Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Kiểm soát tập trung kinh tế theo luật cạnh tranh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.85 KB, 89 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HUỲNH

KIỂM SỐT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO
LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008


2

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu và thông tin nêu trong luận
văn là trung thực; các dữ liệu, luận điểm được trích
dẫn đầy đủ, nếu khơng thuộc ý tưởng hoặc kết quả
tổng hợp của chính bản thân tơi.
Tác giả
Nguyễn Thị Huỳnh


3

MỤC LỤC


Trang
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT

1

6

TẬP TRUNG KINH TẾ
1.1

Bản chất của hiện tượng tập trung kinh tế

6

1.1.1

Khái niệm tập trung kinh tế

6

1.1.2

Cơ sở kinh tế - pháp lý của tập trung kinh tế

11

1.1.3


Các hình thức tập trung kinh tế

11

1.1.4

Tác động của tập trung kinh tế đối với thị trường

15

1.2

Kiểm soát tập trung kinh tế

18

1.2.1

Sự cần thiết phải kiểm sốt tập trung kinh tế

18

1.2.2

Các mơ hình kiểm sốt tập trung kinh tế trên thế giới

19

CHƯƠNG 2
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO


23

LUẬT CẠNH TRANH NĂM 2004
2.1

Tổng quan về pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt

23

Nam hiện nay
2.1.1

Trước khi Luật cạnh tranh 2004 được ban hành

23

2.1.2

Từ khi Luật Cạnh tranh 2004 được ban hành

31

2.2

Nội dung và cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế theo Luật
Cạnh Tranh 2004

35


2.2.1

Các hành vi tập trung kinh tế

36

2.2.2

Các biện pháp kiểm soát tập trung kinh tế

43

2.2.3

Ngưỡng thị phần và nhận dạng thị trường trong kiểm soát tập

48


4

trung kinh tế:
2.2.4

Cơ quan có thẩm quyền thực thi việc kiểm soát tập trung kinh tế

51

2.2.5


Thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế

55

CHƯƠNG 3
NHU CẦU VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VÀ CƠ
CHẾ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO

62

LUẬT CẠNH TRANH 2004
Thực trạng tập trung kinh tế và kiểm soát tập trung kinh tế
3.1

62

tại Việt Nam

3.1.1

Thực trạng tập trung kinh tế tại Việt Nam

62

3.1.2

Thực trạng kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam

73


Nhu cầu hoàn thiện quy định và cơ chế kiểm soát tập trung
3.2

kinh tế trong Luật Cạnh Tranh năm 2004

75

3.3

Phương hướng hoàn thiện

77

3.3.1

Các nguyên tắc cơ bản

77

3.3.2

Một số giải pháp cụ thể

78
KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

83



5

LỜI NÓI ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Xét trong điều kiện thực tiễn và khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay, việc

nghiên cứu đề tài này là cần thiết bởi những lý do sau:
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường và tác động của hội
nhập quốc tế, cạnh tranh trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Dưới áp lực
phải nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp ln có xu hướng tập trung
các nguồn lực kinh tế sẵn có (vốn, cơng nghệ, lao động,...) ngay từ khi gia nhập thị
trường. Hiện nay, hiện tượng tập trung các nguồn lực kinh tế trên thị trường diễn ra
ngày càng phổ biến dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Có thể nói rằng,
cạnh tranh chính là động lực, là nguồn gốc của tập trung kinh tế. Tuy nhiên, tập
trung kinh tế đến một mức độ nhất định sẽ hình thành nên lợi thế của kẻ thống lĩnh
thị trường hay độc quyền và vì thế, nó dẫn đến nguy cơ hạn chế hoặc triệt tiêu cạnh
tranh. Như vậy, bên cạnh những lợi ích tích cực từ việc nâng cao năng lực cạnh
tranh mang lại, thì tập trung kinh tế cịn là mầm mống triệt tiêu hoặc gây tổn hại đến
động lực phát triển nội tại của thị trường. Vấn đề đặt ra là, Nhà nước cần phải có
những biện pháp kiểm sốt hiện tượng này bằng các thiết chế pháp luật để hạn chế
tình trạng thơn tính lẫn nhau và tình trạng tăng trưởng ngoại sinh của các doanh
nghiệp. Vì thế, việc nghiên cứu một cách hệ thống pháp luật về kiểm soát tập trung
kinh tế là điều kiện cần thiết cho việc áp dụng một cách hiệu quả các biện pháp
kiểm soát này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay.
Trước khi Luật Cạnh Tranh ra đời, pháp luật đã có những quy định nhằm
kiểm sốt tập trung kinh tế như pháp luật về doanh nghiệp với những quy định thừa
nhận quyền được tập trung kinh tế của doanh nghiệp và thủ tục thực hiện nhằm đảm

bảo trật tự pháp lý trong kinh doanh. Luật Cạnh tranh 2004 ra đời đóng vai trị là
đạo luật cơ bản trong việc kiểm soát tập trung kinh tế. Tuy nhiên, việc nhận dạng
một quá trình tập trung kinh tế là vấn đề phức tạp cả về lý luận lẫn thực tiễn, vì thế,
các nhà làm luật cịn e ngại, lúng túng và thiếu kinh nghiệm trong việc đưa ra các


6

biện pháp nhằm kiểm soát chúng trong mối tương quan của nhiều lợi ích. Do đó,
việc điều chỉnh của pháp luật trong việc kiểm sốt tập trung kinh tế cịn tương đối
đơn giản, bất cập và thiếu tính khả thi. Thực tế hiện nay, thị trường đang diễn ra
những hiện tượng tập trung kinh tế hay được suy đoán là tập trung kinh tế chưa
được pháp luật và thực tiễn kiểm sốt. Vì thế, việc nghiên cứu sâu sắc hiện tượng
tập trung kinh tế và kiểm soát tập trung kinh tế để từ đó, tìm kiếm cơ chế kiểm sốt
chúng một cách phù hợp là điều cần thiết.
Quá trình hội nhập mang lại nhiều cơ hội đồng thời cũng nhiều thách thức
cho các doanh nghiệp, mà đầu tiên là áp lực phải nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong nước. Thực tế, đa số các doanh nghiệp nội địa có quy mơ
vừa và nhỏ, điều này cho thấy năng lực cạnh tranh của họ rất hạn chế. Mặt khác, sự
thâm nhập thị trường Việt Nam của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia hùng mạnh tạo
ra một sức ép lớn về cạnh tranh cùng với những lo ngại cho số phận của các doanh
nghiệp trong nước. Để tồn tại, các doanh nghiệp buộc phải chủ động tìm kiếm giải
pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình mà một trong số đó là
tập trung các nguồn lực kinh tế. Thực tiễn này đặt ra nhu cầu và nhiệm vụ cấp bách
trong việc hoàn thiện pháp luật cạnh tranh về kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt
Nam trong thời gian tới.
Từ những phân tích trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài trên đây để thực hiện
Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2.


Tình hình nghiên cứu
Đến nay, độc giả đã biết đến một số cơng trình nghiên cứu, sách chun khảo

về pháp luật cạnh tranh như: “Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam” của TS Lê Danh
Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc và Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Sơn; “Luật Cạnh Tranh của Pháp
và Liên Minh Châu Âu” của Thạc Sĩ Nguyễn Hữu Huyên có đề cập đến kiểm soát
tập trung kinh tế và pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế hiện hành ở Việt Nam và
các nước Châu Âu một cách khái quát. Bên cạnh các sách chun khảo, cịn có một
số bài viết của các nhà luật học cũng như kinh tế như: “Kiểm soát tập trung kinh tế


7

theo pháp luật cạnh tranh và vấn đề của Việt Nam” của Ths. Nguyễn Ngọc Sơn
đăng trên Tạp Chí nghiên cứu lập pháp tháng 7/2006; “Chuyên đề nghiên cứu về
hành vi tập trung kinh tế “ đề tài nghiên cứu về thể chế cạnh tranh trong điều kiện
phát triển thị trường Việt Nam – Viện nghiên cứu Thương mại – Bộ Thương mại –
năm 2005. Ngoài ra, vấn đề tập trung kinh tế cũng đã được PGS. TS. Nguyễn Như
Phát đề cập trong Chương 6 và 7 của tập I, “Giáo trình Luật Thương mại”, Đại học
luật, HN, NXB. Cơng an nhân dân, 2006 cũng như trong bài “Các khía cạnh pháp lý
về tập trung kinh tế và vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh” (tham luận Hội thảo
tại Cục Quản lý cạnh tranh, HN,15/5/2007)...
Tuy nhiên , các cơng trình nghiên cứu trên đây mới chỉ đề cập đến kiểm sốt
tập trung kinh tế ở một số khía cạnh như hành vi tập trung kinh tế hoặc kiểm soát
tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh một cách khái quát nhất, chưa có đề tài
nào nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ thống về kiểm soát tập trung kinh tế
theo pháp luật cạnh tranh và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam hiện nay.
3.

Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về mặt lý thuyết

của kiểm soát tập trung kinh tế dưới góc độ của thị trường cạnh tranh, nội dung và
thực tiễn kiểm soát tập trung kinh tế theo Luật Cạnh Tranh năm 2004. Bên cạnh đó,
với mục đích làm sáng tỏ hơn vấn đề trên, tác giả có phân tích và nghiên cứu các
quy định về kiểm sốt tập trung kinh tế theo pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu
tư, pháp luật chứng khốn.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tập
trung kinh tế và kiểm soát tập trung kinh tế; các quy định về kiểm soát tập trung
kinh tế the Luật Cạnh Tranh để từ đó có thể nhận dạng một quá trình tập trung kinh
tế; tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt
Nam. Trên cơ sở đó, luận giải nhu cầu và tìm ra những phương hướng, giải pháp
nhằm góp phần hồn thiện cơ chế kiểm sốt tập trung kinh tế theo Luật Cạnh Tranh.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hành vi tập trung kinh tế, các biện


8

pháp kiểm soát tập trung kinh tế, các quy định của Luật Cạnh Tranh về kiểm sóat
tập trung kinh tế, ngồi ra, với mục đích làm sáng tỏ hơn, đề tài còn đề cập đến một
số quy định pháp luật khác liên quan đến kiểm soát tập trung kinh tế. Phân tích,
đánh giá thực trạng và các tác động của thị trường trong bối cạnh hiện nay ảnh
hưởng đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực hiện hiện pháp luật.
4.

Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu đề tài này là

phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa

Mác – Lênin, của lý luận về pháp luật trong điều kiện cơ chế kinh tế mới. Bên cạnh
đó, luận văn kết hợp với các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp
dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi
hành, các tài liệu tổng kết thực tiễn và các tài liệu khoa học pháp lý để giải quyết
những vấn đề mà đề tài đặt ra.
5.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: đề tài nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến

tập trung kinh tế và kiểm soát tập trung kinh tế; nghiên cứu, đánh giá những quy
định của Luật Cạnh Tranh về kiểm soát tập trung kinh tế và thực tiển kiểm sốt
chúng tại Việt Nam, từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế này.
Về giá trị thực tiễn: đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
các tổ chức, cá nhân có quan tâm đến vấn đề này kể cả về phương diện nhận thức
lẫn hoạt động thực tiễn.
6.

Cơ cấu của Luận Văn
Ngồi Lời Nói Đầu, Mục Lục và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

Luận Văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kiểm soát tập trung kinh tế
Chương 2:Kiểm soát tập trung kinh tế theo Luật Cạnh Tranh năm 2004


9

Chương 3: Nhu cầu và hướng hoàn thiện quy định và cơ chế kiểm soát tập
trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh 2004



10

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
Dưới áp lực của thị trường, các doanh nghiệp ln tìm mọi cách để nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình. Một trong những giải pháp là doanh nghiệp có thể
thơng qua các biện pháp như nâng cao năng lực tài chính, năng lực tổ chức quản lý,
cải tiến công nghệ, xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý,... để làm cho mình “tự
lớn lên”. Kinh tế học gọi sự “tự lớn lên” này của các doanh nghiệp là tăng trưởng
nội sinh. Cách thức tăng trưởng dựa vào q trình tự thân vận động này của doanh
nghiệp ln ln được khuyến khích. Vì thế, hiện tượng độc quyền là kết quả của
quá trình tăng trưởng nội sinh là khơng “có tội”. Lúc này, pháp luật chỉ cần tinh
tường hơn trong nhiệm vụ giám sát hành vi lạm dụng vị trí của kẻ thống lĩnh thị
trường. Tuy nhiên, trên thực tế, để có được quyền lực thị trường từ quá trình tăng
trưởng nội sinh, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian và chịu nhiều rủi ro.
Cũng vì lẽ đó, thay vì tự tạo ra nguồn lực cho mình, đa số các doanh nghiệp chọn
cách thức đơn giản là tập trung, liên kết các nguồn lực kinh tế sẵn có trên thị trường
như vốn, lao động, thị phần,...của nhiều doanh nghiệp khác nhau để tạo ra sự tăng
trưởng thông qua các hành vi sáp nhập, thơn tính lẫn nhau. Kinh tế học gọi quá trình
lớn lên này của doanh nghiệp là tăng trưởng ngoại sinh. Đây là con đường ngắn
nhất, ít tốn nhiều thời gian nhất để hình thành vị thế của kẻ độc quyền, kẻ thống lĩnh
thị trường. Qúa trình này dẫn đến kết quả làm xuất hiện một kẻ khổng lồ trên thị
trường trong một thời gian ngắn. Sự xuất hiện đột ngột này làm thay đổi cấu trúc thị
trường và tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Điều này có khả năng gây
tổn hại hoặc hạn chế quá trình cạnh tranh. Vì thế, việc nhận dạng một q trình
TTKT và kiểm sốt nó ln là nhiệm vụ của pháp luật cạnh tranh hiện đại. Để có
thể nhận dạng được q trình TTKT, cần phải phân tích rõ bản chất cũng như các
hình thức TTKT có thể diễn ra trên thị trường.

1.1

BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TẬP TRUNG KINH TẾ

1.1.1 Khái niệm tập trung kinh tế


11

Tập trung kinh tế (economic concentration) là một hiện tượng đã diễn ra trên
thị trường và bị kiểm soát từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở các quốc gia có nền
kinh tế phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nga... Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái
niệm này còn tương đối mới mẻ và chưa thống nhất. Theo pháp luật của Pháp thì
“TTKT là kết quả của bất cứ hành vi nào, bất kể hình thức nhằm chuyển quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng toàn bộ hoặc một phần tài sản, các quyền và nghĩa vụ của
một doanh nghiệp hoặc hành vi nhằm cho phép một doanh nghiệp hoặc một tập
đoàn kinh doanh bằng cách trực tiếp hay gián tiếp tạo được ảnh hưởng nhất định
đối với một hoặc nhiều doanh nghiệp khác”1. Từ khái niệm này có thể thấy, pháp
luật của Pháp nhận dạng TTKT theo dấu hiệu hành vi và mục đích của các doanh
nghiệp. Khái niệm này cho rằng TTKT trước hết phải là kết quả từ hành vi của
doanh nghiệp. Hành vi này có thể biểu hiện dưới bất cứ hình thức nào nhưng chung
quy lại chúng nhằm mục đích liên kết tài sản, nguồn lực, quyền và nghĩa vụ của các
doanh nghiệp lại với nhau hoặc nhằm nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp khác.
Như vậy, dưới góc độ pháp lý, khái niệm này đã đưa ra những tiêu chí nhất định
trong việc nhận dạng hành vi TTKT.
Khác với pháp luật Pháp, TTKT là một khái niệm còn mới mẻ ở Việt Nam.
Cho đến nay, khoa học pháp lý chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm TTKT.
Khái niệm này chỉ được chính thức đề cập trong luật kể từ khi Luật Cạnh Tranh
năm 2004 được ban hành. Tuy nhiên, dưới khía cạnh học thuật, khái niệm này được
hiểu theo nhiều góc độ khác nhau.

Theo nghĩa chung nhất, TTKT được hiểu là sự tăng thêm tư bản do hợp nhất
nhiều tư bản lại hoặc một tư bản này thu hút một tư bản khác2. Khái niệm này nhìn
nhận vấn đề khá trừu tượng dưới góc độ kinh tế chính trị học. Nó khơng nêu lên bản
chất và các hình thức cụ thể của TTKT, nhưng lại cho thấy biểu hiện (sự tăng thêm
tư bản) và phương thức (hợp nhất nhiều tư bản hoặc một tư bản này hút một tư bản

1
2

Điều 39, Pháp lệnh 86-1243 ngày 1/12/1986 của Pháp
Viện Ngôn Ngữ Học (1994), Từ Điển Tiếng Việt, NXB Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn.


12

khác) của hiện tượng TTKT 3.
Dưới góc độ cấu trúc thị trường, TTKT được hiểu là quá trình mà số lượng
các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm đi thông qua các hành
vi sáp nhập (theo nghĩa rộng) hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp
trên cơ sở mở rộng năng lực sản xuất 4. Quan điểm này nhìn nhận TTKT dưới góc
độ ngun nhân và hậu quả của nó đối với tương quan cạnh tranh và cấu trúc thị
trường. Đồng thời, nó cũng cho thấy số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
có quan hệ mật thiết với mức độ TTKT. Tuy nhiên, quan điểm này lại coi TTKT là
kết quả của cả hai quá trình tăng trưởng nội sinh và tăng trưởng ngoại sinh của
doanh nghiệp.
Ngoài ra, khái niệm TTKT cịn có thể được hiểu dưới khía cạnh là mức độ
TTKT. Mức độ TTKT được giải thích là một giá trị đo tại một thời điểm về mức độ
tập trung của toàn bộ các đặc điểm (hay giá trị) của một hoặc vài đặc điểm nào đó
trên thị trường (doanh thu, khách hàng,...) vào một số ít doanh nghiệp nào đó5. Trên
thực tế người ta đã đưa một số phương pháp đo lường mức độ TTKT bằng cách đưa

ra một chỉ số (còn gọi là chỉ số TTKT – Concentration Ratio) như chỉ số
Hirschmann-Herfindahl (HHI) biểu thị mức độ thị phần của một doanh nghiệp trong
tổng thị phần của các doanh nghiệp trong thị trường liên quan6. Pháp luật Việt Nam
chưa có quy định rõ việc đánh giá cấu trúc thị trường bằng chỉ số HHI nhưng theo
thông lệ quốc tế, mức độ TTKT của thị trường được phân loại theo cơ sở sau:
-

HHI < 1000 : Thị trường không mang tính tập trung

-

1000 ≤ HHI ≤ 1800 : Thị trường tập trung ở mức độ vừa phải

-

HHI > 1800 : Thị trường tập trung ở mức độ cao

3

Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Kiểm Soát Tập Trung Kinh Tế Theo Pháp Luật Cạnh Tranh Và Vấn Đề Của
Việt Nam”, Tạp Chí Nghiên Cứu Lập Pháp (7).
4
Lê Viết Thái (2005), “Chuyên đề 10 – Hành Vi Tập Trung Kinh Tế”, Dự án xây dựng thể chế cạnh tranh,
Viện Nghiên Cứu Thương Mại-Bộ Thương Mại.
5
Lê Viết Thái (2005), “Chuyên đề 10 – Hành Vi Tập Trung Kinh Tế”, Dự án xây dựng thể chế cạnh tranh,
Viện Nghiên Cứu Thương Mại-Bộ Thương Mại
6
Lê Viết Thái (2005), “Chuyên đề 10 – Hành Vi Tập Trung Kinh Tế”, Dự án xây dựng thể chế cạnh tranh,
Viện Nghiên Cứu Thương Mại-Bộ Thương Mại



13

Bên cạnh chỉ số HHI, người ta cũng đưa ra các chỉ số khác để đo mức độ
TTKT. Đó là CR (i), được hiểu là tổng thị phần của (i) doanh nghiệp đứng đầu thị
trường. Trong thực tiễn, nhiều quốc gia đã sử dụng chỉ số này để đưa ra giá trị giới
hạn cho phép đối với mức độ TTKT trên thị trường, ví dụ như Mỹ thường sử dụng
CR (4) và CR (8), Đức sử dụng CR (3) và CR (6)7. Việt Nam cũng sử dụng chỉ số
này trong việc xác định vị trí thống lĩnh thị trường của một nhóm doanh nghiệp.
Quy định tại Điều 11, Luật Cạnh Tranh năm 2004 xác định “nhóm doanh nghiệp
được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế
cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Hai doanh nghiệp (CR2)
có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; (ii) Ba doanh nghiệp
(CR3) có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; (iii) Bốn doanh
nghiệp (CR4) có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan”.
Dưới góc độ pháp lý, Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2004 không đưa ra
định nghĩa TTKT mà chỉ xác định TTKT là hành vi hạn chế cạnh tranh và liệt kê
các loại hành vi TTKT điển hình. Theo đó, Khoản 3, Điều 3 Luật Cạnh Tranh
khẳng định TTKT là hành vi hạn chế cạnh tranh; Điều 16 quy định TTKT là hành vi
của doanh nghiệp bao gồm: (i) sáp nhập doanh nghiệp; (ii) hợp nhất doanh nghiệp;
(iii) mua lại doanh nghiệp; iv) liên doanh giữa các doanh nghiệp; v) các hành vi tập
trung khác theo quy định của pháp luật. Điều 17, Luật Cạnh Tranh cũng đưa ra định
nghĩa cụ thể về các hành vi TTKT như sau:
- Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn
bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp
khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
- Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh
nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.


7

Lê Viết Thái (2005), “Chuyên đề 10 – Hành Vi Tập Trung Kinh Tế”, Dự án xây dựng thể chế cạnh tranh,
Viện Nghiên Cứu Thương Mại-Bộ Thương Mại


14

- Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một
phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm sốt, chi phối tồn bộ hoặc một
phần ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
- Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp
cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để
hình thành một doanh nghiệp mới.
Qua phân tích trên, có thể thấy, cho dù được tiếp cận dưới góc độ nào, nhưng
về bản chất, các nhà khoa học cùng thống nhất rằng TTKT mang những đặc điểm
sau đây:
Thứ nhất, TTKT có dấu hiệu của sự tích tụ tư bản. Tuy nhiên, sự tích tụ tư
bản này có được khơng do qúa trình tăng trưởng nội sinh mà là kết quả từ hành vi
mang tính “kỹ thuật” của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường
dựa trên nguyên tắc cơ bản của quyền tự do lập hội.
Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi TTKT là các doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp này có thể là các doanh nghiệp hoạt động trong cùng hoặc không cùng thị
trường liên quan, bằng các hành vi, các giao dịch hợp pháp như sáp nhập, hợp nhất,
mua lại và liên doanh để chủ động liên kết các nguồn lực kinh tế sẵn có như vốn,
lao động, kỹ thuật, nhân sự,... đang phân tán ở nhiều doanh nghiệp khác nhau thành
một khối thống nhất có quy mơ cộng hưởng và sử dụng chúng với hiệu quả cao hơn.
Đây là dấu hiệu để phân biệt TTKT với việc tích tụ tư bản là kết quả của q trình
tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp, tức là sự tăng thêm tư bản dựa vào tích lũy

giá trị thặng dự.
Thứ ba, đối tượng của hành vi TTKT là các loại tài sản, quyền, nghĩa vụ và
các lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp.
Thứ tư, mục đích của hành vi TTKT là tạo ra một mơ hình kinh doanh lớn
nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, tự bảo vệ trước nguy cơ bị kiểm sốt bởi một
tập đồn khác, đảm bảo tốt hơn nguồn cung ứng và tiêu thụ sản phẩm, triển khai tốt
các chiến lược kinh doanh và chiếm vị trí đáng kể trên thị trường cũng như tạo cơ


15

hội xâm nhập thị trường mới.
Như vậy, TTKT là cách thức tiến tới độc quyền thơng qua q trình tăng
trưởng ngoại sinh. Nó có thể dẫn đến việc hình thành nên các doanh nghiệp có năng
lực cạnh tranh tổng hợp hoặc nhóm doanh nghiệp, tập đồn kinh tế làm thay đổi
cấu trúc và tương quan cạnh tranh của thị trường. Một doanh nghiệp có thể có được
vị trí thống lĩnh thị trường nhờ vào quá trình tăng trưởng nội sinh, tuy nhiên, quá
trình này phải diễn ra trong thời gian dài và cũng đầy rủi ro Trong khi đó, TTKT là
con đường ngắn nhất để có được quyền lực thị trường. Sự xuất hiện đội ngột của
một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh vượt trội này có nguy cơ đe dọa sự tồn tại
của những đối thủ cạnh tranh khác và làm tổn hại đến cục diện cạnh tranh hiện tại
trên thị trường. Số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường giảm đi và mức độ
“hoàn hảo” của cạnh tranh cũng bị giảm sút.
1.1.2 Cơ sở kinh tế - pháp lý của tập trung kinh tế
Hiện tượng TTKT bắt nguồn từ các cơ sở kinh tế - pháp lý sau đây:
1.1.2.1 Cơ sở pháp lý
Dưới góc độ pháp lý, hành vi TTKT được thực hiện trên cơ sở quyền tự do
kinh doanh, tự do lập hội của chủ thể kinh doanh được Hiến pháp và pháp luật ghi
nhận và bảo vệ. Nội dung quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: tự
chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng

quy mô sản xuất kinh doanh; chủ động lựa chọn hình thức, phương thức huy động,
phân bổ và sử dụng vốn; tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội
bộ. Pháp luật về doanh nghiệp của tất cả các quốc gia đều đã trao cho doanh nghiệp
quyền được thay đổi quy mô theo nhu cầu kinh doanh bằng việc quy định quyền,
nội dung và hình thức thực hiện các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp như sáp
nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức kinh doanh...
1.1.2.2 Cơ sở kinh tế
Dưới góc độ kinh tế, TTKT luôn là xu hướng chung của thị trường. Điều này


16

đã được chứng minh bằng thực tiễn sôi động của thị trường với sự hình thành
những cơng ty độc quyền, những nhóm cơng ty, những tập đồn có vị trí thống lĩnh
trong mọi giai đoạn phát triển của thị trường. Có nhiều nguyên nhân trực tiếp và
gián tiếp thúc đẩy q trình này. Trong đó, theo tác giả, có ba nguyên nhân là cơ sở
trực tiếp dẫn đến hành vi TTKT của doanh nghiệp:
Thứ nhất, đó là sức ép của cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Đây là
nguyên nhân trực tiếp và cơ bản nhất dẫn đến quá trinh TTKT. Để tồn tại trong một
nền kinh tế mà xu hướng tự do và tồn cầu hóa đã và đang chiếm ưu thế, nhu cầu
nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Thứ hai, do sức ép của các cuộc khủng hoảng kinh tế. Lịch sử đã chứng minh
rằng, mỗi khi thị trường xảy ra khủng hoảng thì một trong những giải pháp hiệu quả
mà các doanh nghiệp thường sử dụng là tập trung lại để nương tựa vào nhau hịng
tìm kiếm cơ hội tồn tại.
Thứ ba, do nhu cầu phát triển năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong
thị trường. Ngồi ra, cịn có một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng TTKT
như sự gia nhập và rút khỏi thị trường của các doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói, dưới sức ép của cạnh tranh, sự tích tụ tư bản ln là xu
hướng tất yếu của thị trường. Sự tích tụ tư bản này có thể là kết quả của q trình

tăng trưởng nội sinh hoặc tăng trưởng ngoại sinh của doanh nghiệp. Thực tế, các
doanh nghiệp luôn ưu tiên lựa chọn con đường tăng trưởng ngoại sinh bằng hành vi
TTKT vì đây là con đường ngắn nhất để có vị trí đáng kể trên thị trường. Chính
những yếu tố đặc trưng vốn có của thị trường đã tạo tiền đề thúc đẩy q trình
TTKT. Đó là quyền tự do kinh doanh và sức ép của cạnh tranh khốc liệt. Cạnh tranh
là tiền đề, là nguồn gốc mà cũng là mục đích của TTKT.
1.1.3 Các hình thức tập trung kinh tế
Về mặt lý thuyết, nhìn chung, TTKT thường diễn ra trên thị trường dưới
những hình thức sau:


17

1.1.3.1Tập trung kinh tế theo chiều ngang
Tập trung kinh tế theo chiều ngang là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc
liên doanh của các doanh nghiệp trong một thị trường liên quan (sản phẩm và khơng
gian). Mục tiêu chính của hình thức TTKT này là thực hiện hiệu quả theo quy mô,
thực hiện mục tiêu chiến lược thị trường (khống chế thị trường hoặc tạo rào cản thị
trường) hoặc muốn tạo ra ý nghĩa chính trị (hình thành một đế chế). Có thể nói, kết
quả rõ ràng nhất của TTKT theo chiều ngang là sự kết hợp thị phần của tất cả các
doanh nghiệp tham gia.
Việc TTKT theo chiều ngang, về lý thuyết, có thể tạo ra những tác động tích
cực và tiêu cực. Theo lý thuyết về cạnh tranh, sự gia tăng hợp nhất theo chiều ngang
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp hành động giữa các doanh nghiệp và từ
đó hạn chế cạnh tranh theo giá. Sự hạn chế cạnh tranh theo giá có thể dẫn đến nguy
cơ nâng giá và nâng lợi nhuận q mức; đẩy chi phí lên q mức làm xóa nhòa đi
hiện tượng lên giá bất hợp lý; chuyển từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh không
thông qua giá nhưng lại khơng vì mục tiêu lợi ích của người tiêu dùng.
Về nguyên tắc, khi số lượng doanh nghiệp hoạt động trên thị trường càng lớn
(hoặc mức độ TTKT càng nhỏ) thì nguy cơ xuất hiện một thế lực khơng chế trên thị

trường càng thấp. Chính vì vậy, việc sáp nhập, hợp nhất vượt qua một giới hạn nào
đó thì việc xuất hiện của Nhà nước trong việc kiểm soát, đánh giá tác động của
TTKT là vô cùng quan trọng để từ đó có thể quyết định cho phép hoặc không cho
phép các doanh nghiệp thực hiện hành vi TTKT. Đây chính là biên giới của quyền
tự do lập hội.
1.1.3.2 Tập trung kinh tế theo chiều dọc
Tập trung kinh tế theo chiều dọc là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại hoặc liên
doanh giữa các doanh nghiệp có quan hệ người mua - người bán với nhau.
Mục tiêu của hình thức TTKT này là nhằm giảm chi phí giao dịch hoặc thực
hiện mục tiêu, chiến lược thị trường trong đảm bảo nguồn cung ứng hoặc nguồn
tiêu thụ, ngăn cản đối thủ cạnh tranh mở rộng thị trường hoặc dựng rào cản gia nhập


18

thị trường. TTKT theo chiều dọc có thể dẫn đến những tác động tiêu cực ảnh hưởng
đến cạnh tranh như sau:
- Khi một doanh nghiệp có vị thế rất mạnh ở khâu nào đó (theo nghĩa một thị
trường sản phẩm trong chu trình kinh doanh thì họ có thể tận dụng quyền lực này để
gây sức ép đối với khâu có liên quan trước và sau đó (thị trường những người cung
ứng hoặc những người tiêu thụ). Thơng qua đó, doanh nghiệp này có thế gây khó
khăn cho những đối thủ cạnh tranh không cùng liên kết với họ.
- Về cơ bản, TTKT theo chiều dọc của các doanh nghiệp sẽ gây khó khăn
cho những người mới gia nhập thị trường bởi nhu cầu tài chính và bí quyết kỹ thuật
sẽ cao hơn đối với họ.
Như vậy, TTKT theo chiều dọc có thể dẫn đến những tác động ảnh hưởng
tiêu cực không nhỏ đến thị trường và môi trường cạnh tranh.
1.1.3.3 Tập trung kinh tế theo đường chéo (conglomerate)
Tập trung kinh tế theo đường chéo là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại, liên
doanh các doanh nghiệp không cùng hoạt động trên một thị trường sản phẩm đồng

thời cũng không có mối quan hệ khách hàng với nhau. Mục tiêu của hình thức
TTKT này thường là phân bổ rủi ro vào những thị trường khác nhau hoặc từ những
lý do chiến lược thị trường của các doanh nghiệp này. Lợi thế quy mơ thực sự của
loại hình hợp nhất này chỉ có thể xảy ra ở những lĩnh vực như nghiên cứu và triển
khai, tổ chức và quản lý.
Lý thuyết về hình thái thị trường độc quyền và độc quyền nhóm (monopoly
và oligopoly) khơng nghiên cứu về ảnh hưởng của hình thức TTKT này. Tuy vậy,
hình thức TTKT này cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến mơi trường
cạnh tranh, đó là:
- Doanh nghiệp hình thành từ việc hợp nhất dạng conglomerate có lợi thế
cạnh tranh trong việc tiết kiệm được chi phí khi có nhu cầu tín dụng, bảo hiểm,
quảng cáo và cả vận tải cũng như trên cơ sở tiềm lực hùng mạnh về tài chính, doanh


19

nghiệp này có thể gây ra những ảnh hưởng về chính trị, vận động hậu trường... hoặc
trong cơng tác đối ngoại, quan hệ công cộng.
- Thông qua những hoạt động kinh doanh, các giao dịch giữa các doanh
nghiệp hợp nhất dạng conglomerate có thể có điều kiện để đưa ra các hạch toán hổn
hợp, hạn chế rủi ro về chi phí và thị trường, có được những điều kiện kinh doanh rất
thuận tiện và vì thế sẽ gây bất lợi cho những đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn. Hiện
tượng này sẽ làm vơ hiệu hóa ngun lý hiệu quả với tư cách là nguyên tắc chọn lọc
của nền kinh tế thị trường.
Về cơ bản, xã hội không bao giờ mong muốn việc hình thành một thế lực
quá hùng mạnh trên thị trường, đe dọa sự kiểm sốt thơng qua cơ chế thị trường
cũng như thông qua sự hợp tác giữa Nhà nước và các hiệp hội. TTKT dạng
conglomerate chính là một mối đe dọa.
1.1.4 Tác động của tập trung kinh tế đối với thị trường
Như đã phân tích, TTKT là một hiện tượng và là xu hướng tất yếu của thị

trường. Vì thế, diễn biến của hiện tượng TTKT ln có tác động nhất định đối với
thị trường theo cả hướng tích cực và tiêu cực.
1.1.4.1Tác động tích cực
Đối với doanh nghiệp tham gia TTKT
TTKT là con đường ngắn nhất để hình thành quyền lực thị trường. Dưới sức
ép của cạnh tranh và nhu cầu lợi nhuận, các doanh nghiệp không đủ thời gian và
kiên nhẫn để tạo ra sự tăng trưởng nội sinh bằng cách thay đổi công nghệ, cải tổ
quản lý và thay đổi chiến lược kinh doanh. Vì thế, TTKT bằng các biện pháp sáp
nhập, liên doanh,... ln là giải pháp ít tốn kém thời gian và được ưu tiên lựa chọn.
TTKT tạo ra khả năng hợp tác sâu sắc trong kinh doanh. Thông qua các hành
vi như sáp nhập, hợp nhất, liên doanh,... các doanh nghiệp nhỏ lẻ tạo thành một liên
minh kinh tế đủ lớn để tăng cường sức cạnh tranh bằng các liên kết vốn (quan hệ sở
hữu), công nghệ, thương hiệu, chiến lược,... Các doanh nghiệp trong liên minh kinh


20

tế này hỗ trợ nhau trong quản lý, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện chiến
lược kinh doanh mở rộng, chia sẻ rủi ro và chia sẻ cơ hội trên thị trường
TTKT có thể dẫn đến việc loại bỏ bớt các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Điều này có lợi cho các doanh nghiệp về mặt cạnh tranh vì khi đã cùng nhau tham
gia vào một nhóm doanh nghiệp hoặc một liên minh kinh tế thông qua các hành vi
TTKT, các doanh nghiệp này sẽ khơng cịn là đối thủ cạnh tranh của nhau, sự cạnh
tranh giữa chúng sẽ bị loạt bỏ mà thay vào đó là quan hệ hợp tác, tương trợ và cùng
tồn tại.
Đối với thị trường
Ngồi những tác động tích cực đối với doanh nghiệp như nêu trên, nói
chung, các hành vi TTKT như sáp nhập, mua lại, liên doanh, ... cũng mang lại
những hiệu quả kinh tế cho thị trường. Đầu tiên, sáp nhập, hợp nhất, liên doanh,
mua lại được coi là một giải pháp cơ cấu lại các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả

thay vì phải áp dụng cách thức giải thể hoặc phá sản như là một cách giải quyết.
Thực tiễn thị trường cho thấy, nếu giải thể hoặc phá sản, các doanh nghiệp làm ăn
kém hiệu quả sẽ chấm dứt hoạt động, giá trị đầu tư còn lại của doanh nghiệp này sẽ
được dùng để xử lý trách nhiệm tài sản và bị rút khỏi thị trường. Vì thế, giá trị đầu
tư chung trên thị trường sẽ bị giảm sút. Lúc này, các biện pháp TTKT được coi như
là một giải pháp cơ cấu lại doanh nghiệp một cách hiệu quả mà không làm giảm giá
trị đầu tư chung của thị trường.
Trong điều kiện hội nhập, áp lực phải đương đầu với các cơng ty, tập đồn
kinh tế đa quốc gia có năng lực cạnh tranh hùng mạnh ln là mối lo lớn cho các
doanh nghiệp trong nước. Vì thế, TTKT cũng là một giải pháp cơ cấu lại quy mô
kinh doanh trên thị trường, liên kết các quy mơ kinh doanh nhỏ lẻ lại, tránh tình
trạng manh mún và đầu tư kém hiệu quả, góp phần hình thành các tập đồn kinh tế
có sức cạnh tranh cao về công nghệ, vốn, thương hiệu,... để cạnh tranh với các tập
đoàn đa quốc gia khác trên thế giới.
Ngoài ra, TTKT cịn góp phần thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất


21

do sự phân công lao động sâu rộng. TTKT cũng thúc đẩy sự tiến bộ khoa học kỹ
thuật vì các doanh nghiệp, các tập đồn kinh tế lớn có khả năng đầu tư cho hoạt
động nghiên cứu đổi mới công nghệ và triển khai ứng dụng trong sản xuất kinh
doanh. Mặt khác, TTKT cịn góp phần tăng cao sức mạnh kinh tế vì sự hình thành
của những doanh nghiệp, những tập đồn kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc tế.
1.1.4.2 Tác động tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực của TTKT, thì tác động tiêu cực của nó đến
cạnh tranh và cấu trúc của thị trường là không thể phủ nhận. Đây là lý do căn bản
để pháp luật và cơng quyền xuất hiện và kiểm sốt các q trình TTKT. Bởi lẽ,
TTTKT làm thay đổi số lượng doanh nghiệp hiện có trên thị trường. Điều này làm
thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Sự

thay đổi này làm cho các nguồn lực thị trường sẽ được sử dụng tập trung và hiệu
quả hơn, tránh tình trang manh mún, nhỏ lẻ. Nhưng, cấu trúc thị trường có thể thay
đổi do sự giảm sút số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường, mức độ hoàn hảo của
cạnh tranh trên thị trường cũng vì thế mà suy giảm. Thị trường có xu hướng chuyển
sang hình thái độc quyền nhóm hoặc hình thành các doanh nghiệp có quyền lực thị
trường. TTKT làm xuất hiện một DN hoặc nhóm DN có năng lực cạnh tranh là tổng
năng lực cạnh tranh của tất cả doanh nghiệp tham gia. Về căn bản, TTKT không
làm suy giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trên thị trường nhưng
nó làm thay đổi tương quan cạnh tranh giữa doanh nghiệp hình thành từ hành vi
TTKT so với các doanh nghiệp khác. Sự xuất hiện đột ngột của công ty hay nhóm
cơng ty có vị trí thống lĩnh thị trường này có khă năng làm suy giảm hoặc triệt tiêu
cạnh tranh.
Như vây, từ những phân tích trên, có thể đưa ra các kết luận về TTKT như
sau:
- TTKT là sự tập hợp các nguồn lực kinh tế như vốn, lao động, cơng nghệ,..
sẵn có trên thị trường thơng qua các hành vi sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên
doanh,... của các doanh nghiệp nhằm mục đích có được vị trí đáng kể trên thị


22

trường mà không phải mất nhiều thời gian cho quá trình tích tụ tư bản thơng thường
từ kết quả kinh doanh.
- TTKT là hành vi thuộc phạm trù quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp
được Hiến pháp và pháp luật bảo hộ. Chính vì thế, pháp luật doanh nghiệp và pháp
luật cạnh tranh của các quốc gia không bao giờ loại bỏ các hành vi TTKT ra khỏi
đời sống kinh tế mà ln coi nó như một phần của hoạt động thị trường.
- Bên cạnh những tác động tiêu cực của TTKT đối với cạnh tranh, trong một
chừng mực nhất định, TTKT cũng mang lại cho thị trường những hiệu quả nhất
định. Chính vì thế mà pháp luật doanh nghiệp của các quốc gia đều thừa nhận và

cho phép doanh nghiệp thực hiện các hành vi TTKT bằng các quy định về cơ chế tổ
chức lại doanh nghiệp như sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh,...Việc thừa nhận
sự tồn tại và cho phép thực hiện của các hành vi TTKT là cần thiết, tuy nhiên, để
hạn chế và phòng ngừa những tác hại của chúng đối với thị trường, pháp luật cũng
cần có cơ chế kiểm sốt chúng.
1.2

KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ

1.2.1 Sự cần thiết phải kiểm soát tập trung kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường vận hành theo nguyên tắc tự do kinh doanh và
cạnh tranh lành mạnh thì việc kiểm sốt hoạt động TTKT là cần thiết bởi những lý
do sau đây:
Nhà nước khuyến khích cạnh tranh bằng cách tạo tiền đề cho quyền tự do
kinh doanh, tự do lập hội thông qua các chế định của pháp luật dân sự, doanh
nghiệp, thương mại. Tuy nhiên, tự do nào cũng cần có giới hạn. Khuyến khích các
doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh về mặt khách quan đã tạo điều kiện
cho sự phát triển của độc quyền. Các nhà kinh tế học đã phát hiện ra mối quan hệ
đặc biệt này và khẳng định rằng đa số các doanh nghiệp có dấu hiệu độc quyền đã
được hình thành bằng con đường sáp nhập các doanh nghiệp độc lập. Trong xã hội
cũng như kinh tế, hễ mà nơi nào tập trung qua nhiều quyền lực thì, xét về khách
quan,nơi đó ln có xu hướng lạm dụng sức mạnh của mình trong mối quan hệ với


23

kẻ yếu. Vì vậy, trong trường hợp TTKT, nếu khơng có sự can thiệp của nhà nước
thì trong điều kiện tự do cạnh tranh, bằng cách hợp nhất, sáp nhập, các cơng ty lớn
sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, vươn tới vị trí độc quyền, kiểm sốt thị
trường và triệt tiêu cạnh tranh vốn được coi là động lực phát triển kinh tế. Tiếng gọi

của lợi nhuận nhiều khi làm cho doanh nghiệp cố tình vượt qua giới hạn của quyền
tự do, xâm phạm lợi ích của các chủ thể kinh doanh khác và người tiêu dùng. Vì
vậy, kiểm soát TTKT là biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những tác động tiêu cực
của nó đến nền kinh tế mà pháp luật là công cụ mà các nhà cầm quyền sử dụng để
thực hiện. Nhà nước có nhiệm vụ xây dựng môi trường pháp luật đảm bảo môi
trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động tốt, hạn
chế tình trạng cá lớn nuốt cá bé, tạo tâm lý yên tâm làm ăn cho người kinh doanh.
Như đã nói, cạnh tranh là động lực, là nguồn gốc của TTKT. Tuy nhiên,
TTKT đến một mức độ nhất định sẽ hình thành nên những doanh nghiệp, nhóm
doanh nghiệp độc quyền hoặc có vị trí thống lĩnh thị trường. Có thể nói, độc quyền
trong kinh doanh dù hình thành và tồn tại dưới hình thức nào cũng gây ra những
hậu quả tiêu cực nhất định đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung, sẽ dẫn
đến hình thành giá cả độc quyền, giá cả lũng đoạn cao, làm ảnh hưởng đến lợi ích
của người tiêu dùng và sự phát triển kinh tế của đất nước. Biểu hiện của chúng là áp
đặt các điều kiện ràng buộc bất hợp lý trong kinh doanh như ép mua, ép bán, bán
kèm những sản phẩm, dịch vụ không cần thiết; thoả thuận ngăn cản các chủ thể
khác tham gia thị trường; tiến hành việc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, liên
doanh, liên kết để chiếm lĩnh thị trường và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.Vì thế, với
phương châm phòng thủ từ xa, pháp luật cạnh tranh cần phải vào cuộc để kiểm sốt
những hành vi TTKT có khả năng gây tổn hại đến cạnh tranh.
1.2.2 Các mơ hình kiểm soát tập trung kinh tế trên thế giới
Kiểm soát TTKT và chống độc quyền là một trong những nhiệm vụ cơ bản
của pháp luật cạnh tranh hiện đại. Nhìn chung, trên thế giới, việc kiểm soát TTKT
thường được thực hiện theo các mơ hình sau:


24

1.2.2.1 Mơ hình Mỹ: cấm đốn tập trung kinh tế và độc quyền về mặt hình thức
Mơ hình kiểm sốt TTKT này được xây dựng trên cơ sở cấm đoán các hành

vi TTKT gây tổn hại hoặc có mục đích hạn chế cạnh tranh.
Mơ hình này được áp dụng chủ yếu ở các nước như Mỹ, Canada,
Arghentina, và một số nước khác. Trong đó, kiểm sốt độc quyền trong hệ thống
pháp luật cạnh tranh của Mỹ là tiêu biểu cho mơ hình này. Mỹ là một nước mà chủ
nghĩa tư bản đã có bước phát triển rất nhanh trong thế kỷ XIX. Sự tích tụ tư bản
dưới hình thức Tờ rớt đã làm cho một số ngành công nghiệp ở Mỹ như thuốc lá, sắt
thép, đường,.... rơi vào tay những tập đoàn tư bản lớn. Sự lạm dụng vị thế của
những tập đoàn này trên thị trường vào cuối thế kỷ XIX đã làm cho công chúng
phẫn nộ và họ đã gây sức ép để Nhà nước phải ban hành những đạo luật chống Tờ
rớt với sự mở đầu bằng đạo luật Sherman vào năm 1890. Kể từ đó đến nay, đạo luật
này đã được sửa đổi bổ sung bằng những đạo luật khác. Tuy vậy, có thể nói rằng,
hai đạo luật đầu tiên là Luật Sherman (1890) và Luật Clayton (1914) là hai luật cơ
bản cho chính sách chống Tờ rớt ở Mỹ.
Đạo luật Sherman (1890): mục tiêu của đạo luật này là bảo vệ quyền tự do cá
nhân đã được khẳng định trong Hiến pháp và đảm bảo cạnh tranh tự do. Vì thế, việc
chiếm độc quyền thương mại bị coi là bất hợp pháp và đặt ra ngồi vịng pháp luật
những hành vi và âm mưu hạn chế cạnh tranh. Nội dung của đạo luật này bao gồm
hai điểm cơ bản là (i) cấm ký kết các hợp đồng có xu hướng hạn chế cạnh tranh và
(ii) cấm lũng đoạn (kể cả ý đồ) thương mại.
Đạo luật Clayton (1914): đạo luật này ra đời nhằm cụ thể hố và bổ sung một
số điểm cịn thiếu sót cho đạo luật Sherman. Ngoài những điều cấm trong đạo luật
Sherman, nội dung đạo luật Clayton cịn cấm thêm 4 hình thức có mục đích hạn chế
cạnh tranh là: (i) Cấm phân biệt đối sử về giá; (ii) Cấm ký kết những hợp đồng
mang tính độc quyền hoặc có nội dung ràng buộc bất hợp lý; (iii) Cấm việc chiếm
vốn giữa các công ty; (iv) Cấm việc phối hợp hành động giữa hai công ty thông qua
một cá nhân đồng thời là thành viên Ban giám đốc của 2 công ty này.


25


1.2.2.2 Mơ hình Châu Âu: mơ hình kiểm sốt các trường hợp tập trung kinh tế có
khả năng tổn hại đến cạnh tranh:
Mơ hình này được xây dựng dựa trên nguyên tắc kiểm soát TTKT và hạn chế
những tác động tiêu cực của nó. Mơ hình này được áp dụng chủ yếu ở các nước Tây
Âu, Australia, New Zeland,…Trong đó, cơ chế kiểm soát TTKT và chống độc
quyền ở Anh là tiêu biểu cho mơ hình này. Cơ chế kiểm sốt TTKT của Anh được
thực hiện thơng qua 3 cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực cạnh tranh, bao gồm:
Ban Thương Mại Công Bằng, Ủy Ban Tư Vấn Bảo Vệ Người Tiêu Dùng và Ủy Ban
Cạnh Tranh
1.2.2.3 Mơ hình kết hợp giữa Mỹ và Châu Âu: mơ hình kết hợp giữa cấm đoán và
kiểm soát:
Kiểm soát TTKT theo pháp luật Đức là tiêu biểu cho mơ hình này. Kiểm soát
TTKT của pháp luật cạnh tranh Đức bao gồm 3 nội dung cơ bản là: cấm cartel,
kiểm soát sự sáp nhập và giám sát việc lạm dụng vị thế. Sự tích tụ về phía cung
hoặc cầu gia tăng sẽ dẫn đến nguy cơ hình thành một thế lực trên thị trường mà
không phải thông qua những lợi thế (tạm thời) năng suất mà là thông qua sự hạn chế
cạnh tranh. Vì vậy, pháp luật đặt ra cơ chế kiểm sốt việc sáp nhập của những
doanh nghiệp sau sáp nhập sẽ có một thế lực mạnh trên thị trường, ví dụ thông qua
doanh số hoặc thị phần. Luật Cartel của Đức không chứa những công cụ để huỷ bỏ
các thế lực thị trường. Vì thế, cơ quan quản lý Cartel (Cơ quan quản lý cạnh tranh
của Đức có tên là Cục Các ten) có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi để xác định
những hành vi lạm dụng vị thế trên thị trường của các doanh nghiệp lớn.
Có thể thấy, việc kiểm soát TTKT theo Luật Cạnh Tranh Việt Nam được xây
dựng theo mơ hình này với cơ chế cấm đốn các trường hợp TTKT gây tổn hại đến
cấu trúc thị trường và diện mạo cạnh tranh, đồng thời kiểm soát các trường hợp
TTKT được dự đốn là có khả năng gây hại đến thị trường. Mơ hình này là phù hợp
với điều kiện thị trường Việt Nam với hơn 90% doanh nghiệp có quy mơ vừa và
nhỏ. Với thị trường non trẻ như hiện nay, việc khuyến khích các doanh nghiệp năng



×