự việc nh m thay đổi tâm lý người có lời khai sai sự thật b ng sự hiện diện
của người có lời khai đ ng.
Tình ti t mâu thuẫn trong lời khai gi a nh ng người tham gia đối chất cần
làm sáng tỏ là nội dung chính khi ti n hành đối chất, phải có mối liên quan trực ti p
trong vụ án, có ý nghĩa trong việc giải quy t vụ án, tình ti t này chưa được làm sáng
tỏ b ng các biện pháp điều tra khác.
Điều tra viên có thể cho t ng người tự trình bày lời khai của mình; có thể hỏi
xen kẽ trong quá trình đang đối chất; hỏi thêm t ng người n u họ trình bày lời khai
khơng có tính thuy t phục, hoặc lời khai đó trước đây họ chưa trình bày.
Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ
vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi l n nhau; câu
hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản 8. Trường hợp nh ng lời
khai mâu thuẫn khơng có căn cứ, ĐTV có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có
liên quan. Chứng cứ phải là nh ng gì có thật thu thập được b ng các biện pháp điều
tra khác có ý nghĩa chứng minh tình ti t liên quan trực ti p đ n mâu thuẫn trong lời
khai của người tham gia đối chất. Quy định này nhà làm luật muốn ĐTV, KSV khi
ti n hành đối chất tùy diễn bi n mà đánh giá để đưa hoặc không cần đưa ra tài liệu
chứng cứ, và đ ng thời điểm cần thi t nh ng tài liệu chứng cứ được đưa ra phải qua
lựa chọn và đánh giá cần thi t hay không.
Đối với nh ng lời khai có sức thuy t phục cao, gợi nhớ có thể để cho nh ng
người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau. Tức là người tham gia đối chất tự đặt câu hỏi
chất vấn người trực ti p có lời khai mâu thuẫn với lời khai của họ, để nhận lại câu
trả lời nh m giải quy t mâu thuẫn. Sự “cần thiết” ở đây phụ thuộc nhiều y u tố như
thái độ khai báo, trạng thái tâm lý của người tham gia đối chất, khả năng chất vấn
cũng như nhận thức về sự thật của vụ án. Là người chủ trì đối chất ĐTV phải có
nh ng đánh giá và theo d i xuyên suốt quá trình đối chất nh m đưa ra quy t định có
thể cho người tham gia chất vấn lẫn nhau hay không.

Hoạt động đối chất phải là hỏi và đáp trực ti p và trực diện, mặc dù hoạt
động đối đáp diễn bi n theo sự điều hành chủ trì của ĐTV chủ động xấp x p để giải
8

BLTTHS năm 2015, Điều 189, khoản 3 (đoạn 2).


13
quy t t ng tình ti t mâu thuẫn9. Có nghĩa là người tham gia đối chất không thể tự ý
trình bày mọi tình ti t, nhưng n u ĐTV ghi nội dung khai báo trước đó vào biên bản
đối chất trước khi người tham gia đối chất có mặt để trình bày là vi phạm pháp luật.
“Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đ khai xong mới được nh c lại
những lời khai trước đó của họ”10, quy định v a mang tính khoa học v a mang tính
nguyên tắc việc nhắc lại lời khai chỉ là nhắc lại lời khai của người tham gia đối chất
về chính tình ti t mâu thuẫn v a được giải quy t. Việc này cần được kiểm sát chặt
chẽ n u việc nhắc lại lời khai khi chưa giải quy t được mâu thuẫn hoặc nhắc lại
trước khi người tham gia đối chất cung cấp lời đối chất tức là thực hiện mớm cung,
thơng cung. Có thể hiểu người tham gia đối chất “khai xong” theo hai nghĩa, nghĩa
đen là đ trình bày h t lời khai của họ về tình ti t mâu thuẫn, nghĩa bóng là đ giải
quy t xong mâu thuẫn trong lời khai gi a nh ng người tham gia đối chất. Mục đích
nhắc lại lời khai về tình ti t mâu thuẫn để người tham gia đối chất giải thích lý do
thay đổi lời khai, tự đánh giá về lời khai của họ và nhận thức sự thật của vụ án.
Về hình thức biên bản đối chất được quy định: “Biên bản đối chất được lập
theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi
hình có âm thanh”11. Biên bản đối chất ĐTV phải lập theo mẫu số 17912 ban hành
theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ Công an quy định biểu
mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự. Biên bản ghi r địa điểm, giờ, ngày, tháng,
năm ti n hành đối chất, thời gian bắt đầu và thời gian k t th c, ĐTV phải đọc lại nội
dung biên bản cho nh ng người có mặt cùng nghe và giải thích cho nh ng người
tham gia đối chất quyền của họ được bổ sung và nhận xét về biên bản. Nh ng nhận

xét, bổ sung của người tham gia đối chất phải được ghi r vào biên bản. Biên bản
đối chất phải được tất cả nh ng người có mặt cùng ký. Trong trường hợp có người
tham gia đối chất t chối ký vào biên bản thì việc đó phải được ghi vào biên bản và
nêu rõ lý do. N u có nh ng điểm yêu cầu s a ch a, bổ sung thì phải được người đề
nghị bổ sung, s a đổi ký xác nhận. N u có người đối chất khơng bi t ch thì Điều
tra viên u cầu họ điểm chỉ vào biên bản ở phần dành cho ch ký của họ. Trường
hợp KSV ti n hành đối chất thì biên bản được lập tương tự theo quy định trên và
chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án. Nh m đảm bảo tính khách
9

Nguyễn Ngọc Chí (2013), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà
Nội, tr. 215.
10
BLTTHS năm 2015, Điều 189, khoản 3 (đoạn 3).
11
BLTTHS năm 2015, Điều 189, khoản 4.
12
Phụ lục 2, mẫu Biên bản đối chất.


14
quan trong hoạt động đối chất và đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Tương tự như
các hoạt động hỏi cung bị can, ghi lời khai việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình
có âm thanh.
Việc ti n hành đối chất do KSV thực hiện được quy định: “Trường hợp cần
thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất. Việc đối chất được tiến hành theo quy
định tại Điều này”13. Ngồi ĐTV thì KSV cũng có thể ti n hành đối chất, tính “cần
thi t” phải dựa trên cơ sở KSV đ đánh giá nh ng lời khai còn mâu thuẫn, tài liệu,
chứng cứ thu thập được và đánh giá k t quả ti n hành đối chất của điều tra viên.
Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân

theo pháp luật trong hoạt động điều tra, xét x vụ án hình sự, trong quá trình thực
hiện chức năng của mình nhận thấy vẫn cịn nh ng mâu thuẫn gi a các lời khai
phản ánh trong hồ sơ vụ án, hoặc nghi ngờ ĐTV trong quá trình đối chất thi u
khách quan, cịn để sót lọt tội phạm, có dấu hiệu áp đặt chủ quan,.. mà xét thấy cần
phải làm sáng tỏ thì có thể ti n hành cho đối chất14. Như vậy, BLTTHS năm 2015
đ bổ sung về chủ thể ti n hành đối chất, giao cho VKS có quyền tham gia hoặc
khơng tham gia vào hoạt động đối chất, việc KSV ti n hành đối chất nh m mục đích
đảm bảo cho việc điều tra được khách quan, toàn diện, chứng minh được tội phạm
và người phạm tội, làm sáng tỏ sự thật vụ án. VKS thực hiện kiểm sát điều tra đối
với CQĐT. KSV ti n hành đối chất không cần chủ thể khác kiểm sát n a mà phải
chịu trách nhiệm và thực hành quyền cơng tố.
BLTTHS năm 2015 khơng có quy định trường hợp đặc biệt nào để có thể đối
chất vào ban đêm (t 22 giờ đ n 06 giờ sáng ngày hôm sau), đây là điểm khác biệt
gi a đối chất với hỏi cung bị can và ghi lời khai, trong đối chất thì tính thận trọng
được đặt lên trước.
Như vậy, so với quy định về trình tự, thủ tục ti n hành đối chất theo thủ tục
chung tại Điều 138 BLTTHS năm 2003, thì BLTTHS năm 2015 có sự thay đổi
mang tính nhất quán về mặt điều kiện thực hiện đối chất đó là “đ tiến hành các
biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thu n thì Điều tra viên
tiến hành đối chất...” đồng thời trên tinh thần cải cách tư pháp minh bạch, công
khai trong thu thập tài liệu chứng cứ, nâng cao vai trò của VKS, cụ thể: “...Trước
khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để
13

BLTTHS năm 2015, Điều 189, khoản 5.
Trần Văn Luyện (2019), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Nhà xuất bản Công an nhân
dân, tr. 369.
14



15
cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc
đối chất. Nếu Kiểm sát viên v ng mặt thì ghi r vào biên bản đối chất...”, “Trường
hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất”, “việc đối chất có thể ghi âm
hoặc ghi hình có âm thanh”.
1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động đối chất
theo thủ tục chung
1.2.1. Tình hình tiến hành hoạt động đối chất theo thủ tục chung
Qua theo d i hoạt động điều tra vụ án thực tiễn cho thấy, cùng với các hoạt
động điều tra như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm t thi, hỏi cung bị can,
nhận dạng, thực nghiệm điều tra, khám xét,… thì hoạt động đối chất trong điều tra
vụ án hình sự có ý nghĩa rất lớn trong việc thu thập chứng cứ, giải quy t mâu thuẫn,
kiểm tra chứng cứ đ thu thập được để làm căn cứ giải quy t vụ án.
Điển hình trong vụ án “Gi t người” xảy ra ngày 13/4/2018 tại ấp An Trạch x
An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, bị can Lý Chương (1986) bị hại
Thạch T. Quá trình điều tra xác định khoảng 21 giờ ngày 13/4/2018 sau khi chơi
bông vụ cùng anh T, Chương và anh T xảy ra cự c i khi Chương thua h t tiền, tức
giận Chương chờ anh T ra về thì dùng dao mang theo đâm anh T t vong, trước cơ
quan điều tra bị can Chương liên tục kêu oan và cho r ng phịng vệ chính đáng khi
bị anh Thạch T dùng dao đánh bị can trước, tuy nhiên thời điểm đó anh Trần T V
trên đường đi làm về ngang hiện trường đ chứng ki n sự việc, nhận thấy sự mâu
thu n trong lời khai của bị can với người làm chứng anh V, cơ quan điều tra ti n
hành đối chất, trong buổi đối chất diễn ra ngày 23/6/2018, sự xuất hiện của anh V
với nh ng lời khai trung thực và chi ti t diễn bi n vụ án cùng với nh ng chứng cứ
thuy t phục đưa ra trong quá trình đối chất đ gi p bị can Chương nhận thức sai
trái, th a nhận hành vi phạm tội.
Đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng có nhiều bị can tham gia như vụ án
Gi t người xảy ra ngày 21/4/2020, tại Phường 2, thành phố Sóc Trăng với 06 bị can
gồm Danh Hoàng V, Lý Nhất H, M Thành H, Đinh Nguyễn T, Đào Út Nhi,
Nguyễn Phước H, quá trình điều tra các bị can nhiều lần khai báo quanh co và đỗ

lỗi cho nhau, muốn che giấu hành vi của bản thân. ĐTV qua điều tra đ đánh giá tài
liệu, chứng cứ xác định ngoài việc củng cố chứng cứ với t ng bị can thì việc xác
định vai trò đồng phạm là y u tố h t sức quan trọng, biện pháp đối chất đ gi p
CQĐT xác định được chính xác hành vi của t ng bị can, khẳng định rõ vai trò của
đồng phạm t đó k t luận điều tra đảm bảo tính thuy t phục và khơng để sót lọt tội


16
phạm, gi p Cơ quan tố tụng truy tố và xét x đ ng người đ ng tội và đ ng tính chất
mức độ của hành vi phạm tội.
Dựa vào bảng số liệu qua thống kê, giai đoạn t năm 2015 đ n năm 2019, chỉ
riêng trên tồn tỉnh Sóc Trăng, CQĐT hai cấp đ khởi tố tổng cộng 2335 vụ án hình
sự, trong đó vụ án có ti n hành đối chất là 1052 vụ chi m tỷ lệ 45%, số vụ án đ
ti n hành đối chất mang lại k t quả tích cực, có ý nghĩa trong việc xác định sự thật
khách quan của vụ án, chứng minh tội phạm là 685 vụ chi m tỷ lệ 65,1%15. Thống
kê cho thấy tính hiệu quả của đối chất trong các vụ án hình sự chưa cao, khơng phải
do cơ quan điều tra không áp dụng các biện pháp điều tra khác để giải quy t mâu
thuẫn mà còn t nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó quy định của BLTTHS
năm 2015 về đối chất cịn mang tính khát qt chung, căn cứ, điều kiện đối chất cịn
mang tính tùy nghi phụ thuộc vào nhận định của Cơ quan tố tụng, thủ tục đối chất
chưa đảm bảo tính thống nhất và hoàn chỉnh nên khi áp dụng đối chất tại địa
phương phát sinh khó khăn chưa giải quy t được, hiệu quả chứng minh tội phạm
vẫn còn thấp so với yêu cầu đấu tranh với tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
1.2.2. Những hạn chế của thực tiễn đối chất theo thủ tục chung và nguyên nhân
Thứ nhất, vướng m c về căn cứ, điều kiện để tiến hành đối chất:
Tại khoản 1 điều 189 BLTTHS 2015 quy định: “trường hợp có mâu thu n
trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đ tiến hành các biện pháp điều
tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thu n” như vậy căn cứ để thực hiện đối
chất là có mâu thuẫn trong lời khai của nh ng người tham gia đối chất.
Nhà làm luật có xu hướng mở rộng đánh giá về mâu thuẫn trong lời khai: có

thể là mâu thuẫn trong tình ti t, diễn bi n vụ án, hoặc bất cứ mâu thuẫn nào có trong
lời khai tạo điều kiện thuận lợi cho người ti n hành tố tụng thực hiện biện pháp đối
chất khi cần thi t. Tuy nhiên việc quy định này chưa r ràng dẫn đ n hai hướng
đánh giá: mâu thuẫn trong giải quy t vấn đề dân sự (tranh chấp, hòa giải, thỏa
thuận) và mâu thuẫn trong tình ti t có ý nghĩa giải quy t vụ án (định tội, định
khung, làm r sự thật diễn bi n vụ án).
Đối với mâu thuẫn trong vấn đề dân sự điều tra viên căn cứ quy định tại Điều
30 trong BLTTHS năm 2015: “Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự
phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng
15

Phụ lục 2, Thống kê áp dụng đối chất trong vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng t năm 2015 đ n 2019.


17
minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể
tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”, tức là việc giải quy t vấn đề dân sự
trong vụ án hình sự cho phép áp dụng pháp luật dân sự và tố tụng dân sự để điều
chỉnh quan hệ bồi thường thiệt hại, bồi hồn. Theo đó, các nguyên tắc, các quy định
của luật dân sự, tố tụng dân sự như tự do tự nguyện thỏa thuận, hòa giải, xác định
thiệt hại..., được áp dụng khi giải quy t vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Nhưng quá
trình kiểm sát điều tra, KSV cho r ng đ có mâu thuẫn trong lời khai thì ti n hành đối
chất, nhưng vậy việc ti n hành đối chất khi giải quy t vấn đề dân sự sẽ khơng tránh
khỏi bản chất của việc hịa giải và thỏa thuận, ĐTV khi ti n hành đối chất không xác
định được đâu là lời trình bày đ ng, n u khơng có câu trả lời nào là đ ng vậy việc đối
chất sẽ đi đ n b tắc, không đảm bảo nguyên tắc xác định sự thật của vụ án.
Cụ thể Trong vụ án “L a đảo chi m đoạt tài sản” b ng hình thức tổ chức chơi
hụi (họ), lập hụi khống (chân hụi khơng có thật), bán hụi khống, l a lấy chân hụi bán,
xảy ra vào tháng 3/2017 trên địa bàn x Vĩnh Lợi, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng16,

do CQCSĐT Cơng an tỉnh Sóc Trăng thụ lý. Bị can Đặng Thị Mỹ D đ l a các bị hại
chơi hụi, đóng tiền hụi trong thời gian dài và nhiều kỳ khui hụi nhưng do tin tưởng
nên bị hại không ghi sổ sách theo d i, chỉ nghe bị can D nói cần đóng bao nhiêu thì
đóng bấy nhiêu, khi đó bị can D đ nhiều lần đưa ra số tiền đóng hụi cao và số tiền
khác nhau cho nh ng bị hại cùng một dây hụi. Đ n thời điểm không thể giấu hành vi
gian dối bị can D đ nợ các hụi viên lên đ n 4.471.780.500 đồng trong 10 dây hụi,
khơng cịn khả năng chi trả. Khi ti n hành điều tra ngoài việc xác định hành vi gian
dối, số tiền chi m đoạt b ng hành vi gian dối của bị can D dẫn đ n tiền hụi bị thất
thoát và gây thiệt hại, thì trong vấn đề dân sự việc xác định số tiền của mỗi hụi viên
đ giao cho bị can D là cực kỳ khó khăn và xảy ra nhiều mâu thuẫn. Mặc dù bị can D
đ có sự thành kh n khai báo nhưng do không ghi sổ sách và số lượng hụi viên lớn
tham gia nhiều chân hụi bị can khơng xác định được chính xác số tiền của t ng hụi
viên đ đóng, bản thân các hụi viên cũng khơng xác định đ ng được chính xác số tiền
đ đóng trong chân hụi, do đó mâu thuẫn trong lời khai gi a bị can D và các bị hại
mà không thể giải quy t b ng các biện pháp điều tra khác. Vấn đề được đưa ra đối
với ĐTV và KSV là cần phải có sự thống nhất gi a bị can và người bị hại trong giải
quy t vấn đề dân sự trong vụ án này, buộc bị can phải trả tiền hụi cho các hụi viên và
các bị hại. ĐTV cho r ng mặc dù xảy ra mâu thuẫn trong lời khai nhưng đây là mâu
thuẫn khách quan mang tính chất dân sự gi a bị can và các bị hại, hụi viên mà không
16

Phụ lục 1, Bản án số 12/2019/HS-ST ngày 15/8/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng.


18
làm thay đổi bản chất vụ án, do đó cần phải có sự thỏa thuận để đưa ra con số tiền
phù hợp, như vậy ti n hành cho hai bên thỏa thuận và lập biên bản thỏa thuận đưa
vào hồ sơ, tuy nhiên KSV không đồng ý quan điểm này và cho r ng cần ti n hành
việc đối chất mới đảm bảo yêu cầu điều tra17. Biên bản đối chất gi a bị can D với bị
hại V ngày 03/01/2019, với bị hại L ngày 04/01/201918 như sau: Ti n hành đối chất

điều tra viên nhận được câu trả lời của bị can D và các hụi viên, bị hại là “khơng nhớ
r số tiền đ đóng là bao nhiêu chỉ nh m chừng khoảng ….” Nhưng số tiền bị can và
bị hại đưa ra b ng cách nhắm ch ng vẫn không giống nhau, điều tra viên đưa ra tài
liệu thu thập của hụi viên khác có theo d i đóng tiền, thì bị hại cho r ng đ đóng
nhiều hơn vì chủ hụi nói tiền bỏ hụi ít, bị can thì cho r ng đi thu tiền hụi nói số tiền
đóng với mỗi người là khác nhau nên không nhớ là đ nhận của t ng người bị hại cụ
thể bao nhiêu tiền, việc đưa ra tài liệu, chứng cứ cũng không giá trị chứng minh sự
thật, l c này điều tra viên gặp b tắc trong việc đặt câu hỏi, nên yêu cầu bị can và bị
hại tự hỏi lẫn nhau cuối cùng vẫn không ai nhớ được số tiền đ giao, nhận. Cả hai
phía bị can và bị hại không thay đổi lời khai, k t quả đối chất khơng đạt, l c này thay
vì k t th c biên bản đối chất, điều tra viên buộc phải yêu cầu hai bên thỏa thuận để đi
đ n thống nhất, việc này không ghi vào biên bản, tuy nhiên việc thỏa thuận lại đạt
hiệu quả bị can D và bị hại đ đi đ n thống nhất được số tiền hụi đ đóng là một con
số cụ thể chấp nhận được thơng qua cách tính trung bình cộng hai số tiền mà hai phía
đưa ra, l c này điều tra viên mới đặt câu hỏi về việc bị hại đóng bao nhiêu tiền và
hướng về số tiền đ thống nhất, bị hại đồng ý trình bày số tiền đó, bị can D cũng đồng
ý và cho r ng bị hại trình bày số tiền đ thống nhất là hợp lý, tưởng ch ng k t quả đối
chất được ghi nhận đạt k t quả có thể k t th c đối chất nhưng không thể bởi đ có sự
thay đổi lời khai so với trước đây nên buộc điều tra viên phải “nhắc lại lời khai trước
đó” làm r lý do có sự thay đổi trong lời khai, bị can D và người bị hại gặp khó khăn
trong việc trả lời khơng xác định được bởi họ khơng nói dối, họ khơng nhớ nh m và
họ cũng khơng có ý định thay đổi lời khai, cuối cùng sau nhiều đắng đo bị can D và
bị hại trình bày do đ thỏa thuận thống nhất. Các vấn đề được đặt ra là việc thỏa
thuận gi a bị can D và người bị hại diễn ra ngay trong khi đối chất, việc thỏa thuận
có được ti n hành một cách khách quan hay có sự áp đặt của người ti n hành tố tụng
buộc họ phải thỏa thuận. ĐTV có phải là người đứng ra chủ trì buổi thỏa thuận.

17

Phụ lục 3, Yêu cầu điều tra số 516/YC-VKSST-P2 ngày 15/6/2018 của VKSND tỉnh Sóc Trăng.

Phụ lục 3, Biên bản đối chất ngày 03/1/2019 và Biên bản đối chất ngày 04/01/2019 của CQCSĐT Cơng an
tỉnh Sóc Trăng.
18


19
Đánh giá th nào là “mâu thu n trong lời khai” vẫn cịn mang tính chung
chung, khái qt và phụ thuộc vào cảm tính, trình độ, năng lực của người ti n hành
tố tụng. Cùng một vấn đề, có thể ĐTV xác định lời khai có mâu thuẫn, nhưng KSV
lại xác định là khơng có mâu thuẫn. Do đó, trong thực t sẽ có hiện tượng lạm dụng,
tùy tiện áp dụng biện pháp đối chất, mặc dù không cần thi t.
Cụ thể trong vụ án “Gi t người” xảy ra ngày 22/02/2019 tại Khóm 1, Phường
6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng19, do CQCSĐT Cơng an tỉnh Sóc Trăng thụ
lý, diễn bi n vụ án như sau: Do mâu thuẫn ghen tuông vợ chồng gi a Châu H u H
và L.T.T.T nên vào đêm 21/02/2019 khi nghe T nói đang uống rượu, thì bị can H
nghi ngờ T đi chơi và quan hệ ngoại tình cùng đàn ơng khác nên ghen tức và lấy
dao (dao Thái Lan) bỏ vào t i quần mang theo tìm T, cho đ n rạng sáng ngày
22/02/2019, H thấy T uống rượu cùng Nguyễn Văn N, Tơ Hồng L, thì bị can H đ
dùng dao đâm T hai nhát dao ngay trước mặt N và L. Hậu quả v t đâm làm rách
mạc treo ruột và thủng ruột dẫn đ n T bị mất máu cấp t vong. Căn cứ k t quả điều
tra, trên cơ sở lời cung của bị can, lời khai của người làm chứng N và L đ phản ánh
nội dung diễn bi n vụ án phù hợp với các chứng cứ thu thập được. Tuy nhiên để
đảm bảo yêu cầu điều tra20 KSV yêu cầu ti n hành cho người làm chứng L và N đối
chất bị can H, để khẳng định lời khai của nhân chứng phù hợp với lời nhận tội của
bị can H. Thực tiễn cho thấy khơng ít trường hợp đối chất được dùng làm biện pháp
củng cố chứng cứ, một cách tùy tiện và khơng hiệu quả, hồn tồn có thể mang tới
nguy cơ thông cung hoặc mớm cung, thể hiện sự y u kém trong chứng minh tội
phạm của Cơ quan điều tra và yêu cầu điều tra không đ ng quy định của KSV.
Ngồi ra, có trường hợp đ thực hiện h t các biện pháp điều tra chứng minh
được lời khai của một bên tham gia đối chất là không đ ng sự thật, nhưng mâu

thuẫn trong lời khai vẫn tồn tại bởi nhiều lý do như: bị can cố tình khai báo gian
dối, bao che đồng bọn, bị hại khai báo khơng trung thực để có lợi cho bản thân,
người làm chứng khai báo khơng khách quan vì các mối quan hệ và tâm lý lo sợ, …
hoặc vì lý do khách quan nào đó mà khơng thể nhớ diễn bi n hành vi phạm tội trong
một thời điểm (bị bệnh lý chấn động thần kinh hoặc do s dụng chất kích thích ức
ch thần kinh...), việc đưa ra chứng cứ cũng không mang lại hiệu quả. Mặc dù
BLTTHS quy định “đ tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải
quyết được mâu thu n” thì mới ti n hành đối chất nhưng quan điểm của người ti n
19
20

Phụ lục 1, Bản án số 14/2019/HS-ST ngày 21/8/2019 của Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng.
Phụ lục 3, u cầu điều tra số 22/YC-VKS-P2 ngày 12/3/2019 của VKSND tỉnh Sóc Trăng.


×