Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.54 KB, 107 trang )

-1–
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
********

VÕ THU TRANG

KHÍA CẠNH THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN
ĐẾN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT


-2–
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

TP.HCM, NAÊM 2008


-3–
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
********



VÕ THU TRANG

KHÍA CẠNH THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN
ĐẾN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành
Mã số

: Luật Kinh Tế
: 60.38.50

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Mai Hồng Quỳ

TP.HCM, NĂM 2008


-4–
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sỹ Luật học “Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ
quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam” do chính tơi thực hiện.
Tơi xin cam đoan về tính trung thực của Luận văn này.

Tp.HCM, ngày 08 tháng 08 năm 2008
Học viên thực hiện


VÕ THU TRANG


-5–
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn PGS.TS Mai Hồng Quỳ đã hướng dẫn tơi hồn
thành Luận văn Thạc sỹ Luật học “Khía cạnh thương mại liên quan đến
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam”.
Chân thành cảm ơn Cục Bản quyền tác giả văn học-nghệ thuật đại
diện tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban giám đốc, đồng nghiệp Đài Phát
thanh Truyền hình Khánh Hịa, Đài Phát thanh Truyền hình Tây Ninh,
Trung tâm dịch vụ Truyền hình, Trung tâm truyền hình cáp, Hãng phim
TFS-Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, thầy cơ, gia đình và bạn bè
đã giúp đỡ tơi hồn thành Luận văn Thạc sỹ Luật học này.
Quá trình nghiên cứu Luận văn chắn chắn khơng tránh khỏi nhiều
thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của Q thầy cơ, các anh chị và các
bạn.
Tp. HCM, ngày 08 tháng 08 năm 2008
Học viên thực hiện

VÕ THU TRANG


-6–
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... Trang 1
CHƯƠNG 1: THỰC TIỄN VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM BÁO CHÍ DƯỚI KHÍA CẠNH THƯƠNG MẠI
1.1 Đánh giá chung về hoạt động báo chí ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay _ ....................................................................................................... Trang 7
1.1.1 Vai trị của báo chí trong đời sống xã hội hiện nay ....................... Trang 7
1.1.2 Khía cạnh thương mại của hoạt động báo chí ............................... Trang 8
1.1.2.1 Báo chí là một ngành dịch vụ............................................. Trang 8
1.1.2.2 Sản phẩm báo chí là một loại hàng hóa đặc biệt.................. Trang 9
1.1.2.3 Cơ chế hoạt động của báo chí ............................................Trang 10
1.1.3 Cơ quan báo chí –hoạt động như một doanh nghiệp đặc biệt ......Trang 12

Trang 11

1.1.3.1 Cơ chế họat động của cơ quan báo chí ...............................Trang 12
1.1.3.2 Cơ chế tài chính của cơ quan báo chí .................................Trang 13
1.2 Tác phẩm báo chí-Đối tượng bảo hộ của quyền tác giả ................Trang 15
1.2.1 Nhận xét chung về thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm báo chí.....................................................................................Trang 15
1.2.2 Tác phẩm báo chí với tính chất là một loại hàng hóa đặc biệt ......Trang 18
1.2.2.1 Tác phẩm báo chí...............................................................Trang 18
1.2.2.2 Tác phẩm báo chí là “sản phẩm thơng tin”.........................Trang 19
1.2.3 Khía cạnh thương mại của quyền tác giả đối với
tác phẩm báo chí .....................................................................................Trang 20
1.2.3.1 Quyền tài sản-một nội dung của quyền tác giả ...................Trang 20
1.2.3.2 Các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả liên quan đến
quyền tài sản đối với tác phẩm báo chí ..........................................Trang 21

Trang 13



-7–
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

1.3

Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí và bảo hộ quyền

thương mại của các cơ quan báo chí ....................................................Trang 23
1.3.1 Quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí và quyền khai thác, sử dụng,
chuyển nhượng của cơ quan báo chí ........................................................Trang 23
1.3.2 Thiệt hại lợi ích kinh doanh của cơ quan báo chí khi quyền tác giả đối
với tác phẩm báo chí bị xâm phạm ..........................................................Trang 24
1.4 Một số vấn đề về thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
báo chí dưới khía cạnh thương mại ......................................................Trang 26
1.4.1 Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả ..........................................Trang 26
1.4.2 Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ...Trang 29
1.4.3 Chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác
phẩm báo chí ...........................................................................................Trang 34
1.4.3.1 Chuyển nhượng quyền tác giả............................................Trang 34
1.4.3.2 Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả.................................Trang 35
1.4.4 Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí trong hoạt động cung
ứng dịch vụ thương mại...........................................................................Trang 37
1.4.5 Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí liên quan đến hoạt
động quảng cáo thương mại ....................................................................Trang 39
1.4.6 Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ......Trang 42
1.4.6.1 Các biện pháp tự bảo vệ.....................................................Trang 42
1.4.6.2 Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác

phẩm báo chí .................................................................................Trang 46
Kết luận chương 1 .................................................................................Trang 52


-8–
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM BÁO CHÍ
DƯỚI KHÍA CẠNH THƯƠNG MẠI
2. 1 Một vài kinh nghiệm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí
ở một số nước trên thế giới ...................................................................Trang 54
2.1.1 Luật Quyền tác giả và Quyền kế cận Cộng hòa liên bang Đức .....Trang 54
2.1.2 Bộ luật Sở hữu trí tuệ Cộng hòa Pháp ..........................................Trang 56
2.1.3 Đạo luật về Quyền tác giả Hungary .............................................Trang 58
2.1.4 Luật Quyền tác giả và Quyền kế cận Ba Lan ...............................Trang 59
2.1.5 Đạo luật Quyền tác giả Thái Lan .................................................Trang 61
2.2 Nguyên nhân của những bất cập trong thực tiễn bảo hộ quyền tác giả
đối với tác phẩm báo chí .......................................................................Trang 62
2.2.1 Những quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
báo chí.....................................................................................................Trang 62
2.2.2 Q trình thực thi pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm báo chí..................Trang 65
2.2.3 Ý thức của các chủ thể trong quá trình sử dụng, khai thác, chuyển giao
quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ....................................................Trang 67
2.3 Một số giải pháp nâng cao họat động bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm báo chí từ góc độ thương mại .....................................................Trang 69
2.3.1 Hoàn thiện cơ chế pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
báo chí.....................................................................................................Trang 69

2.3.2 Điều chỉnh cơ chế tài chính đối với các cơ quan báo chí ..............Trang 73
2.3.3 Nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật chất khác ............................Trang 75
2.3.4 Áp dụng các biện pháp chế tài thương mại liên quan đến bảo hộ quyền
tác giả đối với tác phẩm báo chí ..............................................................Trang 76

Trang 47


-9–
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

2.3.5 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hộ quyền tác giả
đối với các tác phẩm báo chí nhằm nâng cao ý thức tơn trọng pháp luật; hình
thành văn hóa tơn trọng bản quyền ..........................................................Trang 77
2.3.6 Thực hiện các biệp pháp tự bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm báo
chí __ ......................................................................................................Trang 77
2.3.7 Thành lập Hiệp hội quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí .........Trang 79
2.3.8 Nâng cao vai trò của các cơ quan Nhà nước trong quản lý hoạt động
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ........................................Trang 80
2.3.9 Đẩy mạnh xã hội hóa họat động bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
báo chí.....................................................................................................Trang 81
2.3.10 Xử lý nghiêm những hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác
phẩm báo chí ...........................................................................................Trang 82
Kết luận chương 2 .................................................................................Trang 83
KẾT LUẬN ............................................................................................Trang 85

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



- 10 –
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Báo chí ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc truyền tải thông tin,
định hướng dư luận xã hội, đáp ứng nhu cầu thơng tin, giáo dục, giải trí của
nhân dân. Họat động báo chí ngày nay đang được Đảng và Nhà nước rất quan
tâm. Vai trò và tầm quan trọng của báo chí đã được khẳng định tại Nghị quyết
Trung ương 5 về “Công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới”.
Trong hoạt động báo chí, từ Ðại hội IX đến nay, có những dấu hiệu và đặc
điểm mới, thể hiện rõ hơn cả ở hai phương diện, một mặt, báo chí tiếp tục
phát triển nhanh về số lượng, loại hình, ấn phẩm, đội ngũ người làm báo, cơ
sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ, năng lực tài chính, và mặt khác, sức tác
động của báo chí đối với xã hội ngày càng được mở rộng. Bên cạnh vai trị về
mặt chính trị-xã hội, báo chí cịn có những đóng góp tích cực trên phương
diện kinh tế. Nghị quyết TW 05 xác định rõ, một mặt, báo chí có trách nhiệm
thực hiện các u cầu, nhiệm vụ chung của công tác tư tưởng, mặt khác, xuất
phát từ tính đặc thù và thực tiễn của báo chí, Nghị quyết nhấn mạnh 5 nội
dung đối với báo chí, trong đó, vừa khẳng định lại các nhiệm vụ, vừa đặc biệt
làm rõ các giải pháp để báo chí khắc phục các yếu kém, khuyết điểm, phát
huy ưu điểm và tiềm lực, nâng cao chất lượng tư tưởng - văn hóa, tính hấp
dẫn, vươn lên hiện đại về mơ hình tổ chức, về cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơng
nghệ. Báo chí cần nâng hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, quản
lý, phóng viên, biên tập viên. Cơ quan báo chí phải đổi mới, nâng cao chất
lượng nội dung, hình thức để tăng tính thuyết phục, sự hấp dẫn, lượng phát

hành, phạm vi phủ sóng, năng lực làm chủ, chi phối thông tin và định hướng
dư luận xã hội...


- 11 –
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của báo chí, đặc biệt là khi khía
cạnh thương mại của báo chí được thể hiện rõ với tính chất là một ngành dịch
vụ, trong thời đại bùng nổ thông tin với sự phát triển đa dạng hóa của các loại
hình truyền thông, vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong các tác phẩm báo chí lại
càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thực tiễn chứng minh việc bảo hộ
quyền tác giả ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc
gia và có tác động kinh tế toàn cầu. Thực tế cho thấy, hiện nay, Việt Nam là
một trong những quốc gia đứng đầu danh sách các nước vi phạm quyền tác
giả trong lĩnh vực báo chí. Khơng chỉ vấn đề bảo hộ quyền tác giả chưa được
thực thi nghiêm túc mà ngay cả phần nhiều cơ quan báo chí cũng chưa ý thức
đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong họat động chun mơn cũng như
khía cạnh bảo hộ quyền tác giả. Nghiên cứu việc bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm báo chí dưới khía cạnh thương mại sẽ đóng góp đáng kể vào cơng
cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập; góp phần nâng
cao hiệu quả của họat động báo chí, một lĩnh vực được xem là quyền lực thứ
tư sau các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Hiện nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về pháp luật sở hữu
trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng. Luận văn thạc sỹ Luật học của tác
giả Nguyễn Hòang Giao “ Bảo hộ quyền tác giả trong hợp đồng sử dụng tác
phẩm theo Dân luật Việt Nam” (2004) nghiên cứu sâu những vấn đề lý luận
về QTG và hợp đồng sử dụng TP, phân tích thực trạng bảo hộ QTG trong việc

ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng TP. Trong q trình
phân tích thực trạng, tác giả có đề cập đến mức nhuận bút theo luật định cho
tác phẩm sử dụng dưới hình thức báo chí. Liên quan đến tình hình vi phạm
QTG, tại Luận văn thạc sỹ luật học “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp


- 12 –
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

khắc phục tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong điều kiện
gia nhập WTO”(2006), tác giả Nguyễn Phan Hồng Thanh nêu vụ kiện của
nhà báo Hà Linh. Vụ Cty XNK và phát hành phim VN yêu cầu Đài VTCTruyền hình kỹ thuật số VN dừng phát sóng bộ phim “Lên nhầm xe” mà
Cơng ty vừa mua bản quyền của hãng Tam Dương của Mỹ do chậm trễ của
Cục nên Cty bị thiệt hại. Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Vương Tịch
Mạch “Bảo hộ quyền tác giả theo PLVN và Hoa Kỳ từ góc nhìn so sánh”
(2003) phân tích những vấn đề về bảo hộ QTG theo pháp luật Việt Nam và
Hoa Kỳ; trong đó có đặt câu hỏi “ Đâu là sự khác nhau giữa tác phẩm phát
thanh truyền hình và tác phẩm báo chí vì tác phẩm báo chí gồm báo nói và
báo hình?”. Quy định bảo hộ tin tức thời sự thuần túy đưa tin của Bộ luật Dân
sự 1995 không phù hợp với CU Berne. Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả
Châu Huy Quang nghiên cứu “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc
giải quyết tranh chấp về quyền tác giả ở Việt Nam”(2003) Luận văn thạc sỹ
luật học của tác giả Hà Đăng Quảng viết về “Những vấn đề lý luận và thực
tiễn của việc giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại Tòa án Việt Nam”(
2002). Luận văn tốt nghiệp cử nhân của tác giả Nguyễn Thị Diễm Phúc “Bảo
vệ QTG – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”(2006) nêu hành vi sửa chữa, cắt
xén TP mà khơng có sự cho phép, đồng ý của TG với vụ kiện của nhà báo Lê
Phước Vinh đối với NXB Văn nghệ TP.HCM. Võ Hòang Yến với Luận văn
tốt nghiệp cử nhân “Cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu và người sử dụng TP

trong quan hệ QTG.” (2002), có nêu một số hành vi xâm phạm trong lĩnh vực
báo chí, ví dụ về mức nhuận bút, thù lao của một số tờ báo. Một số Luận văn
tốt nghiệp cử nhân luật khác như “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo
hộ QTG ở Việt Nam” (2005) của tác giả Nguyễn Mỹ Liên; “Bảo vệ QTGMột số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2003) của tác giả Dương Hóan; “Một số
vấn đề về QTG” (1999) của tác giả Lê Thị Đông Phương.


- 13 –
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

Những cơng trình nghiên cứu khoa học nêu trên đề cập đến những quy định,
thực trạng chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả trên nhiều lĩnh
vực. Một số cơng trình có đề cập hành vi xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh
vực báo chí nhưng khơng nhiều, chỉ dừng ở mức độ nêu ví dụ. Chưa có cơng
trình nào nghiên cứu sâu về vấn đề bảo hộ quyền tác giả thuộc chuyên ngành
báo chí.
Đề tài này khơng đi sâu phân tích các quy định pháp luật về quyền tác
giả và bảo hộ quyền tác giả vì vấn đề này đã được nghiên cứu rất kỹ trong
nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học. Mục đích chính của đề tài là đi sâu
phân tích những vấn đề nảy sinh liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm báo chí trong thực tiễn dưới khía cạnh thương mại; nghiên cứu việc
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí như một loại hàng hóa đặc biệt,
trong đó, chủ thể tham gia các hoạt động dịch vụ, quảng cáo thương mại liên
quan đến bảo hộ quyền tác giả là các cơ quan báo chí (hoạt động như mơ hình
doanh nghiệp) với các cá nhân, thương nhân và tổ chức khác. Trên cơ sở đó,
đề tài đối chiếu với các quy định pháp luật, nêu một số giải pháp hòan thiện
và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm báo chí từ khía cạnh thương mại.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm phân tích những vướng mắc, tồn tại
trong thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
báo chí dưới khía cạnh thương mại; từ đó, kiến nghị những giải pháp hồn
thiện pháp luật, góp phần phát triển hoạt động báo chí Việt Nam trong nền
kinh tế hội nhập.


- 14 –
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tác giả sử dụng kết họp các phương pháp
nghiên cứu: logic, phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch…
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc phân tích, đánh giá thực trạng bảo
hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí dưới khía cạnh thương mại. Trên cơ
sở đối chiếu giữa thực trạng và các quy định pháp luật hiện hành về bảo hộ
quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí, đưa ra những quan điểm về mặt lý
luận, việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần khắc phục phần nào những bất cập
trong thực tiễn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam; từ
đó, đề ra một số giải pháp hoàn thiện.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khía cạnh thương mại liên quan đến
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí trong thực tiễn, đối chiếu với
những quy định pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
báo chí ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao quát tình hình thực hiện và thực
trạng bảo hộ quyền tác giả dưới khía cạnh thương mại trong các tác phẩm báo

chí ở Việt Nam.


- 15 –
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

7. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm các phần sau:
- Phần mở đầu
- Chương 1: Thực tiễn về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí
dưới khía cạnh thương mại.
- Chương 2: Một số giải pháp hòan thiện hoạt động bảo hộ quyền tác giả
đối với tác phẩm báo chí dưới khía cạnh thương mại.
- Kết luận
- Phụ lục
- Danh mục tài liệu tham khảo


- 16 –
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

CHƯƠNG 1: THỰC TIỄN VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM BÁO CHÍ DƯỚI KHÍA CẠNH THƯƠNG MẠI

1.1 Đánh giá chung về họat động báo chí ở Việt Nam trong giai đọan
hiện nay
1.1.1 Vai trị của báo chí trong đời sống xã hội hiện nay:
So với chục năm trở về trước, báo chí Việt Nam ngày nay đã có sự phát

triển vượt bậc. Khơng chỉ là kênh thơng tin truyền tải kịp thời đến người dân
những tin tức, sự kiện nóng hổi trong nước và trên thế giới, vai trị chính trị,
xã hội của báo chí cịn thể hiện ở chức năng định hướng dư luận, giáo dục,
nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa, giải trí của nhân dân.
Theo thống kê của Bộ Thơng tin và Truyền thơng, tính đến cuối năm
2007, tồn quốc hiện có 702 cơ quan báo chí ở các loại hình báo in, phát
thanh truyền hình, báo điện tử. Trong đó, báo in có 634 cơ quan với 813 ấn
phẩm, gồm 174 báo; 459 tạp chí; một Hãng thơng tấn quốc gia. Phát thanhTruyền hình có 67 đài phát thanh, truyền hình (trung ương: 2; địa phương:
65); 1 Đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất…Cùng với đó, trong mấy năm qua
là sự phát triển rất lớn của phát thanh và truyền hình, cả về kỹ thuật và cơng
nghệ thơng tin. Hiện nay, cả nước có 67 đài phát thanh và truyền hình. Đài
Tiếng nói Việt Nam hiện có 6 hệ phát thanh gồm 4 hệ đối nội và 2 hệ đối
ngoại. Sóng phát thanh đã phủ kín 97,5% diện tích lãnh thổ Việt Nam . Bên
cạnh đó, loại hình báo điện tử trong những năm qua phát triển với tốc độ
nhanh. Đến nay, cả nước đã có 70 tờ báo điện tử, 2.500 trang tin điện tử. Một
số báo, trang tin điện tử có số lần truy cập mỗi ngày hàng triệu lượt người...
Số lượng nhà báo được cấp thẻ đã tăng từ 8.000 (năm 1999) lên 15.000 (năm
2007).


- 17 –
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

Báo chí Việt Nam đã có sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
Ngòai vai trò trên phương diện chính trị, xã hội, báo chí Việt Nam ngày nay
cịn thể hiện vai trị thương mại với tính chất là một ngành dịch vụ, đóng góp
khơng nhỏ vào cơ cấu kinh tế đất nước. Theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng
doanh thu của các cơ quan báo chí ở nước ta ít nhất là 10.000 tỷ đồng/năm,
chủ yếu từ nguồn quảng cáo và các hoạt động dịch vụ thương mại khác. Cả

nước hiện có 2 đài truyền hình (Đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình
TP.HCM) có doanh thu bình quân mỗi năm đạt từ 1.300-1.500 tỷ đồng. 15
Đài truyền hình địa phương và khu vực có doanh thu trên 100 tỷ đến vài trăm
tỷ đồng/năm; gần 10 tờ báo in có doanh thu từ 350 - 600 tỷ đồng/ năm.
Trong nền kinh tế thị trường, báo chí ngày càng phải cạnh tranh để tồn
tại. Khác với thời bao cấp, hoạt động báo chí ngày nay khơng chỉ mang tính
chất “tun truyền một phía”, “cho gì đọc nấy”. Ngày nay, các cơ quan báo
chí buộc phải ln đổi mới, nâng cao chất lượng “sản phẩm báo chí” để thu
hút độc giả. Những sản phẩm báo chí có chất lượng, hấp dẫn sẽ chiếm được
sự tín nhiệm của cơng chúng; qua đó, khẳng định được uy tín, thương hiệu
của các cơ quan báo chí.
1.1.2 Khía cạnh thương mại của hoạt động báo chí:
1.1.2.1 Báo chí là một ngành dịch vụ
Trong bài viết “Bàn về yếu tố thương mại trong hoạt động báo chí”, tác
giả Trường Giang phân tích: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã xác định
những hoạt động vǎn hóa báo chí, giáo dục trong thời đại ngày nay là những
loại hình của thương mại dịch vụ. Một hệ thống kinh tế mới được chia ra làm
ba lĩnh vực: một là kinh tế khai thác, hai là kinh tế chế biến, ba là kinh tế dịch
vụ. Báo chí được xếp vào lĩnh vực kinh tế thứ ba.


- 18 –
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

Như vậy, khi Việt Nam phát triển kinh tế thị trường và đang trong giai
đọan hội nhập, hoạt động báo chí cũng khơng nằm ngịai xu hướng này. Vai
trị thương mại của báo chí ngày càng được thể hiện rõ từ các hoạt động kinh
doanh liên quan đến lĩnh vực chun mơn. Tuy nhiên, hoạt động báo chí
khơng phải là loại hình dịch vụ thương mại thuần túy mà là dịch vụ có tính

chất đặc thù. “Sản phẩm báo chí khơng chỉ có thuộc tính hàng hóa mà cịn có
thuộc tính hình thái ý thức xã hội. Báo chí khơng chỉ là một sản phẩm vật chất
mà nó cịn là một công cụ tuyên truyền giáo dục cho chủ trương đường lối
một thể chế chính trị, một cơng cụ đấu tranh bảo vệ chân lý, đạo lý và lẽ
phải.1
Vì vậy, báo chí khơng chỉ hoạt động trong thị trường mua bán thơng tin
mà cịn ở cả những khu vực phi thị trường. Trong q trình hoạt động của báo
chí khơng phải lúc nào cũng tính tốn lợi nhuận mà có lúc hoạt động khơng
nhằm mục đích thương mại. Chẳng hạn, việc sản xuất các kênh, chương trình
phát sóng, tin bài mang tính chính luận, phục vụ tuyên truyền các sự kiện
chính trị xã hội…là các hoạt động phi lợi nhuận. Ngồi ra, các báo, đài cịn
dành một thời lượng, diện tích báo nhất định để quảng cáo, rao vặt miễn phí
cho những trường hợp đặc biệt như các cơ sở từ thiện, người khuyết tật, người
nghèo, trẻ em có hồn cảnh khó khăn…Như vậy, có thể kết luận, hoạt động
báo chí vừa mang tính thương mại và phi thương mại.
1.1.2.2 Sản phẩm báo chí là một lọai hàng hóa đặc biệt lưu thông trên thị
trường.
Ngày nay, thông tin được xem là hàng hóa thì tất yếu báo chí cũng phải
là hàng hóa. Bởi chức năng chính của báo chí là truyền tải thơng tin. Hàng
hóa là những thứ dùng để lưu thông trong hoạt động thương mại. Độc giả bỏ
1

Trường Giang, “Bàn về yếu tố thương mại trong hoạt động báo chí”,


- 19 –
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

tiền mua tờ báo để biết thông tin. Họ mua sản phẩm báo chí, mua thơng tin.

Khán giả lắp đặt cáp, truyền hình kỹ thuật số, trả tiền để xem các kênh truyền
hình…Ngồi ra, sản phẩm báo chí cịn là một loại hàng hóa đặc biệt trong các
giao dịch hợp đồng cung ứng dịch vụ, quảng cáo, chuyển nhượng, chuyển
quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí…Vì vậy, có thể khẳng
định, trong hoạt động báo chí có yếu tố thương mại.
1.1.2.3 Cơ chế hoạt động của báo chí
Khác hẳn với thời bao cấp, báo chí Việt Nam đã hoạt động theo cơ chế
thị trường từ những nǎm 80 của thế kỷ trước. Báo chí đã phải tính tốn giá
thành, và giá bán chính xác để đảm bảo có lãi, báo chí cũng tham gia vào các
hoạt động dịch vụ: phải dùng phương pháp quảng cáo, tiếp thị, phải cạnh
tranh để bảo đảm sự tồn tại và phát triển. Báo chí đã phải chịu sự chọn lựa,
sàng lọc của thị trường, nếu không, phải gánh chịu thua lỗ, thậm chí phải giải
thể. Do vậy, báo chí ngày nay khơng phải chỉ cần đúng mà cịn cần phải hay,
phải đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, tâm lý của bạn đọc, thậm chí cả một phần
thị hiếu của họ vì họ là những người mua báo, bỏ tiền ra để sử dụng báo chí,
là những người phán quyết cuối cùng.
Không vận dụng cách thức hoạt động của thương mại, khơng tn thủ
cơ chế thị trường thì báo chí không tạo được sự liên thông giữa nguồn thông
tin với đối tượng cần thông tin, không thực hiện được yêu cầu hạch tốn của
báo chí.2 Trên thực tế, phần lớn cơ quan báo chí hạch tóan độc lập, thực hiện
cơ chế tự chủ tài chính; một số do đặc thù của tờ báo mà kinh phí hoạt động
vẫn do Nhà nước bao cấp.
Tuy nhiên, phải khẳng định trong hoạt động báo chí, có yếu tố thương
mại. Trên thực tế thế giới hiện nay, ta thấy có khơng ít các trung tâm truyền
2

Trường Giang, “Bàn về yếu tố thương mại trong hoạt động báo chí”,


- 20 –

Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

thơng lớn hoặc những tập đồn báo chí khổng lồ; ngồi tác động về tun
truyền giáo dục, nó đã mang lại khác nhiều lợi nhuận cho xã hội.
Ngòai những yếu tố như: sản phẩm báo chí như một lọai hàng hóa đặc
biệt, cơ quan báo chí hoạt động như một doanh nghiệp đặc biệt, khía cạnh
thương mại của báo chí còn thể hiện qua các họat động cung ứng dịch vụ như:
bán báo, truyền hình trả tiền, cung cấp các sản phẩm báo chí theo hợp đồng
cung ứng dịch vụ, quảng cáo thương mại…Trong nền kinh tế thị trường, báo
chí là kênh thông tin nhanh nhạy nhất cho hoạt động kinh tế thông qua các
trang quảng cáo. Quảng cáo nhiều do nhà quảng cáo biết họ tìm đúng tờ báo
có nhiều người đọc. Doanh thu từ quảng cáo của các cơ quan báo chí thể hiện
thước đo tốc độ phát triển của nền kinh tế, của sự cạnh tranh lành mạnh và ý
thức tơn trọng người tiêu dùng.
Báo chí Việt Nam ngày nay vừa phải làm tròn chức năng của báo chí
cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhn báo chí tự bảo đảm chi phí hoạt động, cơ quan báo
chí tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và cơ quan báo chí do ngân sách
Nhà nước bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động. Như vậy, căn cứ vào kết quả
hoạt động tài chính của cơ quan báo chí, phân loại đơn vị sự nghiệp, Nhà
nước cần tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho
các cơ quan báo chí. Việc tự chủ về tài chính sẽ giúp cơ quan báo chí chủ
động hơn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, tạo nguồn thu để tái đầu tư, đề
ra mức nhuận bút, thù lao và có biện pháp kinh tế khác để bảo vệ quyền tác
giả đối với tác phẩm báo chí phù hợp với giá trị sức lao động trí tuệ, cơng sức,


- 83 –
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang


thời gian, tiền của của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và phù hợp với tình
hình hoạt động tài chính của cơ quan báo chí.
Dự thảo Luật báo chí sửa đổi đã xác định tài chính của cơ quan báo chí là từ
nguồn do cơ quan chủ quản cấp, nguồn thu từ bán báo, quảng cáo, từ các
khoản kinh doanh dịch vụ khác. Nếu khơng có sự phân định rõ đâu là hoạt
động kinh doanh dịch vụ và hoạt động chun mơn, thì việc thiết lập một cơ
chế tài chính phù hợp với cơ quan báo chí là rất khó.
Theo quan điểm cá nhân, để tạo thuận lợi cho các cơ quan báo chí hoạt
động, qua đó, có điều kiện thực hiện việc bảo vệ quyền tác giả đối với tác
phẩm báo chí, Nhà nước nên giao quyền tự chủ hồn tồn về tài chính cho các
cơ quan báo chí có khả năng và ban hành lộ trình tự chủ tài chính cho các cơ
quan báo chí cịn lại.
-Về vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí, Nhà nước cần hỗ
trợ tài chính mua bản quyền cho các cơ quan báo chí có nhiệm vụ phổ biến
tác phẩm báo chí có giá trị tư tưởng, khoa học và nghệ thuật phục vụ lợi ích
công cộng, nhằm phát triển kinh tế-xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thơng cần
chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan
liên quan, hướng dẫn lập kế hoạch tài chính (tạo nguồn, quỹ), cơ chế thực
hiện việc mua bản quyền; trên cơ sở đó, phê duyệt danh mục tác phẩm thuộc
diện mua bản quyền đối với các cơ quan báo chí thuộc Trung ương; Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh duyệt danh mục tác phẩm thuộc diện mua bản quyền đối
với các cơ quan báo chí thuộc địa phương.34 Nhiệm vụ hỗ trợ tài chính để mua
bản quyền mặc dù đã được luật quy định nhưng trên thực tế chưa được triển
khai thực hiện triệt để.

34

Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan



- 84 –
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

2.3.3 Nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật chất khác
- Hiện nay, chế độ nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật chất khác vẫn đang
được thực hiện theo Nghị định 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/ 2002 của Chính
phủ. Tuy nhiên, mức nhuận bút đối với một số thể loại tác phẩm, trong đó có
tác phẩm báo chí đã khơng cịn phù hợp.
Thêm vào đó, việc phân loại tác phẩm hưởng chế độ nhuận bút, trong
đó tách biệt giữa tác phẩm báo chí và tác phẩm phát thanh, truyền hình là
khơng đúng với các quy định pháp luật về khái niệm “báo chí” và “tác phẩm
báo chí”. Tác phẩm phát thanh, truyền hình là một dạng của tác phẩm báo chí.
Do vậy, Nghị định chỉ cần có quy định riêng về chế độ nhuận bút đối với tác
phẩm báo chí, trong đó, liệt kê cụ thể từng thể loại báo chí của các loại hình
báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử.
- Mức nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật chất khác cần được tính vào giá trị
bản quyền đối với tác phẩm báo chí trong các hoạt động sử dụng, khai thác
tác phẩm nhằm mục đích thương mại, chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng
quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí. Việc điều chỉnh mức nhuận bút, thù
lao và các lợi ích vật chất khác khơng chỉ có ý nghĩa trong việc làm tăng giá
trị bản quyền tác phẩm mà còn làm căn cứ xác định thiệt hại, mức bồi thường
khi phát sinh hành vi vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang xem xét, nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 61/2002/NĐ-CP (11/06/2002) của Chính phủ về chế độ nhuận
bút, bảo đảm phù hợp với từng mơ hình và cơ chế hoạt động của cơ quan báo
chí. Do những điểm bất cập của Nghị định 61, văn bản pháp luật sửa đổi, bổ
sung một số quy định của Nghị định này cần nhanh chóng được ban hành.



- 85 –
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

2.3.4 Áp dụng các biện pháp chế tài thương mại liên quan đến bảo
hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí
Trong việc tham gia các hoạt động cung ứng dịch vụ, chuyển nhượng,
chuyển quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí giữa các cơ quan báo chí với
nhau hoặc giữa các cơ quan báo chí với các công ty truyền thông theo hợp
đồng thương mại, các bên nên chú ý đến các điều khoản về áp dụng biện pháp
chế tài để giải quyết tranh chấp phát sinh. Ngoài thỏa thuận các chế tài như:
buộc thực hiện đúng hợp đồng, tạm ngưng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực
hiện hợp đồng, các bên cần quy định cụ thể trong hợp đồng các điều khoản về
bồi thường thiệt hại và phạm vi phạm.
Trong hợp đồng thương mại, ngoài điều khoản về bồi thường thiệt hại,
các bên tham gia hợp đồng cung ứng dịch vụ, chuyển nhượng, chuyển quyền
sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí cũng nên quy định điều khoản
phạt vi phạm. Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức
phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng
không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Trên đây là những nội dung mà các bên thường bỏ sót trong q trình
ký hợp đồng cung ứng dịch vụ, chuyển nhượng, chuyển quyền tác giả đối với
tác phẩm báo chí. Điều khoản về trách nhiệm của bên cung cấp bản quyền
thường rất đơn giản, chẳng hạn như “Bên A chịu trách nhiệm về bản quyền
tác phẩm cung cấp cho bên B”. Do vậy, các bên tham gia hợp đồng cần lưu ý
những nội dung này để một mặt ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia
hợp đồng; mặt khác, nếu phát sinh tranh chấp, việc giải quyết sẽ thuận lợi và
rõ ràng hơn, bảo vệ được phần nào quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên.



- 86 –
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

2.3.5 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hộ quyền
tác giả đối với các tác phẩm báo chí nhằm nâng cao ý thức tơn trọng
pháp luật; hình thành văn hóa tơn trọng bản quyền
Hiện nay, việc tiếp cận các văn bản pháp luật về bảo hộ quyền tác giả
đối với tác phẩm báo chí của các cơ quan báo chí, các cá nhân, tổ chức khác
có liên quan còn hạn chế. Nhiều báo, đài, tổng biên tập, phóng viên chưa hiểu
rõ khái niệm “quyền tác giả”, tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền tác giả và
chưa nắm vững các quy định pháp luật về vấn đề này.

Do vậy, công tác

tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm báo chí cịn ít và chưa mang lại hiệu quả. Vì thế, đội ngũ cán bộ,
chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả cần được đào tạo
chuyên nghiệp, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu
cầu về hoạt động bảo hộ quyền tác giả trong giai đoạn hội nhập. Riêng đội
ngũ làm báo, các cơ quan báo chí cần phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ
chức nhiều đợt tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền
tác giả, trong đó có quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí. Bản thân các tổng
biên tập, biên tập viên, phóng viên và những người làm báo khác nên chủ
động tự tìm hiểu các quy định pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm báo
chí; từ đó, nâng cao ý thức bảo vệ quyền tác giả của bản thân và đồng nghiệp;
góp phần xây dựng văn hóa tôn trọng bản quyền trong cộng đồng xã hội.
2.3.6 Thực hiện các biện pháp tự bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm

báo chí
Cùng với các quy định pháp luật, hiệu quả bảo hộ quyền tác giả đối với
các tác phẩm báo chí cịn phần nào phụ thuộc vào ý thức tự bảo vệ của các cơ
quan báo chí và đội ngũ những người làm báo.


- 87 –
Khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Mai Hồng Quỳ, HVTH: Võ Thu Trang

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cần tăng cường áp dụng các biện
pháp công nghệ để bảo vệ các thông tin quản lý quyền, ngăn chặn các hành vi
tiếp cận tác phẩm, khai thác bất hợp pháp quyền sở hữu của mình, chẳng hạn
như: in logo lên tác phẩm phát sóng, dán tem khi phát hành băng đĩa các tác
phẩm phát sóng ra thị trường, mã khóa các chương trình phát sóng để chống
hành vi thu trộm qua vệ tinh, đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
báo chí, gài hệ thống chống đường link kết nối, cắt dán tác phẩm báo chí với
các trang điện tử vi phạm… Ngoài ra, các cơ quan báo chí, những người làm
báo nên thực hiện quyền tự bảo vệ của mình bằng việc yêu cầu tổ chức, cá
nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí phải chấm
dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai, bồi thường thiệt hại; yêu
cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả
theo quy định pháp luật hoặc khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Việc lần đầu tiên ở Việt Nam các báo tập hợp nhau lại để cùng cam kết
về tôn trọng bản quyền tác phẩm báo chí vào cuối năm 2007 cho thấy ý thức
tự bảo vệ của các cơ quan báo chí, qua đó đã tác động tích cực đến việc thực
thi Luật Sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng trong lĩnh vực báo
chí. Đây là 5 tờ báo lớn có số lượng phát hành, số lượng bạn đọc lớn nhất và
tầm ảnh hưởng rộng rãi trong cả nước. Động thái trao đổi, ký thỏa thuận tôn

trọng bản quyền tác phẩm báo chí khơng chỉ có ý nghĩa đối với riêng những
tờ báo tham gia thỏa thuận mà cịn góp phần kêu gọi nâng cao ý thức tơn
trọng bản quyền trong giới những người làm báo và các cơ quan báo chí nói
chung. Động thái cho thấy, bên cạnh việc yêu cầu các báo khác tôn trọng bản
quyền tác phẩm báo chí của các báo tham gia thỏa thuận, bản thân các tờ báo
này cũng nghiêm túc tôn trọng bản quyền của những báo khác, kể cả báo chí
nước ngồi.


×