Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VƠ HIỆU THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ

GVHD: TH.S ĐINH THỊ CHIẾN
SVTH: NGUYỄN XUÂN QUỲNH
MSSV: 0955020129
NIÊN KHÓA: 2009 – 2013

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Đinh
Thị Chiến, cô đã gợi mở những ý tưởng ban đầu và tận tình hướng dẫn giúp em
hồn thành khóa luận.
Em chân thành cảm ơn quý thầy cô đang công tác, giảng dạy tại Trường Đại
Học Luật TP. Hồ Chí Minh đã hết lòng truyền đạt kiến thức, chia sẽ kinh nghiệm,
kỹ năng cho chúng em trong 04 năm em theo học tại trường.
Em chân thành cảm ơn các bác, các cơ, chú, anh, chị làm việc tại Tịa án nhân
dân TP. Hồ Chí Minh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và cơ quan Thanh tra
Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong việc tìm kiếm, thu thập thông tin. Em gởi lời cảm ơn đến anh Lê Trần Hưng,
Thanh tra viên đã giúp đỡ em trong việc phân tích, đánh giá thơng tin.
Và em cịn muốn gửi lời cám ơn đến chị Nguyễn Thị Nhật Linh, đến gia đình,


bạn bè đã giúp em tìm và chỉnh sửa lỗi trong khóa luận, khích lệ em trong q trình
thực hiện khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng nhưng khóa luận khơng tránh khỏi thiếu sót, em rất mong
nhận được lời góp ý từ q thầy cơ a.
Em xin chân thành cám ơn
SVTH: Nguyễn Xuân Quỳnh


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... 1
MỤC LỤC ................................................................................................................. 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 3
3.1 Mục đích của việc nghiên cứu ................................................................... 3
3.2 Nhiệm vụ của việc nghiên cứu .................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ......................................................................... 4
7. Kết cấu đề tài .................................................................................................. 5
CHƢƠNG 1 ............................................................................................................... 6
1.1 Khái quát về hợp đồng vô hiệu ...................................................................... 6
1.1.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................. 6
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng vô hiệu ................................................. 7
1.1.4 Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu ................................................ 13
1.2 Khái quát về hợp đồng lao động vô hiệu ..................................................... 14
1.2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 14
đồng lao động vô hiệu. .................................................................................... 15

1.2.2 Khái niệm, ý nghĩa của hợp đồng lao động vô hiệu ........................... 15
1.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển hợp đồng lao động vô hiệu từ năm
1945 đến 30/04/2013 ......................................................................................... 17
1.2.4 Quy định về hợp đồng lao động vô hiệu trong pháp luật lao động
hiện hành .......................................................................................................... 22
CHƢƠNG 2 ............................................................................................................. 30
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU VÀ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .................................................................................. 30


2.1. Thực trạng pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu ................................ 30
2.1.1 Về các trƣờng hợp hợp đồng lao động vô hiệu ................................... 30
2.1.2 Về quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu ..................... 34
2.1.3 Về thẩm quyền tuyên bố, xử lý hợp đồng lao động vô hiệu ................ 35
2.1.4 Thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu chƣa đƣợc đề
cập ..................................................................................................................... 36
2.1.5 Về hậu quả pháp lý của hợp đồng lao động vô hiệu ............................ 37
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu ..................... 39
2.2.1 Thanh tra lao động ................................................................................. 39
2.2.2 Tòa án nhân dân ..................................................................................... 40
2.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu
Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ a
PHỤ LỤC ................................................................................................................... f


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS 2005
TANDTC

BLDS

Bộ luật Dân sự 2005
Tòa án nhân dân tối cao
Bộ luận dân sự

BLLĐ 2012

Bộ luật Lao động 2012

BLLĐ 1994

Bộ luật Lao động 1994

BLTTDS 2011
NLĐ
NSDLĐ
WTO
BLĐ - TBXH
NĐ - CP

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2011
Người lao động
Người sử dụng lao động
World Trade Organization (Tổ chức
thương mại Thế giới)
Bộ lao động – Thương binh xã hội
Nghị định – Chính phủ



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hợp đồng lao động có một vai trị đặc biệt quan trọng khơng ai có thể phủ
nhận nhất là trong thời điểm hiện nay khi Việt Nam đang phát triển quan hệ lao
động theo định hướng kinh tế - thị trường. Xuất phát từ tầm quan trọng của hợp
đồng lao động cho nên khi xây dựng pháp luật lao động các nhà làm luật rất chú
trọng tới chế định hợp đồng lao động. Nếu ví pháp luật lao động là một “cơ thể
sống” thì chế định hợp đồng lao động là “xương sống” của “cơ thể sống” ấy. Thông
qua các quy pháp luật lao động về chế định hợp đồng lao động như: quy định về
giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, quy định về sửa đổi, bổ
sung, chấm dứt hợp đồng lao động…đã tạo điều kiện cho các bên giao kết, thực
hiện, hưởng quyền và gánh vác những nghĩa vụ trọng quạn hệ lao động, bảo đảm
tính linh hoạt, tự do, tự nguyện của các bên trong quan hệ lao động, điều chỉnh được
cơ bản sự vận động của thị trường lao động qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển
của thị trường sức lao động. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp các bên
giao kết hộ đồng không đúng pháp luật về nội dung, hình thức hoặc vi phạm nguyên
tắc giao kết hợp đồng … làm hưởng đến quyền lợi của một bên hoặc lợi ích chung
của nhà nước. Do vậy, pháp luật về hợp đồng đã đặt ra chế định hợp đồng vô hiệu
để xử lý đối với các trường hợp này. Bộ luật Lao động năm 1994, qua ba lần sửa
đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 (BLLĐ 1994), cũng như văn bản hướng dẫn thi
hành Bộ luật lao động chưa có quy định đầy đủ, rõ ràng về hợp đồng lao động vô
hiệu.
Bộ luật lao động hiện hành – Bộ luật lao động 2012 chính thức có hiệu lực từ
ngày 01/05/2013 đánh dấu bước phát triển tiến bộ trong quy định về hợp đồng lao
động vô hiệu. Bộ luật lao động hiện hành có những quy định khá rõ về trường hợp
lao động vô hiệu, phân loại hợp đồng lao động vơ hiệu, quy định người có thẩm
quyền tun bố hợp đồng lao động vơ hiệu và biện pháp xử lí hợp đồng lao động vơ
hiệu. Như vậy có thể thấy rằng các nhà làm luật đã ý thức hơn về ý nghĩa cực kì
quan trọng của chế định hợp đồng lao động vô hiệu trong công cuộc phát triển quan

1


hệ lao động định hướng kinh tế - thị tường, không chỉ giúp các bên giao kết hợp
đồng lao động hợp pháp mà còn cung cấp cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền
tiến hành xử lí hợp đồng lao động vô hiệu.
Tuy nhiên, quy định về hợp đồng lao động vô hiệu trong Bộ luật Lao động
hiện hành vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Một số quy định về trường hợp lao động vơ
hiệu cịn cứng nhắc, trói buộc gây bất lợi cho người lao động, Bộ luật Lao động
chưa quy định đầy đủ các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu, thẩm quyền và thủ
tục xử lí hợp đồng lao động của cơ quan có thẩm quyền chưa được quy định rõ ràng,
vấn đề xử lí hợp đồng lao động vơ hiệu cịn chung chung, chưa đảm bảo bảo vệ
quyền lợi người lao động ở mức cao nhất.
Bên cạnh đó, so với quy định của một số quốc gia về hợp đồng lao động vơ hiệu thì
quy định trong luật lao động của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa tương đồng.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào thị trường lao động thế giới thông
qua cơ chế xuất khẩu lao động đi làm việc ở nước ngoài cùng định hướng phát triển
quan hệ lao động hướng kinh tế - thị trường thì Việt Nam cần có sự cải cách pháp
luật lao động nói chung và pháp luật về hơp đồng lao động vơ hiệu nói riêng theo
hướng tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ trong pháp luật hợp đồng lao động
vơ hiệu của các nước góp phần hồn thiện pháp luật lao động quốc gia.
Từ những lý do trên em đã lựa chọn đề tài “Hợp đồng lao động vơ hiệu theo pháp
luật Việt Nam” để làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về đề tài “hợp đồng lao động vô hiệu” đã có một số luận văn thạc sĩ, luận văn
cử nhân luật nghiên cứu, như: Luận án thạc sỹ của Hồng Văn Hùng “Pháp luật về
hợp đồng lao động vơ hiệu, thực trạng và định hướng hoàn thiện” năm 2006; Luận
văn cao học của Trần Thị Bé Năm “Vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp
luật Việt Nam” năm 2012; Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật của Nguyễn Thanh
Thư “Hợp đồng lao động vô hiệu và một số định hướng hồn thiện” năm 2007.

Ngồi ra, cũng có nhiều bài viết của các tác giả cũng đề cập tới vấn đề hợp
đồng lao động vô hiệu đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Phạm Thị Thúy Nga
với “Về hợp đồng lao động vô hiệu”, Nguyễn Việt Cường với “Bàn về hợp đồng lao
2


động vơ hiệu”, Bùi Thị Kim Ngân với “Hướng hồn thiện các quy định của pháp
luật về chấm dứt hợp đồng lao động và hợp đồng lao động” và “Về hợp đồng lao
động theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động”, Lưu Bình
Nhưỡng với “Những yếu tố của hợp đồng lao động: nhìn từ góc độ so sánh giữa
Luật lao động Việt Nam và Luật lao động Australia”…
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu có liên quan em thấy
rằng các cơng trình này chỉ nghiên cứu các quy định về hợp đồng lao động vô hiệu
của Bộ luật lao động 1994, Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật lao động năm 2002 hoặc
chỉ nghiên cứu một số khía cạnh trong quy định về hợp đồng lao động vô hiệu, kết
quả nghiên cứu mới chỉ đưa ra đề xuất, định hướng quy định về hợp đồng lao động
vô hiệu, đặc biệt chưa có cơng trình nào nghiên cứu vấn đề hợp đồng lao động vơ
hiệu trong BLLĐ 2012. Như đã nói ở trên, mặc dù có quy định đầy đủ hơn nhưng
các quy định về hợp đồng lao động vô hiệu trong BLLĐ 2012 vẫn còn những điểm
bất cập và thiếu sót cần được nghiên cứu, hồn thiện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích của việc nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về hợp đồng
lao động vô hiệu, phân tích thực trạng về hợp đồng lao động vơ hiệu để tìm ra
những vướng mắc, những điểm bất cập của pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu;
tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài về vấn đề này để đưa ra các giải pháp
hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về hợp đồng lao động vơ hiệu.
3.2 Nhiệm vụ của việc nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu trên thì nhiệm vụ đặt ra là:
o Trình bày, phân tích và làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của hợp đồng lao

động vô hiệu.
o Tìm hiểu và phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về
hợp đồng lao động vô hiệu.
o Nghiên cứu quy định của một số quốc gia trên thế giới về hợp đồng lao động
vô hiệu và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
3


o Đề xuất các giải pháp pháp lý cụ thể để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm
hoàn thiện các quy định về hợp đồng lao động vô hiệu.
4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam” nên phạm vi
nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu những quy định pháp luât về hợp đồng
vô hiệu trong quy định của Bộ Luật Lao động cùng các văn bản liên quan, làm rõ
vấn đề lý luận cơ bản hợp đồng về hợp đồng lao động vô hiệu, thực trạng của việc
quy định và thực tiến áp dụng, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật
hợp đồng lao động vơ hiệu. Ngồi ra, cịn có sự liên hệ với các quy định về hợp
đồng vô hiệu trong Bộ luật Dân sự 2005 và pháp luật hợp đồng lao động vô hiệu của
một số quốc gia khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
o Phương pháp tổng hợp, phân tích
o Phương pháp so sánh
o Phương pháp chứng minh
o Phương pháp lịch sử
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Thứ nhất, vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu trong Bộ luật Lao động 2012 có
nhiều điểm mới so với BLLĐ 1994 bên cạnh đó cịn tồn tại một số điểm bất cập,
chưa rõ. Vì vậy, các nghiên cứu, phân tích về vấn đề này có ý nghĩa quan trọng để
tạo cơ sở cho việc áp dụng đúng, thống nhất pháp luật về hợp đồng lao động vô
hiệu.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho những người
học, nghiên cứu về pháp luật lao động nói chung, về hợp đồng lao động vơ hiệu nói
riêng.
Thứ ba, kiến giải, đề xuất trong đề tài có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho
các nhà làm luật để hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động vô
hiệu.

4


7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo khóa luận bao
gồm 2 chương
Chương 1. Lý luận chung về hợp đồng vô hiệu.
Chương 2. Thực trạng pháp luật về hợp đồng lao động vơ hiệu và giải pháp hồn
thiện.

5


2013

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ HỢP ĐỒNG
LAO ĐỘNG VƠ HIỆU
1.1 Khái qt về hợp đồng vơ hiệu
1.1.1 Cơ sở lý luận
Hợp đồng hình thành nhằm điều tiết các quan hệ nảy sinh từ khi xã hội lồi

người có sự phân cơng lao động và xuất hiện các hình thức trao đổi hàng hóa. Cùng
với sự phát triển chung của xã hội, của việc giao lưu, buôn bán, hợp tác kinh tế,
thương mại, sản xuất, lao động…hợp đồng ngày càng đa dạng và phức tạp. Dù được
hình thành trong lĩnh vực quan hệ xã hội nào thì hợp đồng luôn là sự thỏa thuận giữa
các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong quan hệ đó
và giữa các hợp đồng này luôn tồn tại những đặc điểm chung sau: Thứ nhất, sự thỏa
thuận nhằm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trên nguyên tắc hoàn toàn tự
nguyện. Thứ hai, hợp đồng phải được xác lập bởi người có năng lực hành vi. Thứ ba,
nội dung và mục đích hợp đồng không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội.
Pháp luật hợp đồng được nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hợp
đồng, trên cơ sở đó các chủ thể tham gia hợp đồng có cách hành xử đúng đắn và phù
hợp qua đó bảo đảm được quyền và lợi ích của các bên. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp
hợp đồng do các bên giao kết bị vơ hiệu, chính vì vậy quy định pháp luật về hợp đồng
vô hiệu đã được xây dựng.
Mặc dù nguồn của pháp luật điều chỉnh hợp đồng vô hiệu ở Việt Nam rất phong
phú nhưng chúng nằm rải rác trong nhiều văn bản có giá trị pháp lý cao thấp khác
nhau, hiện cũng không tồn tại bất cứ một quy định pháp lý nào quy định trực tiếp một
văn bản pháp lý có giá trị là nguồn chung điều chỉnh tất cả các loại hợp đồng. Nhìn
một cách tổng quát trong quan hệ tư thì có thể nói rằng BLDS 2005 là nguồn luật
chung cho những ngành luật còn lại – ngành luật chuyên ngành. Điều 1 BLDS 2005
cho thấy phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 không chỉ điều chỉnh mỗi quan hệ dân
sự thông thường mà điều chỉnh tất cả các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, hơn
nhân gia đình, lao động do đó, khi BLDS 2005 đã có những quy định về hợp đồng vơ
6


2013

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam


hiệu thì những luật chuyên ngành – Luật Lao động có thể dựa trên các quy định của
BLDS 2005. Hơn nữa, những quy phạm về hợp đồng vô hiệu quy định trong BLDS
2005 được đánh giá là đủ nhất và hồn chỉnh nhất so với những nguồn khác, chính vì
vậy em chọn BLDS 2005 để trình bày khái quát các quy định hợp đồng vơ hiệu và
qua đó làm cơ sở để nghiên cứu, tìm ra điểm bất cập ở những quy định hợp đồng lao
động vô hiệu trong BLLĐ 2012.
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng vô hiệu
1.1.2.1 Khái niệm
BLDS 2005 quy định hợp đồng vô hiệu, tuy nhiên, lại không đề cập tới khái
niệm hợp đồng vô hiệu, để xác định hợp đồng vô hiệu phải căn cứ vào Điều 410, Điều
127 và Điều 122. Xuất phát từ tư duy của nhà làm luật cho rằng giao dịch dân sự là
hợp đồng [1, Điều 121] cho nên khi điều kiện có hiệu lực của giao dịch đã quy định
trong mục giao dịch dân sự do đó khơng quy định lại trong mục hợp đồng nữa, nhưng
các nhà làm luật cũng không cho biết khái niệm giao dịch dân sư vô hiệu [1, Điều
122].
Hiểu theo nghĩa thông thường “vô hiệu” là “khơng có hiệu lực” [34, tr.1826],
hợp đồng vơ hiệu là hợp đồng khơng có hiệu lực.
Trong khoa học pháp lý, nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm trên cơ sở nghiên cứu
đặc điểm của hợp đồng vô hiệu, tác giả Nguyễn Xuân Quang và cộng tác viên trong
cuốn Luật Dân sự Việt Nam cho rằng “Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng vi phạm một
trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng” [51, tr.321] hay theo tác giả Phạm
Nguyễn Linh thì “hợp đồng vơ hiệu là hợp đồng được kí kết trái với những quy định
của pháp luật hiện hành” [54, tr.11].
Như vậy, hợp đồng vô hiệu là hợp đồng mà các bên khi giao kết hợp đồng đã
không tuân thủ quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng được quy định tại
Điều 122 BLDS 2005 dẫn đến hợp đồng không được pháp luật cơng nhận, khơng có
giá trị phát sinh hiệu lực.
1.1.2.1 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Như trên đã phân tích, hợp đồng lao động vơ hiệu là hợp đồng không phátsinh
hiệu lực. Do vậy, để làm cơ sở cho việc nghiên cứu các trường hợp hợp đồng vô hiệu

7


2013

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

nói chung, hợp đồng lao động nói riêng, chúng ta sẽ phân tích các điều kiện có hiệu
lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự:
o Năng lực hành vi của người tham gia giao kết hợp đồng:
Nếu như năng lực pháp luật của cá nhân là do pháp luật quy định cho các quyền
và nghĩa vụ, năng lực pháp luật ở mỗi cá nhân là như nhau thì năng lực hành vi của cá
nhân là khả năng của người đó bằng hành vi của mình xác lập quyền, thực hiện quyền
và nghĩa vụ của họ. Năng lực hành vi của mỗi người tham gia giao kết hợp đồng là
khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, ý chí, trình độ, khả năng nhận
thức ở mỗi người.
Pháp luật quy định để hợp đồng có hiệu lực người tham gia hợp đồng phải có
năng lực hành vi bởi bản chất của hợp đồng là sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất ý
chí và bày tỏ ý chí của các bên tham gia hợp đồng về quyền và nghĩa vụ, chỉ người có
năng lực hành vi mới có ý chí riêng, có khả năng nhận thức về hành vi của mình để tự
xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, đồng thời tự chịu trách
nhiệm trong hợp đồng.
Trong các lĩnh vực hợp đồng khác nhau thì quy định pháp luật về điều kiện năng
lực hành vi của chủ thể là khác nhau, do đó để xác định năng lực hành vi của người
tham gia chúng ta phải xem xét đến quan hệ hợp đồng mà người đó tham gia. Chẳng
hạn, trong lĩnh vực hợp đồng dân sự, BLDS 2005 quy định những người từ đủ 18 tuổi
trở lên, không bị mất năng lực hành vi hoặc không bị hạn chế năng lực hành vi thì
được quyền tự do giao kết hợp đồng. Trong khi đó, BLLĐ hiện hành quy định, trong
các trường hợp bình thường, người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động thì mới
được quyền tự mình ký kết hợp đồng lao động, đối với người sử dụng lao động là cá

nhân thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự.
o Mục đích và nội dung của hợp đồng:
Mặc dù pháp luật hợp đồng đề cao và tôn trọng sự tự do thỏa thuận, tự do ý chí
của các bên tuy nhiên, để bảo vệ lợi ích cơng cộng hoặc những giá trị tốt đẹp trong xã
hội pháp luật cũng đề ra những giới hạn nhất định đối với sự tự do thỏa thuận ấy.
8


2013

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

BLDS 2005 quy định: hợp đồng “có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của
pháp luật, trái đạo đức xã hội” thì vơ hiệu [1, Điều 128].
Mục đích của hợp đồng được hiểu là lợi ích mà các bên mong muốn đạt được
khi kí kết hợp đồng [1, Điều 123], nội dung hợp đồng là tổng hợp những điều khoản
trong hợp đồng, quy định về quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong quá
trình giao kết hợp đồng.
“Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ
thể thực hiện những hành vi nhất định” [1, Điều 128], cho nên vi phạm điều cấm của
pháp luật đó là việc chủ thể giao kết hợp đồng thực hiện hành vi mà pháp luật không
cho phép thực hiện.
“Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong
đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng” [1, Điều 128], nên trái đạo
đức xã hội là làm ngược lại với chuẩn mực ứng xử chung của xã hội.
Mục đích và nội dung của hợp đồng ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các
chủ thể thỏa thuận xây dựng nội dung hợp đồng luôn nhằm một mục đích nhất định.
Khi hợp đồng được xác lập, thực hiện nhưng dựa trên sự vi phạm pháp luật, vi phạm
chuẩn mực ứng xử của xã hội thì vô hiệu. Chẳng hạn, do ma túy là loại hàng hóa pháp

luật cấm mua bán dân sự do đó khi các bên giao kết hợp đồng mua bán ma túy thì hợp
đồng đương nhiên vơ hiệu, hoặc, hợp đồng dịch vụ mơ giới nhưng nhằm mục đích
mua bán phụ nữ, trẻ em thì vơ hiệu.
o Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện
Bản chất của hợp đồng là sự bày tỏ ý chí và sự thống nhất ý chí giữa các bên
cho nên sự tự nguyện bao gồm các yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí.
Khơng có tự do ý chí và bày tỏ ý chí thì khơng có tự nguyện, nếu thiếu một trong hai
yếu tố này hoặc không thống nhất ý chí giữa các bên thì cũng khơng thể có sự tự
nguyện. Sự tự nguyện của các bên trong một hợp đồng là một trong những nguyên tắc
luật định, do đó các bên khi giao kết hợp đồng bắt buộc phải tuân theo. Vi phạm sự tự
nguyện của chủ thể là vi phạm pháp luật vì vậy, hợp đồng mà chủ thể giao kết, xác lập
khơng hồn tồn tự nguyện sẽ bị vô hiệu. Một số trường hợp hợp đồng xác lập khơng
có sự tự nguyện, bao gồm trường hợp vô hiệu do nhầm lẫn, do bị lừa dối, bị đe dọa và
9


2013

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

do xác lập tại thời điểm người tham gia hợp đồng không nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình, hợp đồng xác lập trong những trường hợp này sẽ bị vơ hiệu.
o Hình thức hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật
Hình thức hợp đồng là cách thức mà các bên thể hiện tuyên bố ý chí của các bên
và chứng minh sự tồn tại hợp đồng. Hình thức chỉ là điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng khi pháp luật có quy định [1, Điều 122] nhưng “hợp đồng không bị vô hiệu
trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp luật có quy định khác” [1,
Điều 401]. Như vậy, chỉ trong trường hợp “có quy định khác” thì khi vi phạm về hình
thức hợp đồng mới vơ hiệu, nếu có vi phạm hình thức nhưng khơng rơi vào “trường
hợp khác” thì hợp đồng khơng vơ hiệu, một câu hỏi đặt ra “…quy định khác” là

những quy định nào, BLDS 2005 chưa có câu trả lời. Theo quan điểm của tác giả
Tưởng Duy Lượng “nếu khơng có quy định nào của pháp luật đề cập đến việc vơ hiệu
về hình thức của hợp đồng thì dù một hợp đồng nào đó có vi phạm về điều kiện hình
thức cũng khơng bị vơ hiệu” [55].
Bên cạnh quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, pháp luật dân
sự còn quy định hai trường hợp khác làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng:
o Hợp đồng được giao kết trên cơ sở giả tạo
Theo quy định của BLDS 2005 thì khi các bên xác lập hợp đồng “một cách giả
tạo nhằm che dấu một giao dịch khác” thì hợp đồng đó được coi là hợp đồng giả tạo.
Trong hợp đồng giả tạo có sự tự nguyện của các bên, có sự thống nhất ý chí giữa các
bên, đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nhưng hợp đồng này có mục
đích là che dấu một hợp đồng bất hợp pháp hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người
thứ ba. Với mục đích bảo vệ trật tự cơng hoặc bảo vệ lợi ích của người thứ ba pháp
luật không thừa nhận hợp đồng giả tạo nên hợp đồng giả tạo sẽ đương nhiên vô hiệu.
o Đối tượng hợp đồng không thể thực hiện được
BLDS 2005 quy định “Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc
phải làm hoặc không được làm” [1, Điều 402] và khi “đối tượng hợp đồng không thể
thực hiện được” thì hợp đồng có thể vơ hiệu, tuy nhiên một hợp đồng để tuyên vô
hiệu khi và chỉ khi nguyên nhân gây ra là “lý do khách quan” và nguyên nhân này có
từ thời điểm ngay từ khi các bên tiến hành kí kết [1, Điều 411]
10


2013

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

1.1.3 Phân loại hợp đồng vô hiệu
Trong khoa học pháp lý, dựa trên các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân
loại hợp đồng vô hiệu khác nhau. Dựa vào tính chất của sự vi phạm, người ta phân

chia hợp đồng vô hiệu thành hai loại là hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô
hiệu tương đối [57, tr. 149 – 151]. Dựa vào mức độ, phạm vi của sự vi phạm, người ta
phân chia thành hợp đồng vô hiệu từng phần và hợp đồng vô hiệu tồn bộ.
 Hợp đồng vơ hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tuyệt đối
Cách phân loại này chỉ được các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực dân sự
[57, tr. 149 – 151]. Theo đó, hợp đồng vơ hiệu tuyệt đối và hợp đồng vơ hiệu tương
đối có những điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì mặc nhiên bị coi vơ hiệu, cịn hợp đồng
vơ hiệu tương đối chỉ vơ hiệu khi có đơn u cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan và Tịa án ra quyết định tun hợp đồng vơ hiệu.
Thứ hai, sự khác biệt về thời hạn yêu cầu Tịa án tun bố hợp đồng vơ hiệu.
Đối với hợp đồng vơ hiệu tuyệt đối thì thời hạn u cầu là khơng bị hạn chế cịn đối
với hợp đồng vơ hiệu tương đối thì thời hạn u cầu Tịa án tuyên bố hợp đồng vô
hiệu là hai năm, kể từ ngày xác lập hợp đồng.
Thứ ba, hợp đồng thuộc trường hợp vơ hiệu tuyệt đối có thể bị vơ hiệu khơng
phụ thuộc vào quyết định của Tịa án mà đương nhiên khơng có giá trị, cịn đối với
hợp đồng vơ hiệu tương đối thì quyết định của Tịa án là cơ sở làm cho hợp đồng vơ
hiệu. Tịa án chỉ tiến hành giải quyết vụ việc khi có đơn yêu cầu, người yêu cầu phải
có nghĩa vụ chứng minh trước Tịa án các cơ sở của u cầu.
Thứ tư, có sự khác biệt về mục đích khi phân loại hợp đồng vơ hiệu, theo đó các
trường hợp pháp luật quy định hợp đồng vơ hiệu tuyệt đối nhằm mục đích bảo vệ các
lợi ích cơng, cịn các trường hợp pháp luật quy định vơ hiệu tương đối nhằm mục đích
bảo vệ lợi ích cho chính các chủ thể tham gia hợp đồng.


Dựa trên các tiêu chí trên, một hợp đồng bị coi là vô hiệu tuyệt đối trong các

trường hợp sau:
-


Hợp đồng được xác lập một cách giả tạo nhằm che dấu hợp đồng khác;

-

Hình thức hợp đồng khơng tn thủ quy định bắt buộc của pháp luật;
11


2013

-

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

Hợp đồng của pháp nhân được xác lập vượt ra ngồi lĩnh vực hoạt động được

cho phép, đăng kí;
-

Hợp đồng do người khơng có năng lực hành vi dân sự xác lập;

-

Hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự xác lập;

-

Tồn bộ nội dung hoặc có mục đích hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật,

trái đạo đức xã hội;



Hợp đồng vô hiệu tương đối trong các trường hợp sau:

-

Hợp đồng do người bị hạn chế năng lực hành vi xác lập;

-

Hợp đồng xác lập do bị nhầm lẫn;

-

Hợp đồng xác lập do chủ thể bị lừa dối, đe dọa;

-

Hợp đồng xác lập do chủ thể khơng nhận thức, điều khiển được hành vi của

mình;
-

Hợp đồng được xác lập bởi người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi cho đến chưa

đủ 18 tuổi;
 Hợp đồng vô hiệu tồn bộ và hợp đồng vơ hiệu từng phần:
Cách phân loại này không chỉ được các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực
dân sự mà được đề cập trong lĩnh vực kinh tế, lao động [73, Điều 8]. Theo đó, hợp
đồng vơ hiệu tồn bộ và hợp đồng vơ hiệu từng phần có những điểm khác biệt sau:

Thứ nhất, có sự khác biệt về phạm vi vơ hiệu, hợp đồng vơ hiệu tồn bộ là hợp
đồng mà tất cả các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng đều khơng có hiệu lực pháp
luật. Hợp đồng vơ hiệu từng phần là hợp đồng có một phần nội dung bị vô hiệu nhưng
không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần cịn lại.
Thứ hai, có sự khác biệt giá trị hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng vơ hiệu tồn bộ
thì khơng có hiệu lực, coi như chưa từng tồn tại hợp đồng này. Trong khi đó hợp đồng
vơ hiệu từng phần thì phần khơng vơ hiệu vẫn có hiệu lực, quan hệ thiết lập từ hợp
đồng vẫn tồn tại.
Thứ ba, yếu tố làm hợp đồng vô hiệu từng phần chỉ có thể liên quan đến nội
dung hợp đồng, trong khi yếu tố dẫn đến hợp đồng vơ hiệu tồn bộ ngồi nội dung
hợp đồng cịn có thể xuất phát từ chủ thể giao kết, thực hiện hợp đồng, hình thức hợp
đồng, mục đích của hợp đồng…
12


2013

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

Thứ tư, có sự khác biệt về mục đích khi phân loại hợp đồng vơ hiệu, theo đó các
trường hợp pháp luật quy định hợp đồng vơ hiệu tồn bộ nhằm mục đích bảo vệ các
trật tự pháp lý, trật tự cơng hoặc lợi ích của một bên hợp đồng bị ảnh hưởng nghiêm
trọng nếu hợp đồng được thực hiện. Pháp luật quy định vơ hiệu từng phần nhằm mục
đích bảo vệ lợi ích riêng của bên chịu bất lợi từ phần nội dung hợp đồng vi phạm pháp
luật tuy nhiên, pháp luật hướng đến bảo vệ lợi ích cho cả hai chủ thể hợp đồng thông
qua việc vẫn duy trì quan hệ hợp đồng.


Dựa trên các tiêu chí trên, một hợp đồng bị coi là vơ hiệu tồn bộ trong các


trường hợp sau:
-

Hợp đồng xác lập do bị nhầm lẫn;

-

Hợp đồng xác lập do chủ thể bị lừa dối, đe dọa;

-

Hợp đồng xác lập do chủ thể không nhận thức, điều khiển được hành vi của

mình;
-

Hợp đồng được xác lập một cách giả tạo nhằm che dấu hợp đồng khác;

-

Người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền;

-

Hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội;

-

Hợp đồng do người khơng có năng lực hành vi, người mất năng lực hành vi


xác lập, thực hiện;
-

Đối tượng của hợp đồng bị pháp luật cấm;



Một hợp đồng vô hiệu từng phần trong trường hợp: Hợp đồng có một phần nội

dung của hợp đồng vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần
còn lại của hợp đồng [2, Điều 50];
1.1.4 Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
Theo nguyên tắc chung khi hợp đồng vơ hiệu thì khơng phát sinh hiệu lực,
không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời
điểm xác lập hợp đồng. Cho nên nếu hợp đồng chưa được thực hiện thì các bên khơng
được thực hiện hợp đồng đó, nếu hợp đồng đã thực hiện tồn bộ hay một phần thì các
bên khơng được tiếp tục thực hiện hợp đồng [1, Điều 137].
Khi hợp đồng vơ hiệu thì các bên phải khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả
cho nhau những gì đã nhận, nếu khơng hồn trả được bằng hiện vật thì phải hồn trả
13


2013

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo
quy định pháp luật [1, Điều 137].
Khi hợp đồng bị vô hiệu, bên có lỗi làm hợp đồng vơ hiệu mà gây thiệt hại thì
phải bồi thường, nếu cả hai bên cùng có lỗi thì trách nhiệm bồi thường xác định trên tỉ

lệ lỗi của các bên.
1.2 Khái quát về hợp đồng lao động vô hiệu
1.2.1 Cơ sở lý luận
Hợp đồng lao động là một loại hợp đồng, nên nó cũng có cùng cơ sở lý luận về
hợp đồng vô hiệu như đã phân tích trong phần trên. Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc
điểm đặc thù của hợp đồng lao động mà cần phải có quy định riêng về hợp đồng lao
động vô hiệu. Đặc thù của hợp đồng lao động là được xác lập giữa hai chủ thể khơng
bình đẳng với nhau về mặt thực tế, việc thực hiện hợp đồng lao động có liên quan trực
tiếp đến tính mạng, sức khỏe, cuộc sống của người động – một bộ phân dân cư chiếm
số đông trong xã hội. Do vậy, nếu giải quyết vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu theo
nguyên tắc chung của luật dân sự sẽ không hợp lý.
Một hợp đồng lao động được giao kết hợp pháp khi phát sinh hiệu lực mang một
ý nghĩa lớn lao khơng chỉ ở khía cạnh kinh tế mà cịn ở khía cạnh xã hội, xuất phát từ
những đặc điểm đặc thù của quan hệ hợp đồng lao động. Khi hợp đồng lao động có
hiệu lực đồng nghĩa một quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao
động cũng phát sinh, từ đây người lao động trực tiếp tham gia lao động thơng qua q
trình bán sức lao động bằng việc thực hiện việc làm. Qua đó người lao động được
người sử dụng lao động trả một khoản vật chất gọi là tiền lương.Tiền lương không chỉ
là nguồn sống giúp người lao động phục hồi lại được sức lao động mà còn giúp họ
đáp ứng các nhu cầu khác của bản thân và của gia đình qua đó cải thiện cuộc sống của
họ tốt hơn. Với người sử dụng lao động tham gia vào quan hệ lao động khơng chỉ có ý
nghĩa gián tiếp trong việc tạo ra cuộc sống tốt hơn cho người lao động, mà với quá
trình người lao động tham gia làm việc đã tạo ra những giá trị mới có ý nghĩa rất lớn
trong việc thúc đẩy các quan hệ khác phát triển, giúp cho kinh đất nước phát triển
không chỉ ở mặt kinh tế mà còn ở mặt xã hội. Hợp đồng lao động được giao kết để
thông qua thực hiện cơng việc nhằm mang lại lợi ích mà các bên mong muốn. Hợp
14


2013


Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

đồng hợp pháp phải được thực hiện dưới sự bảo vệ của nhà nước và khi đã thực hiện
thì trừ trường hợp pháp luật có quy định khác cịn lại, chỉ khi quyền lợi các bên đạt
được như thỏa thuận khi ấy mới chấm dứt hợp đồng lao động, nếu vi phạm sẽ xử lí
theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khi hợp đồng nếu
được thực hiện nhưng quyền lợi của một bên không những không được bảo đảm mà
lại bị xâm phạm hoặc hợp đồng được thực hiện sẽ xâm hại những quan hệ, những lợi
ích chung của cộng đồng được pháp luật bảo vệ…chính vì vậy vấn đề hợp đồng lao
động vơ hiệu được đặt ra. Hợp đồng lao động vô hiệu hay hợp đồng lao động khơng
có hiệu lực, khơng có giá trị ràng buộc các bên phải thực hiện những gì đã cam kết,
thỏa thuận trong hợp đồng đó, hợp đồng không được pháp luật công nhận hiệu lực.
Tuy nhiên, việc xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng lao động vơ hiệu cần phải tính
đến vấn đề đảm bảo việc làm, cuộc sống cho người lao động, đồng thời đảm bảo các
quyền lợi vật chất cho NLĐ trong thời gian hợp đồng được thực hiện. Do vậy, Bên
cạnh những nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, luật lao động cần thiết phải xây
dựng một hành lang pháp lý riêng cho hợp đồng lao động vô hiệu.
1.2.2 Khái niệm, ý nghĩa của hợp đồng lao động vô hiệu
1.2.2.1 Khái niệm:
Thuật ngữ “hợp đồng lao động vô hiệu” đã xuất hiện và tồn tại trong hệ thống
pháp luật lao động từ khá lâu nhưng pháp luật lao động trước đây chưa đưa ra quy
định pháp lý để hiểu thế nào là hợp đồng lao động vô hiệu. BLLĐ 2012 tiếp tục quy
định về hợp đồng lao động vô hiệu nhưng cũng chưa đưa ra khái niệm pháp lý về hợp
đồng lao động vơ hiệu. Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật về hợp đồng
lao động vô hiệu, chúng ta có thể rút ra các dấu hiệu của hợp đồng lao động vô hiệu
như sau:
Thứ nhất, Hợp đồng lao động chỉ vô hiệu khi rơi vào các trường hợp pháp luật
quy định. Các trường hợp này được quy định tại Điều 50 BLLĐ 2012, theo đó pháp
luật liệt kê cụ thể các trường hợp hợp đồng vô hiệu toàn bộ và đưa ra quy định cho

việc xác định các trường hợp hợp đồng vô hiệu từng phần. Như vậy cách quy định về
hợp đồng lao động vô hiệu trong BLLĐ 2012 có khác và theo hướng hẹp hơn so với
15


2013

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

BLDS 2005. BLDS 2005 đặt ra quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, nếu
vi phạm thì hợp đồng vô hiệu [1, Điều 122].
Thứ hai, phần nào của hợp đồng lao động vơ hiệu thì khơng có giá trị pháp lý
nhưng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí khác nhau BLLĐ 2012 [2, Điều
239]. Khác với cách xử lý của luật dân sự, nhiều trường hợp hợp đồng lao động được
giao kết vi phạm pháp luật nhưng không phải mọi trường hợp pháp luật đều buộc hủy
hợp đồng mà chỉ buộc các bên sửa đổi lại hợp đồng cho phù hợp với quy định của
pháp luật1. Cách giải quyết này là phù hợp nhằm bảo vệ việc làm cho người lao động.
Thứ ba, pháp luật cho phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hợp đồng lao
động vô hiệu khi phát hiện mà khơng cần có sự u cầu của các bên. Quy định này
cũng xuất phát từ đặc thù của quan hệ lao động. Do địa vị yếu thế, do khơng hiểu biết
pháp luật hoặc vì nhu cầu của cuộc sống mà người lao động chấp nhận giao kết các
hợp đồng lao động có nội dung bất lợi cho mình. Và cũng do như cầu của cuộc sống
mà họ khơng dám u cầu tun hợp đồng vơ hiệu. Vì vậy, phá luật giao cho các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chủ động xử lý hợp đồng lao động vơ hiệu mà khơng
cần có u cầu của các bên.
1.2.2.2 Ý nghĩa
Quy định pháp luật lao động về hợp đồng lao động vô hiệu sẽ định hướng, làm
hành lang pháp lý cho các bên giao kết hợp đồng hợp pháp đồng thời bảo đảm yếu tố
tự do hợp đồng. Xác định ranh giới giữa hợp đồng có hiệu lực và hợp đồng vơ hiệu để
giúp chủ thể hợp đồng có nhận thức rõ ràng khi giao kết hợp đồng, qua đó giảm thiểu

trường hợp hợp đồng lao động bị vơ hiệu gây ảnh hưởng lớn tới quyền và lợi ích của
NLĐ và NSDLĐ, bên cạnh đó giảm thiểu gánh nặng phải xác định và xử lí hợp đồng
bị vơ hiệu cho Tịa án, cơ quan có thẩm quyền.
Quy định pháp luật lao động về hợp đồng lao động vô hiệu giúp cơ quan có
thẩm quyền xác định hợp đồng lao động vô hiệu, áp dụng quy định pháp luật giải
quyết hậu quả pháp lý hợp đồng lao động vô hiệu phù hợp qua đó, đảm bảo quyền và
lợi ích của các bên tham gia giao kết hợp đồng đặc biệt là người lao động, bảo vệ lợi
ích chung của xã hội, duy trì trật tự cơng.
1

Phần này sẽ được phân tích kỹ trong phần 2.1.5 của Chương 2.

16


2013

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

1.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển hợp đồng lao động vô hiệu từ năm 1945
đến 30/04/2013
 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954: Hợp đồng lao động vơ hiệu lần đầu
tiên đƣợc ghi nhận cịn sơ khai tại văn bản pháp lý là sắc lệnh.
Với sự kiện Cách mạng tháng 8 thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hịa được thành lập tuy nhiên, chính quyền non trẻ phải đối diện vơ vàn khó khăn đe
dọa sự tồn tại của mình và nền độc lập tự do của tồn dân tộc. Hỗ trợ cơng cuộc vừa
kháng chiến vừa kiến quốc trong nền kinh tế nhiều thành phần, ngày 12/03/1947 Chủ
tịch Hồ Chí Minh với tư cách là Chủ tịch Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã ký ban hành Sắc lệnh số 29 quy định về vấn đề quan hệ lao động giữa
giới chủ và cơng nhân trên phạm vi tồn cõi Việt Nam.

Sắc lệnh số 29 có thể được ví như là “Bộ luật Lao động đầu tiên” Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu đã được ghi nhận
ngay “Bộ luật Lao động đầu tiên” ấy thông qua thuật ngữ “khế ước làm cơng vơ hiệu”
dù những quy định cịn sơ khai và trường hợp khế ước lao động vô hiệu nằm phân tán.
Cụ thể tại Điều 31, Tiết thứ nhất về Tổng lệ, Chương thứ 3 Khế ước làm công của Sắc
lệnh số 29 quy định “Khế ước nào trái với lệ nói trên đều vơ hiệu” như vậy khế ước
làm cơng sẽ đương nhiên vơ hiệu tồn bộ nếu trái với lệ “Khế ước làm công phải theo
dân luật. Chủ và cơng nhân có thể giao kết bằng miệng, hoặc ký kết trên mặt giấy”
[9, Điều 18].
Tại Điều 65, Mục 2, Tiết thứ năm về Tiền cơng thì điều khoản khế ước lao động
quy định tiền công của công nhân trả bằng tiền tệ mà pháp luật không cho phép lưu
hành thì điều khoản ấy vơ hiệu như vậy, trường hợp này khế ước lao động khơng vơ
hiệu tồn bộ.
Ngồi ra, tại Điều 126 Tiết thứ tám quy định về nghỉ hàng năm thì khế ước
đương nhiên vơ hiệu khi có nội dung công nhân không được nghỉ lệ hàng năm cho dù
cơng nhân có tự nguyện khơng nghỉ hàng năm đi chăng nữa [8, Điều 126].
Tuy quy định về khế ước làm cơng vơ hiệu cịn sơ khai và cịn nhiều hạn chế
nhưng việc thừa nhận và quy định khế ước làm công vô hiệu đã cho thấy tư duy rất
tiến bộ của các nhà lập pháp thời kì này.
17


2013

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

Năm 1950 Nhà nước ban hành hai sắc lệnh mới, Sắc lệnh số 76/SL ngày
20/05/1950 định về việc ban hành Quy chế Công chức và Sắc lệnh số 77/SL ngày
22/05/1950 quy định về việc cơng nhân giúp việc Chính phủ trong thời kỳ kháng
chiến, cả hai văn bản này điều chỉnh không điều chỉnh quan hệ lao động nảy sinh trên

cơ sở hợp đồng lao động nên không đặt ra vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu.
 Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1986: Hợp đồng lao động vô hiệu không
đƣợc ghi nhận trong quy định của pháp luật lao động.
Từ năm 1954 trở đi Nhà nước ta thực hiện công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam, do đó Nhà nước chủ trương xác lập
chế độ cơng hữu đối với tư liệu sản xuất, nền kinh tế nhiều thành phần bị xóa bỏ, quan
hệ thuê mướn lao động không được thừa nhận, NLĐ làm việc theo biên chế nhà nước,
hình thức tuyển dụng NLĐ thơng qua hợp đồng lao động bị hạn chế và thu hẹp tối đa,
theo quy định Điều 1 Nghị định số 24/1963/HĐCP ngày 13/03/1963 của Hội đồng
Chính phủ ban hành điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức
Nhà nước quy định hợp đồng lao động chỉ áp dụng khi “Khi tuyển dụng người làm
việc tạm thời, thì theo chế độ hợp đồng có thời hạn”, chính vì vậy nên vấn đề hợp
đồng lao động không được đặt ra. Ngày 21/06/1977 Bộ lao động ban hành Thông tư
14/1977/LĐ-TT hướng dẫn việc tuyển dụng và cho thôi việc đối với cơng nhân, viên
chức Nhà nước trong tình hình mới đã thừa nhận quan hệ lao động hình thành trên cơ
sở hợp đồng lao động, tuy nhiên quá trình giao kết hợp đồng lao động hoàn toàn do
nhà nước áp đặt, điều khoản trong hợp đồng do nhà nước định sẵn vì thế nên chẳng có
lí do gì phải quy định hợp đồng lao động vô hiệu.
 Giai đoạn từ năm 1986 đến trƣớc ngày 01/01/1995: Hợp đồng lao động vô
hiệu đƣợc ghi nhận tại điều luật thống nhất và quy định tƣơng đối đầy đủ
Thông qua Đại hội lần thứ VI, Đảng và Nhà nước đã đề ra đường lối đổi mới đất
nước theo định hướng kinh tế thị trường có sự điều tiết từ Nhà nước với chính sách
mở cửa nền kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài... Ngày 14/11/1987 Hội đồng Bộ trưởng
ban hành Quyết định số 217/1987/HĐBT quy định về Lao động - Tiền lương và Xã
hội, quyết định này đã tạo ra cơ sở thay đổi cơ chế tuyển dụng lao động, từ hình thức
biên chế nhà nước là duy nhất sang áp dụng rộng rãi hình thức hợp đồng lao động.
18


2013


Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

Ngày 30/08/1990 Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh số 45 quy định về hợp đồng
lao động - Pháp lệnh hợp đồng lao động 1990. Ngoài việc ghi nhận các vấn đề cơ bản
của quan hệ hợp đồng lao động Pháp lệnh này đã ghi nhận tương đối đầy đủ các nội
dung của vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu. Cụ thể, Pháp lệnh Hợp đồng lao động
1990 đã xác định rõ một số trường hợp đồng lao động vô hiệu và phân loại chúng
thành hai loại:
-

Hợp đồng lao động vơ hiệu tồn bộ khi rơi vào bốn trường hợp: “Một bên giao

kết khơng có năng lực pháp lý hoặc năng lực hành vi lao động; Một bên giao kết bị ép
buộc hoặc bị lừa dối; Nội dung hợp đồng lao động vi phạm những điều cấm của pháp
luật; Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế quyền gia nhập và hoạt động cơng
đồn của người lao động” [11, Điều 8].
-

Hợp đồng vô hiệu từng phần khi: “nội dung các phần đó vi phạm điều cấm của

pháp luật, nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại của hợp đồng” [11,
Điều 8].
Pháp lệnh Hợp đồng lao động 1990 quy định Thanh tra lao động là người duy
nhất có thẩm quyền “kết luận hợp đồng lao động vơ hiệu tồn bộ hay từng phần” [11,
Điều 8]. Ngày 12/05/1992 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 165/1992/HĐBT
quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng lao động 1990, theo đó đã bổ sung
thêm quy định xử lí hợp đồng vơ hiệu. Cụ thể, căn cứ vào kết luận của Thanh tra lao
động về loại hợp đồng lao động bị vơ hiệu mà có hai hướng xử lí khác nhau, “hợp
đồng khơng có hiệu lực tồn bộ thì hợp đồng đó phải hủy bỏ”, “hợp đồng khơng có

hiệu lực từng phần thì hai bên thỏa thuận sửa lại phần đó trong hợp đồng lao động”
[13, Điều 4]…Tuy nhiên, khó hiểu ở chỗ Pháp lệnh Hợp đồng 1990 sử dụng thuật ngữ
“hợp đồng lao động vô hiệu” trong khi Nghị định 165/1992/HĐBT lại sử dụng thuật
ngữ “hợp đồng lao động khơng có hiệu lực”. Ngày 18/03/1993 Bộ Lao động –
Thương binh và xã hội ban hành Thông tư 04/1993/BLĐ-TBXH để hướng dẫn Nghị
định 165/1992/HĐBT. Mục 4, Phần 1, Thông tư 04/1993/ BLĐ-TBXH đã bổ sung
thêm quy định về xử lí hợp đồng lao động vơ hiệu “bên gây thiệt hại phải bồi thường
cho bên kia theo mức độ thiệt hại gây ra, mức bồi thường do hai bên thỏa thuận. Nếu
việc thỏa thuận không đạt kết quả thì đưa ra Tịa án xét xử”.
19


2013

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

Cùng với việc thừa nhận vai trò của hợp đồng lao động trong thời kỳ đổi mới đất
nước thì vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu đã được chú trọng trong thời kì này, so với
Sắc lệnh số 29 thì hợp đồng lao động vơ hiệu trong giai đoạn này khơng chỉ phát triển
về hình thức quy định, quy định rõ ràng trong một điều luật cụ thể chứ khơng nằm
phân tán trong tồn văn bản. Bên cạnh đó, quy định tương đối đầy đủ nội dung của
vấn đề hợp đồng lao động bị vô hiệu như: xác định một số trường hợp hợp đồng lao
động vô hiệu phù hợp với đặc điểm hợp đồng lao động, quy định cơ quan có thẩm
quyền tun bố hợp đồng vơ hiệu, xử lí hợp đồng lao động bị vơ hiệu…Tuy nhiên,
với quy định về xử lí hợp đồng vơ hiệu ở giai đoạn này chưa bảo vệ được quyền lợi
của NLĐ vì: trường hợp vơ hiệu từng phần phải thỏa thuận lại lại nhưng việc thỏa
thuận này sẽ dựa trên cơ sở nào; Trường hợp vơ hiệu tồn bộ nhưng hợp đồng đã thực
hiện thời gian dài thì quyền lợi NLĐ giải quyết ra sao.
Đất nước trong công cuộc đổi mới đã có những bước phát triển mạnh mẽ và
quan hệ lao động khơng nằm ngồi sự phát triển ấy và giao kết hợp đồng lao động

được áp dụng ngày càng rộng rãi, song hành với đó vấn đề hợp đồng lao động vô
hiệu cũng luôn xảy ra mà phần đa quyền lợi NLĐ ln bị xâm hại, do đó pháp luật lao
động nói riêng với chức năng là cơng cụ bảo vệ con người nên cần phải có sự quy
định nội dung hợp đồng lao động đầy đủ, đúng đắn và rõ ràng để bảo vệ NLĐ nói
riêng, bảo vệ sự phát triển của quan hệ lao động nói chung.
 Giai đoạn từ ngày 01/01/1995 đến ngày 30/04/2013
Quan hệ lao động phát triển đặt ra yêu cầu pháp luật điều chỉnh cũng phải phù
hợp với sự phát triển đó. Ngày 23/05/1994 Quốc hội đã ban hành BLLĐ 1994 thay
thế cho Pháp lệnh Hợp đồng Lao động 1990. Điều đáng nói là BLLĐ 1994 dù có
những quy định mới, phù hợp với quan hệ lao động trong điều kiện thực tế nhưng lại
khơng có quy định về hợp đồng lao động vô hiệu. Điều 29 BLLĐ 1994 quy định về
nội dung hợp đồng chỉ quy định: “Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung
của hợp đồng lao động quy định của NLĐ thấp hơn mức mức quy định trong pháp
luật lao động, thỏa ước lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đang
được áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của NLĐ thì một
phần hoặc tồn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung”, đồng thời “nếu các bên
20


×