Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Khía cạnh pháp lý của chính sách dân số ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 51 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ

NGUYỄN TRỌNG NGHĨA

KHÍA CẠNH PHÁP LÝ
CỦA CHÍNH SÁCH DÂN SỐ Ở VIỆT NAM

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
--------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

KHÍA CẠNH PHÁP LÝ
CỦA CHÍNH SÁCH DÂN SỐ Ở VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN TRỌNG NGHĨA
Khóa: 39 – MSSV: 1451101030078
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. VÕ TRUNG TÍN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sỹ Võ Trung Tín, đảm bảo tính
trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi


xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Ký tên

Nguyễn Trọng Nghĩa


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ SỰ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH
DÂN SỐ TẠI VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN ..............................................5
1.1 Chính sách dân số .................................................................................................5
1.1.1

Khái niệm chính sách dân số .....................................................................5

1.1.2

Xây dựng chính sách dân số ......................................................................8

1.1.3

Đánh giá chính sách dân số .....................................................................12

1.2 Chính sách dân số của Việt Nam qua các giai đoạn ...........................................14
1.2.1

Chính sách dân số của Việt Nam trước năm 1975 ..................................14

1.2.2


Chính sách dân số của Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến trước năm
2000 .........................................................................................................16

1.2.3

Chính sách dân số của Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay ..........19

CHƢƠNG 2: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC
QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ Ở VIỆT NAM....................................27
2.1 Bài học kinh nghiệm của chính sách dân số tại Việt Nam .................................27
2.2 Bài học kinh nghiệm của chính sách dân số từ Hàn Quốc và Trung Quốc ........29
2.2.1

Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc ..........................................................29

2.2.2

Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc .......................................................32

2.3 Một số kiến nghị cho chính sách dân số tại Việt Nam .......................................36
KẾT LUẬN ..............................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân số luôn là yếu tố chính quyết định đến sự thịnh vượng của một dân tộc, một
quốc gia. Chính vì thế, các chính sách về dân số ln được các quốc gia quan tâm
và đầu tư nhiều nguồn lực để thúc đẩy tiềm năng sẵn có nhằm mang lại cho quốc

gia nhiều lợi ích ưu việt đặc biệt là khía cạnh về kinh tế. Việt Nam cũng khơng nằm
ngồi xu thế đó. Với hiện trạng quy mô dân số đông, cơ cấu dân số vàng ở thời
điểm hiện tại đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội. Tuy nhiên, bên cạnh những
lợi ích ln là những khó khăn song hành khi chênh lệch tỷ lệ giới tính khi sinh cịn
cao, phân bố dân cư khơng đồng đều, hiện tượng già hóa dân số cũng đã và đang đặt
ra nhiều bài toán khó đối với Việt Nam nói chung và những cơ quan thực hiện cơng
tác dân số tại Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh đó chính sách dân số được một số quốc gia nhìn nhận dưới góc độ là
những quy định pháp luật, những chương trình quản lý điều hành và những hoạt
động khác của Chính phủ nhằm vào việc thay thế hoặc thay đổi xu hướng phát triển
dân số trong hiện tại có quan tâm tới lợi ích và sự sống còn của quốc gia. Ở Việt
Nam hiện nay, tác giả cho rằng chính sách dân số được quan tâm và hiểu theo
hướng là sự điều tiết của cơ quan có thẩm quyền trong việc cân bằng giữa số lượng
trẻ sinh ra trên thực tế với số lượng trẻ sinh ra mà xã hội có thể chấp nhận. Do đó,
tác giả muốn thông qua đề tài này hiểu rõ hơn về xu hướng tiếp cận chính sách dân
số của Việt Nam qua các thời kỳ biến động xã hội, đặc biệt xác định tầm ảnh hưởng
của yếu tố kinh tế. Từ đó, nhận xét xem chính sách dân số tại Việt Nam đã tiệm cận
như thế nào với tình hình chung của quốc tế, vì sao có những quy định khác biệt,
liệu sự khác biệt này có phù hợp với tình hình đất nước ta và chúng đã mang đến
những thành tựu nào trong công tác dân số. Đồng thời tìm hiểu những vấn đề mà
tình hình dân số Việt Nam đang gặp phải trên thực tế để đưa ra những kiến nghị cần
thiết sau khi đã nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia khác.
Tình hình dân số và chính sách dân số ln song hành cũng như có sự tác động
qua lại lẫn nhau. Với những nhận thức như trên, tác giả hy vọng việc nghiên cứu
chính sách dân số Việt Nam qua các thời kỳ không chỉ dừng lại ở việc tổng hợp
thơng thường mà cịn mang một ý nghĩa to lớn trong việc xác định dân số đã mang
lại cho Việt Nam những lợi ích và khó khăn như thế nào. Đồng thời đề tài sẽ đưa ra
cái nhìn tổng quan về các chính sách pháp lý đã được ban hành, để từ đây đúc kết
được những kinh nghiệm quý báu về tình hình dân số, chính sách dân số trong hiện
tại lẫn tương lai. Với mong muốn như vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Khía cạnh pháp

lý của chính sách dân số ở Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp.
1


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về chính sách dân số ở Việt Nam có một số bài viết trên các tạp chí
chuyên ngành, chẳng hạn như: Dân số và phát triển – Thách thức mạnh mẽ đến sự
phát triển bền vững ở Việt Nam của tác giả Mai Xuân Phương đăng trên Tạp chí
Cộng sản số ra ngày 10 tháng 11 năm 2017. Bài viết đưa ra những phân tích về tầm
ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế, nêu ra những khó khăn và đề xuất
những biện pháp cải thiện nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay.
Bên cạnh đó, bài viết chính sách dân số ở Việt Nam: Từ “sinh đẻ có hướng dẫn”
đến “dân số và phát triển” của tác giả Đỗ Văn Quân đăng trên Tạp chí lý luận Chính
trị số ra tháng 3 năm 2018 đã đưa ra những nhận định cụ thể về tình hình biến đổi
của chính sách dân số qua các thời kỳ. Đồng thời đề xuất những biện pháp hữu ích
trong cơng tác dân số, theo đó cần thực hiện trước hết là chuyển trọng tâm sang điều
tiết dân số theo hướng dân số và phát triển. Với những trình bày trong khóa luận
này, tác giả muốn đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo nhằm mục đích nghiên
cứu về chính sách dân số ở Việt Nam trong lĩnh vực pháp lý.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Với những phân tích trong khóa luận, tác giả mong muốn trước hết hiểu rõ được
những xu hướng xây dựng chính sách dân số trên thế giới, từ đó xác định được sự
biến chuyển của các yếu tố kinh tế - xã hội đã tác động đến chính sách dân số như
thế nào và những thay đổi trong chính những chính sách này ở Việt Nam. Song
song đó, nhận thức được những ưu điểm và nhược điểm dẫn đến những thành tựu
và khó khăn nhất định trong thời gian qua. Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các
quốc gia khác, khóa luận tiến đến đề xuất ý kiến cho những chính sách dân số trong
tương lai khi Việt Nam có những thay đổi để thích nghi với tình hình thực tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu khía cạnh pháp lý của chính sách dân số Việt Nam thơng việc

phân tích, đánh giá các chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và các
văn bản quy phạm pháp luật về dân số của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam qua các thời kỳ.
Tác giả cịn liên hệ nghiên cứu chính sách dân số của Trung Quốc và Hàn Quốc
với tư cách là hai quốc gia Châu Á đã từng có thời kỳ quy mô dân số vượt quá khả
năng đáp ứng của nền kinh tế. Tuy nhiên bằng các chính sách hữu hiệu của mình,
hai quốc gia trên đã phần nào kiểm sốt được tình hình gia tăng dân số quá mức để
tiến đến ổn định, nâng cao không những đời sống người dân mà kinh tế cũng đạt
2


được thành quả vượt bậc. Thơng qua việc tìm hiểu kinh nghiệm của hai quốc gia
trên, tác giả mong muốn rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về cơng tác dân
số và thực hiện chính sách dân số ở nước bạn để có những đề xuất hợp lý cho chính
sách dân số ở Việt Nam. Từ đó hướng đến giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trên
thực tế cũng như đưa ra những dự báo cần thiết cho tương lai. Bên cạnh đó, tác giả
cũng tiếp cận đề tài dưới góc độ kinh tế học thơng qua phân tích chỉ số GDP của
Việt Nam qua các thời kỳ để nhận thấy được mối liên hệ giữa kinh tế và các chính
sách dân số được ban hành. Tiến đến xem xét và đánh giá những thành quả đạt được
về khía cạnh kinh tế khi chính sách dân số được quan tâm và điều chỉnh kịp thời.
5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Khi thực hiện việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã dựa trên nền tảng duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử để tiến hành phân tích các yếu tố về lý luận. Bên cạnh đó,
các phương pháp khác cũng được sử dụng như:
(i)

Phân tích: Sử dụng xuyên suốt trong cả khóa luận để làm rõ các khái niệm,
quy định, nội hàm và ý nghĩa nhằm rút ra những điểm tích cực, hạn chế
cũng như đưa ra những nhận xét và bình luận phù hợp.


(ii)

Thống kê, chứng minh: Đưa vào các số liệu, thơng tin, ví dụ để minh
chứng cho những đánh giá, nhận xét của tác giả.

(iii)

Hệ thống hóa và tổng hợp: Nhằm mục đích mang lại một bức tranh tổng
thể về chính sách dân số ở các quốc gia khác thông qua các công trình
nghiên cứu trước đó của Việt Nam và nước ngồi. Từ đó đúc kết những
bài học và kinh nghiệm phù hợp có thể triển khai trong cơng tác hoạch
định chính sách dân số ở Việt Nam.

6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận bao gồm hai chương sau đây:
Chương 1: Chính sách dân số và sự hoạch định chính sách dân số tại Việt Nam
qua các giai đoạn. Trong chương này, tác giả đề cập đến một số khía cạnh của chính
sách dân số đã và đang được hiểu theo thông lệ quốc tế qua việc trình bày một số
nội dung như: Khái niệm của chính sách dân số, q trình xây dựng chính sách,
cơng tác đánh giá chính sách dân số. Từ đó, liên hệ với các chính sách dân số tại
Việt Nam qua các thời kỳ, phân tích dựa trên những số liệu cụ thể nhằm làm rõ tình
hình kinh tế đã có những tác động như thế nào đến cơng tác hoạch định những quy
3


định cụ thể về dân số. Nhận xét tính kịp thời, khả thi và sự sát sao với xu hướng thế
giới của các chính sách đó trong từng giai đoạn thời gian và không gian.
Chương 2: Một số nhận định và kiến nghị hồn thiện các quy định về chính sách
dân số ở Việt Nam. Tác giả đúc kết những bài học thành công và hạn chế của Việt

Nam trong thời gian qua đồng thời nêu ra những khó khăn mà Việt Nam phải đối
mặt trong hiện tại lẫn tương lai. Bằng cơng tác hệ thống hóa và tổng hợp, tác giả
nêu ra bức tranh tồn cảnh về tình hình dân số và các biện pháp thích ứng ở hai
quốc gia Hàn Quốc và Trung Quốc để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý
báu. Tiến đến kiến nghị hồn thiện cho Việt Nam trong cơng tác hoạch định chính
sách pháp luật phù hợp với thực tế và ứng biến với những diễn biến của tình hình
dân số trong tương lai.

4


CHƢƠNG 1: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ SỰ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH
DÂN SỐ TẠI VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN
1.1 Chính sách dân số
1.1.1 Khái niệm chính sách dân số
Chính sách dân số luôn được xác định là một trong những chính sách quan
trọng của một quốc gia. Tính quan trọng được xác lập bởi các chính sách này hướng
đến điều chỉnh nguồn dự trữ con người, nguồn dự trữ lực lượng lao động là nguồn
gốc của mọi của cải trong xã hội. Chính sách dân số được quan niệm khác nhau tuỳ
thuộc vào mục tiêu cần đạt được trong từng giai đoạn nhất định. Có khá nhiều khái
niệm về chính sách dân số, mỗi khái niệm có những đặc thù riêng, theo cách nhìn
nhận riêng hoặc tùy theo tính cấp bách đối với việc điều chỉnh sự phát triển và di
chuyển của dân cư. Vấn đề đặt ra để có thể hiểu rõ khái niệm chính sách dân số
được đề xuất như thế nào, cần nắm rõ được những quy luật biến đổi dân số.
Các nhà dân số học trên thế giới đã đề ra ba giai đoạn chính: Giai đoạn thứ nhất
là mức sinh và mức tử đều cao khiến tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức thấp.
Theo đó, giai đoạn thứ nhất diễn ra là khi khơng có sự điều tiết về việc sinh sản của
người dân, kèm theo đó là tình trạng đói nghèo, y tế lạc hậu, điều kiện thuốc men
khó khăn cũng như dịch bệnh tràn lan đã khiến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tăng cao
và tỷ lệ tử vong do tình trạng vệ sinh thấp kém ln ở mức cao. Chính sự gia tăng

khơng ngừng ở cả tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử đã khiến tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên được
duy trì ở mức thấp, dân số yếu kém cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn thứ hai
là mức sinh cao nhưng tỷ lệ tử đã bị giảm thấp nhờ những cải tiến trong các phương
tiện phịng dịch, cơng tác y tế được chú trọng nâng cao chất lượng, sự trợ giúp của
các tổ chức quốc tế về thuốc men và vắc-xin. Tỷ lệ tử suy giảm nhưng tỷ lệ sinh vẫn
ở mức cao do thiếu những biện pháp điều chỉnh phù hợp khiến tỷ lệ gia tăng dân số
tự nhiên vẫn duy trì ở mức độ cao. Giai đoạn thứ ba là tỷ lệ sinh và tử đều được hạ
thấp khiến tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức độ thấp và dần dần hướng đến mức
lý tưởng trên dưới 1%. Chính quy luật trên đã chi phối các quốc gia trong việc đề
xuất khái niệm chính sách dân số cho riêng mình tùy thuộc vào tình hình dân số
đang ở giai đoạn nào.
Trong lĩnh vực dân số học, một số khái niệm tổng quát đã được đề ra đóng vai
trị định hướng như Bách khoa Tồn thư Quốc tế về Khoa học xã hội định nghĩa:
“Chính sách dân số có thể được định nghĩa như là những quy định về mặt pháp lý,
những chương trình quản lý, điều hành và những hoạt động khác của Chính phủ
nhằm vào việc thay thế hoặc sửa đổi xu hướng phát triển dân số trong thời điểm
5


hiện tại có quan tâm tới lợi ích và sự sống còn của quốc gia”1. Học viện Nghiên
cứu Dân số học Pháp (The French Institute for Demographic Studies) 2 cho rằng
chính sách dân số được hiểu là một tập hợp các biện pháp được Nhà nước áp dụng
để tác động đến dân số. Thúc đẩy hình thành các khn mẫu gia đình lớn bằng việc
khuyến khích nhập cư để tăng quy mơ hoặc bằng cách khuyến khích giới hạn sinh
nhằm hình thành những quy mơ gia đình nhỏ. Một chính sách dân số cũng có thể
nhằm mục đích sửa đổi sự phân bố dân số trên cả nước bằng cách khuyến khích di
cư hoặc bằng cách di dời dân số.
Mặc cho có những cách diễn đạt khác nhau hay tình hình dân số đang ở giai
đoạn nào thì các chính sách dân số trên thực tế phải có những đặc điểm cốt lõi
khơng thể thiếu, ta có thể nhận thấy thông qua hai khái niệm đã được nêu ra ở trên.

Thứ nhất chính sách dân số là những quy định về pháp lý, chương trình quản lý,
biện pháp của các cơ quan có thẩm quyền, từ đó ta có thể nhận thấy có nhiều hình
thức để thể hiện các chính sách dân số: Có thể là một văn bản, một thơng báo chính
thức, một tun bố của Chính phủ hoặc của cơ quan được ủy quyền. Bên cạnh đó,
có nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành và thực thi chính sách dân số tùy thuộc
vào cơ cấu tổ chức bộ máy của mỗi quốc gia: Có thể là Chính phủ, cơ quan hoặc tổ
chức được Chính phủ ủy quyền, các cơ quan tổ chức phi Chính phủ tổ chức thực
hiện các biện pháp công khai nhằm tác động trực tiếp, gián tiếp đến quá trình dân số.
Thứ hai mục đích của các chính sách này là thay thế sửa đổi xu hướng phát triển
dân số trong thời điểm hiện tại, thúc đẩy hình thành các khn mẫu gia đình phù
hợp, phân bố lại dân số hướng đến lợi ích cũng như sự sống cịn của quốc gia. Qua
đó, ta có thể thấy được kết quả mà các chính sách dân số đều hướng tới là nâng cao
chất lượng dân số, can thiệp và định hướng tình hình dân số nhằm đảm bảo lợi ích
quốc gia, sự phát triển phồn vinh của dân tộc cũng như thích ứng trước những thay
đổi của tình hình chung. Dựa trên hai đặc điểm cốt lõi đã nêu trên, các quốc gia trên
thế giới tiến hành xây dựng khái niệm chính sách dân số cho riêng mình. Trong
phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, tác giả xin được đơn cử khái niệm của hai
quốc gia Châu Á là Trung Quốc và Hàn Quốc. Cả hai quốc gia này có nhiều nét
tương đồng với Việt Nam khi bước ra khỏi chiến tranh với quy mô dân số lớn và gia
tăng không ngừng. Tuy nhiên, cả hai quốc gia trên đã có những biện pháp thích hợp
khi định hướng xây dựng chính sách dân số của mình sao cho phù hợp với sự phát
triển của kinh tế, lợi ích quốc gia và đã đạt được thành cơng trên thực tế. Chính vì
1

Fox, R.C (1968), International Encyclopedia of Social Sciences, Số 11-12, New York: Free
Press/Macmillan, tr.250
2
Học viện Nghiên cứu Dân số học Pháp hay còn được gọi tắt là INED là một viện nghiên cứu mở chú trọng
đào sâu đến vấn đề Dân số học thông qua liên kết học thuật với các trường Đại học, các nhóm nghiên cứu
trong lãnh thổ Pháp và trên tồn thế giới. Website: />

6


vậy, tác giả lựa chọn để xem xét nhằm có cái nhìn khách quan hơn đối với quan
điểm của Việt Nam trong việc xây dựng chính sách điều chỉnh tình hình dân số
thơng qua khái niệm về chính sách dân số sẽ được trình bày dưới đây.
Tại Trung Quốc, trong quá khứ quốc gia này với đặc điểm quy mô dân số đông
và tăng trưởng không ngừng đã đặt ra một bài tốn khó cần giải quyết. Tại đây, tỷ lệ
sinh gia tăng kèm theo tỷ lệ tử suy giảm do những tiến bộ về y tế đã xác định dân số
Trung Quốc ở giai đoạn thứ hai của quy luật biến đổi dân số. Chính phủ vì muốn
đạt được mục tiêu phát triển xã hội, mục tiêu kinh tế có liên quan đến dân số mà
tiến hành các chỉ đạo mang tính chất ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, kết cấu tuổi
của dân số, tố chất sinh lý (chất lượng dân số), trình độ giáo dục văn hóa, trình độ
đạo đức tư tưởng, di chuyển và phân bố dân cư theo khu vực. Để thích ứng với giai
đoạn thứ hai của quy luật biến đổi, các chính sách dân số tại đây chủ yếu điều chỉnh
về phương diện khống chế tỷ lệ sinh nhằm giúp tỷ lệ này trở về thế cân bằng thơng
qua chính sách một con và hàng loạt các biện pháp khác. Chính vì thế, ở Trung
Quốc khái niệm thống nhất được hầu hết giới nghiên cứu tại quốc gia này đồng tình
là:“Chính sách dân số là những pháp lệnh, pháp quy hoặc tổng hợp các hành động
vì lợi ích trong tương lai và phát triển lâu dài của quốc gia đã được Chính phủ thiết
lập nhằm điều chỉnh và can thiệp vào hành vi hay quá trình phát triển dân số”3.
Hiện nay, sau những nỗ lực điều chỉnh thì dân số Trung Quốc đã tiến vào giai đoạn
thứ ba của quy luật biến đổi, khái niệm trên vẫn giữ nguyên tinh thần và phát huy
vai trò chủ chốt nền tảng khi xây dựng những quy định mới tại Trung Quốc.
Tại Hàn Quốc, chính sách dân số được quan tâm từ rất sớm và đã đạt được
thành tựu trong việc đưa tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số về mức lý tưởng. Tuy
nhiên chính vì thế đã khiến dân số tại quốc gia Đơng Á này rơi vào tình trạng dân số
già, đặt ra hàng loạt các vấn đề cần được giải quyết và điều chỉnh. Khác với Trung
Quốc – một quốc gia cần khống chế tỷ lệ sinh, Hàn Quốc đứng trước nguy cơ thiếu
hụt nguồn lao động đáp ứng cho một nền kinh tế đang phát triển không ngừng và

sức ép phải đáp ứng nhu cầu phúc lợi cho một bộ phận dân số già. Do đó cần có
những biện pháp khuyến khích sinh sản, nhập cư phù hợp cũng như xây dựng hệ
thống phúc lợi xã hội thật tốt. Chính vì những đặc trưng như thế, tác giả ủng hộ khái
niệm chính sách dân số được xây dựng tại quốc gia này như sau: “Chính sách dân
số là những biện pháp được các cơ quan trực thuộc Chính phủ tiến hành theo thời
gian nhằm mục đích thay đổi hành vi sinh sản, thích ứng với tình trạng quốc gia từ

张毅,刘金辉 (2011), 中国人口政策历史演变回顾 ,重庆工商大学, tr.1 (Dịch: Trương Nghị, Lưu
Quang Huy, Nhìn lại diễn biến trong lịch sử các chính sách dân số của Trung Quốc, Đại học Công thương
Trùng Khánh, 2011, tr.1)
3

7


đó phát triển dân số theo hướng bền vững”4. Quay trở lại với Việt Nam, nước ta
hiện nay với những tiến bộ và đầu tư thỏa đáng trong lĩnh vực y tế đã đẩy lùi được
các dịch bệnh cũng như từng bước nâng cao được chất lượng trong công tác chăm
sóc sức khỏe cho người dân. Chính điều đó đã khiến tỷ lệ tử vong suy giảm nhanh
chóng trong khi đó tỷ lệ sinh cịn cao và có xu hướng gia tăng ở một số khu vực
trong cả nước. Đứng trước thách thức của tình hình dân số trong giai đoạn thứ hai
của quy luật biến đổi, Đảng và Nhà nước ta đã xác định cách hiệu quả đường lối
điều tiết dân số thông qua khái niệm được đề ra trong suốt thời gian qua. Cụ thể,
chính sách ở nước ta được hiểu là những chuẩn mực quy tắc cụ thể để thực hiện
đường lối, nhiệm vụ được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh
vực cụ thể nào đó5. Ngồi ra theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Dân số số
06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 9/1/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (sau đây
gọi tắt là Pháp lệnh 2003), dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia,
khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính. Chính vì thế, qua những
phân tích như trên, tác giả ủng hộ quan điểm chính sách dân số tại Việt Nam được

hiểu theo hướng: “Là những nguyên tắc được Nhà nước ban hành qua các thời kỳ
theo định hướng quốc gia nhằm điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực dân
số, bao gồm các biện pháp nhằm xoá đi khoảng cách giữa tổng số những đứa trẻ
thực sự sinh ra trong xã hội và số trẻ mà xã hội có thể chấp nhận bằng việc tiến
hành một số biện pháp đặc biệt để đạt được những mục tiêu xã hội quan trọng”6.
Hiện nay, nhờ việc triển khai quan niệm về điều tiết tỷ lệ sinh và thực hiện các công
tác về dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) trên thực tế mà Việt Nam đang
từng bước chuyển mình sang giai đoạn dân số thứ ba. Thông qua những biểu hiện
về việc duy trì được tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức lý tưởng, cơ cấu dân số
vàng xuất hiện kèm theo tình trạng già hóa dân số đã và đang diễn ra trên thực tế.
Chính những điều này dự báo sẽ có những thay đổi trong cách tiếp cận về khái niệm
chính sách dân số của Việt Nam trong tương lai không xa.
1.1.2 Xây dựng chính sách dân số
Để các chính sách dân số đi vào thực tế và có thể đạt được mục tiêu điều chỉnh,
quy trình xây dựng chính sách vơ cùng quan trọng và khơng thể khơng đề cập đến.
Tùy theo tình hình và mục tiêu của từng quốc gia mà quá trình này sẽ có những bổ
sung và thay đổi phù hợp. Nhìn chung, q trình xây dựng chính sách dân số gồm:
Nhận thức tình hình dân số hiện tại lẫn quá khứ thông qua việc thu thập thông tin,
4
5

Nam Hoon Cho, Achievements and Challenges of the Population Policy in Korea, Hanyang University, tr.1
Từ điển Bách Khoa Việt Nam (2000), quyển 1, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, tr.475

6

Trường Cao đẳng Y tế Hà Đơng (2011), Giáo trình Chính sách dân số, Nhà xuất bản Hà Nội, tr.1

8



khảo sát, thống kê nhằm nắm bắt xu hướng dân số; Tiến hành lựa chọn áp dụng mơ
hình thích hợp để tiếp cận vấn đề dân số đang được đặt ra nhằm phân tích, đánh giá
chi tiết, xác định các yếu tố tác động cũng như đánh giá tính khả thi của chính sách
đang được hình thành; Đánh giá tồn bộ về chính sách dân số trước và sau khi được
đưa ra thảo luận hoặc ban hành7.
Trước hết cần xem xét phân tích các xu hướng dân số trong quá khứ và hiện tại.
Điều quan trọng nhất là xác định được các xu hướng đó đã và đang ở đâu trong q
trình thay đổi về thời gian và khơng gian, khơng những thế cịn phải đặt những xu
hướng này trong mối tương quan so sánh với các xu hướng dân số trên thế giới cũng
như những quốc gia có điều kiện tương đồng. Chính việc xem xét này sẽ giúp xác
định các nhân tố tác động và nguyên nhân ảnh hưởng đến các xu hướng dân số
trong quá khứ và hiện tại. Việc xác định, thu thập các nhân tố tác động và nguyên
nhân ảnh hưởng cần đảm bảo tính đầy đủ tồn diện, lượng hóa được mức độ tác
động của từng nhân tố, từng nguyên nhân ảnh hưởng. Tiếp đến, khi đã xác định
được các nhân tố ảnh hưởng cần thiết để thiết lập mơ hình phù hợp, cần chú trọng
đến mức độ tác động của các nhân tố (lúc này còn được gọi là các biến số) quan
trọng như thế nào đối với chính sách cần xây dựng. Việc xác định đó có hiệu quả
hay khơng phụ thuộc nhiều vào mơ hình được lựa chọn. Các mơ hình thường được
áp dụng như sau:
-

Mơ hình thích hợp (rational model): Theo như tác giả Taylor Nigel đã khẳng
định trong tác phẩm Lý thuyết quy hoạch đô thị từ năm 1945 được xuất bản năm
1998, để tiến hành mơ hình này cần trải qua năm bước: i) Định nghĩa các vấn đề
và mục tiêu, ii) Xác định các kế hoạch/chính sách thay thế, iii) Đánh giá các kế
hoạch/chính sách thay thế, iv) Thực hiện kế hoạch/chính sách, v) Giám sát tầm
ảnh hưởng của kế hoạch/chính sách. Theo đó, các nhà hoạch định chính sách
dân số sẽ tự xác định các thơng tin cần thiết của các biến số, sau đó tiến hành
thu thập và xử lý thông tin về các mục tiêu, giải pháp cũng như hệ quả áp dụng

từ đó lựa chọn các biến số phù hợp nhất để có thể quy kết và thể hiện thành
chính sách dân số. Khơng những vậy, việc theo dõi tính hiệu quả khi chính sách
được áp dụng trên thực tế cũng vơ cùng quan trọng, nhằm đưa ra những đánh
giá về các biến số đã được lựa chọn và quyết định điều chỉnh kịp thời phù hợp
với tình hình thực tế. Ưu điểm của mơ hình này là xem xét biến số trong suốt
quá trình từ khi chúng được thu thập cho đến khi được đem ra áp dụng trên thực
tế. Nhược điểm còn tồn đọng là do thời gian theo dõi khá dài nên việc xem xét

7

Trường Cao đẳng y tế Hà Đông, tlđd_(6), tr.7

9


sự tác động của các biến số sẽ không được liên tục và khó điều chỉnh do đã có
-

một thời gian dài tác động đến tình hình thực tế.
Mơ hình gia tăng (incremental model): Mơ hình này được xây dựng theo hướng
liệt kê các biến số dưới hình thức cấp bậc tăng dần, trong đó mỗi biến số sẽ
được liệt kê nhiều lần để xác định được tầm quan trọng và ý nghĩa của chúng
đối với mơ hình. Hoạch định dân số là một quá trình gồm nhiều giai đoạn và
bao hàm nhiều vấn đề chi tiết, khi áp dụng mơ hình này các biến số sẽ được liệt
kê, qua từng giai đoạn xây dựng mơ hình mà chúng sẽ được xem xét, đánh giá
và phân tích để được giữ lại hoặc loại bỏ tùy theo mức độ ảnh hưởng đối với
chính sách đang được xây dựng. Ưu điểm của mơ hình này là lựa chọn các biến
số theo cách thức đánh giá mức độ tác động của chúng theo hướng tăng dần từ
đó lựa chọn được các biến số phù hợp và có chất lượng. Song song đó, do số
lượng biến số là khá lớn cũng như cần thu thập nhiều thông tin về các biến số


-

hơn dẫn đến tốn kém về chi phí, thời gian và nhân lực.
Mơ hình hệ thống (networking model): Mơ hình hệ thống sẽ được áp dụng nếu
việc hoạch định mơ hình chính sách chú trọng đến mối quan hệ giữa các yếu tố
trong mối tương quan tác động qua lại với nhau và với chính bản thân mơ hình
đang được xây dựng. Theo đó, các yếu tố tác động sẽ được thể hiện bằng các
nút và mối quan hệ tác động giữa chúng sẽ được thể hiện bằng các đường nối.
Nhờ vậy mô hình sẽ thể hiện cách trực quan hơn khi tiến hành đánh giá, phân
tích tầm quan trọng của các biến số. Ưu điểm của mơ hình là dễ dàng nhận thấy
được mối quan hệ giữa những biến số, thuận tiện trong việc diễn thuyết, trình
bày, thống kê hoặc kiểm tra do sử dụng lược đồ. Tuy nhiên, do số lượng biến số
là khơng ít cũng như mối quan hệ giữa chúng tương đối phức tạp nên khó có thể
thể hiện được hết dễ gây ra nhầm lẫn hoặc sai sót trong q trình phân tích biến
số.
Các yếu tố tác động được thu thập với số lượng lớn và đa dạng vì thế bên cạnh

việc áp dụng các mơ hình đã trình bày ở trên thì việc căn cứ vào yếu tố tác động
cũng là một trong những cách thức được áp dụng để tiến hành cơng tác xây dựng
chính sách dân số trên thực tế. Hai yếu tố tác động sẽ được trình bày trong khóa
luận này là: Hệ thống dịch vụ dân số và vai trò của xã hội công dân.
-

Hệ thống dịch vụ dân số: Được hiểu là những hoạt động phục vụ công tác dân
số như tuyên truyền, tư vấn, cung cấp các biện pháp chăm sóc sức khỏe, kế
hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số8. Theo đó, hệ thống dịch vụ

8


Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2011), Dịch vụ Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình, tr.43

10


dân số mang đặc điểm liên quan đến nhiều người do các cơng tác này có tầm
ảnh hưởng đến mọi cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong xã hội nơi mọi người đang
sinh sống, làm việc và học tập. Chính vì tác động với phạm vi rộng khắp đã
khiến các công tác dịch vụ dân số mang thêm nhiều đặc điểm như liên quan đến
phong tục tập quán, trình độ văn hóa, sự khác biệt trong nhận thức giữa nam nữ
về vấn đề DS-KHHGĐ và trình độ phát triển kinh tế - văn hóa. Điều này đặt ra
vấn đề chính sách dân số cần chú trọng xây dựng các quy định nhằm bảo đảm
cơ cấu bộ máy của các tổ chức quản lý hệ thống dịch vụ dân số, chú trọng đến
nguồn nhân lực từ số lượng, trình độ chuyên mơn kỹ thuật, phân bổ vị trí làm
việc và thu nhập. Nâng cao chất lượng dịch vụ dân số khi cung cấp các dịch vụ
phù hợp, thuận lợi, an toàn, duy trì khả năng tiếp cận của người sử dụng thơng
-

qua thái độ hài lịng, thoải mái, tin tưởng và bảo mật.
Vai trị của xã hội cơng dân: Vì các chính sách dân số được xây dựng và ban
hành hướng đến áp dụng cho toàn thể xã hội nên sự tham gia của người dân
trong cơng tác hoạch định chính sách là không thể thiếu đặc biệt là những đối
tượng chịu sự ảnh hưởng trực tiếp. Việc đảm bảo vai trị của người dân trong
cơng tác xây dựng chính sách sẽ quyết định đến hiệu quả và bền vững của chính
những chính sách này trên thực tế. Bên cạnh đó, quyền con người và quyền

công dân cần được chú trọng, các nhà hoạch định phải dựa trên nền tảng này để
thể hiện thành những quy định mang tính chất hướng dẫn, chỉ dẫn, tư vấn sao
cho phù hợp với mục tiêu quốc gia cũng như tình hình xã hội ở thời điểm hiện

tại khi chính sách được ban hành.
Song song đó, chính sách trước khi ban hành phải đảm bảo các nội dung, biện
pháp được quy định phải hướng đến việc giải quyết vấn đề đang còn tồn đọng trên
thực tế và được chấp nhận, thấu hiểu bởi đối tượng chịu tác động cũng như các chủ
thể tham gia thực hiện chính sách dân số. Để thực hiện được điều đó, các biện pháp
đề ra phải phù hợp với các giá trị cá nhân mà các chủ thể trên đang theo đuổi cũng
như giá trị chính trị mà chính quốc gia hoạch định đang hướng tới. Ngồi ra, tính
khả thi cũng được đặt lên hàng đầu khi hàng loạt các tiêu chí cũng như yếu tố được
đề ra nhằm xác định cụ thể chỉ tiêu này. Theo đó, vấn đề được quan tâm là liệu các
chính sách dân số có thực hiện được ở các khu vực địa bàn mục tiêu cũng như được
các chủ thể tại đó tiếp nhận hay không, các nội dung và biện pháp đã đủ cụ thể rõ
ràng phù hợp với trình độ dân trí và kinh tế - xã hội hay chưa, làm thế nào để giải
quyết triệt để vấn đề số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác.
Bài tốn đó được lý giải trên thực tế thơng qua các công việc cần được tiến hành
như: Dự báo nhu cầu về số lượng, trình độ chun mơn, kỹ thuật của cán bộ; Đánh
11


giá thực trạng; Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cán bộ để bổ sung thay
thế khi cần thiết nhằm đảm bảo cơng tác thực hiện chính sách dân số trên thực tiễn.
Cuối cùng tính hiệu quả của chính sách là điều mà mọi thành phần xã hội đều mong
muốn, để nhận thấy được hiệu quả không chỉ cần thời gian để xác định được mức
độ tác động của chính sách đến mục tiêu nói riêng và nhận thức của người dân nói
chung mà cịn phải xác định được mức độ hiệu quả trong việc phân bổ chi phí để
thực hiện các biện pháp của chính sách dân số.
1.1.3 Đánh giá chính sách dân số
Đánh giá là sự thu thập và phân tích thơng tin theo nhiều cách thức khác nhau
nhằm xác định sự thích hợp (relevance), tiến độ (progress), hiệu suất (efficiency),
hiệu quả (effectiveness) cũng như tác động (impact) của các hoạt động thuộc
chương trình hay dự án. Theo đó, đánh giá chính sách dân số là quá trình xem xét

đến sự phù hợp và hiệu quả của các nhóm chính sách đã được ban hành trên thực tế.
Khi tiến hành xem xét, các chính sách sẽ được phân loại thành những tập hợp khác
nhau để dễ dàng hơn cho việc nhận định và đánh giá. Việc phân nhóm căn cứ theo
nhiều tiêu chí, tùy theo sự lựa chọn của chủ thể tiến hành hoạt động đánh giá. Cụ
thể các tiêu chí thường được áp dụng như: Quá trình dân số, kết quả dân số, hướng
tác động và hình thức thể hiện.
Thứ nhất, căn cứ theo quá trình dân số có thể phân loại thành nhóm các chính
sách tác động trực tiếp tới sinh sản và nhóm các chính sách tác động trực tiếp tới tử
vong. Trong đó, các chính sách tác động trực tiếp tới sinh sản bao gồm hai mục đích
là khuyến khích sinh hoặc hạn chế sinh, tùy theo mỗi mục đích mà đưa ra các quy
định nhằm khuyến khích hay hạn chế. Các quy định liên quan đến việc sinh có thể
điều chỉnh về số lượng con, thời gian sinh con, khoảng cách giữa các lần sinh; Quy
định việc mang thai, nạo phá thai; Quy định việc khuyến khích, hỗ trợ các trường
hợp vô sinh, sinh con theo phương pháp khoa học. Bên cạnh đó, các chính sách tác
động trực tiếp tới tử vong có thể đưa ra các quy định nhằm hướng tới chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe người dân, bao gồm cả việc rèn luyện thân thể, đặc biệt chú trọng
chính sách chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm chủng mở rộng, phịng chống dịch
bệnh và chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Chính sách phòng
chống tai nạn, đặc biệt là tai nạn giao thông, tai nạn do thiên tai, tai nạn lao động và
các tai nạn thương tích đối với trẻ em. Chính sách tác động trực tiếp tới tử vong là
tổng hợp các chính sách kinh tế xã hội nhằm ni dưỡng, phát triển và bảo vệ sự
sống của con người.
Thứ hai, căn cứ theo kết quả dân số có thể có thể xác định được các nhóm chính
sách khác nhau như: chính sách điều chỉnh quy mơ dân số, chính sách điều chỉnh cơ
12


cấu dân số, chính sách nâng cao chất lượng dân số, chính sách phân bố lại dân số và
lực lượng lao động, chính sách điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chính sách dân
số, chính sách kinh tế xã hội tác động gián tiếp đến kết quả dân số. Thứ ba, căn cứ

theo hướng tác động của các chính sách có thể chia thành hai nhóm chính sách dân
số là chính sách dân số trực tiếp và chính sách dân số gián tiếp. Cuối cùng, căn cứ
theo hình thức thể hiện có thể chia thành ba nhóm chính sách chủ yếu là: Các văn
bản quy phạm pháp luật nhằm tạo khung pháp lý trong việc điều chỉnh các hành vi,
quan hệ xã hội của mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện
chính sách dân số; Các văn bản đề ra đường lối, định hướng chiến lược, chỉ đạo việc
điều chỉnh mục tiêu, giải pháp và cơ chế thực hiện chính sách dân số; Các văn bản
quy định tiêu chuẩn, định mức, chi tiết hóa, hướng dẫn và khuyến khích việc thực
hiện chính sách dân số. Từ việc phân loại các chính sách dân số thành những nhóm
khác nhau theo những tiêu chí cụ thể như trên, cơng tác đánh giá chính sách dân số
sẽ được thực hiện cách dễ dàng hơn do mục đích của việc phân loại mang lại cái
nhìn tổng quan, đảm bảo đúc kết kinh nghiệm cho quá trình xây dựng chính sách
hiệu quả, có khả năng được đón nhận và áp dụng trên thực tế.
Ngoài ra, tác giả cho rằng để việc đánh giá đạt hiệu quả thì bên cạnh cơng tác
phân nhóm các chính sách thì cần tiến hành song song một số hoạt động khác. Đơn
cử là tiến hành đánh giá nhu cầu tức xem xét nhu cầu đang đặt ra là gì cũng như làm
thế nào để giải quyết hoặc đáp ứng chính những nhu cầu đó. Đánh giá quá trình
nhằm xác định xem quá trình đang tiến hành có hiệu quả và có thể đạt được mục
tiêu đặt ra hay không. Đánh giá kết quả để xem xét q trình đã thành cơng hay cịn
hạn chế ở khía cạnh nào cũng như xác định được mức độ thành công hiệu quả trên
thực tế. Cuối cùng việc đánh giá có thể xem xét dưới dạng đánh giá tác động tức
xác định ảnh hưởng của toàn bộ các chính sách trên thực tế.
Việc đánh giá chính sách dân số là một bước quan trọng từ đó tạo tiền đề trong
việc xây dựng các chính sách trong tương lai cũng như tạo đà phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo công bằng và sự phát triển cho các lĩnh vực khác trong xã hội. Góp
phần định hướng mục tiêu và giải pháp hoạt động theo hướng ưu tiên thực hiện các
mục tiêu dân số về quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số, tiến đến phát huy
những yếu tố thuận lợi và hạn chế bất lợi. Định hướng, hướng dẫn khung pháp lý
bảo đảm hoạt động của các chủ thể cùng góp phần ổn định trật tự xã hội và phù hợp
với bản chất nội dung chính sách dân số. Bên cạnh đó, đánh giá chính sách dân số

giúp xác định được vai trị của chính sách dân số thơng qua việc đề ra những tiêu
chuẩn, định mức, mức độ, cơ chế và phương thức thực hiện hướng đến điều chỉnh
các đối tượng chịu sự tác động cũng như chủ thể tiến hành công tác dân số. Vai trò
13


của những chủ thể này cũng phải được chú trọng sao cho phù hợp với thực tế khách
quan trong từng thời kỳ. Cụ thể các cơ quan, tổ chức ban hành cần chú trọng bảo
đảm hình thức của chính sách phù hợp với mục tiêu điều chỉnh và các đối tượng
tiếp nhận, các chủ thể làm công tác dân số phải chủ động thực hiện các hoạt động
phù hợp với mục tiêu, định hướng của chính sách được đề ra. Chính những động
thái này sẽ góp phần khơng những giúp các chính sách về dân số phát huy hiệu quả
trên thực tế mà còn thay đổi suy nghĩ của người dân về việc sinh sản, xây dựng
nhận thức về vai trị của chính mình trong q trình phát triển của quốc gia.
1.2 Chính sách dân số của Việt Nam qua các giai đoạn
1.2.1 Chính sách dân số của Việt Nam trƣớc năm 1975
Trong giai đoạn này đất nước ta đang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu
nước khốc liệt và bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc, nhân dân cả nước phải thực
hiện song song hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và
đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam tiến đến thống nhất nước nhà. Năm 1961,
khi dân số nước ta mới khoảng 30 triệu người, Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm
quan trọng của việc điều tiết dân số. Minh chứng cho việc này là cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng với tư cách là Thủ tướng đương nhiệm lúc bấy giờ, thơng qua bài
viết “Văn hóa với dân số và kế hoạch hóa gia đình" của mình, đã phần nào thể hiện
được quan điểm của những nhà hoạch định chính sách lúc bấy giờ khi cho rằng:
Vấn đề DS-KHHGĐ ln mang tính thời sự nóng hổi, mọi gia đình và cả xã hội cần
quán triệt và thể hiện trong việc làm cách nghiêm túc và đồng bộ, nhờ đó mới có thể
thực hiện được mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh9.
Ngày 26 tháng 12 năm 1961, Hội đồng Chính phủ lâm thời đã ban hành Quyết
định số 216/CP (sau đây gọi tắt là Quyết định 216) do Thủ tướng Phạm Văn Đồng

ký phê chuẩn về việc hướng dẫn sinh đẻ cho nhân dân. Đây được coi là văn bản
pháp quy đầu tiên của nhà nước ta về cơng tác DS-KHHGĐ. Khi tình hình đất nước
cịn gặp nhiều khó khăn, việc Hội đồng chính phủ ban hành Quyết định 216 là một
bước ngoặc lớn vì trên thực tế cịn tồn tại rất nhiều lĩnh vực cần quan tâm, việc đặt
vấn đề điều chỉnh tỷ lệ sinh sản hay nói cách khác là điều chỉnh vấn đề dân số sao
cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế thật sự đã đánh một dấu mốc khởi đầu
cho công tác dân số ở nước ta, thể hiện được nét độc đáo và sự thức thời của nhà
nước ta trước bối cảnh lúc bấy giờ. Ngồi ra, Quyết định 216 cịn gây ấn tượng do
9

Nguyễn Quốc Anh, “Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng với Quyết định 216/CP về sinh đẻ có hướng dẫn”,
/>6K_struts_action=%2FCMS_news_LIST%2Fview_category&_47_instance_iI6K_ArticleID=2576&_47_inst
ance_iI6K_TypeID=TT-SK, truy cập ngày 12/5/2019

14


mang đậm tính nhân văn khi quy định tại Điều 2: “Vì sức khỏe của người mẹ, vì
hạnh phúc và hịa thuận của gia đình, vì để cho việc ni dạy con cái được chu đáo,
việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn một cách thích hợp”. Tính nhân văn
được thể hiện rõ ở việc không chỉ quy định về số lượng con trong một gia đình mà
quyết định cịn hướng đến chăm sóc sức khỏe cho người mẹ cũng như việc nuôi dạy
con cái sao cho tốt. Hơn nữa quyết định còn đề cao mối quan hệ giữa việc sinh sản
với hạnh phúc gia đình thơng qua hàm ý: Số con trong mỗi gia đình cần phù hợp
với tình hình sức khỏe, kinh tế, khả năng ni nấng và dưỡng dục thì gia đình mới
trọn vẹn, hịa thuận và ấm no.
Trong quá trình thực hiện theo tinh thần của quyết định trên, các chủ trương về
xây dựng chủ nghĩa xã hội, cân đối giữa phát triển dân số với phát triển kinh tế, tạo
điều kiện cho phụ nữ học tập, công tác tốt và nuôi dạy con tốt luôn được đề cao và
vận động áp dụng trong xã hội lúc bấy giờ. Quyết định 216 sau những nỗ lực thực

hiện đã bước đầu phát huy tác dụng nhưng khơng lâu sau đó trong khoảng 10 năm
(từ năm 1961 đến năm 1970) tỷ lệ gia tăng dân số có xu hướng tăng trở lại do cơng
tác quản lý của các cơ quan có thẩm quyền bị bng lỏng, việc giáo dục và tạo điều
kiện cho nhân dân thực hiện kế hoạch sinh đẻ của mình khơng cịn được chú trọng,
đặc biệt hơn cả là quan điểm “Con đàn cháu đống” vẫn cịn tồn tại vơ cùng nặng nề
trong tư tưởng của người dân. Để công tác dân số phát huy hiệu quả trên thực tế,
cần có những bước đi dài kỳ và nhẫn nại, chính vì thế một văn bản mới được ban
hành nhằm điều chỉnh mức sinh trở lại sao cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã
hội lúc bấy giờ.
Ngày 13 tháng 5 năm 1970, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 94
(sau đây gọi tắt là Quyết định 94) đã mang lại nhiều kết quả đáng mong đợi. Quyết
định này khắc phục những hạn chế trước mắt bằng việc đề ra các chỉ tiêu cụ thể
nhằm hạn chế tỷ lệ sinh đang ngày một gia tăng nhanh chóng như: Tiếp tục công tác
tuyên truyền tại các tỉnh thành đặc biệt là những khu vực có mật độ dân số cao như
Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh và Nam Định; Tích cực phấn đấu để tỷ lệ gia tăng
dân số tại miền Bắc giảm xuống và dao động trong khoảng từ 2,2% đến 2,4%, theo
đó tỷ lệ sinh tại các khu vực khác nhau được đề ra những chỉ tiêu tương ứng như ở
thành phố từ 1,8% đến 2%, tại các tỉnh đồng bằng từ 2,3% đến 2,5%; Phân công
phối hợp thực hiện giữa các cơ quan có thẩm quyền cách cụ thể và sát sao hơn nữa
nhằm đạt được chỉ tiêu như đã đề ra. Sự ứng biến nhanh nhạy của Nhà nước ta lúc
bấy giờ đã đạt được nhiều hiệu quả, việc chuyển đổi từ “hướng dẫn sinh đẻ” được
quy định trong Quyết định 216 sang “sinh đẻ có kế hoạch” trong Quyết định 94 đã
lưu lại một dấu son chói lọi trong lịch sử cơng tác dân số, ghi tên Việt Nam trở
15


thành quốc gia đầu tiên tại Châu Á ban hành quyết định vận động sinh đẻ có kế
hoạch10.
Mục tiêu của giai đoạn này là thông qua hai văn bản quy phạm pháp luật vừa
phân tích tiến đến vận động hạn chế sinh đẻ, đảm bảo gia đình có đủ ba người con.

Ngồi ra các chính sách dân số cịn hướng đến khuyến khích đẻ thưa, đẻ muộn
nhằm đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ, đảm bảo hạnh phúc và hòa thuận của gia đình,
chú trọng đến việc ni dạy con cái chu đáo. Những nỗ lực này về cơ bản đã phát
huy hiệu quả trong xã hội khi các đối tượng được vận động bước đầu đã nhận biết
được tầm quan trọng của kế hoạch hóa gia đình và tiến đến áp dụng mặc cho hiệu
quả vẫn chưa thật sự cao, bên cạnh đó phạm vi vận động ngày càng được mở rộng
từ những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nhiều con, mức độ sinh dầy, sức khỏe kém
là bộ đội, công nhân viên chức đến những phụ nữ làm việc trong những lĩnh vực
khác đặc biệt là phụ nữ làm cơng việc nội trợ. Chính những nỗ lực của Nhà nước ta
lúc bấy giờ đã phần nào phát huy hiệu quả và đạt được những kết quả khả quan khi
tỷ lệ tăng dân số tự nhiên được điều tiết giảm từ 3,8% năm 1960 xuống còn 2,5%
vào năm 1975. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng giảm
từ 6,3 con năm 1961 xuống còn 5,25 con năm 197511. Bằng những con số cụ thể,
chính sách dân số bước đầu tại Việt Nam đã tạo ra được những chú ý đáng kể mặc
dù cịn nhiều hạn chế. Qua đó phần nào thể hiện được sự quan tâm cần thiết của
Nhà nước và các cấp chính quyền đối với cơng tác dân số, tạo tiền đề cho thành
công nối tiếp của rất nhiều chính sách dân số được ban hành trong những giai đoạn
sau.
1.2.2 Chính sách dân số của Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến trƣớc
năm 2000
Kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc, đất nước thống nhất, tuy nhiên các
cuộc chiến tranh biên giới ở phía Bắc và phía Tây Nam vẫn tiếp tục diễn ra, nguồn
viện trợ nhân đạo từ Trung Quốc, một số nước phương Tây cũng như từ Nhật Bản
đã ngừng hẳn khiến tình hình kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Quỹ Tiền tệ quốc
tế IMF (The International Money Fund) thống kê vào năm 1978 chỉ số Tổng sản
phẩm nội địa GDP (Gross Domestic Product) của Việt Nam tăng trưởng đạt 2,2%
nhưng suy giảm liền ngay sau đó cụ thể giảm 0,5% năm 1979 và 3,7% năm 1980.
Nguyên nhân của sự suy giảm GDP chính là do tốc độ gia tăng dân số của Việt
Nam lúc bấy giờ đạt tỷ lệ 1,9% đến 2,6% nhanh hơn mức độ tăng trưởng kinh tế.
10


Đỗ Văn Quân (2018), Chính sách dân số ở Việt Nam: Từ “sinh đẻ có hướng dẫn” đến “dân số và phát

triển”, Tạp chí lý luận chính trị, số 3 – 2018
11

Đặng Nguyên Anh (2007), Xã hội học dân số, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, tr.21

16


Chính điều này đã khiến thu nhập bình qn đầu người thực tế (real per capita
income) cũng như GDP bình quân trên đầu người thực tế (real per capita GDP) bị
chững lại và suy giảm suốt cả giai đoạn 1976-1980. Với quy mô dân số khoảng 53
triệu người vào những năm 1979, Việt Nam nằm trong danh sách những quốc gia có
dân số đơng, trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ có 12 quốc gia có dân số
đông hơn Việt Nam12. Đứng trước những thách thức lớn của thời cuộc, Việt Nam đã
tiến hành công cuộc đổi mới đất nước vào năm 1986, đón đầu xu thế và nhận thức
được tầm quan trọng của chính sách dân số nói chung và kế hoạch hóa gia đình nói
riêng, Đảng ta đã có những động thái kịp thời thơng qua việc đưa các chỉ tiêu về dân
số vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Theo đó Văn kiện Đại hội
Đảng lần thứ VI năm 1986 đưa ra mục tiêu:
“Giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 2,2% hiện nay xuống 1,7% vào năm 1990 và
yêu cầu thực hiện đồng bộ các biện pháp như: Đầu tư xây dựng các cơ sở dịch
vụ y tế cấp xã, các trung tâm hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch ở huyện. Đảng
viên và thanh niên phải gương mẫu đi đầu thực hiện”.
Hướng theo sự chỉ đạo của Đảng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành
Quyết định số 51-CT ngày 6 tháng 3 năm 1989 (sau đây gọi tắt là Quyết định 51)
quy định về việc thành lập Ủy ban quốc gia DS-KHHGĐ. Trong đó xác định nhiệm
vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên trách về công tác dân số đầu

tiên tại Việt Nam. Từ đây đánh dấu bước khởi đầu trong việc chú trọng đến mối liên
hệ giữa vấn đề dân số với phát triển kinh tế khi hoạch định chính sách dân số. Sự ra
đời của Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ trong giai đoạn này còn thể hiện một bước
phát triển mới trong cơng cuộc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, chấm dứt sự
quản lý kiêm nhiệm và chế độ “thưởng-phạt”. Đối tượng áp dụng cũng được mở
rộng áp dụng cho toàn bộ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới có vợ đang trong
độ tuổi sinh đẻ, mở rộng phạm vi từ thành thị đến nông thôn đặc biệt là các vùng
nông thôn đông dân. Chú trọng nhấn mạnh đến việc tuân thủ chính sách dân số của
Đảng viên, công nhân viên chức nhà nước và thành viên của lực lượng vũ trang.
Quyết định 51 đã mang lại nhiều kết quả tích cực như: Tỷ lệ tăng dân số giảm
từ 2,4% năm 1975 xuống 1,9% năm 1990, số con trung bình trong độ tuổi sinh đẻ
giảm từ 5,25 xuống cịn 3,813. Các chỉ số này đã góp phần hạ thấp tốc độ gia tăng
dân số tuy nhiên vẫn chưa đạt mục tiêu là 1,7% mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ công tác tuyên truyền vẫn chưa được đẩy mạnh, trong
12

U.S. Department of Commerce Bureau of The Census (1985), The population of Vietnam, International
Population Report, tr.3,4
13
Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông (2011), tlđt_(7), tr.23

17


một thời gian dài công tác trên được nhận thức đơn giản là sử dụng lời nói để thuyết
phục sau đó người dân sẽ nghe theo và thực hiện đúng. Chính sự tồn tại của quan
điểm sai lầm này trong công tác dân số bên cạnh việc thiếu hụt các biện pháp cụ thể
đã khiến hiệu quả của việc triển khai chính sách trên thực tế cịn thấp cũng như
khơng đạt được những kết quả như mong đợi.
Ngoài ra sự ra đời của Hiến pháp 1992 trong giai đoạn này, cùng với những

thay đổi về chính sách kinh tế được thể hiện tại Chương II và các quy định khác
xuyên suốt bản Hiến pháp nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,
đã quán triệt được tư tưởng đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới tư duy và nhất là
lấy dân làm gốc của Nhà nước ta lúc bấy giờ14. Chính những thay đổi trong nhận
thức về việc nâng cao chất lượng đời sống nhân dân gắn liền với phát huy lợi ích
kinh tế đã giúp đất nước ta khi bước vào thời đại với nhiều biến chuyển về kinh tế
xã hội đã có sự chuẩn bị ứng biến phù hợp. Nhiều chính sách kinh tế xã hội được
ban hành kịp thời và hiệu quả đã giúp Việt Nam có những bước tiến quan trọng và
chính sách dân số cũng khơng nằm ngồi tiến trình đó.
Sự ra đời của Hiến pháp 1992 đánh dấu bước chuyển mình mới về định hướng,
nội dung, cách thức trong cơng tác DS-KHHGĐ. Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ từ
khi được thành lập đã tiến hành các hoạt động mang tính chất tun truyền, đẩy
mạnh các cơng tác cần thiết tuy cịn nhiều hạn chế nhưng cũng đã đạt được nhiều tín
hiệu khả quan. Trong đó, cơng cuộc vận động “Dừng ở hai con để nuôi và dạy cho
tốt” được lan rộng hơn trước và nhận được sự hưởng ứng tích cực hơn, minh chứng
là các cặp vợ chồng ngày càng chấp nhận quy mơ gia đình nhỏ và dừng lại ở mức
hai con. Các chính sách dân số phát huy hiệu quả trên thực tế, đóng góp vào những
thành cơng mà ngành dân số nước ta đạt được trong giai đoạn này. Cụ thể phải kể
đến các kết quả như: Tổng tỷ suất sinh giảm nhanh từ 3,8 con vào năm 1991 xuống
2,3 con vào năm 2000, thấp hơn 0,6 con so với mục tiêu đề ra là 2,9 con. Quy mô
dân số tăng từ 67,2 triệu người vào năm 1991 lên 77,6 triệu người vào năm 2000,
thấp hơn giới hạn cho phép 4,4 triệu người. Chất lượng cung cấp dịch vụ sức khỏe
sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cải thiện khi tổng tỷ suất sinh giảm từ 3,74
con vào năm 1992 cịn 2,28 con vào năm 200015. Chính sự ra đời của bản Hiến
Pháp 1992 cùng với Quyết định 51 đã vẽ nên một bức tranh tổng quát về tình hình
điều tiết vấn đề dân số trong giai đoạn này. Tuy cịn nhiều hạn chế song thơng qua
những số liệu có được, cơng tác dân số ở Việt Nam đã có nhiều tín hiệu đáng mừng
14

Bùi Ngọc Thanh (2012), Hiến Pháp 1992: Ý nghĩa và giá trị cơ bản, Tạp chí Cộng sản, số ra ngày

17/4/2012
15

Đặng Nguyên Anh, tlđt_(11), tr.223

18


khi từng bước phát huy được hiệu quả trên thực tế, tiến đến song hành với đời sống
của người dân cũng như hứa hẹn tạo ra tiền đề tốt nhằm nắm bắt được những cơ hội
mới mà dân số mang lại trong tương lai.
1.2.3 Chính sách dân số của Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Việt Nam bước vào thế kỷ 21 với nhiều thành tựu nổi bật cũng như phải đối mặt
với nhiều thử thách khó khăn của thời đại mới. Từ năm 2000, việc Mỹ và Việt Nam
ký kết Hiệp ước Thương mại Song phương Mỹ - Việt (Bilateral Trade Agreement BTA) và Hiệp ước này có hiệu lực liền ngay sau đó vào ngày 10 tháng 12 năm 2001
có thể nói đã mở ra một thời đại mới cho nền kinh tế nước ta. Từ đây nhiều cơ hội
kinh tế đã được tạo ra cho Việt Nam tiếp cận thị trường Mỹ, thu hút được nguồn
đầu tư kinh tế từ nước ngoài cũng như tạo tiền đề để hàng hóa Việt Nam được biết
đến rộng rãi hơn trên thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường thân cận với Mỹ16.
Cơ hội hợp tác với nhiều thị trường lớn và năng động trên thế giới đã giúp cho nền
kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc, căn cứ theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế
IMF, chúng ta có thể nhận định một phần bức tranh kinh tế của Việt Nam kể từ khi
bước chân vào thế kỷ 21 thông qua chỉ tiêu GDP như sau: Trong giai đoạn 2000 –
2005, Việt Nam bắt đầu nắm lấy nhiều cơ hội kinh tế mở ra khiến tốc độ tăng
trưởng GDP tăng lên từ 6,8% đến 7,5%. Năm 2006 do ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế thế giới đã khiến tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam chững lại và có dấu
hiệu hạ nhiệt tăng trưởng rơi xuống 7,0%. Trong vùng trũng của khủng hoảng đạt
5,7% và 5,4% vào năm 2008 và 2009. Sau đó, tốc độ tăng trưởng gia tăng trở lại đạt
6,4% năm 2010, tăng dần lên 6,7% năm 2015 và đạt 6,8% năm 201717. Nắm bắt
được tình hình thực tế, Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã được ban hành và xác

định cụ thể nhiệm vụ của chính sách dân số trong giai đoạn này:
“Chính sách dân số nhằm chủ động kiểm sốt quy mơ và tăng chất lượng dân
số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng
các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hố gia đình; Giải quyết tốt
mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn
nhân lực”.

16

Bilateral Trade Agreement, truy cập ngày 7/3/2019
17
Report for Selected Countries and Subjects – Vietnam,
/>=1&sort=country&ds=.&br=1&c=582&s=NGDP_RPCH%2CPPPGDP%2CPPPPC%2CPCPIPCH%2CLUR
%2CGGXWDG_NGDP&grp=0&a=&pr.x=56&pr.y=6, truy cập ngày 12/3/2019

19


Bên cạnh đó, nghị quyết đã đề ra mục tiêu chính yếu của chính sách dân số là
thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mơ dân số ở mức hợp lý
để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố, góp phần
vào sự phát triển nhanh và bền vững đất nước. Từ những định hướng đó, các mục
tiêu đã được cụ thể hóa thành các chỉ tiêu như duy trì xu thế giảm sinh một cách
vững chắc để đạt mức sinh thay thế bình qn trong tồn quốc chậm nhất vào năm
2005, ở vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010; Điều chỉnh quy
mô dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã
hội vào năm 2010; Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần, phấn
đấu đạt chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình tiên tiến thế giới vào
năm 2010.

Nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11 đã
ban hành Pháp lệnh Dân số 2003 trong đó nêu rõ: “Nâng cao chất lượng dân số là
chính sách cơ bản của Nhà nước trong sự nghiệp pháp triển đất nước”. Cụ thể,
khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh 2003 quy định nội dung cơ bản nhằm hướng tới kiểm
sốt quy mơ dân số là thơng qua các chương trình, dự án kinh tế - xã hội, chăm sóc
sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình để điều chỉnh mức sinh và ổn định quy mô
dân số ở mức hợp lý. Các phương án được đề ra để kiểm sốt quy mơ dân số như
thực hiện gia đình ít con, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, khuyến khích sử dụng
các biện pháp tránh thai, giảm nạo phá thai. Theo đó, các quy định đều hướng đến
việc đề ra chuẩn mực phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi từ 22 đến 34, mỗi cặp vợ
chồng nên có từ 1 đến 2 con và được tự do lựa chọn thực hiện biện pháp phòng
tránh thai theo nguyện vọng.
Tiếp đến theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh 2003, Nhà nước còn
hướng đến điều chỉnh cơ cấu dân số nhằm bảo đảm cơ cấu dân số sẽ đạt đến mức
hợp lý về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, ngành nghề cũng như các đặc trưng
khác, bảo vệ và tạo điều kiện để dân tộc thiểu số phát triển. Một trong những động
thái điều chỉnh cơ cấu dân số phổ biến là việc giảm mất cân bằng giới tính khi sinh,
bằng những quy định của mình, Pháp lệnh 2003 nghiêm cấm hành vi lựa chọn giới
tính thai nhi dưới mọi hình thức, mục đích của cơng tác này là đảm bảo sự bình
đẳng giữa nam và nữ, ngăn chặn tình trạng nạo phá thai nhằm lựa chọn giới tính
thai nhi, cân bằng số lượng giữa nam và nữ bảo đảm phát triển bền vững. Bên cạnh
đó, bảo vệ các dân tộc thiểu số cũng là một trong những biện pháp góp phần vào
việc duy trì cơ cấu dân số theo định hướng, theo đó bảo vệ dân tộc thiểu số là tạo ra
20


điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển, nhanh chóng hịa nhập với xã
hội. Mở ra nhiều cơ hội thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ về
vật chất cũng như tinh thần cần thiết giúp họ tiếp cận được y tế, giáo dục và những
thành tựu kinh tế văn hóa xã hội cùng với chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản,

kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tiếp nối là điều chỉnh về
vấn đề phân bố lại dân cư nhằm đảm bảo sự hợp lý giữa dân cư và phát triển bền
vững, đảm bảo nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Để thực hiện
tốt công tác trên cần chú trọng áp dụng một số nguyên tắc: Thứ nhất cần bảo đảm
quyền tự do di cư và cư trú của người dân đến những nơi phù hợp với hoàn cảnh cá
nhân và gia đình nhằm phát huy hết tiềm năng và sức sáng tạo của họ, thứ hai chú
trọng phát triển kinh tế và tạo việc làm ở địa bàn dân cư trú nhằm giảm sự di dân
đến nơi khác và thứ ba là quản lý thật hiệu quả dân cư tránh việc di dân tự phát.
Cuối cùng, Pháp lệnh còn hướng đến nâng cao chất lượng dân số, theo quy định
tại khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh 2003 thì Nhà nước ta chú trọng việc nâng cao về thể
chất, trí tuệ, tinh thần người dân từ đó nâng cao chỉ số phát triển con người Việt
Nam lên mức tiên tiến của thế giới, đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước. Một trong những cách thức đảm bảo việc nâng cao chất lượng dân số là
khuyến khích thực hiện kiểm tra sức khỏe di truyền và sức khỏe trước khi kết hơn.
Theo đó Nhà nước sẽ tạo điều kiện để nam nữ kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký
kết hơn, mục đích của cơng tác này là giảm tỷ lệ dân số bị thiểu năng trí tuệ, dị tật,
giảm tỷ lệ vô sinh và bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Từ năm 2003 trở đi, nhà nước ta khuyến khích tự nguyện sinh con, Điều 10
Pháp lệnh 2003 quy định “mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định về
thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh”. Chính quy định này đã
khiến tuyệt đại đa số người dân nhầm tưởng là nhà nước ta khuyến khích sinh con,
khiến mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ ba tăng mạnh, chính vì thế tỷ lệ gia tăng dân số
tăng nhanh đột biến trong các năm 2003, 2004, 200518. Để khắc phục tình trạng đó,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12
sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh 2003, trong đó quy định lại “mỗi cặp vợ chồng sinh
một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”. Năm 2010,
Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2010/NĐ-CP nhằm quy định chi tiết cho Pháp
lệnh sửa đổi như sau “mỗi cặp vợ chồng nên có một đến hai con”, chính sự sửa đổi
này đã giúp cho tỷ lệ gia tăng dân số chững lại và có xu hướng giảm tại các khu vực
thành thị, trước tình trạng này, để đảm bảo tỷ lệ gia tăng dân số được duy trì ở thế

18

Tổng cục thống kê về tỷ lệ gia tăng dân số cả nước theo từng giai đoạn,
truy cập ngày 22/3/2019

21


×