Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Học thuyết “piercing the corporate veil” trong pháp luật các nƣớc so sánh với pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.1 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

LÊ NGUYỄN DUY HẬU

HỌC THUYẾT “PIERCING THE CORPORATE VEIL”
TRONG PHÁP LUẬT CÁC NƢỚC: SO SÁNH PHÁP LUẬT
VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thương mại

TP HCM - 2010


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

HỌC THUYẾT “PIERCING THE CORPORATE VEIL”
TRONG PHÁP LUẬT CÁC NƢỚC: SO SÁNH VỚI PHÁP
LUẬT VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ NGUYỄN DUY HẬU
Khóa: 31

MSSV: 3160053



GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: NGUYỄN NGỌC BÍCH

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận cử nhân luật “Học thuyết “Piercing the corporate veil”
trong pháp luật các nƣớc: so sánh với pháp luật Việt Nam” là công trình của riêng
cá nhân tơi. Mọi tài liệu, số liệu được sử dụng trong bản luận văn đều được trích dẫn
đầy đủ và việc tổng hợp, phân tích là kết quả của q trình nghiên cứu của tơi, khơng
sao chép các cơng trình khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 07 năm 2010
Ngƣời thực hiện

Lê Nguyễn Duy Hậu


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
TỔNG QUAN VỀ “PIERCING THE CORPORATE VEIL” .......................................................... 5
1.

Tính trách nhiệm hữu hạn của người góp vốn và tư cách pháp nhân của cơng ty: ..................... 5

2.

Sự lợi dụng tính trách nhiệm hữu hạn của người góp vốn: ......................................................... 6

3.


Định nghĩa và nguồn gốc của “piercing the corporate veil”: ...................................................... 7

4.

Sự phát triển của “piercing the corporate veil”: .......................................................................... 9

“PIERCING THE CORPORATE VEIL” TRONG PHÁP LUẬT MỸ ......................................... 11
1.

Lý thuyết về PCV trong pháp luật Mỹ: ..................................................................................... 11

2.

Thực tế áp dụng học thuyết “piercing the corporate veil”: ....................................................... 14

3.

2.1.

Mức độ chi phối, điều hành của người góp vốn đối với cơng ty:...................................... 15

2.2.

Mức độ đầu tư vào cơng ty của người góp vốn (“đầu tư không đủ”): .............................. 20

2.3.

Mức độ tách bạch giữa công ty và người góp vốn: ........................................................... 25


Nhận xét: ................................................................................................................................... 29

“PIERCING THE CORPORATE VEIL” Ở CÁC QUỐC GIA THUỘC HỆ THỐNG DÂN
LUẬT.................................................................................................................................................... 30
1.

2.

PCV trong pháp luật công ty các quốc gia Mỹ Latin – sự ảnh hưởng của pháp luật Hoa Kỳ:.. 30
1.1.

Tổng quan về pháp luật công ty Mỹ Latin: ....................................................................... 30

1.2.

Áp dụng PCV trong pháp luật công ty Mỹ Latin: ............................................................. 32

1.3.

Tiểu kết: ............................................................................................................................ 35

PCV trong pháp luật công ty CHLB Đức: ................................................................................ 36
2.1.

Tổng quan chung về PCV ở Đức: ..................................................................................... 36

2.2.

Mức độ chi phối, điều hành của người góp vốn đối với công ty:...................................... 39


2.3.

Mức độ đầu tư vào cơng ty của người góp vốn (“đầu tư khơng đủ”):............................... 42

2.4.

Mức độ tách bạch giữa cơng ty và người góp vốn: ........................................................... 45

2.5.

Tiểu kết: ............................................................................................................................ 49

“PIERCING THE CORPORATE VEIL” TRONG PHÁP LUẬT CÔNG TY VIỆT NAM ........ 51


1.

2.

Quy định về PCV trong pháp luật công ty Việt Nam:............................................................... 51
1.1.

Nghĩa vụ của người góp vốn trong cơng ty nhiều chủ sở hữu: ......................................... 52

1.2.

Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong công ty TNHH 1 thành viên: ........................................... 53

1.3.


Trường hợp công ty mẹ - công ty con: .............................................................................. 53

1.4.

Nhận xét: ........................................................................................................................... 54

Những điểm cịn thiếu và hướng hồn thiện cho học thuyết PCV ở Việt Nam: ....................... 54
2.1.

Mức độ chi phối, điều hành của người góp vốn đối với công ty:...................................... 54

2.2.

Mức độ đầu tư vào công ty của người góp vốn (“đầu tư khơng đủ”):............................... 55

2.3.

Mức độ tách bạch giữa cơng ty và người góp vốn: ........................................................... 56

KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 60


PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài:
Lịch sử pháp luật công ty là một chặng đường dài để định hình nên phạm vi
trách nhiệm của những người góp vốn thành lập cơng ty. Trải qua q trình phát triển
của nền kinh tế, dần dần các nhà làm luật đã trao cho người góp vốn những đặc ân khi
họ tham gia đầu tư thành lập công ty. Một trong số đó là chế định “trách nhiệm hữu

hạn” mà họ được hưởng đối với hoạt động của công ty.
Tuy nhiên, lịch sử thương mại các quốc gia trên thế giới cũng cho thấy chế
định “trách nhiệm hữu hạn” đó thường xuyên bị người góp vốn lợi dụng để gây
phương hại cho các đối tác của mình nhằm làm giàu khơng cơng bằng. Chế định
“trách nhiệm hữu hạn” cho phép người góp vốn được miễn trừ khỏi những nghĩa vụ
do công ty mà họ đầu tư gánh vác trong quá trình kinh doanh. Từ đó, người góp vốn
thường có khuynh hướng tham gia vào các giao dịch có rủi ro cao vì lợi nhuận đem lại
sẽ rất lớn nhưng thiệt hại nếu có sẽ rất nhỏ và có thể lường trước. Ở nhiều quốc gia,
tòa án đã coi cách làm này của người góp vốn là “khơng cơng bằng cho nền kinh tế”.
Xuất phát từ những rủi ro đạo đức như trên, thông qua thực tiễn xét xử và
yêu cầu của những người bị thiệt hại, tòa án các nước đã dần phát triển nên học thuyết
“Piercing the corporate veil” (xuyên thủng bức màn để trừng phạt người núp danh
công ty). Đây là học thuyết được ra đời nhằm trừng phạt sự lợi dụng tính trách nhiệm
hữu hạn của người góp vốn để làm giàu bất chính, nhằm đảm bảo cơng bằng cho nền
kinh tế và bảo vệ các đối tác làm ăn với cơng ty. Học thuyết này nhanh chóng được
nhiều quốc gia trên thế giới tiếp nhận và phát triển thành các tập án lệ hay luật thành
văn nhằm giúp cho hệ thống pháp luật cơng ty của mình được hoàn thiện hơn, theo
hướng bảo vệ tốt hơn cho sự công bằng của nền kinh tế.
Chế định luật công ty của Việt Nam chỉ mới tồn tại từ sau thời kỳ Đổi mới.
Sau nhiều lần bổ sung, làm mới, hệ thống pháp luật cơng ty Việt Nam đã dần hồn
thiện và giúp sức có hiệu quả cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong q trình đó,
Việt Nam đã không ngần ngại học tập kinh nghiệm của các quốc gia có hệ thống pháp
1


luật hiện đại, tiến bộ. Luật Doanh nghiệp 2005 được ghi nhận là có nhiều điểm mới,
tích cực, phản ánh nhiều nội dung mà pháp luật các quốc gia đã phát triển được. Trong
số những điểm mới đó, Luật Doanh nghiệp 2005 cũng xuất hiện các điều luật phản
ánh học thuyết “Piercing the corporate veil”.
Tuy nhiên, những nội dung về “Piercing the corporate veil” mà Luật Doanh

nghiệp 2005 chứa đựng một phần nào đó chưa hồn thiện, nếu so sánh với pháp luật
các quốc gia phát triển. Điều này cũng dễ hiểu nếu ta xét trên lịch sử phát triển cịn
non trẻ của pháp luật cơng ty Việt Nam. Chính sự non trẻ này đã dọn đường, khuyến
khích cho việc nghiên cứu hồn thiện pháp luật cơng ty Việt Nam.
Chính vì những lý do trên, chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài: “HỌC
THUYẾT “PIERCING THE CORPORATE VEIL” TRONG PHÁP LUẬT CÁC
NƢỚC: SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
khóa học đào tạo khóa học cử nhân luật của mình.
Mục đích khi thực hiện đề tài
Chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất của học thuyết
“Piercing the corporate veil” dưới góc độ so sánh pháp luật các nước, từ đó đưa ra
những kiến nghị hồn thiện cho pháp luật Việt Nam. Những nội dung và cách áp dụng
học thuyết “Piercing the corporate veil” trong hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới
là hệ thống pháp luật Hoa Kỳ và hệ thống pháp luật Đức sẽ được nghiên cứu làm rõ
dựa trên hai chủ đề lớn: (1) Nội dung của học thuyết “piercing the corporate veil”
trong pháp luật các nước, và (2) Áp dụng thực tế học thuyết này của tịa án các nước.
Từ đó, chúng tơi rút ra những kết luận về điểm giống và khác nhau của học thuyết
trong hai hệ thống kể trên. Đồng thời, chúng tôi cũng nghiên cứu khả năng tiếp nhận
một học thuyết của pháp luật nước ngồi của Việt Nam thơng qua kinh nghiệm của
các quốc gia Mỹ Latin.
Thông qua đề tài khóa luận này, chúng tơi mong muốn đóng góp một nguồn
tài liệu phong phú về vấn đề khá mới mẻ này của pháp luật Việt Nam. Đồng thời,
chúng tôi hy vọng đề tài sẽ trở thành một nguồn tham khảo giàu thông tin cho những
thế hệ sinh viên sau này có quan tâm đến học thuyết “Piercing the corporate veil”.
2


Tình hình nghiên cứu và phạm vi của đề tài:
Đây là một đề tài rất mới ở Việt Nam. Chưa có một cơng trình nghiên cứu
tồn diện, chun sâu nào về học thuyết “Piercing the corporate veil” trong pháp luật

các nước và pháp luật Việt Nam. Một số tài liệu chỉ dừng ở mức giới thiệu về nội
dung học thuyết này trong pháp luật Mỹ nhằm trang bị kiến thức cho các doanh
nghiệp Việt Nam đầu tư vào nước này.
Trái lại, đề tài này là một trong những chủ đề được nghiên cứu công phu, kĩ
lưỡng và đồ sộ nhất ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và Đức. Ở Mỹ, đây là
đề tài liên quan đến luật công ty được quan tâm và nghiên cứu nhiều nhất. Chính điều
này đã cung cấp cho chúng tơi một khối lượng đồ sộ tài liệu tiếng nước ngoài về chủ
đề mà chúng tôi theo đuổi.
Từ việc tham khảo và chọn lọc những nội dung cần thiết, chúng tôi xin tập
trung phân tích, giới thiệu bốn nội dung chính như sau:
-

Giới thiệu chung về học thuyết “Piercing the corporate veil”

-

Nội dung và áp dụng học thuyết này trong pháp luật Mỹ

-

Nội dung và áp dụng học thuyết này trong pháp luật Đức

-

Sự tiếp nhận học thuyết ở các quốc gia Mỹ Latin; thực trạng pháp luật
Việt Nam liên quan đến học thuyết này và hướng hoàn thiện từ kinh
nghiệm Mỹ Latin.

Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phân tích, so sánh và tổng hợp.

Đề tài sử dụng tài liệu tham khảo chủ yếu từ các văn bản pháp luật, các án
lệ, sách, bài nghiên cứu, quan điểm trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề này. Từ
việc phân tích những tài liệu kể trên, chúng tơi sẽ so sánh với tình hình, điều kiện thực
tế của Việt Nam và đưa ra những kiến nghị phù hợp.
Kết cấu của đề tài:
Kết cấu của đề tài gốm 3 chương và 1 phần độc lập:

3


-

Phần giới thiệu: Tổng quan về “Piercing the corporate veil”

-

Chương 1: “Piercing the corporate veil” trong pháp luật Mỹ

-

Chương 2: “Piercing the corporate veil” ở các quốc gia theo hệ thống
Dân luật.

-

Chương 3: “Piercing the corporate veil” trong pháp luật công ty Việt
Nam.

4



PHẦN GIỚI THIỆU

TỔNG QUAN VỀ “PIERCING THE CORPORATE VEIL”

1. Tính trách nhiệm hữu hạn của ngƣời góp vốn và tƣ cách pháp nhân của
công ty:
Lịch sử pháp luật công ty là một chặng đường dài để định hình nên phạm vi
trách nhiệm của những người góp vốn thành lập cơng ty. Ban đầu, những người góp
vốn tập hợp lại với nhau như những hội đoàn, cùng làm ăn chung, cùng chia sẻ lợi
nhuận và rủi ro. Công ty lúc này nếu tồn tại chỉ như một cơ chế giúp cho việc hoạt
động và phân chia lợi nhuận giữa những người góp vốn được dễ dàng và thuận tiện
hơn.1 Người góp vốn trong thời kỳ này phải chịu trách nhiệm hoàn tồn bằng tài sản
của mình đối với những nghĩa vụ mà hoạt động của công ty tạo ra.
Dần dần, với sự phát triển của nền thương mại, những giao dịch mà cơng ty
thực hiện càng mang tính rủi ro cao, khiến cho người góp vốn e ngại trong việc đầu tư
vào nền kinh tế, vì sợ trách nhiệm. Với nhu cầu thúc đẩy sự đầu tư, nhà làm luật đã
từng bước trao cho người góp vốn vào cơng ty những đặc quyền nhất định, bảo vệ họ
khỏi rủi ro có thể gặp phải trong những giao dịch của công ty. Từ đó, tính trách nhiệm
hữu hạn của cơng ty dành cho người góp vốn ra đời: người góp vốn chỉ còn phải chịu
trách nhiệm đối với các khoản nợ của cơng ty trong phạm vi số vốn mình đã góp.2
Để đảm bảo cho người góp vốn tính trách nhiệm hữu hạn như thế, nhà làm
luật đã trao cho công ty một tư cách: đó là tư cách pháp nhân – một “bình phong” bảo
vệ người góp vốn.3 Tư cách pháp nhân cho phép công ty được tồn tại độc lập, có số
phận pháp lý, quyền và nghĩa vụ tách bạch khỏi các người góp vốn thành lập nên nó.4
Tính chất này có thể được giải thích một cách hai chiều: khi công ty tham gia vào một
1

NGUYỄN N GỌC B ÍCH, CÔNG TY: VỐN, QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP
2005, TR.32 (2009)

2
Nt.
3
Cathy S. Krendl & James R. Krendl, Piercing the Corporate Veil: Focusing the Inquiry, 55 DEN. L.J 1, 2
(1978)
4
Nt.

5


Tổng quan về “Piercing the corporate veil”

giao dịch nào đó, quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch hoàn tồn thuộc về cơng ty,
những người góp vốn của cơng ty khơng có quyền hay nghĩa vụ gì đối với giao dịch
đó. Tương tự, nếu người góp vốn của cơng ty tham gia một giao dịch không nhân
danh công ty, công ty cũng sẽ không bị ảnh hưởng trước sự thành cơng hay thất bại
của giao dịch đó. Pháp luật tạo ra một thực thể hoàn toàn độc lập đối với những người
sáng lập bằng một tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân của công ty được xem là
một cơng cụ pháp lý để bảo vệ người góp vốn khỏi trách nhiệm trong các giao dịch.5
Chính tính cách pháp nhân của cơng ty và tính trách nhiệm hữu hạn mà
người góp vốn được hưởng đã bảo vệ hữu hiệu cho công việc làm ăn của họ và thúc
đẩy sự phát triển của pháp luật công ty, giúp cho công ty trở thành một loại hình kinh
doanh được lựa chọn nhiều nhất.6
Ở Việt Nam, pháp luật về công ty cũng ghi nhận tính cách pháp nhân của
cơng ty và tính trách nhiệm hữu hạn là hai điều kiện tiên quyết, ln được nhắc đến
trước tiên đối với từng loại hình công ty cơ bản (công ty TNHH, công ty cổ phần…).7
2. Sự lợi dụng tính trách nhiệm hữu hạn của ngƣời góp vốn:
Với hai tính chất kể trên của cơng ty, nhà làm luật khơng chỉ nhằm mục
đích tăng tính hiệu quả cho nền kinh tế, nó cịn là một biện pháp mang tính chính sách

để bảo vệ và giảm thiểu rủi ro cho người góp vốn. Sự bảo vệ này khơng mang tính
tuyệt đối và áp dụng trong mọi trường hợp. Mục đích cuối cùng của pháp luật cơng ty
khơng chỉ là giúp cho người góp vốn hưởng lợi từ hoạt động của công ty, mà thông
qua những hoạt động ngay thẳng của công ty, cả những thành phần tham gia giao dịch
hay bị ảnh hưởng bởi công ty cũng được hưởng lợi.8
Tuy nhiên, khi được đảm bảo trách nhiệm hữu hạn như thế, người góp vốn
vào cơng ty thường có khuynh hướng lợi dụng đặc quyền này để tham gia vào các
giao dịch có rủi ro cao, gây phương hại cho nền kinh tế mà không sợ phải chịu trách
nhiệm.
5

REINER R. KRAAKMAN ET AL, T HE ANATOMY OF CORPORATE LAW: A COMPARATIVE AND FUNCTIONAL
APPROACH 7-8 (2004); F. EASTERBROOK AND D. F ISCHEL , THE ECONOMIC S TRUCTURE OF CORPORATE
LAW 41-44 (1991)
6
Tlđd note 1
7
đ.39, 63, 77 Luật Doanh nghiệp 2005
8
KRAAKMAN, Tlđd note 3, 18-19

6


Tổng quan về “Piercing the corporate veil”

Xem xét một ví dụ được coi là điển hình, bằng cách lợi dụng tính trách
nhiệm hữu hạn của cơng ty, một người đã thành lập cơng ty do bản thân làm người
góp vốn duy nhất, sẵn sàng mượn nợ vượt quá khả năng chi trả của công ty. Sau khi
thất bại trong các giao dịch rủi ro cao, người này có thể xin phá sản công ty, và thành

lập một công ty khác mà khơng chịu ảnh hưởng gì từ những món nợ cũ. Tòa án xét
xử vụ việc trên đánh giá đây là một hành vi “liều lĩnh” (hazard), và đơn thuần là sự
“chuyển rủi ro của bản thân cho xã hội nhằm làm giàu cho bản thân”.9
Một ví dụ khác, X cam kết không tham gia vào thị trường cạnh tranh với Y,
để đổi lấy những lợi ích vật chất cụ thể. Nhưng sau đó, X lại thành lập cơng ty để cạnh
tranh với Y trong cùng ngành nghề. X có thể nói rằng, trên lý thuyết, X vẫn giữ lời
hứa không cạnh tranh với Y, đây là việc công ty cạnh tranh với Y. X tuy là người
thành lập công ty, nhưng trên giấy tờ, công ty mới là thực thể đang cạnh tranh với Y.
Tòa án xét xử vụ việc cũng đánh giá công ty mà X thành lập chỉ là sự lừa lọc, giả mạo
của X nhằm vi phạm hợp đồng đã kí trước đó với Y.10
Trong những trường hợp đó, với u cầu của chủ nợ cơng ty, tịa án các
nước có quyền xun thủng bức “bình phong” đó để ngăn chặn sự lợi dụng của người
góp vốn. Học thuyết “piercing the corporate veil” ra đời trên căn bản ngăn chặn những
vụ việc như thế.11

3. Định nghĩa và nguồn gốc của “piercing the corporate veil”:
Nếu dựa trên nguyên bản tiếng Anh và nội dung của học thuyết “piercing
the corporate veil”, ta có thể gọi học thuyết này là cơ chế “xuyên thủng bức màn để
trừng phạt người núp danh công ty”. Trên cơ sở giúp cho việc sử dụng thống nhất và
không làm lệch lạc ý nghĩa nguyên gốc, chúng tôi sẽ sử dụng cụm viết tắt “PCV” khi
nhắc đến học thuyết “piercing the corporate veil” này.

9

HARRY G. HENN & J OHN R. ALEXANDER, LAWS OF CORPORATIONS 344 (3 D. ED. 1983)
Nt.
11
Robert B. Thompson, Piercing the Corporate Veil: An Empirical Study, 76 CORNELL L.REV. 1036, 1041 (1991)
10


7


Tổng quan về “Piercing the corporate veil”

Thuật ngữ PCV được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1912 ở Mỹ12. Từ điển
Black’s Law định nghĩa cụm từ PCV là “một thủ tục tư pháp, trong đó tịa án khơng
cơng nhận quyền miễn trừ trách nhiệm thông thường mà các nhà điều hành cơng ty
hay người góp vốn được hưởng đối với những hoạt động sai trái của công ty
(wrongful corporate activities – TG)”.13
PCV không phải là một điều luật cụ thể, nó được phát triển gần như duy
nhất bởi Tịa án.14 PCV tồn tại dưới dạng một biện luận (argument) mà chủ nợ của
công ty sử dụng khi họ muốn người góp vốn chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các
nghĩa vụ mà công ty đang gánh.15 Trên cơ sở xem xét tính “cơng bằng và hợp lý” của
tình huống được đặt ra, tịa án có quyền chấp nhận hay khơng biện luận đó và buộc
người góp vốn chịu trách nhiệm thay cho với cơng ty.16 Dần dần, tịa án ngày càng
chấp nhận nhiều hơn biện luận kể trên của chủ nợ và, cùng với quá trình nghiên cứu
của các luật gia, học thuyết về PCV dần hình thành và phát triển cho đến tận bây giờ.
Tuy nhiên, PCV không chỉ là một học thuyết được áp dụng trong môi
trường pháp luật của một quốc gia. Trong bối cảnh thương mại quốc tế phát triển
mạnh, q trình làm ăn tồn cầu của các công ty đa quốc gia diễn ra sơi động, PCV
cịn giữ vị trí như một cách để quốc gia tiếp nhận đầu tư chống lại hành vi “treaty
shopping” của người góp vốn.17
Ví dụ, B và C có kí kết hiệp ước đầu tư song phương (BIT) với nhau, trong
khi A khơng có kí kết với B. Những người góp vốn ở nước A muốn đầu tư vào nước
B. Để được hưởng các quyền lợi ưu đãi người góp vốn, người góp vốn nước A có thể
thành lập một cơng ty con ở C và tự mình điều hành, chi phối hoạt động đó. Sau đó,
cơng ty vừa thành lập này có thể đầu tư trực tiếp vào B và được hưởng những quyền
lợi như một công ty nước C do người góp vốn nước C làm chủ. Trong hồn cảnh có
tranh chấp xảy ra, nước B có thể yêu cầu cơ quan tài phán áp dụng học thuyết PCV để

12

I. Mauricde Wormser, Piericng the Veil of Corporate Entity, 12 COLUM . L. REV. 496 (1912)
B LACK’S LAW D ICTIONARY, 1147-48 (8 TH ED. 2004)
14
Carsten Alting, Piercing the Corporate Veil in American and German Law – Liability of Individuals and
Entitites: A Comparative View, 2 T ULSA. J. COMP. & INT’L L. 187, 193 1994-1995
15
Tldđ note 9, tr.146-48
16
ROBERT W. HAMILTON, T HE LAWS OF CORPORATIONS IN A NUTSHELL 100-01 (4 TH. E D. 1996); Xem
thêm United States v. Milwaukee Refrigerator Transit Co., 142 F.2d 247, 255 (Wis. 1905)
17
R. DOLZER VÀ C. SCHREUER , P RINCIPLES OF INTERNATIONAL INVESTMENT LAW (2008)
13

8


Tổng quan về “Piercing the corporate veil”

xem cơng ty đó như công dân nước A chứ không phải là công dân nước C. Đây cũng
là cách các quốc gia sử dụng để tự vệ chống lại các hành vi “treaty shopping” của
người góp vốn.18

4. Sự phát triển của “piercing the corporate veil”:
Khởi phát từ Hoa Kỳ trong những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20,
PCV ban đầu chỉ là một học thuyết được sử dụng rộng rãi trong hệ thống Thông luật.
Anh và Mỹ là hai quốc gia đầu tiên quan tâm đến vấn đề PCV. 19 Tiếp theo sau,
Canada và Úc bắt đầu tiếp nhận học thuyết PCV từ thập niên 30.20 Sau đó, với sự phát

triển của định chế công ty tại khu vực Dân luật, học thuyết PCV dần được du nhập
đến các quốc gia Mỹ Latin. Những quốc gia có truyền thống Dân luật lâu đời như Đức
cũng tự mình phát triển một lý thuyết có nội dung giống với học thuyết PCV nhằm
trừng phạt những người núp danh công ty làm điều sai trái.
Với yêu cầu của nền kinh tế ngày càng phát triển, Việt Nam đã bắt đầu có
khung pháp lý cho việc áp dụng học thuyết PCV từ năm 2005, với Luật Doanh nghiệp
mới.21 Đây là lần đầu tiên luật Việt Nam có nhắc đến trường hợp mà người góp vốn
phải chịu trách nhiệm thay cho công ty theo yêu cầu của chủ nợ.
Hiện nay ở Việt Nam, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách tỉ
mỉ và toàn diện về cơ chế PCV. Tuy nhiên, một số học giả khi bàn về Luật Doanh
nghiệp 2005 cũng thừa nhận có tồn tại các quy định pháp luật về PCV ở Việt Nam.22
Trong các cơng trình kể trên, tồn tại hai luồng quan điểm về PCV ở Việt Nam: (1)
PCV của Việt Nam được quy định tập trung trong hai điều luật về nghĩa vụ của thành
viên hay cổ đông trong công ty: khoản 5 Điều 42 và khoản 5 Điều 80 Luật Doanh

18

Xem Tokios Tokelés v. Ukraine, Decision on Jurisdiction (2004), 20 ICSID Review-FILJ 205 (2005), 11
ICSID Reports 313; Siemens v. Argentina, Decision on Jurisdiction (2004), 44 ILM 138 (2005).
19
Tldđ note 11; xem thêm C. Mitchell, Lifting the Corporate Veil in the English Courts: An Empirical Study, 3
COMPANY F INANCIAL AND INSOLVENCY LAW REVIEW 15 (1999).
20
Ramsay, Ian và Noakes, David B., Piercing the Corporate Veil in Australia. Xem tại at SSRN:
/>21

Tldđ note 1
Tldđ note 1; PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Luật Doanh nghiệp 2005 từ một góc nhìn so sánh với Luật Công ty
2005 của CHND Trung Hoa (nguồn: />22


9


Tổng quan về “Piercing the corporate veil”

nghiệp;23 và (2) PCV của Việt Nam được quy định rải rác trong nhiều phần, nhiều
điều luật của Luật Doanh nghiệp, thường có dạng “người góp vốn phải chịu trách
nhiệm liên đới, bồi thường thiệt hại” do một hành vi nào đó của mình.24
Theo chúng tơi, ở Việt Nam hiện nay có tốn tại những quy định pháp luật
làm nền tảng cho tòa án áp dụng học thuyết PCV. Tuy nhiên, trong bối cảnh ra đời
chưa lâu, pháp luật về PCV Việt Nam cũng khơng thể đầy đủ và hồn chỉnh như pháp
luật các quốc gia có truyền thống lâu đời. Vì vậy, chúng tôi chọn việc nghiên cứu học
thuyết PCV từ nguồn gốc của nó là trong hệ thống pháp luật Mỹ và phân tích tính lan
tỏa của học thuyết ra khu vực Dân luật, sự tiếp nhận và sáng tạo của người Đức. Từ
đó, chúng tơi sẽ so sánh và rút ra những điểm cịn hạn chế, thiếu sót trong quy định về
PCV của pháp luật Việt Nam, đồng thời kiến nghị những sửa đổi từ kinh nghiệm tiếp
nhận học thuyết này ở các quốc gia Dân luật.

23
24

Tldđ note 1
Phạm Duy Nghĩa, tldđ note 22

10


CHƢƠNG I

“PIERCING THE CORPORATE VEIL” TRONG PHÁP LUẬT MỸ


1. Lý thuyết về PCV trong pháp luật Mỹ:
Như đã trình bày, PCV là một biện luận được giới chủ nợ sử dụng nhằm thu
hồi tài sản đã cho công ty vay.25 Tịa án Hoa Kỳ dựa trên tình hình thực tế của vụ án
đã chấp nhận biện luận này. Sau đó, giới luật gia và học giả dựa trên các bản án được
cơng bố của tịa để xây dựng và phát triển biện luận kể trên thành một học thuyết PCV
như ta biết ngày nay. Mục đích của PCV là để đảm bảo “tính cơng bằng” cho nền kinh
tế thị trường.
Giáo sư I. Maurice Wormser được ghi nhận là học giả đầu tiên đưa ra khái
niệm PCV và bàn về học thuyết này trong một bài báo viết năm 1912.26 Wormser cho
rằng, việc công ty được hưởng tư cách pháp nhân chỉ là một “đặc ân do Nhà nước ban
cho” và phải được sử dụng vì những mục đích hợp lý, phù hợp với chính sách.27 Ơng
cũng khẳng định rằng, PCV là một thủ tục rất khó, khơng thể đưa ra các quy tắc thành
văn thống nhất.28 Tòa án bang California được cho là đã sử dụng lý thuyết về PCV của
Giáo sư Wormser trong một số vụ án.29
Trong quá trình xét xử, tòa án bang California đã giới thiệu một gói test
pháp lý gồm hai bước (two-prong test),30 trong đó: một công ty sẽ bị PCV nếu như
thỏa mãn hai điều kiện (1) khơng có sự tách bạch về lợi ích giữa người góp vốn và
cơng ty và (2) một hậu quả khơng cơng bằng, mang tính chính sách sẽ xảy ra nếu như
hành vi bị kiện chỉ được xem là hành vi của công ty.31

25

Tldđ note 9, tr.146-48
Tldđ note 12
27
I. MAURICE W ORMSER , D ISREGARD OF THE CORPORATE F ICTION AND ALLIED CORPORATION P ROBLEMS
8-9 (1927).
28
Nt. tr.37-38.

29
STEPHEN B. P RESSER , P IERCING THE CORPORATE VEIL 2-34 (1991).
30
Tldđ note 14, tr.195.
31
Nt.; một số học giả cho rằng two-prong test cịn có thể được gọi là gói test alter-ego
26

11


“Piercing the corporate veil” trong pháp luật Mỹ

Bên cạnh Wormser, một học giả khác cũng đóng góp đáng kể cho học
thuyết PCV ở Mỹ là Giáo sư Powell. Powell giới thiệu một gói test ba bước, trong đó:
một cơng ty sẽ bị PCV nếu như thỏa mãn 3 điều kiện (1) người góp vốn điều khiển
hay chi phối hồn tồn cơng ty, (2) việc điều khiển hay chi phối hồn tồn đó nhằm
mục đích lừa gạt hay thực hiện hành vi sai trái, và (3) hành vi sai trái kể trên hay thiệt
hại cho nguyên đơn.32
Gói test này đã được tịa án tiểu bang New York sử dụng thành cơng trong
vụ án Lowendahl v. Baltimore & Ohio R.R.33 Sau đó, Powell cũng giới thiệu một danh
sách 11 yếu tố giúp tòa án dễ dàng hơn trong việc quyết định xem có áp dụng học
thuyết PCV hay khơng.34
Có thể nói, những đóng góp của các học giả Mỹ cho học thuyết PCV đều
mang tính thực dụng cao. Điều này là rất đáng quý, trong bối cảnh khi PCV được xây
dựng hoàn tồn dựa trên quan điểm của tịa án trong thực tiễn xét xử, những đóng góp
của các học giả nghiên cứu tuy khơng mang tính quyền lực, nhưng lại có tính cách
quyền uy, thuyết phục, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xét xử của tịa án. Có thể nói, học
thuyết PCV ở Mỹ đã được xây dựng trên yêu cầu bức thiết vì một lẽ cơng bằng cho
nền kinh tế, cho nên nó ln mang tính thực dụng và cụ thể. Điều này tuy gây khó

khăn trong việc áp dụng cũng như khơng giúp cho người góp vốn có thể phán đoán để
lường trước rủi ro. Nhưng đổi lại, nó giúp cho pháp luật cơng ty Mỹ năng động hơn,
linh hoạt hơn, vừa giữ vững được mục tiêu cuối cùng của pháp luật công ty, vừa tránh
được những bất cơng có thể gặp phải của chủ nghĩa tư bản.
Ở Mỹ, ngồi chủ nợ cơng ty thơng thường, một số cơ quan quản lý tài chính
như các cơ quan thuế quan hay kiểm toán cũng thường sử dụng PCV như một phương
thức ngăn chặn các công ty trốn thuế hay tẩu tán tài sản.
Một khuyết điểm của học thuyết PCV chính là sự thiếu đồng nhất, pháp
điển hóa đối với các quy định. Dẫn đến việc các vụ án có áp dụng PCV thường bị chỉ
trích là thiếu nhất quán. Thẩm phán Benjamin Cardozo khi xét xử vụ Berkey đã chỉ
32

Tldđ note 3, tr.15-22
287 N.Y.S. 62, 76 (N.Y. App. Div. 1936). Xem thêm Fisser v. International Bank, 282 F.2d 231, 238 (2d Cir.
1960)
34
Tldđ note 9, tr.1-29; tldđ note 3, tr.16-17
33

12


“Piercing the corporate veil” trong pháp luật Mỹ

trích cơ chế PCV “đang bị phủ mờ bởi những lối ẩn dụ văn học”35, hàm ý một sự thiếu
rõ ràng, mang tính sáng tạo nhiều hơn là tính logic, chặt chẽ pháp lý. Những chỉ trích
về sau chủ yếu tập trung vào vấn đề ngôn ngữ được dùng trong các phán quyết36. Họ
cho rằng những từ ngữ được sử dụng như “alter ego”, “instrumentality” là q khó
hiểu, khơng chứa đựng nội hàm của lý do đưa ra phán quyết,37 và tòa án đã được trao
quá nhiều quyền để có thể tự do đo đếm lợi ích của các bên theo ý họ, thậm chí là phớt

lờ pháp luật.38
Trái lại, cũng có học giả cho rằng, cho dù ngôn ngữ không rõ ràng, nhưng
nhìn chung tịa án Mỹ đã làm đúng trong đa số các trường hợp. Họ cho rằng: “Dù cho
có sự mâu thuẫn hay tối nghĩa trong các ý kiến pháp lý, nhìn chung thì tịa án thường
có khuynh hướng đi đến một phán quyết đúng đắn”39. Một học giả khác thì cho rằng:
“Các lý do pháp lý, tranh luận, lý lẽ rất nhiều, đa dạng và thường không đồng nhất với
nhau; nhưng tư tưởng nói chung của chúng lại tương đồng và hoàn toàn logic”40. Tuy
nhiên, các học giả ngày nay tuy cũng ủng hộ học thuyết PCV, nhưng vẫn bày tỏ sự lo
ngại cua mình về tính thiếu hiệu quả của cơ chế trong các vụ án cần có sự bảo vệ cho
các nguyên đơn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,41 hay trong các vấn đề liên quan
đến những tập đồn cơng ty lớn.42
Xem xét cách tiếp cận kể trên, có thể thấy, mục đích của tịa án khi sử dụng
học thuyết PCV là để bảo vệ công bằng cho chủ nợ tham gia giao dịch với công ty.
Những cách tiếp cận, quan điểm có thể khác nhau về trường hợp cụ thể để áp dụng,
nhưng các quan điểm ln gặp nhau ở điểm chung, đó là xem yếu tố bảo vệ cơng
bằng, hay nói cách khác là ngăn ngừa hành vi lừa gạt, sai trái, là điều kiện tiên quyết

35

155 N.E. 58, 61 (N.Y. 1926).
Tldđ note 11, tr.1037
37
Robert W. Hamilton, The Corporate Entity, 49 T EX. L. REV. 979, 979 (1971); Xem Elvin R. Latty, The
Corporate Entity as a Solven Legal Problems, 34 M ICH. L. REV. 597, 621-30 (1930); ghi chú, Judicial
Supervision of the One-Man Corporation, 45 HARV. L. REV . 084, 1089 (1932)
38
Note, tr. 2086.
39
Latty, tldđ note 37, tr.630.
40

Adolf A. Berle, The Theory of Enterprise Entity, 47 COLUM . L. REV. 343, 345 (1947).
41
Ghi chú, Should Shareholders Be Personally Liable for the Torts of Their Corporations?, 76 YALE L.J. 1190
(1967) (học giả Arden Doss, Jr.)
42
Phillip I. Blumberg, The Corporate Entity in an Era of Multinational Corporations, 15 DEL. J. CORP. L. 283,
328 (1990)
36

13


“Piercing the corporate veil” trong pháp luật Mỹ

để áp dụng PCV. Tịa án sẽ khơng áp dụng PCV khi hoạt động của công ty không
mang lại sự bất công cho bên thứ ba hay cho xã hội.43

2. Thực tế áp dụng học thuyết “piercing the corporate veil”:
Theo thống kê, PCV là nội dung được đưa ra xét xử nhiều nhất trong pháp
luật công ty Hoa Kỳ, cả cấp độ tiểu bang lẫn liên bang.44 Nhưng cũng là vấn đề chưa
bao giờ tìm được sự thống nhất trong giới luật gia, thẩm phán và nhà làm luật.45
Những nguyên tắc để tòa án dựa vào thường ở dưới dạng các thử nghiệm (test) và
khơng thống nhất. Một số học giả cịn cho rằng, vì tính chất phức tạp của PCV,
“khơng có ngun tắc chỉ dẫn nào tốt hơn là sự kiên quyết của lương tri (a sturdy
common sense)”,46 ngầm ý cho rằng các thẩm phán có quyền sử dụng niềm tin nội tâm
và khả năng phán đốn, dựa trên lẽ cơng bằng để phân xử cho từng vụ việc có liên
quan đến PCV. Thẩm phán Sanborn trong vụ Milwaukee Refrigerator năm 1905 đưa
ra một nguyên tắc mang tính ước lệ, định hướng chung:
Trong bối cảnh pháp luật hiện nay, nếu có bất kì một nguyên tắc
chung nào được đưa ra, thì nguyên tắc đó chính là một cơng ty

vẫn phải được xem là có tư cách pháp nhân; nhưng nếu tư cách
pháp nhân đó bị lợi dụng để gây cản trợ hoạt động ổn định của xã
hội, để hợp thức hóa điều sai trái, để bảo vệ sự lừa đảo, hay để
che chở cho tội phạm, thì pháp luật sẽ xem cơng ty chỉ đơn thuần
là tập hợp của một nhóm cá thể.47
Nhận xét của thẩm phán Sanborn không đưa ra một quan điểm pháp lý nào
cụ thể mà chỉ là phát biểu dựa trên chính sách của pháp luật cơng ty. Tuy nhiên,
nguyên tắc được nêu trong phát biểu này vẫn được chấp nhận như một cách tiếp cận
đối với học thuyết PCV cho các luật gia, thẩm phán về sau.
Trong q trình xét xử của mình, các Tịa án cấp tiêu bang và liên bang Hoa
Kỳ cũng đã đưa ra nhiều lý do giải thích cho việc áp dụng PCV trong từng vụ án.
43

Xem Berkey v. Third Ave. Railway Co., 155 N.E. 58 (N.Y. 1926).; Walkovszky v. Carlton, 223 N.E.2d 6
(N.Y. 1966).
44
Tldđ note 11, tr.1036
45
Nt.
46
Arthur W. Machen, Jr., Corporate Personality, 24 HARV. L. REV. 253 (1911).
47
142 F.2d tr.255

14


“Piercing the corporate veil” trong pháp luật Mỹ

Theo thống kê, có tối thiểu 11 loại lý do mà tịa án dựa vào để tiến hành học thuyết

PCV.48 Một số học giả thì tìm cách gói gọn 11 loại lý do nêu trên vào trong 3 nhóm
chính:
Căn cứ vào mức độ chi phối, điều hành cơng ty của ngƣời góp
vốn: tịa án dựa trên việc người góp vốn chi phối, điều hành cơng ty
một cách tồn diện để thực hiện các hành vi sai trái.
Căn cứ vào mức độ đầu tƣ vào cơng ty của ngƣời góp vốn: tịa án
dựa trên việc đầu tư khơng đủ của người góp vốn vào công ty nhằm
hạn chế trách nhiệm của bản thân khi thực hiện các hành vi sai trái.
Căn cứ vào mức độ tách bạch giữa cơng ty và ngƣời góp vốn: tịa
án dựa trên việc người góp vốn cố tình khơng tách bạch tư cách hay
tài chính của cơng ty với bản thân nhằm thực hiện các hành vi sai
trái. 49
Chúng tơi sẽ sử dụng 3 nhóm chính này để làm hướng nghiên cứu sắp tới
cho bản luận văn.
2.1.

Mức độ chi phối, điều hành của ngƣời góp vốn đối với cơng ty:

2.1.1. Nội dung:
Theo thống kê, yếu tố về “mức độ chi phối, điều hành của người góp vốn
đối với cơng ty” được các luật sư viện dẫn nhiều nhất để yêu cầu tòa áp dụng PCV,
nhưng cũng là yếu tố ít được tòa án chấp nhận nhất.50 Tuy nhiên, một số học giả cũng
chỉ ra rằng, khi người góp vốn đạt được vị trí chi phối cơng ty và lợi dụng nó để làm
điều sai trái, cơng ty và người góp vốn lúc này có thể được xem là một thể thống nhất,
và cơng ty có thể xem là một “bí danh”, “bù nhìn” của người góp vốn để lẩn tránh
pháp luật.51 Các yếu tố “bí danh”, “bù nhìn” kể trên thường được tòa án chấp nhận

48

Tldđ note 11, tr. 1063, có thể kể ra ở đây (1) instrumentality, (2) alter ego, (3) mirepresentation, (4) agency,

(5) dummy, (6) lack of substantive seperation, (7) intertwining, (8) undercapitalization, (9) informalities, (10)
domination and control, (11) overlap.
49
Tldđ note 14, tr.192;
50
Tldđ note 11, tr.1063. Yếu tố này được viện dẫn trong 551 vụ án, nhưng chỉ được chấp nhận trong 314 vụ,
chiếm 56,99%. So với các yếu tố khác như mức độ góp vốn (73,33%), hay yếu tố tách bạch giữa cơng ty và
người góp vốn (85,11%), yếu tố có tỷ lệ chấp nhận rất thấp.
51
Tldđ note 3, tr.25-27.

15


“Piercing the corporate veil” trong pháp luật Mỹ

hơn trong quá trình xét xử.52 Sự khác nhau về tỷ lệ phụ thuộc vào ngôn từ được sử
dụng như thế cũng là một trong những điểm bất cấp trong pháp luật về PCV. Khi
nghiên cứu về luật nội dung, chúng tôi sẽ đồng nhất khái niệm “chi phối cơng ty”
(domination) và “bí danh” (alter ego) thành yếu tố mức độ chi phối, điều hành cơng ty
của người góp vốn.
Theo các học giả, việc chi phối cơng ty của người góp vốn có thể được thực
hiện bằng hai cách. Thứ nhất, một hay nhiều người góp vốn cá nhân có thể điều hành
cơng ty với tư cách làm chủ một mình hay là các cổ đông chi phối trong công ty.53
Thứ hai, người góp vốn là một cơng ty hay một tập đồn các cơng ty nắm giữ tồn bộ
hay phần lớn cổ phần của công ty con. Đây là trường hợp công ty mẹ - cơng ty con
điển hình.54
Hai trường hợp người góp vốn chi phối cơng ty ở trên chỉ là điều kiện cần
nếu chủ nợ muốn tòa án áp dụng học thuyết PCV với lý do người góp vốn chi phối
hoạt động của công ty.55 Điều này là rất dễ hiểu, bởi vì mục đích của học thuyết PCV

khơng phải là chống lại sự chi phối của người góp vốn đối với công ty mà là chống lại
sự lợi dụng địa vị chi phối đó để thực hiện các hoạt động sai trái. Tòa án sẽ phải xem
xét các yếu tố khác để quyết định có áp dụng PCV hay khơng.56
Thơng thường, khi xem xét yếu tố này, tịa án sẽ áp dụng các gói test. Các
yếu bổ sung có thể được nhắc lại như (1) có sự gian dối, lừa đảo trong hoạt động của
công ty kể trên, hoặc (2) có sự bất cơng, (3) hoặc các yếu tố khác.57
Tuy nhiên, các yếu tố kể trên không phải là duy nhất, thống nhất cho tất cả
các bang trên toàn nước Mỹ. Ví dụ, yếu tố “có sự gian dối, lừa đảo”, ở một số bang
đòi hỏi phải sự gian dối, lừa đảo phải được “chứng minh rõ ràng, hoặc được thừa

52

Tldđ note 11 tr.1063, “bí danh” chiếm 95,58%, “bù nhìn” chiếm 89,74%, “cơng cụ” chiếm 97,33%
Tldđ note 14, tr.200
54
Nt.
55
P HILLIP I. B LUMBERG, T HE LAW OF CORPORTE GROUPS: T ORT, CONTRACT, AND O THER COMMON LAW
P ROBLEMS IN THE SUBSTANTIVE LAW OF P ARENT AND SUBSIDIARY CORPORATIONS 114
(1987)[B LUMBERG, SUBSTANTIVE LAW ]; Xem thêm tldđ note 9, tr.353.
56
Tldđ note 9, tr.147.
57
Tldđ note 14, tr.200.
53

16


“Piercing the corporate veil” trong pháp luật Mỹ


nhận”58. Trong khi một số bang khác như Oregon không xem “gian dối” là một dấu
hiệu để áp dụng PCV mà chỉ cần ngun đơn chứng minh có “hành vi khơng phù
hợp” trong hoạt động của công ty.59
Trong thực tế xét xử, lý do “mức độ chi phối của người góp vốn với cơng
ty” thường được tịa án đặc biệt quan tâm trong các vụ án mà người góp vốn là một
cơng ty (mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con).60 Tuy nhiên, tịa án cũng thừa nhận, trong
mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con, cần thiết phải có sự chi phối, điều khiển ở mức độ
cao của người góp vốn đối với cơng ty con của mình.61 Vì thế, tịa án áp dụng học
thuyết PCV có sự mềm dẻo hơn. Tòa án cho rằng, những hành vi như việc giám đốc,
nhà quản lý của công ty mẹ, kiêm nhiệm là giám đốc của công ty con không phải là
yếu tố đủ để áp dụng học thuyết PCV.62 Thông thường, tịa án sẽ chỉ áp dụng PCV khi
thấy cơng ty mẹ đã có sự chi phối “hồn tồn” cơng ty con, đến mức có thể thấy rằng
cơng ty con “khơng cịn theo đuổi những mục tiêu riêng của mình, và chỉ tồn tại như
một phịng ban của cơng ty mẹ”.63 Ngồi ra, ngun đơn cịn buộc phải thuyết phục
tịa án rằng nếu như không áp dụng học thuyết PCV, vụ án sẽ dẫn đến một kết thúc
thiếu cơng bằng.64
Ngồi ra, ở Mỹ, tòa án chỉ áp dụng PCV đối với các cơng ty chỉ có một cổ
đơng, hoặc các cơng ty khơng niêm yết trên thị trường chứng khốn.65 Giải thích cho
điều này, một số nhà bình luận cho rằng, trong một công ty được niêm yết trên thị
trường chứng khốn, người góp vốn thường sẽ là những nhà đầu tư thụ động và quyền
quản lý, điều hành thường tách bạch với quyền sở hữu của họ.66 Trong trường hợp đó,
việc chi phối và điều hành cơng ty của người góp vốn là ít khi xảy ra. Hơn nữa, việc
áp dụng PCV đối với các công ty này là rất khó khăn vì sẽ dễ dẫn đến bất cơng trong
58

Marilyn Blumberg Cane & Robert Burnett, Piercing the Corporate Veil in Florida: Defining Improper
Conduct, 21 NOVA L.REV. 663, 667 (1997)
59
Nt. tr.667-68.

60
Sinclair Oil Corp. v. Levien, 280 A.2d 717 (Del. 1971); tldđ note 3, tr. 25-26.
61
Tldđ note 41,. tr.327
62
B LUMBERG, Tldđ note 55, tr.132-33.
63
FMC Finn. Corp. v. Murphree, 632 F.2d 413, 422 (5 th Cir. 1980); Banco de Desarrollo Agropecuario, S.A. v.
Gibbs, 709 F. Supp. 1302, 1308 (S.D.N.Y. 1989); Schmidt v. Roehm GmbH, 544 F. Supp. 272 (Kan. 1982);
Japan Petroleum Co. (Nigeria) v. Ashland Oil, Inc., 456 F. Supp. 831, 841.
64
FDIC v. Sea Pines Co., 692 F.2d 973, 976 (4 th Cir. 1982); Agristor Leasing v. Meuli, 634 F. Supp. 1208, 1213
(Kan. 1986).
65
Tldđ note 11, tr.1039, 1047.
66
Tldđ note 41, tr.289.

17


“Piercing the corporate veil” trong pháp luật Mỹ

việc quy kết trách nhiệm cá nhân cho các cổ đông.67 Cần nhắc lại, một trong những
mục tiêu của luật công ty là điều hóa mâu thuẫn giữa các cổ động thụ động và các cổ
đơng tích cực trong cơng ty, tỏa án do đó khơng thể áp dụng PCV để bảo vệ chủ nợ
của công ty nhưng lại ảnh hưởng đến đối tượng khác.
2.1.2. Áp dụng:
Như đã trình bày, tịa án chỉ áp dụng PCV khi nguyên đơn chứng minh
được có sự thống nhất lợi ích, chi phối của người góp vốn đối với cơng ty và nếu

khơng áp dụng PCV thì kết cục của vụ án sẽ dẫn đến bất công.68
Trong vụ Japan Petroleum Co. v. Ashland Oil,69 nguyên đơn khởi kiện một
cơng ty mẹ ở Kentucky, địi bồi thường cho những thiệt hại do công ty con ở Nigeria
gây ra. Cơng ty con và cơng ty mẹ có ban giám đốc và đội ngũ quản lý giống nhau.
Tuy nhiên, tòa án đã từ chối áp dụng PCV với lý do các kế hoạch tài chính của cơng ty
con và cơng ty mẹ là tách biệt nhau. Hơn nữa, công ty con tự trả lương cho nhân viên
bằng tài khoản của mình và đồng thời tự điều hành cơng việc hàng ngày nhân danh
bản thân, độc lập hồn tồn. Xét vì lẽ đó, tịa án cho rằng cơng ty con là một pháp
nhân độc lập, theo đuổi những mục đích riêng, do đó khơng có cơ sở để áp dụng học
thuyết PCV.
Ngược lại, trong vụ McKinney v. Gannett,70 nguyên đơn là một cựu giám
đốc của một công ty con đã kiện cơng ty mẹ để địi quyền lợi sau khi bị sa thải. Ơng ta
cho rằng cơng ty mẹ đã chi phối công ty con, thông qua việc can thiệp vào cơng việc
hàng ngày của cơng ty con, vì thế cơng ty mẹ phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này.
Tòa án điều tra ra rằng, công ty mẹ đã thực sự chi phối công việc hàng ngày của công
ty con thơng qua việc cơng ty mẹ đã trực tiếp kí hợp đồng với nguyên đơn vào chức
danh giám đốc của cơng ty con. Ngồi ra, cơng ty mẹ cịn tiến hành việc rút tất cả lợi
nhuận hàng tháng mà công ty con có được. Vì những lẽ đó, tịa án đã áp dụng học

67

Frank. H. Easterbrook & Daniel R. Fischel, Limited Liabiltiy and the Corporation, 52 U. CHI. L.REV. 89,
109-10 (1985)
68
Xem 2.1.1.
69
456 F. Supp. 831 (Del. 1978)
70
817 F.2d 659 (10th Cir. 1987)


18


“Piercing the corporate veil” trong pháp luật Mỹ

thuyết PCV đối với cơng ty mẹ vì lý do có sự chi phối hồn tồn của người góp vốn
vào cơng ty và cơng ty con thực chất chỉ là một “bí danh” của cơng ty mẹ.
Tương tự vụ án trên, tịa án trong vụ Northern Illinois Gas Co. v. Total
Energy Leasing Corp.71 đã một lần nữa khẳng định “lừa gạt”, “bất công” là điều kiện
cần để áp dụng học thuyết PCV đối với các cơng ty chịu sự chi phối hồn tồn của
người góp vốn. Trong vụ án này, tịa án nhận thấy cơng ty mẹ đã thường xun rút
tồn bộ số vốn mà cơng ty con có được, khiến cơng ty con khơng đủ khả năng thanh
tốn cho chủ nợ. Tịa án nhận định đây là hành vi sai trái, mang tính lừa gạt.72 Kết
quả, tịa án đã áp dụng học thuyết PCV đối với công ty mẹ.
Một vài vụ án khác, tòa án cũng khẳng định nguyên tắc áp dụng pháp luật
này như vụ Washington National Corp. v. Thomas73 liên quan đến giao dịch dưới giá
thành giữa các công ty con theo chỉ đạo của công ty mẹ. Hay vụ Sabine Towing &
Transportation Co. v. Merit Ventures, Inc.,74 công ty mẹ thành lập hai công ty con,
một chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa bằng tàu thủy và một chuyên kinh doanh cho
thuê tàu thủy để vận tải hàng hóa. Công ty chuyên kinh doanh vận tải nhận đơn đặt
hàng và tiền cọc từ khách hàng, sau đó sử dụng tiền đặt cọc để thuê tàu thủy của công
ty chuyên cho thuê tàu thủy. Sau một thời gian, công ty vận tải phá sản, nhưng các chủ
nợ không thể thu hồi được nợ do tài sản của công ty là không nhiều và tàu thủy được
dùng không thể được sử dụng để cấn trừ nợ do vẫn nằm dưới hình thức thuê. Trái lại,
công ty mẹ được hưởng lợi từ giao dịch hồn tồn hợp pháp trên hình thức giữa hai
cơng ty con của mình bằng việc xin giảm thuế do một cơng ty con trong tập đồn đã
thua lỗ75. Tuy thế, tòa án cuối cùng đã áp dụng học thuyết PCV để lật mặt nạ giao dịch
này với lý do có sự chi phối của cơng ty mẹ với các công ty con nhằm lừa gạt.

71


502 F. Supp. 412 (III. 1980)
Nt. tr.419-20.
73
570 P.2d 1268 (Ariz. 1977).
74
575 F. Supp. 1442 (5th Cir. 1983).
75
Nt. tr.1447.
72

19


“Piercing the corporate veil” trong pháp luật Mỹ

2.2.

Mức độ đầu tƣ vào cơng ty của ngƣời góp vốn (“đầu tƣ không đủ”):

2.2.1. Nội dung:
Lý do này thường được các học giả ở Hoa Kỳ bàn bạc đến khi nghiên cứu
học thuyết PCV.76 Tuy nhiên, các con số thống kê cho tịa án thường khơng cho áp
dụng học thuyết PCV dựa trên yếu tố này nhiều. Ví dụ, Các học giả cho rằng một
người góp vốn nếu đầu tư q ít, mang tính danh nghĩa vào cơng ty thì người góp vốn
đó phải chịu trách nhiệm cá nhân khi cơng ty bị yêu cầu áp dụng PCV.77 Con số thống
kê lại cho thấy tòa án đồng ý áp dụng PCV cho lý do này ở tỷ lệ thấp nhất.78 Bên cạnh
đó, các luật thành văn ở Mỹ cũng ít đề cập đến yếu tố “đầu tư không đủ” này.79 Dù
vậy, tuy khơng phải là một lý do được tịa án chấp nhận nhiều, “đầu tư khơng đủ” vẫn
có vị trí quan trọng trong mảng pháp luật về PCV của Mỹ. Hơn nữa, việc pháp luật

công ty của phần lớn các bang của Mỹ không quy định vốn điều lệ tối thiểu của công
ty đã khiến cho học thuyết PCV trở thành cứu cánh bảo vệ duy nhất cho các chủ nợ.80
Yếu tố “đầu tư khơng đủ” được hiểu là khi tịa án cho rằng tài sản được đầu
tư vào công ty là “quá ít”, “chỉ mang tính danh nghĩa” tại thời điểm nguyên đơn khởi
kiện.81 Tòa án sẽ xác định tài sản kể trên là “q ít” hay khơng căn cứ vào việc so sánh
khối tài sản có đủ khả năng thanh tốn cho các rủi ro cơng ty có thể gặp phải, hoặc
quá ít so với các thương vụ làm ăn mà công ty tiến hành.82
Cũng như các lý do khác đã được đề cập, yếu tố “đầu tư” cũng không phải
là một dấu hiệu in per se (tự thân) để tịa án mặc nhiên áp dụng học thuyết PCV.83
Thơng thường, phía nguyên đơn cũng phải chứng minh thêm rằng bị đơn, ngoài việc

76

Tldđ note 11, tr.1065
Rutherford B. Campbell, Limited Liabiltiy For Corporate Shareholders: Myth or Matter-Of-Fact, 63 K.Y L.J.
23, 53 (1975)
78
Tldđ note 11, tr.1066, đối với các án mà nguyên đơn là chủ nợ hợp đồng của bị đơn, tòa chỉ áp dụng PCV với
lý do kể trên cho 16/327 vụ (13%). Trong khi đó, ngay cả khi yếu tố “đầu tư ít, danh nghĩa” hiện hữu rõ ràng thì
tịa án cũng chỉ áp dụng PCV cho từ 70-75% trường hợp.
79
Nt. chỉ có 8% các đạo luật thành văn của Mỹ liên quan đến PCV có nhắc đến lý do này.
80
Harvey Gelb, Piercing the Corporate Veil – The Undercapitalization Factor, 59 CHI.-KENT. L.REV. 1
(1982).
81
Baird Ward Printing Co. v. Great Recipes Publishing Assoc., 811 F.2d 305, 308 (6 th Cir. 1987); Xem tldđ note
80 tr.2; tldđ note 67, tr.113.
82
Consumer’s Co-Op, 419 N.W.2d tr 216; HENRY W.B ALLANTINE , B ALLANTINE ON CORPORATIONS Ch. X

(rev. ed. 1946).
83
Gartner v. Snyder, 607 F.2d 582, 586, 588 (2d Cir. 1979); Xem thêm 282 F.2d 231, 240 (2d Cir. 1960);
Consumer’s Co-Op, tr.216, 217; tldđ note 80 , tr.12.
77

20


×