Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Khiếu kiện không vi phạm một số vấn đề pháp lý và thực tiễn áp dụng trong giải quyết tranh chấp tại WTO (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

DƢƠNG ĐÀO HỒNG DUNG

KHIẾU KIỆN KHƠNG VI PHẠM: MỘT SỐ VẤN
ĐỀ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRONG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật quốc tế

Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thùy Dƣơng

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Khiếu kiện không vi phạm: Một số vấn đề
pháp lý và thực tiễn áp dụng trong giải quyết tranh chấp tại WTO” là
cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân. Các nội dung và kết luận nêu
trong luận văn là trung thực.
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của TS. Trần Thị Thùy Dương
là người hướng dẫn khoa học trực tiếp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tác giả

Dƣơng Đào Hoàng Dung



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AOA
ASEAN
DSB
DSU
EC
EEC
GATS
GATT
GPA
IMF
ITO
NAFTA
RTA
SA
SCM
TBT
TRIMPs

TRIPs
WB
WTO

Agreement on Agriculture
Association of Southeast Asian
Nations
Dispute Settlement Body
Dispute Settlement
Understandings

European Community
European Economic Community
General Agreement on Trade in
Services
General Agreement on Tariffs
and Trade
Agreement on Government
Procurement
International Montenary Fund
International Trade Organization
North American Free Trade
Agreement
Regional Trade Agreement
Agreement on Safeguard
Agreement on Subsidies and
Countervailing Measures
Agreement on Technical
Barriers to Trade
Agreement on Trade-Related
Investment Measures
Agreement on Trade – Related
Aspects of Intellectual Property
Rights
World Bank
World Trade Organization

Hiệp định về nông nghiệp
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
Cơ quan giải quyết tranh chấp

Thỏa ước về các quy tắc và thủ
tục giải quyết tranh chấp
Cộng đồng chung châu Âu
Cộng đồng kinh tế châu Âu
Hiệp định chung về thương mại
dịch vụ
Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại
Hiệp định về mua sắm chính phủ
Quỹ tiền tệ quốc tế
Tổ chức thương mại quốc tế
Khu vự tự do thương mại Bắc
Mỹ
Hiệp định thương mại khu vực
Hiệp định tự vệ
Hiệp định về trợ cấp và các biện
pháp đối kháng
Hiệp định về hàng rào kỹ thuật
trong thương mại
Hiệp định về các biện pháp đầu
từ liên quan đến thương mại
Hiệp định về khía cạnh thương
mại của sở hữu trí tuệ
Ngân hàng thế giới
Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN QUY ĐỊNH VỀ KHIẾU KIỆN
KHÔNG VI PHẠM TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TỔ
CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI .......................................................... 7
1.1. Cơ sở hình thành quy định về khiếu kiện khơng vi phạm
trong hệ thống pháp luật Tổ chức thƣơng mại thế giới .................................. 8
1.1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 8
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển quy định khiếu kiện
khơng vi phạm trong hệ thống GATT/WTO ........................................................... 9
1.2. Quy định khiếu kiện không vi phạm trong hệ thống
pháp luật Tổ chức thƣơng mại thế giới .......................................................... 17
1.2.1. Quy định về nội dung ................................................................................. 17
1.2.2. Quy định về hình thức ................................................................................ 25
1.3. So sánh sơ bộ giữa quy định khiếu kiện không vi phạm
trong hệ thống pháp luật WTO và trong một số
hiệp thƣơng mại khu vực ................................................................................... 27

CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH KHIẾU KIỆN
KHÔNG VI PHẠM TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TẠI TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI.......................................... 32
2.1. Khái quát về các tranh chấp liên quan đến khiếu kiện
không vi phạm từ khi Tổ chức thƣơng mại đƣợc thành lập ................ 33
2.2. Các nội dung liên quan đến quy định khiếu kiện không
vi phạm đƣợc Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm xem xét .............. 35
2.2.1. Các điều kiện cấu thành một khiếu kiện không vi phạm ................... 35
2.2.2. Nghĩa vụ chứng minh ................................................................................. 51

CHƢƠNG 3. VAI TRỊ CỦA QUY ĐỊNH KHIẾU KIỆN
KHƠNG VI PHẠM TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT



TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI .................................................. 54
3.1. Tác động của việc áp dụng khiếu kiện không vi phạm đến
hệ thống pháp luật Tổ chức thƣơng mại thế giới ............................................ 54
3.1.1. Tác động tích cực ....................................................................................... 54
3.1.2. Tác động tiêu cực ....................................................................................... 56
3.2. Cơ sở cho việc tiếp tục áp dụng quy định về khiếu kiện
không vi phạm trong hệ thống pháp luật Tổ chức thƣơng mại .................... 59
3.3. Một số bài học kinh nghiệm liên quan đến khiếu kiện khơng vi
phạm dành cho Việt Nam trong q trình tham gia giải quyết
tranh chấp tại WTO ........................................................................................... 62
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Với mục tiêu loại bỏ các rào cản thương mại và tiến tới tự do hóa thương
mại, Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO), mà
tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (General Agreement
Trade and Tariffs - GATT 1947), đã được thành lập vào 1/1/1995. Sự ra đời
của WTO là bước ngoặt lớn của nền kinh tế thế giới đầu thế kỷ XX.
WTO là một tổ chức thương mại đa phương lớn nhất hiện nay gồm nhiều
hiệp định đa phương và đa biên. Với hệ thống các quy định này, WTO đã tạo
nên một hành lang pháp lý khá vững chắc cho các hoạt động thương mại giữa
160 quốc gia thành viên1. Trong đó, chế định giải quyết tranh chấp của WTO
là trụ cột quan trọng của diễn đàn thương mại đa phương này. Cơ chế này đã

được ghi nhận tại “Thỏa ước về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp
(Dispute Settlement Understandings - DSU)”.
Với các ngun tắc “cơng bằng, nhanh chóng, hiệu quả và các bên cùng
chấp nhận, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là một đóng góp quan
trọng đối với sự bền vững của nền kinh tế thế giới2. Bởi vì, cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO đưa ra các cách thức để các thành viên duy trì hiệu lực
của thỏa thuận đã được cam kết. Điều này thể hiện ở việc các phán quyết của
Ban hội thẩm hay Cơ quan phúc thẩm có giá trị bắt buộc đối với các bên trong
tranh chấp. Nói cách khác, nếu các quy định giải quyết tranh chấp không tồn
tại, tính bắt buộc của các quy định WTO trở nên kém hiệu lực đối với các
hành động của các thành viên.
Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO quy định ba loại khiếu kiện: khiếu
kiện vi phạm (violation complaints), khiếu kiện không vi phạm (non –
violation complaints) và khiếu kiện theo tình huống (situation complaints)3.
Cập nhật đến ngày 26/6/2014, cập nhật
ngày 1/7/2014.
2
Trích bài viết Understanding the WTO: Settling Dispute: A Unique Contribute đăng trên website
của WTO cập nhật ngày 1/7/2014.
3
Xem Điều XXIII GATT 1994
1


2

Đây là các cơ sở quan trọng để các quốc gia thành viên bảo vệ quyền và lợi
ích của họ trong tiến trình tự do hóa thương mại. Trong đó, khiếu kiện khơng
vi phạm cho phép một thành viên có thể khởi kiện khi nhận thấy biện pháp
của thành viên khác “làm vơ hiệu hay suy giảm những lợi ích của nó có được

từ các hiệp định liên có quan hoặc gây trở ngại cho việc đạt được bất cứ mục
tiêu nào của các hiệp định có liên quan ngay cả khi biện pháp này có mâu
thuẫn với các hiệp định có liên quan hay khơng”4. So với khiếu kiện vi phạm,
khởi kiện trong trường hợp không vi phạm là một thách thức đối với các
“thẩm phán WTO”.
Như chúng ta biết, điều khoản khiếu kiện không vi phạm trong pháp luật
WTO được kế thừa từ GATT 1947. Tuy nhiên, sự kế thừa này ngay từ đầu đã
là đề tài gây tranh cãi giữa các nhà làm luật WTO cũng như các nhà nghiên
cứu. Theo đó, có hai quan điểm trái chiều nhau về sự tồn tại quy định này.
Quan điểm phản đối cho rằng sự tồn tại của điều khoản khơng vi phạm có thể
gây ra tình trạng lạm dụng của các thành viên để tạo ra một rào cản thương
mại ngầm. Trong khi đó, quan điểm ủng hộ lại chỉ ra rằng sự tồn tại của điều
khoản khiếu kiện không vi phạm là một trong những cơ sở đảm bảo lợi ích
của quốc gia thành viên khi thực hiện các mục tiêu tự do hóa thương mại của
WTO. Hơn nữa, vấn đề hiệu lực pháp lý của quy định này trong lĩnh vực
thương mại về sở hữu trí tuệ5 hiện nay vẫn đang được xem xét tại vòng Đàm
phán Doha. Do đó, sự nhận thức rõ hơn về khung pháp lý của quy định khiếu
kiện không vi phạm trong pháp luật WTO là một điều rất cần thiết.
Bên cạnh đó, việc trở thành thành viên thứ 150 của WTO có ý nghĩa rất
quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Song, trong quá trình tham gia sân
chơi chung này, Việt Nam vẫn cịn gặp phải những khó khăn trong hoạt động
thương mại xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu thế
trong cạnh tranh với các nước bạn. Vì thế, Việt Nam cần nắm bắt những thuận
lợi và thách thức trong các quy định của WTO để có thể khai thác được tất cả
các lợi ích từ việc gia nhập diễn đàn kinh tế đa phương lớn nhất này.
4
5

Điều XXIII.1(b) GATT 1994 và 26.1 DSU
Điều 64 TRIPs



3

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Khiếu kiện khơng vi phạm: Một số vấn đề
pháp lý và thực tiễn áp dụng trong giải quyết tranh chấp tại WTO” để
thực hiện luận văn thạc sỹ. Luận văn nhằm mục đích tìm hiểu một số vấn đề
pháp lý về điều khoản khiếu kiện không vi phạm trong khuôn khổ pháp luật
WTO. Đồng thời, luận văn cũng tìm hiểu thực tiễn giải quyết tranh chấp liên
quan đến điều khoản không vi phạm này. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một
số đánh giá về quy định này trong khuôn khổ WTO hiện nay và nêu ra một số
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

 Trong nước
Hiện nay ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu khoa học riêng biệt, cụ
thể và toàn diện về quy định khiếu kiện không vi phạm trong hệ thống WTO
chưa được thực hiện. Quy định khiếu kiện không vi phạm được đề cập một
phần rất hạn chế trong các công trình nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO. Ở đó, các tác giả chỉ đề cập quy định này một cách sơ lược
trong phần phân loại các cơ sở để quốc gia thành viên được tiến hành khởi
kiện.
 Nước ngồi
Nghiên cứu về quy định khiếu kiện khơng vi phạm trong WTO đã được
thực hiện một cách độc lập bởi một số tác giả nước ngoài ngay từ những năm
đầu thành lập WTO. Đến nay, đề tài này vẫn được các nhà nghiên cứu pháp
luật WTO quan tâm. Mặc dù cách tiếp cận của các tác giả khi nghiên cứu quy
định khiếu kiện không vi phạm này là khác nhau, nhưng nội dung chủ yếu của
các tác phẩm nghiên cứu về quy định này đếu đề cập đến lịch sử đàm phán
điều khoản không vi phạm từ GATT 1947 đến thành lập WTO ở các mức độ

khác nhau từ khái quát đến chi tiết. Ngoài ra, một số tác phẩm phân tích cụ
thể các nội dung của quy định khiếu kiện không vi phạm của WTO trên cơ sở
phân tích và so sánh với quy định của GATT 1947. Một số tác phẩm đưa ra
các lập luận ủng hộ và phản đối quy định khiếu kiện không vi phạm hệ thống
WTO cũng như trong từng hiệp định cụ thể như GATT 1994, GATS và
TRIPs…


4

Tuy nhiên, thật sự chưa có một bài viết nào nêu trên phản ánh một cách
cụ thể, rõ ràng về tất cả cách hiểu cũng như cách giải thích của các Ban hội
thẩm hay Cơ quan phúc thẩm của WTO khi áp dụng điều khoản này trong
từng vụ tranh chấp cụ thể giữa các thành viên. Nói cách khác, khía cạnh pháp
lý của điều khoản này chưa được xem xét một cách cụ thể trên cơ sở tổng thể
các tranh chấp đã được giải quyết có liên quan đến quy định này.
Do đó, luận văn này sẽ đưa ra một cái nhìn tổng thể cách lập luận của
các “thẩm phán WTO” khi vận dụng quy định này trong thực tiễn giải quyết
tranh chấp. Bên cạnh đó, luận văn cũng sẽ tìm hiểu một số nội dung khác có
liên quan đến quy định này trên cơ sở tiếp thu các nội dung của các bài viết
“đi trước”.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Luận văn đặt ra các mục đích nghiên cứu cụ thể sau:
- Luận văn sẽ tổng hợp, hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề
pháp lý liên quan đến điều khoản không vi phạm quy định trong pháp luật
WTO dưới gốc độ lý luận.
- Bên cạnh đó, luận văn sẽ tìm hiểu và phân tích thực tiễn áp dụng quy
định này của các Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm. Việc phân tích này
được thực hiện thông qua xem xét tổng thể các vụ kiện có tham chiếu điều

khoản khơng vi phạm này. Qua đó, luận văn làm sáng tỏ các khía cạnh pháp
lý của quy định này.
- Sau cùng, luận văn thực hiện việc đánh giá khả năng áp dụng điều
khoản không vi phạm trong hệ thống WTO. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra
một số kiến nghị để Việt Nam có cơ sở chủ động trong việc đối mặt với các
tranh chấp có viện dẫn quy định này.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận văn sử dụng đối tượng nghiên cứu là các quy định liên quan đến
khiếu kiện không vi phạm trong hệ thống pháp luật WTO, đồng thời phân tích
nội dung pháp lý của điều khoản khiếu kiện không vi phạm của WTO được
viện dẫn trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên tại
WTO (các báo cáo của các cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO).


5

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, trước hết luận văn sử dụng phương
pháp nghiên cứu tình huống (case study) để nghiên cứu các vụ kiện cụ thể liên
quan đến điều khoản khiếu kiện không vi phạm. Bên cạnh đó, luận văn cịn sử
dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp để làm sáng tỏ
các nội dung pháp lý của điều khoản không vi phạm và đưa ra các đánh giá
cũng như kiến nghị phù hợp. Ngồi ra, luận văn cịn được sử dụng thêm
phương pháp liệt kê và phương pháp tổng hợp trong phần tìm hiểu về cơ sở lý
luận cũng như lịch sử điều khoản không vi phạm trong khuôn khổ
GATT/WTO.
6. Ý nghĩa của đề tài


Luận văn có ý nghĩa về mặt lý luận là đã hệ thống được một số khía cạnh
pháp lý của quy định khiếu kiện khơng vi phạm trong khuôn khổ WTO. Đồng
thời, luận văn cũng đúc kết lại thực tiễn áp dụng quy định này của WTO trong
giải quyết tranh chấp. Luận văn đưa ra được cái nhìn của cá nhân về quy định
này trong hệ thống WTO cũng như một vài bài học cho Việt Nam trong tư
cách thành viên WTO.
7. Bố cục của đề tài

Luận văn có bố cục gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan quy định về khiếu kiện không vi phạm trong hệ
thống pháp luật Tổ chức thương mại thế giới.
Luận văn sẽ tìm hiểu ở chương này các nội dung chủ yếu về khía cạnh lý
luận của quy định khiếu kiện khơng vi phạm. Đó là, “Cơ sở hình thành quy
định khiếu kiện khơng vi phạm trong hệ thống pháp luật WTO”, trong mục
này, luận văn sẽ tiếp cận khía cạnh chủ yếu đó là lịch sử hình thành quy định
khiếu kiện khơng vi phạm từ trước GATT 1947 đến WTO và cơ sở lý luận
cho việc quy định loại khiếu kiện này trong khuôn khổ WTO. Tiếp theo, luận
văn đề cập đến nội dung và hình thức của quy định khiếu kiện khơng vi phạm
trong một số hiệp định của WTO, với mục là “Quy định khiếu kiện không vi
phạm trong hệ thống pháp luật WTO”. Nội dung cuối cùng trong chương này,
luận văn tìm hiểu về xu hướng một số hiệp định thương mại khu vực đưa quy


6

định khiếu kiện không vi phạm vào trong cơ chế giải quyết tranh chấp của
chúng trên cơ sở “So sánh sơ bộ giữa quy định khiếu kiện không vi phạm
trong hệ thống pháp luật WTO và trong một số hiệp định thương mại khu vực
(Regional Trade Agreement)”.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định khiếu kiện không vi phạm trong

giải quyết tranh chấp tại Tổ chức thương mại thế giới.
Sau khi tìm hiểu một số khía cạnh lý luận tại Chương 1. Luận văn sẽ tiếp
tục tìm hiểu hai nội dung chủ yếu ở Chương 2. Trước hết, luận văn tìm hiểu
Khái quát về các tranh chấp liên quan đến khiếu kiện không vi phạm từ khi
WTO được thành lập đến nay. Tiếp theo, luận văn sẽ đi sâu vào phân tích một
số Báo cáo của Ban hội thẩm hay Cơ quan phúc thẩm đã giải quyết các tranh
chấp viện dẫn đến quy định khiếu kiện không vi phạm trong WTO (chủ yếu là
Điều XXIII.1(b) GATT 1994). Qua đó, luận văn làm sáng tỏ các nội dung cần
và đủ để viện dẫn một khiếu kiện không vi phạm trong thực tiễn giải quyết
tranh chấp của các Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm với đề mục là “Thực
tiễn áp dụng quy định khiếu kiện không vi phạm trong giải quyết tranh chấp
tại WTO ”.
Chương 3: Vai trò của quy định khiếu kiện không vi phạm trong hệ
thống pháp luật Tổ chức thương mại thế giới.
Đến với chương 3, luận văn sẽ tìm hiểu nội dung thứ nhất “Tác động của
việc áp dụng khiếu kiện không vi phạm đến hệ thống pháp luật WTO” bao
gồm tác động tích cực và tác động tiêu cực. Trên cơ sở đánh giá các tác động
này, nội dung thứ hai trong chương này luận văn sẽ bàn về “Các cơ sở khẳng
định khả năng quy định khiếu kiện không vi phạm sẽ vẫn được duy trì trong
hệ thống pháp luật WTO”. Và, nội dung cuối cùng là luận văn đưa ra “Một số
bài học kinh nghiệm liên quan đến khiếu kiện không vi phạm dành cho Việt
Nam trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp tại WTO”.
Bố cục ba chương và các nội dung chính của từng chương nêu trên được
xây dựng nhằm đạt được các mục đích của luận văn đã đề cập tại mục 3.


7

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN QUY ĐỊNH VỀ KHIẾU KIỆN KHÔNG VI
PHẠM TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI

THẾ GIỚI
Quy định về khiếu kiện không vi phạm trong hệ thống pháp luật Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) là sự kế thừa từ Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại 1947 (GATT 1947). Điều khoản này cho phép một thành viên
WTO có thể khởi kiện thành viên khác ngay cả khi không tồn tại một sự vi
phạm nghĩa vụ hay cam kết trong khn khổ WTO. Bởi vì “một thành viên
WTO dù có thực hiện tất cả những gì họ đã cam kết một cách chính xác,
nhưng thành viên này có thể sẽ thực hiện một điều gì khác để phá vỡ các lợi
ích mà đã cam kết”6 mà không vi phạm các cam kết.
Tuy nhiên, đến nay vẫn cịn có những quan điểm trái chiều về việc duy
trì quy định khiếu kiện khơng vi phạm trong khn khổ WTO. Trong đó, các
quan điểm phản đối đều xuất phát từ việc cho rằng nội dung quy định này cịn
mập mờ chưa rõ ràng. Theo đó, người ta lo ngại việc áp dụng quy định này sẽ
gây ra nhiều tác động bất lợi cho hệ thống WTO. Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là
dựa trên cơ sở nào để tiếp tục duy trì quy định này trong hệ thống WTO.
Cũng như là nội dung của quy định này được thể hiện như thế nào trong các
hiệp định WTO. Để trả lời cho câu hỏi này, Chương 1 sẽ tìm hiểu 3 nội dung
chính như sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của quy định về khiếu kiện không vi phạm
trong khuôn khổ WTO;
- Nội dung của quy định khiếu kiện không vi phạm trong một số hiệp
định của WTO;
- So sánh sơ bộ giữa quy định khiếu kiện không vi phạm trong khuôn
khổ WTO và trong một số hiệp thương mại khu vực (RTA).

James P.Durling và Simon N.Lester (1999), “Original Meanings And The Film Dispute: The
Drafting History, Texual Evolution, And Application Of The Non-Violation Nullification Or
Impairment Remedy”, The George Washington Journal of International Law and Economics, 32,
tr.217, đã trích dẫn từ bài viết của tác giả John H.Jackson, The World Trading System Law and
Policy of International Economic Relations 35 (2d ed. 1997).

6


8

1.1. Cơ sở hình thành quy định về khiếu kiện không vi phạm trong hệ thống
pháp luật WTO
1.1.1. Cơ sở lý luận

WTO là một tổ chức thương mại đa phương lớn nhất thế giới hiện nay.
Sự ra đời của WTO là kết quả của quá trình đàm phán các nhượng bộ giữa các
thành viên. Điều này chỉ ra rằng “quan hệ giữa các thành viên sẽ được hiểu là
một sự cân bằng các quyền và nghĩa vụ”7. Hay nói cách khác,“hệ thống
WTO về nguyên tắc được vận hành bởi các cam kết tự do hóa thương mại và
mở cửa thị trường có đi có lại, từ đó phát sinh một “sự cân bằng nhượng bộ8
mở cửa thị trường””9.
Bên cạnh đó, WTO cũng đã chỉ ra rằng phương thức để đạt được các
mục tiêu10 của WTO đó là các thành viên cam kết thực hiện tiến trình tự do
hóa thương mại. Tự do hóa thương mại của WTO được thực hiện ở hai nội
dung11: (i) cắt giảm đáng kể thuế và các hàng rào cản trở thương mại khác;
(ii) loại bỏ sự phân biệt đối xử trong các mối quan hệ thương mại quốc tế. Và
để thực hiện tiến trình tự do hóa thương mại này, các quốc gia thành viên phải
đảm bảo việc duy trì sự cân bằng các nhượng bộ có đi có lại. Theo đó, WTO
7

World Trade Organization (2001), Understanding The WTO, published by the WTO, Switzerland,
tr 112.
8
Theo giải thích từ ngữ trong Chương trình dữ liệu quốc gia Hoa Kỳ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
đã giải thích thuật ngữ nhượng bộ (concession) đó là “Sự cấp một vị thế, một đặc quyền hay một

quyền lợi bởi một bên để có một thương lượng lơi kéo một bên khác đưa ra một vị thế, đặc quyền
hay quyền lợi tương đương. Trong các đàm phán thương mại GATT 1947, một quốc gia thông
thường cấp các nhượng bộ dưới dạng cắt giảm hàng rào thuế quan nhập khẩu hay phi thuế qua, để
đổi lấy việc cắt giảm các hàng rào như vậy của các quốc gia khác đối với hàng hóa xuất khẩu của
nó. “Biểu các nhân nhượng ” của một quốc gia, được chấp nhận như là một phần cũa các nghĩa vụ
của nó đối với các bên khác, là một phần không thể thiếu của GATT 1947 theo Điều II. Điều II
GATT tiếp tục quy định các nghĩa vụ của các thành viên WTO khi mà nó được duy trì trong GATT
1994” cập nhật ngày
20/6/2014.
9
Simon A.B Schropp (2007), Revisting the “Compliance – vs. – Rebalancing” Debate in WTO
Scholarship: Towards a Unified Research Agenda, HEI Working Paper No:29/2007, tr.6.
10
Các mục tiêu được ghi nhận tại Lời nói đầu của Hiệp định Marrakesh (còn gọi là Hiệp định
WTO)
11
Điều này được ghi nhận tại Lời nói đầu của Hiệp định Marrakesh


9

đã đặt ra các quy định pháp lý nhằm tạo ra một thế “cân bằng” nhất định giữa
các quyền và nghĩa vụ bao gồm các nhượng bộ giữa các thành viên. Trong đó,
cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là một trong các quy định quan trọng
để duy trì sự cân bằng này. Các quy định giải quyết tranh chấp đưa ra các
cách thức để “tái cân bằng” khi sự cân bằng này bị vi phạm.
Tuy nhiên, một tổ chức thương mại lớn như WTO “có thể khơng là một
bộ quy định hoàn chỉnh. Việc tồn tại các khoản trống pháp lý trong khuôn khổ
WTO là điều không thể tránh khỏi”12. Nói cách khác, một thành viên có thể
áp dụng một biện pháp phù hợp với quy định WTO nhưng vẫn có thể gây bất

lợi đến lợi ích của một thành viên khác. Điều này sẽ gây ra sự mất cân bằng
giữa các cam kết thương mại đa phương giữa các thành viên.
Vì vậy, một địi hỏi tất yếu là WTO cần có một quy định để các thành
viên làm cơ sở bảo vệ sự cân bằng ngay cả khi không tồn tại sự vi phạm. Và
điều khoản khiếu kiện không vi phạm ra đời nhằm đưa ra cách thức sửa chữa
sự mất cân bằng trong trường hợp không tồn tại bất kỳ sự vi phạm nào.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển quy định khiếu kiện khơng vi phạm trong
hệ thống GATT/WTO
1.1.2.1. Các Hội nghị kinh tế - tiền tệ của Hội quốc liên vào những năm 1920
và 1930

“Sau Chiến tranh thế giới I, các quốc gia tiến hành tái thiết đất nước
thông qua các đàm phán đa phương về các vấn đề kinh tế. Tiến trình thực
hiện các đàm phán đa phương này được chủ trì bởi Hội quốc liên”13. Thực tế
trong giai đoạn này, các quốc gia chủ yếu áp dụng hàng rào thuế quan như
một biện pháp hữu hiệu chống lại hàng hóa nhập khẩu. Do đó, “một trong các
mục tiêu chính của Hội quốc liên là thúc đẩy việc áp dụng các điều ước

12

The Legal Affairs Division and the Appellate Body (2004), A Handbook on the WTO Dispute
Settlement System, published by The Press Syndicate of the University of Cambrigde, United
Kingdom, tr.32.
13
James P.Durling và Simon N.Lester, tlđd 6, tr.217, đã trích dẫn từ bài viết của tác giả John
H.Jackson, The World Trading System Law and Policy of International Economic Relations 35 (2d
ed. 1997)


10


thương mại không ủng hộ các thuế quan cao, được gọi là “tạm ngưng thuế
nhập khẩu””14.
Tuy nhiên, để bảo hộ nền sản xuất trong nước, các quốc gia cịn có thể
áp dụng các biện pháp khác thay thế cho hàng rào thuế quan. Các hành động
bảo hộ nền sản xuất trong nước như vậy được xem là “bảo hộ gián tiếp”
nhằm phân biệt với bảo hộ bằng thuế quan. Hội quốc liên nhận thấy tình trạng
bảo hộ gián tiếp ngày càng gia tăng sau khi các quốc gia đã cam kết nhượng
bộ thuế quan. Vì vậy, Hội quốc liên lại tiếp tục nỗ lực tìm kiếm các giải pháp
mới cho vấn đề bảo hộ gián tiếp.
Ban đầu, Hội quốc liên chỉ dừng lại ở việc liệt kê các hình thức của bảo
hộ gián tiếp mà chưa đưa ra biện pháp giải quyết. Đến năm 1933, tại Hội nghị
kinh tế tiền tệ London, Hội quốc liên đã có những thảo luận về bảo hộ gián
tiếp mang tính bước ngoặt. Suốt Hội nghị, nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Đức,
Yugoslav đã đưa ra các quan điểm khác nhau về các giải pháp cho bảo hộ
gián tiếp. “Nhưng nhìn chung các giải pháp này đều hướng đến việc thúc đẩy
sự thiện chí của các quốc gia trong việc đối xử công bằng đối với hàng nhập
khẩu”15.
Và sau cùng, Ban thư ký Hội nghị đã đề xướng việc soạn thảo “Điều
khoản đối xử công bằng” nhằm giải quyết các vấn đề về bảo hộ gián tiếp. Sau
khi kết thúc Hội nghị London, “Điều khoản đối xử công bằng” được thông
qua với nội dung là:
Nếu, sau khi Điều ước được ký kết, một trong các bên ký kết
ban hành bất kỳ biện pháp nào, mà mặc dù nó khơng gây ra việc vi
phạm các quy định của Điều ước, nhưng bị một bên ký kết khác cho
là biện pháp có bản chất ảnh hưởng làm vô hiệu hay suy giảm bất
kỳ mục tiêu nào của điều ước, bên đã đưa ra biện pháp sẽ không
James P.Durling và Simon N.Lester, tlđd 6, tr.217, đã trích dẫn từ bài viết của tác giả Martin Hill
(1946), The Economic and Financial Organization of The League Nation: A Survey of TwentyFive Years Experience, 36-37.
15

James P.Durling và Simon N.Lester, tlđd 6, tr.222, đã trích dẫn từ Các đệ trình của Đồn đại biểu
Yugolav tại Hội nghị Kinh tế - Tiền tệ London 1933, League of Nations Doc.Conf.
M.E/C.E/55(1933)
14


11

được từ chối tham gia các đàm phán có mục tiêu xem xét các đề
nghị của bên đưa cáo buộc hoặc có mục tiêu xem xét điều chỉnh
thiện chí của bất kỳ khiếu kiện nào được đưa ra bởi bên đưa cáo
buộc.16
Sự ra đời của điều khoản đối xử công bằng là một nỗ lực rất lớn sau
nhiều Hội nghị được tổ chức bởi Hội quốc liên. Đây là một giải pháp tính thời
điểm đó là tối ưu để chống lại sự bảo hộ gián tiếp của các quốc gia sau khi
cam kết nhượng bộ thuế quan.
Tuy nhiên, sau cùng“Hội quốc liên vẫn chưa ban hành một điều ước
thương mại ghi nhận hiệu lực của điều khoản đối xử công bằng này. Mà Hội
quốc liên khuyến khích việc các thành viên đưa điều khoản này vào các hiệp
định thương mại song phương”17. Các hiệp định thương mại song phương ra
đời vào giai đoạn này có quy định điều khoản tương tự điều khoản đối xử
cơng bằng, có thể kể đến là18: Hiệp định giữa Hoa Kỳ - Honduras (1935) tại
Điều XV, Hiệp định giữa Hoa Kỳ - Canada (1936) tại Điều XV, Hiệp định
giữa Hoa Kỳ - Cộng hòa Czech (1938) tại Điều XVI, Hiệp định giữa Vương
quốc Hungary – Vương quốc Yugoslav (1933) tại Điều 4, Hiệp định giữa
Newzealand – Thụy Sỹ (1938)...
Tóm lại, kết thúc Hội nghị London 1933, các thành viên Hội quốc liên
đã tìm ra được một giải pháp khắc phục tình trạng ngày càng gia tăng bảo hộ
gián tiếp. Đó là việc cho soạn thảo một quy định với tên gọi là “Điều khoản
đối xử cơng bằng”. Trên cơ sở thiện chí, các quốc gia hạn chế lẫn nhau việc

áp dụng các rào cản phi thuế quan để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Quy
định này cho phép một thành viên có thể đề xướng đàm phán lại với thành
viên gây bất lợi cho mình ngay cả khơng tồn tại sự vi phạm. Đồng thời, việc
James P.Durling và Simon N.Lester, tlđd 6, tr.224 đã trích dẩn từ Suggestion Submitted by the
Delegate of U.S.A Concerning Doc. M.E./C.E./86, League of Nations Doc. M.E./C.E/86 (1933).
(Điều khoản “Đối xử cơng bằng” được soản thảo bởi Ơng Nielsen – Đại diện đoàn Đại biểu Hoa
Kỳ khi tham gia Hội nghị London)
17
James P.Durling và Simon N.Lester, tlđd 6, tr.225
18
James P.Durling và Simon N.Lester, tlđd 6, tr.225 – 229, xem các trích dẫn số 86, 88, 90, 92 và
94
16


12

pháp điển hóa điều khoản đối xử cơng bằng vào các hiệp định thương mại
song phương của một số quốc gia thời kỳ này là những viên gạch đầu tiên
hình thành khái niệm khiếu kiện không vi phạm trong giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế sau này.
1.1.2.2. Các vòng đàm phán trong khuôn khổ Hiệp định chung về thuế quan
và thương mại 1947 (General Agreement Trade and Tariffs 1947 - GATT 1947) –
Tổ chức thương mại quốc tế (ITO)

Kết thúc Chiến tranh thế giới II, nền kinh tế thế giới đứng trước nhu cầu
tái thiết toàn diện. Hội nghị Bretton Woods được tổ chức theo đề xướng của
Hoa Kỳ đáp ứng nhu cầu thiết lập lại trật tự kinh tế thế giới.Tại Hội nghị, các
quốc gia đã thống nhất thiết lập ba trụ cột cho nền kinh tế tiền tệ thế giới bao
gồm:

- Ngân hàng thế giới (World Bank – WB);
- Quỹ tiền tệ quốc tế (International Montenary Fund – IMF);
- Tổ chức thương mại quốc tế (International Trade Organization)
Tuy nhiên, sau cùng, các bên chỉ đi đến đồng thuận việc hình thành WB
và IMF cịn ITO khơng được thành lập. Mặc dù ITO khơng hình thành nhưng
một phần dự thảo về chính sách thương mại của nó vẫn được ghi nhận trong
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại hàng hóa (GATT 1947).
GATT 1947 là bộ quy tắc ứng xử chung cho các quốc gia trong hoạt
động thương mại hàng hóa quốc tế. Trong q trình soạn thảo GATT 1947,
nội dung giải quyết tranh chấp trong đó có điều khoản khiếu kiện khơng vi
phạm đã vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau.
Mở đầu cho chuỗi các vòng đàm phán GATT 1947, Hoa Kỳ đã đệ trình
một Bản kiến nghị (Suggested Chapter). Trong đó, “Hoa Kỳ đã đưa nội dung
khiếu kiện không vi phạm vào quy định giải quyết tranh chấp của chương
chính sách thương mại tại Điều 30. Nội dung của khiếu kiện không vi phạm
tại Điều 30 không thay đổi so với nội dung của Điều khoản đối xử công tại
Hội nghị London 1933”19. Tuy nhiên, việc đệ trình của Hoa Kỳ liên quan đến

19

James P.Durling và Simon N.Lester, tlđd 6, tr.232.


13

điều khoản khiếu kiện không vi phạm tại thời điểm này chưa gây được sự
quan tâm đáng kể của các quốc gia khác.
Sau đó, lần lượt qua các vịng đàm phán London, Geneva và Hanava,
vấn đề giải quyết tranh chấp đặc biệt là quy định về khiếu kiện không vi
phạm20 luôn là chủ đề bàn cãi của các quốc gia. Phần lớn các quốc gia cho

rằng “quy định khiếu kiện khơng vi phạm là một điều khoản “giải thốt”. Quy
định này được dùng để điều chỉnh các kỳ vọng không đạt được”21. Thêm vào
đó, một số ý kiến cho rằng “việc chấp nhận quy định khiếu kiện không vi
phạm sẽ dẫn đến một cơ chế khiếu kiện khác”22. Bởi vì, quy định khiếu kiện
không vi phạm cho phép khởi kiện ngay cả khi không tồn tại sự vi phạm23,
nên cần phải có yêu cầu các tiêu chuẩn chứng minh riêng biệt.
Mặc dù việc tồn tại của quy định khiếu kiện không vi phạm trong GATT
1947 vẫn bị nhiều quốc gia không chấp thuận. Nhưng sau cùng, các quốc gia
vẫn đạt được một số thỏa thuận quan trọng về nội dung giải quyết tranh chấp
cũng như quy định khiếu kiện không vi phạm:
- Thuật ngữ “các lợi ích phát sinh” được thay thế cho thuật
ngữ “bất kỳ mục tiêu nào của Hiến chương” được quy định trước
đó. Khái niệm “các lợi ích phát sinh” cũng xác định chính xác hơn
phạm vi áp dụng của quy định. 24
- Các quy định thực thi và biện pháp khắc phục được phân biệt
rõ ràng hơn giữa khiếu kiện vi phạm, khiếu kiện không vi phạm và
khiếu kiện theo tình huống25;
- Quyền “khuyến nghị” liên quan đến các biện pháp không vi
phạm các quy định của GATT không bao gồm quyền “yêu cầu” một

Quy định khiếu kiện không vi phạm tại Điều 30 của Bản kiến nghị (Suggested Chapter) đã được
Hoa Kỳ đệ trình giai đoạn đầu của quá trình đàm phán GATT 1947.
21
James P.Durling và Simon N.Lester, tlđd 6, tr.233.
22
James P.Durling và Simon N.Lester, tlđd 6, tr.238.
23
Quy định khiếu kiện không vi phạm được đệ trình bởi Hoa Kỳ có nội dung tương tự Điều khoản
đối xử công bằng được soạn thảo tại Hội nghị kinh tế tiền tệ London 1933.
24

James P.Durling và Simon N.Lester, tlđd 6, tr.238.
25
James P.Durling và Simon N.Lester, tlđd 6, tr.238.
20


14

thành viên tạm dừng hay rút lại 1 biện pháp không mâu thuẫn với
Hiến chương26;
- Các quy định về quyền cho phép rút lại các nhượng bộ “bản
chất của sự đền bù được cấp … là sự bồi thường chứ khơng phải
trừng phạt. Thuật ngữ “approriate - thích hợp” trong nội dung
không được hiểu là cung cấp một đền bù vượt quá sự bồi
thường”27.
Các nội dung này được ghi nhận trong chế định giải quyết tranh chấp
GATT 1947 mặc dù ITO khơng được thành lập sau đó. Nội dung giải quyết
tranh chấp được quy định tại Điều XXIII GATT 1947 đề cập ba loại khiếu
kiện: khiếu kiện vi phạm, khiếu kiện khơng vi phạm và khiếu kiện theo tình
huống. GATT 1947 chưa thực sự phân biệt rõ về mặt nội dung và thủ tục
pháp lý giữa các loại khiếu kiện này.
Như vậy, khái niệm khiếu kiện không vi phạm manh nha từ những năm
1930 trong các hiệp định thương mại song phương. Đến GATT 1947, quy
định khiếu kiện không vi phạm chính thức được “đặt tên” trong một hiệp định
thương mại đa phương đầu tiên. Điều XXIII.1(b) ghi nhận:
Nếu bất kỳ bên ký kết nào cho rằng bất kỳ lợi ích nào của nó
thu được từ Hiệp định này đang bị vô hiệu hay suy giảm hay việc
đạt được bất kỳ mục tiêu nào của Hiệp định đang bị cản trở là kết
quả của:
…(b). việc áp dụng bất kỳ biện pháp nào bởi bên ký kết

khác, bất kể nó có mâu thuẫn với các quy định của Hiệp định này
hay không,…

Ernst-Ulrich Petersmann (1997), The GATT/WTO Dispute Settlement System – International
Law, International Organizations and Dispute Settlement, published by Kluwer Law International
Ltd, tr. 145, tác giả đã trích dẫn từ Reports of Commitees and Principal Sub-Commitees, UN
Conference of Trade and Emloyment held at Havana, Cuba, từ ngày 21/11/1947 đến 24/3/1948,
ICITO 1948, tr.155
27
Ernst-Ulrich Petersmann, tlđd 26, tr.145 tác giả đã trích dẫn từ Reports of Commitees and
Principal Sub-Commitees, UN Conference of Trade and Emloyment held at Havana, Cuba, từ ngày
21/11/1947 đến 24/3/1948, ICITO 1948, tr.155
26


15

Tương tự vai trị của Điều khoản đối xử cơng bằng, quy định khiếu kiện
không vi phạm của GATT 1947 cũng hướng đến việc ngăn chặn vấn đề bảo
hộ gián tiếp của các quốc gia thành viên cho dù sự bảo hộ này là không vi
phạm nghĩa vụ của thành viên. Hơn nữa, với vai trò này, quy định khiếu kiện
khơng vi phạm cũng khơng ngồi mục đích bảo đảm sự cân bằng các nhượng
bộ giữa các thành viên.
1.1.2.3. Vòng đàm phán Uruguay – Sự ra đời của Thỏa ước về các quy tắc và
thủ tục giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Understanding - DSU)

Điều XXIII.1(b) GATT 1947 có mục đích bảo vệ sự cân bằng các
nhượng bộ thuế quan và khuyến khích các thành viên thực hiện các nhượng
bộ. Điều này đã được ghi nhận trong Báo cáo của Ban hội thẩm vụ kiện Cộng
đồng kinh tế châu Âu – Việc chi trả và trợ cấp cho quy trình xử lý và sản xuất

của hạt có dầu và sản phẩm protein động vật ni có liên quan (EEC-Hạt có
dầu) rằng:
Ý nghĩa cơ bản của [khiếu kiện không vi phạm] là các cơ hội
cạnh tranh được cải thiện có thể được kỳ vọng một cách hợp lý từ
một nhượng bộ thuế quan có thể bị làm thất bại khơng chỉ bởi các
biện pháp vi phạm Hiệp định chung mà còn bởi các biện pháp phù
hợp với Hiệp định. Để khuyến khích các bên ký kết thực hiện các
nhượng bộ thuế quan theo đó họ phải được trao cho quyền điều
chỉnh lại khi một nhượng bộ có đi có lại bị suy giảm bởi các bên ký
kết khác vì một kết quả của việc áp dụng bất kỳ một biện pháp nào,
bất kể nó có mâu thuẫn với hiệp định chung hay khơng… Nếu
khơng có quyền điều chỉnh lại trao cho họ trong một trường hợp
như vậy, họ sẽ miễn cưỡng thực hiện các nhượng bộ và Hiệp định
chung sẽ không cịn ý nghĩa như là một khn khổ pháp lý cho việc
kết hợp các kết quả của đàm phán thương mại28.

Báo cáo vụ kiện Cộng đồng kinh tế Châu Âu – Việc chi trả và trợ cấp cho quy trình xử lý và sản
xuất của Hạt có dầu và sản phẩm protein động vật ni có liên quan (EEC-Hạt có dầu) L/662737S/86, đoạn 144.
28


16

Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên cho rằng không nên quy định loại
khiếu kiện như tại Điều XXIII.1(b) GATT 1947. Bởi họ cho rằng quy định tại
Điều XXIII.1(b) GATT 1947 là một quy định còn nhiều mơ hồ. Nếu điều
khoản này được tiếp tục áp dụng, thì khả năng dẫn đến việc lạm dụng của các
thành viên là rất cao.
Tại vòng Đàm phán Uruguay29, điều khoản khiếu kiện không vi phạm
lần nữa được đặt lên bàn cân “tiếp tục hay loại bỏ” khỏi khuôn khổ pháp luật

WTO. Vấn đề đặt ra tại vòng đàm phán này là các quốc gia thành viên cần
xem xét lại phạm vi áp dụng cùa quy định khiếu kiện không vi phạm. Trước
thời điểm vòng Đàm phán Uruguay kết thúc, tác giả Pierre Pescatore có đưa
ra quan điểm trong một bài viết của mình rằng30:
…một sự lý tưởng về pháp lý được gọi là khiếu kiện khơng vi
phạm. Quan điểm của tơi đó là một cấu trúc vừa không hữu dụng
vừa nguy hiểm, có nguồn góc từ việc chuyển ngữ khá hiếm của các
từ trong Hiệp định chung… “whether or not” (“có hay khơng”), và
một cách chính xác hơn, xt phát từ hai từ “or not” (“hay
không”)… Một cấu trúc pháp lý hùng mạnh đã bị làm sai ngay từ
đầu. Nó bắt nguồn từ một sự hiểu lầm cơ bản của hệ thống giải
quyết tranh chấp trong GATT. Nó gây ra nguy hại cho các hiệu lực
của GATT bởi vì nó tạo nên việc trốn tránh dễ dàng khỏi các nghĩa
vụ được quy định bởi Hiệp định chung, Theo tôi phần này cần loại
bỏ khỏi dự thảo của Thỏa thuận…
Lập luận trên của tác giả Pierre Pescatore cho thấy rằng việc quy định
khiếu kiện tiếp tục duy trì trong khn khổ WTO là điều khơng nên. Bởi
chính quy định này có thể mở ra một con đường để thành viên trốn tránh
nghĩa vụ của mình. Tuy vậy, Điều XXIII.1(b) sau cùng vẫn được duy trì trong
GATT 1994. Hơn nữa, quy định này được đưa vào một số hiệp định khác mới
được ký kết trong quá trình đàm phán thành lập WTO. Bởi vì “quy định khiếu
Trải qua 8 vòng đàm phán từ năm 1949 -1995 Tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Organisation – WTO) được thành lập sau vòng Đàm phán Uruguay.
30
Pierre Pescatore, “The GATT Dispute Settlement Mechanism – Its Present Situation and Its
Prospects”, Journal of World Trade, 27(1), 5-20.
29


17


kiện khơng vi phạm … có thể được xem như là thiết lập các biện pháp cơng
bằng bên ngồi sự điều chỉnh riêng biệt của các nghĩa vụ pháp lý”31.
Thêm vào đó, việc ra đời của Thỏa ước về các quy tắc và thủ tục giải
quyết tranh chấp là một nội dung rất quan trọng đối với thiết chế thương mại
đa phương này. Và việc DSU đã pháp điển hóa quy định khiếu kiện không vi
phạm trong một điều khoản riêng biệt cho thấy “sự quan tâm” của các thành
viên đối với loại khiếu kiện này đã được nâng tầm. Bởi vì các thành viên đã
thỏa thuận hẳn phương thức giải quyết tranh chấp riêng dành cho các khiếu
kiện không vi phạm. Điều mà ngay giai đoạn đầu đàm phán việc quy định
khiếu kiện không vi phạm GATT 1947 mà một số quốc gia đã đề cập đến.
1.2. Quy định khiếu kiện không vi phạm trong hệ thống pháp luật WTO
1.2.1. Quy định về nội dung

Kế thừa quy định về giải quyết tranh chấp từ GATT 1947, quy định giải
quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO cũng quy định ba loại khiếu kiện. Đó
là: khiếu kiện vi phạm, khiếu kiện khơng vi phạm và khiếu kiện theo tình
huống. Trong đó, chỉ một số hiệp định có quy định về giải quyết tranh chấp
liên quan đến điều khoản khiếu kiện không vi phạm. Cụ thể:
1.2.1.1. Điều XXIII.1(b) GATT 1994

Như trình tại bày phần 1.1, quy định về giải quyết tranh chấp tại GATT
1994 là một sự kế thừa từ GATT 1947 tại Điều XXIII. Nội dung của Điều
XXIII GATT 1994 cũng đề cập đến ba loại khiếu kiện: khiếu kiện vi phạm,
khiếu kiện khơng vi phạm và khiếu kiện theo tình huống. Trong đó, quy định
khiếu kiện khơng vi phạm tại Điều XXIII.1(b) GATT 1994 có nội dung như
sau:
Nếu bất kỳ bên ký kết nào cho rằng lợi ích nào của họ có
được từ Hiệp định này đang bị vơ hiệu hay suy giảm hoặc việc đạt
được bất kỳ mục tiêu nào của Hiệp định đang bị cản trở là kết quả

của:
Locknie Hsu (2005), “Non-Violation Complaints – World Trade Organization Issues and Recent
Free Trade Agreements”, Journal of World Trade, 39(2), 205-237.
31


18

…(b). việc áp dụng bất kỳ biện pháp nào bởi bên ký kết khác,
bất kể nó có mâu thuẫn với các quy định của Hiệp định này
hay không,…
Như vậy, quy định khiếu kiện không vi phạm tại Điều XXIII.1(b) đề cập
việc “lợi ích” có được từ Hiệp định (GATT 1994) “bị vô hiệu hay suy giảm”
hay “việc đạt được mục đích của Hiệp định bị cản trở” do việc áp dụng một
biện pháp “không mâu thuẫn” với các quy định của Hiệp định32.
1.2.1.2. Điều XXIII.3 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General
Agreement on Trade in Services - GATS)

GATS – Hiệp định chung về thương mại dịch vụ là hiệp định mà theo đó
các quốc gia thành viên cam kết thực hiện các nhượng bộ trong lĩnh vực
thương mại dịch vụ. Quy định giải quyết tranh chấp của GATS tại Điều XXIII
đề cập hai loại khiếu kiện: khiếu kiện vi phạm và khiếu kiện không vi phạm.
Khác với GATT 1994, GATS khơng quy định loại khiếu kiện theo tình
huống. Nội dung khiếu kiện không vi phạm trong GATS định tại Điều
XXIII.3 như sau:
…Nếu bất kỳ một thành viên nào cho rằng bất kỳ lợi ích nào
được kỳ vọng một cách hợp lý từ một cam kết cụ thể của thành viên
khác theo quy định tại Phần III của Hiệp định này đang bị vô hiệu
hay suy giảm là bởi việc áp dụng bất kỳ biện pháp nào mà nó không
mâu thuẫn với các quy định của Hiệp định….

Như vậy, nội dung điều khoản khiếu kiện không vi phạm của GATS
gồm: “lợi ích” kỳ vọng hợp lý từ một “cam kết cụ thể” đang bị “vô hiệu hay
suy giảm” bởi việc áp dụng một biện pháp “không mâu thuẫn” với Hiệp định
(GATS).
So với GATT 1994, Điều XXIII.3 GATS cũng yêu cầu có tồn tại “vơ
hiệu hay suy giảm” của một “lợi ích” do áp dụng biện pháp “khơng mâu
thuẫn” với Hiệp định. Nhưng, Điều XXIII.3 GATS“không đề cập nội dung về
vô hiệu hay suy giảm “một cách gián tiếp” và “việc cản trở đạt được mục
Nội dung các yếu tố cấu thành Điều XXIII.1(b) GATT 1994 sẽ được trình bày tại Chương II của
bài viết này.
32


19

đích của hiệp định” khơng gây ra hành động khiếu kiện khơng vi phạm theo
GATS”33. Theo đó, tiếp cận với “sự khác biệt” câu chữ, chúng ta nhận thấy
phạm vi áp dụng của khiếu kiện không vi phạm GATS hẹp hơn GATT 1994.
Tuy nhiên, nếu căn cứ so sánh là “phạm vi điều chỉnh” thì phạm vi áp
dụng khiếu kiện khơng vi phạm của GATS có thể rộng hơn GATT 1994. Bởi
vì, lợi ích GATS được xác định căn cứ trên các lợi ích thu được từ các cam
kết cụ thể của từng thành viên. Các cam kết cụ thể này là các “cam kết liên
quan đến đối xử quốc gia (NT), gia nhập thị trường và/hay các cam kết bổ
sung liên quan đến các lĩnh vực đặc biệt hoặc các phương thức cung cấp. Và,
hình thức của các cam kết là các điều khoản, các giới hạn, các điều kiện hay
chất lượng được đưa vào “biểu cam kết của một thành viên”34. Trong khi đó,
GATT 1994 đề cập đến lợi ích đạt được từ những cam kết nhượng bộ thuế
quan trong hàng hóa nhập khẩu. Nếu chỉ xét trong từ ngữ “cam kết nhượng bộ
thuế quan” và “biểu cam kết” thì khơng thể khẳng định nội dung nào rộng hơn
nội dung nào. Nhưng, xem xét chúng cùng với phạm vi điều chỉnh của từng

hiệp định thì “biểu cam kết” sẽ có phạm vi rộng hơn. Do khái niệm dịch vụ
trong GATS là một khái niệm rộng bao gồm cả khái niệm hàng hóa (ở khía
cạnh dịch vụ hàng hóa).
Tóm lại, so với GATT 1994, GATS là hiệp định “mới” nên việc áp dụng
quy định khiếu kiện không vi phạm sẽ gặp khó khăn. Một phần khó khăn là
do bản thân quy định khiếu kiện khơng vi phạm vẫn cịn chưa rõ ràng. Khó
khăn nữa là do GATS cịn q mới nên vẫn cịn có khái niệm trong GATS
chưa rõ nghĩa.
1.2.1.3. Điều 64 Hiệp định về các khía cạnh thương mại của sở hữu trí tuệ
(Agreement on Trade – Related Aspects of Intellectual Property Rights – TRIPs)

TRIPs là hiệp định điều chỉnh các vấn đề “thương mại liên quan đến khía
cạnh quyền sở hữu trí tuệ”. Trong đó, điều khoản giải quyết tranh chấp của
TRIPs tại Điều 64 ghi nhận rằng:
Werner Zdouc (1999), “WTO Dispute Settlement Practice Relating to The GATS”, Journal of
International Economic Law, 2(2), 295-346, tr. 303.
34
Werner Zdouc, tlđd 33, tr.303.
33


20

1. Các quy định tại các Điều XXII và XXIII của GATT 1994
được chi tiết và áp dụng bởi Thỏa ước về các quy tắc và thủ tục
giải quyết tranh chấp (DSU) sẽ được áp dụng đối với việc tham
vấn và giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, nếu khơng có
quy định cụ thể khác trong Hiệp định này.
2. Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu
có hiệu lực, khơng được áp dụng các điểm 1(b) và điểm 1(c) Điều

XXIII của GATT 1994 để giải quyết các tranh chấp theo Hiệp định
này.
3. Trong suốt thời hạn được quy định tại khoản 2, Hội đồng
TRIPS phải xem xét phạm vi và phương thức đối với các khiếu kiện
thuộc loại quy định tại các điểm 1(b) và điểm 1(c) điều XXIII của
GATT thuộc phạm vi của Hiệp định này, và đệ trình các khuyến
nghị để Hội nghị các Bộ trưởng thông qua. Bất kỳ quyết định nào
của Hội nghị các Bộ trưởng đối với những khuyến nghị đó hoặc về
việc kéo dài thời hạn nêu tại khoản 2 chỉ được thông qua trên cơ sở
đồng thuận, và các khuyến nghị được thơng qua sẽ có hiệu lực đối
với tất cả các Thành viên mà không phải qua bất kỳ một thủ tục
chấp nhận thêm nào khác.
Điều khoản giải quyết tranh chấp của TRIPs được “thiết kế” theo cách
viện dẫn các quy định giải quyết tranh chấp trong GATT 1994. Do đó, quy
định giải quyết tranh chấp của TRIPs gồm 3 loại khiếu kiện: khiếu kiện vi
phạm, khiếu kiện khơng vi phạm và khiếu kiện theo tình huống. Và, nội dung
quy định khiếu kiện không vi phạm trong TRIPs sẽ tương tự như quy định tại
Điều XXIII.1(b) GATT 1994.
Tuy nhiên, Điều 64.2 TRIPs lại quy định rằng điều khoản khiếu kiện
khơng vi phạm và theo tình huống sẽ tạm hoãn áp dụng. Thời gian tạm hoãn
là 5 năm kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực (từ 1995 – 1999). Nhưng đến
nay, việc tạm hoãn việc áp dụng quy định này tiếp tục được kéo dài đến


×