Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền theo bộ luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒN XN HỊA

LÃI CHẬM TRẢ TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÃI CHẬM TRẢ TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
Học viên: Đồn Xn Hịa
Lớp: Cao học Luật, khóa 1, Kon Tum

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học thực sự của
cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Nguyễn Thị Bích
Ngọc. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào.Tơi xin chịu trách
nhiệm về nghiên cứu của mình.

TÁC GIẢ

Đồn Xn Hịa


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

TỪ VIẾT TẮT

TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

01

BLDS

Bộ luật Dân sự

02

NHNN

Ngân hàng Nhà nước


03

TAND

Tòa án nhân dân

04

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. LÃI CHẬM TRẢ TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN KHƠNG
CĨ LÃI THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM ..................................................8
1.1. Căn cứ phát sinh lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền khơng có lãi ........8
1.1.1. Căn cứ phát sinh lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền khơng có lãi và có
kỳ hạn....................................................................................................................8
1.1.2. Căn cứ phát sinh lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền khơng có lãi và
khơng có kỳ hạn ..................................................................................................12
1.2. Mức lãi suất chậm trả...................................................................................13
1.2.1. Mức lãi suất chậm trả theo thỏa thuận ....................................................14
1.2.2. Mức lãi chậm trả theo luật định ...............................................................16
1.3. Thời điểm tính lãi chậm trả .........................................................................18
1.3.1. Thời điểm bắt đầu tính lãi chậm trả .........................................................18
1.3.2. Thời điểm kết thúc tính lãi chậm trả ........................................................19
1.4. Khoản tiền dùng để tính lãi chậm trả .........................................................20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................23
CHƯƠNG 2. LÃI CHẬM TRẢ TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN CÓ LÃI
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM ...............................................................24
2.1. Căn cứ phát sinh lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền có lãi .................24
2.1.1. Căn cứ phát sinh lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền có lãi và có kỳ hạn ....
............................................................................................................................24
2.1.2. Căn cứ phát sinh lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền có lãi và khơng có
kỳ hạn..................................................................................................................32
2.2. Mức lãi suất chậm trả...................................................................................34
2.2.1. Mức lãi chậm trả theo thỏa thuận ............................................................34
2.2.2. Mức lãi chậm trả theo luật định ...............................................................34
2.3. Thời điểm tính lãi chậm trả .........................................................................37


2.3.1. Thời điểm bắt đầu tính lãi chậm trả .........................................................37
2.3.2. Thời điểm kết thúc tính lãi chậm trả ........................................................38
2.4. Khoản tiền dùng để tính lãi chậm trả .........................................................39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................40
KẾT LUẬN ..............................................................................................................41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao
tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả thì bên vay phải hồn trả cho bên cho vay tài sản
cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc
pháp luật có quy định1. Nếu bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn2.

Trong đời sống xã hội, nhu cầu cho vay tiền không thông qua tổ chức mà
pháp luật bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh cho vay tiền tệ (như Các tổ chức tín
dụng, Qũy tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính) diễn ra khá phổ biến, bỡi vì cách
thức vay tiền được thực hiện dễ dàng, chủ yếu dựa trên cơ sở tin tưởng, ít bị ràng
buộc về nghĩa vụ bảo đảm tài sản khi cho vay. Mục đích các bên trong quan hệ vay
tiền chủ yếu là để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, phục vụ nhu cầu tiêu dùng,
bên cạnh đó một số ít cho vay tiền để kiếm lời thông qua việc trả lãi để tăng thêm
giá trị đồng tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng vay tiền,
khi một hoặc các bên không thực hiện đúng các thỏa thuận đã giao kết nên xảy ra
tranh chấp. Để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng vay tiền thì Tịa án căn cứ vào
các quy định tại Điều 463, Điều 465, Điều 466, Điều 467, Điều 468, Điều 469, Điều
470 của Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết. Tùy thuộc vào loại hợp đồng vay
tiền khơng có lãi hoặc hợp đồng vay tiền có lãi mà khi bên vay tiền vi phạm nghĩa
vụ trả nợ thì bên vay phải trả nợ cho bên cho vay các khoản nợ sau: Trả nợ gốc và
trả nợ lãi chậm trả (đối với hợp đồng vay tiền khơng có lãi theo quy định tại khoản
4 Điều 466 BLDS năm 2015); trả nợ gốc, trả nợ lãi trong hạn, trả nợ lãi chậm trả và
trả nợ lãi quá hạn (đối với hợp đồng vay tiền có lãi theo quy định tại điểm a, b
khoản 5 Điều 466 BLDS năm 2015).
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài là lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền
theo Bộ luật Dân sự Việt Nam, nên tác giả chỉ nghiên cứu những nội dung liên quan
đến lãi chậm trả, còn các loại lãi khác (lãi trong hạn, lãi quá hạn) tác giả không
nghiên cứu. Mặc dù, Bộ luật Dân sự năm 2015 có những quy định mới so với các
Bộ luật Dân sự trước đây về nghĩa vụ trả lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền,
nhưng tác giả nhận thấy các quy định liên quan đến nội dung lãi chậm trả trong hợp
đồng vay tiền như: Căn cứ phát sinh, mức lãi suất, thời điểm tính lãi, số tiền dùng
1
2

Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015.



2
để tính lãi chậm trả chưa rõ ràng, cịn nhiều bất cập, dẫn đến nhận thức và áp dụng
pháp luật không thống nhất. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả thấy rằng việc
nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về lãi chậm trả trong hợp
đồng vay tiền theo Bộ luật Dân sự Việt Nam là cần thiết, qua đó tìm ra những giải
pháp để kiến nghị sửa đổi, đề xuất, góp phần nhằm hồn thiện pháp luật, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên vay tiền và đảm bảo sự cơng bằng của xã
hội. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài:“Lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền theo
Bộ luật Dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn cao học Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền là một trong những nội dung quan
trọng trong chế định hợp đồng vay tài sản. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, các
bài viết trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu về quy định lãi trong hợp đồng
vay tài sản nói chung, nhưng chủ yếu phân tích, làm rõ một số khía cạnh về nghĩa
vụ trả lãi, mức lãi suất và chỉ ra các bất cập để kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
về hợp đồng vay tài sản nói chung. Trong đó có một số cơng trình nghiên cứu, các
bài viết có đề cập đến nghĩa vụ trả lãi trong hợp đồng vay tiền như:
Trường Đại học Luật Hà Nội, tập 2 (2009), Giáo trình luật Dân sự Việt Nam,
Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. Ở giáo trình này đã nêu được khái niệm
về hợp đồng vay tài sản, đặc điểm pháp lý, đối tượng, hình thức, quyền và nghĩa vụ
của các bên trong hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên giáo trình này chưa phân tích sâu
về các nội dung pháp lý liên quan về lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền, căn cứ
phát sinh, mức lãi suất chậm trả, chưa nêu được những bất cập của pháp luật và
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng về lãi chậm trả. Đây là vấn đề mà học viên cần
bổ sung vào đề tài nghiên cứu của mình.
Nguyễn Xuân Quang - Lê Nết - Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật Dân sự
Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh. Ở sách này các tác giả đã nêu được một số nội dung liên quan đến quyền và

nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản, hình thức của hợp đồng vay tài
sản, cách tính lãi của hợp đồng vay tài sản. Đây là những định hướng nghiên cứu
mà học viên có thể tham khảo, khai thác cho đề tài nghiên cứu của mình.
- Đỗ Văn Đại (2014), Luật hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận, (tập 2,
tái bản lần thứ 4),Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ở tài liệu này tác giả đã
sử dụng các bản án của Tòa án Việt Nam để bình luận, đối chiếu với các văn bản


3
quy phạm pháp luật, quan điểm của các tác giả và so sánh với các quy định của luật
nước ngoài về nội dung quy định nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dân sự, hợp đồng
thương mại để đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để sửa đổi pháp luật Việt Nam
cho phù hợp. Đây là những định hướng rất quan trọng để học viên khai thác, sử
dụng trong đề tài nghiên cứu của mình.
Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự
năm 2015, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội. Ở cơng trình
này, tác giả đã sử dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 để bình luận làm rõ những điểm
mới quy định về mức lãi suất, nghĩa vụ trả lãi do vi phạm nghĩa vụ trả nợ trong hợp
đồng vay tài sản so với Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích, làm
rõ những nội dung về nghĩa vụ trả lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền, tại sao Bộ
luật Dân sự năm 2015 có quy định nghĩa vụ trả lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền
có lãi nhưng Bộ luật Dân sự năm 2005 khơng có quy định. Đây là cơng trình có
nhiều điểm mới mà học viên có thể tham khảo để vận dụng và hồn thiện cho đề tài
nghiên cứu của mình.
Trương Minh Tuấn (2009), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự, Nhà xuất bản
Lao động, Hà Nội. Ở cơng trình bày, tác giả đã phân tích một số quy định về lãi trong
hạn, lãi quá hạn, địa điểm trả nợ đối với hợp đồng vay tài sản và so sánh với quy định
trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, tác giả phân tích, so sánh ở góc độ nội dung của
từng điều luật mà chưa chỉ ra những bất cập, chưa phân tích quy định về lãi chậm trả
của hợp đồng vay tài sản và hợp đồng tín dụng. Đây cơng trình quan trọng để học

viên có thể tham khảo, khai thác bổ sung trong đề tài nghiên cứu của mình.
Vũ Hồng Linh (2012), Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng
kinh doanh, thương mại, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh. Tác giả nghiên cứu ở góc độ về lãi do chậm thanh tốn trong hoạt động kinh
doanh, thương mại và có so sánh với lãi chậm thanh toán trong hợp đồng vay tài sản,
nhưng chưa nghiên cứu, phân tích cụ thể quy định về nghĩa vụ trả lãi chậm trả trong
hợp đồng vay tiền theo Bộ luật dân sự. Đây là nội dung quan trọng mà học viên sẽ
tham khảo, sử dụng để so sánh và hoàn thiện cho đề tài nghiên cứu của mình.
Đinh Văn Sơn (2015), Lãi trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc
sỹ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã nghiên cứu về những
quy định về lãi trong một số hợp đồng dân sự, trong đó có hợp đồng vay tài sản,
nhưng chưa đi sâu nhưng nghiên cứu, phân tích những quy định về nghĩa vụ trả lãi


4
chậm trả trong hợp đồng vay tiền theo Bộ luật dân sự. Đây là nội dung quan trọng
mà học viên sẽ khai thác và phát triển trong đề tài nghiên cứu của mình.
Bài viết của tác giả Đỗ Văn Đại về “Lãi suất trần cho vay: Kinh nghiệm
nước ngoài và hướng sửa đổi Bộ luật Dân sự” đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập
pháp số 15/2010, tr. 23 - 33. Tác giả đã phân tích quy định lãi suất trần của luật
nước ngồi, qua đó so sánh với quy định lãi suất trần của luật Việt Nam và nêu thực
tiễn áp dụng pháp luật, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để sửa đổi Bộ luật
dân sự 2005 liên quan đến các nội dung này. Đây là bài viết rất có giá trị để học
viên tham khảo và hồn thiện cho đề tài nghiên cứu của mình.
Bài viết của tác giả Đoàn Đức Lương về “Vướng mắc trong áp dụng pháp
luật về lãi suất trong hợp đồng vay tiền” đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân số
20/2013, tr.22 - 24. Tác giả đã nêu các căn cứ pháp lý quy định về lãi trong hợp
đồng vay tài sản và so sánh với quy định lãi trong hợp đồng tín dụng, qua đó phát
hiện những bất cập trong thực tiễn xét xử của Tòa án về quy định về lãi suất, qua đó
nêu ra một số kiến nghị để sửa đổi quy định về lãi suất cơ bản trong hợp đồng vay

tài sản của Bộ luật dân sự 2005 mức lãi suất huy động do Ngân hàng Nhà nước
công bố. Đây là vấn đề mà học viên cần tham tham khảo, bổ sung cho đề tài nghiên
cứu của mình.
Bài viết của tác giả Tưởng Duy Lượng về “Có được thỏa thuận phạt nhiều lần
về một vi phạm, thỏa thuận lãi chồng lãi trong hợp đồng vay tài sản, hợp đồng tín
dụng khơng” đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân số 24/2014, tr.24 - 33. Tác giả đã
phân tích thực tiễn xét xử tại các bản án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản và tranh
chấp hợp đồng tín dụng, qua đó đối chiếu với các quy định của pháp luật quy định về
nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi, từ đó đưa ra một số nhận định, kiến nghị liên quan đến
nội dung hợp đồng có được thỏa thuận phạt nhiều lần về một vi phạm, thỏa thuận lãi
chồng lãi trong hợp đồng vay tài sản, hợp đồng tín dụng khơng. Đây là bài viết rất có
có ý nghĩa mà học viên sẽ sử dụng để hoàn thiện cho đề tài nghiên cứu của mình.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu, các bài viết chính nêu trên của các
tác giả đã đề cập đến các khía cạnh pháp lý về lãi, mức lãi suất và các nội dung
pháp lý liên quan đến nghĩa vụ trả lãi trong hợp đồng vay tài sản nói chung. Đã nêu
lên được một số bất cập của pháp luật, những vướng mắc khi áp dụng quy định về
nghĩa vụ trả lãi vào thực tiễn, từ đó đưa ra những kiến nghị sửa đổi quy định pháp
luật cho phù hợp. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu, các bài viết ở trên chưa đi


5
sâu nghiên cứu các nội dung pháp lý liên quan đến lãi chậm trả trong hợp đồng vay
tiền theo Bộ luật Dân sự như: Căn cứ phát sinh, mức lãi suất, thời điểm tính lãi, số
tiền dùng để tính lãi chậm trả. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã được Quốc hội Khóa
XIII thơng qua ngày 24/11/2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 đã có những những
thay đổi lớn về quy định mức lãi suất cho vay tiền, nghĩa vụ trả lãi chậm trả trong
hợp đồng vay tiền có lãi so với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, nên tác giả
khẳng định cơng trình nghiên cứu của mình hồn tồn mới, khơng có sự trùng lặp
so với các cơng trình đã nghiên cứu trước đây, tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu,
các bài viết trên đây cũng là nguồn tham khảo quan trọng để tác giả nghiên cứu cho

luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Qua cơng trình nghiên cứu của mình, đề tài nhằm mục đích:
- Phân tích quy định của pháp luật về lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền
theo Bộ luật Dân sự Việt Nam;
- Làm rõ thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về lãi chậm trả trong hợp
đồng vay tiền theo Bộ luật Dân sự Việt Nam;
- Hướng đến sự hoàn thiện các quy định của pháp luật trong thời gian đến.
Để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của đề tài là:
- Nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống quy định của pháp luật
về lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền theo Bộ luật Dân sự Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng quy địnhcủa pháp luật về lãi chậm
trả trong hợp đồng vay tiền theo Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành, nêu lên những
kết quả đạt được, những thiếu sót, hạn chế, bất cập và những khó khăn, vướng mắc
trong việc áp dụng lãi chậm trả;
- Kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện quy định của pháp luật, cơ chế thi hành
pháp luật về lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền theo Bộ luật Dân sự Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các quy định của pháp luật Việt
Nam tại: Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm
2015, Luật các Tổ chức chức tín dụng năm 2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật các tổ chức tín dụng năm 2017, Luật Thương mại năm 2005. Việc áp dụng
các quy định pháp luật này vào thực tiễn hiện nay và hướng hoàn thiện pháp luật về


6
lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền theo Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện nay và
trong thời gian tiếp theo.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn này tiếp cận từ góc độ “nghĩa vụ” trả lãi
chậm trả trong hợp đồng vay tiền theo Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành. Bỡi vì,

nghĩa vụ trả lãi chậm trả là nội dung pháp lý xuyên suốt của đề tài nghiên cứu về
quy định lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền, đây là nghĩa vụ bắt buộc của bên vay
khi bên vay không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên cho vay. Qua nghiên
cứu, quy định của pháp luật, trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật để chỉ
ra những bất cập của pháp luật và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật quy định về lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền theo Bộ luật dân sự Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với mục đích và kết cấu của luận văn, phương pháp nghiên cứu được học
viên sử dụng dựa trên các phương pháp chính như phương pháp phân tích, phương
pháp luật học so sánh và phương pháp tổng hợp, cụ thể:
Phương pháp phân tích được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Ở chương 1 và
chương 2 phương pháp này được sử dụng để làm rõ những nội dung pháp lý về trả
lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền khơng có lãi và hợp đồng vay tiền có lãi. Cụ
thể phân tích những nội dung pháp lý về lãi chậm trả như: căn cứ phát sinh, mức lãi
suất, thời điểm tính lãi, số tiền dùng để tính lãi, qua đó tìm ra những điểm chung và
khác biệt về quy định nghĩa vụ trả lãi của hợp đồng vay tiền khơng có lãi và hợp
đồng vay tiền có lãi theo Bộ luật Dân sự Việt Nam.
Cùng với phương pháp phân tích, phương pháp luật học so sánh cũng được
sử dụng trong cả hai chương của luận văn. Phương pháp này nhằm so sánh quy định
của pháp luật về lãi chậm trả trong Bộ luật Dân sự năm 2015 so với quy định của
Bộ luật Dân sự trước đây, cũng như các quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2017, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010
và Luật Thương mại năm 2005. Từ đó, tìm ra những bất cập cần được khắc phục,
bổ sung, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về lãi chậm trả cho Bộ luật Dân sự trong
thời gian đến.
Phương pháp tổng hợp cũng được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Trên cơ sở
các tài liệu đã phân tích, so sánh, phương pháp này dùng để tổng hợp những vấn đề
đã nêu ra, từ đó rút ra những nhận định, kiến nghị, bổ sung cần thiết nhằm hoàn



7
thiện quy định của pháp luật về lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền của Bộ luật
Dân sự Việt Nam trong thời gian đến.
6. Kết cấu của luận văn
Do đây là luận văn định hướng ứng dụng, nên ngoài phần mở đầu, kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài luận văn được kết cấu thành
02 chương cụ thể như sau:
Chương 1. Lãi trả lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền không có lãi theo Bộ
luật Dân sự Việt Nam.
Chương 2. Lãi trả lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền có lãi theo Bộ luật
Dân sự Việt Nam.


8
CHƯƠNG 1
LÃI CHẬM TRẢ TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN KHÔNG CÓ LÃI
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Trong hợp đồng vay tiền, tùy vào mục đích vay và thời hạn vay mà các bên
có thể thỏa thuận vay khơng có lãi hoặc vay có lãi, vay có kỳ hạn hoặc vay khơng
có kỳ hạn. Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tiền được
xác định ở hai dạng sau: Hợp đồng vay tiền không có lãi (gồm “hợp đồng vay tiền
khơng có lãi và có kỳ hạn” và “hợp đồng vay tiền khơng có lãi và khơng có kỳ
hạn”) và hợp đồng vay tiền có lãi ( gồm “hợp đồng vay tiền có lãi và có kỳ hạn” và
“hợp đồng vay tiền có lãi và khơng có kỳ hạn”). Khi các bên thỏa thuận hợp đồng
cho vay đều mong muốn hợp đồng được thực hiện đúng như cam kết, tuy nhiên khi
đến hạn trả nợ vay nhưng bên vay không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ nên tranh
chấp xảy ra. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền, nếu bên vay vi phạm
nghĩa vụ trả nợ thì ngồi việc trả nợ số tiền gốc chưa trả bên vay còn phải trả nợ lãi
trong hạn, lãi chậm trả, lãi quá hạn (tùy thuộc vào hợp đồng vay tiền khơng có lãi
hoặc vay tiền có lãi). Do phạm vi nghiên cứu của luận văn dưới góc độ “nghĩa vụ”

trả lãi chậm trả của bên vay đối với bên cho vay trong hợp đồng vay tiền khơng có
lãi và hợp đồng vay tiền có lãi theo Bộ luật Dân sự Việt Nam, nên các quy định
khác về lãi (như lãi trong hạn, lãi quá hạn, lãi chậm thực hiện nghĩa vụ) theo Bộ luật
Dân sự và các luật khác tác giả sẽ không nghiên cứu trong đề tài này.
1.1. Căn cứ phát sinh lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền khơng có lãi
1.1.1. Căn cứ phát sinh lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền khơng có lãi và
có kỳ hạn
Trước đây khoản 4 Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định”Trong
trường hợp vay khơng có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả nợ hoặc trả khơng
đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ,
nếu có thoả thuận”. Và nay khoản 4 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy
định”Trường hợp vay khơng có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả nợ hoặc trả
khơng đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy
định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời
gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Mặc
dù pháp luật dân sự khơng có nêu khái niệm ”lãi chậm trả”, chỉ nêu khái niệm ”số


9
tiền chậm trả” nhưng theo tác giả bản chất ”lãi chậm trả” hay ”số tiền chậm trả” đều
là khoản tiền lãi trả thêm của bên vay đối với bên cho vay khi đến hạn trả nợ mà
bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ.
Với quy định trên cho thấy, căn cứ phát sinh nghĩa vụ trả lãi chậm trả trong
hợp đồng vay tiền khơng có lãi và có kỳ hạn theo BLDS năm 2005 và BLDS năm
2015 đều giống nhau, đều dựa trên cơ sở là ”khi đến hạn bên vay khơng trả nợ hoặc
trả khơng đầy đủ” thì bên vay phải có nghĩa vụ trả trả chậm trả cho bên vay. Tuy
nhiên có khác nhau về điều kiện trả lãi chậm trả như sau:
BLDS năm 2005 quy định, trong trường hợp vay khơng có lãi mà khi đến
hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với

khoản nợ chậm trả theo mức lãi suất cơ bản ”nếu có thỏa thuận”. Căn cứ theo quy
định này thì khi xảy ra tranh chấp Tòa án chỉ được buộc bên vay trả lãi chậm trả cho
bên cho vay nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận trả lãi chậm trả, nếu hợp
đồng khơng có thỏa thuận trả lãi chậm trả thì bên vay khơng có nghĩa vụ trả lãi
chậm trả cho bên cho vay. Mặc dù BLDS năm 2005 quy định điều kiện trả lãi chậm
trả như vậy, tuy nhiên tại mục 1.2.1 của Sổ tay Thẩm phán năm 2009 (phần giải
quyết một số loại vụ án dân sự đối với việc thực hiện hợp đồng vay tài sản của
BLDS năm 2005) thì Tịa án nhân dân Tối cao hướng dẫn như sau: ”Khi bên cho
vay đã thơng báo địi nợ mà bên vay khơng trả được nợ, thì ngày sau đó là ngày vi
phạm nghĩa vụ thanh tốn (ngày chậm thực hiện nghĩa vụ thanh tốn). Dù là vay
khơng có lãi thì bên vay vẫn phải trả cho bên cho vay một khoản lãi do chậm thực
hiện nghĩa vụ. Khoản lãi này được tính theo lãi suất cơ bản (khoản 2 Điều 305
BLDS năm 2005) của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm xét xử sơ thẩm
với thời hạn kể từ ngày chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho đến khi xét xử sơ
thẩm”3. Theo hướng dẫn trên thì khi đến hạn trả nợ mà bên vay khơng trả nợ thì
phải trả lãi chậm trả cho bên cho vay, khơng cần trong hợp đồng vay có thỏa thuận
trả lãi chậm trả hay khơng, do đó hướng dẫn này là trái với quy định tại khoản 4
khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005. Ngoài ra, hướng dẫn trên đã coi lãi chậm trả
trong hợp đồng vay tiền quy định tại khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005và lãi chậm
thực hiện nghĩa vụ trả tiền quy định tại khoản 2 Điều 305 BLDS năm 2005 như
nhau là hoàn toàn khơng phù hợp, vì: khoản 2 Điều 305 BLDS năm 20054 quy định
3

[truy cập ngày 20/12/2017].
Khoản 2 Điều 305 BLDS năm 2005 quy định về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự như
sau: Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi
4


10

riêng cho trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền trong các hợp đồng dân sự nói
chung (áp dụng cho cả trường hợp trả lãi trong giai đoạn thi hành án), còn thỏa
thuận trả lãi chậm trả quy định tại khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005 là quy định
riêng trong hợp đồng vay tiền khi bên vay tiền vi phạm nghĩa vụ trả nợ.
Trong thực tiễn xét xử thì đa số Tịa án đều áp dụng quy định về nghĩa vụ trả
lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền khơng có lãi như hướng dẫn của Tịa án nhân
dân tối cao tại Sổ tay Thẩm phán năm 2009, mặc dù hợp đồng vay tiền các bên
khơng có thỏa thuận trả lãi chậm trả như quy định tại khoản 4 Điều 474 BLDS năm
2005 nhưng vẫn buộc bên vay trả lãi chậm trả cho bên cho vay. Như vụ án tranh
chấp hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn bà Nguyễn Thị Hòa và bị đơn bà Trần
Thị Thu5. Nội dung vụ án: Vào ngày 12/08/2012 nguyên đơn có cho bị đơn mượn
số tiền 100.600.000 đồng, thời hạn trả nợ các bên thỏa thuận là 01 tháng, khi mượn
tiền khơng có thỏa thuận trả lãi. Do bị đơn vi phạm nghĩa vụ trả nợ nên nguyên đơn
khởi kiện buộc bị đơn trả nợ số tiền gốc cho vay là 100.600.000 đồng và trả tiền lãi
theo mức lãi suất do Ngân hàng quy định đến ngày xét xử sơ thẩm chỉ tính trên số
tiền 100.000.000 đồng. Khi xét xử, Tịa án chấp nhận yêu cầu trả nợ gốc của nguyên
đơn, cịn số tiền tính lãi chậm trả Tịa án đã tính tốn lại cho phù hợp với số tiền gốc
thực tế cho vay, cụ thể đã nhận định: Giấy vay tiền ngày 12/8/2012 có ghi “Cộng lãi
4.000.000”, do đó Hội đồng xét xử xác định số tiền 100.000.000 đồng cho vay để
yêu cầu tính lãi, thực tế số tiền gốc là 96.000.000 đồng, còn 4.000.000 đồng là nhập
tiền lãi chưa trả vào tiền gốc nên Hội đồng xét xử chỉ chấp nhận yêu cầu tính lãi của
nguyên đơn trên số nợ gốc cho vay là 96.000.000 đồng tính từ tháng 9/2012 cho đến
tháng 02/2014 (là 01 năm 05 tháng) theo mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà
nước công bố (9%/năm) là 12.240.000 đồng. Trong vụ án này tác giả nhận thấy,
Tòa án chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn trả lãi đến ngày xét xử sơ
thẩm mà không xem xét đến nội dung hợp đồng vay tiền có hay khơng thỏa thuận
trả lãi chậm trả và không nêu rõ căn cứ quy định của pháp luật hoặc văn bản hướng
dẫn nào để làm căn cứ tính lãi. Tuy nhiên, do hợp đồng vay tiền trên khơng có thỏa
thuận lãi nhưng Tịa án vẫn chấp nhận u cầu tính lãi của ngun đơn, do đó có thể


suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh tốn, trừ
trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
5
Phụ lục 1. Bản án số: 48/2014/DS-ST, ngày 25/02/2014 của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ
Chí Minh, về“Tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản”.


11
hiểu vụ án trên Tòa án áp dụng theo hướng dẫn tại Sổ tay Thẩm phán năm 2009 của
Tòa án nhân dân tối cao để giải quyết.
Qua thực tiễn xét xử và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao ở trên, tác
giả nhận thấy quy định về nghĩa vụ trả lãi chậm trả tại khoản 4 Điều 474 BLDS năm
2005 “nếu có thoả thuận” là khơng cần thiết. Do bên vay tiền vi phạm nghĩa vụ trả
nợ nên bên vay phải trả lãi chậm trả cho bên vay, đây là nghĩa vụ bắt buộc của bên
có nghĩa vụ đối với bên có quyền nên luật quy định bên vay chỉ có nghĩa vụ trả lãi
chậm trả cho bên cho vay “nếu có thỏa thuận” là khơng phù hợp.
Hiện nay BLDS năm 2015 đã có quy định khác về nghĩa vụ trả lãi chậm trả
trong hợp đồng vay tiền khơng có lãi và có kỳ hạn so với BLDS năm 2005, cụ thể
khoản 4 Điều 466 BLDS năm 2015 quy định như sau: “Trường hợp vay khơng có
lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả khơng đầy đủ thì bên cho vay có
quyền u cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của
Bộ luật này”. Như vậy, BLDS năm 2015 đã bỏ cụm từ “nếu có thỏa thuận“ so với
quy định của BLDS năm 2005. Tác giả đồng tình với quy định về nghĩa vụ trả lãi
chậm trả quy định tại khoản 4 Điều 466 BLDS năm 2015, đây là quy định phù hợp
với thực tiễn áp dụng pháp luật, đúng với bản chất nghĩa vụ trả lãi là một chế tài bắt
buộc của bên vay đối với bên cho vay mà khơng cần có sự thỏa thuận trả lãi nào
khác của các bên trong hợp đồng vay tiền.
Mặc dù, BLDS năm 2015 đã có những điểm mới về quy định nghĩa vụ trả
chậm trả chậm trả so với BLDS năm 2005, nhưng tác giả nhận thấy cả hai Bộ luật
này quy định về quyền yêu trả lãi và nghĩa vụ trả lãi chậm trả còn chưa rõ ràng,

không thống nhất như sau:
Trước đây khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005 quy định: ”Khi đến hạn bên
vay khơng trả nợ hoặc trả khơng đầy đủ thì bên vay phải trả lãi” và nay khoản 4
Điều 466 BLDS năm 2015 quy định: ”Khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả
khơng đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi”. Với quy định trên cho
thấy, BLDS năm 2005 chỉ quy định nghĩa vụ của bên vay tiền là phải trả lãi, nhưng
không quy định cụ thể trả lãi cho ai. Ngược lại, BLDS năm 2015 chỉ quy định bên
cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi nhưng không quy định cụ thể ai có nghĩa vụ trả
lãi. Mặc dù, trong quan hệ hợp đồng vay tiền thì chủ thể trong hợp đồng chỉ là bên
cho vay và bên vay và cũng chỉ có thể xảy ra bên có nghĩa vụ trả lãi là bên vay tiền,
cịn bên có quyền nhận tiền lãi là bên cho vay nhưng luật quy định như trên là chưa


12
cụ thể, rõ ràng. Do đó, tác giả kiến nghị cần sửa đổi quy định tại khoản 4 Điều 466
BLDS 2015 trên cơ sở kết hợp quy định của BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015
như sau:”Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả nợ hoặc trả
khơng đầy đủ thì bên vay phải trả tiền lãi cho bên cho vay theo mức lãi suất quy
định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời
gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác”.
1.1.2. Căn cứ phát sinh lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền khơng có lãi và
khơng có kỳ hạn
Theo khoản 1 Điều 469 BLDS năm 2015 quy định:”Đối với hợp đồng vay
không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền địi lại tài sản và bên vay
cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một
thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. Như vậy, luật quy định đối
với hợp đồng vay khơng kỳ hạn và khơng có lãi thì bên cho vay có quyền địi lại tài
sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau
biết trước một thời gian hợp lý nhưng luật không đề cập đến nghĩa vụ trả lãi nếu bên
vay không trả nợ khi đã thông báo. Do đó kể từ thời điểm bên cho vay thơng báo

cho bên vay một thời gian hợp lý để trả nợ nhưng bên vay vẫn khơng trả thì bên cho
vay có quyền u cầu bên vay trả tiền lãi khơng, nếu có quyền u cầu trả lãi thì lãi
này là lãi gì (lãi chậm trả hay lãi quá hạn)?.
Pháp luật dân sự không quy định cụ thể về nghĩa vụ trả lãi chậm trả đối với
hợp đồng vay tiền không có lãi và khơng có kỳ hạn. Tuy nhiên, khi tranh chấp xảy
ra Tòa án phải căn cứ vào quy định tại Điều 463 và khoản 1, khoản 4 Điều 466
BLDS năm 2015 để giải quyết, cụ thể: Điều 463 quy định:“Hợp đồng vay tài sản là
sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến
hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số
lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định;
khoản 1 Điều 466 quy định: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến
hạn” và khoản 4 Điều 466 quy định bên vay có nghĩa vụ trả lãi chậm trả khi đến
hạn trả nợ vay mà không trả. Đến nay tác giả chưa tìm được thực tiễn xét xử tại Tòa
án áp dụng nghĩa vụ trả lãi chậm trả trong trường hợp vay tiền khơng có lãi và
khơng có kỳ hạn, tuy nhiên theo quan điểm của tác giả thì kể từ khi bên cho vay đã
thơng báo cho bên vay một thời gian hợp lý để trả nợ (thời hạn thông báo này do
bên cho vay chứng minh hoặc do bên vay thừa nhận) mà bên vay vẫn không trả nợ


13
hoặc trả nợ khơng đầy đủ cho bên vay thì hợp đồng vay tiền khơng có lãi và khơng
có kỳ hạn này trở thành hợp đồng vay tiền khơng có lãi và có kỳ hạn như quy định
tại khoản 4 Điều 466 BLDS năm 2015. Quy định này nhằm ràng buộc nghĩa vụ và
cũng là chế tài của pháp luật đối với bên vay cố tình kéo dài khơng chịu trả nợ gây
thiệt hại cho bên cho vay. Do đó, tác giả kiến nghị cần sửa đổi khoản 1 Điều 469
BLDS năm 2015 theo hướng sau: “Đối với hợp đồng vay khơng kỳ hạn và khơng có
lãi thì bên cho vay có quyền địi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất
cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý. Trường hợp
bên cho vay đã thông báo thời gian trả nợ cho bên vay nhưng bên vay vẫn không
trả nợ hoặc trả nợ khơng đầy đủ thì bên vay phải trả lãi cho bên cho vay như quy

định tại khoản 4 Điều 466 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
Tóm lại, nghĩa vụ trả tãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền khơng có lãi chỉ
phát sinh khi đến hạn trả nợ nhưng bên vay tiền không trả nợ hoặc trả nợ không đầy
đủ cho bên cho vay. Ngoài nghĩa vụ trả lãi chậm trả thì bên vay tiền khơng có nghĩa
vụ trả lãi nào khác. Mặc dù, trong hợp đồng vay tiền khơng có lãi và khơng có kỳ
hạn thì luật khơng có quy định nghĩa vụ trả lãi chậm trả, tuy nhiên khi bên cho vay
đã thông báo trả nợ nhưng bên vay khơng trả thì hợp đồng vay tiền này trở thành
hợp đồng vay tiền khơng có lãi và có kỳ hạn, do đó bên vay phải có nghĩa vụ trả lãi
chậm trả như hợp đồng vay tiền có kỳ hạn.
1.2. Mức lãi suất chậm trả
Pháp luật dân sự có đề cập đến thuật ngữ lãi và lãi suất nhưng khơng có nêu
khái niệm lãi và lãi suất.
Về lãi, theo Từ điển tiếng Việt thì lãi được hiểu là:“Khoản tiền chênh lệch do
thu vượt chi sau một q trình bn bán, kinh doanh; hoặc khoản tiền người vay nợ
phải trả thêm cho người chủ nợ ngồi số tiền đã vay”6; dưới góc độ pháp lý thì lãi
được hiểu là:“Khoản tiền mà bên vay, bên huy động, bên thuê trả cho bên cho vay,
đầu tư chứng khoán, gửi tiền hoặc bên cho thuê về việc sử dụng vốn vay, vốn huy
động hoặc tài sản cho th. Lãi được tính tốn căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng
và lãi suất”7. Trong hợp đồng vay tiền thì tác giả đồng tình với khái niệm lãi theo

6

Viện ngôn ngữ học (2013), Từ điển tiếng Việt phổ thơng (tái bản có bổ sung và sửa chữa),Nxb Phương
Đông, Cà Mau, tr.220.
7
Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/5/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban
hành phương pháp tính lãi và hoạch tốn thu, trả lãi của NHNN và các tổ chức tín dụng.


14

quan điểm sau đây: “Lãi là phần giá trị tăng thêm được tính trên số tiền gốc ban
đầu, theo đơn vị thời gian từ khi ký hợp đồng đến khi thanh toán xong”8.
Về lãi suất, theo Từ điển tiếng Việt thì lãi suất được hiểu là: “Tỷ lệ phần trăm
giữa lãi so với vốn”9; có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm lãi suất trong hợp
đồng vay tiền, nhưng tác giả đồng tình với khái niệm lãi suất sau đây:“ Lãi suất là
tỷ lệ phần trăm nhất định tính trên tổng số tài sản vay và kỳ hạn vay mà bên vay
phải trả cho bên cho vay thêm vào số tiền hoặc vật đã vay”10.
Theo quy định của pháp luật dân sự thì mức lãi suất chậm trả trong hợp đồng
vay tiền khơng có lãi được quy định như sau:
1.2.1. Mức lãi suất chậm trả theo thỏa thuận
Trước đây, mức lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng vay tiền quy định tại
khoản 1 Điều 476 BLDS năm 2005 như sau: ”Lãi suất vay do các bên thoả thuận
nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước
công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Hiện nay, lãi suất thỏa thuận cho vay tiền
quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015 như sau: “Lãi suất vay do các bên
thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa
thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác
có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ,
Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo
Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất
giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt q khơng có hiệu lực”.
Như vậy, mức lãi suất thỏa thuận cho vay trong hợp đồng vay tiền quy định tại
BLDS năm 2015 có khác so với BLDS năm 2005.
Theo BLDS năm 2005 thì mức lãi suất thỏa thuận cho vay trong hợp đồng vay
tiền căn cứ theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, mức trần lãi
suất thỏa thuận cho vay “không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Tuy nhiên, BLDS năm
2005 khơng có quy định cụ thể mức lãi suất cơ bản mà giao cho NHNN công bố lãi
suất cơ bản. Chúng ta thấy, mục đích việc ban hành lãi suất cơ bản do NHNN công
8


Đinh Văn Sơn (2015), Lãi trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Luật
TP.HCM, tr.10.
9
Viện ngôn ngữ học (2013), tldd (6), tr.476.
10
Đỗ Văn Đại (2013), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án (tập 1, tái bản lần thứ tư có sửa
chữa, bổ sung), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.572.


15
bố để làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh11 và mức lãi suất
này có sự thay đổi thường xuyên theo định kỳ hàng tháng nên mức trần lãi suất cho
vay tối đa của các tổ chức tín dụng cũng thay đổi tương ứng12. Theo quy định tại
Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của NHNN Việt Nam thì mức lãi
suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm (0,75%/ tháng), do đó đến trước thời
điểm BLDS năm 2015 có hiệu lực pháp luật (BLDS năm 2015 có hiệu lực từ ngày
01/01/2017) thì khi giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền Tòa án đều căn cứ vào
quy định mức lãi suất cơ bản theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN để giải quyết.
Theo tác giả mức lãi suất thỏa thuận cho vay theo quy định của BLDS năm 2005 phải
căn cứ trên cơ sở mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố, nhưng mức lãi suất công bố
thông qua trung gian NHNN này không phải ai cũng biết, kể cả các bên vay tiền nên
không phù hợp được thực tiễn cho vay trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, khi BLDS năm 2015 được thông qua đã có sự thay đổi hồn tồn
khác so với quy định về mức lãi suất thỏa thuận so với quy định của BLDS năm
2005, BLDS năm 2015 quy định mức lãi suất thỏa cho vay trực tiếp trong luật, cụ
thể ”mức lãi suất thỏa thuận cho vay không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền
vay”. Việc quy định mức lãi suất trực tiếp này rất thuận lợi cho các bên khi thỏa
thuận mức lãi suất trong hợp đồng vay tiền và đã khắc phục được những bất cập về
quy định mức lãi suất qua trung gian của BLDS năm 2005.

Tác giả nhận thấy, mặc dù luật quy định các bên được thỏa thuận mức lãi
suất cho vay, nhưng không quy định cụ thể mức lãi suất thỏa thuận cho vay này cho
những loại lãi nào. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 4 và điểm a, b khoản
5 Điều 466 BLDS năm 2015 thì trong hợp đồng vay tiền (khơng có lãi hoặc có lãi)
thì trong hợp đồng vay tiền phát sinh các loại lãi sau: lãi trong hạn, lãi chậm trả và
lãi quá hạn, do đó theo quan điểm của tác giả thì mức lãi suất các bên được thỏa
thuận cả trong mức lãi suất trong hạn, mức lãi suất chậm trả và mức lãi suất quá
hạn, miễm là mức lãi suất của các loại lãi này không được vượt quá 20%/năm của
số tiền vay đều được cơng nhận. Do đó, trong hợp đồng vay tiền khơng có lãi mà
các bên có thỏa thuận mức lãi suất chậm trả từ khoản 20%/ năm của số tiền vay trở
xuống thì bên vay phải trả lãi suất chậm trả khi đã thỏa thuận này khi đến hạn trả nợ
mà bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ cho bên cho vay.
11

Nguyễn Minh Tuấn (2009), Bình luận BLDS, Nxb Lao động, Tr 341.
Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cơ chế điều
hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam đồng.
12


16
Trong trường hợp các bên thỏa thuận lãi suất chậm trả và các loại lãi suất
khác cao hơn mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015 thì phần
nợ gốc cho vay và phần mức lãi suất thỏa thuận vượt quá quy định của luật thì sẽ
giải quyết thế nào?. Vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho
rằng “nếu có thỏa thuận lãi vượt quá mức cho phép thì sự thỏa thuận lãi này bị vô
hiệu và khi giải quyết tại Tịa án thì phải tính tốn lại theo luật định, cịn phần số
tiền gốc cho vay khơng bị vơ hiệu”13, tác giả đồng tình quan điểm này.
1.2.2. Mức lãi chậm trả theo luật định
Theo khoản 4 Điều 466 BLDS năm 2015quy định như sau:“Trường hợp vay

khơng có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên
cho vay có quyền u cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2
Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả,
trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác”.
Như vậy, BLDS năm 2015 quy định mức lãi chậm trả trong hợp đồng vay
tiền khơng có lãi “theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS năm
201514”, tác giả nhận thấy quy định mức lãi suất này có phần bất cập, chưa phù hợp
vì các lý do sau:
Thứ nhất, mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 là
dành riêng “cho trường hợp vay tiền có thỏa thuận lãi suất nhưng khơng rõ ràng
hoặc có tranh chấp lãi suất”; cịn mức lãi suất quy định tại khoản 4 Điều 466 BLDS
năm 2015 là riêng trong hợp đồng vay tiền khơng có lãi. Như vậy, luật lấy mức lãi
suất trong hợp đồng vay tiền khơng có lãi áp vào mức lãi suất trong hợp đồng vay
tiền khác (vay tiền có có thỏa thuận lãi suất nhưng khơng rõ ràng hoặc có tranh chấp
lãi suất) là khơng phù hợp, bất cập, vì bản chất của hai loại vay tiền là khác nhau.
Thứ hai, mức lãi suất hiện nay quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS năm
2015 chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểu không thống nhất. Luật quy định mức lãi suất
quy định tại khoản 2 BLDS năm 2015 được xác định “bằng 50% mức lãi suất giới
hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015”, nhưng mức lãi suất quy định
tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015 là mức lãi suất thỏa thuận cho vay tối đa mà
13

Đỗ Văn Đại (2010), “Lãi suất trần cho vay: Kinh nghiệm nước ngồi và hướng sửa đổi Bộ luật Dân sự”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8, tr 33.
14
Khoản 2 Điều 248 BLDS năm 2015quy định như sau: Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi,
nhưng khơng xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi
suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.



17
luật chưa xác định cụ thể, chỉ “dự liệu” để các bên làm cớ sở thỏa thuận lãi suất cho
vay không được vượt quá 20%/năm của số tiền vay. Do không xác định được mức
lãi suất thỏa thuận cụ thể, do đó khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 quy định mức
lãi suất bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm
2015 là không thể xác định được.
Đến nay, tác giả chưa sưu tầm được bản án áp dụng mức lãi suất chậm trả
theo quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015, tuy nhiên thực tiễn áp dụng
mức “mức lãi suất giới hạn” quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 cho
trương hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong thi hành án theo quy định tại
khoản 2 Điều 357 BLDS năm 2015 thì các Tịa án áp dụng cũng khơng thống nhất.
Có Tịa án áp dụng mức lãi suất giới hạn là 10%/năm của số tiền chưa trả, có Tịa án
khơng tính ra mức lãi suất cụ thể mà tuyên mức lãi suất như Điều luật quy định, cụ
thể: Vụ án dân sự về“Tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản”giữa nguyên đơn bà
Nguyễn Thị Dân và bị đơn ơng Trần Văn Thanh15, Tịa án đã tuyên “Kể từ ngày
người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành xong
khoản tiền phải thi hành án, hàng tháng người phải thi hành án còn phải chịu
khoản tiền lãi theo mức lãi suất 10%/năm trên số tiền còn phải thi hành án”. Còn
tại vụ án dân sự về “Tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản” giữa nguyên đơn
ông Lê Tấn Phát, bà Lê Thị Huệ và bị đơn ông Lê Thừa Sàng16, Tòa án đã tuyên
“Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi
hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng người phải thi hành án còn phải
chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại
khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự”.
Từ những phân tích trên, tác giả kiến nghị cần sửa đổi cách quy định mức lãi
suất chậm trả trong hợp đồng vay tiền khơng có lãi tại khoản 4 Điều 466 BLDS năm
2015 theo hướng quy định mức lãi suất độc lập không phụ thuộc vào khoản 2 Điều
468 BLDS năm 2015 (có thể là 10%/năm của khoản tiền vay) hoặc có thể quy định
mức lãi suất dẫn chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 468 nhưng phải thêm từ “tối
đa” sau từ “giới hạn” của khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 để có cách hiểu và áp

dụng pháp luật được thống nhất. Cụ thể sửa đổi như sau:
15

Phụ lục 2. Bản án số: 07/2017/DS-ST, ngày 26/6/2017 của Tòa án nhân huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai,
về“Tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản”.
16
Phụ lục 3. Bản án số: 05/2017/DS-ST, ngày 11/4/2017 của Tòa án nhân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai,
về“Tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản”.


18
Phương án 1, quy định mức lãi suất cụ thể trong khoản 2 Điều 466 BLDS
năm 2015 mà không dẫn chiếu theo quy định của khoản 2 Điều 468 BLDS năm
2015 như sau: “Trường hợp vay khơng có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ
hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền u cầu bên vay trả tiền lãi với
mức lãi suất bằng 10%/năm trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm
trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
Phương án 2, quy định mức lãi suất như hiện nay tại khoản 4 Điều 466
BLDS năm 2015 nhưng cần sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS năm
2015 theo hai cách sau:
+ Cách thứ nhất:”Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng
không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định
bằng 10%/năm của khoản tiền vay tại thời điểm trả nợ”.
+ Cách thứ hai:”Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng
khơng xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định
bằng 50% mức lãi suất giới hạn tối đa quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm
trả nợ”
1.3. Thời điểm tính lãi chậm trả
Trong hợp đồng vay tiền khơng có lãi thì nghĩa vụ trả lãi chậm trả căn cứ
trên cơ sở do các thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định 17, nhưng BLDS năm 2015

khơng có quy định cụ thể thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc tính lãi chậm trả
nên dẫn đến áp dụng pháp luật gặp khó khăn, khơng thống nhất.
1.3.1. Thời điểm bắt đầu tính lãi chậm trả
Theo khoản 4 Điều 466 BLDS năm 2015 quy định thì bên vay tiền có nghĩa vụ
trả lãi chậm trả ”trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả”. Ngoài ra,
việc thực hiện hợp đồng vay tiền khơng có lãi quy định tại khoản 1 Điều 469 và khoản
1 Điều 470 BLDS năm 2015 cũng không đề cập thời điểm bắt đầu tính lãi chậm trả.
Trong thực tiễn xét xử, có Tịa án xác định thời điểm bắt đầu tính lãi chậm
trả từ ngày hoặc từ tháng đến hạn trả nợ. Như vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản
giữa nguyên đơn bà Nguyễn Thị Hòa và bị đơn bà Trần Thị Thu18. Trong án này
nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả nợ số tiền gốc cho vay là 100.600.000 đồng và tiền
lãi theo mức lãi suất do Ngân hàng quy định đến ngày xét xử sơ thẩm chỉ trên số
17
18

Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Phụ lục 1, tldd (5).


19
tiền gốc 100.000.000 đồng. Tòa án đã xác định thời điểm tính lãi từ tháng 9/2012
đến tháng 02/2014 (01 năm 05 tháng). Theo tác giả, trong vụ án này Tòa án xác
định thời điểm bắt tình lãi chậm trả kể từ tháng đến hạn trả nợ là chưa chính xác, vì
các bên thỏa thuận vay 01 tháng tính từ ngày 12/8/2012 nên thời điểm bắt đầu tính
lãi chậm trả là ngày tiếp theo mà bị đơn không trả nợ cho nguyên đơn là từ ngày
13/9/2012. Do đó lãi chậm trả tính phải tính từ ngày 13/9/2012 đến ngày
25/02/2014 (ngày xét xử sơ thẩm) trên số tiền gốc cho vay thực tế là 96.000.000
đồng = 12.528.000 đồng [(96.000.000 đồng x 0,75%/tháng x 17 tháng + (24.000
đồng/ngày x 12 ngày)]. Do đó lãi hậm trả bản án này đã tính buộc bị đơn trả cho
nguyên đơn là 12.240.000 đồng là gây thiệt hại cho nguyên đơn 288.000 đồng.

Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả nếu trong hợp đồng vay tiền các bên
có thỏa thuận thời điểm bắt đầu trả lãi chậm trả thì khi bên vay vi phạm nghĩa vụ trả
nợ thì thời điểm bắt đầu tính lãi chậm trả căn cứ theo thỏa thuận đó. Trong trường
hợp các bên khơng có thỏa thuận thời điểm bắt đầu trả lãi chậm trả thì căn cứ theo
quy định tại khoản 4 Điều 466 BLDS năm 2015 để xác định thời điểm bắt đầu tính
lãi là ”ngày tiếp theo của ngày đến hạn (đối với hợp đồng vay khơng có lãi và có kỳ
hạn) hoặc ngày đã thông báo trả nợ (đối với hợp đồng vay khơng có lãi và khơng có
kỳ hạn) mà bên vay khơng trả”.
1.3.2. Thời điểm kết thúc tính lãi chậm trả
Luật cũng không quy định cụ thể thời điểm kết thúc tình lãi chậm trả là thời
điểm nào. Khoản 4 Điều 466 BLDS năm 2015 chỉ quy định lãi chậm trả tương ứng
với thời gian chậm trả theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015, nhưng khoản 2
Điều 468 chỉ quy định nghĩa vụ trả lãi đến thời điểm trả nợ mà không xác định cụ
thể thời điểm trả nợ là thời thời điểm nào.
Do luật không xác định rõ thời điểm kết thúc tính lãi chậm trả trong hợp
đồng vay tiền khơng có lãi nên hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về việc xác
định thời điểm kết thúc tính lãi chậm trả. Có quan điểm cho rằng thời điểm kết thúc
tính lãi chậm trả được tính đến ngày Tịa án xét xử sơ thẩm, có quan điểm cho rằng
thời điểm kết thúc tính lãi chậm trả tính đến ngày xét xử phúc thẩm (nếu có kháng
cáo hoặc kháng nghị bản án sơ thẩm), có quan điểm cho rằng lãi chậm trả tính đến
ngày làm đơn yêu cầu thi hành án. Thực tiễn xét xử, tác giả chưa sưu tầm được bản
án tranh chấp hợp đồng vay tiền có áp dụng thời điểm kết thúc tính lãi theo quy
định tại khoản 4 Điều 466 BLDS năm 2015, tuy nhiên khi BLDS năm 2005 cịn
hiệu lực thì đa số các Tòa án áp dụng thời điểm kết thúc tính lãi là đến khi xét xử sơ


×