Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Khởi kiện biện pháp “as such” theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 78 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH HỐ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

KHỞI KIỆN BIỆN PHÁP “AS SUCH” THEO CƠ CHẾ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ KIM LINH
KHOÁ: 34

MSSV: 0955050269

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: Ths. LÊ TẤN PHÁT

TP. HỒ CHÍ MINH, 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Khởi kiện biện pháp “as such” theo Cơ chế
giải quyết tranh chấp của WTO – Kinh nghiệm cho Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, nếu có gì
sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADA


:

Hiệp định chống bán phá giá

DSB

:

Cơ quan giải quyết tranh chấp

DSU

:

Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp

EC

:

Cộng đồng chung Châu Âu

EC

:

Liên minh Châu Âu

GATT


:

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

GQTC

:

Giải quyết tranh chấp

SCM

:

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

TRIPS

:

Hiệp định về các khía cạnh thương mại của sở hữu trí tuệ

WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG I. KHỞI KIỆN BIỆN PHÁP “AS SUCH” THEO ................................... 6
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ................................................ 6
1.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ......................................................... 6
1.1.1. Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ................................ 7
1.1.1.1..... Lịch sử phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp: từ GATT đến WTO
................................................................................................................................. 7
1.1.1.2.Các cơ quan giải quyết tranh chấp .............................................................. 9
1.1.2. Đối tượng tranh chấp được giải quyết theo cơ chế GQTC của WTO ....... 11
1.1.3. Xác định biện pháp tranh chấp .................................................................. 12
1.1.3.1.Biện pháp hành động và biện pháp khơng hành động .............................. 12
1.1.3.2.Biện pháp của Chính phủ và biện pháp của cơ quan địa phương ............. 14
1.1.3.3.Biện pháp “as such” và biện pháp “as applied” ........................................ 15
1.1.4. Ý nghĩa của việc xác định rõ biện pháp tranh chấp ................................... 16
1.2. Khái niệm khởi kiện biện pháp “as such” .................................................... 19
1.2.1. Cơ sở pháp lý của khởi kiện biện pháp “as such” ....................................... 19
1.2.1.1.Các loại đơn kiện trong cơ chế GQTC của WTO ..................................... 19
1.2.1.2.Cơ sở pháp lý để khởi kiện biện pháp “as such” ...................................... 24
1.2.2. Sự khác nhau giữa khởi kiện biện pháp “as such” và khởi kiện biện pháp “as
applied” .................................................................................................................. 27
1.2.3. Ý nghĩa của khởi kiện biện pháp “as such” ............................................... 29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 31
CHƢƠNG II) KHỞI KIỆN BIỆN PHÁP “AS SUCH” QUA CÁC ........................ 33
VỤ TRANH CHẤP CỤ THỂ - KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ...................... 33
2.1. Tổng quan về khởi kiện biện pháp “as such” theo cơ chế GQTC của WTO.
33
2.2. Các vụ tranh chấp cụ thể ............................................................................... 37



2.2.1. Tranh chấp liên quan đến Đạo luật chống bán phá giá năm 196 của Hoa Kỳ
(WT/DS136 và WT/DS162) .................................................................................. 38
2.2.1.1.Tóm tắt tình tiết vụ kiện ............................................................................ 38
2.2.1.2.Điều kiện để khởi kiện biện pháp “as such” ............................................. 42
2.2.1.3.Tình hình vụ tranh chấp cập nhật cho đến nay ......................................... 46
2.2.2. Tranh chấp liên quan đến Bản tin Chính sách hồng hơn của Hoa Kỳ (vụ
tranh chấp WT/DS244) .......................................................................................... 48
2.2.2.1.Tóm tắt tình tiết vụ kiện ............................................................................ 48
2.2.2.2.Điều kiện để khởi kiện biện pháp “as such” ............................................. 50
2.2.3. Tranh chấp liên quan đến Pháp luật về chống bán phá giá của EC (vụ tranh
chấp số WT/DS397) ............................................................................................... 53
2.2.3.1.Tóm tắt tình tiết vụ kiện ............................................................................ 53
2.2.3.2.Điều kiện khởi kiện biện pháp “as such” .................................................. 58
2.2.3.3.Tình hình vụ tranh chấp cập nhật cho đến nay ......................................... 60
2.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................................... 61
KẾT LUẬN CHƢƠNG II........................................................................................ 63
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thành lập từ năm 1994 cho
đến nay, quan hệ thương mại trên thế giới đã chuyển biến một cách mạnh mẽ. WTO đã
trở thành cầu nối quan trọng cho tất cả các quốc gia thành viên trong hoạt động thương
mại đa phương. Chính vì hiệu quả to lớn về thương mại mà WTO đem lại mà ngày
càng nhiều các quốc gia trên thế giới gia nhập WTO. Tính đến tháng 2 năm 2013,
WTO đã có 159 thành viên1. Một điều hiển nhiên rằng khi số lượng các thành viên

ngày càng tăng lên, tính chất thương mại ngày càng phức tạp thì việc nảy sinh các
tranh chấp là việc không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, Cơ chế giải quyết tranh chấp
(GQTC) của WTO, mà cụ thể là Thỏa thuận ghi nhận về các Quy tắc và Thủ tục giải
quyết tranh chấp (DSU), đã có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết các tranh chấp
nhằm bảo đảm có một giải pháp tích cực cho các thành viên trong vụ tranh chấp. Có
thể nói rằng cơ chế GQTC của WTO là một cơ chế có hiệu quả với những nguyên tắc
và cơ chế tự động hóa của mình. Một thành viên có thể khởi kiện ra WTO khi thấy một
biện pháp của một quốc gia thành viên khác làm vơ hiệu hóa hoặc suy giảm lợi ích mà
mình đáng lẽ có được qua các hiệp định. Qua thực tế các vụ tranh chấp được thông tin
nhiều trên các phương tiện truyền thông, các biện pháp làm vơ hiệu hóa hoặc làm suy
giảm lợi ích thường là các biện pháp cụ thể mà một thành viên áp dụng, chẳng hạn như
việc áp thuế chống bán phá giá lên một sản phẩm bất kỳ, việc hạn chế nhập khẩu đối
với một số sản phẩm nhất định, v.v… Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là nếu biện
pháp làm vơ hiệu hóa hoặc làm suy giảm lợi ích là một luật, quy tắc, quy định (sau đây
chúng tôi xin gọi là “luật”)… của quốc gia thành viên thì có được khởi kiện để giải
quyết tranh chấp theo cơ chế của WTO hay không? Nếu được khởi kiện thì phải đáp
ứng các điều kiện nào để có thể khởi kiện thành cơng? Việc khởi kiện một “luật” như
1

Thống kê ở trang (truy cập lần cuối ngày
14/07/2013)

1


vậy được gọi là khởi kiện biện pháp “as such” và “luật” đó chính là biện pháp “as
such”. Khởi kiện biện pháp “as such” là một loại khởi kiện không thường gặp trong cơ
chế GQTC của WTO và hậu quả pháp lý từ loại khởi kiện này thường rất nặng nề đối
với quốc gia bị đơn nếu “luật” bị kết luận là vi phạm. Quốc gia bị đơn sẽ phải thay đổi
hay thậm chí là bãi bỏ “luật” đó để phù hợp với các nghĩa vụ của WTO. Chính vì vậy,

việc khởi kiện biện pháp “as such” mang lại nhiều ý nghĩa đối với quốc gia bị thiệt hại
và cả đối với cơ chế thương mại đa phương của WTO. Đối với quốc gia bị thiệt hại,
việc khởi kiện biện pháp “as such” (tức chống lại một quy định pháp luật mà khơng
cần chờ đến lúc áp dụng luật đó) mang lại quyền lợi nhất định cho quốc gia đó khi biện
pháp “as such” bị kết luận là vi phạm, quốc gia bị thiệt hại sẽ phòng ngừa được các sản
phẩm của quốc gia mình bị ảnh hưởng bởi biện pháp “as such” đó, đồng thời cũng giúp
cho việc trao đổi thương mại của quốc gia bị thiệt hại không cịn bị cản trở bởi những
biện pháp mang tính áp dụng chung và về sau vi phạm với nghĩa vụ của WTO nữa, bên
bị khiếu kiện cũng phải xem xét một cách công bằng các quy định pháp luật như vậy
chứ không chỉ giới hạn trong một số trường hợp cụ thể áp dụng pháp luật. Đối với cơ
chế thương mại đa phương của WTO, khởi kiện biện pháp “as such” củng cố việc tuân
thủ các quy định của WTO, giúp cho việc thực hiện các mục tiêu và chức năng của
WTO được hiệu quả hơn cũng như đảm bảo việc giao lưu thương mại giữa các thành
viên trở nên dễ dàng hơn.
Khởi kiện biện pháp “as such” đem lại hiệu quả trong việc thực hiện các mục
tiêu của WTO cũng như đảm bảo được việc thực hiện nghĩa vụ mà quốc gia thành viên
đã cam kết với WTO theo đúng tinh thần nguyên tắc pacta sunt servanda về thực hiện
điều ước quốc tế. Chính vì vậy, chúng tơi quyết định chọn đề tài “Khởi kiện biện pháp
“as such” theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO – Kinh nghiệm cho Việt Nam”
làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu vào hai vấn đề. Vấn đề thứ
nhất là làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý liên quan đến việc khởi kiện biện pháp “as
2


such” theo cơ chế GQTC của WTO như khái niệm về khởi kiện biện pháp “as such”,
đối tượng tranh chấp, cơ sở pháp lý của khởi kiện biện pháp “as such”, phân biệt giữa
khởi kiện biện pháp “as such” và khởi kiện biện pháp “as applied”. Vấn đề thứ hai là

làm rõ các điều kiện và hậu quả của khởi kiện biện pháp “as such” thơng qua việc phân
tích các vụ tranh chấp cụ thể, từ đó đề xuất kinh nghiệm cho Việt Nam.
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về các biện pháp “as such” và
các điều kiện khởi kiện biện pháp “as such” theo quy định của Hiệp định thành lập
WTO, GATT 1994 và các hiệp định có liên quan như ADA, SCM và DSU. Đồng thời,
chúng tôi cũng phân tích các nhận định của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm trong
những vụ việc cụ thể để làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến khởi kiện biện pháp “as
such”.
3. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Kể từ trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đến nay, đã có
rất nhiều cơng trình nghiên cứu, sách cũng như những bài viết liên quan của các tác giả
trong nước về “cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”. Đây đều là những đóng góp
đáng kể cho việc tìm hiểu về WTO cũng như về cơ chế giải quyết tranh chấp của nó,
cụ thể: phân tích các nguyên tắc, thủ tục áp dụng cũng như phân tích, bình luận các vụ
tranh chấp có liên quan.
Mỗi tác giả đã có những giá trị đóng góp riêng, dù đóng góp lớn hay nhỏ cũng
đều đáng trân trọng. Một số tác phẩm tiêu biểu mà tác giả vinh dự được biết đến là:
-

PGS.TS Mai Hồng Quỳ và TS Lê Thị Ánh Nguyệt , “Luật Tổ chức Thương
mại thế giới, Tóm tắt và bình luận án”, của, NXB Hồng Đức, Hội Luật gia
Việt Nam (2012);

-

Sách “Hệ thống thương mại thế giới – Luật và chính sách về các quan hệ
kinh tế quốc tế” của John H. Jackson, Bản dịch của Phạm Viêm Phương,
Huỳnh Văn Thanh, Nhà xuất bản Thanh niên (2001);


-

Sách “Tổ chức thương mại thế giới (WTO)”, của Bộ Ngoại giao, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia (2000);

3


-

Luật thương mại quốc tế - Mai Hồng Quỳ - Trần Việt Dũng – NXB Đại học
Quốc gia TP.HCM năm 2005;

-

Nguyễn Vĩnh Thanh – Lê Thị Hà – Các nước đang phát triển với cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO – NXB Lao động Xã hội năm 2006;

-

Hoàng Ngọc Thiết – Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên của
WTO – NXB Chính trị quốc gia năm 2004.

Ngồi ra, cịn có các tác giả khác: Mai Thế Đức Anh - Luận văn thạc sỹ luật học
“Giải quyết tranh chấp trong Thương mại quốc tế với việc thực hiện hiệp định thương
mại Việt – Mỹ và gia nhập WTO” 2004, người hướng dẫn: PGS.TS Mai Hồng Quỳ.
Trần Thị Diễm Huyền – Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO – Cơ chế nhằm đưa ra
giải pháp tích cực – Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật năm 2007- ThS. Vũ Duy
Cương hướng dẫn...
Tuy nhiên, trong đề tài này, chúng tơi khơng trình bày tất cả những vấn đề liên

quan đến Cơ chế GQTC của WTO mà chỉ trình bày trong một phạm vi hẹp liên quan
đến khởi kiện biện pháp “as such”. Hiện nay, những nghiên cứu liên quan đến khởi
kiện biện pháp “as such” thường do các nhà nghiên cứu nước ngoài thực hiện, ở Việt
Nam, vấn đề này chỉ được nhắc đến một cách ngắn gọn trong các bài nghiên cứu về cơ
chế GQTC của WTO. Chính vì vậy, chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài này với một cách
tiếp cận mới thông qua việc nghiên cứu và bình luận các Báo cáo của Ban hội thẩm
cũng như Cơ quan phúc thẩm.
4. Phạm vi nghiên cứu
Như tên gọi của đề tài, chúng tôi sẽ nghiên cứu về khởi kiện biện pháp “as
such” theo cơ chế GQTC của WTO, cụ thể là các vấn đề pháp lý, các vụ tranh chấp cụ
thể, từ đó đưa ra kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi
nghiên cứu các quy định của các hiệp định như Hiệp định thành lập WTO, GATT
1994, ADA, SCM và DSU.
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Với đề tài khóa luận này, chúng tôi sử dụng đồng thời, kết hợp nhuần nhuyễn,
hợp lý các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp lịch sử
và thống kê. Đặc biệt, chúng tơi sử dụng phương pháp bình luận án đối với các vụ
4


tranh chấp cụ thể để đưa ra được những vấn đề mang tính thực tiễn và xu hướng phát
triển của khởi kiện biện pháp “as such”. Những phương pháp này khi kết hợp với việc
lựa chọn cơ sở lý luận đúng đắn sẽ cho chúng tơi một góc nhìn xun suốt vấn đề từ
khi hình thành đến nay, từ từng góc độ đến tổng quan vấn đề và xa hơn nữa là đặt vấn
đề trong mối liên hệ không những với những yếu tố cấu thành mà cả những yếu tố liên
quan trong một mối quan hệ biện chứng.
6. Ý nghĩa và giá trị ứng dụng của đề tài
Với tình hình nghiên cứu đề tài đã đề cập cũng như thời lượng hạn chế khi
nghiên cứu đề tài khóa luận này, chúng tơi khơng xem mình là người tiên phong trong
việc nghiên cứu liên quan đến khởi kiện biện pháp “as such”. Tuy nhiên, cùng với

niềm đam mê nghiên cứu và những kết quả được trình bày trong đề tài khóa luận này,
chúng tơi hy vọng đề tài sẽ trở thành một nguồn tài liệu tham khảo cho những ai muốn
nghiên cứu sâu hơn về khởi kiện biện pháp “as such” cả về mặt lý luận và về mặt thực
tiễn. Thơng qua việc trình bày một cách hệ thống các vấn đề liên quan đến khởi kiện
biện pháp “as such”, từ đó đề ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam, chúng tôi mong
rằng đề tài này sẽ thật sự giúp ích cho Việt Nam trong tương lai nếu Việt Nam muốn
khởi kiện biện pháp “as such”.
7. Cấu trúc của đề tài
Trong đề tài này, ngồi lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề
tài khóa luận được chia làm hai chương:
Chương I: Khởi kiện biện pháp “as such” theo cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO
Chương II: Khởi kiện biện pháp “as such” qua các vụ việc cụ thể - Kinh
nghiệm cho Việt Nam

5


CHƢƠNG I. KHỞI KIỆN BIỆN PHÁP “AS SUCH” THEO
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

Kể từ khi WTO được thành lập, quan hệ thương mại giữa các quốc gia ngày
càng được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn, quan hệ thương mại lúc này không chỉ
ảnh hưởng đến các quốc gia tham gia vào quan hệ đó mà cịn ảnh ảnh hưởng đến các
quốc gia thành viên khác trong WTO. Một điều hiển nhiên rằng khi số lượng các thành
viên ngày càng tăng lên, tính chất pháp lý của các quan hệ thương mại ngày càng phức
tạp thì việc xảy ra tranh chấp giữa các thành viên là một điều khơng thể tránh khỏi. Vì
vậy, để có thể duy trì được mục tiêu của WTO là thúc đẩy mối quan hệ thương mại đa
phương, duy trì trật tự thương mại thế giới và đảm bảo thiện chí của các quốc gia, thì
WTO cần có một chế định mang tính pháp lý đại diện cho WTO để giải quyết các

tranh chấp giữa các thành viên, đó là cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
1.1.

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là sự kế thừa các quy định về GQTC đã

từng phát huy tác dụng tích cực gần 50 năm qua trong lịch sử của GATT 1947. Tuy
nhiên, so với cơ chế GQTC của GATT 1947, cơ chế GQTC của WTO được coi là một
đổi mới quan trọng trong thương mại quốc tế. Cơ chế GQTC của WTO được xem là cơ
chế GQTC hiệu quả nhất trên thế giới và “bản thân cơ quan GQTC của WTO đã thực
sự trở thành một trong những định chế có quyền lực nhất trên thế giới”2.
DSU đã khẳng định rằng “hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là một nhân
tố trung tâm trong việc tạo ra an tồn và khả năng dự đốn trước cho hệ thống thương
mại đa phương. Mà trong đó, các Thành viên thừa nhận rằng hệ thống này ra đời nhằm
bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các Thành viên theo các hiệp định có liên quan và
nhằm làm rõ những điều khoản hiện hành của những Hiệp định đó trên cơ sở phù hợp
với các quy tắc tập qn giải thích cơng pháp quốc tế”3. Như vậy, mục đích chính của
việc GQTC là tìm ra được một “giải pháp pháp lý tích cực” mà cụ thể là các “giải pháp
2

Mai Hồng Quỳ - Trần Việt Dũng, “Luật thương mại quốc tế” (tái bản lần thứ nhất), NXB Đại học quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012, trang 324.
3
trích Điều 3.2 của DSU

6


mà các bên có thể chấp nhận được và phù hợp với các hiệp định liên quan”4. Có thể
nói rằng, ở một mức độ rộng hơn, cơ chế GQTC của WTO nhằm cung cấp một thủ tục

GQTC đa phương thay thế cho các hành động đơn phương của các quốc gia thành
viên. Điều này sẽ đảm bảo một sự công bằng cho các quốc gia thành viên cũng như
đảm bảo được việc vận hành các quy tắc thương mại quốc tế sẽ không bị xáo trộn khi
các quốc gia tham gia vào “sân chơi” lớn như WTO.
1.1.1. Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
1.1.1.1. Lịch sử phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp: từ
GATT đến WTO
Cơ chế GQTC theo GATT 1947 được xem như là nền tảng cho trật tự thương
mại quốc tế. Cơ chế GQTC trong khuôn khổ GATT được quy định chủ yếu tại Điều
XXII và Điều XXIII của GATT 1947. Theo Điều XXIII:2 GATT 1947 thì bất kỳ tranh
chấp nào của các bên ký kết phải được các bên ký kết với tư cách đại diện cho một
nhóm nước giải quyết. Chính vì vậy, các tranh chấp trong những năm đầu tiên đều
được Chủ tịch Hội đồng GATT đưa ra phán quyết. Tuy nhiên, qua từng giai đoạn phát
triển, việc GQTC được chuyển cho Ban công tác, bao gồm tất cả đại diện của các bên
ký kết, kể cả các bên tranh chấp. Các Ban công tác này thông qua báo cáo trên cơ sở
quyết định đồng thuận5. Không lâu sau, Ban công tác bị thay thế bởi Ban hội thẩm
gồm từ ba đến năm chuyên gia độc lập không liên quan đến các bên tranh chấp. Ban
hội thẩm viết những báo cáo độc lập kèm theo khuyến nghị gửi đến Hội đồng GATT.
Những báo cáo này có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên tranh chấp một
khi được sự chấp nhận của Hội đồng GATT.
Nguyên tắc đồng thuận là nguyên tắc quan trọng nhất và cũng chính là điểm yếu
lớn nhất trong cơ chế GQTC theo GATT. Các bên ký kết là bị đơn thường dùng quyền
phủ quyết trong nguyên tắc đồng thuận để cản trở việc thành lập Ban hội thẩm, thông
qua báo cáo của Ban hội thẩm và thậm chí là việc cho phép thực hiện biện pháp trả
4

Trích Điều 3.7 của DSU
Nguyên tắc đồng thuận là nguyên tắc quan trọng nhất trong GATT 1947. Việc thành lập Ban hội thẩm, thông
qua báo cáo của Ban hội thẩm, thông qua việc cho phép thực hiện biện pháp trả đũa đều được thực hiện bằng
nguyên tắc đồng thuận. Sự đồng thuận có nghĩa là khơng có sự phản đối từ bất kỳ Bên ký kết nào đối với quyết

định đó. Đây được xem là điểm yếu của cơ chế GQTC theo GATT, bởi vì quốc gia bị đơn hoặc bất kỳ quốc gia
thành viên nào có thể dùng quyền phủ quyết để khơng thơng qua các vấn đề này.
5

7


đũa. Chính vì vậy, vào những năm 1980, cơ chế GQTC của GATT đã bị suy yếu dần
vì các bên ký kết thường hay cản trở việc thành lập Ban hội thẩm và việc thông qua
các báo cáo của Ban hội thẩm.
Cơ chế GQTC của WTO được xem là cơ chế GQTC hiệu quả nhất trên thế giới
và được đánh giá là có sự tự động hóa cao hơn so với cơ chế GQTC theo GATT. Mặc
dù cơ sở pháp lý khởi kiện của hai cơ chế này là như nhau (đều là Điều XXII và Điều
XXIII GATT), tuy nhiên, cơ chế GQTC của WTO cịn được cụ thể hóa trong Thỏa
thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU) trong Bản ghi nhớ của
vòng đàm phán Uruguay. Rút kinh nghiệm từ GATT, cơ chế GQTC của WTO đã
thống nhất được về trình tự, thủ tục trong quá trình GQTC, đề ra các nguyên tắc cho
việc GQTC như ngun tắc cơng bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối
với các bên tranh chấp. Bên cạnh đó, cơ chế này cịn khắc phục được điểm yếu của cơ
chế GQTC theo GATT là việc các bên tranh chấp dùng quyền phủ quyết của mình để
ngăn cản thành lập Ban hội thẩm hoặc thông qua báo cáo của Ban hội thẩm bằng cách
đặt ra nguyên tắc đồng thuận nghịch6. Việc đặt ra nguyên tắc này đã đem lại cho cơ
chế GQTC của WTO quyền lực để duy trì sự cơng bằng và tính ổn định của các quy
tắc thương mại quốc tế thông qua việc GQTC của các quốc gia thành viên.

6

Nguyên tắc “đồng thuận nghịch” (negative consensus - đồng thuận phủ quyết- phủ quyết tuyệt đối)
Nguyên tắc này được xem là một bước ngoặc và là một sự tiến bộ của cơ chế giải quyết tranh chấp
WTO. Việc tự động hóa trong các thủ tục như thông qua việc thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo cáo là

ưu điểm nổi bật và được xem là giải pháp tích cực trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Theo quy định của DSU, vấn đề quyết định thông qua việc thành lập Ban hội thẩm (Điều 6.1), quyết
định thông qua báo cáo của Ban hội thẩm (Điều 16.4) và quyết định thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm
(Điều 17.14) đều phải được thông qua bằng nguyên tắc đồng thuận nghịch. Theo nguyên tắc đồng thuận nghịch
được đề cập trong các quy định nêu trên, quyết định thành lập Ban hội thẩm, báo cáo của Ban hội thẩm, của Cơ
quan phúc thẩm sẽ được thơng qua, trừ khi tại cuộc họp đó, DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thành
lập Ban hội thẩm hoặc không thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm. Điều này dẫn đến một
cơ chế tự động hóa trong việc GQTC trong WTO khi phải thành lập Ban hội thẩm hoặc thông qua báo cáo của
Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm vì sẽ rất hiếm xảy ra trường hợp DSB đều đồng thuận khơng thơng qua.
Việc tự động hóa việc thơng qua như vậy sẽ làm triệt tiêu gần như hoàn tồn khả năng một quốc gia thành viên
nào đó cố ý ngăn cản việc thành lập Ban hội thẩm hoặc cố ý không thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ
quan phúc thẩm, bởi nếu muốn DSB không thơng qua các vấn đề trên thì địi hỏi các thành viên đều nhất trí
khơng thơng qua. Chính nhờ sự tiến bộ này mà thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO trở nên linh hoạt hơn, ít
phụ thuộc vào áp lực chính trị của bất kỳ thành viên nào, đồng thời xây dựng tính hiệu quả, tin cậy vào tính cơng
bằng của hệ thống thương mại đa phương.

8


Tính cho đến thời điểm hiện nay, cơ chế GQTC của WTO đã tiếp nhận hơn
7

460 đơn khiếu kiện của các quốc gia thành viên. Đối với những tranh chấp mang tính
pháp lý phức tạp của các quốc gia thành viên, con số 460 đơn khiếu kiện cũng với
những báo cáo đã được thông qua cho thấy nỗ lực của DSB trong việc GQTC và cụ thể
hơn là đưa ra những “giải pháp pháp lý tích cực” cho các bên tranh chấp. Thông qua
việc GQTC giữa các quốc gia thành viên, cơ chế GQTC của WTO đã mang lại sự an
tồn và khả năng dự đốn trước cho hệ thống thương mại đa phương. Các vấn đề pháp
lý, các khuyến nghị cũng như các giải pháp pháp lý được đề cập trong các báo cáo của
Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm sẽ là cơ sở cũng như kinh nghiệm cho các quốc

gia thành viên khi thực hiện các biện pháp thương mại có liên quan. Ngồi ra, thơng
qua việc GQTC, Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm sẽ phải thực hiện cơng việc giải
thích luật trong các báo cáo của mình, qua đó làm rõ quyền và nghĩa vụ của các quốc
gia thành viên khi tham gia vào WTO.
1.1.1.2. Các cơ quan giải quyết tranh chấp
Thủ tục GQTC trong WTO được thực hiện bởi các cơ quan GQTC khác nhau,
có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt, tạo nên sự độc lập trong quá trình GQTC theo cơ
chế GQTC của WTO. Các cơ quan GQTC gồm: Cơ quan GQTC (DSB), Ban hội thẩm
(Panel) và Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body – AB).
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB)
Cơ quan này thực chất là Đại hội đồng của WTO, bao gồm đại diện của tất cả
các quốc gia thành viên8. DSB là cơ quan trung tâm của cơ chế GQTC của WTO, đóng
vai trị chủ chốt trong q trình GQTC. Tuy vậy, việc giải quyết một vụ tranh chấp cụ
thể không phải là thẩm quyền của DSB. Trong phạm vi thẩm quyền hoạt động của
mình, DSB có quyền nhận thông báo tham vấn của bên khởi kiện, thành lập Ban hội
thẩm, thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, giám sát việc

7

Thống kê ở trang (truy cập lần cuối ngày
14/07/2013)
8
Điều IV.3 Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới (Hiệp định Marrakesh). Điều IV.3 quy định “khi cần
thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhận phần trách nhiệm của Cơ quan giải quyết tranh chấp được quy
định tại Bản Diễn giải về giải quyết tranh chấp.”

9


thi hành các khuyến nghị, quyết định giải quyết tranh chấp, cho phép đình chỉ thực

hiện các nghĩa vụ và nhượng bộ (trả đũa).
Ban hội thẩm (Panel)
Ban hội thẩm là một cơ quan ad hoc gồm từ ba đến năm thành viên do DSB lập
ra để xem xét một vấn đề cụ thể bị tranh chấp trên cơ sở các quy định của WTO được
quốc gia nguyên đơn viện dẫn trong đơn đề nghị thành lập Ban hội thẩm. Các thành
viên của Ban hội thẩm là những người có năng lực tốt, được lựa chọn với mục đích
bảo đảm sự độc lập của các quốc gia thành viên trong vụ tranh chấp. Chức năng của
Ban hội thẩm là phải “đánh giá một cách khách quan về các vấn đề được đặt ra cho
mình, gồm cả việc đánh giá khách quan các tình tiết của vụ việc và khả năng áp dụng
và phù hợp với các hiệp định có liên quan” và “đưa ra những xem xét, kết luận khác có
thể giúp DSB trong việc đưa ra các khuyến nghị hoặc các quyết định9”. Kết quả công
việc của Ban hội thẩm là đưa ra một báo cáo trình DSB thơng qua, giúp DSB đưa ra
các khuyến nghị cho các bên tranh chấp. Có thể nói rằng, Ban hội thẩm là cơ quan trực
tiếp giải quyết tranh chấp mặc dù không nắm quyền quyết định.
Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body – AB)
Cơ quan phúc thẩm là một cơ cấu thường trực trong cơ chế GQTC của WTO.
Khi một trong các bên tranh chấp không đồng ý với báo cáo của Ban hội thẩm và thực
hiện kháng cáo, Cơ quan phúc thẩm sẽ thực hiện việc giải quyết kháng cáo. Cơ quan
phúc thẩm bao gồm 7 thành viên do DSB bổ nhiệm. Cơ quan phúc thẩm sẽ xem xét lại
báo cáo của Ban hội thẩm để đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, Cơ quan phúc thẩm chỉ xem xét lại các khía cạnh pháp lý và
giải thích pháp luật trong Báo cáo của Ban hội thẩm chứ không điều tra lại các yếu tố
thực tiễn của vụ tranh chấp. Kết quả làm việc của Cơ quan phúc thẩm là một báo cáo,
trong đó có thể giữ nguyên hoặc sửa đổi các kết luận trong báo cáo của Ban hội thẩm.
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm được thông qua bởi DSB và khơng thể bị phản đối
hay khiếu kiện tiếp.

9

Trích Điều 11 DSU


10


1.1.2. Đối tƣợng tranh chấp đƣợc giải quyết theo cơ chế GQTC của WTO
Khi giải quyết một vụ tranh chấp, điều quan trọng nhất là xác định được rằng
các vấn đề trong vụ tranh chấp đó có nằm trong đối tượng tranh chấp mà cơ chế đó
được quyền giải quyết hay không. Khi xác định được đối tượng được đề cập trong vụ
tranh chấp không phải là đối tượng tranh chấp được quyền giải quyết thì việc yêu cầu
giải quyết tranh chấp sẽ chấm dứt tại đó và khơng làm phát sinh thêm bất cứ thủ tục
nào khác.
Đối tượng tranh chấp được giải quyết theo cơ chế của WTO được quy định tại
Điều 1.1 của DSU: “Các quy tắc và thủ tục của thỏa thuận này phải được áp dụng cho
những tranh chấp được đưa ra theo các quy định về tham vấn và giải quyết tranh chấp
của những hiệp định được liệt kê trong Phụ lục 1 của Thỏa thuận này (trong Thỏa
thuận này được gọi là các “hiệp định có liên quan”)”. Như vậy, chỉ các tranh chấp phát
sinh từ các hiệp định có liên quan mới là đối tượng tranh chấp được giải quyết theo cơ
chế GQTC của WTO. Các hiệp định có liên quan trong Phụ lục I của DSU gồm:
(A)

Hiệp định thành lập tổ chức Thương mại quốc tế (Hiệp định thành lập
WTO)

(B)

Các Hiệp định Thương mại đa phương
Phụ lục 1A: Các Hiệp định đa biên về Thương mại hàng hóa
Phụ lục 1B: Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS)
Phụ lục 1C: Hiệp định về các khía cạnh của Quyền sở hữu trí tuệ liên
quan đến Thương mại (TRIPS)

Phụ lục 2: Thỏa thuận ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc
giải quyết tranh chấp (DSU)

(C)

Các Hiệp định thương mại tùy nghi của một số thành viên
Phụ lục 4: Hiệp định về Thương mại máy bay dân dụng
Hiệp định về mua sắm chính phủ10

10

Trong Phụ lục 1 của DSU có liệt kê bốn Hiệp định thương mại tùy nghi của một số thành viên là: (1) Hiệp
định về Thương mại máy bay dân dụng, (2) Hiệp định về mua sắm chính phủ, (3) Hiệp định quốc tế về sữa, (4)
Hiệp định quốc tế về thịt bò. Tuy nhiên, vào năm 1997, WTO đã nhất trí về việc chấm dứt Hiệp định quốc tế về
sữa và Hiệp định quốc tế về thịt bị. Vì vậy, trong khóa luận này, tác giả không đề cập đến hai Hiệp định này
cũng như không liệt kê hai Hiệp định này trong các hiệp định có liên quan được nêu ở Phụ lục 1 DSU.

11


Các hiệp định trong WTO được chia thành hai nhóm là nhóm hiệp định đa biên
(multilateral agreements) có tính chất ràng buộc tất cả các thành viên của WTO và
nhóm các hiệp định nhiều bên (plurilateral agreements) chỉ ràng buộc đối với các quốc
gia tham gia hiệp định. Đối với các tranh chấp phát sinh từ các hiệp định thương mại
đa biên được đề cập trong Phụ lục I của DSU thì thẩm quyền đương nhiên sẽ thuộc về
DSB. Đối với các tranh chấp phát sinh từ các hiệp định thương mại nhiều bên thì việc
áp dụng các quy định trong DSU sẽ tùy theo quyết định của các bên tham gia hiệp
định11. Trong các hiệp định có liên quan được liệt kê tại Phụ lục I của DSU thì chỉ có
Hiệp định về Thương mại máy bay dân dụng và Hiệp định về mua sắm chính phủ là
hiệp định thương mại nhiều bên.

1.1.3. Xác định biện pháp tranh chấp
Như đã đề cập ở trên, đối tượng tranh chấp được giải quyết theo cơ chế GQTC
của WTO là các hiệp định có liên quan được nêu trong Phụ lục 1 của DSU. Xác định
rõ đối tượng tranh chấp là điều kiện tiên quyết để có thể xác định thẩm quyền GQTC
theo cơ chế GQTC của WTO. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối tượng tranh chấp không
phải là đối tượng khởi kiện khi một thành viên muốn khiếu kiện. Đối tượng tranh chấp
chỉ là phạm vi của cơ chế GQTC, trong khi đó biện pháp tranh chấp mới là đối tượng
khởi kiện theo cơ chế GQTC.
Biện pháp tranh chấp là bất cứ một biện pháp cụ thể nào liên quan đến đối
tượng tranh chấp. Qua thực tiễn GQTC của WTO, các biện pháp tranh chấp có thể
được quy lại thành các nhóm chính như sau: biện pháp hành động và biện pháp khơng
hành động, biện pháp của chính phủ và biện pháp của cơ quan địa phương, biện pháp
“as such” và biện pháp “as applied”.
1.1.3.1. Biện pháp hành động và biện pháp không hành động
Biện pháp này được phân định tùy vào việc thực hiện một hành vi nhất định của
các nước thành viên, khi thành viên đó hành động hoặc không hành động dẫn đến việc
vi phạm các nghĩa vụ cam kết trong WTO và vi phạm các hiệp định liên quan.
11

Phụ lục 1 của DSU quy định: “Khả năng áp dụng của thỏa thuận này cho các Hiệp định thương mại tùy nghi
của một số thành viên phải tùy thuộc vào sự quyết định của các bên tham gia từng hiệp định quy định các điều
kiện về việc áp dụng Thỏa thuận này cho từng hiệp định riêng lẻ, gồm cả bất cứ các quy tắc hoặc thủ tục đặc biệt
hoặc bổ sung nào được đưa vào phụ lục 2, như được thông báo cho DSB.

12


Biện pháp hành động
Nếu một thành viên thực hiện một hành vi mà hành vi đó vi phạm quy định của
các hiệp định liên quan thì hành vi đó chính là biện pháp hành động. Chúng ta xem xét

một ví dụ sau, tại Điều XI:1 của GATT 1994 quy định rằng: “Không một sự cấm hay
hạn chế nào khác ngoại trừ thuế quan và các khoản thu khác, dù mang hình thức hạn
ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác sẽ được bất cứ một
bên ký kết nào định ra nhằm vào việc nhập khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào
hay nhằm vào việc xuất khẩu hay bán hàng để xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ bên
ký kết nào”, có thể thấy rằng Điều XI:1 của GATT 1994 quy định về việc cấm hoặc
hạn chế nhập khẩu, như vậy, nếu một quốc gia thành viên có những hành động vi
phạm điều khoản này như việc ban hành pháp luật, các quy định hoặc quyết định về
việc vi phạm này. Chính vì thế, khi một thành viên có bất cứ hành vi nào, mà hành vi
đó vi phạm nghĩa vụ và các quy định của WTO thì có thể sẽ trở thành một biện pháp
hành động bị khởi kiện.
Biện pháp không hành động
Đối lập với biện pháp hành động được trình bày ở trên là biện pháp khơng hành
động. Nếu như ở biện pháp hành động, quốc gia thành viên phải thực hiện một hành vi
dưới dạng thức hành động thì ở đây, việc thành viên khơng thực hiện một hành vi nào
đó dẫn đến việc vi phạm nghĩa vụ và quy định của WTO sẽ tạo nên biện pháp khơng
hành động.
Chúng ta có một ví dụ như sau, Điều 26 của Hiệp định TRIPs quy định: “Chủ
sở hữu kiểu dáng cơng nghiệp được bảo hộ phải có quyền cấm những người khơng
được phép của mình sản xuất, bán hoặc nhập khẩu những sản phẩm mang hoặc thể
hiện một kiểu dáng là bản sao, hoặc về cơ bản là một bản sao, của kiểu dáng được bảo
hộ đó, nếu các hành vi nói trên được thực hiện nhằm mục đích thương mại”, điều này
quy định những quyền chủ sở hữu được bảo hộ bằng cách liệt kê, điều đó cho thấy nếu
một quốc gia thành viên khơng nội luật hóa tất cả những gì được liệt kê thì hành vi đó
tạo nên một biện pháp khơng hành động. Cụ thể hơn, trong trường hợp này, nếu quốc
gia thành viên có hành vi không thông qua bất kỳ pháp luật nào, hoặc pháp luật được
thông qua với những quy định không đầy đủ hoặc được thông qua và được áp dụng khi
13



đáp ứng một số điều kiện nhất định. Khi thực hiện những hành vi này, hành vi đó có
thể sẽ trở thành biện pháp không hành động vi phạm trong các đơn kiện.
1.1.3.2. Biện pháp của Chính phủ và biện pháp của cơ quan địa
phƣơng
Theo Điều XXIII:1 của GATT 1994, thì các biện pháp của “một bên ký kết”
nếu gây ra sự vơ hiệu hóa hoặc vi phạm cam kết thì mới có thể bị khởi kiện. Như vậy,
có thể nói rằng, một biện pháp của Chính phủ mới có thể là đối tượng của việc khởi
kiện ra WTO. Tuy nhiên, trong Điều XXIV:12 của GATT 1994 và Điều 22.9 của DSU
đã khẳng định rằng biện pháp của cơ quan địa phương vẫn có thể bị khởi kiện ra
WTO12. Chính vì thế, việc phân biệt hai biện pháp này đóng vai trò quan trọng trong
việc đưa ra yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Biện pháp của chính phủ
Biện pháp của Chính phủ là các biện pháp được Chính phủ thành viên đó thơng
qua và được áp dụng trên thực tế. Các biện pháp của Chính phủ có thể là các văn bản
pháp luật do Chính phủ thơng qua, các quyết định hành chính, v.v… Trong các biện
pháp trên, văn bản pháp luật do Chính phủ thơng qua thì chắc chắn sẽ là biện pháp của
Chính phủ, cịn các quyết định hành chính của Chính phủ được hiểu là các quyết định
được Chính phủ ban hành để áp dụng đối với một vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết
của Chính phủ. Các quyết định này có thể là quyết định về việc áp thuế chống bán phá
giá lên sản phẩm của một thành viên khác hoặc quyết định về việc tăng thuế đối với
một sản phẩm nào đấy.

12

Điều XXIV:2 của GATT 1994 quy định: “Mỗi bên ký kết sẽ có những biện pháp hợp lý và trong phạm vi
quyền hạn của mình để các Chính phủ hay chính quyền địa phương trên lãnh thổ của mình tuân thủ các quy định
của Hiệp định này”
Điều 22.9 của DSU quy định rằng: “Các điều khoản về giải quyết tranh chấp tại các biện pháp có ảnh hưởng đến
việc tuân thủ những hiệp định này của chính quyền hoặc các cơ quan có thẩm quyền địa phương hay khu vực
trên lãnh thổ của một thành viên. Khi DSB phán quyết rằng rằng một điều khoản của một hiệp định có liên quan

chưa được tuân thủ, Thành viên có trách nhiệm đó phải thực hiện các biện pháp hợp lý có thể để đảm bảo việc
tuân thủ của mình. Những quy định của các hiệp định có liên quan và Thỏa thuận này liên quan đến việc bồi
thường và tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hay những nghĩa vụ khác được áp dụng trong trường hợp không
thể đảm bảo việc tuân thủ này.

14


Biện pháp của cơ quan địa phương
Khác với các biện pháp của Chính phủ, các biện pháp của cơ quan địa phương
đa dạng hơn rất nhiều, có thể kể đến như các quyết định hành chính, các hành vi hành
chính, các công văn hướng dẫn, các quyết định tư pháp, v.v… Như đã nêu ở trên, quy
định của GATT yêu cầu thành viên đảm bảo sự thống nhất của các biện pháp của cơ
quan địa phương với các quy định của GATT và DSU cho phép được khởi kiện các
biện pháp của cơ quan địa phương nên việc quản lý các biện pháp này nên được các
thành viên tuân thủ và thực hiện nghiêm túc.
1.1.3.3. Biện pháp “as such” và biện pháp “as applied”
Cách phân loại biện pháp ra thành biện pháp “as such” và biện pháp “as
applied” được xem như là cách phân loại phổ biến và điển hình nhất hiện nay trong
việc GQTC theo cơ chế GQTC của WTO. Khi đọc các báo cáo của Ban hội thẩm và
của Cơ quan phúc thẩm ln có một phần bàn về “Các biện pháp đang tranh cãi –
Measure at issue”, và trong phần này, Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm nhắc lại các
yêu cầu của quốc gia khởi kiện đồng thời cũng phân định các yêu cầu đó xem đó là
biện pháp “as such” hay biện pháp “as applied”. Chính vì thế, có thể nói rằng việc
phân loại thành hai loại biện pháp này trở thành một cách phân định chung trong
WTO.
Biện pháp “as such”
Cho đến hiện nay, biện pháp “as such” vẫn chưa được định nghĩa một cách
chính thức trong bất kỳ các văn bản hoặc báo cáo của cơ quan nhà nước tại Việt Nam.
Bởi vì chưa có một định nghĩa chính thức và rõ ràng nên việc tìm hiểu về biện pháp

này vẫn cịn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, thuật ngữ này luôn được
nhắc đến trong các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm cũng như trong
các cơng trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới. Theo Báo cáo của Cơ quan
phúc thẩm trong vụ tranh chấp “Hoa Kỳ - Rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá đối
với tấm thép cacbon chống mịn nhập khẩu từ Nhật Bản” thì biện pháp “as such” được
xem là “các hành vi đặt ra các luật lệ hoặc tiêu chuẩn được dự định sẽ áp dụng chung

15


về sau” chẳng hạn như luật, các quy định, các tiêu chuẩn13, mà chúng tôi gọi chung là
“luật”. Như vậy, nói một cách khái quát, biện pháp “as such” là “luật” có liên quan đến
đối tượng tranh chấp, hay nói một cách rõ hơn đó là “luật” khơng phù hợp với nghĩa vụ
của một thành viên đối với WTO, ví dụ như một quốc gia ban hành một đạo luật về
chống bán phá giá, chống trợ cấp mà vi phạm nghĩa vụ và các hiệp định có liên quan
của WTO hoặc các bản tin như Bản tin chính sách hồng hôn của Hoa Kỳ trong vụ
tranh chấp số WT/DS244.
Biện pháp “as applied”
Tương tự như thuật ngữ biện pháp “as such”, cho đến hiện nay, thuật ngữ “biện
pháp as applied” vẫn chưa được định nghĩa một cách chính thức và rõ ràng trong bất
cứ văn bản nào của Việt Nam. Vì vậy, việc xác định nội hàm của thuật ngữ này đều
phải căn cứ vào các Báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm. Biện pháp “as
applied” được hiểu là “các hành vi riêng biệt chỉ áp dụng cho một trường hợp cụ
thể”14, chẳng hạn như biện pháp áp thuế chống bán phá giá của một quốc gia thành
viên lên một mặt hàng nhập khẩu của một quốc gia thành viên khác. Như vậy, biện
pháp “as applied” phải là một biện pháp cụ thể được áp dụng trong những tình huống
cụ thể, và tất nhiên là các biện pháp này phải liên quan đến đối tượng tranh chấp như
đã đề cập ở trên. Có thể thấy được rằng, biện pháp “as such” và biện pháp “as applied”
đều được Cơ quan phúc thẩm giải thích là các “hành vi”. Tuy nhiên, việc xác định
“hành vi” được đưa ra để giải quyết là hành vi mang tính chất được áp dụng chung và

lâu dài hay là hành vi riêng biệt được áp dụng trong một tình huống cụ thể đơi lúc là
một việc không hề dễ dàng và “không phải lúc nào cũng có thể phân biệt rõ ràng hai
hành vi này”.
1.1.4. Ý nghĩa của việc xác định rõ biện pháp tranh chấp
Như đã trình bày ở phần trên, việc xác định rõ ràng biện pháp tranh chấp đôi lúc
không hề dễ dàng. Tuy nhiên, việc hiểu biết rõ ràng và xác định chính xác biện pháp
tranh chấp trong một vụ tranh chấp là một việc rất quan trọng vì điều này có thể ảnh
hưởng xun suốt q trình giải quyết tranh chấp. Xác định rõ biện pháp tranh chấp
13

Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm trong vụ “Hoa Kỳ - Rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá đối với tấm thép
cacbon chống mòn nhập khẩu từ Nhật Bản”, đoạn 82 (WT/DS244/AB/R)
14
Tài liệu đã dẫn ở chú thích 13

16


giúp xác định chính xác thẩm quyền của Ban hội thẩm và quyết định nghĩa vụ của các
thành viên khi thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của Ban hội thẩm cũng như
của Cơ quan phúc thẩm. Cụ thể là:
Thứ nhất, việc xác định rõ biện pháp tranh chấp giúp các quốc gia khởi kiện
thực hiện quyền của mình dễ dàng hơn
Khi một quốc gia thành viên muốn khởi kiện ra WTO, quốc gia đó phải có một
đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm quy định tại Điều 6.2 của DSU15. Trong văn bản
này, quốc gia khởi kiện phải “xác định rõ các biện pháp cụ thể đang được bàn cãi và
cung cấp tóm tắt ngắn gọn về cơ sở pháp lý của đơn kiện để trình bày vấn đền một
cách rõ ràng”, vì sau này quốc gia ngun đơn khơng thể bổ sung thêm u cầu của
mình về biện pháp tranh chấp hoặc nội dung của biện pháp đó hoặc các sản phẩm bị
ảnh hưởng trong suốt các quá trình tiếp theo của thủ tục tố tụng. Chính vì thế, để cho

việc GQTC có được một hiệu quả tốt nhất, các quốc gia nguyên đơn phải thực sự thận
trọng trong việc nêu ra các biện pháp trong văn bản yêu cầu thành lập Ban hội thẩm.
Chúng ta thấy rằng chi phí cho một vụ tranh chấp là khơng hề nhỏ, vì vậy, nếu khơng
nêu ra được hết các biện pháp thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quốc gia nguyên đơn khi
quốc gia bị đơn thực hiện các khuyến nghị và phán quyết.
Thứ hai, xác định rõ biện pháp tranh chấp giúp xác định rõ thẩm quyền của
Ban hội thẩm
Khi bắt đầu một vụ tranh chấp được giải quyết trong khuôn khổ của WTO, thẩm
quyền của Ban hội thẩm phụ thuộc rất lớn vào các biện pháp được mô tả trong đơn yêu
cầu thành lập Ban hội thẩm. Như đã trình bày trong phần giới thiệu về các cơ quan giải
quyết tranh chấp, Ban hội thẩm sẽ chỉ giải quyết các vấn đề pháp lý được các bên đưa
ra khi yêu cầu được giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó Điều 7.2 của DSU cũng quy
định “Ban hội thẩm phải xử lý các điều khoản liên quan trong bất kỳ hiệp định có liên
quan nào hoặc các hiệp định được các bên tranh chấp dẫn chiếu đến”, vì vậy có thể

15

Điều 6.2 của DSU quy định: “u cầu thành lập Ban hội thẩm phải được lập thành văn bản. Văn bản yêu cầu
này phải chỉ ra là tham vấn đã được tiến hành không, xác định rõ các biện pháp cụ thể đang được bàn cãi và cung
cấp tóm tắt ngắn gọn về cở sở pháp lý của đơn kiện đủ để trình bày các vấn đề một cách rõ ràng. Trong trường
hợp bên nộp đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm với các điều kiện khác ới các điều khoản tham chiếu chuẩn, thì
văn bản yêu cầu này phải kèm theo bản đề xuất về các điều khoản tham chiếu đặc biệt”

17


thấy rằng việc xác định rõ biện pháp tranh chấp sẽ giúp xác định chính xác thẩm quyền
của Ban hội thẩm, đồng thời tránh những rắc rối xảy ra về sau khi các bên tranh chấp
cho rằng những vấn đề được đề cập không liên quan đến các biện pháp tranh chấp mà
họ đưa ra.

Thứ ba, việc xác định rõ biện pháp tranh chấp quyết định nghĩa vụ của các
thành viên khi thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB
Khi kết thúc thủ tục GQTC, các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ thực hiện
khuyến nghị và phán quyết của DSB. Nếu biện pháp tranh cãi được kết luận là không
phù hợp với nghĩa vụ của WTO thì việc thực hiện khuyến nghị và phán quyết sẽ căn
cứ vào định nghĩa ban đầu của biện pháp đó. Có thể nói rằng, việc thực hiện khuyến
nghị và phán quyết giữa hai biện pháp “as such” và “as applied” khác nhau rất lớn, đặc
biệt là về hậu quả pháp lý sau khi thực hiện. Chính vì thế, việc xác định rõ biện pháp
tranh chấp đóng vai trị vơ cùng quan trọng, đó cũng giải thích vì sao trong Báo cáo
của mình, Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm phải giải thích về biện pháp tranh chấp
đầu tiên.
Thứ tư, việc xác định rõ biện pháp tranh chấp giúp đảm bảo nguyên tắc công
bằng trong xét xử
Nguyên tắc công bằng trong việc xét xử được xem như nguyên tắc nền tảng
trong việc GQTC theo cơ chế của WTO. Việc xác định rõ biện pháp tranh chấp sẽ giúp
đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc này vì khi xác định rõ biện pháp tranh chấp, quốc
gia bị kiện sẽ được thông tin rõ ràng về các biện pháp mà mình bị kiện từ đó thực hiện
các thủ tục bảo vệ cũng như đưa ra các bằng chứng chứng minh rằng biện pháp tranh
chấp khơng vi phạm các nghĩa vụ theo WTO.
Có thể nói rằng, biện pháp tranh chấp là một nội dung quan trọng khi GQTC
theo cơ chế GQTC của WTO. Việc xác định rõ ràng biện pháp tranh chấp có ý nghĩa
quan trọng đối với các quốc gia thành viên và ảnh hưởng đến quá trình cũng như kết
quả giải quyết tranh chấp. Vì thế, để đảm bảo được tính chính xác của việc GQTC thì
trước hết, các bên tranh chấp phải xác định rõ ràng được biện pháp tranh chấp mà
mình muốn giải quyết là gì.

18


1.2.


Khái niệm khởi kiện biện pháp “as such”
Như đã được đề cập trong phần biện pháp tranh chấp ở phía trên, biện pháp

tranh chấp được chia thành hai nhóm là biện pháp “as such” và biện pháp “as applied”.
Hay nói một cách cụ thể hơn, biện pháp “as such” và biện pháp “as applied” là những
đối tượng khởi kiện khi một thành viên của WTO muốn kiện một thành viên khác ra
trước DSB. Chính vì vậy, tương ứng với hai biện pháp tranh chấp nêu trên sẽ có hai
loại khởi kiện được đề cập đến trong cơ chế GQTC của WTO, đó là: khởi kiện biện
pháp “as such” và khởi kiện biện pháp “as applied”.
1.2.1. Cơ sở pháp lý của khởi kiện biện pháp “as such”
1.2.1.1. Các loại đơn kiện trong cơ chế GQTC của WTO
Một thành viên có thể khởi kiện một thành viên khác ra trước DSB khi thành
viên đó “muốn xử lý một việc vi phạm các nghĩa vụ hoặc việc làm triệt tiêu hay
phương hại những lợi ích theo các hiệp định có liên quan hoặc gây trở ngại tới việc đạt
được bất cứ mục tiêu nào của các hiệp định có liên quan”16. Bên cạnh đó, GATT 1994
cũng đưa ra cơ sở để khởi kiện khi có “sự vơ hiệu hóa hay vi phạm cam kết”17, trong
đó, các loại khiếu kiện có thể được đưa ra giải quyết theo cơ chế GQTC của WTO gồm
ba loại: khiếu kiện có vi phạm, khiếu kiện khơng vi phạm và khiếu kiện dựa trên “sự
tồn tại của một tình huống khác”.
Khiếu kiện có vi phạm (violation complaint)
Khiếu kiện có vi phạm là khiếu kiện phát sinh khi một quốc gia thành viên
không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định tại Hiệp định. Điều XXIII:1(a)
của GATT 1994 quy định rằng một thành viên có thể khởi kiện khi thấy “lợi ích thu
được một cách trực tiếp hay gián tiếp từ Hiệp định này bị vô hiệu hay vi phạm” do
16

Trích Điều XXIII.1 của DSU
GATT 1994, Điều XXIII.1: Sự vơ hiệu hóa hay vi phạm cam kết
1. Trong trường hợp một bên ký kết nhận thấy lợi ích thu được một cách trực tiếp hay gián tiếp từ Hiệp

định này bị vô hiệu hay vi phạm và việc thực hiện một trong các mục tiêu của Hiệp định vì thế bị trở
ngại là kết quả của:
a) Một bên ký kết khơng hồn thành các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khôt Hiệp định này, hoặc
b) Một bên ký kết khác áp dụng một biện pháp nào đó, dù biện pháp có trái với quy định của Hiệp
định này hay khơng;
c) Sự tồn tại của một tình huống bất kỳ nào khác.
Để có thể giải quyết thỏa đáng vấn đề, Bên ký kết đó có thể nêu vấn đề hay đề nghị bằng văn bản với bên kia hay
với (các) bên ký kết khác, được coi là liên quan. Khi được yêu cầu như vậy mọi bên ký kết sẽ quan tâm xem xét
những vấn đề đã được nêu lên.
17

19


“một bên ký kết khơng hồn thành các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ hiệp định
này”, bên cạnh đó, Điều XXIII:1 của DSU cũng quy định rằng thành viên có thể khởi
kiện “đối với bất kỳ chính sách hay biện pháp thương mại của nước thành viên khác vi
phạm các hiệp định liên quan làm triệt tiêu hoặc phương hại đến lợi ích của mình có
được từ các hiệp định này hoặc gây trở ngại tới việc đạt được bất cứ mục tiêu nào của
các hiệp định liên quan18”. Như vậy, khiếu kiện có vi phạm là khiếu kiện đầu tiên và là
khiếu kiện cơ bản nhất trong cơ chế khởi kiện của WTO.
Theo nội dung các quy định trên, khiếu kiện có vi phạm yêu cầu phải có “sự
triệt tiêu hoặc làm suy giảm lợi ích” do “một thành viên khác khơng thực hiện nghĩa vụ
của mình” theo GATT 1994. Trong hai điều kiện trên, rõ ràng điều kiện yêu cầu phải
có “sự triệt tiêu hoặc làm suy giảm lợi ích” là điều kiện tiên quyết, thành viên khiếu
kiện phải chứng minh được sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích đó. Tuy nhiên, Cơ quan
phúc thẩm cho rằng, khi thành viên khiếu kiện chứng minh được thành viên khác đã có
sự vi phạm, tức là khơng thực hiện nghĩa vụ của mình, thành viên khiếu kiện có quyền
suy đốn chứ khơng cần chứng minh về sự triệt tiêu hay suy giảm lợi ích19. Ngun tắc
suy đốn này được hệ thống hóa trong Điều 3.8 của DSU20. Hệ quả của nguyên tắc này

là đảo ngược nghĩa vụ chứng minh, thành viên bị kiện phải chứng minh được mặc dù
có sự vi phạm nhưng lại khơng có sự triệt tiêu hay suy giảm lợi ích. Việc chứng minh
này không hề đơn giản, bằng chứng là cho đến hiện nay “chưa có trường hợp nào bên
bị khiếu kiện thành công trong việc thuyết phục cơ quan GQTC chấp thuận yêu cầu

18

Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần I, NXB Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam, năm 2012, trang 420.
19
Vụ tranh chấp “Ấn Độ - Hạn chế số lượng nhập khẩu đối với hàng nông sản, dệt may và công nghiệp (India –
Quantitative Restrictions on Imports of Agricultural, Textile and Industrial Products)”, Báo cáo của cơ quan phúc
thẩm, đoạn 84, trang 19: “Tranh chấp này được căn cứ vào Điều XXIII của GATT 1994. Theo Điều XXIII bất cứ
một thành viên nào cho rằng một lợi ích phát sinh một cách trực tiếp hay gián tiếp theo GATT 1994 thì đang bị
triệt tiêu hay bị phương hại như là một kết quả của việc không thực hiện của bất cứ thành viên nào khác để thực
hiện những nghĩa vụ của thành viên đó, có thể viện dẫn đến những thủ tục GQTC theo Điều XXIII. Hoa Kỳ cho
rằng một lợi ích được phát sinh từ Hiệp định GATT 1994 đã bị triệt tiêu hoặc phương hại như là kết quả của việc
Ấn Độ không thực hiện quy định về cân bằng cán cân thanh toán theo Điều XVIII:B của GATT 1994. Vì vậy,
Hoa Kỳ có quyền nhờ đến các thủ tục giải quyết tranh chấp của Điều XXIII với những vấn đề liên quan đến tranh
chấp này.”
20
Điều 3.8 của DSU: “Trong trường hợp có sự vi phạm các nghĩa vụ được đảm nhận theo quy định của một hiệp
định có liên quan, thì vụ kiện phải được coi là có chứng cứ ban đầu rõ ràng về việc triệt tiêu hoặc xâm hại. Điều
này có nghĩa là ở đây có ngun tắc suy đốn là vi phạm các quy định đều có tác động tiêu cực tới các thành viên
khác là các bên của hiệp định có liên quan, và trong trường hợp này thì vấn đề sẽ phải tùy thuộc vào việc biện
luận, phản ứng lại của thành viên bị kiện.

20



×