Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Luật doanh nghiệp một bước phát triển quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc tụ do kinh doanh ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.57 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
----------------------

TRƯƠNG THẾ MINH

LUẬT DOANH NGHIỆP
MỘT BƯỚC PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG TRONG VIỆC
THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TỰ DO KINH DOANH
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH
2000


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
----------------------

TRƯƠNG THẾ MINH

ĐỀ TÀI

LUẬT DOANH NGHIỆP - MỘT BƯỚC PHÁT TRIỂN QUAN
TRỌNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC
TỰ DO KINH DOANH Ở VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ , NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÀI
MÃ SỐ : 5.05.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TIẾN SĨ DƯƠNG ĐĂNG HUỆ

TP. HỒ CHÍ MINH
2000


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

TRƯƠNG THẾ MINH


1. Tính cấp thiết của đề tài
Tự do kinh doanh là vấn đề quan trọng đã được nêu trong Điều 57 Hiến
pháp 1992: "Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp
luật" và trong các đường lối, chính sách đổi mới về kinh tế của Đảng ta.
Ngày 21.12.1990, Quốc hội khóa VIII của nước ta đã thông qua hai đạo
luật quan trọng: Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Hai đạo luật
nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở nước
ta, ghi nhận và tạo điều kiện ban đầu rất cần thiết cho việc thực hiện quyền
tự do kinh doanh của các nhà đầu tư, là cột mốc quan trọng và có ý nghóa
quyết định trong quá trình đổi mới nền kinh tế, chuyển sang nền kinh tế nhiều

thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo
định hướng xã hội chủ nghóa.
Trong thời gian qua, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân đã có
tác dụng tích cực, có đóng góp quan trọng vào quá trình cải cách và phát triển
kinh tế ở nước ta. Tuy vậy nội dung của hai luật nói trên đã không còn phù
hợp với những thay đổi của tình hình kinh tế, xã hội và đường lối chính sách
của Đảng ta về phát triển kinh tế trong giai đoạn mới.
Ngày 12/6/1999, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật
Doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2000. Đây là một sự kiện pháp lý
quan trọng vì nó ghi nhận nhiều đổi mới cả về chất và lượng so với Luật
Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân trước đây, trong đó điểm quan trọng
nhất là Luật Doanh nghiệp đã tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và trọn vẹn nhất từ
trước đến nay trong việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh ở nước ta.
Nội dung của Luật Doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
đầu tư, của hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước và đội ngũ viên chức Nhà
nước và giới luật gia trong việc tìm hiểu và nghiên cứu xem Luật Doanh
Trang 1


nghiệp đảm bảo nguyên tắc tự do kinh doanh đến đâu? Sự bình đẳng trước
pháp luật trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế như thế nào? Có bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư
không? Chức năng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp ra sao? Tác động
của Luật Doanh nghiệp vào đời sống kinh tế-xã hội như thế nào?
Chính vì những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài "Luậ t Doanh nghiệp Một bước phát triển quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh
doanh ở Việt Nam" .
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Do Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước ta, tại kỳ họp thứ 5, khóa X,
thông qua ngày 12/6/1999, và có hiệu lực từ ngày 01/01/2000 nên thời gian
qua chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về Luật Doanh nghiệp, như cuốn

"Tìm hiểu Luật Doanh nghiệp" của các tác giả như Nguyễn Văn Thông,
Nguyễn Ngọc Điệp, Phan Đình Khánh, Nguyễn Văn Minh; cuốn "Luật Kinh
doanh" của các tác giả Nguyễn Thị Khế, Bùi Thị Khuyên, NXB Thống kê
1999.
Ngoài ra, còn có các bài báo đăng rải rác ở các tạp chí Luật học, Nhà
nước và Pháp luật, Dân chủ và pháp luật như các bài: "Tư cách pháp lý của
các chủ thể tham gia Công ty đối vốn theo Luật Doanh nghiệp năm 1999" của
tác giả Lê Thị Châu đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3/2000 , bài
"Một vài khía cạnh pháp lý về chế độ trách nhiệm của Công ty hợp danh" của
tác giả Bùi Nguyên Khánh đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8/1998
; bài "Về những điểm mới của Luật Doanh nghiệp" của tác giả Trần Đình
Hảo đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8/1999, và một số luận văn
tốt nghiệp đại học luật.

Trang 2


Nhìn chung, các công trình khoa học nghiên cứu về Luật Doanh nghiệp
còn quá ít, và cho đến nay giới luật học vẫn chưa nghiên cứu một cách đầy đủ
về Luật Doanh nghiệp và những tiến bộ của nó. Tóm lại, sự quan tâm của
chúng ta là chưa ngang tầm với vị trí, vai trò và ý nghóa của Luật Doanh
nghiệp đối với đời sống kinh tế ở nước ta.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn nhằm nghiên cứu, đánh giá, chứng minh sự cần thiết và quá
trình thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh ở nước ta, chứng minh Luật
Doanh nghiệp là một bước phát triển quan trọng trong việc thực hiện nguyên
tắc tự do kinh doanh ở Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Nguyên tắc tự do kinh doanh được thể chế hóa trong toàn bộ hệ thống

pháp luật kinh tế Việt Nam.
Ví dụ : Khi nói đến tự do kinh doanh là phải nói đến quyền tự do ký kết
hợp đồng kinh tế mà quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế đã được đề cập
trong Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế.
Hoặc khi nói đến tự do kinh doanh tức là nhà đầu tư được tự do lựa chọn
cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế. Điều này đã được quy định trong Luật
Tổ chức Tòa án nhân dân, Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế,
Nghị định 116/CP của Chính phủ.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả không nghiên cứu
mối quan hệ giữa tự do kinh doanh với toàn bộ hệ thống pháp luật kinh tế, mà
chỉ tập trung nghiên cứu bước phát triển quan trọng của việc thực hiện
nguyên tắc tự do kinh doanh ở Việt Nam trong Luật Doanh nghiệp mà thôi.

Trang 3


4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khoa học chủ yếu mà tác giả áp dụng trong quá trình
nghiên cứu là các phương pháp: phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp, kết
hợp lý luận với thực tiễn. Trong những phương pháp này thì tác giả sử dụng
phương pháp so sánh là chủ yếu nhất nhằm so sánh những quy định trong
Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân với các quy định trong Luật
Doanh nghiệp để từ đó phân tích, chứng minh Luật Doanh nghiệp là một bước
phát triển quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh ở Việt
Nam.
5. Điểm mới và ý nghóa của luận văn
5.1 Điểm mới
Lần đầu tiên, tự do kinh doanh được nghiên cứu trên ba giác độ: thứ nhất
là, tự do kinh doanh với tư cách là một quyền của con người; thứ hai là, với tư
cách là một chế định pháp luật và thứ ba, với tư cách là một nguyên tắc quản

lý kinh tế.
Điểm mới thứ hai của luận văn là ở chỗ, thông qua việc trình bày 12
điểm mới đã được Quốc hội ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp, luận văn đã
khẳng định được nhận định rằng, Luật Doanh nghiệp là một bước phát triển
rất lớn, rất quan trọng trong việc ghi nhận và đảm bảo thực hiện nguyên tắc
tự do kinh doanh ở Việt Nam.
5.2 Ý nghóa
Luận văn là một công trình có ý nghóa trên nhiều phương diện và giúp
cho nhiều đối tượng trong việc tìm hiểu vị trí, vai trò của nguyên tắc tự do
kinh doanh cũng như việc pháp luật kinh tế nói chung và Luật Doanh nghiệp
nói riêng đã tạo môi trường pháp lý đầy đủ như thế nào cho việc thực hiện
nguyên tắc tự do kinh doanh ở nước ta.
Trang 4


6. Cơ cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu với 3 chương cùng với lời nói đầu, kết luận
chung và danh mục các tài liệu tham khảo.
+ Lời nói đầu trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục đích, phạm vi,
phương pháp nghiên cứu và điểm mới, ý nghóa của luận văn.
+ Chương 1 : Lý luận về nguyên tắc tự do kinh doanh.
+ Chương 2 : Thực trạng pháp luật về quyền tự do kinh doanh trước khi
ban hành Luật Doanh nghiệp.
+ Chương 3 : Điểm mới của Luật Doanh nghiệp về quyền tự do kinh
doanh.

Trang 5


CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TỰ DO KINH DOANH
1.1 Khái niệm nguyên tắc tự do kinh doanh
Nguyên tắc của một ngành luật là những tư tưởng cơ bản, chỉ đạo việc
xây dựng và thực hiện các quy phạm pháp luật. Nguyên tắc của Luật Kinh tế
là những tư tưởng cơ bản, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện các quy phạm
pháp luật kinh tế.
Một trong những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng pháp luật kinh tế trong
giai đoạn nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước theo định hướng XHCN hiện nay là nguyên tắc tự do kinh doanh. Đây là
nguyên tắc pháp lý cơ bản, quan trọng nhất của Luật Kinh tế trong giai đoạn
hiện nay của nước ta.
Nguyên tắc tự do kinh doanh hay nói một cách đầy đủ là nguyên tắc bảo
đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh là đòi hỏi tất yếu,
phù hợp với nền kinh tế thị trường. Điều 57 của Hiến pháp 1992- đạo luật cơ
bản của Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghóa Việt Nam đã ghi nhận "Công dân
có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật". Tiếp theo đó, Luật
Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân và hiện nay là Luật Doanh nghiệp đã
cụ thể quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.
Tự do kinh doanh là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, luôn
tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị
trường.
Dưới góc độ kinh tế, tự do kinh doanh là một nhu cầu tất yếu bắt nguồn
từ yêu cầu khách quan có tính quy luật của nền kinh tế thị trường, là sản
phẩm của sự phát triển bình thường quan hệ hàng hóa, tiền tệ.
Trang 6


Dưới góc độ chính trị, tự do kinh doanh được hiểu là một trong những
quyền tự do, dân chủ của công dân.
Dưới góc độ pháp lý, tự do kinh doanh là quyền của chủ thể, tức là cá

nhân hoặc pháp nhân đương nhiên được quyền tự do kinh doanh, tự do lựa
chọn ngành nghề, quy mô, hình thức kinh doanh đồng thời Nhà nước có nghóa
vụ ban hành các quy phạm pháp luật bảo đảm và tạo điều kiện cho cá nhân
hoặc pháp nhân được thực hiện quyền chủ thể của mình.
Do đó quyền tự do kinh doanh có thể được nghiên cứu như là một quyền
công dân; như là một chế định pháp luật và như là một nguyên tắc quản lý
kinh tế.
1.2 Đặc điểm của nguyên tắc tự do kinh doanh
1.2.1 Là một phần của nội dung quyền con người
Quyền và nghóa vụ cơ bản của công dân là những quyền, nghóa vụ được
quy định trong Hiến pháp. Những quyền này thường được xuất phát từ quyền
con người: được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc, không ai có thể
xâm phạm.
Một trong những quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp của Nước
CHXHCNVN năm 1992 là các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội. Công dân
Việt Nam có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, có quyền
sở hữu những thu nhập hợp pháp, những của cải để dành, tư liệu sản xuất,
vốn là những tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế
khác. Tổ chức và cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp, không bị hạn
chế về quy mô và địa bàn hoạt động. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế có thể liên doanh với cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài theo quy
định của pháp luật. Tài sản hợp pháp của công dân được Nhà nước bảo hộ,
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp
Trang 7


luật. Điều 57- Hiến pháp của nước CHXHCNVN năm 1992 đã khẳng định:
"Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật". Khoản 1Điều 2- Nghị định 02/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/02/2000 một lần
nữa đã tái khẳng định: "Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật là quyền của công dân và tổ chức được Nhà nước bảo

hộ".
1.2.2 Là một chế định pháp luật
Nguyên tắc tự do kinh doanh khi xem xét dưới góc độ pháp luật là tổng
hợp các quy định pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo một
trình tự thủ tục quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có quyền được
tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm.
Quyền tự do kinh doanh bao gồm các quy định pháp luật điều chỉnh
những vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất, là hệ thống các quy phạm pháp luật về kinh tế tạo điều kiện
thực hiện quyền tự do kinh doanh.
Trong thời kế hoạch hóa tập trung, các công ty, xí nghiệp, hợp tác xã
chỉ được ký kết hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh và phải được cơ
quan nhà nước phê duyệt hợp đồng trước khi thực hiện. Hiện nay, một trong
những cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện thực hiện quyền tự do kinh
doanh là Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 29/5/1989. Việc quy định về hợp
đồng kinh tế đã tạo cho các chủ thể kinh doanh được tự do ký kết hợp đồng
kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu không được tự do ký kết hợp
đồng thì sẽ không thể có quyền tự do kinh doanh.
Thứ hai, là quy định quyền và nghóa vụ của doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp quy định những quyền và những nghóa vụ của
doanh nghiệp như các quyền về tài sản, về liên doanh liên kết mở rộng thị
Trang 8


trường, về kinh doanh xuất nhập khẩu, về huy độn g vốn, về tuyển dụng lao
động và các nghóa vụ hoạt động đúng ngành nghề đã đăng ký, kê khai thuế,
lập sổä kế toán và báo cáo, bảo đảm chất lượng hàng hóa.
Thứ ba, là các biện pháp chế tài trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Đây cũng là một yếu tố nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh
cũng là đảm bảo một phần của quyền tự do kinh doanh. Những biện pháp chế

tài gồm chế tài hành chính trong các lónh vực như thuế, an ninh trật tự , chế
tài dân sự như phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, bồi thường thiệt hại , chế tài
hình sự như các tội buôn lậu, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm.
Thứ tư, là các đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp
Điều 9- Luật Doanh nghiệp quy định những tổ chức và cá nhân sau đây
không được thành lập và quản lý doanh nghiệp:
1- Các cơ quan nhà nước, đơn vị trực thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp kinh
doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
2- Cán bộ,công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,công chức
3- Só quan, hạ só quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội, só quan, hạ só quan chuyên nghiệp
trong các cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân.
4- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước
trừ những người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn góp của Nhà nước
tại doanh nghiệp khác.
5- Người chưa thành niên, người thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng
lực hành vi dân sự.
Trang 9


6- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành
hình phạt tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu,
làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối
khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật.
7- Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp
danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản
trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được

quyền thành lập doanh nghiệp .
8- Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt
Nam.
Các tổ chức này chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài.
Thứ năm, là quy định các ngành nghề bị cấm kinh doanh và kinh doanh
có điều kiện
Khoản 2 Điều 6 Luật Doanh nghiệp và Điều 03 - Nghị định 03/2000/CP
của Chính phủ ngày 03/02/2000 quy định các ngành nghề bị cấm kinh doanh,
đó là kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ
thuật quân sự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang; chất nổ, chất độc, chất
phóng xạ; chất ma tuý; mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ,
trẻ em; dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc; các hoá chất có tính độc hại mạnh;
các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng; các sản phẩm văn hoá
phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan hoặc có hại đến giáo dục nhân cách; các
loại pháo; thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật, thực vật quý
hiếm khác cần được bảo vệ; đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ
của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trang 10


Ngoài ra, pháp luật còn quy định những ngành nghề khi kinh doanh
phải đáp ứng những điều kiện về Giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp hoặc các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ
sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an
toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh
doanh.
1.2.3 Là một trong những nguyên tắc quản lý kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường thì doanh nghiệp được tự chủ trong tất cả

các hoạt động sản xuất kinh doanh . Doanh nghiệp được tự do ký kết hợp
đồng , tự do lựa chọn thị trường và đối tác, tự do định đoạt tài sản thuộc
quyền sở hữu hợp pháp của mình, tự do đầu tư ở mọi lãnh vực nếu pháp luật
không cấm . Nhà nước chỉ quản lý điều hành nền kinh tế bằng các chiến lược,
chính sách kinh tế mang tính vó mô. Trong cơ chế thị trường pháp luật phải
đảm bảo quyền tự do và tự chủ trong kinh doanh của các chủ thể kinh doanh
và Nhà nước chỉ quản lý nền kinh tế bằng phương pháp kinh tế mà hạn chế
tối đa phương pháp mệnh lệnh hành chính.
Các phương pháp kinh tế mở rộng quyền hành động cho các cá nhân và
các doanh nghiệp, đồng thời cũng tăng trách nhiệm kinh tế của họ. Điều đó
giúp cho Nhà nước giảm được nhiều việc điều hành, kiểm tra, đôn đốc chi li,
vụn vặt mang tính chất sự vụ hành chánh, nâng cao ý thức kỷ luật tự giác của
con người và của mọi doanh nghiệp.
Ngoài ra, Nhà nước phải có những quy định đảm bảo cho các chủ thể
kinh doanh thực hiện trên thực tế quyền tự do kinh doanh của mình khi thực
hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, các chủ thể kinh doanh phải chấp hành đúng và đầy đủ các quy
định pháp luật trong quá trình thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động
Trang 11


sản xuất kinh doanh kể cả những nghóa vụ của doanh nghiệp do pháp luật quy
định.
1.3 Ý nghóa của nguyên tắc tư do kinh doanh
1.3.1 Về chính trị
Hiến pháp năm 1992 đã nâng cao và chú trọng vào các quyền cuả công
dân so với các Hiến pháp trước đây , trong đó bao gồm quyền tự do kinh
doanh . Điều 57 Hiến pháp năm 1992 quy định công dân có quyền tự do kinh
doanh theo quy định pháp luật , đây cũng là một phần của quyền con người
trong chế độ xã hội chủ nghóa . Hiến pháp, đạo luật có giá trị pháp lý cao

nhất quy định về quyền tự do kinh doanh cuả công dân , đã thể hiện bản chất
của Nhà nước ta làø Nhà nước "của dân, do dân và vì dân", bảo đảm cho mọi
công dân đều bình đẳng về quyền và nghóa vụ trước pháp luật . Đây là biểu
hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghóa.
1.3.2 Về pháp lý
Tự do kinh doanh là cơ sở pháp lý bảo đảm cho nhà đầu tư có quyền sản
xuất kinh doanh ở tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm khi đã đáp
ứng đầy đủ những điều kiện do luật định . Tự do kinh doanh còn nhằm thực
hiện và nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý Nhà nước bằng pháp luật . Nhà
nước khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp và nhân dân đầu tư và
phát triển có hiệu quả, phù hợp với định hướng, kế hoạch của Nhà nước.
Tự do kinh doanh nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp
luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tự do kinh doanh nhằm
mục đích tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh theo pháp luật, tạo điều
kiện cho công dân thực hiện quyền chủ thể của mình.
1.3.3 Về kinh tế

Trang 12


Một trong những động lực phát triển kinh tế là tự do kinh doanh , điều
này tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế được tự do đầu tư vốn sản xuất
kinh doanh, thu hút mạnh mẽ tất cả các nguồn vốn đầu tư của các thành phần
kinh tế khác nhau . Hiến pháp quy định quyền tự do kinh doanh tạo điều kiện
pháp lý cho tất cả mọi công dân và doanh nghiệp đầu tư vốn và tài sản vào
kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Các loại hình doanh
nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài đều bình đẳng trước pháp luật , cùng cạnh tranh lành
mạnh trên thị trường làm đa dạng, phong phú thêm mặt hàng, nâng cao chất
lượngg sản phẩm , giá cả hợp lý hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của

người tiêu dùng, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động . Đó là ý
nghóa kinh tế của quyền tự do kinh doanh.
1.4 Điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh
1.4.1 Đặc điểm của nền kinh tế
Quyền tự do kinh doanh có được phát triển hay không, một phần tù y
thuộc vào tính chất của nền kinh tế. Trước đây nền kinh tế nước ta được xây
dựng và phát triển dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, tồn tại dưới
hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, trong đó sở hữu toàn dân
giữ vai trò chủ đạo. Chế độ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất không
được chấp nhận. Phù hợp với cơ cấu kinh tế này là cơ chế quản lý hành chính
bao cấp. Theo cơ chế này, nền kinh tế phải được tổ chức và quản lý theo
phương pháp kế hoạch hóa tập trung cao độ và đòi hỏi phải có sự can thiệp
trực tiếp của Nhà nước vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị
kinh tế. Nhà nước bắt buộc các đơn vị kinh tế có liên quan phải ký kết hợp
đồng kinh tế và khi các đơn vị kinh tế ký kết hợp đồng kinh tế phải dựa vào
chỉ tiêu pháp lệnh. Tính kế hoạch đã biến những hợp đồng kinh tế trở thành
Trang 13


công cụ đắc lực để xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước. Do tính chất
của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ nên quyền tự do kinh doanh
cũng không xuất hiện trong cơ chế kinh tế này.
Ngày nay, nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế hàn g hóa
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghóa do đó tính chất của nền kinh tế cũng có những đặc
trưng riêng, đó là:
a/ Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh
doanh mà chỉ tạo môi trường pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động. Khi có
vi phạm thì trừng phạt để bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh, thông
thoáng.

b/ Hoạt động kinh doanh (sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản xuất
cho ai...) đều là công việc của các nhà kinh doanh. Công cụ tác động vào các
hoạt động kinh doanh đó không phải là kế hoạch của Nhà nước mà là nhu cầu
của xã hội, mà là thị trường. Kinh tế thị trường là kinh tế mà ở đó thị trường
quyết định sản xuất.
c/ Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa đa hình thức sở hữu đối
với tư liệu sản xuất, đa thành phần kinh tế và đa lợi ích, các thành phần kinh
tế đều bình đẳng trước pháp luật.
d/ Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế cạnh tranh, lấy cạnh tranh làm
động lực phát triển. Các doanh nghiệp cạnh tranh để tồn tại và phát triển và
doanh nghiệp nào không chịu nổi cơ chế đó thì phải bị phá sản.
Trong một nền kinh tế như vậy thì không thể không có tự do kinh
doanh. Nói cách khác, tự do kinh doanh là sản phẩm tất yếu của kinh tế thị
trường đồng thời là đặc điểm nổi bật của nó. Tuy nhiên, kinh tế thị trường có
các mô hình khác nhau. Ở Mỹ có mô hình thị trường tự do. Ở Châu Âu có mô
Trang 14


hình kinh tế thị trường - xã hội. Tuy là kinh tế thị trường nhưng mức độ tự do
của 2 loại mô hình này là có khác nhau. Ở Mỹ, sự tự do được ghi nhận ở mức
độ cao hơn các nước Tây Âu. Vì vậy, có thể nói rằng, tự do kinh doanh được
quy định trước hết là do tính chất của nền kinh tế (kinh tế kế hoạch hóa hay
kinh tế thị trường) và sau đó là còn do mô hình của từng loại hình kinh tế thị
trường nữa. Ở Việt Nam có kinh tế thị trường nhưng lại được quản lý theo
định hướng XHCN, do đó, mức độ tự do kinh doanh ở Việt Nam là không
giống như ở các nước có kinh tế thị trường phát triển theo hướng TBCN.
Do tính chất của nền kinh tế thị trường là như vậy nên quyền tự do kinh
doanh cũng xuất hiện theo như là một sản phẩm tất yếu, một điều kiện không
thể thiếu được.
1.4.2 Mức độ phát triển của nền kinh tế

Mặc dù mang tính chất là nền kinh tế thị trường, nhưng vào những năm
1986-2000, chúng ta chỉ mới bắt đầu xây dựng nền kinh tế thị trường nên
trong giai đoạn này , quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh cũng
chưa được luật hóa một cách cụ thể . Doanh nghiệp muốn tiến hành bất cứ
việc gì từ việc thành lập, đến bổ sung vốn, bổ sung chức năng kinh doanh, lựa
chọn ngành, nghề, quy mô kinh doanh hay lựa chọn hình thức đầu tư thì doanh
nghiệp vẫn phải "xin" phép Nhà nước và doanh nghiệp chỉ được tiến hành khi
được Nhà nước "cho" phép .
Ngày nay, sau 15 năm đổi mới, nền kinh tế thị trường của nước ta đã
được khẳng định, đang phát triển và đạt được một số thà nh tựu đáng kể, do
đó, quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh càng phải được luật
hóa một cách cụ thể, rõ ràng đồng thời Nhà nước thông qua các quy phạm
pháp luật phải đảm bảo cho quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh
doanh được thực hiện trọn vẹn trên thực tế .
Trang 15


Trên cơ sở này mà Nhà nước đã sửa đổi Luật Công ty và Luật Doanh
nghiệp tư nhân được ban hành năm 1990 và thay thế bằng Luật Doanh nghiệp
nhằm không những thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh
của các chủ thể kinh doanh mà còn nâng quyền này lên một cầm cao mới,
phù hợp với bước phát triển mới của nền kinh tế nước nhà.
Tóm lại, khi nền kinh tế phát triển đến một trình độ mới thì quyền tự do
kinh doanh của các chủ thể kinh doanh cũng phải được nâng tầm để phù hợp
với trình độ phát triển kinh tế mới đó.
1.4.3 Điều kiện xã hội
Trong một đất nước mà nhận thức của nhân dâ n, nhận thức xã hội ngày
càng được nâng cao thì nhân dân ngày càng đòi hỏi Nhà nước phải tạo điều
kiện cho nhân dân thực hiện quyền của mình bao gồm rất nhiều quyền trong
đó có quyền tự do kinh doanh.

Quyền tự do kinh doanh không thể có được khi mà trình độ dân trí trong
xã hội còn nghèo nàn, thấp kém và lạc hậu. Điều đó giải thích tại sao cũng là
kinh tế thị trường, nhưng mức độ tự do trong lónh vực kinh doanh ở nước ta
trong các giai đoạn khác nhau là không giống nhau. Khi mới chuyển sang nền
kinh tế thị trường (trước năm 2000) nhận thức của chúng ta về nền kinh tế
này còn hạn hẹp, khả năng làm chủ của chúng ta đối với các hoạt động kinh
tế còn hạn chế do đó Nhà nước không thể mở toang cánh cửa cho tự do kinh
doanh. Vì vậy, trong thời gian này, nguyên tắc tự do kinh doanh đã được
khẳng định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện. Ngày nay,
sau 15 năm cải cách, hệ thống pháp luật của Nhà nước đã có những cải cách
và tiến bộ quan trọng, nhận thức của nhân dân về kinh tế thị trường cũng
khác do đó chúng ta mới có đủ điều kiện để mở rộng hơn nữa quyền tự do

Trang 16


kinh doanh như một quyền cơ bản của công dân. Việc ban hành Luật Doanh
nghiệp với nội dung mới của nó đã chứng tỏ điều này.
Tóm lại, quyền tự do kinh doanh là một quyền công dân, một chế định
pháp luật và là một nguyên tắc quản lý kinh tế. Nó mang ý nghóa quan trọng
trên các mặt kinh tế, chính trị, pháp lý. Tuy nhiên, sự phát triển của quyền tự
do kinh doanh còn phụ thuộc vào tính chất của nền kinh tế, trình độ phát triển
của nền kinh tế và trình độ dân trí.

Trang 17


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH
TRƯỚC KHI BAN HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP

Sau Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần IV năm 1986 về đổi
mới, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân được ban hành. Hai luật này
là những luật đầu tiên tạo hành lang pháp lý cho việcï phát triển kinh tế tư
nhân ở Việt Nam, góp phần chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần.
2.1 Những ưu điểm cơ bản
2.1.1 Hiến pháp quy định về quyền tự do kinh doanh
Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, nước ta chỉ
có một số ít tổ hợp hoặc công tư hợp doanh. Công ty trong thời kỳ này là các
đơn vị kinh tế quốc doanh chuyên hoạt động thương nghiệp dịch vụ như công
ty quốc doanh ăn uống, công ty quốc doanh bách hóa hoặc các đơn vị kinh tế
quốc doanh chuyên hoạt động sản xuất như công ty quốc doanh đánh cá, công
ty quốc doanh thủy sản ... Toàn bộ hoạt động của các công ty quốc doanh
phải theo kế hoạch của Nhà nước đặt ra. Ngoài công ty quốc doanh của Nhà
nước, trên thị trường không có công ty của tư nhân làm chủ. Đại hội lần IV
của Đảng Cộng sản năm 1986 chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường với
đa thành phần kinh tế, đa hình thức sở hưữ. Trên cơ sở đó, Quốc hội đã ban
hành Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, tạo hành lang pháp lý cho
khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Hiến pháp 1992 khẳng định sự bảo đảm
của Nhà nước đối với hình thức kinh tế này trên cơ sở bảo đảm quyền tự do
kinh doanh, tự do hợp đồng, tự do lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh, tự do liên doanh liên kết với các cá nhâ n, tổ chức trong và ngoài nước.
Điều 4 - Luật Công ty, điều 3 - Luật Doanh nghiệp tư nhân và sau này
là Điều 57 Hiến pháp năm 1992 đã khuyến khích và đảm bảo cho công dân
Trang 18


đầu tư vào hoạt động kinh doanh, mọi cá nhân, tổ chức được quyền tự do kinh
doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh cuả mình theo quy định
pháp luật.
2.1.2 Các đảm bảo thực hiện quyền tự do kinh doanh

Trước năm 1986, Nhà nước bảo hộ đối với thu nhập hợp pháp, của cải
để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, những công cụ sản xuất dùng trong những
trường hợp được phép lao động riêng lẻ (Điều 27 - Hiến pháp 1980). Khi
nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì công dân có quyền sở hữu về
thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất,
vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác
(Điều 58 Hiến pháp 1992); kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn
hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị
hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế
dân sinh (Điều 21 Hiến pháp 1992).
Tính đến hết năm 1998, trên toàn quốc có khoảng 260 công ty cổ phần
với tổng số vốn điều lệ là 4.300 tỷ; 10.481 công ty TNHH với tổng số vốn
điều lệ là 10.136 tỷ, 25.169 doanh nghiệp tư nhân với tổng số vốn điều là là
4.900 tỷ đồng.
Quy định về loại hình doanh nghiệp tư nhân trong Luật Doanh nghiệp tư
nhân và loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần trong Luật
Công ty tạo tiền đề phát triển những loại hình doanh nghiệp mới nữa nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khu vực kinh tế tư nhân.
Không phải Nhà nước đặt ra các quy phạm pháp luật là buộc các chủ thể
thực hiện mà tạo điều kiện cho các chủ thể được tự do lựa chọn để tham gia
đầy đủ vào các quan hệ kinh tế, nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của
mình. Nếu không có sự điều chỉnh các quan hệ kể trên thì tất yếu sẽ dẫn đến
Trang 19


các tác động xấu đến kinh tế xã hội và làm hạn chế quyền tự do kinh doanh
của các chủ thể kinh doanh.
Tất cả những quy định trong hệ thống pháp luật kinh tế cũng chính là sự
đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp khi đã tham gia kinh
doanh.

2.1.3 Các biện pháp chế tài trong kinh doanh ngày càng hoàn thiện
Nền kinh tế thị trường, ngoài những ưu điểm, những mặt tích cực của nó,
còn bộc lộ một số nhược điểm, trong đó có nhược điểm chính là các chủ thể
kinh doanh chạy theo lợi nhuận bằng bất cứ biện pháp, phương thức nào. Do
đó, pháp luật phải có những hình thức can thiệp, chế tài khác nhau tùy theo
mức độ của hành vi vi phạm nhằm tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh,
bảo vệ lợi ích chính đáng của bên bị vi phạm, tạo điều kiện phát triển hoạt
động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.
Theo pháp luật hiện hành, Nhà nước áp dụng các biện pháp chế tài như
sau đối với các hành vi vi phạm trong kinh doanh.
Chế tài dân sự (Chế tài tài sản):
Theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm dân sự có 2 loại:
- Phạt vi phạm hợp đồng .
- Bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và
trách nhiệm hợp đồng.
Phạt vi phạm hợp đồng là việc bên vi phạm nghóa vụ hợp đồng phải nộp
một khoản tiền cho bên có quyền bị vi phạm; mức phạt vi phạm có thể là một
khoản tiền nhất định hoặc được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị phần
nghóa vụ bị vi phạm nhưng mức cao nhất không quá 5 %.
Bồi thường thiệt hại là một nghóa vụ dân sự, trong đó thể hiện quá trình
dịch chuyển lợi ích vật chất từ chủ thể này sang chủ thể khác. Khoản lợi ích
Trang 20


mà người có hành vi trái pháp luật phải bồi thường bao giờ cũng được xác
định thành một khoản vật chất và phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. [ 18
, 16-17 ]
Chế tài hành chính :
Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm pháp luật hành chánh là

hành vi trái pháp luật, có lỗi, xâm phạm các qui tắc quản lý nhà nước, nhưng
mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm.
Biện pháp xử lý vi phạm hành chính là việc áp dụng chế tài có tính chất
trừng phạt, gây cho đối tượng bị áp dụng thiệt hại về vật chất như: phạt tiền,
tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, hoặc thiệt hại về tinh thần như: tước
quyền sử dụng giấy phép, cấm kinh doanh, thu hồi giấy phép, tạm thời đình
chỉ hoạt động, giải thể, sát nhập. [ 27, 8-9 ]
Các biện pháp chế tài hành chính được áp dụng cho các chủ thể kinh
doanh trong các lónh vực: Quản lý và sử dụng đất đai, nhà ở, môi trường, quản
lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ
và kiểm dịch thực vật, lao động, thương mại, y tế, hải quan, văn hóa, thuế,
trật tự an toàn giao thông đường bộ, an toàn giao thông đô thị, trật tự an toàn
giao thông đường sắt, trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, quốc
phòng, an ninh trật tự, ngân hàng.
Chế tài hình sự :
Hình phạt trong Bộ luật hình sự không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội
mà còn nhằm cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo
pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghóa, ngăn ngừa họ phạm
tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu

Trang 21


tranh chống và phòng ngừa tội phạm (Điều 27. Bộ luật hình sự của Nước
CHXNCN Việt Nam).
Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung gồm các hình
thức: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù
chung thân, tử hình, cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân,
tịch thu tài sản.

2.1.4 Đổi mới về phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều loại hình kinh tế mới đã và đang
xuất hiện, các chủ thể kinh doanh thiết lập những mối quan hệ kinh tế rất đa
dạng và phức tạp, không phải lúc nào các quan hệ kinh tế được thiết lập cũng
được các bên tham gia thực hiện chính xác và đầy đủ. Khi xảy ra vi phạm thì
tất yếu sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên vi phạm. Khi xảy ra vi
phạm, pháp luật phải là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể kinh doanh, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh
đảm bảo lợi ích của Nhà nước và của cộng đồng.
Khi nền kinh tế theo cơ chế thị trường càng phát triển, các quan hệ kinh
doanh ngày càng đa dạng và phong phú thì sẽ càng xuất hiện nhiều dạng
tranh chấp kinh tế mới phức tạp hơn. Mà tranh chấp kinh tế nào cũng vậy,
chúng cần phải được giải quyết thỏa đáng, nhanh chóng, kịp thời, có như vậy
mới bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của chủ thể kinh doanh và tạo môi
trường kinh doanh lành mạnh.
Theo quy định hiện hành, tại Việt Nam đang tồn tại 02 hình thức giải
quyết tranh chấp kinh tế, đó là hệ thống Tòa kinh tế trực thuộc Tòa án nhân
dân tối cao và hệ thống Trọng tài kinh tế.

Trang 22


×